SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ I
PHẨM 22: THIÊN ĐẾ
(QUYỂN 77 - 81)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Bấy giờ, có bốn Đại Thiên vương ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng trong bốn Đại thiên ấy, đều cùng đến nhóm họp; có Thiên đế ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi trời Ba mươi ba cùng đến nhóm họp; có Thiên vương Thiện thời phần ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Thiện thời phần đều cùng đến nhóm họp; có Thiên vương Diệu hỷ túc ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Hỷ túc cùng đến nhóm họp; có Thiên vương Lạc biến hóa ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Lạc biến hóa đều đến nhóm họp; có Thiên vương Tự tại ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Tha hóa tự tại đều đến nhóm họp; có Thiên vương Đại phạm ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Sơ tĩnh lự đều đến nhóm họp; có Cực quang Tịnh thiên ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Đệ nhị tĩnh lự đều đến nhóm họp; có Biến tịnh thiên ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Đệ tam tĩnh lự đều đến nhóm họp; có Quảng quả thiên ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Đệ tứ tĩnh lự đều đến nhóm họp; có Sắc cứu cánh thiên ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Tịnh cư đều đến nhóm họp. Các Thiên chúng ấy đều do thắng nghiệp mà có được ánh sáng nơi diệu thân, nhưng so với hào quang thường tỏa ra nơi thân Như Lai thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến trăm ngàn vô số ức phần cũng chẳng bằng một. Cứ như vậy, phần kể đếm, phần tính toán, phần thí dụ cho đến phần ô-ba-ni-sát-đàm (phần cực số) đều chẳng bằng một. Vì sao? Vì hào quang thường tỏa chiếu nơi thân Như Lai chói sáng rực rỡ, đối với các loại ánh sáng khác, nó là tối tôn, tối thắng, tối cực, tối diệu, không gì so sánh, không gì ngang bằng, vô thượng đệ nhất, che mờ ánh sáng của chư Thiên, khiến chẳng hiện rõ, giống như sắt đen đối với vàng ở châu Thiệm bộ.
Khi ấy, Thiên đế Thích bạch Thiện Hiện:
−Nay chư Thiên ở cõi Dục, cõi Sắc trong thế giới ba lần ngàn này, tất cả đến tụ tập đều khao khát muốn nghe Đại đức tuyên thuyết Bát-nhã bala-mật-đa. Bạch Đại đức, cái gì là Bát-nhã ba-lamật-đa của Đại Bồ-tát? Thế nào là Đại Bồ-tát nên trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa? Thế nào là Đại Bồ-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa?
Cụ thọ Thiện Hiện bảo Đế Thích:
−Hay thay! Kiều-thi-ca, chư Thiên các ông hãy lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ nương thần lực của chư Phật, thuận theo ý Như Lai vì các Đại Bồ-tát tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Kiều-thi-ca, như chỗ nên trụ và chỗ nên học của Đại Bồ-tát, chư Thiên các ông, vị nào chưa phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì nay đều nên phát. Kiều-thica, nếu ai vào Chánh tánh ly sinh (kiến đạo) của hàng Thanh văn, Độc giác, thì chẳng thể trở lại phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì đối với dòng sinh tử, họ đã làm cho ngăn cách. Trong đó, nếu ai có thể đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà phát tâm hướng đến thì ta cũng tùy hỷ. Vì sao? Vì đối với các vị sĩ phu tối thắng, thì nên cầu thượng pháp; đối với loại hữu tình tối diệu thiện, ta chẳng hề làm trở ngại.
Kiều-thi-ca, ông hỏi ‘cái gì là Bát-nhã ba-lamật-đa của Đại Bồ-tát?’ Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông mà nói. Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy sắc là vô thường; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô thường; tư duy sắc là khổ; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là khổ; tư duy sắc là vô ngã; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã; tư duy sắc là bất tịnh; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là bất tịnh; tư duy sắc là không; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là không; tư duy sắc là vô tướng; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô tướng; tư duy sắc là vô nguyện; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô nguyện; tư duy sắc là tịch tĩnh; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là tịch tĩnh; tư duy sắc là xa lìa; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là xa lìa; tư duy sắc như bệnh; tư duy thọ, tưởng, hành, thức như bệnh; tư duy sắc như ung nhọt; tư duy thọ, tưởng, hành, thức như ung nhọt; tư duy sắc như mũi tên; tư duy thọ, tưởng, hành, thức như mũi tên; tư duy sắc như ghẻ lở; tư duy thọ, tưởng, hành, thức như ghẻ lở; tư duy sắc là nóng bức; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là nóng bức; tư duy sắc là bức bách; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là bức bách; tư duy sắc là bại hoại; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là bại hoại; tư duy sắc là suy tàn; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là suy tàn; tư duy sắc là biến động; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là biến động; tư duy sắc là chóng diệt; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là chóng diệt; tư duy sắc là đáng sợ; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là đáng sợ; tư duy sắc là đáng chán; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là đáng chán; tư duy sắc là tai ương; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là tai ương; tư duy sắc có tai họa; tư duy thọ, tưởng, hành, thức có tai họa; tư duy sắc có ôn dịch; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là có ôn dịch; tư duy sắc là có phong hủi; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là có phong hủi; tư duy tánh của sắc là chẳng an ổn; tư duy tánh của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng an ổn; tư duy sắc chẳng đáng tin cậy; tư duy thọ, tưởng, hành, thức chẳng đáng tin cậy; tư duy sắc là không sinh, không diệt; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là không sinh, không diệt; tư duy sắc là không nhiễm, không tịnh; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là không nhiễm, không tịnh; tư duy sắc là không tạo tác, không hành động; tư duy thọ, tưởng, hành, thức là không tạo tác, không hành động, thì Kiềuthi-ca, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy nhãn xứ là vô thường; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô thường; tư duy nhãn xứ là khổ; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là khổ; tư duy nhãn xứ là vô ngã; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô ngã; tư duy nhãn xứ là bất tịnh; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là bất tịnh; tư duy nhãn xứ là không; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tư duy nhãn xứ là vô tướng; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô tướng; tư duy nhãn xứ là vô nguyện; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô nguyện; tư duy nhãn xứ là tịch tĩnh; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tịch tĩnh; tư duy nhãn xứ là xa lìa; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là xa lìa; tư duy nhãn xứ như bệnh; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như bệnh; tư duy nhãn xứ như ung nhọt; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như ung nhọt; tư duy nhãn xứ như mũi tên; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như mũi tên; tư duy nhãn xứ như ghẻ lở; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như ghẻ lở; tư duy nhãn xứ là nóng bức; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là nóng bức; tư duy nhãn xứ là bức bách; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là bức bách; tư duy nhãn xứ là bại hoại; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là bại hoại; tư duy nhãn xứ là suy tàn; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là suy tàn; tư duy nhãn xứ là biến động; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là biến động; tư duy nhãn xứ là chóng diệt; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là chóng diệt; tư duy nhãn xứ là đáng sợ; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đáng sợ; tư duy nhãn xứ là đáng chán; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đáng chán; tư duy nhãn xứ là tai ương; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tai ương; tư duy nhãn xứ có tai họa; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có tai họa; tư duy nhãn xứ có ôn dịch; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là có ôn dịch; tư duy nhãn xứ là có phong hủi; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là có phong hủi; tư duy tánh của nhãn xứ là chẳng an ổn; tư duy tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là chẳng an ổn; tư duy nhãn xứ chẳng đáng tin cậy; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng đáng tin cậy; tư duy nhãn xứ là không sinh, không diệt; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không sinh, không diệt; tư duy nhãn xứ là không nhiễm, không tịnh; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không nhiễm, không tịnh; tư duy nhãn xứ là không tạo tác, không hành động; tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không tạo tác, không hành động, thì Kiều-thi-ca, đó là Bátnhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy sắc xứ là vô thường; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô thường; tư duy sắc xứ là khổ; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là khổ; tư duy sắc xứ là vô ngã; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô ngã; tư duy sắc xứ là bất tịnh; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là bất tịnh; tư duy sắc xứ là không; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tư duy sắc xứ là vô tướng; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô tướng; tư duy sắc xứ là vô nguyện; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô nguyện; tư duy sắc xứ là tịch tĩnh; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tịch tĩnh; tư duy sắc xứ là xa lìa; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là xa lìa; tư duy sắc xứ như bệnh; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như bệnh; tư duy sắc xứ như ung nhọt; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như ung nhọt; tư duy sắc xứ như mũi tên; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như mũi tên; tư duy sắc xứ như ghẻ lở; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như ghẻ lở; tư duy sắc xứ là