SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ I

Phẩm 58: CHÚC LỤY
(QUYỂN 346 - 347)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 346

QUYỂN 347


QUYỂN 346

Phẩm 58: CHÚC LỤY (1)

Lúc bấy giờ, Thiên đế Thích bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, con nói như thế, khen ngợi, ghi nhận vì thuận theo lời Pháp, lời Luật của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đối với pháp, tùy pháp, sự ghi nhận như thế là thuận hợp chăng?

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, ông nói như thế, khen ngợi, ghi nhận là đúng theo lời pháp, lời luật của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đối với pháp, tùy pháp, sự ghi nhận như thế là hoàn toàn thuận hợp.

Thiên đế Thích lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu! Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nói đều nương vào các pháp môn Không, Vô tướng, Vô nguyện. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào năm loại mắt, sáu phép thần thông. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu bày đều nương vào tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Các điều mà Đại đức Thiện Hiện đã nêu dẫn đều nương vào quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích:

–Này Kiều-thi-ca, Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người hành Bố thí ba-la-mật-đa; quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán bốn Niệm trụ hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu bốn Niệm trụ; quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người hành bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo! Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán bốn Tĩnh lự hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu bốn Tĩnh lự; quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán tám Giải thoát hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu tám Giải thoát; quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ! Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán pháp không bên trong hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người chứng pháp không bên trong; quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người chứng pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh! Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán chân như hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người chứng chân như; quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người chứng pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán Thánh đế khổ hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người chứng Thánh đế khổ; quán Thánh đế tập, diệt, đạo hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người chứng Thánh đế tập, diệt, đạo!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán pháp môn giải thoát Không hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu pháp môn giải thoát Không; quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán năm loại mắt hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu năm loại mắt; quán sáu phép thần thông hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu sáu phép thần thông! Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán mười lực của Phật hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu mười lực của Phật; quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán pháp không quên mất hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu pháp không quên mất; quán tánh luôn luôn xả hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu tánh luôn luôn xả!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán trí Nhất thiết hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu trí Nhất thiết; quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người tu tất cả hạnh Đại Bồ-tát!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người chứng quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán chư Như Lai còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người chuyển pháp luân!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán pháp không sinh diệt còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người chứng pháp không sinh diệt!

Cụ thọ Thiện Hiện vì an trú nơi pháp không nên quán ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp hãy còn chẳng thể nắm bắt được, huống hồ là có người có thân tướng đầy đủ các tướng tốt này! Vì sao?

Này Kiều-thi-ca, vì Cụ thọ Thiện Hiện đối với tất cả pháp, an trú nơi các nẻo xa lìa, tịch tĩnh, vô sở đắc, Không, Vô tướng, Vô nguyện.

Này Kiều-thi-ca, vì Cụ thọ Thiện Hiện đối với tất cả pháp, an trú nơi vô lượng sự an trú thù thắng như thế.

Này Kiều-thi-ca, sự an trú của Thiện Hiện so với nẻo an trú tối thắng nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa của chúng Đại Bồ-tát đã an trú thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, một phần trăm ngàn, một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, một phần trăm ngàn ức, một phần triệu, một phần trăm triệu, một phần ngàn triệu, một phần trăm ngàn triệu cho đến cũng không bằng một phần tính, phần kể, phần toán, phần dụ, phần cực số. Vì sao? Này Kiều-thi-ca, vì trừ sự an trú của Như Lai, sự an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa của các hàng Thanh văn, Độc giác... thì tối thắng, là hết mực lớn lao, tôn quý, vi diệu, không gì hơn. Vì vậy, này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát muốn vươn lên trên tất cả hữu tình thì nên an trú nơi nẻo an trú tối thắng của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Kiều-thi-ca, vì các Đại Bồ-tát an trú nơi Bátnhã ba-la-mật-đa là nẻo an trụ tối thắng, vượt qua các bậc Thanh văn, Độc giác... chứng nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát. Có thể mau hoàn thành đầy đủ tất cả Phật pháp, đoạn trừ các tập khí phiền não tương tục, chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột, được gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thành tựu viên mãn trí Nhất thiết trí.

Bấy giờ, trong pháp hội có vô lượng, vô số chúng trời Ba mươi ba, hết mực hoan hỷ, nhảy nhót, thảy đều lấy hoa thơm vi diệu của cõi trời tung rải dâng cúng Như Lai và chúng Bí-sô.

