NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN VII
PHÁP-HẠNH BA-LA-MẬT 2
(PĀRAMĪ)
CHƯƠNG VIII
Quyển VI: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật 1 đã trình bày ba pháp-hạnh ba-la-mật là pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật, pháp-hạnh giữ-giới ba-la-mật, pháp-hạnh xuất-gia ba-la-mật, mỗi pháp-hạnh ba-la-mật có ba bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, mỗi bậc được trích dẫn một tích Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, gồm có 9 tích Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama xong, tiếp theo, Quyển VII, Pháp-Hạnh Ba-La-Mật 2 này sẽ trình bày pháp-hạnh trí-tuệ ba-la-mật, có ba bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, mỗi bậc có trích dẫn một tích Đức-Bồ-tát, gồm có 3 tích Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama tạo pháp-hạnh trí-tuệ ba-la-mật bậc ấy làm tiêu biểu như sau:
4.1 -Pháp-Hạnh Trí-Tuệ Ba-La-Mật Bậc Hạ
Tích Mahosadhajātaka (Má-hô-xá-thá-cha-tá-ká)
Tích Mahosadhajātaka[1] còn gọi là Umaṅgajātaka, trong tích này, Đức-Bồ-tát tên Mahosadha, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama tạo pháp-hạnh trí-tuệ ba-la-mật bậc hạ (paññāpāramī).
Một hôm, chư tỳ-khưu đang hội họp tại giảng đường, tán dương ca tụng trí-tuệ siêu-việt của Đức-Thế-Tôn rằng: Đức-Thế-Tôn có trí-tuệ sâu sắc, trí-tuệ vi-tế, trí-tuệ nhanh nhẹn, trí-tuệ sắc bén, trí-tuệ thấu suốt, trí-tuệ khống chế luận thuyết của người khác, v.v… làm cho người nghe bỏ tà-kiến theo chánh-kiến, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn trở thành bậc Thánh-nhân.
-Này chư pháp-hữu! Đức-Thế-Tôn của chúng ta là Bậc đại trí-tuệ như vậy.
- Này chư pháp-hữu! Đức-Thế-Tôn là bậc có trí-tuệ vĩ đại, trí-tuệ sâu sắc, trí-tuệ siêu-việt, …
- Này chư tỳ-khưu! Các con đang đàm đạo về chuyện gì vậy?
- Này chư tỳ-khưu! Không phải chỉ bây giờ Như-Lai là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ như vậy, mà trong thời quá-khứ, những tiền-kiếp của Như-Lai còn là Đức-Bồ-tát, đang tạo bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, những kiếp Đức-Bồ-tát ấy cũng có nhiều trí-tuệ như vậy.
Khi ấy, chư tỳ-khưu kính thỉnh Đức-Thế-Tôn thuyết về Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật tạo pháp-hạnh trí-tuệ ba-la-mật.
Trong thời quá khứ, Đức-vua Vedeha ngự tại kinh-thành Mithilā, trị vì đất nước Videha. Đức-vua có bốn vị quân-sư là Senaka, Pukkusa, Kāminda và Devinda. Bốn vị quân-sư này hằng ngày lo phụng sự Đức-vua Vedeha.
Đức-Bồ-Tát Mahosadha Tái-Sinh Làm Người
Tiền-kiếp Đức-Bồ-tát Mahosadha chuyển kiếp (cuti: chết) từ cõi trời Tam-thập-tam-thiên, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) đầu thai vào lòng bà phu-nhân Sumanā của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka vào canh chót đêm ấy.
Đức-Vua Vedeha Nằm Mộng
Cũng ngay vào canh chót đêm ấy, Đức-vua Vedeha nằm mộng thấy rằng: “Bốn góc thành cung điện có bốn đống lửa lớn cháy sáng, ở giữa cung điện, một ngọn lửa nhỏ, ban đầu như con đom đóm, rồi phát ra ánh sáng lan rộng, to lớn bao trùm cả bốn đống lửa ở bốn góc thành, ánh sáng ấy tỏa lên cao đến tận cõi trời sắc-giới Phạm-thiên tột đỉnh Akaniṭṭha, tỏa khắp thế giới chúng-sinh, dù một hột cải nhỏ rơi xuống mặt đất cũng có thể nhìn thấy rõ được.
Tất cả chúng-sinh cõi người, chư thiên các cõi trời dục-giới, phạm-thiên các cõi trời sắc-giới đều đến lễ bái cúng dường ngọn lửa ấy bằng những phẩm vật quý giá.
Đặc biệt mọi chúng-sinh đến gần đống lửa ấy đều không có cảm giác nóng chút nào, trái lại tất cả đều cảm thấy mát mẻ vô cùng hoan hỷ.”
Sáng hôm ấy, khi bốn vị quân-sư vào chầu, họ tâu hỏi Đức-vua Vedeha rằng:
-Tâu Bệ-hạ, đêm qua Bệ-hạ ngủ có ngon giấc không?
-Thưa chư vị quân-sư, đêm qua Trẫm nằm ngủ không ngon giấc, bởi vì Trẫm nằm mộng thấy đống lửa sáng, Trẫm xin thuật lại giấc mộng cho chư vị nghe…
-Thưa chư vị quân-sư, giấc mộng như vậy, có sự việc gì sẽ xảy ra với Trẫm không?
-Tâu Bệ-hạ, kính xin Bệ-hạ hoan hỷ, đó là giấc mộng lành, những điều tốt lành sẽ phát sinh đến với Bệ-hạ.
-Thưa quân-sư, những điều tốt lành sẽ phát sinh như thế nào, xin quân-sư tâu cho Trẫm rõ.
- Tâu Bệ-hạ, nếu căn cứ theo bộ sách xưa đoán mộng thì ngọn lửa đó là ánh sáng trí-tuệ. Như vậy, ngoài bốn vị quân-sư thiện-trí ra, Bệ-hạ sẽ có thêm một bậc đại-thiện-trí thứ năm. Bậc đại-thiện-trí thứ năm này có trí-tuệ siêu-việt, khống chế bốn vị quân-sư thiện-trí chúng thần, như đống lửa ở giữa cung điện có ánh sáng cao tột đỉnh và lan tỏa khắp mọi nơi, không có một ai trong cõi người, chư-thiên trong sáu cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trong 15 cõi trời sắc-giới sánh được với bậc đại-thiện-trí thứ năm này được.
- Thưa quân-sư, hiện nay bậc đại thiện-trí ấy ở đâu?
-Tâu Bệ-hạ, theo bộ sách xưa về đoán mộng, trong giấc mộng lành này, hạ thần suy đoán rằng: “Bậc đại-thiện-trí ấy đã tái-sinh đầu thai làm người hoặc mới sinh ra đời trong đất nước của Bệ-hạ.”
Đất nước Videharaṭṭha có bốn vùng ở bốn cửa kinh-thành Mithilā là:
1- Dakkhiṇayavamajjhaka: Xóm nhà vùng lúa mạch hướng Nam cửa kinh-thành Mithilā.
2- Pacchimayavamajjhaka: Xóm nhà vùng lúa mạch hướng Tây cửa kinh-thành Mithilā.
3- Uttarayavamajjhaka: Xóm nhà vùng lúa mạch hướng Bắc cửa kinh-thành Mithilā.
4- Pācīnayavamajjhaka: Xóm nhà vùng lúa mạch hướng Đông cửa kinh-thành Mithilā.
Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama chuyển kiếp (cuṭi: chết) từ cõi trời Tam-thập-tam-thiên, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) đầu thai vào lòng bà Sumanādevī, phu-nhân của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka tại xóm nhà vùng lúa mạch hướng Đông của kinh-thành Mithilā. Cùng lúc ấy, 1.000 thiên-nam là bạn của Đức-Bồ-tát cũng đồng thời chuyển kiếp (cuṭi), đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) đầu thai vào lòng 1.000 bà phu-nhân của các phú hộ lớn nhỏ trong vùng ông phú hộ Sirivaḍḍhaka sinh sống.
Bà Sumanādevī sinh hạ Đức-Bồ-tát ra một cách dễ dàng, không hề đau đớn chút nào. Nhìn thấy có một vật trong tay Đức-Bồ-tát, bà Sumanādevī liền hỏi rằng:
-Tāta kim te laddhaṃ?
Này con yêu quý, con đang cầm vật gì vậy?
-Osadhaṃ amma!
Kính thưa mẫu thân, con cầm thỏi thiên dược.
-Amma! Idaṃ osadhaṃ yena kenaci ābādhena ābādhikānaṃ detha.
Kính thưa mẫu thân, xin mẫu thân ban cho bệnh nhân một chút thiên dược này chữa bất cứ thứ bệnh gì cũng khỏi.
Ông phú hộ vốn đã mắc bệnh nhức đầu suốt bảy năm qua mà chưa có thứ thuốc nào chữa trị cho khỏi được. Nay nghe phu nhân báo cho biết rằng:
“Đứa con trai vừa mới sinh ra đời, có cầm theo một thỏi thiên dược và nói chuyện với mẹ được.”
“Đứa con trai này là bậc đại-phước và thỏi thuốc này chắc chắn là thiên dược.”
-Món thiên dược thật là hay tuyệt vời!
Lễ Đặt Tên
Ngày lễ đặt tên cho Đức-Bồ-tát, ông phú hộ Sirivaḍḍhaka nghĩ rằng: “Đứa con trai của ta là bậc đại-phước. Khi sinh ra, con của ta cầm thỏi thiên dược (osadha), vậy, ta nên đặt tên con ta là “Osadha” thay vì lấy tên theo dòng họ.”
Vì vậy, tên của Đức-Bồ-tát là Mahosadhakumāra (má-hô-xá-thá-cú-ma-rá): Công-tử Osadha cao thượng.
“Mahosadhakumāra: Công-tử Osadha cao thượng, con của ta là bậc đại-phước không thể sinh ra một mình, chắc chắn có nhiều bạn thân cùng sinh ra với con của ta. Vậy, ta nên cho gia nhân đi hỏi thăm trong vùng này có đứa trẻ nào sinh cùng ngày với con ta hay không?”
Khi 1.000 đứa trẻ đi, đứng, chạy chơi được, đều được đem đến làm bạn với Đức-Bồ-tát Mahosadhakumāra.
Khi lên bảy tuổi, thân hình của Đức-Bồ-tát Mahosadha có các tướng tốt của bậc đại-nhân, nước da như màu vàng ròng nổi bật trong đám trẻ.
Một hôm, Đức-Bồ-tát Mahosadha cùng với 1.000 bạn trẻ đang vui chơi ở giữa sân thì trời sấm sét, mây kéo đến đen nghịt, chuyển mưa, Đức-Bồ-tát có sức mạnh phi thường, chạy nhanh vào trú mưa trong căn nhà lớn, còn 1.000 bạn trẻ lũ lượt chạy theo, bị té, đạp lên nhau, bị thương nhẹ.
Nhìn thấy các bạn trẻ bị thương như vậy, Đức-Bồ-tát Mahosadha nghĩ rằng:
“Ta nên xây dựng một dãy nhà lớn có đầy đủ tiện nghi, có sân chơi thì chúng ta không phải bị khổ vì nắng, mưa, … như thế này.”
Xây Dựng Tòa Nhà Rộng Lớn
Tòa nhà rộng lớn gồm các phòng lớn như sau:
*Phòng nghỉ dành cho các Sa-môn, Bà-la-môn khách.
* Phòng nghỉ dành cho các khách lữ hành từ xa đến.
* Phòng nghỉ dành cho các lái buôn khách.
* Phòng kho cất giữ hàng hóa của các nhà lái buôn.
* Phòng nghỉ dành cho những người đàn bà sinh con.
* Một hội trường lớn, làm giảng đường thuyết pháp.
* Một tòa án để phán xét công minh những vụ tranh chấp xảy ra.
* Một trại lớn để làm phước-thiện bố-thí, cúng-dường đến chư Sa-môn, Bà-la-môn, những khách lữ hành, những người nghèo khổ, v.v…
* Một sân chơi rộng lớn có mái che nắng, mưa to, gió lớn, v.v…
Một tòa nhà rất tiện nghi cho mọi người. Đức-Bồ-tát Mahosadha gọi các họa sĩ nổi tiếng đến vẽ những bức tranh đẹp treo trong các phòng lớn, để cho khách đến xem giải trí, giúp cho tinh thần được thoải mái.
Bên ngoài tòa nhà rộng lớn, Đức-Bồ-tát Mahosadha cho thợ đào hồ nước rộng lớn, trong hồ cho trồng các loại hoa sen, hoa súng đủ màu xinh đẹp, để cho mọi người khách đến tắm mát, xem hoa.
Cho thợ làm một khu vườn rộng lớn có trồng các loại hoa đẹp, các loài cây ăn quả, đặc biệt các loại cây lớn để về sau trở thành những cây cổ thụ có bóng mát cho những người khách, các loài chim, các loài thú rừng đến nương nhờ.
Cảnh vật xung quanh rất xinh đẹp và tòa nhà rộng lớn nguy nga tráng lệ này đã được hoàn thiện giống như cảnh trên cõi trời dục-giới, do trí-tuệ siêu việt của Đức Bồ Tát Mahosadha, mới lên bảy tuổi.
Nơi này trở thành danh lam thắng cảnh, nên mọi người gần xa đến tham quan để giải trí, những người khách lữ hành đến nghỉ chân, v.v…
Đức-Bồ-tát Mahosadha lập ra trại lớn làm phước-thiện bố-thí đến những người khách lữ hành gần xa đến, đặc biệt làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư Sa-môn, Bà-la-môn thực-hành pháp-hạnh cao thượng.
Những người khách đi đến tham quan rất đông, Đức-Bồ-tát Mahosadha cho người mời vào giảng đường lớn, Đức-Bồ-tát thuyết pháp giảng dạy mọi người hiểu biết về mọi thiện-nghiệp, mọi ác-nghiệp, chánh-kiến, tà-kiến. Đức-Bồ-tát khuyên dạy mọi người nên tránh xa mọi ác-nghiệp, nên cố gắng tinh tấn tạo mọi thiện-nghiệp tùy theo khả năng của mình; khuyên dạy mọi người nên từ bỏ mọi tà-kiến, thấy sai chấp lầm, nên có trí-tuệ hiểu biết đúng theo chánh-kiến, …
Như vậy, trong kiếp sống hiện tại hưởng được mọi sự an-lạc, và những kiếp vị-lai cũng hưởng được mọi sự an-lạc hơn nữa.
Ngoài ra, Đức-Bồ-tát Mahosadha còn đóng vai quan tòa phán xét những vụ tranh chấp, những vụ tranh cãi nhau một cách rất công minh, mà hai bên đều khâm phục chấp thuận, không bên nào phiền hà điều gì cả, họ biết cải tà theo chánh, cải ác làm thiện.
Đức-Vua Vedeha
Một hôm, Đức-vua Vedeha ngự tại kinh-thành Mithilā, nhớ lại lời của vị quân-sư Senaka đoán mộng năm trước rằng: “Bậc đại-thiện-trí thứ năm sẽ xuất hiện, có trí-tuệ siêu việt, khống chế bốn vị quân-sư… đến nay đã trải qua bảy năm rồi. Vậy, bậc thiện-trí thứ năm ấy ở nơi nào?”
-Này các khanh! Mỗi khanh dẫn đầu một đoàn lính đi ra mỗi cửa kinh-thành, đến mỗi xóm nhà vùng lúa mạch mỗi hướng, để tìm bậc đại-thiện-trí thứ năm hiện ở nơi nào? Rồi sai sứ giả trở về trình tâu cho Trẫm rõ.
Riêng vị quan đến xóm nhà vùng lúa mạch hướng Đông (Pācīnavayamajjhaka) kinh-thành Mithilā, dừng chân tham quan tòa nhà rộng lớn, nguy nga tráng lệ, ngồi nghỉ trong phòng khách xinh đẹp, có trang trí những bức tranh đẹp tuyệt vời, nhìn xem không biết chán, tinh thần cảm thấy thoải mái. Vị quan ấy nghĩ rằng:
“Người vẽ đồ án thiết kế xây dựng tòa nhà này chắc chắn phải là người có trí-tuệ siêu-việt.”
-Này quý vị! Tòa nhà này thật là to lớn, đồ sộ, nguy nga tráng lệ chưa từng thấy.
Vậy, ai là người vẽ đồ án thiết kế xây dựng tòa nhà này. Xin quý vị cho tôi biết được không?
-Kính thưa đại-nhân, tòa nhà này và taàn cảnh vật xung quanh tòa nhà được thiết kế và thi công xây dựng do công-tử Mahosadhapaṇḍita của ông phú hộ Siri-vaḍḍhaka tại vùng này.
- Này quý vị! Công-tử Mahosadhapaṇḍita năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
- Kính thưa đại-nhân, công-tử Mahosadhapaṇḍita năm nay tròn đúng 7 tuổi.
- Tâu Bệ-hạ, chúng thần đã phát hiện công-tử Maho-sadhapaṇḍita của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka tại xóm nhà vùng lúa mạch hướng Đông (Pācīnavayamajjhaka) cửa kinh-thành Mithilā. Công-tử Mahosadhapaṇḍita năm nay tròn đúng 7 tuổi (đúng với thời gian mà Bệ-hạ nằm mộng), có trí-tuệ siêu-việt, đã thiết kế và thi công xây dựng một tòa nhà rộng lớn, đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, (như trong cung trời dục-giới), chưa từng thấy và cảnh vật xung quanh tòa nhà ấy thật là một kỳ quan, như hồ nước rộng lớn, có nhiều loài hoa sen, hoa súng đủ màu sắc; vườn hoa có đủ các loài hoa thơm, cỏ lạ, vườn cây ăn quả nhiều loại đặc biệt, có các loại cây lớn về sau sẽ trở thành cổ thụ, có khu giải trí, vui chơi, v.v…
- Tâu Bệ-hạ, Bệ-hạ truyền lệnh kẻ hạ thần mời bậc đại-thiện-trí Mahosadhapaṇḍita về cung điện chầu Bệ-hạ được hay chưa?
