NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN X
PHÁP-HẠNH THIỀN-TUỆ
(VIPASSANĀBHĀVANĀ)
10-Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa
Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa có nhiều năng lực làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 gọi là paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi trong tam-giới.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ mong muốn tha thiết giải thoát ra khỏi các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng nhàm chán tột độ làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 gọi là paṭisaṅkhā-nupassanāñāṇa như sau:
-Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanā-ñāṇa là tổng hợp 9 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 gọi là paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi trong tam-giới.
Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa gồm có 4 từ paṭi, saṅkhā, ānupassanā, ñāṇa.
- Paṭi: Trở lại.
- aṅkhā: Suy xét.
- nupassanā: Dõi theo thấy rõ, biết rõ.
- ñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự thật.
Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi trong tam-giới.
Theo bộ Visuddhimagga[1], hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi đạt đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa này thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ 4 trạng-thái gồm có 53 trạng-thái chi-tiết:
- Trạng-thái vô-thường có 12 trạng-thái chi-tiết.
- Trạng-thái khổ có 27 trạng-thái chi-tiết.
- Trạng-thái bất-tịnh có 7 trạng-thái chi-tiết.
- Trạng-thái vô-ngã có 7 trạng-thái chi-tiết.
1-Aniccalakkhaṇa: Trạng-thái vô-thường có 12 trạng-thái chi-tiết là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa mà hành-giả nên thực-hành như sau:
1- Anaccantikato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái không thường tồn, sinh rồi diệt liên tục không ngừng.
2- Tāvakālikato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái tạm thời ngắn ngủi.
3- Uppādavayaparicchinnakato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái phân tích sự sinh, sự diệt.
4- Palokato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái tiêu hoại.
5- Calato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái biến đổi bệnh, già, chết.
6- Pabhaṅguto: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái tan rã.
7- Addhuvato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái không bền vững.
8- Vipariṇāmadhammato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái biến đổi là thường.
9- Asārakato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái vô dụng, không cốt lõi.
10- Vibhavato:Ttrí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái bị suy.
11- Saṅkhatato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái bị cấu tạo.
12- Maraṇadhammato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái huỷ diệt, chết là thường.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ trở lại trạng-thái vô-thường có 12 trạng-thái chi-tiết phát sinh tuỳ theo khả năng của mỗi hành-giả.
2-Dukkhalakkhaṇa: Trạng-thái khổ có 27 trạng-thái chi-tiết là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭi-saṅkhānupassanāñāṇa mà hành-giả nên thực-hành như sau:
1-Abhiṇhapaṭipīlanato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ luôn luôn hành hạ.
2- Dukkhato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ khó chịu đựng nổi.
3- Dukkhavatthuto: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ của nơi sinh.
4- Rogato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ bệnh.
5- Gaṇḍato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ như ung nhọt.
6- Sallato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ như mũi tên độc phiền-não.
7- Aghato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ vì bất hạnh.
8- Ābādhato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ bệnh hoạn, ốm đau.
9- Ītito: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái suy đồi.
10- Upaddavato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ tai nạn.
11- Bhayato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ đáng kinh sợ.
12- Upasaggato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ cản trở.
13- Atāṇato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ không có nơi bảo hộ.
14- Aleṇato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ không có nơi ẩn náu.
15- Asaraṇato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ không nơi nương nhờ.
16- Ādīnavato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ đầy tội chướng.
17- Aghamūlato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái nguồn gốc của khổ đau.
18- Vadhakato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ như kẻ sát hại.
19- Sāsavato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ phiền-não trầm luân.
20- Mārāmisato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ mồi của Ma.
21- Jātidhammato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ sinh là thường.
22- Jarādhammato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ già là thường.
23- Byādhidhammato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ bệnh là thường.
24- Sokadhammato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ sầu não là thường.
25- Paridevadhammato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ than khóc là thường.
26- Upāyāsadhammato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái thống khổ cùng cực là thường.
27- Saṃkilesikadhammato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khổ do phiền-não làm ô nhiễm.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ trở lại trạng-thái khổ có 27 trạng-thái chi-tiết phát sinh tuỳ theo khả năng của mỗi hành-giả.
3-Asubhalakkhaṇa: Trạng-thái bất-tịnh có 7 trạng-thái chi-tiết là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa mà hành-giả nên thực-hành như sau:
1- Ajaññato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái không tốt đẹp.
2- Duggandhato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái hôi hám.
3- Jegucchato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái đáng ghê tởm.
4- Paṭikkūlato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái dơ bẩn.
5- Amaṇḍanārahato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái không có xinh đẹp gì cả.
6- Virūpato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái xấu xí.
7- Bībhacchato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái đáng gớm ghiếc.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ trạng-thái bất-tịnh, có 7 trạng-thái chi-tiết phát sinh tuỳ theo khả năng của mỗi hành-giả.
Bảy trạng-thái-bất-tịnh chi-tiết này là trạng-thái phụ của trạng-thái khổ được ghép chung vào trạng-thái khổ.
4-Anattalakkhaṇa: Trạng-thái vô-ngã có 7 trạng-thái chi tiết là đối-tượng của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅ-khānupassanāñāṇa mà hành-giả nên thực-hành như sau:
1- Parato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái khác lạ.
2- Rittato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái rỗng không.
3- Tucchato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái rỗng tuếch rỗng toác.
4- Suññato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái hoàn toàn không, không phải ta, không phải của ta.
5- Assāmikato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái vô chủ.
6- Anissarato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái không quyền hành.
7- Avasavattito: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn có trạng-thái không chiều theo ý muốn của ai.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ trở lại trạng-thái vô-ngã có 7 trạng-thái chi tiết phát sinh tuỳ theo khả năng của mỗi hành-giả.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa này thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ 4 trạng-thái: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh của các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới một cách rõ ràng đầy đủ các trạng-thái chi-tiết, nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāma) được 3 pháp-đảo-điên (vipallāsa): Tưởng-đảo-điên (saññāvipal-lāsa), tâm-đảo-điên (cittavipallāsa), tà-kiến-đảo-điên (diṭṭhivipallāsa) cho là sắc-pháp, danh-pháp là thường, lạc, ngã, tịnh.
Cho nên, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanā-ñāṇa này sáng suốt tìm ra phương pháp giải thoát khổ khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới này.
Hành-giả tiếp tục cố gắng tinh-tấn không ngừng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với phương pháp như vậy, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa phát sinh có nhiều năng lực.
Trong Visuddhimagga, phần trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇakathā dạy rằng:
“Aniccato manasikaroto nimittaṃ paṭisaṅkhāñāṇaṃ uppajjati.
Dukkhato manasikaroto pavattaṃ paṭisaṅkhāñāṇaṃ uppajjati.
Anattato manasikaroto nimittañca pavattañca paṭisaṅkhā ñāṇaṃ uppajjati.[2]”
Hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, biết rõ pháp-hữu-vi không bền lâu, chốc lát, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa phát sinh.
Hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ, biết rõ sự hiện hữu các pháp-hữu-vi, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa phát sinh.
Hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã, biết rõ pháp-hữu-vi không bền lâu và sự hiện hữu các pháp-hữu-vi, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa phát sinh.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa phát sinh tiếp theo.
Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa nhiều năng lực làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 gọi là saṅkhārupekkhāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ràng thật-tánh của sắc-pháp danh-pháp là pháp-vô-ngã, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, nên đặt tâm trung-dung giữa mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, để quyết định phương pháp giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa như sau:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa là tổng hợp 10 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupek-khāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ràng sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, nên đặt tâm trung-dung (majjhatta) giữa mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, để quyết định phương pháp giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
Saṅkhārupekkhāñāṇa gồm có 3 từ saṅkhāra, upekkhā, ñāṇa.
- Saṅkhāra: Các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp.
- upekkhā: Tâm trung-dung.
- ñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh.
Saṅkhārupekkhāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ràng thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp là pháp-vô-ngã, có 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, nên đặt tâm trung-dung (majjhatta) giữa mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp để quyết định chọn phương pháp giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã đạt đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi trong tam-giới, để tìm ra phương-pháp giải thoát ra khỏi các pháp-hữu-vi này. Cho nên hành-giả trở lại suy xét rằng:
Sabbe saṅkhārā suññā.
Tất cả các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn, 6 xứ bên trong với 6 xứ bên ngoài, 18 tự-tánh (dhātu), … đều là hoàn toàn không (không phải ta, không phải của ta).
Thật vậy, hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa thấy rõ, biết rõ 2 pháp bên trong chính mình:
Suññamidaṃ attanena vā attaniyena vā.
Thật-tánh của các pháp-hữu-vi này không phải là ta và không thuộc về của ta.
Khi hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhāru-pekkhāñāṇa thấy rõ, biết rõ ràng các pháp-hữu-vi hoàn toàn không phải là ta, không thuộc về của ta với paccakkhañāṇa, trí-tuệ trực tiếp biết rõ bên trong của mình như vậy, và cũng thấy rõ, biết rõ ràng các pháp-hữu-vi bên trong của người khác bằng anumānañāṇa, trí-tuệ gián tiếp biết rõ 4 pháp rằng:
- “Nāhaṃ kvacani,
- Kassaci kiñcanatasmiṃ,
- Na ca mama kvacani,
- Kismiñci kiñcanatatthi.[3]”
- Hành-giả không thấy có ta trong bất cứ nơi nào, thời gian nào, trong pháp nào cả.
- Hành-giả không thấy ta có quan hệ mật thiết đến một ai cả.
- Hành-giả thấy không có của ta, cũng không có của người khác, bất cứ nơi nào, thời gian nào, trong pháp nào cả.
- Hành-giả không thấy người khác có quan hệ với ta.
Pháp-hữu-vi là hoàn toàn không
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa thấy rõ, biết rõ các pháp-hữu-vi rằng:
-Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 6 xứ bên trong: Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ, là hoàn toàn không (suñña), không phải là ta, không thuộc về của ta, vô-thường, không bền, không vững,…
-Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 6 xứ bên ngoài: Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ là hoàn toàn không (suñña), không phải là ta, không thuộc về của ta, vô-thường, không bền, không vững,…
- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 6 thức-tâm: Nhãn-thức-tâm, nhĩ-thức-tâm, tỷ-thức-tâm, thiệt-thức-tâm, thân-thức-tâm, ý-thức-tâm là hoàn toàn không, không phải là ta, không thuộc về của ta, vô-thường, không bền, không vững, …
- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn: Sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn là hoàn toàn không (suñña), không phải là ta, không thuộc về của ta, là vô dụng, vì không có lõi, không bền vững, vô-thường, không an-lạc, vô-ngã, luôn luôn biến đổi, ví như cây sậy, cây chuối, bong bóng nước, bọt nước, giọt sương, …
- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn: Sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn với 10 tính chất như sau:
Sắc-uẩn có 10 tính chất:6
1- Rūpaṃ rittato passati: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là vô ích, bởi vì vô-thường, khổ, vô-ngã.
2- Tuccho: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là rỗng tuếch, bởi vì không có cốt lõi.
3- Suññato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là rỗng không, không phải là ta, không thuộc về của ta.
4- Anattato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là vô-ngã, bởi vì vô chủ, không chiều theo ý muốn của ai.
5- Anissariyato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không có chủ quyền, bởi vì không ai có quyền hành.
6- Akāmakāriyato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không làm theo ý muốn của ai.
7- Alabbhanīyato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ không thể muốn sắc-uẩn như thế này, đừng như thế kia.
8- Avasavattakato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không chiều theo ý muốn của ai.
9- Parato: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là khác lạ.
10- Vivittato pasati: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là vô chủ, bởi vì không phải người, không phải chúng-sinh nào cả.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là hoàn toàn không với 10 tính chất ấy như thế nào.
Cũng như vậy, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn cũng là hoàn toàn không với 10 tính chất như thế ấy.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn: Sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn là hoàn toàn không với 12 tính chất như sau:
Sắc-uẩn có 12 tính chất:
1- Rūpaṃ na satto: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là chúng-sinh.
2- Na jīvo: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là sinh mạng vĩnh cửu như ngoại đạo.
3- Na naro: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là người nam.
4- Na māṇavo: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là người nam trẻ.
5- Na itthī: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là người nữ.
6- Na puriso: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là người.
7- Na attā: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là ngã (ta).
