NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN IV
NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP
(KAMMA-KAMMAPHALA)
PHẦN II (tt)
IV.3-Rūpāvacarakusalakamma: Sắc-giới thiện-nghiệp
Phần dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) và quả của dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) đã giải thích xong, tiếp theo giải thích sắc-giới thiện-nghiệp và quả của sắc-giới thiện-nghiệp.
Trong quyển sách này chỉ trình bày, giải thích nghiệp và quả của nghiệp, cho nên, phần sắc-giới thiện-nghiệp này không trình bày phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm[1], mà chỉ trình bày, giải thích về sắc-giới thiện-nghiệp và quả của sắc-giới thiện-nghiệp mà thôi.
Sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm, cho nên sắc-giới thiện-nghiệp có 5 loại thuộc về ý thiện-nghiệp.
3 sắc-giới thiện-tâm đó là 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm phát sinh do nương nhờ nơi đề-mục thiền-định.
Pháp-hành thiền-định có 40 đề-mục thiền-định:
- 10 đề-mục hình vòng tròn kasiṇa.
- 10 đề-mục tử thi bất-tịnh (asubha).
- 10 đề-mục niệm-niệm (anussati).
- 4 đề-mục tứ vô-lượng-tâm (appamaññā).
- 1 đề-mục vật-thực đáng nhờm (āhāre paṭikkūlasaññā).
- 1 đề-mục phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna).
- 4 đề-mục vô-sắc (āruppa).
* 10 đề-mục dẫn đến cận-định (Upacārasamādhi)
1- Đề-mục niệm-niệm 9 Ân-Đức-Phật (Buddhānussati).
2- Đề-mục niệm-niệm 6 Ân-Đức-Pháp (Dhammānussati).
3- Đề-mục niệm-niệm 9 Ân-Đức-Tăng (Saṃghānussati).
4- Đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình (Sīlā-
nussati).
5-Đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình (Cāgānussati)
6-Đề-mục niệm-niệm 5 pháp chư-thiên có nơi mình (Devānussati).
7- Đề-mục niệm-niệm trạng thái an-lạc tịch tịnh Niết-bàn (Upasamānussati).
8- Đề-mục niệm-niệm về sự chết (Maraṇānussati).
9- Đề-mục vật thực đáng nhờm (Āhāre paṭikkūlasaññā).
10- Đề-mục phân tích tứ-đại (catudhātavavatthāna).
Hành-giả thực-hành 1 trong 10 đề-mục thiền-định này chỉ có khả năng dẫn đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, thuộc về dục-giới thiện-tâm, bởi vì 10 đề-mục thiền-định này thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) [2] vô cùng vi tế, sâu sắc, ý nghĩa rộng lớn, nên định-tâm không thể an trú vào một đối-tượng nào nhất định.
Cho nên, hành-giả không thể chứng đắc được bậc thiền sắc-giới nào cả, tâm của hành-giả vẫn còn là dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm).
* 11 đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm
-10 đề-mục tử thi bất tịnh (asubha).
- 1 đề-mục niệm 32 thể trược trong thân (kāyagatāsati).
Hành-giả thực-hành 1 trong 11 đề-mục thiền-định này có tính chất thô nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc các bậc thiền sắc-giới bậc cao.
* 3 đề-mục vô-lượng-tâm dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm
- Đề-mục niệm rải tâm-từ đến chúng-sinh đáng yêu,
đáng mến (piyamanāpasattapaññatti).
- Đề-mục niệm rải tâm-bi đến chúng-sinh đang khổ, mong được cứu khổ (dukkhitasattapaññatti).
- Đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến chúng-sinh đang hưởng sự an-lạc, hạnh phúc (sukhitasattapaññatti).
Hành-giả thực-hành 1 trong 3 đề-mục thiền định vô-lượng này có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm, nhưng không có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm, bởi vì 3 đề-mục vô-lượng này còn có thọ lạc là chi-thiền.
* Đề-mục niệm rải tâm-xả dẫn đến chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm
Hành-giả sau khi đã chứng đắc từ đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm với 1 trong 3 đề-mục vô-lượng là đề-mục niệm rải tâm-từ hoặc đề-mục niệm rải tâm-bi hoặc đề-mục niệm rải tâm-hỷ xong.
Muốn chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả chỉ có thể thay đổi sang đề-mục niệm rải tâm-xả mà thôi, rồi hành-giả tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả ấy dẫn đến chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm.
Vì vậy, đề-mục niệm rải tâm-xả này chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi. Cho nên, hành-giả không thể bắt đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả này.
* 11 đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm
- 10 đề-mục hình tròn kasiṇa.
- 1 đề-mục niệm hơi thở vào, hơi thở ra (ānāpānassati).
Hành-giả thực-hành 1 trong 11 đề-mục thiền-định này, đề-mục thiền-định nào cũng có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm mà không cần thay đổi sang đề-mục thiền-định khác.
Đặc biệt 10 đề-mục hình tròn kasiṇa, khi hành-giả thực-hành thiền-định sử dụng 1 trong 10 đề-mục hình tròn kasiṇa dẫn đến chứng đắc từ đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm xong rồi; hành-giả muốn thay đổi sang đề-mục hình tròn kasiṇa khác, tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục hình tròn kasiṇa ấy dẫn đến chứng đắc từ đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm một cách dễ dàng, trong trường hợp hành-giả muốn luyện phép-thần-thông Iddhividha abhiññā (đa-dạng-thông).
Tính chất của 5 sắc-giới thiện-tâm
5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm này chỉ có thể phát sinh đối với hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có đủ 3 nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si) mà thôi, không thể phát sinh đối với hạng người có nhị-nhân (dvihetuka-puggala) chỉ có 2 nhân (vô-tham và vô-sân) không có vô-si (trí-tuệ).
Năm bậc thiền sắc-giới thiện-tâm
Hành-giả thực-hành thiền-định chọn đề-mục thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc theo tuần tự từ đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm đến đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm như sau:
Ban đầu, hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có 5 chi-thiền (jhānaṅga) có khả năng diệt bằng cách chế-ngự (vikkhambhanapāhāna) được 5 pháp chướng-ngại (nivaraṇa) ví như lấy đá đè cỏ, làm cho cỏ không thể vươn lên được.
Năm chi-thiền (Jhānaṅga)
1- Vitakka: Hướng-tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định duy nhất ấy.
2- Vicāra: Quan-sát trong đề-mục thiền-định ấy.
3- Pīti: Hoan-hỷ phát sinh do định-tâm an trú trong đề-mục thiền-định ấy.
4- Sukha: An-lạc phát sinh do định-tâm hoan hỷ trong đề-mục thiền-định ấy.
5- Ekaggatā: Nhất-tâm định-tâm vững chắc phát sinh do an-lạc trong đề-mục thiền-định ấy.
Năm pháp-chướng-ngại (Nivaraṇa)
1- Kāmacchanda nivaraṇa: Tham-dục trong ngũ-dục (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là pháp-chướng-ngại của thiền-định.
2- Byāpāda nivaraṇa: Sân-hận là pháp-chướng-ngại của thiền-định.
3- Thīna-middha nivaraṇa: Buồn-chán -buồn-ngủ là pháp-chướng-ngại của thiền-định.
4- Uddhacca-kukkucca nivaraṇa: Phóng-tâm -hối-hận là pháp-chướng-ngại của thiền-định.
5- Viccikicchā nivaraṇa: Hoài-nghi là pháp-chướng-ngại của thiền-định.
5 chi-thiền chế-ngự 5 pháp-chướng-ngại như thế nào?
Năm chi-thiền đó là 5 tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm, còn 5 pháp-chướng-ngại đó là 7 tâm-sở đồng sinh với ác-tâm. Mỗi chi-thiền có khả năng chế ngự được mỗi pháp-chướng-ngại như sau:
1- Vitakka: Hướng-tâm đến một đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại buồn-chán -buồn-ngủ (thīna-middha nivaraṇa).
2- Vicāra: Quan-sát trong đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại hoài-nghi (viccikicchā nivaraṇa).
3- Pīti: Hoan-hỷ trong đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại sân-hận (byāpāda nivaraṇa).
4- Sukha: An-lạc trong đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại phóng-tâm -hối-hận (uddhacca-kukkucca nivaraṇa).
5- Ekaggatā: Nhất-tâm trong đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại tham-dục (kāmacchanda nivaraṇa).
* Thực-hành thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định thuộc hạng hành-giả mandapuggala có trí-tuệ bậc thường có khả năng chế-ngự được mỗi chi-thiền để chứng đắc mỗi bậc thiền. Vì vậy, thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc thiền:
1- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với một đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có đầy đủ 5 chi-thiền, có khả năng diệt bằng cách chế-ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa), nên chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại.
2- Sau khi đã chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền vitakka: hướng-tâm còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế-ngự chi-thiền vitakka, nên chứng đắc đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm, có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền vitakka.
3- Sau khi đã chứng đắc đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền vicāra: quan-sát còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế-ngự chi-thiền vicāra, nên chứng đắc đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm, có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền vicāra.
4- Sau khi đã chứng đắc đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền pīti: hoan-hỷ còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế ngự chi-thiền pīti, nên chứng đắc đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm, có 2 chi-thiền là sukha và ekaggatā do chế ngự được chi-thiền pīti.
5- Sau khi đã chứng đắc đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha và ekaggatā, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền sukha: an-lạc còn thô, nên cần phải thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā: xả, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā, nên chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā.
Thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc
1- Đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa).
2- Đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 1 chi-thiền vitakka.
3- Đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền vicāra.
4- Đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền pīti.
5- Đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā.
Thực-hành thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc
Đối với hành-giả là hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén đã chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa).
Sau khi đã chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm có đủ 5 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền vitakka: hướng-tâm và chi-thiền vicāra còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế-ngự chi-thiền vitakka và chi-thiền vicāra cùng một lúc, nên chứng đắc đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā.
Vì vậy, đối với hành-giả là hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén, thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc thiền như sau:
1- Đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa).
2- Đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 2 chi-thiền vitakka và vicāra cùng một lúc.
3- Đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền pīti.
4- Đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā.
Đó là 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, đối với hành-giả thuộc về hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén.
Quả của sắc-giới thiện-nghiệp
Sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
-Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
-Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
* Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) có 5 sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikicca) hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên).
15 tầng trời sắc-giới chia theo 4 sắc-giới quả-tâm
1- Bậc đệ-nhất-thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời:
- Brahmapārisajjā: Tầng trời Phạm-chúng-thiên.
- Brahmapurohitā: Tầng trời Phạm-sư-thiên.
- Mahābrahmā: Tầng trời Đại-phạm-thiên.
2- Bậc đệ-nhị-thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời:
- Parittābhā: Tầng trời Thiểu-quang-thiên.
- Appamāṇābhā: Tầng trời Vô-lượng-thiên.
- Ābhassarā: Cõi Quang-âm-thiên.
3- Bậc đệ-tam-thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời:
- Parittasubhā: Tầng trời Thiểu-tịnh-thiên.
- Appamāṇasubhā: Tầng trời Vô-lượng-tịnh-thiên.
- Subhakiṇhā: Tầng trời Biến-tịnh-thiên.
4- Bậc đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm có 7 tầng trời:
- Vehapphalā: Tầng trời Quảng-quả-thiên.
- Asaññasattā: Tầng trời Vô-tưởng-thiên.
* Suddhāvāsa: Cõi Tịnh-cư-thiên có 5 tầng trời:
- Avihā: Tầng trời Vô-phiền-thiên.
- Atappā: Tầng trời Vô-nhiệt-thiên.
- Sudassā: Tầng trời Thiện-hiện-thiên
- Sudassī: Tầng trời Thiện-kiến-thiên.
- Akaniṭṭhā: Tầng trời Sắc-cứu-cánh-thiên.
Như vậy, từ bậc đệ-nhất-thiền sắc-giới quả-tâm cho đến bậc đệ-tam-thiền sắc-giới quả-tâm, mỗi bậc thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời theo năng lực của 3 bậc thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
Còn bậc đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm có 7 tầng trời là Vehapphalā: tầng trời Quảng-quả-thiên và Asañña-sattā: tầng trời Vô-tưởng-thiên đối với các hạng phàm-nhân và các bậc Thánh-nhân chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm.
Riêng Tịnh-cư-thiên có 5 tầng trời này chỉ dành riêng cho bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm (hoặc bậc Thánh Bất-lai thuộc hạng tikkha-puggala chứng đắc đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm).
* Do nguyên-nhân nào bậc thiền sắc-giới quả-tâm có 3 bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng?
* Mỗi bậc thiền sắc-giới thiện-tâm từ đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm đến đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm, mỗi bậc thiền có 3 bậc: bậc thiền sắc-giới bậc hạ, bậc thiền sắc-giới bậc trung, bậc thiền bậc thượng do năng lực của vasībhāva: 5 pháp-thuần-thục.
-Vasībhāva: Pháp-thuần-thục có 5 pháp [3]
1- Āvajjanavasībhāva: Pháp thuần-thục quán-triệt nghĩa là hành-giả có khả năng thuần-thục quán-triệt chi-thiền của bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.
2- Samāpajjanavasībhāva: Pháp thuần-thục nhập bậc thiền nghĩa là hành-giả có khả năng thuần thục nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.
3- Adhiṭṭhānavasībhāva: Pháp thuần-thục phát-nguyện nghĩa là hành-giả có khả năng thuần thục phát nguyện ấn định thời gian nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.