Đức-vua truyền thuật lại chuyện về Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita như vậy, rồi truyền hỏi vị quân-sư Senaka rằng:
- Thưa quân-sư, Trẫm nên chuẩn tấu cho mời công-tử Mahosadhapaṇḍita vào cung điện diện kiến Trẫm được chưa?
- Tâu Bệ-hạ, người xây dựng một tòa nhà và quang cảnh như vậy, chưa có thể gọi là bậc đại-thiện-trí. Một công trình kiến trúc như vậy, vẫn còn là việc nhỏ, xin Bệ-hạ chưa nên truyền mời công-tử Mahosadhapaṇḍita vào cung sớm.
Nghe lời khuyên can của vị quân-sư Senaka, Đức-vua nghĩ rằng: “Chắc chắn còn có những sự việc trọng đại khác”, nên Đức-vua làm thinh, rồi truyền bảo sứ giả rằng:
-Này các khanh! Các khanh nên ở lại nơi ấy tiếp tục theo dõi, xem xét những tài đức của công-tử Maho-sadhapaṇḍita rồi tâu trình cho Trẫm rõ.
Chuyện Miếng Thịt
-Ta sẽ buộc con diều thả bỏ lại miếng thịt cho xem!
-Xin mời bạn thử tài!
Nhìn thấy tài trí phi thường như vậy, mọi người reo hò, ca tụng Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita.
Biết chuyện như vậy, vị quan ra lệnh sứ giả trở về tâu trình lên Đức-vua rằng:
-Tâu Bệ-hạ, con diều tha miếng thịt, bay trên hư không, công-tử Mahosadhapaṇḍita nhìn bóng của nó trên mặt đất, rồi chạy đuổi theo kịp, vỗ tay la lớn. Con diều hoảng sợ, thả bỏ rơi miếng thịt, công-tử nhảy lên bắt miếng thịt rơi từ trên hư không, không để rơi xuống đất như vậy. Hạ thần kính xin tâu trình lên Bệ-hạ rõ.
-Thưa quân-sư, Trẫm nên truyền mời công-tử Maho-sadhapaṇḍita vào cung điện, diện kiến Trẫm được chưa?
Quân-sư Senaka nghĩ rằng: “Nếu công-tử Mahosadha-paṇḍita là bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ siêu-việt, có mưu sâu, kế hay vào cung điện thì bốn vị quân-sư chúng ta chắc chắn sẽ trở thành người vô dụng.”
-Tâu Bệ-hạ, việc làm như vậy, chưa có thể gọi là bậc đại-thiện-trí. Chuyện như vậy, ai cũng làm được.
-Tâu Bệ-hạ! Đó vẫn còn là việc nhỏ, xin Bệ-hạ chưa vội truyền mời công-tử Mahosadhapaṇḍita vào cung.
- Này các khanh! Các khanh nên ở lại nơi ấy tiếp tục theo dõi, xem xét những tài trí của công-tử Maho-sadhapaṇḍita rồi tâu trình cho Trẫm rõ.
Chuyện Con Bò
- Này người kia, ngươi dắt bò của ta đi đâu?
- Ông nói gì vậy, tôi dắt bò của tôi về nhà!
Nghe thấy vậy, Đức-Bồ-tát cho gọi họ vào hỏi lý do cãi nhau. Nhìn qua hai người, mặc dù Đức-Bồ-tát biết người nào là kẻ trộm và người nào là chủ của con bò ấy, nhưng Đức-Bồ-tát vẫn hỏi hai người cãi nhau về chuyện gì. Người chủ bò thưa rằng:
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, tôi mua con bò ở làng bên kia, sáng nay dắt nó ra đồng cho ăn cỏ, tôi đang nằm ngủ dưới cội cây, thì kẻ trộm này dắt con bò của tôi đi chỗ khác. Khi tỉnh dậy, không thấy con bò, tôi chạy đuổi theo dấu chân nó nên kịp bắt gặp y.
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, con bò này là của tôi, người kia vu cáo tôi dắt trộm con bò của y.
-Ta sẽ phán xét một cách công minh. Vậy, hai người chịu nghe ta phán xét hay không?
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita hỏi mỗi người rằng:
- Con bò của người ăn thứ gì? Uống thứ nước gì?
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, con bò của tôi ăn cháo, uống nước bột.
-Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, con bò của tôi chỉ ăn cỏ, uống nước sông mà thôi.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đưa cho mọi người xem, rồi nói với kẻ trộm rằng:
-Ngươi là kẻ trộm đúng vậy không?
-Này ngươi! Ngươi đã thấy quả khổ của ác-nghiệp trộm cắp của người khác, không chỉ khổ trong kiếp hiện-tại này mà còn khổ những kiếp vị-lai nữa.
Sau khi ngươi chết, nếu ác-nghiệp ấy có cơ hội sẽ cho quả tái-sinh trong 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, chịu quả khổ của ác-nghiệp trộm cắp ấy.
Vậy, từ nay về sau, ngươi chớ nên tạo ác-nghiệp trộm cắp nữa.
Các quan ra lệnh cho người lính trở về tâu trình lên Đức-vua Vedeha, về Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita phán xét về chuyện con bò một cách công minh hợp pháp như vậy.
Đức-vua Vedeha muốn truyền mời Đức-Bồ-tát Maho-sadhapaṇḍita vào cung điện, nhưng vị quân-sư Senaka cũng khuyên can như các lần trước.
Chuyện Xâu Chuỗi Hột
-Xâu chuỗi đẹp quá! Xin phép cô cho tôi đeo thử.
Cô gái nghèo nói rằng:
- Này bạn gái! Bạn đeo thử vào cổ xem.
- Này bạn! Bạn đeo thử xâu chuỗi của tôi, sao không trả lại cho tôi?
- Này cô! Tôi không lấy xâu chuỗi của cô, xâu chuỗi này là của tôi.
- Hai cô cãi nhau về chuyện gì?
-Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, hai chúng tôi cãi nhau về xâu chuỗi.
-Ta sẽ phán xét một cách công minh. Vậy, hai người chịu nghe ta phán xét hay không?
- Này cô! Cô nhuộm xâu chuỗi này bằng thứ nước thơm gì?
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, tôi nhuộm xâu chuỗi này bằng các nước hoa thơm.
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, tôi nghèo nên không có đủ các thứ nước hoa thơm để nhuộm, tôi chỉ có nhuộm một thứ nước hoa Piyaṅgu mà thôi.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita chỉ về cô gái kia và phán xét cô là người trộm cắp xâu chuỗi, còn xác nhận cô gái nghèo là chủ của xâu chuỗi ấy.
Các quan ra lệnh cho sứ giả về tâu trình lên Đức-vua Vedeha, về cách Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita phán xét chuyện xâu chuỗi một cách công minh như vậy.
Đức-vua Vedeha muốn truyền mời Đức-Bồ-tát Maho-sadhapaṇḍita vào cung điện, nhưng vị quân-sư Senaka vẫn khuyên can như các lần trước.
Cuộn Chỉ Vải
Trên đường về đi ngang qua hồ nước của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, bà muốn tắm, nên để cuộn chỉ vải trên tấm áo, rồi xuống hồ tắm.
Khi ấy, một người đàn bà khác nhìn thấy cuộn chỉ vải ấy, phát sinh tâm tham muốn, nhặt cuộn chỉ vải lên và khen rằng: “Cuộn chỉ vải tốt đẹp quá!” Rồi lấy cuốn chỉ ấy đem đi.
Nhìn thấy bà kia lấy cuộn chỉ vải đi, bà chủ cuốn chỉ đang tắm dưới hồ, vội vã lên bờ, mặc áo, chạy đuổi theo, nắm áo bà kia nói rằng:
- Này bà! Sao bà dám lấy cuộn chỉ vải của tôi đi vậy?
- Này bà chị nói gì vậy! Cuốn chỉ vải của bà chị đâu, đây là cuốn chỉ vải của tôi.
- Ta sẽ phán xét một cách công minh. Vậy hai người chịu nghe ta phán xét hay không?
- Này bà! Khi quấn cuộn chỉ vải này, bà bỏ vật gì làm lõi bên trong?
-Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, tôi bỏ trái bông vải (kappāsaphalaṭṭhi) làm lõi bên trong.
- Này bà! Khi bà quấn cuộn chỉ vải kia, bà bỏ vật gì làm lõi bên trong?
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, tôi bỏ hột timbaru làm lõi bên trong.
- Này bà! Bà là kẻ trộm cắp cuộn chỉ vải của bà kia phải không?
Các quan ra lệnh sứ giả trở về tâu trình lên Đức-vua Vedeha về cách Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita phán xét chuyện cuộn chỉ vải một cách công minh như vậy.
Đức-vua Vedeha muốn truyền mời Đức-Bồ-tát Maho-sadhapaṇḍita vào cung điện, nhưng vị quân-sư Senaka vẫn khuyên can như các lần trước.
Khi ấy, một nữ Dạ-xoa muốn ăn thịt đứa bé, nên hóa ra một người đàn bà đứng hỏi người mẹ đứa bé rằng:
-Này bạn! Đứa bé này là con của bạn phải không?
Nó rất xinh đẹp và dễ thương quá! Bạn cho phép tôi ẵm nó một chút được không?
- Vâng, đứa bé là con của tôi, bạn muốn ẵm một chút cũng được.
- Bà ẵm đứa con của tôi đi đâu?
- Con của bà ở đâu? Đây là con của tôi.
Nhìn thấy hai bà, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita biết bà đang ẵm đứa bé là nữ Dạ-xoa vì đôi mắt của bà màu đỏ, không nháy, không có bóng, và bà kia là mẹ của đứa bé. Tuy biết rõ như vậy, nhưng Đức-Bồ-tát vẫn hỏi họ rằng:
- Ta sẽ phán xét một cách công minh. Vậy hai người chịu nghe ta phán xét hay không?
- Mỗi bà hãy lôi đứa bé về bên ranh của mình.
Khi ấy, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita hỏi ý kiến mọi người rằng:
- Này quý bà con! Khi nghe tiếng khóc của đứa bé thì tâm của người mẹ cảm thấy đau lòng hay tâm của người không phải là mẹ cảm thấy đau lòng?
- Khi nghe tiếng khóc của đứa bé thì tâm của người mẹ cảm thấy đau lòng vì thương con, còn tâm của người không phải là mẹ thì không cảm thấy đau lòng, tâm vẫn thản nhiên được.
- Này quý bà con! Nếu như vậy thì trong hai người đàn bà này, bà nào là người mẹ thật sự của đứa bé này?
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, trong hai người đàn bà này, bà đứng khóc than thảm thiết kia chính là người mẹ thật sự của đứa bé này, còn bà đang ẵm đứa bé chắc chắn không phải là mẹ của đứa bé này.
- Đúng vậy, bà đang ẵm đứa bé không phải là người mẹ, bà vốn là nữ Dạ-xoa muốn bắt đứa bé để ăn thịt.
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, có cách nào biết được bà ấy là nữ Dạ-xoa?
- Tôi đã biết rõ bà ấy là nữ Dạ-xoa, không có nghi ngờ gì cả, bởi vì, bà ấy có đôi mắt màu đỏ, không nháy mắt, có hình mà không có bóng. Vả lại, bà ấy không có tâm bi, thương xót đứa bé, bà muốn ăn thịt nó.
- Này bà kia, bà là loài chúng-sinh gì?
- Thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, tôi là nữ Dạ-xoa.
- Này nữ Dạ-xoa, người bắt đứa bé để làm gì?
- Thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, tôi bắt đứa bé này để ăn thịt.
- Này nữ Dạ-xoa! Ngươi hãy mau trả đứa bé lại cho mẹ của nó. Kiếp trước ngươi đã tạo ác-nghiệp nên kiếp này ngươi làm kiếp nữ Dạ-xoa, nếu kiếp hiện-tại này, ngươi tạo ác-nghiệp nữa thì ngươi sau khi chết, ác-nghiệp có cơ hội sẽ cho quả tái-sinh trong bốn cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy nữa.
Người mẹ của đứa bé tán dương ca tụng ân đức trí-tuệ siêu-việt của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, rồi ẵm đứa con về nhà, đồng thời mọi người cũng tán dương ca tụng trí-tuệ siêu-việt của Đức-Bồ-tát.
Các quan ra lệnh sứ giả trở về tâu trình lên Đức-vua Vedeha về cách Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita phán xét chuyện đứa con một cách công minh như vậy.
Đức-vua Vedeha muốn truyền mời Đức-Bồ-tát Maho-sadhapaṇḍita vào cung điện, nhưng vị quân-sư Senaka vẫn khuyên can như các lần trước.
Chuyện Người Lùn Tên Gotakāḷa
- Này Dīghatālā! Em hãy làm bánh, đồ ăn đi đường, vợ chồng chúng ta sẽ đi thăm viếng cha mẹ của anh.
Khi ấy, một người đàn ông bất lương, có thân hình cao tên là Dīghapiṭṭhi đến sau, hai vợ chồng thấy ông ta mới hỏi rằng:
- Này anh! Con sông này sâu hay cạn?
- Con sông này sâu lắm, lại có nhiều cá sấu ăn thịt người nữa!
- Vậy anh sẽ qua sông bằng cách nào?
- Tôi đã thường qua lại con sông này, quen với các con cá sấu này, nên chúng không hại tôi được.
- Này anh! Nhờ anh đưa vợ chồng tôi sang bên kia sông, chúng tôi sẽ đền ơn anh.
- Này anh chị! Tôi sẽ đưa người nào sang trước?
- Tôi nhờ anh đưa vợ tôi sang bên kia sông trước, rồi anh trở lại đưa tôi sau.
Ông Gotakāḷa nhìn thấy như vậy, nên nghĩ: “Con sông sâu thật! Người cao như anh ấy mà còn vậy, đối với ta chắc bị chết chìm dưới con sông này mất.”
-Này cô em xinh đẹp đáng yêu! Nếu em làm vợ anh thì em sẽ có được những đồ trang sức quý giá, có tớ gái phục vụ, em sẽ sống an-lạc hạnh phúc bên anh.
Em xinh đẹp như thế này mà có người chồng vừa lùn vừa đen, không xứng đáng với em chút nào, chắc chắn em không được an-lạc hạnh phúc. Xin em hãy ưng thuận làm vợ của anh nhé!
- Nếu anh thương yêu em, không bỏ em thì em sẽ đi theo anh.
- Anh xin hứa với em, anh sẽ sống chung thủy với em suốt đời.
Nhìn thấy vợ mình với tên lừa đảo kia âu yếm nhau, rồi dắt nhau đi, ông Gotakāḷa nổi cơn ghen tức, mắng nhiếc rằng:
- Này tên lừa đảo! Mày dắt vợ ta đi đâu?
- Này tên lừa đảo! Mày dắt vợ ta đi đâu?
-Này tên lùn da đen kia! Ai là vợ của mày?
- Hãy để vợ của ta lại! Ta đã làm việc suốt bảy năm nhà cha mẹ vợ, mới cưới được người vợ ấy. Tại sao mày dắt vợ ta đi?
Nhìn thấy ba người, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita biết rõ hành vi, tâm tính của mỗi người, nhưng Đức-Bồ-tát vẫn hỏi rằng:
- Chuyện gì mà các người la hét om sòm vậy?
- Ta sẽ phán xét một cách công minh. Vậy, các người chịu nghe ta phán xét hay không?
Trước hết, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita xét hỏi ông Dīghapiṭṭhi, còn cho hai người kia ra bên ngoài phòng, mỗi người đều ngồi cách xa nhau.
ĐBt: -Ngươi tên gì?
Ông Dī: -Thưa Ngài, tôi tên Dīghapiṭṭhi.
ĐBt: -Cha mẹ của ngươi tên gì?
Ông Dī: … (Khai tên thật của cha mẹ của mình).
ĐBt: -Vợ của ngươi tên gì?
Ông Dī: … (Mới gặp nhau, chưa biết nên khai tên giả).
ĐBt: -Cha mẹ vợ của ngươi tên gì?
Ông Dī: … (Vì chưa biết nên khai tên giả).
ĐBt: -Ngươi tên gì?
Ông Go: -Thưa Ngài, con tên Gotakāḷa.
ĐBt: -Cha mẹ của ngươi tên gì?
Ông Go: … (Khai tên thật của cha mẹ của mình).
ĐBT: -Vợ của ngươi tên gì?
Ông Go: -Vợ của con tên là Dīghatālā.
ĐBT: -Cha mẹ vợ của ngươi tên gì?
Ông Go: … (Khai tên thật cha mẹ vợ của mình).
ĐBt: -Ngươi tên gì?
Cô Dī: -Thưa Ngài, tôi tên Dīghatālā.
ĐBT: -Cha mẹ của ngươi tên gì?
Cô Dī: … (Khai tên thật của cha mẹ của mình).
ĐBt: -Chồng của ngươi tên gì?
Cô Dī: … (Vì chưa biết tên, nên khai tên giả).
ĐBT: -Cha mẹ chồng của ngươi tên gì?
Cô Dī: … (Vì chưa biết tên nên khai tên giả).
- Này quý vị! Như vậy, lời khai của cô Dīghatālā đúng theo lời khai của ông Dīghapiṭṭhi hay đúng theo lời khai của ông Gotakāḷa?
- Thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, lời khai của cô Dīghatālā là đúng theo lời khai của ông Gotakāḷa.
- Như vậy, ông Gotakāḷa là chồng của cô Dīghatālā, còn ông Dīghapiṭṭhi là người lừa đảo, muốn chiếm vợ của ông Gotakāḷa.
Đức-Bồ-tát khuyên dạy ông Dīghapiṭṭhi từ nay về sau chớ nên làm điều bất-thiện, tội lỗi nữa.
Các quan ra lệnh cho sứ giả trở về tâu trình lên Đức-vua Vedeha về cách Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita phán xét chuyện ông Gotakāḷa một cách công minh như vậy.
