NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN IV
NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP
(KAMMA-KAMMAPHALA)
PHẦN II (tt)
IV.2-Kāmāvacarakusalakamma: Dục-giới thiện-nghiệp
Phần bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) và 10 bất-thiện-nghiệp (10 ác-nghiệp) đã giải thích xong, tiếp theo giải thích dục-giới thiện-nghiệp gọi là đại-thiện-nghiệp và quả của đại-thiện-nghiệp.
“Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā.[1]”
-Này chư tỳ-khưu! Sau khi đã có tác-ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.
Vì vậy, Như-Lai dạy “tác-ý gọi là nghiệp.” Tác-ý đó là tác-ý tâm-sở (cetanācetasika).
Dục-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới thiện-tâm tạo dục-giới thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.
Dục-giới thiện-tâm gọi là mahākusalacitta: đại-thiện-tâm có 8 tâm:
1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
2- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm tạo 2 loại đại-thiện-nghiệp:
- 10 đại-thiện-nghiệp do thân, khẩu, ý.
- 10 phước-thiện (puññakriyāvatthu).
Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm tạo 10 đại-thiện-nghiệp do 3 môn: thân-môn, khẩu-môn, ý-môn:
* Thân đại-thiện-nghiệp là đại-thiện-nghiệp do thân-môn, có 3 thân đại-thiện-nghiệp:
- Đại-thiện-nghiệp không sát-sinh.
- Đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.
- Đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.
Ba thân đại-thiện-nghiệp này còn gọi 3 thân-hành-thiện (kāyasucarita).
* Khẩu đại-thiện-nghiệp là đại-thiện-nghiệp do khẩu-môn, có 4 khẩu đại-thiện-nghiệp:
- Đại-thiện-nghiệp không nói-dối.
- Đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ.
- Đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục.
- Đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích.
Bốn khẩu đại-thiện-nghiệp này còn gọi 4 khẩu-hành-thiện (vacīsucarita).
* Ý đại-thiện-nghiệp là đại-thiện-nghiệp do ý-môn, có 3 ý đại-thiện-nghiệp:
- Đại-thiện-nghiệp không tham lam của cải, tài sản của người khác.
- Đại-thiện-nghiệp không thù hận người khác.
- Đại-thiện-nghiệp chánh-kiến thấy đúng, hiểu đúng theo thật-tánh của các pháp.
Ba ý đại-thiện-nghiệp này còn gọi 3 ý-hành-thiện (manosucarita).
10 đại-thiện-nghiệp này trong 8 đại-thiện-tâm gọi là manussadhamma: pháp của con người, bởi vì người thật sự cần phải có đầy đủ 10 đại-thiện-nghiệp này để thân, khẩu, ý được trong sạch.
Chi-pháp của 10 đại-thiện-nghiệp
* Chi-pháp của 3 thân đại-thiện-nghiệp hoặc 3 thân-hành-thiện có 2 pháp là:
- Sammākammantacetasika: Chánh-nghiệp tâm-sở.
- Sammā-ājīvacetasika: Chánh-mạng tâm-sở.
* Chi-pháp của 4 khẩu đại-thiện-nghiệp hoặc 4 khẩu-hành-thiện có 2 pháp là:
- Sammāvācācetasika: Chánh-ngữ tâm-sở.
- Sammā-ājīvacetasika: Chánh-mạng tâm-sở.
* Chi-pháp của 3 ý đại-thiện-nghiệp hoặc 3 ý-hành-thiện có 3 pháp là:
- Chi-pháp của ý đại-thiện-nghiệp không tham lam hoặc ý-hành-thiện không tham lam là alobhacetasika: vô-tham tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm.
- Chi-pháp của ý đại-thiện-nghiệp không thù hận hoặc ý-hành-thiện không thù hận là adosacetasika: vô-sân tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm.
- Chi-pháp của ý đại-thiện-nghiệp chánh-kiến hoặc ý-hành-thiện chánh-kiến là paññācetasika: trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm hợp với trí-tuệ.
Danh từ gọi thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp
- Thân đại-thiện-nghiệp có 3 loại là đại-thiện-nghiệp không sát-sinh, đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp, đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.
- Khẩu đại-thiện-nghiệp có 4 loại là đại-thiện-nghiệp không nói-dối, đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ, đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục, đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích.
Thật ra, 3 thân đại-thiện-nghiệp, 4 khẩu đại-thiện-nghiệp này phần nhiều phát sinh do nương nhờ nơi tâm, mà không liên quan trực tiếp đến thân-môn và khẩu-môn, bởi vì, 2 loại đại-thiện-nghiệp này phát sinh do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm tránh xa 3 thân ác-nghiệp, tránh xa 4 khẩu ác-nghiệp.
Vì vậy, gọi là 3 thân đại-thiện-nghiệp hoặc 3 thân-hành-thiện, 4 khẩu đại-thiện-nghiệp hoặc 4 khẩu-hành-thiện không nương nhờ nơi thân-môn và khẩu-môn.
- Thân ác-nghiệp khác với thân đại-thiện-nghiệp như thế nào?
* Thân ác-nghiệp có 3 loại là ác-nghiệp sát-sinh, ác-nghiệp trộm-cắp, ác-nghiệp tà-dâm. 3 thân ác-nghiệp này phát sinh do nương nhờ phần nhiều nơi thân-môn hành động, nên khác với thân đại-thiện-nghiệp, có 3 loại là đại-thiện-nghiệp không sát-sinh, đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp, đại-thiện-nghiệp không tà-dâm. 3 thân đại-thiện-nghiệp này phát sinh do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm nương nhờ nơi tâm mà không liên quan trực tiếp đến thân-môn.
Đó là điều khác biệt giữa thân ác-nghiệp với thân đại-thiện-nghiệp.
* Khẩu ác-nghiệp có 4 loại là ác-nghiệp nói-dối, ác-nghiệp nói lời chia rẽ, ác-nghiệp nói lời thô tục, ác-nghiệp nói lời vô ích. 4 khẩu ác-nghiệp này phát sinh do nương nhờ phần nhiều nơi khẩu-môn nói lời, nên khác với khẩu đại-thiện-nghiệp, có 4 loại là đại-thiện-nghiệp không nói-dối, đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ, đại-thiện-nghiệp không lời thô tục, đại-thiện-nghiệp không lời vô ích. 4 khẩu đại-thiện-nghiệp này phát sinh do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm nương nhờ nơi ý-môn mà không liên quan trực tiếp đến khẩu-môn.
Đó là điều khác biệt giữa khẩu ác-nghiệp và khẩu đại-thiện-nghiệp.
* Trường hợp nào thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp liên quan trực tiếp với thân-môn hành động, khẩu-môn nói lời hay không?
Tuy thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp được phát sinh phần nhiều do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm nương nhờ nơi ý-môn, nhưng cũng có những trường hợp thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp được phát sinh do nương nhờ đến thân-môn hành động, khẩu-môn nói lời trong những trường hợp như sau:
* Thân đại-thiện-nghiệp không sát-sinh:
Đó là thân đại-thiện-nghiệp không sát-sinh liên quan
đến thân.
* Tích tiền-kiếp của bà Chánh-cung Hoàng-hậu Sujā[2] sinh làm con cò giữ gìn ngũ-giới.
Đó là trường hợp thân đại-thiện-nghiệp không sát-sinh được phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, liên quan đến thân-môn hành động.
* Thân đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp:
Đó là trường hợp thân đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp được phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, liên quan đến thân-môn hành động.
* Thân đại-thiện-nghiệp không tà-dâm:
Một hôm, cô gái này gặp lại một người đàn ông mà cô đã từng phục vụ, nhưng lần này cô chỉ tiếp đón người đàn ông ấy như một người khách đến thăm viếng mà thôi. Đó là trường hợp thân đại-thiện-nghiệp không tà-dâm phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, liên quan đến thân-môn hành động.
Đó là những trường hợp thân đại-thiện-nghiệp được phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, liên quan đến thân-môn hành động, có chi-pháp là chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở tùy theo mỗi đối-tượng của mỗi thân đại-thiện-nghiệp.
* Khẩu đại-thiện-nghiệp không nói-dối:
* Khẩu đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ:
Về sau, người đàn bà ấy có duyên lành gặp bậc thiện-trí trong Phật-giáo, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, nhận thức thấy rõ rằng: nói lời chia rẽ là điều tội lỗi, là ác-nghiệp đáng sợ, bởi vì, quả của ác-nghiệp ấy có hại trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp trong vị-lai.
Người đàn bà ấy kính xin Ngài hướng dẫn thọ phép quy y Tam-bảo và thọ trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla, trở thành cận-sự-nữ trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Từ đó về sau, người cận-sự-nữ ấy giữ gìn bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla [3] cho được trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới tránh xa sự nói lời chia rẽ, chỉ nói lời hòa hợp đối với mọi người.
* Khẩu đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục:
Một hôm, người đàn bà ấy có duyên lành gặp bậc thiện-trí trong Phật-giáo, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, nhận thức thấy rõ rằng: nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) là điều tội lỗi, là ác-nghiệp đáng sợ, bởi vì, quả của ác-nghiệp ấy có hại trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp trong vị-lai.
Từ đó về sau, người cận-sự-nữ ấy giữ gìn bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cho được trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới tránh xa sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc), chỉ nói lời dịu ngọt, nghe êm tai.
* Khẩu đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích:
Một hôm, người đàn ông ấy có duyên lành gặp bậc thiện-trí trong Phật-giáo, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, nhận thức biết rằng: nói lời vô ích là điều tội lỗi, là ác-nghiệp đáng sợ, bởi vì, quả của ác-nghiệp ấy có hại trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp trong vị-lai.
Người đàn ông ấy kính xin Ngài hướng dẫn thọ phép quy y Tam-Bảo và thọ trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla, trở thành cận-sự-nam trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Từ đó về sau, người cận-sự-nam ấy giữ gìn bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cho được trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới tránh xa sự nói lời vô ích, chỉ nói lời hữu ích đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho người nghe.
Đó là những trường hợp khẩu đại-thiện-nghiệp được phát sinh do nương nhờ nơi khẩu-môn, liên quan đến khẩu-môn nói lời, có chi-pháp là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở tùy theo mỗi đối tượng của mỗi khẩu đại-thiện-nghiệp.
Như vậy, 3 thân đại-thiện-nghiệp và 4 khẩu đại-thiện-nghiệp này không chỉ phát sinh do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm nương nhờ nơi ý-môn, mà còn có trường-hợp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, nơi khẩu-môn nữa như đã trình bày.
* Vậy phân biệt thân đại-thiện-nghiệp và khẩu đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi ý-môn với thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, nơi khẩu-môn như thế nào?
Để phân biệt thân đại-thiện-nghiệp và khẩu đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi ý-môn với đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, nơi khẩu-môn, cần phải căn cứ vào chi-pháp của mỗi đại-thiện-nghiệp ấy.
- Nếu chi-pháp chỉ có tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với đại-thiện-tâm thì thân đại-thiện-nghiệp, và khẩu đại-thiện-nghiệp ấy phát sinh do nương nhờ nơi ý-môn, không liên quan trực tiếp đến thân-môn, khẩu-môn.
- Nếu chi-pháp là chánh-nghiệp tâm-sở (sammākam-mantacetasika), chánh-ngữ tâm-sở (sammāvācācetasika) chánh-mạng tâm-sở (sammā-ājīvacetasika), thì thân đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, và khẩu đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi khẩu-môn.
* Thân đại-thiện-nghiệp là đại-thiện-nghiệp do thân-môn, có 3 thân đại-thiện-nghiệp:
1-Đại-thiện-nghiệp không sát-sinh.
2-Đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.
3-Đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.
* Khẩu đại-thiện-nghiệp là đại-thiện-nghiệp do khẩu-môn có 4 khẩu đại-thiện-nghiệp:
1- Đại-thiện-nghiệp không nói-dối.
2- Đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ.
3- Đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục.
4- Đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích.
* Ý đại-thiện-nghiệp là đại-thiện-nghiệp do ý-môn, có 3 ý đại-thiện-nghiệp:
1- Đại-thiện-nghiệp không tham lam của cải, tài sản của người khác.
2- Đại-thiện-nghiệp không thù hận người khác.
3- Đại-thiện-nghiệp chánh-kiến thấy đúng, hiểu đúng theo sự-thật chân-lý.
Trong 10 đại-thiện-nghiệp, mỗi đại-thiện-nghiệp có đối-tượng khác nhau, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm tạo mỗi đại-thiện-nghiệp khác nhau, cho nên, quả của mỗi đại-thiện-nghiệp khác nhau.
1-Quả của đại-thiện-nghiệp không sát-sinh
Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp không sát-sinh trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành người ấy có 23 quả-báu của đại-thiện-nghiệp không sát-sinh trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải 23 quả báu của đại-thiện-nghiệp không sát sinh trong kiếp quá-khứ của người ấy như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- Có thân hình không tật nguyền, đầy đủ các bộ phận lớn nhỏ trong cơ thể.
2- Có thân hình cân đối xinh đẹp.
3- Là người nhanh nhẹn.
4-Có lòng bàn tay, lòng bàn chân đầy đặn.
5-Có thân hình xinh đẹp, không tỳ vết.
6- Có da thịt mềm mại, hồng hào.
7- Có thân hình sạch sẽ, trong sáng.
8- Có đại-thiện-tâm dũng cảm, không sợ hãi.
9- Có sức khỏe dồi dào.
10-Có giọng nói thanh tao, lời nói ngọt ngào, suôn sẻ.