8- Na attaniyaṃ: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải thuộc về ngã (ta).
9- Nāhaṃ: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là ta.
10- Na mama: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải thuộc về của ta.
11- Na aññassa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải thuộc về của người khác.
12- Na kassaci: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải thuộc về của một ai.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là hoàn toàn không với 12 tính chất ấy như thế nào.
Cũng như vậy, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn cũng là hoàn toàn không với 12 tính chất như thế ấy.
* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn hoàn toàn không với trạng-thái vô-thường có 12 trạng-thái chi-tiết; trạng-thái khổ có 27 trạng-thái chi-tiết; trạng-thái vô-ngã có 7 trạng-thái chi-tiết của sắc-uẩn.
Cũng như vậy, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn hoàn toàn không với trạng-thái vô-thường có 12 trạng-thái chi-tiết; trạng-thái khổ có 27 trạng-thái chi-tiết; trạng-thái vô-ngã có 7 trạng-thái chi-tiết như sắc-uẩn.
Khi hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp hoàn toàn không như vậy, gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới hoàn toàn không, không phải là ta, không phải thuộc về của ta.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới hoàn toàn không với nhiều phương pháp như vậy, tâm của hành-giả đặt trung-dung giữa tất cả các pháp-hữu-vi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
Như vậy, hành-giả đạt đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 gọi là saṅkhārupekkhāñāṇa.
Tính chất của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11
Khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã đạt đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa thấy rõ, biết rõ các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới hoàn toàn không (không phải ta, không phải thuộc về của ta), thấy rõ, biết rõ đầy đủ trạng-thái chi-tiết của trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp trong tam-giới, cho nên, hành-giả có được tính chất đặc biệt của trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa như sau:
- Hành-giả diệt được bhayañca nandiñca vippahāya: Tâm kinh-sợ (bhaya) và tâm hoan-hỷ (nandi) trong các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, bởi vì đặt tâm trung-dung (majjhatta) giữa các sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
- Hành-giả không chấp-thủ trong sắc-pháp, danh-pháp cho là ta (ahaṃ), thuộc về của ta (mama), bởi vì thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp thật đáng kinh-sợ, đầy tội-chướng, thật đáng nhàm-chán tột độ.
Một chàng trai yêu say đắm người vợ trẻ đẹp, không muốn rời xa, vì quá yêu vợ. Nếu thấy người vợ đứng, ngồi nói chuyện, cười cợt với người đàn ông nào thì chàng trai ấy nổi cơn ghen tức, khổ tâm cùng cực.
Một hôm, chàng trai ấy bắt gặp vợ của mình ngoại tình với người đàn ông khác, thấy rõ, biết rõ người vợ phụ bạc, không có chung thuỷ với mình, đầy tội-lỗi như vậy, nên phát sinh tâm nhàm-chán tột độ, không còn yêu say đắm người vợ như trước nữa.
Chàng trai ấy quyết tâm ly dị với vợ, rồi đuổi vợ ra khỏi nhà, không còn chấp nhận là vợ của mình nữa.
Từ đó về sau, dù chàng trai trẻ thấy người vợ cũ đi theo với người ông khác, chuyện trò cười cợt với người đàn ông khác, chàng trai trẻ ấy vẫn tự nhiên, không hề nổi cơn ghen tức như trước nữa, bởi vì chàng trai trẻ đặt tâm trung-dung giữa người vợ cũ và người đàn ông ấy.
Cũng như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã đạt đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhāru-pekkhāñāṇa thấy rõ, biết rõ ràng sắc-pháp, danh-pháp hoàn toàn không, là pháp-vô-ngã, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, nên không còn chấp-thủ trong ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp cho là ta (ahaṃ), thuộc về của ta (mama), đặt tâm trung-dung giữa mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp.
Hành-giả đã đạt đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhāru-pekkhāñāṇa này thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp thật đáng kinh sợ, đầy tội-chướng, thật đáng nhàm-chán tột độ, chỉ mong giải thoát ra khỏi ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp tam-giới mà thôi.
Hành-giả trở lại thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp hoàn toàn không, không phải là ta, không phải thuộc về của ta, nên đặt tâm trung-dung giữa ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp, đó là đại-thiện-tâm có nhiều năng lực chỉ còn hướng đến Niết-bàn giải thoát khổ mà thôi.
Nếu đại-thiện-tâm chưa thấy đối-tượng danh-pháp Niết-bàn thì trở lại với đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, và hành-giả tiếp tục thực-hành như vậy, cho đến khi trí-tuệ thiền-tuệ có khả năng thấy được đối-tượng danh-pháp Niết-bàn.
Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ có khả năng thấy được đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, khi ấy, mới buông bỏ đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.
Ví dụ: Chiếc thương thuyền đi trên đại dương.
Con quạ rời từ đỉnh cột buồm bay thẳng lên hư không, bay quanh các hướng, nếu nó thấy bến thì nó bay thẳng về hướng ấy, nhưng nếu nó chưa thấy bến thì nó bay trở lại đậu trên đỉnh cột buồm như trước.
Con quạ ấy tiếp tục bay như vậy, cho đến khi tìm thấy bến bay thẳng về hướng ấy, chiếc thuyền cũng đi theo hướng ấy đến bến.
Cũng như vậy, hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa, nếu khi thấy được đối-tượng santipada Niết-bàn siêu-tam-giới thì buông bỏ đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới sinh rồi diệt liên tục không ngừng, có trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã.
Nếu khi chưa thấy được đối-tượng santipada Niết-bàn siêu-tam-giới thì vẫn còn có đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới sinh rồi diệt liên tục không ngừng, có trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã.
Hành-giả tiếp tục thực-hành như vậy, bởi vì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa này phát sinh càng lâu càng vi-tế sâu sắc, thì càng có nhiều năng lực, đặt tâm trung-dung giữa mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới.
Ba trí-tuệ thiền-tuệ cùng mục đích
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng nhàm-chán tột độ, nên chỉ mong giải thoát ra khỏi các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới mà thôi.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, để tìm ra phương pháp giải thoát ra khỏi các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa thấy rõ, biết rõ ràng thật-tánh của danh-pháp, sắc pháp là pháp-vô-ngã, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, đặt tâm trung-dung giữa mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới, nên có khả năng đặc biệt quyết định phương pháp thực-hành để giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
Như vậy, 3 trí-tuệ thiền-tuệ này đều giống nhau về phận sự, về mục đích giải-thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, nhưng chỉ có khác nhau về thời gian qua 3 giai đoạn như sau:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa ở giai đoạn đầu.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa ở giai đoạn giữa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa ở giai đoạn cuối.
Tính chất của Saṅkhārupekkhāñāṇa
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã đạt đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa, nên có những tính chất đặc biệt như sau:
- Hành-giả có 5 pháp đặc biệt là:
1- Bojjhaṅgavisesa: Pháp đặc biệt thất-giác-chi: Niệm-giác-chi, phân-tích-giác-chi, tinh-tấn-giác-chi, hỷ-giác-chi, tịnh-giác-chi, định-giác-chi, xả-giác-chi. Đó là 7 pháp-giác-chi hỗ trợ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn.
2- Maggaṅgavisesa: Pháp đặc biệt bát-chánh-đạo: Chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.
Đó là 8 pháp-chánh-đạo hỗ trợ chính trực tiếp chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái.
3- Jhānaṅgavisesa: Pháp đặc biệt thiền-định. Jhāna nghĩa là định-tâm trong đối-tượng, có 2 loại:
- Lakkhaṇūpanijjhāna: Định-tâm trong mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, để trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại.
- Ārammaṇūpaṇūpanijjhāna: Định-tâm trong 40 đề-mục thiền-định.
4- Paṭipadāvisesa: Pháp-hành đặc biệt có 4 pháp thực-hành:
- Dukkhāpaṭipadā dandhābhiññā: Thực-hành pháp-hành khó nhọc, chậm chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.
- Dukkhāpaṭipadā khippābhiññā: Thực-hành pháp-hành khó nhọc, mau chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.
- Sukhāpaṭipadā dandhābhiññā: Thực-hành pháp-hành dễ dàng, chậm chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.
- Sukhāpaṭipadā khippābhiññā: Thực-hành pháp-hành dễ dàng, mau chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.
Nguyên nhân của mỗi pháp-hành
- Do nguyên nhân nào mà hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ khó nhọc, chậm chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả?
Do 10 vipassanupakkilesa: Pháp bẩn của trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh xen vào làm trở ngại cho hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ khó phát triển.
Khi hành-giả thực-hành khó nhọc mới thoát ra khỏi 10 pháp bẩn của trí-tuệ thiền-tuệ rồi, đến khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa phát sinh gần chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả vẫn còn chút trở ngại mới chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.
Vì vậy, gọi là “dukkhāpaṭipadā dandhābhiññā: Thực-hành pháp-hành khó nhọc, chậm chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả”.
- Do nguyên nhân nào mà hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dễ dàng, mau chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả?
Do hành-giả thực-hành dễ dàng thoát ra khỏi 10 vipassanupakkilesa: Pháp bẩn của trí-tuệ thiền-tuệ, và đến khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa phát sinh gần chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả cũng dễ dàng chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.
Vì vậy, gọi là “sukhāpaṭipadā khippābhiññā: Thực-hành pháp-hành dễ dàng, mau chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả”.
* Đối với chư Phật chỉ có điều thứ 4 là “sukhā-paṭipadā khippābhiññā”: Thực-hành pháp-hành dễ dàng, mau chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả mà thôi.
* Đối với Ngài Đại-trưởng-lão Sāriputta chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả thuộc về điều thứ 4 “sukhā-paṭipadā khippābhiññā”.
* Đối với Ngài Đại-trưởng-lão Mahāmoggallāna, khi chứng đắc Sotāpattimagga, Sotāpattiphala thuộc về điều thứ 4“sukhāpaṭipadā khippābhiññā”. Nhưng đến khi chứng đắc 3 Thánh-đạo và 3 Thánh-quả bậc cao thuộc về điều thứ nhất “dukkhāpaṭipadā dandhābhiññā”.
5-Vimokkhavisesa: Pháp đặc biệt vimokkha có 3 pháp:
- Animittavimokkha: Vô-hiện-tượng giải-thoát là hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ dõi theo trạng-thái vô-thường dẫn đến giải thoát khỏi các pháp-hữu-vi tam-giới (animitta), chứng ngộ Niết-bàn animittanibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn.
- Appaṇihitavimokkha: Vô-tham-ái giải thoát là hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ dõi theo trạng-thái khổ dẫn đến giải thoát khỏi tham-ái trong các pháp-hữu-vi tam-giới (appaṇihita), chứng ngộ Niết-bàn appaṇihita-nibbāna: Vô-tham-ái Niết-bàn.
- Suññatavimokkha: Chơn-không vô-ngã giải-thoát là hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ dõi theo trạng-thái vô-ngã dẫn đến giải thoát khỏi chấp ngã trong các pháp-hữu-vi tam-giới (suññata), chứng ngộ Niết-bàn suññatanibbāna: Chơn-không vô-ngã Niết-bàn.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 dõi theo 3 anupassanā cơ bản là:
1-Aniccānupassanā: Dõi theo trạng-thái vô-thường.
2-Dukkhānupassanā: Dõi theo trạng-thái khổ.
3-Anattānupassanā: Dõi theo trạng-thái vô-ngã.
Khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa dõi theo 3 loại anupassanā này liên quan đến 3 loại indriya, có khả năng đạt đến 3 pháp-giải-thoát vimokkha, chứng ngộ 3 loại Nibbāna, chứng đắc thành bậc Thánh-nhân ariyapuggala, phân định 7 nhóm Thánh-nhân trong Phật-giáo.
* Hành-giả đạt đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 gọi là saṅkhārupekkhāñāṇa này có một tiềm lực mãnh liệt, có khả năng đặc biệt quyết định chọn phương pháp thực-hành để giải thoát khổ khỏi tam-giới như sau:
- Bằng 1 trong 3 pháp-chủ Indriya: Saddhindriya, samādhindriya, paññindriya.
- Bằng 1 trong 3 anupassanā: Aniccānupassanā, dukkhānupassanā, anattānupassanā.
