NHẬT TỤNG THIỀN MÔN
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Nghi thức chúc tán rằm và mồng một
Nghi thức truyền 10 Giới Sa-di
Nghi thức chúc tán được thực tập mỗi tháng hai lần vào các ngày rằm và mồng một trong giờ công phu sáng và vào sáng mồng một Tết. Bắt đầu nghi thức vị chủ lễ xướng bài dâng hương hoặc cử bài ấy lên để đại chúng cùng hòa theo trong điệu tán truyền thống của thiền môn. Rồi vị chủ lễ quỳ xuống trước Tam Bảo thay đại chúng xướng bài chúc tán theo điệu xướng truyền thống. Tiếp theo là công phu hàng ngày của thiền môn. Nếu thực tập tại nhà thì bạn sử dụng nghi thức này.
Sau mục Quán Nguyện, tất cả mọi người đứng dậy lạy thù ân. Đây là một phần đặc biệt của nghi thức chúc tán. Chúng ta lạy để biểu lộ niềm biết ơn của chúng ta với Bụt, tổ, cha mẹ, thầy, bạn và mọi loài. Nghi thức này đem lại cho ta nhiều niềm vui và tưới tẩm được những hạt giống ân nghĩa và thương yêu trong ta.
Lò báu đốt danh hương
Khói trầm quyện tỏa khắp mười phương
Tâm bồ đề dũng liệt phi thường
Tiếp xúc đâu cũng phóng hào quang
Khắp chốn an định tỏ tường
Kính thành phụng hiến đức Từ Tôn.
Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)
(Vị chủ lễ quỳ)
Bậc Đại Giác viên mãn
Xuất hiện nơi cõi Ta Bà
Tấm lòng ôm trọn cả thái hư
Trí giác soi cùng đại thiên thế giới
Xin rủ lòng từ, xót thương minh chứng: (C)
Thế Tôn dung mạo như vầng nguyệt
Lại như mặt nhật phóng quang minh
Hào quang trí tuệ chiếu muôn phương
Hỷ xả từ bi đều thấm nhuận. (C)
Thế Tôn đức tướng vô tận không thể tán dương
Chúng con ở đạo tràng........
Nhân ngày.......
Tập họp bốn chúng
Đi lên bảo điện
Thiền tọa công phu
Phúng tụng kinh văn
Xưng dương hạnh đức của Bụt
Trì niệm hồng danh
Xin nguyện chúc lên: (C)
Nguyện chúc đạo Bụt sáng thêm
Pháp môn càng ngày càng tỏ rạng
Gió hòa mưa thuận
Đất nước bình an
Khắp nơi thành thị nông thôn
Mọi giới biết noi theo đường tu tập
Thiên nhiên được bảo vệ an lành
Xã hội hưởng tự do bình đẳng
Lại nguyện: Xin thổi ngọn gió từ bi thanh lương vào thế gian nóng bức Đem mặt trời trí tuệ rạng rỡ về ngự giữa không gian âm u Khắp nơi đạo giải thoát được tuyên dương
Mưa pháp thấm nhuần chúng sanh đều lợi lạc Hiện tiền đại chúng
Tu tập tinh chuyên
Biết thương yêu nhau như ruột thịt
Chuyển hóa nội tâm
Trang nghiêm tịnh độ
Nguyện noi gương Phổ Hiền và Quán Tự Tại Cùng các bậc Bồ Tát Ma Ha Tát Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật. (CC)
Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (ba lần) (C)
Pháp Bụt cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (C)
Kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa (C)
Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
Tức diệu pháp Trí Độ
Bỗng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh.
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn. (C)
“Nghe đây, Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì không
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả. (C)
Xá Lợi Tử, nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ
Thiệt, thân, ý-sáu căn
Không có sắc, thanh, hương
Vị, xúc, pháp-sáu trần
Không có mười tám giới
Từ nhãn đến ý thức
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo
Không trí cũng không đắc. (C)
Vì không có sở đắc
Nên khi vị Bồ Tát
Nương diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Thì tâm không chướng ngại
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lìa mọi mộng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết Bàn tuyệt đối. (C) Chư Bụt trong ba đời
Y diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác.
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh
Là linh chú vô thượng Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú trí độ
Bát Nhã Ba La Mật.”
Nói xong đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Gate
Gate
Paragate
Parasamgate
Bodhi
Svaha (ba lần) (CC)
Trầm hương xông ngát điện
Sen nở Bụt hiện thân
Pháp giới thành thanh tịnh
Chúng sanh lắng nghiệp trần. (C)
Đệ tử tâm thành
Hướng về Tam Bảo
Bụt là thầy chỉ đạo
Bậc tỉnh thức vẹn toàn
Tướng tốt đoan trang
Trí và bi viên mãn. (C)
Pháp là con đường sáng
Dẫn người thoát cõi mê
Đưa con trở về
Sống cuộc đời tỉnh thức. (C)
Tăng là đoàn thể đẹp
Cùng đi trên đường vui
Tu tập giải thoát
Làm an lạc cuộc đời. (C)
Đệ tử nương nhờ Tam Bảo
Trên con đường học đạo Biết Tam Bảo của tự tâm
Nguyện xin chuyên cần
Làm sáng lòng ba viên ngọc quý. (C)
Nguyện theo hơi thở
Nở nụ cười tươi
Nguyện học nhìn cuộc đời
Bằng con mắt quán chiếu
Nguyện xin tìm hiểu
Nỗi khổ của mọi loài
Tập từ bi
Hành hỷ xả
Sáng cho người thêm niềm vui
Chiều giúp người bớt khổ
Đệ tử nguyện sống cuộc đời thiểu dục
Nếp sống lành mạnh an hòa
Cho thân thể kiện khương
Nguyện rũ bỏ âu lo
Học tha thứ bao dung
Cho tâm tư nhẹ nhõm
Đệ tử xin nguyện ơn sâu đền báo
Ơn Cha Mẹ ơn Thầy
Ơn bè bạn chúng sanh
Nguyện tu học tinh chuyên
Cho cây bi trí nở hoa
Mong một ngày kia
Có khả năng cứu độ mọi loài vượt ra ngoài cõi khổ. (C)
Xin nguyện Bụt, Pháp, Tăng chứng minh
Gia hộ cho đệ tử chúng con
Viên thành đại nguyện. (CC)
(mỗi danh hiệu ba lần)
Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nam mô đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nam mô đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nam mô đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm. (CC)
(một người đọc hoặc bốn người thay phiên nhau đọc, mỗi người một đoạn)
Lạy đức Bồ Tát Quan Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu. Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập ngồi nghe với tâm không thành kiến. Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện tập ngồi nghe để hiểu. Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con biết chỉ cần lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi. (C)
Lạy đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết dừng lại và nhìn sâu vào lòng sự vật và vào lòng người. Chúng con xin tập nhìn với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập nhìn với con mắt không thành kiến. Chúng con xin tập nhìn mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện tập nhìn sâu để thấy và để hiểu những gốc rễ của mọi khổ đau, để thấy được tự tánh vô thường và vô ngã của vạn vật. Chúng con xin học theo hạnh Ngài, dùng gươm trí tuệ để đoạn trừ phiền não, giải thoát khổ đau cho chúng con và cho mọi giới. (C)
