TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG KINH
BỘ BÁT NHÃ (0220-0261)

SỐ 233 - KINH VĂN-THÙ-SƯ-LỢI SỞ THUYẾT BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

Hán dịch: Đời Lương, Tam tạng Tăng-già-bà-la, người nước Phù Nam.


Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, tại vườn Kỳ-đà Cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ; Đức Phật cùng một vạn đại Tỳ-kheo và mười vạn Đại Bồ-tát, đều đã ở địa vị không thoái chuyển. Từ lâu các vị này đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, trồng sâu các căn lành với chư Phật, thành tựu chúng sinh, làm thanh tịnh cõi Phật. Các vị đã chứng Đà-la-ni, đã được nhạo thuyết biện tài, thành tựu trí tuệ và đầy đủ các công đức, dùng thần thông tự tại, du hóa các thế giới của chư Phật, phóng vô lượng ánh sáng, nói vô tận diệu pháp, giáo hóa các Bồ-tát nhập vào nhất tướng môn, đắc được Vô sở úy, khéo hàng phục quân ma; giáo hóa, độ thoát cho những kẻ ngoại đạo, tà kiến. Nếu có chúng sinh ưa thích Thanh văn, thì nói Thanh văn thừa; thích Duyên giác, thì nói Duyên giác thừa; thích thế gian, thì nói thế gian thừa; dùng Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ để thu phục chúng sinh. Người chưa được độ thì độ cho họ. Người chưa giải thoát thì làm cho giải thoát. Người chưa an, thì được an. Người chưa đạt Niết-bàn thì khiến được chứng Niết-bàn. Việc làm cuối cùng của Bồ-tát là khéo nhập vào pháp tạng của chư Phật. Các vị ấy đầy đủ tất cả công đức.

Tên của các vị Bồ-tát là: Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, Di-lặc, Phổ Quang Minh, Bất Xả Dũng Mãnh Tinh Tấn, Dược Vương, Bảo Chưởng, Bảo Ấn, Nguyệt Quang, Nhật Tịnh, Đại Lực, Vô Lượng Lực, Đắc Cần Tinh Tấn, Lực Tràng Tướng, Pháp Tướng, Tự Tại Vương… cả mười vạn Bồ-tát như vậy. Ngoài ra còn có Trời, Rồng, Quỷ, Thần… tất cả đại chúng, đều đến hội họp.

Bấy giờ vào nửa đêm, Như Lai phóng đại quang minh xanh, vàng, đỏ, trắng pha lẫn với màu pha lê, chiếu khắp vô lượng thế giới trong mười phương. Tất cả chúng sinh gặp phải ánh sáng này, đều ngồi dậy chiêm ngưỡng và chứng được Pháp hỷ. Có những chúng sinh còn nghi ngờ: “Ánh sáng này từ đâu mà chiếu khắp cả thế giới, khiến cho chúng sinh được vui an ổn?” Họ nghĩ vậy, rồi lại thấy cứ mỗi mỗi ánh sáng lại xuất ra ánh sáng lớn, chiếu sáng rỡ thù thắng, vượt hơn ánh sáng trước. Cứ như vậy, lần lượt cho đến mười lớp. Tất cả Bồ-tát, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầula, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người và chẳng phải người… đều vui mừng hớn hở chưa từng có. Tất cả đều suy nghĩ: “Chắc chắn là Như Lai đã phóng ánh sáng này. Chúng ta hãy mau đến lễ lạy, cung kính, gần gũi Đức Như Lai.”

Khi đó, Văn-thù-sư-lợi và các Đại Bồ-tát đã gặp ánh sáng này, đều vui mừng cả thân tâm và cùng nhau đến cửa Kỳ hoàn. Bấy giờ Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử, Ma-ha Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên. Ma-ha Câuhy-la cũng đều đến cửa Kỳ hoàn. Trời Đế Thích, Tứ Thiên vương cho đến cõi trời A-ca-ni-sất (trời Cứu cánh) thấy ánh sáng đó cũng vui mừng chưa từng có. Chư tiên cùng quyến thuộc tung hoa trời, hương trời, nhạc trời, áo báu trời… tất cả đều được đưa đến cửa Kỳ hoàn. Còn các Tỳ-kheo, Tỳ-kheoni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Trời, Rồng, tám bộ chúng gặp ánh sáng cũng đều hoan hỷ, kéo đến cửa Kỳ hoàn.

Khi ấy, Thế Tôn Nhất thiết chủng trí biết chư Thiên đại chúng đều đã ở ngoài cửa liền đứng dậy ra ngoài cửa trải tòa, ngồi kiết già và bảo Xá-lợi-phất:

–Mới sáng sớm ông đã đến đứng ngoài cửa ư?

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đến đây trước tiên là Văn-thù-sư-lợi và các Đại Bồ-tát.

Đức Thế Tôn nói với Văn-thù-sư-lợi:

–Sáng nay ông đã đến đây trước tiên ư?

Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Đúng như vậy, thưa Thế Tôn! Vào nửa đêm, con thấy ánh sáng lớn chiếu sáng rỡ mười lớp, con vui mừng hớn hở vô cùng vì chưa từng được gặp. Cho nên con đến lễ bái, gần gũi Như Lai và muốn nghe diệu pháp cam lồ.

Thế Tôn dạy Văn-thù-sư-lợi:

–Nay ông đã thật thấy Như Lai ư?

Văn-thù-sư-lợi thưa:

–Bạch Thế Tôn! Pháp thân của Như Lai vốn không thể thấy. Con vì chúng sinh nên đến đây gặp Phật. Pháp thân Phật là chẳng thể nghĩ bàn; không tướng, không hình, không đến, không đi, chẳng có, chẳng không, chẳng thấy, chẳng phải không thấy, như như thật tế, không đi không đến, chẳng phải không, chẳng phải có, chẳng phải xứ, chẳng phải phi xứ, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng tịnh, chẳng cấu, không sinh, không diệt. Con thấy Như Lai cũng lại như vậy.

Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:

–Ông thấy Như Lai như vậy ư?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con thật không thấy, cũng không có tướng thấy.

Bấy giờ Xá-lợi-phất hỏi Văn-thù-sư-lợi:

–Tôi không hiểu những lời của ông vừa nói.

Vậy thế nào là thấy Như Lai?

Văn-thù trả lời Xá-lợi-phất:

–Này Đại đức! Tôi không thấy Như Lai như vậy.

Xá-lợi-phất nói với Văn-thù-sư-lợi:

–Ông nói như vậy tôi càng không hiểu.

Văn-thù trả lời Xá-lợi-phất:

–Không thể hiểu tức là Bát-nhã ba-la-mật. Bátnhã ba-la-mật: không thể hiểu, không thể không hiểu.

Xá-lợi-phất hỏi Văn-thù:

–Ông có lòng từ bi với chúng sinh không? Ông có vì chúng sinh mà hành sáu pháp Ba-la-mật không? Lại có vì chúng sinh mà nhập Niết-bàn không?

Văn-thù trả lời:

–Theo như Tôn giả nói, tôi vì chúng sinh mà khởi tâm Từ bi, vì họ mà hành sáu pháp Ba-la-mật, mà nhập Niết-bàn; nhưng chúng sinh thì thật không thể đắc, không tướng, không hình, không tăng, không giảm. Xá-lợi-phất! Tôn giả phải nghĩ rằng: “Mỗi mỗi thế giới có hằng hà sa chư Phật, ở đời hằng hà sa kiếp, nói nhiều pháp, giáo hóa độ thoát hằng hà sa chúng sinh, mỗi mỗi chúng sinh đều được diệt độ.” Ông có nghĩ như vậy không?

Xá-lợi-phất nói:

–Tôi luôn nghĩ như vậy.

Văn-thù trả lời Xá-lợi-phất:

–Giống như hư không vô số, thì chúng sinh cũng vô số. Hư không không thể độ, thì chúng sinh cũng không thể độ. Vì sao? Vì tất cả chúng sinh bằng với hư không, thì làm sao chư Phật giáo hóa chúng sinh?

Xá-lợi-phất nói:

–Nếu tất cả chúng sinh bằng với hư không, thì làm sao ông vì chúng sinh thuyết pháp để khiến họ được giác ngộ?

