SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ II

Phẩm 16: Tam-ma-địa
(QUYỂN 413 - 414)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 413

QUYỂN 414


QUYỂN 413

Phẩm 16: Tam-ma-địa (1)

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát? Làm thế nào để biết được Đại Bồ-tát phát khởi Đại thừa? Đại thừa như vậy từ nơi nào xuất hiện, đến trụ nơi nào? Đại thừa như vậy chỗ trụ thế nào? Ai nương vào Đại thừa này mà xuất ly?

Phật bảo Thiện Hiện:

–Nghi vấn đầu tiên của ông là hỏi thế nào là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát? Này Thiện Hiện, sáu pháp Ba-la-mật-đa là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát. Những gì là sáu? Nghĩa là Bố thí ba-la-mậtđa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, thế nào là Bố thí ba-la-mậtđa? Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tự mình xả bỏ tất cả sở hữu trong thân và ngoài thân, cũng khuyên người khác xả bỏ sở hữu trong thân và ngoài thân, giữ gìn căn lành này, đem cho tất cả hữu tình cùng nhau hướng trí Nhất thiết trí, thì này Thiện Hiện, đó là Bố thí bala-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện, thế nào là Tịnh giới ba-lamật-đa? Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tự mình thọ trì mười nẻo nghiệp thiện, cũng khuyên người khác thọ trì mười nẻo nghiệp thiện giữ gìn căn lành này, ban cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng về trí Nhất thiết trí, thì này Thiện Hiện, đó là Tịnh giới ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện, thế nào là An nhẫn ba-la-mậtđa? Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tự mình đầy đủ an nhẫn tăng thượng, cũng khuyên bảo người đầy đủ an nhẫn tăng thượng giữ gìn căn lành này, đem cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng đến trí Nhất thiết trí, thì này Thiện Hiện, đó là An nhẫn ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện, thế nào là Tinh tấn ba-la-mậtđa? Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tự mình siêng năng tu tập năm pháp Ba-la-mật-đa không bỏ, cũng khuyên bảo người siêng năng tu tập năm pháp Ba-la-mật-đa không bỏ, giữ gìn căn lành này đem cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng đến trí Nhất thiết trí, thì này Thiện Hiện, đó là Tinh tấn ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện, thế nào là Tĩnh lự ba-la-mậtđa? Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, lấy đại Bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tự mình dùng phương tiện thiện xảo nhập các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, hoàn toàn không theo thế lực đó mà thọ sinh, cũng hay khuyên bảo người khác dùng phương tiện thiện xảo nhập các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc không theo thế lực của định ấy mà thọ sinh, giữ gìn căn lành này, đem cho tất cả hữu tình cùng nhau hướng đến trí Nhất thiết trí, thì này Thiện Hiện, đó là Tĩnh lự ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện, thế nào là Bát-nhã ba-la-mậtđa? Đại Bồ-tát nào dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí lấy đại Bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tự mình như thật quán sát tánh tất cả pháp, đối với tánh các pháp không nắm giữ, không chấp trước, cũng khuyên bảo người khác như thật quán sát tánh tất cả pháp, đối với tánh các pháp không nắm giữ, không chấp trước, giữ gìn căn lành này, đem cho tất cả hữu tình cùng hồi hướng đến trí Nhất thiết trí, thì này Thiện Hiện, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa này Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn chẳng đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Thế nào là không bên trong? Bên trong nghĩa là pháp bên trong tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Nên biết nhãn ở đây do nhãn không, chẳng thường, chẳng hoại, cho đến ý do ý không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, thì này Thiện Hiện, đó là không bên trong.

Thế nào là không bên ngoài? Bên ngoài nghĩa là pháp bên ngoài, tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nên biết sắc ở đây do sắc không, chẳng thường, chẳng hoại cho đến pháp do pháp không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không bên ngoài.

Thế nào là không cả trong ngoài? Trong ngoài nghĩa là pháp bên trong, bên ngoài tức là sáu xứ bên trong và sáu xứ bên ngoài. Nên biết pháp bên trong ở đây do pháp bên ngoài không, chẳng thường, chẳng hoại; pháp bên ngoài do pháp bên trong không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không cả trong ngoài.