-Bằng 1 trong 3 sāmaññalakkhaṇa: Aniccalakkhaṇa, dukkhalakkhaṇa, anattalakkhaṇa.
- Bằng 1 trong 3 pháp-giải-thoát vimokkha: Animitta-vimokkha, appaṇihitavimokkha, suññatavimokkha.
- Bằng 1 trong 3 loại Nibbāna: Animittanibbāna, appaṇihitanibbāna, suññatanibbāna.
* Phân-định 7 nhóm Thánh-nhân:
1-Nhóm Thánh-nhân Saddhānusārī.
2-Nhóm Thánh-nhân Saddhāvimutta.
3-Nhóm Thánh-nhân Kāyasakkhi.
4-Nhóm Thánh-nhân Ubhatobhāgavimutta.
5-Nhóm Thánh-nhân Dhammānusārī.
6- Nhóm Thánh-nhân Diṭṭhipatta.
7- Nhóm Thánh-nhân Paññāvimutta.
1- Nếu hành-giả là hạng người có đức-tin trong sạch đặc biệt thì saddhindriya: Tín-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), dõi theo aniccānu-passanā, thấy rõ, biết rõ aniccalakkhaṇa: Trạng-thái vô-thường, dẫn đến pháp-giải-thoát animittavimokkha: Vô-hiện-tượng giải-thoát là giải thoát khỏi các pháp-hữu-vi tam-giới (animitta), chứng ngộ Niết-bàn animittanibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả như sau:
-Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo thuộc về nhóm Saddhānusārī: Bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng đức-tin trong sạch,
- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả gồm có 7 bậc Thánh-nhân này thuộc về nhóm Saddhāvimutta: Bậc Thánh-nhân giải thoát bằng đức-tin trong sạch.
2- Nếu hành-giả là hạng người có định-tâm vững chắc đặc biệt thì samādhindriya: Định-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), dõi theo dukkhānupassanā, thấy rõ, biết rõ dukkhalakkhaṇa: Trạng-thái khổ, dẫn đến pháp-giải-thoát appaṇihita-vimokkha: Vô-tham-ái giải thoát là giải thoát khỏi tham-ái trong các pháp-hữu-vi tam-giới (appaṇihita), chứng ngộ Niết-bàn appaṇihitanibbāna: Vô-tham-ái Niết-bàn, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả như sau:
- Chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả gồm có 8 bậc Thánh-nhân đều thuộc về nhóm Kāyasakkhi: Bậc Thánh-nhân trước có các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm làm nền tảng, sau thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.
- Nếu hành-giả trước đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, sau thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả thì thuộc về nhóm Ubhatobhāgavimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải-thoát cả 2: Tứ thiền vô-sắc-giới và A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.
3- Nếu hành-giả là hạng người có trí-tuệ siêu-việt đặc biệt thì paññindriya: Tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ), dõi theo anattānu-passanā, thấy rõ, biết rõ anattalakkhaṇa: Trạng-thái vô-ngã, dẫn đến pháp-giải-thoát suññatavimokkha: Chơn-không vô-ngã giải-thoát là giải thoát khỏi chấp ngã trong các pháp-hữu-vi tam-giới (suññata), chứng ngộ Niết-bàn suññatanibbāna: Chơn-không vô-ngã Niết-bàn, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả như sau:
- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo thuộc về nhóm Dhammānusārī: Bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng trí-tuệ siêu-việt.
-Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo gồm có 6 bậc Thánh-nhân này thuộc về nhóm Diṭṭhipatta: Bậc Thánh-nhân giải thoát bằng trí-tuệ siêu-việt.
-Chứng đắc A-ra-hán Thánh-quả thuộc về nhóm Paññāvimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải-thoát bằng trí-tuệ siêu-việt, (không có bậc thiền nào làm nền tảng).
7 nhóm thánh-nhân theo 4 thánh-đạo, 4 thánh-quả
Phân loại 7 nhóm Thánh-nhân tương xứng với 8 bậc Thánh-nhân như sau:
1- Nhóm Thánh-nhân Saddhānusārī có 1 bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng đức-tin trong sạch.
2- Nhóm Thánh-nhân Dhammānusārī có 1 bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng trí-tuệ siêu-việt.
3- Nhóm Thánh-nhân Diṭṭhipatta gồm có 6 bậc Thánh-nhân giải thoát bằng trí-tuệ siêu-việt, đó là Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo.
4- Nhóm Thánh-nhân Saddhāvimutta gồm có 7 bậc Thánh-nhân giải thoát bằng đức-tin trong sạch, đó là Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.
5- Nhóm Thánh-nhân Kāyasakkhi gồm có 8 bậc Thánh-nhân trước có các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm làm nền tảng, sau thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng đắc đầy đủ 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.
6- Nhóm Thánh-nhân Ubhatobhāgavimutta có 1 bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng cả 2 pháp: Tứ thiền-vô-sắc-giới và A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.
7- Hạng Thánh-nhân Paññāvimutta có 1 bậc Thánh-A-ra-hán Thánh-quả giải thoát bằng trí-tuệ siêu-việt, (không có bậc thiền nào làm nền tảng).
* Trong thời-kỳ giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, nếu hành-giả là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác hoặc Đức-Bồ-tát Độc-giác do nguyện lực trong tiền-kiếp thì sẽ dừng ngay tại trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa này, không thể phát triển lên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa được.
Còn nếu hành-giả là vị Bồ-tát thanh-văn-giác thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) đã từng tích-lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, đặc biệt 5 pháp-chủ (indriya), 5 pháp-lực (bala), 7 pháp-giác-chi (bojjhaṅga) để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả và Niết-bàn, mới có khả năng tiếp tục phát triển lên trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa trong Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpattimaggavīthicitta).
Đối-tượng trước thánh-đạo lộ-trình-tâm
Trong bộ Visuddhinagga, phần saṅkhārupekkhāñāṇa trình bày nhiều trường hợp hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ ban đầu có đối-tượng thiền-tuệ khi thì sắc-pháp, khi thì danh-pháp khác nhau, trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới, hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới. Những trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa có những đối-tượng thiền-tuệ tam-giới này không chắc chắn, có thể thay đổi đối-tượng thiền-tuệ theo mỗi lộ-trình-tâm, trước khi Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta) có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 gọi là saccānulomañāṇa.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta), có đối-tượng thiền-tuệ tam-giới chắc chắn, không thay đổi, đó là đối-tượng sắc-pháp hoặc đối-tượng danh-pháp tam-giới, có
1 trong 3 trạng-thái-chung là trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, có 1 trong 3 pháp-chủ là tín-pháp-chủ, hoặc định-pháp-chủ, hoặc tuệ-pháp-chủ tuỳ theo năng lực pháp-chủ đặc biệt của hành-giả.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa phát sinh tiếp theo.
12- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 Saccānulomañāṇa
Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa nhiều năng lực đặc biệt làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 gọi là saccānulomañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiya-dhamma phần sau.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ràng sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, nên đặt tâm trung-dung giữa mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, để quyết định phương-pháp giải thoát khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa như sau:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa là tổng hợp 11 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 nhiều năng lực đặc biệt làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau.
Saccānulomañāṇa gồm có 3 từ sacca, anuloma, ñāṇa.
- Sacca: Chân-lý tứ Thánh-đế: Khổ Thánh-đế, nhân sinh khổ Thánh-đế, diệt khổ Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế.
- anuloma: Thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ thiền-tuệ phần trước, và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiya-dhamma phần sau.
- ñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của các pháp.
Saccānulomañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thuận dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau.
Giảng giải
- Sacca: Chân-lý tứ Thánh-đế là 4 sự thật chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:
1- Khổ Thánh-đế (dukkha ariyasacca): Đó là 81 tam-giới-tâm (trừ 8 siêu-tam-giới-tâm), 51 tâm sở (trừ tham-tâm-sở) và 28 sắc-pháp, gọi là khổ Thánh-đế.
2- Nhân sinh khổ Thánh-đế (dukkhasamudaya ariya-sacca): Đó là tham-ái là tham-tâm-sở (lobhacetasika), gọi là nhân sinh khổ Thánh-đế.
3- Diệt khổ Thánh-đế (dukkhanirodha ariyasacca): Đó là Niết-bàn (Nibbāna), gọi là diệt khổ Thánh-đế.
4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế (dukkha-nirodhagāminī paṭipadā ariyasacca): Đó là pháp-hành bát-chánh-đạo: Chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, gọi là pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế.
- Anuloma: Thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ thiền-tuệ phần trước, và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiya-dhamma phần sau.
* Thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ thiền-tuệ phần trước:
1- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa.
2- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa.
3- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa.
4- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa.
5- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa.
6- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa.
7- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa.
8- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa.
- Satipaṭṭhāna: 4 pháp-niệm-xứ:
1-Thân niệm-xứ.
2-Thọ niệm-xứ.
3-Tâm niệm-xứ.
4-Pháp niệm-xứ.
- Samappadhāna: 4 pháp-tinh-tấn:
1-Tinh-tấn ngăn ác-pháp chưa sinh, không phát sinh.
2-Tinh-tấn diệt ác-pháp đã sinh.
3- Tinh-tấn làm cho thiện-pháp phát sinh.
4- Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện-pháp đã phát sinh.
- Iddhipāda: 4 pháp-thành-tựu:
1-Pháp-thành-tựu do hài-lòng.
2-Pháp-thành-tựu do tinh-tấn.
3-Pháp-thành-tựu do quyết-tâm.
4-Pháp-thành-tựu do trí-tuệ.
- Indriya: 5 pháp-chủ:
1-Tín-pháp-chủ.
2-Tấn-pháp-chủ.
3-Niệm-pháp-chủ.
4-Định-pháp-chủ.
5-Tuệ-pháp-chủ.
- Bala: 5 pháp-lực:
1-Tín-pháp-lực.
2-Tấn-pháp-lực.
3-Niệm-pháp-lực.
4-Định-pháp-lực.
5-Tuệ-pháp-lực.
- Bojjhaṅga: 7 pháp-giác-chi:
1-Pháp niệm giác-chi.
2-Pháp phân-tích giác-chi.
3-Pháp tinh-tấn giác-chi.
4-Pháp hỷ-giác-chi.
5-Pháp tịnh giác-chi.
6-Pháp định-giác-chi.
7-Pháp xả giác-chi.
- Magga: 8 pháp-chánh-đạo:
1-Pháp chánh-kiến.
2-Pháp chánh-tư-duy.
3-Pháp chánh-ngữ.
4-Pháp chánh-nghiệp.
5-Pháp chánh-mạng.
6-Pháp chánh-tinh-tấn.
7-Pháp chánh-niệm.
8-Pháp chánh-định.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa phát sinh như thế nào?
* Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna)
Hành-giả nào là hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala), đã tích-lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, và đủ 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ đã được lưu-trữ ở trong tâm từ vô số kiếp quá-khứ trong vòng tử sinh luân-hồi, từ kiếp này sang kiếp kia cho đến kiếp hiện-tại này.
Kiếp hiện-tại hành-giả ấy là người có giới-hạnh trong sạch làm nơi nương nhờ để thực-hành đúng theo pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ đã phát sinh tuần tự từ trí-tuệ thứ nhất nānarūpaparicchedañāṇa đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa có nhiều năng lực đặc biệt, nên hành-giả nghĩ rằng:
Dāni maggo uppajjissati.
Bây giờ Thánh-đạo-tâm sẽ phát sinh.
Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) chỉ phát sinh trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta) mà thôi.
Trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm gồm có 4 loại trí-tuệ thiền-tuệ là:
1- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.
2- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa.
3- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa.
4- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa.
