SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ II
Phẩm 53: Không thoái chuyển
(QUYỂN 448)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Khi ấy Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, chúng con phải dựa vào hành động và tướng trạng nào mới biết là Đại Bồtát không thoái chuyển?
Đức Phật dạy:
–Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào biết như thật về địa của các hàng phàm phu, địa của Thanh văn, địa của chư Độc giác, địa của chư Bồ-tát, chư Như Lai, các địa như thế tuy nói có khác nhưng trong lý chân như của các pháp thì không biến đổi, không phân biệt, đều không hai, không hai phần. Đại Bồ-tát này tuy thật chứng đắc chân như của các pháp, nhưng đối với chân như không phân biệt, vì dùng vô sở đắc làm phương tiện. Đại Bồ-tát này đã thật chứng đắc chân như của các pháp, tuy nghe chân như cùng tất cả pháp không hai, không khác nhưng không trở ngại. Vì sao? Vì chân như cùng các pháp không thể nói là một, không thể nói là khác, không thể nói kết hợp và không kết hợp. Pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng như thế. Đại Bồ-tát này quyết không vội vã thốt ra lời nói, những lời nói ra đều có nghĩa lợi lạc, nếu không có nghĩa lợi lạc thì quyết không thốt ra lời. Đại Bồ-tát này quyết không xem việc tốt xấu, hay dở của người khác, mà thương xót bình đẳng, vì họ thuyết pháp. Đại Bồ-tát này không xem chủng tánh tốt xấu của Pháp sư, chỉ cầu pháp được thuyết giảng mang ý nghĩa nhiệm mầu mà thôi. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát không thoái chuyển gồm đủ các hành động và tướng trạng như thế. Nhờ các hành động và tướng trạng như thế nên biết là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những gì gọi là các hành động và tướng trạng?
Phật dạy:
–Thiện Hiện, các pháp không hành, không hình, không tướng, nên biết đó là tướng trạng của các hành.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp là không, không tướng trạng thì Đại Bồ-tát này ở trong pháp chuyển gì mà gọi là không thoái chuyển? Phật dạy:
–Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này ở trong pháp chuyển của sắc nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của thọ, tưởng, hành, thức nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của nhãn xứ chuyển nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chuyển nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của sắc xứ chuyển nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của nhãn giới chuyển nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của sắc giới nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của nhãn thức giới nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của nhãn xúc nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của Bố thí ba-la-mật-đa nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của pháp không bên trong nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của chân như nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của Thánh đế khổ nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của Thánh đế tập, diệt, đạo nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của bốn Niệm trụ nên gọi là không thoái chuyển; cho đến ở trong pháp chuyển của tám chi Thánh đạo chuyển nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của bốn Tĩnh lự nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của tám Giải thoát nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của pháp môn giải thoát Không nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của mười địa của hàng Tam thừa nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của mười địa của Bồ-tát nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của tất cả pháp môn Đà-la-ni nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của tất cả pháp môn Tam-ma-địa nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của năm loại mắt nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của sáu phép thần thông nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của mười lực của Phật nên gọi không thoái chuyển; cho đến ở trong pháp chuyển của mười tám pháp Phật bất cộng nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của ba mươi hai tướng Đại sĩ nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của tám mươi vẻ đẹp nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của pháp không quên mất nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của tánh luôn luôn xả nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của trí Nhất thiết nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của hàng phàm phu nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của Thanh văn địa, Độc giác địa, Bồ-tát địa, Như Lai địa nên gọi không thoái chuyển. Ở trong pháp chuyển của tất cả hạnh Đại Bồ-tát nên gọi không thoái chuyển; ở trong pháp chuyển của quả vị Giác ngộ cao tột nơi chư Phật nên gọi không thoái chuyển. Vì sao? Thiện Hiện, tự tánh của sắc là không sở hữu. Tự tánh thọ, tưởng, hành, thức là không sở hữu. Như vậy cho đến tự tánh tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không sở hữu. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột nơi chư Phật là không sở hữu. Đại Bồ-tát này (ở trong pháp chuyển của những điều ấy) không trụ ở trong đó nên gọi là chuyển. Do không chuyển nên gọi là Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Đại Bồ-tát nào biết như thế gọi là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển quyết không ưa xem hình tướng, nói năng của hàng Sa-môn, Bà-la-môn, ngoại đạo. Các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đối với các pháp của đối tượng nhận thật thức mà thật biết, hoặc mở bày, pháp môn chánh kiến thì không thể có được.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển đối với luật tạng của Đức Phật đã tuyên thuyết không sinh nghi hoặc; đối với việc nơi thế gian là không tạo giới cấm thủ, không theo nẻo ác kiến, không chấp nhận các việc lành dữ của thế tục lấy làm thanh tịnh. Quyết không lễ kính các Thiên thần kia như các ngoại đạo nơi thế gian là đã thờ, quyết không đem các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột, áo mặc, chuỗi anh lạc, cờ phướn, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường Thiên thần và các ngoại đạo. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển không bị đọa trong các nẻo địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ, A-tố-lạc, cũng không sinh vào dòng họ ti tiện như hàng thịt, gánh thây chết...; cũng hoàn toàn không thọ thân không đủ năm căn, biến đổi căn, không hình, hai hình và nữ nhân; cũng lại không thọ thân mù điếc, câm ngọng, cùi cụt, hủi lác, khòm lùn...; cũng hoàn toàn không sinh vào chỗ không có thời giờ rảnh rỗi. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển thường ưa thích nắm giữ mười nẻo nghiệp thiện: Tự xa lìa sự giết hại sinh mạng; cũng khuyên người xa lìa sự giết hại sinh mạng; luôn ngợi khen chính đáng pháp xa lìa sự giết hại sinh mạng; vui mừng, ca ngợi người xa lìa sự giết hại sinh mạng. Cho đến tự xa lìa tà kiến; cũng khuyên người xa lìa tà kiến; luôn ngợi khen chính đáng pháp xa lìa tà kiến; vui mừng, ca ngợi người xa lìa tà kiến. Đại Bồ-tát này cho đến trong mộng cũng không phát khởi mười nẻo nghiệp ác huống chi lúc thức. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển làm lợi ích khắp tất cả hữu tình, đem vô sở đắc làm phương tiện, luôn tu Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa thường không gián đoạn. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồtát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển đã nắm giữ tư duy, đọc tụng Khế kinh, Ứng Tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Duyên khởi, Bản sinh, Bản sự, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị, tất cả đều rốt ráo thông suốt, thường ưa bố thí pháp như thế cho tất cả hữu tình và luôn suy nghĩ làm sao cho các loài hữu tình cầu nguyện đạt chánh pháp đều được đầy đủ; đem vô sở đắc làm phương tiện; lại đem căn lành của pháp thí như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng lên quả vị Giác ngộ cao tột. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồtát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển đối với pháp môn sâu xa của Phật đã thuyết quyết không sinh nghi hoặc, do dự. Vì sao? Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này không thấy có pháp, hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức có thể nghi hoặc, do dự ở trong đó. Như vậy cho đến không thấy có pháp hoặc tất cả hạnh Đại Bồ-tát, hoặc quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nghi hoặc, do dự ở trong đó. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển thành tựu thân, ngữ, ý nghiệp nhu hòa, đối với các hữu tình tâm không ngăn ngại, luôn luôn thành tựu Từ, Bi, Hỷ, Xả... tương ưng thân, ngữ, ý nghiệp, quyết định không cùng năm thứ che lấp ở chung. Đó là tham dục, giận dữ, mờ ám, ham ngủ nghỉ, lay động, ố tác, nghi hoặc; tất cả tùy miên đều đã đè bẹp, tất cả tùy phiền não trói buộc vĩnh viễn không phát sinh. Ra vào, qua lại tâm không mê lầm, luôn luôn an trụ chánh niệm, chánh tri. Oai nghi tiến dừng, đi đứng, ngồi nằm, cất bước, dừng chân cũng như vậy. Những chỗ bước đi đều xem dưới đất, nhẹ nhàng chánh niệm, nhìn thẳng mà đi, hoạt động, nói năng từng không vội vã, hấp tấp. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển đối với các vật thọ dụng, đồ nằm, áo mặc đều thường thơm sạch, không có các mùi hôi hám, cũng không có các loài trùng, rận, chí dơ bẩn, tâm ưa thanh tịnh, thân không tật bệnh. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển thâm tâm thanh tịnh, không phải như trong thân người thường luôn bị tám vạn hộ trùng xâm phạm. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát này căn lành tăng thượng, vượt khỏi thế gian, thọ thân hình trong ngoài thanh tịnh nên không bị các loài trùng ăn xâm vào thân, căn lành như như lần lần tăng trưởng. Như vậy thân tâm này càng thanh tịnh. Do đó thân tâm các Bồ-tát này kiên cố hơn kim cang, không bị nghịch duyên xâm hại. Đó là các thứ lạnh nóng, đói, khát, muỗi mòng, gió nắng, trùng độc, dao gậy và các thứ trói buộc không thể xâm hại được. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát không thoái chuyển như thế làm sao đạt được thân, ngữ, ý thanh tịnh?