nóng bức; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là nóng bức; tư duy sắc xứ là bức bách; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là bức bách; tư duy sắc xứ là bại hoại; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là bại hoại; tư duy sắc xứ là suy tàn; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là suy tàn; tư duy sắc xứ là biến động; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là biến động; tư duy sắc xứ là chóng diệt; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là chóng diệt; tư duy sắc xứ là đáng sợ; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đáng sợ; tư duy sắc xứ là đáng chán; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đáng chán; tư duy sắc xứ là tai ương; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tai ương; tư duy sắc xứ có tai họa; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có tai họa; tư duy sắc xứ có ôn dịch; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là có ôn dịch; tư duy sắc xứ là có phong hủi; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là có phong hủi; tư duy tánh của sắc xứ là chẳng an ổn; tư duy tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là chẳng an ổn; tư duy sắc xứ chẳng đáng tin cậy; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng đáng tin cậy; tư duy sắc xứ là không sinh, không diệt; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không sinh, không diệt; tư duy sắc xứ là không nhiễm, không tịnh; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không nhiễm, không tịnh; tư duy sắc xứ là không tạo tác, không hành động; tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy nhãn giới là vô thường; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là vô thường; tư duy nhãn giới là khổ; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là khổ; tư duy nhãn giới là vô ngã; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là vô ngã; tư duy nhãn giới là bất tịnh; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là bất tịnh; tư duy nhãn giới là không; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tư duy nhãn giới là vô tướng; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là vô tướng; tư duy nhãn giới là vô nguyện; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là vô nguyện; tư duy nhãn giới là tịch tĩnh; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh; tư duy nhãn giới là xa lìa; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là xa lìa; tư duy nhãn giới như bệnh; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra như bệnh; tư duy nhãn giới như ung nhọt; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra như ung nhọt; tư duy nhãn giới như mũi tên; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra như mũi tên; tư duy nhãn giới như ghẻ lở; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra như ghẻ lở; tư duy nhãn giới là nóng bức; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là nóng bức; tư duy nhãn giới là bức bách; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là bức bách; tư duy nhãn giới là bại hoại; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là bại hoại; tư duy nhãn giới là suy tàn; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là suy tàn; tư duy nhãn giới là biến động; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là biến động; tư duy nhãn giới là chóng diệt; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là chóng diệt; tư duy nhãn giới là đáng sợ; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là đáng sợ; tư duy nhãn giới là đáng chán; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là đáng chán; tư duy nhãn giới là tai ương; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là tai ương; tư duy nhãn giới có tai họa; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra có tai họa; tư duy nhãn giới có ôn dịch; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là có ôn dịch; tư duy nhãn giới là có phong hủi; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là có phong hủi; tư duy tánh của nhãn giới là chẳng an ổn; tư duy tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là chẳng an ổn; tư duy nhãn giới chẳng đáng tin cậy; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy nhãn giới là không sinh, không diệt; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không sinh, không diệt; tư duy nhãn giới là không nhiễm, không tịnh; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không nhiễm, không tịnh; tư duy nhãn giới là không tạo tác, không hành động; tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy nhĩ giới là vô thường; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là vô thường; tư duy nhĩ giới là khổ; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là khổ; tư duy nhĩ giới là vô ngã; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là vô ngã; tư duy nhĩ giới là bất tịnh; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là bất tịnh; tư duy nhĩ giới là không; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tư duy nhĩ giới là vô tướng; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là vô tướng; tư duy nhĩ giới là vô nguyện; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là vô nguyện; tư duy nhĩ giới là tịch tĩnh; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh; tư duy nhĩ giới là xa lìa; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là xa lìa; tư duy nhĩ giới như bệnh; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra như bệnh; tư duy nhĩ giới như ung nhọt; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra như ung nhọt; tư duy nhĩ giới như mũi tên; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra như mũi tên; tư duy nhĩ giới như ghẻ lở; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra như ghẻ lở; tư duy nhĩ giới là nóng bức; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là nóng bức; tư duy nhĩ giới là bức bách; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là bức bách; tư duy nhĩ giới là bại hoại; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là bại hoại; tư duy nhĩ giới là suy tàn; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là suy tàn; tư duy nhĩ giới là biến động; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là biến động; tư duy nhĩ giới là chóng diệt; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là chóng diệt; tư duy nhĩ giới là đáng sợ; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là đáng sợ; tư duy nhĩ giới là đáng chán; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là đáng chán; tư duy nhĩ giới là tai ương; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là tai ương; tư duy nhĩ giới có tai họa; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra có tai họa; tư duy nhĩ giới có ôn dịch; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là có ôn dịch; tư duy nhĩ giới là có phong hủi; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là có phong hủi; tư duy tánh của nhĩ giới là chẳng an ổn; tư duy tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là chẳng an ổn; tư duy nhĩ giới chẳng đáng tin cậy; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy nhĩ giới là không sinh, không diệt; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không sinh, không diệt; tư duy nhĩ giới là không nhiễm, không tịnh; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không nhiễm, không tịnh; tư duy nhĩ giới là không tạo tác, không hành động; tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bátnhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy tỷ giới là vô thường; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là vô thường; tư duy tỷ giới là khổ; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là khổ; tư duy tỷ giới là vô ngã; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là vô ngã; tư duy tỷ giới là bất tịnh; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là bất tịnh; tư duy tỷ giới là không; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tư duy tỷ giới là vô tướng; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là vô tướng; tư duy tỷ giới là vô nguyện; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là vô nguyện; tư duy tỷ giới là tịch tĩnh; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh; tư duy tỷ giới là xa lìa; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là xa lìa; tư duy tỷ giới như bệnh; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra như bệnh; tư duy tỷ giới như ung nhọt; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra như ung nhọt; tư duy tỷ giới như mũi tên; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra như mũi tên; tư duy tỷ giới như ghẻ lở; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra như ghẻ lở; tư duy tỷ giới là nóng bức; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là nóng bức; tư duy tỷ giới là bức bách; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là bức bách; tư duy tỷ giới là bại hoại; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là bại hoại; tư duy tỷ giới là suy tàn; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là suy tàn; tư duy tỷ giới là biến động; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là biến động; tư duy tỷ giới là chóng diệt; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là chóng diệt; tư duy tỷ giới là đáng sợ; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là đáng sợ; tư duy tỷ giới là đáng chán; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là đáng chán; tư duy tỷ giới là tai ương; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là tai ương; tư duy tỷ giới có tai họa; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra có tai họa; tư duy tỷ giới có ôn dịch; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là có ôn dịch; tư duy tỷ giới là có phong hủi; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là có phong hủi; tư duy tánh của tỷ giới là chẳng an ổn; tư duy tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là chẳng an ổn; tư duy tỷ giới chẳng đáng tin cậy; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy tỷ giới là không sinh, không diệt; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không sinh, không diệt; tư duy tỷ giới là không nhiễm, không tịnh; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không nhiễm, không tịnh; tư duy tỷ giới là không tạo tác, không hành động; tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã ba-lamật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy thiệt giới là vô thường; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là vô thường; tư duy thiệt giới là khổ; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là khổ; tư duy thiệt giới là vô ngã; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là vô ngã; tư duy thiệt giới là bất tịnh; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là bất tịnh; tư duy thiệt giới là không; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tư duy thiệt giới là vô tướng; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là vô tướng; tư duy thiệt giới là vô nguyện; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là vô nguyện; tư duy thiệt giới là tịch tĩnh; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh; tư duy thiệt giới là xa lìa; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là xa lìa; tư duy thiệt giới như bệnh; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra như bệnh; tư duy thiệt giới như ung nhọt; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra như ung nhọt; tư duy thiệt giới như mũi tên; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra như mũi tên; tư duy thiệt giới như ghẻ lở; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra như ghẻ lở; tư duy thiệt giới là nóng bức; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là nóng bức; tư duy thiệt giới là bức bách; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là bức bách; tư duy thiệt giới là bại hoại; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là bại hoại; tư duy thiệt giới là suy tàn; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là suy tàn; tư duy thiệt giới là biến động; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là biến động; tư duy thiệt giới là chóng diệt; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là chóng diệt; tư duy thiệt giới là đáng sợ; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là đáng sợ; tư duy thiệt giới là đáng chán; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là đáng chán; tư duy thiệt giới là tai ương; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là tai ương; tư duy thiệt giới có tai họa; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra có tai họa; tư duy thiệt giới có ôn dịch; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là có ôn dịch; tư duy thiệt giới là có phong hủi; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là có phong hủi; tư duy tánh của thiệt giới là chẳng an ổn; tư duy tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là chẳng an ổn; tư duy thiệt giới chẳng đáng tin cậy; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy thiệt giới là không sinh, không diệt; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không sinh, không diệt; tư duy thiệt giới là không nhiễm, không tịnh; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không nhiễm, không tịnh; tư duy thiệt giới là không tạo tác, không hành động; tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thica, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy thân giới là vô thường; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là vô thường; tư duy thân giới là khổ; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là khổ; tư duy thân giới là vô ngã; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là vô ngã; tư duy thân giới là bất tịnh; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là bất tịnh; tư duy thân giới là không; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tư duy thân giới là vô tướng; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là vô tướng; tư duy thân giới là vô nguyện; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là vô nguyện; tư duy thân giới là tịch tĩnh; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh; tư duy thân giới là xa lìa; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là xa lìa; tư duy thân giới như bệnh; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra như bệnh; tư duy thân giới như ung nhọt; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra như ung nhọt; tư duy thân giới như mũi tên; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra như mũi tên; tư duy thân giới như ghẻ lở; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra như ghẻ lở; tư duy thân giới là nóng bức; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là nóng bức; tư duy thân giới là bức bách; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là bức bách; tư duy thân giới là bại hoại; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là bại hoại; tư duy thân giới là suy tàn; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là suy tàn; tư duy thân giới là biến động; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là biến động; tư duy thân giới là chóng diệt; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là chóng diệt; tư duy thân giới là đáng sợ; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là đáng sợ; tư duy thân giới là đáng chán; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là đáng chán; tư duy thân giới là tai ương; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là tai ương; tư duy thân giới có tai họa; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra có tai họa; tư duy thân giới có ôn dịch; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là có ôn dịch; tư duy thân giới là có phong hủi; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là có phong hủi; tư duy tánh của thân giới là chẳng an ổn; tư duy tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là chẳng an ổn; tư duy thân giới chẳng đáng tin cậy; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy thân giới là không sinh, không diệt; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không sinh, không diệt; tư duy thân giới là không nhiễm, không tịnh; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không nhiễm, không tịnh; tư duy thân giới là không tạo tác, không hành động; tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã bala-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy ý giới là vô thường; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là vô thường; tư duy ý giới là khổ; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là khổ; tư duy ý giới là vô ngã; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là vô ngã; tư duy ý giới là bất tịnh; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là bất tịnh; tư duy ý giới là không; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tư duy ý giới là vô tướng; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là vô tướng; tư duy ý giới là vô nguyện; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là vô nguyện; tư duy ý giới là tịch tĩnh; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh; tư duy ý giới là xa lìa; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là xa lìa; tư duy ý giới như bệnh; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra như bệnh; tư duy ý giới như ung nhọt; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra như ung nhọt; tư duy ý giới như mũi tên; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra như mũi tên; tư duy ý giới như ghẻ lở; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra như ghẻ lở; tư duy ý giới là nóng bức; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là nóng bức; tư duy ý giới là bức bách; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là bức bách; tư duy ý giới là bại hoại; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là bại hoại; tư duy ý giới là suy tàn; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là suy tàn; tư duy ý giới là biến động; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là biến động; tư duy ý giới là chóng diệt; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là chóng diệt; tư duy ý giới là đáng sợ; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là đáng sợ; tư duy ý giới là đáng chán; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là đáng chán; tư duy ý giới là tai ương; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là tai ương; tư duy ý giới có tai họa; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra có tai họa; tư duy ý giới có ôn dịch; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là có ôn dịch; tư duy ý giới là có phong hủi; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là có phong hủi; tư duy tánh của ý giới là chẳng an ổn; tư duy tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là chẳng an ổn; tư duy ý giới chẳng đáng tin cậy; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy ý giới là không sinh, không diệt; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không sinh, không diệt; tư duy ý giới là không nhiễm, không tịnh; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không nhiễm, không tịnh; tư duy ý giới là không tạo tác, không hành động; tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thica, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy địa giới là vô thường; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô thường; tư duy địa giới là khổ; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là khổ; tư duy địa giới là vô ngã; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô ngã; tư duy địa giới là bất tịnh; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là bất tịnh; tư duy địa giới là không; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tư duy địa giới là vô tướng; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô tướng; tư duy địa giới là vô nguyện; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô nguyện; tư duy địa giới là tịch tĩnh; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tịch tĩnh; tư duy địa giới là xa lìa; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là xa lìa; tư duy địa giới như bệnh; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như bệnh; tư duy địa giới như ung nhọt; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như ung nhọt; tư duy địa giới như mũi tên; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như mũi tên; tư duy địa giới như ghẻ lở; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như ghẻ lở; tư duy địa giới là nóng bức; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là nóng bức; tư duy địa giới là bức bách; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là