Đức-vua Vedeha muốn truyền mời Đức-Bồ-tát Maho-sadhapaṇḍita vào cung điện, nhưng vị quân-sư Senaka vẫn khuyên can như các lần trước.
Chuyện Chiếc Xe
“Ta sẽ làm cho nhiều người biết đến trí-tuệ siêu-việt của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, tiền-kiếp của Đức-Phật trong thời vị-lai.”
-Này người kia! Ngươi đi theo sau xe của tôi để làm gì?
- Thưa ông chủ, tôi đi theo sau để giúp ông.
- Cám ơn ông, tốt lắm!
- Hãy dừng chiếc xe lại! Ngươi đánh chiếc xe của ta đi đâu?
- Chiếc xe này là của tôi, còn xe của ông là chiếc nào?
Nghe hai người cãi lộn tranh giành nhau, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita cho người mời hai người ấy vào.
Nhìn thấy hai người đàn ông, Đức-Bồ-tát biết rõ một người là Đức-vua trời Sakka, bởi vì ông có vẻ ung dung tự tại, có đôi mắt không nháy, và một người là chủ xe.
Mặc dù biết rõ như vậy, nhưng Đức-Bồ-tát vẫn hỏi cho biết nguyên nhân nào hai người cãi lộn, tranh chấp nhau về chiếc xe. Hai người trình bày nguyên nhân tranh chấp nhau, Đức-Bồ-tát hỏi rằng:
-Ta sẽ phán xét một cách công minh. Vậy hai người chịu nghe ta phán xét hay không?
-Tôi sẽ cho người đánh chiếc xe chạy, rồi hai người nắm phía sau xe chạy theo, người chủ xe sẽ không buông bỏ chiếc xe của mình.
Người chủ xe chạy theo được một đoạn đường, cảm thấy mệt nhừ đành phải buông bỏ chiếc xe rồi đứng lại, còn người đàn ông kia vẫn nắm phía sau xe chạy theo.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita bảo chiếc xe chạy trở lại rồi tuyên bố cho mọi người biết rằng:
-Trong hai người đàn ông này, người chạy theo phía sau chiếc xe một quãng đường ngắn, cảm thấy mệt nhừ đành phải buông bỏ chiếc xe rồi đứng lại. Còn người đàn ông kia dù chạy theo phía sau chiếc xe suốt quãng đường dài mà vẫn không thấy mệt, không có một giọt mồ hôi, hơi thở ra, hơi thở vào vẫn như thường, đặc biệt đôi mắt không nháy.
Vậy, người đàn ông kia chính là Đức-vua trời Sakka.
-Tâu Ngài, Ngài là Đức-vua trời Sakka phải không?
- Thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, phải, tôi là Đức-vua trời Sakka. Rồi hóa trở lại Đức-vua trời Sakka của mình.
- Tâu Đức-vua trời Sakka, Đức-vua ngự xuống đây với mục đích gì?
- Thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, Trẫm ngự xuống đây để tán dương, ca tụng trí-tuệ siêu-việt của Đức-Bồ-tát.
- Tâu Đức-vua trời, nếu như vậy, thì xin Đức-vua không nên làm như vậy nữa.
- Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita có trí-tuệ siêu-việt! Ngài đã phán xét rất công minh và hợp pháp.
Các quan tự mình trở về chầu Đức-vua Vedeha, thuật rõ lại chuyện chiếc xe, nên tâu rằng:
-Tâu Bệ-hạ, sau khi bậc đại-thiện-trí Mahosadha-paṇḍita phán xét chuyện chiếc xe như vậy, Đức-vua trời Sakka đã tán dương, ca tụng trí-tuệ siêu-việt của bậc đại-thiện-trí Mahosadhapaṇḍita.
Sao Bệ-hạ còn chần chờ gì nữa, mà chưa truyền lệnh mời bậc đại-thiện-trí Mahosadhapaṇḍita có trí-tuệ siêu-việt vào cung điện diện kiến Bệ-hạ.
- Thưa quân-sư, Trẫm nên truyền mời bậc đại-thiện-trí Mahosadhapaṇḍita vào cung điện diện kiến Trẫm được chưa?
- Tâu Bệ-hạ, một người phán xét chuyện chiếc xe như vậy, chưa có thể gọi là bậc đại-thiện-trí. Xin Bệ-hạ chờ đợi để thử tài trí của Mahosadhapaṇḍita để biết có thật là bậc đại-thiện-trí hay không?
Thử Tài Trí Của Đức-Bồ-Tát Mahosadhapaṇḍita
* Câu Hỏi Về Đoạn Gỗ Ngắn
“Dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông hãy cho biết đúng đoạn gỗ Khadiradaṇḍa này “đầu nào là gốc, đầu nào là ngọn”. Nếu không ai biết đúng thì sẽ bị phạt 1.000 Kahāpana.”
- Thưa ông phú hộ, dân chúng trong vùng của chúng ta, không người nào biết được đầu gốc, đầu ngọn của đoạn gỗ này.
Vậy, nhờ ông hỏi thử xem công-tử Mahosadhapaṇḍita có biết hay không?
- Này Mahosadhapaṇḍita con yêu quý! Đức-vua Vedeha gửi đến dân chúng vùng chúng ta một đoạn gỗ thân tròn với lệnh truyền rằng:
“Hãy cho biết đúng đoạn gỗ này, đầu nào là gốc, đầu nào là ngọn.”
Mọi người trong vùng không người nào biết được. Vậy, con có khả năng biết được hay không?
Đức-vua Vedeha không phải muốn biết đoạn gỗ này đầu nào là gốc, đầu nào là ngọn, mà thật sự, Đức-vua Vedeha gửi đoạn gỗ này chỉ để thử tài trí của ta mà thôi.
- Kính thưa phụ thân, xin phụ thân cho người đem đoạn gỗ ấy đến đây, chắc chắn con sẽ giải đáp đúng câu hỏi này được.
- Này quý vị! Thông thường khúc gỗ có đầu gốc nặng hay đầu ngọn nặng?
- Thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, thông thường khúc gỗ có đầu gốc nặng.
- Này quý vị! Như vậy, đầu nặng của đoạn gỗ này là đầu gốc, còn đầu nhẹ kia là đầu ngọn. Xin quý vị đánh dấu xong đem đến trình lên Đức-vua Vedeha.
- Muôn tâu Đại-vương, đoạn gỗ này, đầu này là gốc, đầu này là ngọn.
- Đúng sự thật. Vậy, ai là người biết đúng như vậy? Biết bằng cách nào?
- Muôn tâu Đại-vương, công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka, là người biết đúng như vậy, biết bằng cách cột sợi dây ở giữa đoạn gỗ này rồi thả vào trong ảng nước đầy, đầu gốc nặng chìm xuống, và đầu ngọn nhẹ nổi lên.
- Công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka có trí-tuệ thật là siêu-việt!
- Thưa quân-sư, Trẫm truyền mời công-tử Mahosatha-paṇḍita vào cung yết kiến Trẫm được chưa?
- Tâu Bệ-hạ, xin Bệ-hạ chờ đợi để thử tài trí của Mahosadhapaṇḍita bằng cách khác nữa.
- Dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông hãy cho biết trong hai cái sọ người này, cái sọ nào là sọ người đàn bà, cái sọ nào là sọ người đàn ông. Nếu không có người nào cho biết đúng thì sẽ bị phạt 1.000 Kahāpana.
Nhìn thấy hai cái sọ người, Đức-Bồ-tát Mahosatha-paṇḍita biết rõ ngay cái sọ nào là sọ người đàn ông, cái sọ nào là sọ người đàn bà, bởi vì xương sọ của người đàn ông có tính chất đặc biệt khác với xương sọ của người đàn bà. Đức-Bồ-tát chỉ sọ của người đàn ông và sọ của người đàn bà, bảo dân chúng đánh dấu, ghi nhớ rõ sọ người đàn ông, sọ người đàn bà, rồi đem đến chầu Đức-vua Vedeha, tâu rằng:
- Muôn tâu Đại-vương, cái sọ này là sọ người đàn ông, cái sọ này là sọ người đàn bà.
-Đúng sự thật. Vậy, ai là người biết đúng như vậy?
- Muôn tâu Đại-vương, công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka là người biết đúng như vậy.
- Công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka có trí-tuệ thật là siêu việt!
Câu Hỏi Về Con Rắn
-Dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông hãy phân biệt cho biết trong hai con rắn này, con nào là rắn đực, con nào là rắn cái. Nếu không có người nào biết đúng thì sẽ bị phạt 1.000 Kahāpana.
Nhìn thấy hai con rắn, Đức-Bồ-tát biết rõ ngay con rắn đực và con rắn cái, do phân biệt rằng:
-Cái đầu con rắn đực to, cái đầu con rắn cái nhỏ thon.
- Cái đuôi con rắn đực to, cái đuôi con rắn cái nhỏ thon.
- Con mắt con rắn đực lớn, con mắt con rắn cái nhỏ.
-Con rắn có đầu to, đuôi to, đôi mắt lớn là con rắn đực.
- Con rắn có đầu nhỏ thon, đuôi nhỏ thon, đôi mắt nhỏ là con rắn cái.
- Muôn tâu Đại-vương, con rắn này là con rắn đực và con rắn kia là con rắn cái.
-Đúng sự thật. Vậy, ai là người biết đúng như vậy? Biết bằng cách nào?
- Muôn tâu Đại-vương, công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka là người biết đúng như vậy, bằng cách phân biệt như sau:
- Con rắn có đầu to, đuôi to, đôi mắt lớn là con rắn đực.
- Con rắn có đầu nhỏ thon, đuôi nhỏ thon, đôi mắt nhỏ là con rắn cái.
- Công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka có trí-tuệ thật là siêu việt!
Câu Hỏi Về Con Gà Trống
- Dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông hãy đem nạp cho Trẫm con vật quý toàn màu trắng, có hai sừng ở dưới hai chân, có miếng thịt dư trên đầu, kêu đúng ba thời. Nếu không nạp đúng con vật ấy thì sẽ bị phạt 1.000 Kahāpana.
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, Đức-vua truyền lệnh dân chúng trong vùng đem nạp lên Đức-vua một con vật quý toàn màu trắng, có hai sừng ở dưới hai chân, có miếng thịt dư trên đầu, kêu đúng ba thời.
Kính thưa Ngài, đó là con vật gì vậy? Thưa Ngài.
- Này quý vị, Đức-vua Vedeha truyền đem nạp con gà trống toàn màu trắng có hai sừng ở dưới hai chân nghĩa là hai cái cựa gà ở hai chân, có miếng thịt dư trên đầu nghĩa là cái mào của con gà, kêu đúng ba thời nghĩa là gà gáy đúng ba thời.
- Này chư khanh! Sự thật đúng là con vật mà Trẫm cần. Vậy, ai là người biết đúng ý của Trẫm?
- Muôn tâu Đại-vương, công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka là người biết đúng ý của Đại-vương.
- Công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka có trí-tuệ thật là siêu việt!
Chuyện Về Viên Ngọc Maṇi
Từ lâu, không có một ai có khả năng lấy sợi chỉ cũ ra, xâu sợi chỉ mới xuyên viên ngọc maṇi này được.
Một hôm, Đức-vua Vedeha truyền lệnh cho dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông rằng:
-Dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông hãy lấy sợi chỉ cũ dính trong viên ngọc maṇi này ra, và xâu sợi chỉ mới vào, rồi đem dâng trở lại cho Trẫm. Nếu không ai làm được thì sẽ bị phạt 1.000 Kahāpana.
-Này quý vị, chớ nên lo sợ, hãy an tâm, quý vị hãy đem nước ngọt đến đây.
Khi đã biết sợi chỉ cũ trong viên ngọc maṇi bị kiến ăn tiêu mất, và sợi chỉ mới đã xâu vào bên trong từ đầu lỗ bên này qua đầu lỗ bên kia, Đức-Bồ-tát đem trao viên ngọc maṇi mà sợi chỉ cũ không còn nữa, sợi chỉ mới đã được xâu xong cho dân chúng rồi bảo rằng:
- Quý vị hãy đem viên ngọc maṇi này đến chầu Đức Vua Vedeha rồi tâu rằng:
- Tâu Đại-vương, chúng tiện dân vùng lúa mạch hướng Đông kính dâng trở lại Đại-vương viên ngọc maṇi đã được lấy sợi chỉ cũ ra và được xâu lại sợi chỉ mới vào.
-Người nào có khả năng làm được công việc này? Bằng cách nào?
-Tâu Đại-vương, công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka đã làm được việc ấy, bằng cách nhỏ nước ngọt vào lỗ viên ngọc maṇi cho thấm ướt sợi chỉ cũ, lấy một sợi chỉ rất nhỏ bỏ một đầu vào lỗ viên ngọc, rồi nhỏ nước ngọt thấm vào đầu của sợi chỉ mới, rồi đặt viên ngọc maṇi ấy ở chỗ ổ kiến lửa. Đàn kiến lửa đánh mùi nước ngọt kéo đến chui vào lỗ bên này của viên ngọc maṇi ăn lần vào sợi chỉ cũ, đồng thời kéo sợi chỉ mới theo sau đi ra cửa lỗ bên kia.
-Công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka có trí-tuệ thật là siêu việt!
Chuyện Con Bò Đực Sinh Con
-Dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông các ngươi là người có tài trí, con bò đực của Trẫm đã có thai, Trẫm nhờ các ngươi giúp cho con bò đực này sinh con được an toàn rồi dắt trả lại cho Trẫm cả con bò đực lẫn con của nó. Nếu các ngươi không dắt đủ hai con về lại cho Trẫm thì sẽ bị phạt 1.000 Kahāpana.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita nghĩ rằng: “Vấn đề này cần phải đặt ngược lại”, Đức-Bồ-tát nghĩ xong, truyền bảo rằng:
- Này quý vị! Quý vị có thể tìm một người đàn ông dũng cảm, có khả năng tâu với Đức-vua được không?
- Kính thưa Ngài Mahosadhapaṇḍita, chúng tôi có thể tìm người đàn ông như vậy được.
- Quý vị hãy dẫn người ấy lại gặp tôi.
- Nhà ngươi hãy xả tóc ra sau, rồi khóc lóc than vãn đi đến trước cửa cung điện của Đức-vua Vedeha, ai hỏi gì cũng không trả lời, cứ khóc lóc than vãn chỉ xin bệ kiến Đức-vua mà thôi.
Khi Đức-vua truyền hỏi rằng: “Do nguyên nhân nào mà ngươi khóc than vãn như vậy?”
Nhà ngươi hãy tâu rằng:
“Muôn tâu Đại-vương, cha của tiện dân không thể sinh con được, đến hôm nay là ngày thứ bảy, Đại-vương là nơi nương nhờ của tiện dân, cầu xin Đại-vương chỉ dạy cách sinh con cho cha của tiện dân.”
Đức-vua sẽ truyền rằng: “Ngươi cầu xin điều mà không thể thực hiện được. Từ xưa đến nay, người đàn ông có bao giờ sinh con được đâu!”
Khi ấy, ngươi hãy tâu: “Muôn tâu Đại-vương, nếu điều đó không thể có được thì dân chúng xóm nhà vùng lúa mạch hướng Đông làm sao giúp cho con bò đực báu của Đại-vương sinh con được!”
Khi nghe lời tâu của người đàn ông vùng lúa mạch hướng Đông ấy, Đức-vua Vedeha vô cùng hoan hỷ truyền hỏi rằng:
-Người nào nghĩ ra, đặt vấn đề ngược lại như thế này?
-Muôn tâu Đại-vương, công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka, là người nghĩ ra, rồi dạy cho kẻ tiện dân này đến bệ kiến Đại-vương, tâu đúng theo lời dạy của công-tử như vậy.
-Công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka, có trí-tuệ thật là siêu việt!
Chuyện Nấu Cơm
-Trẫm nghe nói dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông là người có tài trí thông minh, hãy nấu cơm chua (ambilodana) hợp đủ tám điều, rồi đem đến dâng lên Trẫm. Tám điều đó là:
1-Không được nấu bằng gạo.
2-Không được nấu bằng nước.
3-Không được nấu trong nồi.
4-Không được nấu trên lò.
5-Không được nấu bằng lửa thường.
6-Không được nấu bằng củi.
7-Không cho phép đàn ông hay đàn bà đến dâng.
8-Không được đem đi theo đường lớn.
Nếu dân chúng không đem dâng món cơm chua ấy thì sẽ bị phạt 1.000 Kahāpana.
-Xin quý vị chớ nên lo sợ, hãy an tâm, quý vị hãy nghe tôi chỉ dẫn như sau:
1-Lấy tấm nấu cơm chua, nghĩa là không nấu bằng gạo.
2-Nấu bằng hạt sương, nghĩa là không nấu bằng nước.
3-Nấu trong đồ vật bằng đất mới, nghĩa là không nấu trong nồi.
4- Lấy 3 gốc cây chụm lại, đặt đồ bằng đất mới lên nấu, nghĩa là không nấu trên lò.
5- Lấy 2 cây khô cọ vào nhau, phát ra lửa nấu cơm, nghĩa là không nấu bằng lửa thường.
6- Nấu cơm bằng lá cây khô, nghĩa là không nấu bằng củi.
7- Chọn người ái nam ái nữ đem cơm chua đến dâng Đức-vua, nghĩa là không phải đàn ông, cũng không phải đàn bà.
8- Đem cơm chua đi theo đường nhỏ mới tự tạo, nghĩa là không đi theo đường lớn cũ.
Sau đó, người ái-nam ái-nữ đem món cơm chua đến chầu, kính dâng lên Đức-vua Vedeha, tâu cách nấu hợp đủ tám điều mà Đức-vua truyền lệnh.
Nghe người ái-nam ái-nữ tâu như vậy, Đức-vua Vedeha vô cùng hoan hỷ truyền hỏi rằng:
-Này ngươi! Người nào chỉ dạy cách nấu món cơm chua này?