Đồ biểu nhập-lưu thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpattimaggavīthicitta)
1-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trước viết tắt (bha)
2-Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động vt (na)
3-Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt vt (da)
4-Manodvāravajjanacitta: Ý-môn hướng-tâm vt (ma)
5-Parikamma: Tâm chuẩn bị Thánh-đạo-tâm vt (pari)
6-Upacāra: Tâm cận Thánh-đạo-tâm vt (upa)
7-Anuloma: Tâm thuận dòng trước-sau vt (anu)
8-Gotrabhu: Tâm chuyển dòng phàm-nhân vt (got)
9-Sotāpattimaggacitta: Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm vt (mag)
10-Sotāpattiphalacitta: Nhập-lưu Thánh-quả-tâm vt (phal)
11-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau vt (bha)
Xem xét Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm kể từ manodvāravajjanacitta: Ý-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na tiếp nhận đối-tượng sắc-pháp hoặc đối-tượng danh-pháp tam-giới có 1 trong 3 trạng-thái chung là trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã làm đối-tượng sinh rồi diệt, làm duyên cho javanacitta: Tác-hành-tâm phát sinh liên tục gồm có 7 sát-na-tâm là:
1- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma: Tâm-chuẩn-bị cho Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm, có 1 trong 3 trạng-thái-chung làm đối-tượng giống như ý-môn hướng-tâm, sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
2- Sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra: Tâm-cận Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm, có 1 trong 3 trạng-thái-chung làm đối-tượng giống như ý-môn hướng-tâm, sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
3- Sát-na-tâm thứ ba gọi là anuloma: Tâm-thuận-dòng trước và sau phát sinh 1 sát-na-tâm có 1 trong 3 trạng-thái-chung làm đối-tượng giống như ý-môn hướng-tâm.
Cả 3 sát-na-tâm parikamma, upacāra, anuloma này gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thuận dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiya-dhamma phần sau, sinh rồi diệt, đồng thời diệt buông bỏ luôn cả đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp có trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, rồi làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
4- Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu: Tâm-chuyển-dòng từ phàm-nhân lên dòng bậc Thánh Nhập-lưu phát sinh 1 sát-na-tâm, tuy tâm còn là đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, nhưng có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Như vậy, hành-giả vẫn còn là bậc thiện-trí phàm-nhân, chưa phải là bậc Thánh Nhập-lưu, cho dù đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới vẫn chưa có khả năng diệt tận được (samucchedapahāna) phiền-não, sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
5- Sát-na-tâm thứ 5 gọi là Sotāpattimaggacitta: Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh chỉ 1 sát-na-tâm mà thôi, tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedap-pahāma) 2 loại phiền-não là diṭṭhi: Tà-kiến chấp-ngã, (trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến) và vicikicchā: Hoài-nghi (trong si-tâm hợp với hoài-nghi) không còn dư sót, (còn lại 8 loại phiền-não chưa bị diệt tận được), sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
6- Sát-na-tâm thứ 6, thứ 7 gọi là Sotāpattiphalacitta: Nhập-lưu Thánh-quả-tâm phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm, tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, an hưởng sự an-lạc tịch tịnh của Niết-bàn siêu-tam-giới.
- Hộ-kiếp-tâm sau bhavaṅgacitta chấm dứt Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm.
Như vậy, trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthi-citta) có 7 sát-na-tâm javanacitta đặc biệt có 2 loại tâm, 2 loại đối-tượng như sau:
1- Dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm) hợp với trí-tuệ có 4 sát-na-tâm là sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma, sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra, sát-na-tâm thứ 3 gọi là anuloma, sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu.
2- Siêu-tam-giới-tâm có 3 sát-na-tâm là sát-na-tâm thứ 5 gọi là Sotāpattimaggacitta thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm, và sát-na-tâm thứ 6, thứ 7 gọi là Sotāpatti-phalacitta thuộc về siêu-tam-giới quả-tâm.
1- Đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới (lokiya ārammaṇa) có 3 sát-na-tâm là sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma, sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra, sát-na-tâm thứ 3 gọi là anuloma.
2- Đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới (lokuttara ārammaṇa) có 4 sát-na-tâm là sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu, sát-na-tâm thứ 5 gọi là Sotāpatti-maggacitta, sát-na-tâm thứ 6, thứ 7 gọi là Sotāpatti-phalacitta.
* Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu có 1 sát-na-tâm đặc biệt, tuy tâm còn là dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, nhưng có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Tính chất đặc biệt trí-tuệ thiền-tuệ Saccānulomañāṇa
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa có 2 phận sự là:
1- Thuận dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước kể từ trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayañāṇa cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa đã được thuần thục, có nhiều năng lực, để có khả năng dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo.
2- Thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau chắc chắn dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo.
Ví dụ: Đức vua là đấng minh quân ngự trên ngai vàng ngồi tại pháp đình lắng nghe 8 vị quan cận thần trong triều xử án, Đức vua không có tâm thiên vị, đặt tâm trung-dung truyền bảo rằng:
- Này các khanh! Quả nhân vô cùng hoan hỷ nghe 8 khanh xét xử đúng theo pháp luật của triều đình xưa.
Điều ấy như thế nào, thì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa cũng như thế ấy được ví dụ như sau:
-Đức vua là đấng minh quân ví như trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.
- 8 vị quan cận thần trong triều xét xử đúng ví như thuận dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước.
- Đúng theo pháp-luật của triều đình ví như thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ có đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới tột cùng trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Magga-vīthicitta) cũng là trí-tuệ thiền-tuệ tột cùng trong pháp-thanh-tịnh thứ 6 gọi là paṭipadāñāṇadassanavisuddhi: Pháp-hành tri-kiến thanh-tịnh.
Paṭipadāñāṇadassanavisuddhi: Pháp-hành tri-kiến thanh-tịnh thứ 6 này gồm có 9 loại trí-tuệ thiền-tuệ là:
1- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa đã thoát khỏi 10 pháp bẩn của trí-tuệ thiền-tuệ.
2- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa.
3- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa.
4- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa.
5- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa.
6- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa.
7- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa.
8- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa.
9- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa còn có 2 phận sự cuối cùng của sắc-pháp hoặc danh-pháp trong tam-giới như sau:
- Phận sự thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới.
- Phận sự diệt-từng-thời (tadaṅgappahāma) các phiền-não làm ô nhiễm, che phủ sự thật chân-lý Thánh-đế, nhờ 37 pháp bodhipakkhiyadhamma, để cho Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) sẽ phát sinh.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa sinh rồi diệt, làm nền tảng, làm duyên (paccaya) có 6 duyên là anantarapaccaya: Liên-tục-duyên, samanantarapaccaya: liên-tục-năng-duyên, āsevanapaccaya: Tác-hành-duyên, upanissayapaccaya: Tiềm-năng-duyên, natthipaccaya: vô-hiện-duyên, vigatapaccaya: Ly-duyên, để trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.
13-Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 Gotrabhuñāṇa
Theo trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpattimaggavīthicitta) có 7 sát-na-tâm javanacitta, theo tuần tự: Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma, sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra, sát-na-tâm thứ 3 gọi là anuloma, 3 sát-na-tâm đầu này gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thuận dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau, sinh rồi diệt, đồng thời diệt buông bỏ luôn cả đối-tượng danh-pháp hoặc sắc-pháp có trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, rồi làm duyên cho sát-na-tâm liền tiếp theo sau là:
* Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu: Tâm-chuyển-dòng từ phàm-nhân lên dòng bậc Thánh-nhân phát sinh 1 sát-na-tâm, tuy tâm còn là dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, nhưng có khả năng đặc biệt tiếp nhận Niết-bàn siêu-tam-giới làm đối-tượng.
Sát-na-tâm gotrabhu này gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ có đối-tượng Niết-bàn, làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana) lên bậc Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta).
Như vậy, hành-giả vẫn còn là bậc thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana), cho dù dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới vẫn chưa có khả năng diệt tận được (samucchedappahāma) phiền-não.
* Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa là tổng hợp 12 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana) lên dòng bậc Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta).
Gotrabhuñāṇa gồm có 2 từ gotrabhu, ñāṇa
- Gotrabhu: Nghĩa là chuyển dòng từ bậc thiện-trí-phàm-nhân lên dòng bậc Thánh Nhập-lưu, hoặc chuyển dòng từ Thánh bậc thấp lên dòng Thánh bậc cao,…
- ñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Gotrabhuñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana) lên dòng Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta).
Giảng giải
Puthujjana có 2 hạng theo ý nghĩa trong bộ Paṭisam-bhidāmagga giảng giải:
1- Andhaputhujjana: Tối-trí phàm-nhân không tìm hiểu học hỏi, nghiên cứu 6 pháp cơ bản của pháp-hành thiền-tuệ (vipassanābhūmi) là ngũ-uẩn (khandha), 12 pháp-xứ (āyatana), 18 pháp-tự-tánh (dhātu), 22 pháp-chủ (indriya), tứ Thánh-đế (ariyasacca), 12 pháp-duyên-sinh (paṭiccasamuppāda), v.v…
2- Kalyāṇaputhujjana: Bậc thiện-trí phàm-nhân có giới hạnh trong sạch, có trí-tuệ sáng suốt rất ham thích lắng nghe chánh-pháp của các bậc thiện-trí, đặc biệt tìm hiểu học hỏi, nghiên cứu 6 pháp cơ bản của pháp-hành thiền-tuệ (vipassanābhūmi) là ngũ-uẩn (khandha), 12 pháp-xứ (āyatana), 18 pháp-tự-tánh (dhātu), 22 pháp-chủ (indriya), tứ Thánh-đế (ariyasacca), 12 pháp-duyên-sinh (paṭiccasamuppāda), v.v…
Gotrabhuñāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 này làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân lên dòng bậc Thánh Nhập-lưu; hoặc từ dòng bậc Thánh Nhập-lưu lên dòng bậc Thánh Nhất-lai; hoặc từ dòng bậc Thánh Nhất-lai lên dòng bậc Thánh Bất-lai; hoặc từ dòng bậc Thánh Bất-lai lên dòng bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Như vậy, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa này chỉ có 1 sát-na-tâm mà thôi, tuy tâm còn là dục-giới-thiện-tâm (đại-thiện-tâm) hợp với trí-tuệ, nhưng có khả năng đặc biệt như sau:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa làm phận sự đặc biệt chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân lên dòng bậc Thánh Nhập-lưu,…
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh liền tiếp theo sau.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa phát sinh như thế nào?
Người ấy cột sợi dây trên cành cây cao, (hoặc cầm cây sào), rồi chạy nhanh lấy trớn, nắm đầu sợi dây nhảy tung người lên cao, lao người qua bờ bên kia, rồi buông sợi dây, đứng vững trên bờ bên kia an toàn, vẫn còn bỡ ngỡ như thế nào.
Cũng như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã nhận thức thấy rõ, biết rõ 3 giới: Dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới này như 3 hầm lửa than hồng cháy đỏ vô cùng nóng nảy đang thiêu đốt các chúng-sinh, và 4 loài chúng-sinh: Thai-sinh, noãn-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh phải chịu mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, chỉ muốn chứng đắc Niết-bàn giải thoát khổ tử sinh luân-hồi, được an-toàn, an-lạc tuyệt đối mà thôi.
Hành-giả chạy lấy trớn từ trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa, v.v… nắm sợi dây đó là 1 trong 5 uẩn hoặc sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới có 1 trong 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, hoặc danh-pháp làm đối-tượng, đến khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa phát sinh trong Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm có 7 sát-na-tâm javanacitta: Tác-hành-tâm phát sinh theo tuần tự.
* Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa có 3 sát-na-tâm đầu:
- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma phát sinh lấy trớn tung người lên cao rồi diệt, làm nhân-duyên cho sát-na-tâm tiếp theo.
- Sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra phát sinh lao người qua gần bờ, Niết-bàn siêu-tam-giới rồi diệt, làm nhân-duyên cho sát-na-tâm tiếp theo.
- Sát-na-tâm thứ ba gọi là anuloma phát sinh sắp đến bờ, Niết-bàn siêu-tam-giới, nên buông bỏ sợi dây đó là buông bỏ đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới có 1 trong 3 trạng-thái-chung rồi diệt, đồng thời trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa đã hoàn thành xong phận sự rồi diệt, làm nhân-duyên cho sát-na-tâm tiếp theo.
-Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu phát sinh đứng bên bờ, Niết-bàn siêu-tam-giới, an-toàn, an-lạc tuyệt đối, gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇa-puthujjana), để lên dòng bậc Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta).
Như vậy, hành-giả vẫn còn là bậc thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana), dù cho đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, vẫn chưa có khả năng diệt tận (samucchedap-pahāma) phiền-não được.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa và trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa là 2 trí-tuệ thiền-tuệ cùng trong Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpatti-maggavīthicitta). Hai trí-tuệ thiền-tuệ này có pháp giống nhau và khác nhau như sau:
- Xét về tâm, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānuloma-ñāṇa với trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa cùng có loại tâm javanacitta hoàn toàn giống nhau, đó là dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm) hợp với trí-tuệ.