11-Được mọi người quý mến.
12-Có thuộc hạ tùy tùng, bạn bè đoàn kết thương yêu.
13-Thân tâm được an-lạc tự tại, không hoảng sợ.
14- Không bị tai nạn do khí giới, thuốc độc…
16- Có nhiều bạn bè thân thiết.
17- Có thân hình đẹp đẽ, đáng quý mến.
18- Có các bộ phận lớn nhỏ trong thân thể đẹp đẽ.
19- Là người ít bệnh hoạn ốm đau.
20- Là người có tâm thường an-lạc.
21- Là người thường được sống gần gũi với con cháu.
22- Là người được trường thọ, sống lâu.
23-Không có một ai có thể mưu sát được.
Đó là 23 quả báu tốt của đại-thiện-nghiệp không sát-sinh mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
2-Quả của đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp
Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành người ấy có 11 quả-báu của đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải 11 quả báu của đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp trong kiếp quá-khứ của người ấy như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- Là người có nhiều của cải quý giá, giàu sang.
2- Có đầy đủ của cải, tài sản như lúa gạo, vàng bạc, châu báu, ...
3- Là người có nhiều của cải, tài sản lớn lao, giàu sang phú quý, tiêu dùng không sao hết được.
4- Nếu chưa có thứ của cải nào thì sẽ có thứ của cải ấy.
5- Đã có những thứ của cải quý giá nào như vàng bạc, ngọc ngà, châu báu,… rồi, thì những thứ của cải quý giá ấy được giữ gìn duy trì bền vững lâu dài.
6- Mong muốn những thứ của cải quý giá nào, thì chắc chắn mau chóng thành tựu như ý.
7- Có được những thứ của cải, tài sản lớn lao mà không bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, không do nước lũ cuốn trôi, không do kẻ trộm cướp chiếm đoạt, không do nhà vua tịch thu, không do người không ưa thích chiếm đoạt.
8- Khi đã có của cải tài-sản rồi, chính mình là người sở hữu của cải tài-sản ấy, không có liên quan với người khác.
9- Là người có khả năng chứng đắc được pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn).
10- Là người không thường nghe đến danh từ “không có”, bởi vì muốn thứ nào thì có ngay thứ ấy.
11- Là người sống được an-lạc.
Đó là 11 quả báu tốt của đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
3-Quả của đại-thiện-nghiệp không tà-dâm
Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp không tà-dâm trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 20 quả báu của đại-thiện-nghiệp không tà-dâm trong kiếp quá-khứ như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- Là người không có người oan trái.
2- Là người được mọi người thương yêu quý mến.
3- Là người có nhiều của cải giàu sang phú quý.
4- Là người ngủ được an-lạc.
5- Là người thức được an-lạc.
6- Là người có thể tránh được 4 cõi ác-giới.
7- Sinh làm người đàn ông hoàn toàn 100%.
8- Là người có tính nhẫn-nại, ít nóng giận.
9- Là người sinh ra trong dòng họ cao quý, có tính khiêm nhường.
10- Là người có tính minh bạch rõ ràng, không che giấu tội-lỗi.
11- Là người không có tật nguyền, có thân hình xinh đẹp, đáng ngưỡng mộ.
12- Là người có sắc diện trong sáng.
13- Là người được mọi người tin tưởng.
14- Là người có ngũ-quan (5 giác-quan của con người) đầy đủ và tốt đẹp.
15- Là người có tư cách đáng kính.
16- Là người không có chứng bệnh đáng ghê sợ.
17- Là người có trí-tuệ, đời sống được an-lạc.
18- Là người sống nơi nào cũng được an-lạc.
19- Là người không có tai-hại, không có oan trái.
20- Là người thường được sống gần gũi với người thân.
Đó là 20 quả báu tốt của đại-thiện-nghiệp không tà-dâm mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
4-Quả của đại-thiện-nghiệp không nói-dối
Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp không nói-dối trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành người ấy có 14 quả báu của đại-thiện-nghiệp không nói-dối trong kiếp khứ khứ của người ấy.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 14 quả báu của đại-thiện-nghiệp không nói-dối trong kiếp quá-khứ như sau:
Kiếp hiện tại của người ấy:
1- Là người có ngũ-quan (5 giác-quan của con người) trong sáng.
2- Là người có giọng nói ngọt ngào, dễ nghe.
3- Là người có đôi hàm răng đều đặn, đẹp đẽ.
4- Là người có thân hình không mập quá.
5-Là người có thân hình không ốm quá.
6-Là người có thân hình không thấp quá.
7-Là người có thân hình không cao quá.
8- Là người có da thịt mịn màng, mềm mại.
9- Là người mà trong miệng có mùi thơm tho thoát ra dễ chịu như mùi hoa sen.
10- Là người nói được nhiều người tin theo, không có ai ganh tỵ.
11- Là người nói được nhiều người muốn nghe.
12-Llà người có cái lưỡi mềm mỏng, màu hồng như cánh hoa sen đỏ.
13- Là người có định tâm vững vàng.
14- Là người có lời nói rõ ràng, ý nghĩa sâu sắc, được nhiều người tin tưởng và tôn trọng.
Đó là 14 quả báu tốt của đại-thiện-nghiệp không nói-dối mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
5-Quả của đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ
Người thiện nào là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, tránh xa ác-nghiệp nói lời chia rẽ, tạo đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ.
Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành người ấy có 6 quả-báu của đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Kiếp hiện tại của người ấy:
1- Là người hoà thuận với vợ chồng, anh chị em, bà con, với mọi người.
2- Là người không bị người khác gây gổ, không bị tật.
3- Là người có nhiều bạn bè thân thiết.
4-Có tình bằng hữu thân thiết bền vững. 5-Có nhiều người thương yêu quý mến. 6-Sống được an-lạc, ít khổ tâm.
Đó là 6 quả báu tốt của đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
6-Quả của đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục
Người thiện nào là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, tránh xa ác-nghiệp nói lời thô tục, tạo đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục.
Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành người ấy có 6 quả-báu của đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Kiếp hiện tại của người ấy:
1- Là người thường được nghe những lời nói ngọt ngào đáng hài lòng.
2- Là người được nhiều người thương yêu quý mến.
3- Là người thường được nghe lời tán dương ca tụng, không bị vu oan giá hoạ.
4- Là người thường được nghe những lời thân thiết.
5- Là người sống an-lạc.
6-Là người có giọng nói rất hay, dễ mến.
Đó là 6 quả báu tốt của đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
7-Quả của đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích
Người thiện nào là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, tránh xa ác-nghiệp nói lời vô ích, tạo đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích.
Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành người ấy có 7 quả-báu của đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Kiếp hiện tại của người ấy:
1-Là người có nhiều người tin theo lời nói của mình.
2-Là người có nhiều người thương yêu quý mến.
3- Là người được nhiều người kính trọng.
4- Là người có khả năng nói cho nhiều người tin theo.
5- Là người sống hạnh phúc an-lạc.
6- Là người có nhiều quyền lực trong đời.
7-Là người có nhiều trí-tuệ, có khả năng đối đáp rất nhanh nhẹn.
Đó là 7 quả báu tốt của đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
8-Quả của đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say
Người thiện nào là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, tránh xa ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say, tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say.
Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành người ấy có 30 quả báu của đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 30 quả báu của đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- Là người có trí-tuệ sáng suốt, hiểu biết mọi công việc đã làm, đang làm và sẽ làm.
2- Là người thường có trí nhớ.
3- Là người không loạn trí, điên cuồng.
4- Là người có trí-tuệ, thông minh, nhạy bén.
5- Là người có sự tinh-tấn không ngừng.
6- Là hạng người có tam-nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si) từ khi đầu thai.
7- Là người không bị câm điếc, từ khi đầu thai.
8- Là người có trí-tuệ sáng suốt, không mê muội.
9-Là hạng người không dể duôi trong mọi thiện-pháp.
10-Là hạng người đa-văn túc-trí, học nhiều hiểu rộng.
11-Là người có thân hình đầy đủ, cân đối các bộ phận lớn nhỏ xinh đẹp.
12- Là người ít gặp tai nạn.
13- Là người ít có sầu não, khổ tâm.
14- Là người thường nói lời chân-thật, đáng tin.
15- Là người không nói lời chia rẽ, không nói lời thô tục, không nói lời vô ích.
16- Là người có sự tinh-tấn không ngừng ngày đêm trong mọi công việc phước-thiện.
17- Là người có lòng biết ơn và biết đền ơn đối với người ân nhân của mình.
18- Là người hiểu biết mọi công việc đã làm.
19- Là người không có tính keo kiệt, bủn xỉn của cải của mình.
20- Là người có tâm hoan hỷ trong việc tạo phước-thiện bố-thí của cải đến cho người khác.
21- Là người có giới hạnh đầy đủ và trọn vẹn.
22- Là người trung thực với mình và mọi người.
23- Là người ít sinh tâm sân hận.
24-Là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, không dám làm ác.
25-Là người biết ghê-sợ tội-lỗi, không dám làm ác.
26-Là người có chánh-kiến thấy đúng, có khả năng thấy rõ, biết rõ thật-tánh của các pháp.
27-Là người có nhiều phước-thiện cao thượng.
28-Là người có nhiều trí-tuệ, hiểu biết các pháp.
29- Là bậc thiện-trí hiểu biết phân biệt được điều lợi, điều hại, điều chánh, lẽ tà,…
30- Là bậc thiện-trí biết sự lợi ích kiếp hiện-tại, sự lợi ích kiếp vị-lai, sự lợi ích tối-thượng Niết-bàn.
Đại-thiện-nghiệp và quả của đại-thiện-nghiệp
* Đại-thiện-nghiệp cho quả trong kiếp hiện-tại
Đại-thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại, có 8 thiện-quả vô-nhân-tâm tiếp xúc biết các đối-tượng tốt.
Thiện-quả vô-nhân-tâm có 8 tâm
Thiện-quả-vô-nhân-tâm có 8 quả-tâm là quả của đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm:
1- Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, thấy đối-tượng sắc tốt, đáng hài lòng.
2- Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, nghe đối-tượng âm-thanh hay, đáng hài lòng.
3- Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, ngửi đối-tượng hương thơm, đáng hài lòng.
4- Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, nếm đối-tượng vị ngon, đáng hài lòng.
5- Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ lạc, là quả của đại-thiện-nghiệp, xúc-giác đối-tượng xúc an-lạc, đáng hài lòng.
6- Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, tiếp nhận 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt, đáng hài lòng.
7- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt, đáng hài lòng.
8- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ hỷ, là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt, đáng hài lòng.
Trong kiếp hiện-tại, đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả có 8 thiện-quả vô-nhân-tâm tiếp xúc biết các đối-tượng tốt đáng hài lòng.
Đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Paṭisandhikāla: Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau.
- Pavattikāla: Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại.
Đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 8 đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp gồm có 9 quả-tâm gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới.
9 dục-giới tái-sinh-tâm (Paṭisandhicitta)
9 dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) đó là 8 đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của 8 đại-thiện-nghiệp:
Đại-quả-tâm có 8 tâm
8 đại-quả-tâm có mỗi đại-quả-tâm tương xứng 8 đại-thiện-tâm về thọ, về trí-tuệ, về tác-động như sau:
1- Đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
2- Đại-quả-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
3- Đại-quả-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
4- Đại-quả-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
5- Đại-quả-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
6- Đại-quả-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
7- Đại-quả-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
8- Đại-quả-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
- 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ.
- 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ.
9- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, thuộc về thiện-quả vô-nhân-tâm.
Như vậy, 9 dục-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.
Cõi người Nam-thiện-bộ-châu là cõi người mà chúng ta đang sinh sống.
1- Bốn đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm
Người thiện nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, tránh xa 10 ác-nghiệp, tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ nào có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) thì có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhava-rūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthu-rūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) đầu thai làm người tam-nhân (tihetukapuggala) trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành, người tam-nhân ấy vốn có trí-tuệ.
- Nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc 5 phép-thần-thông thế-gian (lokiya abhiññā).
- Nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 sát-na-tâm; liền tiếp theo thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavatti-kāla) kiếp hiện-tại, chính đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) tiếp tục làm phận sự hộ trì, giữ gìn kiếp người tam-nhân ấy cho đến khi hết tuổi thọ; và cuối cùng cũng chính đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của người tam-nhân ấy.
Trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại, đại-thiện-nghiệp trong 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ cho quả có 8 đại-quả-tâm và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm gồm có 16 quả-tâm.
2- Bốn đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm
Người thiện nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, tránh xa 10 ác-nghiệp, tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ nào có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) thì có đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) đầu thai làm người nhị-nhân (dvihetukapuggala) trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành, người nhị-nhân ấy vốn không có trí-tuệ.
- Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì không có khả năng chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào cả.
- Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
Đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 sát-na-tâm; liền tiếp theo thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại, chính đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) tiếp tục làm phận sự hộ trì, giữ gìn kiếp người nhị-nhân ấy cho đến khi hết tuổi thọ; và cuối cùng cũng chính đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp kết thúc kiếp hiện-tại của người nhị-nhân ấy.
Trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại, đại-thiện-nghiệp trong 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ cho quả có 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm gồm có 12 quả-tâm.
3- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp bậc thấp gọi là tái-sinh-tâm.
* Người thiện nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, tránh xa 10 ác-nghiệp, tạo 10 đại-thiện-nghiệp bậc thấp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ nào có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) thì có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāva-rūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthu-rūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) đầu thai làm người vô-nhân cõi thiện-giới (sugati ahetukapuggala) đui mù, câm điếc, tật nguyền, … từ khi đầu thai trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành, người vô-nhân cõi thiện-giới ấy là người đui mù, câm điếc, tật nguyền, … chỉ biết tầm thường trong cuộc sống.
Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 sát-na-tâm; liền tiếp theo thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) tiếp tục làm phận sự hộ trì, giữ gìn kiếp người vô-nhân cõi thiện-giới ấy cho đến khi hết tuổi thọ; và cuối cùng cũng chính suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy.
Trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại, đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ cho quả chỉ có 8 thiện-quả vô-nhân-tâm mà thôi.
- Nếu thời-kỳ các thiện-pháp tăng trưởng thì tuổi thọ con người tăng thì tăng dần lên cho đến tột đỉnh là a-tăng-kỳ [4]năm.
- Nếu thời-kỳ các thiện-pháp giảm dần thì tuổi thọ con người cũng giảm dần cho đến tột cùng chỉ còn 10 năm mà thôi.
9 quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm trên 6 cõi trời dục-giới
Người thiện nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, tránh xa 10 ác-nghiệp, tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) thì có 9 quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên 6 cõi trời dục-giới như sau:
1- Cõi trời Tứ-đại-thiên-vương
- Nếu 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân, hoặc vị thiên-nữ tam-nhân, hoặc
- Nếu 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân, hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân trên cõi trời Tứ-đại-thiên-vương, hưởng quả an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ 500 tuổi trời, bằng 9 triệu năm tại cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này bằng 50 năm tại cõi người), hoặc -1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam vô-nhân cõi thiện-giới, hoặc vị thiên-nữ vô-nhân cõi thiện giới nhóm bhummaṭṭhadevatā: chư-thiên trên mặt đất thuộc Tứ-đại-thiên-vương, hưởng quả an-lạc tầm thường.
2- Cõi trời Tam-thập-tam-thiên
- Nếu 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân, hoặc vị thiên-nữ tam-nhân, hoặc
- 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân, hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên hưởng quả an-lạc cao quý hơn cõi trời Tứ-đại-thiên-vương cho đến khi hết tuổi thọ 1.000 tuổi trời, bằng 36 triệu năm tại cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này bằng 100 năm tại cõi người).
3- Cõi trời Dạ-ma-thiên
- Nếu 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân, hoặc vị thiên-nữ tam-nhân, hoặc
- Nếu 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân, hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân trên cõi trời Dạ-ma-thiên, hưởng quả an-lạc cao quý hơn cõi trời Tam-thập-tam-thiên cho đến khi hết tuổi thọ 2.000 tuổi trời, bằng 144 triệu năm tại cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này bằng 200 năm tại cõi người).
4- Cõi trời Đâu-suất-đà-thiên
- Nếu 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân, hoặc vị thiên-nữ tam-nhân, hoặc
- Nếu 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân, hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân trên cõi trời Đâu-suất-đà-thiên, hưởng quả an-lạc cao quý hơn cõi trời Dạ-ma-thiên cho đến khi hết tuổi thọ 4.000 tuổi trời, bằng 576 triệu năm tại cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này bằng 400 năm tại cõi người).
5- Cõi trời Hóa-lạc-thiên
- Nếu 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân, hoặc vị thiên-nữ tam-nhân, hoặc
- Nếu 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân, hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân trên cõi trời Hóa-lạc-thiên hưởng quả an-lạc cao quý hơn cõi trời Đâu-suất-đà-thiên cho đến khi hết tuổi thọ 8.000 tuổi trời, bằng 2.304 triệu năm tại cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này bằng 800 năm tại cõi người).
6- Cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên
- Nếu 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân, hoặc vị thiên-nữ tam-nhân, hoặc
- Nếu 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân, hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân trên cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên, hưởng quả an-lạc cao quý hơn cõi trời Hóa-lạc-thiên cho đến khi hết tuổi thọ 16.000 tuổi trời, bằng
9.216 triệu năm tại cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này bằng 1600 năm tại cõi người).
Đại-quả-tâm nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 sát-na-tâm; liền tiếp theo thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính đại-quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅga-citta) tiếp tục làm phận sự hộ trì, giữ gìn kiếp vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại cõi trời dục-giới ấy; và cuối cùng cũng chính đại-quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ ấy tại cõi trời dục-giới ấy.
Trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại của vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ ấy, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả có 8 đại-quả-tâm và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm tùy theo đại-thiện-nghiệp trong mỗi đại-thiện-tâm.
Phận sự của 9 quả-tâm gọi là dục-giới tái-sinh-tâm
Trong 16 quả-tâm là quả của đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm ấy có 9 quả-tâm là 8 đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm gọi là 9 dục-giới tái-sinh-tâm.
Trong 9 dục-giới tái-sinh-tâm ấy, nếu quả-tâm nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 sát-na-tâm rồi diệt; liền tiếp theo thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự hộ kiếp, bảo hộ, giữ gìn kiếp người hoặc kiếp vị thiên-nam hoặc kiếp vị thiên-nữ ấy cho đến mãn kiếp hết tuổi thọ; rồi cuối cùng, cũng chính quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chết, kết thúc kiếp hiện-tại của kiếp người hoặc kiếp vị thiên-nam hoặc kiếp vị thiên-nữ ấy trong cõi trời dục-giới ấy.
Ví dụ: Sau khi chúng-sinh nào chết, nếu có “đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động” gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhi-citta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người tam-nhân, hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân hoặc vị thiên-nữ tam-nhân 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt; liền tiếp theo thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính đại-quả-tâm thứ nhất ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự hộ kiếp, bảo hộ, giữ gìn kiếp người tam-nhân hoặc kiếp vị thiên-nam tam-nhân hoặc kiếp vị thiên-nữ tam-nhân ấy cho đến mãn kiếp hết tuổi thọ; rồi cuối cùng, cũng chính đại-quả-tâm thứ nhất ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chết, kết thúc kiếp hiện-tại kiếp người tam-nhân hoặc kiếp vị thiên-nam tam-nhân hoặc kiếp vị thiên-nữ tam-nhân trong cõi trời dục-giới ấy.
Như vậy, mỗi kiếp chúng-sinh nói chung, mỗi kiếp người nói riêng chỉ có 1 quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm, (paṭisandhicitta), trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) rồi trở thành tử-tâm (cuticitta) cùng 1 loại quả-tâm giống nhau, chỉ có khác nhau về 3 khoảng thời gian mà thôi.
- Thời gian đầu gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau chỉ có 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt, liền tiếp theo sau:
- Khoảng thời gian giữa trở thành hộ-kiếp-tâm (bha-vaṅgacitta) làm phận sự hộ trì, bảo hộ, giữ gìn suốt kiếp hiện-tại cho đến giây phút cuối cùng, tiếp theo sau:
- Thời gian cuối cùng trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (gọi là chết) kết thúc kiếp hiện-tại chỉ có 1 sát-na-tâm mà thôi.
Tuy nhiên, mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng, trong vòng tử sinh luân-hồi từ kiếp này sang kiếp kia, tử-tâm (cuticitta) của kiếp hiện-tại (kiếp cũ) diệt, kết thúc mỗi kiếp chúng-sinh và tái-sinh-tâm (paṭisandhi-citta) kiếp sau (kiếp mới) sinh, bắt đầu mỗi kiếp chúng-sinh, tuy 2 kiếp chúng-sinh chỉ cách nhau có 1 sát-na-tâm (trước và sau), trong cùng một cận tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthi), nhưng chắc chắn 2 loại quả-tâm này là hoàn toàn khác biệt nhau, bởi vì 2 kiếp chúng-sinh khác nhau.
Dục-giới thiện-nghiệp gọi là đại-thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm tạo 10 phước-thiện (puññakriyāvatthu) là:
1-Dānakusala: Phước-thiện bố-thí.
2-Sīlakusala: Phước-thiện giữ giới.
3- Bhāvanā kusala: Phước-thiện hành-thiền.
4- Apaccāyanakusala: Phước-thiện cung-kính.
5- Veyyāvaccakusala: Phước-thiện hỗ trợ trong mọi việc thiện.
6- Pattidānakusala: Phước-thiện hồi-hướng phần phước-thiện.
7- Pattānumodanākusala: Phước-thiện hoa-hỷ phần phước-thiện.
8- Dhammassavanakusala: Phước-thiện ngh-pháp.
9- Dhammadesanākusala: Phước-thiện thuyết-pháp.
10- Diṭṭhujukammakusala: Phước-thiện chánh-kiến.
-Nhóm phước-thiện bố-thí.
- Nhóm phước-thiện giữ giới.
- Nhóm phước-thiện hành thiền.
1- Nhóm phước-thiện bố-thí gồm có 3 pháp:
- Phước-thiện bố-thí.
- Phước-thiện hồi-hướng.
- Phước-thiện hoan-hỷ.
2- Nhóm phước-thiện giữ giới gồm có 3 pháp:
-Phước-thiện giữ-giới.
- Phước-thiện cung-kính.
- Phước-thiện hỗ trợ trong mọi việc thiện.
3- Nhóm phước-thiện hành-thiền gồm có 4 pháp:
- Phước-thiện hành-thiền.
- Phước-thiện nghe pháp.
- Phước-thiện thuyết-pháp.
- Phước-thiện chánh-kiến.
Phước-thiện và quả của 10 phước-thiện
Đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm tạo 10 phước-thiện (puññakriyāvatthu).
Đại-thiện-tâm (Mahākusalacitta) có 8 tâm:
1- Đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
2- Đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
3- Đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
4- Đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
5- Đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
6- Đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
7- Đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
8- Đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
-4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.
-4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ.
đều trải qua 3 thời-kỳ tác-ý:
1- Pubbacetanā: Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh trước khi tạo phước-thiện, không có thời gian nhất định.
2- Muñcacetanā: Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh khi đang tạo phước-thiện ấy.
3- Aparacetanā: Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh sau khi đã tạo phước-thiện xong, thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí trải qua thời gian nhiều năm sau.
Thời-kỳ muñcacetanā: Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh khi đang tạo phước-thiện nào, phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp hoặc nhị-nhân đại-thiện-nghiệp như sau:
- Người thiện nào nếu có muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ kammas-sakatāñāṇa khi đang tạo phước-thiện nào, có diṭṭhi-jukamma: phước-thiện chánh-kiến hỗ trợ phước-thiện ấy, thì người thiện ấy tạo phước-thiện ấy với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đủ 3 thiện-nhân là vô-tham, vô-sân, vô-si, nên phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp (tihetukakusalakamma).
- Người thiện nào nếu có muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ kammassakatāñāṇa khi đang tạo phước-thiện nào, không có diṭṭhijukamma: phước-thiện chánh-kiến hỗ trợ phước-thiện ấy, thì người thiện ấy tạo phước-thiện ấy với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ chỉ có 2 thiện-nhân là vô-tham và vô-sân, không có vô-si, nên phước-thiện ấy trở thành nhị-nhân đại-thiện-nghiệp (dvihetukakusala-kamma).
Tam-nhân đại-thiện-nghiệp và nhị-nhân đại-thiện-nghiệp phân loại theo năng lực của 2 thời-kỳ tác-ý: thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh trước khi tạo phước-thiện nào và thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh sau khi đã tạo phước-thiện nào xong, mỗi loại đại-thiện-nghiệp có 2 bậc:
- Ukkaṭṭhakusalakamma: Đại-thiện-nghiệp bậc cao.
- Omakakusalakamma: Đại-thiện-nghiệp bậc thấp.
1- Ukkaṭṭhakusalakamma: Đại-thiện-nghiệp bậc cao như thế nào?
Người thiện nào tạo phước-thiện bố-thí nào hoặc phước-thiện giữ-giới nào, hoặc phước-thiện hành-thiền nào,… nếu thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch trước khi tạo phước-thiện ấy, không có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn; và nhất là thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch, sau khi đã tạo phước-thiện nào, không có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, thì người ấy tạo phước-thiện bố-thí ấy hoặc phước-thiện giữ-giới ấy, hoặc phước-thiện hành-thiền ấy trở thành tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, và dvihetuka-ukkaṭṭhakusala-kamma: nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao.
2- Omakakusalakamma: Đại-thiện-nghiệp bậc thấp như thế nào?
Người thiện nào tạo phước-thiện bố-thí nào hoặc phước-thiện giữ-giới nào, hoặc phước-thiện hành-thiền nào,… nếu thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch trước khi tạo phước-thiện ấy, bởi vì có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn; và nhất là thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện nào, bởi vì có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, nên làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, thì người ấy tạo phước-thiện bố-thí ấy hoặc phước-thiện giữ-giới ấy, hoặc phước-thiện hành-thiền ấy trở thành tihetuka-omakakusalakamma: tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp và dvihetuka-omakakusalakamma: nhị-nhân đại-thiện nghiệp bậc thấp.
Trong 2 thời-kỳ tác-ý: thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trước khi tạo phước-thiện nào và thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện nào theo thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, để quyết định phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc bậc thấp, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc bậc thấp; thì thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi có vai trò quan trọng hơn là thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh trước khi tạo phước-thiện ấy, bởi vì chưa thành-tựu phước-thiện ấy.
Thật vậy, dù cho thời-kỳ pubbacetanā tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch trước khi tạo phước-thiện nào, bởi vì có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm; nhưng nếu thời-kỳ aparacetanā tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, theo thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm với đại-thiện-tâm trong sạch hoan hỷ trong phước-thiện ấy, không có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn, không làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, thì phước-thiện ấy vẫn trở thành ukkaṭṭhakusala-kamma: đại-thiện-nghiệp bậc cao.
