NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)

QUYỂN X

PHÁP-HẠNH THIỀN-TUỆ
(VIPASSANĀBHĀVANĀ)


Bốn Thánh-Đạo-Tuệ (Maggañāṇa)

Thánh-đạo-tuệ (maggañāṇa) có 4 bậc, mà mỗi bậc Thánh-đạo-tuệ có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna) tham-ái, phiền-não, ác-pháp theo năng lực của mỗi Thánh-đạo-tuệ như sau:

Ba loại tham-ái (taṇhā)

Tham-ái (taṇhā) đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 8 tham-tâm (lobhacitta) nhân sinh khổ-đế dẫn dắt tái-sinh kiếp sau trong ba giới bốn loài.

Tham-ái có 3 loại:

1- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

2- Bhavataṇhā: Hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng hợp với thường-kiến, và tham-ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới; cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới.

3- Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng hợp với đọan-kiến.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái là:

- Vibhavataṇhā: Tham-ái hợp với đọan-kiến, và

- Bhavataṇhā: Tham-ái hợp với thường-kiến. Đó là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn dư sót.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại tham-ái là:

-Kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong cõi dục-giới không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại tham-ái là:

- Kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối-tượng loại vi-tế trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong cõi dục-giới không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái còn lại là:

- Bhavataṇhā: Tham-ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới; trong cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới, và

- Kāmataṇhā: Tham-ái trong đối-tượng loại vi-tế trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.

Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái nhân sinh khổ Thánh-đế, cho nên bậc Thánh A-ra-hán không còn tái-sinh kiếp sau nữa.

Bốn pháp trầm-luân (āsava)

Pháp trầm-luân (āsava) là pháp làm cho tất cả mọi chúng-sinh bị chìm đắm trong ba giới bốn loài, không thể vươn lên trở thành bậc Thánh-nhân được.

Pháp trầm-luân có 4 pháp:

1- Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.

2- Bhavāsava: Kiếp trầm-luân là chìm đắm trong cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.

3- Diṭṭhāsava: Tà-kiến trầm-luân là chìm đắm trong mọi tà-kiến. Đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.

4- Avijjāsava: Vô-minh trầm-luân là chìm đắm trong vô-minh không biết chân-lý tứ Thánh-đế. Đó là si tâm-sở đồng sinh với 12 bất thiện-tâm.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:

- Diṭṭhāsava: Tà-kiến trầm-luân là chìm đắm trong mọi tà-kiến. Đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn dư sót.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:

-Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong cõi dục-giới không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:

-Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng loại vi-tế cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong cõi dục-giới không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận 2 pháp trầm-luân là:

-Bhavāsava: Kiếp trầm-luân là chìm đắm trong cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.

- Avijjāsava: Vô-minh trầm-luân là chìm đắm trong vô-minh không biết chân-lý tứ Thánh-đế. Đó là si tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm không còn dư sót.

10 loại phiền-não (kikesa)

Phiền-não (kilesa) là pháp làm tâm ô nhiễm, nóng nảy khổ tâm, phiền-não 10 pháp: Tham, sân, si, tà-kiến, ngã-mạn, hoài-nghi, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi.

10 pháp phiền-não này là 10 bất-thiện tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại phiền-não là: Tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại phiền-não là: Sân (dosa) loại thô không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại phiền-não là: Sân (dosa) loại vi-tế không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 7 loại phiền-não là: Tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót.

12 bất-thiện-tâm (Akusalacitta)

Bất-thiện-tâm gọi là ác-tâm có 12 tâm là 8 tham-tâm, 2 sân-tâm, 2 si-tâm. Sở dĩ gọi là bất-thiện-tâm hoặc ác-tâm là vì 14 bất-thiện tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm này.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 5 bất-thiện-tâm là:

- 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn dư sót.

- 1 si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện-tâm là:

- 2 sân-tâm loại thô không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện-tâm là:

- 2 sân-tâm loại vi-tế không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận 5 bất-thiện-tâm còn lại là:

-4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.

-Si-tâm hợp với phóng-tâm không còn dư sót.

14 bất-thiện-tâm-sở (akusalacetasika)

14 bất-thiện tâm-sở như sau:

-3 tâm-sở nhóm tham đó là tham tâm-sở, tà-kiến tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở.

- 4 tâm-sở nhóm sân đó là sân tâm-sở, ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở, hối-hận tâm-sở.

- 4 tâm-sở nhóm si đó là si tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở.

- 2 tâm-sở nhóm buồn-chán đó là buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở.

- Hoài-nghi tâm-sở.

Gồm có 14 loại bất-thiện-tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 4 bất-thiện tâm-sở tà-kiến tâm-sở, hoài-nghi tâm-sở, ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở không còn dư sót.

* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện tâm-sở loại thô sân tâm-sở và hối-hận tâm-sở không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện-tâm-sở vi-tế sân tâm-sở và hối-hận tâm-sở không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận 8 bất-thiện tâm-sở còn lại là tham tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở, si tâm-sở, buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở không còn dư sót.

Trên đây trình bày một phần bất-thiện-pháp mà mỗi Thánh-đạo-tuệ (Maggañāṇa) có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna). Thật ra, Thánh-đạo-tuệ nào đã diệt tận được bất-thiện-pháp nào rồi, thì bất-thiện-pháp ấy có liên quan đến trong các phần bất-thiện-pháp khác cũng đều bị diệt tận được (samucchedap-pahāna) không còn dư sót, trong kiếp hiện-tại và kiếp vị-lai nếu còn tái-sinh kiếp sau trong các cõi-giới khác.

Quả Báu Của Pháp-Hành Thiền-Tuệ

Pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái trở thành 4 bậc Thánh-nhân.

Quả báu của pháp-hành thiền-tuệ có nhiều:

- Quả báu đặc biệt là chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.

- 4 Thánh-đạo-tuệ diệt tận được mọi phiền-não.

- 4 Thánh-đạo-tâm liền cho quả là 4 Thánh-quả-tâm tương xứng không có thời gian ngăn cách.

- Nhập Thánh-quả-tâm hưởng Niết-bàn an-lạc.

- Nhập diệt-thọ-tưởng giải thoát khổ thân, khổ tâm,…

* Chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế

Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đó là:

1-Khổ Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là pháp mà bậc Thánh-nhân đã biết.

2-Nhân sinh khổ Thánh-đế đó là tham-ái là pháp mà bậc Thánh-nhân đã diệt.

3- Diệt khổ Thánh-đế đó là Niết-bàn là pháp mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế đó là bát-chánh-đạo là pháp mà bậc Thánh-nhân đã tiến hành.

* Bốn thánh-đạo-tâm cho quả là bốn thánh-quả-tâm

Hành-giả chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm và Niết-bàn.

4 Thánh-đạo-tâm thuộc về 4 siêu-tam-giới thiện-tâm liền cho quả tương xứng là 4 Thánh-quả-tâm thuộc về 4 siêu-tam-giới quả-tâm sau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt, trong cùng Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta) ấy, không có thời gian ngăn cách (akālika) như sau:

- Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là Nhập-lưu Thánh-quả-tâm sinh trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

- Nhất-lai Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là Nhất-lai Thánh-quả-tâm sinh trong cùng Nhất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

- Bất-lai Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là Bất-lai Thánh-quả-tâm sinh trong cùng Bất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

- A-ra-hán Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là A-ra-hán Thánh-quả-tâm sinh trong cùng A-ra-hán Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

Hành-giả chứng đắc Thánh-đạo-tâm nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya) của mỗi hành-giả ấy.

Thiện-tâm và quả-tâm

Kusalacitta: Thiện-tâm, vipākacitta: Quả-tâm

Trong Phật-giáo có đầy đủ 4 loại thiện-tâm:

- Kāmavacarakusalacitta: Dục-giới thiện-tâm.

- Rūpavacarakusalacitta: Sắc-giới thiện-tâm.

- Arūpavacarakusalacitta: Vô-sắc-giới thiện-tâm.

- Lokuttarakusalacitta: Siêu-tam-giới thiện-tâm.

1- Dục-giới thiện-tâm

Dục-giới thiện-tâm có 8 đại-thiện-tâm.

Người thiện nào có giới-hạnh trong sạch, tạo đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả an-lạc trong kiếp hiện-tại.

Sau khi người thiện ấy chết, đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 9 quả-tâm đó là 8 đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới, hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ trong cõi thiện dục-giới ấy.[1]

2- Sắc-giới thiện-tâm

Sắc-giới thiện-tâm có 5 tâm.

Hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có giới-hạnh trong sạch làm nơi nương nhờ, thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả ấy có khả năng nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm (jhāna-samāpatti), hưởng an-lạc trong kiếp hiện-tại.

Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp trong thiền sắc-giới thiện-tâm nào bậc cao có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có thiền sắc-giới quả-tâm bậc cao ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với thiền sắc-giới quả-tâm bậc cao ấy. Vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy.