Lạy đức Bồ Tát Phổ Hiền, chúng con xin học theo hạnh nguyện của Bồ Tát, biết đem con mắt và trái tim đi vào cuộc sống. Chúng con xin nguyện buổi sáng dâng niềm vui cho người, buổi chiều giúp người bớt khổ. Chúng con biết hạnh phúc của người chính là hạnh phúc của mình, và nguyện thực hiện niềm vui trên con đường phụng sự. Chúng con biết mỗi lời nói, mỗi cái nhìn, mỗi cử chỉ và mỗi nụ cười đều có thể đem lại hạnh phúc cho người. Chúng con biết rằng, nếu chúng con siêng năng tu tập, thì tự thân chúng con có thể là một nguồn an lạc bất tuyệt cho những người thân yêu của chúng con và cho cả muôn loài. (C)
Lạy đức Bồ Tát Địa Tạng, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, tìm cách có mặt ở bất cứ nơi nào mà bóng tối, khổ đau, tuyệt vọng và áp bức còn đang trấn ngự, để có thể mang đến những nơi ấy ánh sáng, niềm tin, hy vọng và giải thoát. Chúng con nguyện không bao giờ quên lãng và bỏ rơi những người còn đang bị kẹt trong những tình huống tuyệt vọng, nguyện cố gắng thiết lập liên lạc với những ai đang không còn lối thoát, những ai bị bưng bít không có phương tiện lên tiếng kêu gọi công bình, nhân phẩm và quyền được làm người. Chúng con biết địa ngục có mặt khắp nơi trên thế giới và chúng con nguyện sẽ không bao giờ tiếp sức xây dựng thêm những địa ngục trần gian như thế; trái lại, chúng con xin nguyện nỗ lực giải trừ những địa ngục còn đang có mặt. Chúng con nguyện tu học để đạt được đức vững chãi và kiên trì của Đất, để có thể được trung kiên và không kỳ thị như Đất, và cũng được như Đất có thể làm nơi nương tựa cho tất cả những ai cần đến chúng con. (C)
Vị chủ lễ xướng các danh hiệu sau đây, và đại chúng lạy xuống một lạy theo tiếng chuông gia trì sau mỗi danh hiệu:
Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp và Tăng thường trụ trong mười phương (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Ni Trưởng Kiều Đàm Di (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Thiên Trúc đến Việt Nam (C)
Nhất tâm kính lễ người khai sáng thiền tông Việt Nam Sư Tổ Tăng Hội (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Đạt Ma Đề Bà (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Vô Ngôn Thông (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Thảo Đường (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Trúc Lâm Điều Ngự (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Thật Diệu Liễu Quán. (C)
Đệ tử nhớ ơn cha mẹ sinh thành, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)
Đệ tử nhớ ơn sư trưởng giáo huấn, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)
Đệ tử nhớ ơn bằng hữu và các bậc thiện tri thức đã tác thành cho, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)
Đệ tử nhớ ơn mọi loài chúng sanh, cây cỏ và đất đá, cúi đầu kính lễ
Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (CC)
Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (C)
Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.
Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập. (C)
Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ Đề.
Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa.
Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (CC)
Chúc tán pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sinh mọi miền. (C)
Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)
Nghi Thức Chúc Tán này được sử dụng trong những ngày kỵ giỗ các vị Tổ Sư khai sáng môn phái hoặc các vị Tổ Sư khai sơn và thừa kế truyền đăng của đạo tràng mình đang cư trú và hành đạo.
Mỗi đạo tràng nên đưa vào nghi thức pháp hiệu của các vị Tổ Sư liên hệ trực tiếp đến công trình khai sơn và hoằng hóa tại chùa mình.
Lò báu đốt danh hương
Khói trầm quyện tỏa khắp mười phương
Tâm bồ đề dũng liệt phi thường
Tiếp xúc đâu cũng phóng hào quang
Khắp chốn an định tỏ tường
Kính thành phụng hiến đức Từ Tôn.
Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)
Một đóa hiện linh thoại
Năm cánh tỏa kỳ hương
Pháp tạng trao truyền từ Tây Vức
Tâm tông nối tiếp ở Đông Phương
Xin các thế hệ cao tăng
Trong niết bàn diệu tâm
Cao tọa pháp bảo đàn
Với tuệ giác siêu trần
Đưa mắt nhìn xuống đàn cháu con
Đem lòng thương chứng giám:
Các thế hệ Tổ Sư đã mở rộng con đường thảnh thơi và vững chãi
Làm khuôn thước và suối nguồn cho các thế hệ tương lai
Chúng con đây là tăng thân chùa ____
Quận ____ tỉnh ____, nước Việt Nam
Hôm nay ngày kỷ niệm Sư Tổ ____
Tập họp bốn chúng
Đi lên tổ đường và bảo điện
Thiền tọa công phu
Phúng tụng kinh văn
Xưng dương công hạnh của liệt vị Tổ Sư
Đem hết tâm thành kính ngưỡng
Mong tỏ lộ được niềm biết ơn thầm kín của chúng con.
Chúng con kính lạy các vị
Bồ Tát Tổ Sư
Tây Phương và Đông Độ
Hòa thượng khai sơn bổn tự
Tất cả các thế hệ cao tăng đi trước
Đã khai đường mở lối cho đàn hậu tiến chúng con
Xin nguyện nỗ lực tiến tu
Chuyển hóa phiền não
Nuôi dưỡng bồ đề
Làm cho tông phong mãi mãi được chấn chỉnh
Tổ ấn càng ngày càng rạng rỡ quang huy,
Hoa giác ngộ nở khắp trong thiền lâm
Mưa diệu pháp thấm nhuần nơi học địa
Đệ tử chúng con nhớ ơn huấn giáo của liệt vị Tổ Sư
Nguyền chấp nhận nhau, tha thứ cho nhau
Thương yêu nhau như con một nhà
Cho tăng thân lớn mạnh
Cho hạnh phúc vững bền
Làm chỗ nương tựa cho hải chúng mười phương
Nguyền noi gương các bậc Tổ Sư như Ca Diếp, A Nan, Long Thọ, Đề Bà, Vô Trước, Thế Thân, Nghĩa Huyền, Liễu Quán
Cùng các bậc long tượng trong sơn môn
Các bậc có tâm chí đại hành
Các bậc Bồ Tát Ma Ha Tát.
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật. (CC)
Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (ba lần) (C)
Pháp Bụt cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (C)
Kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa (C)
Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
Tức diệu pháp Trí Độ
Bỗng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh.
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn. (C)
"Nghe đây, Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì không
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả. (C)
Xá Lợi Tử, nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ
Thiệt, thân, ý-sáu căn
Không có sắc, thanh, hương
Vị, xúc, pháp-sáu trần
Không có mười tám giới
Từ nhãn đến ý thức
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo
Không trí cũng không đắc. (C)
Vì không có sở đắc
Nên khi vị Bồ Tát
Nương diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Thì tâm không chướng ngại
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lìa mọi mộng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết Bàn tuyệt đối. (C)
Chư Bụt trong ba đời
Y diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác.
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh
Là linh chú vô thượng
Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú trí độ
Bát Nhã Ba La Mật".