Dù cho thời-kỳ pubbacetanā tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch trước khi tạo phước-thiện ấy, không có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn; nhưng nếu thời-kỳ aparacetanā tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện bố-thí ấy xong rồi, theo thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm với đại-thiện-tâm không trong sạch, bởi vì có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, thì phước-thiện ấy trở thành omakakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc thấp.
Cho nên, aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, theo thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm có tầm quan trọng quyết-định đại-thiện-nghiệp ấy trở thành ukkaṭṭhakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc omakakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc thấp.
Phân loại đại-thiện-nghiệp theo Ukkaṭṭhakusalakamma và Omakakusalakamma
Phân loại tihetukakusalakamma và dvihetukakusala-kamma theo ukkaṭṭhakusalakamma và omakakusala-kamma có 4 bậc như sau:
* Tihetukakusalakamma có 2 bậc:
1- Tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao.
2-Tihetuka-omakakusalakamma: Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp.
* Dvihetukakusalakamma có 2 bậc:
1- Dvihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: Nhị-nhân đại-thiện nghiệp bậc cao.
2- Dvihetuka-omakakusalakamma: Nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp.
Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp, mỗi đại-thiện-nghiệp có tầm quan trọng cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) làm người hoặc làm vị thiên-nam, vị thiên-nữ trên 6 cõi trời dục-giới và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại của người hoặc của vị thiên-nam, vị thiên nữ.
Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, bậc thấp Nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, bậc thấp
Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, bậc thấp và nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, bậc thấp gồm có 4 bậc như sau:
1-Tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao.
2- Tihetuka-omakakusalakamma: Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp.
3- Dvihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: Nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao.
4- Dvihetuka-omakakusalakamma: Nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp.
Thời-kỳ Paṭisandhikāla và thời-kỳ Pavattikāla
Đại-thiện-nghiệp có 4 loại là tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao và tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao và nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp, mỗi bậc đại-thiện-nghiệp có cơ-hội cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại.
Đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) đầu thai làm người, có 3 hạng người trong đời này, hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên 6 cõi trời dục-giới, cũng có 3 hạng chư-thiên.
1- Tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao
Tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma là tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
a- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
Người thiện nào có giới trong sạch trọn vẹn, đã tạo phước-thiện bố-thí nào, phước-thiện giữ-giới nào, phước-thiện hành-thiền nào, v.v…
Sau khi người thiện ấy chết, nếu tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kāla) có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadaya-vatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) từ khi đầu thai trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành, người tam-nhân
ấy[6] vốn có trí-tuệ.
- Nếu người tam-nhân ấy là hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định thì có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc 5 phép-thần-thông (lokiya abhiññā)[7].
- Nếu người tam-nhân ấy là hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân hoặc vị thiên-nữ tam-nhân trên cõi trời dục-giới. Nếu vị thiên-nam tam-nhân, vị thiên-nữ tam-nhân có cơ hội đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, thì vị thiên-nam tam-nhân, vị thiên-nữ tam-nhân có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
b- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (Pavattikāla), kiếp hiện-tại
Tam-nhân đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 sát-na-tâm; liền tiếp theo thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính tam-nhân đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅga-citta) tiếp tục làm phận sự hộ trì, giữ gìn kiếp người tam-nhân ấy cho đến khi hết tuổi thọ; và cuối cùng cũng chính tam-nhân đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của người tam-nhân ấy.
Trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại, có 16 quả-tâm đó là:
- Hữu-nhân đại-quả-tâm có 8 quả-tâm và
- Thiện-quả vô-nhân-tâm có 8 quả-tâm.
-Hữu-nhân đại-quả-tâm có 8 tâm
Hữu-nhân đại-quả-tâm đó là đại-quả-tâm có 8 tâm mà mỗi tâm tương xứng với mỗi tâm trong 8 đại-thiện-tâm như sau:
1- Đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
2- Đại-quả-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
3- Đại-quả-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
4- Đại-quả-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
5- Đại-quả-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
6- Đại-quả-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
7- Đại-quả-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
8- Đại-quả-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
Thiện-quả vô-nhân-tâm có 8 tâm
Thiện-quả-vô-nhân-tâm có 8 quả-tâm là quả của đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm:
1-Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, thấy đối-tượng sắc tốt, đáng hài lòng.
2-Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, nghe đối-tượng âm-thanh hay, đáng hài lòng.
3- Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, ngửi đối-tượng hương thơm, đáng hài lòng.
4- Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, nếm đối-tượng vị ngon, đáng hài lòng.
5- Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ lạc, là quả của đại-thiện-nghiệp, xúc-giác đối-tượng xúc an-lạc, đáng hài lòng.
6- Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, tiếp nhận 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt, đáng hài lòng.
7- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt, đáng hài lòng.
8- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ hỷ, là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt, đáng hài lòng.
Như vậy, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người tam-nhân hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân, vị thiên-nữ tam-nhân trên 6 cõi trời dục-giới và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại gồm có 16 quả-tâm là 8 đại-quả-tâm và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm tiếp xúc biết các đối-tượng tốt đáng hài lòng trong cuộc sống kiếp hiện-tại của người tam-nhân ấy, hoặc của vị thiên-nam tam-nhân hoặc vị thiên-nữ tam-nhân ấy trong cõi trời dục-giới ấy.
2- Tihetuka-omakakusalakamma là tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp với
3- Dvihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma là nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao.
- Tihetuka-omakakusalakamma là tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ với dvihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma là nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, 2 loại đại-thiện-nghiệp này cho quả tương đương với nhau trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
a- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
Người thiện nào có giới trong sạch trọn vẹn, đã tạo phước-thiện bố-thí nào, phước-thiện giữ-giới nào, phước-thiện hành-thiền nào, v.v…
Sau khi người thiện ấy chết, nếu tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ tuột xuống tương đương với nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ (2 loại đại-thiện-nghiệp này) có cơ hội cho quả tương đương trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadaya-vatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai
làm hạng người nhị-nhân[8] (dvihetukapuggala) từ khi đầu thai trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành, người nhị-nhân ấy vốn không có trí-tuệ.
- Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì không có khả năng chứng đắc bậc thiền nào cả.
- Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
Hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân trên cõi trời dục-giới. Nếu vị thiên-nam nhị-nhân hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân có cơ hội đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, thì vị thiên-nam nhị-nhân hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
b- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (Pavattikāla), kiếp hiện-tại
Nhị-nhân đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 sát-na-tâm; liền tiếp theo thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính nhị-nhân đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) tiếp tục làm phận sự hộ trì, giữ gìn kiếp người tam-nhân ấy cho đến khi hết tuổi thọ; và cuối cùng cũng chính nhị-nhân đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của người nhị-nhân ấy.
Trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ và nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ cho quả tương đương với nhau trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, có 12 quả-tâm đó là:
- Hữu-nhân đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ có 4 quả-tâm và
- Thiện-quả vô-nhân-tâm có 8 quả-tâm.
Như vậy, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ tuột xuống tương đương với nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người nhị-nhân hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân, vị thiên-nữ nhị-nhân trên 6 cõi trời dục-giới và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, gồm có 12 quả-tâm là 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm tiếp xúc biết các đối-tượng không tốt không xấu trong cuộc sống kiếp hiện-tại của người nhị-nhân ấy, hoặc của vị thiên-nam nhị-nhân hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân ấy trên cõi trời dục-giới ấy.
Nhận xét về tihetuka-omakakusalakamma với dvihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma
Tihetuka-omakakusalakamma là tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, nên không đủ năng lực cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla), nên bị tuột xuống tương đương với dvihetuka-ukkaṭṭha-kusalakamma là nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người thuộc về hạng người dvihetukapuggala: hạng người nhị-nhân từ khi tái-sinh đầu thai làm người hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân, vị thiên-nữ nhị-nhân trên 6 cõi trời dục-giới.
4- Dvihetuka-omakakusalakamma là nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp
Dvihetuka-omakakusalakamma là nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
a- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
Người thiện nào có giới trong sạch trọn vẹn, đã tạo phước-thiện bố-thí nào, phước-thiện giữ-giới nào, phước-thiện hành-thiền nào, v.v…
Sau khi người thiện ấy chết, nếu nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp thuộc về thiện-quả vô-nhân-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai
làm hạng người vô-nhân cõi thiện-giới[9] (sugati ahetukapuggala) là người đui mù, câm điếc, tật nguyền,… từ khi đầu thai trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành, người vô-nhân ấy vốn là người đui mù, câm điếc, tật nguyền,… chỉ biết thông thường trong cuộc sống hằng ngày mà thôi.
Hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam vô-nhân hoặc vị thiên-nữ vô-nhân trong nhóm bhummaṭṭhadevatā: chư thiên ở trên mặt đất thuộc về cõi trời Tứ-đại-thiên-vương.
b- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (Pavattikāla), kiếp hiện-tại
Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 sát-na-tâm; liền tiếp theo thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) tiếp tục làm phận sự hộ trì, giữ gìn kiếp người tam-nhân ấy cho đến khi hết tuổi thọ; và cuối cùng cũng chính suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy.
Trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ cho quả chỉ có 8 thiện quả vô-nhân-tâm mà thôi, tiếp xúc với các đối-tượng tầm thường trong cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên, nếu đứa trẻ ấy bị đui mù, câm điếc, tật nguyền trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, do ác-nghiệp nào cho quả thì không thể gọi là người vô-nhân cõi thiện-giới được, bởi vì có số đứa trẻ có năng khiếu đặc biệt.
Bản tóm lược tam-nhân, nhị nhân bậc cao, bậc thấp
Tóm lược tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
Đại-thiện-nghiệp bậc cao, bậc thấp |
Thời-kỳ tái sinh |
Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh |
1-Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao |
4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ |
8 đại-quả-tâm + 8 thiện-quả vô-nhân-tâm |
2-Tam-nhân đại-thiện nghiêp bậc thấp + nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao |
4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ |
4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ + 8 thiện-quả vô-nhân tâm |
3-Nhị-nhân đại-thiện nghiệp bậc thấp |
1suy-xét-tâm thọ xả là thiện quả vô-nhân-tâm |
8 thiện-quả vô-nhân-tâm |
Năng lực của Muñcacetanā
Phước-thiện nào trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp hoặc nhị-nhân đại-thiện-nghiệp là do năng lực của muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm khi đang tạo phước-thiện ấy như sau:
Nếu muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, có diṭṭhijukamma: phước-thiện chánh-kiến [10] hỗ trợ khi đang tạo phước-thiện nào, thì phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp (tihetukakusalakamma).
Nếu muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, không có diṭṭhijukamma: phước-thiện chánh-kiến hỗ trợ khi đang tạo phước-thiện nào, thì phước-thiện ấy trở thành nhị-nhân đại-thiện-nghiệp (dvihetukakusalakamma).
Năng lực của Aparacetanā
* Phước-thiện nào trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, bậc thấp hoặc nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, bậc thấp là do năng lực của aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi như sau:
* Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc bậc thấp
- Người nào đã tạo phước-thiện nào trong thời-kỳ muñcacetanā đã trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp; nếu khi đến thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, sau thời gian nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mỗi khi người ấy niệm tưởng đến phước-thiện ấy, phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch vô cùng hoan hỷ, không có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, nên không làm ô nhiễm đại-thiện-tâm ấy, thì phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao (tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma).
- Người nào đã tạo phước-thiện nào trong thời-kỳ muñcacetanā đã trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp; nếu khi đến thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, sau thời gian nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mỗi khi người ấy niệm tưởng đến phước-thiện ấy, phát sinh đại-thiện-tâm không trong sạch, bởi vì có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, nên làm ô nhiễm đại-thiện-tâm ấy, thì phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp (tihetuka-omakakusalakamma).
* Nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc bậc thấp
- Người nào đã tạo phước-thiện nào trong thời-kỳ muñcacetanā đã trở thành nhị-nhân đại-thiện-nghiệp; nếu khi đến thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, sau thời gian nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mỗi khi người ấy niệm tưởng đến phước-thiện ấy, phát sinh đại-thiện-tâm không trong sạch, bởi vì có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, nên làm ô nhiễm đại-thiện-tâm ấy, thì phước-thiện ấy trở thành nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp (dvihetuka-omakakusalakamma).
Năng lực của tác-ý
Tất cả mọi người cùng chung tạo phước-thiện nào có muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm đang khi tạo phước-thiện ấy với đại-thiện-tâm khác nhau như sau:
- Số người có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, gọi là tihetukakusalakamma: tam-nhân đại-thiện-nghiệp.
-Số người có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, gọi là dvihetukakusala-kamma: nhị-nhân đại-thiện-nghiệp.
Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm đang khi tạo phước-thiện khác nhau.
Tuy có số người tạo tihetukakusalakamma, tạo dvi-hetukakusalakamma giống nhau, nhưng aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi với thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm khác nhau như sau:
-Số người sau khi tạo phước-thiện ấy xong rồi, mỗi khi niệm tưởng đến phước-thiện ấy liền phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch vô cùng hoan hỷ, không có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn làm cho đại-thiện-tâm ô nhiễm, nên phước-thiện ấy trở thành ukkaṭṭha-kusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc cao.
- Số người sau khi tạo phước-thiện ấy xong rồi, mỗi khi nhớ tưởng đến phước-thiện ấy liền phát sinh đại-thiện-tâm không trong sạch, bởi vì có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, nên phước-thiện ấy trở thành omakakusala-kamma: đại-thiện-nghiệp bậc thấp.
Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện xong rồi khác nhau.
Cho nên, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp, cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, khác nhau như vậy.