3- Vô-sắc-giới thiện-tâm

Vô-sắc-giới thiện-tâm có 4 tâm.

Hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala) có giới-hạnh trong sạch làm nơi nương nhờ, thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, hành-giả ấy có khả năng nhập bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm (jhānasamāpatti), hưởng an-lạc trong kiếp hiện-tại.

Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn -sắc-giới thiện-nghiệp trong thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nào bậc cao có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có thiền vô-sắc-giới quả-tâm bậc cao ấy gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tương xứng với thiền vô-sắc-giới quả-tâm bậc cao ấy. Vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy.[2]

4- Siêu-tam-giới thiện-tâm

Siêu-tam-giới thiện-tâm 4 tâm liền cho quả là 4 siêu-tam-giới quả-tâm.

4 siêu-tam-giới thiện-tâm đó là 4 Thánh-đạo-tâm và 4 siêu-tam-giới quả-tâm đó là 4 Thánh-quả-tâm.

Chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, hành-giả thuộc về hạng người như thế nào?

Hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala) đã từng tích-lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại.

Kiếp hiện-tại hành-giả ấy là người có giới-hạnh trong sạch, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có duyên lành đi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Thánh-đạo nào, Thánh-quả ấy tuỳ theo năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ là tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi vị thanh-văn Bồ-tát như sau:

- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

- Chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

- Chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

- Chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

4 Thánh-quả-tâm thuộc về 4 siêu-tam-giới quả-tâm không làm phận sự cho quả tái-sinh kiếp sau, mà trái lại có khả năng đặc biệt làm giảm dần sự tái-sinh kiếp sau tuỳ theo mỗi bậc Thánh-nhân như sau:

* Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, tuyệt đối không còn tái-sinh trong 4 cõi ác-giới, chỉ có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiệ -dục-giới cõi người, cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Đến kiếp thứ 7, chắc chắn bậc Thánh Nhập-lưu sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Sau khi bậc Thánh Bất-lai chết, không còn tái-sinh trở lại trong cõi thiện dục-giới, chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy. vị phạm-thiên Thánh Bất-lai ấy sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại đến khi hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Như vậy, trong 4 loại thiện-tâm, dục-giới thiện-tâm, sắc-giới thiện-tâm, vô-sắc-giới thiện-tâm có trong Phật-giáo và ngoài Phật-giáo, vẫn còn luẩn quẩn tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài. Còn siêu-tam-giới thiện-tâm dẫn đến tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, chỉ có trong Phật-giáo mà thôi,

* Nhập Thánh-quả hưởng an-lạc Niết-bàn

Mỗi bậc Thánh-nhân có khả năng nhập Thánh-quả (phalasamāpatti) của mình, để hưởng vị giải thoát an-lạc Niết-bàn (vimuttirasa) trong kiếp hiện-tại.

- Bậc Thánh Nhập-lưu nhập Nhập-lưu Thánh-quả.

- Bậc Thánh Nhất-lai nhập Nhất-lai Thánh-quả.

- Bậc Thánh Bất-lai nhập Bất-lai Thánh-quả.

- Bậc Thánh A-ra-hán nhập A-ra-hán Thánh-quả.

Nếu bậc Thánh-nhân nào đã chứng đắc Thánh-quả nào cuối cùng thì có thể nhập Thánh-quả ấy.

Bậc Thánh-nhân bậc thấp không thể nhập Thánh-quả bậc cao, vì chưa chứng đắc, và bậc Thánh-nhân bậc cao cũng không nhập Thánh-quả bậc thấp.

Bậc Thánh-nhân nếu đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới liên quan siêu-tam-giới, khi nhập Thánh-quả với bậc thiền nào tuỳ theo ý muốn của mình.

Phương pháp nhập Thánh-quả

Bậc Thánh-nhân có ý nguyện muốn nhập Thánh-quả (phalasamāpatti), để hưởng vị giải thoát an-lạc Niết-bàn (vimuttirasa) trong suốt thời gian ấn định theo lời phát nguyện, bậc Thánh-nhân ấy cần phải có đủ 3 chi pháp như sau:

- Phát nguyện thời gian nhập Thánh-quả và quy định thời gian xả Thánh-quả.

- Trí-tuệ thiền-tuệ không dõi theo đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.

- Trí-tuệ thiền-tuệ chỉ hướng đến đối-tượng Niết-bàn. Bậc Thánh-nhân nhập Thánh-quả có 2 giai đọan:

-Trước tiên, bậc Thánh-nhân phát nguyện bằng lời chơn thật rằng:

Nguyện xin nhập Thánh-quả trong suốt thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, … 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, … (nhưng không đến 7 ngày). Xin Thánh quả-tâm phát sinh liên tục không ngừng trong suốt thời gian ấy.

-Khi nhập Thánh-quả, bậc Thánh-nhân quán triệt 2 pháp rằng:

-Quán triệt về Thánh quả-tâm bậc cao đã chứng đắc.

-Quán triệt về bậc thiền siêu-tam-giới đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.

Ví dụ: Bậc Thánh Bất-lai đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới liên quan siêu-tam-giới, muốn nhập Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphalasamāpatti) với bậc thiền siêu-tam-giới nào có đối-tượng Niết-bàn, tuỳ theo ý muốn.

Sau khi phát nguyện xong, bậc Thánh Bất-lai thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bắt đầu từ trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, và trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa trong Bất-lai Thánh-quả lộ-trình-tâm (Anāgāmiphalasamāpattivīthicitta) như sau:

Đồ biểu nhập Bất-lai Thánh-quả lộ-trình-tâm

Giải thích nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm

1-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trước    viết tắt (bha)

2-Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động vt (na)

3-Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt vt (da)

4-Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm vt     (ma)

5-8-Anuloma: Thuận-dòng-tâm                  vt (anu)

9-Anāgāmiphalacitta: Bất-lai Thánh-quả-tâm vt     (pha)

10-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau            vt (bha)

Nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm (phalasamāpattivīthi-citta) có điểm đặc biệt khác với nhập thiền lộ-trình-tâm (jhānasamāpattivīthicitta) nhập diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpattivīthicitta) như sau:

* Nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm trong tác-hành-tâm (javanacitta) có 4 sát-na-tâm cùng làm phận sự anuloma rồi diệt, liền tiếp theo sau Bất-lai Thánh-quả-tâm sinh rồi diệt liên tục, có đối-tượng Niết-bàn, trong suốt thời gian đã phát nguyện.

* Nhập thiền lộ-trình-tâm nhập diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm trong tác-hành-tâm (javanacitta) có 4 sát-na-tâm, mà mỗi sát-na-tâm làm mỗi phận sự parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhu.

Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm

Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm 3 loại Niết-bàn, tuỳ theo năng lực của pháp-chủ (indriya) của bậc Thánh-nhân như sau:

1- Animittanibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm đối với bậc Thánh-nhân tín-pháp-chủ (saddhindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại.

Giai đọan đầu, bậc Thánh-nhân có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp hoặc của sắc-pháp.

Đến khi nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm chỉ có đối-tượng trạng-thái vô-thường của danh-pháp mà thôi, khi Thánh-quả-tâm sinh rồi diệt liên tục, có animitta-nibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn làm đối-tượng.

2- Appaṇihitanibbāna: Vô-ái Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm đối với bậc Thánh-nhân định-pháp-chủ (samādhindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại.

Giai đọan đầu, bậc Thánh-nhân có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, hoặc sắc-pháp.

Đến khi nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm chỉ có đối-tượng trạng-thái khổ của danh-pháp mà thôi, khi Thánh-quả-tâm sinh rồi diệt liên tục, có appaṇihitanibbāna: Vô-ái Niết-bàn làm đối-tượng.

3- Suññatanibbāna: Chơn-không Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm đối với bậc Thánh-nhân tuệ-pháp-chủ (paññindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại.

Giai đọan đầu, bậc Thánh-nhân có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, hoặc sắc-pháp.

Đến khi nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm chỉ có đối-tượng trạng-thái vô-ngã của danh-pháp mà thôi, khi Thánh-quả-tâm sinh rồi diệt liên tục, có suññata-nibbāna: Chơn-không Niết-bàn làm đối-tượng.

Phương pháp xả Thánh-quả lộ-trình-tâm

Bậc Thánh-nhân đang nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm, nếu muốn xả Thánh-quả lộ-trình-tâm thì cần phải có 2 chi pháp như sau:

- Trí-tuệ thiền-tuệ hướng đến đối-tượng danh-pháp hoặc sắc-pháp.

- Trí-tuệ thiền-tuệ không dõi theo đối-tượng Niết-bàn.

Khi bậc Thánh-nhân có đủ 2 chi pháp ấy, Thánh-quả-tâm cuối cùng diệt, làm nhân-duyên cho hộ-kiếp-tâm (bhavaṇgacitta) phát sinh, chấm dứt Thánh-quả lộ-trình-tâm.

Nhập Thánh-quả là quả báu của pháp-hành thiền-tuệ đối với bậc Thánh-nhân hưởng Niết-bàn an-lạc tuyệt đối.

