SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ II

Phẩm 39: Địa ngục
(QUYỂN 434 - 435)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 434

QUYỂN 435


QUYỂN 434

Phẩm 39: Địa ngục (1)

Bấy giờ Cụ thọ Xá-lợi Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này có thể tin hiểu được thì Đại Bồ-tát này từ đâu sinh đến đây? Phát tâm hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột trải qua thời gian bao lâu? Đã từng gần gũi cúng dường bao nhiêu Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác? Tu tập Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đã bao lâu? Làm sao có thể tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật-đa nghĩa thú sâu xa như thế?

Đức Phật bảo Xá-lợi Tử:

–Nếu Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này đủ khả năng tin hiểu được thì Đại Bồ-tát này đã từng trong pháp hội của vô lượng, vô số, vô biên Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở khắp mười phương thế giới nhiều như số cát sông Hằng sinh đến nơi đây.

Đại Bồ-tát này phát tâm hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột trải qua vô lượng, vô số, vô biên, trăm ngàn, trăm ức, trăm muôn ức kiếp.

Đại Bồ-tát này đã từng gần gũi cúng dường vô lượng, vô số, vô biên chẳng thể nghĩ bàn không thể tính lường các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Đại Bồ-tát này từ khi mới phát tâm đã thường siêng tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa trải qua vô lượng, vô số, vô biên, trăm ngàn, trăm muôn ức kiếp.

Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát này hoặc thấy hay nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa liền suy nghĩ: “Ta gặp được Đại sư và nghe Đại sư nói.”

Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát này lấy không tướng, không hai, không thủ đắc làm phương tiện để có khả năng tin hiểu chính xác nghĩa thú sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn, như lời Phật dạy, Đại Bồtát này hoặc thấy hoặc nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa liền suy nghĩ: “Ta gặp được Đại Sư và nghe Đại Sư nói.” Bạch Đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này còn có người có thể nghe, có thể thấy chăng?

Đức Phật dạy:

–Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thật không có người có thể nghe và có thể thấy. Vì sao? Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thật không phải pháp để nghe hay thấy.

Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa không thấy, không nghe vì các pháp tinh mật; cho đến Bố thí ba-la-mật-đa không thấy, không nghe, vì các pháp tinh mật.

Pháp không bên trong, không thấy, không nghe vì các pháp tinh mật. Cho đến pháp không không tánh tự tánh, không thấy, không nghe vì các pháp tinh mật.

Bốn Niệm trụ không thấy, không nghe vì các pháp tinh mật. Cho đến tám chi Thánh đạo không thấy, không nghe vì các pháp tinh mật.

Như vậy cho đến mười lực của Như Lai không thấy, không nghe, vì các pháp tinh mật. Cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không thấy, không nghe vì các pháp tinh mật.

Quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật không thấy, không nghe, vì các pháp tinh mật. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không thấy, không nghe vì các pháp tinh mật.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, các Đại Bồ-tát đã đối với quả vị Giác ngộ cao tột chứa nhóm công hạnh bao lâu mới có thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa? Đức Phật dạy:

–Thiện Hiện, đối với vấn đề này cần phải phân tích rõ ràng. Này Thiện Hiện, có Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm, liền có thể tu học Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa, cũng có thể tu học Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này có phương tiện thiện xảo nên không hoại mất các pháp, không thấy các pháp có tăng có giảm, thường không xa lìa chánh hạnh tương ưng Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, thường không xa lìa chư Phật Thế Tôn và các chúng Đại Bồ-tát. Từ cõi Phật này đến cõi Phật khác muốn đem nhiều phẩm vật tốt đẹp nhất cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn và các chúng Đại Bồ-tát, tùy ý mà được trọn vẹn. Cũng có thể ở nơi các Đức Như Lai đó trồng các căn lành để chóng thành tựu viên mãn.

Đại Bồ-tát này thọ thân ở đâu cũng không sinh bằng thai mẹ, tâm thường không cùng phiền não xen lẫn, cũng chưa từng khởi tâm Nhị thừa.

Đại Bồ-tát này thường không xa lìa thần thông thù thắng, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác đem lại sự thành tựu cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này có thể tu học chân chánh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

QUYỂN 435

Phẩm 39: Địa ngục (2)

Thiện Hiện, có Đại Bồ-tát tuy đã từng gặp Phật, hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc nhiều trăm ngàn, ở chỗ chư Phật và chúng đệ tử của Ngài, cũng tu nhiều hạnh Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã nhưng lấy hữu sở đắc làm phương tiện nên không thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho đến Bố thí ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này nghe nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ chúng mà đi.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này khinh thường Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa và khinh thường luôn cả Phật, đã bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và bỏ chư Phật.

