NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN X
PHÁP-HẠNH THIỀN-TUỆ
(VIPASSANĀBHĀVANĀ)
Trong kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta: Kinh Đại-niệm-xứ, Đức-Phật thuyết giảng rằng:
“Ekāyano ayaṃ bhikkhave maggo [1]…”
- Này chư tỳ-khưu! Đạo này là con đường duy nhất, để dẫn đến sự thanh-tịnh hoàn toàn trong sạch khỏi mọi phiền-não ô nhiễm trong tâm của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Phật Độc-Giác, chư Thánh Thanh-văn-giác; để diệt sự sầu não, khóc than; để diệt sự khổ tâm, khổ thân; để chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả; để chứng ngộ Niết-bàn.
Đạo duy nhất này là pháp-hành tứ-niệm-xứ.
- Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu hoặc hành-giả trong Phật-giáo này:
1- Hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong phần than niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
2- Hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong phần thọ niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
3- Hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tâm trong phần tâm niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
4- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các pháp trong phần pháp niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này,…”
1- Thân niệm-xứ (kāyānupassanāsatipaṭṭhāna): Thân (kāya) là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
2- Thọ niệm-xứ (vedanānupassanāsatipaṭṭhāna): Thọ (vedanā) là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
3- Tâm niệm-xứ (cittānupassanāsatipaṭṭhāna): Tâm (citta) là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
4- Pháp niệm-xứ (dhammānupassanāsatipaṭṭhāna): Pháp (dhamma) là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
* Thân, thọ, tâm, pháp là đối-tượng của pháp-hành tứ niệm-xứ.
Đối-tượng tứ niệm-xứ với đối-tượng thiền-tuệ
Đối-tượng tứ niệm-xứ với đối-tượng thiền-tuệ chỉ khác nhau về danh từ gọi, còn giống nhau về thật-tánh-pháp.
- Thân thuộc về sắc-pháp cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
- Thọ thuộc về danh-pháp cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
- Tâm thuộc về danh-pháp cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
- Pháp thuộc về sắc-pháp, danh-pháp cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
Giảng giải theo Chú-giải
“Ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhā domanassaṃ.”
Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ có các chi pháp quan trọng:
* Ātāpī: Thiêu đốt mọi phiền-não đó là pháp-tinh-tấn:
- Tinh-tấn ngăn ác-pháp không cho phát sinh.
- Tinh-tấn diệt ác-pháp đã phát sinh.
- Tinh-tấn làm cho thiện-pháp phát sinh.
- Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện-pháp đã phát sinh.
* Satimā: Chánh-niệm trực nhận trực tiếp đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp. Chánh-niệm có 4 pháp là:
- Niệm-thân: Thân là đối-tượng của chánh-niệm.
- Niệm-thọ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm.
- Niệm-tâm: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm.
- Niệm-pháp: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm.
* Sampajāno: Trí-tuệ tỉnh-giác trực giác ngay đối-tượng mà chánh-niệm đã trực nhận. Trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của thân, thọ, tâm, pháp hoặc sắc-pháp, danh-pháp đúng theo sự-thật chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
* Vineyya: Ngăn chặn, diệt-từng-thời (tadaṅgap-pahāna) hoặc chế-ngự (vikkhambhanappahāna).
* Abhijjhā: Tham-tâm hài lòng trong đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp.
* Domanassaṃ: Sân-tâm không hài lòng, bởi vì tham-tâm hài lòng trong đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp không được như ý, nên phát sinh sân-tâm không hài lòng.
* Kāye kāyānupassī viharati,
* Vedanāsu vedanānupassī viharati,
* Citte cittānupassī viharati,
* Dhammesu dhammānupassī viharati.
* Kāye kāyānupassī viharati.
Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, dõi theo toàn thân trong thân niệm-xứ.
* Vedanāsu vedanānupassī viharati.
Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, dõi theo các thọ trong thọ niệm-xứ.
* Citte cittānupassī viharati.
Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, dõi theo tâm trong tâm niệm-xứ.
* Dhammesu dhammānupassī viharati.
Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, dõi theo các pháp trong pháp niệm-xứ.
Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác dõi theo đối-tượng niệm-xứ nào trong cùng niệm-xứ ấy riêng biệt, không nên lẫn lộn sang đối-tượng niệm-xứ khác.
“Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng toàn thân trong than niệm-xứ mà thôi, không nên lẫn lộn với niệm-xứ khác.
Khi nào hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ dõi theo đối-tượng toàn thân trong thân niệm-xứ, khi ấy không nên dõi theo đối-tượng các thọ hoặc đối-tượng tâm hoặc đối-tượng các pháp trong thân niệm-xứ.”
- Khi hành-giả có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng toàn thân trong thân niệm-xứ, không nên lẫn lộn trong thọ niệm-xứ, trong tâm niệm-xứ, trong pháp niệm-xứ.
- Khi hành-giả có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng các thọ trong thọ niệm-xứ, không nên lẫn lộn trong thân niệm-xứ, trong tâm niệm-xứ, trong pháp niệm-xứ.
- Khi hành-giả có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng tâm trong tâm niệm-xứ, không nên lẫn lộn trong thân niệm-xứ, trong thọ niệm-xứ, trong pháp niệm-xứ.
- Khi hành-giả có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng các pháp trong pháp niệm-xứ, không nên lẫn lộn trong thân niệm-xứ, trong thọ niệm-xứ, trong tâm niệm-xứ.
Một đất nước có kinh-thành, cung điện của Đức-vua ở trung tâm, có 4 con đường từ 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc đều dẫn đến cung điện của Đức-vua.
- Dân chúng ở hướng Đông, đi đến chầu Đức-vua bằng con đường từ hướng Đông.
- Dân chúng ở hướng Tây, đi đến chầu Đức-vua bằng con đường từ hướng Tây.
- Dân chúng ở hướng Nam, đi đến chầu Đức-vua bằng con đường từ hướng Nam.
- Dân chúng ở hướng Bắc, đi đến chầu Đức-vua bằng con đường từ hướng Bắc.
- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng toàn thân trong thân niệm-xứ có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng các thọ trong thọ niệm-xứ có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng tâm trong tâm niệm-xứ có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng các pháp trong pháp niệm-xứ có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Đối-tượng tứ niệm-xứ
1- Thân niệm-xứ gồm có 14 đối-tượng.
2- Thọ niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ.
3- Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm.
4- Pháp niệm-xứ gồm có 5 đối-tượng.
Như vậy, đối-tượng tứ niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng.
1- Thân niệm-xứ gồm có 14 phần (pabba)
- Niệm hơi thở vào, hơi thở ra,
- Niệm tứ-oai-nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm.
- Niệm các oai-nghi-phụ: Đi tới trước, đi lui sau, quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, …
- Niệm 32 thể trọc (trược) trong thân: Tóc, lông, móng, răng, da, …
- Niệm tứ-đại: Địa-đại (đất), thuỷ-đại (nước), hoả-đại (lửa), phong-đại (gió).
- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa đã trải qua 1-2-3 ngày.
- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, bị quạ, diều, chó rừng, … cắn xé ăn thịt.
- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương dính máu và thịt, có gân ràng rịt.
- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương dính máu, thịt rã rời.
- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương khô, không còn máu và thịt nữa.
- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, địa, chỉ còn bộ xương rã rời, rải rác mọi nơi.
- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương màu trắng.
- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn đống xương trắng.
- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bột xương trắng.
14 đối-tượng của than niệm-xứ thuộc về sắc-pháp.
2- Thọ niệm-xứ có 1 đối-tượng thọ chia ra làm 9 loại thọ
- Sukhavedanā: Thọ lạc.
- Dukkhavedanā: Thọ khổ.
- Adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc.
- Sāmisasukhavedanā: Thọ lạc nương nhờ ngũ-dục.
- Nirāmisasukhavedanā: Thọ lạc không nương nhờ ngũ-dục.
- Sāmisadukkhavedanā: Thọ khổ nương nhờ ngũ-dục.
- Nirāmisadukkhavedanā: Thọ khổ không nương nhờ ngũ-dục.
- Sāmisa adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc nương nhờ ngũ-dục.
- Nirāmisa adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc không nương nhờ ngũ-dục.
Một đối-tượng của thọ niệm-xứ chia ra làm 9 loại thọ thuộc về danh-pháp.
3- Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng tâm chia ra làm 16 loại tâm
- Sarāgacitta: Tâm có tham đó là 8 tham-tâm.
- Vītarāgacitta: Tâm không có tham đó là ngoài 8 tham-tâm ra, các tam-giới-tâm còn lại đều là tâm không có tham.
- Sadosacitta: Tâm có sân đó là 2 sân-tâm.
- Vītadosacitta: Tâm không có sân đó là ngoài 2 sân-tâm ra, các tam-giới-tâm còn lại đều là tâm không có sân.
- Samohacitta: Tâm có si đó là 12 bất-thiện-tâm có si-tâm-sở đồng sinh.
- Vītamohacitta: Tâm không có si đó là ngoài 12 bất-thiện-tâm ra, các tam-giới-tâm còn lại đều tâm không có si.
- Saṃkhittacitta: Tâm buồn-chán, buồn-ngủ đó là 4 tham-tâm cần tác-động và 1 sân-tâm cần tác động, gồm có 5 bất-thiện-tâm cần tác-động.
- Vikkhittacitta: Tâm phóng-tâm đó là si-tâm hợp với phóng-tâm tâm-sở và phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.
- Mahaggatacitta: Tâm bậc cao đó là 15 sắc-giới-tâm và 12 vô-sắc-giới-tâm.
- Amahaggatacitta: Tâm không phải bậc cao đó là 54 dục-giới-tâm.
- Sa uttaracitta: Tâm có tâm cao hơn đó là dục-giới-tâm, sắc-giới-tâm.
- Anuttaracitta: Tâm không có tâm cao hơn đó là vô-sắc-giới-tâm.
- Samāhitacitta: Tâm có định đó là tâm cận-định, tâm an-định.
- Asamāhitacitta: Tâm không có định đó là tâm không có cận-định, tâm không có an-định.
- Vimuttacitta: Tâm thoát khỏi phiền-não bằng cách diệt từng-thời (tadaṅgappahāna) và diệt bằng cách chế-ngự (vikkhambhanappahāna) đó là tam-giới thiện-tâm.
- Avimuttacitta: Tâm không thoát khỏi phiền-não, đó là
bất-thiện-tâm, tam-giới quả-tâm.
Một đối-tượng của tâm niệm-xứ chia ra làm 16 loại tâm thuộc về danh-pháp.
4- Pháp niệm-xứ gồm có 5 đối-tượng
- Nīvaraṇapabba: Năm pháp-chướng-ngại.
- Khandhapabba: Ngũ-uẩn chấp-thủ.
- Āyatanapabba: Thập-nhị-xứ.
- Bojjhaṅgapabba: Thất-giác-chi.
- Saccapabba: Tứ Thánh-đế.
4.1-Nīvaraṇapabba: 5 pháp-chướng-ngại
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, ban đầu thường gặp các pháp chướng ngại làm cản trở mọi thiện-pháp không phát triển được.
Năm pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) là:
- Kāmacchanda: Tham-dục trong ngũ-dục[2] là pháp-chướng-ngại đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.
- Byāpāda: Sân-hận là pháp-chướng-ngại đó là sân-tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm.
- Thinamiddha: Buồn-chán, buồn-ngủ là pháp-chướng-ngại đó là buồn-chán tâm-sở và buồn-ngủ tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm và 1 sân-tâm cần tác động.
- Uddhaccakukkucca: Phóng-tâm, hối-hận là pháp-chướng-ngại đó là phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm và hối-hận tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm.
- Vicikicchā: Hoài-nghi là pháp-chướng-ngại đó là hoài-nghi tâm-sở đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi.
Năm pháp-chướng-ngại của pháp niệm-xứ này thuộc về danh-pháp.
Năm pháp-chướng-ngại này trực tiếp làm chướng ngại đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, nhưng đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì 5 pháp-chướng-ngại này là đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ.
-Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, khi pháp-chướng-ngại nào phát sinh, hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng pháp-chướng-ngại ấy thuộc về danh-pháp có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn được.
Cho nên, 5 pháp-chướng-ngại là 1 trong 5 đối-tượng của phần pháp-niệm-xứ.
4.2-Khandhapabba: Ngũ-uẩn chấp-thủ
Ngũ-uẩn chấp-thủ (pañcupadānakkhandha) nghĩa là ngũ-uẩn là đối-tượng của 4 pháp-chấp-thủ (tham-dục chấp-thủ, tà-kiến chấp-thủ, pháp-thường-hành chấp-thủ, ngã-kiến chấp-thủ, do tham tâm-sở và tà-kiến tâm-sở).
Ngũ-uẩn chấp-thủ có 5 uẩn là:
- Sắc-uẩn chấp-thủ đó là 28 sắc-pháp là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.
- Thọ-uẩn chấp-thủ đó là thọ tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.
- Tưởng-uẩn chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.
- Hành-uẩn chấp-thủ đó là 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.
- Thức-uẩn chấp-thủ đó là 81 tam-giới-tâm là đối tượng của pháp-chấp-thủ.
Ngũ-uẩn chấp-thủ của pháp niệm-xứ thuộc về sắc-pháp và danh-pháp.
4.3-Āyatanapabba: Thập-nhị-xứ
Thập nhị xứ có 12 xứ chia ra 2 bên:
Bên trong có 6 xứ và bên ngoài có 6 xứ như sau:
* 6 xứ bên trong:
- Cakkhāyatana: Nhãn-xứ đó là nhãn-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Sotāyatana: Nhĩ-xứ đó là nhĩ-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Ghānāyatana: Tỷ-xứ đó là tỷ-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Jivhāyatana: Thiệt-xứ đó là thiệt-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Kayāyatana: Thân-xứ đó là thân-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Manāyatana: Ý-xứ đó là tất cả tâm làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
* 6 xứ bên ngoài
- Rūpāyatana: Sắc-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Saddāyatana: Thanh-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Gandhāyatana: Hương-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Rasāyatana: Vị-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Phoṭṭhabbāyatana: Xúc-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
- Dhammāyatana: Pháp-xứ đó là 52 tâm-sở, 16 sắc-pháp vi-tế, Niết-bàn làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.
Khi 6 xứ bên trong tiếp xúc với 6 xứ bên ngoài, phát sinh 6 lộ-trình-tâm, nên tâm với tâm-sở phát sinh:
- Khi nhãn-xứ tiếp xúc với sắc-xứ, nên phát sinh nhãn-môn lộ-trình-tâm.
- Khi nhĩ-xứ tiếp xúc với thanh-xứ, nên phát sinh nhĩ-môn lộ-trình-tâm.
- Khi tỷ-xứ tiếp xúc với hương-xứ, nên phát sinh tỷ-môn lộ-trình-tâm.
- Khi thiệt-xứ tiếp xúc với vị-xứ, nên phát sinh thiệt-môn lộ-trình-tâm.
- Khi thân-xứ tiếp xúc với xúc-xứ, nên phát sinh thân-môn lộ-trình-tâm.
- Khi ý-xứ tiếp xúc với pháp-xứ, nên phát sinh ý-môn lộ-trình-tâm.
Thập-nhị-xứ của phần pháp niệm-xứ thuộc về sắc-pháp và danh-pháp.
4.4-Bojjhaṅgapabba: Thất-giác-chi
Thất-giác-chi có 7 giác-chi, là 7 pháp làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.
Thất-giác-chi có 7 pháp
1- Satisambojjhaṅga: Pháp niệm giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là niệm tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm (appanājavanacitta).[3]
2- Dhammavicayasambojjhaṅga: Pháp phân-tích giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 26 tác-hành-thiền-tâm.
3- Vīriyasambojjhaṅga: Pháp tinh-tấn giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.
4- Pītisambojjhaṅga: Pháp hỷ giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là hỷ tâm-sở đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm đồng sinh với hỷ, 4 đại-duy-tác-tâm đồng sinh với hỷ, 3 sắc-giới thiện-tâm, 3 sắc-giới duy-tác-tâm.
5- Passaddhisambojjhaṅga: Pháp an-tịnh giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là an-tịnh tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.
- Samādhisambojjhaṅga: Pháp định-giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.
- Upekkhāsambojjhaṅga: Pháp xả-giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là trung-dung tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.
Thất-giác-chi của phần pháp niệm-xứ thuộc về danh-pháp.
4.5-Saccapabba: Tứ Thánh-đế
Tứ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ đã chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
1- Dukkha ariyasacca: Khổ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:
-Tái-sinh kiếp sau là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu não, khóc than, khổ thân, khổ tâm, khổ cùng cực.
- Phải gần gũi, thân cận với người không yêu thương là khổ.
- Phải xa lìa người yêu thương là khổ.
- Mong muốn đừng có sinh, có già, có bệnh, có chết, … mà không thể nào được như ý là khổ.
Tóm lại, chấp-thủ trong ngũ-uẩn do tham muốn và tà-kiến là khổ.
2- Dukkhasamudaya ariyasacca: Nhân sinh khổ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là tham-ái dắt dẫn tái-sinh kiếp sau hợp với tham muốn, hài lòng, say mê trong các đối-tượng, đắm say trong kiếp sống. Nhân sinh khổ Thánh-đế ấy là:
- Dục-ái (kāmataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái).
- Hữu-ái (bhavataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với thường-kiến, và tham-ái trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, trong cõi sắc-giới phạm-thiên, cõi vô-sắc-giới phạm-thiên.
- Phi-hữu-ái (vibhavataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với đọan-kiến.
3- Dukkhanirodha ariyasacca: Diệt khổ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn là pháp diệt tận mọi say mê do tham-ái ấy không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, xả ly, từ bỏ chấp-thủ trong ngũ-uẩn, giải thoát khổ, không còn luyến ái, không còn dính mắc nữa.
4- Dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca: Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh: Chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.
-Thân niệm-xứ có 14 đối-tượng.
- Thọ-niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ.
- Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm.
- Pháp niệm-xứ có 5 đối-tượng.
Như vậy, tứ-niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ, mà mỗi đối-tượng có đọan kết đều tương tự chỉ có khác danh từ gọi của mỗi phần mà thôi.
* Thân niệm-xứ có đọan kết như sau:
“Iti -ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati,
- Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati,
- Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
- Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati
- Vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati,
- Samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati,
- Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti, yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya. anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evaṃpi kho bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī Viharati.”