Văn-thù trả lời:

–Bồ-đề thật không thể đắc. Tôi phải nói pháp gì để chúng sinh đắc ư? Vì sao? Này Xá-lợi-phất! Bồ-đề với chúng sinh không một, không hai, không khác, vô vi, vô danh, vô tướng, thật vô sở hữu.

Bấy giờ Thế Tôn phóng ánh sáng lớn, ở trên nhục kế, rất đặc biệt, hiếm có, không thể diễn tả, nhập vào đảnh của Văn-thù-sư-lợi. Rồi từ đảnh Văn-thù phát ra, chiếu khắp đại chúng. Sau đó, chiếu đến khắp tất cả mười phương thế giới. Lúc ấy, đại chúng gặp ánh sáng này, thân tâm vui mừng như chưa từng có, đồng loạt đứng dậy chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn và Văn-thù-sư-lợi. Họ nghĩ như vầy: “Hôm nay, Như Lai phóng ánh sáng vi diệu, kỳ lạ này, vào đảnh Văn-thù, rồi từ đảnh Vănthù phát ra, chiếu khắp đại chúng, rồi tới khắp cả mười phương. Đây không phải không có nhân duyên. Chắc chắn Thế Tôn sẽ nói diệu pháp. Chúng ta nên cần tu tinh tấn, vui vẻ thực hành đúng như giáo pháp.”

Nghĩ vậy xong, họ bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hôm nay Như Lai phóng ánh sáng này, không phải không có nhân duyên, chắc chắn Ngài sắp nói diệu pháp. Chúng con khao khát ưa thích được nghe, để tu hành.

Thưa như vậy xong, họ im lặng lui ra.

–Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ngài phóng ánh sáng tăng thêm thần lực cho con, ánh sáng này hy hữu, chẳng phải sắc, chẳng phải tướng, không đi, không đến, không động, không tỉnh, chẳng phải thấy, chẳng phải nghe, chẳng hiểu, chẳng biết; tất cả chúng sinh không thể quán sát thấy được; không vui, không sợ; không có chỗ để phân biệt. Con sẽ nương theo Thánh chỉ của Phật mà nói ánh sáng này, để chúng sinh nhập vào Vô tướng tuệ.

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Lành thay, lành thay, ông nói rất hay! Ta sẽ giúp đỡ ông.

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Ánh sáng này là Bát-nhã bala-mật. Bát-nhã ba-la-mật là Như Lai. Như Lai là tất cả chúng sinh.

Bạch Thế Tôn! Như vậy con sẽ tu Bát-nhã bala-mật.

Đức Phật nói với Văn-thù:

–Này thiện nam! Ông nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu như vậy. Nay ta hỏi ông, nếu có người hỏi ông: “Có bao nhiêu cảnh giới chúng sinh?” Thì ông trả lời thế nào?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu ai hỏi con như vậy thì con sẽ trả lời rằng: “Số cảnh giới của chúng sinh bằng cảnh giới của Như Lai.” Đức Phật hỏi:

–Nếu có người hỏi ông: “Cảnh giới của chúng sinh rộng hẹp ra sao?” Thì ông trả lời như thế nào? Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi như vậy, con sẽ trả lời: “Rộng hẹp như cảnh giới của Phật.” Đức Phật hỏi Văn-thù:

–Lại có người hỏi ông: “Cảnh giới của chúng sinh trói buộc ở chỗ nào?” Thì ông trả lời sao?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con sẽ trả lời rằng: “Giống như của Như Lai vậy.” Đức Phật hỏi:

–Này Văn-thù-sư-lợi, nếu có người hỏi ông: “Cảnh giới của chúng sinh trụ nơi nào? Ông sẽ trả lời ra sao?”

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con sẽ nói như vầy: “Trụ vào cảnh giới Niết-bàn”.

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Ông tu Bát-nhã ba-la-mật như vậy; vậy Bátnhã ba-la-mật có chỗ trụ không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật không có chỗ trụ.

Đức Phật dạy:

–Nếu Bát-nhã ba-la-mật không có chỗ trụ thì ông học thế nào? Tu thế nào?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu Bát-nhã ba-la-mật có chỗ trụ, thì con không có tu, không có học.

Đức Phật dạy:

–Khi ông tu Bát-nhã ba-la-mật, căn lành có tăng giảm không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không có căn lành, làm gì có tăng, có giảm. Nếu có tăng, giảm thì chẳng phải tu Bát-nhã ba-la-mật.

Bạch Thế Tôn! Không vì pháp tăng, không vì pháp giảm, đó là tu Bát-nhã ba-la-mật. Không đoạn pháp phàm phu, không ôm giữ pháp Như Lai, đó là tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì Bát-nhã ba-la-mật không vì đắc pháp nên tu; không vì không đắc pháp nên tu; không vì tu pháp nên tu; không vì không tu pháp nên tu.

Bạch Thế Tôn! Không đắc, không xả, đó là tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Không vì hoạn nạn của sinh tử, không vì công đức Niết-bàn. Nếu tu Bátnhã ba-la-mật như vậy; thì không thủ, không thọ, không xả, không buông, không tăng, không giảm, không khởi, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, nghĩ như vầy: “Pháp này thượng, pháp này trung, pháp này hạ”; thì không phải tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì pháp không có thượng, trung, hạ. Bạch Thế Tôn! Con tu Bát-nhã ba-la-mật như vậy.

Đức Phật dạy:

–Tất cả pháp của Phật không có tăng thượng ư?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Pháp của Phật, pháp của Bồ-tát, pháp Thanh văn, pháp Duyên giác cho đến pháp phàm phu đều không thể đắc. Vì sao? Vì cứu cánh không. Trong cứu cánh không; không có pháp Phật, pháp phàm phu. Trong pháp phàm phu không có cứu cánh không. Vì sao? Vì không và chẳng phải không thì không thể nắm bắt được.

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Pháp Phật có vô thượng không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không có một pháp nhỏ như vi trần nào, gọi là vô thượng. Vì sao? Bố thí ba-lamật là không Bố thí ba-la-mật. Cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng là không Bát-nhã ba-la-mật. Mười Lực là không mười Lực; pháp bốn Vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng, cho đến Nhất thiết trí là không Nhất thiết trí. Trong cái không đó, không có pháp nào là vô thượng cả. Trong vô thượng, không có không. Không và chẳng phải không rốt ráo là không thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Pháp chẳng thể nghĩ bàn là Bátnhã ba-la-mật.

Đức Phật dạy:

–Ông không tư duy pháp Phật ư?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu con tư duy pháp Phật, thì con thấy pháp Phật vô thượng. Vì sao? Vì không có sinh tử.

Bạch Thế Tôn! Năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới, rốt ráo là không thể nắm bắt được. Tất cả pháp Phật cũng không thể nắm bắt được, vì trong cái không thể nắm bắt được không có cái có thể nắm bắt được hay cái không thể nắm bắt.

Bạch Thế Tôn! Trong Bát-nhã ba-la-mật, từ phàm phu cho đến Phật không phải pháp và không nào chẳng phải pháp. Con sẽ tư duy gì đây?

Đức Phật dạy:

–Này thiện nam! Nếu không tư duy thì ông không nên nói: Đây là pháp phàm phu, đây là pháp Duyên giác; cho đến không nên nói: Đây là pháp Phật. Vì sao? Vì không thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Con thật không nói pháp phàm phu cho đến pháp Phật. Vì sao? Vì không tu Bátnhã ba-la-mật.

Đức Phật dạy:

–Này thiện nam! Ông cũng không nên nghĩ như vầy: “Đây là Dục giới, đây là Sắc giới, đây là Vô sắc giới.” Vì sao? Vì không thể nắm bắt được.

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Dục giới, tánh Dục giới là không cho đến Vô sắc giới, tánh Vô sắc giới không. Trong cái không đó không nói được, con cũng không nói được.

Bạch Thế Tôn! Tu Bát-nhã ba-la-mật, không thấy trên, không thấy không có trên. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tu Bát-nhã ba-la-mật, không ôm giữ pháp Phật, không bỏ pháp phàm phu. Vì sao? Vì trong cái không rốt ráo không có ôm giữ, cũng không bỏ.

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Lành thay, lành thay! Ông có thể nói Bát-nhã ba-la-mật như vậy, thì đây là dấu ấn của Đại Bồ-tát.

