NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN X
PHÁP-HẠNH THIỀN-TUỆ
(VIPASSANĀBHĀVANĀ)
Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.
Chương IX: Bhāvanā: Pháp-hành thiền của bộ Nền-Tảng Phật-Giáo có 2 quyển:
- Quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định đã được trình bày xong, tiếp theo:
* Pháp-hành thiền-tuệ (Vipassanābhāvanā) là pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo. Pháp-hành thiền-tuệ có từ khi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, và giáo pháp của Đức-Phật còn đang lưu truyền trên thế gian, do nhờ các hàng thanh-văn đệ-tử trí-tuệ của Đức-Phật, đã cố gắng tinh-tấn theo học pháp-học Phật-giáo và theo thực-hành pháp-hành Phật-giáo, nhất là thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Giáo pháp của Đức-Phật sẽ bị suy đồi, bị tiêu hoại dần dần theo thời gian, bởi vì các hàng thanh-văn đệ-tử không có khả năng trí-tuệ giữ gìn duy trì pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo nữa, cho nên, pháp-hành thiền-tuệ (vipassanābhāvanā) sẽ bị suy đồi, sẽ bị tiêu hoại trước.
Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành 4 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán cao-thượng trong Phật-giáo.
Vì vậy, pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành vô cùng vi-tế, sâu sắc, khó hiểu về phần pháp-học lại càng khó thực-hành đúng về phần pháp-hành thiền-tuệ.
Sở dĩ phần pháp-học của pháp-hành thiền-tuệ khó hiểu, là vì những danh từ ngôn-ngữ chế-định (vijjamāna-paññatti) sắc-pháp, danh-pháp có thật-tánh-pháp. Song thật-tánh-pháp (sabhāvadhamma) của sắc-pháp, của danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), hoàn toàn không phải là danh từ ngôn-ngữ chế-định.
Phần pháp-học này cốt yếu là để hiểu biết, phân biệt trạng-thái, tính chất của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, cho nên phần pháp-học này là điều thiết yếu đầu tiên đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Phần thực-hành pháp-hành thiền-tuệ lại càng khó hơn, bởi vì các đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ là sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp hoặc thật-tánh-pháp (sabhāvadhamma), hoàn toàn không phải là danh từ ngôn-ngữ chế-định.
“Rūpādi ārammaṇesu paññattiyā ca niccasukha atta-subhasaññāya ca visesena nāmarūpabhāvena vā aniccādi ākārena vā passatī’ti vipassanā.”
-Phần đầu là:
“Rūpādi ārammaṇesu paññattiyā visesena nāmarūpa-bhāvena passatī’ti vipassanā.”
Trí-tuệ đặc biệt nào thấy rõ, biết rõ các đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tiếp xúc nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý đều là sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), thoát ra khỏi 2 loại chế-định-pháp (paññattidhamma): Ý-nghĩa chế-định (atthapaññatti) và danh-từ chế-định (saddapaññatti).
Trí-tuệ ấy gọi là trí-tuệ thiền-tuệ (vipassanāñāṇa) có chi pháp là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ hoặc 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ.
“Rūpādi ārammaṇesu nicca-sukha-atta-subha-saññāya visesena aniccādi ākārena passatī’ti vipassanā.”
Trí-tuệ đặc biệt nào thấy rõ, biết rõ các đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tiếp xúc nhãn, nhĩ, tỷ thiệt, thân, ý đều là sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp sinh rồi diệt liên tục không ngừng, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh, nên diệt được tưởng đảo-điên (saññāvipallāsa), tâm đảo-điên (cittavipallāsa), tà-kiến đảo-điên (diṭṭhivipallāsa), cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
Trí-tuệ ấy gọi là trí-tuệ thiền-tuệ (vipassanāñāṇa) có chi pháp là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ hoặc 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ.
Hoặc
“Pañcakkhandhesu vividhena aniccādi ākārena passatī’ti vipassanā.”
Trí-tuệ đặc biệt nào thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn: Sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn sinh rồi diệt, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh.
Trí-tuệ ấy gọi là trí-tuệ thiền-tuệ (vipassanāñāṇa), có chi pháp là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ hoặc 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ.
Phần giảng giải
Sắc-pháp, danh-pháp là những pháp nào?
* Sắc-pháp: Rūpadhamma là pháp bị huỷ hoại do sự nóng, sự lạnh, sự đói, sự khát, v.v… Sắc-pháp có 28 pháp.
- Nếu là người nam thì trừ sắc-nữ-tính.
- Nếu là người nữ thì trừ sắc-nam-tính.
Sắc-pháp là sắc-uẩn (rūpakkhandha).
* Danh-pháp: Nāmadhamma là pháp hướng tâm biết các đối-tượng. Danh-pháp đó là tâm với tâm-sở.
- Tâm-sở gồm có 52 tâm-sở.
- Tâm có 89 hoặc 121 tâm thuộc về thức-uẩn.
- Tâm-sở có 52 tâm-sở với 4 trạng-thái:
- Đồng sinh với tâm (ekuppāda).
- Đồng diệt với tâm (ekanirodha).
- Đồng đối-tượng với tâm (ekālambana).
- Đồng nơi sinh với tâm (ekavatthuka).
- Thọ tâm-sở đồng sinh với tâm thuộc về thọ-uẩn.
- Tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm thuộc về tưởng-uẩn.
- 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) đồng sinh với tâm thuộc về hành-uẩn.
Như vậy, mỗi tâm nào phát sinh, chắc chắn có một số tâm-sở đồng sinh, đồng diệt, đồng đối-tượng, đồng nơi sinh với tâm ấy.
- Thọ tâm-sở (vedanācetasika) đồng sinh với tâm thuộc về thọ-uẩn (vedanākkhandha).
- Tưởng tâm-sở (saññācetasika) đồng sinh với tâm thuộc về tưởng-uẩn (saññākkhandha).
- Số tâm-sở còn lại (trừ thọ và tưởng tâm-sở) đồng sinh với tâm thuộc về hành-uẩn (saṅkhārakkhandha).
- Tâm (citta) ấy thuộc về thức-uẩn (viññāṇakkhandha).
* Vatthurūpa sắc-pháp là nơi sinh của tâm với tâm-sở
thuộc về sắc-uẩn.
Sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn đều thuộc về chân-nghĩa-pháp, là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
* Paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp là pháp chân-thật, có thật-tánh bất biến thể theo thời gian và không gian, nghĩa là chân-nghĩa-pháp nào đã phát sinh trong thời quá-khứ như thế nào thì chân-nghĩa-pháp ấy đang phát sinh trong thời hiện-tại và sẽ phát sinh trong thời vị-lai cũng như thế ấy, thật-tánh không hề biến thể.
Chân-nghĩa-pháp nào phát sinh nơi chúng-sinh này, ở nơi này như thế nào, thì chân-nghĩa-pháp ấy phát sinh nơi chúng-sinh kia, ở nơi kia cũng như thế ấy, thật-tánh không hề biến thể.
Paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp có 4 pháp:
1- Citta: Tâm có trạng-thái biết đối-tượng. Tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm.
2- Cetasika: Tâm-sở có trạng-thái luôn luôn nương nhờ nơi tâm với 4 trạng-thái: Đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối-tượng với tâm, đồng nơi sinh với tâm. Tâm-sở gồm có 52 tâm-sở.
Tâm và tâm-sở thuộc về danh-pháp.
3- Rūpadhamma: Sắc-pháp có trạng-thái bị huỷ hoại bởi sự nóng, sự lạnh, sự đói, sự khát, v.v… Sắc-pháp gồm có 28 sắc-pháp.
Tâm, tâm-sở, sắc-pháp đều thuộc về pháp hữu-vi (saṅkhatadhamma).
4- Nibbāna: Niết-bàn có trạng-thái tịch tịnh, vắng lặng mọi phiền-não và ngũ-uẩn, an-lạc tuyệt đối.
Niết-Bàn là pháp vô-vi (asaṅkhatadhamma) thuộc về danh-pháp đặc biệt, hoàn toàn khác với danh-pháp: Tâm và tâm-sở.
* Chế-định-pháp là những pháp nào?
Paññattidhamma: Chế-định-pháp là danh từ ngôn-ngữ do con người chế định, đặt ra để gọi, diễn tả cho người khác hiểu biết được.
Chế-định-pháp cần phải nương nhờ nơi chân-nghĩa-pháp, để chế định ra ý nghĩa, hình dạng, … rồi chế định đặt ra danh từ ngôn-ngữ gọi ý nghĩa, hình dạng,… ấy.
Paññattidhamma: Chế-định-pháp có 2 pháp:
- Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng, … chế định.
- Saddapaññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế-định.
1- Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng, … chế định cho biết được sự khác biệt của mỗi pháp, mỗi đối-tượng, có rất nhiều loại. Ví dụ:
-Nương nhờ nơi tứ-đại (đất, nước, lửa, gió) kết dính liền lại với nhau trở thành khối có hình dạng khác nhau như: Mặt đất bằng, núi cao, sông dài, biển rộng, v.v…
2- Saddapaññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế-định đặt ra danh từ ngôn-ngữ gọi, diễn tả làm cho người nghe biết được ý nghĩa, hình dạng của atthapaññatti ấy và hiểu biết được ý nghĩa của atthapaññatti ấy.
Saddapaññatti hoặc nāmapaññatti[1] Saddapaññatti hoặc nāmapaññatti có 6 loại: 1-Vijjamānapaññatti.
2- Avijjamānapaññatti.
3- Vijjamānena avijjamānapaññatti.
4- Avijjamānena vijjamānapaññatti.
5- Vijjamānena vijjamānapaññatti.
6- Avijjamānena avijjamānapaññatti.
Giảng giải
1-Vijjamānapaññatti là danh từ ngôn-ngữ chế-định-pháp (nāmapaññatti) có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) làm nền tảng.
Paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp có 4 pháp là:
- Citta: Tâm có 89 hoặc 121 tâm.
- Cetasika: Tâm-sở có 52 tâm-sở.
- Rūpadhamma: Sắc-pháp có 28 sắc-pháp.
- Nibbāna: Niết-bàn có 2 hoặc 3 loại[2].
Như vậy, danh từ ngôn-ngữ gọi citta: Tâm, cetasika: Tâm-sở, rūpadhamma: Sắc-pháp, Nibbāna: Niết-bàn không phải là chân-nghĩa-pháp, mà chỉ là chế-định-pháp thuộc về vijjamānapaññatti mà thôi.
Vậy, citta: Tâm, cetasika: Tâm-sở, rūpadhamma: Sắc-pháp, Nibbāna: Niết-bàn là thật-tánh chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) như thế nào?
- Trạng-thái biết đối-tượng là thật-tánh chân-nghĩa-pháp của citta: Tâm.
- Trạng-thái đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối-tượng với tâm, đồng nơi sinh với tâm, hoặc trạng-thái của mỗi tâm-sở là thật-tánh chân-nghĩa-pháp của cetasika: Tâm-sở.
- Trạng-thái huỷ hoại bởi sự nóng, sự lạnh, sự đói, sự khát, v.v… là thật-tánh chân-nghĩa-pháp của rūpa-dhamma: Sắc-pháp.
- Trạng-thái tịch tịnh, vắng lặng mọi phiền-não và ngũ-uẩn, an-lạc tuyệt đối là thật-tánh chân-nghĩa-pháp của Nibbāna: Niết-bàn.
Như vậy, thật-tánh của mỗi chân-nghĩa-pháp không phải là danh từ ngôn-ngữ chế-định mà là trạng-thái của mỗi chân-nghĩa-pháp.
Để phân biệt sự khác nhau của mỗi chân-nghĩa-pháp, cần phải học hỏi 4 pháp trong lakkhaṇacatukka: Lakkhaṇa, rasa, paccupaṭṭhāna, padaṭṭhāna của mỗi chân-nghĩa-pháp.
2-Avijjamānapaññatti là danh từ ngôn-ngữ chế-định-pháp không có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng.
Ví dụ: Mặt đất, cái nhà, chiếc xe, con người, người nam, người nữ, con voi, v.v…là những danh từ ngôn-ngữ không có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng.
3- Vijjamānena avijjamānapaññatti là danh từ ngôn-ngữ chế-định-pháp có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng với pháp không có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng.
Ví dụ: Chaḷabhiñño, tevijjo, paṭisambhidappatto, sotāpanno, v.v…. những danh từ ngôn-ngữ Pāḷi này ám chỉ rằng: Chaḷabhiññapuggala, tevijjapuggala, paṭisam-bhidappattapuggala, sotāpannapuggala.
- Chaḷabhiññapuggala: Bậc Thánh A-ra-hán chứng
đắc lục-thông (6 abhiññācitta).
- Tevijjapuggala: Bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc tam-minh (3 vijjāñāṇa).
- Paṭisambhidappattapuggala: Bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc tứ-tuệ paṭisambhidā (4 paṭisambhidāñāṇa).
- Sotāpannapuggala: Bậc Thánh-Nhập-lưu (Sotāpatti-phalacitta), v.v…
Những danh từ ngôn-ngữ Pāḷi chế-định-pháp cha-ḷabhiñño, v.v… này có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng với puggala (người) không có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng, nên gọi là vijja-mānena avijjamānapaññatti.
4- Avijjamānena vijjamānapaññatti là danh từ ngôn-ngữ chế-định-pháp không có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng với pháp có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng.
Ví dụ: Itthisaddo: Âm thanh đàn bà, suvaṇṇavaṇṇo: Màu vàng, pupphagandho: Mùi hương hoa, v.v…
Danh từ ngôn-ngữ Pāḷi gọi Itthi: Đàn bà, suvaṇṇa: Vàng, puppha: Cái hoa, … là những danh từ ngôn-ngữ Pāḷi không có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng; với danh từ ngôn-ngữ Pāḷi gọi saddo: Âm thanh, vaṇṇo: Màu sắc, gandho: Mùi hương,… là những danh từ ngôn-ngữ Pāḷi có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng, nên gọi là avijjamānena vijjamānapaññatti.
5- Vijjamānena vijjamānapaññatti là danh từ ngôn-ngữ chế-định-pháp có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng với pháp có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng.
Ví dụ: Cakkhuviññāṇa: Nhãn-thức-tâm là thức-tâm phát sinh do nương nhờ nhãn-tịnh-sắc, cakkhusamphassa: Nhãn xúc là xúc tâm-sở đồng sinh với nhãn-thức-tâm, v.v…
Danh từ ngôn-ngữ Pāḷi gọi cakkhu đó là cakkhu-pasāda: Nhãn-tịnh-sắc, viññāṇa đó là citta: Tâm; phassa đó là phassacetasika: Xúc tâm-sở, … đều là những danh từ ngôn-ngữ Pāḷi có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng, nên gọi là vijjamānena vijjamānapaññatti.
6- Avijjamānena avijjamānapaññatti là danh từ ngôn-ngữ chế-định-pháp không có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng với pháp không có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng.
Ví dụ: Rājaputto: Hoàng tử của Đức vua, seṭṭhi-bhariyā: Phu nhân của phú hộ, jeṭṭhabhaginī: Chị cả, v.v… Những danh từ ngôn-ngữ Pāḷi gọi Rāja: Đức vua, putto: Hoàng tử; seṭṭhi: Phú hộ, bhariyā: Phu nhân; jeṭṭha: Lớn, cả, bhaginī: Chị, v.v… đều là những danh từ ngôn-ngữ Pāḷi không có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng, nên gọi là avijjamānena avijjamāna-paññatti.
* Paññattidhamma: Chế-định-pháp luôn luôn nương nhờ nơi chân-nghĩa-pháp để chế định ra danh từ ngôn-ngữ gọi, nói chuyện, v.v…
* Paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp nương nhờ chế-định-pháp (paññattidhamma) để hiểu biết, phân biệt trạng-thái của mỗi chân-nghĩa-pháp.
Trong mỗi đối-tượng có thể phân biệt về chế-định-pháp và chân-nghĩa-pháp.
Ví dụ: “Con người” được phân biệt về chế-định-pháp và chân-nghĩa-pháp như sau:
* Paññattidhamma: Chế-định-pháp
- Danh từ ngôn-ngữ gọi “con người” thuộc về saddapaññatti hoặc nāmapaññatti.
- Hình dạng toàn thân thể con người thuộc về atthapaññatti, thuộc về paññattidhamma: Chế-định-pháp.
* Paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp
-“Con người” có đủ ngũ-uẩn (sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn), có 2 pháp là sắc-pháp và danh-pháp.
-“Con người” có đầy đủ 6 thức (nhãn-thức-tâm, nhĩ-thức-tâm, tỷ-thức-tâm, thiệt-thức-tâm, thân-thức-tâm, ý-thức-tâm).
-“Con người” có đầy đủ 6 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), v.v… thuộc về chân-nghĩa-pháp.
- Tất cả danh từ của các loại ngôn ngữ đều thuộc về saddapaññatti hoặc nāmapaññatti.
Thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp không hiện rõ do nguyên nhân nào?
Thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp vốn có thật hiển nhiên, nghĩa là sắc-pháp, danh-pháp có sự sinh, sự diệt, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái-bất-tịnh.
Thế mà, khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không thấy rõ, biết rõ được thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp; không thấy rõ, biết rõ được sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp; không thấy rõ, biết rõ được trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái-bất-tịnh của sắc-pháp, của danh-pháp, bởi vì vô-minh (avijjā) che phủ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, do tham-ái (taṇhā) lôi cuốn theo đối-tượng ngũ dục: Sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục, nên say mê trong các đối-tượng ấy.
- Saññāvipallāsa: Tưởng đảo-điên tưởng sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
- Cittavipallāsa: Tâm đảo-điên biết sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
- Diṭṭhivipallāsa: Tà-kiến đảo-điên thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
- Do 3 pháp-đảo-điên nên tưởng sai chấp lầm, biết sai chấp lầm, thấy sai chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là thường (nicca), nhưng thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca).
- Do 3 pháp-đảo-điên nên tưởng sai chấp lầm, biết sai chấp lầm, thấy sai chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là lạc (sukha), nhưng thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha).
- Do 3 pháp-đảo-điên nên tưởng sai chấp lầm, biết sai chấp lầm, thấy sai chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là ngã (atta), nhưng thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā).
-Do 3 pháp-đảo-điên nên tưởng sai chấp lầm, biết sai chấp lầm, thấy sai chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là tịnh (subha), nhưng thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha).
- Do 3 pháp-đảo-điên nên tưởng sai chấp lầm, biết sai chấp lầm, thấy sai chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là thường, lạc, ngã, tịnh; làm cho chúng-sinh say mê trong sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn bên trong của mình, và ngũ-uẩn bên ngoài mình, của người khác; nên không thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh.
Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành mà hành-giả thực-hành để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh hiển nhiên của sắc-pháp, của danh-pháp có sự sinh, sự diệt liên tục không ngừng, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái-bất-tịnh của sắc-pháp, của danh-pháp, mới diệt được 3 pháp-đảo-điên là tưởng đảo-điên, tâm đảo-điên, tà-kiến đảo-điên nơi sắc-pháp, danh-pháp cho là thường, lạc, ngã, tịnh, diệt vô-minh (avijjā) che phủ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, diệt tham-ái (taṇhā) trong các đối-tượng ngũ dục.
Pháp-hành thiền-tuệ chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ có 6 loại:
1-Rūpārammaṇa: Đối-tượng sắc đó là các hình dạng.
2-Saddārammaṇa: Đối-tượng thanh đó là các âm thanh.
3- Gandhārammaṇa: Đối-tượng hương đó là các mùi hương.
4- Rasārammaṇa: Đối-tượng vị đó là các thứ vị.
5- Phoṭṭhabbārammaṇa: Đối-tượng xúc đó là cứng mềm, nóng lạnh, …
6- Dhammārammaṇa: Đối-tượng pháp đó là 81 tam-giới-tâm (trừ 8 siêu-tam-giới-tâm), 52 tâm-sở, 5 tịnh-sắc, 16 sắc vi-tế, Niết-bàn, (trừ chế-định-pháp).
Trong 6 đối-tượng này có 5 đối-tượng là đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc thuộc về sắc-pháp.
Đối-tượng pháp thuộc về sắc-pháp, danh-pháp.
Đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp của pháp-hành thiền-tuệ chỉ thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thôi, không phải là chế-định-pháp (paññattidhamma).
-6 đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ là đối-tượng của 6 lộ-trình-tâm (vīthicitta) phát sinh do nương nhờ nơi 6 môn (dvāra).
Dvāra: Môn (cửa) có 6 môn:
1- Cakkhudvāra: Nhãn-môn đó là cakkhupasāda: Nhãn-tịnh-sắc.
2- Sotadvāra: Nhĩ-môn đó là sotapasāda: Nhĩ-tịnh-sắc.
3- Ghānadvāra: Tỷ-môn đó là ghānapasāda: Tỷ-tịnh-sắc.
4- Jivhādvāra: Thiệt-môn đó là jivhāpasāda: Thiệt-tịnh-sắc.
5- Kāyadvāra: Thân-môn đó là kāyapasāda: Thân-tịnh-sắc.
6- Manodvāra: Ý-môn đó là 19 bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm.
6 môn là 6 cửa vào ra của 6 loại lộ-trình-tâm.
Lộ-trình-tâm có 6 loại:
1-Cakkhudvāravīthicitta: Nhãn-môn lộ-trình-tâm.
2-Sotadvāravīthicitta: Nhĩ-môn lộ-trình-tâm.
3-Ghānadvāravīthicitta: Tỷ-môn lộ-trình-tâm.
4-Jivhādvāravīthicitta: Thiệt-môn lộ-trình-tâm.
5-Kāyadvāravīthicitta: Thân-môn lộ-trình-tâm.
6-Manodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm.
Pañcadvāravīthicitta: Ngũ-môn lộ-trình-tâm
Ngũ-môn lộ-trình-tâm có 5 lộ-trình-tâm:
* Cakkhudvāravīthicitta: Nhãn-môn lộ-trình-tâm tiếp xúc với đối-tượng sắc hiện-tại (rūpārammaṇa) rõ ràng, gồm có các tâm sinh làm phận sự rồi diệt theo tuần tự trải qua đủ 17 sát-na-tâm sinh rồi diệt trong nhãn-môn lộ-trình-tâm như sau:
- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả-tâm làm phận sự bảo hộ giữ gìn kiếp của mỗi chúng-sinh, có đối-tượng cũ từ kiếp trước. (viết tắt bha)
1- Atītabhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quá-khứ là hộ-kiếp-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước, dù có đối-tượng sắc mới hiện-tại xuất hiện. (viết tắt atī)
2- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động là hộ-kiếp-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm bị rung động, khi có đối-tượng sắc mới hiện-tại xuất hiện. (viết tắt na)
3- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm, do đối-tượng sắc mới hiện tại có năng lực làm cho hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, để cho ngũ-môn hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc mới hiện-tại ấy. (viết tắt da)
4- Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận 5 đối-tượng mới hiện-tại (sắc, thanh, hương, vị, xúc). (viết tắt pañ)
Trong nhãn-môn lộ-trình-tâm này, ngũ-môn hướng-tâm chỉ tiếp nhận đối-tượng sắc mới hiện-tại mà thôi.
5- Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc hiện-tại. (viết tắt cak)
6- Sampaṭicchanacitta: Tiếp-nhận-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng sắc hiện-tại từ nhãn-thức-tâm. (viết tắt sam).
7- Santīraṇacitta: Suy-xét-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự suy xét đối-tượng sắc tốt hoặc xấu. (viết tắt san)
8- Voṭṭhabbanacitta: Xác-định-tâm, đó là ý-môn hướng-tâm (manodvāravajjanacitta) phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xác-định đối-tượng của bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm, tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt vot)
9- 15-Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc đại-thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành đại-thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)
16-17-Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm thuộc về quả-tâm đặc biệt phát sinh 2 sát-na-tâm làm phận sự tiếp đối-tượng sắc hiện-tại từ tác-hành-tâm còn thừa 2 sát-na-tâm hết tuổi thọ 17 sát-na-tâm của đối-tượng sắc hiện-tại, để chấm dứt nhãn-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt ta)
- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước, đồng thời chấm dứt nhãn-môn lộ-trình-tâm.
Đồ biểu nhãn-môn lộ-trình-tâm
Tương tự như vậy, nhĩ-môn lộ-trình-tâm, tỷ-môn lộ-trình-tâm, thiệt-môn lộ-trình-tâm, thân-môn lộ-trình-tâm có sự diễn tiến lộ-trình-tâm có phần giống như nhãn-môn lộ-trình-tâm, nhưng mỗi lộ-trình-tâm chỉ có khác nhau về thức tâm và đối-tượng như sau:
- Nếu ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm thanh hiện-tại thì nhĩ-thức-tâm phát sinh làm phận sự nghe âm thanh trong nhĩ-môn lộ-trình-tâm.
- Nếu ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng hương hiện-tại thì tỷ-thức-tâm phát sinh làm phận sự ngửi mùi hương trong tỷ-môn lộ-trình-tâm.