* Thọ niệm-xứ có đọan kết như sau:
“Iti -ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati,
- Bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati,
- Ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati.
- Samudayadhammānupassī vā vedanāsu viharati,
- Vayadhammānupassī vā vedanāsu viharati,
- Samudayavayadhammānupassī vā vedanāsu viharati,
- Atthi vedanā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti
yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya. anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evaṃpi kho bhikkhave, bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati.”
* Tâm niệm-xứ có đọan kết như sau:
“Iti -ajjhattaṃ vā citte cittānupassī viharati,
- Bahiddhā vā citte cittānupassī viharati,
- Ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati.
- Samudayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati,
- Vayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati,
- Samudayavayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati,
- Atthi cittan’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya. anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evaṃ pi kho bhikkhave, bhikkhu citte cittānupassī Viharati.”
* Pháp niệm-xứ có đọan kết như sau:
“Iti -ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati,
- Bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati,
- Ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati.
- Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati,
- Vayadhammānupassī vā dhammesu viharati,
- Samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati
- Atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.
anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evaṃ pi kho bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati.”
Ý nghĩa
* Thân niệm-xứ có đọan kết như sau:
Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ bên trong của mình.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong thân.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong thân.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong thân.
Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là thân mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.
Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.
-Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ.
* Thọ niệm-xứ có đọan kết như sau:
Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ bên trong của mình.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái sinh do nhân-duyên nào sinh trong các thọ.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các thọ.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các thọ.
Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là thọ mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.
Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.
-Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ.
* Tâm niệm-xứ có đọan kết như sau:
Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ bên trong của mình.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong tâm.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong tâm.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong tâm.
Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là tâm mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.
Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.
-Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ.
* Pháp niệm-xứ có đọan kết như sau:
Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ bên trong của mình.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong các pháp.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các pháp.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các pháp.
Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là pháp mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.
Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.
-Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ.
Nhận xét về đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra trong thân-niệm-xứ
Ānāpānapabba: Đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra vốn là đề-mục thiền-định gọi là ānāpānassati, còn gọi là assāsapassāsa: Hơi thở vào, hơi thở ra.
Theo bộ Chú-giải Pāḷi[4], kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta-vaṇṇanā giảng giải về ānāpānapabba: Đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra có trong thân-niệm-xứ, bởi vì hơi thở vào, hơi thở ra luôn luôn nương nhờ nơi thân.
Hành-giả thực-hành ānāpānapabba: Đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra có 2 giai đọan:
1- Giai đọan đầu: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ānāpānassati: Niệm hơi thở vào, hơi thở ra cho đến khi chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm[5] trước.
2- Giai đọan chót: Sau khi xả thiền sắc-giới với đề-mục thiền-định ānāpānassati ra, lấy bậc thiền ấy làm nền tảng, làm đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ (thuộc về phần niệm tâm) hoặc làm đối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ (danh-pháp).
Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ (niệm tâm) hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ bằng các cách như sau:
* Hơi thở vào, hơi thở ra[6] tiếp xúc nơi thân (kāya), là đối-tượng xúc (phong-đại) (vāyophoṭṭhabbārammaṇa) thuộc về sắc-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, và dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ biết đối-tượng xúc ấy thuộc về danh-pháp.
- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác với đối-tượng xúc (phong-đại) (hơi thở vào, hơi thở ra) thuộc về sắc-pháp ấy, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp hiện-tại ấy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
* Cách niệm-thọ: Chi thiền lạc (sukha) (hoặc chi-thiền xả upekkhā) trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục thiền-định ānāpānassati.
Thọ lạc thuộc về danh-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, và bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nương nhờ hadaya-vatthurūpa là nơi sinh của ý-thức-tâm thuộc về sắc-pháp.
- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác với đối-tượng thọ lạc thuộc về danh-pháp, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hiện-tại ấy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
* Cách niệm-tâm: Bậc thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục thiền-định ānāpānassati.
Sắc-giới thiện-tâm thuộc về danh-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, và sắc-giới thiện-tâm nương nhờ hadayavatthu-rūpa là nơi sinh của ý-thức-tâm thuộc về sắc-pháp.
- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác với đối-tượng sắc-giới thiện-tâm thuộc về danh-pháp, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hiện-tại ấy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Giảng giải
Đọan kết của ānāpānapabbavaṇṇanā theo Chú-giải Pāḷi bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā như sau:
Iti -ajjhataṃ vā’ti evaṃ attano vā assāsapassāsa-kāye kāyānupassī viharati.
-Bahiddhā vā’ti parassa assāsapassāsakāye …
- Ajjhattabahiddhā vā’ ti kālena attano, kālena parassa assāsapassāsakāye…
- Atthi kāyo’ti vā panassā’ ti kāyo atthi, na satto, na puggalo, na itthī, na puriso, na attā, na attaniyaṃ, nā’haṃ, na mama, na koci, na kassacīti evamassa sati paccupaṭṭhitā hoti.
Ý nghĩa
Iti -ajjhataṃ vā: Tỳ-khưu, hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần hơi thở vào, hơi thở ra bên trong của mình.
-Bahiddhā vā: Hoặc tỳ-khưu, hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần hơi thở vào, hơi thở ra bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác.
-Ajjhattabahiddhā vā: Hoặc tỳ-khưu, hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần hơi thở vào, hơi thở ra khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác, v.v…
-Atthi kāyo: Chỉ là thân mà thôi, trong phần này là hơi thở vào, hơi thở ra thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa) là pháp vô-ngã, không phải chúng-sinh (na satto), không phải người (na puggalo), không phải người nữ (na itthī), không phải người nam (na puriso), không phải ngã (na attā), không phải thuộc về ngã (na attaniyaṃ), không phải ta (nā’haṃ), không phải của ta (na mama), không phải ai (na koci), không phải của ai (na kassaci), v.v…
- Anissito ca viharati: Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh, không có tà-kiến và tham-ái nương nhờ nơi hơi thở vào, hơi thở ra ấy.
- Na ca kiñci loke upādīyati: Tâm không còn chấp-thủ do tà-kiến và tham-ái cho rằng: “Ta, của ta” nào trong ngũ-uẩn này nữa (đó là tâm của bậc Thánh A-ra-hán).
Như vậy, đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra trong phần thân niệm-xứ này có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả; Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả; Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Còn lại 20 đối-tượng của tứ-niệm-xứ cũng có ý nghĩa tương tự như phần hơi thở vào, hơi thở ra, song mỗi phần chỉ có khác đối-tượng riêng biệt mà thôi.
Như vậy, 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ mà hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng nào trong 21 đối-tượng ấy cũng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán như nhau cả thảy.
* Sắc-pháp sinh do 5 nhân-duyên-sinh
- Sắc-pháp sinh do vô-minh sinh.
- Sắc-pháp sinh do tham-ái sinh.
- Sắc-pháp sinh do nghiệp sinh.
- Sắc-pháp sinh do vật-thực sinh.
- Trạng-thái-sinh của sắc-pháp.
* Sắc-pháp diệt do 5 nhân-duyên-diệt
- Sắc-pháp diệt do vô-minh diệt.
- Sắc-pháp diệt do tham-ái diệt.
- Sắc-pháp diệt do nghiệp diệt.
- Sắc-pháp diệt do vật-thực diệt.
- Trạng-thái-diệt của sắc-pháp.
* Danh-pháp sinh do 5 nhân-duyên-sinh
- Danh-pháp sinh do vô-minh sinh.
- Danh-pháp sinh do tham-ái sinh.
- Danh-pháp sinh do nghiệp sinh.
- Danh-pháp sinh do sắc-pháp, danh-pháp sinh.
- Trạng-thái-sinh của danh-pháp.
* Danh-pháp diệt do 5 nhân-duyên-diệt
- Danh-pháp diệt do vô-minh diệt.
- Danh-pháp diệt do tham-ái diệt.
- Danh-pháp diệt do nghiệp diệt.
- Danh-pháp diệt do sắc-pháp, danh-pháp diệt.
- Trạng-thái-diệt của danh-pháp.
Nhận xét về đọan chót của mỗi đối-tượng
Tứ-niệm-xứ gồm có tất cả 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, mà đọan kết của mỗi phần trong tứ-niệm-xứ đều có:
Iti -ajjhataṃ vā… đối-tượng bên trong của mình như “hơi thở vào, hơi thở ra bên trong của mình; hoặc 4 oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm bên trong của mình; hoặc thân hoặc thọ, hoặc tâm, hoặc pháp bên trong của mình; v.v…”
-Bahiddhā vā … đối-tượng bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác như “hơi thở vào, hơi thở ra bên ngoài mình, của người khác; hoặc 4 oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác; hoặc thân hoặc thọ, hoặc tâm, hoặc pháp bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác; v.v…”
Điều ấy nên hiểu như thế nào?
Thật ra, đọan kết của mỗi đối-tượng trong tứ-niệm-xứ là kết quả đã trải qua quá trình thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ đã có khả năng phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự từ bậc thấp cho đến bậc cao, trải qua 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ, từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới:
- Khi trí-tuệ thứ nhất phát sinh gọi là nāmarūpa-paricchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) đều là pháp-vô-ngã (không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, v.v…), có chánh-kiến thiền-tuệ (vipassanāsammā-diṭṭhi), đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 3 gọi là diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được tà-kiến (chưa diệt tận được tà-kiến).
- Trí-tuệ thứ nhì phát sinh gọi là nāmarūpapaccaya-pariggahañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình với paccakkhañāṇa: Trí-tuệ trực-tiếp thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình (ajjhatta) như thế nào, và với anumānañāṇa: Trí-tuệ gián-tiếp biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên ngoài mình, (bahiddhā) của người khác, của chúng-sinh khác cũng như thế ấy.
Cho nên, trí-tuệ thứ nhì này đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 4 gọi là kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Trí-tuệ thoát-ly hoài-nghi thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được hoài-nghi (chưa diệt tận được hoài-nghi).
Như vậy, hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ,
* khi trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa phát sinh, thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, đạt đến diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời được tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, hành-giả có chánh-kiến thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, không phải chúng-sinh, không phải vật này, vật kia, v.v… mà trí-tuệ này chỉ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp mà thôi.
Tiếp theo * khi trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccaya-pariggahañāṇa phát sinh, thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, đạt đến kaṅkhā-vitaraṇavisuddhi: Trí-tuệ thoát-ly hoài-nghi thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời được hoài-nghi với paccakkhañāṇa: Trí-tuệ trực-tiếp thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình (ajjhatta) như thế nào, và với anumānañāṇa: Trí-tuệ gián-tiếp biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên ngoài mình (bahiddhā), của người khác, của chúng-sinh khác, của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp hiện-tại, quá-khứ, vị-lai cũng như thế ấy.
Cho nên, hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa phát sinh diệt-từng-thời được tà-kiến, đến khi trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa phát sinh diệt-từng-thời được hoài-nghi.
Với 2 loại trí-tuệ đầu trong 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ, hành-giả có khả năng diệt-từng-thời được tà-kiến và hoài-nghi, nên hành-giả được gọi là cūḷasotāpanna: Tiểu-nhập-lưu. (chưa phải là bậc Thánh Nhập-lưu, bởi vì bậc Thánh Nhập-lưu đã diệt tận được tà-kiến và hoài-nghi).
* Atthi kāyo: Chỉ là thân mà thôi. Thân thuộc về sắc-pháp là pháp-vô-ngã.
* Anissito ca viharati: Hành-giả đang tiến triễn đúng theo pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh, nên không có tà-kiến và tham-ái nương nhờ nơi chủ thể và đối-tượng danh-pháp hoặc sắc-pháp ấy.
* Na ca kiñci loke upādīyati: Tâm của hành-giả không còn chấp-thủ do tà-kiến và tham-ái cho rằng: “Ta, của ta, …” nào trong ngũ-uẩn này nữa.
Đó là tâm của bậc Thánh A-ra-hán.
Tóm lại, tứ-niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ:
- Thân-niệm-xứ có 14 đối-tượng, thân thuộc về sắc-pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
- Thọ-niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ, thọ thuộc về danh-pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
- Tâm-niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm, tâm thuộc về danh-pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
- Pháp-niệm-xứ có 5 đối-tượng, pháp thuộc về sắc-pháp và danh-pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
Như vậy, tứ-niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng, mà mỗi đối-tượng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả; Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả; Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả; A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, và Niết-bàn.
Hành-giả trở thành Thánh-nhân bậc nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của hành-giả.
Đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp của pháp-hành tứ-niệm-xứ ý nghĩa như thế nào?
* Kāyo’va atthi: Thân chỉ là sắc-thân mà thôi. Sắc-thân thuộc về sắc-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả,…
* Vedanā’va atthi: Thọ chỉ là thọ mà thôi. Thọ thuộc về danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả, …
* Cittaṃ’va atthi: Tâm chỉ là tâm mà thôi. Tâm thuộc về danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả,…
* Dhammo’va atthi: Pháp chỉ là pháp mà thôi. Pháp thuộc về sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả,…
- Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ là sắc-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma), thì hành-giả không biết đến chế-định-pháp (paññattidhamma) nghĩa là không biết ta đi, … người, người nam, người nữ, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ toàn thân di chuyển, … là sắc-pháp hiện hữu mà thôi.
- Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ-niệm-xứ là danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma), thì hành-giả không còn biết đến chế-định-pháp (paññattidhamma) nghĩa là không biết ta khổ,… người khổ, người nam khổ, người nữ khổ, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ thọ khổ, … là danh-pháp hiện hữu mà thôi.
- Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm-niệm-xứ là danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), thì hành-giả không biết đến chế-định-pháp (paññatti-dhamma) nghĩa là không biết ta biết, người biết, người nam biết, người nữ biết, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ tâm biết là danh-pháp hiện hữu mà thôi.
- Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ pháp trong pháp-niệm-xứ là sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma), thì hành-giả không biết đến chế-định-pháp (paññattidhamma) nghĩa là không biết ta, người, người nam, người nữ, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ pháp là sắc-pháp, danh-pháp hiện hữu mà thôi.
Hành-giả thích hợp với đối-tượng tứ-niệm-xứ
Trong pháp-hành thiền-định, hành-giả được phân loại theo 6 loại bản-tính: Tính-tham, tính-sân, tính-si, tính-suy-diễn, tính-tín, tính-giác.
Trong pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả được phân loại theo 2 loại bản-tính, có 4 hạng hành-giả:
1-Hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ kém.
2-Hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ nhiều.
3-Hành-giả có bản-tính tà-kiến, trí-tuệ kém.
4-Hành-giả có bản-tính tà-kiến, trí-tuệ nhiều.
Nếu hành-giả biết chọn đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình thì việc thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, trong giai đọan ban đầu rất thuận lợi cho sự phát triển trí-tuệ thiền-tuệ.
Trong Chú-giải kinh Đại-niệm-xứ giảng giải rằng:
1- Nếu hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ kém thì nên thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng thân-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp thô. Khi chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác dễ thấy rõ, biết rõ toàn thân này là bất-tịnh, nên diệt được tham-ái nương nhờ nơi thân này cho là “tịnh, xinh đẹp”.
2- Nếu hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ nhiều thì nên thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng trong thọ-niệm-xứ thuộc về danh-pháp. Khi chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác dễ thấy rõ, biết rõ các thọ này là khổ, nên diệt được tham-ái nương nhờ nơi các thọ này cho là“lạc”.
3- Nếu hành-giả có bản-tính tà-kiến, trí-tuệ kém thì nên thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng trong tâm-niệm-xứ thuộc về danh-pháp. Khi chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác dễ thấy rõ, biết rõ tâm này là vô-thường, nên diệt được tà-kiến nương nhờ nơi tâm này cho là“thường”.
4- Nếu hành-giả có bản-tính tà-kiến, trí-tuệ nhiều thì nên thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng trong pháp-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp, danh-pháp vi-tế. Khi chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác dễ thấy rõ, biết rõ các pháp này là vô-ngã, nên diệt được tà-kiến nương nhờ nơi các pháp này cho là“ngã”.
Bốn đối-tượng trong tứ-niệm-xứ: Thân là bất-tịnh, thọ là khổ, tâm là vô-thường, pháp là vô-ngã, đó chỉ là đề cập đến tính chất đặc biệt của mỗi đối-tượng mà thôi, nhưng thực ra, 4 đối-tượng tứ-niệm-xứ: Thân, thọ, tâm, pháp đều có sự sinh, sự diệt, đều có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái-bất-tịnh, đều có khả năng diệt được 3 pháp-đảo-điên là tưởng điên-đảo, tâm điên-đảo, tà-kiến điên-đảo cho thân, thọ, tâm, pháp là tịnh, lạc, thường, ngã.
Vấn: Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ có nên lựa chọn đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ hay không?
Đáp: Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, nếu lựa chọn được đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình thì pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ chắc chắn sẽ được thuận lợi, được phát triển tốt, trí-tuệ thiền-tuệ sẽ phát sinh, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Trích dẫn những tích như sau:
* Tích Suvaṇṇakārattheravatthu[7] đệ-tử của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta được tóm lược như sau:
Người con trai của người thợ vàng còn trẻ xuất gia trở thành tỳ-khưu, là đệ-tử của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, Ngài nghĩ rằng: “Người trai trẻ thường có tham-ái”, nên Ngài Đại-Trưởng-lão truyền dạy đệ-tử với đề-mục thiền-định asubha: Bất tịnh, để diệt tham-ái, nhưng đề-mục thiền-định này không phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của vị tỳ-khưu trẻ.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta nghĩ rằng: “Vị tỳ-khưu trẻ này thuộc về sự tế độ của Đức-Phật”.
-Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con dạy đề-mục thiền-định cho vị tỳ-khưu trẻ này, vị tỳ-khưu này đã thực-hành pháp-hành thiền-định suốt 4 tháng mà vẫn không thể phát sinh nimitta nào, nên con nghĩ rằng: Vị tỳ-khưu này thuộc sự tế độ của Đức-Thế-Tôn, nên con dẫn vị tỳ-khưu này đến hầu Đức-Thế-Tôn.
-Này Sāriputta! Con dạy đề-mục thiền-định nào cho đệ-tử của con vậy?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con dạy đề-mục thiền-định asubha: Bất tịnh cho đệ-tử của con.