- Xét về đối-tượng, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccā-nulomañāṇa với trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa có đối-tượng hoàn toàn khác nhau:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa tiếp nhận đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới có 1 trong 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường hoặc trạng-thái khổ hoặc trạng-thái vô-ngã.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa có khả năng đặc biệt làm tan biến sự tối tăm do phiền-não che phủ sự thật chân-lý Thánh-đế, nhưng không thể tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, nhưng không có khả năng làm tan biến sự tối tăm do phiền-não che phủ sự thật chân-lý Thánh-đế.
Vuṭṭhānagāminīvipassanā: Trí-tuệ thiền-tuệ đến cận Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) có 2 loại trí-tuệ thiền-tuệ tột cùng của tam-giới là:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ tột cùng của đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp trong tam-giới (lokiya ārammaṇa), tiếp theo sau là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới (lokuttara ārammaṇa).
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ tột cùng của trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiya-vipassanā), tiếp theo sau là Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 (lokuttaravipassanā) gọi là Maggañāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇa-puthujjana), để lên dòng bậc Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta).
Cho nên, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ tột cùng của trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā), nên không ghép vào pháp-thanh-tịnh thứ 6 paṭipadāñāṇadassanavisuddhi thuộc về lokiya-visuddhi: Pháp-thanh-tịnh tam-giới, bởi vì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 này không thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới.
3
Và trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa cũng không ghép vào pháp-thanh-tịnh thứ 7 ñāṇadassanavisuddhi thuộc về lokuttaravisuddhi: Pháp-thanh-tịnh siêu-tam-giới, bởi vì trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 này không có khả năng diệt tận phiền-não.
Như vậy, trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa này ở khoảng giữa pháp-thanh-tịnh thứ 6 paṭipadāñāṇa-dassanavisuddhi và pháp-thanh-tịnh thứ 7 ñāṇadassana-visuddhi.
-Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa này đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới sinh rồi diệt, làm duyên (paccaya), có 6 duyên là anantarapaccaya: Liên-tục-duyên, samanantarapaccaya: Liên-tục-hệ-duyên, āsevanapaccaya: Tác-hành-duyên, upanissayapaccaya: Tiềm-năng-duyên, natthipaccaya: Vô-hiện-duyên, vigatapaccaya: Ly-duyên, để trí-tuệ-thiền-tuệ thứ siêu-tam-giới 14 maggañāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.
* Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 14 maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ đó là Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ đồng sinh với Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta) này tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới sinh rồi diệt làm duyên (paccaya), có 6 duyên là anantarapaccaya: Liên-tục-duyên, samanantarapaccaya: Liên-tục-hệ-duyên, āsevanapaccaya: Tác-hành-duyên, upanissayapaccaya: Tiềm-năng-duyên, natthipaccaya: Vô-hiện-duyên, vigata-paccaya: Ly-duyên, để trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.
* Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ đó là Nhập-lưu Thánh-quả-tuệ đồng sinh với Nhập-lưu Thánh-quả-tâm (Sotāpattiphalacitta) này tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới phát sinh (2-3 sát-na-tâm) rồi diệt, đồng thời chấm dứt Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm.
14- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 14 Maggañāṇa
15- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 15 Phalañāṇa
Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpattimagga-vīthicitta) có 7 sát-na tác-hành-tâm (javanacitta) phát sinh theo tuần tự, thì 3 sát-na-tâm đầu gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa làm 3 phận sự:
1- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma: Tâm-chuẩn-bị cho Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
2- Sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra: Tâm-cận Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
3- Sát-na-tâm thứ ba gọi là anuloma: Tâm-thuận-dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm, phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, đồng thời buông bỏ đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, có 1 trong trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
4- Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu: Tâm-chuyển-dòng từ thiện-trí phàm-nhân lên dòng bậc Thánh Nhập-lưu gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa phát sinh 1 sát-na-tâm có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới mở đầu xong phận sự rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
5- Sát-na-tâm thứ 5 gọi là magga: Thánh-đạo-tâm (maggacitta) đó là Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpatti-maggacitta) thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm phát sinh chỉ có 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm có trí-tuệ gọi là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ này đó là Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ (Sotāpatti-maggañāṇa) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự diệt tận được phiền-não (samucchedappahāma).
6-7-Sát-na-tâm thứ 6 và thứ 7 gọi là phala: Thánh-quả-tâm (Phalacitta) đó là Nhập-lưu Thánh-quả-tâm (Sotāpattiphalacitta) thuộc về siêu-tam-giới quả-tâm phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Nhập-lưu Thánh-quả-tâm có trí-tuệ gọi là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ này là Nhập-lưu Thánh-quả-tuệ (Sotāpattiphala-ñāṇa) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự an-tịnh (paṭippassaddhippahāna).
Chấm dứt Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotā-pattimaggavīthicitta), hành-giả trở thành bậc Thánh Nhập-lưu: Sotāpanna là bậc Thánh-nhân thứ nhất trong Phật-giáo.
Giảng giải
14-Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 14 maggañāṇa
Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là maggañāṇa này là tổng hợp 13 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ.
Trong Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpatti-maggavīthicitta) có 7 sát-na tác-hành-tâm (javanacitta):
Sát-na-tâm thứ 5 gọi magga là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ đồng sinh với Thánh-đạo-tâm (maggacitta).
Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ có 4 bậc:
1- Sotāpattimaggañāṇa: Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ.
2- Sakadāgāmimaggañāṇa: Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ.
3-Anāgāmimaggañāṇa: Bất-lai Thánh-đạo-tuệ.
4-Arahattamaggañāṇa: A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ.
Mỗi Thánh-đạo-tuệ có khả năng đặc biệt diệt tận được phiền-não (samucchedappahāma), nghĩa là phiền-não nào đã bị diệt tận do Thánh-đạo-tuệ nào, loại phiền-não ấy vĩnh viễn không bao giờ còn phát sinh lên nữa, bất cứ lúc nào, bất cứ kiếp nào khi còn tái-sinh kiếp sau như:
1- Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ (Sotāpattimaggañāṇa) thuộc về trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna) 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) (trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến) và hoài-nghi (vicikicchā) (trong si-tâm hợp với hoài nghi) không còn dư sót nữa.
Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với hoài-nghi, gồm có 5 bất-thiện-tâm đã bị diệt tận không còn dư sót (nghĩa là bậc Thánh Nhập-lưu đã diệt tận được 5 si tâm-sở trong 5 bất-thiện-tâm ấy, còn lại 7 si tâm-sở trong 7 bất-thiện-tâm chưa diệt được).
* Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna) chính thức gọi là “Sammāsambuddhassa orasaputtabhāvaṃ”.[4]
“Con của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.”
2- Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ (Sakadāgāmimaggañāṇa) là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với Nhất-lai Thánh-đạo-tâm (Sakadāgāmimaggacitta) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna) 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại thô (trong 2 sân-tâm), chưa diệt tận được sân loại vi-tế.
3- Bất-lai Thánh-đạo-tuệ (Anāgāmimaggañāṇa) là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với Bất-lai Thánh-đạo-tâm (Anāgāmimaggacitta) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna) 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại vi-tế (trong 2 sân-tâm) không còn dư sót, và tham (lobha) (trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến) trong cõi dục-giới, (chưa diệt được phiền-não tham loại vi-tế trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới).
4- A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ (Arahattamaggañāṇa) là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với A-ra-hán Thánh-đạo-tâm (Arahattamaggacitta) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna) tất cả 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa), tất cả mọi tham-ái, mọi ác-pháp không còn dư sót.
4 Thánh-đạo-tuệ (Maggañāṇa):
1- Sotāpattimaggañāṇa: Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ.
2- Sakadāgāmimaggañāṇa: Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ.
3- Anāgāmimaggañāṇa: Bất-lai Thánh-đạo-tuệ.
4-Arahattamaggañāṇa: A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ.
4 Thánh-đạo-tuệ này đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 7 gọi là ñāṇadassanavisuddhi: Tri-kiến-thanh-tịnh.
4 Thánh-đạo-tuệ đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Thánh-đạo-tâm phát sinh đối với hành-giả
* Đối với hành-giả ban đầu không thực-hành pháp-hành thiền-định mà chỉ thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà thôi, đến khi Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) phát sinh có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, thì chắc chắn có đệ-nhất-thiền siêu-tam-giới Thánh-đạo-tâm. Đó là định-luật-tự-nhiên của pháp-hành thiền-tuệ.
“Vipassanāniyāmena hi sukkhavipassakassa uppan-namaggopi, samāpattilābhino jhānaṃ pādakaṃ akatvā uppannamaggopi, paṭhamajjhānaṃ pādakaṃ katvā pakiṇṇakasaṅkhāre sammasitvā uppāditamaggopi, paṭhamajjhānikāva honti. Sabbesu satta bojjhaṅgāni, aṭṭha maggaṅgāni, pañca jhānaṅgāni honti.”[5]
“Thật vậy, theo định-luật tự nhiên của pháp-hành thiền-tuệ, Thánh-đạo-tâm phát sinh đến 3 hạng hành-giả:
3\
* Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) chỉ phát sinh đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà thôi.
* Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) phát sinh đối với hành-giả đã từng chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, nhưng không sử dụng bậc thiền làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
* Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) phát sinh đối với hành-giả đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp khác, không phải là đối-tượng danh-pháp của đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.
Cả 3 hành-giả này đều chỉ chứng đắc đệ nhất thiền siêu-tam-giới Thánh-đạo-tâm mà thôi.
* 7 pháp-giác-chi, 8 pháp-chánh-đạo, 5 chi-thiền cùng đồng sinh với đệ nhất thiền siêu-tam-giới Thánh-đạo-tâm ấy.”
* Hành-giả trước đã chứng đắc từ đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi sau đó thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Nếu hành-giả sử dụng bậc thiền ấy làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ thì khi thực-hành trong giai đoạn đầu, trước khi Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) phát sinh, khi thì thọ hỷ đồng sinh với đại-thiện-tâm, khi thì thọ xả đồng sinh với đại-thiện-tâm, khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa đã phát sinh, sẽ giải thoát khỏi phiền-não, sẽ buông bỏ sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, sẽ chuyển dòng phàm-nhân, đến khi Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) phát sinh, thì chỉ có thọ hỷ đồng sinh với bậc thiền siêu-tam-giới Thánh-đạo-tâm mà thôi.
* Hành-giả trước đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hoặc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, rồi sau thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, lấy bậc thiền làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ.
Nếu hành-giả sử dụng bậc thiền ấy làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ thì khi thực-hành trong giai đoạn đầu, trước khi Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) phát sinh, dù thọ hỷ đồng sinh với đại-thiện-tâm hoặc dù thọ xả đồng sinh với đại-thiện-tâm, khi trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa đã phát sinh, sẽ giải thoát khỏi phiền-não, sẽ buông bỏ sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, sẽ chuyển dòng phàm-nhân, đến khi Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) phát sinh, cũng chỉ có thọ xả đồng sinh với đệ ngũ thiền siêu-tam-giới Thánh-đạo-tâm mà thôi.
Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa làm duyên có 6 paccaya là anantarapaccaya, samantara-paccaya, āsevanapaccaya, upanissayapaccaya, natthi-paccaya, vigatapaccaya, để trí-tuệ thiền-tuệ thứ 15 Phalañāṇa phát sinh.
15-Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 15 Phalañāṇa
Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là phalañāṇa này là tổng hợp 14 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 14 maggañāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thứ 15 phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ.
Trong Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpatti-maggavīthicitta) có 7 sát-na tác-hành-tâm (javanacitta):
* Sát-na-tâm thứ 6 và thứ 7 gọi phala là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 15 phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ đồng sinh với Thánh-quả-tâm (Phalacitta).
Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ có 4 bậc:
1- Sotāpattiphalañāṇa: Nhập-lưu Thánh-quả-tuệ.
2- Sakadāgāmiphalañāṇa: Nhất-lai Thánh-quả-tuệ.
3- Anāgāmiphalañāṇa: Bất-lai Thánh-quả-tuệ.