* Nhập diệt-thọ-tưởng (Nirodhasamāpatti)

Nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) trong nhập diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpattivīthicitta) diệt thọ và tưởng có nghĩa là diệt tâm với tâm-sở sắc-pháp phát sinh từ tâm, suốt thời gian 7 ngày, không ăn uống, tiểu tiện, đại tiện, …giống như tịch diệt Niết-bàn, an-lạc tuyệt đối, hoàn toàn giải thoát khỏi khổ thân, khổ tâm, khổ của sắc-pháp, của danh-pháp trong suốt 7 ngày.

Vấn: Bậc Thánh-nhân nào có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng được?

Đáp: Chỉ có 2 bậc Thánh-nhân có khả năng đặc biệt nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) đó là bậc Thánh Bất-lai và bậc Thánh A-ra-hán đã chứng đắc đầy đủ 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới mà thôi, bởi vì, nhập diệt-thọ-tưởng cần phải nhờ đến 2 năng lực:

- Năng lực của thiền-định (samathabala): Bậc Thánh Bất-lai hoặc bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền.

- Năng lực của thiền-tuệ (vipassanābala): Bậc Thánh-nhân chứng đắc Bất-lai Thánh-quả hoặc A-ra-hán Thánh-quả.

Ngoài 2 bậc Thánh ấy ra, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán không chứng đắc đầy đủ 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, và bậc Thánh Nhất-lai và bậc Thánh Nhập-lưu, dù đã chứng đắc đầy đủ 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, cũng không có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng được, bởi vì không đủ 2 năng lực cần thiết.

Phương pháp nhập diệt-thọ-tưởng

Bậc Thánh Bất-lai hoặc bậc Thánh A-ra-hán có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti)[3]cần phải có đầy đủ 5 chi pháp như sau:

1- Phải có đầy đủ 2 năng lực (bala).

2- Phải có khả năng chế ngự 3 pháp-hành (saṅkhārā).

3- Phải có 16 pháp-hành thiền-tuệ (ñāṇacariyā).

4-Phải có 9 pháp-hành thiền định (samādhicariyā).

5-Phải có 5 pháp thuần thục trong 9 bậc thiền (vasībhāvatā).

Đó là 5 chi pháp cần thiết hỗ trợ nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti).

Giải thích

1- Hai năng lực (bala)

- Năng lực thiền-định (samāthabala): Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán có đủ 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới “phi-tưởng-phi-phi-tưởng xứ-thiền” mới có đủ năng lực thiền-định vi-tế diệt thọ, tưởng.

- Năng lực thiền-tuệ (vipassanābala): Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán có đủ 7 loại anupassanā: Aniccānupassanā, dukkhānupassanā, anattānupassanā, nibbidānupassanā, virāgānupassanā, nirodhānupassanā, paṭinissaggānupassanā mới có đủ năng lực thiền-tuệ diệt thọ, tưởng.

2- Khả năng chế ngự 3 pháp-hành (saṅkhārā)

- Kāyasaṅkhāra: Thân-hành đó là hơi thở vào, hơi thở ra.

- Vacīsaṅkhāra: Khẩu-hành đó là hướng-tâm tâm-sở (vitakkacetasika) và quan-sát tâm-sở (vicāracetasika).

- Cittasaṅkhāra: Ý-hành đó là thọ tâm-sở (vedanā-cetasika) và tưởng tâm-sở (saññācetasika).

- Đệ nhị thiền sắc-giới có khả năng diệt được 2 chi thiền vitakka, vicāra, nên chế ngự được khẩu-hành nghĩa là khẩu không nói năng được nữa.

- Đệ ngũ thiền sắc-giới[4] có khả năng diệt được hơi thở vào, hơi thở ra, nên chế ngự được thân-hành: Tịnh thân nghĩa là thân không còn hơi thở vào, hơi thở ra nữa.

- Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán khi nhập phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thì thọ tâm-sở tưởng tâm-sở trở nên vô cùng vi-tế, tưởng như không có, nên bậc thiền này có khả năng diệt được thọ tâm-sở tưởng tâm-sở, chế ngự được ý-hành: Tịnh ý nghĩa là tâm như không còn biết rõ các đối-tượng nữa.

3- 16 pháp-hành thiền-tuệ (ñāṇacariyā)

Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán đã thuần thục thực-hành 16 pháp-hành thiền-tuệ:

1- Thực-hành aniccānupassanā.

2- Thực-hành dukkhānupassanā.

3- Thực-hành anattānupassanā.

4- Thực-hành nibbidānupassanā.

5- Thực-hành virāgānupassanā.

6- Thực-hành nirodhānupassanā.

7- Thực-hành paṭinissaggānupassanā.

8- Thực-hành vivaṭṭānupassanā.

9- Sotāpattimagga.

10- Nhập Sotāpattiphalasamāpatti.

11- Sakadāgāmimagga.

12- Nhập Sakadāgāmiphalasamāpatti.

13- Anāgāmimagga.

14- Nhập Anāgāmiphalasamāpatti.

15- Arahattamagga.

16- Nhập Arahattaphalasamāpatti.

Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán đã thuần thục thực-hành 16 pháp-hành thiền-tuệ từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới.

4-Chín Pháp-hành thiền-định (samādhicariyā)

1-Nhập đệ nhất thiền sắc-giới.

2-Nhập đệ nhị thiền sắc-giới.

3-Nhập đệ tam thiền sắc-giới.

4-Nhập đệ tứ thiền sắc-giới.

5- Nhập đệ ngũ thiền sắc-giới.

6- Nhập không-vô-biên-xứ-thiền.

7- Nhập thức-vô-biên-xứ-thiền.

8- Nhập vô-sở-hữu-xứ-thiền.

9- Nhập phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền.

Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán thuần thục nhập 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới.

5-Năm pháp thuần thục (vasībhāvatā)

1- Āvajjanavasī: Thuần thục quán triệt chi thiền với ý-môn-hướng-tâm.

2- Samāpajjanavasī: Thuần thục nhập các bậc thiền. 3-Adhiṭṭhānavaī: Thuần thục phát nguyện ấn định thời gian nhập các bậc thiền.

4- Vuṭṭhānavasī: Thuần thục ấn định thời gian xả các bậc thiền.

5- Paccavekkhaṇavasī: Thuần thục quán triệt chi thiền với tác-hành-tâm.

Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán có đầy đủ 5 pháp thuần thục cần thiết hỗ trợ nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti).

* Nhập diệt-thọ-tưởng nhờ 2 năng lực

Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng cần phải nhờ 2 năng lực: Năng lực thiền-định (samathabala) và năng lực thiền-tuệ (vipassanābala).

Hai bậc Thánh-nhân ấy nhập thiền rồi xả thiền, tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp của bậc thiền ấy theo tuần tự như sau:

A- Bậc Thánh Bất-lai nhập diệt-thọ-tưởng

Bậc Thánh Bất-lai thực-hành theo tuần tự như sau:

1- Nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Xả đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

2- Nhập đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Xả đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

3- Nhập đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Xả đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

4- Nhập đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Xả đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

5- Nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.

- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

6- Nhập không-vô-biên-xứ-thiện-tâm.

- Xả không-vô-biên-xứ thiện-tâm.

- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi không-vô-biên-xứ-thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

7- Nhập thức-vô-biên-xứ-thiện-tâm.

- Xả thức-vô-biên-xứ-thiện-tâm.

- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi thức-vô-biên-xứ-thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

8- Nhập vô-sở-hữu-xứ-thiện-tâm.

- Xả vô-sở-hữu-xứ-thiện-tâm.

- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi vô-sở-hữu-xứ-thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

Bốn phận sự trước khi nhập diệt-thọ-tưởng

Bậc Thánh Bất-lai phát nguyện 4 phận sự (pubba-kicca) trước khi nhập diệt-thọ-tưởng như sau:

1- Nānābaddha avikopana: Bậc Thánh Bất-lai phát nguyện rằng: Trong suốt 7 ngày đêm nhập diệt-thọ-tưởng, tất cả mọi thứ vật dụng như y, bát, chỗ ở, … không bị hư hại do lửa, nước, trộm cướp, …

Do nguyện lực này, tất cả mọi thứ vật dụng hoàn toàn không bị hư hại.

2- Saṃghapaṭimānana: Bậc Thánh Bất-lai phát nguyện rằng: Trong suốt 7 ngày đêm nhập diệt-thọ-tưởng, nếu chư tỳ-khưu Tăng hội họp hành Tăng-sự nào, cần đến tôi thì tôi sẽ xả diệt-thọ-tưởng ngay tức khắc, không để vị tỳ-khưu nào đến gọi.

Do nguyện lực này, khi chư tỳ-khưu Tăng hội họp, bậc Thánh Bất-lai xả diệt-thọ-tưởng, đến trình diện ngay.