Thiện Hiện, nay trong chúng đây cũng có loại người như vậy. Họ nghe Như Lai giảng nói Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tâm không vui nên bỏ chúng mà đi. Vì sao? Các thiện nam, thiện nữ này đời trước nghe nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đã từng bỏ đi, đời nay nghe nói Bát-nhã ba-la-mật-đa, do sức mạnh của tập khí đời trước nên cũng lại bỏ đi.

Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ này đối với những điều giảng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, hành động, lời nói và ý nghĩ không hòa hợp, do đó tạo nghiệp tăng trưởng ngu si ác tuệ. Vì họ gây tội nghiệp tăng trưởng ngu si ác tuệ nên nghe giảng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này liền hủy báng, bị chướng ngại nên bỏ đi. Họ đã hủy báng, chướng ngại, bỏ đi đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy tức là hủy báng, làm chướng ngại, bỏ đi trí Nhất thiết tướng của chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại. Vì họ hủy báng, chướng ngại, bỏ đi trí Nhất thiết tướng của chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại, liền gây tạo thêm nhiều nghiệp cảm thiếu chánh pháp. Do gây tạo thêm nhiều nghiệp cảm thiếu chánh pháp, nên bị đọa vào địa ngục lớn, trải qua nhiều năm hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, hoặc nhiều trăm ngàn năm, hoặc nhiều trăm ức năm, hoặc nhiều trăm muôn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm trong địa ngục lớn, chịu nhiều khổ đau độc ác dữ dội.

Người đó vì tội nặng nên ở thế giới này từ địa ngục lớn này đến đọa vào địa ngục lớn khác ở trong thế giới này, cho đến khi kiếp hỏa, kiếp phong, kiếp thủy chưa xảy ra, họ phải chịu nhiều khổ đau, độc ác dữ dội. Nếu lúc thế giới này kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong nổi lên, nghiệp thiếu chánh pháp của người đó vẫn chưa hết, nên chết rồi, chuyển sinh vào thế giới phương khác cùng đồng loại trong địa ngục lớn, trải qua nhiều năm hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn, trăm ức, muôn ức năm trong địa ngục lớn, chịu nhiều đau khổ độc ác dữ dội.

Người đó vì tội nặng nên từ địa ngục lớn này đến địa ngục lớn khác ở trong thế giới khác, cho đến kiếp hỏa, kiếp phong, kiếp thủy chưa nổi lên phải chịu nhiều khổ đau độc ác dữ dội. Nếu lúc thế giới khác, kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong nổi lên, người đó vì nghiệp thiếu pháp vẫn còn nên chết rồi chuyển sinh thế giới phương khác nữa cùng đồng loại trong địa ngục lớn, trải qua nhiều năm hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn, trăm ức, muôn ức năm trong địa ngục lớn chịu nhiều khổ đau độc ác dữ dội.

Người đó vì tội nặng nên từ địa ngục lớn này đến địa ngục lớn khác ở trong thế giới khác, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra họ phải chịu nhiều khổ đau độc ác dữ dội. Như vậy xoay vần trong địa ngục lớn trải khắp các thế giới khác ở mười phương chịu nhiều đau khổ độc ác dữ dội. Nếu các thế giới mười phương kia, khi kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong nổi lên, người đó vì nghiệp thiếu pháp vẫn chưa hết, nên chết rồi sinh trở lại trong địa ngục lớn nơi thế giới này.

Từ địa ngục lớn này đến địa ngục lớn khác, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra, họ phải chịu nhiều khổ đau độc ác dữ dội. Nếu khi kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong ở thế giới này nổi lên, nghiệp thiếu pháp của người đó vẫn còn nên chết rồi sinh lại thế giới các phương khác, trải qua thời gian dài trong địa ngục lớn ở mười phương chịu nhiều khổ đau độc ác dữ dội.

Luân hồi như vậy trải qua vô lượng kiếp, thế lực nghiệp tội thiếu pháp giảm dần, người đó thoát chốn địa ngục, đọa vào bàng sinh trải qua nhiều năm hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn, trăm ức, muôn ức năm thọ thân bàng sinh, gặp đủ các khổ tàn hại, khủng bố, bức bách... Tội chưa hết nên từ chỗ hiểm ác này đến chỗ hiểm ác khác trong thế giới này, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra, cho đến nay họ phải gặp đủ các khổ tàn hại, khủng bố, bức bách...