4-Arahattaphalañāṇa: A-ra-hán Thánh-quả-tuệ.
Mỗi Thánh-quả-tâm là quả trực tiếp tương xứng với mỗi Thánh-đạo-tâm, nghĩa là 4 Thánh-đạo-tâm thuộc về 4 siêu-tam-giới thiện-tâm liền cho quả tương xứng với 4 Thánh-quả-tâm thuộc về 4 siêu-tam-giới quả-tâm không có thời gian ngăn cách (akālika).
Khi chứng đắc Thánh-đạo-tâm nào phát sinh 1 sát-na-tâm làm xong phận sự rồi diệt, liền cho Thánh-quả-tâm ấy phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm làm xong phận sự, rồi diệt trong cùng Thánh-đạo lộ-trình-tâm ấy (Magga-vīthicitta).
4 Thánh-Quả-Tuệ (Phalañāṇa)
1- Nhập-lưu Thánh-quả-tuệ (Sotāpattiphalañāṇa) là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với Nhập-lưu Thánh-quả-tâm (Sotāpattiphalacitta) là quả trực tiếp của Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta).
Khi Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta) phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm xong phận sự rồi diệt, liền cho quả Nhập-lưu Thánh-quả-tâm (Sotāpattiphalacitta) không có thời gian ngăn cách (akālika), phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm cũng tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, đặc biệt làm phận sự an-tịnh phiền-não (paṭippassaddhippahāna).
2- Nhất-lai Thánh-quả-tuệ (Sakadāgāmiphalañāṇa) là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với Nhất-lai Thánh-quả-tâm (Sakadāgāmiphalacitta) là quả trực tiếp của Nhất-lai Thánh-đạo-tâm (Sakadāgāmimaggacitta).
Khi Nhất-lai Thánh-đạo-tâm (Sakadāgāmimaggacitta) phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm xomg phận sự rồi diệt, liền cho quả Nhất-lai Thánh-quả-tâm (Sakadāgāmiphalacitta) không có thời gian ngăn cách (akālika), phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm cũng tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, đặc biệt làm phận sự an tịnh phiền-não (paṭippassaddhippahāna).
3- Bất-lai Thánh-quả-tuệ (Anāgāmiphalañāṇa) là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với Bất-lai Thánh-quả-tâm (Anāgāmiphalacitta) là quả trực tiếp của Bất-lai Thánh-đạo-tâm (Anāgāmimaggacitta).
Khi Bất-lai Thánh-đạo-tâm (Anāgāmimaggacitta) phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm xong phận sự rồi diệt, liền cho quả Bất-lai Thánh-quả-tâm (Anāgāmiphalacitta) không có thời gian ngăn cách (akālika), phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm cũng tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, đặc biệt làm phận sự an tịnh phiền-não (paṭippassaddhippahāna).
4- A-ra-hán Thánh-quả-tuệ (Arahattaphalañāṇa) là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với A-ra-hán Thánh-quả-tâm (Arahattaphalacitta) là quả trực tiếp của A-ra-hán Thánh-đạo-tâm (Arahattamaggacitta).
Khi A-ra-hán Thánh-đạo-tâm (Arahattamaggacitta) phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm xong phận sự rồi diệt, liền cho quả A-ra-hán Thánh-quả-tâm (Arahattaphalacitta) không có thời gian ngăn cách (akālika), phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm cũng tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, đặc biệt làm phận sự an tịnh phiền-não (paṭippassaddhippahāna).
Vấn: Do nguyên nhân nào Thánh-quả-tâm Phalacitta phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm?
Đáp: Tác-hành-tâm (javanacitta) của Thánh-đạo lộ-trình-tâm (maggavīthicitta) chỉ có 7 sát-na-tâm mà thôi.
- Nếu hành-giả là hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala) thuộc về hạng người mandapuggala có trí-tuệ chậm thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi đạt đến Thánh-đạo lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) có 7 sát-na-tâm.
- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma, sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra, sát-na-tâm thứ 3 gọi là anuloma, 3 sát-na-tâm này gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.
- Sát-na-tâm thứ 4 gọi gotrabhu là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa.
- Sát-na-tâm thứ 5 gọi magga là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa.
- Sát-na-tâm thứ 6 và thứ 7 gọi phala là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa.
Cho nên, Thánh-quả-tâm: Phalacitta phát sinh chỉ có 2 sát-na-tâm mà thôi (tác-hành-tâm đủ 7 sát-na-tâm).
- Nếu hành-giả là hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala) thuộc về hạng người tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén, nhanh nhạy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi đạt đến Thánh-đạo lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) có 7 sát-na-tâm.
- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là upacāra, sát-na-tâm thứ nhì gọi là anuloma, 2 sát-na-tâm này gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa (không có sát-na-tâm parikamma).
- Sát-na-tâm thứ 3 gọi gotrabhu là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa,
- Sát-na-tâm thứ 4 gọi magga là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa.
- Sát-na-tâm thứ 5, thứ 6 và thứ 7 gọi phala là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa.
Cho nên, Thánh-quả-tâm: Phalacitta phát sinh 3 sát-na-tâm, để tác-hành-tâm (javanacitta) đủ 7 sát-na-tâm.
Gotrabhuñāṇa với Maggañāṇa
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa với trí-tuệ thiền tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa có pháp giống nhau và khác nhau như sau:
* Pháp giống nhau:
- Gotrabhuñāṇa với maggañāṇa cùng phát sinh trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm.
- Gotrabhuñāṇa với maggañāṇa cùng tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
* Pháp khác nhau:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ đồng sinh với dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm) hợp với trí-tuệ có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, nhưng “tâm” biết đối-tượng vẫn còn là dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm) hợp với trí-tuệ, nên gọi là ekato vuṭṭhāna: Nghĩa là tâm vẫn còn là dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, về đối-tượng là danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới. Như vậy, chỉ giải-thoát được 1 phần đối-tượng mà thôi.
* Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 14 maggañāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với Thánh-đạo-tâm (Magga-citta) thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, nên gọi là dubhato vuṭṭhāna nghĩa là giải thoát cả 2 phần: Tâm là Thánh-đạo-tâm siêu-tam-giới và đối-tượng là danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Maggañāṇa với Phalañāṇa
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 14 maggañāṇa với trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa có pháp giống nhau và khác nhau như sau:
* Pháp giống nhau:
- Maggañāṇa và phalañāṇa phát sinh cùng trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm.
- Maggañāṇa đồng sinh với Thánh-đạo-tâm và phalañāṇa đồng sinh với Thánh-quả-tâm đều thuộc về siêu-tam-giới-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
* Pháp khác nhau:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 14 maggañāṇa đồng sinh với Thánh-đạo-tâm thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 15 phalañāṇa đồng sinh với Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới quả-tâm.
- Thánh-đạo-tâm và Thánh-quả-tâm phát sinh cùng trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm, Thánh-đạo-tâm nào phát sinh 1 sát-na-tâm làm xong phận sự rồi diệt, làm duyên cho quả Thánh-quả-tâm ấy phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm, không có thời gian ngăn cách, nên gọi là “akāliko”.
Ví dụ: Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm xong phận sự rồi diệt, làm duyên cho Nhập-lưu Thánh-quả-tâm liền phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm làm xong phận sự rồi diệt.
- Mỗi Thánh-đạo-tâm (maggacitta) chỉ phát sinh 1 sát-na-tâm 1 lần duy nhất trong mỗi Thánh-đạo lộ-trình-tâm (maggavīthicitta) và một kiếp duy nhất mà thôi.
- Mỗi Thánh-quả-tâm (phalacitta) có thể phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm trong mỗi Thánh-đạo lộ-trình-tâm (maggavīthicitta).
- Nếu khi bậc Thánh-nhân nhập Thánh-quả (phala-samāpatti) thì Thánh-quả-tâm phát sinh vô số trong suốt thời gian nhập Thánh-quả ấy.
Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 15 phalañāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để trí-tuệ thiền-tuệ thứ 16 gọi paccavekkhaṇañāṇa phát sinh tiếp theo.
Sau khi Thánh-đạo lộ-trình-tâm (maggavīthicitta) chấm dứt, nghĩa là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa chấm dứt, hành-giả đương nhiên trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Sau khi trở thành bậc Thánh-nhân, theo định luật tự nhiên, tiếp theo trí-tuệ thứ 16 gọi là paccavekkhaṇa-ñāṇa: Trí-tuệ làm phận sự quán triệt rằng:
Maggaṃ paccavekkhati, phalaṃ paccavekkhati, pahīnakilese paccavekkhati, avasiṭṭhakilese paccavekkhati, Nibbānaṃ paccavekkhati.”[6]
Trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa: Trí-tuệ làm phận sự quán triệt 5 pháp mà mỗi pháp mỗi lộ-trình-tâm như sau:
1- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Thánh-đạo này rồi.
2- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Thánh-quả này rồi.
3- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã diệt tận được các phiền-não này rồi.
4- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Chưa diệt tận được các phiền-não còn lại kia.
5- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng ngộ Niết-bàn rồi.
Trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa là trí-tuệ cuối cùng của mỗi bậc Thánh-nhân.
* Trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa của bậc Thánh Nhập-lưu, quán triệt 5 pháp, mà mỗi pháp bằng mỗi lộ-trình-tâm gọi là dục-giới ý-môn lộ-trình-tâm đơn thuần (suddhamanodvāravīthicitta) với dục-giới tác-hành thiện-tâm (kāmajavanakusalacitta) (không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm) như sau:
1- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo này rồi.
2- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Nhập-lưu Thánh-quả này rồi.
3- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài nghi rồi.
4- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Chưa diệt tận được 8 loại phiền-não còn lại là tham, sân, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi.
5- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng ngộ Niết-bàn rồi.
Trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa là trí-tuệ cuối cùng của bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
* Đối với bậc Thánh Nhất-lai và bậc Thánh Bất-lai, trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa quán triệt 5 pháp hầu như giống bậc Thánh Nhập-lưu, chỉ có khác về bậc Thánh-nhân và đã diệt tận được phiền-não nào rồi và phiền-não nào còn lại.chưa diệt tận được.
* Đối với bậc Thánh A-ra-hán, trí-tuệ thứ 16 pacca-vekkhaṇañāṇa quán triệt chỉ có 4 pháp mà thôi.
Trí-tuệ quán triệt biết rõ A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, đã diệt tận được các phiền-não còn lại không còn dư sót nữa (không có chưa diệt tận được phiền-não còn lại).
Như vậy, trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa của 4 bậc Thánh-nhân gồm có 19 loại.
Tuy nhiên, trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa của 3 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai quán triệt pháp thứ 4 và pháp thứ 5 có vị Thánh-nhân đầy đủ, có vị Thánh-nhân không đầy đủ.
Ví dụ 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ
* Một người đi bắt cá, mang chiếc nơm lội xuống ao chụp chiếc nơm xuống nước, biết có con cá đụng mạnh chiếc nơm, nên người ấy thò tay vào miệng nơm, nắm bắt ngay cái đầu con rắn cực độc ở dưới nước. Người ấy phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ nghĩ rằng: Ta đã bắt được con lươn. Thận trọng nắm chặt nó đưa lên khỏi mặt nước, thì mới biết sự thật không phải là con lươn, mà là con rắn cực độc cắn chết người ngay tức khắc, cho nên người ấy thấy rõ, biết rõ con rắn ấy thật đáng kinh-sợ, đầy tội-chướng, đáng nhàm-chán, không còn có tâm hoan hỷ như trước nữa.
Người ấy chợt nghĩ rằng: Thả nó ra bằng cách nào để ta thoát khỏi chết đây!
Sau khi ném con rắn cực độc ấy, người ấy vội bước lên bờ ao, mới hoàn hồn, đứng nhìn về hướng con rắn ấy, vô cùng vui sướng thốt lên rằng: Ta đã thoát chết khỏi chất độc của con rắn quái ác kia!
Ví dụ này xét tâm trạng của người bắt cá qua từng các giai đoạn với các loại trí-tuệ thiền-tuệ như sau:
* Người bắt cá nắm bắt được con rắn cực độc mà tưởng lầm rằng: Ta đã bắt được con lươn, nên người ấy phát sinh tâm vui mừng hoan hỷ trong con lươn ấy.