Khi ấy, trong chúng có sáu ngàn vị Bí-sô, từ chỗ ngồi đứng dậy, che kín vai bên trái, gối bên phải quỳ sát đất, chắp tay hướng Phật. Do thần lực của Phật nên ngay nơi tay của các vị Bí-sô đó tự nhiên hiện đầy các hoa thơm vi diệu. Các vị Bí-sô cho là điều chưa từng có nên quá đỗi vui mừng. Các vị đều dùng hoa này tung rải, cúng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; sau đấy thì đều phát nguyện: “Chúng con xin dùng diệu lực từ căn lành thù thắng này, nguyện thường an trú nơi nẻo an trú tối thắng của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa; hàng Thanh văn, Độc giác chẳng thể an trú, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, vượt qua bậc Thanh văn, Độc giác.”

Bấy giờ, Thế Tôn biết tâm niệm hết mực thanh tịnh của các vị Bí-sô, liền mỉm cười.

Như thường lệ, khi Phật mỉm cười thì có đủ loại ánh sáng với nhiều màu sắc từ trong kim khẩu phóng ra như ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía... tỏa chiếu khắp các thế giới của Phật ở thế giới ba lần ngàn này, rồi trở lại chiếu quanh thân Phật ba vòng, xong thì nhập vào nơi đỉnh đầu.

Cụ thọ Khánh Hỷ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay lễ Phật, bạch:

–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Ngài mỉm cười? Chư Phật khi mỉm cười chẳng phải là không duyên cớ. Cúi xin Như Lai thương xót chỉ rõ.

Phật bảo Khánh Hỷ:

–Sáu ngàn vị Bí-sô phát nguyện thù thắng này, ở vào kiếp Tinh dụ trong đời vị lai sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, đều cùng một danh hiệu là Tán Hoa Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạc-già-phạm. Các Bí-sô đệ tử, cõi Phật, tuổi thọ của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều như nhau, cùng thọ ngàn năm. Chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác này đản sinh, xuất gia và thành đạo rồi tùy theo nơi chốn hóa độ ấy, hoặc ngày, hoặc đêm, thường được tung rải hoa thơm vi diệu gồm năm màu sắc, do nhân duyên ấy nên ta mỉm cười.

Khánh Hỷ nên biết, nếu Đại Bồ-tát muốn được an trú nơi nẻo an trú tối thắng thì nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, nếu Đại Bồ-tát muốn được an trú nơi nẻo an trú của Như Lai thì nên học Bátnhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì thiện nam, thiện nữ ấy nơi đời trước, hoặc từ nhân gian mạng chung rồi sinh trở lại nơi này, hoặc từ cõi trời Đổ-sử-đa mạng chung và sinh vào cõi người. Đời trước của họ, hoặc ở cõi người, hoặc ở cõi trời, do được rộng nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên ở đời này mới có thể tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Khánh Hỷ nên biết, Như Lai nhận thấy nơi hiện tại người nào tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không còn quan tâm đến một điều gì nữa, thì người ấy nhất định là Đại Bồ-tát.

Lại nữa Khánh Hỷ, nếu thiện nam, thiện nữ nào, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thường ưa thích lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, thông tỏ hoàn toàn, tư duy đúng như lý, vì các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa tuyên thuyết, mở bày, dạy bảo, trao truyền, nên biết người ấy là Đại Bồtát, trong đời quá khứ từng theo Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nghe giảng nói Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa như thế; nghe rồi ưa thích, thọ trì, đọc tụng, thông tỏ hoàn toàn, tư duy đúng như lý, vì người rộng nói, cho nên đời này đã có thể hoàn thành việc ấy.

Khánh Hỷ nên biết, thiện nam, thiện nữ ấy, từng ở cảnh giới của vô lượng chư Phật thời quá khứ vun trồng nhiều căn lành, cho nên ở đời này đã có thể hoàn thành việc ấy.

Khánh Hỷ nên biết, thiện nam, thiện nữ ấy nên nghĩ thế này: “Trước đây, ta chẳng từ nơi bậc Thanh văn, Độc giác nghe giảng nói Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa như thế, nhất định là từ nơi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nghe giảng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa ấy. Trước đây, ta chẳng đối với hàng Thanh văn, Độc giác vun trồng các căn lành mà nhất định là đối với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vun trồng các căn lành. Do nhân duyên ấy, nay được nghe giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, ưa thích thọ trì, đọc tụng, thông tỏ, tư duy đúng như lý, vì người rộng nói, thường không chán nản, mỏi mệt.”

Khánh Hỷ nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, thường ưa thích lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, thông tỏ rốt ráo, tư duy đúng như lý đối với nghĩa, pháp, diệu lý sâu xa, tùy thuận tu hành thì thiện nam, thiện nữ ấy, trong hiện tại tất thấy được các Bậc Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chúng ta.