4- Vuṭṭhānavasībhāva: Pháp thuần-thục xả-thiền là hành-giả có khả năng thuần thục ấn định thời gian xả bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.
5- Paccavekkhaṇavasībhāva: Pháp thuần-thục quán-triệt là hành-giả có khả năng thuần-thục quán-triệt chi-thiền của bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy với tác-hành-tâm.
Ví dụ: Hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm.
- Nếu hành-giả không thường xuyên nhập đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, thì 5 pháp-thuần-thục (vasī-bhāva) của bậc thiền ấy có ít năng lực, nên đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm ấy trở thành đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm bậc hạ.
- Nếu hành-giả thỉnh thoảng nhập đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, thì 5 pháp-thuần-thục (vasībhāva) của bậc thiền ấy có năng lực trung bình, nên đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm ấy trở thành đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm bậc trung.
- Nếu hành-giả thường xuyên nhập đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, thì 5 pháp-thuần-thục (vasībhāva) của bậc thiền ấy có nhiều năng lực, nên đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm ấy trở thành đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm bậc thượng.
Hành-giả có thể sử dụng đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm bậc thượng ấy làm nền-tảng, để tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm.
Tương tự như vậy, các bậc thiền còn lại là đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm, nếu hành-giả thực-hành giống như đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm thì đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 bậc là bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 bậc là bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 bậc là bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
Mỗi sắc-giới thiện-nghiệp trong mỗi bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc hạ, bậc trung, bậc thượng cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhi-kāla) có mỗi bậc thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ, bậc trung bậc thượng gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy.
* Đối với hành-giả là hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén có 4 bậc thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên đúng theo 4 tầng trời bậc thiền sắc-giới quả-tâm.
* Đối với hành-giả là hạng mandapuggala có trí-tuệ bậc thường có 5 bậc thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên theo 4 tầng trời bậc thiền sắc-giới quả-tâm được trình bày như sau:
1-Quả của đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-nghiệp
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại. a-Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
* Hành-giả nào là người tam-nhân có giới hạnh trong sạch trọn vẹn, thực hành pháp-hành thiền-định, có khả năng chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết thì chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ-nhất-thiền sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời đệ-nhất-thiền sắc-giới quả-tâm, có 3 tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với đệ-nhất-thiền sắc-giới quả-tâm, có 3 bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:
- Đệ-nhất-thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Brahmapārisajjā: Phạm-chúng-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên này là thuộc hạ của Đại-phạm-thiên, có tuổi thọ 1/3 a-tăng-kỳ trụ [4] của kiếp trái đất.
- Đệ-nhất-thiền sắc-giới quả-tâm bậc trung làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Brahmapurohitā: Phạm-sư-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên này là cố vấn của Đại-phạm-thiên, có tuổi thọ ½ a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất.
- Đệ-nhất-thiền sắc-giới quả-tâm bậc thượng làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Mahābrahmā: Đại-phạm-thiên. Chư đại-phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên này là những bậc phạm-thiên cao thượng có tuổi thọ 1 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất.
b-Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại
Đệ-nhất-thiền sắc-giới quả-tâm nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên nào, liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính sắc-giới quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, cuối cùng cũng chính sắc-giới quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.
2- Quả của đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-nghiệp
Sắc-giới thiện-nghiệp trong 2 bậc thiền: đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm và đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tương đương trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại.
a- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
* Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm và đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong 2 bậc thiền: đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm và đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tương đương trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ-nhị-thiền sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời đệ-nhị-thiền sắc-giới quả-tâm, có 3 tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với đệ-nhị-thiền sắc-giới quả-tâm, có 3 bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:
- Đệ-nhị-thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Parittābhā: Thiểu-quang-thiên. Chư phạm thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên này có hào quang kém thua chư Phạm-thiên bậc cao, có tuổi thọ 2 đại-kiếp trái đất.
- Đệ-nhị-thiền sắc-giới quả-tâm bậc trung làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Appamāṇābhā: Vô-lượng-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên này có hào quang vô lượng, có tuổi thọ 4 đại-kiếp trái đất.
- Đệ-nhị-thiền sắc-giới quả-tâm bậc thượng làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Ābhassarā: Quang-âm-thiên. Chư phạm-thiên có hào quang sáng ngời phóng ra từ thân của Phạm-thiên, có tuổi thọ 8 đại-kiếp trái đất.
b- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại
Đệ-nhị-thiền sắc-giới quả-tâm nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên nào, liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính sắc-giới quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, cuối cùng cũng chính sắc-giới quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.
3- Quả của đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-nghiệp
Đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại. a-Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
* Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ-tứ-thiền
sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời đệ-tam-thiền sắc-giới quả-tâm, có 3 tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm, có 3 bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:
- Đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Parittasubhā: Thiểu-tịnh-thiên. Chư Phạm-thiên trong cõi này có hào quang xinh đẹp tuyệt vời vẫn còn kém thua Phạm-thiên bậc cao, có tuổi thọ 16 đại-kiếp trái đất.
- Đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm bậc trung làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Appamāṇasubhā: Vô-lượng-tịnh-thiên. Chư Phạm-thiên trong cõi này có hào quang xinh đẹp tuyệt vời vô lượng, có tuổi thọ 32 đại-kiếp trái đất.
- Đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm bậc thượng làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Subhakiṇhā: Biến-tịnh-thiên. Chư Phạm-thiên trong cõi này có hào quang xinh đẹp tuyệt vời tỏa ra toàn thân của vị Phạm-thiên, có tuổi thọ 64 đại-kiếp trái đất.
b-Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại
Đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên nào, liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính sắc-giới quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, cuối cùng cũng chính sắc-giới quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.
4- Quả của đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-nghiệp
Đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
a- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
Tầng trời đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm có 7 tầng trời:
* Tầng trời Vehapphalā: Tầng Trời Quảng-quả-thiên Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ-ngũ-thiền
sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm gọi là tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vehapphalā: Quảng-quả-thiên. Chư Phạm-thiên trong tầng trời này được bền vững lâu dài cho đến hết tuổi thọ đủ 500 đại-kiếp trái đất.
* Tầng trời Asaññasattā: Tầng Trời Vô-Tưởng-Thiên Sau khi đã chứng đắc đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi hành-giả nào tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, có khả năng chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm.
Hành-giả ấy vốn có tâm nhàm chán 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn), bởi vì nhàm chán các tâm biết các đối-tượng, nên có ý nguyện chỉ muốn có sắc-uẩn là thân mà thôi. Cho nên, sau khi hành-giả ấy chết, do nguyện lực của hành-giả ấy, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm (không cho quả tương xứng là đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm) mà cho quả là nhóm sắc-pháp gọi là jīvitanavakakalāpa: nhóm sắc-pháp có sắc-mạng-chủ là thứ chín làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên với 1 trong 3 oai-nghi: oai-nghi ngồi, hoặc oai-nghi đứng hoặc oai-nghi nằm trên tầng trời đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm gọi là tầng trời sắc-giới phạm-thiên Asaññasattā: Vô-tưởng-thiên. Chư Phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên này chỉ có thân (sắc-uẩn) trong oai nghi ngồi hoặc oai nghi đứng, hoặc oai nghi nằm mà thôi, không có tâm (4 danh-uẩn), vị phạm-thiên trong tầng trời này có tuổi thọ được bền vững lâu dài cho đến hết tuổi thọ đủ 500 đại-kiếp trái đất.
* Tầng trời Suddhāvāsa: Tầng trời Tịnh-cư-thiên có 5 tầng trời chỉ dành riêng cho bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi.
Hành-giả là bậc Thánh Bất-lai nào đã chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm. Sau khi bậc Thánh Bất-lai ấy chết, chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm gọi là tầng trời sắc-giới phạm-thiên Suddhā-vāsa: tầng trời sắc-giới phạm-thiên Tịnh-cư-thiên, có 5 tầng trời, mỗi tầng trời tùy theo năng lực của 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của bậc Thánh Bất-lai ấy.
- Nếu bậc Thánh Bất-lai ấy có tín-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Avihā: Vô-phiền-thiên, có tuổi thọ 1.000 đại-kiếp trái đất.
- Nếu bậc Thánh Bất-lai ấy có tấn-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Atappā: Vô-nhiệt-thiên, có tuổi thọ 2.000 đại-kiếp trái đất.
- Nếu bậc Thánh Bất-lai ấy có niệm-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Sudassā: Thiện-hiện-thiên, có tuổi thọ 4.000 đại-kiếp trái đất.
- Nếu bậc Thánh Bất-lai ấy có định-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Sudassī: Thiện-kiến-thiên, có tuổi thọ 8.000 đại-kiếp trái đất.
- Nếu bậc Thánh Bất-lai có tuệ-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Akaniṭṭhā: Sắc-cứu-cánh-thiên, có tuổi thọ 16.000 đại-kiếp trái đất.
Bậc Thánh Bất-lai ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại 1 trong 5 tầng trời sắc-giới phạm-thiên Tịnh-cư-thiên ấy, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Chư Phạm-thiên ở trong 7 tầng trời của bậc đệ-tứ-thiền sắc-giới quả-tâm này có tuổi thọ được bền vững lâu dài cho đến hết tuổi thọ của tầng trời ấy.
Còn chư Phạm-thiên ở trong các tầng trời sắc-giới phạm-thiên bậc thấp khác có tuổi thọ không được bền vững lâu dài, do các thời-kỳ kiếp trái đất bị hủy hoại.
- Nếu mỗi khi kiếp trái đất bị hủy hoại bằng lửa thì 6 cõi trời dục-giới và 3 tầng trời đệ-nhất-thiền sắc-giới phạm-thiên cũng đều bị hủy hoại.
- Nếu mỗi khi kiếp trái đất bị hủy hoại bằng gió thì 6 cõi trời dục-giới, 3 tầng trời đệ-nhất-thiền sắc-giới phạm-thiên, 3 tầng trời đệ-nhị-thiền sắc-giới phạm-thiên và 3 tầng trời đệ-tam-thiền sắc-giới phạm-thiên cũng đều bị hủy hoại, cho nên chư phạm-thiên ở trong 9 tầng trời sắc-giới phạm-thiên bậc thấp này có tuổi thọ không được bền vững lâu dài, không sống đến hết tuổi thọ tại tầng trời ấy.
b- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (Pavattikāla), kiếp hiện-tại
Đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên nào, liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại, chính đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, cuối cùng cũng chính đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.
Phần sắc-giới thiện-nghiệp và quả của sắc-giới thiện-nghiệp đã giải thích xong, tiếp theo giải thích vô-sắc-giới thiện-nghiệp và quả của vô-sắc-giới thiện-nghiệp.
Trong quyển sách này chỉ trình bày, giải thích nghiệp và quả của nghiệp, cho nên, không trình bày phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm[5], mà chỉ trình bày, giải thích về vô-sắc-giới thiện-nghiệp và quả của vô-sắc-giới thiện-nghiệp mà thôi.
Vô-sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) đồng sinh với 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) có 4 vô-sắc-giới quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.
4 đề-mục thiền-định vô-sắc-giới (Āruppa)
1- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ nhất gọi là ākāsapaññatti: Hư-không chế-định.
2- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ nhì gọi là paṭhamāruppaviññaṇa: Đệ-nhất-thiền vô-sắc-giới tâm. 3-Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ ba gọi là natthi-bhāvapaññatti: Không còn gì chế-định.
4-Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ tư gọi là tatiyā-ruppaviññaṇa: Đệ-tam-thiền vô-sắc-giới-tâm.
Sau khi đã chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm,
hành-giả có ý nguyện tiếp tục chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm. Hành-giả có 2 nhóm mà mỗi nhóm có quan niệm suy xét khác nhau:
* Nhóm thứ nhất trong thời-kỳ không có Phật-giáo trên thế gian, những hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm xong, rồi suy xét rằng:
“Các thứ bệnh hoạn ốm đau đều phát sinh do từ sắc thân này, sự đói khát cũng phát sinh từ sắc thân này, thậm chí sự tranh giành lẫn nhau cũng phát sinh từ sắc thân này cả.
Vả lại, sắc thân này vốn sinh từ máu huyết của mẹ cha, ô trọc (trược) đáng ghê tởm. Còn cõi trời vô-sắc-giới, chư vị phạm-thiên không có sắc thân, chỉ có tâm mà thôi, nên hoàn toàn không có sự khổ thân nào, chỉ có tâm an-lạc mà thôi.”
Do suy xét như vậy nên hành-giả phát sinh tâm nhàm chán sắc thân này, chỉ mong muốn được tái-sinh kiếp sau trên cõi trời vô-sắc-giới, không có sắc-thân, mà chỉ có tâm mà thôi.
* Nhóm thứ nhì trong thời-kỳ có Phật-giáo trên thế gian, những hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm xong, rồi suy xét rằng:
“Định-tâm (ekaggatā) trong đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm có ít năng lực, còn định-tâm trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới có nhiều năng lực và vô cùng vi-tế, có khả năng luyện phép thần-thông (abhiññā) được, hoặc nếu là bậc Thánh Bất-lai hoặc bậc Thánh A-ra-hán có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) được.”
Do suy xét như vậy nên hành-giả tiếp tục cố gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định với mỗi đề-mục thiền-định vô-sắc-giới theo tuần tự, để dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm theo tuần tự trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc
1- Đệ-nhất-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsā-nañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm).
2- Đệ-nhị-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññā-nañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm).