- Này Sāriputta! Con không có trí-tuệ đặc biệt āsayānusayañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ bản-tính cố hữu và mọi phiền-não ngấm ngầm của chúng-sinh, nên con dạy đề-mục thiền-định không phù hợp với đệ-tử.
- Này Sāriputta! Con nên trở về, người đệ-tử ở lại.
Đức-Thế-Tôn hóa ra một đóa hoa sen hồng bằng gang tay thật là xinh đẹp ban cho tỳ-khưu trẻ với lời truyền dạy rằng:
-Này tỳ-khưu! Con hãy đem đóa hoa sen này cắm trên gò đất đằng sau tăng xá, rồi ngồi thực-hành pháp-hành thiền-định, hướng tâm đến đóa hoa sen ấy bằng cách niệm thầm trong tâm rằng: “Lohitakaṃ,… Lohitakaṃ,… Lohitakaṃ,… Màu đỏ,… Màu đỏ,… Màu đỏ,…
“Lohitakaṃ,… Lohitakaṃ,… Lohitakaṃ,… Màu đỏ,… Màu đỏ,… Màu đỏ,…
Vị tỳ-khưu trẻ chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại, nên đối-tượng uggahanimitta phát sinh, rồi tiếp theo đối-tượng paṭibhāganimitta phát sinh, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi tiếp tục chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, cho đến chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm cuối cùng tại nơi ấy, chưa thay đổi chỗ ngồi.
Đức-Phật dõi theo biết rõ vị tỳ-khưu trẻ này đã chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm rồi. Ngài suy xét rằng: “Tỳ-khưu ấy có khả năng tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn hay không?”
Vị tỳ-khưu xả thiền ra, ngồi thấy đóa sen héo tàn như vậy, nên nghĩ rằng: “Đóa hoa sen nở thật là xinh đẹp vừa mới đây, nay đóa hoa sen bị héo tàn, các cánh sen rơi rụng cả, đến nhuỵ sen cũng không còn, nay chỉ còn trơ trọi gương sen mà thôi. Sự già của đóa hoa sen như thế nào, rồi sự già ấy chắc chắn cũng sẽ xảy đến trong thân của ta. Các pháp-hữu-vi thật là vô-thường!”
Vị tỳ-khưu bắt đầu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ toàn thân đó là sắc-pháp có sự sinh, sự diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
“Ucchinda sinehamattano, kumudaṃ sāradikaṃva pāṇinā. Santimaggameva brūhaya, Nibbānaṃ Sugatena desitaṃ.”[8]
-Này tỳ-khưu! Con hãy nên diệt tận tâm tham-ái say mê trong thân của con bằng A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ, như người cắt đứt đóa hoa sen trắng trong mùa sārada tháng 10 bằng lưỡi dao sắc bén.
Con hãy nên tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo chứng ngộ Niết-bàn mà Như-Lai đã thuyết giảng.
Sau khi lắng nghe bài kệ xong, vị tỳ-khưu liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có 2 loại trí-tuệ đặc biệt:
1- Indriyaparopariyattañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ 4 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ già dặn hoặc non yếu của mỗi chúng-sinh.
2- Āsayānusayañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ bản-tính cố hữu, thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp, và mọi phiền-não ngấm ngầm của mỗi chúng-sinh.
Ngoài Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác ra, các bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử không có một vị nào có 2 loại trí-tuệ đặc biệt này, dù Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta là bậc Thánh Tối-thượng-Thanh-văn-giác có trí-tuệ siêu-việt cũng không có 2 loại trí-tuệ đặc biệt này.
* Tích Aniccalakkhaṇavatthu[9]
Đức-Phật suy xét rằng: “Đề mục thiền nào là pháp-hành phù hợp với nhóm tỳ-khưu này?”
-Này chư tỳ-khưu! Tất cả các pháp-hữu-vi trong tam-giới: Dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới đều có sự sinh, sự diệt là vô-thường, có nghĩa là có rồi không có.
“Sabbe saṅkhārā aniccā’ti, yadā paññāya passati.
Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.”
Tất cả các pháp-hữu-vi đều là vô-thường.
Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ trạng-thái vô-thường.
Khi thấy rõ như vậy, trí-tuệ thiền-tuệ nhàm chán khổ trong ngũ-uẩn này.
Hành-giả chứng ngộ khổ Thánh-đế đã biết, nhân sinh khổ Thánh-đế đã diệt, v.v…
Đó là Thánh-đạo thanh-tịnh trong sạch này.
Sau khi lắng nghe Đức-Phật thuyết giảng xong bài kệ, tất cả nhóm 500 tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cả thảy.
* Tích Dukkhalakkhaṇavatthu[10]
Đức-Thế-Tôn suy xét rằng: “Đề-mục-thiền nào là pháp-hành phù hợp với nhóm tỳ-khưu này?”
-Này chư tỳ-khưu! Tất cả các pháp-hữu-vi trong tam-giới: Dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới đều có sự sinh, sự diệt là vô-thường, nên sự thật chỉ có khổ mà thôi, có nghĩa là luôn luôn hành hạ.
“Sabbe saṅkhārā dukkhā’ti, yadā paññāya passati. Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.”
Tất cả các pháp-hữu-vi đều là khổ,
Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ trạng-thái khổ,
Khi thấy rõ như vậy, trí-tuệ thiền-tuệ nhàm chán khổ trong ngũ-uẩn này.
Hành-giả chứng ngộ khổ Thánh-đế đã biết, nhân sinh khổ Thánh-đế đã diệt, v.v…
Đó là Thánh-đạo thanh-tịnh trong sạch này.
Sau khi lắng nghe Đức-Phật thuyết giảng xong bài kệ, tất cả nhóm 500 tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cả thảy.
* Tích Anattalakkhaṇavatthu[11]
Đức-Phật suy xét rằng: “Đề-mục-thiền nào là pháp-hành phù hợp với nhóm tỳ-khưu này?
-Này chư tỳ-khưu! Tất cả ngũ-uẩn này là pháp-vô-ngã thật sự, có nghĩa là không chiều theo ý muốn của ai cả, nên không thể muốn rằng: Xin ngũ-uẩn của tôi đừng già, đừng bệnh, đừng chết.
“Sabbe dhammā anattā’ti, yadā paññāya passati.
Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.”
Tất cả ngũ-uẩn này đều là vô-ngã.
Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ trạng-thái vô-ngã,
Khi thấy rõ như vậy, trí-tuệ thiền-tuệ nhàm chán khổ trong ngũ-uẩn này.
Hành-giả chứng ngộ khổ Thánh-đế đã biết, nhân sinh khổ Thánh-đế đã diệt, v.v…
Đó là Thánh-đạo thanh-tịnh trong sạch này.
Sau khi lắng nghe Đức-Phật thuyết giảng xong bài kệ, tất cả nhóm 500 tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế,chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cả thảy.
Những trường hợp như vậy hầu như rất nhiều trong Tam-Tạng Pāḷi và các Chú-giải Pāḷi, bởi vì chỉ có Đức-Phật mới biết được bản-tính, thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp, 10 pháp-hạnh ba-la-mật, 5 pháp-chủ già dặn hoặc non yếu, mọi phiền-não ngấm ngầm của mỗi chúng-sinh mà thôi.
Không ai biết được nghiệp tiềm tàng của mình
Thật vậy, Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthakatthera trong tích Cūḷapanthakattheravatthu [12]được tóm lược như sau:
Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthakatthera có sư huynh là Ngài Trưởng-lão Mahāpanthakatthera xuất gia trước, đã trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Về sau, Ngài Trưởng-lão Mahāpanthakatthera dẫn dắt người em là Cūḷapanthaka xuất gia trở thành tỳ-khưu. Sau khi trở thành tỳ-khưu, tỳ-khưu Cūḷapanthaka trở thành tỳ-khưu kém trí nhớ.
Thật vậy, Ngài Trưởng-lão Mahāpanthakatthera dạy tỳ-khưu Cūḷapanthaka một bài kệ gồm có 4 câu mà suốt 4 tháng Ngài vẫn chưa học thuộc lòng được.
Một hôm, Ngài Trưởng-lão Mahāpanthakatthera bảo với sư đệ Cūḷapanthaka rằng:
-Này Cūḷapanthaka! Dường như sư đệ không có đầy đủ phước duyên trong Phật-giáo, cho nên một bài kệ mà sư đệ học suốt 4 tháng vẫn chưa thuộc lòng được. Còn phận sự thực-hành phạm-hạnh cao thượng để giải thoát khổ làm sao được!
Vậy, sư đệ nên rời khỏi ngôi chùa Ambavana này, trở về nhà trở thành cận-sự-nam tạo bồi bổ thêm các pháp-hạnh ba-la-mật.
Nghe sư huynh của tỳ-khưu Cūḷapanthaka truyền bảo như vậy, thật tâm của tỳ-khưu Cūḷapanthaka hoàn toàn không muốn trở lại đời sống của người tại gia, bởi vì tỳ-khưu Cūḷapanthaka có đức-tin trong sạch tha thiết trong Phật-giáo, nhưng đành phải vâng lời sư huynh.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, trong ngôi chùa này có bao nhiêu vị tỳ-khưu?
- Này cận-sự-nam Jīvaka! Trong chùa có 500 vị tỳ-khưu.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, sáng ngày mai, con xin kính thỉnh Đức-Phật ngự cùng với chư Đại-đức-Tăng gồm có 500 vị đến tư thất của con, để cho con cúng dường vật thực.
- Này cận-sự-nam Jīvaka! Sáng ngày mai, Đức-Phật cùng với chư Đại-đức-Tăng gồm có 499 vị đến tư thất của con, trừ tỳ-khưu Cūḷapanthaka ra.
Nghe sư huynh của tỳ-khưu Cūḷapanthaka nói với cận-sự-nam Jīvaka như vậy, thì tỳ-khưu Cūḷapanthaka không còn hy vọng ở lưu lại tại ngôi chùa Ambavana này được nữa. Tỳ-khưu Cūḷapanthaka cảm thấy vô cùng khổ tâm cùng cực.
Canh chót đêm hôm ấy, Đức-Phật xả đại-bi thiền, xem xét chúng-sinh nào có phước duyên nên tế độ, thì thấy rõ tỳ-khưu Cūḷapanthaka hiện ra, Đức-Phật thấy rõ, biết rõ tỳ-khưu Cūḷapanthaka sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Đức-Phật tế độ tỳ-khưu Cūḷapanthaka
Đức-Phật truyền hỏi rằng:
-Này Cūḷapanthaka! Con đi đâu từ sáng sớm vậy?
-Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sư huynh của con bảo rằng: “Con nên rời khỏi ngôi chùa Ambavana, trở về nhà, trở thành cận-sự-nam, bởi vì con là người kém trí nhớ.” Bạch Ngài.
- Này Cūḷapanthaka! Con là tỳ-khưu trong giáo pháp của Như-Lai, sư huynh bảo con rời khỏi ngôi chùa Ambavana, sao con không đến với Như-Lai?
- Này Cūḷapanthaka! Con hãy đến với Như-Lai.
- Này Cūḷapanthaka! Con nên ngồi quay mặt về hướng Đông, hai tay vò miếng vải này, đồng thời niệm trong tâm rằng: “Rajoharaṇaṃ,… Rajoharaṇaṃ,… Rajoharaṇaṃ, … Vải lau bụi dơ,… Vải lau bụi dơ,… Vải lau bụi dơ,…”
Tỳ-khưu Cūḷapanthaka trở thành bậc Thánh A-Ra-Hán
Vâng theo lời dạy của Đức-Phật, tỳ-khưu Cūḷapanthaka ngồi nhìn về phía mặt trời, vò miếng vải ấy, đồng thời niệm trong tâm rằng: “Rajoharaṇaṃ,… Rajoharaṇaṃ,… Rajoharaṇaṃ,…” “Vải lau bụi dơ,… Vải lau bụi dơ,… Vải lau bụi dơ,…”
Khi vò miếng vải mới sạch sẽ ấy, miếng vải ấy trở nên dơ bẩn, tỳ-khưu Cūḷapanthaka thấy miếng vải ấy dơ bẩn như vậy, nên nghĩ rằng: “Miếng vải mới sạch sẽ thật sự, nhưng khi tiếp xúc với thân thể này của ta, miếng vải mới sạch sẽ không còn sạch như trước nữa, nay miếng vải ấy trở nên dơ bẩn như vậy.
Tất cả pháp-hữu-vi đều là vô-thường nhỉ!
Tỳ-khưu Cūḷapanthaka thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
Đức-Phật dõi theo biết rõ rằng: “Tâm của Cūḷa-panthaka đã có trí-tuệ thiền-tuệ rồi”. Đức-Phật phóng hào quang hiện đến ngồi trước mặt tỳ-khưu Cūḷa-panthaka truyền dạy rằng:
-Này Cūḷapanthaka! Con không chỉ biết đến miếng vải ấy dơ bẩn vì bụi dơ, mà con còn phải biết những bụi dơ đó là rāga: Tham-dục, dosa: Sân-hận, moha: Si-mê ngấm ngầm ở trong tâm của con.
Con hãy nên diệt tận tham-dục, sân-hận, si-mê không còn nữa.
“Rāgo rajo na ca pana reṇu vuccati…” “Doso rajo na ca pana reṇu vuccati...” “Moho rajo na ca pana reṇu vuccati…”
Ý Nghĩa
- Bụi dơ đó là tham-dục, bụi dơ không có nghĩa là bụi dơ, mà bụi dơ là tên gọi của tham-dục.
Chư tỳ-khưu đã diệt tận được bụi dơ tham-dục ấy rồi, sống trong giáo-pháp của Đức-Phật không còn bụi dơ ấy.
- Bụi dơ đó là sân-hận, bụi dơ không có nghĩa là bụi dơ, mà bụi dơ là tên gọi của sân-hận.
Chư tỳ-khưu đã diệt tận được bụi dơ sân-hận ấy rồi, sống trong giáo-pháp của Đức-Phật không còn bụi dơ ấy.
- Bụi dơ đó là si-mê, bụi dơ không có nghĩa là bụi dơ, mà bụi dơ là tên gọi của si-mê.
Chư tỳ-khưu đã diệt tận được bụi dơ si-mê ấy rồi, sống trong giáo-pháp của Đức-Phật không còn bụi dơ ấy.
Sau khi lắng nghe 3 bài kệ xong, Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được tham-dục, sân-hận, si-mê không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ-tuệ-phân-tích (paṭisambhidā), các phép-thần-thông (abhiññā), đặc biệt thông suốt Tam-Tạng Pāḷi (tīṇi piṭakāni).
Tại tư thất, cận-sự-nam Jīvaka Komārabhacca đem dâng nước đến kính dâng lên Đức-Phật.
Đức-Phật truyền bảo cận-sự-nam Jīvaka rằng:
- Này Jīvaka! Trong ngôi chùa Ambavana còn có tỳ-khưu phải không ?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Ngài Trưởng-lão Mahā-panthaka cho con biết không còn tỳ-khưu nào trong ngôi chùa Ambavana nữa.
- Này Jīvaka! Trong ngôi chùa Ambavana vẫn còn có tỳ-khưu.
- Này ngươi! Ngươi hãy mau lẹ đến ngôi chùa Amba-vana, để biết còn có tỳ-khưu nào, hãy mau trở về báo ngay!
Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka hóa ra ngàn tỳ-khưu
Khi ấy, Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka nghĩ rằng: Ta sẽ hóa ra ngàn tỳ-khưu mà mỗi nhóm đều làm mỗi công việc khác nhau như học kinh, may y, v.v… quét dọn sạch sẽ trong ngôi chùa Ambavana này.
Cận-sự-nam Jīvaka kính bạch rằng:
-Kính bạch Đức-Thế-Tôn, trong ngôi chùa Amba-vana có nhiều vị tỳ-khưu.
-Này Jīvaka! Con hãy nên bảo gia nhân rằng: “Đức-Thế-Tôn truyền bảo tỳ-khưu tên Cūḷapanthaka đến hầu”.
Khi gia nhân đi đến ngôi chùa Ambavana, nói lời truyền bảo của Đức-Phật, thì cả ngàn vị tỳ-khưu đều xưng tên rằng: “Tôi là tỳ-khưu Cūḷapanthaka, tôi là tỳ-khưu Cūḷapanthaka”.
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con nghe cả ngàn vị tỳ-khưu đều xưng tên mình là tỳ-khưu Cūḷapanthaka.
- Này con! Nếu như vậy thì con nghe vị tỳ-khưu nào xưng tên trước rằng: “Tôi là tỳ-khưu Cūḷapanthaka”.
Con hãy đến thỉnh vị tỳ-khưu ấy, các vị tỳ-khưu còn lại sẽ đều biến mất.
Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka thuyết pháp
-Này Jīvaka! Con hãy nên đón nhận bát của tỳ-khưu Cūḷapanthaka, rồi thỉnh tỳ-khưu Cūḷapanthaka thuyết pháp và nói lời chúc phúc hoan hỷ phước-thiện bố-thí cúng dường của con hôm nay.
Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka thuyết pháp với giọng hay, thông thuộc, thấu suốt Tam-Tạng Pāḷi, nói lời chúc phúc hoan hỷ làm cho số đông phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ trong lời dạy của Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka.
Nghiệp quá-khứ của Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka
Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka là 1 trong 80 vị Thánh A-ra-hán Đại-Thanh-văn, có phép thần thông biến hóa theo tâm xuất sắc nhất trong các hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
Vấn: Do nguyên nhân nào mà kiếp chót của Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka khi xuất gia trở thành tỳ-khưu, thì Ngài Trưởng-lão trở nên vị tỳ-khưu kém trí nhớ, học một bài kệ gồm có 4 câu, dù Ngài Trưởng-lão cố gắng tinh-tấn ngày đêm suốt 4 tháng vẫn không thuộc lòng được. Cho nên sư huynh của Ngài là Ngài Trưởng-lão Mahāpanthaka là bậc Thánh A-ra-hán nghĩ rằng:
Tỳ-khưu Cūḷapanthaka không có đủ phước duyên trong Phật-giáo, nên khuyên Ngài trở về nhà trở thành cận-sự-nam tạo bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật vậy?
Đáp: Trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa, tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka là vị tỳ-khưu có nhiều trí-tuệ, thông suốt Tam-Tạng Pāḷi.
Khi tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão nghe vị tỳ-khưu học Pāḷi, đọc đi đọc lại nhiều lần mà không thuộc, nên Ngài cười chế nhạo, làm cho vị tỳ-khưu ấy cảm thấy hổ thẹn, rồi bỏ học thuộc lòng Pāḷi.