Nói xong đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Gate
Gate
Paragate
Parasamgate
Bodhi
Svaha. (ba lần) (CC)
Trầm hương xông ngát điện
Sen nở Bụt hiện thân
Pháp giới thành thanh tịnh
Chúng sanh lắng nghiệp trần. (C)
Đệ tử tâm thành
Hướng về Tam Bảo
Bụt là thầy chỉ đạo
Bậc tỉnh thức vẹn toàn
Tướng tốt đoan trang
Trí và bi viên mãn. (C)
Pháp là con đường sáng
Dẫn người thoát cõi mê
Đưa con trở về
Sống cuộc đời tỉnh thức. (C)
Tăng là đoàn thể đẹp
Cùng đi trên đường vui
Tu tập giải thoát
Làm an lạc cuộc đời. (C)
Đệ tử nương nhờ Tam Bảo
Trên con đường học đạo Biết Tam Bảo của tự tâm
Nguyện xin chuyên cần
Làm sáng lòng ba viên ngọc quý. (C)
Nguyện theo hơi thở
Nở nụ cười tươi
Nguyện học nhìn cuộc đời
Bằng con mắt quán chiếu
Nguyện xin tìm hiểu
Nỗi khổ của mọi loài
Tập từ bi
Hành hỷ xả
Sáng cho người thêm niềm vui
Chiều giúp người bớt khổ
Đệ tử nguyện sống cuộc đời thiểu dục
Nếp sống lành mạnh an hòa
Cho thân thể kiện khương
Nguyện rũ bỏ âu lo
Học tha thứ bao dung
Cho tâm tư nhẹ nhõm
Đệ tử xin nguyện ơn sâu đền báo
Ơn Cha Mẹ ơn Thầy
Ơn Bè Bạn Chúng Sanh
Nguyện tu học tinh chuyên
Cho cây bi trí nở hoa
Mong một ngày kia
Có khả năng cứu độ mọi loài
Vượt ra ngoài cõi khổ. (C)
Xin nguyện Bụt, Pháp, Tăng chứng minh
Gia hộ cho đệ tử chúng con
Viên thành đại nguyện. (CC)
(mỗi danh hiệu ba lần)
Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nam mô đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nam mô đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nam mô đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (C)
Nam mô đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương. (C)
(nên thay phiên nhau đọc, mỗi người một đoạn)
Lạy đức Bồ Tát Quan Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu. Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập ngồi nghe với tâm không thành kiến. Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện tập ngồi nghe để hiểu. Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con biết chỉ cần lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi. (C)
Lạy đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết dừng lại và nhìn sâu vào lòng sự vật và vào lòng người. Chúng con xin tập nhìn với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập nhìn với con mắt không thành kiến. Chúng con xin tập nhìn mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện tập nhìn sâu để thấy và để hiểu những gốc rễ của mọi khổ đau, để thấy được tự tánh vô thường và vô ngã của vạn vật. Chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, dùng gươm trí tuệ để đoạn trừ phiền não, giải thoát khổ đau cho chúng con và cho mọi giới. (C)
Lạy đức Bồ Tát Phổ Hiền, chúng con xin học theo hạnh nguyện của Bồ Tát, biết đem con mắt và trái tim đi vào cuộc sống. Chúng con xin nguyện buổi sáng dâng niềm vui cho người, buổi chiều giúp người bớt khổ. Chúng con biết hạnh phúc của người chính là hạnh phúc của mình, và nguyện thực hiện niềm vui trên con đường phụng sự. Chúng con biết mỗi lời nói, mỗi cái nhìn, mỗi cử chỉ và mỗi nụ cười đều có thể đem lại hạnh phúc cho người. Chúng con biết rằng, nếu chúng con siêng năng tu tập, thì tự thân chúng con có thể là một nguồn an lạc bất tuyệt cho những người thân yêu của chúng con và cho cả muôn loài. (C)
Lạy đức Bồ Tát Địa Tạng, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, tìm cách có mặt ở bất cứ nơi nào mà bóng tối, khổ đau, tuyệt vọng và áp bức còn đang trấn ngự, để có thể mang đến những nơi ấy ánh sáng, niềm tin, hy vọng và giải thoát. Chúng con nguyện không bao giờ quên lãng và bỏ rơi những người còn đang bị kẹt trong những tình huống tuyệt vọng, nguyện cố gắng thiết lập liên lạc với những ai đang không còn lối thoát, những ai bị bưng bít không có phương tiện lên tiếng kêu gọi công bình, nhân phẩm và quyền được làm người. Chúng con biết địa ngục có mặt khắp nơi trên thế giới và chúng con nguyện sẽ không bao giờ tiếp sức xây dựng thêm những địa ngục trần gian như thế; trái lại, chúng con xin nguyện nỗ lực giải trừ những địa ngục còn đang có mặt. Chúng con nguyện tu học để đạt được đức vững chãi và kiên trì của Đất, để có thể được trung kiên và không kỳ thị như Đất, và cũng được như Đất có thể làm nơi nương tựa cho tất cả những ai cần đến chúng con. (C)
Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp và Tăng thường trụ trong mười phương (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Ni Trưởng Kiều Đàm Di (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Thiên Trúc đến Việt Nam(C)
Nhất tâm kính lễ người khai sáng thiền tông Việt Nam Sư Tổ Tăng Hội (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Đạt Ma Đề Bà (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Vô Ngôn Thông (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Thảo Đường (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Trúc Lâm Điều Ngự (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Tử Dung Minh Hoằng (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Hoán Bích Nguyên Thiều (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Thật Diệu Liễu Quán (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Tánh Thiên Nhất Định (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Hải Thiệu Cương Kỷ (C)
Nhất tâm kính lễ Sư Tổ Thanh Quý Chân Thật (C)
Nhất tâm kính lễ Hòa Thượng Đường Đầu Truyền Giới (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Sư Phó Pháp Truyền Đăng (C)
Nhất tâm kính lễ Bổn Sư Thế Độ (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Sư Yết Ma A Xà Lê (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Sư Giáo Thọ A Xà Lê (C)
Nhất tâm kính lễ Bảy Vị Tôn Sư Tôn Chứng (C)
Nhất tâm kính lễ các vị Tôn Sư Dẫn Thỉnh (C)
Nhất tâm kính lễ các vị Tôn Sư trong sơn môn thiền lâm. (C)
Đệ tử nhớ ơn cha mẹ sinh thành, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)
Đệ tử nhớ ơn sư trưởng giáo huấn, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)
Đệ tử nhớ ơn bằng hữu và các bậc thiện tri thức đã tác thành cho, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)
Đệ tử nhớ ơn mọi loài chúng sanh, cây cỏ và đất đá, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (CC)
Chúng con, tăng thân xuất gia và tại gia, hôm nay vào ngày giỗ sư tổ
_______ đã tập họp tại chùa (_____ thôn ____ xã ____quận ____ tỉnh ____ nước Việt Nam), kính cẩn trình diện trước tổ đường với tất cả lòng dạ chí thành của chúng con, cúi xin các thế hệ Tổ Sư của chúng con từ bi chứng giám:
Chúng con ý thức được cây có cội, nước có nguồn; chúng con biết Bụt và các thế hệ Tổ Sư là cội nguồn của chúng con và chúng con là sự tiếp nối của liệt vị. Chúng con nguyện tiếp nhận tuệ giác, từ bi và an lạc mà Bụt và chư tổ đã trao truyền; nguyện nắm giữ và bồi đắp không ngừng gia tài tâm linh quý giá ấy. Chúng con nguyện tiếp tục thực hiện chí nguyện độ sinh của liệt vị, nguyện chuyển hóa những khổ đau trong chúng con, giúp được người đương thời chuyển hóa những khổ đau của họ và mở ra cho các thế hệ tương lai những pháp môn thích hợp có khả năng giúp họ đem đạo Bụt áp dụng được vào trong mọi lãnh vực của sự sống. Chúng con nguyện thực tập để sống an lạc ngay trong giờ phút hiện tại, để nuôi dưỡng chất liệu vững chãi và thảnh thơi trong chúng con và để giúp được những người chung quanh.
Chúng con nguyện nhìn nhận nhau là anh chị em trong một gia đình tâm linh, bởi vì chúng con biết rằng tất cả chúng con đều là con cháu của liệt vị. Chúng con nguyện sẽ chăm sóc cho nhau, thấy được những khó khăn và khổ đau của nhau để hiểu, để thương và để giúp nhau trong công trình chuyển hóa. Chúng con xin hứa sẽ tập sử dụng các hạnh ái ngữ và lắng nghe để nuôi dưỡng tình huynh đệ trong tăng thân, nguyện chấp nhận sự soi sáng của tăng thân để nhận diện những khả năng cũng như những yếu kém của mình mà vun trồng hoặc chuyển hóa, nguyện xóa bỏ mọi hiềm hận để có thể nương vào nhau mà đi trên con đường thành tựu đạo nghiệp. Chúng con biết chỉ khi nào chúng con làm được như thế thì chúng con mới xứng đáng là con cháu của Bụt và của liệt vị Tổ Sư.