Khánh Hỷ nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe giảng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, dốc tâm tin tưởng, thọ trì, không chút chê bai, chẳng hề cản trở, phá hoại, thì thiện nam, thiện nữ ấy đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, ở chỗ của chư Phật đã vun trồng nhiều căn lành, cũng được vô lượng các hàng bạn lành gần gũi, hỗ trợ.

Khánh Hỷ nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào đối với ruộng phước thù thắng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thường vun trồng các căn lành, thì tuy nhất định sẽ đạt được, hoặc quả Thanh văn, Độc giác, hoặc quả vị Như Lai, nhưng muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì cần phải đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, khéo lãnh hội thông tỏ, tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, tu hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa; an trú nơi pháp không bên trong, an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; an trú nơi chân như, an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; an trú nơi Thánh đế khổ, an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo; tu hành bốn Niệm trụ, tu hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; tu hành bốn Tĩnh lự, tu hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tu hành tám Giải thoát, tu hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; tu hành pháp môn giải thoát Không, tu hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông; tu hành mười lực của Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả; tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; tu hành trí Nhất thiết, tu hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, khiến thảy đều viên mãn.

Khánh Hỷ nên biết, nếu Đại Bồ-tát đối với Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thường khéo lãnh hội thông tỏ, tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, tu hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa; an trú nơi pháp không bên trong, an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; an trú nơi chân như, an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; an trú nơi Thánh đế khổ, an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo; tu hành bốn Niệm trụ, tu hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; tu hành bốn Tĩnh lự, tu hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tu hành tám Giải thoát, tu hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; tu hành pháp môn giải thoát Không, tu hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông; tu hành mười lực của Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả; tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; tu hành trí Nhất thiết, tu hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, khiến thảy đều viên mãn, mà Đại Bồ-tát ấy chẳng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, lại trụ ở bậc Thanh văn, Độc giác, thì không hề có việc đó. Vì vậy, Đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, khéo lãnh hội thông tỏ, tu hành Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến tu hành trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, khiến đều được viên mãn. Vì vậy, này Khánh Hỷ, Ta đem kinh điển hết mực thâm diệu là Bát-nhã bala-mật-đa phó chúc cho ông, ông nên nghiêm chỉnh thọ trì, đọc tụng, chớ để quên mất.

Khánh Hỷ nên biết, nếu đối với kinh điển vô cùng thâm diệu là Bát-nhã ba-la-mật-đa này thậm chí chỉ một câu mà khéo thọ trì chẳng quên mất thì được vô lượng phước; còn nếu có người đối với kinh này, chẳng khéo thọ trì, cho đến một câu mà cũng quên mất thì bị tội rất nặng đồng với lượng nước vừa nêu trước. Vì vậy, này Khánh Hỷ, Ta đem kinh điển vô cùng thâm diệu là Bát-nhã ba-lamật-đa, ân cần phó chúc cho ông, ông nên nghiêm chỉnh thọ trì, đọc tụng, thông tỏ, tư duy đúng như lý, vì người rộng nói, phân biệt, chỉ dạy, khiến cho người thọ trì hoàn toàn lãnh hội được nghĩa văn cùng diệu lý.

QUYỂN 347

Phẩm 58: CHÚC LỤY (2)

Khánh Hỷ nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào đối với kinh điển thâm diệu là Bát-nhã ba-la-mậtđa này, thọ trì, đọc tụng, thông đạt rốt ráo, đúng như lý tư duy, vì người rộng nói, phân biệt, chỉ dẫn, khiến họ lãnh hội dễ dàng tức là vị ấy đã thọ trì chính quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, quá khứ, vị lai, hiện tại đã chứng đắc.

Khánh Hỷ nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào, đối với kinh điển thâm diệu là Bát-nhã ba-lamật-đa này, thọ trì, đọc tụng, thông đạt rốt ráo, đúng như lý tư duy, vì người rộng nói, phân biệt, khai thị, khiến họ lãnh hội dễ dàng, tức là vị ấy đã gồm thâu tiếp nhận chính quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, quá khứ, vị lai, hiện tại đã chứng đắc. Khánh Hỷ nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào hiện ở chỗ Ta, muốn dùng các loại tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, nhạc hay, đèn sáng, đều thuộc loại thượng diệu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen không hề biếng trễ, thì nên đối với kinh điển thâm diệu là Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, thông tỏ rốt ráo, đúng như lý tư duy, vì người rộng nói, phân biệt, chỉ dẫn, khiến họ lãnh hội dễ dàng, hoặc lại sao chép, dùng các vật báu làm cho thêm trang nghiêm, thường dùng các loại tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, nhạc hay, đèn sáng đều là hạng thượng diệu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen không hề biếng trễ.