- Nếu ngũ-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng vị hiện-tại thì thiệt-thức-tâm phát sinh làm phận sự nếm vị trong thiệt-môn lộ-trình-tâm.
- Nếu ngũ-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng xúc nóng lạnh,… hiện-tại thì thân-thức-tâm phát sinh làm phận sự xúc giác nóng lạnh,… trong thân-môn lộ-trình-tâm.
Ngũ môn lộ-trình-tâm chỉ có thể nhận biết 5 đối-tượng sắc-pháp: Sắc, thanh, hương, vị, xúc hiện-tại thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thôi.
Ngũ-môn lộ-trình-tâm hoàn toàn không thể nhận biết đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma).
Manodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm
Ý-môn lộ-trình-tâm là lộ-trình-tâm phát sinh liên tục trong ý-môn lộ-trình-tâm, có khả năng biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp hoặc đối-tượng chế-định-pháp.
- Nếu khi nào ý-môn lộ-trình-tâm biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp thì khi ấy không biết đối-tượng chế-định-pháp.
- Nếu khi nào ý-môn lộ-trình-tâm biết đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) thì khi ấy không biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Ý-môn lộ-trình-tâm có 2 loại:
1- Kāmajavanamanodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm.
2- Appanājavanamanodvāravīthicitta: Ý-môn-lộ-trình-tâm có sắc-giới, vô-sắc-giới, siêu-tam-giới tác-hành-tâm.
Trong phần này chỉ đề cập đến ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm mà thôi, để phân biệt đối-tượng paramatthadhamma với đối-tượng paññattidhamma.
Ý-môn lộ-trình-tâm dục-giới tác-hành-tâm có 2 loại:
1- Tadanuvattikamanodvāravīthicitta hoặc anubandhaka-manodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm luôn luôn phát sinh theo sau ngũ-môn lộ-trình-tâm. Ý-môn lộ-trình-tâm này không thể một mình đơn phương phát sinh được.
2- Suddhamanodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm đơn thuần phát sinh, không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm.
Giảng giải
I- Tadanuvattikamanodvāravīthicitta như thế nào?
Tadanuvattikamanodvāravīthicitta là ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm phát sinh liền tiếp theo sau ngũ-môn lộ-trình-tâm chấm dứt, theo định luật tự nhiên.
Sau khi ngũ-môn lộ-trình-tâm chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm này có dục-giới tác-hành-tâm phát sinh theo tuần tự 4 ý-môn lộ-trình-tâm làm phận sự biết đối-tượng paramatthadhamma quá-khứ từ ngũ-môn lộ-trình-tâm, và tiếp theo biết đối-tượng paññattidhamma từ đối-tượng paramatthadhamma quá-khứ ấy.
Tadanuvattikamanodvāravīthicitta có 4 ý-môn lộ-trình-tâm như sau:
1- Atītaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng quá-khứ, phát sinh liền sau ngũ-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp quá-khứ từ ngũ-môn lộ-trình-tâm, tiếp theo:
2- Samūhaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm liên kết phát sinh sau lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta làm phận sự liên kết lại các phần của đối-tượng quá-khứ ấy được ghi nhớ trong tâm.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) quá-khứ.
3- Atthaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết ý-nghĩa, hình dạng phát sinh sau lộ-trình-tâm samūhag-gahaṇavīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti: Ý-nghĩa, hình dạng, v.v… chế định từ đối-tượng của ý-môn lộ-trình-tâm liên kết ghi nhớ trong tâm.
4- Nāmaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết danh từ, ngôn-ngữ chế-định, phát sinh sau lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn-ngữ chế-định, gọi danh từ (tên) của attha-paññatti ấy.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng chế-định-pháp.
Phân biệt đối-tượng paramattha và paññatti
Theo định luật tự nhiên hễ sau khi ngũ-môn lộ-trình-tâm chấm dứt là liền theo sau có 4 ý-môn lộ-trình-tâm tuần tự phát sinh làm phận sự biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) và tiếp theo biết đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) từ ngũ-môn lộ-trình-tâm ấy. Ví dụ:
1-Nhãn-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm
Khi có đối-tượng sắc mới hiện-tại (rūpārammaṇa) rõ ràng tiếp xúc với nhãn-môn thì nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāravīthicitta) có đối-tượng sắc-pháp hiện-tại:
Đồ biểu nhãn-môn lộ-trình-tâm
Mỗi nhãn-môn lộ-trình-tâm có khả năng thấy và biết được đối-tượng sắc hiện-tại điểm nào, phần nào, rồi chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
1-Atītaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc quá-khứ ấy phát sinh liền sau nhãn-môn lộ-trình-tâm như sau:
Đồ biểu atītaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự biết đối-tượng sắc quá-khứ điểm ấy, phần ấy của nhãn-môn lộ-trình-tâm.
Như vậy, nếu có bao nhiêu nhãn-môn lộ-trình-tâm thấy và biết đối-tượng sắc hiện-tại vừa chấm dứt thì cũng liền có bấy nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta phát sinh biết đối-tượng sắc quá-khứ của nhãn-môn lộ-trình-tâm.
Sau khi ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta vừa chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
2- Samūhaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm liên kết phát sinh liền sau lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthi-citta như sau:
Đồ biểu samūhaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự liên kết lại các phần của đối-tượng sắc quá-khứ của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta, rồi ghi nhớ trong tâm.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta biết đối-tượng sắc quá-khứ thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta liên kết lại các phần của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này biết đối-tượng sắc quá-khứ chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Sau khi lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta chấm dứt, liền tiếp theo ý-mônlộ-trình-tâm:
3- Atthaggahaṇavīthicitta: Ý-môn-lộ-trình-tâm biết ý nghĩa, hình dạng, phát sinh sau lộ-trình-tâm samūhag-gahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu atthaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng, v.v… chế định từ đối-tượng sắc quá-khứ của ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta liên kết lại với nhau, rồi ghi nhớ trong tâm, có khái niệm về ý nghĩa, hình dạng nào đó như hình dạng con người, chiếc xe, v.v… mà chưa có danh từ ngôn-ngữ chế định gọi.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm samūhagga-haṇavīthicitta liên kết lại các đối-tượng sắc quá-khứ thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta biết ý nghĩa, hình dạng, v.v…
4- Nāmaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết danh từ, ngôn-ngữ chế-định, phát sinh sau lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu nāmaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ, chế định gọi tên của atthapaññatti ý nghĩa, hình dạng ấy, như hình dạng con người, chiếc xe, v.v… được gọi là “con người, chiếc xe, v.v…”
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm atthag-gahaṇavīthicitta biết atthapaññatti thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ, chế định gọi tên.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này biết đối-tượng chế-định-pháp.
Tóm lược nhãn-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm theo sau, phân biệt đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) và đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) như sau:
Ví dụ: Đối-tượng sắc (rūpārammaṇa) hình dạng được chế định ra tiếng Việt gọi là “con người”.
Khi đối-tượng sắc hiện-tại (rūpārammaṇa) rõ ràng hình dạng tiếp xúc với nhãn-môn, sự diễn tiến qua nhãn-môn lộ-trình-tâm và 4 ý-môn lộ-trình-tâm như sau:
-Nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāravīthicitta) phát sinh thấy và biết đối-tượng sắc hình dạng hiện-tại, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau nhãn-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự tiếp nhận đối-tượng sắc quá-khứ ấy từ nhãn-môn lộ-trình-tâm, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta, làm phận sự liên kết lại các phần của đối-tượng sắc quá-khứ ấy, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti, hình dạng con người, thuộc về đối-tượng paññattidhamma, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti, gọi danh từ ngôn-ngữ tiếng Việt hình dạng con người ấy là “con người” thuộc về đối-tượng paññattidhamma.
2-Nhĩ-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm
Khi có đối-tượng âm thanh mới hiện-tại (saddārammaṇa) rõ ràng tiếp xúc với nhĩ-môn thì nhĩ-môn lộ-trình-tâm (sotadvāravīthicitta) có đối-tượng sắc-pháp hiện-tại như sau:
Đồ biểu sotadvāravīthicitta
Mỗi nhĩ-môn lộ-trình-tâm có khả năng nghe và biết được đối-tượng âm thanh hiện-tại âm thanh nào, rồi chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
1- Atītaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy phát sinh liền sau nhĩ-môn lộ-trình-tâm như sau:
Đồ biểu atītaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự biết đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy, của nhĩ-môn lộ-trình-tâm.
Như vậy, nếu có bao nhiêu nhĩ-môn lộ-trình-tâm nghe và biết đối-tượng âm thanh hiện-tại vừa chấm dứt thì cũng liền có bấy nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta phát sinh biết đối-tượng âm thanh quá-khứ của nhĩ-môn lộ-trình-tâm.
Sau khi ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta vừa chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
2- Samūhaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm liên kết
phát sinh liền sau lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu samūhaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự liên kết các đối-tượng âm thanh quá-khứ của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta lại với nhau, rồi ghi nhớ trong tâm.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta biết đối-tượng âm thanh quá-khứ thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta liên kết lại các âm thanh của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng âm thanh quá-khứ chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Sau khi lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
3- Nāmaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết danh từ, ngôn-ngữ chế-định, phát sinh sau lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu nāmaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ, chế định ra tiếng Việt gọi là “Con người” mà chưa biết ý nghĩa, hình dạng con người như thế nào.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm samūhaggahaṇa-vīthicitta liên kết các âm thanh lại thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết nāma-paññatti, danh từ, ngôn ngữ, chế định.
Sau khi ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết nāmapaññatti chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
4- Atthaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết ý nghĩa, hình dạng, phát sinh sau lộ-trình-tâm nāmag-gahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu atthaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định ấy gọi nāma-paññatti: Danh từ, ngôn ngữ tiếng Việt gọi là “Con người”.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm nāmag-gahaṇavīthicitta biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn-ngữ chế-định thì cũng có bấy nhiêu atthaggahaṇavīthicitta biết atthapaññatti, ý nghĩa, hình dạng.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng chế-định-pháp.
Tóm lược nhĩ-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm theo sau, phân biệt đối-tượng chân-nghĩa-pháp và đối-tượng chế-định-pháp như sau:
Ví dụ: Đối-tượng âm thanh (saddārammaṇa) được chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Bud-dho”.
Khi đối-tượng âm thanh hiện-tại (saddārammaṇa) rõ ràng gồm có 2 âm: “Bud” và “dho” tiếp xúc với nhĩ-môn, sự diễn tiến qua nhĩ-môn lộ-trình-tâm và 4 ý-môn lộ-trình-tâm như sau:
1- Nhĩ-môn lộ-trình-tâm (sotadvāravīthicitta) thứ nhất phát sinh nghe và biết đối-tượng âm thanh hiện-tại 1 âm “Bud” với nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhất, bởi vì mỗi nhĩ-môn lộ-trình-tâm chỉ nghe và biết được mỗi âm mà thôi, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau nhĩ-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm thanh quá-khứ gồm có 1 âm “Bud”ấy từ nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhất, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự liên kết ghi nhớ 1 âm “Bud” của đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Bud” mà chưa biết ý nghĩa như thế nào, thuộc về đối-tượng paññattidhamma.
- Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti, ý nghĩa “Bud”. Tiếp theo nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhì là:
2- Nhĩ-môn lộ-trình-tâm (sotadvāravīthicitta) thứ nhì phát sinh nghe và biết đối-tượng âm thanh hiện-tại 1 âm “dho” với nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhì thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau nhĩ-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm thanh quá-khứ gồm có 1 âm “dho”ấy từ nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhì, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự liên kết âm “Bud” với âm “dho” của đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
- Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Bud+dho” mà chưa biết ý nghĩa như thế nào, thuộc về đối-tượng paññattidhamma.
- Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti, ý nghĩa “Buddho”nghĩa là Đức-Phật tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị.
Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc Thánh-đạo nào, Thánh-quả ấy và Niết-bàn tuỳ theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của hạng Thánh Thanh-văn đệ-tử ấy.
Danh từ Pāḷi gọi “Buddho” thuộc về đối-tượng paññattidhamma.
Trường hợp ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthi-citta làm phận sự biết nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Buddho”. Nếu không hiểu ý nghĩa thì ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta không phát sinh lên được.
3-4-5-Tỷ-môn lộ-trình-tâm, thiệt-môn lộ-trình-tâm, thân-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm, sự diễn tiến qua các lộ-trình-tâm tương tự như trường hợp nhãn-môn lộ-trình-tâm.
- Khi tỷ-môn lộ-trình-tâm ngửi và biết đối-tượng hương, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại.
- Khi thiệt môn-lộ-trình-tâm nếm và biết đối-tượng vị, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại.
- Khi thân-môn lộ-trình-tâm xúc giác và biết đối-tượng xúc (đất, lửa, gió), thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma hiện-tại.
Mỗi lộ-trình-tâm chấm dứt, liền theo sau có 4 ý-môn lộ-trình-tâm tuần tự phát sinh làm phận sự biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp và tiếp theo biết đối-tượng chế-định-pháp từ tỷ-môn-lộ-trình-tâm, thiệt-môn-lộ-trình-tâm, thân-môn-lộ-trình-tâm ấy.
1- Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta
- Ngửi và biết đối-tượng hương, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ.
- Nếm và biết đối-tượng vị, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ.
- Xúc giác và biết đối-tượng xúc (đất, lửa, gió) thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ.
2- Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta
- Liên kết lại các phần hương từ ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ.
- Liên kết lại các phần vị từ ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta, thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ.
- Liên kết lại các phần xúc từ ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta và samūhaggahaṇavīthicitta có đối-tượng sắc-pháp para-matthadhamma quá-khứ.
3- Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta biết đối-tượng atthapaññatti, ý nghĩa chế định từ lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta, liên kết lại các phần ở trong tâm, chưa có danh từ ngôn-ngữ gọi.
4- Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết đối-tượng nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định gọi atthapaññatti, ý nghĩa của đối-tượng liên kết lại ấy.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta và nāmaggahaṇavīthicitta có đối-tượng paññattidhamma.
Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm đơn thuần là ý-môn lộ-trình-tâm phát sinh không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm.
Ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần này có khả năng rộng lớn nhận biết được 6 đối-tượng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp trong 3 thời (tekālika): Quá-khứ, hiện-tại, vị-lai; và đối-tượng Niết-bàn, đối-tượng chế-định-pháp thuộc về đối-tượng ngoài 3 thời (kālavimutta). (không phải quá-khứ, hiện-tại, vị-lai).
Ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần rất đặc biệt, do nhiều nguyên nhân như sau:
- Đã từng biết 6 đối-tượng.
- Đã từng có 6 đối-tượng trong tâm, nên đối-tượng ấy hiện rõ trong ý-môn lộ-trình-tâm-đơn-thuần.
Do đó, ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm.
Ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần có nhiều loại, trong phần này chỉ đề cập đến kāmajavanamanodvāravīthi-citta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm.
* Đối-tượng paramatthadhamma
-Nếu có 1 trong 6 đối-tượng thuộc về paramattha-dhamma thật rõ ràng nhất hiện rõ trong tâm thì ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần có 12 sát-na-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:
- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả tâm làm phận sự bảo hộ giữ gìn kiếp của mỗi chúng-sinh, có đối-tượng cũ từ kiếp trước. (viết tắt bha)
1- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động phát sinh 1 sát-na-tâm, khi có 1 trong 6 đối-tượng mới hiện rõ ràng trong tâm, làm cho hộ-kiếp-tâm rung động, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước. (viết tắt na)
2- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm, do đối-tượng mới có năng lực làm cho hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, để cho ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy. (viết tắt da)
3- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy, xác định đối-tượng của bất-thiện-tâm, hoặc của đại-thiện-tâm, hoặc của đại-duy-tác-tâm, theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt ma)
4- 10-Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc dục-giới thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)
11-12-Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm thuộc về quả-tâm đặc biệt phát sinh 2 sát-na-tâm làm phận sự tiếp đối-tượng từ tác-hành-tâm, để chấm dứt ý-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt ta)
- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước, đồng thời chấm dứt ý-môn lộ-trình-tâm.
Mỗi ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần chỉ có thể biết một đối-tượng nào trong 6 đối-tượng mà thôi, và có thể diễn tiến liên tục vô số ý-môn lộ-trình-tâm, để biết rõ đối-tượng ấy, rồi sang đối-tượng khác tuỳ theo nhân-duyên.
Đồ biểu ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần
(đối-tượng paramatthadhamma)
* Đối-tượng paññattidhamma
-Nếu có đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) hiện rõ trong tâm thì ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần chỉ có 10 sát-na-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự (trừ 2 sát-na-tâm tadālambanacitta) như sau:
-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả-tâm làm phận sự giữ gìn kiếp của mỗi chúng-sinh, có đối-tượng cũ từ kiếp trước. (viết tắt bha)
1- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động phát sinh 1 sát-na-tâm, khi có đối-tượng mới hiện rõ ràng trong tâm, làm cho hộ-kiếp-tâm rung động, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước. (viết tắt na)
2- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm, do đối-tượng mới có năng lực làm cho hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, để cho ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy. (viết tắt da)
3- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy, xác định đối-tượng của bất-thiện-tâm, hoặc của đại-thiện-tâm, hoặc của đại-duy-tác-tâm, theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt ma)
4- 10-Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc dục-giới thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)
-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước, đồng thời chấm dứt ý-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt bha)
Đồ biểu ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần
(đối-tượng paññattidhamma)
- Paramatthasacca: Sự-thật chân-nghĩa-pháp.
- Sammutisacca: Sự-thật ngôn-ngữ chế-định.
1-Paramatthasacca: Sự-thật chân-nghĩa-pháp có 4 pháp là:
1- Citta: Tâm có trạng-thái biết đối-tượng.
2- Cetasika: Tâm-sở có 4 trạng-thái:
- Đồng sinh với tâm (ekuppāda).
- Đồng diệt với tâm (ekanirodha).
- Đồng đối-tượng với tâm (ekālambana).
- Đồng nơi sinh với tâm (ekavatthuka).
3- Rūpadhamma: Sắc-pháp có trạng-thái huỷ hoại do nóng lạnh, đói khát, v.v…
4- Nibbāna: Niết-bàn có trạng-thái tịch tịnh, vắng lặng mọi phiền-não, ngũ-uẩn.
1- Saṅkhatadhamma: Pháp-hữu-vi có 3 pháp là citta: Tâm, cetasika: Tâm-sở, rūpadhamma: Sắc-pháp là pháp được cấu tạo do 4 nhân-duyên là kamma; nghiệp, citta: Tâm, utu: Thời-tiết, āhāra: Vật-thực, có thật-tánh-pháp, có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
2- Asaṅkhatadhamma: Pháp-vô-vi có 1 pháp là nibbāna: Niết-bàn là pháp có thật-tánh-pháp thuộc về pháp-vô-ngã (anattā), không bị cấu tạo bởi 4 nhân-duyên là kamma: Nghiệp, citta: Tâm, utu: Thời-tiết, āhāra: Vật-thực, không có sự sinh, sự diệt, không có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Sự-thật chân-nghĩa-pháp hoàn toàn không phải là danh từ ngôn-ngữ chế-định, còn danh từ ngôn-ngữ Pāḷi gọi là“citta, cetasika, rūpadhamma, Nibbāna” mà Đức-Phật chế định để thuyết giảng, thuộc về vijjamāna-paññatti là danh từ ngôn-ngữ chế-định-pháp (nāmapañ-ñatti) có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng.
Khi Đức-Phật sử dụng sự-thật ngôn-ngữ chế-định này để thuyết pháp tế độ chúng-sinh hiểu biết rõ được chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành đúng theo chánh-pháp dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
2-Sammutisacca: Sự-thật ngôn-ngữ chế-định có 2 pháp chính là:
1-Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng, … chế-định.
2-Saddapaññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế-định.
Hai chế-định-pháp (paññattidhamma) này gọi là sự-thật, bởi vì mỗi dân tộc, mỗi đất nước thường chế định, đặt ra danh từ ngôn-ngữ riêng, từ người xưa được lưu truyền lại cho đến ngày nay. Mọi người đã có quy ước với nhau cho là lời nói thật (saccavācā), đó là sự-thật theo danh từ ngôn-ngữ chế-định ở trong đời.
Nếu người nào có tác-ý nói dối, nói sai sự-thật với những điều đã thấy, đã nghe, đã biết, … để lừa dối người khác nói rằng: “Con bò” thì người ấy đã nói dối, nói sai sự-thật, nói không đúng sự-thật, phạm điều-giới nói-dối (musāvāda).
Sự-thật trong đời đối với các hạng người như sau:
- Trong đời đối với hạng người phàm-nhân bình thường, theo thói quen chỉ biết sự-thật ngôn-ngữ chế-định (sammutisacca) mà thôi, nghĩa là biết mọi đối-tượng thuộc về chế-định-pháp. Còn sự-thật chân-nghĩa-pháp tuy có hiện hữu nhưng không biết được, bởi vì vô-minh (avijjā) che phủ thật-tánh của các pháp ấy, nên không thấy rõ, không biết rõ được các đối-tượng chân-nghĩa-pháp.
Cho nên, hạng người phàm-nhân có tà-kiến thấy sai, chấp lầm cho là ta, của ta, người, của người, v.v…
- Đối với các hành-giả khi đang thực-hành đúng pháp-hành thiền-tuệ, nếu khi nào trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp thì ngay khi ấy, hành-giả có thể thấy rõ, biết rõ được sự-thật chân-nghĩa-pháp.
Nếu khi hành-giả nghỉ không thực-hành pháp-hành thiền-tuệ hoặc thực-hành không đúng pháp-hành thiền-tuệ thì chỉ biết sự-thật ngôn-ngữ chế-định mà thôi.
- Đối với 4 bậc Thánh-nhân đã từng thấy rõ, từng biết rõ sự-thật chân-nghĩa-pháp (paramatthasacca), đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, đã trở thành bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, hoặc bậc Thánh Nhất-lai, hoặc bậc Thánh Bất-lai, hoặc bậc Thánh A-ra-hán.
Trong cuộc sống hằng ngày, 4 bậc Thánh-nhân ấy thấy rõ, biết rõ đủ 2 sự-thật: Sự-thật chân-nghĩa-pháp và sự-thật ngôn-ngữ chế-định, dù tiếp xúc các đối-tượng chế-định-pháp, vẫn không bao giờ có tà-kiến thấy sai, chấp lầm rằng: “Ta, người, chúng-sinh, v.v…” nữa, bởi vì ngay khi chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến trong ngũ-uẩn, nghĩa là bậc Thánh Nhập-lưu không còn 4 tham-tâm hợp với tà-kiến (diṭṭhigatasampayutta) nữa.
Thật ra, khi nào tâm biết đối-tượng chế-định-pháp thì khi ấy tâm không thể biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp, bởi vì mỗi tâm chỉ có thể biết một đối-tượng duy nhất mà thôi. Và trái lại, khi nào tâm biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp thì khi ấy tâm không biết đối tượng chế-định-pháp.
-Khi nào tâm có khái niệm về atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng, v.v… và còn biết nāmapaññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế-định gọi atthapaññatti ấy, thì khi ấy, tâm hoàn toàn không biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp.
Tâm phát sinh do nhân-duyên
Tâm (citta) có 6 loại phát sinh do nương nhờ nơi 6 ārāmmaṇa (đối-tượng) tiếp xúc với 6 vatthurūpa (nơi sinh của tâm và tâm-sở).
1- Cakkhuviññaṇacitta: Nhãn-thức-tâm có 2 tâm.
2- Sotaviññaṇacitta: Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm.
3- Ghānaviññaṇacitta: Tỷ-thức-tâm có 2 tâm.
4- Jivhāviññaṇacitta: Thiệt-thức-tâm có 2 tâm.
5- Kāyaviññaṇacitta: Thân-thức-tâm có 2 tâm.
6- Manoviññaṇacitta: Ý-thức-tâm có 75 tâm (trừ 4 vô sắc-giới quả tâm không nương nhờ nơi vatthurūpa).
Ārāmmaṇa: Đối-tượng thiền-tuệ có 6 loại:
1- Rūpārammaṇa: Đối-tượng sắc, hình dạng.
2- Saddārammaṇa: Đối-tượng thanh, âm thanh.
3- Gandhārammaṇa: Đối-tượng hương, mùi hương.
4- Rasārammaṇa: Đối-tượng vị, các vị.
5- Phoṭṭhabbārammaṇa: Đối-tượng xúc, cứng mềm, nóng lạnh, …
6- Dhammārammaṇa: Đối-tượng pháp đó là tâm, tâm-sở, 5 tịnh sắc, 16 sắc vi-tế, Niết-bàn (trừ chế-định-pháp không phải là đối-tượng thiền-tuệ).
Vatthurūpa: Nơi sinh của tâm và tâm-sở có 6 loại:
1-Cakkhuvatthu đó là cakkhupasāda (nhãn-tịnh-sắc).
2-Sotavatthu đó là sotapasāda (nhĩ-tịnh-sắc).
3- Ghānavatthu đó là ghānapasāda (tỷ-tịnh-sắc).
4- Jivhāvatthu đó là jivhāpasāda (thiệt-tịnh-sắc).