Chúng con cúi xin Sư Tổ cùng tất cả liệt vị Tổ Sư từ bi chứng minh cho tâm thành kính và hiếu thảo của chúng con như phẩm vật quý giá nhất của sự cúng dường trong ngày giỗ tổ. (lạy ba lạy)
Nâng hoa ngộ chỉ
Nối gót tôn sư
Lâu dài pháp nhiệm diễn chân thừa
Thiền đạo nhiếp tâm tu
Hiện pháp lạc cư
Chánh pháp sáng hơn xưa
Nam mô liệt vị Bồ Tát Tổ Sư qua các triều đại (C)
Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (C)
Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.
Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập. (C)
Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ Đề.
Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa.
Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (CC)
Chúc tán pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sinh mọi miền. (C)
Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)
(Trong phần 7 Xin thêm vào đây danh hiệu của các vị Tổ Sư của đạo tràng trong ấy mình đang cư trú và hành đạo.)
Nghi thức này được sử dụng tại thiền viện để dâng cơm cúng Bụt vào giờ trưa trước khi khai bảng báo giờ ngọ trai của đại chúng. Tại tư gia, vào những ngày rằm hay mồng một hoặc vào những dịp đặc biệt như Nguyên Đán, Trung Nguyên, Cúng Nhà Mới, v.v... ta cũng có thể sử dụng nghi thức này để cúng dường.
Xinh tốt như hoa sen
Rạng ngời như Bắc Đẩu
Xin quay về nương náu
Bậc thầy của nhân thiên. (C)
Hương đốt, khói trầm xông ngát
Kết thành một đóa tường vân
Đệ tử đem lòng thành kính
Cúng dường chư Bụt mười phương
Giới luật chuyên trì nghiêm mật
Công phu thiền định tinh cần
Tuệ giác hiện dần quả báu
Dâng thành một nén tâm hương.
Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)
Nam mô Bụt thường trú trong mười phương
Nam mô Pháp thường trú trong mười phương
Nam mô Tăng thường trú trong mười phương
Nam mô đức Bổn sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Nam mô đức Bụt A Di Đà thế giới Cực Lạc
Nam mô các đức Bụt trong mười phương và ba đời
Nam mô đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi
Nam mô đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền
Nam mô đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm
Nam mô đức Bồ Tát Đại Lực Đại Thế Chí
Nam mô đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương
Nam mô chư tôn Bồ Tát Thánh Chúng có mặt chốn già lam
Nam mô các đức Bồ Tát, Tổ Sư qua các thời đại
Nam mô đức Bồ Tát Sứ Giả Giám Trai
Nam mô đức Bồ Tát Minh Vương Thập Điện
Nam mô các đức Bụt và Bồ Tát có mặt trên đạo tràng. (C)
(mỗi chú ba lần)
(Chơn Ngôn Biến Thực)
Nam mô tát phạ, đát tha nga đa, phạ rô chỉ đế
Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (C)
(Chơn Ngôn Biến Thủy)
Nam mô tô rô bà gia, đát tha nga đá gia, đát điệt tha
Án, tô rô, tô rô, bạt ra tô rô, bạt ra tô rô, ta bà ha. (CC)
Sắc hương vị cơm này
Trên cúng dường chư Bụt
Đến các bậc hiền thánh
Rồi các giới lục đạo
Cúng dường không phân biệt
Tất cả đều no đủ
Xin nguyện cho thí giả
Vượt qua bờ bên kia
Ba đức và sáu vị
Cúng dường Bụt và Tăng
Mọi loài trong pháp giới
Cũng đều xin cúng dường. (C)
Án, nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hộc. (ba lần) (C)
Thành tâm hiến cúng toàn cam lộ
Như núi Tu Di chẳng ít hơn
Sắc hương mỹ vị đầy hư không
Xin hãy xót thương mà chấp nhận.
Nam mô đức Bồ Tát Phổ Cúng Dường. (ba lần) (C)
Cúng dường pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sinh mọi miền. (C)
Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (C)
Vừa cúng Bụt xong
Nguyện cho chúng sanh
Thực hiện đầy đủ
Sự nghiệp giác ngộ. (CCC)
Nghi thức này thường được sử dụng trong mùa an cư vào giờ ngọ trai tại các thiền viện và tại các chùa, nhưng các vị đã thọ Năm Giới và Giới Tiếp Hiện Tại Gia cũng được thực tập trong các khóa thiền tập hoặc trong các ngày hành trì Bát Quan Trai Giới.
Bình bát của Như Lai
Nay được nâng trên tay
Xin nguyện sẽ thực hiện
Phép tam luân không tịch.
Tay nâng chiếc bát không
Tôi biết rằng trưa nay
Tôi có đủ may mắn
Để có bát cơm đầy.
Tay nâng chiếc bát đầy
Tôi thấy cả vạn vật
Đang giang tay góp mặt
Để cùng nuôi dưỡng tôi.
Cúng dường: Bụt Tỳ Lô Giá Na pháp thân thanh tịnh
Bụt Lô Xá Na báo thân viên mãn
Bụt Thích Ca Mâu Ni hóa thân ngàn trăm ức
Bụt Di Lặc hạ sinh trong tương lai
Bụt A Di Đà cõi nước Cực Lạc
Tất cả chư Bụt trong mười phương và ba đời
Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi
Bồ tát Đại Hạnh Phổ Hiền
Bồ tát Đại Bi Quan Thế Âm
Bồ tát Đại Lực Đại Thế Chí
Các bậc bồ tát Ma Ha Tát
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
Ba đức sáu vị
Cúng Bụt và Tăng
Tất cả các loài
Trong khắp pháp giới
Đều xin cúng dường
Khi dùng cơm này
Nguyện cho chúng sanh
Hoàn thành sự nghiệp
Trí tuệ giác ngộ. (C)
(làm ấn cát tường trên chén xuất sanh)
Phép Bụt thật phi thường
Bảy hạt đầy mười phương
Cúng dường khắp pháp giới
Từ bi không biên cương.
Án độ lợi ích tóa ha. (ba lần)
(giữ ấn cát tường viết trên mặt chén chữ A tiếng Phạn, hoặc chữ Không tiếng Hán hay tiếng Việt)
(mỗi chú ba lần)
(Chơn Ngôn Biến Thực)
Nam mô tát phạ, đát tha nga đa, phạ rô chỉ đế
Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (C)
(Chơn Ngôn Biến Thủy)
Nam mô tô rô bà gia, đá tha nga đá gia, đát điệt tha
Án, tô rô, tô rô, bạt ra tô rô, bạt ra tô rô, ta bà ha. (CC)
Đại bàng Garuda
Quỷ thần nơi khoáng dã
Mẹ con quỷ la sát
Cam lồ đều no đủ.
Án mục đế tóa ha. (ba lần) (C)
Bụt dạy ta khi ăn nên duy trì chánh niệm, để ý tới thức ăn và tăng thân bao quanh mà đừng suy nghĩ vẩn vơ về quá khứ hoặc tương lai.
Đại chúng nghe tiếng chuông |
Xin nhiếp tâm thực tập năm quán. (C)
1. Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác.
2. Xin nguyện sống xứng đáng để thọ dụng thức ăn này.
3. Xin nhớ ngăn ngừa những tật xấu, nhất là tật ăn uống không điều độ.
4. Chỉ xin ăn những thức có tác dụng nuôi dưỡng và ngăn ngừa tật bệnh.
5. Vì muốn thành tựu đạo nghiệp nên thọ nhận thức ăn này.
(đồng tụng lớn tiếng:)
Tam bạt ra dà đa. (C)
Vạn vật tranh sống
Trên quả đất này
Nguyện cho tất cả
Có bát cơm đầy.
Thìa thứ nhất, nguyện tìm cách cho vui.
Thìa thứ hai, nguyện giúp người bớt khổ.
Thìa thứ ba, nguyện để lòng hoan hỷ.
Thìa thứ tư, nguyện học hạnh thả buông.