Nếu khi thế giới này bị tam tai phá hoại, thế lực thiếu pháp của người đó vẫn còn chưa hết, chết rồi chuyển sinh thế giới phương khác cùng đồng loại trong nẻo bàng sinh trải qua nhiều năm hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm cho đến hoặc nhiều trăm ngàn, trăm ức, muôn ức năm chịu thân bàng sinh gặp đủ các khổ tàn hại, khủng bố, bức bách. Tội chưa hết nên từ chỗ hiểm ác này đến chỗ hiểm ác khác trong thế giới khác, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra cho đến nay phải gặp đủ các khổ tàn hại, khủng bố, bức bách...

Nếu lúc thế giới kia bị tam tai phá hoại, thế lực thiếu pháp của người đó vẫn còn nên chết rồi chuyển sinh khắp phương thế giới ở mười phương, cùng đồng loại trong nẻo bàng sinh, trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn, trăm ức năm thọ thân bàng sinh, gặp đủ các khổ tàn hại, khủng bố bức bách... Tội chưa hết nên từ chỗ hiểm ác này đến chỗ hiểm ác khác ở trong thế giới phương khác, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra cho đến nay phải chịu đủ các khổ tàn hại, khủng bố bức bách...

Như vậy xoay vần trải khắp các thế giới khác ở mười phương, thọ thân bàng sinh gặp đủ các khổ tàn hại, khủng khiếp bức bách. Nếu lúc các thế giới ở mười phương kia bị tam tai phá hoại, thế lực thiếu pháp của người đó vẫn chưa hết, chết rồi sinh trở lại trong nẻo bàng sinh nơi thế giới này. Từ chỗ hiểm ác này đến chỗ hiểm ác khác, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra cho đến nay phải gặp đủ các khổ tàn hại khủng bố, bức bách...

Nếu lúc thế giới này bị tam tai phá hoại, thế lực dư thừa của nghiệp thiếu pháp của người đó vẫn chưa hết, chết rồi sinh trở lại các thế giới khác, trải khắp mười phương trong nẻo bàng sinh, chịu khổ sở vô cùng.

Xoay vần như thế trải qua vô lượng kiếp, thế lực nghiệp tội thiếu chánh pháp của người đó giảm dần, được thoát khỏi chốn bàng sinh, đọa trong cảnh giới quỷ. Trải qua nhiều năm hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn, trăm ức, muôn ức năm ở trong cảnh giới quỷ chịu đủ các khổ đói khát, gầy gò tiều tụy... Tội chưa hết nên từ nước quỷ đói này đến nước quỷ đói khác ở trong thế giới này, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra cho đến nay chịu đủ các khổ đói khát, tiều tụy....

Nếu lúc thế giới này bị tam tai phá hoại, thế lực nghiệp thiếu pháp của người đó chưa hết, chết rồi chuyển sinh thế giới phương khác cùng đồng loại trong đường quỷ đói. Trải qua nhiều năm hoặc trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm cho đến hoặc nhiều trăm ngàn, trăm ức, muôn ức năm ở trong loài quỷ đói chịu đủ các khổ đói khát, tiều tụy... Tội chưa hết nên ở thế giới kia, từ nước quỷ đói này đến nước quỷ đói khác, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra đến nay chịu đủ các khổ đói khát, tiều tụy...

Nếu thế giới kia bị tam tai phá hoại, thế lực nghiệp thiếu pháp của người đó vẫn chưa hết, chết rồi chuyển sinh các thế giới phương khác cùng đồng loại trong đường quỷ đói trải qua nhiều năm hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn, trăm ức, muôn ức năm ở trong chốn quỷ đói chịu đủ các khổ đói khát, tiều tụy... Tội chưa hết nên ở các thế giới khác, từ nước quỷ đói này đến nước quỷ đói khác, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra đến nay chịu đủ các khổ đói khát, tiều tụy...

Như vậy xoay vần trải qua khắp thế giới mười phương ở trong đường quỷ đói chịu đủ các khổ đói khát, tiều tụy. Nếu các thế giới khác trong mười phương đó khi bị tam tai phá hoại, thế lực nghiệp thiếu pháp của người đó vẫn chưa hết, chết rồi lại sinh trở lại nơi thế gian này trong loài quỷ đói. Từ nước quỷ đói này đến nước quỷ đói khác, cho đến kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa xảy ra đến nay chịu đủ các khổ đói khát, tiều tụy...

Nếu thế giới này khi bị tam tai phá hoại, thế lực nghiệp thiếu pháp của người đó vẫn chưa hết, chết rồi lại sinh các thế giới khác, trải qua khắp mười phương trong chốn quỷ đói chịu nhiều khổ não.