5- Kāyavatthu đó là kāyapasāda (thân-tịnh-sắc).
6-Hadayavatthu đó là hadayarūpa (sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm).
Mỗi tâm với tâm-sở phát sinh do nương nhờ mỗi đối-tượng tiếp xúc với mỗi vatthurūpa, phân biệt sắc-pháp, danh-pháp theo mỗi tâm, mỗi đối-tượng với mỗi vatthurūpa như sau:
1- Cakkhuviññaṇacitta: Nhãn-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng sắc, hình dạng, tiếp xúc với cakkhuvatthu (nhãn-tịnh-sắc):
* Rūpārammaṇa và cakkhupasāda thuộc về sắc-pháp.
* Cakkhuviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.
2- Sotaviññaṇacitta: Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng thanh, âm thanh, tiếp xúc với sotavatthu (nhĩ-tịnh-sắc):
* Saddārammaṇa và sotapasāda thuộc về sắc-pháp.
* Sotaviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.
3- Ghānaviññaṇacitta: Tỷ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng hương, mùi hương tiếp xúc với ghānavatthu (tỷ-tịnh-sắc):
* Gandhārammaṇa và ghānapasāda thuộc về sắc-pháp.
* Ghānaviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.
4- Jivhāviññaṇacitta: Thiệt-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng vị, các vị tiếp xúc với jivhāvatthu (tỷ-tịnh-sắc):
* Rasārammaṇa và jivhāpasāda thuộc về sắc-pháp.
* Jivhāviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.
5- Kāyaviññaṇacitta: Thân-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng xúc, cứng mềm, nóng lạnh, tiếp xúc với kāyavatthu (thân-tịnh-sắc):
* Phoṭṭhabbārammaṇa và kāyapasāda thuộc về sắc-pháp.
* Kāyaviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.
6- Manoviññaṇacitta: Ý-thức-tâm có 75 tâm (trừ 4 vô-sắc-giới quả-tâm không nương nhờ nơi vatthurūpa) phát sinh do nương nhờ đối-tượng pháp, tiếp xúc với hadayavatthurūpa (sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm).
* Dhammārammaṇa và hadayavatthurūpa thuộc về sắc-pháp, danh-pháp.
* Manoviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.
Giảng giải
Cũng như vậy, mỗi tâm với tâm-sở nương nhờ nơi 6 vatthurūpa, phát sinh tuỳ theo nhân-duyên của mỗi tâm.
Những pháp làm nhân-duyên cho tâm với tâm-sở nương nhờ 6 vatthurūpa phát sinh có 3 nhân-duyên chính là:
1- Atītakamma: Nghiệp quá-khứ.
2-Vatthurūpa: Sắc-pháp là nơi sinh của tâm, tâm-sở. 3-Ārammaṇa: Đối-tượng.
Nếu khi hội đủ 3 nhân-duyên này thì tâm với tâm-sở
nương nhờ vatthurūpa ấy phát sinh.
Như vậy, 6 vatthurūpa này chỉ có đối với chúng-sinh trong cõi pañcavokārabhūmi, cõi chúng-sinh có ngũ-uẩn: Sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn mà thôi. Còn đối với chư Phạm-thiên ở trong cõi trời vô-sắc-giới, catuvokārabhūmi, chư Phạm-thiên này chỉ có tứ-uẩn: Thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn mà thôi, không có sắc-uẩn, nên không có 6 vatthurūpa.
Nhân-duyên chính để phát sinh tâm với tâm-sở nơi chư Phạm-thiên trong cõi trời vô-sắc-giới, chỉ có 2 nhân-duyên mà thôi là:
1-Atītakamma: Nghiệp quá-khứ.
2-Ārammaṇa: Đối-tượng.
Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-Diệu-Pháp-Yếu Nghĩa giảng giải rằng:
* Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1- Cakkhuvatthu đó là cakkhupasāda (nhãn-tịnh-sắc) tốt (mắt không bị mù).
2- Đối-tượng sắc (rūpārammaṇa) hình dạng rõ ràng tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc.
3- Ánh sáng đủ nhìn thấy.
4-Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc.
Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì cakkhu-viññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự thấy đối-tượng sắc ấy.
Nhãn-thức-tâm có 2 tâm:
- Nhãn-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp, nhìn thấy đối-tượng sắc xấu, không đáng hài lòng.
- Nhãn-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp, nhìn thấy đối-tượng sắc tốt, đáng hài lòng.
* Sotaviññāṇacitta: Nhĩ-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
2- Đối-tượng âm thanh (saddārammaṇa) âm thanh rõ ràng tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc.
3- Khoảng trống không gian không bị vật cản.
4- Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng âm thanh.
Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì sota-viññāṇacitta: Nhĩ-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự nghe đối-tượng âm thanh ấy.
Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm:
- Nhĩ-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp, nghe đối-tượng âm thanh dở, không đáng hài lòng.
- Nhĩ-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp nghe đối-tượng âm thanh hay, đáng hài lòng.
* Ghānaviññāṇacitta: Tỷ-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1-Ghānavatthu đó là ghānapasāda (tỷ-tịnh-sắc) không bị bệnh.
2- Đối-tượng hương (gandhārammaṇa) mùi hương rõ ràng tiếp xúc với tỷ-tịnh-sắc.
3- Phong đại (gió) thổi đưa mùi hương đến mũi.
4-Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng hương.
Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì ghānaviñ-ñāṇacitta: Tỷ-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự ngửi đối-tượng hương ấy.
Tỷ-thức-tâm có 2 tâm:
- Tỷ-thức-tâm là tâm-quả của bất-thiện-nghiệp, ngửi đối-tượng hương hôi hám, không đáng hài lòng.
- Tỷ-thức-tâm là tâm-quả của đại-thiện-nghiệp, ngửi đối-tượng mùi hương thơm tho, đáng hài lòng.
* Jivhāviññāṇacitta: Thiệt-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1- Jivhāvatthu đó là jivhāpasāda (thiệt-tịnh-sắc) tốt.
2- Đối-tượng vị (rasārammaṇa) vị rõ ràng tiếp xúc với thiệt-tịnh-sắc.
3- Chất nước miếng.
4-Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng vị.
Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì jivhāviññāna-citta: Thiệt-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự nếm đối-tượng vị ấy.
Thiệt-thức-tâm có 2 tâm:
- Thiệt-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp, nếm đối-tượng vị dở, không đáng hài lòng.
- Thiệt-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp, nếm đối-tượng vị ngon, đáng hài lòng.
* Kāyaviññāṇacitta: Thân-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1- Kāyavatthu đó là kāyapasāda (thân-tịnh-sắc) khỏe mạnh (không bị bại liệt).
2- Đối-tượng xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) cứng mềm, nóng lạnh, căng phồng, rõ ràng tiếp xúc với thân-tịnh-sắc.
3- Địa đại cứng mềm, nóng lạnh, …
4- Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng xúc.
Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì kāyaviññāṇa-citta: Thân-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc ấy. \
Thân-thức-tâm có 2 tâm:
- Thân-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp, xúc giác đối-tượng xúc xấu, không đáng hài lòng.
- Thân-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp, xúc giác đối-tượng xúc tốt, đáng hài lòng.
* Manoviññāṇacitta: Ý-thức-tâm với số tâm-sở tùy theo mỗi ý-thức-tâm phát sinh do hội đủ 3 nhân-duyên:
2- Đối-tượng pháp (dhammārammaṇa) là 1 pháp nào trong số đối-tượng pháp (trừ chế-định-pháp), thật rõ ràng tiếp xúc với hadayavatthurūpa: Sắc-pháp là nơi sinh của manoviññāṇa: Ý-thức-tâm.
3- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng pháp ấy.
Nếu khi hội đầy đủ 3 nhân-duyên này thì manoviñ-ñāṇacitta: Ý-thức-tâm với số tâm-sở tuỳ theo mỗi ý-thức-tâm ấy phát sinh làm phận sự biết đối-tượng pháp ấy.
* 6 vatthurūpa là nơi sinh của tâm với tâm-sở.
* 6 dvāra là cửa để cho tâm với tâm-sở biết đối-tượng theo 6 lộ-trình-tâm.
Đối-tượng thiền-tuệ đó là sắc-pháp (rūpadhamma), danh-pháp (nāmadhamma) thuộc về chân-nghĩa-pháp, không phải là chế-định-pháp (paññattidhamma).
Rūpadhamma: Sắc-pháp là pháp có trạng-thái bị huỷ hoại do nóng, lạnh, đói, khát, …(ruppanalakkhaṇaṃ).
Rūpadhamma: Sắc-pháp gồm có 28 sắc-pháp, phân chia ra 2 loại:
- Mahābhūtarūpa: Sắc-tứ-đại có 4 sắc-pháp là sắc-địa-đại, sắc-thuỷ-đại, sắc-hoả-đại, sắc-phong-đại.
- Upādāyarūpa: Sắc-phụ-thuộc vào sắc-tứ-đại có 24 sắc-pháp.
- Nếu là người nam thì trừ ra sắc-nữ-tính.
- Nếu là người nữ thì trừ ra sắc-nam-tính.
- Nếu người nào bị mắt mù, bị tai điếc thì người ấy bị giảm số sắc-pháp theo bệnh tật ấy.
Phận sự của sắc-pháp
Rūpadhamma: Sắc-pháp có 2 phận sự:
1- Sắc-pháp có phận sự làm đối-tượng của tâm với tâm-sở hoặc là đối-tượng của danh-pháp. Sắc-pháp trong thân của chúng-sinh hoàn toàn không thể biết được đối-tượng, cũng không có cảm giác nào cả.
Thân của con người còn hơi thở vào, hơi thở ra, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, v.v… gọi là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa) đều do tâm chủ động.
2- Sắc-pháp đó là 6 vatthurūpa trong thân con người có phận sự tiếp xúc với 6 đối-tượng, làm nơi nương nhờ để phát sinh tâm với tâm-sở hoặc danh-pháp.
Thật vậy, mắt đó là (cakkhupasādarūpa: Nhãn-tịnh-sắc) không thể nhìn thấy đối-tượng sắc, hình dạng nào cả, mà nhãn-tịnh-sắc tốt là nơi tiếp xúc của đối-tượng sắc, hình dạng, làm nơi nương nhờ để phát sinh nhãn-thức-tâm. Chính nhãn-thức-tâm mới có khả năng làm phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc, hình dạng ấy mà thôi.
Cũng như vậy, nhĩ-tịnh-sắc, tỷ-tịnh-sắc, thiệt-tịnh-sắc, thân-tịnh-sắc, hadayavatthurūpa sắc-pháp là nơi sinh của manoviññāṇa: Ý-thức-tâm, chỉ là những nơi tiếp xúc của đối-tượng riêng biệt của mỗi vatthurūpa mà thôi.
Nāmadhamma: Danh-pháp là pháp có trạng-thái hướng tâm biết đối-tượng (nāmanalakkhaṇaṃ).
Nāmadhamma: Danh-pháp đó là citta: Tâm và cetasika: Tâm-sở.
- Citta: Tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm.
- Cetasika: Tâm-sở gồm có 52 tâm-sở.
2.1-Citta: Tâm có trạng-thái biết đối-tượng (ārammaṇaṃ cintetī’ti cittaṃ).
- Dục-giới-tâm gồm có 54 tâm.
- Sắc-giới-tâm gồm có 15 tâm.
- Vô-sắc-giới-tâm gồm có 12 tâm.
- Siêu-tam-giới-tâm gồm có 8 hoặc 40 tâm.
* Dục-giới-tâm gồm có 54 tâm như sau:
- Bất-thiện-tâm có 12 tâm.
- Vô-nhân-tâm có 18 tâm.
- Đại-thiện-tâm có 8 tâm.
- Đại-quả-tâm có 8 tâm.
- Đại-duy-tác-tâm có 8 tâm.
* Sắc-giới-tâm gồm có 15 tâm:
- Sắc-giới-thiện-tâm có 5 tâm.
- Sắc-giới-quả-tâm có 5 tâm.
- Sắc-giới-duy-tác-tâm có 5 tâm.
* Vô-sắc-giới-tâm gồm có 12 tâm:
- Vô-sắc-giới-thiện-tâm có 4 tâm.
- Vô-sắc-giới-quả-tâm có 4 tâm.
- Vô-sắc-giới-duy-tác-tâm có 4 tâm.
* Siêu-tam-giới tâm gồm có 8 hoặc 40 tâm.
- Siêu-tam-giới-thiện-tâm đó là Thánh-đạo-tâm có 4 hoặc 20 tâm.
-Siêu-tam-giới-quả-tâm đó là Thánh-quả-tâm có 4 hoặc 20 tâm.
Đối-tượng thiền-tuệ chỉ có 81 tam-giới-tâm mà thôi, bởi vì tam-giới-tâm này thuộc về khổ Thánh-đế là pháp nên biết (pariññeyyadhamma). Còn 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm không phải đối-tượng thiền-tuệ, bởi vì không phải là pháp nên biết.
2.2-Cetasika: Tâm-sở luôn luôn nương nhờ nơi tâm, không thể tách rời khỏi tâm với 4 trạng-thái:
- Đồng sinh với tâm (ekuppāda), khi tâm nào sinh thì
- Đồng diệt với tâm (ekanirodha), khi tâm nào diệt thì
- Đồng đối-tượng với tâm (ekālambana), khi tâm nào biết đối-tượng nào thì ắt có số tâm-sở đồng biết đối-tượng ấy với tâm ấy.
- Đồng vatthurūpa nơi sinh với tâm (ekavatthuka), khi tâm nào nương nhờ vatthurūpa nào sinh thì ắt có số tâm-sở đồng nương nhờ vatthurūpa ấy sinh với tâm ấy.
Cetasika: Tâm-sở gồm có 52 tâm-sở, được phân loại như sau[4]:
- Sabbacittasādharaṇacetasika: Đồng-sinh toàn-tâm tâm-sở, có 7 tâm-sở.
- Pakiṇṇakacetasika: Đồng-sinh tùy-tâm tâm-sở, có 6 tâm-sở.
6 tâm-sở này đồng sinh tuỳ theo tâm, rải rác trong một số tâm, trừ 10 thức-tâm (2 nhãn-thức-tâm, 2 nhĩ-thức-tâm, 2 tỷ-thức-tâm, 2 thiệt-thức-tâm, 2 thân-thức-tâm).
-Akusalacetasika: Bất-thiện tâm-sở có 14 tâm-sở.
- Sobhaṇasādharaṇacetasika: Đồng-sinh toàn-tâm tịnh-hảo tâm-sở, có 19 tâm-sở.
-Viratīcetasika: Chế-ngự-tâm-sở, có 3 tâm-sở.
3 tâm-sở này chỉ phát sinh riêng rẽ từng mỗi tâm-sở với 8 dục-giới thiện-tâm; nhưng 3 tâm-sở này chắc chắn đồng sinh cùng một lúc với 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.
Như vậy, 3 chế-ngự-tâm-sở này đồng sinh với 16 hoặc 48 tâm.
- Appamaññācetasika: Vô-lượng tâm-sở, có 2 tâm-sở. 2 tâm-sở này chỉ sinh riêng rẽ từng mỗi tâm-sở với 8 dục-giới thiện-tâm, 8 dục-giới duy-tác-tâm, 12 sắc-giới-tâm trừ ra 3 đệ ngũ thiền sắc-giới-tâm.
Như vậy, vô-lượng-tâm-sở đồng sinh với 28 tâm.
- Paññindriyacetasika: Tuệ-chủ tâm-sở, có 1 tâm-sở.
Tuệ-chủ tâm-sở (trí-tuệ tâm-sở) đồng sinh với 4 dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 dục-giới quả-tâm hợp với trí-tuệ, 4 dục-giới duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 15 sắc-giới-tâm, 12 vô-sắc-giới-tâm, 8 hoặc 40 siêu-tam-giới tâm.
Như vậy, tuệ-chủ tâm-sở (trí-tuệ tâm-sở) này đồng sinh với 47 hoặc 79 tâm.
Phận sự của danh-pháp
Danh-pháp có 2 phận sự:
1- Danh-pháp làm phận sự chủ thể biết đối-tượng:
- Nhãn-thức-tâm nương nhờ cakkhuvatthurūpa làm phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc, hình dạng.
- Nhĩ-thức-tâm nương nhờ sotavatthurūpa làm phận sự nghe đối-tượng thanh, các loại âm thanh.
- Tỷ-thức-tâm nương nhờ ghānavatthurūpa làm phận sự ngửi đối-tượng hương, các thứ mùi.
- Thiệt-thức-tâm nương nhờ jivhāvatthurūpa làm phận sự nếm đối-tượng vị, các thứ vị.
- Thân-thức-tâm nương nhờ kāyavatthurūpa làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc, cứng mềm, nóng lạnh, ...
- Ý-thức-tâm nương nhờ hadayavatthurūpa làm phận sự biết các đối-tượng pháp: Tâm, tâm-sở, 5 tịnh-sắc, 16 sắc vi-tế, Niết-bàn và chế-định-pháp.
2- Danh-pháp làm phận sự đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ đối-tượng danh-pháp đúng theo thật-tánh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp.
Danh-pháp là đối-tượng thiền-tuệ đó là 81 tam-giới-tâm, 52 tâm-sở.
* Niết-bàn thuộc về pháp-vô-vi (asaṅkhatadhamma) không bị cấu tạo bởi 4 nhân-duyên: Nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực; cũng thuộc về danh-pháp, nhưng thuộc loại danh-pháp đặc biệt chỉ làm đối tượng của siêu-tam-giới-tâm mà thôi.
Danh-pháp Niết-bàn chỉ là đối-tượng siêu-tam-giới của 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm mà thôi.
Phân biệt sắc-pháp, danh-pháp theo vatthurūpa
Sắc-pháp và danh-pháp phát sinh do nương nhờ nơi mỗi vatthurūpa như sau:
1- Cakkhuvatthurūpa: Khi đối-tượng rūpārammaṇa (đối-tượng sắc) tiếp xúc với cakkhuvatthurūpa đó là cakkhupasāda, phát sinh tâm cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc, hình dạng hiện-tại.
- Cakkhuvatthurūpa đó là cakkhupasādarūpa và rūpā-rammaṇa thuộc về sắc-pháp.
-Cakkhuviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
2- Sotavatthurūpa: Khi đối-tượng saddārammaṇa (đối-tượng thanh) tiếp xúc với sotavatthurūpa đó là sotapasāda, phát sinh tâm sotaviññāṇacitta: Nhĩ-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh, các âm thanh hiện-tại.
-Sotavatthurūpa đó là sotapasādarūpa và saddāram-maṇa thuộc về sắc-pháp.
-Sotaviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
3- Ghānavatthurūpa: Khi đối-tượng gandhārammaṇa (đối-tượng hương) tiếp xúc với ghānavatthurūpa đó là ghānapasāda, phát sinh tâm ghānaviññāṇacitta: Tỷ-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự ngửi đối-tượng hương, các thứ hương hiện-tại.
-Ghānavatthurūpa đó là ghānapasādarūpa và gandhā-rammaṇa thuộc về sắc-pháp.
-Ghānaviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
4- Jivhāvatthurūpa: Khi đối-tượng rasārammaṇa (đối-tượng vị) tiếp xúc với jivhāvatthurūpa đó là jivhā-pasāda, phát sinh tâm jivhāviññāṇacitta: Thiệt-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự nếm đối-tượng vị, các loại vị hiện-tại.
-Jivhāvatthurūpa đó là jivhāpasādarūpa và rasāram-maṇa thuộc về sắc-pháp.
-Jivhāviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
5- Kāyavatthurūpa: Khi đối-tượng phoṭṭhabbāram-maṇa (đối-tượng xúc) tiếp xúc với kāyavatthurūpa đó là kāyapasāda, phát sinh tâm kāyaviññāṇacitta: Thân-thức-tâm, có 2 tâm làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc, cứng mềm, nóng lạnh, căng phồng hiện-tại.
-Kāyavatthurūpa đó là kāyapasādarūpa và phoṭṭhab-bārammaṇa thuộc về sắc-pháp.
-Kāyaviññāṇacitta thuộc về danh-pháp.
5-Hadayavatthurūpa: Khi đối-tượng dhammāram-maṇa (đối-tượng pháp) tiếp xúc với hadayavatthurūpa phát sinh các tâm manoviññāṇacitta: Ý-thức-tâm gồm có 75 tâm (trừ ra 10 thức-tâm và 4 vô-sắc-giới-quả-tâm) làm phận sự biết các đối-tượng pháp đó là tâm, tâm-sở, 5 tịnh-sắc, 16 sắc vi-tế trong 3 thời (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai), Niết-bàn và chế-định-pháp ngoài 3 thời (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai), bởi vì Niết-bàn, chế-định-pháp không có sự sinh, sự diệt.
- Hadayavatthurūpa và rūpadhammārammaṇa (đối-tượng sắc-pháp) thuộc về sắc-pháp.
- Nāmadhammārammaṇa (đối-tượng danh-pháp) đó là tâm, tâm-sở thuộc về danh-pháp.
-Niết-bàn thuộc về danh-pháp đặc biệt là đối-tượng siêu-tam-giới của 8 hoặc 40 siêu-tam-giới tâm.
-Chế-định-pháp không thuộc về sắc-pháp và danh-pháp nào cả.
- Manoviññāṇacitta có 75 tâm thuộc về danh-pháp.
Nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, danh-pháp
Mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp phát sinh do hội đủ nhân-duyên, nếu thiếu nhân-duyên nào thì sắc-pháp, danh-pháp không thể phát sinh được.
Nhân-duyên phát sinh danh-pháp
* Danh-pháp đối với các chúng-sinh ở trong 11 cõi dục-giới (4 cõi ác-giới, cõi người, 6 cõi trời-dục-giới), những chúng-sinh có đầy đủ ngũ-uẩn, danh-pháp (tâm với tâm-sở) phát sinh cần phải nương nhờ nơi 3 pháp:
1-Atītakamma: Nghiệp quá-khứ, đó là ác-nghiệp hoặc dục-giới thiện-nghiệp quá-khứ.
2- Vatthurūpa: Nơi phát sinh tâm với tâm-sở, có 6 loại (Cakkhuvatthurūpa, Sotavatthurūpa, Ghānavatthurūpa, Jivhāvatthurūpa, Kāyavatthurūpa, Hadayavatthurūpa).
3- Ārammaṇa: Đối-tượng, đó là 6 đối-tượng (đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc, đối-tượng pháp).
1- Atītakamma: Nghiệp quá-khứ, đó là sắc-giới thiện-nghiệp quá-khứ.
2- Vatthurūpa: Nơi phát sinh tâm với tâm-sở, chỉ sử dụng 3 loại (Cakkhuvatthurūpa, Sotavatthurūpa, Hadaya-vatthurūpa).[5]
3- Ārammaṇa: Đối-tượng, chỉ có 3 đối-tượng (đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng pháp) mà thôi.
* Danh-pháp đối với các chư phạm-thiên ở trong 4 tầng trời vô-sắc-giới, chư phạm-thiên này chỉ có 4 uẩn là thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn mà thôi, không có sắc-uẩn, nên danh-pháp (tâm với tâm-sở) phát sinh chỉ cần phải nương nhờ nơi 2 pháp mà thôi:
1- Atītakamma: Nghiệp quá-khứ, đó là vô-sắc-giới thiện-nghiệp quá-khứ.
2- Ārammaṇa: Đối-tượng chỉ có 1 đối-tượng pháp.
Danh-pháp phát sinh do nương nhờ sắc-pháp
Danh-pháp đó là tâm với tâm-sở phát sinh do nương nhờ nơi sắc-pháp đó là nương nhờ nơi ārammaṇa: Đối-tượng và vatthurūpa: Nơi phát sinh tâm với tâm-sở.
Ví dụ: Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm phát sinh do nương nhờ nơi rūpārammaṇa: Đối-tượng sắc tiếp xúc với mắt cakkhupasādarūpa: Nhãn-tịnh-sắc.
Khi đối-tượng sắc tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc, do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc ấy.
Thật ra, trong dùi chuông không có tiếng chuông, và trong cái chuông cũng không có tiếng chuông. Sở dĩ, tiếng chuông phát sinh là do dùi chuông đụng vào cái chuông.
Cũng như vậy, khi đối-tượng sắc, hình dạng tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc, do nhờ nhân-duyên tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhãn-thức-tâm là tâm phát sinh do nương nhờ nhãn-tịnh-sắc, nên gọi là nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc ấy.
Thật vậy, khi mở mắt mà tâm chăm chú đăm chiêu suy nghĩ sâu sắc về điều gì thuộc nội tâm, dù mở mắt vẫn không thấy rõ hình ảnh gì trước mắt; hoặc chỉ có tâm cũng không thể thấy được đối-tượng sắc, như khi nhắm mắt, bịt mắt, dù tâm muốn thấy hình ảnh gì cũng không thể thấy được, bởi vì, cả 2 trường hợp này không hội đủ nhân-duyên để phát sinh nhãn-thức-tâm, nên không thể thấy đối-tượng sắc được.