Nhận xét về 3 hạng người trong đời
Trong đời hiện hữu có 3 hạng người là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala), hạng người nhị-nhân (dvihetukapuggala), hạng người vô-nhân cõi thiện-giới (sugati-ahetukapuggala) trong kiếp hiện-tại đều là quả của đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm mà mỗi người đã tạo trong kiếp quá-khứ.
* Tihetukapuggala: Hạng người tam-nhân là người khi tái-sinh với đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ, nên có đủ 3 thiện-nhân: vô-tham, vô-sân, vô-si từ khi tái-sinh đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người tam-nhân vốn dĩ có trí-tuệ, nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới, chứng đắc các phép-thần-thông (lokiya abhiññā).
Nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
* Dvihetukapuggala: Hạng người nhị-nhân là người khi tái-sinh với đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ, nên chỉ có 2 nhân: vô-tham và vô-sân, không có vô-si, từ khi tái-sinh đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người nhị-nhân vốn dĩ không có trí-tuệ, nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì không có khả năng chứng đắc bậc thiền nào.
Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì cũng không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
* Sugati-ahetukapuggala: Hạng người vô-nhân cõi thiện-giới là người khi tái-sinh với suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp thuộc về thiện-quả vô-nhân-tâm, từ khi tái-sinh đầu thai làm người bị đui mù, câm điếc, ngu-muội.
Như vậy, 3 hạng người là người tam-nhân, người nhị-nhân, người vô-nhân cõi thiện-giới đều là do quả của đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm của mỗi người khác nhau.
Đức-Phật dạy các hàng thanh-văn đệ-tử hằng ngày thường suy xét về nghiệp và quả của nghiệp rằng:
“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kamma-bandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃvā, tassa dāyādo bhavissāmi.”[11]
Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’, ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.
Nghiệp và quả của nghiệp thật là rất công bằng, không hề thiên vị một ai,, dù là Đức-Phật hoặc chư bậc Thánh A-ra-hán cũng phải chịu quả của nghiệp của mình không thể tránh khỏi.
Cơ hội đại-thiện-nghiệp, ác-nghiệp cho quả
* Nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp trường hợp thuận-duyên (sampatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy; nhưng nếu gặp nghịch-duyên (vipatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy, chờ cơ hội thuận-duyên khác.
* Nếu ác-nghiệp nào gặp trường hợp nghịch-duyên (vippatti) thì ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy; nhưng nếu gặp thuận-duyên (sampatti) thì ác-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ hội cho quả của ác-nghiệp ấy, chờ cơ hội nghịch-duyên.
Nghiệp cho quả theo 4 sampatti, 4 vipatti
* Mỗi đại-thiện-nghiệp cho quả tốt, quả an-lạc theo 4 sampatti.
Sampatti: Thuận-duyên có 4 pháp [12]
1- Gatisampatti: Cõi-giới thuận-duyên là cõi thiện-giới.
2- Upadhisampatti: Thân-thể thuận-duyên là thân-thể khỏe mạnh, có đầy đủ các bộ phận, không bị tật nguyền.
3- Kālasampatti: Thời-gian thuận-duyên là thời gian có đầy đủ sung túc mọi nhu cầu cần thiết.
4- Payogasampatti: Tinh-tấn thuận-duyên là sự tinh-tấn tạo mọi thiện-pháp.
Nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp trường-hợp sampatti: thuận-duyên thì đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc; nếu đại-thiện-nghiệp ấy gặp trường-hợp vipatti: nghịch-duyên thì đại-thiện-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc.
* Mỗi ác-nghiệp cho quả xấu, quả khổ theo 4 vipatti.
Vipatti: Nghịch-duyên có 4 pháp:
1- Gativipatti: Cõi-giới nghịch-duyên là 4 cõi ác-giới.
2- Upadhivipatti: Thân-thể nghịch-duyên là thân thể bị tật nguyền.
3- Kālavipatti: Thời-gian nghịch-duyên là thời gian gặp nạn đói, nạn dịch bệnh, v.v...
4- Payogavipatti: Tinh-tấn nghịch-duyên là tinh-tấn tạo mọi ác-pháp.
Nếu ác-nghiệp nào gặp trường hợp vipatti: nghịch-duyên thì ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả xấu, quả khổ; nếu ác-nghiệp ấy gặp trường hợp sampatti: thuận-duyên thì ác-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ.
Trong bộ Vi-Diệu-Pháp Yếu-Nghĩa phân chia:
- Ác-nghiệp có cơ hội cho quả xấu, quả khổ theo 4 vipatti: nghịch-duyên.
- Ác-nghiệp không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ theo 4 sampatti: thuận-duyên.
- Đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc theo 4 sampatti: thuận-duyên.
- Đại-thiện-nghiệp không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc theo 4 vipatti: nghịch-duyên.
1- Ác-nghiệp nào gặp gativipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
2- Ác-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
3- Ác-nghiệp nào gặp kālavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
4- Ác-nghiệp nào gặp payogavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
5- Ác-nghiệp nào gặp gatisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
6- Ác-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
7- Ác-nghiệp nào gặp kālasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
8- Ác-nghiệp nào gặp payogasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
9- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gatisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
10- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy,
11- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
12- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
13- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gativipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
14- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
15- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
16- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
Giảng giải 16 trường-hợp
1- Ác-nghiệp nào gặp gativipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Chúng-sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào, sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi ác-giới (gativipatti) thì ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
2- Ác-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Đại-thiện-nghiệp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) đầu thai làm người trong gia đình thấp hèn nghèo khổ, tiếp theo trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, ác-nghiệp cho quả xấu nên thai nhi bị tật nguyền từ trong bụng mẹ.
3- Ác-nghiệp nào gặp kālavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
4- Ác-nghiệp nào gặp payogavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
5- Ác-nghiệp gặp gatisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã từng tạo ác-nghiệp nào, sau khi người ấy chết, ác-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả mà đại-thiện-nghiệp khác có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời dục-giới (gati-sampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy, đối với vị thiên-nam ấy.
6- Ác-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Khi sinh ra đời, lúc lớn lên trở thành cô gái xinh đẹp tuyệt trần (upadhisampatti).
Như vậy, thân hình xinh đẹp tuyệt trần (upadhi-sampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy.
7- Ác-nghiệp nào gặp kālasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
8- Ác-nghiệp nào gặp payogasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
9- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gatisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã tạo đại-thiện-nghiệp nào, sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) hóa-sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời dục-giới (gatisampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy đối với vị thiên-nam ấy.
10- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã tạo đại-thiện-nghiệp nào, sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) đầu thai vào lòng Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành là Thái-tử khôi-ngô tuấn-tú (upadhisampatti) của Đức-vua, nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả Thái-tử lên ngôi làm vua hưởng mọi an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
11- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Đại-thiện-nghiệp nào cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm người trong thời-kỳ đầu kiếp trái đất (kālasampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy, có vật thực đồ ăn thức uống đầy đủ tự nhiên.
12- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
13- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gativipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
14- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
15- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
16- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Nghiệp và quả của nghiệp đối với chúng-sinh các cõi-giới
* Chúng-sinh đang sống trong cõi địa-ngục (gati-vipatti) chỉ có ác-nghiệp có cơ hội cho quả khổ mà thôi, còn đại-thiện-nghiệp không có cơ hội cho quả an-lạc trong cõi địa-ngục ấy.
Khi mãn quả của ác-nghiệp nặng trong cõi đại-địa-ngục ấy, ác-nghiệp ấy còn có năng lực thì tiếp tục cho quả tái-sinh kiếp sau trong các cõi tiểu-địa-ngục từ cõi tiểu-địa-ngục này đến cõi tiểu-địa-ngục khác cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục.
* Chúng-sinh là loài súc-sinh có một số như voi báu, ngựa báu, con chim biết nói tiếng người, con chó, con mèo tinh khôn, v.v… tuy chúng nó sinh ra do quả của ác-nghiệp trong thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla), nhưng trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, do nhờ đại-thiện-nghiệp trong tiền-kiếp quá-khứ cho quả tốt, quả an-lạc trong kiếp hiện-tại.
* Chư vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trong 6 cõi trời dục-giới (gatisampatti), chỉ có đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả an-lạc mà thôi, còn ác-nghiệp không có cơ hội cho quả khổ trong 6 cõi trời dục-giới ấy.
Chư-thiên ở cõi trời dục-giới bậc thấp hết tuổi thọ, sau khi chết, nếu ác-nghiệp có cơ hội cho quả thì tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, được sinh trong cõi nào tùy theo năng lực của ác-nghiệp ấy, chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.
* Chư phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới, 4 tầng trời vô-sắc-giới, chỉ có thiện-nghiệp cho quả an-lạc mà thôi, còn ác-nghiệp hoàn toàn không có cơ hội cho quả.
* Loài người đặc biệt đang sống trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này, khi thì đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc, khi thì ác-nghiệp có cơ hội cho quả xấu, quả khổ, cứ như vậy cho đến khi hết tuổi thọ, hoặc mãn quả của đại-thiện-nghiệp hỗ trợ (chết).
Con người trong cõi người Nam-thiện-bộ-châu này có khả năng đặc biệt hơn tất cả mọi chúng-sinh trong các cõi-giới khác như sau:
- Con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này có khả năng thuận lợi tạo mọi thiện-nghiệp từ dục-giới thiện-nghiệp trong 8 dục-giới thiện-tâm, sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong
4 vô-sắc-giới thiện-tâm, cho đến siêu-tam-giới thiện-nghiệp trong 4 Thánh-đạo-tâm.
- Con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này có khả năng thuận lợi nhất tạo đầy đủ 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.
- Con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này có khả năng thuận lợi tạo đầy đủ 20 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, để trở thành Đức-Phật Độc-Giác.
- Con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này có khả năng thuận lợi tạo đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, để trở thành 2 bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, các bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác, …
- Con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này có thể tạo ác-nghiệp đến cực-ác như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật, chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng gọi là pañcānantariya-kamma: 5 ác-nghiệp vô-gián-trọng-tội.
Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián-trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci, mà không có nghiệp nào ngăn cản được, phải chịu quả khổ thiêu đốt trong cõi đại-địa-ngục Avīci ấy, suốt thời gian nhiều đại-kiếp trái đất.
Đức-Phật dạy các hàng thanh-văn đệ-tử hằng ngày thường suy xét về nghiệp và quả của nghiệp rằng:
“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kamma-bandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā, tassa dāyādo bhavissāmi.”
Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’, ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.
Nhận xét về nghiệp và quả của nghiệp trong cõi người
Đối với mỗi người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu (trái đất mà mọi người đang sống) này, khi thì đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tốt, nên chủ-nhân của đại-thiện-nghiệp được hưởng quả tốt, quả an-lạc trong cuộc sống; khi thì ác-nghiệp có cơ hội cho quả xấu, nên chủ-nhân của ác-nghiệp phải chịu quả xấu, quả khổ trong cuộc sống.
Ví dụ 1: Tích Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna
* Quả đại-thiện-nghiệp của Ngài Đại-Trưởng-Lão
Tiền-kiếp của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna, là trưởng giả Sirivaḍḍhana được Đức-Phật Anomadassī đã thọ ký rằng:
- Này Sirivaḍḍhana! Ý nguyện của con sẽ được thành-tựu trong thời vị-lai, còn 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, khi ấy, con sẽ là vị đệ nhị Tối-thượng thanh-văn đệ-tử bên trái có phép-thần-thông xuất sắc bậc nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
Từ đó, tiền-kiếp của Ngài Đại-Trưởng-lão đã tạo và bồi bổ 10 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất cho được đầy đủ.
Đến thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, khi ấy, tu-sĩ Kolita đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Gotama, xin xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, có pháp-danh là Mahāmoggallāna.
Tỳ-khưu Mahāmoggallāna thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với lục-thông, tứ tuệ-phân-tích, ...
Một hôm, chư tỳ-khưu-Tăng hội, Đức-Thế-Tôn tuyên dương Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna rằng:
-Này chư tỳ-khưu! Mahāmoggallāna là bậc Thánh-Tối-thượng thanh-văn đệ-tử bên trái có phép-thần-thông xuất sắc bậc nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Như-Lai.
Đó là quả của đại-thiện-nghiệp 10 pháp-hạnh ba-la-mật mà tiền-kiếp của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-moggallāna đã tạo từ thời-kỳ Đức-Phật Anomadassī đến thời-kỳ Đức-Phật Gotama, suốt 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.
* Quả ác-nghiệp của Ngài Đại-Trưởng-Lão
Trong tiền-kiếp xa xưa của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna, là người con trai thật sự chí hiếu đối với mẹ cha già đui mù. Mẹ cha khuyên bảo người con trai nên có vợ để giúp đỡ đần công việc trong nhà, còn người con trai lo công việc đồng áng bên ngoài, nhưng người con trai đã nhiều lần khước từ không chịu lấy vợ, chỉ muốn tự tay mình lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già đui mù mà thôi.
Người con trai đã khuyên bảo người vợ cố gắng phục vụ mẹ cha đui mù, nhưng người vợ không chịu nghe lời khuyên bảo của chồng. Về sau, để chiều theo ý vợ, người con trai lừa dối cha mẹ, chở cha mẹ đui mù trên chiếc xe bò đi thăm người bà con. Khi đến khu rừng, dừng xe lại, người con bước xuống xe, để cha mẹ đui mù ngồi trên xe chờ đợi.
Một lát sau, người con trai giả làm bọn cướp đến đánh đập mẹ cha già đui mù chết, đã tạo ác-nghiệp vô-gián-trọng-tội (ānantariyakamma) giết mẹ, giết cha của mình, rồi đem xác mẹ cha ném vào trong rừng.