3- Satthupakkosana: Bậc Thánh Bất-lai phát nguyện rằng: Trong suốt 7 ngày đêm nhập diệt-thọ-tưởng, nếu Đức-Thế-Tôn truyền hội họp chư tỳ-khưu-Tăng, để ban hành giới điều, … cần đến tôi thì tôi sẽ xả diệt-thọ-tưởng ngay tức khắc, không để vị tỳ-khưu nào đến gọi.

Do nguyện lực này, khi Đức-Thế-Tôn có việc cần, bậc Thánh Bất-lai xả diệt-thọ-tưởng, đến trình diện Đức-Thế-Tôn ngay.

4- Addhānapariccheda: Bậc Thánh Bất-lai phát nguyện rằng: Sinh mạng của tôi còn tồn tại quá 7 ngày đêm hay không? Nếu biết sinh mạng sẽ hết trong vòng 7 ngày thì bậc Thánh Bất-lai phải xả diệt-thọ-tưởng trước khi chuyển kiếp (cuti), bởi vì sự chết không thể xảy ra trong lúc đang nhập diệt-thọ-tưởng.

Do nguyện lực này, nên bậc Thánh Bất-lai biết rõ tuổi thọ, để chuẩn bị trước khi chuyển kiếp (cuti).

Sau khi phát nguyện 4 pubbakicca xong, bậc Thánh Bất-lai trở lại tiếp tục Nhập phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiện-tâm cuối cùng trong diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpattivīthicitta) như sau:

Đồ biểu diệt-thọ-tưởng-lộ-trình-tâm

Giải thích:

Bậc Thánh Bất-lai đã trải qua quá trình diễn tiến đi đôi giữa 2 năng lực: Năng lực thiền-định năng lực thiền-tuệ, bắt đầu từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiện-tâm, trong diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpattivīthicitta) cuối cùng phát sinh như sau:

- -Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trước vt       (bha)

- -Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động vt       (na)

- -Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt        vt       (da)

- -Manodvāravjjana: Ý-môn-hướng-tâm      vt       (ma)

- -Parikamma: Tâm-chuẩn-bị nevasaññā…  vt       (pari)

- -Upacāra: Tâm-cận nevasaññā …   vt       (upa)

- -Anuloma: Tâm-thuận-dòng nevasaññā … vt       (ma)

- -Gotrabhu: Tâm-chuyển từ dục-giới-tâm sang vô-sắc-giới-tâm nevasaññā…   vt       (got)

- Nevasaññānāsaññāyatanajjhānakusalacitta: (2 sát-na-tâm) diệt vt (jha)

- Diệt citta+cetasika+cittarūpa suốt 7 ngày đêm không còn biết khổ thân, khổ tâm nữa.

-Đến ngày thứ 8

-Anāgāmiphalacitta: Bất-lai Thánh-quả-tâm phát sinh (2 sát-na-tâm)     vt    (pha)

-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau      vt       (bha).

 

Nhập diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpatti-vīthicitta) suốt 7 ngày đêm, diệt tâm với tâm-sở, sắc-pháp phát sinh từ tâm, bậc Thánh Bất-lai không ăn uống, cũng không đi tiểu tiện, đại tiện, không biết khổ thân, khổ tâm nào cả.

Đến ngày thứ 8 hết kỳ hạn, xả diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm của bậc Thánh Bất-lai, thì Bất-lai Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn phát sinh 2 sát-na-tâm rồi diệt, tiếp theo hộ-kiếp-tâm phát sinh, chấm dứt diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm, trở lại đời sống bình thường.

Bậc Thánh Bất-lai suốt 7 ngày đêm không ăn uống, đến ngày thứ 8, để duy trì sinh mạng, nên bậc Thánh Bất-lai đi khất thực. Những thí chủ nào để bát cúng dường đến bậc Thánh Bất-lai sau khi xả diệt-thọ-tưởng, chắc chắn sẽ được quả báu cao quý vô lượng.

B- Bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng

Về phương pháp nhập diệt-thọ-tưởng đối với bậc Thánh Bất-lai như thế nào, thì đối với bậc Thánh A-ra-hán cũng như thế ấy.

Nhưng xét về tâm bậc Thánh Bất-lai với bậc Thánh A-ra-hán là hoàn toàn khác nhau:

* Đối với bậc Thánh Bất-lai các loại tâm thuộc về thiện-tâm (kusalacitta) như dục-giới thiện-tâm, sắc-giới thiện-tâm, vô-sắc-giới thiện-tâm, Bất-lai Thánh-quả-tâm.

* Đối với bậc Thánh A-ra-hán có các loại tâm thuộc về duy-tác-tâm (kiriyacitta) như dục-giới đại-duy-tác-tâm, sắc-giới duy-tác-tâm, vô-sắc-giới duy-tác-tâm, A-ra-hán Thánh-quả-tâm.

Nhập diệt-thọ-tưởng là quả báu của pháp-hành thiền-tuệ đối với bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán giải thoát khổ thân, khổ tâm, khổ của sắc-pháp, của danh-pháp trong suốt thời gian 7 ngày đêm.

Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán chỉ có thể nhập diệt-thọ-tưởng trong cõi dục-giới, cõi sắc-giới mà thôi, không thể nhập diệt-thọ-tưởng trong cõi vô-sắc-giới, bởi vì không thể nhập 5 bậc thiền sắc-giới.

Người chết khác với bậc Thánh nhập diệt-thọ-tưởng

Trong kinh Mahāvedallasutta[5] Ngài Đại-trưởng-lão Sāriputta dạy Ngài Trưởng-lão Mahākoṭṭhika rằng:

- Này hiền đệ! Người chết rồi thì thân-hành đó là hơi thở bị diệt, khẩu-hành đó là hướng-tâm tâm-sở (vitakka-cetasika) và quan-sát tâm-sở (vicāracetasika) bị diệt, ý-hành đó là thọ tâm-sở (vedanācetasika) và tưởng tâm-sở (saññācetasika) cũng đều bị diệt, hết tuổi thọ, không còn hơi ấm, các tịnh-sắc đều bị tan rã.

Còn bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng rồi, thì cũng diệt thân-hành đó là diệt hơi thở vào, hơi thở ra, khẩu-hành đó là diệt hướng-tâm tâm-sở và quan-sát tâm-sở, diệt ý-hành đó là diệt thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở, (giống như người chết). Nhưng bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán khi nhập diệt-thọ-tưởng, tuổi thọ vẫn còn, hơi ấm trong sắc-thân vẫn còn, các tịnh-sắc (nhãn-tịnh-sắc, nhĩ-tịnh-sắc, tỷ-tịnh-sắc, thiệt-tịnh-sắc, thân-tịnh-sắc, ý-sắc-căn) vẫn còn nguyên vẹn, không bị tan rã.

Đó là điều giống nhau và khác nhau giữa người chết với bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng.

Tóm lược kết-quả của pháp-hành thiền-tuệ

* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ nếu có saddhindriya: Tín-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, đến khi Thánh-đạo lộ-trình-tâm phát sinh, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa thì chỉ thấy rõ, biết rõ aniccalakkhaṇa: Trạng-thái vô-thường của sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới cuối cùng, dẫn đến animittavimokkha: Vô-hiện-tượng giải-thoát, chứng ngộ animittanibbāna: Vô-hiện-tương Niết-bàn chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả như sau:

- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo thuộc về nhóm Saddhānusārī: Bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng đức-tin trong sạch.

- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả gồm có 7 bậc Thánh-nhân này thuộc về nhóm Saddhāvimutta: Bậc Thánh-nhân giải thoát bằng đức-tin trong sạch.

* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ nếu có samādhindriya: Định-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, đến khi Thánh-đạo lộ-trình-tâm phát sinh, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa thì chỉ thấy rõ, biết rõ dukkhalakkhaṇa: Trạng-thái khổ của sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới cuối cùng, dẫn đến appaṇihita-vimokkha: Vô-tham-ái giải-thoát, chứng ngộ appaṇihita-nibbāna: Vô-tham-ái Niết-bàn, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả như sau:

- Chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả gồm có 8 bậc Thánh-nhân đều thuộc về nhóm Kāyasakkhi: Chư bậc Thánh-nhân trước có các bậc thiền sắc-giới làm nền tảng, sau thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.

- Nếu hành-giả trước đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới 4 bậc thiền vô-sắc-giới, sau thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả thì thuộc về nhóm Ubhatobhāga-vimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải-thoát cả 2: Tứ thiền vô-sắc-giới và A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.

* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ nếu có paññindriya: Tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại là tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, đến khi Thánh-đạo lộ-trình-tâm phát sinh, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa thì chỉ thấy rõ, biết rõ anattalakkhaṇa: Trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới cuối cùng, dẫn đến suññatavimokkha: Chơn-không vô-ngã giải-thoát, chứng ngộ suññatanibbāna, chơn-không vô-ngã Niết-bàn, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả như sau:

- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo thuộc về nhóm Dhammānusārī: Bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng trí-tuệ siêu-việt.

-Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo gồm có 6 bậc Thánh-nhân này thuộc về nhóm Diṭṭhipatta: Bậc Thánh-nhân giải thoát bằng trí-tuệ siêu-việt.

-Chứng đắc A-ra-hán Thánh-quả thuộc về nhóm Paññāvimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải-thoát bằng trí-tuệ siêu-việt (không có bậc thiền nào làm nền tảng).

7 nhóm Thánh-nhân theo 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả

Phân loại 7 nhóm Thánh-nhân tương xứng với 8 bậc Thánh-nhân như sau:

1- Nhóm Thánh-nhân Saddhānusārī có 1 bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng đức-tin trong sạch.

2- Nhóm Thánh-nhân Dhammānusārī có 1 bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng trí-tuệ siêu-việt.

3- Nhóm Thánh-nhân Diṭṭhipatta gồm có 6 bậc Thánh-nhân giải thoát bằng trí-tuệ siêu-việt, đó là Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo.

4- Nhóm Thánh-nhân Saddhāvimutta gồm có 7 bậc Thánh-nhân giải thoát bằng đức-tin trong sạch, đó là Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.

5- Nhóm Thánh-nhân Kāyasakkhi gồm có 8 bậc Thánh-nhân trước có các bậc thiền sắc-giới làm nền tảng, sau thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.

6- Nhóm Thánh-nhân Ubhatobhāgavimutta có 1 bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng cả 2 pháp: Tứ thiền vô-sắc-giới và A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.

7- Hạng Thánh-nhân Paññāvimutta có 1 bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng trí-tuệ siêu-việt (không có bậc thiền nào làm nền tảng).

(Xong phần II, pháp-hành thiền-tuệ)

 

Pháp-Hành Thiền-Định Và Pháp-Hành Thiền-Tuệ

Giáo-pháp của Đức-Phật Gotama có 2 pháp-hành:

1-Pháp-hành thiền-định (Samathabhāvanā).

2-Pháp-hành thiền-tuệ (Vipassanābhāvanā).

1- Pháp-hành thiền-định (samathabhāvanā) có 40 đề-mục thiền-định, một số đề-mục thiền-định có trong Phật-giáo và cũng có ngoài Phật-giáo; đặc biệt một số đề-mục thiền-định chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo.

Pháp-hành thiền-định là pháp-hành dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, và chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả có 4 bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm của pháp-hành thiền-định vẫn còn luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Pháp-hành thiền-định đã được trình bày trong quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định của bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo cùng soạn giả.

2- Pháp-hành thiền-tuệ (vipassanābhāvanā) là pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo. Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác-pháp, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Thật vậy, pháp-hành thiền-tuệ có từ khi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, và được các hàng thanh-văn đệ-tử có đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ có khả năng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Các hàng thanh-văn đệ-tử có trí-tuệ kế thừa theo truyền thống thực-hành pháp-hành thiền-tuệ giữ gìn, duy trì tồn tại cho đến nay.

Khi giáo pháp của Đức-Phật Gotama bị suy đồi dần dần, bị tiêu hoại dần dần thì pháp-hành thiền-tuệ sẽ bị suy đồi, bị tiêu hoại trước, bởi vì trí-tuệ của các hàng thanh-văn đệ-tử không có khả năng giữ gìn duy trì được pháp-hành thiền-tuệ nữa.

Tuổi thọ của Phật-giáo có khoảng 5.000 năm, sau 5.000 năm, giáo pháp của Đức-Phật Gotama bị tiêu hoại hoàn toàn không còn trên thế gian này.

Tìm hiểu những điểm khác biệt nhau giữa pháp-hành thiền-định (trong quyển IX) với pháp-hành thiền-tuệ (trong quyển X này), để giúp cho hành-giả phân biệt rõ pháp-hành thiền-định với pháp-hành thiền-tuệ.

 

Điểm Khác Biệt Giữa Thiền-Định Với Thiền-Tuệ

Tìm thấy những điểm khác biệt giữa pháp-hành thiền-định và pháp-hành thiền-tuệ như sau:

1-Ý nghĩa (Aṭṭha)

- Thiền-định: Thiền-định nghĩa là định-tâm trong đối-tượng thiền-định duy nhất, để chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới.

- Thiền-tuệ: Thiền-tuệ nghĩa là trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

2- Chi-pháp (Aṅga)

-Thđ: Chi-pháp của thiền-định là ekaggatācetasika: Nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với tam-giới thiện-tâm, tam-giới duy-tác-tâm.

- Tht: Chi-pháp của thiền-tuệ là paññindriyacetasika: Tuệ-chủ tâm-sở đồng sinh với tất cả tam-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, tam-giới duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ.

3- Trạng-thái-riêng (Lakkhaṇa)

- Thđ: Trạng-thái-riêng của thiền-định là không phóng-tâm, định-tâm trong đối-tượng thiền-định.

- Tht: Trạng-thái-riêng của thiền-tuệ là thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tất cả sắc-pháp, danh-pháp.

4- Phận sự (Rasa)

- Thđ: Phận sự của thiền-định là gom các pháp đồng sinh lại với nhau.

- Tht: Phận sự của thiền-tuệ là diệt vô-minh che phủ thật-tánh của tất cả sắc-pháp, danh-pháp.

5- Quả hiện-hữu (Paccuppaṭṭhāna)

- Thđ: Quả hiện-hữu của thiền-định là an trú trong một đối-tượng thiền-định duy nhất.

- Tht: Quả hiện-hữu của thiền-tuệ là trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tất cả sắc-pháp, danh-pháp, không có si mê lầm lạc.

6- Nguyên nhân gần (Padaṭṭhāna)

- Thđ: Nguyên nhân gần của thiền-định là thọ lạc.

- Tht: Nguyên nhân gần của thiền-tuệ là sát-na định-tâm trong mỗi đối-tượng thiền-tuệ.

7- Đối-tượng (Ārammaṇa)

- Thđ: Đối-tượng của thiền-định là 40 đề-mục-thiền-định thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma).

- Tht: Đối-tượng của thiền-tuệ là tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, hoặc thân, thọ, tâm, pháp là đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ, thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

8- Sinh-diệt ( Udaya-Vaya)

- Thđ: Sự sinh, sự diệt của đối-tượng thiền-định không có.

- Tht: Sự sinh, sự diệt của đối-tượng thiền-tuệ đó là sự sinh của mỗi sắc-pháp do nhân-duyên-sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp do nhân-duyên-diệt; sự sinh của mỗi danh-pháp tam-giới do nhân-duyên-sinh, sự diệt của mỗi danh-pháp tam-giới do nhân-duyên-diệt.

9- Trạng-thái-chung (Sāmaññalakkhaṇa)

- Thđ: Trạng-thái-chung của đối-tượng thiền-định không có, bởi vì đối-tượng thiền-định thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma), không có sự sinh, sự diệt, nên không có 3 trạng-thái-chung.

- Tht: Trạng-thái-chung của đối-tượng thiền-tuệ là trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới, bởi vì đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), có sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, nên có 3 trạng-thái-chung.

10- Thời gian (Kāla)

- Thđ: Thời gian của đối-tượng thiền-định thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma) là kālavimutta: Ngoại 3 thời, không thuộc về quá-khứ, hiện-tại, vị-lai.

- Tht: Thời gian của đối-tượng thiền-tuệ thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) là tekālika: Có 3 thời: Quá-khứ, hiện-tại, vị-lai.

11- Bản tính (Carita)

- Thđ: Bản tính của hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định phân chia ra 6 loại tính, để phù hợp với 40 đối-tượng thiền-định.

- Tht: Bản tính của hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ phân chia 2 loại tính (tham-ái và tà-kiến), mỗi loại có 2 hạng hành-giả, để phù hợp với 4 đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ.

12- Hiện-tượng (Nimitta)

- Thđ: Hiện-tượng của đối-tượng thiền-định có 3 giai đọan: Đối-tượng parikammanimitta, đối-tượng uggaha-nimitta, đối-tượng paṭibhāganimitta, bởi vì đối-tượng thiền-định thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma).

- Tht: Hiện-tượng của đối-tượng thiền-tuệ hoàn toàn không có nimitta nào, bởi vì đối-tượng thiền-tuệ thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

13- Định-tâm (Samādhi)

- Thđ: Định-tâm của pháp-hành thiền-định có 3 loại: Parikammasamādhi: Sơ-định ban đầu, upacārasamādhi: Cận-định, appanāsamādhi: An-định trong 1 đề-mục thiền-định.

- Tht: Định-tâm của pháp-hành thiền-tuệ chỉ có 1 loại là khaṇikasamādhi: Sát-na-định nơi mỗi đối-tượng thiền-tuệ, sắc-pháp, danh-pháp.

14- Chứng đắc (Adhigama)

- Thđ: Sự chứng đắc của pháp-hành thiền-định là đạt đến appanāsamādhi: An-định-tâm có đối-tượng paṭi-bhāganimitta, chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới.