Như vậy xoay vần trải qua vô lượng kiếp, thế lực dư thừa của nghiệp thiếu pháp của người đó sắp dứt, ra khỏi chốn quỷ đói, sinh trong loài người. Tuy được làm người nhưng ở nơi hèn hạ. Nghĩa là: hoặc sinh nơi nhà đui mù, điếc, hoặc nhà hèn hạ, hoặc nhà gánh thây chết, hoặc nhà hàng thịt, hoặc nhà bắt cá, săn bắn, hoặc nhà thợ thuyền, hoặc nhà hát xướng, hoặc nhà tà kiến, hoặc nhà tồi tệ, ác luật nghi, hoặc bị làm thân không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi, không tay, không chân, đui mù, câm điếc, ung thư, ghẻ lở, điên cuồng, động kinh, gù lưng, tay chân co quắp, các căn thiếu hụt, sắc đen vàng, tiều tụy, ngu đần không hiểu biết, làm việc gì đều bị người khinh chê, hoặc sinh ở chỗ nào đều không nghe danh từ Phật, Pháp, Tăng, Bồ-tát, Độc giác; hoặc sinh ở thế giới tối tăm, luôn luôn không có ngày đêm, không thấy ánh sáng, ở chỗ hiểm trở, xấu ác, nhơ nhớp, độc địa. Vì sao? Thiện Hiện, vì người đó gây tạo thêm nghiệp hủy hoại chánh pháp rất sâu nặng nên chịu quả khổ dẫy đầy, không dễ chịu và an vui. Phẩm loại quá nhiều, khó có thể nói hết được.

Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, Đức Như Lai thường dạy, tội nặng trong các tội, đó là năm tội Vô gián. Nay nói tội thứ sáu là tội tạo tác thêm nhiều nghiệp hủy hoại chánh pháp cùng với năm tội Vô gián kia có tương tự không?

Đức Phật dạy:

–Xá-lợi Tử, nghiệp hủy hoại chánh pháp cực kỳ nghiêm trọng, không thể đem năm tội Vô gián so sánh được. Nghĩa là người đó nghe nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đã không tin mà còn bài xích, chê bai rằng: “Đây không phải lời giảng dạy của các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không phải pháp, không phải luật, không phải lời dạy của Bậc Đại Sư. Chúng ta đối với pháp này không nên tu học.” Người hủy báng pháp này tự mình hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng dạy cho vô lượng hữu tình hủy báng. Tự hủy hoại chính mình, cũng làm cho người khác hủy hoại. Tự uống thuốc độc, cũng khiến cho người khác cùng uống. Tự mất quả vui sinh Thiên giải thoát, cũng làm cho người khác mất nữa. Tự đem thân thể vào lửa địa ngục, còn đem thân thể người khác vào lửa địa ngục. Tự mình không tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật-đa, còn tuyên truyền cho người khác không tin hiểu Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa. Tự chìm trong biển khổ, còn làm cho người khác cũng bị chìm.

Xá-lợi Tử, Như Lai đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa này hãy còn không muốn cho kẻ hủy báng chánh pháp nghe danh tự, huống là giảng nói cho họ.

Xá-lợi Tử, kẻ hủy báng chánh pháp Ta còn không cho các thiện nam, thiện nữ đang an trú nơi Bồ-tát thừa nghe danh tự của họ huống là để cho mắt thấy hoặc cho ở chung. Vì sao? Xá-lợi Tử, những kẻ hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, phải biết gọi người đó là kẻ hủy hoại chánh pháp, đọa vào loài tăm tối bẩn thỉu như ốc sên, tự dơ và làm dơ người khác, như một đống phân hôi. Nếu ai tin dùng lời người hoại pháp thì cũng bị khổ nhiều như trước đã nói.

Xá-lợi Tử, những kẻ phá hoại Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa phải biết loại đó tức là địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ, chắc chắn sẽ bị khổ nhiều, cực nặng, dữ dội vô cùng. Vì vậy, kẻ trí không nên hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, nguyên nhân nào chỉ nói kẻ hủy hoại chánh pháp như vậy đọa địa ngục lớn bàng sinh, quỷ đói, chịu khổ lâu dài mà không nói hình dáng, thân lượng của họ?