Khánh Hỷ nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Ta, cũng là cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại trong mười phương thế giới hiện đang thuyết pháp và chư Phật thời quá khứ, vị lai.

Khánh Hỷ nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe giảng nói kinh điển thâm diệu là Bát-nhã bala-mật-đa dốc lòng tin tưởng thọ trì, cung kính ưa thích, tức là tin tưởng thọ nhận, cung kính, ưa thích chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.

Này Khánh Hỷ, nếu ông hết lòng mến thích Ta chẳng chút xa lìa thì cũng nên mến thích chẳng hề xa lìa kinh điển thâm diệu là Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm chí một câu, chớ để quên mất.

Này Khánh Hỷ, Ta đã nêu rõ về nhân duyên phó chúc kinh điển thâm diệu là Bát-nhã ba-lamật-đa như thế, tuy nhiều vô lượng nhưng nói tóm lại như Ta đã là Đại Sư của các ông, nên biết Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng là Đại Sư của các ông. Các ông kính trọng Ta, cũng nên kính trọng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Vì vậy này Khánh Hỷ, Ta dùng vô lượng phương tiện thiện xảo, phó chúc kinh điển thâm diệu là Bát-nhã ba-la-mật-đa cho ông, ông nên thọ trì chớ để quên mất.

Này Khánh Hỷ, nay Ta đem kinh điển thâm diệu là Bát-nhã ba-la-mật-đa này ở trước vô lượng đại chúng Trời, Người, A-tố-lạc... phó chúc cho ông.

Này Khánh Hỷ, nay Ta nói thật với ông: Đối với những ai đã hết lòng tin tưởng, chẳng muốn rời bỏ Tăng, cũng chẳng muốn rời bỏ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đã, sẽ chứng đắc, thì nhất định chẳng nên bỏ kinh điển thâm diệu là Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế.

Này Khánh Hỷ, đây là pháp dạy bảo, trao truyền cho các đệ tử của chư Phật chúng tôi. Nếu thiện nam, thiện nữ nào đối với kinh điển thâm diệu là Bát-nhã ba-la-mật-đa này, ưa thích lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tư duy đúng như lý dùng vô lượng phương pháp để vì người rộng nói, phân biệt, chỉ rõ, nêu bày, an lập, khiến họ dễ lãnh hội, thì thiện nam, thiện nữ ấy mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột, sắp thành tựu viên mãn, trí Nhất thiết trí. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột, đối tượng chứng đắc của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế để phát sinh.

Khánh Hỷ nên biết, chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời quá khứ cũng nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà đạt được quả vị Giác ngộ cao tột. Chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời vị lai cũng nương vào Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa như thế mà đạt được quả vị Giác ngộ cao tột. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại đang thuyết pháp ở trong các thế giới khắp Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn hướng trên, dưới, cùng từ Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà đạt được quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Khánh Hỷ, nếu Đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì nên siêng năng tinh tấn tu học Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là mẹ của các Đại Bồ-tát, sinh ra các Đại Bồtát.

Khánh Hỷ nên biết, nếu Đại Bồ-tát dốc học sáu pháp Ba-la-mật-đa thì sẽ mau chứng đắc đối tượng mong đạt đến là quả vị Giác ngộ cao tột. Do vậy, này Khánh Hỷ, Ta đem kinh điển thâm diệu bao hàm sáu pháp Ba-la-mật-đa này, ở trước các đại chúng, phó chúc cho ông, ông nên nghiêm chỉnh thọ trì, chớ để quên mất. Vì sao? Vì kinh điển thâm diệu bao hàm sáu pháp Ba-la-mật-đa như thế là kho tàng chứa pháp vô tận của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; tất cả Phật pháp đều từ đấy phát sinh.

Khánh Hỷ nên biết, pháp đang được thuyết giảng của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại trong các thế giới khắp Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn hướng, trên dưới, đều được xuất phát từ kho tàng chứa pháp vô tận là sáu pháp Ba-la-mậtđa này. Pháp đã từng diễn nói của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời quá khứ đều được xuất phát từ kho tàng chứa pháp vô tận là sáu pháp Bala-mật-đa ấy. Pháp sẽ giảng nói của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời vị lai cũng đều được xuất phát từ kho tàng chứa pháp vô tận là sáu pháp Ba-la-mật-đa ấy.