-Muôn tâu Đại-vương, công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka, chỉ dạy cách nấu món cơm chua đúng theo lệnh của Đại-vương.
-Công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka, có trí-tuệ thật là siêu việt!
Chuyện Về Sợi Dây Bằng Cát
-Trẫm muốn chơi đánh đu mà sợi dây cũ trong cung điện đã bị đứt. Vậy, dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông hãy làm hai sợi dây mới bằng cát đem dâng đến Trẫm. Nếu không ai làm được hai sợi dây mới bằng cát, rồi đem dâng đến Trẫm thì sẽ bị phạt 1.000 Kahāpana.
-Này quý vị! Xin quý vị hãy an tâm, quý vị hãy tìm 2-3 người đàn ông dũng cảm, thông minh, tâu với Đức-vua được, dẫn đến đây gặp tôi.
-Này hai người! Khi hai người đến chầu Đức-vua Vedeha và tâu rằng: “Muôn tâu Đại-vương! Dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông không biết Đại-vương cần hai sợi dây bằng cát cỡ lớn hoặc nhỏ chừng nào.
Kính xin Đại-vương ban cho sợi dây bằng cát cũ khoảng một gang tay hay bốn lóng tay làm mẫu, để dân chúng làm giống theo mẫu của Đại-vương.
Đức-vua Vedeha sẽ truyền bảo với quý vị rằng: “Sợi dây làm bằng cát trong cung điện chưa từng có bao giờ”, thì quý vị nên tâu:
“Muôn tâu Đại-vương! Nếu không có sợi dây bằng cát cũ làm mẫu thì dân chúng vùng lúa mạch hướng Đông làm sao có thể làm dây cát mới được?”
Nghe hai người dân tâu như vậy, Đức-vua Vedeha vô cùng hoan hỷ truyền hỏi rằng:
-Này các ngươi! Người nào nghĩ ra cách đặt sự việc ngược lại vấn đề như thế này?
-Muôn tâu Đại-vương, công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka, là người nghĩ ra cách đặt sự việc ngược lại vấn đề như vậy, rồi truyền dạy cho kẻ tiện dân này đến bệ kiến Đại-vương, tâu đúng theo lời dạy của công-tử Mahosadhapaṇḍita như vậy.
Công-tử Mahosadhapaṇḍita, con của phú hộ Siri-vaḍḍhaka có trí-tuệ thật siêu việt!
Đức-Vua Ngự Đi Mời Công-Tử Mahosadhapaṇḍita
Đức-vua Vedeha suy xét: “Ta đã thử tài trí thông minh của công-tử Mahosadhapaṇḍita bằng nhiều cách khác nhau, có những cách thuận, có những cách nghịch, cách nào cũng khó khăn, sâu sắc mà công-tử đã giải đáp một cách rất phi thường, khiến cho ta vô cùng cảm phục trí-tuệ siêu-việt của công-tử. Ta muốn mời công-tử Mahosadhapaṇḍita vào cung điện để giúp ta, nhưng vị quân-sư Senaka khuyên can ta nên chờ đợi và tiếp tục thử tài trí thông minh của công-tử nữa.
Bây giờ, ta không muốn chờ đợi nữa mà chính ta thân hành ngự đi mời công-tử Mahosadhapaṇḍita vào cung để giúp ta.”
Khi ấy, quân-sư Senaka vào chầu Đức-vua, tâu rằng:
- Muôn tâu Bệ-hạ, Bệ-hạ thân hành ngự đi đến xóm nhà lúa mạch hướng Đông phải không?
- Muôn tâu Bệ-hạ, hạ thần đã khuyên can Bệ-hạ nên chờ đợi để thử tài trí của Mahosadhapaṇḍita bằng cách khác nữa.
- Này quân-sư, Trẫm muốn truyền mời công-tử Mahosadhapaṇḍita vào cung điện. Vậy, quân-sư có cách nào giúp Trẫm.
- Muôn tâu Bệ-hạ, Bệ-hạ không nên thân hành ngự đến mời công-tử Mahosadhapaṇḍita mà chỉ cần truyền gửi vị quan đến gặp công-tử với lời truyền lệnh rằng:
“Hôm trước, Trẫm thân hành ngự đi đến gặp công-tử, nhưng giữa đường vó ngựa báu của Trẫm bị hư, nên Trẫm phải hồi cung.
Nay, Trẫm muốn chính công-tử và phụ thân của công-tử, ông phú hộ Sirivaḍḍhaka, đem một con ngựa báu (assatara) hoặc con tuấn mã cao quý hơn ngựa thường dâng lên Trẫm.”
-Tâu Bệ-hạ, như vậy, nguyện vọng mời công-tử Mahosadhapaṇḍita của Bệ-hạ sẽ được thành tựu như ý.
Vị quan đến gặp công-tử Mahosadhapaṇḍita, trao tận tay lệnh truyền của Đức-vua Vedeha. Đọc xong lệnh của Đức-vua Vedeha, Đức-Bồ-tát nghĩ rằng:
“Đức-vua Vedeha muốn gặp ta và phụ thân của ta.”
Chuyện Con Lừa Đực Với Con Ngựa Báu
-Kính thưa phụ thân, Đức-vua Vedeha muốn gặp phụ thân và con. Con xin phụ thân cùng đi với đoàn tuỳ tùng
1.000 phú hộ lớn nhỏ thuộc hạ, và phụ thân nhớ mang theo hộp trầm và bơ lỏng dâng lên Đức-vua Vedeha.
Khi chầu Đức-vua, phụ thân nói lời chúc tụng Đức-vua xong, Đức-vua sẽ truyền bảo phụ thân ngồi nơi hợp lẽ. Khi con đến, Đức-vua truyền hỏi con xong sẽ truyền bảo con ngồi nơi hợp lẽ.
Khi ấy, con sẽ đưa mắt nhìn phụ thân thì phụ thân hãy đứng dậy, rồi bảo con rằng:
“-Này Mahosadhapaṇḍita con yêu quý! Con hãy đến ngồi chỗ của phụ thân, phụ thân sẽ ngồi chỗ khác.”
Như vậy, mọi vấn đề sẽ được sáng tỏ ngay hôm ấy.”
Ông phú hộ đi cùng với phái đoàn tùy tùng gồm 1.000 phú hộ lớn nhỏ đến chầu Đức-vua Vedeha.
Khi Đức-vua cho phép, ông phú hộ Sirivaḍḍhaka cùng với 1.000 phú hộ lớn nhỏ đến bệ kiến Đức-vua, tán dương, ca tụng Đức-vua, dâng phẩm vật lên Đức-vua xong, đứng một nơi hợp lẽ. Đức-vua truyền hỏi:
-Này phú hộ Sirivaḍḍhaka! Mahosadhapaṇḍita con của ngươi đâu?
-Muôn tâu Đại-vương, Mahosadhapaṇḍita, con của tiện dân đến sau. Tâu Đại-vương.
-Này phú hộ Sirivaḍḍhaka, ngươi nên ngồi nơi hợp lẽ.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita (mới lên bảy tuổi) mặc trang phục sang trọng, trang sức những viên ngọc quý giá, ngồi trên chiếc xe lộng lẫy cùng với đoàn hộ tống 1.000 bạn trẻ cỡi ngựa và xe đi theo sau. Đức-Bồ-tát có đem theo một con lừa đực (Gadrabha), được bịt miệng và bỏ trong bao đặt trên xe.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita cùng đoàn hộ tống đông đảo đi vào kinh-thành Mithilā, dân chúng trong kinh-thành ra đứng đón rước Đức-Bồ-tát.
Nhìn thấy Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita có những tướng tốt của bậc đại-nhân, họ đều tán dương ca tụng Đức-Bồ-tát một cách tôn kính.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đến trước cung điện, lính vào tâu trình Đức-vua Vedeha.
Nghe lính tâu trình công-tử Mahosadhapaṇḍita đến, Đức-vua Vedeha truyền lệnh mời công-tử Maho-sadhapaṇḍita vào chầu.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita cùng 1.000 bạn trẻ vào cung điện, bước lên lâu đài, đảnh lễ Đức-vua Vedeha, tán dương ca tụng Đức-vua xong, đứng một nơi hợp lẽ.
Nhìn thấy Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, Đức-vua vô cùng hoan hỷ truyền bảo với lời thương yêu rằng:
- Này Mahosadhapaṇḍita, con yêu quý! Con nên ngồi chỗ ngồi hợp lẽ của con.
- Này Mahosadhapaṇḍita, con yêu quý của cha! Con hãy nên ngồi chỗ của cha đây!
Khi ấy, bốn vị quân-sư Senaka, Pukkusa, Kāminda và Devinda cùng nhau vỗ tay cười khinh mạn, có số quan trong triều a dua cười theo. Các vị quân-sư nói lời chế nhạo rằng:
-Đứa con của ông phú hộ Sirivaḍḍhaka vô lễ như thế mà người ta gọi là bậc đại-thiện-trí (paṇḍita) được!
Con mà leo lên ngồi chỗ của cha mình, còn người cha nhường chỗ sang ngồi chỗ khác. Thế mà gọi là bậc đại-thiện-trí “paṇḍita” được hay sao?
Thật là đáng mỉa mai gọi là “Bậc đại-thiện-trí.”
Khi ấy, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita tâu hỏi rằng:
-Muôn tâu Đại-vương, Đại-vương có vẻ thất vọng về thảo dân phải không?
-Phải, Trẫm thất vọng về ngươi. Từ trước nghe nói ngươi là bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ siêu-việt, đã từng giải đáp những sự việc xảy ra khó khăn một cách rất phi thường, nên Trẫm đã đặt ra vấn đề khó giải để thử tài trí thông minh của ngươi, mà ngươi đã giải đáp thông suốt, khiến cho Trẫm vô cùng cảm phục.
Cho nên, Trẫm rất kỳ vọng nhiều nơi ngươi, nhưng nay, nhìn thấy hành vi cử chỉ của ngươi đối với cha, ngươi leo lên ngồi chỗ của cha, còn cha nhường chỗ, ngồi nơi khác.
Đó là điều làm cho Trẫm thất vọng về ngươi.
- Muôn tâu Đại-vương, Đại-vương nghĩ rằng: “Cha lúc nào cũng cao quý hơn con, phải vậy không?”
- Phải, cha lúc nào cũng cao quý hơn con.
- Muôn tâu Đại-vương, Đại-vương đã truyền lệnh rằng: “Nay, Trẫm muốn chính công-tử và phụ thân của công-tử, ông phú hộ Sirivaḍḍhaka đem một con ngựa báu (assatara) hoặc con tuấn mã cao quý hơn ngựa thường đến dâng lên Trẫm.”
- Muôn tâu Đại-vương, con lừa đực này có đáng giá bao nhiêu?
- Nếu con lừa đực này còn làm việc được thì nó có đáng giá 8 đồng Kahāpana.
- Muôn tâu Đại-vương, nếu con ngựa báu (assatara) nương nhờ con lừa đực này là cha, sinh ra từ bụng con ngựa cái thường hoặc con lừa cái, trở thành con ngựa báu thì đáng giá bao nhiêu?
- Nếu là con ngựa báu thì trở thành vô giá.
- Muôn tâu Đại-vương, sao Đại-vương truyền bảo như vậy. Vừa rồi Đại-vương truyền bảo rằng: “Cha lúc nào cũng cao quý hơn con”.
Nếu Đại-vương truyền bảo sự thật như vậy thì con lừa đực này cao quý hơn con ngựa báu.
Vậy, kính xin Đại-vương nhận con lừa đực này.
Nếu con ngựa báu cao quý hơn con lừa đực này thì con cao quý hơn cha không phải là vấn đề khó hiểu.
-Muôn tâu Đại-vương, vấn đề đơn giản, tầm thường đến như vậy, thế mà bốn vị quân-sư có trí-tuệ của Đại-vương cũng không hiểu nổi được, mà lại a dua theo với nhau vỗ tay, cười khinh mạn, chế nhạo kẻ thảo dân này.
-Muôn tâu Đại-vương, Đại-vương nghĩ rằng: Nếu cha lúc nào cũng cao quý hơn con thì con lừa đực (cha) này cao quý hơn con ngựa báu (assatara), bởi vì con lừa đực là cha của con ngựa báu ấy.
- Muôn tâu Đại-vương, nếu sự thật cha lúc nào cũng cao quý hơn con, thì Đại-vương nhận cha của kẻ thảo dân ở lại trong cung điện.
Nếu con cao quý hơn cha thì xin Đại-vương nhận kẻ thảo dân này ở lại trong cung điện, để phụng sự Đại-vương đem lại sự lợi ích, sự phát triển cho đất nước.
- Công-tử Mahosadhapaṇḍita có trí-tuệ siêu-việt đã giảng giải chuyện con lừa đực với con ngựa báu (assatara) đầy đủ ý nghĩa đúng theo sự thật, sâu sắc tuyệt vời quá!
Bốn vị quân-sư Senaka, Pukkusa, Kāminda và Devinda là những người lớn tuổi cảm thấy xấu hổ, cúi gầm mặt, không dám nhìn ai.
Vấn: Trong đời này, Đức-Bồ-tát là người con có lòng tôn kính và biết ơn cha mẹ không có người con nào sánh được. Vậy, tại sao Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita có hành vi cử chỉ đối với phụ thân của Ngài như vậy?
Đáp: Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita có hành vi cử chỉ đối với phú hộ Sirivaḍḍhaka, phụ thân của Đức-Bồ-tát như vậy, không phải không tôn kính phụ thân của Đức-Bồ-tát, nhưng đó chỉ là cách dụng kế để giảng giải chuyện con lừa đực với con ngựa báu assatara mà thôi.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đem con lừa đực, cha của con ngựa báu assatara dâng lên Đức-vua Vedeha, để giảng giải cho Đức-vua Vedeha và các quan trong triều biết rằng: “Con lừa đực là cha của con ngựa báu assatara, và con ngựa báu assatara là con của con lừa đực. Con ngựa báu assatara là cao quý hơn con lừa đực.”
Nhân chuyện ấy, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita chứng tỏ cho Đức-vua Vedeha và mọi người biết đến Đức-Bồ-tát là người có trí-tuệ siêu-việt, đồng thời cũng làm cho bốn vị quân-sư Senaka, Pukkusa, Kāminda và Devinda không nên coi thường Đức-Bồ-tát.
Công-tử Mahosadhapaṇḍita Trở Thành Hoàng-tử
Nghe công-tử Mahosadhapaṇḍita giảng giải về chuyện con lừa đực là cha của con ngựa báu assatara, và con ngựa báu assatara là con của con lừa đực với đầy ý nghĩa sâu sắc, Đức-vua Vedeha vô cùng hoan hỷ tán dương, ca tụng trí-tuệ sâu sắc, siêu việt của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita.
Đức-vua Vedeha truyền bảo ông phú hộ Sirivaḍḍhaka rằng:
- Này phú hộ Sirivaḍḍhaka! Nhà ngươi hãy cho công-tử Mahosadhapaṇḍita trở thành hoàng-tử của Trẫm.
- Muôn tâu Đại-vương, công-tử Mahosadhapaṇḍita còn thơ ấu, miệng còn hôi sữa, chờ công-tử trưởng thành mới nên vào phụng sự Đại-vương.
-Này phú hộ Sirivaḍḍhaka! Kể từ bây giờ, nhà ngươi chớ nên bận tâm, lo cho công-tử Mahosathapaṇḍita nữa. Trẫm sẽ nuôi dưỡng công-tử của nhà ngươi như là hoàng-tử của Trẫm.
- Này Mahosadhapaṇḍita yêu quý của cha! Con là trái tim, là đôi mắt của cha, là nơi nương nhờ của cha mẹ. Con ở lại cung điện phụng sự Đức-vua, con chớ nên dể duôi nghe con!
- Kính thưa phụ thân, kính xin phụ thân chớ nên bận tâm về con, xin phụ thân giữ gìn thân tâm được an-lạc, cho con kính lời đảnh lễ mẫu thân Sumanā của con, cầu mong mẫu thân luôn luôn thân tâm an-lạc.
- Này hoàng-nhi! Con muốn ở trong nội cung hay ngoại cung?
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita nghĩ:“Ta có đám bạn trẻ đông đảo, nên ở ngoại cung là thuận lợi hơn”, nên tâu rằng:
- Muôn tâu Đức Phụ-vương, con có nhóm bạn trẻ đông. Vậy, kính xin Đức Phụ-vương cho chúng con ở ngoại cung thuận lợi hơn.
Từ đó, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita cùng đám bạn trẻ hết lòng lo phụng sự Đức-vua Vedeha.
Đức-vua Vedeha thử tài trí thông minh của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita:
-Muôn tâu Đại-vương, một viên ngọc maṇi hiện rõ trong hồ nước.
-Này quân-sư, nghe dân chúng tâu rằng: “Viên ngọc maṇi hiện rõ trong hồ nước.”
Vậy, làm thế nào lấy viên ngọc ấy cho Trẫm?
-Muôn tâu Bệ-hạ, múc hết nước trong hồ ra, rồi lấy viên ngọc ấy.
-Này quân-sư, Trẫm giao phận sự ấy cho khanh đảm trách.
Vị quân-sư Senaka lại huy động số đông người múc nước hồ như lần trước, cũng không tìm thấy viên ngọc maṇi. Đến khi nước hồ đầy, bóng viên ngọc maṇi lại hiện ra như trước.
Khi ấy, Đức-vua Vedeha truyền hỏi Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita rằng:
-Này Mahosadhapaṇḍita, hoàng-nhi yêu quý! Con có khả năng lấy viên ngọc maṇi ấy được không?
-Muôn tâu Đức Phụ-vương, điều ấy không khó đối với con. Kính thỉnh Đức Phụ-vương ngự đến nơi ấy, con sẽ lấy viên ngọc maṇi ấy, rồi kính dâng lên Đức Phụ-vương.