Đức Phật dạy:

–Xá-lợi Tử, thôi, không nên nói về hình dáng của kẻ hoại chánh pháp nơi cảnh giới ác trong tương lai. Vì sao? Xá-lợi Tử, nếu Như Lai nói hết hình dáng của kẻ hoại chánh pháp bị khổ trong cảnh giới ác ở tương lai thì họ sẽ đau đớn, kinh sợ, đưa đến mất mạng, hoặc gần chết, tâm vội lo buồn, bức xúc như trúng tên độc, thân dần khô héo như cỏ gặp sương. Sợ họ nghe nói về kẻ hủy hoại chánh pháp phải chịu khổ vì thân nhiều xấu xa như vậy, rơi vào kinh hoàng, đưa đến tan thân mất mạng. Như Lai thương xót họ nên không nói đến hình dáng của kẻ có tội hủy hoại chánh pháp.

Xá-lợi Tử thưa:

–Cúi xin Đức Thế Tôn hãy nói rõ về hình dáng bị đọa vào nẻo ác trong đời sau của kẻ hủy hoại chánh pháp, để răn dạy cho đời sau biết được sự hủy báng chánh pháp sẽ bị khổ nhiều mà không dám gây tội.

Đức Phật dạy:

–Xá-lợi Tử, trước Ta đã nói đủ để làm điều răn dạy rõ ràng. Nghĩa là đời vị lai các thiện nam, thiện nữ nghe Ta đã nói kẻ gây tạo nghiệp hủy hoại chánh pháp tăng trưởng cho đến khi đầy đủ, đọa vào địa ngục lớn: bàng sinh, quỷ đói, trong mỗi mỗi chốn như vậy phải chịu nhiều khổ sở lâu dài, đủ để tự khắc phục, giữ gìn, không hủy báng chánh pháp.

Tôn giả Xá-lợi Tử liền bạch Phật:

–Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn! Thưa vâng, bạch Đấng Thiện Thệ! Đời sau các thiện nam, thiện nữ bản tánh trong sạch được nghe Phật nói trước về tội hủy báng chánh pháp chịu khổ lâu dài đủ để răn dạy: thà bỏ thân mạng chứ không bao giờ hủy báng chánh pháp. Chớ làm ta về sau chịu nỗi khổ này.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, nếu có các thiện nam, thiện nữ thông tuệ, nghe Phật dạy về kẻ hủy báng chánh pháp, vào đời sau bị nhiều khổ sở lâu dài thì phải khéo hộ trì nghiệp thân, miệng, ý; chớ nên bài xích, hủy báng chánh pháp mà phải đọa ba đường ác chịu khổ lâu dài. Ở thời lâu xa không được gặp Phật, không nghe chánh pháp, không gặp Tăng, không được sinh vào cõi nước có Phật. Dầu cho có sinh trong loài người cũng bị bần cùng hạ tiện, xấu xí, ngu si, tứ chi tàn tật, có nói ra điều gì không ai tin nhận.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Gây tạo tăng trưởng nghiệp cảm thiếu pháp, đâu chẳng do tập khí nghiệp ác ngữ ư?

Đức Phật dạy:

–Thiện Hiện, đúng thế, đúng thế! Đúng là do thói quen huân tập nghiệp ác ngữ nên tạo tác tăng trưởng nghiệp cảm thiếu pháp. Ở trong chánh pháp Luật tạng của Như Lai sẽ có những người ngu si xuất gia. Người đó tuy tôn xưng Ta là Bậc Đại Sư nhưng lại chê bai, hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa của Ta dạy.

Thiện Hiện nên biết, nếu người hủy báng Bát- nhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là hủy báng quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Nếu người hủy báng quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật tức là hủy báng trí Nhất thiết tướng của chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại. Nếu người hủy báng trí Nhất thiết tướng của chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại, tức là hủy báng tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Nếu người hủy báng tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tức là hủy báng Phật bảo, Pháp bảo và Bí-sô Tăng bảo. Nếu có người hủy báng Phật, Pháp, Tăng bảo thì sẽ hủy báng chánh kiến thế gian. Nếu sẽ hủy báng chánh kiến thế gian thì sẽ hủy báng Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; cũng sẽ hủy báng pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh; cũng sẽ hủy báng bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; như vậy cũng sẽ hủy báng mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng sẽ hủy báng trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Người đó vì hủy báng trí Nhất thiết tướng nên phải nhận lấy vô lượng, vô số, vô biên tội nghiệp. Do vì người đó phải nhận lấy vô lượng, vô số, vô biên tội nghiệp, nên phải nhận lấy vô lượng, vô số, vô biên khổ sở lớn nơi tất cả địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ và trong cõi người.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, những kẻ ngu si đó có bao nhiêu nguyên nhân mà hủy báng Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa như thế?