Khánh Hỷ nên biết, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời quá khứ cũng nương vào kho tàng chứa pháp vô tận là sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà tinh cần tu học, đã chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời vị lai cũng nương vào kho tàng chứa pháp vô tận là sáu pháp Ba-lamật-đa này mà tinh cần tu học, sẽ chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại, đang thuyết pháp trong các thế giới khắp Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn hướng, trên dưới, cũng nương vào kho tàng chứa pháp vô tận là sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà tinh cần tu học, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, các chúng đệ tử của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời quá khứ đều nương vào kho tàng chứa pháp vô tận là sáu pháp Ba-lamật-đa này mà tinh cần tu học, đối với cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối, mầu nhiệm đã nhập Niết-bàn. Các chúng đệ tử của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời vị lai đều nương vào kho tàng chứa pháp vô tận là sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà tinh cần tu học, đối với cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối, mầu nhiệm sẽ nhập Niết-bàn. Các chúng đệ tử của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại ở trong các thế giới khắp Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn hướng, trên dưới, đều nương vào kho tàng chứa pháp vô tận là sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà tinh cần tu học, đối với cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối, mầu nhiệm đang nhập Niết-bàn.

Lại nữa Khánh Hỷ, giả sử ông là người của Thanh văn thừa giảng nói về pháp Thanh văn, do pháp này mà tất cả hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều đắc quả A-la-hán, thì còn chưa phải là vì Ta mà làm công việc của người đệ tử. Nếu ông có thể vì người trụ nơi Bồ-tát thừa mà tuyên thuyết một câu pháp tương ưng với Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa thì mới gọi là vì Ta mà làm công việc của người đệ tử. Đối với việc này, Ta hết mực tùy hỷ, hơn cả việc ông giáo hóa tất cả hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều đắc quả A-lahán.

Lại nữa Khánh Hỷ, giả sử các loài hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, do sức giáo hóa của người khác, đồng thời đều được làm thân người, cùng lúc chứng đắc quả A-la-hán, thì sự nghiệp phước đức thù thắng mà tất cả các vị A-la-hán có được do Bố thí, Trì giới, do tu tập, theo ý ông thì sao? Sự nghiệp phước đức ấy nhiều chăng?

Khánh Hỷ đáp:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật bảo Khánh Hỷ:

–Nếu có đệ tử là hàng Thanh văn có thể vì Đại Bồ-tát mà tuyên thuyết pháp tương ưng với Bátnhã ba-la-mật-đa, trải qua một ngày đêm, thì chỗ phước đạt được nhiều hơn vị trước.

Khánh Hỷ nên biết, không kể một ngày đêm, chỉ trải qua một ngày; lại không kể một ngày, chỉ trải qua nửa ngày; lại không kể nửa ngày, chỉ trải qua một giờ; lại không kể một giờ, chỉ trải qua khoảng một bữa ăn; lại không kể một bữa ăn, chỉ trải qua chốc lát; lại không kể chốc lát, chỉ trải qua thoáng chốc; lại không kể thoáng chốc, chỉ trải qua trong nháy mắt, hơi thở vị Thanh văn ấy có thể vì Bồ-tát mà tuyên thuyết pháp tương ưng với Bátnhã ba-la-mật-đa, thì chỗ công đức đạt được cũng nhiều hơn vị trước. Vì sao vì chỗ phước mà vị Thanh văn ấy đạt được vượt hơn các căn lành của tất cả Thanh văn, Độc giác.

Lại nữa Khánh Hỷ, nếu Đại Bồ-tát vì người trụ nơi Thanh văn thừa tuyên thuyết các loại pháp về Thanh văn thừa; giả sử các loài hữu tình ở thế giới ba lần ngàn, do pháp này mà tất cả đều chứng đắc quả A-la-hán, đều có được đầy đủ các thứ công đức thù thắng, vậy theo ý ông thì sao? Đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này, phước đức đạt được là nhiều chăng?

Khánh Hỷ bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều! Chỗ phước đức mà Đại Bồ-tát ấy đạt được là vô lượng vô biên.

Phật bảo Khánh Hỷ:

–Nếu Đại Bồ-tát vì người tu tập Thanh văn thừa, hoặc người tu tập Độc giác thừa, hoặc người tu tập Vô thượng thừa, tuyên thuyết pháp tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa, trải qua một ngày đêm thì phước đức đạt được nhiều hơn vị trước.

