SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ II
Phẩm 13: Sáu pháp đến bờ kia
(QUYỂN 411 - 412)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, con cũng muốn đem trí tuệ biện tài nói ý nghĩa mà do đó các Đại Bồ-tát được gọi là Ma-ha-tát.
Phật bảo Mãn Từ Tử:
–Tùy theo ý ông mà nói.
Mãn Từ Tử thưa:
–Bạch Thế Tôn, các Bồ-tát vì làm lợi cho khắp tất cả hữu tình nên mặc áo giáp công đức lớn, phát tâm hướng đến Đại thừa. Vì nương vào Đại thừa nên gọi là Ma-ha-tát.
Bấy giờ, Xá-lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử:
–Thế nào là Đại Bồ-tát vì làm lợi khắp tất cả hữu tình nên mặc áo giáp công đức lớn? Mãn Từ Tử đáp:
–Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồ-tát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, không vì lợi lạc cho phần nhỏ chúng hữu tình mà tu hành, chỉ vì lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình mà tu hành. Các Đại Bồtát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa không vì lợi lạc cho phần nhỏ chúng hữu tình mà tu hành, chỉ vì lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình mà tu hành. Các Đại Bồ-tát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa không vì lợi lạc cho phần nhỏ chúng hữu tình mà tu hành, chỉ vì lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình mà tu hành. Các Đại Bồ-tát khi tu hành Tinh tấn bala-mật-đa không vì lợi lạc cho phần nhỏ chúng hữu tình mà tu hành, chỉ vì lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình mà tu hành. Các Đại Bồ-tát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa không vì lợi lạc cho phần nhỏ chúng hữu tình mà tu hành, chỉ vì lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình mà tu hành. Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không vì lợi lạc cho phần nhỏ chúng hữu tình mà tu hành, chỉ vì lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình tu hành.
–Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát vì làm lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình nên mặc áo giáp công đức lớn.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát mặc áo giáp công đức lớn làm lợi lạc cho các hữu tình không vì giới hạn, không nghĩ như vầy: “Tôi sẽ cứu giúp chúng hữu tình ấy làm cho họ vào cõi Vô dư Niết-bàn, không làm cho chúng hữu tình kia vào được. Tôi sẽ cứu giúp chúng hữu tình này làm cho an trụ quả vị Giác ngộ cao tột, hoặc không làm cho chúng hữu tình kia an trụ được.” Nhưng các Đại Bồ-tát cứu giúp khắp tất cả hữu tình làm cho họ vào cõi Vô dư Niết-bàn và an trụ quả vị Giác ngộ cao tột.”
–Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát vì làm lợi lạc khắp tất cả hữu tình nên mặc áo giáp công đức lớn.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát nghĩ như vầy: “Tôi sẽ tự mình viên mãn Bố thí ba-la-mật-đa, cũng làm cho tất cả hữu tình viên mãn Bố thí ba-la-mật-đa. Tôi sẽ tự mình viên mãn Tịnh giới ba-la-mật-đa, cũng làm cho tất cả hữu tình viên mãn Tịnh giới ba-la-mật-đa. Tôi sẽ tự mình viên mãn An nhẫn ba-la-mật-đa, cũng làm cho tất cả hữu tình viên mãn An nhẫn ba-la-mậtđa. Tôi sẽ tự mình viên mãn Tinh tấn ba-la-mật-đa, cũng làm cho tất cả hữu tình viên mãn Tinh tấn bala-mật-đa. Tôi sẽ tự mình viên mãn Tĩnh lự ba-lamật-đa, cũng làm cho tất cả hữu tình viên mãn Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Tôi sẽ tự mình viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng làm cho tất cả hữu tình viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa.” Các Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Tôi sẽ tự mình nương vào sáu pháp Bala-mật-đa như vậy, an trụ pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh, tu hành bốn Niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng làm cho tất cả hữu tình nương vào sáu pháp Ba-la-mật-đa này, an trụ pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh, tu hành bốn Niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.” Các Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Tôi sẽ tự mình nương vào sáu pháp Ba-la-mật-đa như vậy mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột, vào cõi Vô dư y Niết-bàn, cũng làm cho tất cả hữu tình nương vào sáu pháp Ba-la-mật-đa mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột vào cõi Vô dư y Niết-bàn.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát vì làm lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình nên mặc áo giáp công đức lớn.