- Tht: Sự chứng đắc của pháp-hành thiền-tuệ là chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

15- Diệt Phiền-não (Pahāna)

-Thđ: Diệt phiền-não: Pháp-hành thiền-định, đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm diệt phiền-não loại trung (5 pháp-chướng-ngại nīvaraṇa) bằng cách chế-ngự, đè-nén phiền-não (vikhambhanappahāna).

-Tht: Diệt phiền-não: Pháp-hành thiền-tuệ có 12 loại trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới từ trí-tuệ thứ nhất nāmarūpa-paricchedañāṇa cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccā-nulomañāṇa diệt phiền-não từng-thời (tadaṅgappahāna) theo khả năng của mỗi loại trí-tuệ thiền-tuệ.

Đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 đó là 4 Thánh-đạo-tuệ mà mỗi Thánh-đạo-tuệ có khả năng đặc biệt diệt tận được phiền-não (samucchedappahāna) theo năng lực của mỗi Thánh-đạo-tuệ, tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 đó là 4 Thánh-quả-tuệ mà mỗi loại Thánh-quả-tuệ có khả năng đặc biệt làm an-tịnh phiền-não (paṭippassaddhippahāna) theo năng lực của mỗi Thánh-quả-tuệ, và đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới giải thoát khổ (nissaraṇappahāna).

16- Tâm (Citta)

- Thđ: Tâm của các bậc thiền-định là 15 sắc-giới tâm, và 12 vô-sắc-giới-tâm, thuộc về 27 mahaggatacitta: Tâm bậc cao hơn dục-giới-tâm.

- Tht: Tâm của thiền-tuệ thuộc về siêu-tam-giới-tâm đó là 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm, và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm gồm có 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

17- Đối-tượng -Chủ thể (Ārammaṇa -Ārammaṇika)

- Thđ: * Đối-tượng thiền-định thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma) diễn biến qua 3 giai đọan từ thô đến vi-tế như sau:

- Giai đọan ban đầu: Parikammanimitta: Đối-tượng thiền-định thực-hành ban đầu của đề-mục thiền-định diễn biến đến

- Giai đọan giữa: Uggahanimitta: Đối-tượng thô ảnh tương tự của đề-mục thiền-định, diễn biến đến

- Giai đọan cuối: Paṭibhāganimitta: Đối-tượng quang ảnh trong sáng của đề-mục thiền-định.

* Chủ-thể thiền-định tâm hành trong đối-tượng thiền-định cũng tiến triển theo 3 giai đọan theo đối-tượng thiền-định như sau:

- Giai đọan ban đầu: Parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu của đề-mục thiền-định có parikammasamādhi: Sơ-định trong đối-tượng parikammanimitta, và đối-tượng uggahanimitta.

- Giai đọan giữa: Upacārabhāvanā: Tâm-cận-hành gần bậc thiền sắc-giới có upacārasamādhi: Tâm-cận-định trong đối-tượng paṭibhāganimitta gần bậc thiền sắc-giới.

- Giai đọan cuối: Appanābhāvanā: Tâm-an-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới có appanāsamādhi: Tâm-an-định vững chắc trong đối-tượng paṭibhāganimitta chứng đắc bậc thiền sắc-giới.

- Tht: * Đối-tượng thiền-tuệ thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới, có sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới, 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới,

* Chủ-thể thiền-tuệ trí-tuệ thiền-tuệ diễn tiến qua 3 giai đọan:

- Giai đọan ban đầu: Trí-tuệ thứ nhất thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới.

- Giai đọan giữa: Trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới gồm có 9 loại thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới, v.v…

- Giai đọan cuối: Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

18- Quả báu (Ānisaṃsa)

-Thđ: Quả báu của 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới có nhiều quả báu như sau:

a) Kiếp hiện-tại của hành-giả

- Nhập thiền để hưởng sự an-lạc trong bậc thiền ấy.

- Có khả năng luyện phép ngũ-thông (abhiññā).

- Làm nền tảng, làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ.

- Hỗ trợ bậc Thánh-nhân nhập Thánh-quả-tâm.

- Nếu chứng đắc đủ 9 bậc thiền (5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới) thì hỗ trợ bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng, …

b) Kiếp vị-lai của hành-giả

- Nếu hành-giả nào chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và các bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm giữ gìn duy trì đến lúc chết, sau khi hành-giả ấy chết, thì chỉ có thiền thiện-tâm bậc cao nào có quyền ưu tiên cho quả là thiền quả-tâm bậc cao ấy làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp, hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, hoặc tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, tương xứng với thiền quả-tâm bậc cao ấy mà thôi.

Các thiền thiện-tâm bậc thấp còn lại đều trở thành vô hiệu quả.

- Tht: Quả báu của 4 Thánh-đạo-tâm liền cho quả tương xứng là 4 Thánh-quả-tâm trong cùng Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta) ấy, không có thời gian ngăn cách (akālika) như sau:

- Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm 1 sát-na-tâm diệt, liền cho quả là Nhập-lưu Thánh-quả-tâm sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

- Nhất-lai Thánh-đạo-tâm 1 sát-na-tâm diệt, liền cho quả là Nhất-lai Thánh-quả-tâm sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm trong cùng Nhất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

- Bất-lai Thánh-đạo-tâm 1 sát-na-tâm diệt, liền cho quả là Bất-lai Thánh-quả-tâm sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm trong cùng Bất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

- A-ra-hán Thánh-đạo-tâm 1 sát-na-tâm diệt, liền cho quả là A-ra-hán Thánh-quả-tâm sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm trong cùng A-ra-hán Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

a) Kiếp hiện-tại của 4 bậc Thánh-nhân

- Nhập Thánh-quả-tâm để hưởng sự an-lạc tịch-tịnh Niết-bàn.

- Nếu bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc đủ 9 bậc thiền thì nhập diệt-thọ-tưởng, …

b) Kiếp vị-lai của 4 bậc Thánh-nhân

-Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, tuyệt đối không tái-sinh trong 4 cõi ác-giới, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người, hoặc cõi trời dục-giới, nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Đến kiếp thứ 7, bậc Thánh Nhập-lưu ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

- Sau khi bậc Thánh Nhất-lai chết, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người, hoặc cõi trời dục-giới, 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, bậc Thánh Nhất-lai ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

- Sau khi bậc Thánh Bất-lai chết, tuyệt đối không tái-sinh trở lại cõi dục-giới, mà chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy. Vị phạm-thiên Thánh Bât-lai ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

- Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại, đến khi hết tuổi thọ đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

19- Người (Puggala)

- Thđ: Dù hành-giả chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới cũng vẫn còn là hạng người phàm-nhân (puthujjana).

- Tht: Hành-giả chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

- Chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

- Chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả trở thành bậc Thánh Bất-lai,

- Chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Đó là 4 bậc Thánh-nhân (ariyapuggala) trong Phật-giáo.

20- Pháp-hành (bhāvanā)

-Thđ: Pháp-hành thiền-định (samathabhāvanā) là pháp-hành có trong Phật-giáo và ngoài Phật-giáo, là pháp-hành có thể dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Nếu hành-giả nào có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, thì chắc chắn đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh gọi là Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiên. Vị phạm-thiên trên tầng trời ấy có tuổi thọ 84.000 đại-kiếp trái đất lâu dài nhất, hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời ấy, rồi đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau xuống cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới.

Năm bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 3 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc thấp còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không có cơ hội cho quả được nữa.

-Tht: Pháp-hành thiền-tuệ (vipassanābhāvanā) là pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo, là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc như sau:

- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

- Chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

- Chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

- Chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

* Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người và cõi trời dục-giới, nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Kiếp thứ 7 ấy, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Sau khi bậc Thánh Nhất-lai chết, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi người hoặc cõi trời dục-giới chỉ 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, bậc Thánh Nhất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Sau khi bậc Thánh Bất-lai chết, không tái-sinh trở lại cõi dục-giới, chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy. Vị phạm-thiên Thánh Bất-lai ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại đến khi hết tuổi thọ đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Như vậy, pháp-hành thiền-định pháp-hành thiền-tuệ là 2 pháp-hành có những điểm khác biệt nhau tìm thấy được bấy nhiêu! Chắc chắn còn có điểm khác nữa.

Tuy nhiên, * hành-giả nào trước thực-hành pháp-hành thiền-định, có khả năng chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào, sau hành-giả ấy sử dụng chi-thiền lạc hoặc tâm-thiền làm đối-tượng thiền-tuệ danh-pháp, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân.

Hoặc * hành-giả nào không thực-hành pháp-hành thiền-định, hành-giả ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân.

Trong 2 hành-giả ấy, khi Thánh-đạo-tâm nào phát sinh, ắt có bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh đồng sinh với Thánh-đạo-tâm ấy.

Bát-chánh-đạo có đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. Trong 8 chánh ấy, chánh-kiến thuộc về thiền-tuệ, và chánh-định thuộc về thiền-định cùng có chung đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

Như vậy, nếu trường hợp bát-chánh-đạo có đủ 8 chánh đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, thì thiền-tuệ đó là chánh-kiến và thiền-định đó là chánh-định đối-tượng giống nhau là Niết-bàn siêu-tam-giới.