Khánh Hỷ nên biết, không kể một ngày đêm, chỉ trải qua một ngày; lại không kể một ngày, chỉ trải qua nửa ngày; lại không kể nửa ngày, chỉ trải qua một giờ; lại không kể một giờ, chỉ trải qua khoảng một bữa ăn; lại không kể một bữa ăn, chỉ trải qua chốc lát; lại không kể chốc lát, chỉ trải qua thoáng chốc; lại không kể thoáng chốc, chỉ trải qua trong nháy mắt, hơi thở, Đại Bồ-tát ấy có thể vì người tu tập ở ba thừa mà tuyên thuyết pháp tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì phước đức đạt được nhiều hơn vị trước vô lượng, vô số. Vì sao? Vì pháp thí tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vượt qua pháp thí tương ưng của tất cả bậc Thanh văn, Độc giác cùng các căn lành của hai thừa ấy. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy tự mình dốc cầu quả vị Giác ngộ cao tột, cũng dùng pháp tương ưng của Đại thừa, thị hiện, chỉ dạy, dẫn dắt, khuyến khích, chúc mừng, giáo hóa các hữu tình, khiến cho họ đối với quả vị Giác ngộ cao tột đạt được không thoái chuyển.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu Bố thí ba-la-mật-đa, cũng dạy người tu Bố thí ba-la-mậtđa; tự tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa, cũng dạy người tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu bốn Niệm trụ, cũng dạy người tu bốn Niệm trụ; nếu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, cũng dạy người tu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự an trú nơi pháp không bên trong, cũng dạy người an trú nơi pháp không bên trong; tự an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cũng dạy người an trú nơi pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự an trú nơi chân như, cũng dạy người an trú nơi chân như; tự an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, cũng dạy người an trú nơi pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự an trú nơi Thánh đế khổ, cũng dạy người an trú nơi Thánh đế khổ; tự an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng dạy người an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu bốn Tĩnh lự, cũng dạy người tu bốn Tĩnh lự; tự tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, cũng dạy người tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó. Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu tám Giải thoát, cũng dạy người tu tám Giải thoát; tự tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, cũng dạy người tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp môn giải thoát Không, cũng dạy người tu pháp môn giải thoát Không; tự tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, cũng dạy người tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu năm loại mắt, cũng dạy người tu năm loại mắt; tự tu sáu phép thần thông, cũng dạy người tu sáu phép thần thông. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu mười lực của Phật, cũng dạy người tu mười lực của Phật; tự tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng dạy người tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp không quên mất, cũng dạy người tu pháp không quên mất; tự tu tánh luôn luôn xả, cũng dạy người tu trí Đạo tướng, tánh luôn luôn xả. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng dạy người tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; tự tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng dạy người tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu trí Nhất thiết, cũng dạy người tu trí Nhất thiết; tự tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, cũng dạy người tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng dạy người tu tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng dạy người tu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu Vô sinh pháp nhẫn, cũng dạy người tu Vô sinh pháp nhẫn. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự làm nghiêm tịnh cõi Phật, cũng dạy người làm nghiêm tịnh cõi Phật; tự đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, cũng dạy người đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó. Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự học về chuyển pháp luân vô thượng, cũng dạy người học về chuyển pháp luân vô thượng. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự dùng vô lượng tướng tốt vi diệu để trang nghiêm nơi thân, cũng dạy người dùng vô lượng tướng tốt vi diệu để trang nghiêm nơi thân. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch, cũng dạy người tu quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự tu quán tất cả pháp không có ngã, không có hữu tình, không có dòng sinh mạng, không có khả năng sinh khởi, không có sự nuôi dưỡng, không có sự trưởng thành, không có chủ thể luân hồi, không có ý sinh, không có nho đồng, không có khả năng tạo tác, không có khả năng thọ nhận, không có sự hiểu biết, không có sự nhận thức, cũng dạy người quán tất cả pháp không có ngã cho đến không có sự nhận thức. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Khánh Hỷ nên biết, Đại Bồ-tát ấy tự quán tất cả pháp như huyễn hóa, như chiêm bao, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng sáng, như dợn nắng, như trò ảo thuật, như thành ảo, tuy giống như có đấy nhưng không có thật tánh; cũng dạy người quán tất cả pháp như huyễn hóa cho đến như thành ảo, tuy giống như có đấy nhưng không có thật tánh. Do nhân duyên ấy, căn lành tăng trưởng, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà có sự thoái chuyển thì không hề có việc đó.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn với bốn chúng đệ tử vây quanh, khen ngợi Bát-nhã ba-la-mật-đa, phó chúc cho Cụ thọ Khánh Hỷ khiến thọ trì rồi, lại ở trước đại chúng cùng tất cả hàng Thiên, Long, Dượcxoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩnnại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân phi nhân..., thể hiện diệu lực của thần thông, làm cho đại chúng đều thấy Đức Bất Động Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, có vô lượng hội chúng vây quanh sau trước, đang tuyên thuyết pháp mầu, cũng được thấy cõi Phật ấy với các tướng trang nghiêm, hàng Tăng chúng Thanh văn đều là bậc A-la-hán, các lậu đã hết, không còn phiền não, được hoàn toàn tự tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cũng như điều phục ngựa khôn, rồng lớn, đã làm việc, cần làm, đã xong việc đã xong, bỏ các gánh nặng, đạt được lợi mình, sạch mọi sự trói buộc về sinh tử thật chứng giải thoát, đạt tâm tự tại, rốt ráo đệ nhất. Các chúng Đại Bồ-tát ở cõi ấy, tất cả đều được Đà-la-ni và biện tài vô ngại, thành tựu vô lượng công đức thù thắng. Lúc này Phật thâu thần lực và đại chúng bỗng nhiên không còn thấy Đức Bất Động Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, các Thanh văn, Bồ-tát và đông đảo hội chúng cùng với những hình tướng trang nghiêm nơi cõi Phật ấy. Đức Phật Bất Động, các Bồ-tát, Thanh văn, cõi nước trang nghiêm, chúng hội... kia đều chẳng còn là đối tượng nhận thức của nhãn căn nơi cõi này. Vì sao? Vì Phật đã thâu thần lực nên đối với cảnh xa xôi kia không còn duyên để trông thấy.