Do ác-nghiệp quá-khứ ấy trong tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão cho quả, nên kiếp hiện-tại khi xuất gia trở thành tỳ-khưu thì trở nên vị tỳ-khưu kém trí nhớ, học một bài kệ gồm có 4 câu, dù tỳ-khưu cố gắng tinh-tấn ngày đêm suốt 4 tháng vẫn không thuộc lòng được.
Vấn Do nguyên nhân nào mà Đức-Phật ban cho tỳ-khưu Cūḷapanthaka miếng vải mới sạch sẽ, rồi truyền dạy tỳ-khưu dùng 2 tay vò miếng vải ấy, đồng thời niệm tưởng trong tâm rằng: “Rajoharaṇaṃ, …” như vậy?
Đáp: Trong thời quá-khứ, tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka là Đức-vua. Một hôm, Đức-vua ngự trên con voi báu đi quan sát quanh kinh-thành lúc trời nắng nóng, mồ hôi chảy ra trên trán.
Đức-vua dùng khăn vải trắng mới sạch sẽ lau mồ hôi trên trán, làm cho chiếc khăn vải trắng ấy đã bị dơ bẩn. Đức-vua phát sinh động tâm về vô-thường, bất-tịnh rằng: “Chiếc khăn vải trắng mới sạch sẽ khi tiếp xúc, lau sắc-thân này thì không còn sạch sẽ như xưa nữa. Chiếc khăn bị dơ bẩn, bởi vì thân thể của ta dơ bẩn”.
Tất cả các pháp-hữu-vi đều là vô-thường cả!
Đức-Phật thấy rõ, biết rõ nguyên nhân quá-khứ ấy, nên kiếp hiện-tại Đức-Phật ban cho tỳ-khưu Cūḷapanthaka miếng vải trắng sạch sẽ, rồi truyền dạy Ngài Trưởng-lão dùng 2 tay vò miếng vải ấy, đồng thời niệm tưởng trong tâm rằng: “Rajoharaṇaṃ, …” như vậy. Khi thấy miếng vải bị dơ mà Ngài thấy rõ thân ô trọc, đó là đối-tượng thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
1- Indriyaparopariyattañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ già dặn hoặc non yếu của mỗi chúng-sinh.
2- Āsayānusayañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ bản-tính cố hữu, thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp, và mọi phiền-não ngấm ngầm của mỗi chúng-sinh.
Pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ
Pháp-hành tứ-niệm-xứ có 4 đối-tượng là thân, thọ, tâm, pháp đó là sắc-pháp, danh-pháp, là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ, là pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, không có ngoài Phật-giáo, cho nên, pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành duy nhất dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Vấn: Tại sao đối-tượng thiền-tuệ thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà không phải là chế-định-pháp (paññattidhamma)?
Đáp: Chế-định-pháp (paññattidhamma) là pháp không có thật-tánh, không có sự sinh, sự diệt, không có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, không dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, không giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài. Cho nên, đối-tượng thiền-tuệ không thuộc về chế-định-pháp (paññatti-dhamma) được.
* Chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) đó là sắc-pháp, danh-pháp tam-giới có thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới, có sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. Cho nên, đối-tượng thiền-tuệ thuộc về chân-nghĩa-pháp mà không phải là chế-định-pháp (paññattidhamma) được.
Tứ-niệm-xứ có 4 pháp:
- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm, gồm có 14 đối-tượng thuộc về sắc-pháp.
- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm, có 1 đối-tượng chia ra 9 loại thọ thuộc về danh-pháp.
- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm, có 1 đối-tượng chia ra 16 loại tâm thuộc về danh-pháp.
- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm, gồm có 5 đối-tượng thuộc về sắc-pháp, danh-pháp.
Như vậy, thân, thọ, tâm, pháp gồm có 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ, hoặc các sắc-pháp, các danh-pháp là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ đều thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), không phải là chế-định-pháp (paññattidhamma).
Thật ra, trong 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ, hoặc trong các đối-tượng sắc-pháp, các đối-tượng danh-pháp của pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả khó biết được đối-tượng nào là đối-tượng phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ ban đầu cho được thuận lợi, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ.
Cho nên, hành-giả cần phải nên học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu rõ 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ, hoặc tất cả mọi đối-tượng sắc-pháp, mọi đối-tượng danh-pháp của pháp-hành thiền-tuệ, rồi thực-hành thử nghiệm mỗi đối-tượng để biết kết quả ban đầu.
Để thực-hành đúng theo pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả cần phải nên học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu rõ bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta và Chú-giải của bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā trong Trường-bộ-kinh (Dīghanikāya), phần Mahāvagga-pāḷi và Trung-bộ-kinh (Majjhimanikāya), phần Mūla-paṇṇāsapāḷi và bộ Chú-giải (Aṭṭhakathā) của bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta này, để làm nền tảng căn bản của pháp-hành tứ-niệm-xứ.
Và hành-giả còn cần phải học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu rõ bộ Visuddhimagga: Thanh-tịnh-đạo và bộ Visuddhi-maggamahāṭīkā: Thanh-tịnh-đạo Phụ-chú-giải làm nền tảng căn bản của pháp-hành thiền-tuệ, để hành-giả hiểu biết cách thực-hành pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.
Nhận xét về 21 đối-tượng trong tứ-niệm-xứ
Trong 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ, đối-tượng nào cũng có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cả thảy.
Trong 21 đối-tượng ấy đều là những đối-tượng vô cùng vi-tế và vô cùng sâu sắc, bởi vì thật-tánh của mỗi đối-tượng đều thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma), không phải chế-định-pháp (paññattidhamma).
Danh từ ngôn-ngữ gọi mỗi đối-tượng ấy tuy là chế-định-pháp (paññattidhamma) nhưng thuộc về vijjamāna-paññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế-định có thật-tánh-pháp hiện hữu làm nền tảng, mà thật-tánh thật sự đó là mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp hoàn toàn không phải danh từ ngôn-ngữ chế định nào cả.
Cho nên, thân, thọ, tâm, pháp là đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ, mà thân thuộc về sắc-pháp, thọ và tâm thuộc về danh-pháp, còn pháp thuộc về sắc-pháp, danh-pháp là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
Như vậy, đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ và đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ chỉ có khác nhau về danh từ ngôn-ngữ mà thôi, còn thật-tánh của đối-tượng thuộc về chân-nghĩa-pháp là hoàn toàn giống nhau.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ chỉ có đối-tượng là thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thôi, bởi vì chỉ có đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp mới có thật-tánh có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Còn chế-định-pháp thuộc về danh từ ngôn ngữ thì hoàn toàn không có thật-tánh, không có sự sinh, sự diệt, không có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, nên không thể làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ, cũng không thể dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không thể chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, không thể giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Nếu hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ mà không có khả năng biết được đối-tượng nào phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình, thì hành-giả nên thử lựa chọn iriyāpathapabba: Đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm trong thân-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp phát sinh từ tâm làm đối-tượng, để thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bởi vì iriyāpathapabba là 1 trong 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-Đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Xét thấy iriyāpathapabba: Đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm trong thân-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp phát sinh từ tâm là một đối-tượng tương đối thô, rõ ràng hiện rõ nhiều trong thời hiện-tại, so với các đối-tượng tứ-niệm-xứ khác, bởi vì khi đang đi, đang đứng, đang ngồi, đang nằm, nếu có oai-nghi phụ nào phát sinh như cử động tay, chân, quay bên phải, quay bên trái, v.v… thì khi ấy, oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm không còn hiện hữu rõ ràng nữa.
Iriyāpathapabba: Đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm này trong thân-niệm-xứ phù hợp với hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ kém.
Nếu hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ kém có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ thì nên lựa chọn đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm, trong phần thân-niệm-xứ, gọi là thân đi, thân đứng, thân ngồi, thân nằm hoặc sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm dùng làm đối-tượng thiền-tuệ, lúc ban đầu thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ.
Trước tiên, hành-giả cần phải học hỏi, tìm hiểu biết rõ về phần pháp-học của đối-tượng tứ-oai-nghi, và phần pháp-hành của đối-tượng tứ-oai-nghi, phương pháp thực-hành của mỗi oai-nghi.
Hành-giả thử nghiệm thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng tứ-oai-nghi ấy, nếu xét thấy phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình thì tiếp tục thực-hành đối-tượng ấy để dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Nếu hành-giả xét thấy đối-tượng tứ-oai-nghi này không phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình thì thay đổi đối-tượng khác. Đó là việc bình thường trong pháp-hành thiền-tuệ.
Thật ra, đối-tượng tứ-oai-nghi là những oai-nghi bình thường trong đời sống hằng ngày của mỗi người, nên khi hành-giả sử dụng tứ-oai-nghi làm đối-tượng thiền-tuệ, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ ban đầu, đó là điều rất thuận lợi cho hành-giả, dù chưa dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, cũng làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh và tăng trưởng.
Nếu trong những tiền kiếp của hành-giả đã từng thực-hành những đối-tượng thiền-tuệ nào khác đã thành thói quen, phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình thì kiếp hiện-tại này đến giai đọan tự động chuyển sang đổi đối-tượng thiền-tuệ ấy, đó là điều rất bình thường trong pháp-hành thiền-tuệ, bởi vì pháp-hành thiền-tuệ gồm tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới, không có sự phân biệt nào cả (khác với hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền định bắt buộc giới hạn một số đối-tượng thiền-định).
Kāyānupassanā Iriyāpathapabba
Đối-tượng tứ-oai-nghi
Bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta[13] phần Iriyāpatha-pabba như sau:
“Puna ca paraṃ bhikkhave, bhikkhu
- Gacchanto vā gacchāmī’ti pajānāti,
- Ṭhito vā ṭhitomhī’ti pajānāti,
- Nisinno vā nisinnomhī’ti pajānāti,
- Sayāno vā sayānomhī’ti pajānāti,
- Yathā yathā vā pana’ssa kāyo paṇihito hoti, ihi tathā tathā naṃ pajānāti.
Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati,
Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. Vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
Samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
“ Atthi kāyo”ti vā pana’ssa sati paccupaṭṭhitā hoti, yāvadeva ñāṇamattāya patissatimattāya.
Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evaṃpi kho bkikhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.”
Ý nghĩa
(Iriyāpathapabbaṃ niṭṭhitaṃ.)
Sau khi thuyết giảng “ānāpānapabba” xong, Đức-Phật tiếp tục thuyết giảng “Iriyāpathapabba” rằng:
- Này chư tỳ-khưu! Một đối-tượng khác,
- Khi đang đi, tỳ-khưu có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác biết rõ rằng: “Thân đi” hoặc “sắc-đi”.
- Hoặc khi đang đứng, tỳ-khưu có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác biết rõ rằng:“Thân đứng” hoặc “sắc-đứng”.
- Hoặc khi đang ngồi, tỳ-khưu có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác biết rõ rằng: “Thân ngồi” hoặc “sắc-ngồi”.
- Hoặc khi đang nằm, tỳ-khưu có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác biết rõ rằng: “Thân nằm” hoặc “sắc-nằm”.
- Hoặc toàn thân của hành-giả đang ở trong tư thế (dáng) như thế nào, thì hành-giả nên có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ toàn thân đang ở trong tư thế (dáng) như thế ấy.
Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân-niệm-xứ bên trong của mình.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân-niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân-niệm-xứ, khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong thân.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong thân.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, và trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong thân.
Chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác của hành-giả biết rõ rằng: “Chỉ là thân mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.
Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ-thể); không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.
-Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân-niệm-xứ.
(Xong phần đối-tượng tứ-oai-nghi)
Giảng giải
-Gacchāmi: Theo nghĩa thường là “tôi đi”, theo chân-nghĩa-pháp nghĩa là “thân đi” hoặc “sắc-đi”.
- Ṭhito’mhi: Theo nghĩa thường là “tôi đứng”, theo chân-nghĩa-pháp nghĩa là “thân đứng” hoặc “sắc-đứng”.
- Nisinno’mhi: Theo nghĩa thường là “tôi ngồi” theo chân-nghĩa-pháp nghĩa là “thân ngồi” hoặc “sắc-ngồi”.
- Sayāno’mhi: Theo nghĩa thường là “tôi nằm” theo chân-nghĩa-pháp nghĩa là “thân nằm” hoặc “sắc-nằm”.
Phần Chú-giải iriyāpathapabba
- Iti ajjhattaṃ vā’ti evaṃ attano vā catu iriyā-pathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati…
- Bahiddhā vā’ti parassa catu iriyāpathaparig-gaṇhanena ...
- Ajjhattabahiddā vā’ti kālena attano, kālena parassa vā catu iriyāpathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati…
- Samudayadhammānupassī vā’ti ādīsu pana “avijjā-samudayā rūpasamudayo”ti ādinā nayena pañcahākārehi rūpakkhandhassa samudayo ca vayo ca nīharitabbo.
Tañhi sandhāya idha “samudayadhammānupassīvā” ti ādi vuttaṃ.
- Atthi kāyo’ti vā panassā’ ti kāyo atthi, na satto, na puggalo, na itthī, na puriso, na attā, na attaniyaṃ, nā’haṃ, na mama, na koci, na kassacīti evamassa sati paccupaṭṭhitā hoti.
Ý nghĩa
- Iti ajjhattaṃ vā: Tỳ-khưu hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân-niệm-xứ đó là tứ-oai-nghi bên trong của mình.
- Bahiddhā vā: Hoặc tỳ-khưu hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân-niệm-xứ đó là tứ-oai-nghi bên ngoài mình, của người khác.
- Ajjhattabahiddā vā: Hoặc tỳ-khưu hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân-niệm-xứ đó là tứ-oai-nghi, khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.
- Samudayadhammānupassī vā: Hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do 5 nhân-duyên-sinh của tứ-oai-nghi là vô-minh, tham-ái, nghiệp, vật-thực, trạng-thái-sinh của tứ-oai-nghi trong thân.
- Vayadhammānupassī vā: Hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do 5 nhân-duyên-diệt của tứ-oai-nghi là vô-minh, tham-ái, nghiệp, vật-thực, trạng-thái-diệt của tứ-oai-nghi trong thân.
- Samudayavayadhammānupassī vā: Hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do 5 nhân-duyên-sinh của tứ-oai-nghi là vô-minh, tham-ái, nghiệp, vật thực, trạng-thái-sinh của tứ-oai-nghi, và trạng-thái-diệt do 5 nhân-duyên-diệt của tứ-oai-nghi là vô-minh, tham-ái, nghiệp, vật-thực, trạng-thái-diệt của tứ-oai-nghi trong thân.
- “Kāyo’va atthi: Thân chỉ là sắc-thân mà thôi. Thân thuộc về sắc-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả,…”
Chánh-niệm trực nhận dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm, …
Trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp ấy, cốt để cho chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác càng phát triển và tăng trưởng (satisampajaññānaṃ vuḍḍhatthāya).
- Anissito ca viharati: Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh, không có tà-kiến và tham-ái nương nhờ nơi sắc-pháp 4 oai-nghi ấy.
- Na ca kiñci loke upādīyati: Tâm không còn chấp-thủ do tà-kiến và tham-ái cho rằng: “Ta, của ta” nào trong ngũ-uẩn này nữa (đó là tâm của bậc Thánh-A-ra-hán).
Như vậy, đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm trong thân-niệm-xứ này có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế:
- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
- Chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
- Chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại vi-tế không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
- Chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Hành-giả trở thành Thánh-nhân bậc nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: (Indriya) tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của hành-giả.
Đọan kết của tứ-niệm-xứ so với trí-tuệ thiền-tuệ
-Ajjhattaṃ vā: Hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của (tứ-oai-nghi) bên trong của mình có thể so sánh tương đương với trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là pháp-vô-ngã.
- Bahiddhā vā, ajjhattabahiddā vā, samudayadham-mānupassī vā: Hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên-sinh của sắc-pháp phát sinh từ tâm (tứ-oai-nghi) bên trong của mình (ajjhatta) như thế nào, và trạng-thái-sinh do nhân-duyên-sinh của sắc-pháp phát sinh từ tâm (tứ-oai-nghi) bên ngoài mình (bahiddhā), của người khác cũng như thế ấy có thể so sánh tương đương với trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggaha-ñāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân-duyên-sinh bên trong của mình (ajjhatta) với paccakkhañāṇa: Trí-tuệ trực tiếp thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình (ajjhatta) như thế nào, và với anumānañāṇa: Trí-tuệ gián tiếp biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên ngoài mình (bahiddhā), của người khác, của chúng-sinh khác, cũng như thế ấy.
- Vayadhammānupassī vā: Hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên-diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, có thể so sánh tương đương với trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp diệt do nhân-duyên-diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới, nên trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới.
-Samudayavayadhammānupassī vā: Hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp và danh-pháp hiện-tại phát sinh từ tâm (tứ-oai-nghi), nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại, có thể so sánh tương đương với trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại do nhân-duyên-sinh do nhân-duyên-diệt, nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.
- Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādīyati: Tiếp theo các trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới tuần tự phát sinh không có tà-kiến và tham-ái nương nhờ nơi sắc-pháp nơi danh-pháp tam-giới, cho đến 2 trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là 4 Thánh-đạo-tuệ, và thứ 15 gọi là 4 Thánh-quả-tuệ, trở thành bậc Thánh A-ra-hán không còn chấp thủ do tà-kiến và tham-ái nữa.
Kāya: Thân nghĩa là gì?
-“Kāyo’va atthi: Thân chỉ là sắc-thân mà thôi. Thân thuộc về sắc-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả,…”
* Kāya trong phần kāyānupassanāsatipaṭṭhāna: Thân-niệm-xứ trong kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta: Kinh Đại-niệm-xứ, có nghĩa là toàn thân thuộc về sắc-pháp gồm có 28 sắc-pháp do tâm điều khiển mọi oai-nghi đi, đứng, ngồi, nằm, v.v…
Nhận xét về đối-tượng tứ-oai-nghi
Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là những oai-nghi bình thường của chúng-sinh có 2 chân, 4 chân, …
Đức-Phật thuyết giảng phần tứ-oai-nghi (iriyāpatha-pabba) trong thân-niệm-xứ (kāyānupassanāsatipaṭṭhāna), bởi vì tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittaja-rūpa) làm đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ.