3- Đệ-tam-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcañ-ñāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm).
4- Đệ-tứ-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasañ-ñānāsaññāyatanakusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm).
Tuy 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm đều có 2 chi-thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm) giống nhau, nhưng mỗi đề-mục thiền-định từ vi-tế đến càng vi-tế hơn dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm từ vi-tế đến càng vi-tế hơn theo tuần tự trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
1- Quả của đệ-nhất-thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp
Đệ-nhất-thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là không-vô-biên-xứ-thiền thiện-nghiệp trong không-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
a- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
* Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ-nhất-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusala-citta: không-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-nhất-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là không-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) có ākāsānañcāyatanavipākacitta: không-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Không-vô-biên-xứ-thiên. Chư Phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên này có tuổi thọ lâu dài suốt 20.000 đại-kiếp trái đất.
b- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (Pavattikāla), kiếp hiện-tại
Không-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Không-vô-biên-xứ-thiên; liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại, chính không-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn, bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy; cuối cùng cũng chính không-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.
2- Quả của đệ-nhị-thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp
Đệ-nhị-thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-nghiệp trong thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
a- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
* Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ-nhị-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusala-citta: thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-nhị-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kāla) có viññānañcāyatanavipākacitta: thức-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Thức-vô-biên-xứ-thiên. Chư Phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên này có tuổi thọ lâu dài suốt 40.000 đại-kiếp trái đất.
b- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (Pavattikāla), kiếp hiện-tại
Thức-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Thức-vô-biên-xứ-thiên; liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại, chính thức-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn, bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy; cuối cùng cũng chính thức-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.
3- Quả của đệ-tam-thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp
Đệ-tam-thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-nghiệp trong vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
a- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
* Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ-tam-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusala-citta: vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-tam-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có ākiñcaññāyatanavipākacitta: vô-sở-hữu-xứ-thiền quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Vô-sở-hữu-xứ-thiên. Chư Phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên này có tuổi thọ lâu dài suốt 60.000 đại-kiếp trái đất.
b- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (Pavattikāla), kiếp hiện-tại
Vô-sở-hữu-xứ-thiền quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Vô-sở-hữu-xứ-thiên; liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính vô-sở-hữu-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn, bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy; cuối cùng cũng chính thức-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.
4- Quả của đệ-tứ-thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp
Đệ-tứ-thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-nghiệp trong phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại. a-Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)
* Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ-tứ-thiền
vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatana-kusalacitta: phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-tứ-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau có nevasaññānāsaññāyatanavipākacitta: phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên tột đỉnh trong tam-giới. Chư Phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên này có tuổi thọ lâu dài nhất suốt 84.000 đại-kiếp trái đất.
b-Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (Pavattikāla), kiếp hiện-tại
Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên, liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn, bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy, cuối cùng cũng chính phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.
Tất cả chúng-sinh là hạng phàm-nhân và 3 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, vẫn còn tham-ái, nên còn tái-sinh kiếp sau tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Chư vị phạm-thiên tử sinh luân-hồi
* Trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên nào, nếu vị phạm-thiên nào không chỉ hưởng sự an-lạc trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy mà còn tiếp tục thực-hành pháp-hành-thiền-định, nếu chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào thấp hơn, hoặc ngang bằng, hoặc cao hơn bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cũ, sau khi vị phạm-thiên ấy chết, thì chắc chắn bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kāla) có bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên thấp hơn tầng trời cũ hoặc ngang bằng tầng trời cũ hoặc cao hơn tầng trời cũ, tùy thuộc vào bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy của vị phạm-thiên ấy như sau:
- Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào thấp hơn bậc thiền cũ, sau khi vị phạm-thiên ấy chết, thì sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm thấp ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền sắc-giới quả-tâm thấp ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên thấp ấy, tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm thấp ấy.
- Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào ngang bằng với bậc thiền cũ, sau khi vị phạm-thiên ấy chết, thì sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền cũ ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền sắc-giới quả-tâm ngang bằng với bậc thiền cũ ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên ngang bằng với tầng trời cũ ấy, tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ngang bằng với bậc thiền cũ ấy.
- Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cao hơn bậc thiền cũ, sau khi vị phạm-thiên ấy chết, thì sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cao ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền sắc-giới quả-tâm cao ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhi-citta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên cao ấy, tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm cao ấy.
- Nếu vị phạm-thiên nào không chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào, sau khi vị phạm-thiên ấy chết, thì chắc chắn dục-giới thiện-nghiệp trong dục-giới thiện-tâm trong tiền-kiếp của vị phạm-thiên ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người trong cõi người hoặc làm vị thiên-nam trong 1 trong 6 cõi trời dục-giới.
- Vị phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên đến khi hết tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất (chết) tại tầng trời sắc-giới ấy, chắc chắn chỉ có dục-giới thiện-nghiệp trong dục-giới thiện-tâm kể từ tiền-kiếp kiếp thứ 3 trở lui về trước cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người trong cõi người hoặc làm vị thiên-nam 1 trong 6 cõi trời dục-giới.
* Trong cõi vô-sắc-giới phạm-thiên có 4 tầng trời, nếu vị phạm-thiên nào không chỉ hưởng sự an-lạc trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy, mà còn tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, thì chỉ có thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ ấy, hoặc chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cao hơn bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ ấy mà thôi (nhưng không thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm thấp hơn bậc thiền cũ, bởi vì không có đối-tượng-thiền-định).
- Sau khi vị phạm-thiên ấy trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy hết tuổi thọ (chết), nếu có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm ấy gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ngang bằng với tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cũ ấy.
- Sau khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ (chết), nếu có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cao hơn bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm cao ấy gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cao hơn tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cũ ấy.
- Vị phạm-thiên nào trong tầng trời vô-sắc-giới Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên tột đỉnh, chỉ có thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ là bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm mà thôi, không thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc thấp, bởi vì không có đối-tượng.
Sau khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ lâu dài nhất suốt 84.000 đại-kiếp trái đất (chết), thì chắc chắn vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiền thiện-tâm cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau có bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trở lại tầng trời vô-sắc-giới phạm thiên cũ ấy.
- Nếu vị phạm-thiên nào ở trong tầng trời vô-sắc-giới Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên tột đỉnh, không chứng đắc lại bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm cũ, sau khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ (chết), thì dục-giới thiện-nghiệp trong dục-giới thiện-tâm trong tiền-kiếp của vị phạm-thiên ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau xuống cõi thiện dục-giới, sinh làm người hoặc sinh làm vị thiên-nam trong cõi trời dục-giới.
* Dù chúng-sinh chịu quả khổ của ác-nghiệp vô-gián-trọng tội trong cõi đại-địa-ngục Avīci thấp tột cùng suốt thời gian lâu dài trải qua nhiều đại-kiếp trái đất, cũng đến lúc mãn quả của ác-nghiệp ấy mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục, rồi tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy.
* Dù vị Phạm-thiên hưởng sự an-lạc trên tầng trời vô-sắc-giới tột đỉnh Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên suốt thời gian 84.000 đại-kiếp trái đất lâu dài nhất trong tam-giới, cũng đến lúc hết tuổi thọ, rồi dục-giới thiện-nghiệp trong dục-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm vị thiên-nam trong cõi trời dục-giới.
Cho nên, trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới chỉ là nơi tạm trú đối với tất cả mọi chúng-sinh, chắc chắn không có một chúng-sinh nào được thường trú trong một cõi-giới nào cả.
Nếu chúng-sinh nào còn là hạng phàm-nhân chưa phải là bậc Thánh-nhân, còn luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, thì chúng-sinh ấy khó mà thoát khỏi bị sa vào 4 cõi ác-giới là địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.
Tử (cuti) chuyển kiếp (chết) nghĩa là kết thúc kiếp hiện-tại của mỗi chúng-sinh.
Sinh (paṭisandhi) là tái-sinh kiếp sau, bắt đầu kiếp sau.
Kiếp hiện-tại diệt (chết), kiếp sau sinh kế tiếp sau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt trong cùng cận-tử-lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta) không có khoảng cách thời gian chờ đợi, và cứ tiếp diễn kiếp hiện-tại diệt (chết), kiếp sau sinh như vậy, gọi là tử sinh luân-hồi.
Thật vậy, trong maraṇāsannavīthicitta: cận-tử-lộ-trình-tâm, các tâm sinh rồi diệt, đến cuticitta: tử-tâm là quả-tâm cuối cùng kiếp hiện-tại diệt (chết), kết thúc kiếp hiện-tại; liền paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm, là quả-tâm bắt đầu kiếp sau sinh 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt trong cùng cận-tử-lộ-trình-tâm, không có khoảng cách thời gian chờ đợi.
- Cõi dục-giới có 11 cõi-giới.
- Cõi sắc-giới có 16 cõi-giới.
- Cõi vô-sắc-giới có 4 cõi-giới.
1.1-Cõi dục-giới có 11 cõi-giới chia ra 2 loại:
- Cõi ác-giới có 4 cõi-giới.
- Cõi thiện dục-giới có 7 cõi-giới.
* Cõi ác-giới có 4 cõi-giới
Chúng-sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào, sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy trong 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 1 quả-tâm là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp gọi là ác-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì sinh trong 4 cõi ác-giới là cõi địa-ngục, loài a-su-ra, loài ngạ-quỷ, loài súc-sinh.
* Cõi-thiện-dục-giới có 7 cõi
Chúng-sinh nào đã tạo dục-giới thiện-nghiệp nào (đại-thiện-nghiệp nào), sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 9 quả-tâm đó là 8 đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.
1.2-Cõi sắc-giới có 16 tầng trời
Hành-giả là hạng người tam-nhân có giới hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc đến 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.
Sau khi hành-giả chết, chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 5 sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhi-citta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhi-kicca) hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên), tùy theo năng lực của mỗi bậc thiền sắc-giới quả-tâm.
* Nếu hành-giả nào chứng đắc đến đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm, có tâm nhàm chán 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn và thức-uẩn), mà có ý nguyện chỉ muốn có sắc-uẩn là thân mà thôi.
Sau khi hành-giả ấy chết, do nguyện lực của hành-giả, nên sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có nhóm sắc-pháp gọi là jīvitanavaka-kalāpa làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên chỉ có sắc-uẩn là thân mà thôi, trong oai-nghi ngồi hoặc oai-nghi đứng hoặc oai-nghi nằm.
1.3-Cõi vô-sắc-giới có 4 tầng trời
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc đến 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) có 4 vô-sắc-giới quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.
1- Loài thai-sinh là chúng-sinh sinh từ trong thai của mẹ như loài người, loài thú như trâu, bò, chó, mèo, …
2- Loài noãn-sinh là chúng-sinh sinh từ trong trứng, rồi từ trứng nở ra con như: gà, vịt, chim, …
3- Loài thấp-sinh là chúng-sinh sinh từ nơi ẩm thấp, dưới đất, vũng nước như: giun, sán, dòi, …
4- Loài hóa-sinh là chúng-sinh hóa ra thân hình có đầy đủ các bộ phận ngay tức khắc, mà không chờ đợi thời gian tăng trưởng như sau:
- Con người đầu tiên hiện ra trên trái đất (không có cha mẹ).
- Chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới.
- Chư phạm-thiên trong 16 tầng trời sắc-giới và chư phạm-thiên trong 4 tầng trời vô-sắc-giới.
- Chúng-sinh trong các cõi địa-ngục.
- Chúng-sinh là các loài a-su-ra.
- Chúng-sinh là các loài ngạ-quỷ.
Thiện-Nghiệp Thần-Thông (Abhiññākusala)
Thiện-nghiệp thần-thông không cho quả tái-sinh kiếp sau, bởi vì thiện-nghiệp thần-thông phát sinh sau đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm như là quả của đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 phép-thần-thông thế-gian (lokiya abhiññā).[6]
Phép tam-giới thần-thông có 5 loại:
- Đa-dạng-thông (Iddhividha abhiññā).
- Thiên-nhãn-thông (Dibbacakkhu abhiññā).
- Tha-tâm-thông (Paracittavijānana abhiññā).
- Tiền-kiếp-thông (Pubbenivāsānussati abhiññā).
- Thiên-nhĩ-thông (Dibbasota abhiññā).
1- Đa-dạng-thông (Iddhividha abhiññā)
-Một người phát nguyện trở thành hằng trăm, hằng ngàn người.
- Hằng trăm, hằng ngàn người phát nguyện trở thành một người.
- Hiện hình đến một nơi do ý muốn.
- Tàng hình không cho ai thấy.
- Hiện hình cho mọi người đều thấy.
- Đi xuyên qua tường thành như đi qua chỗ trống.
- Đi xuyên qua núi đá như đi qua chỗ trống.
- Làm mặt đất trở thành mặt biển, rồi lặn xuống.
- Làm mặt biển trở thành mặt đất, rồi đi lại được.
- Chui xuống mặt đất như lặn xuống nước.
- Bay nhanh trên hư không như các loài chim.
- Tay sờ đụng mặt trăng, mặt trời.
- Xuất hiện lên cõi trời dục-giới, cõi trời sắc-giới,… Phép thần-thông này có khả năng phát nguyện trở thành nhiều phép khác nhau do ý nguyện, v.v…
2- Thiên-nhãn-thông (Dibbacakkhu abhiññā)
Thiên-nhãn-thông còn có khả năng đặc biệt thấy rõ, biết rõ kiếp quá-khứ của chúng-sinh trong các cõi-giới, sự sinh, sự tử của tất cả chúng-sinh do nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh (có giới hạn).