“Hôm nay, ta sẽ thấy rõ trí-tuệ siêu-việt của hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita.”
Dân chúng tụ hội đông đảo xem tài trí Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita.
Đức-Bồ-tát đứng trên bờ hồ, nhìn thấy bóng viên ngọc maṇi, nên biết rõ viên ngọc maṇi này không ở dưới hồ nước mà nó ở trên cây thốt nốt.
-Muôn tâu Đức Phụ-vương, viên ngọc không ở dưới hồ nước này.
- Này hoàng-nhi Mahosadhapaṇḍita! Vậy, viên ngọc maṇi mà nhìn thấy trong hồ nước này là thế nào?
-Muôn tâu Đức Phụ-vương, viên ngọc maṇi ấy bây giờ không ở dưới hồ nước mà nó hiện ở trong thau nước này.
- Này hoàng-nhi Mahosadhapaṇḍita! Vậy, sự thật, viên ngọc maṇi ấy ở đâu?
- Muôn tâu Đức Phụ-vương, bóng viên ngọc maṇi hiện ra dưới hồ nước cũng có, hiện ra trong thau nước cũng có. Vậy, viên ngọc maṇi ấy không có ở dưới nước mà sự thật viên ngọc maṇi ấy ở trên cây thốt nốt kia.
Kính xin Đức Phụ-vương truyền cho lính leo lên cây thốt nốt kia đem viên ngọc maṇi xuống.
Nhận viên ngọc maṇi xong, Đức-Bồ-tát Mahosadha-paṇḍita đem đến kính dâng trên tay Đức-vua Vedeha.
Khi ấy, các quan, dân chúng cùng tán dương, ca tụng Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita và chê trách vị quân-sư Senaka là người si-mê rằng:
“Viên ngọc maṇi ở trên cây thốt nốt. Vậy mà vị quân-sư Senaka si-mê huy động số đông người múc khô nước hồ, đào sâu trong hồ để tìm viên ngọc maṇi.”
Đức-vua Vedeha truyền lệnh hoàng-tử Mahosadha cùng 1.000 bạn trẻ của Đức-Bồ-tát nhận chức vụ trong triều đình của Đức-vua Vedeha.
Chuyện Về Con Cắc Kè
Nhìn thấy con cắc kè có cử chỉ tôn kính lạ thường, nên Đức-vua bèn hỏi hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita rằng:
-Này hoàng-nhi Mahosadhapaṇḍita! Con cắc kè này làm gì vậy?
- Tâu Đức Phụ-vương, con cắc kè cúi đầu, tỏ vẻ tôn kính Đức Phụ-vương.
- Này hoàng-nhi Mahosadhapaṇḍita! Trẫm nên ban thưởng gì cho nó?
- Tâu Đức Phụ-vương, kính xin Đức Phụ-vương chỉ cần ban vật thực cho nó hằng ngày.
-Này ngươi! Mỗi ngày, ngươi chi số tiền nửa māsaka (tiền), mua thịt ban cho con cắc kè này.
Một hôm, nhằm vào ngày bát giới uposathasīla, người ta không sát sinh, người chăm sóc vườn thượng uyển không mua thịt được, nên đem nửa māsaka ấy xỏ dây đeo vào cổ nó như đeo đồ trang sức.
Từ đó, do nương nhờ nửa māsaka ấy, con cắc kè phát sinh tâm ngã mạn rằng:
“Ta đây cũng có của cải như ai vậy!”
Nhìn thấy Đức-vua Vedeha ngự đến, có đeo các đồ trang sức bằng những viên ngọc quý, con cắc kè tự thấy mình cũng có đeo đồ trang sức bằng nửa māsaka, nó phát sinh tâm ngã mạn, tự cho mình cũng có đồ trang sức như Đức-vua Vedeha vậy. Vì vậy, nó nằm trên cây nhìn xuống, không chịu bò xuống đất cúi đầu tôn kính Đức-vua như lần trước.
Nhìn thấy cử chỉ con cắc kè như vậy, Đức-vua bèn truyền hỏi hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita rằng:
-Này hoàng-nhi Mahosadhapaṇḍita! Hôm nay con cắc kè không bò xuống đất cúi đầu tôn kính Trẫm như các lần trước. Vậy do nguyên nhân nào mà con cắc kè có cử chỉ như vậy?
“Trong ngày bát giới uposathasīla, người ta không sát sinh, nên người chăm sóc vườn thượng uyển không mua thịt được, nên đem nửa māsaka đeo trên cổ con cắc kè ấy.”
-Muôn tâu Đức Phụ-vương, con cắc kè có đeo trên cổ đồ trang sức bằng nửa māsaka mà nó chưa từng có được, nên nó phát sinh tâm ngã mạn, tự cho mình cũng có đồ trang sức bằng nửa māsaka như Đức-vua Vedeha đeo các đồ trang sức bằng những viên ngọc quý, nên nó nằm trên cây, không chịu bò xuống đất cúi đầu tôn kính Đức Phụ-vương.
Người chăm sóc vườn thượng uyển tâu trình lên Đức-vua đúng sự thật như Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đã tâu với Đức-vua.
Đức-vua vô cùng hoan hỷ tán dương ca tụng trí-tuệ siêu-việt của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, không cần hỏi ai mà biết được tính khí của con cắc kè như vậy, nên Đức-vua Vedeha ban cho Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita phần thưởng quý giá.
Đức-vua Vedeha muốn truyền phạt con cắc kè, nhưng Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita khuyên can, bởi vì thông thường các loài súc-sinh không có trí-tuệ, nên Đức-Bồ-tát xin Đức Phụ-vương tha tội cho con cắc kè ấy.
Người Thiểu Phước Với Người Đại Phước
Khi còn ở trong nhà thầy, cậu Piṅguttara và vợ ở chung trong một phòng, nhưng không ai nói chuyện với ai lời nào, mỗi người nằm mỗi nơi, cô gái nằm ngủ trên giường, còn cậu Piṅguttara nằm ngủ dưới nền nhà.
Một tuần sau, cậu Piṅguttara đảnh lễ thầy xin phép rời khỏi kinh-thành Takkasilā, dẫn theo vợ trở về kinh-thành Mithilā. Trên đường đi, cậu Piṅguttara đi trước, còn vợ đi theo sau, hai người không nói chuyện với nhau.
Đến gần kinh-thành Mithilā, cậu Piṅguttara nhìn thấy cây sung đầy quả chín, đang đói bụng, cậu leo lên cây hái quả sung chín ăn, còn vợ ở dưới gốc cây sung cũng đang đói bụng, bèn nói rằng:
- Này anh! Anh hái quả sung bỏ xuống cho em ăn với.
- Cô cũng có tay chân, hãy leo lên tự hái quả sung mà ăn vậy.
- Ta đã thoát ra khỏi tay người đàn bà xui xẻo (kālakaṇṇī) rồi!
Đức-vua truyền bảo vị quan cận thần đến hỏi thăm cô gái ấy đã có ai là chủ của cô chưa?
Tuân lệnh Đức-vua, vị quan đến hỏi thăm cô gái xong rồi đến tâu rằng:
-Tâu Bệ-hạ, cô gái cho biết rằng cô đã có chồng, nhưng người chồng bảo cô leo lên cây hái quả sung để ăn. Khi cô leo lên cây sung, thì y vội leo xuống cây, đi tìm cây gai đem lại bao quanh gốc cây sung, rồi bỏ trốn đi. Cô leo xuống không được, nên đành phải ngồi lại trên cây vậy.
“Cô gái này không có chủ, ta nên rước về cung.”
Một hôm, dân chúng gần cửa thành đang sửa sang con đường để Đức-vua ngự ra khỏi kinh-thành. Cậu Piṅguttara là một trong số dân chúng được thuê làm công, cậu đang cặm cụi, vất vả làm việc sửa sang con đường ấy chưa xong thì Đức-vua Vedeha cùng Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī ngồi trên cỗ long xa, ngự ra khỏi kinh-thành.
Khi ấy, nhìn thấy cậu Piṅguttara mặc tấm choàng, tay cầm cuốc san đất cho bằng mặt đường, Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī mỉm cười.
Đức-vua nổi cơn thịnh nộ bèn truyền hỏi rằng:
- Tại sao Ái-khanh mỉm cười?
- Muôn tâu Hoàng-thượng, người đang làm đường kia là người chồng cũ của thần thiếp. Khi ấy, thần thiếp leo lên cây sung, thì y vội leo xuống cây, đi tìm cây gai đem lại bao quanh gốc cây sung, rồi bỏ trốn đi. Bây giờ nhìn thấy y, thần thiếp nghĩ rằng:
“Người thiểu phước, vô duyên không thể kết duyên với người đại phước.”
Vì vậy, thần thiếp mỉm cười.
- Ái-khanh nói dối! Ái-khanh thấy ai khác, rồi mỉm cười, Trẫm sẽ giết Ái-khanh.
- Muôn tâu Hoàng-thượng, xin Hoàng-thượng hỏi những bậc thiện-trí trước.
- Thưa quân-sư, quân-sư có tin lời Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī tâu như vậy không?
- Muôn tâu Bệ-hạ, hạ thần không tin. Chẳng có người đàn ông nào có thể bỏ một người vợ xinh đẹp như thiên-nữ như vậy được.
Đức-vua Vedeha nghĩ rằng: “Ta nên hỏi hoàng-nhi Mahosadhapaṇḍita nghĩ thế nào”, nên truyền hỏi hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita rằng:
-Này hoàng-nhi Mahosadhapaṇḍita! Trong đời này có người đàn ông bỏ người vợ xinh đẹp như thiên-nữ. Con có tin đó là sự thật hay không?
-Tâu Đức Phụ-vương, con tin đó cũng là sự thật có thể xảy ra trong đời này. Bởi vì, đối với người đàn ông là người thiểu phước, vô duyên thì không bao giờ kết duyên với người đàn bà đại phước được.
Cũng như bờ đại dương bên này không bao giờ dính liền với bờ đại dương bên kia được.
-Này hoàng-nhi Mahosadhapaṇḍita! Nếu không có con hôm nay thì Phụ-vương đã giết Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī quý báu của Phụ-vương rồi.
Lời lẽ của vị quân-sư Senaka là lời lẽ của người si-mê, ngu muội, nếu Phụ-vương tin theo lời của vị quân-sư thì Phụ-vương đã giết chết Chánh-cung Hoàng-hậu rồi. Nay, Phụ-vương còn Chánh-cung Hoàng-hậu là do nhờ trí-tuệ siêu-việt của con.
Vậy, Phụ-vương ban thưởng cho con 1.000 đồng Kahāpana.
-Muôn tâu Hoàng-thượng, thần thiếp còn sống đây là nhờ hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita. Vậy, kính xin Hoàng-thượng ban cho thần thiếp một ân huệ: Hoàng-thượng cho phép thần thiếp nhận hoàng-tử làm đứa em trai của thần thiếp.
-Này Ái-khanh Udumbaradevī! Lành thay! Trẫm ban ân huệ ấy cho Ái-khanh.
- Muôn tâu Hoàng-thượng, kể từ nay về sau, thần thiếp dùng món vật thực nào ngon, kính xin Hoàng-thượng cho phép thần thiếp gửi đến cho hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita, em trai của thần thiếp món vật thực ấy. Vì vậy, thần thiếp được lệnh mở cửa cả trong lúc hợp thời và trong lúc phi thời, để gửi món đồ ăn ngon ấy đến cho hoàng-tử, người em trai của thần thiếp.
Kính xin Hoàng-thượng ban cho thần thiếp ân huệ này nữa.
- Này ái-khanh Udumbaradevī! Trẫm ban ân huệ ấy cho á-khanh, ái-khanh hãy nhận ân huệ ấy.
Con Dê Và Con Chó Làm Bạn Với Nhau
* Một hôm, có con dê đến ăn cỏ tại chuồng voi, người nài voi cầm gậy đuổi theo con dê, đánh nhằm trên lưng con dê, làm cho nó đau lưng, chạy đến nằm bên vách nhà lớn.
* Một con chó thường đến ăn xương tại nhà bếp của người đầu bếp của Đức-vua. Một ngày nọ, người đầu bếp làm đồ ăn xong, đi ra ngoài nhà bếp mà quên đóng cửa, con chó đánh mùi thịt, lén vào nhà bếp làm đổ món đồ ăn rơi ra ngoài, rồi con chó ăn món thịt ấy.
Nghe tiếng đồ rơi, người đầu bếp đi vào nhà bếp, nhìn thấy con chó đang ăn thịt, người đầu bếp tức giận đánh con chó, nó chạy ra ngoài được, người đầu bếp ném cây gậy trúng lưng con chó, nó đau đớn chạy trốn nơi vách nhà lớn, nó gặp con dê đang nằm tại nơi ấy, con dê hỏi nó rằng:
- Này bạn! Tại sao bạn bị đau lưng như vậy?
- Thưa bạn! Tôi bị đánh làm đau lưng, còn bạn tại sao lại nằm ở đây?
Con dê hỏi con chó rằng:
- Này bạn! Bạn còn dám vào nhà bếp nữa không?
- Này bạn ơi! Tôi không dám vào nhà bếp nữa đâu! Nếu tôi còn vào nơi đó thì chắc chắn người đầu bếp sẽ đánh tôi chết mất. Còn bạn có dám đến chuồng voi nữa không?
- Này bạn ơi! Tôi không dám đến chuồng voi nữa đâu! Nếu tôi còn đến nơi đó thì chắc chắn người nài voi sẽ đánh tôi chết thôi!
- Bây giờ hai chúng ta sống bằng cách nào đây?
- Bây giờ hai chúng ta phải nương nhờ lẫn nhau thì có thể sống được, bằng cách này:
- Này bạn! Từ nay, bạn vào chuồng voi, người nài voi sẽ không nghi ngờ bạn, vì bạn là loài chó không ăn cỏ được, bạn lén gặm cỏ đem về đây cho tôi. Còn tôi sẽ đến nhà bếp, người đầu bếp sẽ không nghi ngờ tôi, vì tôi là loài dê không ăn thịt được, tôi sẽ lén gặm xương, thịt đem về đây cho bạn.”
Nhìn thấy con dê và con chó, đôi bạn thân thiết sống chung với nhau ở vách nhà lớn như vậy, Đức-vua Vedeha nghĩ rằng: “Sự việc này ta chưa từng thấy, hôm nay ta đã nhìn thấy.
Trước kia, hai con vật này là kẻ thù của nhau, nay chúng nó là đôi bạn thân thiết, sống chung với nhau.
Ta sẽ đem sự việc này đặt thành câu hỏi để hỏi các bậc thiện-trí. Nếu bậc thiện-trí nào giải đáp đúng câu hỏi này thì ta sẽ ban thưởng bậc thiện-trí ấy. Nhưng bậc thiện-trí nào không giải đáp đúng câu hỏi này thì ta sẽ mời ra khỏi đất nước của ta.”
- Này các vị quân-sư! Trong đời này, có hai loại chúng-sinh chưa bao giờ là bạn của nhau, không đi chung đường với nhau được bảy bước.
Trước kia, hai loại chúng-sinh ấy vốn không thân với nhau, nay hai loại chúng-sinh ấy trở thành đôi bạn thân thiết với nhau, nương nhờ lẫn nhau, giúp đỡ nuôi dưỡng lẫn nhau.
- Này các bậc thiện-trí, quý vị có biết hai loại chúng-sinh ấy là loại chúng-sinh nào? Tại sao vậy?
Sáng hôm nay, nếu bậc thiện-trí nào giải đáp đúng câu hỏi này thì Trẫm sẽ ban thưởng bậc thiện-trí ấy, nhưng nếu bậc thiện-trí nào không giải đáp đúng thì Trẫm sẽ mời ra khỏi đất nước Videha của Trẫm, bởi vì Trẫm không cần dùng người si mê, người ngu dốt.
Trong buổi hội triều này, vị quân-sư Senaka ngồi đầu kế đến vị quân-sư Pukkusa, vị quân-sư Kāminda, vị quân-sư Devinda, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita ngồi vị trí cuối cùng, nghe Đức-vua Vedeha truyền hỏi câu hỏi ấy.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita nghĩ rằng: “Chắc chắn Đức-vua đã nhìn thấy một sự việc gì xảy ra, ta nên tìm hiểu mới giải đáp được”.
Vị quân-sư Senaka hoàn toàn không hiểu biết gì cả, tối tăm, mù mịt, và ba vị quân-sư kia thì như người ở trong hang tối. Vị quân-sư Senaka tâu rằng:
- Muôn tâu Bệ-hạ, câu hỏi này hơi khó, rất sâu sắc, chúng thần mỗi người phải ở nơi thanh vắng để suy xét kỹ mới có thể giải đáp được.
- Muôn tâu Bệ-hạ, kính xin Bệ-hạ ban cho chúng thần cơ hội suy xét về câu hỏi này, sáng ngày mai, chúng thần sẽ tâu giải đáp câu hỏi lên Bệ-hạ.
Nghe vị quân-sư Senaka tâu như vậy, Đức-vua Vedeha hài lòng truyền bảo rằng:
-Này các quân-sư! Quý vị nên suy xét kỹ, ngày mai các khanh hãy tâu cho Trẫm rõ. Nếu vị nào không giải đáp đúng thì Trẫm sẽ mời ra khỏi đất nước Videha này.
-Này quý vị! Đức-vua đặt câu hỏi rất khó và sâu sắc, nếu chúng ta không giải đáp được câu hỏi, thì tai họa sẽ xảy đến với chúng ta.
Vậy, quý vị hãy cố gắng suy xét, tìm câu giải đáp cho câu hỏi của Đức-vua vào sáng ngày mai.
- Tâu Chánh-cung Hoàng-hậu, hôm qua Đức-vua ngự đi đến nơi nào trong thời gian lâu?
- Này Mahosadhapaṇḍita em yêu quý! Hôm qua, Đức-vua ngự đi lại trên hành lang cung điện, rồi đứng chỗ cửa sổ nhìn xuống phía dưới thời gian khá lâu.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita nghĩ rằng: “Chắc Đức-vua đã nhìn thấy sự việc gì xảy ra phía dưới ấy?”