Đức Phật dạy:

–Thiện Hiện, có bốn nguyên nhân mà những kẻ ngu si hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Đó là:

1.              Bị mê hoặc bởi tà ma nên những kẻ ngu si kia hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

2.              Đối với giáo pháp sâu xa không tin hiểu nên những kẻ ngu si kia hủy báng Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa.

3.              Không siêng năng tinh tấn, đắm trước năm uẩn, bị lệ thuộc các ác tri thức nên những kẻ ngu si kia hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

4.              Nhiều sân hận, ưa làm pháp ác, tự cao tự đại, khinh miệt người khác, nên những kẻ ngu si kia hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Thiện Hiện, những kẻ ngu si đó có đủ bốn nguyên nhân như vậy nên hủy báng Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa. Do đó trong tương lai chịu nhiều đau khổ.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, những kẻ ngu si ở thế gian không siêng năng tinh tấn, bị lệ thuộc bởi ác tri thức, chưa trồng căn lành, đủ các việc ác. Đối với những lời Phật dạy về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thật khó tin hiểu.

Đức Phật dạy:

–Thiện Hiện, đúng thế, đúng thế, đúng như lời ông nói! Những kẻ ngu si ở thế gian không siêng năng tinh tấn, bị lệ thuộc bởi ác tri thức, chưa trồng căn lành, đủ các việc ác. Đối với những lời dạy của Như Lai về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thật khó tin khó hiểu.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật-đa này vì sao sâu xa, khó tin khó hiểu?

Đức Phật dạy:

–Thiện Hiện, sắc không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh sắc không sở hữu là tự tánh của sắc. Thọ, tưởng, hành, thức không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh thọ, tưởng, hành, thức không sở hữu là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức.

Thiện Hiện, nhãn xứ cho đến ý xứ không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh nhãn xứ cho đến ý xứ không sở hữu là tự tánh nhãn xứ cho đến ý xứ.

Sắc xứ cho đến pháp xứ không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh sắc xứ cho đến pháp xứ không sở hữu là tự tánh của sắc sứ cho đến pháp xứ.

Thiện Hiện, nhãn giới cho đến ý giới không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh nhãn giới cho đến ý giới không sở hữu là tự tánh của nhãn giới cho đến ý giới.

Sắc giới cho đến pháp giới không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh sắc giới cho đến pháp giới không sở hữu là tự tánh của sắc giới cho đến pháp giới.

Nhãn thức giới cho đến ý thức giới không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh nhãn thức giới cho đến ý thức giới không sở hữu là tự tánh của nhãn thức giới cho đến ý thức giới.

Nhãn xúc cho đến ý xúc không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh nhãn xúc cho đến ý xúc không sở hữu là tự tánh của nhãn xúc cho đến ý xúc.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra không sở hữu là tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra.

Thiện Hiện, Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bátnhã ba-la-mật-đa không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa không sở hữu, là tự tánh của Bố thí ba-lamật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện, pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh, không buộc không mở. Vì sao? Vì tánh pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh không sở hữu, là tự tánh của pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Thiện Hiện, bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo không sở hữu, là tự tánh của bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo.

Thiện Hiện, như vậy cho đến mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không sở hữu là tự tánh của mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Thiện Hiện, trí Nhất thiết không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh trí Nhất thiết không sở hữu là tự tánh của trí Nhất thiết. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không sở hữu là tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện, sắc đời trước không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh sắc đời trước không sở hữu là tự tánh của sắc đời trước. Thọ, tưởng, hành, thức không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh thọ, tưởng, hành, thức đời trước không sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức đời trước. Như vậy, cho đến trí Nhất thiết đời trước không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh trí Nhất thiết đời trước không sở hữu là tự tánh của trí Nhất thiết đời trước. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đời trước không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đời trước không sở hữu là tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đời trước.

Thiện Hiện, sắc đời sau không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh sắc đời sau không sở hữu là tự tánh của sắc đời sau. Thọ, tưởng, hành, thức đời sau không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh thọ, tưởng, hành, thức đời sau không sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức đời sau. Như vậy cho đến trí Nhất thiết đời sau không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh trí Nhất thiết đời sau không sở hữu, là tự tánh của trí Nhất thiết đời sau. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đời sau không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đời sau không sở hữu, là tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đời sau.