Tứ-oai-nghi là nơi nương nhờ của tà-kiến
Trong đời có số người nào không gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, không có cơ hội học hỏi nghiên cứu về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), không hiểu biết về bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-diệu-pháp yếu nghĩa, không hiểu biết về sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã, cho nên số người ấy mỗi khi đi, đứng, ngồi, nằm không diệt được sự chấp-thủ chúng-sinh (satūpaladdhiṃ na pajahati) và không từ bỏ ngã-tưởng cho là ta (attasaññaṃ na ugghāṭeti).
Vì vậy, tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là nơi nương nhờ của tà-kiến phát sinh thấy sai, chấp lầm như sau:
- Khi thân đi hoặc sắc-đi, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc-đi cho là ta đi.
- Khi thân đứng hoặc sắc-đứng, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc-đứng cho là ta đứng.
- Khi thân ngồi hoặc sắc-ngồi, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc-ngồi cho là ta ngồi.
- Khi thân nằm hoặc sắc-nằm, thì tà-kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc-nằm cho là ta nằm, …
Khi có sắc-đi thì tà-kiến nương nhờ nơi sắc-đi ấy, thấy sai, chấp lầm rằng: “Ta đi”.
Sự thật, ta đi không có mà chỉ có sắc-đi mà thôi.
Tà-kiến đó là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến (diṭṭhigatasampayutta).
Sở dĩ có sự chấp thủ cho là ta đi là vì tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc-đi cho là ta đi.
Khi có tham-tâm hợp với tà-kiến nào phát sinh thì ắt hẳn có si tâm-sở đồng sinh với tham-tâm hợp với tà-kiến ấy, làm che phủ thật-tánh của sắc-đi là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
Đúng theo thật-tánh của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, không có ngã.
Như vậy, ngã không có thật thì không có phương pháp diệt ngã được.
Sở dĩ có sự chấp ngã là vì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp cho là ngã, là ta.
Như vậy, ngã, ta không có thật, mà chỉ có tà-kiến có thật mà thôi, nên chắc chắn có phương pháp diệt tà-kiến.
Nếu khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được tà-kiến trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và diệt tận được hoài-nghi trong si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn có chấp ngã, chấp ta nữa.
Tứ-oai-nghi là nơi nương nhờ của chánh-kiến
Trong đời có số người trí thường gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, có cơ hội học hỏi, nghiên cứu về bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-diệu-pháp yếu-nghĩa, hiểu biết về sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã.
Hành-giả thiện-trí có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có giới-hạnh trong sạch thanh-tịnh, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-kiến khi đang đi, đang đứng, đang ngồi, đang nằm, diệt từng thời được tà-kiến chấp-thủ chúng-sinh (satūpaladdhiṃ pajahati) và ngăn từng thời được ngã-tưởng cho là ta (attasaññaṃ ugghāṭeti).
Vì vậy, tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là nơi nương nhờ của chánh-kiến phát sinh thấy đúng, biết đúng như sau:
- Khi thân đi hoặc sắc-đi, thì chánh-kiến thấy đúng, biết đúng oai-nghi đi đó là tư thế đi, dáng đi gọi là sắc-đi (không phải là ta đi).
- Khi thân đứng hoặc sắc-đứng, thì chánh-kiến thấy đúng, biết đúng oai-nghi đứng đó là tư thế đứng, dáng đứng gọi là sắc-đứng (không phải là ta đứng).
- Khi thân ngồi hoặc sắc-ngồi, thì chánh-kiến thấy đúng, biết đúng oai-nghi ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi gọi là sắc-ngồi (không phải là ta ngồi).
- Khi thân nằm hoặc sắc-nằm, thì chánh-kiến thấy đúng, biết đúng oai-nghi nằm đó là tư thế nằm, dáng nằm gọi là sắc-nằm (không phải là ta nằm).
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác nơi đối-tượng thiền-tuệ sắc-đi đó là tư thế đi, dáng đi; sắc-đứng đó là tư thế đứng, dáng đứng; sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi; sắc-nằm đó là tư thế nằm, dáng nằm; trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), nên chánh-kiến phát sinh thấy đúng, biết đúng theo thật-tánh của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp là pháp-vô-ngã.
Chánh-kiến-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp là pháp-vô-ngã, không phải là chúng-sinh (na satto), không phải là người (na puggalo), không phải là người nữ (na itthī), không phải là người nam (na puriso), không phải là ngã (na attā), không phải thuộc về ngã (na attaniyaṃ), không phải là ta (nā’haṃ), không phải thuộc về của ta (na mama), không phải là ai (na koci), không phải thuộc về của ai cả (na kassaci), đúng theo sự-thật chân-nghĩa-pháp là pháp-vô-ngã như sau:
- Sắc-pháp nào là sắc-pháp ấy.
- Danh-pháp nào là danh-pháp ấy.
Tứ-oai-nghi là đối-tượng thiền-tuệ
Iriyāpathapabba: Đối-tượng tứ-oai-nghi là 1 trong 14 đối-tượng trong thân-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm làm đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ.
Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi là sắc-đi, oai-nghi đứng là sắc-đứng, oai-nghi ngồi là sắc-ngồi, oai-nghi nằm là sắc-nằm đều là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa) thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Thật vậy, trong Chú-giải Pāḷi kinh Mahāsatipaṭṭhāna-suttavaṇṇanā, phần iriyāpathapabba giảng giải rằng:
“Paramatthato hi dhātūnaṃ yeva gamanaṃ, dhātūnaṃ ṭhānaṃ, dhātūnaṃ nisajjaṃ, dhātūnaṃ sayanaṃ.”[15]
Thật vậy, xét theo chân-nghĩa-pháp thì “oai-nghi đi” chỉ là sắc-tứ-đại mà thôi, “oai-nghi đứng” chỉ là sắc-tứ-đại mà thôi, “oai-nghi ngồi” chỉ là sắc-tứ-đại mà thôi, “oai-nghi nằm” chỉ là sắc-tứ-đại mà thôi.
Như vậy, tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa) là pháp-vô-ngã, nên không phải là ta, không phải là của ta, không phải là người, không phải là người nam, không phải là người nữ, không phải là chúng-sinh nào cả.
Mahābhūtarūpa: Sắc-tứ-đại
1-Pathavīdhātu: Sắc-địa-đại là chất đất.
2-Āpodhātu: Sắc-thuỷ-đại là chất nước.
3-Tejodhātu: Sắc-hoả-đại là chất lửa.
4-Vāyodhātu: Sắc-phong-đại là chất gió.
Đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là sắc-pháp toàn thân phát sinh do tâm, không phải một phần nào của sắc-thân.
Rūpadhamma: Sắc-pháp gồm có 28 sắc-pháp phân ra 2 loại:
1- Mahābhūtarūpa: Sắc-tứ-đại có 4 sắc-pháp là sắc-địa-đại, sắc-thuỷ-đại, sắc-hoả-đại, sắc-phong-đại làm nền tảng.
2- Upādāyarūpa: Sắc-phụ-thuộc có 24 sắc-pháp là
sắc-pháp phụ thuộc đồng sinh với sắc-tứ-đại.
* Nếu là người nam thì trừ ra sắc-nữ-tính.
* Nếu là người nữ thì trừ ra sắc-nam-tính.
Tâm phát sinh tứ-oai-nghi
Tâm (citta) có khả năng phát sinh tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi là sắc-đi, oai-nghi đứng là sắc-đứng, oai-nghi ngồi là sắc-ngồi, oai-nghi nằm là sắc-nằm và các oai-nghi phụ như quay bên phải, quay bên trái, co tay, co chân vào, duỗi tay, duỗi chân ra, v.v…
Tâm ấy gồm có 32 tâm, đó là 8 tham-tâm +2 sân-tâm + 2 si-tâm + 8 đại-thiện-tâm + 8 đại-duy-tác-tâm + 1 tiếu-sinh-tâm + 1 ý-môn-hướng-tâm + đặc biệt 2 thần-thông-tâm.
- Nếu đi, đứng, ngồi, nằm phát sinh do tham-tâm thì đi, đứng, ngồi, nằm,… với dáng điệu khoan thai, nhẹ nhàng đáng yêu.
- Nếu đi, đứng, ngồi, nằm phát sinh do sân-tâm thì đi, đứng, ngồi, nằm, … với dáng điệu nóng nảy, vội vàng mạnh bạo.
- Nếu đi, đứng, ngồi, nằm phát sinh do si-tâm thì đi, đứng, ngồi, nằm, …với dáng điệu ngẩn ngơ, phóng-tâm.
- Nếu đi, đứng, ngồi, nằm phát sinh do 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ thì đi, đứng, ngồi, nằm, … với dáng điệu tư thế tự nhiên, nhưng không có trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Nếu đi, đứng, ngồi, nằm phát sinh do 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ thì đi, đứng, ngồi, nằm,… với dáng điệu tư thế tự nhiên, có trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Nếu đi, đứng, ngồi, nằm phát sinh do đại-duy-tác-tâm, tâm của bậc Thánh A-ra-hán thì đi, đứng, ngồi, nằm, … với dáng điệu tư thế tự nhiên, dù hợp với trí-tuệ, dù không hợp với trí-tuệ tuỳ theo đối-tượng, vẫn luôn luôn có trí nhớ.
Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm, nên oai-nghi đi gọi là sắc-đi, oai-nghi đứng gọi là sắc-đứng, oai-nghi ngồi gọi là sắc-ngồi, oai-nghi nằm gọi là sắc-nằm thuộc về sắc-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp.
Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng iriyā-pathapabba: Đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi là sắc-đi, oai-nghi đứng là sắc-đứng, oai-nghi ngồi là sắc-ngồi, oai-nghi nằm là sắc-nằm làm đối-tượng thiền-tuệ.
Trước tiên, hành-giả cần phải học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu biết rõ mỗi oai-nghi là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
đúng, hiểu biết đúng rằng:
1- Oai-nghi đi gọi là thân đi hoặc sắc-đi đó là tư thế đi, dáng đi.
2- Oai-nghi đứng gọi là thân đứng hoặc sắc-đứng đó là tư thế đứng, dáng đứng.
3- Oai-nghi ngồi gọi là thân ngồi hoặc sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi
4- Oai-nghi nằm gọi là thân nằm hoặc sắc-nằm đó là tư thế nằm, dáng nằm.
Nhân-duyên phát sinh tứ-oai-nghi
Chú-giải[16] bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā, đối-tượng iriyāpathapabba giảng giải về oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm như sau:
1- Oai-nghi đi
- Ko gacchati ? Ai đi?
- Kassa gamanaṃ? Oai-nghi đi của ai?
- Kiṃ karaṇā gacchati? Oai-nghi đi phát sinh do nhân-duyên nào?
Giảng giải
- Ko gacchatī’ti na koci satto vā puggalo vā gacchati.
- Ai đi? Nghĩa là không phải chúng-sinh nào, hoặc người nào đi cả.
- Kassa gamanan’ti na kassaci sattassa vā puggalassa vā gamanaṃ.
- Oai-nghi đi của ai? Nghĩa là oai-nghi đi không phải của chúng-sinh nào hoặc người nào cả.
- Kiṃ kāraṇā gacchatī’ti cittakiriyavāyodhātuvipphā-rena gacchati. Tasmā esa evaṃ pajānāti.
“Gacchāmī’ti cittaṃ uppajjati, taṃ vāyaṃ janeti, vāyo viññattiṃ janeti, cittakiriyavāyodhātuvipphārena sakala-kāyassa purato abhinīhāro gamanaṃ vuccati.”
Oai-nghi đi phát sinh do nhân-duyên nào? Nghĩa là oai-nghi đi phát sinh do chất gió chuyển động toàn thân do tâm.
Hành-giả nên biết rõ oai-nghi đi phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến qua nhiều nhân-duyên như sau:
- Tâm nghĩ “tôi đi”.
- Do tâm nghĩ đi, nên làm cho phát sinh chất gió.
-Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân chuyển động.
-Toàn thân di chuyển bước đi mỗi tư thế đi, dáng đi do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy.
Vì vậy, gọi là “thân đi” hoặc “sắc-đi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
Nhân-duyên phát sinh oai-nghi đứng
Oai-nghi đứng phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:
2- Oai-nghi đứng
-Ko tiṭṭhati ? Ai đứng?
- Kassa ṭhānaṃ? Oai-nghi đứng của ai?
- Kiṃ karaṇā tiṭṭhati? Oai-nghi đứng phát sinh do nhân-duyên nào?
Giảng giải
- Ko tiṭṭhatī’ti na koci satto vā puggalo vā tiṭṭhati.
- Ai đứng? Nghĩa là không phải chúng-sinh nào, hoặc người nào đứng cả.
- Kassa ṭhānan’ti na kassaci sattassa vā puggalassa vā ṭhānaṃ.
- Oai-nghi đứng của ai? Nghĩa là oai-nghi đứng không phải của chúng-sinh nào hoặc của người nào cả.
- Kiṃ kāraṇā tiṭṭhatī’ti cittakiriyavāyodhātuvipphā-rena tiṭṭhati…
Oai-nghi đứng phát sinh do nhân-duyên nào? Nghĩa là oai-nghi đứng phát sinh do chất gió cử động toàn thân do tâm.
Hành-giả nên biết rõ oai-nghi đứng phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến qua nhiều nhân-duyên như sau:
- Tâm nghĩ “tôi đứng”.
- Do tâm nghĩ đứng, nên làm cho phát sinh chất gió.
-Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
-Toàn thân từ chân đến đầu đứng yên theo mỗi tư thế đứng, dáng đứng do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy.
Vì vậy, gọi là “thân đứng” hoặc “sắc-đứng” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
Nhân-Duyên Phát Sinh Oai-Nghi Ngồi
Oai-nghi ngồi phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:
3- Oai-nghi ngồi
-Ko nisīdati ? Ai ngồi?
- Kassa nisajjaṃ ? Oai-nghi ngồi của ai?
- Kiṃ karaṇā nisīdati? Oai-nghi ngồi phát sinh do nhân-duyên nào?
Giảng giải
- Ko nisīdatī’ti na koci satto vā puggalo vā nisīdati.
- Ai ngồi? Nghĩa là không phải chúng sinh nào, hoặc người nào ngồi cả.
- Kassa nisajjan’ti na kassaci sattassa vā puggalassa vā nisajjā.
- Oai-nghi ngồi của ai? Nghĩa là oai-nghi ngồi không phải của chúng sinh nào hoặc của người nào cả.
- Kiṃ kāraṇā nisīdatī’ti cittakiriyavāyodhātuvipphā-rena nisīdati…
Oai-nghi ngồi phát sinh do nhân-duyên nào? Nghĩa là oai-nghi ngồi phát sinh do chất gió cử động toàn thân do tâm.
Hành-giả nên biết rõ oai-nghi ngồi phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến qua nhiều nhân-duyên như sau:
- Tâm nghĩ “tôi ngồi”.
- Do tâm nghĩ ngồi, nên làm cho phát sinh chất gió.
-Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
-Toàn thân, thân phần trên ngồi yên, thân phần dưới co theo mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy.
Vì vậy, gọi là “thân ngồi” hoặc “sắc-ngồi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
Nhân-Duyên Phát Sinh Oai-Nghi Nằm
Oai-nghi nằm phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:
4- Oai-nghi nằm
-Ko sayati? Ai nằm?
- Kassa sayanaṃ? Oai-nghi nằm của ai?
- Kiṃ karaṇā sayati? Oai-nghi nằm phát sinh do nhân-duyên nào?
Giảng giải
- Ko sayatī’ti na koci satto vā puggalo vā sayati.
- Ai nằm? Nghĩa là không phải chúng sinh nào, hoặc người nào nằm cả.
- Kassa sayanan’ti na kassaci sattassa vā puggalassa vā sayanaṃ.
- Oai-nghi nằm của ai? Nghĩa là oai-nghi nằm không phải của chúng-sinh nào hoặc của người nào cả.
- Kiṃ kāraṇā sayatī’ti cittakiriyavāyodhātuvipphā-rena tiṭṭhati…
Oai-nghi nằm phát sinh do nhân-duyên nào? Nghĩa là oai-nghi nằm phát sinh do chất gió cử động toàn thân do tâm.
Hành-giả nên biết rõ oai-nghi nằm phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến qua nhiều nhân-duyên như sau:
- Tâm nghĩ “tôi nằm”.
- Do tâm nghĩ nằm nên làm cho phát sinh chất gió.
- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân nằm yên trên mặt phẳng theo mỗi tư thế nằm, dáng nằm do năng lực của chất gió phát sinh do tâm ấy.
Vì vậy, gọi là “thân nằm” hoặc “sắc-nằm” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
Sự-thật, tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là của tứ-đại thuộc về sắc-uẩn trong ngũ-uẩn.
“Paramatthato hi dhātūnamyeva gamanaṃ, dhātūnaṃ ṭhānaṃ, dhātūnaṃ nisajjaṃ, dhātūnaṃ sayanaṃ.”[17]
Theo sự-thật chân-nghĩa-pháp thì oai-nghi đi chỉ là của tứ-đại mà thôi, oai-nghi đứng cũng là của tứ-đại, oai-nghi ngồi cũng là của tứ-đại, oai-nghi nằm cũng là của tứ-đại mà thôi.
Đức-Phật ví “sắc-thân” này ví như “chiếc xe”. “tâm” ví như “người lái xe”.
Thật vậy, sắc-thân này gồm có 27 sắc-pháp hoàn toàn không biết 6 đối-tượng, chỉ có thể tiếp nhận được 6 đối-tượng làm duyên để cho tâm phát sinh mà thôi.
Chiếc xe gồm có các bộ phận ráp lại với nhau không thể chạy mau, chạy chậm, rẽ phải, rẽ trái, ngừng lại, v.v… Sở dĩ chiếc xe có thể chạy mau, chạy chậm, rẽ phải, rẽ trái, ngừng lại được, v.v… là do người tài xế lái xe điều khiển.
Sở dĩ toàn thân này có thể đi, đứng, ngồi, nằm, quay bên phải, quay bên trái, co tay, co chân vào, duỗi tay, duỗi chân ra được, v.v… là do tâm điều khiển.
Tâm có khả năng điều khiển được thân này, khi thân này hội đủ nhân-duyên, nếu thiếu nhân-duyên nào thì tâm không thể điều khiển được.
Ví dụ: Một người bị bệnh tê liệt, dù tâm của họ muốn đi, đứng, ngồi, nằm, v.v… như người bình thường cũng không thể được, bởi vì chất gió (vāyodhātu) phát sinh do tâm của họ không đủ năng lực làm cử động toàn thân có chất đất (pathavīdhātu) và chất nước (āpodhātu) nặng nề trong thân của họ được.