Nghĩ xong Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đi đến nơi đó nhìn thấy con dê và con chó là đôi bạn thân thiết với nhau. Đức-Bồ-tát nghĩ tiếp rằng: “Đức-vua Vedeha đã nhìn thấy hai con vật này mới đặt ra câu hỏi.”
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita tìm hiểu về hành vi cử chỉ của hai con vật ấy: “Con chó đem cỏ về cho con dê ăn, còn con dê đem xương, thịt về cho con chó ăn. Hai con vật nương nhờ lẫn nhau, nuôi dưỡng lẫn nhau.” Biết như vậy, Đức-Bồ-tát trở về dinh thự của mình.
Ba vị quân-sư: Pukkusa, Kāminda và Devinha suy nghĩ mãi mà vẫn không hiểu biết được gì, ba vị quân-sư dẫn nhau đến gặp vị quân-sư Senaka. Nhìn thấy ba vị quân-sư đến, vị quân-sư Senaka hỏi rằng:
- Này quý vị! Quý vị đã tìm ra được câu giải đáp cho câu hỏi của Đức-vua chưa?
- Nếu quý vị không giải đáp được câu hỏi ấy thì Đức-vua sẽ mời quý vị ra khỏi đất nước Videha này.
- Thưa quân-sư, Ngài đã tìm được câu giải đáp của câu hỏi rồi phải không?
- Này quý vị! Tôi cũng chưa hiểu rõ câu hỏi thì làm sao ta tìm câu giải đáp được.
- Thưa quân-sư, không phải sáng hôm nay, Ngài đã tâu với Đức-vua rằng: “Sáng ngày mai chúng thần sẽ tâu giải đáp câu hỏi ấy lên Bệ-hạ rõ.”
- Chúng ta không hiểu rõ câu hỏi này nhưng chắc chắn Mahosadhapaṇḍita có trí-tuệ siêu-việt có khả năng giải đáp câu hỏi ấy được. Vậy, chúng ta nên tìm đến Mahosadhapaṇḍita để biết.
Bốn vị quân-sư đến tư dinh của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, chào xã giao, rồi ngồi một nơi hợp lẽ, bèn hỏi rằng:
- Thưa Mahosadhapaṇḍita, Ngài đã nghĩ ra câu giải đáp cho câu hỏi của Đức-vua được rồi phải không?
- Thưa bốn vị quân-sư, câu hỏi ấy tôi đã biết rồi.
- Thưa Mahosadhapaṇḍita, xin Ngài nói cho chúng tôi biết với có được không?
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita nghĩ rằng: “Nếu ta không chịu chỉ dạy cho bốn vị quân-sư này thì bốn vị quân-sư không tâu giải đáp câu hỏi ấy được, Đức-vua sẽ nổi cơn thịnh nộ mời bốn vị quân-sư này ra khỏi đất nước Videha này. Ta không thể để cho bốn vị quân-sư này bị thiệt hại.”
- Thưa bốn vị quân-sư, Tôi sẽ chỉ dạy cho bốn vị, mỗi vị bằng một bài kệ. Vậy, xin mời bốn vị quân-sư xuống ngồi chỗ thấp.
-Thưa bốn vị quân-sư, khi Đức-vua truyền hỏi, xin mỗi vị quân-sư tâu đúng theo bài kệ mà tôi đã dạy mỗi vị.
Sáng ngày hôm sau, các quân-sư đến chầu Đức-vua tại cung điện, ngồi chỗ ngồi của mình. Khi ấy, Đức-vua Vedeha truyền bảo vị quân-sư Senaka rằng:
- Thưa quân-sư, quân-sư có khả năng giải đáp câu hỏi của Trẫm rồi phải không?
- Muôn tâu Bệ-hạ, nếu hạ thần không có khả năng thì còn có người nào nữa.
“Uggaputtarājaputtiyānaṃ, …”
Thịt dê là thứ thịt mà các hoàng-tử, công-tử của các quan ưa thích nhất, những vị ấy không dùng thịt chó.
Vì vậy, tình thân hữu giữa con dê với con chó gắn bó lẫn nhau.
Vị quân-sư Senaka đọc được bài kệ, nhưng hoàn toàn không hiểu biết rõ tình thân hữu giữa con dê với con chó gắn bó với nhau như thế nào.
Nghe vị quân-sư Senaka đọc bài kệ ấy, trong đó có con dê và con chó, Đức-vua Vedeha tưởng rằng: “Quân-sư Senaka cũng biết được chuyện ấy.”
* Tiếp đến, Đức-vua Vedeha truyền hỏi đến vị quân-sư Pukkusa. Quân-sư tâu rằng:
- Tâu Bệ-hạ, hạ thần cũng là bậc thiện-trí giải đáp được câu hỏi của Bệ-hạ.
“Cammaṃ vihananti eḷakassa, …”
Mọi người sử dụng da dê lót trên lưng ngựa cho êm, không dùng da chó lót trên lưng ngựa.
Vì vậy, tình thân hữu giữa con dê với con chó gắn bó lẫn nhau.
Vị quân-sư Pukkusa đọc được bài kệ, nhưng cũng hoàn tòan không biết rõ tình thân hữu giữa con dê với con chó gắn bó với nhau như thế nào.
Nghe vị quân-sư Pukkusa đọc bài kệ ấy trong đó có con dê và con chó, Đức-vua Vedeha tưởng rằng: “Quân-sư Pukkusa cũng biết được chuyện ấy.”
“Āvellitasiṅgiko hi meṇḍo, …”
Con dê có sừng cong, con chó không có sừng. Con dê ăn cỏ, con chó ăn thịt.
Vì vậy, tình thân hữu giữa con dê với con chó gắn bó lẫn nhau.
Nghe vị quân-sư Kāminda đọc bài kệ ấy trong đó có con dê và con chó, Đức-vua Vedeha tưởng rằng: “Quân-sư Kāminda cũng biết được chuyện ấy.”
“Tiṇamāsi palāsamāsi meṇḍo, …”
Con dê ăn cỏ, lá cây, con chó không ăn cỏ, không ăn lá cây. Con chó bắt con thỏ ăn thịt.
Vì vậy, tình thân hữu giữa con dê với con chó gắn bó lẫn nhau.
Nghe vị quân-sư Devinda đọc bài kệ ấy trong đó có con dê và con chó, Đức-vua Vedeha tưởng rằng: “Quân-sư Devinda cũng biết được chuyện giữa dê và chó.”
* Tiếp đến, Đức-vua Vedeha truyền hỏi Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita. Đức-Bồ-tát dõng dạc tâu rằng:
- Muôn tâu Đại-vương, từ cõi địa-ngục Avīci cho đến cõi trời Phạm-thiên tột đỉnh, chuyện gì xảy ra, hạ thần đều biết cả. Kính xin Đại-vương nghe hạ thần tâu:
“Aṭṭhaḍḍhapado catuppadassa, …”
Con dê có bốn chân, con chó đem cỏ về cho con dê ấy, con dê đem xương, thịt về cho con chó ấy. Đức-vua Vedeha đất nước Videha nhìn thấy hai con vật đem vật thực về trao đổi nhau ăn, và thấy tình bạn thân thiết giữa con dê và con chó gắn bó với nhau.
Đức-vua không biết bốn vị quân-sư kia đọc mỗi người một bài kệ do Đức-Bồ-tát Mahosadha chỉ dạy. Nên, Đức-vua nghĩ rằng: “Ta thật diễm phúc có được năm bậc thiện-trí đều có trí-tuệ hiểu biết sâu sắc, hiểu rõ được câu hỏi khó và vi-tế của ta.”
Sau khi nghe tin Đức-vua Vedeha ban thưởng bốn vị quân-sư và Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita phần thưởng bằng nhau, Chánh-cung Hoàng-hậu ngự đến chầu Đức-vua bèn tâu rằng:
-Tâu Hoàng-thượng, bậc thiện-trí nào tâu giải đáp đúng câu hỏi của Hoàng-thượng?
- Này Ái-khanh Udumbaradevī! Bốn vị quân-sư và hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita đều giải đáp đúng câu hỏi của Trẫm.
- Tâu Hoàng-thượng, Bốn vị quân-sư được gọi là bậc thiện-trí ấy hoàn toàn không hiểu biết gì về câu hỏi của Hoàng-thượng cả, nên họ đã đến cầu cứu hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita giúp đỡ để họ khỏi bị mời ra khỏi đất nước Videharaṭṭha này.
Hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita có tâm đại-bi cứu giúp bốn vị quân-sư si-mê này được thoát khỏi tai họa, nên hoàng-tử chỉ dạy mỗi vị quân-sư một bài kệ rồi học thuộc lòng mà hoàn toàn không hiểu rõ ý nghĩa câu chuyện trong bài kệ, chỉ cốt để đọc tâu lên Hoàng-thượng mà thôi. Thế mà Hoàng-thượng lại ban thưởng cho họ và hoàng-tử mỗi vị một phần thưởng bằng nhau.
Như vậy, Hoàng-thượng ban thưởng không công bằng theo trí-tuệ của mỗi vị.
Bậc Đại Trí-Tuệ Với Người Có Của Cải
-Này các khanh! Các khanh đều là bậc thiện-trí có trí-tuệ, Trẫm đặt một câu hỏi so sánh có hai vế, các khanh hãy giải đáp.
- Tâu Bệ-hạ, kính xin Bệ-hạ đặt câu hỏi ấy.
- Thưa quân-sư, trong đời này, có hai hạng người:
* Một hạng là bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mà không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải.
* Một hạng là người thiểu trí không có trí-tuệ mà có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải.
Vậy, bậc thiện-trí tán dương, ca tụng hạng người nào gọi là người cao thượng trong đời?
- Tâu Bệ-hạ, trong đời này, người có trí-tuệ, người không có trí-tuệ; người có tài-nghệ, người không tài-nghệ; dù người thuộc dòng họ cao, thấp cũng đều là người phục vụ cho người có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải.
Nhận thức rõ trong đời này như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng:
“Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mà không có của cải là người thấp hèn, còn người có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, dù là người thiểu trí, không có trí-tuệ vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Này Mahosadhapaṇḍita! Bậc có trí-tuệ siêu-việt thấy rõ các pháp, Trẫm hỏi khanh rằng:
“Người thiểu trí, không có trí-tuệ, mà có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải với bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, mà không có chức trọng quyền cao, không có của cải.
Trong hai hạng người này, bậc thiện-trí tán dương, ca tụng hạng người nào gọi là người cao thượng trong đời?
-Muôn tâu Đại-vương, người thiểu trí, không có trí-tuệ, mà có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, tự cho mình là người có chức quyền, tạo ác-nghiệp. Người thiểu trí ấy chỉ biết kiếp hiện-tại mà không biết những kiếp vị-lai, nên người thiểu trí ấy sau khi chết, ác-nghiệp cho quả tái sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.
Như vậy, người thiểu trí ấy chịu quả khổ của ác-nghiệp trong kiếp hiện-tại và những kiếp vị-lai.
Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ hiểu biết chỉ tạo mọi đại-thiện-nghiệp, nên kiếp hiện-tại, bậc đại-thiện-trí sống được an-lạc. Sau khi bậc đại-thiện-trí chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện giới, hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy nữa.
Biết rõ sự thật như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Người thiểu trí không có trí-tuệ, dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, cũng chẳng bao giờ cao thượng được. Còn Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, dù không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải, thật sự vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Thưa quân-sư, Mahosadhapaṇḍita tán dương ca tụng bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, dù không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải, thật sự vẫn là người cao thượng.
Vậy, quân-sư đối đáp thế nào?
- Muôn tâu Bệ-hạ, Mahosadhapaṇḍita còn trẻ con quá, miệng còn hôi sữa, có biết gì đâu!
- Muôn tâu Bệ-hạ, ông đại phú hộ Goravinda có nhiều của cải lớn, có thân hình xấu xí, không có tài nghệ, không có con cái. Khi ông nói, nước miếng chảy ra hai bên mép, có hai cô gái xinh đẹp như thiên-nữ chờ lau nước miếng cho ông, có nhiều người đến phục vụ ông đại phú hộ ấy. Ông đại phú hộ hưởng được mọi sự an-lạc trong đời.
Biết trong đời này như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mà không có của cải là người thấp hèn, còn người có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, dù là người thiểu trí, không có trí-tuệ vẫn là người cao thượng trong đời.”
- Này Mahosadhapaṇḍita, con đối đáp thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương, quân-sư Senaka chẳng biết gì khác, chỉ thấy của cải và nhóm người phục vụ mà thôi, không thấy cái búa lớn sẽ rơi xuống đầu của mình, ví như con quạ thấy chỗ đống cơm đổ.
-Muôn tâu Đại-vương, người thiểu trí hưởng sự an-lạc rồi say mê, phát sinh tâm dể duôi, dám tạo ác-nghiệp. Nếu khi gặp quả khổ thân, khổ tâm thì phát sinh tâm sầu não, như con cá bị bắt lên khỏi nước, ném vào chỗ nóng thì vùng vẫy.
Biết rõ sự thật như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Người thiểu trí không có trí-tuệ, dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, cũng chẳng bao giờ cao thượng được cả. Còn bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, dù không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải, thật sự vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Thưa quân-sư, quân-sư đối đáp thế nào?
-Muôn tâu Bệ-hạ, Mahosathapaṇḍita có biết gì đâu! Không nói đến loài người, các bầy chim từ mọi nơi đều bay đến sống nhờ cây có nhiều quả ở trong rừng như thế nào, phần đông nhiều người đến gần gũi thân cận với người có nhiều của cải, bởi vì họ nương nhờ người ấy để mong được của cải cũng như thế ấy.
Biết trong đời này như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mà không có của cải là người thấp hèn, còn người có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, dù là người thiểu trí, không có trí-tuệ vẫn là người cao thượng trong đời.”
- Này Mahosadhapaṇḍita, con đối đáp thế nào?
- Muôn tâu Đại-vương, người thiểu trí dùng sức mạnh tạo ác-nghiệp làm khổ chúng-sinh, để được của cải. Sau khi người thiểu trí ấy chết, ác-nghiệp cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, phải chịu quả khổ của ác-nghiệp của mình đã tạo trong tiền-kiếp.
Biết rõ sự thật như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Người thiểu trí không có trí-tuệ, dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, cũng chẳng bao giờ cao thượng được cả. Còn bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, dù không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải, thật sự vẫn là người cao thượng trong đời.”
- Thưa quân-sư, quân-sư đối đáp thế nào?
- Tâu Bệ-hạ, nước các con sông nhỏ, lớn nào chảy ra đến con sông Gaṅgā đều bỏ tên riêng và nơi chốn của mình, trở thành nước sông Gaṅgā. Nước sông Gaṅgā chảy ra biển đại dương, trở thành nước biển đại dương như thế nào, những bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ nhiều khi đến phục vụ cho người có chức trọng quyền cao, thì tên tuổi của những bậc đại-thiện-trí không còn nữa cũng như thế ấy.
Biết trong đời này như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng:
“Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mà không có của cải là người thấp hèn, còn người có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, dù là người thiểu trí, không có trí-tuệ vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Này Mahosadhapaṇḍita, con đối đáp thế nào?
-Tâu Đại-vương, nước các con sông lớn nhỏ chảy ra đến biển đại dương, dù biển đại dương có sức mạnh phi thường, có sóng to gió lớn vỗ vào bờ nước cũng không thể nào tràn qua khỏi bờ được. Lời lẽ của người thiểu trí không thể vượt qua bậc đại-thiện-trí có nhiều trí-tuệ được.
Muốn biết điều lợi, điều bất lợi; điều thiện, điều bất-thiện; muốn diệt sự hoài-nghi, người thiểu trí dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải cũng phải tìm đến học hỏi với bậc đại-thiện-trí.
Biết rõ sự thật như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Người thiểu trí không có trí-tuệ, dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, cũng chẳng bao giờ cao thượng được cả. Còn bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, dù không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải, thật sự vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Tâu Bệ-hạ, vị quan tòa có chức trọng quyền cao, tuy là người không có giới chủ trì phiên tòa xét xử bị cáo một cách thiên vị, không công minh, nhưng lời phán xử sai trái của vị quan tòa ấy vẫn có hiệu lực, bắt buộc bị cáo phải tuân theo, còn bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ nói lời hợp pháp đúng đắn mà không có quyền lực, thì không có ai tuân theo.
Biết trong đời này như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mà không có chức trọng quyền cao, không có của cải là người thấp hèn, còn người có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, dù là người thiểu trí không có trí-tuệ vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Tâu Đại-vương, quân-sư Senaka là người si mê, chỉ thấy trong kiếp hiện-tại mà không biết những kiếp vị-lai trong các cõi khác.
-Tâu Đại-vương, người thiểu trí có chức trọng quyền cao là người không có giới, có tâm thiên vị, không công minh, nói lời sai trái, nói dối. Người thiểu trí ấy trong kiếp hiện-tại bị mọi người chê trách. Sau khi người thiểu trí ấy chết, ác-nghiệp nói dối cho quả tái-sinh kiếp sau trong bốn cõi ác giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy nữa.
Biết rõ sự thật như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Người thiểu trí không có trí-tuệ, dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, cũng chẳng bao giờ cao thượng được cả. Còn bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, dù không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải, thật sự vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Tâu Bệ-hạ, dù bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ rộng lớn như mặt đất mà không có nhiều của cải, là người nghèo khổ, thì lời nói hay của bậc đại-thiện-trí ấy cũng không có giá trị giữa bà con thân quyến của họ và mọi người. Cho nên, bậc đại-thiện-trí ấy không được tôn trọng.
Biết trong đời này như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mà không có chức trọng quyền cao, không có của cải là người thấp hèn, còn người có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, dù là người thiểu trí, không có trí-tuệ vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Tâu Đại-vương, quân-sư Senaka chỉ thấy kiếp hiện-tại mà không thấy những kiếp vị-lai.