Để thấy đối-tượng sắc, hình dạng, thì chỉ có tâm phát sinh do nương nhờ nơi mắt (nhãn-tịnh-sắc) mà thôi, tâm ấy gọi là nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc ấy.
Vì vậy, mắt không thể thấy đối-tượng sắc, và tâm cũng không thể thấy đối-tượng sắc được, mà chỉ có nhãn-thức-tâm là tâm phát sinh do nương nhờ nơi nhãn-tịnh-sắc, làm phận sự thấy đối-tượng sắc, hình dạng mà thôi.
Ngoài nhãn-thức-tâm ra, người nam, người nữ, chúng-sinh, v.v… không có khả năng thấy đối-tượng sắc, hình dạng được.
Nhãn-thức-tâm có 2 tâm, ngoài 2 tâm này ra, không có tâm nào khác có khả năng làm phận sự thấy đối-tượng sắc được.
Tương tự như vậy, nếu chỉ có riêng tai (nhĩ-tịnh-sắc) thì không thể nghe đối-tượng thanh, âm thanh được, và nếu chỉ có riêng tâm cũng không thể nghe đối-tượng thanh âm thanh được.
Để nghe đối-tượng thanh, âm thanh thì chỉ có tâm phát sinh do nương nhờ nơi tai (nhĩ-tịnh-sắc) mà thôi, tâm ấy gọi là nhĩ-thức-tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh ấy.
Vì vậy, tai không thể nghe đối-tượng thanh, và tâm cũng không thể nghe đối-tượng thanh được, mà chỉ có nhĩ-thức-tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh, âm thanh mà thôi.
Ngoài nhĩ-thức-tâm ra, người nam, người nữ, chúng-sinh,… không thể nghe đối-tượng thanh, âm thanh được.
Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm, ngoài 2 tâm này ra, không có tâm nào khác có thể làm phận sự nghe đối-tượng thanh, âm thanh được.
Người ta nói “mắt thấy, tai nghe,…” nhưng sự thật, mắt không thể thấy, tai không thể nghe, hoặc ta không thể thấy, ta không thể nghe, người không thể thấy, người không thể nghe, v.v… mà nên hiểu biết đúng thật-tánh của chân-nghĩa-pháp, chỉ có nhãn-thức-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc, hình dạng, nhĩ-thức-tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh, âm thanh mà thôi.
Tương tự như vậy, 2 tỷ-thức-tâm, 2 thiệt-thức-tâm, 2 thân-thức-tâm, 75 ý-thức-tâm đều làm phận sự theo khả năng của mỗi tâm.
Sắc-pháp phát sinh do nương nhờ danh-pháp
Sắc-pháp trong thân thể của mỗi chúng-sinh phát sinh do nương nhờ nơi danh-pháp (tâm). Ví dụ:
Trong kinh Đại-Niệm-Xứ Mahāsatipaṭṭhānasutta,[6] phần Iriyāpathapabba: Phần tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm, và Samajāna-pabba các oai-nghi phụ như bước tới, bước lui, quay bên phải, quay bên trái, co tay, co chân, duỗi tay, duỗi chân, v.v… đều là những sắc-pháp phát sinh do tâm (danh-pháp), gọi là (cittajarūpa).
Nhân-duyên phát sinh 4 oai-nghi
4 oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
1-“Oai-nghi đi”gọi là “thân đi” hoặc “sắc-đi” là sắc-pháp phát sinh do tâm, qua quá trình diễn biến liên tục do nhiều nhân-duyên như sau:
- Tâm nghĩ “đi”.
- Do tâm nghĩ đi làm cho phát sinh chất gió.
- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân di chuyển bước đi từng bước do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy (cittakiriyavāyodhātu-vipphārena sakalakāyassa purato abhinīhāro gamanan’ti vuccati).
Do đó, gọi là “thân đi” hoặc “sắc-đi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
2-“Oai-nghi đứng” gọi là “thân đứng” hoặc “sắc-đứng” là sắc-pháp phát sinh do tâm, qua quá trình diễn biến liên tục do nhiều nhân-duyên như sau:
-Tâm nghĩ “đứng”.
- Do tâm nghĩ đứng làm cho phát sinh chất gió.
- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân từ chân đến đầu đứng yên một chỗ theo mỗi dáng đứng, tư thế đứng yên, do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy.
Do đó, gọi là “thân đứng” hoặc “sắc-đứng” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
3- “Oai-nghi ngồi” gọi là “thân ngồi” hoặc “sắc-ngồi” là sắc-pháp phát sinh do tâm, qua quá trình diễn biến liên tục do nhiều nhân-duyên như sau:
-Tâm nghĩ “ngồi”.
- Do tâm nghĩ ngồi làm cho phát sinh chất gió.
- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
Do đó, gọi là “thân ngồi” hoặc “sắc-ngồi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
4-“Oai-nghi nằm” gọi là “thân nằm” hoặc “sắc-nằm” là sắc-pháp phát sinh do tâm, qua quá trình diễn biến liên tục do nhiều nhân-duyên như sau:
-Tâm nghĩ “nằm”.
- Do tâm nghĩ nằm làm cho phát sinh chất gió.
- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
Do đó, gọi là “thân nằm” hoặc “sắc-nằm” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
Nếu trường hợp thiếu nhân-duyên nào thì sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm không thể phát sinh được. Ví như người bị bại liệt, dù tâm muốn đi, muốn đứng, muốn ngồi, muốn nằm, v.v… với tư thế này hoặc tư thế kia cũng không thể đi, đứng, ngồi, nằm, v.v… theo ý muốn của mình được, bởi vì chất gió phát sinh do tâm không đủ năng lực làm cho toàn thân đất, nước nặng nề cử động theo ý của họ được.
Đức Phật dạy: “Thân” này ví như một chiếc xe, “tâm” này ví như người lái xe.
Chiếc xe chạy mau, chạy chậm, rẽ trái, rẽ phải, ngừng lại, v.v… đều do người lái xe điều khiển.
Cũng như vậy, thân này đi, đứng, ngồi, nằm, bước tới, bước lui, quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v… đều do tâm điều khiển.
Vì vậy, gọi là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
Sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm, v.v… được phát sinh do nhiều nhân-duyên, nên là pháp-vô-ngã.
Vai trò quan trọng của danh-pháp, sắc-pháp
Sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) có vai trò tối ư quan trọng trong pháp-hành thiền-tuệ, bởi vì sắc-pháp, danh-pháp là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
Thật vậy, pháp-hành thiền-tuệ có 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ, mà trí-tuệ đầu tiên gọi là nāmarūpapariccheda-ñāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân tích rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là pháp-vô-ngã, không phải ta, người, người nam, người nữ, chúng-sinh này, chúng-sinh kia, vật này, vật kia, v.v… mà chỉ là sắc-pháp, danh-pháp mà thôi.
Những trí-tuệ thiền-tuệ tiếp theo cũng đều có sắc-pháp, danh-pháp làm đối-tượng, để trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp; thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp; trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ tội chướng của sắc-pháp, của danh-pháp; trí-tuệ thiền-tuệ nhàm chán sắc-pháp, danh-pháp; trí-tuệ thiền-tuệ muốn giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp, v.v…
Cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 gọi là saccā-nulomañāṇa có khả năng buông bỏ được đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới tiếp đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhuñāṇa tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 và 15 gọi là Maggañāṇa và Phalañāṇa đều có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Vì vậy, sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp có vai trò tối ư quan trọng trong pháp-hành thiền-tuệ.
Cho nên, hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, điều trước tiên cần phải học hỏi, hiểu biết rõ rành rẽ, phân biệt rõ về mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp như thế nào thuộc về chế-định-pháp (pañ-ñattidhamma) và như thế nào thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma). Đó là điều tối ư quan trọng trước tiên của hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Cũng như vậy, hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trước tiên, hành-giả cần phải học hỏi, hiểu biết rõ rành rẽ, phân biệt rõ về mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp như thế nào thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma) và như thế nào thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), bởi vì tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) mới là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
Phiền-não nương nhờ nơi sắc-pháp, danh-pháp
Tất cả mọi phiền-não nhất là tà-kiến (diṭṭhi), tham-ái (taṇhā), ngã-mạn (māna) đều nương nhờ nơi sắc-pháp, danh-pháp mà phát sinh.
1-Tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp
Trong đời này, một số người không gần gũi thân cận với chư bậc thiện-trí trong Phật-giáo, không có cơ hội nghe chánh-pháp, không học hỏi hiểu biết về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), không hiểu biết về môn Abhidhamma: Vi-diệu-pháp, nên không hiểu biết về sắc-pháp, danh-pháp, không thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, không thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là pháp-vô-ngã.
Tà-kiến đó là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến (diṭṭhigatasampa-yuttaṃ) thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp cho là ta, là ngã.
* Tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi danh-pháp, nơi sắc-pháp cho là ta, là ngã như sau:
- Nếu khi nhãn-thức-tâm thấy đối-tượng sắc, hình dạng thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi chủ thể “nhãn-thức-tâm” cho là “ta thấy” và tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi đối-tượng sắc ấy cho là “người này, hoặc người kia, hoặc chúng-sinh, hoặc vật này hoặc vật kia,…”
- Nếu khi nhĩ-thức-tâm nghe đối-tượng thanh, âm thanh thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi chủ thể “nhĩ-thức-tâm” cho là “ta nghe” và tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi đối-tượng âm thanh ấy cho là “tiếng nói người nam, hoặc tiếng nói người nữ, hoặc tiếng Việt, hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp,…”
-Nếu khi tỷ-thức-tâm ngửi đối-tượng hương, các loại mùi thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi chủ thể “tỷ-thức-tâm” cho là “ta ngửi” và tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi đối-tượng hương ấy cho là “mùi thơm nước hoa, hoặc mùi hôi tử thi,…”
- Nếu khi thiệt-thức-tâm nếm đối-tượng vị, các thứ vị thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi chủ thể “thiệt-thức-tâm” cho là “ta nếm” và tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi đối-tượng vị ấy cho là “vị ngọt của đường, hoặc vị chua của chanh ,…”
- Nếu khi thân-thức-tâm tiếp xúc với đối-tượng xúc, cứng mềm, nóng lạnh,… thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi chủ thể “thân-thức-tâm” cho là “ta xúc giác” và tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi đối-tượng xúc ấy cho là “sắt cứng, vải mềm, hoặc trời nóng, trời lạnh,…”
- Nếu khi ý-thức-tâm biết đối-tượng sắc-pháp, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi chủ thể “ý-thức-tâm” cho là “ta biết đối-tượng ấy”.
- Nếu khi ý-thức-tâm biết đối-tượng danh-pháp thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi chủ thể “ý-thức-tâm” cho là “ta biết các điều ấy”.
- Nếu có “tham-tâm” phát sinh thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi tham-tâm ấy cho là “ta tham”, …
- Nếu có “sân-tâm” phát sinh thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sân-tâm ấy cho là “ta sân”, …
- Nếu có “tâm-sở phóng-tâm” phát sinh thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi phóng-tâm tâm-sở ấy cho là “ta phóng tâm”, v.v…
* Tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp cho là ta, là ngã như sau:
- Nếu khi thân đi hoặc sắc-đi thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-đi ấy cho là “ta đi”.
- Nếu khi thân đứng hoặc sắc-đứng thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-đứng ấy cho là “ta đứng”.
- Nếu khi thân ngồi hoặc sắc-ngồi thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-ngồi ấy cho là “ta ngồi”.
- Nếu khi thân nằm hoặc sắc-nằm thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-nằm ấy cho là “ta nằm” v.v…
Như vậy, có rất nhiều “cái ta”. Ta có thật hay không ?
“Sabbe dhammā anattā…”
Tất cả các pháp-hữu-vi, các pháp-vô-vi đều là pháp-vô-ngã.
- Pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự tánh (dhātu), v.v… là pháp-vô-ngã.
- Pháp-vô-vi đó là Niết-bàn gồm cả chế-định-pháp cũng là pháp-vô-ngã.
“Aniccā sbbe saṅkhārā, dukkhānattā ca saṅkhatā. Nibbānañceva paññatti, anattā iti nicchayā.”[7]
Tất cả các pháp-hữu-vi, Là sắc-pháp, danh-pháp, Đều có đủ ba trạng-thái, Vô-thường, khổ, vô-ngã.
Niết-bàn và chế-định-pháp,
Đều thuộc về pháp-vô-ngã.
Sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, không phải chúng-sinh, không phải ai cả,…
Nếu có cái ta thật, có cái ngã thật thì cái ta nào, cái ngã nào gọi là ta thật sự ?
Đúng theo thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, cho nên không có cái ngã, không có cái ta thật sự.
Nếu không có cái ta thật, không có cái ngã thật thì
cũng không có phương pháp diệt ngã được!
Vậy, gọi là “cái ngã, cái ta” do đâu mà có?
Sở dĩ có sự chấp thủ cho là “ta” là “ngã”, là vì có tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp cho là “ngã” là “ta”.
Như vậy, tà-kiến có thật sự.
Trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Bộ Vi-diệu-pháp-yếu-nghĩa, chương 1 Cittasaṅgaha và chương 2 Cetasikasaṅgaha trình bày phần bất-thiện-tâm và phần bất-thiện tâm-sở giảng giải như sau:
Tà-kiến (diṭṭhi) đó là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến (diṭṭhigatasam-payuttacitta) thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp cho là ta, là ngã, v.v…
* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niêt-bàn, chính Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận (samucchedappahāna) được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót.
Như vậy, Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và hoài-nghi tâm-sở đồng sinh với 1 si-tâm hợp với hoài-nghi. Bậc Thánh-Nhập-lưu đã diệt tận được 5 bất-thiện-tâm này không còn dư sót. Chỉ còn lại 7 bất-thiện-tâm chưa diệt được.
Cho nên bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp cho là “ngã” là “ta”, là người, người nam, người nữ, chúng-sinh nào nữa.
2- Tham-ái nương nhờ nơi sắc-pháp, danh-pháp
Tham-ái (taṇhā) đó là tham-tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 8 tham-tâm (lobhacitta) nương nhờ nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp mà phát sinh.
Tham-tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm (lobhacitta) chắc chắn có si-tâm-sở (mohacetasika) nên không biết chân-lý tứ Thánh-đế: Khổ Thánh-đế, nhân sinh khổ Thánh-đế, diệt khổ Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế; không biết thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp; không biết sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp; không biết 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp; không biết sắc-pháp, danh-pháp chỉ có khổ thật sự mà thôi.
Vì vậy, tham-ái hài lòng, thoả thích, say mê trong sắc-pháp, danh-pháp, bởi cho là tốt đẹp, đem lại sự lợi ích, sự an-lạc.
Sở dĩ tham-ái say mê trong sắc-pháp, danh-pháp cho là tốt đẹp, đem lại sự lợi ích, sự an-lạc, là vì không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là khổ đế; không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ khi chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ mới có khả năng diệt tận được tâm tham-ái không còn dư sót nữa.
Như vậy, chỉ có bậc Thánh A-ra-hán mới không còn tâm tham-ái mà thôi.
3- Ngã-mạn nương nhờ nơi sắc-pháp, danh-pháp
Ngã-mạn (māna) đó là ngã-mạn tâm-sở (māna-cetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến (diṭṭhigatavippayutta). Ngã-mạn tâm-sở nương nhờ sắc-pháp, danh-pháp mà phát sinh tự cho là: “Ta hơn người, ta bằng người, ta kém thua người”.
Sở dĩ tâm ngã-mạn tự cho là “ta hơn người, ta bằng người, ta kém thua người” là vì không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là vô-thường; không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp; không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ khi chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ mới có khả năng diệt tận được tâm ngã-mạn không còn dư sót nữa.
Như vậy, chỉ có bậc Thánh A-ra-hán mới không còn tâm ngã-mạn mà thôi.
Tà-kiến thấy sai tự làm khổ mình, khổ người
Tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho rằng: “Ta, người, người nam, người nữ, chúng-sinh, vật này, vật kia, v.v…” nên tham-ái phát sinh, tâm ngã-mạn phát sinh, và các tâm phiền-não khác cũng có cơ hội phát sinh, tự làm khổ mình, làm khổ người, làm khổ mình khổ người.
Ví dụ: Ban đêm, một người đi đường nhìn thấy lờ mờ sợi dây ngoằn ngoèo giống như con rắn nằm giữa đường, người ấy nhìn thấy sợi dây ấy, thấy sai, chấp lầm, tưởng lầm cho là “con rắn độc” nên phát sinh tâm sợ hãi tự làm khổ mình, lại còn nói cho người khác nghe, làm cho người khác khổ nữa.
Cũng như vậy trong đời này, số người là người si-mê bị vô-minh che phủ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, có tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp cho là “ta, người, người nam, người nữ, chúng-sinh, vật này, vật kia, v.v…”. Vì vậy, mọi phiền-não có cơ hội phát sinh tự làm khổ mình, làm khổ người, làm khổ mình khổ người không chỉ trong kiếp hiện-tại mà còn nhiều kiếp vị-lai nữa.
Chánh-kiến-thiền-tuệ không làm khổ mình, khổ người
Trong đời này, số người thường được gần gũi thân cận với bậc Thánh-nhân, bậc thiện-trí trong Phật-giáo, thường được lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, được học hỏi hiểu biết về môn học abhidhamma; vi-diệu-pháp, hiểu biết mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, có cơ hội thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, có chánh-kiến thiền-tuệ thấy đúng, biết đúng thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là:
-Danh-pháp chỉ là danh-pháp.
- Sắc-pháp chỉ là sắc-pháp.
- Danh-pháp nương nhờ sắc-pháp.
- Sắc-pháp nương nhờ danh-pháp.
- Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, không phải chúng-sinh, không phải vật này, vật kia, v.v… Tất cả các pháp đều là pháp-vô-ngã.
Bậc Thánh-thanh-văn có chánh-kiến-thiền-tuệ diệt tận được tà-kiến theo chấp ngã (attānudiṭṭhi) đồng thời diệt được mọi tà-kiến khác, nên không bao giờ tự làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ mình khổ người nữa.
Ví dụ: Ban đêm, một người đi đường, có người nói cho biết có sợi dây ngoằn ngoèo nằm giữa đường, người ấy tay cầm đèn chiếu ánh sáng, nhìn thấy sợi dây ấy chỉ là sợi dây, không hề phát sinh tâm sợ hãi, nên không tự làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ mình khổ người.
Cũng như vậy trong đời này, bậc Thánh Thanh-văn có chánh-kiến thiền-tuệ thấy đúng, biết đúng thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là:
-Danh-pháp chỉ là danh-pháp.
- Sắc-pháp chỉ là sắc-pháp.
- Danh-pháp nương nhờ sắc-pháp.
- Sắc-pháp nương nhờ danh-pháp.
- Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, nên không bao giờ tự làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ mình khổ người nữa.
Sắc-pháp, danh-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ
Sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp sinh rồi diệt liên tục không ngừng, nên có 3 thời: Quá-khứ, hiện-tại, vị-lai.
- Sắc-pháp, danh-pháp đã diệt rồi, thuộc về quá-khứ.
- Sắc-pháp, danh-pháp đang sinh, thuộc về hiện-tại.
- Sắc-pháp, danh-pháp chưa sinh, thuộc về vị-lai.
Sắc-pháp, danh-pháp thuộc về thời nào làm đối-tượng thiền-tuệ?
- Sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ đã sinh rồi đã diệt, nên không thể sử dụng làm đối-tượng thiền-tuệ được, bởi vì trí-tuệ thiền-tuệ không thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp quá-khứ ấy, và trí-tuệ thiền-tuệ cũng không thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp quá khứ ấy được.
Vì vậy, sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ không trực tiếp làm đối-tượng thiền-tuệ.
- Sắc-pháp, danh-pháp vị-lai chưa sinh, chưa diệt, nên không thể sử dụng làm đối-tượng thiền-tuệ được, bởi vì trí-tuệ thiền-tuệ không thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp vị-lai ấy, và trí-tuệ thiền-tuệ cũng không thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp vị-lai ấy được.
Vì vậy, sắc-pháp, danh-pháp vị-lai cũng không trực tiếp làm đối-tượng thiền-tuệ.
- Sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại đang sinh, đang diệt, nên có thể sử dụng làm đối-tượng thiền-tuệ được, bởi vì trí-tuệ thiền-tuệ có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại ấy, và trí-tuệ thiền-tuệ cũng có khả năng thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại ấy được.
Vì vậy, chỉ có sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại trực tiếp làm đối-tượng thiền-tuệ mà thôi.
Dĩ nhiên, khi trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại có sự sinh, sự diệt, thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái-vô-ngã, thì trí-tuệ thiền-tuệ cũng có khả năng thấu triệt, thấu suốt được sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ cũng đã có sự sinh, sự diệt, cũng đã có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, cũng như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này.
Và trí-tuệ thiền-tuệ cũng có khả năng thấu triệt, thấu suốt được sắc-pháp, danh-pháp vị-lai cũng sẽ có sự sinh, sự diệt, cũng sẽ có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, cũng như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này.
Sắc-pháp, danh-pháp là pháp-hữu-vi (saṅkhatadhamma) thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mới có sự sinh, sự diệt, nên sắc-pháp, danh-pháp có 3 thời:
- Sắc-pháp, danh-pháp đã diệt thuộc về quá-khứ.
- Sắc-pháp, danh-pháp đang sinh rồi diệt thuộc về hiện-tại.
- Sắc-pháp, danh-pháp chưa sinh thuộc về vị-lai.
Niết-bàn (Nibbāna) là pháp-vô-vi (asaṅkhatadhamma) tuy cũng thuộc về chân-nghĩa-pháp nhưng không có sự sinh, sự diệt thuộc về kālavimutti: Niết-bàn ngoài 3 thời, không có quá-khứ, hiện-tại, vị-lai. Và chế-định-pháp cũng thuộc về ngoài 3 thời, không có quá-khứ, hiện-tại, vị-lai.
Sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại
Sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại có 4 loại:
1- Addhā paccuppanna: Kiếp hiện-tại là ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp, kể từ khi tái-sinh cho đến khi ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp tan rã (chết) là khoảng thời gian hiện-tại của một kiếp hiện-tại.
2- Samaya paccuppanna: Buổi hiện-tại là ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp lúc buổi sáng, lúc buổi trưa, lúc buổi chiều, lúc buổi tối, thời gian hiện-tại trong một buổi một lúc.
3- Santati paccuppanna: Liên tục hiện-tại là ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp sinh rồi diệt liên tục không ngừng qua các lộ-trình-tâm (vīthicitta).
4- Khaṇa paccuppanna: Sát-na hiện-tại là ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp ở sát-na-trụ (ṭhitikhaṇa).
Trong 4 loại hiện-tại này, addhā paccuppanna: Kiếp hiện-tại và samaya paccuppanna: Buổi hiện-tại, ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp có thời gian quá dài, nên không thể làm đối-tượng thiền-tuệ được, và khaṇa paccuppanna: Sát-na hiện-tại là ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp có thời gian quá ngắn, nên cũng không thể làm đối-tượng thiền-tuệ được.
Chỉ có santati paccuppanna: Liên tục hiện-tại là ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp sinh rồi diệt liên tục không ngừng qua các lộ-trình-tâm (vīthicitta), có thời gian không quá dài, cũng không quá ngắn, nên có thể làm đối-tượng thiền-tuệ được.
Khi trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại sinh rồi diệt, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp. Lẽ dĩ nhiên, trí-tuệ thiền-tuệ hoàn toàn không có hoài-nghi về sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, và sắc-pháp, danh-pháp vị-lai là thường, lạc, ngã nữa.
Cho nên, chắc chắn trí-tuệ thiền-tuệ cũng có khả năng thấu triệt, thấu suốt được sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ đã sinh rồi đã diệt, nên đã có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, và sắc-pháp, danh-pháp vị-lai cũng sẽ sinh rồi sẽ diệt, cũng sẽ có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, cũng như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này.
Danh-pháp với sắc-pháp nương nhờ lẫn nhau phát sinh như sau:
- Danh-pháp phát sinh do nương nhờ sắc-pháp.
- Sắc-pháp phát sinh do nương nhờ danh-pháp.
- Danh-pháp phát sinh do nương nhờ danh-pháp.
Sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp
Sắc-pháp, danh-pháp là pháp-hữu-vi (saṅkhatadham-ma) bị cấu tạo bởi 4 nhân-duyên: Nghiệp (kamma), tâm (citta), thời-tiết (utu), vật-thực (āhāra), thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), nên sắc-pháp, danh-pháp có sự sinh, sự diệt liên tục không ngừng, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Nibbāna: Niết-bàn là pháp-vô-vi (asaṅkhatadhamma) cũng thuộc về danh-pháp đặc biệt, hoàn toàn khác với danh-pháp (tâm với tâm-sở), Niết-bàn không bị cấu tạo bởi 4 nhân-duyên: Nghiệp (kamma), tâm (citta), thời-tiết (utu), vật-thực (āhāra), cũng thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Niết-bàn và chế-định-pháp (paññattidhamma) đều không có sự sinh, sự diệt, nên không có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Tuy nhiên Niết-bàn và chế-định-pháp vẫn thuộc về pháp-vô-ngã.