Bấy giờ, Phật bảo Cụ thọ Khánh Hỷ:

–Ông còn thấy Đức Bất Động Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cùng với cõi nước và chúng hội ở đấy chăng?

Khánh Hỷ bạch:

–Con không còn thấy nữa. Vì những cảnh ấy chẳng còn là đối tượng nhận thức của nhãn căn này.

Phật bảo Khánh Hỷ:

–Như các cảnh tượng nơi cõi Phật, chúng hội... ấy chẳng phải là cảnh giới làm đối tượng nhận thức của nhãn căn ở cõi này, tất cả pháp cũng như thế, chẳng phải là cảnh làm đối tượng nhận thức của nhãn căn: pháp chẳng nhận thức pháp, pháp chẳng thấy pháp, pháp chẳng biết pháp.

Khánh Hỷ nên biết, tất cả pháp đều không có cái nhận thức, không có cái thấy, không có cái biết, không chuyển động, không tạo tác. Vì sao? Vì tất cả pháp đều không có cái tác dụng, vì tánh của chúng là xa lìa cả chủ thể giữ lấy và đối tượng được giữ lấy; vì tất cả pháp là chẳng thể nghĩ bàn, tánh của chúng là xa lìa cả chủ thể nghĩ bàn và đối tượng được nghĩ bàn; vì tất cả pháp như trò ảo thuật, do các duyên hòa hợp, tương tợ như có; vì tất cả pháp không có kẻ tạo tác, thọ nhận, chỉ do vọng tưởng hiện ra in tuồng như có, không chắc thật.

Khánh Hỷ nên biết, nếu Đại Bồ-tát biết như vậy, thấy như vậy, hành hóa như vậy là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng chấp trước về hình tướng của các pháp ấy.

Khánh Hỷ nên biết, nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy là học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, nếu Đại Bồ-tát muốn cho tất cả các pháp Ba-la-mật-đa mau được viên mãn thì nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì người học như thế đối với các sự học khác là hơn hết, là lớn lao, tôn quý, vi diệu, là không gì sánh bằng, đem lại lợi ích an lạc cho tất cả thế gian, đối với kẻ không chỗ nương nhờ làm chỗ nương nhờ; luôn được chư Phật Thế Tôn bằng lòng khen ngợi.

Khánh Hỷ nên biết, chư Phật, Bồ-tát an trú trong sự học ấy, có khả năng dùng tay phải nắm lấy thế giới ba lần ngàn nhấc bổng lên, hoặc ném đến phương khác, hoặc đặt để ở cõi này mà các hữu tình ở trong đó chẳng hề hay biết. Vì sao? Vì đấy chính là uy lực từ công đức khó nghĩ bàn của Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Khánh Hỷ nên biết, chư Phật và chúng Đại Bồtát ở quá khứ, vị lai và hiện tại, học Bát-nhã ba-lamật-đa này, đối với các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại và vô vi đều đạt được sự hiểu biết vô ngại. Vì vậy, này Khánh Hỷ, Ta nói học Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa này, đối với các sự học khác là hơn hết, là lớn lao, tôn quý, vi diệu, là không gì sánh bằng.

Khánh Hỷ nên biết, các hữu tình muốn nắm bắt về độ lớn, sự cùng tận của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì cũng giống như kẻ ngu si muốn nắm bắt về độ lớn, sự cùng tận của hư không. Vì sao? Vì công đức của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là vô lượng, là vô tận, không giới mốc.

