SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ I

PHẨM 5: KHEN NGỢI CÔNG ĐỨC THÙ THẮNG
(QUYỂN 10)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.


QUYỂN 10

PHẨM 5: KHEN NGỢI CÔNG ĐỨC THÙ THẮNG

Lúc bấy giờ, các vị Trưởng lão Xá-lợi Tử, Trưởng lão Đại Mục-liên, Trưởng lão Đại Ẩm Quang, Trưởng lão Thiện Hiện... là những bậc được nhiều người biết đến và ngưỡng vọng, các đại Bí-sô và Bí-sô-ni, cùng chúng Đại Bồ-tát, Ôba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính, đồng bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát đạt được là ba-la-mật-đa vĩ đại, sâu rộng, đệ nhất, thù thắng, thâm diệu, nhiệm mầu, tôn quý, cao siêu, hơn hết, cùng tột, trên hết, vô thượng, tối thượng, siêu đẳng, không gì bằng, tuyệt đỉnh, tuyệt đối, như hư không, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh, không không đổi khác, không sinh, không diệt, không nhiễm, dứt mọi tranh biện hý luận, tịch tĩnh, xa lìa tất cả, vắng lặng trọn vẹn, điều phục chế ngự tất cả, tổng trì, chân thật, khai triển phát huy tất cả công đức, thành tựu tất cả công đức, có khả năng phá trừ tất cả, không thể khuất phục.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành bố thí tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn bố thí tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành Bố thí ba-lamật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành tịnh giới tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn tịnh giới tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ Tịnh giới ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành an nhẫn tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn an nhẫn tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ An nhẫn ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành tinh tấn tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn tinh tấn tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành tĩnh lự tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn tĩnh lự tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ Tĩnh lự ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành Bát-nhã tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn Bát-nhã tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng an trụ nơi pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn pháp không bên trong... cho đến pháp không không tánh tự tánh tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ pháp không bên trong... cho đến pháp không không tánh tự tánh tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng an trụ nơi chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn chân như... cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ chân như... cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn bốn Niệm trụ... cho đến tám chi Thánh đạo tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ bốn Niệm trụ... cho đến tám chi Thánh đạo tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng an trụ nơi các Thánh đế khổ, tập, diệt đạo tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt đạo tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ Thánh đế khổ, tập, diệt đạo tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành pháp môn Đà-la-ni, Tam-ma-địa tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn pháp môn Đà-la-ni, Tamma-địa tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ pháp môn Đà-la-ni, Tam-ma-địa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành bậc Đại Bồ-tát tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn bậc Đại Bồ-tát tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ bậc Đại Bồ-tát tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ năm loại mắt, sáu phép thần thông tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, các pháp đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng tuyệt đỉnh; có khả năng làm viên mãn trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng tuyệt đỉnh; có khả năng chứng được tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng được diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, Như Lai cũng do tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa mà có khả năng tu hành an trụ viên mãn, đầy đủ các loại công đức, chứng được sắc tuyệt đỉnh; chứng được thọ, tưởng, hành, thức tuyệt đỉnh; chứng quả vị giác ngộ tuyệt đỉnh; chuyển pháp luân tuyệt đỉnh; độ thoát vô lượng các loại hữu tình, khiến đều được lợi ích an lạc thù thắng. Các Đức Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng do tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa mà các loại công đức đều được viên mãn, đã chứng quả vị Giác ngộ cao tột, sẽ chứng quả vị Giác ngộ cao tột, hiện chứng quả vị Giác ngộ cao tột; chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sinh, khiến đều được lợi ích an lạc thù thắng. Vì thế, bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát nào muốn đạt đến bờ giác thì đối với tất cả các pháp, nên học Bátnhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Người, A-tố-lạc... đều nên cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, bảo hộ, khiến cho sự tinh tấn tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không hề bị chướng ngại.

Đức Thế Tôn bảo các Thanh văn và các Đại

Bồ-tát...:

−Đúng vậy, đúng vậy, như các ông đã nói! Các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Người, A-tố-lạc... đều nên cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, bảo hộ, khiến cho sự tinh tấn tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa không hề bị chướng ngại. Vì sao? Vì do Đại Bồ-tát này, nên thế gian mới có được người, trời xuất hiện, đó là dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; hoặc là Chuyển luân vương, hoặc chư Thiên cõi Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; hoặc trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ, xuất hiện ở thế gian. Vì do Đại Bồ-tát này mà có được các quả vị Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Đại Bồ-tát và Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác... xuất hiện ở thế gian.

Do vì Đại Bồ-tát này mà thế gian có Tam bảo xuất hiện, làm lợi ích cho các loại hữu tình. Do vì Đại Bồ-tát này mà thế gian có được các thứ để nuôi sống và vui chơi xuất hiện, đó là đồ ăn uống, y phục, đồ nằm, phòng xá, đèn sáng, ngọc mạt-ni, trân châu, lưu ly, loa bối, ngọc bích, san hô, vàng bạc... các vật báu, xuất hiện trên đời. Nói tóm lại, tất cả cái vui của trời, người ở thế gian và cái vui Niết-bàn, đều do Đại Bồ-tát ấy mà có. Vì sao vậy? Vì Đại Bồ-tát ấy, chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; chính mình an trụ, cũng dạy cho người khác an trụ nơi pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; tự mình an trụ, cũng dạy cho người khác an trụ nơi chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; chính mình an trụ, cũng dạy cho người khác trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành pháp môn Đà-la-ni, Tam-ma-địa; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành các bậc Bồ-tát; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, các pháp đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; chính mình tu hành, cũng dạy cho người khác tu hành trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì vậy, do sự tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa ấy của các Bồ-tát mà tất cả hữu tình đều được lợi ích an lạc thù thắng.


 

Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]