1-Sự sinh, sự diệt của danh-pháp
Danh-pháp là tâm với tâm-sở có sự sinh, sự diệt vô cùng mau lẹ, như Đức Phật dạy:
- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy pháp nào có sự sinh, sự diệt vô cùng mau lẹ như tâm[8].
“Chỉ một lần búng đầu ngón tay, tâm với tâm-sở (danh-pháp) sinh rồi diệt 1.000 tỷ lần.”[9]
Mỗi tâm với tâm-sở có 3 sát-na:
1-Uppāda khaṇa: Sát-na-sinh.
2-Ṭhiti khaṇa: Sát-na-trụ.
3-Bhaṅga khaṇa: Sát-na-diệt.
Mỗi lộ-trình-tâm (vīthicitta) có số tâm với tâm-sở sinh rồi diệt theo tuần tự, chấm dứt bằng bhavaṅgacitta.
Trong mỗi lộ-trình-tâm có các tâm với tâm-sở phát sinh biết đối-tượng hiện-tại, hoặc đối-tượng quá-khứ, hoặc đối-tượng vị-lai, hoặc chế-định-pháp (paññatti-dhamma) tuần tự sinh rồi diệt liên tục từ lộ-trình-tâm này sang lộ-trình-tâm khác liên tục không ngừng, trong đời sống bình thường của mỗi chúng-sinh.
Khi nằm ngủ say, lộ-trình-tâm không phát sinh, chỉ có bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sinh rồi diệt liên tục không ngừng biết đối-tượng quá-khứ kiếp trước, cho đến khi tỉnh giấc. Cho nên, khi ngủ say không có mộng, tâm không biết đối-tượng trong kiếp hiện-tại.
Mỗi tâm với tâm-sở phát sinh đều có 3 sát-na: Sát-na-sinh, sát-na-trụ, sát-na-diệt.
2-Sự sinh, sự diệt của sắc-pháp
Sự sinh, sự diệt của sắc-pháp chậm hơn sự sinh, sự diệt của danh-pháp theo sự so sánh với 3 sát-na: Sát-na-sinh, sát-na-trụ, sát-na-diệt của danh-pháp như sau:
* Sát-na-sinh và sát-na-diệt của sắc-pháp giống như sát-na-sinh và sát-na-diệt của danh-pháp.
* Sát-na-trụ (thời-gian-trụ) của sắc-pháp có 49 sát-na-nhỏ lâu hơn 1 sát-na-trụ của danh-pháp. Ví dụ:
Nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāravīthicitta) có đối-tượng sắc, hình dạng rõ ràng, gồm có 17 tâm liên tục sinh rồi diệt, mỗi tâm có 3 sát-na: Sát-na-sinh, sát-na-trụ, sát-na-diệt. Như vậy, suốt nhãn-môn lộ-trình-tâm gồm có 51 sát-na-nhỏ.
Đối-tượng sắc, hình dạng rõ ràng làm đối-tượng của nhãn-môn lộ-trình-tâm, có khả năng tồn tại trải qua suốt lộ-trình-tâm gồm có 17 tâm mà mỗi tâm có 3 sát-na: Sát-na-sinh, sát-na-trụ, sát-na-diệt liên tục, gồm có 51 sát-na-nhỏ.
Trong 51 sát-na-nhỏ của đối-tượng sắc-pháp ấy, có 1 sát-na-sinh và 1 sát-na-diệt, còn lại 49 sát-na-trụ (thời-gian-trụ) của đối-tượng sắc-pháp.
Như vậy, 1 sát-na-sinh và 1 sát-na-diệt của sắc-pháp giống với 1 sát-na-sinh và 1 sát-na-diệt của danh-pháp, nhưng sát-na-trụ (thời-gian-trụ) của sắc-pháp chậm hơn 49 sát-na-nhỏ so sánh với 1 sát-na-trụ của tâm.
Xem đồ biểu nhãn-môn lộ-trình-tâm có đối-tượng sắc, hình dạng rõ ràng, để có sự so sánh giữa 3 sát-na: Sát-na-sinh, sát-na-trụ, sát-na-diệt của danh-pháp với sắc-pháp.
Nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāravīthicitta)
Giải thích: Nhãn-môn lộ-trình-tâm
Nhãn-môn lộ-trình-tâm gồm có những sát-na-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự liên tục, có đối-tượng sắc rõ ràng. Bắt đầu từ hộ-kiếp-tâm quá-khứ thứ nhất cho đến tiếp-đối-tượng-tâm thứ 17 là chấm dứt nhãn môn lộ-trình-tâm.
Nhãn-thức-tâm phát sinh có đối-tượng sắc rõ ràng tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc, theo nhãn-môn lộ-trình-tâm sinh rồi diệt tuần tự như sau:
-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm viết tắt (bha)
1-Atītabhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quá-khứ vt (atī)
2-Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động vt (na)
3-Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt vt (da)
4-Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm vt (pañ)
5-Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm vt (cak)
6-Sampaṭicchanacitta: Tiếp-nhận-tâm vt (sam)
7-Santīraṇacitta: Suy-xét-tâm vt (san)
8- Voṭṭhabbanacitta: Xác-định-tâm vt (vot)
9- 15-Javanacitta: Tác-hành-tâm vt (ja)
16-17-Tadālambana: Tiếp-đối-tượng-tâm vt (ta) Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm vt (bha)
Nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāravīthicitta)
Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả-tâm có đối-tượng cũ từ kiếp trước, làm phận sự giữ gìn hộ trì kiếp sống của mỗi kiếp chúng-sinh cho đến cuối cùng. (viết tắt bha)
1- Atītabhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quá-khứ phát sinh 1 sát-na-tâm vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước, dù có đối-tượng sắc mới hiện-tại xuất hiện. (viết tắt atī)
2- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động phát sinh 1 sát-na-tâm bị rung động, khi có đối-tượng sắc mới hiện-tại xuất hiện. (viết tắt na)
3- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, do đối-tượng sắc mới hiện-tại xuất hiện. (viết tắt da)
4- Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận 5 đối-tượng mới hiện-tại (sắc,thanh, hương, vị, xúc). (viết tắt pañ)
(Trong nhãn-môn lộ-trình-tâm này chỉ tiếp nhận đối-tượng sắc mới hiện-tại mà thôi.)
5- Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc hiện-tại. (viết tắt cak)
6- Sampaṭicchanacitta: Tiếp-nhận-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng sắc hiện-tại từ nhãn-thức-tâm. (viết tắt sam)
7- Santīraṇacitta: Suy-xét-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự suy xét đối-tượng sắc tốt hoặc xấu. (viết tắt san) 8-Voṭṭhabbanacitta: Xác-định-tâm, đó là ý-môn-hướng-tâm (manodvāravajjanacitta) phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xác định đối-tượng của bất-thiện-tâm hoặc của đại-thiện-tâm hoặc của đại-duy-tác-tâm, tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt vot)
9-15-Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm, hoặc đại-thiện-tâm, hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc đại-thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành đại-thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)
16-17-Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm thuộc về quả-tâm đặc biệt phát sinh 2 sát-na-tâm làm phận sự tiếp đối-tượng sắc hiện-tại từ tác-hành-tâm còn thừa 2 sát-na-tâm, hết tuổi thọ 17 sát-na-tâm của đối-tượng sắc hiện-tại, để chấm dứt nhãn-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt ta)
-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước trở lại, đồng thời chấm dứt nhãn-môn lộ-trình-tâm.
Xem đồ biểu nhãn-môn lộ-trình-tâm có đối-tượng sắc, hình dạng rõ ràng, có đủ 17 sát-na-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự thấy rằng:
-Sát-na-sinh của atītabhavaṅgacitta thứ nhất là 1 sát-na-sinh chung của danh-pháp và sắc-pháp (đối-tượng sắc)
-Sát-na-diệt của tadālambanacitta thứ 17 cuối cùng là 1 sát-na-diệt chung của danh-pháp và sắc-pháp (đối-tượng sắc).
- Thời gian sát-na-trụ của danh-pháp trong mỗi sát-na-tâm.
- Thời gian sát-na-trụ của sắc-pháp bắt đầu sát-na trụ của atītabhavaṅgacitta thứ nhất cho đến sát-na trụ của tadālambanacitta thứ 17 cuối cùng, gồm có 49 sát-na nhỏ của tâm.
Trạng-Thái-Chung (Sāmaññalakkhaṇa)
Tất cả mọi danh-pháp (nāmadhamma) mọi sắc-pháp (rūpadhamma) là pháp-hữu-vi (saṅkhatadhamma) thuộc về chân-nghĩa-pháp đều có sự sinh, sự diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung (sāmaññalakkhaṇa) là:
1-Aniccalakkhaṇa: Trạng-thái vô-thường.
2-Dukkhalakkhaṇa: Trạng-thái khổ.
3-Anattalakkhaṇa: Trạng-thái vô-ngã.
Trạng-Thái-Riêng (Visesalakkhaṇa)
Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều có 3 trạng-thái-chung (sāmaññalakkhaṇa). Riêng mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đều có trạng-thái-riêng của mỗi pháp.
- Citta: Tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm cùng có một trạng-thái-riêng là: Ārammaṇavijānanalakkhaṇa: Trạng-thái biết các đối-tượng.
- Rūpadhamma: Sắc-pháp gồm có 28 sắc-pháp, mỗi sắc pháp có mỗi trạng-thái-riêng, nên có 28 trạng-thái-riêng.
-Nibbāna: Niết-bàn có trạng-thái-riêng là Santi-lakkhaṇa: Trạng-thái làm vắng lặng mọi phiền-não, mọi nỗi khổ của sắc-pháp, của danh-pháp.
Ba trạng-thái-chung (Sāmaññalakkhaṇa)
1-Trạng-thái vô-thường (Aniccalakkhaṇa)
Ý nghĩa anicca:
“Aniccaṃ khayaṭṭhena”[11]: Vô-thường có ý nghĩa diệt, bởi vì tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp sinh rồi diệt cả thảy. Hoặc
“Hutvā abhāvaṭṭhena aniccā”: Có rồi lại không, có ý nghĩa là vô-thường.
Anicca: Vô-thường có 3 loại:
1- Anicca: Vô-thường
“Sabbe saṅkhārā aniccā”: Tất cả các pháp-hữu-vi đều là vô-thường.
Saṅkhārā: Pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu), v.v… đều là vô-thường, bởi vì các pháp-hữu-vi sinh rồi diệt theo tự nhiên của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
2- Aniccalakkhaṇa: Trạng-thái vô-thường
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp liên tục không ngừng, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp ấy.
3- Aniccānupassanā: Trí-tuệ thiền-tuệ dõi theo trạng-thái vô-thường
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường, rồi dõi theo trạng-thái vô-thường, nên diệt được sự tưởng lầm, chấp lầm rằng: Sắc-pháp, danh-pháp là thường (niccasaññā).
Nếu hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ danh-pháp hoặc sắc-pháp có trạng-thái vô-thường, rồi dõi theo trạng-thái vô-thường của sắc-pháp hoặc danh-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là amittanibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn, Niết-bàn không có hiện tượng các pháp-hữu-vi.
Hành-giả chứng ngộ amittanibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn do tín-pháp-chủ (saddhindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, đính-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ) hoặc do năng lực của giới trong sạch (sīla).
2-Trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa)
Ý nghĩa dukkha:
“Dukkhaṃ bhayaṭṭhena”[12]khổ có ý nghĩa đáng kinh sợ, bởi vì tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp sinh rồi diệt liên tục không ngừng, vô-thường, diệt mất, nên đáng kinh sợ.
“Uppādavayapaṭipīḷanaṭṭhena dukkhā”: Sự sinh, sự diệt luôn luôn hành hạ có ý nghĩa là khổ.
Tính chất khổ có 3 loại:
1- Dukkhadukkha: Khổ-thật-khổ đó là thọ-khổ (dukkha-vedanā) khổ khó chịu đựng nổi, như khổ thân, khổ tâm.
2- Vipariṇāmadukkha: Biến-chất-khổ đó là thọ-lạc (sukhavedanā) bị vô-thường sinh rồi diệt làm biến chất, nên thọ lạc biến đổi thành khổ-đế. Dù khổ vẫn còn dễ chịu đựng được.
3- Saṅkhāradukkha: Pháp-hành-khổ đó là tất cả các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp sinh rồi diệt liên tục, không ngừng hành hạ, nên chỉ có khổ mà thôi.
Dukkha: Khổ có 3 loại:
1- Dukkha: Khổ thân, khổ tâm
“Sabbe saṅkhārā dukkhā”: Tất cả các pháp-hữu-vi đều là khổ.
Saṅkhārā: Pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu), v.v… đều là khổ, bởi vì sinh rồi diệt liên tục không ngừng, vô-thường luôn luôn hành hạ (abhiṇhapaṭipīḷana).
2- Dukkhalakkhaṇa: Trạng-thái khổ
Đức-Phật dạy trong kinh Anattalakkhaṇasutta: “Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ.”
Ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp nào có trạng-thái vô-thường, thì ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp ấy có trạng-thái khổ.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp liên tục không ngừng luôn luôn hành hạ, nên hiện rõ trạng-thái khổ của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp ấy.
3- Dukkhānupassanā: Trí-tuệ thiền-tuệ dõi theo trạng-thái khổ.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ, rồi dõi theo trạng-thái khổ, nên diệt được sự tưởng lầm, chấp lầm rằng: Sắc-pháp, danh-pháp là lạc (sukhasaññā).
Hành-giả chứng ngộ appaṇihitanibbāna: Vô-ái Niết-bàn do định-pháp-chủ (samādhindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của định (samādhi).
3-Trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa)
Ý nghĩa Anattā
“Anattā asārakaṭṭhena”[13]: Vô-ngã có ý nghĩa vô dụng, bởi vì không phải ta, không phải của ta, không chiều theo ý muốn của ta. Hoặc
Anattā: Vô-ngã còn có 4 ý nghĩa theo Chú-giải là:
-Avasavattanaṭṭha: Vô-ngã có ý nghĩa là không chiều theo ý muốn của một ai cả.
- Asāmikaṭṭha: Vô-ngã có ý nghĩa là vô chủ, không có ai làm chủ cả.
- Suññataṭṭha: Vô-ngã có ý nghĩa là không, không phải ta, không phải của ta, không phải của ai cả.
- Attapaṭikkhepaṭṭha: Vô-ngã có ý nghĩa là phủ nhận thuyết tà-kiến chấp ngã của nhóm ngoại đạo.
Anattā: Vô-ngã có 3 loại:
1- Anattā: Pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.
“Sabbe dhammā anattā”: Tất cả các pháp-hữu-vi và pháp-vô-vi đều là vô-ngã.
Pháp-hữu-vi (saṅkhatadhamma) đó là sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu), v.v… là các pháp bị cấu tạo bởi 4 nhân-duyên: Nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực đều là pháp-vô-ngã.
Pháp-vô-vi (asaṅkhatadhamma) đó là Niết-bàn và gom cả chế-định-pháp (paññattidhamma) là những pháp không bị cấu tạo bởi 4 nhân-duyên: Nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực, nên cũng là pháp-vô-ngã.
2- Anattalakkhaṇa: Trạng-thái vô-ngã
Tất cả sắc-pháp, danh-pháp đều có trạng-thái khổ, thì tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp cũng có trạng-thái vô-ngã.
Đức-Phật dạy trong kinh Anattalakkhaṇasutta: “Yaṃ dukkhaṃ tadanattā.”
Ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp nào có trạng-thái khổ, thì ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp ấy có trạng-thái vô-ngã.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp liên tục không ngừng, không chiều theo ý muốn của một ai cả, nên hiện rõ trạng-thái vô-ngã của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp ấy.
3- Anattānupassanā: Trí-tuệ thiền-tuệ dõi theo trạng-thái khổ
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã, rồi dõi theo trạng-thái vô-ngã, nên diệt được sự tưởng lầm, chấp lầm rằng: Sắc-pháp, danh-pháp là ngã (attasaññā).
Hành-giả chứng ngộ suññatanibbāna: Chơn-không Niết-bàn do tuệ-pháp-chủ (paññindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ), hoặc do năng lực của trí-tuệ (paññā).
Sự liên quan giữa 3 trạng-thái-chung
Ba trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp có sự liên quan lẫn nhau.
“Yadaniccaṃ, taṃ dukkhaṃ. Yaṃ dukkhaṃ, tadanattā.”[14]
Pháp nào có trạng-thái vô-thường, thì pháp ấy có trạng-thái khổ.
Pháp nào có trạng-thái khổ, thì pháp ấy có trạng-thái vô-ngã.
Như vậy, mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đều có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Thật ra, trí-tuệ thiền-tuệ là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, hoặc đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, mỗi tâm ấy chỉ có khả năng thấy rõ, biết rõ một đối-tượng mà thôi (một tâm không thể biết nhiều đối-tượng cùng một lúc). Cho nên,
- Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) của sắc-pháp nào, của danh-pháp nào, thì khi ấy, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp ấy, của danh-pháp ấy không hiện rõ.
- Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) của sắc-pháp nào, của danh-pháp nào, thì khi ấy, trạng-thái vô-thường, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp ấy, của danh-pháp ấy không hiện rõ.
- Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa) của sắc-pháp nào, của danh-pháp nào, thì khi ấy, trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ của sắc-pháp ấy, của danh-pháp ấy không hiện rõ.
Vậy, khi trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái-chung nào của sắc-pháp nào, của danh-pháp nào làm đối-tượng thiền-tuệ, thì 2 trạng-thái-chung còn lại mặc dù không hiện rõ, nhưng tiềm năng của trí-tuệ thiền-tuệ ấy vẫn có khả năng diệt được sự tưởng lầm, chấp lầm cho rằng: Sắc-pháp, danh-pháp là thường, lạc, ngã, bởi vì 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã có liên quan lẫn nhau.
Quan niệm vô-thường, khổ, vô-ngã theo đời
-Quan niệm về vô-thường: Đối với số người, những gì có tính chất không được bền vững lâu dài, có rồi lại bị hư hại, hoặc mất đi, v.v… người ta cho là vô-thường.
Ví dụ: Khi nghe người chết, chiếc xe bị hư, cái ly bị bể, xảy ra sự biến đổi, v.v… Người ta nói với nhau rằng: “Vô-thường!”
- Quan niệm về khổ: Đối với số người, khi gặp sự khổ thân như: Bị bệnh hoạn ốm đau, bị tai nạn, bị đánh đập tàn nhẫn, bị nóng lạnh, bị đói khát, v.v… Người ta nói với nhau rằng: “Khổ quá!”
Hoặc khi gặp nỗi khổ tâm như: Sầu não khóc than thương tiếc đến người thân đã chết, của cải tài sản bị mất, v.v… Người ta nói với nhau rằng: “Khổ quá!”
- Quan niệm về vô-ngã: Đối với số người không từng học hỏi giáo-pháp của Đức-Phật, không từng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, thì không có quan niệm về vô-ngã, bởi vì số người ấy vốn là người thường chấp ngã, chấp thủ có ta.
Dù cho số người ấy có quan niệm về vô-thường, quan niệm về khổ cũng chỉ là một cách thô thiển mà thôi.
Như vậy, quan niệm về vô-thường đối với họ chờ có thời gian.
Trong Phật-giáo, hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, nếu hành-giả nào là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, có đủ 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, có duyên lành lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi hành-giả ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới, cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 gọi là uddayabbayānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện tại do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi sắc-pháp hiện-tại ấy, mỗi danh-pháp hiện-tại ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Thật ra, thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp; sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp; 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới vẫn luôn luôn hiện hữu, nhưng không có một ai có khả năng chỉ dạy cho biết, cho thấy, mãi cho đến khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Khi ấy, Đức-Phật Gotama mới thuyết pháp, giảng dạy các pháp ấy, để tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ.
Trạng-thái chi tiết của 3 trạng-thái-chung
Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về pháp-hữu-vi đều có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Trong mỗi trạng-thái-chung của sắc-pháp, của danh-pháp ấy có nhiều trạng-thái chi-tiết được trình bày trong bộ Visuddhimagga phần Maggāmaggañāṇadassana-visuddhi như sau:
1-Aniccalakkhaṇa: Trạng-thái vô-thường
1-Aniccato: Với trạng-thái vô-thường.
2-Palokato: Với trạng-thái tiêu diệt.
3- Calato: Với trạng-thái biến đổi.
4- Pabhaṅguto: Với trạng-thái tan rã.
5- Addhuvato: Với trạng-thái không bền vững.
6- Vipariṇāmadhammato: Với trạng-thái biến đổi là thường.
7- Asārakato: Với trạng-thái vô dụng, không cốt lõi.
8- Vibhavato: Với trạng-thái bị suy.
9- Saṅkhatato: Với trạng-thái bị cấu tạo.
10- Maraṇadhammato: Với trạng-thái diệt, chết là thường.
10 trạng-thái chi tiết của trạng-thái vô-thường cũng là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ aniccānupassanā. Mỗi trạng-thái chi tiết phát sinh tuỳ theo năng lực trí-tuệ thiền-tuệ của mỗi hành-giả.
2-Dukkhalakkhaṇa: Trạng-thái khổ
1-Dukkhato: Với trạng-thái khổ khó chịu.
2-Rogato: Với trạng-thái khổ như bệnh tật.
3-Gaṇḍato: Với trạng-thái khổ như ung nhọt.
4-Sallato: Với trạng-thái khổ như mũi tên độc.
5-Aghato: Với trạng-thái khổ bất hạnh.
6-Ābādhato: Với trạng-thái khổ như ốm đau.
7-Ītito: Với trạng-thái khổ suy đồi.
8-Upaddavato: Với trạng-thái khổ tai nạn.
9-Bhayato: Với trạng-thái khổ đáng kinh sợ.
10-Upasaggato: Với trạng-thái khổ cản trở.
11- Atāṇato: Với trạng-thái khổ không có nơi bảo hộ.
12- Aleṇato: Với trạng-thái khổ không có nơi ẩn náu.
13- Asaraṇato: Với trạng-thái khổ vì không có nơi nương nhờ.
14- Ādīnavato: Với trạng-thái khổ vì tội chướng.
15- Aghamūlato: Với trạng-thái nguồn gốc của khổ.
16- Vadhakato: Với trạng-thái khổ như kẻ sát hại.
17-Sāsavato: Với trạng-thái khổ do phiền-não trầm-luân
18-Mārāmisato: Với trạng-thái khổ như mồi của Ma.
19-Jātidhammato: Với trạng-thái khổ sinh là thường.
20-Jarādhammato: Với trạng-thái khổ già là thường.
21-Byādhidhammato: Với trạng-thái khổ bệnh là thường.
22-Sokadhammato: Với trạng-thái khổ sầu não là thường.
23-Paridevadhammato: Với trạng-thái khổ than khóc là thường.
24- Upāyāsadhammato: Với trạng-thái nỗi thống khổ cùng cực.
25- Saṃkilesikadhammato: Với trạng-thái khổ bị ô nhiễm bởi phiền-não.
25 trạng-thái chi-tiết của trạng-thái khổ cũng là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ dukkhānupassanā. Mỗi trạng-thái chi tiết phát sinh tuỳ theo năng lực trí-tuệ thiền-tuệ của mỗi hành-giả.
3-Anattalakkhaṇa: Trạng-thái vô-ngã
1-Anattato: Với trạng-thái vô-ngã, không phải ta.
2-Parato: Với trạng-thái khác lạ (không phải ta).
3- Rittato: Với trạng-thái rỗng không, không có thường, lạc, ngã.
4- Tucchato: Với trạng-thái không có thật là ta.
5- Suññato: Với trạng-thái hoàn toàn không phải ta, không phải của ta.
5 trạng-thái chi-tiết của trạng-thái vô-ngã cũng là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ anattānupassanā. Mỗi trạng-thái chi tiết phát sinh tuỳ theo năng lực trí-tuệ thiền-tuệ của mỗi hành-giả.
Như vậy, 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp được phân loại ra trạng-thái chi tiết gồm có 40 trạng-thái chi-tiết, mà mỗi loại trạng-thái chi-tiết của sắc-pháp, của danh-pháp này được hiện rõ đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, tuỳ theo 10 pháp-hạnh ba-la-mật, tuỳ theo năng lực của 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ pháp-chủ và tuỳ theo năng lực của pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ của mỗi hành-giả.
Mỗi loại trạng-thái chi-tiết ấy đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo như sau:
- Nếu hành-giả có tín-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ pháp-chủ), và có pháp-hành giới có nhiều năng lực thì trạng-thái vô-thường hiện rõ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán trong Phật-giáo.
- Nếu hành-giả có định-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ pháp-chủ) và có pháp-hành thiền-định có nhiều năng lực thì trạng-thái khổ hiện rõ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán trong Phật-giáo.
- Nếu hành-giả có tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ) và có pháp-hành thiền-tuệ có nhiều năng lực thì trạng-thái vô-ngã hiện rõ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán trong Phật-giáo.
Bốn bậc Thánh-nhân
1-Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
2-Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
3-Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).
4-Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).
Pháp che án 3 trạng-thái-chung
Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp là pháp-hữu-vi (saṅkhatadhamma) thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramat-thadhamma) có những sự thật hiển nhiên như sau:
- Thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp.