Nghi Thức Thọ Pháp-Hành Thiền-Tuệ

Lễ thọ pháp-hành thiền-tuệ là việc làm theo truyền thống từ thời-kỳ Đức-Phật cho đến nay. Khi Đức-Phật còn trên thế gian, các tỳ-khưu đền hầu đảnh lễ Đức-Phật kính xin thọ pháp-hành thiền-định hoặc pháp-hành thiền-tuệ, rồi tìm nơi thanh vắng để thực-hành, hoặc đến xin thọ pháp-hành nơi Ngài Đại-trưởng-lão, hoặc Ngài Trưởng-lão, hoặc Ngài Thiền-sư, v.v…

Trước khi làm lễ thọ pháp-hành thiền-tuệ, nếu hành-giả là cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên làm lễ thọ tam-quy và chánh-mạng đệ-bát-giới (ājīvaṭṭhamakasīla) nghĩa là giới thứ 8 là giới-chánh-mạng từ vị Thiền-sư.

Trước khi thọ tam-quy, hành-giả nên làm lễ sám hối lỗi lầm của mình trước sự hiện diện vị Thiền-sư chứng minh, để tránh mọi sự trở ngại, trong khi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ như sau:

1- Nghi thức sám hối

Hành-giả nên thành tâm sám hối rằng:

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, xin phép Ngài, con xin thành tâm sám hối những lỗi lầm do cố ý hoặc vô ý phạm đến Đức-Phật, Đức-Pháp. Đức-Tăng, Tam-bảo, cùng với các bậc Thầy tổ, cha mẹ, … từ trước cho đến hiện-tại này. Kể từ nay về sau, con hết sức cố gắng cẩn trọng giữ gìn không để tái phạm.

Kính xin Ngài chứng minh cho con, và nhận biết những lỗi lầm của con. Bạch Ngài.

Do tác-ý thiện-tâm này, nên tất cả mọi điều tai hại không xảy đến với con, và nguyện vọng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ cho được thành tựu. (Đảnh lễ 3 lần)

Ngài Thiền-sư khuyên dạy:

-Này hành-giả! Con đã nhận biết những lỗi lầm do cố ý hoặc vô ý phạm đến Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, Tam-bảo, cùng với các bậc Thầy tổ, cha mẹ,… từ trước cho đến hiện-tại này.

Sư chứng minh và nhận biết sự thành tâm sám hối, sửa chữa những lỗi lầm của con.

Vậy, kể từ nay về sau, con phải nên cố gắng cẩn trọng giữ gìn thân, khẩu, ý tránh không để tái phạm. Người nào đã nhận biết được lỗi lầm của mình, rồi biết sám hối, sửa chữa đúng theo pháp luật của Đức-Phật, thì người ấy chắc chắn sẽ tiến hóa trong mọi thiện-pháp trong giáo pháp của Đức-Phật.

Hành-giả bạch rằng: “Sādhu! Bhante, Sādhu! Lành thay! Lành thay! Bạch Ngài.

2- Lễ thọ tam-quy và chánh-mạng đệ bát-giới

Hành-giả đảnh lễ vị Thiền-sư xong, rồi hành nghi lễ theo tuần tự như sau:

Lễ sám hối Tam-bảo

* Lễ sám hối Đức-Phật-bảo

Uttamaṅgena vande’haṃ, pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.

Buddhe yo khaliko doso, Buddho khamatu taṃ mama.

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,

Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật.

Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật-bảo,

Cúi xin Phật-bảo xá tội ấy cho con.    (đảnh lễ)

* Lễ sám hối Đức-Pháp-bảo

Uttamaṅgenavande’haṃ,Dhammañca duvidhaṃ varaṃ.

Dhamme yo khaliko doso,Dhammo khamatu taṃ mama.

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,

Hai hạng Pháp-bảo: Pháp-học và pháp-hành,

Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp-bảo,

Cúi xin Pháp-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ)

* Lễ sám hối Đức-Tăng-bảo

Uttamaṅgena vande’haṃ, Saṃghañca duvidhuttamaṃ.

Saṃghe yo khaliko doso, Saṃgho khamatu taṃ mama.

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,

Hai bậc Tăng-bảo: Phàm-Tăng và Thánh-Tăng,

Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng-bảo,

Cúi xin Tăng-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ)

Bài kệ cầu nguyện

Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.

Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.

Do nhờ năng lực thiện-tâm sám hối này,

Cầu xin mọi tai hoạ hãy đều tiêu diệt,

Mong chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,

Cầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tái-sinh.

* Lễ thọ tam-quy và ājīvaṭṭhamakasīla

Nếu một hành-giả (số ít) thì đọc như sau:

Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīlaṃ dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.

Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha ājivaṭṭhamaka-sīlaṃ dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.

Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha ājivaṭṭhamaka-sīlaṃ dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.

* Nếu nhiều hành-giả (số nhiều) thì đọc như sau:

Mayaṃ Bhante, tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīlaṃ dhammaṃ yācāma anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha no Bhante.

Dutiyampi, mayaṃ Bhante, tisaraṇena saha ājivaṭṭha-makasīlaṃ dhammaṃ yācāma anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha no Bhante.

Tatiyampi, mayaṃ Bhante, tisaraṇena saha ājīvaṭṭha-makasīlaṃ dhammaṃ yācāma anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha no Bhante.

Nghĩa:

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, Con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì chánh-mạng đệ-bát-giới.

Kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì chánh-mạng đệ-bát-giới cho con. Bạch Ngài.

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, Con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì chánh-mạng đệ-bát-giới.

Kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì chánh-mạng đệ-bát-giới cho con, lần thứ nhì. Bạch Ngài.

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, Con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì chánh-mạng đệ-bát-giới.

Kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì chánh-mạng đệ-bát-giới cho con, lần thứ ba. Bạch Ngài. (đảnh lễ).

Ths: Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi.

(Sư hướng dẫn từng câu nào, con nên đọc theo đúng từng câu ấy).

Hg: Āma. Bhante. (Dạ, xin vâng. Bạch Ngài).

Ths: Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsam-buddhassa.

Con đem-hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

* Thọ phép quy-y Tam-bảo

- Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.

- Dhamaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.

- Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.

- Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì.

- Dutiyampi Dhamaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.

- Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.

- Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba.

- Tatiyampi Dhamaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.

- Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.

Ths: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.

(Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu).

Hg: Āma. Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài).

* Thọ trì ājīvaṭṭhamakasīla

1-Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác-ý tránh xa sự sá-sinh.

2-Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.

3- Kāmesu micchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác-ý tránh xa sự tà-dâm.

4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác-ý tránh xa sự nói-dối.

5- Pisuṇavācā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác-ý tránh xa sự nói lời chia rẽ.

6- Pharusavācā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác-ý tránh xa sự nói lời thô tục.

7-Samphappalāpā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác-ý tránh xa sự nói lời vô ích.

8-Micchājīvā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác-ý tránh xa cách sống tà mạng.

Tisaraṇena    saha    ājīvaṭṭhamakasīlaṃ    dhammaṃ sādhukaṃ katvā, appamādena sampādetha.

(Các con đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì chánh-mạng đệ-bát-giới (ājīvaṭṭhamakasīla) xong, các con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp được phát triển, bằng pháp không dể duôi, thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ.

Hg: Āma, Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài).

Ths: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.

Chúng-sinh tái-sinh cõi trời, nhờ giữ giới, Chúng-sinh đầy đủ của cải, nhờ giữ giới, Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn, nhờ giữ giới, Vậy, các con nên giữ giới, cho trong sạch!

Hg: Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!

Sau khi đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ājīvaṭ-ṭhamakasīla xong, tiếp theo hành-giả nên đọc 3 bài kệ khẳng định quy-y Tam-bảo rằng:

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,

Buddho me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,

Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,

Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,

Phật-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,

Do nhờ năng lực của lời chân thật này,

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,

Pháp-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,

Do nhờ năng lực của lời chân thật này,

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,

Tăng-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,

Do nhờ năng lực của lời chân thật này,

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Hoàn thành xong lễ thọ quy-y Tam-bảo và thọ-trì ājīvaṭṭhamakasīla: Chánh-mạng đệ-bát-giới.

Nhận xét về giới ājīvaṭṭhamakasīla

Hành-giả là bậc xuất gia sa-di, tỳ-khưu hoặc người tại gia cận-sự-nam, cận-sự-nữ đều có giới-hạnh theo phạm-hạnh của mình và còn phải nghiêm chỉnh thực-hành ājīvaṭṭhamakasīla: Chánh-mạng đệ-bát-giới này nữa, bởi vì giới này còn có tên là ādibrahmacariyakasīla:[6] Giới-hành phạm-hạnh phần đầu.

Chánh-mạng đệ-bát-giới nghĩa là chánh-mạng là giới thứ 8. Giới này gồm có 8 điều-giới như sau:

- Điều-giới có tác-ý tránh xa sự sát-sinh.