3- Tha-tâm-thông (Paracittavijānana abhiññā)
4- Tiền-kiếp-thông (Pubbenivāsānussati abhiññā)
Và tiền-kiếp-thông cũng có khả năng nhớ rõ tiền-kiếp của các chúng-sinh khác mà mình đã từng gặp, đã từng thấy trong kiếp quá-khứ của mình (có giới hạn).
5- Thiên-nhĩ-thông (Dibbasota abhiññā)
Năm phép-thần-thông này thuộc về tam-giới thần-thông (lokiya-abhiññā) có trong Phật-giáo và có ngoài Phật-giáo, cả trong thời-kỳ Đức-Phật chưa xuất hiện trên thế gian.
* Còn phép-thần-thông đặc biệt gọi là āsavakkhaya-ñāṇa: trầm-luân-tận-minh thuộc về siêu-tam-giới minh chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, từ khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian.
Trầm-luân-tận-minh này hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo, chỉ có trong Phật-giáo mà thôi.
Thật vậy, chiều ngày rằm tháng tư (âm-lịch) Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngự đến ngồi dưới cội cây Đại-Bồ-Đề tại khu rừng Uruvelā.
- Canh đầu đêm rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha chứng đắc pubbenivāsānussati-ñāṇa: tiền-kiếp-minh.
-Canh giữa đêm rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha chứng đắc dibbacakkhuñāṇa: thiên-nhãn-minh.
- Canh chót đêm rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha chứng đắc āsavakkhayañāṇa:[7] trầm-luân-tận-minh bằng 4 Thánh-đạo-tuệ theo tuần tự:
- Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp trầm-luân là diṭṭhāsava: tà-kiến trầm-luân.
- Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là kāmāsava: tham-dục trầm-luân loại thô trong cõi dục-giới.
- Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là kāmāsava: tham-dục trầm-luân loại vi-tế trong cõi dục-giới.
- A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 pháp-trầm-luân là bhavāsava: kiếp-trầm-luân và avijjāsava: vô-minh-trầm-luân không còn dư sót. Đặc biệt Đức-Phật đã diệt tận được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā) đã tích lũy vô số kiếp từ vô thủy.
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.
Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, nên các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ cũng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
Siêu-tam-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm liền cho quả có 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm không có thời gian chờ đợi (akālikadhamma) nghĩa là Thánh-đạo-tâm nào sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt liền Thánh-quả-tâm ấy sinh trong cùng Thánh-đạo-lộ-trình-tâm (maggavīthicitta) ấy.
1- Hành-giả thiện-trí phàm-nhân thuộc hạng người tam-nhân có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
2- Hành-giả là bậc Thánh Nhập-lưu tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế lần thứ nhì, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
3- Hành-giả là bậc Thánh Nhất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế lần thứ ba, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại vi-tế, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
4- Hành-giả là bậc Thánh Bất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế lần thứ tư, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao-thượng.
Thánh-đạo-tâm có 4 loại tâm:
1- Nhập-lưu Thánh-đạo.
2- Nhất-lai Thánh-đạo.
3- Bất-lai Thánh-đạo.
4- A-ra-hán Thánh-đạo.
Thánh-quả-tâm có 4 loại tâm:
1- Nhập-lưu Thánh-quả.
2- Nhất-lai Thánh-quả.
3- Bất-lai Thánh-quả.
4- A-ra-hán Thánh-quả.
Bậc Thánh-nhân có 4 bậc:
1-Bậc Thánh Nhập-lưu.
2-Bậc Thánh Nhất-lai.
3-Bậc Thánh Bất-lai.
4-Bậc Thánh A-ra-hán.
Siêu-tam-giới thiện-nghiệp trong 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm không cho quả tái-sinh kiếp sau, mà trái lại làm giảm dần kiếp tái-sinh kiếp sau theo mỗi bậc Thánh-nhân như sau:
1- Bậc Thánh Nhập-lưu tuyệt đối không còn tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới mà chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Đến kiếp thứ 7, Bậc Thánh Nhập-lưu ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
2- Bậc Thánh Nhất-lai chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, bậc Thánh Nhất-lai ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
3- Bậc Thánh Bất-lai không còn tái-sinh trở lại cõi dục-giới mà chỉ còn tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên mà thôi. Vị phạm-thiên ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
4- Bậc Thánh A-ra-hán hết tuổi thọ ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Tóm lược các-nghiệp và quả của các-nghiệp
Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi-Diệu-Pháp Yếu-Nghĩa) của Ngài Đại-Trưởng-lão Anuruddhamahā-thera trình bày về nghiệp có 4 phần (kammacatukka):
I- Kiccacatukka: Phần nghiệp phân chia 4 loại theo phận sự của nghiệp, có 4 loại nghiệp:
1.1-Janakakamma: Sinh-quả-nghiệp là nghiệp có phận sự cho quả trong thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
1.2-Upatthambhakakamma: Hỗ-trợ-nghiệp là nghiệp có phận sự hỗ trợ nghiệp khác cho quả.
1.3-Upapīḷakakamma: Hãm-hại-nghiệp là nghiệp có phận sự hãm hại nghiệp đối nghịch.
1.4-Upaghātakakamma: Sát-hại-nghiệp là nghiệp có phận sự sát hại nghiệp khác.
II- Pākadānapariyāyacatukka: Phần nghiệp phân chia 4 loại cho quả của nghiệp theo tuần tự, có 4 loại nghiệp:
2.1-Garukakamma: Trọng-yếu-nghiệp là nghiệp trọng có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp sau.
2.2-Āsannakamma: Cận-tử-nghiệp là nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung.
Nếu không có trọng-yếu-nghiệp thì cận-tử-nghiệp này cho quả tái-sinh kiếp sau.
2.3-Āciṇṇakamma: Thường-hành-nghiệp là nghiệp thường hành hằng ngày đêm.
Nếu không có cận-tử-nghiệp thì thường-hành-nghiệp này cho quả tái-sinh kiếp sau.
2.4-Kaṭattākamma: Bình-thường-nghiệp là nghiệp bình thường kém 3 loại nghiệp trên, hoặc nghiệp trong kiếp quá-khứ.
Nếu không có 3 loại nghiệp trên thì bình-thường-nghiệp này cho quả tái-sinh kiếp sau.
III- Pākakālacatukka: Phần nghiệp phân chia 4 loại cho quả của nghiệp theo thời gian, có 4 loại nghiệp.
3.1-Diṭṭhadhammavedanīyakamma: Hiện-kiếp quả-nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).
3.2-Upapajjavedanīyakamma: Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì).
3.3-Aparāpariyavedanīyakamma: Kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp này đến kiếp kia kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.
3.4-Ahosikamma: Vô-hiệu-quả-nghiệp là nghiệp không còn hiệu lực cho quả của nghiệp được nữa.
IV- Pākaṭṭhānacatukka: Phần nghiệp phân chia 4 loại cho quả của nghiệp theo cõi-giới, có 4 loại nghiệp:
4.1-Akusalakamma: Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới là cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, loài ngạ-quỷ, loài súc-sinh.
4.2-Kāmāvacarakusalakamma: Dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) trong 8 dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm) cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.
4.3-Rūpāvacarakusalakamma: Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh trong 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.
4.4-Arūpavacarakusalakamma: Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.
Kamma: Nghiệp có 2 loại:
1-Akusalakamma: Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) đó là 8 tham-tâm + 2 sân-tâm + 2 si-tâm, nên có 12 bất-thiện-nghiệp (12 ác-nghiệp) tính theo 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm).
2-Kusalakamma: Thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 21 thiện-tâm đó là 8 dục-giới thiện-tâm + 5 sắc-giới thiện-tâm + 4 vô-sắc-giới thiện-tâm + 4 siêu-tam-giới thiện-tâm (4 Thánh-đạo-tâm).
Nghiệp và quả của nghiệp
“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kamma-bandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmi.”
Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta; ta sẽ tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’ ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.
* Kammassako’mhi: Ta có nghiệp là của riêng
Tất cả mọi ác-nghiệp nào và mọi thiện-nghiệp nào mà ta đã tạo thì mọi ác-nghiệp ấy và mọi thiện-nghiệp ấy chỉ là của riêng ta mà thôi, hoàn toàn không phải là của chung với ai cả, không liên quan đến người khác, chúng-sinh khác.
Thật vậy, mỗi người đều có quyền hoàn toàn chủ động tự lựa chọn tạo ác-nghiệp nào hoặc tạo thiện-nghiệp nào tùy theo khả năng của mình.
Nếu khi người nào đã tạo ác-nghiệp nào và thiện-nghiệp nào rồi thì ác-nghiệp ấy và thiện-nghiệp ấy chỉ thuộc về của riêng của người ấy thật sự mà thôi.
Mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài từ vô thủy trải qua vô số kiếp cho đến kiếp hiện-tại, đã từng tạo mọi ác-nghiệp và mọi đại-thiện-nghiệp dù nhẹ, dù nặng vẫn được lưu trữ đầy đủ trọn vẹn ở trong tâm, không hề mất mát một mảy may nào cả, dù cho thân mỗi kiếp có thay đổi theo quả của nghiệp, nhưng tâm vẫn sinh rồi diệt liên tục từ kiếp này sang kiếp kia, đối với chúng-sinh còn là hạng phàm-nhân.
Người thiện-trí nào có trí-tuệ hiểu biết đúng như vậy thì người ấy có“kammassakatā sammādiṭṭhi: chánh-kiến sở nghiệp của mình.”
“Kammassako’mhi: Nghiệp là của riêng ta.”
* Kammaphala: Quả của nghiệp
Quả của nghiệp có 2 loại:
- Quả khổ của ác-nghiệp.
- Quả an-lạc của thiện-nghiệp.
“Yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmi.”
Ta tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’ ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.
Thật ra, tất cả mọi ác-nghiệp và mọi thiện-nghiệp chắc chắn chỉ thuộc về chủ-nhân của nghiệp mà thôi, hoàn toàn không phải là của chung với ai cả, không liên quan đến người khác, chúng-sinh khác. Nhưng quả khổ của ác-nghiệp ấy hoặc quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy không chỉ trực-tiếp thuộc về chủ-nhân của nghiệp mà sự thật quả khổ của ác-nghiệp ấy hoặc quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy còn ảnh hưởng gián-tiếp đến những người thân gần gũi với chủ-nhân của nghiệp ấy nữa.
1-Quả khổ của ác-nghiệp
Tích Ngài Trưởng-lão Losakatissa
Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana, gần kinh-thành Sāvatthī, đề cập đến Ngài Trưởng-lão Losakatissa, trong tích Losakajātaka [8] được tóm lược như sau:
Thí-chủ xây dựng ngôi chùa làng, rồi thỉnh vị tỳ-khưu về làm trụ trì, xin hộ độ các thứ vật dụng cần thiết đến chư tỳ-khưu trong chùa. Hằng ngày, vị tỳ-khưu trụ trì đi khất thực, rồi độ vật thực tại nhà thí-chủ.
Một hôm, một vị khách Tăng là bậc Thánh A-ra-hán từ phương xa đến đứng khất thực trước nhà thí-chủ.
Khi nhìn thấy Ngài khách Tăng, thí-chủ liền phát sinh đức-tin trong sạch nơi Ngài khách Tăng, ông ra tận nơi kính thỉnh Ngài Trưởng-lão vào nhà, thỉnh Ngài Trưởng-lão ngồi chỗ cao quý, rồi kính dâng cúng dường vật thực đến Ngài khách Tăng.
Ngài Trưởng-lão độ vật thực xong, người thí-chủ kính thỉnh Ngài thuyết-pháp, sau khi lắng nghe chánh-pháp thí-chủ phát sinh đức-tin vô cùng hoan hỷ, kính thỉnh Ngài khách Tăng đến nghỉ lại tại ngôi chùa.
Vị tỳ-khưu trụ trì theo dõi thấy người thí-chủ lần đầu tiên gặp vị khách Tăng này, cung-kính đón tiếp niềm nở, khiến cho vị tỳ-khưu trụ trì nghĩ rằng:
“Ta là vị trụ trì ở tại ngôi chùa nhiều năm mà ông thí-chủ không đối xử với ta một cách niềm nở như vị khách Tăng này.”
Ngài khách Tăng làm vệ sinh căn phòng xong, rồi Ngài ngồi nhập quả-định (phalasamāpatti) làm cho thân tâm được an-lạc.
-Kính bạch Đại-đức trụ trì, Ngài khách Tăng nghỉ ở phòng nào? Bạch Đại-đức.
Ông thí-chủ đến hầu đảnh lễ Ngài khách Tăng, rồi kính dâng những hoa và các thứ thuốc trị bệnh như bơ lỏng, mật ong, dầu, v.v… rồi kính thỉnh Ngài khách Tăng thuyết-pháp. Ông thí-chủ và những người nhà ngồi lắng nghe chánh-pháp đến tối.
Ông thí-chủ ra đốt đèn cúng dường đến cây Đại-Bồ-đề, ngôi bảo tháp, đốt đèn xung quanh làm cho ngôi chùa sáng tỏa mọi nơi, rồi ông thí-chủ vào đảnh lễ vị trụ trì và bạch rằng:
-Kính bạch Ngài trụ trì, con kính thỉnh Ngài và Ngài khách Tăng ngày mai đến thọ thực tại tư gia của con. Bạch Ngài.
Hằng ngày, ông thí chủ thỉnh Ngài trụ trì đi đến thọ thực tại nhà, hôm ấy, ông thí-chủ thỉnh cả Ngài khách Tăng cùng thọ thực tại nhà ông ngày hôm sau nữa.