Sau khi người con trai chết, ác-nghiệp vô-gián-trọng-tội giết mẹ, giết cha ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ thiêu đốt suốt thời gian lâu dài trải qua nhiều đại-kiếp trái đất, mới thoát ra khỏi cõi đại-địa-ngục.
Do nhờ đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau làm người, do năng lực của ác-nghiệp còn dư sót, phần nhiều kiếp người nào cũng thường bị người khác đánh đập đến chết, rồi bỏ xác trong bụi cây như vậy.
* Kiếp chót của ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmog-gallāna là bậc Thánh-Tối-thượng thanh-văn đệ-tử bên trái có phép-thần-thông xuất sắc bậc nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
Nhóm ngoại đạo thuê mướn bọn du đãng đến sát hại Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna, lần nào Ngài Đại-Trưởng-lão cũng sử dụng phép-thần-thông biến mất, chúng không tìm thấy Ngài Đại-Trưởng-lão.
Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna sử dụng phép-thần-thông gắn liền các bộ phận trong thân thể trở lại, rồi bay đến đảnh lễ Đức-Phật, xin phép tịch diệt Niết-bàn.[13]
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna bị bọn du đãng đánh đập đến chết, đó là quả của ác-nghiệp vô-gián-trọng-tội giết mẹ cha đui mù trong tiền-kiếp xa xưa của Ngài Đại-Trưởng-lão.
Ví dụ 2: Đức-Phật Gotama
* Quả đại-thiện-nghiệp của Đức-Phật Gotama
Tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama của chúng ta là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, đã từng tạo 30 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, trải qua 3 thời-kỳ:
- Thời-kỳ đầu: Tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-Bồ-tát đã phát nguyện ở trong tâm có ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai, rồi thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt 7 a-tăng-kỳ.
- Thời-kỳ giữa: Tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác phát nguyện bằng lời nói cho chúng-sinh nghe hiểu biết Đức-Bồ-tát có ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai, rồi thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt 9 a-tăng-kỳ.
Mặc dù vô số tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã tạo các pháp-hạnh ba-la-mật suốt 16 a-tăng-kỳ, vẫn còn là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác bất-định (aniyatabodhi-satta), nhưng tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama vẫn giữ nguyên ý nguyện, kiên trì tiếp tục tạo các pháp-hạnh ba-la-mật.
- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama được Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, hậu-kiếp của Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.
Từ đó về sau, vô số tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama trở thành Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cố-định (niyata-bodhisatta) tiếp tục tinh-tấn không ngừng thực-hành bồi bổ 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng, trong suốt thời gian 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, trải qua vô số kiếp cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật.
Đến kiếp áp chót là Đức-vua Bồ-tát Vesantara là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành bồi bổ pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật, bố-thí 2 con là hoàng-tử Jāli và công chúa Kaṇhājinā đến cho bà-la-môn Jūjaka, tiếp theo bố-thí Chánh-cung Hoàng-hậu Maddī đến vị bà-la-môn, để bồi bổ pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật cho đầy đủ trọn vẹn.
Đức-vua Bồ-tát Vesantara đã thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, sau khi băng hà, đại-thiện-nghiệp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) hóa-sinh làm vị thiên-nam Setaketu trên cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên).
Đến thời-kỳ hợp thời đúng lúc, toàn thể chư-thiên, phạm-thiên đến kính thỉnh vị thiên-nam Setaketu là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, tái-sinh kiếp chót đầu thai vào lòng bà Mahāmayādevī là Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Suddhodana, dòng dõi Sakya, tại kinh-thành Kapilavatthu, vào canh chót ngày thứ 5, nhằm ngày rằm tháng 6 (âm-lịch).
Tròn đúng 10 tháng, Đức-Bồ-tát đản sinh ra đời tại khu vườn Lumbīnī vào ban ngày thứ 6, nhằm ngày rằm tháng 4.
Thái-tử có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ. Đó là quả-báu của đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.
Đức-vua Suddhodana thỉnh các vị bà-la-môn thiện-trí vào cung điện làm lễ đặt tên Thái-tử là Siddhattha.
- Năm 16 tuổi, Thái-tử Siddhattha được Đức-Phụ-hoàng Suddhodana truyền ngôi vua, đồng thời thành hôn với công-chúa Yasodharā[14]. Đức-vua Siddhattha lên ngôi làm vua được 13 năm.
- Năm 29 tuổi, vào đêm rằm tháng 6, nghe tâu Hoàng-hậu Yasodharā sinh hạ hoàng-tử (sau đặt tên là Rāhula). Nửa đêm hôm ấy, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha cỡi con ngựa Kaṇḍaka cùng với quan giữ ngựa Channa trốn ra khỏi kinh-thành Kapilavatthu, đi xuất gia.
-Năm 35 tuổi, vào buổi chiều ngày rằm tháng 4 (âm-lịch), Đức-Bồ-tát Siddhattha ngự đến ngồi trên bồ-đoàn dưới cội cây Assattha[15].
Sau khi toàn thắng Ác-ma-Thiên từ trên cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên, Đức-Bồ-tát Siddhattha thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.
- Canh đầu đêm: Đức-Bồ-tát Siddhattha chứng đắc tiền-kiếp-minh (pubbenivāsānussatiñāṇa) là trí-tuệ nhớ rõ, biết rõ tiền-kiếp của Ngài không có giới hạn.
- Canh giữa đêm: Đức-Bồ-tát Siddhattha chứng đắc thiên-nhãn-minh (dibbacakkhuñāṇa) là trí-tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp quá-khứ, kiếp hiện-tại, kiếp vị-lai của tất cả chúng-sinh trong tam-giới.
- Canh chót đêm: Đức-Bồ-tát Siddhattha thực-hành pháp-hành thiền-tuệ suy xét về thập-nhị nhân-sinh và thập-nhị nhân-diệt, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc trầm-luân-tận-minh (āsavakkhayañāṇa) là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 4 loại phiền-não trầm-luân nghĩa là diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, đặc biệt diệt được tất cả mọi tiền-khiên-tật (vāsanā) đã tích lũy nhiều kiếp trong quá-khứ, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao-thượng đầu tiên trên toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama tại cội cây Assattha gọi là cây Đại-Bồ-Đề (Mahābodhirukkha) của Đức-Phật Gotama.
Đó là quả của đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn mà vô số kiếp Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã tích lũy suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.
* Quả ác-nghiệp của Đức-Phật Gotama
Đức-Phật Gotama có 12 loại ác-nghiệp cũ có cơ hội cho quả của ác-nghiệp ấy trong kiếp hiện-tại.
Đức-Phật thuyết giảng thuật lại cho các hàng thanh-văn đệ-tử biết những ác-nghiệp mà tiền-kiếp của Đức-Phật đã tạo trong những kiếp quá-khứ.
Nay kiếp chót hiện-tại này, năng lực của những ác-nghiệp ấy còn dư sót có cơ hội cho quả, nên Đức-Phật phải chịu quả xấu của ác-nghiệp ấy, bởi vì ác-nghiệp và quả của ác-nghiệp ấy là của riêng Đức-Phật.[16]
Trong bộ Apadāna, phần Buddhāpadāna, Đức-Phật thuyết giảng thuật lại những ác-nghiệp ấy.
Nghiệp và quả của nghiệp rất công bình thật sự không có thiên vị một ai cả như vậy.
* Đức-Phật Gotama là quả của đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la-mật mà vô số kiếp Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã tạo trong suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.
Cho nên, chúng-sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào rồi, nếu ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả khổ thì chúng-sinh ấy không có nơi nào để trốn tránh quả khổ của ác-nghiệp ấy được.
Như Đức-Phật thuyết dạy câu kệ rằng:
“Na antalikkhe na samuddamajjhe,
Na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa.
Na vijjatī so jagatippadeso,
yatthaṭṭhito mucceyya pāpakammā’ ti”[17].
Người nào đã tạo ác-nghiệp rồi,
Người ấy trốn trên hư không,
Không tránh khỏi quả khổ của ác-nghiệp.
Trốn trong đại dương, chui vào trong khe núi,
Cũng không tránh khỏi quả khổ của ác-nghiệp.
Không có nơi nào trên địa cầu này,
Người ấy tránh khỏi quả khổ của ác-nghiệp.
Quả khổ của ác-nghiệp,
Quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp
* Đức-vua Bồ-tát Nimirājā là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama trong tích Nimijātaka,[18] trích một đoạn vấn đáp về quả khổ của ác-nghiệp và quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp được tóm lược như sau:
- Này Mātali! Ngươi hãy đem cỗ xe trời Vejayanta-ratha xuất hiện xuống kinh-thành Mithilā, đến cung điện kính thỉnh Đức-vua Nimi ngự lên hội trường Sudhammā.
Khi ấy, Đức-vua Bồ-tát Nimi đang thọ trì bát giới uposathasīla trong ngày rằm, ngự tại lâu đài tiếp khách cùng với các quan trong triều ngồi xung quanh suy xét về bát giới uposathasīla.
Trên bầu trời, một mặt trăng tròn chiếu sáng và có cỗ xe trời Vejayantaratha cũng tỏa sáng giữa không trung.
Trong kinh-thành Mithilā, dân chúng nhìn lên không trung, thấy hiện tượng lạ thường như vậy nên bảo rằng:
- Hôm nay, trên không trung có 2 mặt trăng chiếu sáng.
- Này quý vị! Không phải mặt trăng thứ hai mà là một cỗ xe trời. Chắc chắn Đức-vua-trời Sakka truyền đem cỗ xe trời này rước Đức-vua Nimi của chúng ta. Cỗ xe trời này thật là xứng đáng với Đức-vua của chúng ta.
Thỉnh Đức-vua Bồ-tát Nimi ngự lên cõi trời
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, kính thỉnh Đại-vương ngự lên cỗ xe trời Vejayantaratha này, hạ thần sẽ đưa Đại-vương ngự lên giảng đường Sudhammā trên cung trời Tam-thập-tam-thiên, để Đức-vua-trời Sakka cùng nhóm chư-thiên đông đảo đang ngồi chờ đợi mong muốn diện kiến Đại-vương.
Nghe vị thiên-nam Mātali tâu như vậy, Đức-vua Bồ-tát Nimi nghĩ rằng: “Ta sẽ ngự lên cung trời Tam-thập-tam-thiên mà ta chưa đến.”
- Này các khanh! Trẫm ngự lên cung trời Tam-thập-tam-thiên trong thời gian không lâu. Các khanh không nên dể duôi (thất niệm), hãy nên cố gắng tinh-tấn thực-hành mọi thiện pháp.
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, có 2 con đường: Một đường, Đại-vương có thể nhìn thấy các cõi địa-ngục là nơi mà các chúng-sinh đang phải chịu quả khổ của ác-nghiệp mà họ đã tạo trong tiền-kiếp.
Và một đường, Đại-vương có thể nhìn thấy các lâu đài là nơi mà các chư-thiên đang an hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp mà họ đã tạo trong tiền-kiếp.
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, Đại-vương muốn cho hạ thần đưa Đại-vương ngự theo con đường nào?
Nghe vị thiên-nam Mātali tâu như vậy, Đức-vua Bồ-tát Nimi nghĩ rằng: “Ta muốn ngự đi cả 2 đường, để nhìn thấy các cõi địa-ngục và các lâu đài của 2 loại chúng-sinh ấy.”
- Này thiên-nam Mātali! Trẫm muốn đi cả 2 đường: một đường, để Trẫm nhìn thấy các cõi địa-ngục là nơi mà các chúng-sinh đang phải chịu quả khổ của ác-nghiệp mà họ đã tạo trong tiền-kiếp.
Và một đường, để Trẫm nhìn thấy các lâu đài là nơi mà các chư-thiên đang an hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp mà họ đã tạo trong tiền-kiếp.
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, trong 2 đường ấy, Đại-vương muốn ngự đi theo đường nào trước.
- Này thiên-nam Mātali! Trước tiên, Trẫm muốn nhìn thấy các cõi địa-ngục là nơi mà các chúng-sinh đang chịu quả khổ của ác-nghiệp của họ.
-Con sông Vetaraṇī
Trong dòng sông Vetaraṇī này nước nóng sôi sùng sục, có đầy những lưỡi cưa răng nhọn như mũi giáo bén nhọn, nóng cháy rực, cắt các chúng-sinh địa-ngục ấy thành đoạn lớn nhỏ. Chúng-sinh địa-ngục chết rồi, liền hóa-sinh trở lại suốt thời gian lâu dài.
Các chúng-sinh địa-ngục này bị các lưỡi giáo nóng đỏ đâm thủng thân hình, rơi xuống nước sông Vetaraṇī đụng những lá sen sắc bén, nóng đỏ cắt thân hình chúng-sinh ấy ra thành đoạn lớn nhỏ đau khổ. Chúng-sinh địa-ngục chết rồi, liền hóa-sinh trở lại suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.
Các chúng-sinh địa-ngục này chìm xuống dưới nước nóng sôi và cay, bị các lưỡi cưa sắc bén cắt đứt ra từng đoạn lớn nhỏ, chịu bao nhiêu nỗi đau khổ, chết rồi liền hóa-sinh trở lại suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.
Các chúng-sinh địa-ngục này rơi xuống dưới nước nóng sôi, đôi khi trôi theo dòng nước, đôi khi trôi ngược dòng nước. Các chúa địa-ngục đứng trên bờ bắn mũi tên đâm chúng-sinh ấy, hoặc đâm bằng cây giáo, hoặc phóng lao đâm chúng-sinh ấy, ... Chúng-sinh địa-ngục này phải chịu bao nỗi khổ không sao kể xiết được.