Phật dạy:
–Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này căn lành như như dần dần tăng trưởng. Như vậy, như vậy làm thanh tịnh thân, ngữ, ý. Do năng lực của căn lành đã đoạn trừ nên đời vị lai hoàn toàn không phát sinh. Vì vậy thường được thân, ngữ, ý thanh tịnh. Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này hiện tại có diệu hạnh về ba việc của thân, bốn việc của ngữ, ba việc của ý nên thân, ngữ, ý luôn luôn thanh tịnh. Do sự thanh tịnh này nên vượt khỏi quả vị Thanh văn và Độc giác; đã vào bậc Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, không chứng thật tế, thường muốn đem lại sự thành tựu cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật. Do đó thân, ngữ, ý thường được thanh tịnh trụ vào ngôi Bồ-tát kiên cố bất động. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển không trọng lợi dưỡng, không theo đuổi danh dự, đối với các thứ ăn uống, áo mặc, đồ nằm, phòng nhà, của cải đều không tham đắm. Tuy thọ mười hai công đức Đỗ-đa nhưng không hề ỷ lại ở, trong đó, hoàn toàn không sinh tâm tương ưng với tham lam keo kiệt, phá giới, giận dữ, lười nhác, tán loạn, ngu si và các thứ phiền não ràng buộc khác. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển có trí tuệ vững mạnh, giác ngộ sâu xa, lắng nghe chánh pháp, cung kính tin thọ, chánh niệm tư duy về nghĩa lý rốt ráo. Tùy theo các pháp thế gian và xuất thế gian đã được nghe đều có thể vận dụng phương tiện hội nhập nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa; chỗ tạo tác sự nghiệp thế gian cũng nương nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa để hội nhập pháp tánh, không thấy một việc nào ra ngoài pháp tánh. Giả sử có thì không cùng với pháp tánh tương ưng. Cũng có thể vận dụng phương tiện để hội nhập nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mậtđa, do đó nên không thấy việc nào ra ngoài pháp tánh. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển nếu hiện tại có ác ma hóa ra tám địa ngục lớn, trong mỗi địa ngục hóa ra vô lượng, vô biên Bồ-tát luôn bị lửa dữ đốt cháy phải chịu nhiều đau đớn, khổ sở. Ác ma hóa ra vậy rồi bảo các Bồtát không thoái chuyển rằng: “Các Bồ-tát này đều đã được thọ ký quả vị Giác ngộ cao tột không thoái chuyển, nên bị đọa vào địa ngục lớn như thế, chịu nhiều điều đau khổ như vậy. Bồ-tát các ông đã được thọ ký quả vị Giác ngộ cao tột không thoái chuyển cũng sẽ đọa vào địa ngục lớn này chịu nhiều điều đau khổ. Phật thọ ký cho các ông để chịu cực khổ trong địa ngục lớn, chứ không phải thọ ký quả vị Giác ngộ cao tột không thoái chuyển.