-Sắc-pháp, danh-pháp có sự sinh, sự diệt.
-Sắc-pháp, danh-pháp có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Vấn: -Do nguyên nhân nào che phủ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp?
- Do pháp nào che phủ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp?
* Nguyên nhân che phủ thật-tánh
Đáp: -Do vô-minh (avijjā) là nguyên nhân che phủ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
Vô-minh đó là si-tâm-sở (mohacetasika) si-mê đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm làm cho tâm si-mê tối tăm, như màn vô-minh che phủ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp. Cho nên, thật-tánh hiển nhiên của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp không hiện rõ.
- Do tà-kiến (diṭṭhi) đó là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhi-cetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi danh-pháp, nơi sắc-pháp cho là ta, người, người nam, người nữ, chúng-sinh, v.v…
- Do chấp thủ theo danh từ ngôn-ngữ chế-định được lưu truyền từ ngàn xưa cho đến ngày nay, trở thành thói quen, nên chỉ có biết sự-thật ngôn-ngữ chế-định-pháp (paññattidhamma) theo đời mà thôi, không biết đến sự thật chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Đó là những nguyên nhân che phủ thật-tánh hiển nhiên của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp. Nguyên nhân chính là vô-minh đó là si-tâm-sở (mohacetasika).
Vô-minh trong pháp paṭiccasamuppāda
Trong pháp paṭiccasamuppāda: Thập-nhị-nhân-sinh có 12 pháp theo nhân quả liên hoàn:
“Avijjāpaccayā saṅkhārā,…”
“Do vô-minh làm duyên, nên các pháp-hành sinh,…”
Hay các pháp-hành phát sinh do vô-minh làm duyên.
- Vô-minh (avijjā) đó là si tâm-sở (mohacetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.
- Các pháp-hành (saṅkhārā) đó là tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm, với 8 dục-giới thiện-tâm, với 5 sắc-giới thiện-tâm, với 4 vô-sắc-giới thiện-tâm.
Tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm và các tam-giới thiện-tâm này phát sinh do vô-minh làm duyên.
Hay nói cách khác, vô-minh làm nhân phát sinh, các pháp-hành (saṅkhārā) ấy là quả (quả của vô-minh).
1- Dukkhe añāṇaṃ: Không biết ngũ-uẩn chấp-thủ, hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là khổ Thánh-đế.
2- Dukkhasamudaye añāṇaṃ: Không biết tham-ái là nhân sinh khổ Thánh-đế.
3- Dukkhanirodhe añāṇaṃ: Không biết Niết-bàn là pháp diệt khổ Thánh-đế.
4- Dukkhanirodhagāminīpaṭipadāya añāṇaṃ: Không biết pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ Thánh-đế.
5- Pubbante añāṇaṃ: Không biết ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu) trong quá-khứ.
6- Aparante añāṇaṃ: Không biết ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu) trong vị-lai.
7- Pubbantāparante añāṇaṃ: Không biết ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu) trong quá-khứ và trong vị-lai.
8- Idappaccayatāpaṭiccasamuppannesu dhammesu añāṇaṃ: Không biết sắc-pháp, danh-pháp phát sinh trong thập-nhị-duyên-sinh (paṭiccasamuppāda) theo 12 pháp nhân-quả liên-hoàn với nhau như sau:
“Avijjāpaccayā saṅkhārā, Saṅkhārāpaccayā viññāṇaṃ, v.v…
- Các pháp-hành đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm, 17 thiện-tâm trong tam-giới phát sinh do vô-minh làm duyên.
- 19 quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau phát sinh do các pháp-hành trên làm duyên, v.v…
Nhân và quả liên-hoàn trong thập-nhị-duyên-sinh, không thuần là nhân, không thuần là quả, mỗi pháp là quả của pháp trước, rồi làm nhân của pháp sau tiếp diễn liên hoàn với nhau như vậy[15].
Thời-kỳ Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện
Trong thời-kỳ Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác chưa xuất hiện trên thế gian, toàn thể chúng-sinh trong tam-giới bị vô-minh che phủ thật-tánh của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, không có một sa-môn, bà-la-môn, đạo-sư nào có khả năng biết đến thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, bởi vì vô-minh che phủ, nên toàn thể chúng-sinh trong tam-giới đắm chìm trong biển khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Đến thời kỳ Đức-Bồ-tát Siddhattha sinh ra đời tại khu vườn Lumbīnī, vào ngày rằm tháng tư.
35 năm sau, Đức-Bồ-tát Siddhattha ngự đi đến ngồi tại cội Đại-Bồ-đề tại khu rừng Uruvelā, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng thiền-tuệ là thập-nhị-duyên-sinh và thập-nhị-nhân-diệt, theo chiều thuận và nghịch, trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận vô-minh, tham-ái, mọi phiền-não trầm-luân không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, vào canh chót đêm rằm tháng tư, tại khu rừng Uruvelā, tròn đúng 35 tuổi.
Đức-Phật thuyết dạy chánh-pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ. Nếu những chúng-sinh nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala), đã tích-lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp quá-khứ, có đủ 5 pháp-chủ (indriya): Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, thì những chúng sinh ấy có duyên lành lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ diệt được vô-minh tối tăm, thấy rõ, biết rõ thật-tánh của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp được hiển nhiên hiện rõ; trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Thánh-đạo nào, Thánh-quả ấy tuỳ theo năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi hành-giả như sau:
-Có số chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
- Có số chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
- Có số chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại vi-tế, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
- Có số chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahỉika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Phương pháp diệt vô-minh
- Giai đọan ngăn ngừa vô-minh, cho minh phát sinh.
- Giai đọan diệt tận được vô-minh.
- Vô-minh (avijjā) đó là si tâm-sở (mohacetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.
- Minh (vijjā) đó là trí-tuệ tâm-sở (paññācetasika) đồng sinh với 4 dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 dục-giới quả-tâm hợp với trí-tuệ, 4 dục-giới duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 15 sắc-giới-tâm, 12 vô-sắc-giới-tâm, 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm, gồm có 47 hoặc 79 tâm.
Mohacetasika: Si tâm-sở có 4 đặc tính riêng biệt:
1- Añāṇalakkhaṇo: Si tâm-sở có trạng-thái không biết thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, hoặc không biết chân-lý tứ Thánh-đế.
2- Ārammaṇasabhāvacchādanaraso: Si tâm-sở có phận sự che phủ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp.
3- Andhakārapaccupaṭṭhāno: Si tâm-sở làm cho tâm tối tăm là quả hiện hữu.
4-Ayonisomanasikārapadaṭṭhāno: Biết sai lầm trong tâm với si-tâm không đúng với 4 trạng-thái của sắc-pháp, của danh-pháp là nguyên nhân gần phát sinh si tâm-sở.
Paññācetasika: Trí-tuệ tâm-sở có 4 đặc tính riêng biệt:
1- Yathābhūtapaṭivedhalakkhaṇā: Trí-tuệ tâm-sở có trạng-thái thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
2- Visayobhāsanarasā: Trí-tuệ tâm-sở có phận sự làm rõ ràng thật-tánh các sắc-pháp, các danh-pháp.
3- Asammohapaccupaṭṭhānā: Trí-tuệ tâm-sở không mê muội, tâm sáng suốt là quả hiện hữu.
4- Yonisomanasikārapadaṭṭhānā: Hiểu biết trong tâm với trí-tuệ đúng với 4 trạng-thái của sắc-pháp, của danh-pháp là nguyên nhân gần phát sinh trí-tuệ tâm-sở.
Như vậy, si tâm-sở phát sinh do nguyên nhân gần là ayonisomanasikāra và trí-tuệ tâm-sở phát sinh do nguyên nhân gần là yonisomanasikāra.
Ayonisomanasikāra là như thế nào?
Ayonisomanasikāra biết sai lầm trong tâm với si-tâm không đúng 4 trạng-thái của sắc-pháp, của danh-pháp như sau:
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca), thì si-tâm biết sai lầm cho là thường (nicca).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha), thì si-tâm biết sai lầm cho là lạc (sukha).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā), thì si-tâm biết sai lầm cho là ngã (attā).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha), thì si-tâm biết sai lầm cho rằng: Tịnh, tốt đẹp (subha).
Do ayonisomanasikāra biết sai lầm trong tâm cho là thường, lạc, ngã, tịnh như vậy, nên si tâm-sở (moha-cetasika), gọi là vô-minh (avijjā), phát sinh làm che phủ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp.
Yonisomanasikāra là như thế nào?
Yonisomanasikāra hiểu biết trong tâm với trí-tuệ đúng 4 trạng-thái của sắc-pháp, của danh-pháp như sau:
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là vô-thường (anicca).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha), thì trí-tuệ hiểu biết đúng là khổ (dukkha).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā), thì trí-tuệ hiểu biết đúng là vô-ngã (anattā).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha), thì trí-tuệ hiểu biết đúng là bất tịnh (asubha).
Do yonisomanasikāra hiểu biết trong tâm với trí-tuệ đúng 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh của sắc-pháp, của danh-pháp như vậy, nên trí-tuệ tâm-sở (paññācetasika), gọi là minh (vijjā) phát sinh làm hiện rõ thật-tánh hiển nhiên của sắc-pháp, của danh-pháp.
Phương pháp ngăn ngừa vô minh, cho minh phát sinh
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ luôn luôn có yonisomanasikāra hiểu biết đúng trong tâm với trí-tuệ đúng 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh của sắc-pháp, của danh-pháp, nên ngăn ngừa được vô-minh không phát sinh, đồng thời làm nguyên nhân gần phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ (vipassananā), gọi là minh (vijjā) làm hiện rõ thật-tánh hiển nhiên của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới là:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái-riêng của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh hiển nhiên của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, của sắc-pháp, của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có yonisomanasikāra hiểu biết đúng trong tâm với trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới làm nguyên nhân gần phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) cho đến phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokittaravipassanā) chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm và Niết-bàn.
4 Thánh-đạo-tuệ (Maggañāṇa) trong 4 Thánh-đạo-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, nên diệt tận được vô-minh đó là si tâm-sở (mohacetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm theo khả năng của mỗi Thánh-đạo-tuệ như sau:
1- Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được vô-minh đó là si tâm-sở (mohacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với hoài-nghi, gồm có 5 si-tâm-sở trong 5 bất-thiện-tâm không còn dư sót.
2- Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được vô-minh đó là si tâm-sở (mohacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến loại thô trong cõi dục-giới, với 2 sân-tâm loại thô không còn dư sót.
3- Bất-lai Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được vô-minh đó là si tâm-sở (mohacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến loại vi-tế trong cõi dục-giới, với 2 sân-tâm loại vi-tế không còn dư sót.
4- A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được vô-minh đó là si tâm-sở (mohacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với phóng-tâm, gồm có 5 si tâm-sở trong 5 bất-thiện-tâm còn lại không còn dư sót.
Bậc Thánh A-ra-hán hoàn toàn không còn vô-minh và cũng không còn tham-ái, phiền-não nào nữa.
* Ba pháp che phủ 3 trạng-thái-chung, phương pháp diệt 3 pháp che phủ
Ba trạng-thái-chung của sắc-pháp, của danh-pháp là:
1-Aniccalakkhaṇa: Trạng-thái vô-thường.
2-Dukkhalakkhaṇa: Trạng-thái khổ.
3-Anattalakkhaṇa: Trạng-thái vô-ngã.
Ba trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới là sự thật hiển nhiên. Sở dĩ 3 trạng-thái-chung này không hiện rõ là vì bị che phủ bởi 3 pháp đó là:
1- Santati: Dòng sinh diệt liên tục vô cùng mau lẹ làm che phủ trạng-thái vô-thường không hiện rõ.
2- Iriyāpatha: Các oai-nghi thay đổi làm che phủ trạng-thái khổ không hiện rõ.
3- Ghana: Ngã-tưởng đồng-nhất làm che phủ trạng-thái vô-ngã không hiện rõ.
Giảng giải
1- Santati: Dòng sinh diệt liên tục vô cùng mau lẹ làm che phủ trạng-thái vô-thường không hiện rõ như thế nào?
“Sabbe saṅkhārā aniccā.”
Tất cả các pháp-hữu-vi đều có trạng-thái vô-thường.
Như vậy, trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới là sự thật hiển nhiên, do nguyên nhân nào làm cho trạng-thái vô-thường không hiện rõ?
Trong bộ Visuddhimagga, Thanh-Tịnh-đạo giải rằng:
“Aniccalakkhaṇaṃ tāva udayabbayānaṃ amanasikārā santatiyā paṭicchannattā na upaṭṭhāti.”[16]
Trước hết, trạng-thái vô-thường không hiện rõ, vì dòng sinh diệt liên tục (santati) vô cùng mau lẹ của danh-pháp, sắc-pháp tam-giới, làm che phủ trạng-thái vô-thường, do không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới.
Dòng sinh diệt liên tục (santati) che phủ trạng-thái vô-thường như thế nào?
- Khi ta thấy những hình ảnh trên màn hình chiếu phim, cứ 1 giây đồng hồ có khoảng 24 tấm hình liên tục quay nhanh qua máy chiếu phim, ta thấy hình ảnh những tài tử diễn viên có những cử chỉ, hành động, lời nói tự nhiên bình thường. Ta không thể thấy từng tấm phim cách khoảng nhau và cũng không nghe từng tiếng nói cách khoảng nhau.
Đó là sự liên tục của cuộn phim quay nhanh.
- Khi ta thấy bóng đèn đang cháy sáng, cứ mỗi giây đồng hồ có khoảng 50-60 lần dòng điện tắt rồi cháy sáng liên tục không ngừng trong suốt thời gian bóng đèn cháy sáng. Ta không thể thấy bóng đèn cháy sáng rồi tắt liên tục.
Đó là sự liên tục của dòng điện tắt rồi cháy sáng.
Còn sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới thì vô cùng mau lẹ phi thường.
Trong Chú-giải giảng giải rằng:
“Ekaccharakkhaṇe koṭisatasahassasaṅkhā uppajitvā nirujjhati.”[17]
“Chỉ một lần búng đầu ngón tay, tâm với tâm-sở (danh-pháp) sinh rồi diệt liên tục 1.000 tỷ lần.”
Như vậy, chỉ có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayabbayā-nupassanāñāṇa sắc bén nhanh nhạy có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại mà thôi.
Nếu không có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayā-nupassanāñāṇa thì không thấy rõ, biết rõ được sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại, nên chắc chắn không thể cắt đứt santati: Dòng sinh diệt liên tục của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại.
Sở dĩ, hành-giả không thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại là vì dòng sinh diệt liên tục vô cùng mau lẹ của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại, làm che phủ trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại.
Phương pháp làm cho trạng-thái vô-thường hiện rõ
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh sắc bén nhanh nhạy thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại, mới có khả năng cắt đứt dòng sinh diệt liên tục vô cùng mau lẹ của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại, thì sự thật hiển nhiên trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện rõ.
“Udayabbayampana pariggahetvā santatiyā vikopitāya aniccalakkhaṇaṃ yathāvasarasato upaṭṭhāti.”[18]
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại, mới có khả năng cắt đứt dòng sinh diệt liên tục của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại. Khi ấy, trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, của danh-pháp hiển nhiên hiện rõ sự thật của nó.
Trí-tuệ thiền-tuệ nào có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp?
Trong 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự của pháp-hành thiền-tuệ, thì đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayabbayānupassanāñāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp của danh-pháp tam-giới hiện-tại.
Thật vậy, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas-sanāñāṇa này là trí-tuệ thiền-tuệ bắt đầu thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại là:
- Danh-pháp nào sinh, do nhân-duyên nào sinh,
- Danh-pháp ấy diệt, do nhân-duyên ấy diệt.
- Sắc-pháp nào sinh, do nhân-duyên nào sinh,
- Sắc-pháp ấy diệt, do nhân-duyên ấy diệt.
Cho nên trí-tuệ thiền-tuệ thứ tư udayabbayānupas-sanāñāṇa này chính thức được gọi là trí-tuệ thiền-tuệ, bởi vì trí-tuệ thiền-tuệ thứ tư udayabbayānupassanāñāṇa có khả năng cắt đứt dòng sinh diệt liên tục (santati) mau lẹ không ngừng của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại.
Thật ra, không chỉ trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại được hiển nhiên hiện rõ, mà còn trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại cũng được hiển nhiên hiện rõ, bởi vì 3 trạng-thái-chung này có sự liên quan với nhau.
Bắt đầu từ trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas-sanāñāṇa này cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 gọi là saccānulomañāṇa đều có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái-vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
Nếu hành-giả nào là hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala) thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có khả năng phát sinh đến trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới hiện-tại, thì hành-giả ấy thật là cao quý.
“Yo ca vassasataṃ jīve, apassaṃ udaybbayaṃ.
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo, passato udaybbayaṃ.”[19]
Người nào dù sống đến trăm năm,
Mà không có trí-tuệ thiền-tuệ,
Không thấy sự sinh và sự diệt.
Không bằng hành-giả sống một ngày,
Có trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh,
Thấy rõ sự sinh và sự diệt,
Của sắc-pháp danh-pháp hiện-tại,
Cuộc đời cao quý biết dường nào!
2- Iriyāpatha: Các oai-nghi thay đổi làm che phủ trạng-thái khổ không hiện rõ như thế nào?
“Sabbe saṅkhārā dukkhā.”
Tất cả các pháp-hữu-vi đều có trạng-thái khổ.
Pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu), … đều có trạng-thái khổ.
Như vậy, trạng-thái khổ của sắc-pháp, của danh-pháp là sự thật hiển nhiên, do nguyên nhân nào làm cho trạng-thái khổ không hiện rõ?
“Dukkhalakkhaṇaṃ abhiṇhasampaṭipīḷanassa amanasikārā iriyāpathehi paṭicchannattā na upaṭṭhāti.”[20]
Trạng-thái khổ không hiện rõ, vì các oai-nghi thay đổi che phủ, do không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt, trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, các oai-nghi luôn luôn hành hạ.
Các oai-nghi làm che phủ trạng-thái khổ không hiện rõ như thế nào?
Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi-ngồi, oai-nghi nằm và các oai-nghi phụ là bước tới trước, bước lui sau, quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v…
Tứ-oai-nghi và các oai-nghi phụ thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa), có sự sinh, sự diệt liên tục không ngừng, có trạng-thái vô-thường luôn luôn hành hạ các oai-nghi, nên oai-nghi có trạng-thái khổ.
Thế mà mỗi khi có oai-nghi nào phát sinh khổ, theo thói quen liền thay đổi từ oai-nghi cũ ấy sang oai-nghi mới ngay, mà không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của oai-nghi cũ ấy, nên không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ của oai-nghi cũ ấy.
Vì vậy, oai-nghi mới làm che phủ trạng-thái khổ của oai-nghi cũ.
Phương pháp làm cho trạng-thái khổ hiện rõ
Khi thay đổi oai-nghi, hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ theo dõi nhất cử nhất động từ oai-nghi cũ sang oai-nghi mới, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của các sắc-pháp oai-nghi cũ ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường luôn luôn hành hạ các oai-nghi cũ ấy.
Vì vậy, trạng-thái khổ của sắc-pháp các oai-nghi ấy hiện rõ.
“Abhiṇhapaṭisampaṭipīḷanaṃ manasikatvā iriyāpathe ugghāṭite dukkhalakkhaṇaṃ yathāvasarasato upaṭṭhāti.”[21]
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp oai-nghi ấy, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường luôn luôn
hành hạ oai-nghi ấy, nên diệt được các oai-nghi che phủ trạng-thái khổ.
Khi ấy, trạng-thái khổ của sắc-pháp oai-nghi ấy hiển nhiên hiện rõ sự thật của nó.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp oai-nghi, mỗi danh-pháp hiện-tại, hiện rõ trạng-thái vô-thường luôn luôn hành hạ, nên trạng-thái khổ của sắc-pháp oai-nghi, của danh-pháp biết oai-nghi ấy hiển nhiên hiện rõ sự thật của nó.
3- Ghana: Ngã-tưởng đồng-nhất làm che phủ trạng-thái vô-ngã không hiện rõ như thế nào?
“Sabbe dhammā anattā.”
Tất cả các pháp đều có trạng-thái vô-ngã.
Dhammā đó là pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu), v.v… đều có trạng-thái vô-ngã, bởi vì các pháp-hữu-vi ấy đều có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, nên có trạng-thái vô-ngã.
Như vậy, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp là sự thật hiển nhiên, do nguyên nhân nào trạng-thái vô-ngã không hiện rõ?
“Anattalakkhaṇaṃ nānādhātuvinibhogassa amanasi-kārā ghanena paṭicchannattā na upaṭṭhāti.”[22]
Trạng-thái vô-ngã không hiện rõ, vì ngã-tưởng đồng-nhất che phủ, do không có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân tích rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp riêng biệt với nhau.
Ngã-tưởng đồng-nhất che phủ trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, như thế nào?
Ghana: Ngã-tưởng đồng-nhất có 3 loại:
1- Samūhaghana: Ngã-tưởng đồng-nhất tổng-hợp là gom mọi danh-pháp và mọi sắc-pháp lại cho là ta.
2- Kiccaghana: Ngã-tưởng đồng-nhất phận sự là gom mọi phận sự của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp lại cho là ta.
3- Ārammaṇaghana: Ngã-tưởng đồng-nhất đối-tượng là gom mọi đối-tượng lại cho là ta.
Sự thật theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) thì mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp được phân biệt như sau:
* Danh-pháp (nāmadhamma) đó là tâm với tâm-sở:
- Tâm (citta) gồm có 89 hoặc 121 tâm.
- Tâm-sở (cetasika) gồm có 52 tâm-sở.
* Sắc-pháp (rūpadhamma) gồm có 28 sắc-pháp.
- Mỗi sắc-pháp có trạng thái riêng, v.v…
Thế mà, ngã-tưởng đồng-nhất do tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp gom lại cho là ta theo 3 loại ngã-tưởng đồng-nhất: Ngã-tưởng đồng-nhất tổng-hợp, ngã-tưởng đồng-nhất phận sự, ngã-tưởng đồng-nhất đối-tượng, nên che phủ trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp như sau:
1- Samūhaghana: Ngã-tưởng đồng-nhất tổng-hợp là gom mọi danh-pháp và mọi sắc-pháp lại cho là ta như thế nào?
Gọi là “ngôi nhà” vì được xây bằng cát, xi-măng cốt sắt. Nếu phá vỡ ra thành mảnh vụn thì không còn thấy ngôi nhà nữa, như thế nào
Cũng như vậy, sở dĩ gọi là “con người” gọi là ta là vì có ngũ-uẩn: Sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn nương nhờ, liên kết lại lẫn nhau. Nếu có trí-tuệ phân tích ra mỗi uẩn riêng rẽ thì không có uẩn nào gọi là con người cũng không gọi là ta nữa.
Ngũ-uẩn có 5 uẩn:
- Sắc-uẩn đó là 28 sắc-pháp.
- Thọ-uẩn đó là thọ tâm-sở đồng sinh với tâm.
- Tưởng-uẩn đó là tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm.
- Hành-uẩn đó là 50 tâm-sở còn lại (trừ thọ tâm-sở và
tưởng tâm-sở) đồng sinh với tâm.
- Thức-uẩn đó là tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm.
- Phần sắc-uẩn thuộc về sắc-pháp gọi là thân người.
- Phần thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn gồm có 4 uẩn này thuộc về danh-pháp (tâm với tâm-sở) luôn luôn nương nhờ lẫn nhau, không thể tách rời được.
Tuy nhiên, trong trường-hợp khi con người hết tuổi thọ (chết), thì 4 danh-uẩn (tâm với tâm-sở) tách rời ra khỏi sắc-uẩn (thân). Khi ấy, thân trở thành tử thi rồi theo thời gian sẽ trở thành bột.
2- Kiccaghana: Ngã-tưởng đồng-nhất phận sự là gom mọi phận sự của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp lại cho là ta như thế nào?
Theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), mỗi tâm với tâm-sở có mỗi phận sự như sau:
-Cakkhuviññāṇa: Nhãn-thức-tâm có 2 tâm làm phận sự thấy đối-tượng sắc.
-Sotaviññāna: Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm làm phận sự nghe đối-tượng thanh.
-Ghānaviññāna: Tỷ-thức-tâm có 2 tâm làm phận sự ngửi đối-tượng hương.
-Jivhāviññāna: Thiệt-thức-tâm có 2 tâm làm phận sự nếm đối-tượng vị.
- Kāyaviññāna: Thân-thức-tâm có 2 tâm làm phận sự xúc-giác đối-tượng xúc.
- Manoviññāna: Ý-thức-tâm có 79 tâm (trừ 10 thức-tâm) làm phận sự biết đối-tượng pháp.
Thế mà, ngã-tưởng đồng-nhất phận sự cho là ta thấy, ta nghe, ta ngửi, ta nếm, ta xúc-giác, ta biết, nên che phủ trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
3- Ārammaṇaghana: Ngã-tưởng đồng-nhất đối-tượng là gom mọi đối-tượng lại cho là ta như thế nào?
Theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), đối-tượng có 6 loại, mỗi đối-tượng được biết bằng mỗi loại tâm riêng biệt như sau:
- Đối-tượng sắc được thấy bằng nhãn-thức-tâm.
- Đối-tượng thanh được nghe bằng nhĩ-thức-tâm.
- Đối-tượng hương được ngửi bằng tỷ-thức-tâm.
- Đối-tượng vị được nếm bằng thiệt-thức-tâm.
- Đối-tượng xúc được xúc-giác bằng thân-thức-tâm.
- Đối-tượng pháp được thấy bằng ý-thức-tâm.
Sáu loại đối-tượng này vốn thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), thế mà, ngã-tưởng đồng-nhất đối-tượng cho là ta biết các đối-tượng ấy theo chế-định-pháp (paññattidhamma), nên che phủ trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
Phương pháp làm cho trạng-thái vô-ngã hiện rõ
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 phát sinh gọi là uddayabbayānupassanā-ñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
“Nānādhātuyo vinibbhujitvā ghanavinibbhoge kate anattalakkhaṇaṃ yathāvasarasato upaṭṭhāti.”[23]
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân-tích, phân-biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp khác nhau, nên ngã-tưởng đồng-nhất bị tách rời ra từng mỗi tâm khác nhau, phận sự của mỗi tâm khác nhau, mỗi tâm biết mỗi đối-tượng khác nhau, nên trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, nên trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiển nhiên hiện rõ sự thật của nó.
Trạng-thái-chung của sắc-pháp, của danh-pháp có 3 là:
- Trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa).
- Trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa).
- Trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa).
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Thật ra, trong 3 trạng-thái-chung này, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ 1 trạng-thái-chung nào của sắc-pháp nào, danh-pháp nào hiện rõ, 2 trạng-thái-chung kia không hiện rõ.
Tuy 2 trạng-thái-chung kia không hiện rõ, nhưng chắc chắn tiềm năng của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 uddayabbayā-nupassanāñāṇa này cũng có khả năng diệt được 3 pháp-đảo-điên (vipallāsa), bởi vì 3 trạng-thái-chung có sự liên quan lẫn nhau.
- Nếu khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường của sắc-pháp, của danh-pháp thì diệt được tưởng-đảo-điên, tâm-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên cho rằng: Sắc-pháp, danh-pháp là thường (nicca).
- Nếu khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ của sắc-pháp, của danh-pháp thì diệt được tưởng-đảo-điên, tâm-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên cho rằng: Sắc-pháp, danh-pháp là lạc (sukha).
- Nếu khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp thì diệt được tưởng-đảo-điên, tâm-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên cho rằng: Sắc-pháp, danh-pháp là ngã (attā).
Do sự liên quan của 3 trạng-thái-chung, nên trạng-thái-chung nào hiện rõ đều có khả năng diệt được tưởng-đảo-điên, tâm-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên cho rằng: Sắc-pháp, danh-pháp là thường, lạc, ngã.
Giảng giải về tâm, phận sự, đối-tượng
-Nhãn-thức-tâm có 2 tâm chỉ có 1 phận sự thấy 1 đối-tượng sắc hiện-tại, các hình dạng mà thôi.
Ngoài ra, nhãn-thức-tâm không có phận sự biết các đối-tượng khác.
- Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm chỉ có 1 phận sự nghe 1 đối-đối-tượng thanh hiện-tại, các âm thanh mà thôi.
- Tỷ-thức-tâm có 2 tâm chỉ có 1 phận sự ngửi 1 đối-tượng hương hiện-tại, các loại mùi hương mà thôi.
- Thiệt-thức-tâm có 2 tâm chỉ có 1 phận sự nếm 1 đối-tượng vị hiện-tại, các thứ vị mà thôi.
Ngoài ra, thiệt-thức-tâm không có phận sự biết các đối-tượng khác.
- Thân-thức-tâm có 2 tâm chỉ có 1 phận sự xúc giác 1 đối-tượng xúc hiện-tại, cứng mềm, nóng lạnh, v.v… mà thôi.
Ngoài ra, thân-thức-tâm không có phận sự biết các đối-tượng khác.
- Ý-thức-tâm gồm có 79 hoặc 111 tâm (trừ 10 thức-tâm) có nhiều phận sự biết cả 6 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) trong quá-khứ, hiện-tại, vị-lai, đặc biệt biết đối-tượng siêu-tam-giới Niết-bàn, và chế-định-pháp nữa.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, cốt để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, để thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
Trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā) trải qua 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayabbayānunupassanā-ñāṇa mới có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, bắt đầu chính thức gọi là trí-tuệ thiền-tuệ (vipassanāñāṇa).
Đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhuñāṇa có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là Maggañāṇa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ.
Tứ Thánh-đế (ariyasacca) đó là 4 sự-thật chân-lý của bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:
1- Khổ Thánh-đế (dukkha ariyasacca) là sự-thật chân-lý của bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
2- Nhân sinh khổ Thánh-đế (dukkhasamudaya ariya-sacca) là sự-thật chân-lý của bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là 3 loại tham-ái:
- Dục-ái (kāmataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng: Sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái.
- Hữu-ái (bhavataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với thường-kiến, và tham-ái trong thiền sắc-giới-tâm, thiền vô-sắc-giới-tâm, tầng-trời sắc-giới phạm-thiên, tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.
- Phi-hữu-ái (vibhāvataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với đọan-kiến.
3- Diệt khổ Thánh-đế (dukkhanirodha ariyasacca) là sự-thật chân-lý của bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn, pháp diệt tham-ái, diệt khổ tái-sinh kiếp sau.
4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế (dukkha-nirodhagaminī paṭipadā ariyasacca) là sự-thật chân-lý của bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh: Chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.
Tứ Thánh-đế là sự-thật chân-lý là nền tảng căn bản trong giáo pháp của chư Phật-Chánh-Đẳng-Giác quá-khứ, hiện-tại và vị-lai.
Thật vậy, trong 9 ân-Đức-Phật, Đức-Thế-Tôn có ân-đức Sammāsambuddha: Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā) đã tích lũy từ vô số kiếp quá-khứ, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị.
Và ân-đức Buddha: Đức-Phật tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh.
Đức-Phật thuyết pháp tế độ những chúng-sinh có duyên lành nên tế độ. Những chúng-sinh ấy thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) đã từng tích-lũy
Sau khi trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama vào canh chót đêm rằm tháng tư tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā (nay gọi Buddhagayā, nước Ấn-độ).
Đúng 2 tháng sau, Đức-Phật Gotama từ khu rừng Uruvelā ngự đến khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, có nhóm 5 tỳ-khưu trú tại nơi ấy, vào ngày rằm tháng 6 (âm lịch), Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacakkappavattana-sutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân[24] lần đầu tiên, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài
Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji.
“Yāvakīvañca me bhikkhave, imesu catūsu ariya-saccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi, neva tāvāhaṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassa-maṇabrahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ.
“Yato ca kho me bhikkhave, imesu catūsu ariya-saccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athāhaṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇa-brahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammā-sambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ.
Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādī, akuppā me vimutti, ayamantimā jāti, natthi dāni punabbhavo.”[25]
Ý nghĩa: -“Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành) thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh chưa phát sinh đến với Như-Lai.
-Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai vẫn chưa truyền dạy rằng: “Như-Lai chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh nhân-loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên cả thảy.
- Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành) thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh đã phát sinh đến với Như-Lai.
- Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng: “Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh nhân-loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên cả thảy.”
Trí-tuệ quán triệt đã phát sinh đến với Như-Lai, biết rõ rằng: “A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như-Lai không bao giờ bị mất, kiếp này là kiếp chót, chắc chắn không còn tái-sinh kiếp sau nữa.”
“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh thành Bārāṇasī, chưa từng có sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hay bất cứ ai trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”
Khi ấy, Ngài Đại Trưởng-lão Koṇḍañña là vị thanh-văn đệ-tử phát sinh pháp-nhãn (dhammacakkhu) chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu là bậc Thánh Thanh-văn đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, cùng với 180 triệu chư-thiên, phạm-thiên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả bậc nào tuỳ theo 10 pháp-hạnh ba-la-mật và năng lực 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi vị.
Như vậy, tứ Thánh-đế là sự-thật chân-lý có tầm quan trọng lớn không chỉ đối với chư Phật-Chánh-Đẳng-Giác, mà còn các hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật nữa, bởi vì, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đều phải chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, rồi mới chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Và để trở thành bậc Thánh Thanh-văn-giác đệ-tử của Đức-Phật bậc nào cũng phải chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, rồi mới chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận tham-ái, phiền-não, trở thành Thánh-nhân bậc nào, hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và năng lực của 5 pháp-chủ của mỗi vị Thánh Thanh-văn ấy.
Tìm hiểu thật-tánh của tứ Thánh-đế
Trong bộ Visuddhimagga: Thanh-Tịnh-Đạo giảng giải 16 thật-tánh của tứ Thánh-đế[26] như sau:
1- Khổ Thánh-đế (dukkha ariyasacca) đó là ngũ-uẩn-chấp-thủ, hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, có 4 thật-tánh là:
- Thật-tánh khổ là luôn luôn hành hạ.
- Thật-tánh khổ là do nhân-duyên cấu tạo.
- Thật-tánh khổ làm nóng nảy.
- Thật-tánh khổ là do luôn luôn biến đổi.
2- Nhân sinh khổ Thánh-đế (dukkhasamudaya ariya-sacca) đó là 3 loại tham-ái, là nhân sinh khổ Thánh-đế, có 4 thật-tánh là:
- Thật-tánh làm nhân sinh khổ-đế.
- Thật-tánh làm cho phát sinh khổ-đế.
- Thật-tánh ràng buộc trong khổ-đế, không thoát ra khỏi khổ-đế được.
- Thật-tánh dính mắc trong khổ-đế.
3- Diệt khổ Thánh-đế (dukkhanirodha ariyasacca) đó là Niết-bàn, là pháp diệt khổ Thánh-đế, có 4 thật-tánh là:
- Thật-tánh giải thoát khổ Thánh-đế.
- Thật-tánh không bị ràng buộc trong khổ Thánh-đế.
- Thật-tánh không bị nhân-duyên nào cấu tạo.
- Thật-tánh không còn tử sinh luân-hồi.
4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế (dukkha-nirodhagaminī paṭipadā ariyasacca) đó là pháp-hành bát-chánh-đạo: Chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, có 4 thật-tánh là:
- Thật-tánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn.
- Thật-tánh là pháp-hành chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
- Thật-tánh là pháp-hành giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
- Thật-tánh là pháp-hành dẫn đầu làm phận sự: Biết khổ Thánh-đế, diệt tham-ái, nhân sinh khổ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ Thánh-đế.
Tam-tuệ-luân (Tiparivaṭṭa)
“Yato ca kho me bhikkhave, imesu catūsu ariya-saccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athāhaṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇa-brahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ…”
“-Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành) thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh đã phát sinh đến với Như-Lai…”
-Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng: “Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi giới chúng-sinh nhân loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên cả thảy”.
Tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân là thế nào?
Tam-tuệ-luân đó là 3 loại trí-tuệ luân chuyển theo tuần tự trong tứ Thánh-đế là:
1- Saccañāṇa: Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế.
2- Kiccañāṇa: Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế. 3-Katañāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự trong tứ Thánh-đế.
Giảng giải
1-Saccañāṇa: Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, điều trước tiên cần phải học về phần pháp-học của tứ Thánh-đế, đó là 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế cho hiểu rõ các chi pháp của mỗi Thánh-đế như sau:
1.1-Trí-tuệ-học trong khổ Thánh-đế
Trí-tuệ-học trong khổ Thánh-đế đó là học về ngũ-uẩn chấp-thủ (pañcupadānakkhandha) nghĩa là ngũ-uẩn là đối-tượng của 4 pháp-chấp-thủ (tham-dục chấp-thủ, tà-kiến chấp-thủ, pháp-thường-hành chấp-thủ, ngã-kiến chấp-thủ).
Ngũ-uẩn chấp-thủ có 5 uẩn là:
1- Sắc-uẩn chấp-thủ đó là 28 sắc-pháp là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.
2- Thọ-uẩn chấp-thủ đó là thọ tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.
3- Tưởng-uẩn chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở đồng sinh với 81 tâm tam-giới là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.
4- Hành-uẩn chấp-thủ đó là 50 tâm-sở (trừ ra thọ và tưởng tâm-sở) đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.
5- Thức-uẩn chấp-thủ đó là 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.
* Mỗi tâm phát sinh chắc chắn có một số tâm-sở đồng sinh với tâm ấy, nên có 4 uẩn phát sinh:
- Tâm ấy thuộc về thức-uẩn.
- Thọ tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về thọ-uẩn.
- Tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về tưởng-uẩn.
- Số tâm-sở còn lại đồng sinh với tâm ấy thuộc về hành-uẩn.
- Và vatthurūpa là nơi sinh của tâm với tâm-sở ấy thuộc về sắc-uẩn.
* Đối với tất cả chúng-sinh trong 11 cõi dục-giới và chư phạm-thiên trú trong 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên) đều có đủ ngũ-uẩn.
* Đối với tất cả chư phạm-thiên trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên chỉ có 4 danh-uẩn mà thôi, không có sắc-uẩn.
* Đối với tất cả chư phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên chỉ có 1 uẩn là sắc-uẩn mà thôi.
- Sắc-uẩn chấp thủ thuộc về sắc-pháp.
- Thọ-uẩn chấp-thủ, tưởng-uẩn chấp-thủ, hành-uẩn chấp-thủ, thức-uẩn chấp-thủ thuộc về danh-pháp.
Như vậy, ngũ-uẩn chấp-thủ hoặc sắc-pháp danh-pháp trong tam-giới là khổ Thánh-đế mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ.
1.2-Trí-tuệ-học trong nhân sinh khổ Thánh-đế
Trí-tuệ-học trong nhân sinh khổ Thánh-đế đó là học về các loại tham-ái.
* Tham-ái có 3 loại là:
1- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng: Sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái.
3- Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với đọan-kiến.
* Tham-ái có 6 loại là:
- Rūpataṇhā: Sắc-ái là tham-ái trong đối-tượng sắc.
- Saddataṇhā: Thanh-ái là tham-ái trong đối-tượng thanh.
- Gandhataṇhā: Hương-ái là tham-ái trong đối-tượng hương.
- Rasataṇhā: Vị-ái là tham-ái trong đối-tượng vị.
- Phoṭṭhabbataṇhā: Xúc-ái là tham-ái trong đối-tượng xúc.
- Dhammataṇhā: Pháp-ái là tham-ái trong đối-tượng pháp.
* Tham-ái có 18 loại là 3 loại tham-ái nhân với 6 đối-tượng thành 18 loại tham-ái.
- Thời quá-khứ có 18 loại tham-ái.
- Thời hiện-tại có 18 loại tham-ái.
- Thời vị-lai có 18 loại tham-ái. Trong 3 thời gồm có 54 loại tham-ái.
* Tham-ái có 108 loại là 54 loại tham-ái nhân với 2 bên:
- Bên ngoài mình, của người khác, vật khác có 54 loại tham-ái.
Hai bên gồm có 108 loại tham-ái.
Các loại tham-ái đều thuộc về nhân sinh khổ Thánh-đế mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ.
1.3-Trí-tuệ-học trong diệt khổ Thánh-đế
Trí-tuệ-học trong diệt khổ Thánh-đế đó là học về các loại Niết-bàn.
* Niết-bàn có 2 loại:
1- Sa upādisesanibbāna: Hữu-dư Niết-bàn là Niết-bàn đối với chư bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là phiền-não Niết-bàn (kilesaparinibbāna), nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.
2- Anupādisesanibbāna: Vô-dư Niết-bàn là Niết-bàn đối với chư bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót; đến lúc hết tuổi thọ, bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn, còn gọi là ngũ-uẩn Niết-bàn (khandhaparinibbāna), giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Niết-bàn có 3 loại:
1-Animittanibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hoặc sắc-pháp, hiện rõ trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) hơn trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, do năng lực của tín-pháp-chủ (sadhindriya) hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ). Hoặc do năng lực của giới (sīla), dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn. Niết-bàn ấy gọi là Animittanibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn, là Niết-bàn không có hiện tượng của các pháp-hữu-vi.
2- Appaṇihitanibbāna: Vô-ái-Niết-bàn là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hoặc sắc-pháp, hiện rõ trạng-thái khổ (dukkha-lakkhaṇa) hơn trạng-thái vô-thường, trạng-thái vô-ngã, do năng lực của định-pháp-chủ (samādhindriya) hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ). Hoặc do năng lực của định (samādhi) dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn. Niết-bàn ấy gọi là Appaṇihitanibbāna: Vô-ái-Niết-bàn, là Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.
3- Suññatanibbāna: Chơn-không-Niết-bàn là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hoặc sắc-pháp, hiện rõ trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa) hơn trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, do năng lực của tuệ-pháp-chủ (paññindriya) hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ). Hoặc do năng lực của tuệ (paññā), dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn. Niết-bàn ấy gọi là Suññatanibbāna: Chơn-không-Niết-bàn, là Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.
Những Niết-bàn này đều thuộc về diệt khổ Thánh-đế mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ.
1.4-Trí-tuệ-học trong pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế
Trí-tuệ-học trong pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế đó là học về pháp-hành bát-chánh-đạo.
Bát-chánh-đạo có 8 chánh:
1- Sammādiṭṭhi: Chánh-kiến là trí-tuệ chân-chính, trí-tuệ thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
2- Sammāsaṅkappa: Chánh-tư-duy là tư duy chân-chính, có 3 pháp:
- Tư duy thoát ra khỏi ngũ-dục (sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục).
- Tư duy không làm khổ mình, khổ người.
- Tư duy không làm hại mình, hại người.
3- Sammāvācā: Chánh-ngữ là lời nói chân-chính, có 4
- Không nói dối.
- Không nói lời chia rẽ.
- Không nói lời thô tục.
- Không nói lời vô ích.
4- Sammākammanta: Chánh-nghiệp là nghề nghiệp chân-chính, có 3 điều:
- Không sát sinh.
- Không trộm cắp.
- Không tà dâm.
6- Sammāvāyāma: Chánh-tinh-tấn là tinh-tấn chân chính, có 4 pháp:
- Tinh-tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không cho sinh.
- Tinh-tấn diệt ác pháp đã phát sinh.
- Tinh-tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh.
- Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.
7- Sammāsati: Chánh-niệm là niệm chân chính, có 4 pháp-hành tứ-niệm-xứ:
- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm.
- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm.
- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm.
- Pháp niệm-xứ: Tháp là đối-tượng của chánh-niệm.
8- Sammāsamādhi: Chánh-định là định-tâm chân-chính trong 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Bát-chánh-đạo đó là 8 loại tâm-sở:
- Chánh-kiến có chi pháp là trí-tuệ tâm-sở.
- Chánh-tư-duy có chi pháp là hướng-tâm tâm-sở.
- Chánh-ngữ có chi pháp là chánh-ngữ tâm-sở.
- Chánh-nghiệp có chi pháp là chánh-nghiệp tâm-sở.
- Chánh-mạng có chi pháp là chánh-mạng tâm-sở.
- Chánh-tinh-tấn có chi pháp là tinh-tấn tâm-sở.
- Chánh-niệm có chi pháp là niệm tâm-sở.
- Chánh-định có chi pháp là nhất-tâm tâm-sở.
8 loại tâm-sở này gọi là bát-chánh-đạo chỉ cùng đồng sinh với 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm mà thôi, bởi vì trong bát-chánh-đạo có 3 chế-ngự-tâm-sở (viraticetasika): Chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng thuộc về loại niyata ekatocetasika, 3 tâm-sở cố định chỉ cùng đồng sinh với 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới mà thôi.
Tuy nhiên chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng là 3 chế-ngự-tâm-sở thuộc về loại aniyatayogīcetasika: Bất-định-tâm-sở còn thuộc loại nānākadāci: Mỗi tâm-sở riêng rẽ đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, bởi vì mỗi tâm-sở này có mỗi đối tượng khác nhau.
Bát-chánh-đạo theo tam-giới và siêu-tam-giới
Bát-chánh-đạo có 8 chánh mà mỗi chánh có nhiều loại, phân biệt bát-chánh-đạo tam-giới và bát-chánh-đạo siêu-tam-giới như sau:
* Chánh-kiến (sammādiṭṭhi) là trí-tuệ chân chính thấy đúng, biết đúng, có 5 loại:
1- Kammassatā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến sở-nghiệp là trí-tuệ thấy đúng, biết đúng thiện-nghiệp và ác-nghiệp mà ta đã tạo rồi là thuộc của riêng ta, chỉ có ta là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp và chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy mà thôi.
2- Vipassanā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến thiền-tuệ là trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
3-Magga sammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh-đạo-tuệ là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā) chứng đắc Thánh-đạo-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
4- Phala sammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh-quả-tuệ là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā) chứng đắc Thánh-quả-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
5- Paccavekkhaṇā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến quán-triệt là trí-tuệ quán-triệt Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn đã chứng ngộ, phiền-não nào đã bị diệt tận được và phiền-não nào chưa bị diệt tận được.
Trong 5 loại chánh-kiến này, chánh-kiến sở-nghiệp, chánh-kiến thiền-tuệ, và chánh-kiến quán-triệt thuộc về tam-giới.
Chánh-kiến Thánh-đạo-tuệ và chánh-kiến Thánh-quả-tuệ thuộc về siêu-tam-giới.
Chánh-kiến đó là tuệ-chủ tâm-sở (paññindriya-cetasika) đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.
- Nếu khi tuệ-chủ tâm-sở (trí-tuệ tâm-sở) đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-kiến thuộc về tam-giới.
- Nếu khi tuệ-chủ-tâm-sở (trí-tuệ tâm-sở) đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-kiến thuộc về siêu-tam-giới.
* Chánh-tư-duy (sammāsaṅkappa) là tư-duy chân-chính, có 3 điều:
1- Tư-duy thoát ra khỏi ngũ-dục.
2- Tư-duy không làm khổ mình, khổ người. 3-Tư-duy không làm hại mình, hại người.
Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở (vitakka-cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ nhất thiền sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.
- Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-tư-duy thuộc về tam-giới.
- Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-tư-duy thuộc về siêu-tam-giới.
* Chánh-ngữ (Sammāvācā) là lời nói chân-chính, có 3 loại:
1- Kathā sammāvācā: Chánh-ngữ lời-nói là lời nói hay, nói thật, lời nói chân-chính đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài đến cho người nghe.
2- Cetanā sammāvācā: Chánh-ngữ tác-ý là tác-ý thiện-tâm tránh xa 4 tà-ngữ:
- Tránh xa lời nói-dối, mà nói lời chơn-thật.
- Tránh xa lời nói chia-rẽ, mà nói lời hòa-hợp.
- Tránh xa lời thô-tục, mà nói lời dịu dàng dễ nghe.
- Tránh xa lời vô-ích, mà nói lời hữu-ích.
3- Virati sammāvācā: Chánh-ngữ chế-ngự, là chánh-ngữ tâm-sở tránh xa tà-ngữ, khi đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Trong 3 loại chánh-ngữ này, chánh-ngữ lời-nói và chánh-ngữ tác-ý thuộc về tam-giới.
Chánh-ngữ chế-ngự đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới.
Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở (sammāvācā-cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
- Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-ngữ thuộc về tam-giới.
- Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-ngữ thuộc về siêu-tam-giới.
* Chánh-nghiệp (sammākammanta) là nghề nghiệp chân-chính, có 3 loại:
1-Kiriyā sammākammanta: Chánh-nghiệp hành-động, là hành động đại-thiện-nghiệp đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài đến cho mọi người.
2- Cetanā sammākammanta: Chánh-nghiệp tác-ý là tác-ý thiện-tâm tránh xa tà-nghiệp:
- Tránh xa sự sát-sinh.
- Tránh xa sự trộm-cắp.
- Tránh xa sự tà-dâm.
3- Virati sammākammanta: Chánh-nghiệp chế-ngự, là chánh-nghiệp tâm-sở tránh xa tà-nghiệp, khi đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
4
Trong 3 loại chánh-nghiệp này, chánh-nghiệp hành-động và chánh-nghiệp tác-ý thuộc về tam-giới.
-Chánh-nghiệp chế-ngự đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới.
Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở (sammā-kammantacetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
- Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-nghiệp thuộc về tam-giới.
- Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-nghiệp thuộc về siêu-tam-giới.
* Chánh-mạng (sammā ājīva) là nuôi mạng chân-chính, có 2 loại:
1-Viriya sammā ājīva: Chánh-mạng tinh-tấn, là tinh-tấn nuôi mạng chân-chính, từ bỏ cách sống tà-mạng do thân hành ác-nghiệp, khẩu nói ác-nghiệp.
2-Virati sammā ājīva: Chánh-mạng chế-ngự, là chánh-mạng tâm-sở tránh xa cách sống tà-mạng, khi đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Trong 2 loại chánh-mạng này, chánh-mạng tinh-tấn thuộc về tam-giới.