Các chúa địa-ngục dùng câu móc chúng-sinh ấy lên nằm trên tấm sắt nóng cháy đỏ, cầm thỏi sắt nóng cháy đỏ bỏ vào miệng chúng-sinh ấy, …
Đức-vua Bồ-tát Nimi nhìn thấy các chúng-sinh địa-ngục phải chịu bao nhiêu những nỗi khổ như vậy, cảm thấy đáng kinh sợ, nên truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các chúng-sinh địa-ngục trong dòng sông Vetaraṇī phải chịu bao nhiêu nỗi khổ do bị hành hạ như vậy. Do tiền-kiếp của họ đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh địa-ngục ấy, khi còn trên cõi người, là những người có quyền lực, đánh đập, hành hạ những người yếu thế, tạo ác-nghiệp như vậy.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục trong con sông Vetaraṇī này, phải chịu quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
-Chúng-sinh địa-ngục bị ăn thịt
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
-Này thiên-nam Mātali! Các đàn chó đỏ, chó đốm to bằng con voi chạy đuổi theo cắn xé ăn thịt chúng-sinh địa-ngục ấy, chỉ còn bộ xương; bầy kên kên mỏ như sắt nhọn lớn bằng cỗ xe bò, bầy kên kên mổ làm vỡ nát xương, để ăn tủy xương; bầy diều hâu mỏ như sắt đáng sợ cắn xé ăn thịt chúng-sinh địa-ngục, …
Những chúng-sinh địa-ngục ấy bị ăn thịt như vậy. Do tiền-kiếp của họ đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
-Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người có tính keo kiệt, bủn xỉn trong của cải của mình, không chịu tạo phước-thiện bố-thí đến cho người khác, thường hay mắng nhiếc các Sa-môn, Bà-la-môn có giới đức trong sạch, đã tạo ác-nghiệp như vậy.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục bị cắn xé ăn thịt, phải chịu bao nỗi quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
-Chúng-sinh địa-ngục bị hành hạ
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các chúng-sinh địa-ngục đang bị cháy đỏ, đi đạp trên tấm sắt nóng cháy rực, và các chúa địa-ngục đuổi theo đánh bằng cây sắt nóng cháy rực, làm cho chúng-sinh địa-ngục bị tan xương nát thịt.
Những chúng-sinh địa-ngục bị đánh như vậy. Do tiền-kiếp của họ đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người hay làm khổ, hành hạ, mắng chửi những người đàn ông, đàn bà vô tội có giới hạnh trong sạch, có thiện pháp.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục, bị đánh đập tan xương nát thịt, phải chịu bao nỗi quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
-Chúa địa-ngục hành hạ chúng-sinh địa-ngục
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các chúng-sinh địa-ngục đang quằn quại, khóc la thảm thiết trong hầm than hồng đỏ rực, vì sức nóng kinh khủng ấy.
Những chúng-sinh địa-ngục bị thiêu đốt nóng như vậy. Do tiền-kiếp của họ đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người trong ban vận động gom góp tiền bạc của các thí chủ có đức-tin trong sạch, để làm đại lễ phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc để xây dựng chùa, tháp, hoặc để cứu trợ những người nghèo khổ, v.v… Nhưng các người ấy đem sử dụng số tiền bạc ấy theo ý của mình, không theo tác-ý đại-thiện-tâm trong sạch của thí chủ, hoặc lấy bớt số tiền ấy sử dụng riêng cho mình, rồi làm sổ sách giả chi tiêu vào công việc này, vào công việc kia làm hết số tiền ấy.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp lừa dối ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục hầm than hồng, bị chúa địa-ngục hành hạ, phải chịu bao nỗi quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
-Địa-ngục nồi đồng sôi (Lohakumbhī)
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các chúng-sinh địa-ngục bị chúa địa-ngục nắm đôi chân ném vào địa-ngục nồi đồng sôi chịu nóng thiêu như vậy. Do tiền-kiếp của họ đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người hay chê trách, mắng nhiếc chư Sa-môn, Bà-la-môn có giới hạnh trong sạch, thực-hành phạm-hạnh cao thượng.
Sau khi những người ấy chết, khẩu ác-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục, bị chúa địa-ngục nắm đôi chân ném vào địa-ngục nồi-đồng-sôi, phải chịu bao nỗi quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
-Địa-ngục nước đồng sôi
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các chúa địa-ngục dùng sợi dây sắt nóng cháy đỏ cột cổ các chúng-sinh địa-ngục đưa lên, chặt cái cổ, cái đầu còn dính ở sợi dây sắt, rồi ném thân mình chúng-sinh địa-ngục vào địa-ngục nước đồng sôi, thì cái đầu lại mọc ngay trên cái cổ thân mình chúng-sinh địa-ngục ấy như vậy. Do tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người làm nghề bắt chim chặt đầu, chặt cánh, làm thịt ăn, đem thịt bán cho người khác.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp sát-sinh ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục bị chúa địa-ngục dùng sợi dây sắt nóng cháy đỏ cột cổ, chặt đầu, ném thân mình chúng-sinh địa-ngục vào địa-ngục nước đồng sôi, phải chịu bao nỗi quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
-Chúng-sinh địa-ngục khát nước
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các chúng-sinh địa-ngục bị khát nước không sao chịu đựng nổi, nên đi xuống con sông, nước sông trở thành trấu và lá khô bốc cháy như vậy. Do tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người bán thóc trộn chung với thóc lép và trấu cho người mua, nói rằng: “Thóc này là loại thóc tốt”.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp do thân, khẩu, ý bất-thiện ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục bị khát nước không sao chịu đựng nổi, đi xuống con sông, nước sông trở thành trấu và lá khô bốc cháy, phải chịu bao nỗi quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
-Chúa địa-ngục đâm chúng-sinh địa-ngục
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các chúng-sinh địa-ngục bị các chúa địa-ngục bao vây xung quanh, rồi đâm bằng cây giáo, ...
Những chúng-sinh địa-ngục ấy bị đâm như vậy. Do tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người trộm cắp, chiếm đoạt của cải tài sản của người khác, hoặc lừa gạt để chiếm đoạt của cải người khác một cách bất hợp pháp, để nuôi mạng.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp trộm cắp ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục bị chúa địa-ngục bao vây xung quanh, rồi bị đâm bằng cây giáo, cây chĩa ba,… chúng-sinh địa-ngục phải chịu bao nỗi quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
-Chúa địa-ngục chặt chúng-sinh địa-ngục
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các chúng-sinh địa-ngục bị các chúa địa-ngục dùng dây sắt cháy đỏ cột cổ lôi lại đặt nằm trên tấm sắt cháy đỏ, rồi chặt ra từng đoạn như vậy. Do tiền-kiếp của họ đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người làm nghề giết heo, bò, gà, vịt,… để bán thịt nuôi mạng, hoặc làm nghề đánh bắt cá,… để bán cá nuôi mạng.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp sát-sinh ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục, bị chúa địa-ngục dùng dây cột cổ lôi lại, đặt nằm trên tấm sắt cháy đỏ, rồi chặt ra từng đoạn, chúng-sinh địa-ngục phải chịu bao nỗi quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
-Chúng-sinh địa-ngục ăn phẩn uống nước tiểu
Thấy cảnh tượng đáng ghê tởm như vậy, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Hồ nước này chứa đầy phân và nước tiểu dơ bẩn có mùi hôi thối tỏa ra, chúng-sinh địa-ngục bị đói khát không chịu nổi, nên ăn phân và uống nước tiểu như vậy. Do tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người phản bạn, hại bạn, thường hay làm khổ người khác, chúng-sinh khác.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục phải chịu quả khổ đói khát không chịu nổi, nên phải ăn phân, uống nước tiểu dơ bẩn như vậy.
-Chúng-sinh địa-ngục uống máu và dòi
Thấy cảnh tượng đáng ghê tởm như vậy, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Hồ nước này chứa đầy máu và dòi dơ bẩn có mùi hôi thối tỏa ra, chúng-sinh địa-ngục bị thiêu đốt nóng nảy, bị đói khát không chịu nổi, nên uống máu và ăn dòi dơ bẩn như vậy. Do tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp vô-gián-trọng-tội ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi đại-địa-ngục Avīci phải chịu quả khổ thiêu đốt suốt nhiều đại-kiếp trái đất, đến khi mãn quả của ác-nghiệp trọng-tội ấy mới thoát ra khỏi cõi đại-địa-ngục, rồi lại hóa-sinh trong các cõi tiểu-địa-ngục khác, phải chịu quả khổ đói khát không chịu nổi, nên phải uống máu và dòi làm vật thực như vậy.
-Lưỡi của chúng-sinh địa-ngục bị lưỡi câu móc
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ như vậy, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Những chúng-sinh địa-ngục ấy phải chịu khổ như vậy. Do tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người có chức trọng quyền cao, có phận sự đặt ra giá mua và giá bán các loài động vật và các loại thực vật, nhưng các quan ấy có tính tham lam ăn hối lộ người mua, nên ép giá người bán, để cho người mua có lợi, rồi các quan ấy được chia phần lợi. Hoặc là những người có hành vi gian lận như dùng cây cân thiếu trọng lượng, v.v…
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục phải chịu quả khổ của ác-nghiệp của họ như vậy.
- Chúng-sinh trong địa-ngục hầm than hồng
• Người nam phạm điều-giới tà-dâm
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ như vậy, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Những chúng-sinh trong địa-ngục hầm than hồng bị đâm như vậy. Do tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy, khi còn trên cõi người, là những người nam lấy vợ của người khác, hoặc con gái của người khác giữ gìn, phạm điều-giới tà-dâm.
Sau khi những người ấy chết, ác-nghiệp tà-dâm ấy cho quả hóa-sinh làm những chúng-sinh cõi địa-ngục bị chúa địa-ngục nắm đôi chân đưa lên, cái đầu chúc xuống ném vào địa-ngục hầm than hồng, rồi dùng các loại khí giới đâm vào thân hình các chúng-sinh địa-ngục ấy như vậy.
• Người nữ phạm điều-giới tà dâm
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ như vậy, nên Đức-vua Bồ Tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các nữ chúng-sinh địa-ngục chịu bao cảnh khổ như vậy. Do tiền-kiếp của nữ chúng-sinh địa-ngục đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các nữ chúng-sinh địa-ngục ấy, khi còn trên cõi người, là những người con gái gia đình giàu sang phú quý, khi cô đã có chồng rồi, còn quan hệ lén lút với người đàn ông khác, vì say mê trong tình dục, phạm điều-giới tà-dâm.
Sau khi những người vợ ấy chết, ác-nghiệp tà-dâm ấy cho quả hóa-sinh làm những nữ chúng-sinh địa-ngục phải chịu quả khổ của ác-nghiệp tà-dâm ấy như vậy.
-Những địa-ngục của những chúng-sinh tà kiến
Thấy cảnh tượng đáng kinh sợ như vậy, nên Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Các chúng-sinh ở trong địa-ngục như vậy. Do tiền-kiếp của các chúng-sinh ấy đã tạo ác-nghiệp như thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của các chúng-sinh ở trong địa-ngục ấy, khi còn trên cõi người, là người có tà-kiến thấy sai, không tin nghiệp và quả của nghiệp như sau:
- Tạo phước-thiện bố-thí không có quả.
- Cúng dường không có quả.
- Lễ bái, thỉnh mời, … không có quả.
- Làm thiện-nghiệp không có quả thiện, làm ác-nghiệp không có quả ác, v.v…
Những người có tà-kiến như vậy nên đã tạo mọi ác-nghiệp. Sau khi họ chết, ác-nghiệp tà-kiến cho quả tái-sinh kiếp sau có hình thù kỳ dị thật đáng kinh tởm bị thiêu đốt trong cõi địa-ngục như vậy.
* Đức-vua-trời Sakka suy xét
Khi ấy, Đức-vua-trời Sakka nghĩ rằng: “Do nguyên nhân nào mà thiên-nam Mātali chậm trễ như thế này”, mới thấy thiên-nam Mātali đưa Đức-vua Bồ-tát Nimi ngự đi xem các cõi địa-ngục.
Đức-vua-trời Sakka nghĩ rằng: “Nếu đi xem các cõi địa-ngục như vậy, thì đến hết tuổi thọ của Đức-vua Bồ-tát Nimi cũng không tận cùng được.”
“-Này Mātali! Ngươi hãy đưa Đại-vương Nimi ngự đến hội trường Sudhammā gấp.”
-Muôn tâu Đại-vương cao thượng, hạ thần đưa Đại-vương ngự đi xem các chúng-sinh trong một số cõi địa-ngục. Nay có lệnh Đức-vua-trời Sakka truyền lệnh hạ thần thỉnh Đại-vương ngự lên hội trường Sudhammā trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên ngay bây giờ.
-Lâu đài 5 đỉnh
- Này thiên-nam Mātali! Tiền-kiếp của thiên-nữ ấy đã từng tạo phước-thiện như thế nào mà được hóa-sinh trên cõi trời, hưởng sự an-lạc trong lâu đài như vậy?
-Muôn tâu Đại-vương cao thượng, vị thiên-nữ ấy tên là Bīraṇī, tiền-kiếp của thiên-nữ là tớ gái (con của người tớ gái) trong gia đình Bà-la-môn, trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa.
Một hôm, ông Bà-la-môn muốn cúng dường vật thực đến chư tỳ-khưu, nên ông bảo người vợ và các người con gái của ông, ai cũng đều từ chối không chịu làm. Ông Bà-la-môn đến bảo người tớ gái rằng:
- Này tớ gái! Sáng sớm ngày mai, ngươi có thể lo sửa soạn vật thực, để cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng được hay không?