Khi người bắt cá nắm chặt cái đầu con rắn cực độc ấy đưa lên khỏi nước, thì biết rõ rằng: “Không phải là con lươn, mà là con rắn cực độc cắn chết người ngay tức khắc”. Cho nên, người ấy thấy rõ, biết rõ con rắn ấy thật đáng kinh sợ.
Cũng như khi người trí ấy gặp bậc thiện-trí, có cơ hội lắng nghe chánh-pháp, nên hiểu biết rõ rằng: Thân tâm này chỉ là ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã mà thôi, không phải ta, không phải của ta.
Đó là trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa.
Đó là trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa.
* Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, hiện rõ 3 trạng-thái chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāṇa.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa.
* Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp thật đáng kinh-sợ.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa.
* Người bắt cá biết rõ con rắn cực độc ấy thật đáng kinh-sợ, đầy tội chướng chắc chắn gây tai hại đến sinh mạng của mình.
Cũng như khi hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng kinh-sợ, đầy những tội-chướng.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 Ādīnavānupassanāñāṇa.
* Người bắt cá biết rõ con rắn cực độc ấy đầy những tội-chướng, thật đáng nhàm-chán tột độ, không còn có vui mừng như trước nữa.
Cũng như khi hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới đầy những tội-chướng, thật đáng nhàm-chán tột độ.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa.
Cũng như khi hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh chỉ mong muốn tha thiết giải thoát khỏi các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng nhàm-chán tột độ mà thôi.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa.
Cũng như khi hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bằng phương pháp thực-hành trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trở đi trở lại nhiều lần đầy đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi trong tam-giới.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 Paṭisaṅkhānupassanāṇa.
Cũng như khi hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ nhiều lần trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, cốt để làm cho mọi phiền-não yếu dần, diệt được niccasaññā, sukhasaññā, attasaññā, subhasaññā, không thấy sai, không tưởng lầm cho rằng: Sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là thường, lạc, ngã, tịnh, nên tâm đặt trung-dung giữa tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa.
* Người bắt cá biết rõ con rắn độc ấy đuối sức, nên lấy trớn vừa buông vừa ném nó ra thật xa. Đứng nhìn theo hướng con rắn độc ấy rơi chỗ xa, người bắt cá vô cùng sung sướng thốt lên rằng: Ta chắc chắn đã thoát chết khỏi con rắn độc quái ác kia rồi!
Cũng như khi hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ ràng trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, sắp chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.
Cũng như khi hành-giả đang buông bỏ đối-tượng danh-pháp hoặc sắc-pháp, đang chuyển dòng, tiếp nhận đối-tượng Niết-bàn.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa.
Cũng như khi hành-giả đã chứng đắc Thánh-đạo-tuệ.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 magga-ñāṇa.
Cũng như khi hành-giả đã chứng đắc Thánh-quả-tuệ.
Đó là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phala-ñāṇa.
* Người bắt cá đứng nhớ lại những sự việc đã xảy ra. Cũng như bậc Thánh-nhân quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả đã chứng đắc, phiền-não đã bị diệt tận, phiền-não còn lại chưa bị diệt được, Niết-bàn đã chứng ngộ.
Đó là trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa.
Bậc Thánh Nhất-Lai (Sakadāgāmī)
Để trở thành bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī), hành-giả phải là bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna) đã từng tạo đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, đặc biệt 5 pháp-chủ (indriya), 5 pháp-lực (bala), 7 pháp-giác-chi (bojjhaṅga) có nhiều năng lực hơn bậc Thánh Nhập-lưu, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, và Niết-bàn.
* Hành-giả là bậc Thánh Nhập-lưu tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bắt đầu từ trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp hiện-tại, do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại.
Và tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ phát triển theo tuần tự phát sinh như sau:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa.
Tiếp theo Nhất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sakadā-gāmimaggavīthicitta) có 7 sát-na tác-hành-tâm (javana-citta) phát sinh theo tuần tự, thì 3 sát-na-tâm đầu gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa làm 3 phận sự:
1- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma: Tâm chuẩn bị cho Nhất-lai Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
2- Sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra: Tâm cận Nhất-lai Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
3- Sát-na-tâm thứ ba gọi là anuloma: Tâm thuận-dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo-tâm, phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, đồng thời buông bỏ đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, có 1 trong 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
4- Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu[7]: Tâm chuyển-dòng từ bậc Thánh Nhập-lưu lên dòng bậc Thánh Nhất-lai gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa phát sinh 1 sát-na-tâm có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới mở đầu xong phận sự rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
5- Sát-na-tâm thứ 5 gọi là magga: Thánh-đạo-tâm (maggacitta) đó là Nhất-lai Thánh-đạo-tâm (Sakadā-gāmimaggacitta) thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm phát sinh chỉ có 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Nhất-lai Thánh-đạo-tâm có trí-tuệ gọi là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ này đó là Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ (Sakadāgāmi-maggañāṇa) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự diệt tận được (samucchedap-pahāna) được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại thô (trong 2 sân-tâm) (chưa diệt tận được sân loại vi-tế).
6-7-Sát-na-tâm thứ 6 và thứ 7 gọi là phala: Thánh-quả-tâm (Phalacitta) đó là Nhất-lai Thánh-quả-tâm (Sakadāgāmiphalacitta) thuộc về siêu-tam-giới quả-tâm phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Nhất-lai Thánh-quả-tâm có trí-tuệ gọi là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ này đó là Nhất-lai Thánh-quả-tuệ (Sakadāgāmiphala-ñāṇa) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự an-tịnh phiền-não (paṭippassaddhip-pahāna).
Chấm dứt Nhất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sakadā-gāmimaggavīthicitta), hành-giả trở thành bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī) là bậc Thánh-nhân thứ nhì trong Phật-giáo.
Sau khi trở thành bậc Thánh Nhất-lai, theo định luật tự nhiên, tiếp theo trí-tuệ thứ 16 gọi là paccavekkhaṇa-ñāṇa: Trí-tuệ làm phận sự quán triệt 5 pháp mà mỗi pháp mỗi lộ-trình-tâm như sau:
1- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo này rồi.
2- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Nhất-lai Thánh-quả này rồi.
3- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã diệt tận được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại thô (trong 2 sân-tâm), (chưa diệt tận được sân loại vi-tế).
4- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Chưa diệt tận được 8 loại phiền-não còn lại là tham, sân, si, ngã-mạn, buồn chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi.
5- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Niết-bàn rồi.
Trí-tuệ thứ 16 gọi paccavekkhaṇañāṇa là trí-tuệ cuối cùng của bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
Bậc Thánh Bất-Lai (Anāgāmī)
Để trở thành bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī), hành-giả phải là bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī) đã từng tạo đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, đặc biệt 5 pháp-chủ (indriya), 5 pháp-lực (bala), 7 pháp-giác-chi (bojjhaṅga) có nhiều năng lực hơn bậc Thánh Nhất-lai, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn.
* Hành-giả là bậc Thánh Nhất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bắt đầu từ trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại.
Và tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ phát triển theo tuần tự phát sinh như sau:
-Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa.
Tiếp theo Bất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Anāgāmi-maggavīthicitta) có 7 sát-na tác-hành-tâm (javanacitta) phát sinh theo tuần tự, thì 3 sát-na-tâm đầu gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa làm 3 phận sự:
1- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma: Tâm chuẩn-bị cho Bất-lai Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
2- Sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra: Tâm cận-Bất-lai Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
3- Sát-na-tâm thứ ba gọi là anuloma: Tâm thuận-dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo-tâm, phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, đồng thời buông bỏ đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, có 1 trong 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
4- Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu: Tâm chuyển-dòng từ bậc Thánh Nhất-lai lên dòng bậc Thánh Bất-lai gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa phát sinh 1 sát-na-tâm có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới mở đầu xong phận sự rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
5- Sát-na-tâm thứ 5 gọi là magga: Thánh-đạo-tâm (maggacitta) đó là Bất-lai Thánh-đạo-tâm (Anāgāmi-maggacitta) thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm phát sinh chỉ có 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Bất-lai Thánh-đạo-tâm có trí-tuệ gọi là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ này đó là Bất-lai Thánh-đạo-tuệ (Anāgāmimaggañāṇa) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự diệt tận (samucchedappahāna) được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại vi-tế (trong 2 sân-tâm) không còn dư sót, và tham (lobha) (trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến) trong cõi dục-giới. (chưa diệt được phiền não tham loại vi-tế trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới).
6-7-Sát-na-tâm thứ 6 và thứ 7 gọi là phala: Thánh-quả-tâm (phalacitta) đó là Bất-lai Thánh-quả-tâm (Anāgāmiphalacitta) thuộc về siêu-tam-giới quả-tâm phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
Bất-lai Thánh-quả-tâm có trí-tuệ gọi là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ này đó là Bất-lai Thánh-quả-tuệ (Anāgāmiphalañāṇa) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự an-tịnh phiền-não (paṭippassaddhippahāna).
Chấm dứt Bất-lai-Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Anāgāmi-maggavīthicitta), hành-giả trở thành bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī) là bậc Thánh-nhân thứ ba trong Phật-giáo.
Sau khi trở thành bậc Thánh Bất-lai, theo định luật tự nhiên, tiếp theo trí-tuệ thứ 16 gọi là paccavek-khaṇañāṇa:Trí-tuệ làm phận sự quán triệt 5 pháp mà mỗi pháp mỗi lộ-trình-tâm như sau:
1- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo này rồi.
2- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Bất-lai Thánh-quả này rồi.
3- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã diệt tận (samucchedappahāna) được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại vi-tế (trong 2 sân-tâm) không còn dư sót, và tham (lobha) (trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến) trong cõi dục-giới (chưa diệt được phiền não tham loại vi-tế trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới).
4- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Chưa diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (trong cõi trời sắc-giới, vô-sắc-giới), si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi.
5- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Niết-bàn rồi.
Trí-tuệ thứ 16 gọi paccavekkhaṇañāṇa là trí-tuệ cuối cùng của bậc Thánh Bất-lai ((Anāgāmī).
Bậc Thánh A-Ra-Hán (Arahanta)
Để trở thành bậc Thánh A-ra-hán hành-giả phải là bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī), đã từng tạo đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, đặc biệt 5 pháp-chủ (indriya), 5 pháp-lực (bala), 7 pháp-giác-chi (bojjhaṅga) có nhiều năng lực hơn bậc Thánh Bất-lai, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn.
* Hành-giả là bậc Thánh Bất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bắt đầu từ trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa: Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại.
Và tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ phát triển theo tuần tự phát sinh như sau:
-Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa.
Tiếp theo A-ra-hán Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Arahatta-maggavīthicitta) có 7 sát-na tác-hành-tâm (javanacitta) phát sinh theo tuần tự, thì 3 sát-na-tâm đầu gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa làm 3 phận sự:
1- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma: Tâm chuẩn-bị cho A-ra-hán Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
2- Sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra: Tâm cận A-ra-hán Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
3- Sát-na-tâm thứ ba gọi là anuloma: Tâm thuận-dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo-tâm, phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xong rồi diệt, đồng thời buông bỏ đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, có 1 trong 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
4- Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu: Tâm chuyển-dòng từ bậc Thánh-Bất-lai lên dòng bậc A-ra-hán gọi là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa phát sinh 1 sát-na-tâm có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới mở đầu xong phận sự rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:
5- Sát-na-tâm thứ 5 gọi là magga: Thánh-đạo-tâm (maggacitta) đó là A-ra-hán Thánh-đạo-tâm (Arahatta-maggacitta) thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm phát sinh chỉ có 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
A-ra-hán Thánh-đạo-tâm có trí-tuệ gọi là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ đó là A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ (Arahattamagga-ñāṇa) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự diệt tận (samucchedappahāna) được tất cả 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa), tất cả mọi tham-ái, mọi ác-pháp không còn dư sót.
6-7-Sát-na-tâm thứ 6 và thứ 7 gọi là phala: Thánh-quả-tâm (Phalacitta) đó là A-ra-hán Thánh-quả-tâm (Arahattaphalacitta) thuộc về siêu-tam-giới quả-tâm phát sinh 2 hoặc 3 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.