Chánh-mạng chế-ngự đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới.
Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở (sammā ājīva) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
- Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-mạng thuộc về tam-giới.
- Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-mạng thuộc về siêu-tam-giới.
* Chánh-tinh-tấn (sammāvāyāma) là tinh-tấn chân-chính, có 4 điều:
- Tinh-tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không cho sinh.
- Tinh-tấn diệt ác pháp đã phát sinh.
- Tinh-tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh.
- Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.
Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở (viriyacetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.
- Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-tinh-tấn thuộc về tam-giới.
- Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-tinh-tấn thuộc về siêu-tam-giới.
* Chánh-niệm (sammāsati) là niệm chân-chính trong 4 pháp-hành tứ-niệm-xứ:
- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm.
- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm.
- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm.
- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm.
Chánh-niệm đó là niệm-âm-sở (saticetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.
- Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-niệm thuộc về tam-giới.
- Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-niệm thuộc về siêu-tam-giới.
* Chánh-định (sammāsamādhi) là định chân-chính trong 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatācetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 hoặc 20 Thánh-đạo-
tâm, 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm.
- Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-định thuộc về tam-giới.
- Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm thì chánh-định thuộc về siêu-tam-giới.
Đó là 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế thuộc về pháp-học Phật-giáo (pariyattisāsana).
Sau khi học hỏi, hiểu rõ trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế xong thuộc về phần pháp-học Phật-giáo, luân chuyển sang trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế thuộc về phần pháp-hành Phật-giáo.
Hành-giả bắt đầu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ là thực-hành theo trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế.
Trí-tuệ-hành phận sự trong mỗi Thánh-đế khác nhau như sau:
- Trí-tuệ-hành phận sự nên biết khổ Thánh-đế.
- Trí-tuệ-hành phận sự nên diệt nhân sinh khổ-Thánh-đế.
-Trí-tuệ-hành phận sự nên chứng-ngộ diệt khổ Thánh đế.
-Trí-tuệ-hành phận sự nên tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế.
2.1-Trí-tuệ-hành phận sự trong khổ Thánh-đế
Khổ Thánh-đế (dukkha ariyasacca) đó là ngũ-uẩn chấp-thủ hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là pháp mà hành-giả có trí-tuệ-hành phận sự nên biết (pariññeyyaṃ) khổ-đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp ấy là khổ-đế (không phải nên diệt, nên chứng ngộ, nên tiến hành).
2.2-Trí-tuệ-hành phận sự trong nhân sinh khổ Thánh-đế
Nhân sinh khổ Thánh-đế (dukkhasamudaya ariya-sacca) đó là tham-ái, là pháp mà hành-giả có trí-tuệ-hành phận sự nên diệt[27] (pahātabbaṃ) nhân sinh khổ
1 Diệt tham-ái có 5 cách:
- Vikkhambhanappahāna: Diệt bằng cách chế ngự tham-ái do năng lực của bậc thiền.
- Tadaṅgappahāna: Diệt-từng-thời tham-ái do năng lực của trí-tuệ thiền-tuệ Tam-giới.
- Samucchedappahāna: Diệt tận được tham-ái do năng lực của Thánh-đạo-tuệ.
- Paṭippassadhippahāna: Diệt bằng cách làm vắng-lặng tham-ái do năng lực của Thánh-quả-tuệ.
- Nissaraṇappahāna: Diệt khỏi tham-ái do năng lực của đối-tượng Niết-bàn.
Thánh-đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới diệt từng thời tham-ái (không phải nên biết, nên chứng ngộ, nên tiến hành).
2.3-Trí-tuệ-hành phận sự trong diệt khổ Thánh-đế
Diệt khổ Thánh-đế (dukkhanirodha ariyasacca) đó là Niết-bàn, là pháp mà hành-giả có trí-tuệ-hành phận sự nên chứng ngộ (sacchikātabbaṃ) diệt khổ-đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới chứng ngộ từng-thời Niết-bàn(1)(không phải nên biết, nên diệt, nên tiến hành).
2.4-Trí-tuệ-hành phận sự trong pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế
Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế (dukkhanirodha-gaminī paṭipadā ariyasacca) đó là pháp-hành bát-chánh-đạo, là pháp mà hành-giả có trí-tuệ-hành phận sự nên tiến hành (bhāvetabbaṃ) pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới đang tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo (không phải nên biết, nên diệt, nên chứng ngộ).
Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế này, thì trí-tuệ-hành phận sự nên biết khổ Thánh-đế là chính, đóng vai trò quan trọng trong pháp-hành thiền-tuệ.
Thật vậy, -khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, nếu có trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ sắc-pháp hoặc danh-pháp là khổ-đế thì đó là trí-tuệ-hành phận sự nên biết khổ-đế.
- Khi trí-tuệ-hành phận sự nên biết khổ-đế ấy, thì tham-ái không thể nương nhờ nơi sắc-pháp ấy hoặc danh-pháp ấy mà phát sinh, nghĩa là diệt tham-ái, đó là trí-tuệ-hành phận sự nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) tham-ái, nhân sinh khổ-đế.
- Khi trí-tuệ-hành phận sự nên diệt từng-thời (tadaṅgappahāna) tham-ái, nhân-sinh khổ Thánh-đế, thì đó là trí-tuệ-hành phận sự nên chứng ngộ từng-thời (tadaṅganibbāna) Niết-bàn, diệt khổ-đế.
- Khi trí-tuệ-hành phận sự nên biết khổ-đế, trí-tuệ-hành phận sự nên diệt từng-thời tham-ái, nhân-sinh khổ Thánh-đế, trí-tuệ-hành phận sự nên chứng ngộ từng-thời Niết-bàn, diệt khổ Thánh-đế, đó là trí-tuệ-hành phận sự nên tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-đế.
Như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế này, thì trí-tuệ-hành phận sự nên biết khổ-đế là chính, đồng thời trí-tuệ-hành phận sự nên diệt từng-thời nhân sinh khổ-đế, trí-tuệ-hành phận sự nên chứng ngộ từng-thời diệt khổ-đế, trí-tuệ-hành phận sự nên tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt-đế cũng thành tựu cùng một lúc không trước không sau.
Bốn trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế này thuộc về pháp-hành Phật-giáo (paṭipattisāsana).
3- Katañāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận-sự trong tứ Thánh-đế
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi có 4 trí-tuệ-hành phận sự tứ đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới đã hoàn thành xong phận sự tứ đế, thì được luân chuyển đến 4 trí-tuệ-thành phận sự tứ Thánh-đế với trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đã hoàn thành xong phận sự tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
- Khi ấy, khổ Thánh-đế đó là sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là pháp mà trí-tuệ-hành phận sự nên biết (pariññeyyaṃ) sắc-pháp danh-pháp tam-giới là khổ-đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới, rồi được luân chuyển đến trí-tuệ-thành phận sự đã biết xong (pariññātaṃ) khổ Thánh-đế với Thánh-đạo-tuệ thuộc về trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
-Cũng đồng thời, nhân-sinh khổ Thánh-đế đó là tham-ái là pháp mà trí-tuệ-hành phận sự nên diệt (pahātabbaṃ) tham-ái, nhân sinh khổ-đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới, rồi được luân chuyển đến trí-tuệ-thành phận sự đã diệt xong (pahīnaṃ) nhân sinh khổ Thánh-đế với Thánh-đạo-tuệ thuộc về trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
- Cũng đồng thời, diệt khổ Thánh-đế đó là Niết-bàn là pháp mà trí-tuệ-hành phận sự nên chứng ngộ (sacchikātabbaṃ) Niết-bàn từng-thời là diệt khổ-đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới, rồi được luân chuyển đến trí-tuệ-thành phận sự đã chứng ngộ xong (sacchikataṃ) Niết-bàn, diệt khổ Thánh-đế với Thánh-đạo-tuệ thuộc về trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
- Cũng đồng thời, pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế đó là bát-chánh-đạo là pháp mà trí-tuệ-hành phận sự nên tiến hành (bhāvetabbaṃ) bát-chánh-đạo, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-đế, với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới, rồi được luân chuyển đến trí-tuệ-thành phận sự đã tiến hành xong (bhāvitaṃ) pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế với Thánh-đạo-tuệ thuộc về trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu tam-giới, đã hoàn thành 4 phận sự là:
- Khổ Thánh-đế là pháp nên biết, thì đã biết xong.
- Nhân sinh khổ Thánh-đế là pháp nên diệt, thì đã diệt xong.
- Diệt khổ Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ xong.
- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế là pháp nên tiến hành, thì đã tiến hành xong.
Trong 4 trí-tuệ-thành đã hoàn thành xong 4 phận sự trong tứ Thánh-đế, thì trí-tuệ-thành phận sự đã tiến hành xong pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ Thánh-đế là chính yếu, còn lại 3 trí-tuệ-thành phận sự trong mỗi Thánh-đế kia cũng đã hoàn thành xong mỗi phận sự đồng thời cùng một lúc không trước, không sau.
4 trí-tuệ-thành hoàn thành xong 4 phận sự trong tứ Thánh-đế thuộc về Pháp-thành Phật-giáo (paṭivedha-sāsana).
Trong Visuddhimagga có ví dụ rằng: Một đèn dầu thắp sáng trong đêm tối có 4 sự việc xảy ra cùng một lúc, không trước không sau:
- Ánh sáng tỏa ra.
- Bóng tối biến mất.
- Dầu hao dần.
- Tim cháy dần.
Cũng như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận sự, và 4 trí-tuệ-thành đã hoàn thành xong phận sự trong tứ Thánh-đế đồng thời, cùng một lúc, không trước không sau.
Quan hệ từ quả đến nhân, từ nhân đến quả
4 trí-tuệ-thành trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, đó là kết quả của 4 trí-tuệ-hành phận sự đã hoàn thành xong trong tứ Thánh-đế.
4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đã thực-hành đúng theo phận sự trong mỗi Thánh-đế, đó là kết quả của 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế đã hiểu biết rõ mỗi chi pháp của mỗi Thánh-đế.
Như vậy, 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế hiểu biết rõ các chi pháp của mỗi Thánh-đế làm nền tảng cơ bản, làm nhân phát sinh dẫn đến quả là 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đúng theo phận sự của mỗi Thánh-đế.
4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đã hoàn thành xong làm nhân phát sinh dẫn đến quả là 4 trí-tuệ-thành trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, phạm hạnh cao thượng đã hoàn thành xong, kiếp này là kiếp chót, không còn tái-sinh kiếp nào nữa, chắc chắn sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Vai trò 4 trí-tuệ-hành và 4 trí-tuệ-thành
Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế ở giai đọan đầu, thì trí-tuệ-hành phận sự nên biết sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là khổ-đế với trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới, đóng vai trò chính yếu, còn 3 trí-tuệ-hành phận sự của mỗi Thánh-đế kia cũng được thành tựu đồng thời cùng một lúc, không trước không sau.
Trong 4 trí-tuệ-thành đã hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế ở giai đọan cuối, thì trí-tuệ-thành đã hoàn thành xong phận sự đã tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ Thánh-đế với 4 Thánh-đạo-tuệ thuộc về trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới đóng vai trò chính yếu, còn 3 trí-tuệ-thành phận sự của mỗi Thánh-đế kia cũng được thành tựu đồng thời cùng một lúc, không trước không sau.
Bốn Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 3 loại tham-ái
1- Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 2 loại tham-ái là vibhavataṇhā: Tham-ái hợp với đọan-kiến, và bhavataṇhā: Tham-ái hợp với thường-kiến, trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến (còn lại 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến, thì chưa diệt được).
2- Nhất-lai-Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được
1 loại tham-ái là kāmataṇhā: Tham-ái trong 5 đối-tượng ngũ-dục (sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục) loại thô ở cõi dục-giới, trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến (còn 5 đối-tượng ngũ-dục loại vi-tế chưa diệt được).
3- Bất-lai Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 1 loại tham-ái là kāmataṇhā: Tham-ái trong 5 đối-tượng ngũ-dục vi-tế ở cõi dục-giới, trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến (còn tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới-tâm, các bậc thiền vô-sắc-giới-tâm, trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên, tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên thì chưa diệt được).
4- A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 1 loại tham-ái là bhavataṇhā: Tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới duy-tác-tâm, các bậc thiền vô-sắc-giới duy-tác-tâm, các tầng trời sắc-giới phạm-thiên, các tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.
Như vậy, bậc Thánh A-ra-hán có khả năng đặc biệt diệt tận được hoàn toàn mọi tham-ái không còn dư sót nữa.
Tứ Thánh-đế trong Phật-giáo
Tứ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, là chánh-pháp cốt lõi căn bản trọng yếu trong giáo pháp của chư Phật quá-khứ, Đức-Phật hiện-tại và chư Phật vị-lai.
1- Dukkha ariyasacca: Khổ Thánh-đế, đó là ngũ-uẩn chấp thủ hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
Trong giáo pháp của Đức-Phật, tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong cõi dục-giới, cõi sắc-giới, và danh-pháp trong cõi vô-sắc-giới, đúng theo sự-thật chân-lý thì chỉ có dukkhasacca: Khổ-đế mà thôi, không có pháp nào gọi là lạc-đế cả.
Tuy trong thọ tâm-sở (vedanācetasika) có sukha-vedanā: Thọ lạc, nhưng sukhavedanā: Thọ-lạc ấy gọi là vipariṇāmadukkha: Biến-chất-khổ, bởi vì thọ-lạc (sukha-vedanā) sinh rồi diệt vô-thường làm biến chất, luôn luôn hành hạ, nên chỉ là khổ-đế mà thôi.
Thọ lạc dù là khổ vẫn còn dễ chịu đựng.
Như vậy, tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về pháp-hữu-vi đúng theo sự-thật chân-lý thì chỉ có khổ-đế mà thôi, không có lạc-đế.
Nếu có lạc (sukha) thì lạc ấy gọi là sukhavipallāsa: Lạc-đảo-điên do tưởng-đảo-điên (saññāvipallāsa), tâm-đảo-điên (cittavipallāsa), tà-kiến-đảo-điên (diṭṭhivipallāsa).
Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới thuộc về pháp-hữu-vi đều sinh rồi diệt, nên có 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh, nhưng do tưởng-đảo-điên, tâm-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên tưởng sai, biết sai, thấy sai, chấp lầm cho sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là thường, lạc, ngã, tịnh.
Đúng theo sự-thật chân-lý thì tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới thuộc về pháp-hữu-vi chỉ là dukkhasacca: Khổ-đế mà thôi, không có lạc-đế nào cả.
2- Dukkhasamudaya ariyasacca: Nhân sinh khổ Thánh-đế đó là taṇhā: Tham-ái.
* Tham-ái là nhân sinh khổ trong kiếp hiện-tại
- Nếu tâm tham-ái muốn được điều gì đó, vật gì đó,
Đức-Phật dạy trong Dhammapadagāthā câu kệ:
“Taṇhāya jāyati soko, taṇhāya jāyatī bhayaṃ.
Taṇhāya vippamuttassa, natthi soko kuto bhayaṃ.”[28]
Sự sầu não phát sinh do tham-ái,
Sự lo sợ phát sinh do tham-ái,
Bậc Thánh A-ra-hán diệt tham-ái,
Không còn sầu não, từ đâu có lo sợ?
* Tham-ái là nhân sinh khổ trong kiếp vị-lai
Tất cả mọi chúng-sinh nào hễ còn tham-ái là còn phải tái-sinh kiếp sau, các chúng-sinh ấy gồm có cả 3 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, bởi vì 3 bậc Thánh-nhân này vẫn còn một ít tham-ái.
Nếu chúng-sinh còn có tham-ái thì sau khi chết, tham-ái sẽ dẫn dắt nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau (taṇhā ponobbhavikā), kiếp sau như thế nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh ấy.
- Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu có ác-nghiệp nào có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì sinh vào 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.
- Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu có đại-thiện-nghiệp nào có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì đầu thai làm người trong cõi người hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy, rồi chuyển kiếp sang cõi-giới khác, tuỳ theo nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy.
- Hành-giả nào đã chứng đắc được bậc thiền-sắc-giới thiện-tâm nào giữ gìn cho đến lúc lâm chung, sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy. Vị phạm-thiên hưởng quả an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi chuyển kiếp sang cõi-giới khác, tuỳ theo nghiệp và quả của nghiệp của vị phạm-thiên ấy.
- Hành-giả nào đã chứng đắc đến bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, tương xứng với bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm ấy. Vị phạm-thiên hưởng quả an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi chuyển kiếp sang cõi-giới khác, tuỳ theo nghiệp và quả của nghiệp của vị phạm-thiên ấy.
Ba bậc Thánh hữu học (Sekha ariya)
* Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, không còn tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới, mà chỉ có đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau làm người trong cõi người hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên cõi trời dục-giới, nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Đến kiếp thứ 7, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Sau khi bậc Thánh-Nhất-lai chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau làm người trong cõi người hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên cõi trời dục-giới chỉ có 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, bậc Thánh Nhất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Sau khi bậc Thánh-Bất-lai chết, không còn tái-sinh trở lại cõi dục-giới, mà chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả tái-sinh hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy.
Vị phạm-thiên Bất-lai ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được mọi tham-ái không còn dư sót, nên ngay kiếp hiện-tại đến khi hết tuổi thọ, bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
3- Dukkhanirodha ariyasacca: Diệt khổ Thánh-đế đó là Niết-bàn.
- Diệt nhân sinh khổ Thánh-đế
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, gọi là phiền-não Niết-bàn (kilesaparinibbāna), nghĩa là mọi tham-ái, mọi phiền-não đã bị diệt tận rồi, mọi phiền-não vĩnh viễn không còn phát sinh nữa.
Như vậy, Niết-bàn là pháp diệt nhân sinh khổ Thánh-đế.
- Diệt quả khổ Thánh-đế
Chư Thánh A-ra-hán đã diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót nữa, đến khi hết tuổi thọ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, gọi là ngũ-uẩn Niết-bàn (khandhapari-nibbāna) nghĩa là sau khi tịch diệt Niết-bàn rồi, không còn tái-sinh kiếp nào nữa.
Như vậy, Niết-bàn là pháp diệt quả khổ Thánh-đế.
4- Dukkhanirodhagaminī paṭipadā ariyasacca: Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo.
Bát-chánh-đạo có 8 chánh: Chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, đó là 8 tâm-sở:
- Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở.
- Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở.
- Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở.
- Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở.
- Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở.
- Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở.
- Chánh-niệm đó là niệm tâm-sở.
- Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở.
8 tâm-sở này gọi là bát-chánh-đạo cùng với 28 tâm-sở khác gồm có 36 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Tuy nhiên, trong 8 tâm-sở này có 3 tâm-sở là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở thuộc về aniyatayogīcetasika: Bất-định tâm-sở thuộc về loại nānākadācicetasika: Mỗi bất-định tâm-sở riêng rẽ đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, bởi vì mỗi tâm-sở này có mỗi đối-tượng khác nhau.
Trong bát-chánh-đạo gồm có 8 chánh đó là 8 tâm-sở, trong 8 tâm-sở này có 3 tâm-sở là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở thuộc về niyata ekatocetasika chắc chắn đồng sinh với nhau trong 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn hoàn thành xong 4 phận sự:
- Khổ Thánh-đế là pháp nên biết, thì Thánh-đạo-tuệ đã biết xong.
- Nhân sinh khổ Thánh-đế là pháp nên diệt, thì Thánh-đạo-tuệ đã diệt xong.
- Diệt khổ Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ, thì Thánh-đạo-tuệ đã chứng ngộ xong.
- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế là pháp nên tiến hành, thì Thánh-đạo-tuệ đã tiến hành xong.
Do đó, bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ Thánh-đế.
Tứ Thánh-đế là nền tảng căn bản, là cốt lõi chính yếu trong giáo pháp của chư Phật Chánh-Đẳng-Giác quá-khứ, hiện-tại, vị-lai, bởi vì hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, ban đầu dù có những đối-tượng thiền-tuệ khác nhau như thân, thọ, tâm, pháp, sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu), v.v… đến giai đọan cuối, cũng đều dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, rồi mới chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Cho nên, tứ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân, là căn bản cốt yếu trong giáo pháp của chư Phật quá-khứ, hiện-tại, vị-lai.
Nhân-quả liên quan của tứ Thánh-đế
-Khổ Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, là quả của nhân sinh khổ Thánh-đế.
-Nhân sinh khổ Thánh-đế đó là tham-ái, là nhân dẫn dắt tái-sinh kiếp sau (taṇhā ponobbhavikā).
-Diệt khổ Thánh-đế đó là Niết-bàn không thuộc về quả của một nhân nào cả, bởi vì, Niết-bàn là pháp-vô-vi (asaṅkhatadhamma) hoàn toàn không có một nhân-duyên nào cấu tạo.
-Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ Thánh-đế.
Như vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ Thánh-đế, không phải là nhân phát sinh Niết-bàn, và diệt khổ Thánh-đế đó là Niết-bàn cũng không phải là quả của pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế, mà Niết-bàn chỉ là đối-tượng siêu-tam-giới của pháp-hành bát-chánh-đạo trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm mà thôi.
Ví dụ nôm na rằng: “Con đường dẫn đến kinh đô.”
-Con đường ví như bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế.
-Kinh đô ví như Niết-bàn là pháp diệt khổ Thánh-đế.
Cũng như vậy, pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, chứ không phải là nhân phát sinh Niết-bàn.
[1] Nên xem quyển “Tìm Hiểu Pháp-Hành Thiền-Tuệ” phần chế-định-pháp, cùng soạn giả, để hiểu rõ.
[2] Xem bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển I: “Tam-Bảo”, trang 311.
[3] Tâm gồm có 89-4= 85 tâm, trừ 4 arūpavipākacitta: vô-sắc-giới-quả-tâm, bởi vì chư Phạm-thiên ở trong cõi vô-sắc-giới chỉ có 4 uẩn, không có sắc-uẩn, nên không có 6 vatthurūpa.
[4] Tìm hiểu chi tiết trong quyển Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống.
[5] Mắt để nhìn Đức-Phật, tai để nghe chánh-pháp của Đức-Phật, tâm để hiểu biết, còn các vatthurūpa khác không sử dụng.
[6] Bộ Dī. Mahāvaggaṭṭhakathā, kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.
[7] Vinayapiṭakapāḷi, Parivārapāḷi, Samuṭṭhānasīsasaṅkhepa, …
[8] Bộ Aṅguttaranikāya, phần ekakanipāta.
[9] Chú-giải Samyuttanikāya, Khandhavagga, Pheṇapindupamāsuttavaṇṇanā.
[10] Tìm hiểu trong quyển Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống, cùng soạn giả.
[11] Bộ Visuddhimagga, phần Sammasanañāṇakathā.
[12] Bộ Visuddhimagga, phần Sammasanañāṇakathā.
[13] Bộ Visuddhimagga, phần Sammasanañāṇakathā.
[14] Samyuttanikāya, Khandhavagga, Anattalakkhaṇasutta.
[15] Tìm hiểu rõ trong quyển Tìm Hiểu Pháp-Hành Thiền-Tuệ, cùng soạn giả.
[16] Bộ Visuddhimagga, phần Paṭipadāñāṇadassanavisuddhiniddesa.
[17] Bộ Sam. Khandhavaggaṭṭhakathā, Kinh Pheṇapiṇḍūpamāsuttavaṇṇanā
[18] Bộ Visuddhimagga, phần Paṭipadāñāṇadassanavisuddhiniddesa.
[19] Dhammapadagāthā thứ 113.
[20] Bộ Visuddhimagga, phần Paṭipadāñāṇadassanavisuddhiniddesa.
[21] Bộ Visuddhimagga, phần Paṭipadāñāṇadassanavisuddhiniddesa.
[22] Bộ Visuddhimagga, phần Paṭipadāñāṇadassanavisuddhiniddesa.
[23] Bộ Visuddhimagga, phần Paṭipadāñāṇadassanavisuddhiniddesa.
[24] Xem ý nghĩa bài kinh trong quyển I:Tam-bảo, phần Đức-Pháp, cùng soạn giả.
[25] Bộ Saṃyuttanikāya, Mahāvaggasaṃyutta, kinh Dhammacakkappavattasutta.
[26] Bộ Visuddhimagga, phần Pariññādikiccakathā.
[27] Diệt tham-ái có 5 cách:
- Vikkhambhanappahāna: Diệt bằng cách chế ngự tham-ái do năng lực của bậc thiền.
- Tadaṅgappahāna: Diệt-từng-thời tham-ái do năng lực của trí-tuệ thiền-tuệ Tam-giới.
- Samucchedappahāna: Diệt tận được tham-ái do năng lực của Thánh-đạo-tuệ.
- Paṭippassadhippahāna: Diệt bằng cách làm vắng-lặng tham-ái do năng lực của Thánh-quả-tuệ.
- Nissaraṇappahāna: Diệt khỏi tham-ái do năng lực của đối-tượng Niết-bàn.
[28] Bộ Dhammapadagāthā thứ 216.
Mục lục quyển 10 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10