bức bách; tư duy địa giới là bại hoại; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là bại hoại; tư duy địa giới là suy tàn; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là suy tàn; tư duy địa giới là biến động; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là biến động; tư duy địa giới là chóng diệt; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là chóng diệt; tư duy địa giới là đáng sợ; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là đáng sợ; tư duy địa giới là đáng chán; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là đáng chán; tư duy địa giới là tai ương; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tai ương; tư duy địa giới có tai họa; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có tai họa; tư duy địa giới có ôn dịch; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là có ôn dịch; tư duy địa giới là có phong hủi; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là có phong hủi; tư duy tánh của địa giới là chẳng an ổn; tư duy tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là chẳng an ổn; tư duy địa giới chẳng đáng tin cậy; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng đáng tin cậy; tư duy địa giới là không sinh, không diệt; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không sinh, không diệt; tư duy địa giới là không nhiễm, không tịnh; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không nhiễm, không tịnh; tư duy địa giới là không tạo tác, không hành động; tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã ba-lamật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy vô minh là vô thường; tư duy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não là vô thường; tư duy vô minh là khổ; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là khổ; tư duy vô minh là vô ngã; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là vô ngã; tư duy vô minh là bất tịnh; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là bất tịnh; tư duy vô minh là không; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tư duy vô minh là vô tướng; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là vô tướng; tư duy vô minh là vô nguyện; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là vô nguyện; tư duy vô minh là tịch tĩnh; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là tịch tĩnh; tư duy vô minh là xa lìa; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là xa lìa; tư duy vô minh như bệnh; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não như bệnh; tư duy vô minh như ung nhọt; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não như ung nhọt; tư duy vô minh như mũi tên; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não như mũi tên; tư duy vô minh như ghẻ lở; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não như ghẻ lở; tư duy vô minh là nóng bức; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là nóng bức; tư duy vô minh là bức bách; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là bức bách; tư duy vô minh là bại hoại; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là bại hoại; tư duy vô minh là suy tàn; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là suy tàn; tư duy vô minh là biến động; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là biến động; tư duy vô minh là chóng diệt; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là chóng diệt; tư duy vô minh là đáng sợ; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là đáng sợ; tư duy vô minh là đáng chán; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là đáng chán; tư duy vô minh là tai ương; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là tai ương; tư duy vô minh có tai họa; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não có tai họa; tư duy vô minh có ôn dịch; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là có ôn dịch; tư duy vô minh là có phong hủi; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là có phong hủi; tư duy tánh của vô minh là chẳng an ổn; tư duy tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là chẳng an ổn; tư duy vô minh chẳng đáng tin cậy; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng đáng tin cậy; tư duy vô minh là không sinh, không diệt; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không sinh, không diệt; tư duy vô minh là không nhiễm, không tịnh; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không nhiễm, không tịnh; tư duy vô minh là không tạo tác, không hành động; tư duy hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát pháp không bên trong là không có ngã, ngã sở, quán sát pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là không có ngã, ngã sở; quán sát pháp không bên trong là vô tướng, quán sát pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là vô tướng; quán sát pháp không bên trong là vô nguyện, quán sát pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là vô nguyện; quán sát pháp không bên trong là tịch tĩnh, quán sát pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là tịch tĩnh; quán sát pháp không bên trong là xa lìa, quán sát pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là xa lìa; quán sát pháp không bên trong là không sinh, không diệt, quán sát pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không sinh, không diệt; quán sát pháp không bên trong là không nhiễm, không tịnh, quán sát pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không nhiễm, không tịnh; quán sát pháp không bên trong là không tạo tác, không hành động, quán sát pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát chân như là không có ngã, ngã sở, quán sát pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không có ngã, ngã sở; quán sát chân như là vô tướng, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là vô tướng; quán sát chân như là vô nguyện, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là vô nguyện; quán sát chân như là tịch tĩnh, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là tịch tĩnh; quán sát chân như là xa lìa, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là xa lìa; quán sát chân như là không sinh, không diệt, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không sinh, không diệt; quán sát chân như là không nhiễm, không tịnh, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không nhiễm, không tịnh; quán sát chân như là không tạo tác, không hành động, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không tạo tác, không hành động, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành Bố thí ba-la-mật-đa; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành Tịnh giới bala-mật-đa; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn Tĩnh lự; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn Vô lượng; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn Định vô sắc; nếu Đại Bồtát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tám Giải thoát; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tám Thắng xứ; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu chín Định thứ đệ; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu mười Biến xứ; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn Niệm trụ; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn Chánh đoạn; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn Thần túc; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu năm Căn; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu năm Lực; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bảy chi Đẳng giác; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tám chi Thánh đạo; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp môn giải thoát Không; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp môn giải thoát Vô tướng; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp môn giải thoát Vô nguyện; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí bốn Thánh đế; nếu Đại Bồtát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu năm loại mắt; nếu Đại Bồtát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu sáu phép thần thông; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu mười lực của Phật; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn điều không sợ; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn sự hiểu biết thông suốt; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu mười tám pháp Phật bất cộng; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp không quên mất; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tánh luôn luôn xả; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí Nhất thiết; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí Đạo tướng; nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí Nhất thiết tướng, thì này Kiềuthi-ca, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, khởi quán thế này: Chỉ có các pháp nương nhờ nhau thấm nhuần tăng trưởng, đầy dẫy khắp nơi, không có ngã, ngã sở; lại khởi quán thế này: Tâm hồi hướng của Đại Bồtát chẳng cùng với tâm Bồ-đề hòa hợp; tâm Bồ-đề chẳng cùng với tâm hồi hướng hòa hợp; tâm hồi hướng ở trong tâm Bồ-đề không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; tâm Bồ-đề ở trong tâm hồi hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ-tát tuy quán các pháp, nhưng đối với các pháp hoàn toàn không có chỗ kiến chấp, thì này Kiều-thi-ca, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Khi ấy, Thiên đế Thích hỏi Thiện Hiện:
–Bạch Đại Đức, thế nào là tâm hồi hướng của Đại Bồ-tát chẳng cùng với tâm Bồ-đề hòa hợp? Thế nào là tâm Bồ-đề chẳng cùng với tâm hồi hướng hòa hợp? Thế nào là tâm hồi hướng ở trong tâm Bồ-đề không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được? Thế nào là tâm Bồ-đề ở trong tâm hồi hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được?
Thiện Hiện đáp:
−Kiều-thi-ca, tâm hồi hướng của Đại Bồ-tát là chẳng phải tâm, tâm Bồ-đề cũng chẳng phải tâm; nếu là chẳng phải tâm thì không thể nghĩ bàn, chẳng lẽ chẳng phải tâm lại hồi hướng cái chẳng phải tâm, cũng chẳng lẽ cái chẳng phải tâm lại hồi hướng sự không thể nghĩ bàn! Chẳng lẽ sự không thể nghĩ bàn lại hồi hướng sự không thể nghĩ bàn! Cũng chẳng lẽ sự không thể nghĩ bàn lại hồi hướng cái chẳng phải tâm! Vì sao? Vì chẳng phải tâm tức là sự không thể nghĩ bàn, sự không thể nghĩ bàn tức là chẳng phải tâm. Như vậy, hai thứ đều không sở hữu; vì trong cái không sở hữu không có hồi hướng.