Vì vậy, tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi là sắc-đi, oai-nghi đứng là sắc-đứng, oai-nghi ngồi là sắc-ngồi, oai-nghi nằm là sắc-nằm phát sinh do tâm (cittajarūpa) là sắc-pháp thuộc về pháp-vô-ngã.
* Đối với hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ với iriyāpathapabba: Đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm trong phần thân-niệm-xứ.
1- Oai-nghi đi gọi là thân đi đó là tư thế đi, dáng đi cũng gọi là sắc-đi.
2- Oai-nghi đứng gọi là thân đứng đó là tư thế đứng, dáng đứng cũng gọi là sắc-đứng.
3- Oai-nghi ngồi gọi là thân ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi cũng gọi là sắc-ngồi.
4- Oai-nghi nằm gọi là thân nằm đó là tư thế nằm, dáng nằm cũng gọi là sắc-nằm.
* Đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng iriyāpathapabba: Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi gọi là sắc-đi, oai-nghi đứng gọi là sắc-đứng, oai-nghi ngồi gọi là sắc-ngồi, oai-nghi nằm gọi là sắc-nằm, mà sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm đều là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
1-Thế nào gọi là sắc-đi?
* Sắc-đi chính là tư thế đi, dáng đi, toàn thân di chuyển bước đi từng bước theo mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi chuyển động một cách tự nhiên. Cho nên, sắc-đi ở trong trạng-thái động.
Sắc-đi thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ đó là tư thế đi, dáng đi.
Có vô số dáng đi, nên có vô số sắc-đi. 2-Thế nào gọi là sắc-đứng?
* Sắc-đứng chính là tư thế đứng, dáng đứng, toàn thân đứng yên trong mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng không cử động trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên một cách tự nhiên. Cho nên, sắc-đứng ở trong trạng-thái tĩnh (hiện-tại ngắn ngủi tuỳ theo nhân-duyên).
Sắc-đứng thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ đó là tư thế đứng, dáng đứng.
Có vô số dáng đứng, nên có vô số sắc-đứng.
* Sắc-ngồi chính là tư thế ngồi, dáng ngồi, toàn thân ngồi, thân phần trên ngồi yên, thân phần dưới co theo mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi không cử động trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên một cách tự nhiên. Cho nên, sắc-ngồi ở trong trạng-thái tĩnh (hiện-tại ngắn ngủi tuỳ theo nhân-duyên).
Sắc-ngồi thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ đó là tư thế ngồi, dáng ngồi.
Có vô số dáng ngồi, nên có vô số sắc-ngồi. 4-Thế nào gọi là sắc-nằm?
* Sắc-nằm chính là tư thế nằm, dáng nằm, toàn thân
nằm nghiêng, nằm ngửa theo mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm không cử động trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên một cách tự nhiên. Cho nên, sắc-nằm ở trong trạng-thái tĩnh (hiện-tại ngắn ngủi tuỳ theo nhân-duyên).
Sắc-nằm thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ đó là tư thế nằm, dáng nằm.
Có vô số dáng nằm, nên có vô số sắc-nằm.
Cho nên, hành-giả có chánh-kiến thấy đúng, hiểu biết đúng rằng:
* Khi đi, không phải là ta đi, cũng không phải là ai đi, mà sự thật đúng theo thật-tánh-pháp chỉ có “thân đi” hoặc “sắc-đi” mà thôi. Đó là mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi.
* Khi đứng, không phải là ta đứng, cũng không phải là ai đứng, mà sự thật đúng theo thật-tánh-pháp chỉ có “thân đứng” hoặc “sắc-đứng” mà thôi. Đó là mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng.
* Khi ngồi, không phải là ta ngồi, cũng không phải là ai ngồi, mà sự thật đúng theo thật-tánh-pháp chỉ có “thân ngồi” hoặc “sắc-ngồi” mà thôi. Đó là mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi.
* Khi nằm, không phải là ta nằm, cũng không phải là ai nằm, mà sự thật đúng theo thật-tánh-pháp chỉ có “thân nằm” hoặc “sắc-nằm” mà thôi. Đó là mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm.
Sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa) làm đối-tượng thiền-tuệ thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Phân biệt đối-tượng tứ-oai-nghi thuộc về chế-định-pháp, chân-nghĩa-pháp
Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là 1 trong 14 đối-tượng trong phần thân-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp là chân-nghĩa-pháp, nên gọi là thân đi, thân đứng, thân ngồi, thân nằm hoặc sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm.
Như vậy, danh từ ngôn ngữ gọi là “thân đi, thân đứng, thân ngồi, thân nằm hoặc sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm” thuộc về chế-định-pháp loại vijjamānapaññatti: Chế-định-pháp có thật-tánh-pháp làm nền tảng.
Khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ sử dụng tứ-oai-nghi làm đối-tượng thiền-tuệ, cần phải học hỏi, nghiên cứu, hiểu biết rõ, phân biệt rõ tứ-oai-nghi như thế nào thuộc về chế-định-pháp và tứ-oai-nghi như thế nào thuộc về chân-nghĩa-pháp?
Đó là điều vô cùng hệ trọng đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bởi vì đối-tượng chế-định-pháp và đối-tượng chân-nghĩa-pháp dẫn đến kết quả hoàn toàn khác nhau.
Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm hoặc sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm nếu thuộc về đối-tượng chế-định-pháp thì có 2 loại:
- Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định.
- Nāmapaññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế định.
1- Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định
Nếu hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng tứ-oai-nghi đó là sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm mà hành-giả có khái niệm về tư thế đi, dáng đi; tư thế đứng, dáng đứng; tư thế ngồi, dáng ngồi; tư thế nằm, dáng nằm ở trong tâm.
Như vậy, những đối-tượng khái niệm về tứ-oai-nghi ấy thuộc về atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dáng chế định.
2- Nāmapaññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế định
Nếu hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ hướng tâm đến đối-tượng khái niệm thuộc về atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dáng chế định tứ-oai-nghi ở trong tâm:
- Về tư thế đi, dáng đi ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: “Sắc-đi, sắc-đi,…”
- Về tư thế đứng, dáng đứng ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: “Sắc-đứng, sắc-đứng, …”
- Về tư thế ngồi, dáng ngồi ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: “Sắc-ngồi, sắc-ngồi, …”
- Về tư thế nằm, dáng nằm ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: “Sắc-nằm, sắc-nằm, …”
Như vậy, những đối-tượng khái niệm về tứ-oai-nghi ấy thuộc về nāmapaññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế định.
Nếu hành-giả đang niệm tưởng đến đối-tượng khái niệm về mỗi oai-nghi ở trong tâm thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma) là khái niệm về tư thế, về dáng của mỗi oai-nghi và danh từ ngôn-ngữ gọi sắc-đi,… hoặc sắc-đứng, … hoặc sắc-ngồi, … hoặc sắc-nằm, … thì tâm của hành-giả cũng có thể định-từng-thời trong đối-tượng oai-nghi ấy, nhưng không phải là thực-hành pháp-hành thiền-định, bởi vì tứ-oai-nghi không phải là đề-mục thiền-định, cũng không phải là thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bởi vì đối-tượng mỗi oai-nghi ấy thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma), nên cũng không phải là đối-tượng thiền-tuệ, sẽ dẫn đến kết quả như sau:
-Tâm không thể thấy rõ, biết rõ được thật-tánh của sắc-pháp ấy.
- Tâm không thể thấy rõ, biết rõ được trạng-thái riêng của mỗi sắc-pháp ấy.
- Tâm không thể thấy rõ, biết rõ được sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Tâm không thể thấy rõ, biết rõ được 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
Cho nên không thể dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không thể chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, mà chỉ có được dục-giới thiện-nghiệp mà thôi.
Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm hoặc sắc-đi, sắc-đứng, sắc-ngồi, sắc-nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm thuộc về chân-nghĩa-pháp là:
- Sắc-đi đó là tư thế đi, dáng đi thuần tuý tự nhiên.
- Sắc-đứng đó là tư thế đứng, dáng đứng thuần tuý tự nhiên.
- Sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi thuần tuý tự nhiên.
- Sắc-nằm đó là tư thế nằm, dáng nằm thuần tuý tự nhiên.
Tư thế đi, dáng đi; tư thế đứng, dáng đứng; tư thế ngồi, dáng ngồi; tư thế nằm, dáng nằm đều là sắc-pháp phát sinh do đại-thiện-tâm trong sạch, không có phiền-não làm ô nhiễm thì tư thế đi, dáng đi, tư thế đứng, dáng đứng, tư thế ngồi, dáng ngồi, tư thế nằm, dáng nằm ấy
mới thật là thuần tuý tự nhiên.[18]
Nếu hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác ngay đối-tượng tư thế đi, dáng đi, hoặc tư thế đứng, dáng đứng, hoặc tư thế ngồi, dáng ngồi, hoặc tư thế nằm, dáng nằm là sắc-pháp phát sinh do đại-thiện-tâm trong sạch được thể hiện toàn thân, thì đối-tượng ấy thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) có khả năng dẫn đến kết quả như sau:
-Trí-tuệ có khả năng thấy rõ, biết rõ được thật-tánh
của sắc-pháp, (danh-pháp).
- Trí-tuệ có khả năng thấy rõ, biết rõ được trạng-thái-riêng của mỗi sắc-pháp ấy, (mỗi danh-pháp ấy).
-Trí-tuệ thiền-tuệ có khả năng thấy rõ, biết rõ được
sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp,
- Trí-tuệ thiền-tuệ có khả năng thấy rõ, biết rõ được 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, có khả năng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Hành-giả có khả năng chứng đắc thành Thánh-nhân bậc nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào 10 pháp-hạnh ba-la-mật và năng lực của 5 pháp-chủ (indriya): Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của hành-giả ấy.
Cho nên, đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) có tầm quan trọng thiết yếu đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bởi vì chỉ có sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp mới có thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới mà thôi.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, làm nền tảng căn bản để cho các trí-tuệ thiền-tuệ tiếp theo tuần tự phát sinh như sau:
- Trí-tuệ thứ nhì gọi là nāmarūpapaccayapariggaha-ñāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ ba gọi là sammasanañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân-duyên-diệt, nên thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 gọi là uddayabbayānupassanā-ñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại. Tiếp theo tuần tự cho đến:
-Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 gọi là saccānulomañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiya-dhamma phần sau.
Từ trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa còn thuộc về trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā), bởi vì tâm vẫn còn là đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ và đối-tượng thiền-tuệ vẫn còn là sắc-pháp, danh-pháp tam-giới có 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, liền tiếp theo:
- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ có đối-tượng Niết-bàn, làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân lên bậc Thánh-nhân, …
Như vậy, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa đặc biệt này tuy tâm vẫn còn là đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ nhưng có đối-tượng Niết-bàn, siêu-tam-giới, liền tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, đó là 2 trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới là:
- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ trong Thánh-đạo-tâm có khả năng diệt tận được tham-ái, phiền-não,… và trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ trong Thánh-quả-tâm có khả năng làm vắng lặng được tham-ái, phiền-não,… trở thành bậc Thánh-nhân.
Cho nên, đối-tượng thiền-tuệ ấy chỉ có sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp mà thôi.
Ngoài mọi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp ra, các đối-tượng chế-định-pháp dù là đối-tượng vijjamānapaññatti: Chế-định-pháp có thật-tánh-pháp làm nền tảng cũng không thể làm đối-tượng thiền-tuệ được, bởi vì các đối-tượng nầy thuộc về chế-định-pháp.
1- Giai đọan đầu: Hành-giả cần phải học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu rõ, phân biệt rõ tất cả mọi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp như thế nào thuộc về chân-nghĩa-pháp và như thế nào thuộc về chế-định-pháp, đó là điều tối quan trọng, bởi vì hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ chỉ có đối-tượng thiền-tuệ là sắc-pháp hoặc danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp mà thôi.
2- Giai đọan giữa: Khi hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có giới hạnh của mình trong sạch và trọn vẹn làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm trực nhận đúng ngay đối-tượng sắc-pháp ấy hoặc danh-pháp ấy, và trí-tuệ tỉnh-giác trực giác ngay đối-tượng sắc-pháp ấy hoặc danh-pháp ấy, thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp ấy hoặc của danh-pháp ấy có trạng-thái-riêng của mỗi sắc-pháp ấy hoặc của mỗi danh-pháp ấy.
3- Giai đọan cuối: Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, làm cho phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp ấy; trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não.
Diệt tận được tham-ái, phiền-não nào do năng lực của mỗi Thánh-đạo-tuệ, và trở thành Thánh-nhân bậc nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào 10 pháp-hạnh ba-la-mật và năng lực của 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của hành-giả.
Đối-tượng tứ-oai-nghi (iriyāpathapabba) là 1 trong 14 đối-tượng trong phần thân-niệm-xứ, cũng là 1 trong 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ. 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ, mà mỗi đối-tượng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-Đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cả thảy.
Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành tứ-niệm xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng tứ-oai-nghi. Sau khi đã học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu rõ phần pháp-học tứ-oai-nghi xong rồi, để chuyển sang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng tứ-oai-nghi, hành-giả cần phải hội đầy đủ những điều kiện cần thiết như sau:
* Trước tiên, hành-giả là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) đã từng tích-lũy 10 pháp-hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp quá-khứ, kiếp hiện-tại là người có giới-hạnh trong sạch, cần phải tìm vị Thiền sư thông hiểu về pháp-học Phật-giáo, có đủ kinh nghiệm về pháp-hành thiền-tuệ, nhất là đối-tượng tứ-oai-nghi, rồi nương nhờ nơi vị Thiền sư ấy.
* Hành-giả là người có giới-hạnh của mình trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, để thực-hành pháp-hành thiền-định và thực-hành pháp-hành thiền-tuệ. Nếu giới của mình không được trong sạch thì định và tuệ không có nơi nương nhờ để phát sinh, và tiến triển tốt được.
Cũng ví như không có mặt đất tốt thì cây cối không có nơi nương nhờ để phát sinh và tăng trưởng được, thì còn mong gì đến hoa và quả.
* Hành-giả là người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có chánh-kiến đúng đắn, có sự tinh-tấn không ngừng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm, phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-tuệ theo mỗi oai-nghi như sau:
2.1-Đối-tượng oai-nghi đi
Oai-nghi đi là thân đi hoặc sắc-đi đó chính là tư thế đi, dáng đi toàn thân di chuyển, bước đi từng bước theo mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi, phát sinh do đại-thiện-tâm trong sạch với tư thế đi, dáng đi tự nhiên, thanh thản, như đi tản bộ, không nên đi chậm quá hoặc đi mau quá, làm cho dáng đi mất tự nhiên, làm che phủ thật-tánh của sắc-đi ấy.
Thật-tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng-thái tự nhiên, nên tư thế đi, dáng đi làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ cũng phải ở trong trạng-thái tự nhiên.
Sắc-đi ở trong trạng-thái-động thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa), làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ đó là mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi toàn thân di chuyển bước đi từng bước, từng bước một cách tự nhiên.
* Chủ thể
Hành-giả có chánh-niệm (niệm-thân) trực nhận đúng ngay đối-tượng mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi, theo dõi, ghi nhớ theo quá trình diễn biến mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi toàn thân di chuyển do bước đi từng bước, từng bước một cách tự nhiên.
Toàn thân di chuyển như thế nào?
Ví dụ: Khi thấy chiếc xe chạy, là thấy toàn chiếc xe di chuyển, không phải thấy bánh xe lăn, …
Cũng như vậy, hành-giả có chánh-niệm trực nhận ngay đối-tượng mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi, theo dõi sự diễn biến của mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi toàn thân di chuyển bước đi một cách tự nhiên.
Hành-giả không nên chú tâm ở phần nào của thân như chân phải bước, chân trái bước từng bước, không nên có khái niệm về tư thế đi, dáng đi ở trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: “Sắc-đi, sắc-đi, …” hoặc “chân phải bước, chân trái bước,…”
Nếu hành-giả có khái niệm về tư thế đi, dáng đi, hoặc niệm tưởng “sắc-đi, sắc-đi” hoặc “chân phải bước, chân trái bước, …” ở trong tâm như vậy, thì đối-tượng sắc-đi ấy trở thành đối-tượng chế-định-pháp, không phải là đối-tượng chân-nghĩa-pháp. Do đó, đối-tượng sắc-đi ấy không phải là đối-tượng thiền-tuệ.
Theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), đối-tượng sắc-đi đó là tư thế đi, dáng đi hiện rõ toàn thân di chuyển đang bước đi. Đối-tượng sắc-đi hiện-tại hiện rõ ở toàn thân (bên ngoài), không ở trong tâm tưởng.
Nếu hành-giả niệm tưởng sắc-đi ở trong tâm thì tâm biết đối-tượng sắc-đi không đúng nơi vị trí, nên hành-giả không thể thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-đi ấy.
Cho nên, hành-giả có chánh-niệm trực nhận đúng ngay đối-tượng sắc-đi hiện-tại trong mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi hiện rõ toàn thân di chuyển đang bước đi.
* Hành-giả có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi toàn thân di chuyển bước đi ấy, mà mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi ấy gọi là “sắc-đi”.
Có vô số tư thế đi, dáng đi, nên có vô số sắc-đi.
* Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi ấy gọi là sắc-đi đúng theo chánh-kiến thiền-tuệ, đồng thời có khả năng diệt được tà-kiến theo chấp ngã tưởng lầm là “ta đi”.
Tóm lại, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi toàn thân di chuyển như thế nào thì trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi toàn thân di chuyển như thế ấy một cách thoáng qua.[21]
* Hành-giả là người có tâm tinh-tấn không ngừng hỗ trợ cho chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không ngừng, để cho trí-tuệ thiền-tuệ phát triển, chánh-kiến thiền-tuệ càng thấy rõ, biết rõ “sắc-đi” thì đồng thời tà-kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng “ta đi” bị lu mờ dần cho đến khi tà-kiến theo chấp ngã bị diệt, không phát sinh, do năng lực của trí-tuệ thiền-tuệ chỉ thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi gọi là sắc-đi mà thôi.