Này Văn-thù! Nếu thiện nam, thiện nữ nào, chẳng phải với ngàn vạn Phật đã trồng sâu căn lành, để được nghe pháp này, mà phải trồng sâu căn lành với vô lượng, vô biên Phật, mới được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này và không sinh sợ hãi.

Văn-thù bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con nương oai thần của Phật, sẽ nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu.

Đức Phật dạy:

–Lành thay, lành thay! Ta cho phép ông nói!

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu không đắc pháp sinh, đó là tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì các pháp không có sinh. Nếu không đắc pháp trụ, là tu Bát-nhã bala-mật. Vì sao? Vì các pháp như thật. Nếu không đắc pháp diệt, là tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì các pháp tịch diệt.

Bạch Thế Tôn! Nếu không đắc sắc là tu Bátnhã ba-la-mật; cho đến không đắc thức là tu Bátnhã ba-la-mật. Vì sao? Vì tất cả các pháp như huyễn, như quáng nắng.

Bạch Thế Tôn! Nếu không đắc nhãn xứ, là tu Bát-nhã ba-la-mật, cho đến không đắc ý xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật. Nếu không đắc sắc, cho đến không đắc pháp; không đắc nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới cho đến không đắc pháp giới, ý thức giới; là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Nếu không đắc Dục giới là tu Bát-nhã ba-lamật, cho đến Vô sắc giới cũng lại như vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu không đắc Bố thí ba-lamật, là tu Bát-nhã ba-la-mật; cho đến không đắc Bát-nhã ba-la-mật là tu Bát-nhã ba-la-mật. Nếu không đắc mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy cho đến mười tám pháp Bất cộng là tu Bát-nhã ba-lamật. Vì sao? Vì trong đó đến không cho đến vô pháp, hữu pháp đều không.

Bạch Thế Tôn! Nếu đắc sinh, trụ, diệt, thì chẳng phải tu Bát-nhã ba-la-mật. Nếu đắc năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới, thì chẳng phải tu Bát-nhã ba-la-mật. Nếu đắc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, thì chẳng phải tu Bát-nhã ba-la-mật. Nếu đắc bố thí cho đến trí tuệ, nếu đắc mười Lực của Phật cho đến mười tám pháp Bất cộng đều chẳng phải tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì có đắc.

Bạch Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ nào nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này mà không kinh, không nghi, không sợ, không thoái lui, thì nên biết người đó từ lâu đã trồng sâu căn lành với Phật.

Văn-thù bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu không thấy pháp cấu, pháp tịnh; không thấy quả sinh tử; không thấy quả Niết-bàn, không thấy Phật, không thấy Bồ-tát, không thấy Duyên giác, không thấy Thanh văn, không thấy phàm phu là tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì tất cả các pháp không cấu, không tịnh, cho đến không phàm phu.

Bạch Thế Tôn! Nếu thấy cấu tịnh, cho đến phàm phu thì chẳng phải tu Bát-nhã ba-la-mật.

–Bạch Thế Tôn! Nếu thấy sự sai biệt của pháp cấu, pháp tịnh; cho đến thấy sự sai biệt của pháp Phật, pháp phàm phu thì chẳng phải tu Bát-nhã bala-mật. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật là không sai biệt.

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Lành thay, lành thay! Đó là chân thật tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Này Văn-thù, ông cúng dường Phật như thế nào?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu tâm người huyễn, luôn diệt thì con luôn cúng dường Phật.

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Ông không trụ vào pháp Phật ư?

Văn-thù thưa:

–Phật không có pháp để trụ, thì con trụ vào đâu?

Phật dạy:

–Nếu pháp Phật không có pháp để đắc, thì ai có pháp Phật?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không có ai, có pháp Phật cả.

Đức Phật dạy:

–Ông đã đến chỗ vô trước rồi ư?

Văn-thù thưa:

–Vô trước thì không đến, vì sao Thế Tôn nói đã đến chỗ vô trước?

Đức Phật dạy:

–Ông có trụ Bồ-đề không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Phật còn không trụ Bồ-đề, thì làm sao con trụ được?

Đức Phật dạy:

–Ông dựa vào đâu mà nói như vậy?

Văn-thù thưa:

–Con không có chỗ dựa, nên nói như vậy.

Đức Phật dạy:

–Nếu không có chỗ dựa thì lấy gì để nói?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Đúng vậy, con không có gì để nói. Vì sao? Vì tất cả pháp, không có danh tự.

Lúc bấy giờ, Trưởng lão Xá-lợi-phất bạch Phật: –Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát nghe pháp thâm sâu, này mà không kinh nghi, sợ sệt; chắc chắn vị ấy có gần chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không?

Khi ấy, Di-lặc Bồ-tát bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu các Đại Bồ-tát nghe pháp thâm sâu này mà không kinh nghi, sợ sệt; thì có được gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không?

Lại có Thiên nữ tên Vô Duyên bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nghe pháp thâm sâu này mà không kinh nghi, sợ sệt thì người ấy có đắc pháp Thanh văn, pháp Duyên giác, pháp Bồ-tát, pháp Phật không?

Bấy giờ Phật dạy Xá-lợi-phất:

–Đúng vậy, này Xá-lợi-phất! Nếu các Đại Bồ-tát, nghe pháp thâm sâu này, mà không kinh nghi, sợ sệt thì chắc chắn người đó sẽ đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vị ấy sẽ là đại thí chủ, đệ nhất thí chủ, thù thắng thí chủ. Vị ấy sẽ đầy đủ sự trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. vị ấy sẽ đầy đủ công đức, thành tựu những tướng tốt. Mình không sợ sệt, khiến người cũng không sợ sệt, thành tựu rốt ráo Bát-nhã ba-la-mật, dùng không thể đắc, vô tướng, vô vi để thành tựu pháp chẳng thể nghĩ bàn đệ nhất.

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Ông thấy gì, ưa thích gì để cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con không thấy, không ưa thích, nên cầu Bồ-đề.

Đức Phật dạy:

–Nếu không thấy, không ưa thích thì cũng không cầu.

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Đúng vậy, con thật không cầu.

Vì sao? Vì nếu cầu Bồ-đề là tướng phàm phu.

Đức Phật dạy:

–Thật ông không cầu Bồ-đề ư?

Văn-thù thưa:

–Con thật sự không cầu Bồ-đề. Vì sao? Vì nếu cầu Bồ-đề là tướng phàm phu.

Đức Phật dạy:

–Ông vì định mà cầu hay vì định mà không cầu?

Văn-thù thưa:

–Nếu nói định mà cầu, định mà không cầu, thì định mà cầu, định không cầu đó chẳng phải cầu, chẳng phải không cầu đều là tướng phàm phu. Vì sao? Vì Bồ-đề không có chỗ trụ.

Đức Phật dạy Văn-thù-sư-lợi:

–Lành thay, lành thay! Ông nói được Bát-nhã ba-la-mật như vậy là vì trước kia ông đã từng trồng sâu căn lành với vô lượng chư Phật và đã từ lâu tu phạm hạnh. Các Đại Bồ-tát nên như lời ông nói mà làm.

Văn-thù thưa:

–Con không trồng căn lành, không tu phạm hạnh. Vì sao? Nếu con trồng căn lành thì tất cả chúng sinh cũng trồng căn lành. Nếu con tu phạm hạnh thì tất cả chúng sinh cũng tu phạm hạnh. Vì sao? Vì tất cả chúng sinh là tướng phạm hạnh.

Phật dạy:

–Ông đã thấy gì, chứng gì mà nói như vậy?

Văn-thù thưa:

–Con không thấy, không chứng, cũng không nói gì cả. Bạch Thế Tôn! Con không thấy phàm phu, không thấy học, không thấy vô học, không thấy chẳng phải học, chẳng phải vô học… Vì không thấy nên không chứng.

Bấy giờ Xá-lợi-phất nói với Văn-thù-sư-lợi:

–Ông có thấy Phật không?

Văn-thù trả lời:

–Thanh văn tôi còn không thấy thì làm sao thấy Phật. Vì sao? Vì không thấy các pháp nên gọi là Bồ-tát.

Xá-lợi-phất hỏi Văn-thù:

–Chắc chắn ông không thấy các pháp ư?