-Tâu Đại-vương, bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ rộng lớn như mặt đất, không bao giờ nói dối, để có lợi cho mình hoặc cho người thân của mình. Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ ấy nói lời chân thật, nên được nhiều người tôn kính, lễ bái cúng dường giữa nơi hội chúng đông đảo. Sau khi bậc đại-thiện-trí chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong các cõi thiện-giới, cõi người, cõi trời dục-giới hưởng được mọi sự an lạc.
Biết rõ sự thật như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Người thiểu trí không có trí-tuệ, dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, cũng chẳng bao giờ cao thượng được cả. Còn bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, dù không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải, thật sự vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Tâu Bệ-hạ, voi báu, ngựa báu, bò báu, ngọc maṇi, ngọc kuṇḍala, phụ nữ báu đều phát sinh trong gia đình giàu sang phú quý, cho người có đại phước, có chức trọng quyền cao sử dụng, và các người khác cũng đến phục vụ cho người có chức trọng quyền cao ấy.
Biết trong đời này như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mà không có chức trọng quyền cao, không có của cải là người thấp hèn, còn người có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, dù là người thiểu trí, không có trí-tuệ vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Tâu Đại-vương, người thiểu trí có chức trọng quyền cao, mà không biết làm tròn phận sự của mình, thì bị mất chức, có nhiều của cải mà không biết khuếch trương công việc thì của cải bị tiêu hao dần đối với người thiểu trí ấy.
Biết rõ sự thật như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Người thiểu trí không có trí-tuệ, dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải cũng chẳng bao giờ cao thượng được cả. Còn bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, dù không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải, thật sự vẫn là người cao thượng trong đời.”
- Thưa quân-sư, quân-sư đối đáp thế nào?
- Tâu Bệ-hạ, Mahosathapaṇḍita còn thơ dại quá, chưa biết gì nhiều.
Khi ấy, vị quân-sư Senaka nghĩ rằng: “Ta sẽ đưa ra chiêu thức quyết định này chắc chắn Mahosathapaṇḍita sẽ vô phương đối đáp, cùng đường, bí lối.”
-Muôn tâu Bệ-hạ, cầu mong Bệ-hạ sống lâu, chúng thần có năm người là bậc có trí-tuệ, đem hết lòng phụng sự Bệ-hạ, bởi vì Bệ-hạ là Chúa-thượng ngự trị trên chúng thần và toàn thể thần dân thiên hạ, như Đức-vua trời Sakka ngự trị trên toàn thể chư thiên trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên.
Biết trong đời này như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mà không có của cải là người thấp hèn, còn người có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, dù là người thiểu trí, không có trí-tuệ vẫn là người cao thượng trong đời.”
Nghe quân-sư Senaka tâu như vậy, Đức-vua Vedeha nghĩ rằng: “Quân-sư Senaka đưa ra chiêu thức này rất hay, không biết hoàng-tử Mahosadhapaṇḍita của ta có pháp môn kỳ diệu nào để đối đáp, đè bẹp được chiêu thức này của quân-sư Senaka không?”
-Này Mahosadhapaṇḍita, con đối đáp thế nào?
-Tâu Đại-vương, quân-sư Senaka là người si-mê, chỉ thấy chức trọng quyền cao, có nhiều của cải mà thôi, không biết được tính chất kỳ diệu của trí-tuệ siêu-việt.
- Tâu Đại-vương, khi gặp sự việc khó khăn xảy ra, người thiểu trí dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải cũng phải đến nương nhờ, cầu cứu bậc đại-thiện-trí có nhiều trí-tuệ, để giúp đỡ, giải cứu họ thoát khỏi sự khó khăn ấy.
- Tâu Đại-vương, khi gặp điều khó khăn, bậc đại-thiện-trí có nhiều trí-tuệ sáng suốt giải quyết mọi sự khó khăn một cách phi thường, còn người thiểu trí dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải, vì có tâm si-mê tối tăm nên không tìm ra lối thoát khỏi sự khó khăn ấy.
Biết rõ sự thật như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Người thiểu trí không có trí-tuệ, dù có chức trọng
quyền cao, có nhiều của cải, cũng chẳng bao giờ cao
thượng được cả. Còn bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ, dù không có chức trọng quyền cao, không có nhiều của cải, thật sự vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Thưa quân-sư, quân-sư đối đáp thế nào?
Khi ấy, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita tâu rằng:
-Muôn tâu Đại-vương, trí-tuệ là thiện-pháp mà chư bậc đại-thiện-trí tán dương ca tụng. Chư bậc đại-thiện-trí đều tán dương ca tụng rằng: “Trí-tuệ là thiện-pháp cao thượng thật sự, người có trí-tuệ là bậc đại-thiện-trí cao thượng trong đời”. Chức trọng quyền cao, của cải là đối tượng mà những người thiểu trí tham muốn.
Những người thiểu trí cầu mong chức trọng quyền cao, mong muốn có nhiều của cải. Khi tham muốn được thành tựu như ý, rồi say mê, chấp thủ trong chức trọng quyền cao, trong của cải ấy, làm cho tâm càng si mê tăm tối, không thể hiểu biết rõ được sự thật chân-lý các pháp của chư bậc đại-thiện-trí trong đời.
Trí-tuệ sáng suốt thấy rõ, biết rõ sự thật chân-lý các pháp của chư bậc đại-thiện-trí, nên chắc chắn không có báu vật quý giá nào trong đời có thể sánh với trí-tuệ được. Cho nên, người thiểu trí không có trí-tuệ dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải bao nhiêu đi nữa cũng không bao giờ cao thượng được cả. Chỉ có bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ mới thật sự cao thượng mà thôi.
Biết rõ sự thật như vậy, nên hạ thần xin tâu rằng: “Người thiểu trí không có trí-tuệ dù có chức trọng quyền cao, có nhiều của cải cũng chẳng bao giờ cao thượng được cả. Còn bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ dù không có chức trọng quyền cao, không có của cải, thật sự vẫn là người cao thượng trong đời.”
-Này hoàng-nhi Mahosadhapaṇḍita yêu quý! Con xứng đáng là bậc đại-thiện-trí có trí-tuệ siêu-việt thấy rõ các pháp, con đã đối đáp được những câu hỏi làm cho Phụ-vương vô cùng hoan hỷ. Phụ-vương ban thưởng cho con 100 con bò quý, một con voi báu cùng với đồ trang sức của nó, 10 chiếc xe ngựa báu ājañña, 16 xóm nhà để thâu thuế.
Đức-Bồ-Tát Mahosadhapaṇḍita Chọn Bạn Đời
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita trưởng thành có chức trọng quyền cao trong triều đình của Đức-vua Vedeha. Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī theo dõi những việc làm phi thường của Đức-Bồ-tát, nên phát sinh đức tin trong sạch và khâm phục trí-tuệ siêu-việt của Đức-Bồ-tát, nên Bà nghĩ rằng: “Mahosadhapaṇḍita, người em trai của ta đã trưởng thành, lên 16 tuổi, có chức trọng quyền cao trong triều đình.
Vậy, ta nên chọn người con gái xứng đáng để làm lễ thành hôn cho em của ta.”
Chánh-cung Hoàng-hậu liền truyền gọi Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đến, Bà truyền bảo rằng:
-Này Mahosadhapaṇḍita em yêu quý! Chị đã tâu lên Hoàng-thượng, đã được Hoàng-thượng chuẩn y cho phép chị chọn một người con gái xứng đáng để làm lễ thành hôn với em. Vậy, em có đồng ý hay không?
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đồng ý nhận lời Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī, nhưng Đức-Bồ-tát nghĩ rằng: “Người con gái mà Chánh-cung Hoàng-hậu tìm cho ta, biết đâu không thích hợp với ta.
Vậy, tốt hơn, ta nên đi tìm người con gái mà ta hài lòng yêu thích.”
-Tâu Chánh-cung Hoàng-hậu, chị kính yêu! Xin chị cho phép em đi tìm người con gái mà em hài lòng yêu thích. Kính xin chị chờ đợi em đôi ba ngày nữa.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đến chầu Đức-vua Vedeha, xin phép đi tìm người bạn đời đem về trình Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī. Đức-vua Vedeha cho phép, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đảnh lễ Đức Phụ-vương, xin bái biệt đôi ba ngày.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita cải trang thành người thợ may vá, một mình ra khỏi cửa thành hướng Bắc, đi đến xóm nhà cánh đồng lúa mạch hướng Bắc (uttarayavamajjhakagāma).
Trong xóm nhà ấy có một gia đình ngày xưa là phú hộ, có một cô con gái tên Amarā rất xinh đẹp, thùy mị, đoan trang, đầy đủ đức tính tốt. Cô là người có trí-tuệ, có phước lớn.
Sáng hôm ấy, cô Amarā đem cháo cho cha đang cày ruộng ngoài đồng, cô từ nhà đi theo con đường xóm nhà ra đồng ruộng.
Khi ấy, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đang đi trên con đường vào xóm nhà, gặp cô đang đi đến. Đức-Bồ-tát thoáng nhìn thấy cô đi liền nghĩ rằng: “Cô gái này có đầy đủ mọi tướng tốt, nếu cô chưa có chồng thì thật là diễm phúc đối với ta biết dường nào! Ta sẽ chọn cô gái này làm vợ.”
Còn cô Amarā, khi vừa nhìn thấy Đức-Bồ-tát Mahosadha liền nghĩ rằng: “Nếu ta được chàng trai trẻ này làm chồng thì thật là diễm phúc đối với ta biết dường nào!”
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita nghĩ tiếp rằng: “Để biết cô gái này đã có chồng hay chưa, ta nên hỏi bằng cách ra dấu tay, nếu cô là người có trí-tuệ thông minh thì sẽ hiểu được ý nghĩa câu hỏi của ta.”
Cô đứng lại, ngửa bàn tay ra.
Đã hiểu rõ ý của 2 người với nhau, nên Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đến gần cô bèn hỏi rằng:
Maho: -Này tiểu thư! Tên tiểu thư gọi là gì?
Ama: -Thưa công-tử, pháp nào không có quá-khứ, vị-lai, hiện-tại, pháp ấy là tên của tiện nữ.
Maho: -Này tiểu thư! Chỉ có pháp bất tử mới không có quá-khứ, vị-lai, hiện-tại mà thôi.
Vậy, tên tiểu thư gọi là Amarā đúng không?
Ama: -Thưa công-tử, đúng như vậy, tên của tiện nữ gọi là Amarā.
Maho: -Này tiểu thư Amarā! Tiểu thư đem cháo cho ai vậy?
Ama: -Thưa công-tử, tiện nữ đem cháo cho vị chư thiên đầu tiên (pubbadevatā) của tiện nữ.
Maho: -Này tiểu thư! Cha mẹ gọi là vị chư thiên đầu tiên. Vậy, tiểu thư đem cháo cho phụ-thân của tiểu thư.
Ama: -Thưa công-tử, đúng như vậy, tiện nữ đem cháo cho phụ-thân của tiện nữ.
Maho: -Này tiểu thư! Phụ-thân của tiểu thư làm gì?
Ama: -Thưa công-tử, phụ-thân của tiện nữ làm một đường ra thành hai.
Maho: -Này tiểu thư! Công việc cày đất là làm một đường ra thành hai. Vậy, phụ-thân của tiểu thư cày ruộng, đúng không?
Ama: -Thưa công-tử, đúng như vậy, phụ-thân của tiện nữ cày ruộng.
Maho: -Này tiểu thư! Phụ-thân của tiểu thư cày ruộng chỗ nào?
Ama: -Thưa công-tử, phụ-thân của tiện nữ cày ruộng gần chỗ mà người ta đưa đến đó một lần không bao giờ trở về nữa.
Maho: -Này tiểu thư! Nghĩa địa là chỗ mà người ta đưa người chết đến đó một lần không bao giờ trở về nữa. Vậy, phụ thân của tiểu thư cày ruộng gần nghĩa địa, đúng không?
Ama: -Thưa công-tử, đúng như vậy, phụ-thân của tiện nữ cày ruộng gần nghĩa địa.
Maho: -Này tiểu thư! Tiểu thư lúc nào trở về nhà?
Ama: -Thưa công-tử, nếu nó lên thì tiện nữ chưa trở về nhà, nếu nó chưa lên thì tiện nữ trở về nhà.
Maho: -Này tiểu thư! Phụ-thân của tiểu thư cày ruộng bên kia sông, nếu khi nước lên thì tiểu thư chưa trở về nhà, nếu nước sông chưa lên thì tiểu thư trở về nhà, có đúng không?
Ama: -Thưa công-tử, đúng như vậy.
Đức-Bồ-tát nghĩ rằng: “Nếu ta từ khước thì đó là điều không nên.” Nghĩ vậy xong, Đức-Bồ-tát nhận lời mời của cô.
Cô Amarā đặt nồi cháo xuống đất, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita nghĩ rằng: “Nếu cô ta không rửa bát, không dâng nước cho ta rửa tay, trước khi dùng cháo thì ta sẽ từ bỏ cô Amarā tại nơi đây.”
-Này tiểu thư! Tôi muốn đến nhà tiểu thư. Vậy, xin cô chỉ đường cho tôi.
-Lành thay! Thưa công-tử.
-Thưa công-tử, công-tử theo con đường này vào trong xóm nhà, nhìn thấy tiệm bán gạo, qua tiệm bán gạo đến tiệm bán nước quýt (nước chua), trước tiệm nước có cây kovilāra trổ đầy hoa, đi qua cây kovilāra rồi rẽ qua con đường bên phải, bỏ con đường bên trái. Đó là con đường đi đến nhà của tiện nữ, có mẫu thân tiện nữ ở nhà trong xóm nhà vùng lúa mạch hướng Bắc.
Nghe cô Amarā chỉ dẫn đường đến nhà cô, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita có trí-tuệ siêu-việt, thông minh, đi đúng đường đến nhà của cô. Mẹ cô Amarā đón tiếp Đức-Bồ-tát rất niềm nở thân thiện, mời ngồi một nơi hợp lẽ, rồi bà bảo rằng:
- Này con! Mời con dùng cháo.
- Thưa mẹ, tiểu thư Amarā đã đem cháo đãi con rồi.
Mẹ của cô Amarā biết rằng: “Cậu con trai này muốn con gái Amarā của ta rồi.”
- Thưa mẹ, con là thợ may vá, nếu mẹ có vải thì đưa con may đồ mới, nếu có đồ y phục cũ rách thì đưa con vá lại.
- Này con! Trong nhà có vải mới, có y phục cũ rách, nhưng không có tiền trả tiền công.
-Thưa mẹ, con may vá không lấy tiền công đâu! Xin mẹ đem vải mới và các y phục cũ rách đưa con may, vá lại cho mẹ.
-Thưa mẹ, con đã may, vá tất cả xong rồi. Xin mẹ thông báo đến những gia đình trong xóm, ai có vải mới hoặc y phục cũ rách đem đến đưa con may, vá lại.
Chiều hôm ấy, cô Amarā đội một bó củi và rau trở về nhà trước, còn phụ-thân của cô trở về nhà sau.
Mẫu thân của cô đã nấu cơm, đồ ăn đã sẵn sàng. Cô Amarā dọn bữa ăn chiều, mời cha mẹ và Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita dùng cơm xong, rồi cô mới dùng sau.
Tối hôm ấy, cô Amarā đem nước lau chân cha mẹ cô xong, rồi đem nước đến lau chân của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita. Đức-Bồ-tát xin phép ở lại nhà cô Amarā 2-3 hôm, với mục đích để theo dõi, xem xét tính tình, tư cách của cô Amarā.
Một hôm, để thử tài trí và đức tính của cô, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita bảo cô rằng:
- Này tiểu thư! Cô lấy nửa lít gạo, đem nấu cháo, nấu cơm và làm bánh cho tôi với nửa lít gạo ấy.
Vâng lời Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, cô Amarā lấy phần gạo nguyên hột đem nấu cháo, lấy phần hột gạo gãy đem nấu cơm và phần gạo tấm đem làm bánh.
- Tiểu thư không biết nấu cháo, làm hư phần gạo.
Rồi Đức-Bồ-tát nhổ cháo cùng nước miếng xuống nền nhà. Cô Amarā vẫn tự nhiên, không phát sinh tâm sân, cũng không có buồn gì cả, rồi thưa rằng:
- Thưa công-tử, nếu cháo không ngon miệng thì xin công-tử dùng bánh vậy.
Cô Amarā đem bánh vào dâng Đức-Bồ-tát Maho-sadhapaṇḍita. Nhận bánh xong, mặc dù Đức-Bồ-tát dùng bánh thật ngon miệng, nhưng Đức-Bồ-tát thử quở trách như lần trước. Cô Amarā vẫn tự nhiên thưa rằng:
- Thưa công-tử, nếu bánh không ngon miệng thì xin công-tử dùng cơm.
Cô Amarā đem cơm vào dâng Đức-Bồ-tát Mahosadha-paṇḍita. Nhận cơm xong, mặc dù Đức-Bồ-tát dùng cơm rất ngon miệng, nhưng Đức-Bồ-tát vẫn thử quở trách như hai lần trước.
Lần này, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita còn làm bộ nổi giận, lấy cháo, bánh và cơm trộn lẫn vào nhau đổ từ trên đầu xuống mình cô Amarā, rồi đuổi cô đi ra ngoài. Cô Amarā chắp hai tay, thưa rằng:
- Tiện nữ kính xin công-tử tha lỗi, tiện nữ xin vâng lời công-tử.
Cô Amarā chắp hai tay, xin phép đi ra ngoài, nhưng không dám đi ra xa mà đứng khuất ngoài cửa. Dù bị quở trách, bị đuổi ra ngoài, cô Amarā vẫn giữ thái độ tự nhiên, không hề phát sinh tâm sân, không tỏ ra giận hờn Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita.