Thứ nước rửa bát này
Là cam lộ chư thiên Xin cúng dường quỷ thần Tất cả đều no đủ.
Án mục lực lăng tóa ha. (ba lần). (C)
Bát cơm đã vơi
Bụng đã no rồi
Bốn ơn xin nhớ
Nguyện sẽ đền bồi. (C)
Tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. (ba lần) (CC)
Hành trì phép bố thí
Thu hoạch nhiều phước đức
Hiến tặng niềm an vui
Mình sẽ được an vui. (C)
Thọ thực vừa xong
Nguyện cho chúng sanh
Thực hiện viên mãn
Sự nghiệp giác ngộ. (CCC)
Xin cho khói trầm thơm
Kết thành mây năm sắc
Dâng lên khắp mười phương
Cúng dường vô lượng Bụt
Vô lượng chư Bồ Tát
Cùng các thánh hiền tăng
Nơi pháp giới dung thông
Kết đài sen rực rỡ
Nguyện làm kẻ đồng hành
Trên con đường giác ngộ
Xin mọi loài chúng sanh
Từ bỏ cõi lãng quên
Theo đường giới định tuệ
Quay về trong tỉnh thức
Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)
Xinh tốt như hoa sen
Rạng ngời như Bắc Đẩu
Xin quay về nương náu
Bậc thầy của nhân thiên. (C)
Sen quý nở đài giác ngộ
Hào quang chiếu rạng mười phương
Trí tuệ vượt tầm pháp giới
Từ bi thấm nhuận non sông
Vừa thấy dung nhan Điều ngự
Trăm ngàn phiền não sạch không
Hướng về tán dương công đức
Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng
Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. (C)
Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp và Tăng thường trụ trong mười phương (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Ni Trưởng Kiều Đàm Di (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Tây Trúc cho đến Việt Nam (CC)
Nam Mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (ba lần) (C)
Giới luật cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (C)
Kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa (C)
Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
Tức diệu pháp Trí Độ
Bỗng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh.
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn. (C)
‘‘Nghe đây Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì không
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả. (C)
Xá Lợi Tử, nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành, thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ
Thiệt, thân, ý-sáu căn
Không có sắc, thanh, hương
Vị, xúc, pháp-sáu trần
Không có mười tám giới
Từ nhãn đến ý thức
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo
Không trí cũng không đắc. (C)
Vì không có sở đắc
Nên khi vị Bồ Tát
Nương diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Thì tâm không chướng ngại
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lìa mọi mộng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết bàn tuyệt đối. (C)
Chư Bụt trong ba đời
Y diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác.
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh
Là linh chú vô thượng
Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú trí độ
Bát Nhã Ba La Mật.’’
Nói xong Đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Gate
Gate
Paragate
Parasamgate
Bodhi
Svaha. (ba lần) (CC)
Thầy Yết Ma: Đại chúng đã tập họp đầy đủ chưa?
Vị Thủ Chúng: Thưa, đại chúng đã tập họp đầy đủ.
Thầy Yết Ma: Có sự hòa hợp không? Vị Thủ Chúng: Thưa, có sự hòa hợp.
Thầy Yết Ma: Đại chúng hôm nay tập họp để làm gì?
Vị Thủ Chúng: Thưa, đại chúng tập họp hôm nay để hộ niệm cho lễ Xuất Gia và thực hiện Yết Ma Truyền Giới Sa Di.
Thầy Yết Ma: Xin các vị Tôn Đức khất sĩ nam và nữ lắng nghe! Các vị giới tử với pháp danh sau đây........... đang cầu xin được thọ giới Sa Di và đã thỉnh được Tôn Đức (trước....... sau..........) làm Thân Giáo Sư. Các vị giới tử nói trên đã trình bày là họ thanh tịnh, không có gì chướng ngại. Nếu thấy thời gian thích hợp và không có gì trở ngại, thì xin các vị Tôn Đức chấp thuận cho các giới tử ấy tiếp nhận giới Sa Di. Đây là lời tác bạch. Bạch như thế, thì phép tác bạch có rõ ràng và đầy đủ hay không?
Đại chúng: Rõ ràng và đầy đủ. (C)
Thầy Yết Ma: Xin các vị Tôn Đức khất sĩ nam và nữ lắng nghe! Các vị giới tử với pháp danh sau đây............ đang cầu xin được thọ giới Sa Di và đã thỉnh được Tôn Đức (trước....... sau..........) làm Thân Giáo Sư. Các vị giới tử nói trên đã trình bày là họ thanh tịnh, không có gì chướng ngại. Nếu thấy thời gian thích hợp và không có gì trở ngại, thì xin các vị Tôn Đức chấp thuận cho các giới tử ấy tiếp nhận giới Sa Di. Vị nào trong đại chúng chấp thuận thì xin giữ im lặng, vị nào không chấp thuận thì xin nói lên.
(im lặng)
Đây là lần hỏi thứ nhất.
Thầy Yết Ma: Xin các vị Tôn Đức khất sĩ nam và nữ lắng nghe! Các vị giới tử với pháp danh sau đây.............. đang cầu xin được thọ giới Sa Di và đã thỉnh được Tôn Đức (trước....... sau..........) làm Thân Giáo Sư. Các vị giới tử nói trên đã trình bày là họ thanh tịnh, không có gì chướng ngại. Nếu thấy thời gian thích hợp và không có gì trở ngại, thì xin các vị Tôn Đức chấp thuận cho các giới tử ấy tiếp nhận giới Sa Di. Vị nào trong đại chúng chấp thuận thì xin giữ im lặng, vị nào không chấp thuận thì xin nói lên.
(im lặng)
Đây là lần hỏi thứ hai.
Thầy Yết Ma: Xin các vị Tôn Đức khất sĩ nam và nữ lắng nghe! Các vị giới tử với pháp danh sau đây........... đang cầu xin được thọ giới Sa Di và đã thỉnh được Tôn Đức (trước....... sau..........) làm Thân Giáo Sư. Các vị giới tử nói trên đã trình bày là họ thanh tịnh, không có gì chướng ngại. Nếu thấy thời gian thích hợp và không có gì trở ngại, thì xin các vị Tôn Đức chấp thuận cho các giới tử ấy tiếp nhận giới Sa Di. Vị nào trong đại chúng chấp thuận thì xin giữ im lặng, vị nào không chấp thuận thì xin nói lên.
(im lặng)
Đây là lần hỏi thứ ba.
Thầy Yết Ma: Đại chúng các vị khất sĩ đã giữ im lặng qua ba lần hỏi, chúng tôi biết toàn thể đã chấp nhận. Tác pháp yết ma Truyền Giới Sa Di như vậy đã thành. Xin cảm tạ đại chúng. (C)
Thầy Truyền Giới: Các vị giới tử trình diện trước Tam Bảo, chắp tay búp sen. Nghe lời xướng và tiếng chuông thì lạy xuống một lạy:
Giới tử mang ơn cha mẹ sanh thành, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)
Giới tử mang ơn sư trưởng giáo huấn, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)
Giới tử mang ơn bằng hữu và các bậc thiện tri thức đã tác thành cho, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)
Giới tử mang ơn mọi loài chúng sanh, cây cỏ và đất đá, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (CC)
Thầy Truyền Giới: Các giới tử quỳ xuống chắp tay búp sen. Xin đại chúng chắp tay hộ niệm cho các giới tử trong giờ phút xuống tóc.
Thầy điển lễ (hoặc thị giả) dâng khay đựng kéo và chén nước trong với cành hoa nhỏ. Thầy Truyền Giới tiếp chén nước với cành hoa, đặt vào lòng bàn tay trái, tay phải bắt ấn Cát Tường, xướng bài kệ:
Nước này vốn sẵn tám công đức
Rửa đi trần cấu của muôn loài
Đưa vào thế giới mầu Hoa Tạng
Chúng sanh siêu thoát không riêng ai
Nước không rửa nước, pháp thân nhiệm
Bụi không vương bụi, tự tâm khai
Đàn tràng rưới lên đã thanh tịnh
Cây héo biến thành cây tốt tươi
Cõi uế hóa ra làm cõi tịnh
Mọi loài mát mẻ sống an vui.