Văn-thù trả lời:

–Đại đức không cần nói nữa.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Nói là Phật thì lời nói đó của ai?

Văn-thù trả lời:

–Phật chẳng phải Phật vì không thể đắc, không có người nói, không có người thuyết. Này Xá-lợi-phất! Bồ-đề không thể dùng lời nói được, huống chi có Phật để nói, để thuyết. Còn nữa, Đại đức hỏi: “Phật là lời nói của ai ư?” Lời nói này không hợp, không tan, không sinh, không diệt, không đi, không đến, không có một pháp nào có thể tương ưng, không chữ, không câu. Này Đại đức, nếu muốn thấy Phật nên học như vậy.

Bấy giờ Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Những điều mà Văn-thù-sưlợi nói, đối với Bồ-tát mới phát tâm không thể hiểu được.

Văn-thù trả lời Xá-lợi-phất:

–Đúng vậy, Đại đức Xá-lợi-phất! Bồ-đề không thể hiểu thì với người mới phát tâm làm sao hiểu được?

–Chư Phật Như Lai không hiểu rõ pháp giới ư? Văn-thù trả lời:

–Chư Phật còn không thể đắc, thì làm sao có Phật để hiểu biết pháp giới? Xá-lợi-phất! Pháp giới còn không thể đắc, thì làm sao có pháp giới để chư Phật giác ngộ. Xá-lợi-phất! Pháp giới tức là Bồ-đề. Bồ-đề tức là pháp giới. Vì sao? Vì các pháp không có giới. Này Đại đức! Pháp giới và cảnh Phật không có sai biệt. Không sai biệt tức là vô tác. Vô tác tức là vô vi. Vô vi tức là vô thuyết. Vô thuyết tức là vô sở hữu.

Xá-lợi-phất hỏi Văn-thù:

–Tất cả pháp giới và cảnh giới Phật, đều vô sở hữu ư?

Văn-thù trả lời:

–Không có, chẳng phải không có. Vì sao? Vì có và không có là một tướng, nó không tướng, không một, không hai.

Xá-lợi-phất hỏi Văn-thù:

–Học như vậy mà được đắc Bồ-đề ư?

Văn-thù trả lời:

–Học như vậy, như không có gì để học, không sinh đường lành, không đọa đường ác, không chứng Bồ-đề, không nhập Niết-bàn. Vì sao? Này Xá-lợi-phất! Vì Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo là không. Trong rốt ráo không đó, lại không một, không hai, không ba, không bốn, không có đến đi, không thể nghĩ bàn. Đại đức! Nếu nói ta đắc Bồ-đề là nói tăng thượng mạn. Vì sao? Vì không đắc gọi là đắc. Như vậy kẻ tăng thượng mạn không kham thọ sự cúng dường của người. Người nào tin như vậy thì không nên cúng dường.

Xá-lợi-phất hỏi Văn-thù:

–Ông dựa vào đâu mà nói như vậy?

Văn-thù trả lời:

–Tôi nói như vậy không dựa vào đâu cả. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật đồng đẳng với các pháp.

Các pháp không có chỗ dựa, vì bình đẳng.

Xá-lợi-phất hỏi Văn-thù:

–Ông không dùng trí tuệ để đoạn trừ phiền não ư?

Văn-thù trả lời:

–Tôn giả là A-la-hán vô lậu phải không?

Xá-lợi-phất nói:

–Không phải.

Văn-thù:

–Tôi cũng không dùng trí tuệ để đoạn trừ phiền não.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Dựa vào đâu mà ông nói như vậy? Không sợ hãi ư?

Văn-thù trả lời:

–Tôi còn không thể đắc thì có gì mà tôi sợ hãi.

Xá-lợi-phất:

–Lành thay! Văn-thù-sư-lợi nói Bát-nhã ba-lamật thâm sâu tuyệt diệu!

Bấy giờ Phật dạy Văn-thù:

–Này thiện nam! Có Đại Bồ-tát tâm trụ nơi Bồ-đề để cầu Vô thượng Bồ-đề không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không có Bồ-tát trụ tâm Bồ-đề để cầu Vô thượng Bồ-đề. Vì sao? Vì tâm Bồ-đề không thể nắm bắt được, Vô thượng Bồ-đề cũng không thể nắm bắt được. Năm tội vô gián là tánh Bồ-đề; không có Bồ-tát nào phát khởi tâm vô gián, lại cầu quả tội vô gián, thì làm sao có Bồ-tát trụ tâm Bồ-đề, cầu Vô thượng Bồ-đề? Bồ-đề là tất cả các pháp. Vì sao? Vì sắc, chẳng phải sắc không thể nắm bắt được; cho đến thức, chẳng phải thức không thể nắm bắt được; nhãn, chẳng phải nhãn không thể nắm bắt được; cho đến ý, chẳng phải ý không thể nắm bắt được.

Sắc, chẳng phải sắc không thể nắm bắt được; cho đến pháp, chẳng phải pháp không thể nắm bắt được.

Nhãn giới, chẳng phải nhãn giới không thể nắm bắt được; cho đến pháp giới, chẳng phải pháp giới không thể nắm bắt được.

Sinh, chẳng phải sinh không thể nắm bắt được; cho đến lão tử, chẳng phải lão tử cũng không thể nắm bắt được.

Bố thí ba-la-mật, chẳng phải Bố thí ba-la-mật không thể nắm bắt được; cho đến Bát-nhã ba-lamật, chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật không thể nắm bắt được.

Mười Lực của Phật, chẳng phải mười Lực của Phật không thể nắm bắt được; cho đến mười tám pháp Bất cộng, chẳng phải mười tám pháp Bất cộng không thể nắm bắt được.

Tâm Bồ-đề, Vô thượng Bồ-đề đều không thể nắm bắt được. Trong cái không thể nắm bắt được đó không thể đắc cái không thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Cho nên không có trụ Bồ-tát trụ tâm Bồ-đề để cầu Vô thượng Bồ-đề.

Đức Phật hỏi Văn-thù:

–Ý của ông thỉnh Như Lai là Thầy của ông phải không?

Văn-thù thưa:

–Con không có ý thỉnh Phật là Thầy của con. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì con còn không thể nắm bắt, thì làm sao có ý cho Phật là Thầy của con.

Đức Phật hỏi:

–Ông có nghi ngờ ta không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Chính con còn không quyết định, thì làm sao con nghi ngờ Ngài. Vì sao? Vì trước quyết định, sau nghi.

Đức Phật hỏi:

–Ông không xác định nói Như Lai sinh ư?

Văn-thù thưa:

–Nếu Như Lai sinh thì pháp giới cũng sinh. Vì sao? Vì pháp giới và Như Lai là một tướng, không có hai tướng; nếu hai tướng thì không thể nắm bắt được.

Đức Phật hỏi:

–Ông có tin chư Phật Như Lai nhập Niết-bàn không?

Văn-thù thưa:

–Tất cả chư Phật tức tướng Niết-bàn. Tướng Niết-bàn không nhập, không phải không nhập.

Đức Phật dạy:

–Ông nói chư Phật có lưu chuyển không?

Văn-thù thưa:

–Thế Tôn không lưu chuyển còn không thể được, huống gì có thể được lưu chuyển.

Đức Phật hỏi:

–Như Lai vô tâm, chỉ có trước Như Lai mới có thể nói lời nói này; hoặc trước A-la-hán lậu tận và Bồ-tát không thoái chuyển mới có thể nói lời nói này. Nếu người khác nghe lời nói này, không có lòng tin thì sẽ nghi ngờ. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-lamật thâm sâu này khó tin khó hiểu.

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Những người nào lại có thể tin pháp thâm sâu này?

Đức Phật dạy:

–Tất cả phàm phu đều tin pháp này. Vì sao? Vì Như Lai vô tâm, tất cả phàm phu cũng vô tâm.

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao nói như vậy? Bồ-tát mới phát tâm và A-la-hán đều nghi ngờ. Xin Thế Tôn giải nói cho.

Đức Phật dạy:

–Trong thật tế của ngôi vị pháp trụ, pháp tánh, pháp tướng; sự là có Phật, có phàm phu sai biệt không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn, không!

Đức Phật dạy:

–Nếu không sai biệt thì vì sao nghi ngờ?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Trong không sai biệt có Phật, có phàm phu không?