- Điều-giới có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.

- Điều-giới có tác-ý tránh xa sự tà-dâm.

Ba điều-giới này thuộc về chánh-nghiệp.

- Điều-giới có tác-ý tránh xa sự nói-dối.

- Điều-giới có tác-ý tránh xa sự nói lời chia rẽ.

- Điều-giới có tác-ý tránh xa sự nói lời thô tục.

- Điều-giới có tác-ý tránh xa sự nói lời vô ích.

Bốn điều-giới này thuộc về chánh-ngữ

8-Điều-giới có tác-ý tránh xa cách sống tà-mạng thuộc về chánh-mạng.

Ājīvaṭṭhamakasīla: Chánh-mạng đệ-bát-giới còn gọi là ādibrahmacariyakasīla: Giới-hành phạm-hạnh phần đầu 3 chánh là chánh-nghiệp, chánh-ngữ, chánh-mạng thuộc về phần-giới trong pháp-hành bát-chánh-đạo.

- Nếu pháp-hành bát-chánh-đạo thuộc về tam-giới thì 3 chánh này gọi là aniyatayogīcetasika: 3 bất-định tâm-sở còn thuộc về nānākadācicetasika: Mỗi bất-định tâm-sở này riêng rẽ đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm có mỗi đối-tượng khác nhau.

- Nếu pháp-hành bát-chánh-đạo thuộc về siêu-tam-giới thì 3 chánh này gọi là niyata ekato cetasika: 3 cố-định tâm-sở chắc chắn đồng sinh với nhau trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

Cho nên, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi chứng đắc Thánh-đạo-tâm nào Thánh-đạo-tâm ấy có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, thì bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đồng sinh với Thánh-đạo-tâm, Thánh-quả-tâm ấy, nên chánh-nghiệp, chánh-ngữ, chánh-mạng thuộc về phần-giới trong bát-chánh-đạo siêu-tam-giới.

3-Lễ hiến dâng sinh-mạng

* Lễ hiến dâng sinh mạng lên Đức-Phật

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, hoặc pháp-hành thiền-tuệ ở một mình nơi thanh vắng, phát sinh sợ hãi, hoặc các hàng phi nhân đến quấy nhiễu, hoặc các loài thú dữ có thể làm hại đến sinh-mạng của mình.

Để tránh khỏi những trở ngại cho việc thực-hành pháp-hành thiền-định hoặc pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả nên làm lễ hiến dâng sinh-mạng của mình lên Đức-Phật, trước khi thực-hành pháp-hành thiền-định hoặc pháp-hành thiền-tuệ.

Trong bộ Visuddhimagga: Thanh-Tịnh-Đạo hướng dẫn đọc lời hiến dâng sinh mạng lên Đức-Phật rằng:

“Imā’haṃ Bhagavā, attabhāvaṃ tumhākaṃ pariccajāmi.”[7] (3 lần, rồi đảnh lễ Đức-Phật)

-Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con xin thành kính hiến dâng sinh-mạng của con lên Ngài.

Sau khi đã làm lễ hiến dâng sinh-mạng của mình lên Đức-Phật rồi, hành-giả nên phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, đó là thiện-pháp phát sinh hộ trì hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định hoặc pháp-hành thiền-tuệ được thuận lợi, tiến hóa trong mọi thiện-pháp.

Đức-Phật dạy rằng:

“Dhammo have rakkhati dhammacāriṃ, …”[8] Thật vậy, thiện-pháp hộ trì người hành pháp.

* Lễ hiến dâng sinh-mạng đến thiền-sư

Hành-giả ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định hoặc pháp-hành thiền-tuệ cần phải nương nhờ nơi vị Thiền-sư thông hiểu rành rẽ về pháp-học Phật-giáo và có đầy đủ kinh nghiệm về pháp-hành Phật-giáo, nhất là pháp-hành thiền-định và pháp-hành thiền-tuệ.

Để cho vị Thiền-sư tận tâm chỉ dạy tỉ mỉ các đối-tượng thiền-tuệ mà hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành, và giảng giải rành rẽ tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà hành-giả cần phải hiểu biết rõ để thực-hành đúng theo pháp-hành-tuệ.

Hành-giả nên làm lễ hiến dâng sinh-mạng của mình

đến vị Thiền-sư.

Trong bộ Visuddhimagga: Thanh-Tịnh-Đạo hướng dẫn đọc lời hiến dâng sinh-mạng đến vị Thiền-sư rằng:

“Imā’haṃ Bhante, attabhāvaṃ tumhākaṃ pariccajāmi.”[9] (3 lần, rồi đảnh lễ Ngài)

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thành kính hiến dâng sinh-mạng của con đến Ngài.

Sau khi đã làm lễ hiến dâng sinh-mạng của mình đến vị Thiền-sư rồi, hành-giả là người đệ-tử dễ dạy, biết vâng lời dạy dỗ của vị Thiền-sư ấy[10], trong suốt thời gian thực-hành.

* Lễ thọ pháp-hành thiền-tuệ

Phật-giáo gồm có 3 pháp:

- Pháp-học Phật-giáo đó là theo học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi gồm tất cả lời giáo huấn của Đức-Phật.

- Pháp-hành Phật-giáo đó là pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.

-Pháp-thành Phật-giáo đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

Để tỏ lòng tôn kính Pháp-bảo, hành-giả cần phải làm “Lễ cầu pháp-hành” với vị Thiền-sư, nên đọc câu:

“Nibbānassa me Bhante, sacchikaraṇatthāya vipassanākammaṭṭhānaṃ detha.”(3 lần, rồi đảnh lễ)

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn, chỉ dạy cho con pháp-hành thiền-tuệ, để con thực-hành hầu mong chứng ngộ Niết-bàn, giải thoát khổ sinh. Bạch Ngài.

Sau khi hành-giả lễ cầu pháp-hành thiền-tuệ xong, vị Thiền-sư tận tâm chỉ dạy về pháp-hành thiền-tuệ cho hành-giả.

* Cúng-dường Tam-bảo và lời phát-nguyện

Cúng dường Tam-bảo là cúng dường Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo là nơi quy-y nương nhờ đối với các hàng thanh-văn đệ-tử, để tỏ lòng tôn kính ngôi Tam-bảo, hằng ngày đêm, các hàng thanh-văn đệ-tử thường lễ bái, cúng dường đến ngôi Tam-bảo.

Đức-Phật dạy cách cúng-dường:

- Amisapūjā: Cúng dường bằng phẩm vật, …

- Paṭipattipūjā: Cúng dường bằng pháp-hành: Pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ,…

Trong 2 cách cúng dường, Đức-Phật tán dương ca tụng paṭipattipūjā là cao thượng hơn cả.

Để lòng tôn kính Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, nhân dịp may, cơ hội tốt hy hữu này, hành-giả thành kính cúng-dường bằng pháp-hành thiền-tuệ lên ngôi Tam-bảo, đọc bằng lời như sau:

- Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā Buddhaṃ pūjemi.

Con đem hết lònh thành kính cúng dường Đức-Phật-bảo bằng pháp-hành thiền-tuệ này.

- Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā Dhammaṃ pūjemi.

Con đem hết lònh thành kính cúng dường Đức-Pháp-bảo bằng pháp-hành thiền-tuệ này.

- Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā Saṃghaṃ pūjemi.

Con đem hết lònh thành kính cúng dường Đức-Tăng-bảo bằng pháp-hành thiền-tuệ này.

Lời phát nguyện

- Addhā imāya paṭipattiyā jāti-jarā-maraṇamhā parimuccissāmi. (3 lần).

Chắc chắn, con sẽ giải thoát khỏi khổ sinh, lão, tử bằng pháp-hành thiền-tuệ này.

Như vậy, mục đích cứu cánh của hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ cốt yếu là chứng đắc Niết-bàn giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

(Xong nghi thức thọ pháp-hành thiền-tuệ)



[1] Tìm hiểu rõ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IV: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp, cùng soạn giả.

[2] Tìm hiểu rõ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, cùng soạn giả.

[3] Bộ Visuddhimagga, phần Nirodhasamāpattikathā.

[4] Trường hợp nếu thiền sắc-giới có 4 bậc thiền, thì đệ tứ thiền.

[5] Bộ Majjhimanikāya, Mūlapaṇṇāsa, kinh Mahāvedallasutta.

[6] Bộ Visuddhimagga, phần Sīlaniddesa.

[7] Bộ Visuddhimagga, phần Kammaṭṭhānaggahana niddesa.

[8] Dhammapadaṭṭhakatthā, tích Sambahulabhikkhuvatthu.

[9] Bộ Visuddhimagga, phần Kammaṭṭhānaggahana niddesa.

[10] Nếu hành-giả xét thấy pháp-hành của mình không phát triển thì có thể thay đổi vị Thiền-sư khác, đó là việc bình thường.


Mục lục quyển 10 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08


Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10


[Đầu trang][Mục lục tổng quát]