Nam mô Bồ Tát Thanh Lương Địa (ba lần) (C)
Đầu cành dương liễu vương cam lộ
Một giọt mười phương rưới cũng đầy
Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết
Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. (C)
Trí tuệ bừng lên đóa biện tài
Đứng yên trên sóng sạch trần ai
Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh
Hào quang quét sạch buổi nguy tai
Liễu biếc phất bày muôn thế giới
Sen hồng nở hé vạn lâu đài
Cúi đầu ca ngợi dâng hương thỉnh
Xin nguyện từ bi ứng hiện ngay.
Nam mô Bồ Tát Quán Thế Âm (ba lần) (C)
Có câu chơn ngôn màu nhiệm xin đại chúng đồng tâm trì tụng:
Cúi đầu quy y Tô Tất Đế
Thành tâm Đảnh Lễ Thất Câu Chi
Chúng con xưng tán Đại Chuẩn Đề
Xin nguyện xót thương và gia hộ.
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, câu chi nẫm, đát điệt tha. Án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. (ba lần) (C)
Thầy Truyền Giới: Xin đại chúng nhiếp tâm niệm đức Bồ Tát Quán Thế Âm.
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
(Trong lúc đại chúng niệm danh hiệu đức Bồ Tát, Thầy Truyền Giới rảy nước Cam Lộ lên đầu giới tử. Tiếng niệm Bụt ngừng. Thầy đọc bài kệ, giới tử lặp lại từng câu một)
Thầy Truyền Giới: Con hãy đọc theo thầy:
Cạo sạch mái tóc
Nguyện cho mọi người
Dứt hết phiền não
Độ thoát cho đời (ba lần)
(Thầy Truyền Giới cắt tóc)
Thầy Truyền Giới: Các giới tử quỳ xuống chắp tay. Đây là giây phút long trọng của sự tiếp nhận mười giới Sa Di.
Xin các vị giới tử lắng nghe! Mười giới Sa di và Sa Di Ni là cửa ngõ lớn đưa vào đại chúng những người xuất gia, làm nền tảng của Giới Lớn Ba La Đề Mộc Xoa sau này. Các vị hãy lắng nghe từng giới một với tâm hồn thanh tịnh. Và hãy trả lời ‘‘Dạ thưa có’’ mỗi khi thấy mình có khả năng tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới luật được tuyên đọc.
Các vị giới tử, các vị đã sẵn sàng chưa?
Giới tử: Dạ thưa có
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ nhất của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ nhất là bảo vệ sanh mạng.
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sanh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày của con.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ nhất của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không?
Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ hai của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ hai là tôn trọng quyền tư hữu.
Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia sẻ thì giờ và năng lực của con với những kẻ thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm của riêng bất cứ một tài vật nào của thường trụ hoặc của bất cứ ai. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, và cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ hai của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không?
Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ ba của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ ba là bảo vệ tiết hạnh.
Ý thức được rằng lý tưởng của người xuất gia chỉ có thể thực hiện được với sự cắt bỏ hoàn toàn những ràng buộc đối với ái dục, con nguyện giữ mình thật tinh khiết, tự bảo vệ nếp sống phạm hạnh của con và hết lòng bảo vệ tiết hạnh của kẻ khác. Con biết hành động dâm dục sẽ làm tan vỡ cuộc đời xuất gia của con, làm hại đến cuộc đời của kẻ khác, và không cho con thực hiện được lý tưởng cứu độ chúng sanh của mình.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ ba của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không?
Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ tư của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ tư là thực tập chánh ngữ và lắng nghe.
Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo các hạnh chánh ngữ và lắng nghe để có thể dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể tạo thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết rõ. Con nguyện thực tập lắng nghe với tâm từ bi, để có thể hiểu được những khổ đau và khó khăn của kẻ khác và để làm vơi đi những khổ đau của họ. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong đoàn thể tu học của con, những điều có thể gây nên chia rẽ và làm tan vỡ đoàn thể tu học của con. Con nguyện không nói những lỗi lầm của bất cứ một vị xuất gia nào và bất cứ về một đạo tràng nào, dù có khi con nghĩ là những lỗi lầm này có thật, trừ khi con được yêu cầu làm việc này trong những buổi thực tập soi sáng có mặt đương sự.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ tư của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không?
Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ năm của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ năm là bảo vệ và nuôi dưỡng thân tâm, không sử dụng rượu, các chất ma túy và tiêu thụ những sản phẩm có độc tố.
Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng rượu, các chất ma túy và các độc tố gây ra, con nguyện chỉ tiêu thụ những thức ăn thức uống không có độc tố và không có tác dụng gây nên sự say sưa, tình trạng mất tự chủ của thân tâm và tình trạng nặng nề và ốm đau của thân thể cũng như của tâm hồn. Con nguyện thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống và tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có cả những sản phẩm sách báo và phim ảnh có chứa đựng bạo động, sợ hãi, thèm khát và hận thù.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ năm của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không?
Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ sáu của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ sáu là không sử dụng mỹ phẩm và đồ trang sức.
Ý thức được cái đẹp đích thực của người xuất gia là tính chất vững chãi và thảnh thơi, con nguyện mỗi ngày làm đẹp cho con và cho tăng thân con bằng sự thực tập chánh niệm, cụ thể qua sự hành trì giới luật và các uy nghi trong đời sống hằng ngày. Con biết các loại mỹ phẩm và trang sức mà người đời sử dụng chỉ có thể đem lại sự hào nhoáng giả tạo bên ngoài, và chỉ có tác dụng gây ra sự chìm đắm và vướng mắc, cho nên con nguyện sống giản dị, gọn gàng và sạch sẽ trong cách ăn mặc của con. Con nguyện không sử dụng các loại nước hoa, phấn, sáp, các loại mỹ phẩm và các thức trang sức khác.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ sáu của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không?
Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ bảy của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ bảy là không vướng mắc vào các lối tiêu khiển trần tục.
Ý thức được những ca khúc, phim truyện, sách báo và các trò giải trí của thế gian có thể có tác dụng độc hại cho thân tâm người xuất gia và làm mất thì giờ cho công phu tu học của mình, con nguyện không để bị chìm đắm theo những sản phẩm ấy. Con nguyện không đọc tiểu thuyết, không xem phim ảnh và sách báo trần tục, không tìm sự tiêu khiển bằng cách ca hát và thưởng thức những bài hát tình sầu, kích động và đứt ruột, và không đánh mất thì giờ tu học của con bằng những trò chơi điện tử và bài bạc.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ bảy của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không?
Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ tám của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ tám là không sống đời sống vật chất sang trọng và xa hoa.
Ý thức được rằng sống trong những điều kiện vật chất sang trọng và xa hoa, người xuất gia sẽ khởi tâm ái dục và tự hào, con nguyện suốt đời chỉ sống một nếp sống giản dị, thiểu dục và tri túc. Con nguyện không ngồi và không nằm trên những chiếc ghế và chiếc giường lộng lẫy, không sử dụng lụa là, gấm vóc, xe cộ bóng loáng và nhà cửa cao sang.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ tám của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không? Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ chín của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ chín là không ăn mặn và không ăn ngoài những bữa ăn của đại chúng
Ý thức được nhu yếu giữ gìn sức khỏe, sống hòa hợp với tăng thân và nuôi dưỡng lòng từ bi, con nguyện suốt đời ăn chay và không ăn ngoài những bữa ăn của đại chúng, trừ trường hợp có bệnh.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ chín của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không?
Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Đây là giới thứ mười của mười giới Sa Di:
Vị Tuyên Giới: Giới thứ mười là không tích lũy tiền bạc và của cải.