Đức Phật nói:

–Có. Vì sao? Vì Phật và phàm phu không hai, không sai biệt; là một tướng, vô tướng.

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Ông có tin Như Lai là tối thắng trong tất cả chúng sinh không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con tin Như Lai tối thắng trong tất cả chúng sinh. Bạch Thế Tôn! Nếu con tin Như Lai là tối thắng trong tất cả chúng sinh, thì thành ra Như Lai không tối thắng.

Đức Phật dạy:

–Ông có tin Như Lai thành tựu tất cả pháp chẳng thể nghĩ bàn không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con tin Như Lai thành tựu tất cả pháp chẳng thể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn! Nếu con tin Như Lai thành tựu tất cả pháp chẳng thể nghĩ bàn, thành ra Như Lai có thể nghĩ bàn.

Đức Phật hỏi:

–Ông tin tất cả Thanh văn đều được Như Lai giáo hóa không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con tin tất cả Thanh văn là do Như Lai giáo hóa. Thưa Thế Tôn! Nếu con tin tất cả Thanh văn được Như Lai giáo hóa, thì pháp giới thành ra có thể giáo hóa.

Đức Phật hỏi:

–Ông tin Như Lai là ruộng phước vô thượng không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con tin Như Lai là ruộng phước vô thượng. Thưa Thế Tôn! Nếu con tin Như Lai là ruộng phước vô thượng, thì Như Lai chẳng phải là ruộng phước.

Đức Phật hỏi:

–Dựa vào đâu mà ông trả lời như vậy?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Con không dựa vào đâu cả để trả lời như vậy. Bạch Thế Tôn! Trong cái không chỗ dựa ấy không thắng, không phải là không thắng; không thể nghĩ bàn, không phải là không thể nghĩ bàn; không giáo hóa, không phải là không giáo hóa; không có ruộng phước, không phải là không có ruộng phước.

Khi ấy, nhờ thần lực của Phật mà đại địa chấn động sáu cách. Một vạn sáu ngàn chúng Tỳ-kheo, do không chấp trước nên được giải thoát. Bảy trăm chúng Tỳ-kheo-ni, ba ngàn Ưu-bà-tắc, bốn vạn Ưu-bà-di đều xa lìa trần cấu, đắc Pháp nhãn thanh tịnh. Sáu vạn ức na-do-tha chư Thiên cũng xa lìa trần cấu và đắc Pháp nhãn thanh tịnh.

Bấy giờ, Trưởng lão A-nan liền đứng dậy, trịch áo bên phải, quỳ gối sát đất, chắp tay, cung kính bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà đất chấn động mạnh như vậy?

Đức Phật dạy A-nan:

–Đây là do nói Bát-nhã ba-la-mật. Xưa kia chư Phật nói pháp ấy cũng ở chỗ này, do nhân duyên đó mà đất chấn động.

Trưởng lão Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như vậy pháp mà Văn-thù-sưlợi nói là không thể nghĩ bàn.

Đức Thế Tôn dạy Văn-thù:

–Theo lời Xá-lợi-phất nói, pháp mà Văn-thùsư-lợi nói không thể nghĩ bàn?

Văn-thù bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu không thể nghĩ bàn thì không thể nói. Nếu có thể nói thì có thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn là vô sở hữu. Tất cả tiếng đó cũng không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn không có tiếng.

Đức Phật dạy:

–Ông có nhập Tam-muội chẳng nghĩ bàn không?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn, không! Con là chẳng nghĩ bàn. Không thấy có tâm để có thể nghĩ bàn; làm sao nói nhập Tam-muội chẳng nghĩ bàn? Mới phát tâm. Con muốn nhập vào định ấy, nhưng nay suy nghĩ lại, thật không có tướng tâm để nhập Tam-muội. Giống như người học bắn, nếu tập lâu thì giỏi, về sau dù không chú tâm nhưng do tập lâu nên bắn cũng trúng đích. Con cũng như vậy. Khi mới học Tam-muội chẳng nghĩ bàn, cột tâm vào một duyên, nếu tập lâu sẽ thành tựu. Do tập lâu, dù không có tâm tưởng cũng luôn ở trong định.

Xá-lợi-phất hỏi Văn-thù:

–Có định nào tịch tĩnh thắng diệu không?

Văn-thù trả lời:

–Nếu có định chẳng nghĩ bàn thì thầy có thể hỏi có định tịch tĩnh không. Theo ý hiểu của tôi, định chẳng nghĩ bàn còn không thể đắc thì làm sao hỏi tôi định tịch tĩnh làm gì?

Xá-lợi-phất hỏi:

–Định chẳng nghĩ bàn không thể đắc ư?

Văn-thù trả lời:

–Tướng định có thể nghĩ bàn là có thể đắc. Tướng của định chẳng thể nghĩ bàn thì không thể đắc. Tất cả chúng sinh chân thật đều thành tựu được định chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì tất cả tướng của tâm tức chẳng phải là tâm. Đó gọi là định chẳng thể nghĩ bàn. Cho nên tướng của tất cả chúng sinh và tướng Tam-muội chẳng thể nghĩ bàn bằng nhau, không có phân biệt.

Đức Phật khen ngợi Văn-thù:

–Lành thay, lành thay! Từ lâu ông đã trồng căn lành, với chư Phật và tịnh tu phạm hạnh nên mới có thể diễn nói Tam-muội thâm sâu này và ông nay đã an trụ trong Bát-nhã ba-la-mật như vậy.

Văn-thù thưa:

–Nếu con trụ trong Bát-nhã ba-la-mật, mà có thể nói như vầy, tức là hữu tưởng trụ trong ngã tưởng. Nếu trụ trong hữu tưởng, ngã tưởng thì với Bát-nhã ba-la-mật là có chỗ trụ. Nếu Bát-nhã bala-mật trụ chỗ không, cũng là ngã tưởng, cũng gọi là chỗ trụ. Lìa hai chỗ trụ này, trụ vào vô trụ. Giống như chư Phật, trụ trong cảnh giới an ổn, tịch diệt, không thể nghĩ bàn. Chẳng nghĩ bàn như vậy, gọi là chỗ trụ của Bát-nhã ba-la-mật. Chỗ của Bát-nhã ba-la-mật là tất cả pháp không có tướng; tất cả pháp là không có tạo tác. Bát-nhã ba-la-mật tức chẳng nghĩ bàn. Chẳng nghĩ bàn tức pháp giới. Pháp giới tức vô tướng. Vô tướng tức chẳng nghĩ bàn. Chẳng nghĩ bàn tức Bát-nhã ba-la-mật. Bátnhã ba-la-mật với pháp giới không hai, không khác. Không hai, không khác tức pháp giới. Pháp giới tức vô tướng. Vô tướng tức cảnh giới Bát-nhã ba-la-mật. Cảnh giới Bát-nhã ba-la-mật tức cảnh giới chẳng nghĩ bàn. Cảnh giới chẳng nghĩ bàn tức là cảnh giới vô sinh, vô diệt. Cảnh giới vô sinh, vô diệt tức là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Văn-thù-sư-lợi nói:

–Giới của Như Lai và giới của ngã không hai tướng. Như vậy tu hành Bát-nhã ba-la-mật tức là không cầu Bồ-đề. Vì sao? Vì lìa tướng Bồ-đề tức là Bát-nhã ba-la-mật.

Bạch Thế Tôn! Nếu biết tướng của ngã mà không chấp trước; không biết không chấp trước là Phật sở tri. Chẳng thể nghĩ bàn không biết không chấp trước cũng tức là Phật sở tri. Vì sao? Vì biết tánh của bản thể là không có tướng sở hữu vậy thì làm sao có thể chuyển pháp giới. Nếu biết bản tánh không bản thể mà không chấp trước gọi là không có sự vật. Nếu không có vật thì không có xứ sở, không chỗ dựa, chỗ trụ. Không chỗ dựa, không trụ tức là không sinh, không diệt. Không sinh không diệt tức là công đức hữu vi. Nếu biết như vậy thì không có tâm tưởng. Không có tâm tưởng thì làm sao biết công đức hữu vi, vô vi. Không biết tức là chẳng nghĩ bàn. Chẳng nghĩ bàn là Phật sở tri, cũng không thủ, không phải không thủ. Không thấy các tướng qua lại trong ba đời. Không thủ sẽ sinh diệt và các hành động; cũng không đoạn, không thường. Người nào biết như vậy gọi là chánh trí. Trí chẳng nghĩ bàn, như hư không, không đây, không kia, không thể so sánh, không tốt xấu, không gì có thể so sánh bằng, không có tướng mạo.