Vị tỳ-khưu trụ trì nghĩ rằng: “Ông thí-chủ này mới gặp Ngài khách Tăng hôm nay mà đối xử cung-kính đặc biệt với Ngài khách Tăng hơn cả ta ở tại ngôi chùa này.
Nếu Ngài khách Tăng ở tại ngôi chùa này thì ông thí-chủ đâu còn cung-kính ta như trước nữa.”
Ngài khách Tăng biết rằng: “Vị tỳ-khưu trụ trì có thái độ không muốn ta ở lại ngôi chùa này. Sáng ngày mai, ta sẽ rời khỏi ngôi chùa này, trở về chỗ ở của ta.”
Người thí-chủ ra đón rước Ngài trụ trì, hai tay nhận cái bát, thỉnh mời vào nhà, thỉnh ngồi trên tọa cụ đã trải sẵn, người thí-chủ đảnh lễ Ngài trụ trì, rồi bạch rằng:
- Kính bạch Ngài trụ trì, Ngài khách Tăng sao chưa đến? Bạch Ngài.
- Này ông thí-chủ! Ông kính trọng vị khách Tăng như thế nào không biết, còn sư đã đánh chuông, gõ cửa, mà vị khách Tăng vẫn chưa thức dậy được.
Hôm qua, vị khách Tăng độ vật thực ngon miệng của ông còn no cho đến ngày hôm nay, sáng nay vị khách Tăng vẫn còn nằm ngủ say. Ông thí-chủ kính trọng vị khách Tăng như thế ấy!
Mặc dù nghe Ngài trụ trì nói về Ngài khách Tăng như vậy, nhưng ông thí-chủ vẫn hoàn toàn không tin đó là sự thật, mà có đức-tin trong sạch nơi Ngài khách Tăng là Bậc đáng tôn kính.
Sau khi Ngài trụ trì độ vật thực với món ăn đặc biệt gọi là pāyāsa (nấu bằng sữa, bơ, mật ong, đường thốt nốt rất công phu) xong, người thí-chủ đem cái bát rửa sạch rồi bỏ món ăn pāyāsa vào đầy bát, đem đến bạch với Ngài trụ trì rằng:
-Kính bạch Ngài trụ trì, Ngài khách Tăng ấy có lẽ đi đường xa vất vả nên còn mệt. Kính xin Ngài đem phần vật thực này về chùa, rồi kính dâng đến Ngài khách Tăng. Bạch Ngài.
Trên đường đi trở về chùa, vị tỳ-khưu trụ trì nghĩ rằng: “Nếu vị khách Tăng ấy được ăn món pāyāsa ngon miệng này, dù ta nắm cổ lôi ra khỏi chùa, không dễ gì mà chịu đi ra khỏi chùa.
Nếu ta đem món ăn pāyāsa đến cho người khác thì chắc chắn sẽ bị lộ ra nhiều người biết, hoặc nếu ta đổ món ăn pāyāsa xuống nước thì dầu bơ nổi trên mặt nước, hoặc nếu ta đổ bỏ trên mặt đất, các bầy chim bay lại ăn thì sẽ bị lộ ra nhiều người biết.
Vậy, ta nên đổ bỏ món ăn pāyāsa này nơi nào đây!
Khi đến chùa, vị tỳ-khưu trụ trì không thấy Ngài khách Tăng nên nghĩ rằng: “Ngài khách Tăng ấy có lẽ là bậc Thánh A-ra-hán biết được ác-tâm xấu xa đê tiện của ta nên Ngài đã bỏ đi đến nơi khác rồi!
Ôi ! ta đã tạo ác-nghiệp nặng nề tồi tệ quá rồi!”
Khi thoát ra khỏi cõi địa-ngục, năng lực của ác-nghiệp còn dư sót, tiếp tục cho quả tái-sinh kiếp sau làm dạ-xoa suốt 500 kiếp, mỗi kiếp đều chịu cảnh đói khổ, đến gần chết mới được ăn no một lần, rồi chết.
Trong vòng tử sinh luân-hồi, sinh kiếp nào thuộc về loại chúng-sinh nào không chỉ một mình chịu cảnh đói khát, mà còn làm cho những chúng-sinh gần gũi khác cũng bị ảnh hưởng quả của ác-nghiệp làm cho đói khổ, nên kiếp nào cũng bị xua đuổi đi nơi khác.
Mỗi hậu-kiếp của vị trụ trì, đều bị đói khổ cho đến khi gần chết mới được ăn no một lần, rồi chết.
Kiếp chót của vị tỳ-khưu trụ trì
Đến thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, hậu-kiếp của vị tỳ-khưu trụ trì kiếp chót, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp chót đầu thai vào lòng mẹ thuộc hạng người tihetukapuggala: người tam-nhân[9], trong xóm dân chài gồm có một ngàn gia đình trong vùng Kosala.
Trong ngày đầu thai vào lòng mẹ, xóm dân chài trong 1.000 gia đình đem lưới đi bắt cá trong sông, hồ, mọi nơi, đều không bắt được con cá nhỏ nào cả, những ngày tiếp theo cũng như vậy.
Trong khi người đàn bà mang thai, xóm 1.000 gia đình dân chài bị cháy nhà liên tiếp 7 lần, bị phạt vạ 7 lần. Xóm dân chài 1.000 gia đình phải chịu bao nhiêu nỗi khổ đói khát, thiếu thốn, không có nơi nương tựa.
Khi ấy, vị trưởng xóm thông báo các gia đình trong xóm họp lại, rồi nói rằng:
-Thưa quý bà con! Trong xóm 1.000 gia đình chúng ta từ trước đến nay, chưa có xảy ra những tai nạn liên tiếp như thế này, chưa chịu cảnh đói khổ như thế này!
Trong 1.000 gia đình chúng ta chắc có “kālakaṇṇī: người xúi quẩy.”
Vậy, chúng ta nên chia ra làm 2 nhóm riêng biệt, mỗi nhóm có 500 gia đình.
* Nhóm 500 gia đình không có người mẹ mang thai thì làm ăn bình thường như trước.
* Nhóm 500 gia đình có người mẹ mang thai thì vẫn làm ăn vất vả đói khổ, cho nên, được chia ra làm 2 nhóm. Mỗi nhóm có 250 gia đình.
* Nhóm 250 gia đình có người mẹ mang thai thì vẫn làm ăn vất vả đói khổ, cho nên, nhóm này được chia ra làm 2 nhóm. Mỗi nhóm có 125 gia đình.
* Và cứ chia 2 nhóm như vậy, cuối cùng chỉ còn 2 gia đình. Mọi người biết gia đình có người mẹ mang thai là gia đình có người“kālakaṇṇī: người xúi quẩy”, nên họ đuổi gia đình này ra khỏi nhóm dân chài.
* Gia đình có người mẹ mang thai, hằng ngày, phải chịu cảnh đói khổ, nhưng thai nhi trong bụng mẹ là kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán nên dù đói khổ thế nào cũng không thể ảnh hưởng đến sinh mạng của thai nhi được.
Một hôm, người mẹ dẫn đứa con vào kinh-thành đi xin ăn, người mẹ trao cho đứa con cái bát đất nung, dạy bảo đứa con trai rằng:
-Này con đáng thương! Mẹ đã khổ vì con suốt mấy năm qua, thân mẹ gầy yếu không thể lo nuôi dưỡng con được nữa. Con nên cầm bát đi xin ăn nhà đằng kia.
Đứa bé trai sống lang thang vất vưởng, nằm ngủ nơi này nơi khác, không tắm giặt, thân thể dơ dáy đáng ghê tởm, miễn sao kiếm sống qua ngày là được.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta tế độ đứa bé trai
Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta đi khất thực trong kinh-thành Sāvatthī, nhìn thấy đứa bé trai đáng thương, Ngài Đại-Trưởng-lão phát sinh tâm bi muốn cứu khổ, nên gọi rằng:
-Này đứa bé đáng thương! Hãy đến đây!
Nghe Ngài Đại-Trưởng-lão gọi, đứa bé ngoan ngoãn đến đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão, rồi chắp hai tay lại.
Ngài Đại-Trưởng-lão hỏi đứa bé rằng:
- Này đứa bé đáng thương! Mẹ cha con ở đâu?
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, mẹ cha của con nói với con rằng: “Bởi vì con làm cho mẹ cha phải chịu cảnh đói khổ” nên mẹ cha bỏ con trốn đi rồi. Bạch Ngài.
Ngài Đại-Trưởng-lão hỏi đứa bé rằng:
-Này đứa bé đáng thương! Con có muốn xuất gia hay không?
-Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, con rất tha thiết muốn xuất gia, nhưng đứa bé mồ côi như con, ai mà cho phép con xuất gia được.
-Này đứa bé đáng thương! Sư sẽ cho phép con xuất gia.
-Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay! Kính xin Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm bi tế độ cho phép con xuất gia.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta lấy vật thực cho đứa bé, dẫn đứa bé trở về đến chùa, cho tắm sạch sẽ, cạo tóc, mặc y, rồi làm lễ xuất gia trở thành sāmaṇera: sa-di có tên là Losakatissa.
Vị sa-di Losakatissa có ít tài lộc nhất, hằng ngày, vị sa-di Losakatissa đi khất thực, thí-chủ để vào bát một vài vá cơm, nhìn thấy giống như đã đầy bát rồi, không để thêm vào bát nữa.
Khi vị sa-di Losakatissa có đủ 20 tuổi, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta cho phép làm lễ hành tăng-sự (saṃghakamma) upasampadā nâng lên trở thành bhikkhu: tỳ-khưu trong Phật-giáo.
Mặc dù hằng ngày tỳ-khưu Losakatissa độ vật thực không đủ no, nhưng vẫn tinh-tấn không ngừng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Tỳ-khưu Losakatissa đã là bậc Thánh A-ra-hán, hằng ngày, Ngài vẫn có vật thực độ không đủ no, làm cho thân thể của Ngài ngày một gầy yếu cho đến ngày Ngài Trưởng-lão Losakatissa sắp tịch diệt Niết-bàn.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta biết rõ Ngài Trưởng-lão Losakatissa sắp tịch diệt Niết-bàn, nên nghĩ rằng:
“Hôm nay, để cho Trưởng-lão Losakatissa độ vật thực no đủ trước khi tịch diệt Niết-bàn.”
Hôm ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta dẫn Ngài Trưởng-lão Losakatissa theo sau đi vào khất thực trong kinh-thành Sāvatthī, có dân chúng đông đảo mà không có một ai cúng dường để bát một vá cơm nào cho Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta cả.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta biết rõ nguyên nhân, nên dẫn Trưởng-lão Losakatissa trở về chùa, rồi dạy bảo Trưởng-lão Losakatissa ngồi đợi tại nhà ăn của chư tỳ-khưu-Tăng, Ngài Đại-Trưởng-lão sẽ cho người đem vật thực đến cúng dường.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta trở lại đi khất thực trong kinh-thành Sāvatthī, các cận-sự-nam, cận-sự-nữ vô cùng hoan hỷ đón tiếp Ngài Đại-Trưởng-lão, cúng dường những thứ vật thực đầy đủ.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta truyền bảo một người đem một phần vật thực đến chùa, gặp Ngài Trưởng-lão Losakatissa tại nhà ăn của chư tỳ-khưu-Tăng, rồi dâng cúng dường những thứ vật thực ấy đến Ngài Trưởng-lão Losakatissa.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta độ vật thực xong, trở về chùa. Trưởng-lão Losakatissa đến đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta truyền hỏi rằng:
-Này Losakatissa! Con đã nhận được những vật thực rồi phải không?
-Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, con không nhận được những vật thực nào cả. Bạch Ngài.
Nghe Trưởng-lão Losakatissa bạch như vậy, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta phát sinh động tâm, biết thời gian vẫn còn nên Ngài Đại-Trưởng-lão dạy bảo rằng:
-Này Losakatissa! Con nên trở lại ngồi chỗ cũ, đợi sư phụ trở về nhé con!
Vâng lời dạy, Ngài Trưởng-lão Losakatissa trở lại ngồi đợi tại nhà ăn của chư tỳ-khưu-Tăng.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta đi thẳng vào cung điện của Đức-vua Pasenadi Kosala. Đức-vua ngự ra nhận bát của Ngài Đại-Trưởng-lão, suy xét không phải là thời gian để những món vật thực, nên Đức-vua để bát 4 thứ đồ ngọt là bơ lỏng, mật ong, dầu mè, đường thốt nốt đầy bát, rồi đem đến kính dâng bát lên Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Sau khi nhận cái bát đầy 4 thứ đồ ngọt xong, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta đi trở về chùa, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta vẫn ôm cái bát, gọi Trưởng-lão Losakatissa đến dạy bảo rằng:
- Này Losakatissa! Con hãy lấy 4 thứ đồ ngọt mà dùng cho no đủ hôm nay.
Tỳ-khưu Losakatissa không dám lấy 4 thứ đồ ngọt từ trong bát mà Ngài Đại-Trưởng-lão đang ôm trên tay để dùng, nên Ngài Đại-Trưởng-lão dạy bảo rằng:
- Này Losakatissa! Con cứ việc lấy 4 thứ đồ ngọt từ trong bát mà dùng. Nếu Sư phụ để cái bát rời khỏi tay thì chẳng còn thứ gì cho con dùng hôm nay cả.
Vâng lời dạy bảo, Ngài Trưởng-lão Losakatissa đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, rồi xin lấy 4 thứ đồ ngọt từ trong bát dùng no đủ ngày hôm ấy.