Trên đây phân tích 3 loại tâm-sở: Niệm tâm-sở (saticetasika) đó là chánh-niệm, trí-tuệ tâm-sở (paññā-cetasika) là trí-tuệ tỉnh-giác đó là chánh-kiến, tinh-tấn tâm-sở (vīriyacetasika) đó là chánh-tinh-tấn với 3 phận sự khác nhau, cùng với các tâm-sở khác đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy có đối-tượng oai-nghi đi gọi là sắc đi đó là tư-thế đi, dáng đi.
2.2-Đối-tượng oai-nghi đứng
Oai-nghi đứng là thân đứng hoặc sắc-đứng đó chính là tư thế đứng, dáng đứng toàn thân đứng thẳng yên theo mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng, không cử động, phát sinh do đại-thiện-tâm trong sạch với tư thế đứng, dáng đứng tự nhiên, không nên đứng dáng này dáng nọ, cũng không nên đứng trân người, làm cho dáng đứng mất tự nhiên, làm che phủ thật-tánh của sắc-đứng ấy.
Thật-tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng-thái tự nhiên, nên tư thế đứng, dáng đứng làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ cũng phải ở trong trạng-thái tự nhiên.
Sắc-đứng ở trong trạng-thái-tĩnh[22] thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa), làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ đó là mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng toàn thân đứng thẳng yên, không cử động trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên, một cách tự nhiên.
Cho nên, sắc-đứng hiện tại ngắn ngủi, nếu thân cử động thì tư thế đứng, dáng đứng biến đổi khác.
* Chủ thể
* Hành-giả là người có chánh-niệm (niệm-thân) trực nhận đúng ngay đối-tượng mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng, theo dõi, ghi nhớ mỗi tư thế đứng, dáng đứng toàn thân đứng thẳng yên, không cử động, trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên, một cách tự nhiên.
Hành-giả không nên chú tâm ở phần nào của thân như dưới bàn chân, không nên có khái niệm về tư thế đứng, dáng đứng ở trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: “Sắc-đứng, sắc-đứng,…” hoặc “đứng à, đứng ā, …”
Nếu hành-giả có khái niệm về tư thế đứng, dáng đứng, hoặc niệm tưởng “sắc-đứng, sắc-đứng” hoặc “đứng à, đứng à” ở trong tâm như vậy, thì đối-tượng sắc-đứng ấy trở thành đối-tượng chế-định-pháp, không phải đối-tượng chân-nghĩa-pháp. Do đó, đối-tượng sắc-đứng ấy không phải là đối-tượng thiền-tuệ.
Theo chân-nghĩa-pháp, đối-tượng sắc-đứng đó là tư thế đứng, dáng đứng hiện rõ toàn thân đứng thẳng yên, không cử động là đối-tượng sắc-đứng hiện-tại hiện rõ ở toàn thân (bên ngoài), không ở trong tâm tưởng.
Nếu hành-giả niệm tưởng sắc-đứng ở trong tâm thì tâm biết đối-tượng sắc-đứng không đúng nơi vị trí, nên hành-giả không thể thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-đứng ấy.
Cho nên, hành-giả có chánh-niệm trực nhận đúng ngay đối-tượng sắc-đứng hiện-tại trong mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng hiện rõ toàn thân đứng thẳng yên, không cử động trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên của mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng ấy.
* Hành-giả là người có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng toàn thân đứng thẳng yên không cử động ấy, mà mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng ấy gọi là “sắc-đứng”.
Có vô số tư thế đứng, dáng đứng, nên có vô số sắc-đứng.
* Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tư thế đứng, dáng đứng ấy gọi là sắc-đứng đúng theo chánh-kiến thiền-tuệ, đồng thời có khả năng diệt được tà-kiến theo chấp ngã tưởng lầm là “ta đứng”.
Tóm lại, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận mỗi tư thế đứng, dáng đứng toàn thân đứng thẳng yên, không cử động như thế nào thì trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế đứng, dáng đứng toàn thân đứng thẳng yên, không cử động như thế ấy một cách thoáng qua.
* Hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng hỗ trợ cho chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không ngừng, để cho trí-tuệ thiền-tuệ phát triển, chánh-kiến thiền-tuệ càng thấy rõ, biết rõ “sắc-đứng” thì đồng thời tà-kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng “ta đứng” bị lu mờ dần cho đến khi tà-kiến theo chấp ngã bị diệt, không phát sinh, do năng lực của trí-tuệ thiền-tuệ, chỉ thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng gọi là sắc-đứng mà thôi.
Trên đây phân tích 3 loại tâm-sở: Niệm tâm-sở đó là chánh-niệm, trí-tuệ tâm-sở (paññācetasika) là trí-tuệ tỉnh-giác đó là chánh-kiến, tinh-tấn tâm-sở (vīriya-cetasika) đó là chánh-tinh-tấn với 3 phận sự khác nhau, cùng với các tâm-sở khác đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy có đối-tượng oai-nghi đứng.
2.3-Đối-tượng oai-nghi ngồi
Oai-nghi ngồi là thân ngồi hoặc sắc-ngồi đó chính là tư thế ngồi, dáng ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động, thân phần trên ngồi thẳng, thân phần dưới co theo mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi phát sinh do đại-thiện-tâm trong sạch với tư thế ngồi, dáng ngồi tự nhiên, không nên ngồi dáng này dáng nọ, cũng không nên ngồi trân người, làm cho dáng ngồi mất tự nhiên, làm che phủ thật-tánh của sắc-ngồi ấy.
Thật-tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng-thái tự nhiên, nên tư thế ngồi, dáng ngồi làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ cũng phải là tự nhiên.
Sắc-ngồi ở trong trạng-thái-tĩnh[23] thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa), làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ đó là mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên, một cách tự nhiên.
Cho nên, sắc-ngồi hiện tại ngắn ngủi, nếu thân cử động thì tư thế ngồi, dáng ngồi biến đổi khác.
* Chủ Thể
* Hành-giả là người có chánh-niệm (niệm-thân) trực nhận đúng ngay đối-tượng mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi, theo dõi, ghi nhớ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi toàn thân ngồi yên không cử động, trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên, một cách tự nhiên.
Hành-giả không nên chú tâm ở phần nào của thân như dưới mông, không nên có khái niệm về tư thế ngồi, dáng ngồi ở trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: “Sắc-ngồi, sắc-ngồi...” hoặc “ngồi à, ngồi à..”
Nếu hành-giả có khái niệm về tư thế ngồi, dáng ngồi, hoặc niệm tưởng “sắc-ngồi, sắc-ngồi” hoặc “ngồi à, ngồi à” ở trong tâm như vậy, thì đối-tượng sắc-ngồi ấy trở thành đối-tượng-chế-định-pháp, không phải đối-tượng-chân-nghĩa-pháp. Do đó, đối-tượng sắc-ngồi ấy không phải là đối-tượng thiền-tuệ.
Theo chân-nghĩa-pháp, đối-tượng sắc-ngồi đó là tư thế ngồi, dáng ngồi hiện rõ toàn thân ngồi yên, không cử động là đối-tượng sắc-ngồi hiện-tại hiện rõ ở toàn thân (bên ngoài), không ở trong tâm tưởng.
Nếu hành-giả niệm tưởng sắc-ngồi ở trong tâm thì tâm biết đối-tượng sắc-ngồi không đúng nơi vị trí, nên hành-giả không thể thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-ngồi ấy.
Cho nên, hành-giả có chánh-niệm trực nhận đúng ngay đối-tượng sắc-ngồi hiện-tại trong mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi hiện rõ toàn thân ngồi yên, không cử động trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên của mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi ấy.
* Hành-giả là người có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi toàn thân ngồi yên không cử động ấy, mà mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi ấy gọi là “sắc-ngồi”.
Có vô số tư thế ngồi, dáng ngồi, nên có vô số sắc-ngồi.
Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tư thế ngồi, dáng ngồi ấy gọi là sắc-ngồi đúng theo chánh-kiến thiền-tuệ, đồng thời có khả năng diệt được tà-kiến theo chấp ngã tưởng lầm là “ta ngồi”.
Tóm lại, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động như thế nào thì trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi toàn thân ngồi yên không cử động như thế ấy một cách thoáng qua.
* Hành-giả là người có tâm tinh-tấn không ngừng hỗ trợ cho chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không ngừng, để cho trí-tuệ thiền-tuệ phát triển, chánh-kiến thiền-tuệ càng thấy rõ, biết rõ “sắc-ngồi” thì đồng thời tà-kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng “ta ngồi” bị lu mờ dần cho đến khi tà-kiến theo chấp ngã bị diệt, không phát sinh, do năng lực của trí-tuệ thiền-tuệ, chỉ thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi gọi là sắc-ngồi mà thôi.
Trên đây phân tích 3 loại tâm-sở: Niệm tâm-sở (saticetasika) đó là chánh-niệm, trí-tuệ tâm-sở (paññā-cetasika) là trí-tuệ tỉnh-giác đó là chánh-kiến, tinh-tấn tâm-sở (vīriyacetasika) đó là chánh-tinh-tấn với 3 phận sự khác nhau, cùng với các tâm-sở khác đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy có đối-tượng oai-nghi ngồi.
2.4-Đối-tượng oai-nghi nằm
Oai-nghi nằm là thân nằm hoặc sắc-nằm đó chính là tư thế nằm, dáng nằm toàn thân nằm yên, không cử động theo mỗi tư thế nằm, dáng nằm, phát sinh do đại-thiện-tâm trong sạch với tư thế nằm, dáng nằm tự nhiên, không nên nằm dáng này dáng nọ, cũng không nên nằm trân ngườì, làm cho dáng nằm mất tự nhiên, làm che phủ thật-tánh của sắc-nằm ấy.
Thật-tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng-thái tự nhiên, nên tư thế nằm, dáng nằm làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ cũng phải là tự nhiên.
Sắc-nằm ở trong trạng-thái-tĩnh[24] thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa) làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ đó là mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm toàn thân nằm yên không cử động trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên, một cách tự nhiên.
Cho nên, sắc-nằm hiện tại ngắn ngủi, nếu thân cử động thì tư thế nằm, dáng nằm biến đổi khác.
* Chủ Thể
* Hành-giả là người có chánh-niệm (niệm-thân) trực nhận đúng ngay đối-tượng mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm, theo dõi, ghi nhớ mỗi tư thế nằm, dáng nằm toàn thân nằm yên không cử động, trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên, một cách tự nhiên.
Hành-giả không nên chú tâm ở phần nào của thân như lưng, mông, v.v…. không nên có khái niệm về tư thế nằm, dáng nằm ở trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: “Sắc-nằm, sắc-nằm,…” hoặc “nằm à, nằm ā, …”.
Nếu hành-giả có khái niệm về tư thế nằm, dáng nằm, hoặc niệm tưởng “sắc-nằm, sắc-nằm” hoặc “nằm à, nằm à” ở trong tâm như vậy, thì đối-tượng sắc-nằm ấy trở thành đối-tượng chế-định-pháp, không phải đối-tượng chân-nghĩa-pháp. Do đó, đối-tượng sắc-nằm ấy không phải là đối-tượng thiền-tuệ.
Theo chân-nghĩa-pháp, đối tượng sắc-nằm đó là tư thế nằm, dáng nằm hiện rõ toàn thân nằm yên không cử động là đối-tượng sắc-nằm hiện-tại hiện rõ ở toàn thân (bên ngoài), không ở trong tâm tưởng.
Nếu hành-giả niệm tưởng sắc-nằm ở trong tâm thì tâm biết đối-tượng sắc-nằm không đúng nơi vị trí, nên hành-giả không thể thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-nằm ấy.
Cho nên, hành-giả có chánh-niệm trực nhận đúng ngay đối-tượng sắc-nằm hiện-tại trong mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm hiện rõ toàn thân nằm yên, không cử động trong khoảnh khắc tuỳ theo nhân-duyên của mỗi tư thế nằm, dáng nằm ấy.
* Hành-giả là người có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm toàn thân nằm yên, không cử động ấy, mà mỗi tư thế nằm, dáng nằm ấy gọi là “sắc-nằm”.
Có vô số tư thế nằm, dáng nằm, nên có vô số sắc-nằm.
Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tư thế nằm, dáng nằm ấy gọi là sắc-nằm đúng theo chánh-kiến thiền-tuệ, đồng thời có khả năng diệt được tà-kiến theo chấp ngã tưởng lầm là “ta nằm”.
Tóm lại, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm toàn thân nằm yên, không cử động như thế nào thì trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm toàn thân nằm yên, không cử động như thế ấy một cách thoáng qua.
* Hành-giả là người có tâm tinh-tấn không ngừng hỗ trợ cho chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không ngừng, để cho trí-tuệ thiền-tuệ phát triển, chánh-kiến thiền-tuệ càng thấy rõ, biết rõ “sắc-nằm” thì đồng thời tà-kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng “ta nằm” bị lu mờ dần cho đến khi tà-kiến theo chấp ngã bị diệt, không phát sinh, do năng lực của trí-tuệ thiền-tuệ, chỉ thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế nằm, mỗi dáng nằm gọi là sắc-nằm mà thôi.
Trên đây phân tích 3 loại tâm-sở: Niệm tâm-sở (saticetasika) đó là chánh-niệm, trí-tuệ tâm-sở (paññā-cetasika) là trí-tuệ tỉnh-giác đó là chánh-kiến, tinh-tấn tâm-sở (vīriyacetasika) đó là chánh-tinh-tấn với 3 phận sự khác nhau, cùng với các tâm-sở khác đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy có đối-tượng oai-nghi nằm.
Tứ oai-nghi với oai-nghi phụ
* Tứ oai-nghi là oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm, mà mỗi oai-nghi có vô số tư thế, vô số dáng tương tự nhau nên kể chung một oai-nghi ấy. Do đó gọi là 4 oai-nghi là 1 trong 14 đối-tượng của phần thân-niệm-xứ, trong pháp-hành tứ-niệm-xứ.
* Oai-nghi phụ là những oai-nghi nhỏ cử động của thân, khi hỗ trợ cho mỗi oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm được hoàn thành, cũng có khi oai-nghi phụ của thân cử động đơn phương như co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v...
Tứ oai-nghi với các oai-nghi phụ đều là sắc-pháp phát sinh do tâm ((cittajarūpa) có tính hỗ trợ với nhau, bởi vì mỗi khi thay đổi oai-nghi nào chắc chắn cần phải nhờ các oai-nghi phụ hỗ trợ, để hoàn thành oai-nghi ấy.
Cho nên, các oai-nghi phụ có riêng một đối-tượng gọi là Sampajaññapabba trong phần thân-niệm-xứ.
Thật ra, tứ oai-nghi với oai-nghi-phụ không hiện hữu cùng một lúc, nếu khi có oai-nghi-chính hiện hữu thì không có oai-nghi-phụ, và ngược lại, nếu khi có oai-nghi-phụ hiện hữu thì không có oai-nghi-chính.
Tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm; các oai-nghi phụ cũng là sắc-pháp phát sinh do tâm, cả 2 loại oai-nghi đều là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
Thay đổi oai-nghi
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng tứ-oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm, mỗi khi hành-giả thay đổi từ oai-nghi cũ sang oai-nghi mới, đó là thời điểm rất quan trọng, để cho pháp-hành thiền-tuệ được tiếp tục phát triển hoặc bị ngừng trệ, có 2 trường hợp như sau:
-Nếu thay đổi oai-nghi không hợp pháp thì phiền-não dễ dàng phát sinh, làm cho pháp-hành thiền-tuệ bị ngừng trệ trong thời điểm ấy.
- Nếu thay đổi oai-nghi hợp pháp thì chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác tiếp tục phát triển trong thời điểm ấy.
Thay đổi oai-nghi không hợp pháp
- Nếu khi hành-giả đang ở oai-nghi ngồi, muốn thay đổi sang oai-nghi đi, để cho được thoải mái, thì oai-nghi đi mới phát sinh do tham-tâm, nên tâm của hành-giả đã bị ô nhiễm, dù cho hành-giả muốn có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-đi ấy không phải dễ dàng, bởi vì đại-thiện-tâm có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác trong oai-nghi ngồi cũ đã bị gián đọan.
- Hoặc nếu khi hành-giả đang ở oai-nghi ngồi cảm thấy bực mình, rồi thay đổi sang oai-nghi đi thì oai-nghi đi mới phát sinh do sân-tâm, nên tâm của hành-giả đã bị ô nhiễm, dù cho hành-giả muốn có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-đi ấy không phải dễ dàng, bởi vì đại-thiện-tâm có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác ở oai-nghi ngồi cũ đã bị gián đọan.
- Hoặc nếu khi hành-giả đang ở oai-nghi ngồi, phóng-tâm phát sinh, quên mình thay đổi sang oai-nghi đi thì oai-nghi đi mới phát sinh do si-tâm, nên tâm của hành-giả đã bị ô nhiễm, dù cho hành-giả muốn có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-đi ấy không phải dễ dàng, bởi vì đại-thiện-tâm có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác ở oai-nghi ngồi cũ đã bị gián đọan rồi.
Thay đổi oai-nghi hợp pháp
Để thay đổi từ oai-nghi cũ sang oai-nghi mới, hành-giả cần phải luôn luôn có yonisomanasikāra: Hiểu biết ở trong tâm hợp với trí-tuệ hiểu biết đúng theo 4 trạng-thái[25] của sắc-pháp, của danh-pháp làm nền tảng, rồi mới thay đổi oai-nghi mới.
-Thay đổi oai-nghi do thọ khổ bắt buộc
-Có chánh-niệm (niệm-thân) trực nhận đúng ngay đối-tượng sắc-ngồi hiện tại trong mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi, theo dõi, ghi nhớ mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động, một cách tự nhiên.
-Có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động ấy, mà mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi ấy gọi là “sắc-ngồi”.
-Có tâm tinh-tấn không ngừng hỗ trợ cho chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để cho trí-tuệ thiền-tuệ phát triển, chánh-kiến thiền-tuệ càng thấy rõ, biết rõ “sắc-ngồi” thì đồng thời tà-kiến theo chấp ngã tưởng lầm là “ta ngồi” bị lu mờ dần cho đến khi tà-kiến theo chấp ngã bị diệt, không phát sinh, do năng lực của trí-tuệ thiền-tuệ, chỉ thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi gọi là sắc-ngồi mà thôi.
Khi hành-giả thực-hành như vậy, trải qua thời gian, nên cảm giác thọ khổ phát sinh trong sắc-ngồi ấy, cần phải thay đổi sang oai-nghi đi, để làm giảm bớt thọ khổ trong oai-nghi ngồi ấy.