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Nếu biết như vậy gọi là trí không thoái.

Văn-thù thưa:

–Trí không tạo tác gọi là trí không thoái. Giống thỏi vàng, phải lấy búa đập mới biết tốt xấu. Nếu không đập thì không thể biết vàng ấy tốt hay xấu. Tướng của trí không thoái cũng như vậy. Khi tiếp xúc với cảnh giới thì không nhớ nghĩ, không chấp trước, không sinh khởi, không tạo tác, đầy đủ bất động, không sinh không diệt. Như thế mới hiển hiện đúng là trí không thoái.

Bấy giờ Đức Phật dạy Văn-thù:

–Chư Như Lai tự nói trí của chính mình thì ai tin?

Văn-thù thưa:

–Trí như vậy chẳng phải pháp Niết-bàn, chẳng phải pháp sinh tử; đó là hạnh tịch tĩnh. Không đoạn trừ tham, sân, si; cũng chẳng phải là không đoạn trừ. Vì sao? Vì vô tận, vô diệt; không lìa sinh tử, cũng chẳng phải là không lìa. Không lìa tu đạo, cũng chẳng phải là không lìa tu đạo, người nào hiểu như vậy gọi là chánh tín.

Phật dạy Văn-thù:

–Lành thay, lành thay! Theo lời nói thì ông đã hiểu sâu nghĩa này.

Khi ấy, Trưởng lão Ma-ha Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đời vị lai, ai có thể tin pháp thâm sâu này? Ai ưa thích nghe pháp này?

Đức Phật dạy Ca-diếp:

–Bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di trong hội hôm nay, ở về đời vị lai sẽ tin hiểu pháp này. Nghe nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu thì sẽ biết pháp này, sẽ cầu pháp này.

Này Ca-diếp! Ví như trưởng giả hoặc con của trưởng giả, đã làm mất một viên ngọc quý, trị giá vạn lượng vàng, nên rất buồn khổ. Nay tìm lại được nên rất vui mừng, không còn buồn khổ nữa.

Cũng vậy, này Ca-diếp! Vào đời vị lai, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, nghe kinh Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này tương ứng với trí tuệ, nghe rồi rất vui mừng, tâm được an lạc, không còn ưu não nữa, liền nói: “Hôm nay chúng ta được thấy Như Lai, phải cúng dường Như Lai. Vì sao? Vì được nghe sáu pháp Ba-la-mật vi diệu sâu xa này.”

Này Ca-diếp! Giống như khi cây Ba-lợi-chấtđa-la ở cõi trời Tam thập tam mới trổ nụ, thì chư Thiên sẽ nghĩ: Không bao lâu nụ này sẽ nở.” Như vậy, này Ca-diếp, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bàtắc, Ưu-bà-di khi nghe kinh Bát-nhã ba-la-mật này thì cũng như vậy tâm rất hoan hỷ và cũng nghĩ: “Đời tương lai chắc chắn ta sẽ được pháp này.”

Này Ca-diếp! Sau khi Như Lai diệt độ, kinh Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này sẽ trụ mãi trên thế gian, không diệt và được lưu hành khắp nơi.

Này Ca-diếp! Nhờ thần lực của Phật mà trong đời vị lai, thiện nam, thiện nữ sẽ được Bát-nhã bala-mật thâm sâu này. Này Ca-diếp! Giống như người thợ ngọc ma-ni thấy ma-ni quý báu nên rất vui mừng, không cần suy nghĩ, liền biết được đó là thật hay giả. Vì sao? Vì nhờ kinh nghiệm.

Như vậy, này Ca-diếp! Nếu người nào, đã nghe pháp tương ưng của Bát-nhã ba-la-mật này rồi hoan hỷ, có lòng tin, ưa thích thì nên biết, người ấy đời trước đã nghe Bát-nhã ba-la-mật này rồi, và từ nhiều kiếp lâu xa đến nay, đã từng cúng dường chư Phật.

Ca-diếp bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hôm nay thiện nam, thiện nữ đã nghe pháp này thì đời vị lai càng tin hiểu.

Phật dạy Ca-diếp:

–Đúng vậy, đúng như lời ông đã nói!

Bấy giờ Văn-thù bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Pháp này không hành không tướng. Người nói pháp này cũng không hành, không tướng. Bạch Thế Tôn! Như vậy thì sao nói có hành tướng?

Phật dạy Văn-thù:

–Trước đây, khi ta hành Bồ-tát đạo, tu các căn lành, muốn trụ vào địa vị không thoái chuyển nên học Bát-nhã ba-la-mật. Muốn thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên học Bát-nhã ba-lamật. Nếu thiện nam, thiện nữ nào muốn hiểu rõ tất cả pháp tướng, muốn biết tất cả tâm giới của chúng sinh thì đều đồng nhau phải nên học Bát-nhã ba-lamật.

Này Văn-thù-sư-lợi! Muốn học tất cả pháp của Phật đầy đủ, không chướng ngại, nên học Bát-nhã ba-la-mật. Muốn học tất cả tướng tốt oai nghi, vô lượng pháp thức của Phật khi đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên học Bát-nhã ba-lamật. Muốn biết tất cả pháp thức và các oai nghi của Phật khi không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng nên học Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì trong pháp không, không thấy chư Phật Bồ-đề. Nếu thiện nam, thiện nữ muốn biết các tướng như vậy mà không nghi hoặc, nên học Bátnhã ba-la-mật. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không thấy các pháp có sinh, có diệt, có cấu, có tịnh. Cho nên thiện nam, thiện nữ phải nên học Bát-nhã bala-mật như vậy. Muốn biết tất cả pháp không có các tướng quá khứ, hiện tại, vị lai; nên học Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Tánh tướng của pháp giới không có quá khứ, hiện tại, vị lai. Muốn biết tất cả pháp đồng nhập vào pháp giới mà tâm không trở ngại, nên học Bát-nhã ba-la-mật. Muốn được tam chuyển, mười hai hành pháp luân tự mình chứng biết mà không thủ trước, nên học Bát-nhã ba-lamật. Muốn có được lòng từ, bao trùm tất cả chúng sinh; cũng chẳng khởi nghĩ có tướng chúng sinh thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Không muốn khởi tranh luận với tất cả chúng sinh, cũng không chấp giữ tướng không tranh luận thì nên học Bát-nhã bala-mật. Muốn biết xứ, phi xứ, mười Lực, Vô úy, trụ trí tuệ Phật, được biện tài vô ngại nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Bấy giờ Văn-thù bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con quán chánh pháp là vô vi, vô tướng, vô đắc, vô lợi, không sinh, không diệt, không đến, không đi, không có người biết, không có người thấy, không có người tạo tác, không thấy Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy cảnh giới của Bát-nhã ba-la-mật, chẳng phải chứng, chẳng phải không chứng, không có hý luận, không có phân biệt; tất cả pháp vô tận, ly, tận; không có pháp phàm phu, không có pháp Thanh văn; không có pháp Bích-chi-phật, pháp Phật. Chẳng phải đắc, chẳng phải không đắc, không bỏ sinh tử, không chứng Niết-bàn, chẳng phải có thể nghĩ bàn, không phải chẳng nghĩ bàn, chẳng phải làm, chẳng phải không làm. Tướng pháp như vậy mà không biết thì làm sao học Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Nếu có thể biết, tướng của các pháp là như vậy, thì gọi là học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát nếu muốn học Bồ-đề tự tại Tam-muội, khi đã được Tam-muội ấy rồi thì sẽ soi sáng được tất cả Phật pháp thâm sâu và biết tất cả danh tự của các Đức Phật, đồng thời cũng hiểu rõ, thấu đạt cảnh giới của chư Phật không một chướng ngại. Nên học theo những gì mà Văn-thù nói trong Bát-nhã ba-la-mật. Văn-thù bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật? Phật nói:

–Bát-nhã ba-la-mật là không bờ, không bến, không tên, không tướng, chẳng suy lường, không có chỗ quy y, không là hòn đảo, không phạm tội, không phước, không tối, không sáng; như pháp giới, không có sự phân biệt, cũng không có hạn số; đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật; cũng gọi là hành xứ của Đại Bồ-tát, chẳng phải hành xứ, chẳng phải chẳng là hành xứ đều nhập vào nhất thừa, gọi là chẳng phải hành xứ. Vì sao? Vì không nghĩ, không làm.

Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của tất cả chư Phật, vì sinh ra tất cả chư Phật. Vì sao? Vì không sinh.

Cho nên, này Văn-thù! Nếu thiện nam, thiện nữ nào, muốn hành Bồ-tát hạnh để được đầy đủ các pháp Ba-la-mật thì nên tu Bát-nhã ba-la-mật này.

Nếu muốn được ngồi đạo tràng, đắc Vô thượng Bồ-đề, nên tu Bát-nhã ba-la-mật này.

Nếu muốn dùng đại Từ, đại Bi che chở khắp tất cả chúng sinh, nên tu Bát-nhã ba-la-mật này.

Nếu muốn có tất cả định phương tiện, nên tu Bát-nhã ba-la-mật này.

Nếu muốn được tất cả Chánh định (Tam-mabạt-đề), nên tu Bát-nhã ba-la-mật này. Vì sao? Vì các Chánh định không có chỗ làm. Tất cả các pháp không xuất ly, không chỗ xuất ly.

Nếu người nào muốn theo lời nói này, nên tu Bát-nhã ba-la-mật. Tất cả các pháp như thật, không thể đắc; nếu muốn ưa thích biết như vậy, nên tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì Bồ-đề mà tất cả chúng sinh tu đạo Bồ-đề mà thật ra là không có chúng sinh, cũng không có Bồ-đề. Người nào muốn tin ưa pháp này nên tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì tất cả pháp như thật, với Bồ-đề là bình đẳng như nhau. Phi chúng sinh hạnh là không xả bỏ tự tánh. Chúng sinh hạnh ấy là phi hạnh. Phi hạnh ấy là Bồ-đề. Bồ-đề ấy là pháp giới. Nếu muốn không chấp trước vào pháp này, thì học Bát-nhã ba-la-mật.

Này Văn-thù! Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà- tắc, Ưu-bà-di nào, nếu chỉ thọ trì Bát-nhã ba-la-mật với một bài kệ bốn câu và giải nói cho người; ta nói rằng người đó đắc được pháp bất đọa, huống chi như thật mà tu hành. Nên biết rằng thiện nam, thiện nữ đó đã trụ vào cảnh giới của Phật.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, mà không sợ sệt, thì nên biết rằng, người này đã nhận được Pháp ấn của Phật. Pháp ấn này là được Phật tạo ra, là điều mà Phật tôn quý? Vì sao? Vì Pháp ấn này là ấn Pháp vô trước. Nếu thiện nam, thiện nữ nào, được Pháp ấn này ấn vào, thì nên biết người đó theo Bồ-tát thừa, nhất định không thoái chuyển, không rơi vào địa vị Thanh văn và Bíchchi-phật.

Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân và các Thiên tử từ cõi trời Tam thập tam làm mưa bột Chiên-đàn và bột Hoàng kim; lại rải hoa Uất-ba-la, hoa Bátđầu-ma, hoa Câu-vật-đà, hoa Phân-đà-lợi và hoa Mạn-đà-la để cúng dường Bát-nhã ba-la-mật.

Cúng dường xong, chư Thiên nghĩ thế này: “Ta đã cúng dường Pháp vô thượng, vô trước, tối thắng đệ nhất; nguyện vào đời tương lai, ta lại được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này. Nếu người nào đã được dấu ấn của Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này ấn vào, thì người đó đời tương lai lại được nghe thọ, hoàn toàn thành tựu được trí Nhất thiết trí.” Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam, thiện nữ nào được nghe qua một lần Bát-nhã ba-la-mật này, con sẽ vì họ mà làm tăng trưởng Phật pháp và ủng hộ người ấy, dù cả trăm do-tuần, con không để cho loài phi nhân làm hại người đó. Thiện nam, thiện nữ ấy cuối cùng sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Hàng ngày con sẽ đến chỗ người ấy, thiết lễ cúng dường.

Đức Phật dạy Thích Đề-hoàn Nhân:

–Đúng vậy, này Kiều-thi-ca! Ông nên biết rằng thiện nam, thiện nữ đó được đầy đủ Phật pháp, chắc chắn đạt đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Khi ấy, Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Cúi xin Thế Tôn, dùng sức oai thần, giữ Bátnhã ba-la-mật này, mãi mãi trên thế gian này, để làm lợi ích cho chúng sinh.

Khi Văn-thù-sư-lợi nói như vậy, nhờ thần lực của Phật mà đại địa chấn động sáu cách. Bấy giờ, Đức Thế Tôn, liền mỉm cười, phóng đại quang minh, chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới, nhờ sức oai thần mà giữ Bát-nhã ba-la-mật này tồn tại mãi trên thế gian.

Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thế Tôn phóng ánh sáng này là để giữ tướng Bát-nhã ba-la-mật à?

Đức Phật dạy:

–Đúng như vậy, này Văn-thù! Ta phóng ánh sáng này là để giữ tướng Bát-nhã ba-la-mật. Ông nên biết rằng, ta đã giữ Bát-nhã ba-la-mật này tồn tại mãi trên thế gian. Nếu có người nào, không khinh chê pháp này, không nói lỗi của pháp này nên biết rằng người đó đã được Pháp ấn của Bátnhã ba-la-mật này ấn rồi. Cho nên, này Văn-thùsư-lợi, từ lâu ta đã an trụ trong Pháp ấn này. Nếu người nào đã được ấn này ấn vào, thì nên biết rằng người ấy không bị ma vương làm hại.

Đức Phật dạy Đế Thích:

–Ông nên thọ trì, đọc tụng kinh này và bố thí cho lưu hành rộng rãi, khiến cho thiện nam, thiện nữ đời vị lai có được Pháp ấn này.

Rồi Ngài lại dạy A-nan:

–Ông cũng vậy, nên thọ trì, đọc tụng kinh này và rộng nói cho mọi người.

Bấy giờ Thiên đế Thích và Trưởng lão A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Kinh này gọi tên là gì? Chúng con phụng trì như thế nào?

Đức Phật dạy:

–Kinh này tên là Văn-thù-sư-lợi Sở Thuyết, cũng tên là Bát-nhã ba-la-mật. Hãy như vậy mà thọ trì. Này thiện nam! Nếu có người nào với hằng hà sa kiếp, đem bảo châu vô giá bố thí cho hằng hà sa chúng sinh. Thọ rồi chúng sinh đều phát đạo tâm. Khi ấy, thí chủ tùy theo căn cơ chỉ dạy giáo pháp, làm cho lợi ích hoan hỷ, khiến cho họ chứng quả Tu-đà-hoàn đến quả A-la-hán thì người ấy được công đức có nhiều không?

A-nan bạch Phật:

–Đức Thế Tôn, rất nhiều!

Đức Phật dạy:

–Này thiện nam! Nếu có người trong một niệm, phát khởi lòng tin Bát-nhã ba-la-mật này, không chút phỉ báng thì so với công đức của người trước kia, hơn trăm lần, ngàn lần, trăm ngàn vạn lần, cho đến tính số ví dụ cũng không thể biết; huống chi là thọ trì đầy đủ, đọc tụng kinh này và giải nói cho người. Người này được công đức vô lượng, vô biên chư Phật Như Lai có nói không thể hết. Vì sao? Vì có thể sinh Nhất thiết trí tất cả chư Phật. Nếu hư không có giới hạn thì công đức kinh này có giới hạn. Nếu pháp tánh có giới hạn thì công đức kinh này cũng có giới hạn.

Cho nên, này Văn-thù-sư-lợi! Tất cả thiện nam, thiện nữ nên siêng năng, hành trì tinh tấn, giữ gìn kinh này. Kinh này có thể diệt sinh tử và trừ tất cả sự sợ hãi, đánh bại Thiên ma, dựng cờ chiến thắng, đưa Bồ-tát đến quả Niết-bàn, chỉ dạy giáo huấn lìa hàng Nhị thừa.