Thế nào là không không? Không nghĩa là tất cả pháp không. Không này lại do không không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không không.

Thế nào là không lớn? Lớn ở đây là mười phương tức là Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, trên, dưới. Nên biết phương Đông ở đây có do phương Đông không, chẳng thường, chẳng hoại, cho đến phương Dưới do phương Dưới không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không lớn.

Thế nào là không thắng nghĩa? Thắng nghĩa có nghĩa là Niết-bàn. Nên biết Niết-bàn ở đây do Niết-bàn không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là thắng nghĩa.

Thế nào là không hữu vi? Hữu vi nghĩa là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Nên biết Dục giới trong đây do Dục giới không, chẳng thường, chẳng hoại; Sắc, Vô sắc giới ở đây do Sắc, Vô sắc giới không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không hữu vi.

Thế nào là không vô vi? Vô vi nghĩa là không sinh, không diệt, không trụ, không thay đổi. Nên biết vô vi trong đây do vô vi không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không vô vi.

Thế nào là không rốt ráo? Rốt ráo nghĩa là pháp nào hoàn toàn không thể nắm bắt được. Nên biết rốt ráo trong đây do rốt ráo không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là cái không rốt ráo.

Thế nào là không không biên giới? Không biên giới nghĩa là không có giới hạn đầu, cuối có thể được. Nên biết không biên giới trong đây do không biên giới không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không không biên giới.

Thế nào là không tản mạn chẳng đổi khác? Tản mạn nghĩa là có buông, có bỏ có xả có thể được, không tản mạn chẳng đổi khác nghĩa là không buông, không bỏ, không xả có thể được. Nên biết tản mạn chẳng đổi khác trong đây do tản mạn chẳng đổi khác không, chẳng thường, chẳng hoại.

Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không tản mạn chẳng đổi khác.

Thế nào là không bản tánh? Bản tánh nghĩa là hoặc pháp tánh hữu vi hoặc pháp tánh vô vi, tất cả như thế đều chẳng phải do Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai làm cũng chẳng phải do người khác làm nên gọi là bản tánh. Nên biết trong bản tánh này do bản tánh không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không bản tánh.

Thế nào là không tự tướng cộng tướng? Tự tướng nghĩa là tướng riêng của tất cả pháp, như làm cho vướng vít là tự tướng của sắc, lãnh nạp là tự tướng của thọ, nắm bắt hình bóng là tự tướng của tưởng, tạo tác là tự tướng của hành, phân biệt rõ là tự tướng của thức. Các pháp như vậy hoặc tự tướng pháp hữu vi hoặc tự tướng pháp vô vi, đó là tự tướng. Cộng tướng nghĩa là tướng chung của tất cả pháp. Như khổ là cộng tướng pháp hữu lậu, vô thường là cộng tướng pháp hữu vi, không, vô ngã là cộng tướng tất cả pháp. Các pháp như vậy có vô lượng cộng tướng. Nên biết tự tướng cộng tướng trong đây do tự tướng cộng tướng không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không tự tướng cộng tướng. Thế nào là không nơi tất cả pháp? Tất cả pháp nghĩa là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hữu sắc, vô sắc, hữu kiến, vô kiến, hữu đối, vô đối, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, đó là tất cả pháp. Nên biết tất cả pháp trong đây do tất cả pháp không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không nơi tất cả pháp.

Thế nào là không chẳng thể nắm bắt được? Chẳng thể nắm bắt được nghĩa là trong đây mong cầu các pháp chẳng thể nắm bắt được. Nên biết chẳng thể nắm bắt được trong đây do chẳng thể nắm bắt được không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không chẳng thể nắm bắt được.

Thế nào là không không tánh? Không tánh nghĩa là trong đây chẳng có tánh nào có thể nắm bắt được. Nên biết không tánh trong đây do không tánh không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không không tánh.

Thế nào là không tự tánh? Tự tánh nghĩa là tự tánh các pháp có thể hòa hợp. Nên biết tự tánh trong đây do tự tánh không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không tự tánh.