* Ngay ngày hôm ấy, Ngài Trưởng-lão Losakatissa tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, đồng thời tất cả mọi ác-nghiệp và mọi thiện-nghiệp đã lưu trữ ở trong tâm từ vô thủy trải qua vô số kiếp trong quá-khứ cho đến trước khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, tất cả mọi nghiệp ấy đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma), không còn có cơ hội cho quả được nữa.
Khi ấy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy chư tỳ-khưu làm lễ hỏa táng thi thể của Ngài Trưởng-lão Losakatissa, rồi xây ngôi tháp tôn thờ phần Xá-lợi của Ngài Trưởng-lão.
* Nghiệp và quả của nghiệp của Ngài Trưởng-lão Losakatissa
Vô số tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Losakatissa đã tích lũy đầy đủ đại-thiện-nghiệp 10 pháp-hạnh ba-la-mật, nên kiếp hiện-tại đại-thiện-nghiệp 10 pháp-hạnh ba-la-mật ấy cho quả trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Losakatissa đã tạo ác-nghiệp đổ bỏ vật thực của bậc Thánh A-ra-hán, nên ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả khổ trong mỗi kiếp bị đói khổ, cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.
Nghiệp và quả của nghiệp thật là công bằng, không hề thiên vị một ai cả.
Tích Ngài Trưởng-lão Sīvali [10]
Trong thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian, tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Sīvali là một người cận-sự-nam trong một gia đình giàu có trong kinh-thành Haṃsavatī. Một hôm, đến chùa nghe Đức-Phật Padumuttara thuyết pháp. Khi ấy, Đức-Phật tuyên dương một vị Thánh đại-thanh-văn đệ-tử tên Sudassana có tài lộc bậc nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Padumuttara.
Người cận-sự-nam, tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Sīvali thấy Ngài Trưởng-lão Sudassana, liền phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch, có nguyện vọng muốn trở thành bậc Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử có tài lộc bậc nhất trong hàng Thanh-văn đệ tử của Đức-Phật vị-lai, như Ngài Trưởng-lão Sudassana ấy.
Người cận-sự-nam ấy đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Padumuttara, rồi kính thỉnh Đức-Phật ngự đến tư gia cùng với 500 Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, để tạo phước-thiện đại thí suốt 7 ngày.
Đến ngày thứ 7, người cận-sự-nam cúng dường bộ y đến Đức-Phật Padumuttara cùng 500 chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng mỗi vị 1 bộ.
-Kính bạch Đức-Thế-Tôn, phước-thiện bố-thí mà con đã tạo suốt 7 ngày qua, con không cầu mong gì khác hơn là có nguyện vọng muốn trở thành bậc Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử có tài lộc bậc nhất trong hàng Thanh-văn đệ tử của Đức-Phật trong thời vị-lai, như Ngài Đại-đức Sudassana của Đức-Thế-Tôn bây giờ.
Đức-Phật Padumuttara dùng trí-tuệ vị-lai kiến-minh thấy rõ, biết rõ nguyện vọng của người cận-sự-nam này sẽ thành tựu trong kiếp vị-lai, nên Đức-Phật thọ ký xác định thời gian rằng:
-“Này chư tỳ-khưu! Kể từ kiếp trái đất này, trong thời vị-lai sẽ trải qua 100 ngàn đại-kiếp trái đất. Đến kiếp trái đất gọi Bhaddakappa có Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Khi ấy, người cận-sự-nam này sẽ sinh trong hoàng tộc, từ bỏ nhà xuất gia sẽ trở thành bậc Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, như
Sudassana là bậc Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử của Như-Lai bây giờ.” [11]
* Trong thời-kỳ Đức-Phật Vipassī xuất hiện trên thế gian, tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Sīvali, sinh trong ngôi làng không xa kinh-thành Bandhumatī. Khi ấy, dân chúng kinh-thành Bandhumatī sửa soạn chuẩn bị tạo phước-thiện đại-thí cúng dường vật thực lên Đức-Phật Vipassī cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng. Trong các món ăn còn thiếu món bơ đặc và mật ong.
Khi ấy, người dân làng (tiền-kiếp Ngài Trưởng-lão Sīvali) đi đến kinh-thành, có đem theo món bơ đặc và tổ mật ong.
Nhìn thấy người dân làng có đem theo món bơ đặc và tổ mật ong, người dân kinh-thành muốn mua 2 món ấy với giá cao là 1 kahāpana. Người dân làng suy nghĩ rằng: “Hai món này của ta đâu có đáng giá đến 1 kahā-pana, sao người ấy dám mua với giá cao như vậy. Ta nên dò xét để biết sự thật.”
Người dân làng giả làm bộ không chịu bán với giá 1 kahāpana, thì người ấy tăng lên 2 kahāpana, 5 kahāpana, …10 kahāpana, …100 kahāpana, cuối cùng lên đến giá 1000 kahāpana. Khi ấy, người dân làng muốn biết sự thật nên hỏi người ấy rằng:
- Này bạn thân mến! Hai món bơ đặc và tổ mật ong này không đáng giá là bao nhiêu, vì sao bạn trả giá cao như vậy, bạn cần 2 món này để sử dụng vào công việc gì? Bạn có thể nói cho tôi biết được hay không?
- Này bạn thân mến! Dân kinh-thành chúng tôi đồng nhau cùng tạo phước-thiện bố-thí cúng dường lên Đức-Phật Vipassī cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng. Trong các món ăn còn thiếu món bơ đặc và mật ong. Vì vậy, với giá nào, chúng tôi cũng mua cho được 2 món ấy.
- Này bạn thân mến! Việc tạo phước-thiện bố-thí cúng dường lên Đức-Phật Vipassī cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, dành cho dân chúng trong kinh-thành Bandhumatī, còn người khác tạo phước-thiện bố-thí cúng dường được hay không?
- Này bạn thân mến! Việc tạo phước-thiện bố-thí cúng dường lên Đức-Phật Vipassī cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, không chỉ dành cho dân chúng trong kinh-thành Bandhumatī, mà còn người khác cũng tạo phước-thiện bố-thí cúng dường được vậy.
- Này bạn thân mến! Bạn nên thông báo cho mọi người biết rằng: Hôm nay, việc tạo phước-thiện bố-thí cúng dường các món vật thực có đầy đủ cả 2 món bơ đặc và mật ong lên Đức-Phật Vipassī cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng.
Xin bạn làm chứng tôi đem 2 món bơ đặc và mật ong đến cúng dường lên Đức-Phật Vipassī, hôm nay.
Người dân làng (tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Sīvali) cảm thấy vô cùng hoan hỷ có được cơ hội tạo phước-thiện bố-thí cúng dường lên Đức-Phật Vipassī, nên đi tìm thêm những gia vị vắt lấy nước trộn vào mật ong và bơ đặc làm thành món ăn đặc biệt, rồi gói bằng lá sen, đi đến ngồi chờ không xa Đức-Phật.
Những người đến cúng dường các món vật thực đến Đức-Phật xong, đến cơ hội, người dân làng đến hầu Đức-Phật bạch rằng:
-Kính bạch Đức-Thế-Tôn, đây là món ăn đạm bạc của con, con kính dâng đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng có Đức-Thế-Tôn chủ trì. Kính xin Đức-Thế-Tôn có tâm đại-bi tế độ nhận món ăn này của con.
Thấy Đức-Phật Vipassī cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng thọ thực xong, người dân làng (tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Sīvali) đảnh lễ Đức-Phật rồi ngồi một nơi hợp lẽ, kính bạch rằng:
-Kính bạch Đức-Thế-Tôn, hôm nay, dân chúng trong Kinh-thành Bandhumatī đem các món vật thực đến cúng dường lên Đức-Thế-Tôn, và con cũng cúng dường món ăn đặc biệt ấy lên Đức-Thế-Tôn, do năng lực của quả đại-thiện-nghiệp bố-thí cúng dường này, xin cho con kiếp nào con cũng có tài lộc bậc nhất.
Nghe lời nguyện cầu như vậy, Đức-Phật Vipassī truyền dạy rằng:
-Này con! Xin cho lời nguyện cầu của con sẽ được thành tựu như ý.
Người dân làng cố gắng tinh-tấn bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật cho đến trọn kiếp.
Trong vòng tử sinh luân-hồi, chỉ có đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh làm người trong cõi người hoặc sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời dục-giới. Kiếp làm người cố gắng tinh-tấn bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ.
Hoàng-tử Sīvali kiếp chót
* Trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, hậu-kiếp của người cận-sự-nam trong thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara, đã bồi bổ đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, nên sau khi chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp chót vào lòng Hoàng-hậu Suppavāsā đất nước Koliya.
Từ khi tái-sinh đầu thai kiếp chót (thai-nhi Sīvali) nằm trong bụng bà Hoàng-hậu Suppavāsā, do năng lực đại-thiện-nghiệp của thai-nhi Sīvali nằm trong bụng, Hoàng-hậu Suppavāsā từ sáng đến chiều, nhận những phẩm vật quý giá từ mọi nơi đem đến làm quà quý báu dâng lên Hoàng-hậu.
Một hôm, thị-nữ đem nồi cơm đầy dâng đến Hoàng-hậu, mời bà chạm tay vào cái nồi, dù có bao nhiêu người xới cơm ra ăn, nồi cơm vẫn không vơi chút nào cả.
Đó là quả đại-thiện-nghiệp của thai-nhi Sīvali nằm trong bụng của Mẫu-hậu.
Hoàng-tử Sīvali nằm trong bụng Mẫu-hậu
Hoàng-tử Sīvali nằm trong bụng Hoàng-hậu Suppa-vāsa suốt 7 năm, trong 7 ngày sắp sinh ra đời, Hoàng-hậu Suppavāsa chịu nỗi đau đớn đến cùng cực vì cái thai nhi trong bụng không thể sinh ra được cho đến ngày thứ 7, tưởng chừng không thể sống nổi, nên Hoàng-hậu Suppavāsa tâu với Đức-vua phu quân rằng:
- Muôn tâu Hoàng-thượng, thần thiếp muốn tạo phước-thiện bố-thí trước khi chết.
Kính xin Hoàng-thượng ngự đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi bạch về chuyện thần thiếp đang chịu đau đớn đến cùng cực vì cái thai trong bụng không sinh ra được rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, kính thỉnh Đức-Thế-Tôn ngự đến cung điện cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, để cho Hoàng-hậu Suppavāsā tạo phước-thiện bố-thí.
Nghe Đức-Phật truyền dạy thế nào, xin Hoàng-thượng ghi nhớ thế ấy, khi hồi cung truyền lại cho thần thiếp biết.
Nghe lời tâu của Hoàng-hậu Suppavāsā, Đức-vua ngự đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi bạch y theo lời của Hoàng-hậu Suppavāsā.
Đức-Phật truyền dạy rằng:
“Sukhinī hotu Suppavāsā Koliyadhītā, sukhinī arogā arogaṃ puttaṃ vijāyatu.”
Mong cho Suppavāsā Công-chúa dòng Koliya được thân tâm an-lạc, không có bệnh, sinh ra đứa con cũng được an toàn.
Tại cung điện, hoàng-tử sinh ra khỏi lòng mẫu-hậu một cách dễ dàng như nước chảy ra khỏi bình vậy.
Mọi người trong hoàng-tộc vô cùng hoan hỷ thấy hoàng-tử sinh ra đời an toàn, cùng nhau đến chờ chầu Đức-vua tâu tin lành này.
Đức-vua ngự về đến cung điện, thấy mọi người trong hoàng-tộc hân hoan vui mừng, tâu với Đức-vua tin lành là hoàng-tử sinh ra đời được an toàn.
“Lời truyền dạy của Đức-Thế-Tôn đúng quá!”
Đức-vua ngự đến gặp Hoàng-hậu Suppavāsā, truyền lại y theo lời của Đức-Thế-Tôn cho Hoàng-hậu nghe.
Hoàng-hậu Suppavāsā tâu với Đức-vua phu-quân rằng;
-Muôn tâu Hoàng-thượng, thần thiếp muốn làm phước thiện bố-thí cúng dường đến Đức-Phật cùng với chư Đại đức tỳ-khưu-Tăng suốt 7 ngày.
Hoàng-tử sinh ra đời đã dập tắt được sự nóng lòng của mọi người trong hoàng-tộc, nên làm lễ đặt tên hoàng-tử là Sīvali nghĩa là mát mẻ.
Đức-vua kính thỉnh Đức-Phật ngự đến cung điện cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, để tạo phước-thiện bố-thí cúng dường vật thực suốt 7 ngày.
Đến ngày thứ 7, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta hỏi hoàng-tử Sīvali rằng:
-Này hoàng-tử! Con đã chịu đựng nỗi khổ ở trong lòng mẫu-hậu lâu như vậy, nay con muốn xuất gia để giải thoát khổ hay không?
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, con muốn xuất gia, nếu con được mẫu-hậu và phụ-vương cho phép.
Thấy hoàng-tử bạch chuyện với Ngài Đại-Trưởng-lão, Hoàng-hậu Suppavāsā muốn biết nên đến bạch hỏi Ngài Đại-Trưởng-lão rằng:
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, hoàng-nhi của con bạch điều gì với Ngài Đại-Trưởng-lão vậy?
- Này Hoàng-hậu! Hoàng-tử của bà bạch về nỗi khổ nằm trong lòng mẫu-hậu suốt thời gian lâu dài như vậy, nên bạch rằng: “Con muốn xuất gia, nếu con được mẫu-hậu và phụ-vương cho phép.”