Thiện Hiện, sắc đời giữa không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh sắc đời giữa không sở hữu là tự tánh của sắc đời giữa. Thọ, tưởng, hành, thức đời giữa không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh thọ, tưởng, hành, thức đời giữa không sở hữu là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức đời giữa. Như vậy cho đến trí Nhất thiết đời giữa không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh Nhất thiết trí đời giữa không sở hữu, là tự tánh của trí Nhất thiết đời giữa. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đời giữa không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không sở hữu là tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đời giữa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, những chúng sinh không siêng năng tinh tấn, chưa trồng căn lành nên căn lành không có, bị lệ thuộc bạn ác, biếng nhác tăng thêm, hành động theo sức lôi cuốn của ma, tinh tấn yếu kém, thất niệm ác tuệ. Đối với Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa của Đức Phật dạy, họ thật là khó tin khó hiểu.

Đức Phật bảo:

–Thiện Hiện, đúng thế, đúng thế! Đúng như lời ông nói, những chúng sinh không siêng năng tinh tấn, chưa trồng căn lành, căn lành không có, bị lệ thuộc bạn ác, biếng nhác tăng thêm, hành động theo sức lôi cuốn của ma, tinh tấn yếu kém, thất niệm ác tuệ. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa Như Lai đã dạy, họ thật là khó tin, khó hiểu.

Vì sao? Thiện Hiện, sắc thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức quả thanh tịnh. Quả thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến tất cả hạnh Đại Bồ-tát thanh tịnh tức quả thanh tịnh. Quả thanh tịnh tức tất cả hạnh Đại Bồtát thanh tịnh. Tất cả hạnh Đại Bồ-tát thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh tức quả thanh tịnh. Quả thanh tịnh tức quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh. Quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Này Thiện Hiện, sắc thanh tịnh tức Bát-nhã bala-mật-đa thanh tịnh. Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh cùng Bátnhã ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh. Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh cùng Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến trí Nhất thiết thanh tịnh tức Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh. Bát-nhã ba-lamật-đa thanh tịnh tức trí Nhất thiết thanh tịnh. Trí Nhất thiết thanh tịnh cùng Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh tức Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh. Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh tức trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh cùng Bát-nhã ba-lamật-đa thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Này Thiện Hiện, sắc thanh tịnh tức trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Trí Nhất thiết trí thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh cùng trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Trí Nhất thiết trí thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh cùng trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến trí Nhất thiết thanh tịnh tức trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Trí Nhất thiết trí thanh tịnh tức trí Nhất thiết thanh tịnh. Trí Nhất thiết thanh tịnh cùng trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh tức trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Trí Nhất thiết trí thanh tịnh tức trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh cùng với trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Này Thiện Hiện, pháp không hai thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh tức pháp không hai thanh tịnh. Pháp không hai thanh tịnh cùng sắc thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Pháp không hai thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức pháp không hai thanh tịnh. Pháp không hai thanh tịnh cùng thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến pháp không hai thanh tịnh tức trí Nhất thiết thanh tịnh. Trí Nhất thiết thanh tịnh tức pháp không hai thanh tịnh. Pháp không hai thanh tịnh cùng trí Nhất thiết thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Pháp không hai thanh tịnh tức trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh tức pháp không hai thanh tịnh. Pháp không hai thanh tịnh cùng trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Này Thiện Hiện, ngã, hữu tình cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh tức ngã, hữu tình cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh. Ngã, hữu tình cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh cùng sắc thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Ngã, hữu tình cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức ngã, hữu tình cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh. Ngã, hữu tình cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh cùng thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến ngã, hữu tình đến tri, kiến thanh tịnh tức trí Nhất thiết thanh tịnh. Trí Nhất thiết thanh tịnh tức ngã, hữu tình đến tri, kiến thanh tịnh. Ngã, hữu tình đến tri, kiến thanh tịnh cùng trí Nhất thiết thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Ngã, hữu tình cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh tức trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh tức ngã, hữu tình cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh. Ngã, hữu tình cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh cùng trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Thiện Hiện, tham, sân, si thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh tức tham, sân, si thanh tịnh. Tham, sân, si thanh tịnh cùng sắc thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Tham, sân, si thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức tham, sân, si thanh tịnh. Tham, sân, si thanh tịnh cùng thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến tham, sân, si thanh tịnh tức trí Nhất thiết thanh tịnh. Trí Nhất thiết thanh tịnh tức tham, sân, si thanh tịnh. Tham, sân, si thanh tịnh cùng trí Nhất thiết thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Tham, sân, si thanh tịnh tức trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh tức tham, sân, si thanh tịnh. Tham, sân, si thanh tịnh cùng trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Thiện Hiện, sắc thanh tịnh nên thọ thanh tịnh. Thọ thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh cùng thọ thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Cũng thế, thọ thanh tịnh nên tưởng thanh tịnh. Tưởng thanh tịnh nên hành thanh tịnh. Hành thanh tịnh nên thức thanh tịnh. Thức thanh tịnh nên nhãn xứ cho đến ý xứ thanh tịnh. Ý xứ thanh tịnh nên sắc xứ cho đến pháp xứ thanh tịnh. Pháp xứ thanh tịnh nên nhãn giới cho đến ý giới thanh tịnh. Ý giới thanh tịnh nên sắc giới cho đến pháp giới thanh tịnh. Pháp giới thanh tịnh nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới thanh tịnh. Ý thức giới thanh tịnh nên nhãn xúc cho đến ý xúc thanh tịnh. Ý xúc thanh tịnh nên các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra thanh tịnh. các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra thanh tịnh nên vô minh cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não thanh tịnh. Lão tử, sầu bi khổ ưu não thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến Bố thí ba-la-mật-đa thanh tịnh. Bố thí ba-lamật-đa thanh tịnh nên pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh. Pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh nên bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo thanh tịnh. Tám chi Thánh đạo thanh tịnh nên dần dần cho đến mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh. Mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên trí Nhất thiết thanh tịnh. Trí Nhất thiết thanh tịnh nên trí Đạo tướng thanh tịnh. Trí Đạo tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Đạo tướng thanh tịnh. Tức là trí Đạo tướng thanh tịnh cùng trí Nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến Bố thí ba-lamật-đa thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc Bố thí ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến Bố thí ba-la-mật-đa thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc Bố thí ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Thiện Hiện, pháp không bên trong thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc pháp không bên trong thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến pháp không bên trong thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc pháp không bên trong thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn, như vậy cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh.