Thế nào là không không tánh tự tánh? Không tánh tự tánh nghĩa là tánh các pháp không thể hòa hợp, có tự tánh hòa hợp. Nên biết không tánh tự tánh trong đây do không tánh tự tánh là không, chẳng thường, chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh như vậy, này Thiện Hiện, đó là không không tánh tự tánh.

Lại nữa này Thiện Hiện, có tánh do có tánh không, không tánh do không tánh không, tự tánh do tự tánh không, tha tánh do tha tánh không.

Thế nào là có tánh do có tánh không? Có tánh nghĩa là pháp hữu vi. Có tánh này do có tánh không.

Thế nào là không tánh do không tánh không? Không tánh nghĩa là pháp vô vi. Không tánh này do không tánh không.

Thế nào là tự tánh do tự tánh không? Nghĩa là tự tánh tất cả pháp đều không. Không này chẳng do trí tạo ra, chẳng do thấy tạo ra cũng chẳng do pháp khác tạo ra, đó là tự tánh do tự tánh không.

Thế nào là tha tánh do tha tánh không? Nghĩa là tất cả pháp, hoặc Phật ra đời hoặc không ra đời, pháp trụ, pháp định, pháp tánh, pháp giới, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, tánh chân như, tánh không hư vọng tánh, tánh không đổi khác, thật tế đều do tha tánh nên không, đó là tha tánh do tha tánh nên không.

Này Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

QUYỂN 414

Phẩm 16: Tam-ma-địa (2)