Hành-giả vẫn có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác theo dõi mọi sự chuyển đổi, diễn biến liên tục do nhờ các oai-nghi phụ hỗ trợ từ oai-nghi ngồi cũ cho đến khi hoàn thành oai-nghi đi mới với tư thế đi, dáng đi toàn thân di chuyển bước đi.
Cho nên, tuy đối-tượng thiền-tuệ thay đổi từ oai-nghi ngồi cũ sang oai-nghi đi mới, nhưng đại-thiện-tâm có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác đối-tượng các tư thế ấy diễn biến từ oai-nghi ngồi cũ, các oai-nghi-phụ cho đến khi hoàn thành oai-nghi đi mới một cách liên tục.
Như vậy, do nhờ có yonisomanasikāra: Hiểu biết ở trong tâm hợp với trí-tuệ, hiểu biết đúng theo trạng-thái khổ của sắc-ngồi, khi thay đổi từ oai-nghi ngồi cũ do nguyên nhân thọ khổ bắt buộc, nên không phát sinh sân-tâm không hài lòng trong oai-nghi ngồi cũ, khi thay đổi sang oai-nghi đi mới cũng không phát sinh tham-tâm hài lòng trong oai-nghi-đi mới, chỉ có đại-thiện-tâm có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ tư thế đi, dáng đi gọi là sắc-đi ấy mà thôi.
-Thay đổi oai-nghi do nguyên nhân cần thiết
Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng oai-nghi ngồi, có chánh-niệm (niệm-thân) trực nhận đúng ngay đối-tượng mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi, toàn thân ngồi yên, không cử động, một cách tự nhiên; có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động ấy, mà mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi ấy gọi là “sắc-ngồi”, v.v…
Khi ấy, nếu cảm giác thọ khổ do tiểu tiện hoặc đại tiện phát sinh thì hành-giả cần phải thay đổi oai-nghi đi, để làm giảm nỗi khổ ấy.
Cũng như trường hợp trên, hành-giả vẫn có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác theo dõi mọi sự chuyển đổi, diễn biến liên tục do nhờ các oai-nghi phụ hỗ trợ từ oai-nghi ngồi cũ cho đến khi hoàn thành oai-nghi đi mới với tư thế đi, dáng đi toàn thân di chuyển bước đi đến phòng vệ sinh, hành-giả ngồi xuống để giải khổ ấy.
Sau khi xong rồi, hành-giả nên tiếp tục oai-nghi đi hoặc oai-nghi nào thích hợp với thời gian và nơi chốn.
Cho dù thay đổi bất cứ đối-tượng oai-nghi nào, hành-giả vẫn tiếp tục có chánh-niệm trực nhận đối-tượng tư thế ấy, dáng ấy, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác tư thế ấy, dáng ấy, vẫn có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp oai-nghi ấy, và danh-pháp biết đối-tượng sắc-oai-nghi ấy một cách tự nhiên và hợp với thiện-pháp.
-Biến chuyển oai-nghi do nguyên nhân khác
Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng oai-nghi ngồi, có chánh-niệm (niệm-thân) trực nhận đúng ngay đối-tượng mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi, toàn thân ngồi yên, không cử động, một cách tự nhiên; có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động ấy, mà mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi ấy gọi là “sắc-ngồi”, v.v…
Khi ấy, nếu bị con muỗi hoặc con kiến cắn, thì hành-giả có cảm giác ngứa khó chịu mà vẫn còn trong oai-nghi ngồi, đưa tay gãi chỗ ngứa hoặc thoa dầu chỗ đau.
Trong trường hợp ấy, hành-giả vẫn có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác theo dõi sự biến chuyển cử động của thân thuộc về các oai-nghi phụ cũng là sắc-pháp phát sinh do tâm. Sau khi xong rồi, hành-giả có chánh-niệm trực nhận tư thế ngồi, dáng ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động, một cách tự nhiên; có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động ấy, mà mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi ấy gọi là “sắc-ngồi”.
Có vô số tư thế ngồi, dáng ngồi, nên có vô số sắc-ngồi.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác không những thấy rõ, biết rõ thật-tánh của đối-tượng sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa), mà còn thấy rõ, biết rõ các đối-tượng sắc-pháp danh-pháp khác và đặc biệt thấy rõ, biết rõ thật-tánh của chủ-thể danh-pháp (chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác) trực giác biết đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp nữa, đúng theo pháp-hành thiền-tuệ.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ sử dụng 4 oai-nghi hoặc các oai-nghi phụ làm đối-tượng thiền-tuệ đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi tham ái, mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
2 pháp chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác (satisampajañña) đóng vai trò chủ-thể chính yếu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
* Sati: Niệm là niệm tâm-sở (saticesika) đồng sinh với 59 tâm hoặc 91 tâm đó là 8 đại-thiện-tâm + 8 đại-quả-tâm + 8 đại-duy-tác-tâm + 15 sắc-giới-tâm + 12 vô-sắc-giới-tâm + 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm (trừ 12 bất-thiện-tâm và 18 vô-nhân-tâm) ghi nhớ 6 đối-tượng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
* Sati trong pháp-hành tứ-niệm-xứ gọi là sammāsati: Chánh-niệm trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta, Đức-Phật thuyết giảng rằng:
“Katamā ca bhikkhave, sammāsati?...”
- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là chánh-niệm?
- Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, tỳ-khưu:
1- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần thân-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
2- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong phần thọ-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
3- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tâm trong phần tâm-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
4- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các pháp trong phần pháp-niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
- Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là chánh-niệm.
Đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp của pháp-hành tứ-niệm-xứ có nghĩa là gì?
* Kāyo’va atthi: Thân chỉ là sắc-thân mà thôi. Sắc-thân thuộc về sắc-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã (ta), na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã (ta), nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải thuộc về của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả, …
* Vedanā’va atthi: Thọ chỉ là thọ mà thôi. Thọ tâm-sở thuộc về danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã (ta), na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã (ta), nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải thuộc về của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả, …
* Cittaṃ’va atthi: Tâm chỉ là tâm mà thôi. Tâm thuộc về danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã (ta), na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã (ta), nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải thuộc về của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả, …
* Dhammo’va atthi: Pháp chỉ là pháp mà thôi. Pháp thuộc về sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã (ta), na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã (ta), nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải thuộc về của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả, …
- Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân-niệm-xứ là sắc-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp thì hành-giả không biết đến chế-định-pháp, nghĩa là không biết ta, người, người nam, người nữ, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp mà thôi.
- Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ-niệm-xứ là danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp thì hành-giả không biết đến chế-định-pháp, nghĩa là không biết ta, người, người nam, người nữ, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ danh-pháp mà thôi.
- Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm-niệm-xứ là danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp thì hành-giả không biết đến chế-định-pháp, nghĩa là không biết ta, người, người nam, người nữ,v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ danh-pháp mà thôi.
- Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp-niệm-xứ là sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp thì hành-giả không còn biết đến chế-định-pháp, nghĩa là không còn biết ta, người, người nam, người nữ, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp mà thôi.
Trí-tuệ đó là paññācetasika: Trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 47 hoặc 79 tâm đó là 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ + 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ + 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ + 15 sắc-giới-tâm + 12 vô-sắc-giới-tâm + 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm, biết 6 đối-tượng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Trí-tuệ gọi là trí-tuệ tỉnh-giác (sampajañña) đóng vai trò chính yếu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp, bởi vì trí-tuệ tỉnh-giác biết rõ 4 pháp theo tuần tự như sau:
1- Sātthaka sampajañña: Trí-tuệ tỉnh-giác biết rõ lợi và bất lợi.
2- Sappāya sampajañña: Trí-tuệ tỉnh-giác biết rõ thuận lợi và bất thuận lợi.
3- Gocara sampajañña: Trí-tuệ tỉnh-giác biết rõ biết đối-tượng và không biết đối-tượng.
4- Asammoha sampajañña: Trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
4 pháp trí-tuệ tỉnh-giác này hỗ trợ chính cho hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ được phát triển tốt.
Nhân-duyên phát sinh chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác
Tất cả các pháp phát sinh đều do nhân-duyên, chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác phát sinh cũng do nhân-duyên.
Vậy, do nhân-duyên nào để cho chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác phát sinh?
Trong bài kinh Avijjāsutta[26] Đức-Phật thuyết giảng đọan nhân quả liên hoàn tuần tự như sau:
“Thường được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, mới lắng nghe chánh-pháp được đầy đủ.
- Có lắng nghe chánh-pháp được đầy đủ, mới có đức-tin được đầy đủ.
- Có đức-tin được đầy đủ, mới có yonisomanasikāra được đầy đủ.
- Có yonisomanasikāra được đầy đủ, mới có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác được đầy đủ.
- Có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác được đầy đủ, mới có thu thúc giữ gìn lục căn được đầy đủ.
- Có thu thúc, giữ gìn lục căn được đầy đủ, mới có thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện được đầy đủ.
- Có thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện được đầy đủ, mới có tứ-niệm-xứ được đầy đủ.
- Có tứ-niệm-xứ được đầy đủ, mới có thất-giác-chi được đầy đủ.
- Có thất-giác-chi được đầy đủ, mới có trí-minh (vijjā) Thánh-đạo-tuệ và giải-thoát (vimutti) Thánh-quả-tuệ được đầy đủ.”
Đọan kinh trên đây “có yonisomanasikāra được đầy đủ, mới có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác được đầy đủ”.
Vậy, yonisomanasikāra là pháp như thế nào?
Ý nghĩa yonisomanasikāra
Yoniso + manasi + kāra
- Yoniso: Với trí-tuệ.
- Manasi: Trong tâm.
- Kāra: Sự làm nghĩa là sự hiểu biết.
Yonisomanasikāra là sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ hiểu biết đúng 4 trạng-thái của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới là:
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là vô-thường (anicca).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là khổ (dukkha).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là vô-ngã (anattā).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái-bất-tịnh (asubha) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là bất-tịnh (asubha).
Yonisomanasikāra là sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ hiểu biết đúng 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh trong tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới, làm nhân-duyên phát sinh chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác hỗ trợ chính cho hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Tính chất đặc biệt của yonisomanasikāra
* Yonisomanasikāra là 1 trong 4 chi pháp để trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, như trong bài kinh Sotāpattiyaṅga-sutta[27] Đức-Phật dạy 4 chi pháp để trở thành bậc Thánh Nhập-lưu như sau:
“1-Sappurisasaṃseva: Sự gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo.
2- Saddhammassavana: Sự lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí.
3- Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ hiểu biết đúng theo 4 trạng-thái của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới.
4- Dhammānudhammapaṭipatti: Sự thực-hành pháp-hành thiền-tuệ hướng đến chứng đắc 9 siêu-tam-giới-pháp: 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.”
Như vậy, muốn trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, hành-giả cần phải có đầy đủ 4 chi pháp này.
Yonisomanasikāra là chi pháp quan trọng hỗ trợ thực-hành đúng theo pháp-hành thiền-tuệ, để hướng đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Yonisomanasikāra là pháp hỗ trợ hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo (majjhimāpaṭi-padā) diệt tham-tâm và sân-tâm, bởi vì nhờ yoniso-manasikāra nên ngăn chặn được tham-tâm và sân-tâm không phát sinh trong mọi đối-tượng thiền-tuệ.
Ví dụ: Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng oai-nghi ngồi, có chánh-niệm trực nhận mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng ngồi ấy, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi ấy là sắc-ngồi (không phải ta ngồi), nên tham-tâm không phát sinh. Dù khi phóng-tâm là danh-pháp phát sinh, nhưng sân-tâm vẫn không phát sinh.
Đó là do nhờ yonisomanasikāra trí-tuệ hiểu biết sắc-ngồi có trạng-thái vô-ngã, nên tham-tâm không phát sinh; dù khi phóng-tâm là danh-pháp phát sinh, cũng có trạng-thái vô-ngã, nên sân-tâm vẫn không phát sinh.
Cũng như trên, khi oai-nghi ngồi là sắc-ngồi phát sinh thọ khổ, sắc-ngồi khổ (không phải ta khổ), sân-tâm không hài lòng không phát sinh.
Hành-giả cần phải thay đổi oai-nghi ngồi cũ sang oai-nghi đi mới là sắc-đi, để làm giảm bớt thọ khổ của oai-nghi ngồi cũ. Dù khi thay đổi oai-nghi đi mới cho bớt khổ, tham-tâm hài lòng vẫn không phát sinh.
Cho nên, yonisomanasikāra trí-tuệ hiểu biết trong tâm với trí-tuệ hiểu biết đúng 4 trạng-thái của sắc-pháp, của danh-pháp, nên hỗ trợ cho hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đúng theo pháp-hành trung-đạo diệt-từng-thời được tham-tâm và sân-tâm.
* Yonisomanasikāra còn là pháp hỗ trợ cho mọi thiện pháp, kể từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới-thiện-pháp.
Ý nghĩa ayonisomanasikāra
Trái ngược với yonisomanasikāra là ayonisomanasi-kāra có 3 từ ghép là:
Ayoniso + manasi + kāra
- Ayoniso: Do si-tâm.
- Manasi: Trong tâm.
- Kāra: Sự làm nghĩa là sự biết.
Ayonisomanasikāra là sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong 4 trạng-thái của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới là:
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca) thì do si-tâm biết sai lầm cho là thường (nicca).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha) thì do si mê biết sai lầm cho là lạc (sukha).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā) thì do si-tâm biết sai lầm cho là ngã (attā).
- Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái-bất-tịnh (asubha) thì do si-tâm biết sai lầm cho là tịnh (subha).
Ayonisomanasikāra là sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong 4 trạng-thái của tất cả sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh, nên làm nhân-duyên phát sinh pháp-đảo-điên (vipallāsa).
Pháp-đảo-điên có 3 loại:
1- Tưởng-đảo-điên (saññāvipallāsa): Tưởng sai lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho rằng:“Thường, lạc, ngã, tịnh”.
2- Tâm-đảo-điên (cittavipallāsa): Tâm biết sai lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho rằng:“Thường, lạc, ngã, tịnh”.
3- Tà-kiến-đảo-điên (diṭṭhivipallāsa): Tà-kiến thấy sai lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp cho rằng:“Thường, lạc, ngã, tịnh”. Như vậy, pháp-đảo-điên có 3 pháp nhân với 4 điều sai lầm (thường, lạc, ngã, tịnh) gồm có 12 pháp-đảo-điên này làm nhân-duyên phát sinh mọi tham-ái, mọi
phiền-não tuỳ theo đối-tượng, làm che phủ mọi thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, nên chỉ có yonisomanasi-kāra, trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng theo 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới, mới ngăn chặn được 12 pháp-đảo-điên ấy mà thôi.
[1] Dīghanikāya, Mahāvagga, Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.
[2] Ngũ dục: sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục.
[3] 26 Appanājavanacitta: 26 tác-hành-thiền-tâm đó là 5 sắc-giới thiện-tâm + 5 sắc-giới duy-tác-tâm+ 4 vô-sắc-giới thiện-tâm + 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm+ 4 Thánh-đạo-tâm+ 4 Thánh-quả-tâm.
[4] Dī. Mahāvaggaṭṭhakathā. Kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.
[5] Chứng đắc đến bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cũng được.
[6] Hơi thở vào, hơi thở ra tiếp xúc với thân làm đối-tượng thiền-tuệ là đối-tượng xúc (phong-đại), không phải là hơi thở vào, hơi thở ra dài hoặc ngắn như pháp-hành thiền-định.
[7] Bộ Chú-giải Dhammapadaṭṭhakathā, Tích Suvaṇṇakārattheravatthu.
[8] Dhammapadagāthā thứ 285.
[9] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, tích Aniccalakkhaṇavatthu.
[10] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, tích Dukkhalakkhaṇavatthu.
[11] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, Tích Anattalakkhaṇavatthu.
[12] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, tích Cūḷapanthakattheravatthu.
[13] Dīghanikāya, Mahāvaggapāḷi, kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.
[14] Bộ Dī. Mahāvaggaṭṭhakathā, kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.
[15] Majjhimanikāya, Mūlapaṇṇāsa. kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.
[16] Dī. Mahāvaggaṭṭhakathā, M. Mū. Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.
[17] M. Mūlapaṇṇāsaṭṭhakāthā, Sampaāññapabbavaṇṇanā.
[18] Thuần tuý tự nhiên nghĩa là tư thế đi, đứng, ngồi, nằm; dáng đi, đứng, ngồi, nằm phát sinh do đại thiện-tâm trong sạch, không có phiền-não làm ô nhiễm.
[19] Xem nghi lễ thọ “Pháp-hành thiền-tuệ” phần cuối quyển sách này.
[20] Tìm hiểu trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, cùng soạn giả.
[21] Một cách thoáng qua có nghĩa là không quá chú tâm đến đối-tượng hiện-tại ây, mà chỉ cấn có chánh-niệm trực nhận ngay đối-tượng ấy, có trí-tuệ-tỉnh-giác trực giác đối-tượng ấy một cách thoáng qua mà thôi, nhờ tinh-tấn không ngừng, nên đối-tượng ấy càng lúc càng thêm rõ. Nếu hành-giả quá chú tâm đến đối-tượng ấy thì đối-tượng ấy vượt qua lãnh vực chân-nghĩa-pháp, sang lĩnh vực chế-định-pháp.
[22] Trạng-thái tĩnh có nghĩa là không cử động trong giây lát ngắn ngủi của mỗi tư thế đứng, mỗi dáng đứng là đối-tượng sắc-đứng hiện-tại.
[23] Trạng-thái tĩnh có nghĩa là không cử động trong giây lát ngắn ngủi của mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi là đối-tượng sắc-ngồi hiện-tại.
[24] Trạng-thái tĩnh có nghĩa là không cử động trong giây lát ngắn ngủi của mỗi tư thế nằm, dáng nằm là đối-tượng sắc-nằm hiện-tại.
[25] Sắc-pháp, danh-pháp có 4 trạng-thái là vô-thường, khổ, vô-ngã, bất tịnh.
[26] Aṅguttaranikāya, phần Dasakanipāta, kinh Āvijjāsuttapāḷi.
[27] Saṃyuttanikāya, Mahāvaggapāḷi, kinh Sotāpattiyaṅgasutta.
Mục lục quyển 10 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10