- Kính thưa ông chủ, dạ, con có thể làm được.
Đêm ấy, cô thức dậy từ sáng sớm, cô tớ gái lo sửa soạn vật thực ngon lành đầy đủ một cách chu đáo xong. Khi nhìn thấy chư tỳ-khưu-Tăng đến đứng trước nhà khất thực, cô tớ gái ra cung-kính đón rước vào nhà, kính thỉnh chư tỳ-khưu-Tăng ngồi trên chỗ cao quý, cô dâng cúng dường vật thực đến chư tỳ-khưu-Tăng một cách rất cung-kính. Sau khi chư tỳ-khưu-Tăng dùng xong, cô kính dâng vật dụng chút đỉnh của riêng cô đến chư tỳ-khưu-Tăng. Cô có tâm từ kính yêu chư tỳ-khưu-Tăng ấy.
Cô tớ gái là người có giới hạnh trong sạch, nên sau khi chết, thiện-nghiệp bố-thí cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng cho quả hóa-sinh làm thiên-nữ có lâu đài có 5 đỉnh trên hư không như vậy.
-7 Lâu đài trên hư không
- Này thiên-nam Mātali! Vị thiên-nam ấy đã tạo phước-thiện như thế nào, mà được hóa-sinh trên cõi trời, hưởng sự an-lạc trong 7 lâu đài vàng như vậy?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, vị thiên-nam ấy tên là Soṇadinna, tiền-kiếp của vị thiên-nam là thí chủ Soṇadinna một tỉnh nhỏ trong đất nước Kāsi. Ông cho xây dựng 7 cốc, rồi dâng cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa, ông thường hộ độ các thứ vật dụng cần thiết như y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh đến chư tỳ-khưu. Ông là người cận-sự-nam có ngũ-giới trong sạch, thường thọ trì bát-giới Uposathasīla trong những ngày giới hằng tháng.
Sau khi ông thí chủ Soṇadinna chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh làm vị thiên-nam Soṇadinna có 7 lâu đài vàng sáng chói, hưởng mọi sự an-lạc như vậy.
-Lâu đài bằng ngọc maṇi
- Này thiên-nam Mātali! Vị thiên-nam ấy đã từng tạo phước-thiện như thế nào mà được hóa-sinh trên cõi trời, hưởng sự an-lạc trong lâu đài bằng ngọc maṇi như vậy?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, tiền-kiếp của vị thiên-nam ấy là cận-sự-nam có giới hạnh trong sạch trong kinh-thành Bārāṇasī, thời-kỳ Đức Phật Kassapa. Ông cùng nhóm thí chủ xây dựng ngôi chùa, giếng nước, hồ nước, đường sá, cầu đường; ông hộ độ cúng dường chư Thánh A-ra-hán, những thứ vật dụng cần thiết như y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh, … một cách cung-kính; ông thường thọ trì bát giới Uposathasīla trong những ngày giới hằng tháng.
Sau khi người cận-sự-nam chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh làm vị thiên-nam trong lâu đài bằng ngọc maṇi cao lớn, có hào quang sáng ngời toả ra khắp mọi nơi, hưởng mọi sự an-lạc như vậy.
-7 Ngọn núi cao nơi cõi trời Tứ-đại-thiên-vương
- Này thiên-nam Mātali! 7 ngọn núi lớn tên gọi là gì?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, 7 dãy núi lớn tên gọi là núi Sudassana, núi Karavīka, núi Īsadhara, núi Yugandhara, núi Nemindhara, núi Vinataka, núi Assa-kaṇṇa, mỗi ngọn núi có chiều cao theo tuần tự, ngọn núi trên cao hơn ngọn núi dưới. 7 ngọn núi nằm trong đại dương Sīdantara.
* Từ ngọn núi Sudassana thấp đến ngọn núi Karavīka cao hơn, khoảng giữa 2 ngọn núi này có đại dương Sīdantara, theo tuần tự như vậy.
* Từ ngọn núi Karavīka thấp đến ngọn núi Īsadhara cao hơn, khoảng giữa 2 ngọn núi này có đại dương Sīdantara.
* Từ ngọn núi Īsadhara thấp đến ngọn núi Yugan-dhara cao hơn, khoảng giữa 2 ngọn núi này có đại dương Sīdantara.
* Từ ngọn núi Yugandhara thấp đến ngọn núi Nemin-dhara cao hơn, khoảng giữa 2 ngọn núi này có đại dương Sīdantara.
* Từ ngọn núi Nemindhara thấp đến ngọn núi Vinataka cao hơn, khoảng giữa 2 ngọn núi này có đại dương Sīdantara.
* Từ ngọn núi Vinataka thấp đến ngọn núi Assakaṇṇa cao hơn, khoảng giữa 2 ngọn núi này có đại dương Sīdantara. Ngọn núi Assakaṇṇa là cao nhất. 7 ngọn núi thấp cao ví như 7 tầng nấc thang.
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, 7 ngọn núi ấy là chỗ ngự của Tứ-Đại-thiên-vương hộ trì thế giới:
* Đại-Thiên-vương Dhataraṭṭha ngự tại hướng Đông.
* Đại-Thiên-vương Virūḷhaka ngự tại hướng Nam.
* Đại-Thiên-vương Virūpakkha ngự tại hướng Tây.
* Đại-Thiên-vương Kuvera ngự tại hướng Bắc.
Nhìn thấy cổng cõi trời Tam-thập-tam-thiên có điêu khắc hình Đức-vua-trời Sakka đẹp tuyệt vời, Đức-vua Bồ-tát Nimi truyền hỏi thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Cổng ấy đẹp tuyệt vời có tên gọi là gì?
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, cổng ấy có tên gọi là Cittakūṭa là cổng ra vào của Đức-vua-trời Sakka, cổng ấy có chiều rộng và chiều dài mỗi chiều 1.000 do tuần là cổng chính của cõi trời Tam-thập-tam-thiên nằm trên đỉnh ngọn núi Sineru, thật là xinh đẹp lạ thường, có điêu khắc hình Đức-vua-trời Sakka, các hình ảnh sư tử chúa, hổ chúa, v.v…
- Muôn tâu Đại-vương cao thượng, kính thỉnh Đại-vương ngự vào cổng này, ngự đi trên nền cõi trời bằng vàng và ngọc maṇi, xung quanh có các loài hoa trời đủ loại rất xinh đẹp.
- Này thiên-nam Mātali! Hội trường rộng lớn ấy có tên gọi là gì?
-Muôn tâu Đại-vương cao thượng, hội trường rộng lớn ấy có tên gọi là hội trường Sudhammā được phát sinh do quả phước-thiện, thật nguy nga lộng lẫy tuyệt vời, các cây cột 8 cạnh bằng ngọc quý nhất.
Hội trường là chỗ hội họp của toàn thể chư-thiên cung trời Tam-thập-tam-thiên, có Đức-vua-trời Sakka chủ trì, để bàn thảo những vấn đề an-lạc hạnh phúc của chư-thiên và nhân-loại.
- Kính thỉnh Đại-vương ngự vào hội trường Sudham-mā, nơi mà Đức-vua-trời Sakka cùng toàn thể chư-thiên đang chờ đón rước Đại-vương.
“Đức-vua Bồ-tát Nimi đã ngự đến rồi!”
Đức-vua Bồ-tát Nimi ngự xuống cỗ xe trời Vejayanta-ratha, ngự đi vào hội trường Sudhammā.
Hai bên đường toàn thể chư-thiên hoan hỷ đón rước, cúng dường những phẩm vật quý đến Đức-vua Bồ-tát Nimi reo hò rằng:
“Muôn tâu Đại-vương, toàn thể chư-thiên chúng con kính chào mừng Đại-vương.
Kính thỉnh Đại-vương ngự lên trên bảo tòa bên cạnh Đức-vua-trời Sakka.
Đức-vua-trời Sakka vô cùng hoan hỷ tâu rằng: “Bổn vương vô cùng hoan hỷ đón rước Đại-vương của đất nước Videha. Kính thỉnh Đại-vương ngự lên trên bảo tòa cao quý của bổn vương.
Kính thỉnh Đại-vương hưởng mọi sự an-lạc trên cung trời Tam-thập-tam-thiên này.
-Muôn tâu Đức-vua-trời, những thứ gì có được do người khác ban tặng, những thứ ấy ví như xe cộ hoặc của cải mượn của người khác. Do đó, bổn vương không muốn được của người khác ban tặng. Mọi phước-thiện mà chính bổn vương tự tạo, đó là thứ của cải riêng của chính mình, gắn bó với mình mà thôi.
Khi hồi cung ngự trở lại kinh-thành Mithilā, bổn vương sẽ tạo mọi phước-thiện trong cõi người, như bố-thí, giữ gìn giới trong sạch, thọ trì bát-giới Uposathasīla trong những ngày giới hằng tháng, giữ gìn thận trọng 6 môn thanh-tịnh, thực-hành pháp-hành thiền-định, để cho tâm được an-lạc, sẽ không bị nóng nảy về sau.
Đức-vua Bồ-tát Nimi ngự tại cõi trời Tam-thập-tam-thiên chỉ có 7 ngày, tính theo thời gian cõi người.
Đức-vua Bồ-tát Nimi tán dương ca tụng vị thiên-nam Mātali rằng:
- Này thiên-nam Mātali! Ngươi đã đánh cỗ xe trời Vejayantaratha đưa Trẫm ngự đi xem những chúng-sinh trong các cõi địa-ngục và ngự đi xem những chư-thiên trong các lâu đài nguy nga tráng lệ.
Vậy, ngươi đã có công giúp đỡ Trẫm nhiều.
- Muôn tâu Đức-vua-trời, bổn vương đã ngự an hưởng tại cung trời Tam-thập-tam-thiên suốt 7 ngày qua.
Nay, bổn vương mong muốn hồi cung trở lại kinh-thành Mithilā.
Nghe Đức-vua Bồ-tát Nimi tâu như vậy, Đức-vua-trời Sakka truyền lệnh vị thiên-nam Mātali đưa Đức-vua Bồ-tát Nimi hồi cung ngự trở về kinh-thành Mithilā.
Tuân theo lệnh của Đức-vua-trời Sakka, vị thiên-nam Mātali thỉnh Đức-vua Bồ-tát Nimi ngự lên cỗ xe trời Vejayantaratha đưa Đức-vua Bồ-tát Nimi hồi cung ngự trở về kinh-thành Mithilā.
Một hôm, nhìn thấy trên đầu có sợi tóc bạc, Đức-vua Bồ-tát Nimirājā hội triều rồi truyền dạy các quan cùng thần dân trong xứ Vedeha rằng:
-Này các khanh cùng thần dân thiên hạ! Trên đầu Trẫm đã có sợi tóc bạc rồi, thời trẻ trung đã qua, thời lão niên đã hiện rõ. Ngay bây giờ, Trẫm sẽ đi xuất gia, trao ngai vàng lại cho các khanh.
Nghiệp và quả của nghiệp thật là công bằng như vậy.
* Nếu người nào muốn hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp nào thì người ấy nên tạo thiện-nghiệp ấy tùy theo khả năng của mình, bởi vì chỉ có thiện-nghiệp mới cho quả an-lạc mà thôi.
* Nếu người nào không muốn chịu quả khổ của ác-nghiệp thì người ấy nên tránh xa mọi ác-nghiệp, bởi vì chỉ có ác-nghiệp mới cho quả khổ mà thôi.
[1] Aṅguttaranikāya, Chakkanipāta, Kinh Nibbedhikasutta.
[2] Bà Sujā là Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua-trời Sakka trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên.
[3] Tìm hiểu rõ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển III: “Pháp-Hành-Giới” cùng soạn giả.
[4] Asaṅkhyeyya: a-tăng-kỳ là đơn vị số lượng thì số 1 có 140 số 0 theo sau.
[5] Tìm hiểu rõ trong bộ Nền-Tảng Phật-Giáo quyển V: Phước-Thiện.
[6] Người tam-nhân là người có tái-sinh-tâm đủ 3 thiện-nhân.
[7] Xem bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định và quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ, cùng soạn giả.
[8] Người nhị-nhân là người có tái-sinh-tâm chỉ có 2 thiện-nhân là vô-tham và vô-sân (không có vô-si).
[9] Người vô-nhân là người có tái-sinh-tâm không có thiện-nhân nào.
[10] Kammassakatā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến sở-nghiệp thấy đúng, biết đúng, tin nghiệp và qủa của nghiệp của mình.
[11] Aṅg. Pañcakanipāta, kinh Abhiṇhapaccavekkhitabbaṭhānasutta.
[12] Aṅg.Tikanipāta, Aṭṭhakathā, Nidānasuttavaṇṇanā.
[13] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, Daṇḍavagga, Mahāmoggallānattheravatthu.
[14] Công-chúa Yasodharā cũng 16 tuổi, là người đồng sinh cùng một lúc với Đức-Bồ-tát Siddhattha.
[15] Cây Assattha tại khu rừng Uruvelā này chính là cây Đại-Bồ-Đề đồng sinh cùng một lúc với Đức-Bồ-tát Siddhattha tròn đúng 35 năm trước.
[16] Tìm hiểu trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển I “Tam-Bảo” phần ác-nghiệp cũ của Đức-Phật Gotama, cùng soạn giả.
[17] Dhammapadaṭṭhakathā, Pāpavagga, Tayojanavatthu.
[18] Bộ Jātakaṭṭhakathā, phần Mahānipāta, Tích Nimijātaka.
Mục lục quyển 4 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10