A-ra-hán Thánh-quả-tâm có trí-tuệ gọi là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ đó là A-ra-hán Thánh-quả-tuệ (Arahattaphalañāṇa) tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự an-tịnh mọi phiền-não (paṭippassaddhip-pahāna).
Chấm dứt A-ra-hán Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Arahatta-maggavīthicitta), hành-giả trở thành bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta) là bậc Thánh-nhân thứ tư cao thượng nhất trong Phật-giáo.
* Sau khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, theo định luật tự nhiên, tiếp theo trí-tuệ thứ 16 gọi là paccavek-khaṇañāṇa: Trí-tuệ làm phận sự quán triệt 4 pháp mà mỗi pháp mỗi lộ-trình-tâm như sau:
1- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo này rồi.
2- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc A-ra-hán Thánh-quả này rồi.
3- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót.
4- Trí-tuệ quán triệt biết rõ rằng: Đã chứng đắc Niết-bàn rồi.
Trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa là trí-tuệ cuối cùng của bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).
Bậc Thánh-Nhân (Ariyapuggala)[8]
Trong Phật-giáo có 4 bậc Thánh-nhân:
1-Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
2-Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
3-Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).
4-Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).
1-Bậc Thánh Nhập-Lưu (Sotāpanna)
Bậc Thánh Nhập-lưu là bậc Thánh-nhân thứ nhất đã diệt tận được (samucchedappahāna) 2 loại phiền-não là tà-kiến (trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến) và hoài-nghi (trong si-tâm hợp với hoài-nghi), gồm có 5 bất-thiện-tâm không còn dư sót nữa.
Bậc Thánh Nhập-lưu đã nhập vào dòng Thánh-nhân chỉ có tiến triển lên đến bậc Thánh A-ra-hán mà thôi, chắc chắn không còn thóai hóa trở lại hạng phàm-nhân nữa.
Bậc Thánh-Nhập-lưu có 3 hạng:
- Sattakkhattuparamasotāpanna.
- Kolaṃkolasotāpanna.
- Ekabījīsotāpanna.[9]
1- Sattakkhattuparamasotāpanna: Bậc Thánh Nhập-lưu có 5 pháp-chủ (indriya) bậc hạ. Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, chỉ có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới, nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Đến kiếp thứ 7, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
2- Kolaṃkolasotāpanna: Bậc Thánh Nhập-lưu có 5 pháp-chủ (indriya) bậc trung. Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, chỉ có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới chỉ từ 2 kiếp, 3 kiếp cho đến 6 kiếp mà thôi, rồi bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
3- Ekabījīsotāpanna: Bậc Thánh-Nhập-lưu có 5 pháp-chủ (indriya) bậc thượng. Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu, chết, chỉ có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Sở dĩ bậc Thánh Nhập-lưu có 3 hạng khác nhau, là vì mỗi vị Thánh Nhập-lưu có năng lực của 5 pháp-chủ (indriya) khác nhau.
Bậc Thánh Nhập-lưu đặc biệt
Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt ngoại lệ, có các bậc Thánh Nhập-lưu Sotāpanna[10] tái-sinh kiếp sau quá 7 kiếp như sau:
- Ông phú hộ Anāthapiṇḍika.
- Bà Visākhā upāsikā.
- Đức vua trời Sakka.
- Vị thiên-nam Cūḷaratha.
- Vị thiên-nam Mahāratha.
- Vị thiên-nam Anekavaṇṇa.
- Vị thiên-nam Nāgadatta.
Các bậc Thánh Nhập-lưu này phát nguyện thích hưởng sự an-lạc các tầng trời dục-giới cho đến các tầng trời sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh Akaniṭṭha: Sắc-cứu-cánh-thiên, mới trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Các bậc Thánh-nhân ấy gọi là vaṭṭābhiratā sotāpannā: Bậc Thánh Nhập-lưu thích hưởng sự an-lạc trong các tầng trời dục-giới và các tầng trời sắc-giới phạm-thiên.
2- Bậc Thánh Nhất-Lai (Sakadāgāmī)
Bậc Thánh Nhất-lai là bậc Thánh-nhân thứ nhì đã diệt tận được (samucchedappahāna) các phiền-não loại thô trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến, trong 2 sân-tâm và trong 1 si-tâm hợp với phóng-tâm (chưa diệt được các phiền-não loại vi-tế). Sau khi bậc Thánh Nhất-lai chết, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người tam-nhân hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ tam-nhân trên cõi trời dục-giới chỉ có 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy bậc Thánh Nhất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
3- Bậc Thánh Bất-Lai (Anāgāmī)
Bậc Thánh Bất-lai là bậc Thánh-nhân thứ ba đã diệt tận được (samucchedappahāna) phiền-não sân vi-tế trong 2 sân-tâm không còn dư sót và phiền-não tham trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong cõi dục-giới. Sau khi bậc Thánh Bất-lai không còn tái-sinh trở lại trong cõi dục-giới, chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy gọi là paṭisandhicitta: Sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy.
Bậc Thánh Bất-lai có 5 hạng:
1- Antarāparinibbāyī: Vị phạm-thiên Thánh Bất-lai sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán lúc chưa đến một nửa tuổi thọ trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
2- Upahaccaparinibbāyī: Vị phạm-thiên Thánh Bất-lai sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán lúc một nửa tuổi thọ trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
3- Asaṅkhāraparinibbāyī: Vị phạm-thiên Thánh Bất-lai không cần phải tinh-tấn nhiều cũng sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
4- Saṅkhāraparinibbāyī: Vị phạm-thiên Thánh-Bất-lai cần phải tinh-tấn nhiều mới trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
5- Uddhaṃsoto Akaniṭṭhagāmī: Vị phạm-thiên Thánh Bất-lai khi hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên bậc thấp, tuần tự hóa-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên bậc cao cho đến tầng sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh Akaniṭṭha, mới trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
4-Bậc Thánh A-Ra-Hán (Arahanta)
Bậc Thánh-A-ra-hán là bậc Thánh-nhân thứ tư cao thượng nhất trong Phật-giáo, Ngài đã diệt tận được (samucchedappahāna) tất cả mọi phiền-não còn lại, mọi tham-ái còn lại không dư sót nữa.
Bậc Thánh A-ra-hán có nhiều hạng:
-Bậc Thánh A-ra-hán Saddhāvimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng đức-tin siêu-việt.
-Bậc Thánh A-ra-hán Paññāvimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng trí-tuệ siêu-việt.
-Bậc Thánh A-ra-hán Ubhatobhāgavimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng 2 pháp: Đệ tứ thiền vô-sắc-giới và A-ra-hán Thánh-quả-tâm.
-Bậc Thánh A-ra-hán Tevijjā: Bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc Tam-minh:
1. Tiền-kiếp-minh (pubbenivāsānussatiñāṇa) trí-tuệ nhớ rõ những tiền kiếp của mình.
2. Thiên-nhãn-minh (dibbacakkhuñāṇa) trí-tuệ thấy rõ, biết rõ như mắt của chư-thiên, phạm-thiên.
3. Trầm-luân tận-minh (āsavakkhayañāṇa) trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đó là 4 Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 4 loại phiền-não trầm-luân (āsava):
- Kāmāsava: Ngũ-dục trầm-luân.
- Diṭṭhāsava: Tà-kiến trầm-luân.
- Bhavāsava: Kiếp trầm-luân.
- Avijjāsava: Vô-minh trầm-luân.
-Bậc Thánh A-ra-hán Chaḷabhiññā: Bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc lục thông:
- Iddhividhañāṇa: Đa-dạng thần-thông.
- Dibbacakkhuñāṇa: Thiên-nhãn-thông.
- Dibbasotañāṇa: Thiên-nhĩ-thông.
- Cetopariyañāṇa: Tha-tâm-thông.
- Pubbenivāsānussatiñāṇa: Tiền-kiếp-thông.
- Āsavakkhayañāṇa: Trầm-luân tận-thông.
-Bậc Thánh A-ra-hán Paṭisambhidappabhedappatta: Bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc tứ tuệ phân-tích:
- Atthapaṭisambhidā: Trí-tuệ phân-tích biết rõ pháp-quả từ pháp-nhân.
- Dhammapaṭisambhidā: Trí-tuệ phân-tích biết rõ pháp-nhân từ pháp-quả.
- Niruttipaṭisambhidā: Trí-tuệ phân-tích biết rõ bằng danh từ ngôn-ngữ Pāḷi của attha, của dhamma.
- Paṭibhānapaṭisambhidā: Trí-tuệ phân-tích biết rõ thấu suốt 3 pháp: Attha, dhamma, nirutti trên.
* 16 trí-tuệ thiền-tuệ liên quan với 5 pháp Visuddhi[11]
- Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 3 gọi là diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến-thanh-tịnh.
- Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 4 gọi là kaṅkhāvitaraṇa-visuddhi: Thoát-ly hoài-nghi-thanh-tịnh.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa và
- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa gồm có 2 loại trí-tuệ thiền-tuệ này đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 5 gọi là maggāmaggañāṇadassanavisuddhi: Chánh-đạo phi-đạo tri-kiến thanh-tịnh.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa
đã thoát ra khỏi 10 pháp bẩn (vipassanupakkilesa).
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.
9 loại trí-tuệ thiền-tuệ này đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 6 gọi là paṭipadāñāṇadassanavisuddhi: Pháp-hành tri-kiến thanh-tịnh.
- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 7 gọi là ñāṇadassana-visuddhi: Tri-kiến thanh-tịnh.
-Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa ở khoảng giữa pháp-thanh-tịnh thứ 6 và pháp-thanh-tịnh thứ 7.
-Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa và
-Trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa gồm có 2 loại trí-tuệ này không thuộc về pháp-thanh-tịnh nào.
* 16 trí-tuệ thiền-tuệ liên quan với 3 pháp Pariññā[12]
1- Ñātapariññā là trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, có 2 loại trí-tuệ là:
- Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa.
- Trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa.
2- Tiraṇapariññā là trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới không chỉ có trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayā-nupassanāñāṇa, mà còn liên quan các trí-tuệ thiền-tuệ bậc cao khác cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa nữa.
3- Pahānapariññā là các trí-tuệ thiền-tuệ diệt mọi pháp đối nghịch với thật-tánh của các sắc-pháp danh-pháp tam-giới, có 10 loại trí-tuệ thiền-tuệ, bắt đầu là:
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa.
- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa.
* 16 trí-tuệ thiền-tuệ liên quan với 3 pháp Pahāna
- Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa,… đến
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 anulomañāṇa gồm có 12 loại trí-tuệ thiền-tuệ có khả năng diệt-từng-thời (tadaṅ-gappahāna) các tà-kiến, tham-ái trong sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.
- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 maggañāṇa có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna) các phiền-não, các tham-ái tuỳ theo năng lực của mỗi Thánh-đạo-tuệ (Maggañāṇa).
- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phalañāṇa có khả năng đặc biệt làm an-tịnh (paṭipassaddhippahāna) các phiền-não, các tham-ái tuỳ theo năng lực của mỗi Thánh-quả-tuệ (maggañāṇa).
- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa và trí-tuệ thứ 16 paccavekkhaṇañāṇa không làm phận sự diệt phiền-não, tham-ái.
[1] Bộ Visuddhimagga, phần Paṭisaṅkhānupassanāñāṇakathā.
[2] Bộ Visuddhimagga, phần Paṭisaṅkhānupassanāñāṇakathā,.
[3] Bộ Visuddhimagga Saṅkhārupekkhāñaṇkathā.
[4] Bộ Visuddhimagga, phần Sotāpannapuggalakathā.
[5] Bộ Visuddhimagga, phần Saṅkhārupekkhāñāṇakathā.
[6] Bộ Visuddhinagga, phần Sotāpannapuggalakathā.
[7] Bộ sách khác, đối với 3 bậc Thánh cao gọi là “Vodāna”.
[8] Bộ Visuddhimagga, Pāḷi Āhuneyyabhāvādisiddhikathā.
[9] Chú-giải Samyuttanikāya, Mahāvagga, Kinh Ekabījīsuttavaṇṇanā.
[10] Chú giải Samyuttanikāya, Mahāvagga, kinh Ekabījīsuttavaṇṇanā.
[11] Bộ Visuddhimagga.
[12] Bộ Visuddhimagga, phần Pariññādippabhedakathā.
Mục lục quyển 10 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10