Thế nên các ông phải mau bỏ tâm đại Bồ-đề may ra mới thoát khỏi khổ nơi địa ngục lớn, sinh lên cõi trời hoặc sinh vào cõi người hưởng giàu vui.” Khi ấy Đại Bồ-tát không thoái chuyển thấy nghe việc này tâm không động, cũng không kinh sợ và nghi hoặc, chỉ suy nghĩ không có việc Đại Bồ-tát được thọ ký đạo quả không thoái chuyển mà bị đọa vào địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ, A-tố-lạc. Vì sao? Vì quả vị Bồ-tát không thoái chuyển quyết định không có nghiệp bất thiện, cũng không có nghiệp thiện mà rước lấy quả khổ. Chư Phật quyết định không nói lời dối gạt, Như Lai nói ra điều gì cũng đều làm lợi lạc cho tất cả hữu tình đó là do đại Từ bi mà có. Việc đã thấy nghe ấy nhất định là do ác ma tạo ra, nói ra. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển, nếu có ác ma giả dạng Sa-môn đến chỗ Bồ-tát nói như vầy: “Trước kia ông đã nghe: nên tu Bố thí ba-la-mật-đa sẽ mau viên mãn; nên tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa sẽ mau viên mãn. Như vậy cho đến nên chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Đã nghe như thế đều là tà thuyết, nên mau chóng trừ bỏ, chớ cho là điều chân thật. Lại nữa, trước kia ông đã nghe: Nên đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử ở quá khứ, vị lai, hiện tại, từ lúc mới phát tâm cho đến pháp trụ, trong đó có công đức của căn lành, đều sinh tùy hỷ nhóm họp tất cả, đem cho hữu tình một cách bình đẳng cùng nhau hồi hướng lên quả vị Giác ngộ cao tột. Đã nghe như thế cũng là tà thuyết hãy mau từ bỏ, đừng cho là chân thật. Nếu ông bỏ đi chỗ thuyết tà pháp kia thì Ta sẽ dạy ông pháp Phật chân thật cho ông tu học mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột, những gì đã nghe trước kia chẳng phải lời chân thật của Phật. Đó là văn tụng của người soạn tập để dối gạt. Lời Ta nói ra là lời chân thật của Phật, làm cho ông mau chứng chỗ mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột.”
Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào nghe lời như thế tâm động, kinh sợ nghi hoặc thì nên biết Bồ-tát đó chưa được thọ ký không thoái chuyển, đối với quả vị Giác ngộ cao tột còn do dự, chưa quyết định, chưa được gọi là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào nghe lời như thế tâm không động, cũng không sợ nghi, chỉ theo pháp tánh vô tác, vô tướng, không sinh mà trụ. Đó là việc làm của Đại Bồ-tát này không tin lời người khác, không theo người khác dạy (ngoài tinh thần Bát-nhã ba-la-mật-đa) mà tu Bố thí ba-la-mật-đa; không theo người khác dạy mà tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Cho đến không theo người khác dạy mà đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột. Nên biết Đại Bồ-tát như thế đã không bị thoái chuyển đối với quả vị Giác ngộ cao tột.
Thiện Hiện, như bậc A-la-hán dứt sạch các lậu có làm việc gì đều không tin theo lời người khác, chứng đắc pháp tánh không lầm, không nghi, tất cả ác ma không khuynh đảo được. Như vậy, tất cả Thanh văn, Độc giác, ngoại đạo, ác ma... không thể lung lạc, thuyết phục tâm Đại Bồ-tát không thoái chuyển, làm họ đối với Bồ-đề mà sinh tâm thoái lui.
Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này quyết chắc đã trụ bậc không thoái chuyển, tất cả việc làm đều tự suy nghĩ, không phải tin theo người mà làm ngay. Cho đến tất cả ngôn giáo của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác còn không hề xem nhẹ sự tín thọ, phụng hành huống nữa là tin lời Thanh văn, Độc giác, ngoại đạo, ác ma... mà thực hành sao? Không có việc các Bồ-tát này làm việc gì chỉ tin theo người mà làm theo.