Lại nữa này Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là vô lượng trăm ngàn các Tam-ma-địa vô thượng vi diệu như là: Tam-ma-địa Kiền hành, Tam-ma-địa Bảo ấn, Tam-ma-địa Sư tử du hý, Tam-ma-địa Diệu nguyệt, Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng, Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng, Tam-ma-địa Quán đảnh, Tam-ma-địa Pháp giới quyết định, Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng, Tam-ma-địa Kim cang dụ, Tam-ma-địa Nhập pháp ấn, Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất, Tamma-địa Thiện lập định vương, Tam-ma-địa Phóng quang, Tam-ma-địa Tinh tấn lực, Tam-ma-địa Đẳng dũng, Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định, Tam-ma-địa Đẳng nhập tăng ngữ, Tam-ma-địa Quán phương, Tam-ma-địa Tổng trì ấn, Tam-ma-địa Vô vong thất, Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn, Tam-ma-địa Biến phú hư không, Tam-ma-địa Kim cang luân, Tam-ma-địa Ly trần, Tam-ma-địa Biến chiếu, Tam-ma-địa Bất thuấn, Tam-ma-địa Vô tướng trụ, Tam-ma-địa Bất tư duy, Tam-ma-địa Vô cấu đăng, Tam-ma-địa Vô biên quang, Tam-ma-bậc Phát quang, Tam-ma-địa Phổ chiếu, Tam-ma-địa Tịnh kiên định, Tam-mađịa Vô cấu quang, Tam-ma-địa Phát diệu lạc, Tamma-địa Điển đăng, Tam-ma-địa Vô tận, Tam-mađịa Cụ oai quang, Tam-ma-địa Ly tận, Tam-ma-địa Vô động, Tam-ma-địa Vô hà khích, Tam-ma-địa Nhật đăng, Tam-ma-địa Tịnh nguyệt, Tam-ma-địa Tịnh quang, Tam-ma-địa Phát minh, Tam-ma-địa Tác sở ưng tác, Tam-ma-địa Trí tràng tướng, Tamma-địa Kim cang man, Tam-ma-địa Trụ tâm, Tamma-địa Phổ minh, Tam-ma-địa Thiện trụ, Tam-mađịa Bảo tích, Tam-ma-địa Diệu pháp ấn, Tam-mađịa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh, Tam-ma-địa Xả ái lạc, Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh, Tam-mađịa Phiêu tán, Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú, Tam-ma-địa Bình đẳng tự tướng, Tam-ma-địa Ly văn tự tướng, Tam-ma-địa Đoạn sở duyên, Tamma-địa Vô biến dị, Tam-ma-địa Vô phẩm loại, Tam-ma-địa Vô tướng hành, Tam-ma-địa Ly ế ám, Tam-ma-địa Cụ hành, Tam-ma-địa Bất biến động, Tam-ma-địa Độ cảnh giới, Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức, Tam-ma-địa Quyết định trụ, Tamma-địa Vô tâm trụ, Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa, Tam-ma-địa Cụ giác chi, Tam-ma-địa Vô biên đăng, Tam-ma-địa Vô biên biện, Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng, Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp, Tamma-địa Quyết phán chư pháp, Tam-ma-địa Tán nghi võng, Tam-ma-địa Vô sở trụ, Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm, Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng, Tam-ma-địa Nhất hành tướng, Tamma-địa Ly hành tướng, Tam-ma-địa Diệu hành tướng, Tam-ma-địa Đạt chư hữu để tán hoại, Tamma-địa Nhập thi thiết ngữ ngôn, Tam-ma-địa Giải thoát âm Thanh văn tự, Tam-ma-địa Cự xí nhiên, Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng, Tam-ma-địa Vô tiêu xí, Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng, Tamma-địa Bất hỷ nhất thiết khổ lạc, Tam-ma-địa Vô tận hành tướng, Tam-ma-địa Cụ đà-la-ni, Tam-mađịa Nhiếp phục nhất thiết chánh tánh, tà tánh, Tamma-địa Tịnh tức nhất thiết vi thuận, Tam-ma-địa Ly tắng ái, Tam-ma-địa Vô cấu minh, Tam-ma-địa Cụ kiên cố, Tam-ma-địa Mãn nguyệt tịnh quang, Tam-ma-địa Đại trang nghiêm, Tam-ma-địa Chiếu nhất thiết thế gian, Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh, Tam-ma-địa Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc, Tam-ma-địa Quyết định an trụ chân như, Tam-mađịa Ly thân uế ác, Tam-ma-địa Ly ngữ uế ác, Tamma-địa Ly ý uế ác, Tam-ma-địa Như hư không, Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không. Các Tam-ma-địa như vậy có vô lượng trăm ngàn, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện, thế nào là Tam-ma-địa Kiện hành? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này có thể nạp thọ tất cả cảnh Tam-ma-địa, có thể mạnh mẽ làm xong vô biên việc thù thắng, có thể dẫn đầu tất cả đẳng trì, vì thế gọi là Tam-ma-địa Kiện hành.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn? Nghĩa là Tam-ma-địa này có thể ấn chứng tất cả định, vì thế gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Sư tử du hý? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định thù thắng đều xuất nhập tự tại. Vì thế gọi là Tamma-địa Sư tử du hý.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt? Nghĩa là khi nào trụ Tam-ma-địa này như mặt trăng tròn trong sáng chiếu khắp các định, vì thế gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng? Nghĩa là khi nào trụ Tam-ma-địa này có thể giữ gìn khắp các tướng thù thắng của các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này có thể phát ra khắp tất cả định thù thắng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán đảnh? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể quán sát khắp tất cả đảnh định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quán đảnh.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể đối với pháp giới quyết định chiếu ro. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này có thể quyết định giữ gìn các tràng tướng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cang dụ? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này có thể phá được các định mà những pháp khác không nhiếp phục được. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kim cang dụ.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp ấn? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này có thể chứng nhập khắp tất cả pháp ấn. Vì thế gọi là Tamma-địa Nhập pháp ấn.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, phóng ánh sáng định thù thắng chiếu đến các loài hữu tình làm cho họ nhớ nghĩ đến giáo pháp đã từng lãnh thọ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện lập định vương? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định vương có thể khéo kiến lập. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Thiện lập định vương.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể phát ra ánh sáng của các định. Vì thế gọi là Tamma-địa Phóng quang.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tinh tấn lực? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể phát ra sức mạnh tinh tấn của các định. Vì thế gọi là Tamma-địa Tinh tấn lực.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đẳng dũng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì đều cùng hiện lên. Vì thế gọi là Tam-mađịa Đẳng dũng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định? Nghĩa là khi nào an trụ Tamma-địa này, đối với các ngôn từ quyết định hiểu rõ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đẳng nhập tăng ngữ? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các tên của định có thể hiểu rõ hoàn toàn, giải thích nghĩa lý. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đẳng nhập tăng ngữ.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán phương?

Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các phương của định có thể quán chiếu khắp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quán phương.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tổng trì ấn? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể giữ gìn tổng quát các diệu ấn của định. Vì thế gọi là Tamma-địa Tổng trì ấn.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các tướng của định đều không quên mất. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này làm cho các định thù thắng đều hướng vào như biển cả tóm thâu các dòng nước. Vì thế gọi là Tamma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Biến phú hư không? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể che khắp các đẳng trì, hộ trì không phân biệt như hư không mênh mông. Vì thế gọi là Tam-mađịa Biến phú hư không.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cang luân? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này có thể giữ gìn khắp tất cả định thù thắng, làm cho không tan hoại như bánh xe Kim cang. Vì thế gọi là Tam-mađịa Kim cang luân.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly trần? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể diệt trừ tất cả phiền não cấu uế ràng buộc. Vì thế gọi là Tamma-địa Ly trần.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Biến chiếu? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, chiếu khắp các định làm cho rất sáng rỡ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Biến chiếu.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất thuấn? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, không mong cầu định hay pháp nào khác. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất thuấn.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tướng trụ? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, không thấy trong các định có chút pháp nào có thể trụ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tướng trụ.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất tư duy? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, không bị pháp tâm, tâm sở hạ liệt làm lay chuyển. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất tư duy?

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu đăng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, như cầm đèn sáng chiếu rõ các định. Vì thế gọi là Tam-mađịa Vô cấu đăng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên quang? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp vô biên cõi. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biên quang.