Lại nữa này Xá-lợi Tử, các Đại Bồ-tát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, khi bố thí hoàn toàn không có sự bỏn sẻn, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bố thí ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Bố thí ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc bố thí, không sinh tác ý về Thanh văn, Độc giác, thì thưa Hiền giả Xálợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bố thí ba-lamật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tịnh giới ba-lamật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Bố thí ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc bố thí, tin, nhận, ưa muốn tu pháp Bố thí, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn An nhẫn ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Bố thí ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc bố thí, tinh tấn, dũng mãnh, không bỏ việc thăng tiến, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bố thí bala-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tinh tấn bala-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Bố thí ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc bố thí, nhất tâm hướng đến trí Nhất thiết trí, hoàn toàn làm lợi lạc cho tất cả hữu tình, không xen lẫn tác ý về Thanh văn, Độc giác, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, mặc áo giáp công đức lớn Tĩnh lự ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Bố thí ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc bố thí, an trụ tưởng như huyễn, không chấp người thí, người nhận, vật thí, quả bố thí, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, như vậy là Đại Bồtát khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, mặc áo giáp công đức lớn đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát nào đem tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, đối với tướng sáu pháp Ba-lamật-đa, không thủ không đắc thì nên biết Đại Bồtát này mặc áo giáp công đức lớn.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tịnh giới bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tịnh giới, đối với các vật sở hữu đều không bỏn sẻn, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bố thí ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tịnh giới bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tịnh giới, đối với các địa vị Thanh văn, Độc giác còn không hướng đến, mong cầu huống là địa vị phàm phu, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tịnh giới ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tịnh giới bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tịnh giới, đối với pháp tịnh giới tin, nhận, ưa muốn, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn An nhẫn ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồ- tát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đem cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng đến trí Nhất thiết trí, lúc tu tịnh giới, tinh tấn, dũng mãnh, không bỏ việc làm, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tinh tấn ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tịnh giới bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tịnh giới, chỉ lấy đại Bi làm đầu, tâm còn không xen lẫn nghĩ đến Nhị thừa huống là hàng phàm phu, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tĩnh lự ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tịnh giới bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tịnh giới, đối với tất cả pháp an trụ tưởng như huyễn, đối với hành tịnh giới không ỷ lại, không chứng đắc, vì bản tánh là không, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, như vậy là Đại Bồtát khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát nào đem tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, khi tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, đối với tướng sáu pháp Bala-mật-đa không thủ không đắc thì nên biết Đại Bồtát này mặc áo giáp công đức lớn.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu An nhẫn bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu an nhẫn, vì để thành tựu an nhẫn nên đối với thân mạng không tham luyến, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bố thí ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu An nhẫn bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu an nhẫn, không xen lẫn tác ý hạ liệt Thanh văn, Độc giác..., thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tịnh giới ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu An nhẫn bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu an nhẫn, đối với pháp an nhẫn tin, nhận, ưa muốn, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn An nhẫn ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu An nhẫn bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu an nhẫn, tinh tấn, dũng mãnh, không bỏ việc thăng tiến, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tinh tấn ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu an nhẫn, nhiếp tâm vào một cảnh, tuy gặp các khổ nhưng tâm không tán loạn, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tĩnh lự ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu an nhẫn, an trụ tưởng như huyễn, tu tập Phật pháp, giáo hóa hữu tình, quán các pháp không, không chấp oán hại, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, như vậy là Đại Bồtát khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, mặc áo giáp công đức lớn đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, đối với tướng sáu pháp Ba-lamật-đa không thủ, không đắc thì nên biết Đại Bồtát này mặc áo giáp công đức lớn.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tinh tấn bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tinh tấn, hay siêng năng tu học hạnh bố thí khó làm, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bố thí bala-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, dung tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tinh tấn bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tinh tấn, siêng năng giữ gìn tịnh giới, hoàn toàn không hủy phạm, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tịnh giới ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tinh tấn bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tinh tấn, hay siêng năng tu học hạnh nhẫn nhục khó làm, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn An nhẫn ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tinh tấn bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tinh tấn, hay siêng năng tu học khổ hạnh có lợi ích, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tinh tấn ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tinh tấn, hay siêng năng tu học tĩnh lự, đẳng chí, thì thưa Hiền giả Xálợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tĩnh lự ba-lamật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tinh tấn, hay siêng năng tu học trí tuệ không chấp trước, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát khi tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, khi tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, đối với tướng sáu pháp Ba-lamật-đa không nắm giữ, không chấp trước thì nên biết Đại Bồ-tát này mặc áo giáp công đức lớn.