Ý thức được rằng hạnh phúc của người xuất gia được làm bằng các chất liệu vững chãi và thảnh thơi, con nguyện không để cho tiền bạc và của cải làm vướng bận đường tu của con. Con nguyện không tích lũy tiền bạc và của cải, không đi tìm hạnh phúc trong sự chất chứa tiền bạc và của cải, không nghĩ rằng tiền bạc, châu báu và của cải có thể bảo đảm cho sự an ninh của con.
Thầy Truyền Giới: Đó là giới thứ mười của mười giới Sa di. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới ấy hay không?
Giới tử: Dạ thưa có. (Chuông, lạy xuống một lạy)
Thầy Truyền Giới: Các vị Sa Di nam và Sa Di nữ mới! Quý vị vừa mới tiếp nhận mười giới Sa Di quý báu và được tiếp nhận vào trong đoàn thể của những người xuất gia. Được sanh làm người, được gặp Bụt, Pháp và được tham dự vào sự sống của Tăng đoàn là một sự may mắn cho chính bản thân, cho gia đình và cho dòng họ. Thì giờ thấm thoát như tên bay, quý vị phải chuyên cần tu học, đừng bỏ phí thì giờ và tuổi trẻ. Nghe chuông, xin lạy xuống ba lạy để tỏ lòng tôn kính Tam Bảo.
Các vị Sa Di nam và Sa Di nữ mới! Xin quý vị quỳ xuống để nhận y của Bụt.
(Thầy Truyền Giới trao y và đọc bài kệ. Giới tử lặp lại từng câu)
Con hãy đọc theo thầy:
Đẹp thay áo giải thoát
Áo ruộng phước nhiệm màu
Con cúi đầu tiếp nhận
Đời đời nguyện mang theo (ba lần)
Xin các vị Sa Di mới đứng dậy lạy tạ ba lạy, xong trở về chỗ ngồi. (CCC)
Truyền giới pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sanh mọi miền. (C)
Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)
Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di. Sống đúng theo mười giới này, vị Sa di chứng tỏ mình đã ly khai con đường trần lụy của thế gian và đang bước trên con đường thương yêu của các vị Bụt và Bồ Tát. Mười giới Sa di là biểu hiện cụ thể của nếp sống giải thoát và thương yêu ấy.
Đại chúng đứng chắp tay trước bàn thờ Bụt. Vị chủ lễ nâng hương lên và xướng kệ Dâng hương, trong khi mọi người quán tưởng theo lời kệ:
Hương đốt, khói trầm xông ngát
Kết thành một đóa tường vân
Đệ tử đem lòng thành kính
Cúng dường chư Bụt mười phương
Giới luật chuyên trì nghiêm mật
Công phu thiền định tinh cần
Tuệ giác hiện dần quả báu
Dâng thành một nén tâm hương
Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)
Hương đã cắm vào bình, vị chủ lễ xướng, đại chúng chắp tay quán tưởng theo:
Xinh tốt như hoa sen
Rạng ngời như Bắc Đẩu
Xin quay về nương náu
Bậc thầy của nhân thiên
Sen quý nở đài giác ngộ
Hào quang chiếu rạng mười phương
Trí tuệ vượt tầm pháp giới
Từ bi thấm nhuận non sông
Vừa thấy dung nhan Điều ngự
Trăm ngàn phiền não sạch không
Hướng về tán dương công đức
Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng
Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. (C)
Vị chủ lễ xướng các danh hiệu sau đây, và đại chúng lạy xuống một lạy theo tiếng chuông gia trì sau mỗi danh hiệu:
Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp và Tăng thường trụ trong mười phương (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Ni Trưởng Kiều Đàm Di (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Thiên Trúc đến Việt Nam (CC)
Đại chúng an tọa trên tọa cụ thành hai hàng đối diện nhau. Duy Na và Duyệt Chúng khai chuông mõ. Vị chủ lễ xướng kệ khai kinh và Tâm Kinh:
Nam Mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (ba lần)
Giới luật cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (C)
Kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa (C)
Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
(Tức diệu pháp Trí Độ)
Bỗng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh.
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn. (C)
‘‘Nghe đây Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì không
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả. (C)
Xá Lợi Tử, nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành, thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ Thiệt, thân, ý (sáu căn)
Không có sắc, thanh, hương
Vị, xúc, pháp (sáu trần)
Không có mười tám giới
(Từ nhãn đến ý thức)
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo
Không trí cũng không đắc
Vì không có sở đắc. (C)
Khi một vị Bồ Tát
Nương diệu pháp Trí Độ
(Bát Nhã Ba La Mật)
Thì tâm không chướng ngại
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lìa mọi mộng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết bàn tuyệt đối. (C)
Chư Bụt trong ba đời
Y diệu pháp Trí Độ (Bát Nhã Ba La Mật)
Nên đắc vô thượng giác.
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh
Là linh chú vô thượng
Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú trí độ
Bát Nhã Ba La Mật.’’
Nói xong Đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Gate
Gate
Paragate
Parasamgate
Bodhi
Svaha. (ba lần) (CC)
Vị Yết Ma: Đại chúng các vị Sa di (nữ) đã tập họp đầy đủ chưa?
Vị Thủ Chúng: Đại chúng các vị Sa di (nữ) đã tập họp đầy đủ.
Vị Yết Ma: Có sự hòa hợp không?
Vị Thủ Chúng: Có sự hòa hợp.
Vị Yết Ma: Có vị nào vắng mặt đã yêu cầu được đại diện và gửi theo sự thanh tịnh không?
Vị Thủ Chúng: Không có. (Trong trường hợp có thì nói: ‘‘Có Sa di... vì lý do sức khỏe không đến tụng giới được, đã yêu cầu Sa di... đại diện và gửi theo sự thanh tịnh.’’)
Vị Yết Ma: Đại chúng các vị Sa di (nữ) hôm nay tập họp để làm gì?
Vị Thủ Chúng: Để thực hiện yết ma tụng Mười Giới.
Vị Yết Ma: Xin đại chúng các vị Sa di (nữ) lắng nghe! Hôm nay, ngày (.../.../...), ngày được chọn để thuyết tụng giới luật, chúng ta đã tập họp đúng giờ giấc, đại chúng đồng ý sẵn sàng nghe thuyết đọc giới luật trong tinh thần hòa hợp, như vậy, việc tụng giới là hợp pháp. Bạch như thế, thì phép tác bạch có rõ ràng và đầy đủ hay không?
Đại chúng đáp: Rõ ràng và đầy đủ. (C)
Đây là lúc chúng ta tuyên thuyết mười giới Sa di. Xin các vị Sa di xuất ban, chắp tay trước Tam Bảo. Nghe tiếng chuông xin lạy xuống ba lạy để tỏ lòng tôn kính Bụt, Pháp và Tăng. (C)
Xin các vị Sa di lắng nghe! Mười giới Sa di là cửa ngõ lớn đưa vào đại chúng những người xuất gia, làm nền tảng của Giới Lớn Ba La Đề Mộc Xoa sau này. Các vị hãy lắng nghe từng giới một với tâm hồn thanh tịnh, lấy giới luật làm tấm gương trong vắt để soi chiếu nội tâm mình, và xin im lặng trả lời ‘‘có’’ mỗi khi thấy mình trong hai tuần qua có cố gắng học hỏi và hành trì giới luật được tuyên đọc. Các vị Sa di, các vị đã sẵn sàng chưa? Đây tôi xin tuyên đọc nội dung của mười giới.
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày của con.
Đó là giới thứ nhất của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ và năng lực của con với những kẻ thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm của riêng bất cứ một tài vật nào của thường trú hoặc của bất cứ ai. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, và cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.