Kiều-thi-ca, nếu khởi quán như thế thì đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen Thiện Hiện:
−Hay thay, hay thay! Ông có khả năng vì các Đại Bồ-tát khéo tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mậtđa, cũng có khả năng khéo khích lệ các Đại Bồ-tát khiến họ vui mừng hết mực mà dốc tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
−Bạch Thế Tôn, con đã biết ân, chẳng lẽ chẳng báo. Vì sao? Vì chư Phật và các đệ tử quá khứ đã vì các Đại Bồ-tát mà tuyên thuyết sáu pháp Ba-lamật-đa, thị hiện, giáo hóa, dẫn dắt, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng, an ủi, xây dựng, khiến họ đạt được cứu cánh. Đức Thế Tôn, lúc Bấy giờ, cũng còn ở trong sự tu học, mà nay chứng quả vị Giác ngộ cao tột, cho nên con cũng phải vâng theo lời Phật dạy, vì các Đại Bồ-tát tuyên thuyết sáu pháp Ba-la-mật-đa, thị hiện, giáo hóa, dẫn dắt, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng, an ủi, xây dựng, khiến họ đạt được cứu cánh, mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột, như thế gọi là báo đáp ân đức của các ngài. Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên đế Thích:
−Kiều-thi-ca, ông hỏi là Đại Bồ-tát nên trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế nào? Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông mà nói. Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, giả như có chỗ nên trụ, thì chẳng nên trụ tướng.
Kiều-thi-ca, sắc và tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của sắc là không, nếu tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của nhãn xứ là không, nếu tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; Đại Bồtát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của sắc xứ là không, nếu tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; Đại Bồtát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của nhãn giới là không, nếu tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không, nếu tánh của Đại Bồtát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của nhĩ giới là không, nếu tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của tỷ giới là không, nếu tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của thiệt giới là không, nếu tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, thân giới và tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; Đại Bồtát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của thân giới là không, nếu tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, ý giới và tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của ý giới là không, nếu tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, địa giới và tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của địa giới là không, nếu tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Thánh đế khổ là không, nếu tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, vô minh và tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của vô minh là không, nếu tánh của hành, thức cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; Đại Bồtát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của pháp không bên trong là không, nếu tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, chân như và tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của chân như là không, nếu tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không, nếu tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bốn Tĩnh lự là không, nếu tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của tám Giải thoát là không, nếu tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bốn Niệm trụ là không, nếu tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không, nếu tánh của Đại Bồtát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của pháp môn giải thoát Không là không, nếu tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của năm loại mắt là không, nếu tánh của sáu phép thần thông là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồtát là không. Nếu tánh của mười lực của Phật là không, nếu tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không; Đại Bồtát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của pháp không quên mất là không, nếu tánh của tánh luôn luôn xả là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của tất cả pháp môn Đàla-ni là không, nếu tánh của tất cả pháp môn Tamma-địa là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của trí Nhất thiết là không, nếu tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, Thanh văn thừa và tánh của Thanh văn thừa là không; Độc giác thừa, Vô thượng thừa và tánh của Độc giác thừa, Vô thượng thừa là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Thanh văn thừa là không, nếu tánh của Độc giác thừa, Vô thượng thừa là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, Dự lưu và tánh của Dự lưu là không; Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai và tánh của Nhất lai cho đến Như Lai là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Dự lưu là không, nếu tánh của Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồtát, Như Lai là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, bậc Cực hỷ và tánh của bậc Cực hỷ là không; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và tánh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bậc Cực hỷ là không, nếu tánh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều-thi-ca, bậc phàm phu và tánh của bậc phàm phu là không; bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai và tánh của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai là không; Đại Bồ-tát và tánh của Đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bậc phàm phu là không, nếu tánh của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai là không, nếu tánh của Đại Bồ-tát là không, thì như vậy tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, nên trụ như vậy.
Thiên đế Thích hỏi Thiện Hiện:
−Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng nên trụ vào cái gì?
Thiện Hiện đáp:
−Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn xứ, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ sắc xứ, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn giới, chẳng nên trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nhĩ giới, chẳng nên trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ tỷ giới, chẳng nên trụ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ thiệt giới, chẳng nên trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ thân giới, chẳng nên trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ ý giới, chẳng nên trụ pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ địa giới, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ Thánh đế khổ, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ vô minh, chẳng nên trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ pháp không bên trong, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ chân như, chẳng nên trụ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ tám Giải thoát, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ bốn Niệm trụ, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ năm loại mắt, chẳng nên trụ sáu phép thần thông. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ mười lực của Phật, chẳng nên trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ pháp không quên mất, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ trí Nhất thiết, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ Thanh văn thừa, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ quả Dự lưu chẳng nên trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồtát, Như Lai. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ bậc Cực hỷ, chẳng nên trụ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ bậc phàm phu, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai. Vì sao? Vì nếu trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là sắc, chẳng nên chấp đây là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là nhãn xứ, chẳng nên chấp đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao?
Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là sắc xứ, chẳng nên chấp đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là nhãn giới, chẳng nên chấp đây là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là nhĩ giới, chẳng nên chấp đây là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là tỷ giới, chẳng nên chấp đây là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra. Vì sao?
Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là thiệt giới, chẳng nên chấp đây là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là thân giới, chẳng nên chấp đây là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là ý giới, chẳng nên chấp đây là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là địa giới, chẳng nên chấp đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là Thánh đế khổ, chẳng nên chấp đây là Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là vô minh, chẳng nên chấp đây là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là pháp không bên trong, chẳng nên chấp đây là pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là chân như, chẳng nên chấp đây là pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao?
Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là Bố thí ba-la-mậtđa, chẳng nên chấp đây là Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao?
Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là bốn Tĩnh lự, chẳng nên chấp đây là bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là tám Giải thoát, chẳng nên chấp đây là tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là bốn Niệm trụ, chẳng nên chấp đây là bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là pháp môn giải thoát Không, chẳng nên chấp đây là pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là năm loại mắt, chẳng nên chấp đây là sáu phép thần thông. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là mười lực của Phật, chẳng nên chấp đây là bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là pháp không quên mất, chẳng nên chấp đây là tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên chấp đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là trí Nhất thiết, chẳng nên chấp đây là trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là Thanh văn thừa, chẳng nên chấp đây là Độc giác thừa, Vô thượng thừa. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là quả Dự lưu chẳng nên chấp đây là quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là bậc Cực hỷ, chẳng nên chấp đây là bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên chấp đây là bậc phàm phu, chẳng nên chấp đây là bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sắc là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ sắc là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ sắc là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ sắc là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ sắc là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ sắc là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ sắc là không hoặc bất không, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là không hoặc bất không; chẳng nên trụ sắc là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ sắc là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao?
Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn xứ là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ nhãn xứ là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ nhãn xứ là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ nhãn xứ là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ nhãn xứ là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ nhãn xứ là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ nhãn xứ là không hoặc bất không, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không hoặc bất không; chẳng nên trụ nhãn xứ là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ nhãn xứ là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sắc xứ là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ sắc xứ là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ sắc xứ là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ sắc xứ là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ sắc xứ là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ sắc xứ là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ sắc xứ là không hoặc bất không, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không hoặc bất không; chẳng nên trụ sắc xứ là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ sắc xứ là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn giới là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ nhãn giới là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ nhãn giới là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ nhãn giới là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ nhãn giới là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ nhãn giới là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ nhãn giới là không hoặc bất không, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không hoặc bất không; chẳng nên trụ nhãn giới là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ nhãn giới là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhĩ giới là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ nhĩ giới là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ nhĩ giới là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ nhĩ giới là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ nhĩ giới là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ nhĩ giới là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ nhĩ giới là không hoặc bất không, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không hoặc bất không; chẳng nên trụ nhĩ giới là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ nhĩ giới là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tỷ giới là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ tỷ giới là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ tỷ giới là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ tỷ giới là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ tỷ giới là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ tỷ giới là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ tỷ giới là không hoặc bất không, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không hoặc bất không; chẳng nên trụ tỷ giới là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ tỷ giới là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ thiệt giới là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ thiệt giới là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ thiệt giới là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ thiệt giới là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ thiệt giới là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ thiệt giới là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ thiệt giới là không hoặc bất không, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không hoặc bất không; chẳng nên trụ thiệt giới là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ thiệt giới là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ thân giới là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ thân giới là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ thân giới là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ thân giới là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ thân giới là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ thân giới là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ thân giới là không hoặc bất không, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không hoặc bất không; chẳng nên trụ thân giới là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ thân giới là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý giới là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ ý giới là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ ý giới là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ ý giới là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ ý giới là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ ý giới là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ ý giới là không hoặc bất không, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không hoặc bất không; chẳng nên trụ ý giới là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ ý giới là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ địa giới là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ địa giới là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ địa giới là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ địa giới là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ địa giới là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ địa giới là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ địa giới là không hoặc bất không, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không hoặc bất không; chẳng nên trụ địa giới là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ địa giới là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Thánh đế khổ là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là không hoặc bất không, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là không hoặc bất không; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ vô minh là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ vô minh là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ vô minh là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ vô minh là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ vô minh là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ vô minh là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ vô minh là không hoặc bất không, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không hoặc bất không; chẳng nên trụ vô minh là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ vô minh là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ pháp không bên trong là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ pháp không bên trong là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ pháp không bên trong là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ pháp không bên trong là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ pháp không bên trong là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ pháp không bên trong là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ pháp không bên trong là không hoặc bất không, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không hoặc bất không; chẳng nên trụ pháp không bên trong là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ pháp không bên trong là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ chân như là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ chân như là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ chân như là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ chân như là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ chân như là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ chân như là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ chân như là không hoặc bất không, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không hoặc bất không; chẳng nên trụ chân như là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ chân như là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mậtđa là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mật-đa là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mật-đa là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mật-đa là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mật-đa là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mật-đa là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mật-đa là không hoặc bất không, chẳng nên trụ Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hoặc bất không; chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mật-đa là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Bố thí ba-la-mật-đa là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Tịnh giới cho đến Bátnhã ba-la-mật-đa là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự là không hoặc bất không, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hoặc bất không; chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ bốn Tĩnh lự là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tám Giải thoát là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ tám Giải thoát là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ tám Giải thoát là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ tám Giải thoát là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ tám Giải thoát là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ tám Giải thoát là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ tám Giải thoát là không hoặc bất không, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hoặc bất không; chẳng nên trụ tám Giải thoát là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ tám Giải thoát là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bốn Niệm trụ là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ bốn Niệm trụ là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ bốn Niệm trụ là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ bốn Niệm trụ là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ bốn Niệm trụ là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ bốn Niệm trụ là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ bốn Niệm trụ là không hoặc bất không, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không hoặc bất không; chẳng nên trụ bốn Niệm trụ là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ bốn Niệm trụ là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không là không hoặc bất không, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không hoặc bất không; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Không là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ năm loại mắt là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ năm loại mắt là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ năm loại mắt là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ năm loại mắt là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ năm loại mắt là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ năm loại mắt là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ năm loại mắt là không hoặc bất không, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là không hoặc bất không; chẳng nên trụ năm loại mắt là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ năm loại mắt là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ mười lực của Phật là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ mười lực của Phật là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ mười lực của Phật là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ mười lực của Phật là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ mười lực của Phật là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ mười lực của Phật là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ mười lực của Phật là không hoặc bất không, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không hoặc bất không; chẳng nên trụ mười lực của Phật là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ mười lực của Phật là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ pháp không quên mất là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ pháp không quên mất là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ pháp không quên mất là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ pháp không quên mất là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ pháp không quên mất là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ pháp không quên mất là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ pháp không quên mất là không hoặc bất không, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là không hoặc bất không; chẳng nên trụ pháp không quên mất là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ pháp không quên mất là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tamma-địa là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tamma-địa là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là không hoặc bất không, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hoặc bất không; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ trí Nhất thiết là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ trí Nhất thiết là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ trí Nhất thiết là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ trí Nhất thiết là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ trí Nhất thiết là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ trí Nhất thiết là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ trí Nhất thiết là không hoặc bất không, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hoặc bất không; chẳng nên trụ trí Nhất thiết là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ trí Nhất thiết là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Thanh văn thừa là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Thanh văn thừa là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Thanh văn thừa là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Thanh văn thừa là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Thanh văn thừa là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ Thanh văn thừa là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Thanh văn thừa là không hoặc bất không, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa là không hoặc bất không; chẳng nên trụ Thanh văn thừa là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Thanh văn thừa là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Dự lưu là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Dự lưu là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Dự lưu là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Dự lưu là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Dự lưu là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ Dự lưu là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Dự lưu là không hoặc bất không, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là không hoặc bất không; chẳng nên trụ Dự lưu là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Dự lưu là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Dự lưu hướng, Dự lưu quả là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Dự lưu hướng, Dự lưu quả là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến A-la-hán quả là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Dự lưu hướng, Dự lưu quả là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến A-la-hán quả là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Dự lưu hướng, Dự lưu quả là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến A-la-hán quả là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Dự lưu hướng, Dự lưu quả là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến A-la-hán quả là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ Dự lưu hướng, Dự lưu quả là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến A-la-hán quả là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không hoặc bất không, chẳng nên trụ Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến A-la-hán quả là không hoặc bất không; chẳng nên trụ Dự lưu hướng, Dự lưu quả là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến A-la-hán quả là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Dự lưu hướng, Dự lưu quả là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến A-la-hán quả là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Độc giác là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ Độc giác hướng, Độc giác quả là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Độc giác là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ Độc giác hướng, Độc giác quả là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Độc giác là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Độc giác hướng, Độc giác quả là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Độc giác là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Độc giác hướng, Độc giác quả là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Độc giác là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ Độc giác hướng, Độc giác quả là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ Độc giác là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ Độc giác hướng, Độc giác quả là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Độc giác là không hoặc bất không, chẳng nên trụ Độc giác hướng, Độc giác quả là không hoặc bất không; chẳng nên trụ Độc giác là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Độc giác hướng, Độc giác quả là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Độc giác là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Độc giác hướng, Độc giác quả là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là không hoặc bất không, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là không hoặc bất không; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là không hoặc bất không, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là không hoặc bất không; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh, Đệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai và pháp của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai là thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh và pháp của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh và pháp của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh và pháp của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh và pháp của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh và pháp của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là không hoặc bất không, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh và pháp của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là không hoặc bất không; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh và pháp của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bậc Chủng tánh và pháp của bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ quả Dự lưu là tướng vô vi, chẳng nên trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là tướng vô vi. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ quả vị Độc giác là tướng vô vi. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ quả vị Giác ngộ cao tột là tướng vô vi. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Dự lưu là phước điền, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là phước điền. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ Độc giác là phước điền. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là phước điền. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sự thù thắng của Sơ địa, chẳng nên trụ nơi sự thù thắng của đệ Nhị địa cho đến sự thù thắng của đệ Thập địa. Vì sao?
Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, vừa phát tâm xong, chẳng nên trụ ý nghĩ này: “Ta sẽ làm viên mãn Bố thí ba-lamật-đa”, vừa phát tâm xong, chẳng nên trụ ý nghĩ này: “Ta sẽ làm viên mãn Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.” Vì sao?
Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn bốn Tĩnh lự”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn tám Giải thoát”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn bốn Niệm trụ”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn pháp môn giải thoát Không”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta tu gia hạnh đã viên mãn rồi sẽ nhập Chánh tánh ly sinh của Đại Bồ-tát”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta đã được nhập Chánh tánh ly sinh sẽ trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn năm phép thần thông của Bồ-tát”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ làm viên mãn năm phép thần thông rồi, sẽ đi đến vô lượng vô số thế giới, lễ kính, chiêm ngưỡng, cúng dường, thừa sự chư Phật Thế Tôn, lắng nghe chánh pháp, như lý tư duy, vì hữu tình mà tuyên thuyết khai thị một cách rộng khắp.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ nghiêm tịnh cõi Tịnh độ giống như chỗ ở của mười phương chư Phật”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ tạo sự thành tựu đầy đủ cho các loài hữu tình, khiến họ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, hoặc nhập Niết-bàn, hoặc hưởng mọi an lạc của trời người.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ đi đến vô lượng vô số quốc độ của chư Phật, cúng dường, cung kính tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lại lấy vô biên hoa hương, anh lạc, tràng phan, lọng báu, y phục, đồ nằm, thức ăn uống, đèn đuốc, trăm ngàn vô số ức các loại kỹ nhạc trời và vô lượng các thứ của báu thượng hạng để cúng dường”; chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ an lập cho vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, khiến họ đạt được không thoái chuyển đối với quả vị Giác ngộ cao tột.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành Nhục nhãn thanh tịnh”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn, cuối cùng là Phật nhãn thanh tịnh.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành Thần cảnh trí thông rốt ráo viên mãn”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Tha tâm, Túc trí, Lậu tận trí thông rốt ráo viên mãn.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành mười lực của Phật”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng”. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành pháp không quên mất”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành tánh luôn luôn xả”. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành trí Nhất thiết”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành tất cả pháp môn Đà-la-ni, đối với vô lượng vô biên sự nghiệp tổng trì đã làm được tự tại”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, đối với vô lượng vô biên các pháp đẳng trì sai biệt, thể hiện diệu dụng tự tại.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành ba mươi hai tướng để trang nghiêm thân, khiến các hữu tình trông thấy liền hoan hỷ”; chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ hoàn thành tám mươi vẻ đẹp kèm theo để trang nghiêm thân, khiến các hữu tình xem không hề nhàm chán.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ cái này là tùy tín hành, cái này là tùy pháp hành, cái này là Bổđặc-già-la thứ tám; chẳng nên trụ đây là quả Dự lưu, đây là Cực thất phản hữu; chẳng nên trụ đây là Gia gia, đây là Nhất gián; chẳng nên trụ đây là Tề thủ Bổ-đặc-già-la cho đến thọ mạng hết phiền não mới hết; chẳng nên trụ đây là định Dự lưu, chẳng rơi vào pháp Dự lưu, đây là pháp trung gian Bát-niết-bàn; chẳng nên trụ đây là Nhất lai hướng, đây là Nhất lai quả, một phen trở lại thế gian này dứt được hết khổ não; chẳng nên trụ đây là Bất hoàn hướng, đây là Bất hoàn quả, đến cảnh giới ấy mới được vào Niết-bàn; chẳng nên trụ đây là A-la-hán hướng, đây là A-la-hán quả, ngay hiện tại nhất định nhập Niết-bàn vô dư; chẳng nên trụ đây là Độc giác hướng, đây là Độc giác quả, trong hiện tại nhất định nhập Niết-bàn vô dư; chẳng nên trụ đây là bậc siêu Thanh văn, Độc giác, trụ bậc Bồ-tát.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa”, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ có đầy đủ trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, thấu rõ tất cả pháp, tất cả tướng, đã đoạn trừ vĩnh viễn tất cả phiền não tương tục và các tập khí”; chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, làm các Phật sự, độ thoát vô lượng, vô số hữu tình, khiến đắc Niết-bàn, rốt ráo an lạc.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ khéo tu hoàn tất bốn Thần túc, an trụ nơi pháp đẳng trì thù thắng như vậy; do đẳng trì này làm tăng trưởng diệu lực, khiến thọ mạng của ta trụ như vô số đại kiếp; chẳng nên trú nơi ý nghĩ: “Ta sẽ đạt được thọ lượng vô biên.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ thành tựu ba mươi hai tướng Đại sĩ phu tối thắng viên mãn, tất cả tướng ấy với trăm phước trang nghiêm”; chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ thành tựu tám mươi vẻ đẹp kèm theo tối thắng viên mãn, trong tất cả vẻ đẹp, có vô số hiện tượng thù thắng hiếm có để trang nghiêm.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ an trụ một cõi tịnh độ trang nghiêm, cõi ấy rộng lớn, ở cả mười phía sức rộng như vô số thế giới”; chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ an tọa trên một tòa Kim cang, tòa ấy rộng lớn ngang bằng với cõi Phật trong thế giới ba lần ngàn.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta sẽ nương tựa cây Bồ-đề lớn; cây ấy cao rộng có các thứ báu trang nghiêm, phát ra mùi thơm vi diệu, hữu tình ngửi được thì các tâm tham, sân, si chóng tiêu trừ, vô lượng, vô biên bệnh của thân cũng đều lành”; chẳng nên trụ nơi: “Có hữu tình ngửi được mùi thơm của cây Bồ-đề này mà xa lìa tác ý về bậc Thanh văn, Độc giác, chắc chắn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về sắc, không có tên gọi về thọ, tưởng, hành, thức.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về nhãn xứ, không có tên gọi về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về sắc xứ, không có tên gọi về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về nhãn giới, không có tên gọi về sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về nhĩ giới, không có tên gọi về thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về tỷ giới, không có tên gọi về hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về thiệt giới, không có tên gọi về vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về thân giới, không có tên gọi về xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về ý giới, không có tên gọi về pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về địa giới, không có tên gọi về thủy, hỏa, phong, không, thức giới.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về Thánh đế khổ, không có tên gọi về Thánh đế tập, diệt, đạo.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về vô minh, không có tên gọi về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về pháp không bên trong, không có tên gọi về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về chân như, không có tên gọi về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về Bố thí ba-la-mật-đa, không có tên gọi về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về bốn Tĩnh lự, không có tên gọi về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về tám Giải thoát, không có tên gọi về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về bốn Niệm trụ, không có tên gọi về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.” Vì sao?
Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về pháp môn giải thoát Không, không có tên gọi về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về năm loại mắt, không có tên gọi về sáu phép thần thông.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về mười lực của Phật, không có tên gọi về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về pháp không quên mất, không có tên gọi về tánh luôn luôn xả.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về tất cả pháp môn Đà-la-ni, không có tên gọi về tất cả pháp môn Tam-ma-địa.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về trí Nhất thiết, không có tên gọi về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về Thanh văn thừa, không có tên gọi về Độc giác thừa, Vô thượng thừa.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về Dự lưu và Dự lưu hướng, quả, không có tên gọi về Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hướng, quả.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về Độc giác và quả vị Độc giác, không có tên gọi về Bồ-tát, Như Lai và pháp của Bồ-tát, Như Lai.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về bậc Cực hỷ và pháp, không có tên gọi về bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và pháp.” Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng nên trụ nơi ý nghĩ: “Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi về bậc phàm phu và pháp, không có tên gọi về bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai và pháp. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thấu rõ tất cả pháp đều không sở hữu; danh từ, âm thanh đều chẳng thể nắm bắt được.
Kiều-thi-ca, đó là Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, như có chỗ trụ thì chẳng nên trụ nơi tướng.
Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, tùy theo chỗ trụ, chẳng nên trụ tướng; lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên tu học như vậy.
Khi ấy Xá-lợi Tử khởi lên ý nghĩ:
−Nếu Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp chẳng nên trụ thì tại sao nên trụ nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa?
Cụ thọ Thiện Hiện biết được tâm niệm của Xálợi Tử, liền gọi nói:
−Theo ý ngài thì sao? Tâm của các Đức Như Lai trụ ở chỗ nào?
Xá-lợi Tử đáp:
−Tâm của chư Phật hoàn toàn không có chỗ trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tâm của Như Lai chẳng trụ sắc, chẳng trụ thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì sắc uẩn... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ nhãn xứ, chẳng trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì nhãn xứ... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ sắc xứ, chẳng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì sắc xứ... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ nhãn giới, chẳng trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì nhãn giới... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ nhĩ giới, chẳng trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra. Vì sao?
Vì nhĩ giới... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ tỷ giới, chẳng trụ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì tỷ giới... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ thiệt giới, chẳng trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì thiệt giới... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ thân giới, chẳng trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì thân giới... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ ý giới, chẳng trụ pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì ý giới... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ địa giới, chẳng trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì địa giới... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ Thánh đế khổ, chẳng trụ Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì Thánh đế khổ... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ vô minh, chẳng trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Vì sao? Vì vô minh... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ pháp không bên trong, chẳng trụ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì pháp không bên trong... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm của Như Lai chẳng trụ chân như, chẳng trụ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì chân như... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ Bố thí bala-mật-đa, chẳng trụ Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ bốn Tĩnh lự, chẳng trụ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ tám Giải thoát, chẳng trụ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Vì sao? Vì tám Giải thoát... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ bốn Niệm trụ, chẳng trụ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ pháp môn giải thoát Không, chẳng trụ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ năm loại mắt, chẳng trụ sáu phép thần thông. Vì sao? Vì năm loại mắt... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ mười lực của Phật, chẳng trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì mười lực của Phật... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ pháp không quên mất, chẳng trụ tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì pháp không quên mất... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng trụ tất cả pháp môn Tam-mađịa. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ trí Nhất thiết, chẳng trụ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trí Nhất thiết... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ Thanh văn thừa, chẳng trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa. Vì sao? Vì Thanh văn thừa... chẳng thể nắm bắt được. Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ Dự lưu và Dự lưu hướng, quả, chẳng trụ Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hướng, quả. Vì sao? Vì Dự lưu... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ Độc giác và quả vị Độc giác, chẳng trụ Bồ-tát, Như Lai và pháp của Bồ-tát, Như Lai. Vì sao? Vì Độc giác... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ bậc Cực hỷ và pháp, chẳng trụ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và pháp. Vì sao? Vì bậc Cực hỷ... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện, tâm Như Lai chẳng trụ bậc phàm phu và pháp, chẳng trụ bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai và pháp. Vì sao? Vì bậc phàm phu... chẳng thể nắm bắt được.
Như vậy, Thiện Hiện, tâm Như Lai, đối với tất cả pháp, hoàn toàn không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.
Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá-lợi Tử:
−Như vậy, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa nhưng đồng với Như Lai, đối với tất cả pháp, hoàn toàn không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Xá-lợi Tử, vì Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa, nhưng đối với sắc, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ, đối với thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì sắc uẩn... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với nhãn xứ chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nhãn xứ... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với sắc xứ chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì sắc xứ... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với nhãn giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nhãn giới... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với nhĩ giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ.
Vì sao? Vì nhĩ giới... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với tỷ giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ.
Vì sao? Vì tỷ giới... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với thiệt giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì thiệt giới... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với thân giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì thân giới... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với ý giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì ý giới... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với địa giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì địa giới... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với Thánh đế khổ chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với vô minh chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì vô minh... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với pháp không bên trong chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì pháp không bên trong... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với chân như chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì chân như... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với Bố thí ba-la-mật-đa chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao?
Vì Bố thí ba-la-mật-đa... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với bốn Tĩnh lự chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với tám Giải thoát chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tám Giải thoát... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với bốn Niệm trụ chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với pháp môn giải thoát Không chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với năm loại mắt chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ.
Vì sao? Vì năm loại mắt... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với mười lực của Phật chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao?
Vì mười lực của Phật... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với pháp không quên mất chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì pháp không quên mất... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-la-mậtđa, nhưng đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với trí Nhất thiết chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì trí Nhất thiết... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với Thanh văn thừa chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với Độc giác thừa, Vô thượng thừa cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì Thanh văn thừa... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-la-mậtđa, nhưng đối với Dự lưu và Dự lưu hướng, quả chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hướng, quả cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì Dự lưu... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với Độc giác và quả vị Độc giác chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với Bồtát, Như Lai và pháp của Bồ-tát, Như Lai cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì Độc giác... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với bậc Cực hỷ và pháp chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và pháp cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì bậc Cực hỷ... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã ba-lamật-đa, nhưng đối với bậc phàm phu và pháp chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai và pháp cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì bậc phàm phu... không có hai tướng.
Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, tùy theo cái chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên tu học như vậy.
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]