Nghe Ngài Đại-Trưởng-lão nói như vậy, Hoàng-hậu Suppavāsā vô cùng hoan hỷ đồng ý cho phép hoàng-tử Sīvali đi xuất gia, bà bạch rằng:
-Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm từ tế độ cho phép hoàng-tử của con được xuất gia. Bạch Ngài.
Hoàng-tử Sīvali xuất gia
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta dẫn hoàng-tử Sīvali trở về chùa. Khi làm lễ cạo tóc, Ngài Đại-Trưởng-lão truyền dạy hoàng-tử Sīvali thực-hành niệm đề-mục “tacapañcakakammaṭṭhāna: đề-mục thiền-định nhóm tacapañcaka đó là kesā, lomā, nakkhā, dantā, taco, … taco, dantā, nakkhā, lomā, kesā, … (tóc, lông, móng, răng, da,… da, răng, móng, lông, tóc,…) theo chiều thuận, theo chiều nghịch.
Hoàng-tử Sīvali thực-hành niệm đề-mục thiền-định nhóm tacapañcaka ấy trong khi đang làm lễ cạo tóc:
* Khi những sợi tóc đầu tiên rơi xuống, hoàng-tử Sīvali chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập- lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
* Tiếp theo những sợi tóc thứ nhì rơi xuống, hoàng-tử Sīvali chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
* Tiếp theo những sợi tóc thứ ba rơi xuống, hoàng-tử Sīvali chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
* Tiếp theo những sợi tóc cuối cùng rơi xuống, hoàng-tử Sīvali chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng một lúc với lễ cạo tóc không trước không sau.
Khi ấy, Hoàng-tử Sīvali, kể từ khi tái-sinh đầu thai kiếp chót vào lòng mẫu-hậu Suppavāsā suốt 7 năm và chịu khố suốt 7 ngày mới sinh ra đời [12].
Vì vậy, hoàng-tử Sīvali trở thành bậc Thánh A-ra-hán lúc 7 năm và 14 ngày.
Khi Ngài Đại-đức Sīvali tròn 20 tuổi, được làm lễ nâng lên bậc tỳ-khưu, những thứ vật dụng lại càng được phát sinh đầy đủ, sung túc đến chư Đại-đức tỳ-khưu nhiều hơn nữa.
Khi đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu đi khỏi vùng ấy, thì xóm làng, thành thị kia biến mất.
Một hôm, chư tỳ-khưu hội họp bàn về Ngài Trưởng-lão Sīvali có nhiều tài lộc đặc biệt không chỉ được phát sinh đến cho Ngài Trưởng-lão Sīvali, mà còn đến tất cả chư tỳ-khưu, dù nhiều bao nhiêu vị cũng vẫn đầy đủ, sung túc.
Trong khi chư tỳ-khưu đang bàn luận về lợi lộc đặc biệt của Ngài Trưởng-lão Sīvali thì Đức-Thế-Tôn ngự đến, Ngài truyền dạy rằng:
“Các con đang bàn luận về chuyện gì vậy?”
-Kính bạch Đức-Thế-Tôn, chúng con đang bàn luận về quả phước-thiện đặc biệt của Ngài Trưởng-lão Sīvali. Bạch Ngài.
“Etaggaṃ bhikkhave, mama sāvakānaṃ lābhīnaṃ yadidaṃ Sīvali!”
-Này chư Tỳ-khưu! Sīvali là bậc Thánh Đại-thanh-văn có tài lộc bậc nhất trong các hàng thanh-văn đệ-tử của Như-Lai.
Ngài Trưởng-lão Sīvali là bậc Thánh Đại-thanh-văn có tài lộc bậc nhất trong các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama. Đó là sự thành-tựu như ý nguyện mà tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Sīvali đã từng phát nguyện, đã được Đức-Phật Padumuttara quá-khứ thọ ký đúng như vậy.
Quả ác-nghiệp của Hoàng-tử Sīvali
Trong tích Khadiyavaniyarevatattheravatthu[13], có đoạn đề cập đến ác-nghiệp của hoàng-tử Sīvali đã tạo trong kiếp quá-khứ được tóm lược như sau:
Trong thời-kỳ Đức-Phật Vipassī xuất hiện trên thế gian, khi ấy, tiền-kiếp của hoàng-tử Sīvali là người dân làng cùng với dân chúng trong kinh-thành Bandhumatī, đã tạo phước-thiện bố-thí cúng dường món ăn bơ đặc với mật ong đặc biệt ấy đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng có Đức-Phật Vipassī chủ trì.
68.000 chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng.
Sau khi người dân làng chết, đại-thiện-nghiệp bố-thí trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) là đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời dục-giới.
Một thuở nọ, sau khi vị thiên-nam chết tại cõi trời dục-giới ấy, đại-thiện-nghiệp bố-thí trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) là đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai vào lòng Hoàng-hậu của Đức-vua trị vì tại kinh-thành Bārāṇasī.
Cho nên, sau khi Đức-Phụ-vương băng hà, triều đình làm hỏa táng xong, các quan trong triều làm lễ suy tôn hoàng-tử lên nối ngôi vua.
Đức-vua đem quân vây hãm 4 cửa kinh-thành
“Hãy trao lại ngôi vua cho trẫm hoặc đánh nhau.”
“Trẫm không trao ngôi vua, cũng không đánh nhau.”
Đức-vua cùng với các đoàn quân lính bên ngoài bao vây hãm 4 cửa lớn kinh-thành suốt 7 năm, 7 tháng.
Một hôm, Hoàng-thái-hậu của Đức-vua truyền hỏi rằng:
- Này các khanh! Hoàng-tử của ta đang làm gì vậy?
- Muôn tâu Hoàng-thái-hậu, Đức-vua truyền lệnh các đoàn quân lính bao vây hãm 4 cửa lớn kinh-thành suốt 7 năm, 7 tháng rồi. Tâu Lệnh bà.
Nghe các quan tâu như vậy, Hoàng-thái-hậu quở trách rằng: “Hoàng-tử của ta còn khờ quá!”
- Này các khanh! Các khanh hãy tâu với Hoàng-tử của ta rằng:
“Hãy đóng chặt các cửa nhỏ, cấm không cho dân chúng ra vào trong kinh-thành nữa.”
Dân chúng trong kinh-thành không đi ra bên ngoài kinh-thành được, cảm thấy bực dọc, thiếu thốn mọi thứ, nên đến ngày thứ 7, dân chúng giết chết Đức-vua trong kinh-thành, rồi dâng ngôi vua cho Đức-vua bên ngoài.
* Sau khi thoát khỏi cõi địa-ngục, đại-thiện-nghiệp (mà tiền-kiếp của hoàng-tử Sīvali đã tạo) cho quả tái-sinh đầu thai kiếp chót trong lòng Hoàng-hậu Suppavāsā (tiền-kiếp là mẫu-hậu của Đức-vua), thai-nhi (hoàng-tử Sīvali) nằm trong bụng mẫu-hậu suốt 7 năm, 7 tháng và chịu thêm quả khổ của ác-nghiệp suốt 7 ngày, bị đau đớn đến cùng cực cả mẫu-hậu lẫn thai-nhi, bởi vì thai-nhi nằm ngang không sinh ra được.
Đến ngày thứ 7, Đức-Phật Gotama truyền dạy rằng:
“Sukhinī hotu Suppavāsā Koliyadhītā, sukhinī arogā arogaṃ puttaṃ vijāyatu.”
* Thai-nhi (hoàng-tử Sīvali) nằm trong bụng mẫu-hậu suốt 7 năm, 7 tháng, đó là quả của ác-nghiệp bao vây hãm 4 cửa kinh-thành của đất nước khác.
* Thai-nhi (hoàng-tử Sīvali) nằm ngang trong vòng 7 ngày không sinh ra được, đó là quả của ác-nghiệp tuân theo lệnh của mẫu-hậu đóng chặt các cửa nhỏ của kinh-thành không cho dân chúng ra vào trong kinh-thành, nên mẫu-hậu và thai-nhi (hoàng-tử Sīvali) cùng nhau chịu quả thống khổ của ác-nghiệp ấy suốt 7 ngày đêm.
Nghiệp và quả của nghiệp của Ngài Trưởng-lão Sīvali
* Vô số tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Sīvali đã tích lũy đầy đủ đại-thiện-nghiệp 10 pháp-hạnh ba-la-mật hơn 100 ngàn đại-kiếp trái đất và lời phát nguyện được Đức-Phật Padumuttara quá-khứ thọ ký, nên đại-thiện-nghiệp 10 pháp-hạnh ba-la-mật ấy cho quả kiếp hiện-tại hoàng-tử Sīvali trở thành bậc Thánh A-ra-hán là bậc Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, đúng theo lời thọ ký của Đức-Phật Padumuttara.
* Tiền-kiếp của hoàng-tử Sīvali là Đức-vua được mẫu-hậu đồng tình, nên dẫn các đoàn quân đến vây hãm 4 cửa lớn kinh-thành khác suốt 7 năm, 7 tháng, rồi nghe theo lệnh của mẫu-hậu đóng chặt các cửa nhỏ, cấm không cho dân chúng ra vào trong kinh-thành, suốt 7 ngày. Đức-vua chiếm được kinh-thành.
* Hậu kiếp của Đức-vua, nay kiếp hiện-tại là Hoàng-tử Sīvali.
* Hậu-kiếp của Mẫu-hậu, nay kiếp hiện-tại là Hoàng-hậu Suppavāsā.
- Đại-thiện-nghiệp 10 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn của Hoàng-tử Sīvali, nên trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
- Ác-nghiệp của Hoàng-tử Sīvali vây hãm kinh-thành nước khác suốt 7 năm 7 tháng và thêm 7 ngày, nên phải nằm trong bụng Mẫu-hậu suốt 7 năm 7 tháng thêm 7 ngày mới sinh ra đời.
Như vậy, nghiệp và quả của nghiệp theo định luật nhân quả, nhân nào thì có quả ấy.
Ví dụ: Trong thời quá-khứ, tiền-kiếp của dòng họ Sakya đồng tâm cùng nhau tạo ác-nghiệp sát-sinh bỏ thuốc độc xuống dòng sông sát hại chúng-sinh lớn và nhỏ trong kiếp quá-khứ.
Kiếp hiện-tại của dòng họ Sakya phần đông là bậc Thánh-nhân đều bị tàn sát do Đức-vua Viṭaṭūbha ngự tại kinh-thành Sāvatthī, đất nước Kosala, đó là quả của ác-nghiệp sát-sinh mà tiền-kiếp của dòng họ Sakya đồng tâm cùng nhau tạo ác-nghiệp sát-sinh bỏ thuốc độc xuống dòng sông sát hại chúng-sinh lớn và nhỏ trong kiếp quá khứ, dù Đức-Phật muốn cứu cũng không thể cứu được.
Tích Viṭaṭūbhavatthu [14] được tóm lược đoạn liên quan ác-nghiệp và quả của ác-nghiệp của dòng họ Sakya như sau:
Dòng Sakya họp bàn với nhau không muốn chấp thuận ban công chúa dòng Sakya kết hôn với người khác dòng, nhưng lại sợ uy thế của Đức-vua Pasenadi, chưa tìm ra phương cách đối xử với Đức-vua Pasenadi thế nào.
Đức-vua Mahānāma truyền bảo rằng: Trẫm có người con gái tên Vāsabhakhattiyā rất xinh đẹp sinh ra từ thị nữ của Trẫm. Chúng ta nên ban người con gái tên Vāsabhakhattiyā rất xinh đẹp ấy cho Đức-vua Pasenadi.
Đoàn sứ giả rước cô Vāsabhakhattiyā đem về dâng lên Đức-vua Pasenadi.
Nhìn thấy cô Vāsabhakhattiyā rất xinh đẹp, Đức-vua Pasenadi đem lòng yêu quý, nên tấn phong lên ngôi vị Chánh-cung Hoàng-hậu.
Về sau, Chánh-cung Hoàng-hậu Vāsabhakhattiyā sinh hạ Thái-tử Viṭaṭūbha. Khi Thái-tử Viṭaṭūbha còn trẻ, Đức-vua Pasenadi phong chức tể tướng.
Thái-tử Viṭaṭūbha đi đến kinh-thành Kapilavatthu cùng với đoàn lính theo hầu, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Vāsabhakhattiyā đã gửi thư báo trước cho biết Thái-tử Viṭaṭūbha đi đến kinh-thành Kapilavatthu thăm viếng Hoàng-tộc Sakya.
Thái-tử Viṭaṭūbha được đón tiếp rất trọng thể tại cung điện. Đức-vua Mahānāma dòng họ Sakya là Đức-vua ngoại của Thái-tử Viṭaṭūbha.
Sau khi Thái-tử Viṭaṭūbha rời khỏi cung điện, nữ tỳ vào trong phòng khách trong cung điện, cằn nhằn nói xấu rằng: “đây là chỗ mà đứa con trai của thị nữ Vāsabhakhattiyā ngồi” vừa nói lẩm bẩm vừa lấy nước trộn với sữa lau chùi chỗ ngồi ấy. Khi ấy, vị quan cận vệ để quên thanh gươm, nên trở lại phòng khách lấy thanh gươm, đứng nghe rõ lời lẩm bẩm nên hỏi nữ tỳ để biết rõ sự thật bà Vāsabhakhattiyā là con gái của thị nữ và Đức-vua Mahānāma dòng họ Sakya.
“Dòng họ Sakya rửa chỗ ngồi của ta bằng nước trộn với sữa, sau này ta lên ngôi vua, ta sẽ cắt cổ dòng Sakya lấy máu rửa chỗ ngồi của ta.”
Khi Thái-tử Viṭaṭūbha trở lại kinh-thành Sāvatthī, các quan tâu sự việc này lên Đức-vua Pasenadi.