Hoặc pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Thiện Hiện, bốn Niệm trụ thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc bốn Niệm trụ thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến bốn Niệm trụ thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc bốn Niệm trụ thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến tám chi Thánh đạo thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc tám chi Thánh đạo thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến tám chi Thánh đạo thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc tám chi Thánh đạo thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Thiện Hiện, như vậy cho đến mười lực của Như Lai thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc mười lực của Như Lai thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến mười lực của Như Lai thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc mười lực của Như Lai thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Thiện Hiện, trí Nhất thiết thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc trí Nhất thiết thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến trí Nhất thiết thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc trí Nhất thiết thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí Đạo tướng thanh tịnh. Trí Đạo tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí Đạo tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên Bát-nhã bala-mật-đa thanh tịnh. Hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Bát-nhã ba-la-mậtđa thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến trí Nhất thiết trí thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí Nhất thiết tướng thanh tịnh nên Bát-nhã ba-lamật-đa thanh tịnh. Hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Như vậy cho đến trí Nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn. Nói rộng cho đến trí Nhất thiết trí thanh tịnh nên trí Đạo tướng thanh tịnh. Trí Đạo tướng thanh tịnh nên trí Nhất thiết tướng thanh tịnh. Hoặc trí Nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc trí Đạo tướng thanh tịnh, hoặc trí Nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Mỗi câu trong đây đều nên được trình bày theo trình tự của mô thức trên..

Này Thiện Hiện, hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh. Vô vi thanh tịnh nên hữu vi thanh tịnh. Hoặc hữu vi thanh tịnh, hoặc vô vi thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Này Thiện Hiện, quá khứ thanh tịnh nên vị lai thanh tịnh. Vị lai thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc vị lai thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Quá khứ thanh tịnh nên hiện tại thanh tịnh. Hiện tại thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc hiện tại thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Vị lai thanh tịnh nên hiện tại thanh tịnh. Hiện tại thanh tịnh nên vị lai thanh tịnh. Hoặc vị lai thanh tịnh, hoặc hiện tại thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Quá khứ thanh tịnh nên vị lai, hiện tại thanh tịnh. Vị lai, hiện tại thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc vị lai, hiện tại thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Vị lai thanh tịnh nên quá khứ, hiện tại thanh tịnh. Quá khứ, hiện tại thanh tịnh nên vị lai thanh tịnh. Hoặc vị lai thanh tịnh, hoặc quá khứ, hiện tại thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.

Hiện tại thanh tịnh nên quá khứ, vị lai thanh tịnh. Quá khứ, vị lai thanh tịnh nên hiện tại thanh tịnh. Hoặc hiện tại thanh tịnh, hoặc quá khứ, vị lai thanh tịnh không hai, không khác, không hoại, không đoạn.


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]