Thế nào gọi là Tam-ma-bậc Phát quang? Nghĩa là khi nào an trụ đẳng trì vô gián này, có thể phát ra tất cả ánh sáng định thù thắng. Vì thế gọi là Tamma-bậc Phát quang.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phổ chiếu? Nghĩa là khi nào an trụ đẳng trì vô gián này có thể chiếu khắp các môn định thù thắng. Vì thế gọi là Tamma-địa Phổ chiếu.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh kiên định? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, được tánh bình đẳng thanh tịnh của các đẳng trì. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh kiên định.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu quang? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể tẩy trừ hết tất cả cấu uế của định. Vì thế gọi là Tamma-địa Vô cấu quang.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát diệu lạc? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, lãnh thọ tất cả sự diệu lạc của đẳng trì. Vì thế gọi là Tamma-địa Phát diệu lạc.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Điển đăng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, chiếu soi các đẳng trì như điện chớp sáng. Vì thế gọi là Tam-mađịa Điện đăng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tận? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, dẫn đến vô tận công đức các đẳng trì mà không thấy tướng tận hay không tận của nó. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tận.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ oai quang? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì oai quang đầy đủ. Vì thế gọi là Tamma-địa Cụ oai quang.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly tận? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, thấy tất cả các đẳng trì vô tận mà không thấy tướng có tận hay không tận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly tận.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô động? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì không động, không trạo cử, cũng không hý luận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô động.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô hà khích? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì không thấy có tỳ vết. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô hà khích.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhật đăng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các môn định phát ánh sáng chiếu khắp. Vì thế gọi là Tamma-địa Nhật đăng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh nguyệt? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì đẩy lùi bóng tối như ánh trăng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh nguyệt.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh quang? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả đẳng trì được bốn sự hiểu biết thông suốt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh quang.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát minh? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các môn định phát ánh sáng chiếu khắp. Vì thế gọi là Tamma-địa Phát minh.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tác sở ưng tác? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm xong các việc nên làm của các đẳng trì, lại hoàn thành các việc làm của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tác sở ưng tác.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Trí tràng tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, thấy tràng tướng diệu trí của các đẳng trì. Vì thế gọi là Tamma-địa Trí tràng tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cang man? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, tuy có thể thông đạt tất cả pháp nhưng không thấy có tướng thông đạt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kim cang man.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Trụ tâm? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, tâm không lay động, không xoay chuyển, không chiếu soi cũng không tổn giảm không nghĩ có tâm. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Trụ tâm.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phổ minh? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể quán chiếu rõ khắp các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phổ minh.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện trụ? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này có thể khéo an trụ các đẳng trì. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Thiện trụ.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo tích? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, quán các đẳng trì đều như châu báu nhóm lại. Vì thế gọi là Tam-mađịa Bảo tích.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu pháp ấn? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể ấn chứng các đẳng trì vì dùng không ấn mà ấn chứng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Diệu pháp ấn.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-mađịa này, không thấy có pháp nào lìa tánh bình đẳng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Xả ái lạc? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này đối với tất cả pháp xả bỏ các ưa thích. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Xả ái lạc.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp có thể đoạn trừ các chướng ngại mê mờ, cũng hay đứng đầu trong các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phiêu tán? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, thổi tan tất cả chấp định, chấp pháp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phiêu tán.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, hay khéo phân biệt nghĩa lý các pháp định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bình đẳng tự tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đắc tự tướng bình đẳng của các đẳng trì. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bình đẳng tự tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly văn tự tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì không thủ đắc một chữ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly văn tự tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đoạn sở duyên? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đoạn tuyệt cảnh tướng sở duyên của các đẳng trì. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đoạn sở duyên.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biến dị? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, không chấp tướng đổi khác của các pháp. Vì thế gọi là Tamma-địa Vô biến dị.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô phẩm loại? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, không thấy tướng sai biệt về phẩm loại của các pháp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô phẩm loại.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tướng hành? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với tướng các định đều vô sở đắc. Vì thế gọi là Tamma-địa Vô tướng hành.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ế ám? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, diệt trừ hết bóng tối các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly ế ám.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ hạnh? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với hạnh các định đều không có kiến chấp. Vì thế gọi là Tamma-địa Cụ hạnh.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất biến động? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì không thấy biến động. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất biến động.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Độ cảnh giới? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, vượt qua cảnh giới sở duyên của các đẳng trì. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Độ cảnh giới.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể nhóm hợp các công đức của định, đối với tất cả pháp đều không có tưởng tập hợp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định trụ? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định tâm tuy quyết định trụ nhưng biết rõ tướng của nó chẳng thể nắm bắt được. Vì thế gọi là Tamma-địa Quyết định trụ.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tâm trụ? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định, tâm không lay chuyển, không biếng lười. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tâm trụ.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì đều được thanh tịnh, ánh sáng rực rỡ trang nghiêm như hoa đẹp. Vì thế gọi là Tam-mađịa Tịnh diệu hoa.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ giác chi? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho việc tu tập bảy chi Đẳng giác của tất cả định mau được viên mãn. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ giác chi.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên đăng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp đều có thể chiếu rõ giống như đèn sáng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biên đăng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên biện? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp được vô biên biện tài. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biên biện.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì được tánh bình đẳng, cũng làm cho các định không gì sánh bằng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể vượt qua các pháp khắp ba cõi. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định thù thắng và tất cả pháp, hay vì hữu tình phán quyết như thật. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tán nghi võng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì và tất cả pháp, mọi nghi ngờ đều được tiêu trừ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tán nghi võng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô sở trụ? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các pháp có chỗ trụ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô sở trụ.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các pháp có hai tướng có thể chấp thủ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì và tất cả pháp, tuy có thể phát sinh các hành tướng nhưng đều không thấy sự phát sinh. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất hành tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, thấy các đẳng trì không có hai hành tướng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất hành tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly hành tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, thấy các đẳng trì đều không có hành tướng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly hành tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu hành tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì phát sinh hành tướng vi diệu. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Diệu hành tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đạt chư hữu để tán hoại? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì và tất cả pháp, đắc trí thông đạt ngộ nhập như thật, đã ngộ nhập rồi, đối với các pháp hữu phá tan hoàn toàn, không còn để sót. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đạt chư hữu để tán hoại.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập thi thiết ngữ ngôn? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, ngộ nhập tất cả pháp Tam-ma-địa, trình bày lời nói không vướng mắc, không chướng ngại. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập thi thiết ngữ ngôn.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Giải thoát âm Thanh văn tự? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, thấy tất cả các tướng âm Thanh văn tự của các đẳng trì giải thoát tịch diệt. Vì thế gọi là Tam-mađịa Giải thoát âm Thanh văn tự.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cự xí nhiên? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì, oai quang chiếu sáng rực rỡ. Vì thế gọi là Tamma-địa Cự xí nhiên.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, hay làm nghiêm tịnh tướng các đẳng trì, nghĩa là đối với các tướng đều có thể diệt trừ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tiêu xí? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì không thấy biểu hiện. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tiêu xí.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đầy đủ diệu tướng của các định. Vì thế gọi là Tamma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất hý nhất thiết khổ lạc? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các tướng khổ, vui của đẳng trì không ưa quán sát. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất hý nhất thiết khổ lạc.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tận hành tướng? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các hành tướng của định có cùng tận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tận hành tướng.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ đà-la-ni? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể đảm nhiệm hết các việc thù thắng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ đà-la-ni.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tánh tà tánh? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các kiến chấp về chánh tánh, tà tánh của các đẳng trì đều nhiếp phục, làm cho không phát sinh. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tánh tà tánh.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh tức nhất thiết vi thuận? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì và tất cả pháp đều không thấy có tướng nghịch, thuận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh tức nhất thiết vi thuận.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly tắng ái? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì và tất cả pháp đều không thấy có tướng thương ghét. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly tắng ái.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu minh? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này đối với các đẳng trì đều không thấy có tướng trong sạch, tướng cấu uế. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô cấu minh.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ kiên cố? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này làm cho các đẳng trì đều được kiên cố. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ kiên cố.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Mãn nguyệt tịnh quang? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì tăng thêm công đức như mặt trăng tròn, sáng thì nước biển dâng lên. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Mãn nguyệt tịnh quang.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đại trang nghiêm? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì thành tựu các việc đại trang nghiêm, hy hữu, vi diệu. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đại trang nghiêm.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Chiếu nhất thiết thế gian? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, chiếu soi các đẳng trì và tất cả pháp, làm cho các loài hữu tình đều được khai sáng, hiểu rõ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Chiếu nhất thiết thế gian.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, không thấy đẳng trì định tán loạn sai khác. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-mađịa này, không thấy các pháp và tất cả định có tranh, không tranh, tánh tướng sai khác. Vì thế gọi là Tam-ma-địa hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú. Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô sào huyệt, vô tiêu xí, vô ái lạc? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-mađịa này, phá trừ các chỗ ẩn khuất, xả bỏ các sự phô trương, đoạn trừ các ưa thích mà không chấp trước. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô sào huyệt, vô tiêu xí, vô ái lạc.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định an trụ chân như? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, đối với thật tướng chân như của các đẳng trì và tất cả pháp thường không xả bỏ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết định an trụ chân như.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly thân uế ố? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì phá hoại thân kiến. Vì thế gọi là Tamma-địa Ly thân uế ố.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ngữ uế ố? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì diệt trừ nghiệp ác về lời nói. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly ngữ uế ố.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ý uế ố? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì diệt trừ nghiệp ác về ý. Vì thế gọi là Tamma-địa Ly ý uế ố.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Như hư không? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này làm lợi ích cho khắp tất cả hữu tình, tâm bình đẳng như hư không rộng lớn. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Như hư không.

Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-mađịa này, quán tất cả pháp đều không sở hữu như hư không trong sạch, không ô nhiễm, không vướng mắc. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không.

Này Thiện Hiện, có vô lượng trăm ngàn các Tam-ma-địa thù thắng, hy hữu vi diệu như vậy. Nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]