Khánh Hỷ nên biết, Ta chẳng bao giờ nói Bát- nhã ba-la-mật-đa sâu xa có số lượng, giới mốc tận cùng như danh, thân... Vì sao? Vì tất cả danh thân, cú thân, văn thân là pháp có số lượng, còn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng phải là pháp có số lượng, chẳng phải là pháp có số lượng, chẳng phải các danh thân, cú thân, văn thân có khả năng lượng định về Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật-đa là đối tượng được lượng định của các pháp ấy.

Bấy giờ, Cụ thọ Khánh Hỷ bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà nói Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa là vô lượng?

Phật bảo Khánh Hỷ:

–Vì tánh của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là vô tận nên nói là vô lượng; vì tánh của Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa là xa lìa nên nói là vô lượng; vì tánh của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là tịch tĩnh nên nói là vô lượng; vì tánh của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thật tế nên nói là vô lượng; vì tánh của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như hư không nên nói là vô lượng.

Khánh Hỷ nên biết, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ đều học Bát-nhã ba-la-mật-đa mà chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, vì các hữu tình thuyết giảng khai thị, nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa này cũng không cùng tận. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vị lai đều học Bát-nhã ba-la-mật-đa mà chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, vì các hữu tình thuyết giảng khai thị, nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa này cũng không cùng tận. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong hiện tại ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương đều học Bát-nhã ba-lamật-đa mà chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, vì các hữu tình thuyết giảng khai thị, nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa này cũng không cùng tận. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa giống như hư không chẳng thể cùng tận. Các hữu tình muốn cho Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa cùng tận tức là muốn cho giới mốc vô tận của hư không cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cũng chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì pháp không bên trong chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì chân như chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì Thánh đế khổ chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì bốn Tĩnh lự chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì tám Giải thoát chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì bốn Niệm trụ chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì pháp môn giải thoát Không chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì năm loại mắt chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; sáu phép thần thông cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì mười lực của Phật chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì pháp không quên mất chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; tánh luôn luôn xả cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì tất cả pháp môn Đà-lani chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì trí Nhất thiết chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận.

Khánh Hỷ nên biết, vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể cùng tận, nên đã chẳng cùng tận, hiện chẳng cùng tận và sẽ chẳng cùng tận; quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật cũng chẳng thể cùng tận, nên đã, hiện và sẽ chẳng cùng tận. Vì sao? Vì các pháp này không sinh, không diệt, cũng không trụ, không dị, thì sao có thể nêu bày ra là có sự cùng tận được?

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp cả khuôn mặt, sau đấy thì thâu tướng lưỡi lại, bảo Khánh Hỷ:

–Theo ý ông thì sao? Lời nói phát ra từ tướng lưỡi như thế thì có hư vọng chăng?

Khánh Hỷ bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, không! Bạch Thiện Thệ, không!

Phật bảo Khánh Hỷ:

–Từ nay về sau ông nên vì bốn chúng mà rộng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, phân biệt, chỉ rõ, nêu bày, sắp đặt khiến cho dễ lãnh hội.

Khánh Hỷ nên biết, trong kinh thâm diệu là Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã nói rộng về tất cả pháp phần Bồ-đề và hình tướng của các pháp. Vì vậy, tất cả các hữu tình cầu Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô thượng thừa đều nên đối với pháp môn đã thuyết giảng của Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa này, luôn siêng năng tu học, chớ nên chán nản buông bỏ. Nếu được như thế thì mau được an trú nơi bậc mà mình mong đạt đến.

Lại nữa Khánh Hỷ, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là khả năng để ngộ nhập tất cả tướng, tất cả chữ, tất cả pháp môn Đà-la-ni. Các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni này đều nên tu học. Nếu Đại Bồ-tát dốc thọ trì pháp môn Đà-la-ni như thế thì mau có thể chúng đắc tất cả biện tài và các sự hiểu biết thông suốt. Vì vậy, này Khánh Hỷ, Ta nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy chính là kho tàng chứa pháp vô tận của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, vị lai, hiện tại.

Này Khánh Hỷ, Ta nay nói rõ với ông: Nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, thọ trì, đọc tụng, thông đạt rốt ráo, tư duy đúng như lý, tức là thọ trì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật trong quá khứ, vị lai, hiện tại.

Này Khánh Hỷ, Ta nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là đôi chân vững chắc có khả năng đi thẳng đến đạo Bồ-đề, cũng là Đại Đà-la-ni của tất cả pháp Phật vô thượng. Nếu các ông có khả năng thọ trì các pháp Đà-la-ni của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tức là nắm giữ một cách đầy đủ tất cả Phật pháp.


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]