Vì sao? Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này không thấy có pháp có thể tin mà hành. Vì sao? Thiện Hiện, các Bồ-tát này không thấy có sắc có thể tin mà hành; không thấy có thọ, tưởng, hành, thức có thể tin mà hành. Cũng không thấy có chân như của sắc có thể tin mà hành; không thấy có chân như của thọ, tưởng, hành, thức có thể tin mà hành. Như vậy cho đến không thủ trước quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể tin mà hành, cũng không thấy chân như của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể tin mà hành. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển, nếu có ác ma giả dạng Bí-sô đến chỗ Bồ-tát nói lời như vầy: “Việc làm của các ông là pháp sinh tử không phải việc làm của Bồ-tát, không do đây mà đạt được trí Nhất thiết trí. Nay các ông nên tu đạo hết khổ, mau hết khổ, chứng Niết-bàn.” Khi ấy, ác ma vì Bồ-tát thuyết đạo pháp tương tự rơi vào nẻo sinh tử. Đó là tưởng cốt, hoặc tưởng xanh bầm, hoặc tưởng mủ thúi, hoặc tưởng sình chướng, hoặc tưởng trùng ăn, hoặc tưởng đỏ bầm, hoặc Từ, hoặc Bi, hoặc Hỷ, hoặc Xả, hoặc bốn Tĩnh lự, hoặc bốn Định vô sắc. Ác ma bảo Bồtát rằng: “Đây là đạo chân chánh, hạnh chân chánh, ông dùng đạo này, hạnh này sẽ được quả Dự lưu, cho đến sẽ được Độc giác Bồ-đề. Ông nhờ đạo này, hạnh này nên mau dứt hết tất cả sinh, già, bệnh, chết, cần gì phải chịu khổ lâu dài nơi sinh tử, thân khổ hiện tại còn phải chán bỏ huống chi cầu chịu thân khổ ở vị lai, hãy tự nghĩ kỹ và bỏ những gì tin trước kia.”
Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này khi nghe lời ác ma nói tâm không động, cũng không kinh sợ nghi hoặc, chỉ suy nghĩ như vầy: “Nay Bí-sô này làm lợi ích cho ta không ít, vì ta thuyết đạo pháp tương tự, làm ta hiểu biết đạo này không thể chứng đắc quả Dự lưu cho đến không chứng đắc Độc giác Bồ-đề được, huống nữa là chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.” Đại Bồ-tát này suy nghĩ vậy rồi rất vui mừng, lại suy nghĩ tiếp: “Nay Bí-sô này làm lợi ích cho ta rất nhiều, vì ta dùng phương tiện thuyết đạo pháp chướng ngại, làm ta hiểu biết đạo pháp chướng ngại nên rồi đối với Tam thừa tự tại tu học.” Thiện Hiện, khi ác ma kia biết Bồ-tát này sinh tâm vui mừng, lại nói tiếp: “Hỡi ôi! Nam tử, nay ông muốn thấy các Đại Bồ-tát luôn siêng năng thực hành việc vô ích chăng? Đó là các chúng Đại Bồ-tát trải qua hằng hà sa số đại kiếp đem vô lượng thứ như áo mặc, thức ăn uống, đồ nằm, thuốc thang, của cải, hoa hương thượng diệu để cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn. Lại ở chỗ hằng hà sa số chư Phật tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, tu hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa. Cho đến ở chỗ hằng hà sa số chư Phật tu trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Chúng Đại Bồ-tát này cũng thân cận phụng sự hằng hà sa số chư Phật, ở chỗ chư Phật thỉnh hỏi đạo quả Giác ngộ cao tột. Hỏi rằng: “Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ nơi quả vị Giác ngộ cao tột? Thế nào là Đại Bồ-tát tu hành Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa; an trụ nơi pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh; an trụ nơi chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; an trụ nơi Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; tu bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; tu bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, tu tám Giải thoát cho đến mười Biến xứ, tu ba pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện; tu bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân; tu năm loại mắt, sáu phép thần thông; tu mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; tu ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp, tu pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả, tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; tu quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi, làm nghiêm tịnh cõi Phật, đem lại sự thành tựu cho hữu tình; tu thần thông thù thắng của các Đại Bồ-tát, tu viên mãn thọ lượng; học chuyển bánh xe đại pháp, hộ trì chánh pháp được trụ lâu dài; tu trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Như lời đã thỉnh hỏi nơi hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn theo thứ tự thuyết pháp. Như lời chư Phật dạy bảo, chúng Đại Bồ-tát này an trụ, tu học trải qua vô lượng kiếp dũng mãnh tinh tấn còn không chứng được sự chỗ mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột, huống chi nay việc tu, việc học của các ông mà chứng được quả vị Giác ngộ cao tột ư?
Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này dù nghe lời ác ma kia nhưng tâm không đổi, không kinh, không sợ, không nghi, không lầm, vui mừng gấp bội và suy nghĩ: “Nay Bí-sô này làm nhiều lợi ích cho ta, dùng phương tiện vì ta thuyết chướng ngại pháp đạo, làm ta biết pháp chướng ngại đạo, này quyết chắc không chứng được quả Dự lưu, cho đến không chứng được Độc giác Bồ-đề, huống chi đạt được chỗ mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột.” Thiện Hiện, khi ác ma kia biết tâm Bồ-tát này không thoái lui, không lầm, không nghi, ngay đó giả dạng vô lượng Bí-sô bảo Bồ-tát: “Các Bí-sô chúng tôi đây đều ở quá khứ dốc cầu quả vị Giác ngộ cao tột, trải qua vô lượng kiếp tu hành nhiều khổ hạnh khó hành mà không chứng được chỗ mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột, nay đều lui để chứng quả A-la-hán, các lậu đã hết không còn khổ nữa, các ông làm sao chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.” Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này thấy nghe như vậy rồi, liền suy nghĩ: “Quyết chắc là ác ma giả dạng những Bí-sô này đến nhiễu loạn tâm ta, thuyết đạo pháp chướng ngại tương tự, chắc chắn không có Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa đến quả vị viên mãn mà không chứng quả vị Giác ngộ cao tột, lại rơi vào quả vị Thanh văn, hoặc Độc giác.”
Bấy giờ, Bồ-tát lại suy nghĩ tiếp: “Chắc chắn không có việc Đại Bồ-tát tu hành Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, đến ngôi viên mãn mà không chứng quả vị Giác ngộ cao tột; cho đến chắc chắn không có việc tu hành trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đến ngôi viên mãn mà không chứng quả vị Giác ngộ cao tột.” Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển luôn suy nghĩ như vầy: “Đại Bồ-tát nào như lời chư Phật dạy tinh tấn tu học, thường không xa lìa Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, kể cả những tác ý tương ưng diệu hạnh; thường không xa lìa sự suy nghĩ tương ưng trí Nhất thiết trí; thường dùng phương tiện khuyên các hữu tình siêng năng tu học Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát này quyết định không thoái lui sáu pháp Ba-la-mật-đa, cho đến quyết định không thoái lui trí Nhất thiết, chắc chắn chứng quả vị Giác ngộ cao tột.” Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển luôn suy nghĩ như vầy: “Đại Bồ-tát nào hiểu biết việc ma, không theo việc ma, hiểu biết bạn ác, không theo lời bạn ác, hiểu biết cảnh giới, không chuyển theo cảnh giới, Đại Bồ-tát này nhất định không thoái lui sáu pháp Ba-la-mật-đa, cho đến nhất định không thoái lui trí Nhất thiết tướng, chắc chắn chứng quả vị Giác ngộ cao tột.” Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồtát không thoái chuyển.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Đại Bồ-tát không thoái chuyển nghe Phật Thế Tôn thuyết pháp quan trọng luôn sinh tâm vui mừng, cung kính, tín thọ, hiểu biết ý nghĩa rốt ráo, tâm kiên cố hơn kim cang, không thể lay chuyển, không thể bị xâm đoạt, thường tinh tấn tu học sáu pháp Ba-la-mật-đa, tâm không chán mỏi, cũng khuyên người khác tu học sáu pháp Ba-la-mật-đa, tâm không chán mỏi. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào thành tựu các hành động và tướng trạng như thế nên biết đó là Đại Bồtát không thoái chuyển.
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]