“Dòng họ Sakya ban cho ta người con gái của thị nữ và Đức-vua Mahānāma” nên Đức-vua Pasenadi thu lại những đồ trang sức đã ban cho bà Vāsabhakhattiyā với ngôi vị Chánh-cung Hoàng-hậu và Thái-tử Viṭaṭūbha, rồi chỉ ban lại những đồ trang sức đối với địa vị thị nữ và con trai của thị nữ mà thôi.
Đức-vua Pasenadi đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi bạch rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, dòng họ Sakya của Đức-Thế-Tôn, ban cho con người con gái của thị nữ và Đức-vua Mahānāma, nên con đã thu lại những đồ trang sức đã ban cho Vāsabhakhattiyā với ngôi vị Chánh-cung Hoàng-hậu và Thái-tử Viṭaṭūbha, rồi chỉ ban lại những đồ trang sức đối với địa vị thị nữ và con trai của thị nữ mà thôi.
- Này Đại-vương, dòng họ Sakya đã đối xử với Đại-vương không hợp lý. Theo lệ thường, nên ban công chúa dòng Sakya tương xứng với Đại-vương.
-Này Đại-vương! Thật ra Vāsabhakhattiyā là con của Đức-vua Mahānāma dòng họ Sakya, và Thái-tử Viṭaṭūbha là con của Đại-vương.
Đúng theo sự thật, bên mẹ không phải là quan trọng, chỉ có bên cha mới thật là quan trọng mà thôi.
“Chỉ có bên cha mới thật là quan trọng mà thôi” nên Đức-vua Pasenadi truyền phong lại ngôi vị Chánh-cung Hoàng-hậu cho bà Vāsabhakhattiyā cùng những đồ trang sức Chánh-cung Hoàng-hậu và phong lại ngôi vị Thái-tử cho Viṭaṭūbha cùng với những đồ trang sức Thái-tử.
Về sau, Thái-tử Viṭaṭūbha được lên ngôi làm vua, Đức-vua Viṭaṭūbha nhớ lại sự oan trái với dòng họ Sakya, nên nghĩ rằng: “Ta sẽ tàn sát tất cả dòng họ Sakya.”
Canh chót đêm ấy, Đức-Phật xem xét chúng-sinh nên tế độ, thấy dòng họ Sakya sẽ bị tàn sát, nên Đức-Phật nghĩ rằng: “Như-lai nên tế độ thân quyến dòng họ Sakya”. Đức-Phật từ ngôi chùa Jetavana bay đến ngồi dưới cội cây có bóng mát trống trải gần kinh-thành Kapilavatthu.
Nhìn thấy Đức-Phật ngồi tại dưới cội cây, Đức-vua Viṭaṭūbha ngự đến đảnh lễ Đức-Phật, rồi bạch rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tại sao Đức-Thế-Tôn ngồi dưới cội cây có bóng mát trống trải lúc trời nắng như vậy, kính thỉnh Đức-Thế-Tôn ngự đến cội cây da có bóng mát rậm rạp kia.
- Này Đại-vương! Không có sao đâu! Bóng mát của thân quyến dòng họ mới là mát thật sự.
Nghe Đức-Phật truyền dạy như vậy, Đức-vua nghĩ rằng: “Đức-Thế-Tôn ngự đến ngồi tại đây để tế độ thân quyến dòng họ Sakya” nên Đức-vua đảnh lễ Đức-Phật, rồi lui quân trở về kinh-thành Sāvatthī.
Một thời gian sau, nhớ lại hận thù của dòng họ Sakya, lần thứ nhì Đức-vua Viṭaṭūbha dẫn đầu đoàn quân ngự đi đến kinh-thành Kapilavatthu. Nhìn thấy Đức-Thế-Tôn ngồi tại dưới cội cây, Đức-vua Viṭaṭūbha ngự đến đảnh lễ Đức-Thế-Tôn rồi lui quân trở về kinh-thành Sāvatthī, như lần trước.
Lần thứ ba, Đức-vua Viṭaṭūbha lại dẫn đầu đem quân ngự đi đến kinh-thành Kapilavatthu. Nhìn thấy Đức-Phật ngồi tại dưới cội cây, Đức-vua Viṭaṭūbha ngự đến đảnh lễ Đức-Phật rồi cũng lui quân trở về kinh-thành Sāvatthī, như hai lần trước.
Đến lần thứ tư, Đức-vua Viṭaṭūbha dẫn đầu đoàn quân ngự đi đến kinh-thành Kapilavatthu để tàn sát dòng họ Sakya. Lần này, Đức-Phật thấy rõ, biết rõ tiền-kếp của dòng họ Sakya đồng tâm cùng nhau tạo ác-nghiệp sát-sinh bỏ thuốc độc xuống dòng sông sát hại chúng-sinh lớn và nhỏ trong kiếp quá khứ. Nay, ác-nghiệp sát-sinh ấy có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại nên không thể ngăn cản được. Lần này, Đức-Phật không bay đến ngồi tại dưới cội cây như 3 lần trước.
Dòng họ Sakya đều là cận-sự-nam, cận-sự-nữ giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, phần đông là những bậc Thánh-nhân. Đức-vua Viṭaṭūbha ngự đi đến kinh-thành Kapilavatthu, truyền lệnh tàn sát mọi người trong dòng họ Sakya từ những người già đến những người trẻ, thậm chí những đứa trẻ còn bú sữa cũng không còn sót lại.
Sau khi tàn sát dòng họ của Sakya xong, Đức-vua Viṭaṭūbha kéo đoàn quân trở về đến con sông Aciravatī vào lúc ban đêm, Đức-vua Viṭaṭūbha truyền lệnh dựng trại bên bờ sông nghỉ đêm tại đó.
Đức-vua Viṭaṭūbha cùng với đoàn quân quá sức mệt nhừ, nằm xuống ngủ say. Đêm hôm ấy, một trận mưa lớn như đổ nước, nước chảy mạnh tràn bờ cuốn trôi Đức-vua Viṭaṭūbha cùng với đoàn quân ra biển cả.
Như vậy, Đức-vua Viṭaṭūbha cùng với đoàn quân đã tạo ác-nghiệp tàn sát toàn thể dòng họ Sakya cả già lẫn trẻ con không còn sót, nên Đức-vua Viṭaṭūbha cùng với đoàn quân đều bị nước lũ cuốn trôi ra biển cả, làm mồi cho cá.
* Tích Sāmāvatīvatthu [15] được tóm lược điểm chính như sau:
Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī của Đức-vua Udena cùng với nhóm 500 nữ tỳ, trong số người ấy có số là bậc Thánh Nhập-lưu, có số là bậc Thánh Nhất-lai, có số là bậc Thánh Bất-lai, đều bị chết thiêu đó là quả của ác-nghiệp của Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī cùng nhóm 500 nữ tỳ, do âm mưu thâm độc của bà Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍhiyā của Đức-vua Udena.
Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍhiyā thù ghét bà Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī cùng nhóm 500 nữ tỳ của Bà, bởi vì họ là những thanh-văn đệ-tử có đức-tin trong sạch vững chắc nơi Đức-Phật Gotama.
Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍhiyā của Đức-vua Udena đã sai bảo những người bà con thân quyến đến đốt cháy ngôi cung thất của bà Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī cùng nhóm 500 nữ tỳ của bà, rồi chặn các cửa ra vào và các cửa sổ không để cho một người nào thoát ra khỏi.
“Trong thời quá-khứ, Đức-vua Brahmadatta trị vì kinh-thành Bārāṇasī. Hằng ngày Đức-vua hộ độ cúng dường đến 8 Đức-Phật Độc-Giác.
Đức-vua truyền lệnh cho nhóm cung nữ gồm có một người nữ trưởng nhóm cùng với 500 cung nữ thuộc hạ thân tín lo hộ độ cúng dường đến 8 Đức-Phật Độc-Giác.
Khi ấy, 7 Đức-Phật Độc-Giác cùng ngự trở về núi Himavanta, còn một Đức-Phật Độc-Giác nhập diệt thọ tưởng suốt 7 ngày đêm trong đống cỏ gần bên bờ sông. Cho nên, nhóm cung nữ được rảnh rỗi.
Vì sợ bị Đức-vua trị tội, nên nhóm cung nữ bàn tính cùng nhau đi tìm củi đem đến chất thành đống thiêu rụi Đức-Phật Độc-Giác để không còn tang chứng. Nhưng do năng lực nhập diệt-thọ-tưởng của Đức-Phật Độc-Giác nên lửa không thể thiêu rụi Đức-Phật Độc-Giác được. Đến ngày thứ 7, Đức-Phật Độc-Giác xả diệt-thọ-tưởng trở lại cuộc sống bình thường.
Như vậy, ban đầu nhóm cung nữ đốt cỏ để sưởi ấm không có tác-ý sát-sinh, nhưng sau đó, có tác-ý thiêu rụi Đức-Phật Độc-Giác, họ có tác-ý sát-sinh, cùng nhau tạo ác-nghiệp sát-sinh không đủ chi-pháp (bởi vì Đức-Phật Độc-Giác không chết).
Sau khi nhóm cung nữ chết, ác-nghiệp thiêu đốt Đức-Phật Độc-Giác ấy nhưng không chết, đã tạo ác-nghiệp không đủ chi-pháp cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, bị thiêu đốt suốt nhiều ngàn năm.
Nay kiếp hiện-tại này, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī cùng nhóm 500 nữ tỳ của bà là hậu-kiếp của nhóm 500 cung nữ trong thời quá khứ ấy, tất cả đều bị chết thiêu.
Đó là quả xấu của ác-nghiệp thiêu đốt Đức-Phật Độc-Giác không chết trong thời quá khứ ấy.
Thiện-nghiệp thì cho quả an-lạc. Ác-nghiệp thì cho quả khổ.
“Yādisaṃ vapate bījaṃ,
tādisaṃ harate phalaṃ.
Kalyāṇakārī kalyāṇaṃ,
pāpakārī ca pāpakaṃ.”[16]
Người nào gieo hạt giống thế nào,
Người ấy gặp quả như thế ấy.
Người hành thiện thì được quả thiện,
Người hành ác thì chịu quả ác.
“Sabbe sattā kammassakā.” Tất cả mọi chúng-sinh đều có nghiệp là của riêng mình, hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp của họ hoặc chịu quả khổ của ác-nghiệp của họ.
Cho nên, mỗi người chúng ta nên biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, nếu không muốn quả khổ của ác-nghiệp thì nên tránh xa mọi ác-nghiệp, và nếu muốn hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp thì mỗi người chúng ta nên tự lựa chọn tạo thiện-nghiệp nào theo khả năng của mình. Đó là điều mà mỗi người chúng ta có quyền hoàn toàn chủ động tự lựa chọn tạo nghiệp nào, rồi tạo nghiệp ấy chỉ thuộc về của riêng mình mà thôi.
(Xong phần nội dung của nghiệp và quả của nghiệp)
[1] Xem phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-định trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển VII, Tập 1, Pháp-Hành Thiền-Định, cùng soạn-giả.
[2] Tuy 10 đề-mục thiền-định này thuộc về chân-nghĩa-pháp, nhưng hành-giả thực-hành theo phương pháp pháp-hành thiền-định, không phải thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, nên cũng không dẫn đến chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn được.
[3] Xem phần giải thích trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, phần Vasībhāva, cùng soạn giả.
[4] Asaṅkhyeyya: A-tăng-kỳ là khoảng thời gian không thể đếm bằng số. Mahākappa: Đại-kiếp trái đất gồm có 4 a-tăng-kỳ: thành, trụ, hoại, không.
1-A-tăng-kỳ thành là khoảng thời gian lâu dài của kiếp trái đất đã tạo thành.
2-A-tăng-kỳ trụ là khoảng thời gian lâu dài của kiếp trái đất đang tồn tại,
3-A-tăng-kỳ hoại là khoảng thời gian lâu dài của kiếp trái đất đang bị hoại dần,
4-A-tăng-kỳ không là khoảng thời gian lâu dài không còn của kiếp trái đất nữa.
[5] Xem phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-định trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, cùng soạn-giả.
[6] Tìm hiểu rõ phương pháp luyện mỗi phép-thần-thông trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, cùng soạn giả.
[7] Nên tìm hiểu rõ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, Quyển VII, tập 2 “Pháp Hành Thiền-Tuệ”, phần 4 Pháp-Trầm-Luân, cùng soạn giả.
[8] Bộ Jātakaṭṭhakathā, phần Atthakāmavagga, tích Losakajātaka.
[9] Hạng người tam-nhân là người có tái-sinh-tâm đủ 3 nhân là vô-tham, vô-sân, vô-si, kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
[10] Aṅg, Aṭṭhakathā, Etadaggapadavaṇṇanā, tích Sīvalittheravatthu.
[11] Từ thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara đến Đức-Phật Gotama trải qua 100 ngàn đại-kiếp trái đất, có 15 Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian.
[12] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā và bộ Apadānaṭṭhakathā, Sīvalitthera apadāna, hoàng-tử Sīvali nằm trong bụng mẫu-hậu suốt 7 năm 7 tháng 7 ngày.
[13] Bộ Dham. Aṭṭhakathā, Arahantavagga, Khadiyavaniyarevatattheravatthu.
[14] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, Pupphavagga, Tích Viṭaṭūbhavatthu.
[15] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, Appamādavagga, tích Sāmāvatīvatthu.
[16] Bộ Samyuttanikāya, phần Sagāthavagga, Kinh Samuddakasutta.
Mục lục quyển 4 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10