Bấy giờ, Đế Thích và trưởng lão A-nan đều bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đúng vậy, đúng như lời Phật nói. Chúng con sẽ kính trọng, thọ trì và tuyên bố rộng rãi kinh này. Xin Đức Thế Tôn đừng lo nghĩ.

A-nan và Đế Thích thưa như vầy ba lần:

–Xin Thế Tôn đừng lo, chúng con sẽ kính trọng, thọ trì!

Phật nói kinh này xong, Văn-thù-sư-lợi và các Đại Bồ-tát, Xá-lợi-phất cùng tất cả Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Mahầu-la-già, loài Nhân phi nhân… tất cả đại chúng nghe lời chỉ dạy của Phật đều rất vui mừng, tín thọ phụng hành.

(Từ “Đức Phật…thiện thuyết.” –Trong chánh văn 619 chữ)

Đức Phật dạy Văn-thù-sư-lợi:

–Ông có nhập định chẳng thể nghĩ bàn không? Văn-thù-sư-lợi thưa:

–Bạch Thế Tôn, không! Nếu con nhập định chẳng thể nghĩ bàn, thì con có thể nghĩ bàn. Tâm của Thế Tôn vô tâm, thì làm sao con nhập định chẳng thể nghĩ bàn?

Bạch Thế Tôn! Khi con mới phát tâm Bồ-tát, con nghĩ là sẽ nhập định chẳng thể nghĩ bàn. Nay con không có ý này để nhập định chẳng thể nghĩ bàn.

Bạch Thế Tôn! Như người mới học bắn, trước tiên phải nghĩ như vầy: “Ta sẽ bắn vào đích.” Bắn thành công rồi lại nghĩ: “Ta sẽ bắn da.” Bắn da, thành công rồi lại nghĩ: “Ta sẽ bắn cây.” Bắn cây, thành công rồi lại nghĩ: “Ta sẽ bắn vào sắt.” Bắn sắt, thành công rồi không nghĩ như trước nữa mà mũi tên vẫn trúng đích. Con cũng như vậy, xưa kia mới phát tâm, cầu nhập vào định chẳng thể nghĩ bàn, nhưng ngày nay con không có ý sẽ nhập định chẳng thể nghĩ bàn này nữa. Vì sao? Vì định này là chẳng thể nghĩ bàn.

Bấy giờ Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Văn-thù-sư-lợi chưa được an trụ thì vì sao lìa định chẳng thể nghĩ bàn này, mà có định tịch tĩnh để Tôn giả được chứng đắc?

Văn-thù-sư-lợi nói với Xá-lợi-phất:

–Vì sao ông biết là lìa định chẳng thể nghĩ bàn này, để có định tịch tĩnh. Này Đại đức Xá-lợi-phất! Nếu định chẳng thể nghĩ bàn này có thể đắc, thì có thể lìa định này để có định tịch tĩnh. Nếu định chẳng thể nghĩ bàn này không thể đắc, thì định tịch tĩnh kia cũng không thể đắc. Vì sao? Vì định chẳng thể nghĩ bàn này không thể đắc thì định tịch tĩnh kia cũng không thể đắc. Còn nữa, này Đại đức Xálợi-phất! Không có chúng sinh, không đắc được định này. Tất cả chúng sinh đều được định này. Vì sao? Vì tất cả các tâm là vô tâm. Tánh vô tâm đó tức là định này, cho nên tất cả chúng sinh đều đắc định này.

Bấy giờ Đức Phật khen ngợi Văn-thù-sư-lợi:

–Lành thay, lành thay, lời ông nói thật là thù thắng! Do từ nhiều kiếp lâu xa, ông đã trồng sâu căn lành với vô lượng chư Phật, nên có thể nói như vậy. Này Văn-thù! Ông có nghĩ, là ông trụ Bát-nhã ba-la-mật, mới có thể nói được như vậy?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn, không! Con không nghĩ như vậy. Thưa Thế Tôn, nếu con có ý nghĩ trụ Bát-nhã ba-la-mật đã có thể nói như vậy, thì con trụ vào pháp có thể đắc.

Bạch Thế Tôn! Nếu con trụ vào ngã tướng thì có ý nghĩ ấy; cho nên, thưa Thế Tôn, con không có ý nghĩ trụ Bát-nhã ba-la-mật này để có thể nói như vậy.

Bấy giờ Đức Phật hỏi Văn-thù:

–Ai có thể tin lời ông nói?

Văn-thù thưa:

–Bạch Thế Tôn! Nếu người nào không chấp tướng sinh tử và tướng Niết-bàn, thì người đó tin những điều con nói. Còn nếu có người cố chấp hữu ngã, hoặc có người có đủ ba độc thì những người này không thể tin. Vì sao? Vì kiến và phiền não không thể diệt.

Bấy giờ Thế Tôn khen Văn-thù:

–Lành thay, lành thay, ông nói rất khéo!

(Từ “Thiện nam tử… cố” –Trong chánh văn có 527 chữ)

Hành tướng của thiện nam, thiện nữ là tin pháp này, thọ trì pháp này. Do tâm không thể đắc, nên hành cũng không thể đắc, tướng cũng không thể đắc.

Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào ưa thích vô sở đắc này, thì nên nghe Bát-nhã ba-lamật này. Nếu thiện nam, thiện nữ nào muốn đắc địa vị không thoái chuyển thì nên nghe Bát-nhã bala-mật. Nếu thiện nam, thiện nữ nào, muốn tin tất cả các pháp và pháp giới đều bình đẳng thì nên nghe Bát-nhã ba-la-mật. Nếu thiện nam, thiện nữ nào muốn biết tất cả pháp thì nên nghe Bát-nhã bala-mật này. Nếu người nào có được lòng tin đối với nghĩa này thì nên nghe Bát-nhã ba-la-mật này. Người nào không ưa thích, nhớ nghĩ đến tất cả pháp thì nên nghe Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật này không thấy tất cả các pháp.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn biết tất cả các pháp bất tịnh, bất uế thì nên nghe Bát-nhã ba-la-mật. Nếu thiện nam, thiện nữ nào muốn được không nghi ngờ thì nên nghe Bát-nhã ba-la-mật. Nếu thiện nam, thiện nữ nào, muốn có lòng Từ bi để che trùm tất cả chúng sinh, nhưng không trụ vào tướng chúng sinh, không tranh luận với thế gian thì nên nghe Bát-nhã ba-la-mật.

Bấy giờ Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật không có ngã, không có ngã sở, không khởi, không diệt, không nhân, không quả, không thể chấp giữ; vậy tại sao nghe thọ mà được công đức?

Đức Phật dạy Văn-thù:

–Nếu Bát-nhã ba-la-mật không có tạo tác, không diệt, chẳng phải pháp phàm phu, chẳng phải pháp Thánh nhân, chẳng phải pháp sinh tử, chẳng phải pháp lìa sinh tử, chẳng phải pháp Niết-bàn, chẳng phải pháp lìa Niết-bàn, không được, không mất, không thể nghĩ bàn, chẳng phải không thể nghĩ bàn. Thiện nam, thiện nữ nghe thọ như vậy thì tương ứng với Bát-nhã ba-la-mật, đó là công đức nhưng cũng chẳng phải công đức.

Lại nữa, này Văn-thù! Nếu Đại Bồ-tát muốn đắc định Bồ-tát, muốn biết danh hiệu của tất cả chư Phật, muốn thấy cảnh giới của tất cả chư Phật, muốn nghe pháp của tất cả chư Phật nói, muốn thực hành các pháp của chư Phật thì nên học Bátnhã ba-la-mật này.

Bấy giờ Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao gọi là Bát-nhã ba-lamật?

Đức Phật dạy:

–Bát-nhã ba-la-mật là không hạn lượng, không ngằn mé, không phương hướng, không xứ sở, không đến, không đi, không tạo tác, vô vi, tức là tất cả pháp giới chư Phật, cho nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật.

Này Văn-thù-sư-lợi! Bát-nhã ba-la-mật này là hành xứ của Đại Bồ-tát. Bồ-tát hành nơi xứ này, nên gọi là hành xứ. Vì sao? Vì không có xứ sở.


[Mục lục bộ Bát-nhã] [220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]