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tĩnh lự với tâm thanh tịnh, thực hành bố thí, không còn tâm tán loạn, bỏn sẻn nữa, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bố thí ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng đến trí Nhất thiết trí, lúc tu tĩnh lự tâm quyết định hộ trì giới làm cho các ác giới không còn nữa, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tịnh giới ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tĩnh lự ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tĩnh lự, an trụ định Từ bi mà tu an nhẫn, không làm não hại hữu tình thì, thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mậtđa mặc áo giáp công đức lớn An nhẫn ba-la-mậtđa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tĩnh lự ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tĩnh lự, an trụ định thanh tịnh, siêng năng tu tập công đức, xa lìa các biếng nhác, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tinh tấn ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tĩnh lự ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tĩnh lự, nương vào các tĩnh lự, phát sinh định thù thắng, xa lìa tâm nhiễu loạn, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tĩnh lự ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Tĩnh lự ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu tĩnh lự nương vào các tĩnh lự, phát sinh tuệ thù thắng, xa lìa tâm ác tuệ, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, như vậy là Đại Bồtát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, đối với tướng sáu pháp bala-mật-đa không thủ, không đắc thì nên biết Đại Bồ-tát này mặc áo giáp công đức lớn.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Bát-nhã bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu Bát-nhã, tuy bố thí tất cả nhưng không thấy bố thí, người nhận, vật thí, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bố thí ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Bát-nhã bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu Bát-nhã, tuy hộ trì tịnh giới nhưng đều không thấy trì, phạm sai khác, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồtát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tịnh giới ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu Bát-nhã, nương vào tuệ thắng không mà tu an nhẫn, không thấy các việc năng nhẫn, sở nhẫn, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa mặc áo giáp công đức lớn An nhẫn ba-la-mậtđa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Bát-nhã ba-lamật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu Bát-nhã, tuy quán các pháp rốt ráo đều không nhưng vì đại Bi nên siêng năng tu thiện pháp, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa mặc áo giáp công đức lớn Tinh tấn ba-la-mậtđa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu Bát-nhã bala-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu Bát-nhã, tuy tu định thù thắng nhưng quán cảnh định rốt ráo đều không, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồtát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Tĩnh lự ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, giữ gìn căn lành này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình, cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, lúc tu Bát-nhã, quán tất cả pháp, tất cả hữu tình và tất cả hành đều như huyễn nhưng tu các tuệ không chấp trước, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, như vậy là Đại Bồtát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, mặc áo giáp công đức lớn đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, đối với tướng sáu pháp Bala-mật-đa không thủ, không đắc thì nên biết Đại Bồ-tát này mặc áo giáp công đức lớn.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, như vậy gọi là các Đại Bồ-tát làm lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình mặc áo giáp công đức lớn.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồ-tát an trụ mỗi một Ba-la-mật-đa, đều tu sáu pháp Ba-la-mậtđa làm cho được viên mãn. Vì vậy gọi là mặc áo giáp công đức lớn.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồ- tát tuy đắc tĩnh lự, vô lượng, vô sắc nhưng không đắm vị, cũng không theo thế lực đó mà thọ sinh, cũng không bị thế lực đó dẫn dắt.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát tuy đắc tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, an trụ kiến xa lìa, kiến tịch tĩnh, kiến không, vô tướng, vô nguyện nhưng không chứng thật tế, không vào địa vị Thanh văn và Độc giác, vượt lên trên tất cả Thanh văn, Độc giác.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa mặc áo giáp công đức lớn phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, do các Bồ-tát làm lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình mặc áo giáp công đức lớn như vậy nên còn gọi là Ma-ha-tát.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát vì làm lợi lạc cho khắp hữu tình, mặc áo giáp công đức lớn như thế nên được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong hằng hà sa số thế giới chư Phật khắp mười phương ở giữa đại chúng, hoan hỷ khen ngợi: “Trong thế giới ấy, phương ấy có Đại Bồ-tát tên ấy mặc áo giáp công đức lớn làm lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình, đem lại sự thành tựu cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, an trụ thần thông tự tại, làm những việc nên làm.” Tiếng khen như vậy dần dần vang khắp mười phương, trời, người… nghe đều rất vui mừng nói: “Đại Bồ-tát này không bao lâu sẽ chứng đắc như mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột, làm cho các hữu tình đều được lợi lạc.”