Đó là giới thứ hai của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Ý thức được rằng lý tưởng của người xuất gia chỉ có thể thực hiện được với sự cắt bỏ hoàn toàn những ràng buộc đối với ái dục, con nguyện giữ mình thật tinh khiết, tự bảo vệ nếp sống phạm hạnh của con và hết lòng bảo vệ tiết hạnh của kẻ khác. Con biết hành động dâm dục sẽ làm tan vỡ cuộc đời xuất gia của con, làm hại đến cuộc đời của kẻ khác, và không cho con thực hiện được lý tưởng cứu độ chúng sanh của mình.
Đó là giới thứ ba của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo các hạnh chánh ngữ và lắng nghe để có thể dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể tạo thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết rõ. Con nguyện thực tập lắng nghe với tâm từ bi, để có thể hiểu được những khổ đau và khó khăn của kẻ khác và để làm vơi đi những khổ đau của họ. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong đoàn thể tu học của con, những điều có thể gây nên chia rẽ và làm tan vỡ đoàn thể tu học của con. Con nguyện không nói những lỗi lầm của bất cứ một vị xuất gia nào và bất cứ về một đạo tràng nào, dù có khi con nghĩ là những lỗi lầm này có thật, trừ khi con được yêu cầu làm việc này trong những buổi thực tập soi sáng có mặt đương sự.
Đó là giới thứ tư của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng rượu, các chất ma túy và các độc tố gây ra, con nguyện chỉ tiêu thụ những thức ăn thức uống không có độc tố và không có tác dụng gây nên sự say sưa, tình trạng mất tự chủ của thân tâm và tình trạng nặng nề và ốm đau của thân thể cũng như của tâm hồn. Con nguyện thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống và tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có cả những sản phẩm sách báo và phim ảnh có chứa đựng bạo động, sợ hãi, thèm khát và hận thù.
Đó là giới thứ năm của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Ý thức được cái đẹp đích thực của người xuất gia là tính chất vững chãi và thảnh thơi, con nguyện mỗi ngày làm đẹp cho con và cho tăng thân con bằng sự thực tập chánh niệm, cụ thể qua sự hành trì giới luật và các uy nghi trong đời sống hằng ngày. Con biết các loại mỹ phẩm và trang sức mà người đời sử dụng chỉ có thể đem lại sự hào nhoáng giả tạo bên ngoài, và chỉ có tác dụng gây ra sự chìm đắm và vướng mắc, cho nên con nguyện sống giản dị, gọn gàng và sạch sẽ trong cách ăn mặc của con. Con nguyện không sử dụng các loại nước hoa, phấn, sáp, các loại mỹ phẩm và các thức trang sức khác.
Đó là giới thứ sáu của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Ý thức được những ca khúc, phim truyện, sách báo và các trò giải trí của thế gian có thể có tác dụng độc hại cho thân tâm người xuất gia và làm mất thì giờ cho công phu tu học của mình, con nguyện không để bị chìm đắm theo những sản phẩm ấy. Con nguyện không đọc tiểu thuyết, không xem phim ảnh và sách báo trần tục, không tìm sự tiêu khiển bằng cách ca hát và thưởng thức những bài hát tình sầu, kích động và đứt ruột, và không đánh mất thì giờ tu học của con bằng những trò chơi điện tử và bài bạc.
Đó là giới thứ bảy của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Ý thức được rằng sống trong những điều kiện vật chất sang trọng và xa hoa, người xuất gia sẽ khởi tâm ái dục và tự hào, con nguyện suốt đời chỉ sống một nếp sống giản dị, thiểu dục và tri túc. Con nguyện không ngồi và không nằm trên những chiếc ghế và chiếc giường lộng lẫy, không sử dụng lụa là, gấm vóc, xe cộ bóng loáng và nhà cửa cao sang.
Đó là giới thứ tám của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Ý thức được nhu yếu giữ gìn sức khỏe, sống hòa hợp với tăng thân và nuôi dưỡng lòng từ bi, con nguyện suốt đời ăn chay và không ăn ngoài những bữa ăn của đại chúng, trừ trường hợp có bệnh.
Đó là giới thứ chín của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Ý thức được rằng hạnh phúc của người xuất gia được làm bằng các chất liệu vững chãi và thảnh thơi, con nguyện không để cho tiền bạc và của cải làm vướng bận đường tu của con. Con nguyện không tích lũy tiền bạc và của cải, không đi tìm hạnh phúc trong sự chất chứa tiền bạc và của cải, không nghĩ rằng tiền bạc, châu báu và của cải có thể bảo đảm cho sự an ninh của con.
Đó là giới thứ mười của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
Các vị Sa di (nữ), được sinh làm người, được gặp Bụt, Pháp và được tham dự vào sự sống của các đại tăng là một sự may mắn cho chính bản thân, cho gia đình và cho dòng họ. Thì giờ thấm thoát như tên bay, quý vị phải chuyên cần tu học, đừng bỏ phí thì giờ và tuổi trẻ. Nghe chuông, xin lạy xuống ba lạy để tự lòng tôn kính Tam Bảo trước khi về chỗ.
Xin đại chúng nhiếp tâm trì niệm hồng danh chư Bụt và chư vị Bồ Tát theo phương pháp trì danh nhất tâm bất loạn. (mỗi danh hiệu ba lần)
Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Nam mô đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi
Nam mô đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền Vương
Nam mô đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (CC)
Trầm hương xông ngát điện
Sen nở Bụt hiện thân
Pháp giới thành thanh tịnh
Chúng sanh lắng nghiệp trần. (C)
Đệ tử tâm thành
Hướng về Tam Bảo
Bụt là thầy chỉ đạo
Bậc tỉnh thức vẹn toàn
Tướng tốt đoan trang
Trí và bi viên mãn. (C)
Pháp là con đường sáng
Dẫn người thoát cõi mê
Đưa con trở về
Sống cuộc đời tỉnh thức. (C)
Tăng là đoàn thể đẹp
Cùng đi trên đường vui
Tu tập giải thoát
Làm an lạc cuộc đời. (C)
Đệ tử nương nhờ Tam Bảo
Trên con đường học đạo
Biết Tam Bảo của tự tâm
Nguyện xin chuyên cần
Làm sáng lòng ba viên ngọc quý. (C)
Nguyện theo hơi thở
Nở nụ cười tươi
Nguyện học nhìn cuộc đời
Bằng con mắt quán chiếu
Nguyện xin tìm hiểu
Nỗi khổ của mọi loài
Tập từ bi
Hành hỷ xả
Sáng cho người thêm niềm vui
Chiều giúp người bớt khổ
Đệ tử nguyện sống cuộc đời thiểu dục
Nếp sống lành mạnh an hòa
Cho thân thể kiện khương
Nguyện rũ bỏ âu lo
Học tha thứ bao dung
Cho tâm tư nhẹ nhõm
Đệ tử xin nguyện ơn sâu đền báo
Ơn Cha Mẹ Ơn Thầy
Ơn Bè Bạn Chúng Sanh
Nguyện tu học tinh chuyên
Cho cây bi trí nở hoa
Mong một ngày kia
Có khả năng cứu độ mọi loài
Vượt ra ngoài cõi khổ. (C)
Xin nguyện Bụt Pháp Tăng chứng minh
Gia hộ cho đệ tử chúng con
Viên thành đại nguyện. (CC)
Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (C)
Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.
Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập. (C)
Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ Đề.
Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa.
Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (CC)
Tụng giới pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sanh mọi miền. (C)
Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)
Để cho câu hỏi được đi sâu vào tâm thức, các vị Sa di thay vì trả lời ‘‘có’’, cần im lặng thở vào và thở ra ba lần, sâu và chậm. Giây phút này là giây phút quan trọng nhất của buổi tụng giới. Sau ba hơi thở là một tiếng chuông. Đợi tiếng chuông chấm dứt, vị thuyết giới mới đọc đến giới kế tiếp. Ký hiệu (C) là tiếng chuông.
[Chương trước][Đầu trang][Mục lục tổng quát][Mục lục][Chương tiếp theo]