Bấy giờ, Xá-lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử:
–Thế nào là Đại Bồ-tát làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa? Mãn Từ Tử đáp:
–Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồ-tát làm lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình, mặc áo giáp công đức lớn sáu pháp Ba-la-mật-đa rồi, lại làm lợi lạc cho các hữu tình nên xa lìa pháp dục ác, bất thiện, có tầm, có tứ, ly sinh hỷ lạc, nhập và an trụ hoàn toàn vào Sơ thiền, nói rộng cho đến đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, không có vui, buồn, hoàn toàn không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, nhập và an trụ hoàn toàn vào tĩnh lự thứ tư. Lại nương vào tĩnh lự sinh tâm câu hữu với Từ, hành tướng rộng lớn, vô lượng, không hai, không oán, không hại, không hận, không não đầy khắp, thiện tu khắp thắng giải, sung mãn khắp mười phương tận cùng pháp giới, hư không; an trụ đầy đủ từ tâm thắng giải, rồi sinh tâm câu hữu với Bi, Hỷ, Xả, hành tướng thắng giải cũng như vậy, nương vào việc làm này lại gia tăng tất cả tưởng về sắc, diệt tưởng hữu đối, không tư duy các loại tưởng, nhập và an trụ hoàn toàn vào vô biên không, Không vô biên xứ, nói rộng cho đến vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ nhập và an trụ hoàn toàn vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy đem tĩnh lự, vô lượng, vô sắc này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồtát làm lợi lạc cho khắp các hữu tình, trước tự mình an trụ tĩnh lự, vô lượng, vô sắc như vậy, đối với tướng trạng của các hành nhập, trụ, xuất phân biệt hiểu biết rõ. Được tự tại rồi, lại nghĩ: “Nay tôi sẽ dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu để đoạn trừ các phiền não cho tất cả hữu tình, thuyết các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, phân biệt chỉ bày làm cho hiểu rõ hoàn toàn về sự ưa thích định, vị ngọt của định, sự nguy hiểm của định, sự xuất ly của định và tướng trạng của các hành nhập trụ xuất.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào Tĩnh lự ba-la-mật-đa, tu hành Bố thí bala-mật-đa, làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa. Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, khi nói các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, không bị xen lẫn tâm Thanh văn, Độc giác, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào Tĩnh lự bala-mật-đa, tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, làm lợi lạc cho khắp hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu khi nói các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, đối với pháp như vậy tin, nhận, ưa muốn, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào Tĩnh lự ba-la-mật-đa tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào đem tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, khi tu các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, đem căn lành của mình cho các hữu tình hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột đã mong cầu, đối với các căn lành, siêng năng tu tập, không dừng nghỉ, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào Tĩnh lự ba-la-mật-đa, tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa làm lợi lạc cho khắp hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, nương vào các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, phát sinh các định thù thắng đẳng chí, đẳng trì, giải thoát, thắng xứ, biến xứ; đối với việc nhập, trụ, xuất đều được tự tại, không rơi vào các địa vị Thanh văn, Độc giác, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào Tĩnh lự ba-la-mật-đa, tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, khi tu các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc đối với các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc và chi tĩnh lự, đem hành tướng vô thường, khổ, vô ngã và hành tướng không, vô tướng, vô nguyện như thất quán sát, không xả bỏ đại Bi, không rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào Tĩnh lự ba-la-mật-đa, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, khi tu định Từ, nghĩ như vầy: “Tôi sẽ giúp đỡ cho tất cả hữu tình làm cho đều được an lạc”; khi tu định Bi nghĩ như vầy: “Tôi sẽ cứu giúp tất cả hữu tình làm cho họ xa lìa khổ”; lúc tu định Hỷ, nghĩ như vầy: “Tôi sẽ khuyến khích tất cả hữu tình làm cho họ đều được giải thoát”; lúc tu định Xả, nghĩ như vầy: “Tôi sẽ làm lợi ích cho tất cả hữu tình một cách bình đẳng làm cho họ đều dứt hết các lậu.” Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào vô lượng mà tu hành Bố thí bala-mật-đa, làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, khi nhập, trụ, xuất bốn Vô lượng hoàn toàn không hướng đến mong cầu quả vị Thanh văn, Độc giác, chỉ mong cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào vô lượng mà tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, khi nhập trụ, xuất bốn Vô lượng, không xen lân tác ý về Thanh văn, Độc giác, chỉ tin, nhận, ưa muốn quả vị Giác ngộ cao tột, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồtát nương vào vô lượng mà tu hành An nhẫn ba-lamật-đa, làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu khi nhập, trụ, xuất bốn Vô lượng siêng năng đoạn trừ các điều ác, siêng năng tu tập các điều thiện, luôn mong cầu hướng đến Bồ-đề, không lúc nào rời bỏ, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào vô lượng tu mà hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu khi nhập, trụ, xuất bốn Vô lượng, phát sinh các đẳng trì, đẳng chí, có thể được đại tự tại ở trong đó, không bị định ấy dẫn dắt, cũng không theo thế lực ấy mà thọ sinh, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào vô lượng mà tu hành Tĩnh lự ba-la-mậtđa, làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu khi nhập, trụ, xuất bốn Vô lượng, đem hành tướng vô thường, khổ, vô ngã và hành tướng không, vô tướng, vô nguyện như thật quán sát, không bỏ đại Bi, không rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát nương vào vô lượng mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồ-tát nương vào các phương tiện thiện xảo như vậy, tu tập sáu pháp Ba-la-mật-đa làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu tu tất cả các pháp bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo, tu tất cả ba pháp môn giải thoát cho đến tu tất cả mười lực của Như Lai, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, dùng vô sở đắc làm phương tiện, ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện phát sinh trí không bên trong cho đến phát sinh trí không không tánh tự tánh, dùng vô sở đắc làm phương tiện ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả pháp phát sinh diệu trí chẳng phải loạn, chẳng phải định, diệu trí chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, diệu trí chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, diệu trí chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, diệu trí chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, diệu trí chẳng phải không, chẳng phải bất không, diệu trí chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, diệu trí chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, diệu trí chẳng phải tịch tĩnh, chẳng phải chẳng tịch tĩnh, diệu trí chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa, dùng vô sở đắc làm phương tiện ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng đến trí Nhất thiết trí, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm trí phương tiện, không hành quá khứ, vị lai, hiện tại, nhưng chẳng phải không biết pháp trí ba đời; không hành, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, nhưng chẳng phải không biết pháp trí ba cõi; không hành thiện, bất thiện, vô ký, nhưng chẳng phải không biết pháp trí ba tánh; không hành thế gian, xuất thế gian, nhưng chẳng phải không biết pháp trí thế gian, xuất thế gian; không hành hữu vi, vô vi, nhưng chẳng phải không biết pháp trí hữu vi, vô vi; không hành hữu lậu, vô lậu, nhưng chẳng phải không biết pháp trí hữu lậu, vô lậu; dùng vô sở đắc làm phương tiện ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, thì thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, đó là Đại Bồ-tát làm lợi lạc cho khắp các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại thừa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, các Đại Bồ-tát do dùng các phương tiện thiện xảo như vậy làm lợi lạc cho khắp hữu tình, phát tâm hướng đến Đại thừa nên còn gọi là Ma-ha-tát.
Thưa Hiền giả Xá-lợi Tử, vì làm lợi lạc cho khắp hữu tình, phát tâm hướng đến Đại thừa, như vậy nên Đại Bồ-tát ở trong đại chúng được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương hoan hỷ khen ngợi: “Trong thế giới ấy, phương ấy có Đại Bồ-tát tên ấy làm lợi lạc cho khắp tất cả hữu tình, phát tâm hướng đến Đại thừa đem lại sự thành tựu cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, thần thông tự tại, làm những việc nên làm.” Tiếng khen như vậy dần dần vang khắp mười phương, người, trời... nghe được đều rất hoan hỷ nói: “Đại Bồ-tát này không bao lâu sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột như đã mong cầu, làm cho các hữu tình đều được lợi lạc.”
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]