Cô Amarā có đức tính nhẫn nại cao thượng như vậy, khiến Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita gọi cô vào.
Chỉ mới nghe một tiếng đầu, cô Amarā chắp tay đi vào ngay, ngồi gần dưới đôi chân của Đức-Bồ-tát. Mahosadhapaṇḍita
-Này tiểu thư! Cô nên đi tắm, rồi mặc bộ đồ này và choàng tấm vải này lên.
Vâng lời Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, cô Amarā đi tắm xong, rồi mặc bộ đồ, choàng tấm vải đi đến hầu Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita.
Cha mẹ cô vô cùng hoan hỷ nhận sính lễ của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, chấp thuận cho phép con gái là Amarā làm vợ Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita.
Đức-Bồ-Tát Rước Cô Amarā Về Kinh-Thành
Sau đó, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đảnh lễ cha mẹ cô Amarā, xin phép rước cô Amarā trở về kinh-thành Mithilā. Trên đường trở về kinh-thành, Đức-Bồ-tát trao cho cô một cây dù và một đôi dép, bảo rằng:
-Này em Amarā yêu quý! Em hãy dùng cây dù này để
che nắng và đôi dép mang đi đường.
Cô Amarā nhận hai món đồ của Đức-Bồ-tát Maho-sadhapaṇḍita trao cho. Cô Amarā che dù khi đi vào dưới cây cao bóng mát, khi đi ra ngoài khoảng không gian trống trải, cô Amarā xếp dù lại. Và cô Amarā mang đôi dép khi lội xuống nước, khi lên bờ, cô Amarā cởi đôi dép cầm trên tay.
Nhìn thấy cô Amarā hành động như vậy, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita bèn hỏi rằng:
-Này Amarā, em yêu quý! Tại sao đi ngoài trời nắng khoảng không gian trống trải, em không che dù, nhưng khi đi vào khu rừng có cây cao bóng mát, em lại che dù, như vậy nghĩa là gì?
- Thưa đức phu-quân kính yêu, bởi vì đi ngoài trời nắng khoảng không gian trống trải, em không sợ nhánh cây khô hoặc vật gì rơi đụng đầu, nên em không cần che dù, còn khi đi vào khu rừng có cây cao, em cần phải che dù để ngăn ngừa các cành cây khô gãy rơi xuống đụng đầu em.
Nghe lời giải thích của cô Amarā, Đức-Bồ-tát Maho-sadhapaṇḍita nghĩ rằng: “Amarā có trí-tuệ thông minh, giải thích hợp lý”, rồi hỏi tiếp rằng:
- Này Amarā em yêu quý! Tại sao khi đi trên đường, em không mang dép, khi lội xuống dưới nước, em lại mang dép, như vậy nghĩa là gì?
- Thưa đức phu-quân kính yêu, bởi vì khi đi trên đường, mắt em nhìn thấy gai, gốc cây, v.v… để tránh được, nên em không cần mang dép, còn khi lội xuống dưới nước, mắt em không nhìn thấy gai, gốc cây, v.v… để tránh được, nên em cần phải mang dép để ngăn ngừa gai, gốc cây, v.v… không đụng dưới bàn chân em.
- Thưa phu-quân kính yêu, mời anh leo lên cây hái quả táo chín mà dùng, rồi cho em dùng với!
- Này Amarā em yêu quý! Anh cho phép em leo lên cây hái quả táo chín cho anh dùng với!
- Thưa phu-quân kính yêu, anh muốn dùng quả táo nóng hay quả táo lạnh?
- Này Amarā em yêu quý! Anh muốn dùng quả táo nóng em à!
- Kính mời anh dùng quả táo nóng nhé!
- Này Amarā em yêu quý! Bây giờ anh muốn dùng quả táo lạnh em à!
- Kính mời anh dùng quả táo lạnh nhé!
Vâng lời dạy của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, cô Amarā leo xuống, mang bình xuống sông lấy nước đem lên dâng Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita súc miệng, rửa mặt, uống nước rồi họ tiếp tục đi vào kinh-thành Mithilā.
Thử Lòng Chung Thủy
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita gửi cô Amarā ở trong nhà người gác cửa kinh-thành, nói riêng cho người vợ người gác cửa kinh-thành biết Đức-Bồ-tát Mahosadha-paṇḍita muốn thử lòng chung thủy của cô vợ mới. Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita trở về tư dinh của mình, gọi các bạn đến báo cho họ biết rằng:
- Này các bạn thân mến! Tôi đã chọn được một cô gái đem về làm vợ, nhưng tôi đã gửi cô gái ấy ở tại nhà người gác cửa kinh-thành. Bạn đem số tiền 1.000 đồng Kahāpana đến thử dụ dỗ cô gái ấy với số tiền này.
Vâng lời Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, một người bạn đến gặp cô Amarā, tán tỉnh, dụ dỗ với số tiền lớn ấy, nhưng không sao thuyết phục được cô Amarā, bởi vì cô Amarā có một tấm lòng son sắt, thuỷ chung, chờ đợi người chồng.
Người bạn trở về báo cho Đức-Bồ-tát Mahosadha-paṇḍita biết rõ lại mọi sự việc xảy ra như vậy. Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita bảo người bạn khác đến gặp cô Amarā lần thứ nhì, lần thứ ba, nhưng không sao dụ dỗ cô Amarā được. Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita bảo rằng:
- Nếu như vậy thì các bạn dùng quyền lực, bắt cô Amarā dẫn đến đây.
Cô Amarā bị bắt đến tư dinh của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, nhìn thấy Đức-Bồ-tát Mahosadha-paṇḍita trong trang phục một vị quan lớn, có chức trọng quyền cao, giàu sang phú quý mà cô không sao biết được người ấy chính là chồng của mình, cứ tưởng là một người nào khác. Nhìn thấy vị quan lớn ấy, cô cười, rồi cô khóc.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, vị quan lớn truyền hỏi rằng:
- Này cô gái kia! Tại sao cô cười, rồi cô khóc? Cô Amarā thưa rằng:
- Kính thưa quan lớn, bởi vì tôi nhìn thấy quan lớn có chức trọng quyền cao, là người giàu sang phú quý như thế này. Đó là quả của đại-thiện-nghiệp mà quan lớn đã từng tạo trong những kiếp quá-khứ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng: “Quả của đại-thiện-nghiệp thật là phi thường!” Cho nên, tôi phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ, nên tôi đã cười.
Và trong kiếp hiện-tại này, quan lớn có ý định tạo ác-nghiệp hành ác, xúc phạm đến người con gái đã có chồng. Nếu quan lớn tạo ác-nghiệp ấy thì sẽ không tránh khỏi tái-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy. Vì vậy, tôi phát sinh tâm bi muốn cứu quan lớn mà không được, nên phát sinh khổ tâm, tôi đã khóc.
Nghe lời giải thích của cô Amarā như vậy, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đã biết rõ cô là cô gái có đức hạnh tốt, có tấm lòng son sắt chung thủy đối với chồng của mình, nên Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita truyền bảo các người bạn rằng:
- Này các ngươi! Hãy tiễn đưa cô gái này về chỗ ở của cô ngay!
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita cải trang trở lại là người thợ may vá đến gặp cô Amarā, ở lại với cô trong đêm hôm ấy.
Sáng sớm hôm sau, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita dẫn cô vào cung điện chầu Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī, tâu trình cho Bà biết rõ mọi việc về cô.
Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī đến chầu Đức-vua Vedeha, tâu lên Đức-vua biết rõ, để tổ chức lễ thành hôn cho Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita với cô tiểu thư Amarā tại tư dinh của Đức-Bồ-tát Mahosadha-paṇḍita.
Lễ thành hôn của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita và tiểu thư Amarā được tổ chức rất trọng thể, có Đức-vua Vedeha và Chánh-cung Hoàng-hậu Udumbaradevī chủ trì, các quan, quân trong triều đình, dân chúng trong kinh-thành Mithilā và dân chúng ngoài thành đến dự lễ thành hôn này.
Đức-vua Vedeha ban cho số tiền 1.000 đồng Kahā-pana và các tặng phẩm quý giá gọi là quà trong dịp lễ thành hôn ấy. Các quan, quân trong triều đình, dân chúng trong kinh-thành Mithilā và dân chúng ngoài thành đều đem những tặng phẩm quý giá làm quà trong lễ thành hôn này. Cho nên, lễ thành hôn này có được rất nhiều quà tặng.
Phu-nhân Amarā thưa với đức phu-quân Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita đem tất cả các món quà ấy chia ra làm hai phần:
- Một phần nhập vào kho của triều đình.
- Một phần đem phân phát đến những người nghèo khổ trong kinh-thành và ngoài thành.
Đôi vợ chồng, Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita và tiểu thư Amarā, đều là bậc thiện-trí, có trí-tuệ, thông minh, sáng suốt, sống chung với nhau được an-lạc hạnh phúc.
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita là một vị quan cận thần rất thân tín của Đức-vua Vedeha, là một vị quân-sư dâng những kế sách lên Đức-vua trị vì đất nước Videharaṭṭha được thái bình, phồn vinh, dân chúng được an cư lạc nghiệp.
Bốn Vị Quân-Sư Âm Mưu Hại Đức-Bồ-Tát
Một hôm, ba vị quân-sư: Pukkusa, Kāminda, Devinda cùng nhau đến tư dinh của vị quân-sư Senaka. bốn vị quân-sư bàn bạc với nhau tìm ra mưu kế hại Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita, vị quân-sư Senaka bảo rằng:
- Này ba vị quân-sư! Chúng ta là bốn vị quân-sư kỳ cựu trong triều đình từ trước đến nay. Từ ngày Maho-sadhapaṇḍita, con trai của ông phú hộ xóm nhà hướng Đông vào cung điện, được Đức-vua nhận làm hoàng-tử, Mahosadhapaṇḍita ỷ lại mình là người có trí-tuệ, được Đức-vua tín cẩn đặc biệt. Mahosadhapaṇḍita thường tâu lên Đức-vua những kế sách hay, nên được Đức-vua ban thưởng, còn chúng ta không được Đức-vua ban thưởng. Vì vậy, chúng ta đã mất nhiều lợi lộc.
Vậy, chúng ta làm cách nào để hại Mahosadha-paṇḍita này.
- Thưa quân-sư, ba chúng tôi không nghĩ ra mưu kế nào để hại Mahosadhapaṇḍita. Vậy, quân-sư có nghĩ ra mưu kế nào chưa?
- Này quý vị! Tôi đã nghĩ ra mưu kế này, xin trình bày quý vị rõ. Bốn vị quân-sư chúng ta, mỗi vị thi hành một công việc:
- Chính tôi sẽ là người lấy cắp viên ngọc Cūḷamaṇi của Đức-vua.
- Vị quân-sư Pukkusa lấy cắp chuỗi vàng đeo cổ của Đức-vua.
- Vị quân-sư Kāminda lấy cắp cái mền lông thú của Đức-vua.
- Vị quân-sư Devinda lấy cắp đôi hia của Đức-vua. Khi mỗi người chúng ta lấy cắp được mỗi vật báu của Đức-vua đem về xong, mỗi người chúng ta tìm cách đưa mỗi báu vật ấy vào nhà của Mahosadhapaṇḍita cho được, đừng để ai nghi ngờ mỗi chúng ta.
* Vị quân-sư Senaka đem giấu viên ngọc Cūḷamaṇi của Đức-vua Vedeha trong nồi bơ, rồi gọi người tớ gái, bảo rằng:
- Ngươi hãy đem cái nồi bơ này đi bán, nhưng không được bán cho nhà khác, chỉ bán cho người trong tư dinh của quan lớn Mahosadhapaṇḍita mà thôi.
Thật ra, nếu người trong tư dinh của quan lớn Maho-sadhapaṇḍita chịu mua thì người xin kính biếu nồi bơ này, không cần lấy tiền.
Vâng lời chủ, người tớ gái đem nồi bơ đi ngang qua tư dinh của Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita rao lớn rằng:
-Xin mời mua bơ ngon, …
Bà Amarādevī có trí-tuệ, thông minh, đứng trên tư dinh, nhìn qua cửa sổ, thấy hành vi, cử chỉ người bán bơ ấy khả nghi, nên nghĩ rằng: “Tại sao người bán bơ này không đi bán nơi khác mà cứ đi qua rồi đi lại trước tư dinh của ta, người ấy rao lớn: ‘Xin mời mua bơ ngon’ chắc chắn có điều gì nơi người ấy.”
Khi người bán bơ vào tư dinh, bà ra hiệu cho các gia nhân vào bên trong dinh. Bà hỏi người bán bơ rằng:
- Này ngươi! Ngươi bán bơ có phải không?
- Thưa bà, tiện nữ bán bơ. Kính mời bà mua giúp, bơ này ngon lắm.
- Này ngươi! Ta sẽ mua nồi bơ này của ngươi.
- Con xin cám ơn Bà.
- Này con! Ta nhờ con vào bên trong gọi giúp gia nhân của ta ra đây.
Vâng lời bà Amarādevī, người bán bơ đi vào bên trong, nhân dịp ấy, bà đưa tay vào nồi bơ, gặp viên ngọc Cūḷamaṇi vô giá của triều đình. Bà Amarādevī để trở lại, rồi ngồi chờ người bán bơ gọi gia nhân trở ra. Bà Amarādevī truyền hỏi rằng:
- Này con! Con bán nồi bơ này giá bao nhiêu?
- Thưa Bà, nồi bơ này giá tiền chỉ bằng 4 lít gạo mà thôi, nếu Bà muốn mua nồi bơ này, con kính biếu cho Bà nồi bơ này. Kính xin Bà nhận nồi bơ này cho con vui.
- Này con! Ta xin nhận nồi bơ này của con, con đối xử với ta tốt quá!
- Thưa Bà, con chân thành cảm ơn Bà.
Khi ấy, Bà Amarādevī truyền hỏi rằng:
- Này con! Con ở đâu vậy?
- Thưa Bà, con là người tớ gái ở trong tư dinh của vị quân-sư Senaka.
- Này con! Tên con gọi là gì?
- Này con! Cha mẹ con tên gì?
Sau cuộc đàm thoại thân mật, người tớ gái của vị quân sư Senaka xin phép trở về.
* Vị quân-sư Pukkusa thì đem giấu xâu chuỗi vàng đeo cổ của Đức-vua Vedeha trong cái hộp, bên trên đựng đầy hoa lài, ông gọi người tớ gái đến rồi bảo rằng:
- Này ngươi! Ngươi hãy đem cái hộp hoa lài này đi bán, nhưng chỉ đem đến bán cho bà chủ tư dinh của vị quan Mahosadhapaṇḍita mà thôi.
* Vị quân-sư Kāminda đem giấu cái mền lông thú của Đức-vua Vedeha trong cái giỏ chất đầy rau cải, ông gọi người tớ gái đến rồi bảo rằng:
- Này ngươi! Ngươi hãy đem cái giỏ rau cải này đi bán, nhưng chỉ đem đến bán cho bà chủ tư dinh của vị quan Mahosadhapaṇḍita mà thôi.
* Vị quân-sư Devinda thì đem giấu đôi hia vàng của Đức-vua Vedeha trong bao gạo, ông gọi người tớ gái đến rồi bảo rằng:
- Này ngươi! Ngươi hãy đem cái bao gạo này đi bán, nhưng chỉ đem đến bán cho bà chủ tư dinh của vị quan Mahosadhapaṇḍita mà thôi.
Bà Amarādevī đã nhận mua được bốn báu vật của Đức-vua Vedeha, mỗi báu vật Bà đều ghi chép lại rõ trên tấm biển tên của vị quân-sư nào, bảo người tớ gái nào đem đến bán, tên mỗi người tớ gái và tên cha mẹ của họ. Bà thưa trình cho Đức-Phu-quân Mahosadhapaṇḍita biết rõ Bà đã mua được báu vật của Đức-vua Vedeha từ bốn người tớ gái của bốn vị quân-sư đem đến bán cho Bà, và Bà đã ghi rõ chi tiết của mỗi báu vật ấy rồi Bà đem cất giữ trong tư dinh.
Một hôm, bốn vị quân-sư đến chầu Đức-vua Vedeha theo thường lệ, vị quân-sư Senaka tâu rằng:
- Muôn tâu Bệ-hạ, lâu nay Bệ-hạ không trang sức viên ngọc Cūḷamaṇi?
- Thưa quân-sư, khanh hãy đem viên ngọc Cūḷamaṇi ra cho Trẫm trang sức hôm nay.
- Muôn tâu Bệ-hạ, hạ thần không tìm thấy viên ngọc Cūḷamaṇi và cũng không tìm thấy ba báu vật khác là xâu chuỗi vàng, đôi hia vàng và chiếc mền bằng lông thú. Rồi tâu với lời lẽ khẳng định rằng:
- Muôn tâu Bệ-hạ, bốn món báu vật của Bệ-hạ không còn trong cung điện của Bệ-hạ, chúng hạ thần biết chắc chắn bốn món báu vật ấy hiện có trong tư dinh của Mahosadhapaṇḍita.
- Muôn tâu Bệ-hạ, Mahosadhapaṇḍita sử dụng bốn món báu vật này trước, rồi sau đó sẽ tính giết Bệ-hạ, để chiếm ngôi vua.
Khi ấy, quan thân tín của Đức-Bồ-tát Mahosadha-paṇḍita đem chuyện này đến báo cho Đức-Bồ-tát biết. Nghe quan thân tín thưa báo như vậy, nên Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita nghĩ rằng: “Ta nên đến chầu Đức-vua Vedeha để biết thật hư như thế nào?”
Nhìn thấy Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita từ ngoài đi vào cung điện, Đức-vua nổi cơn thịnh nộ, không cho phép Đức-Bồ-tát vào, bởi vì tin theo lời bốn vị quân-sư đã tâu.
Không lâu sau đó, Đức-vua Vedeha truyền lệnh bắt giam Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita. Quan thân tín của Đức-Bồ-tát liền đến bẩm báo cho Đức-Bồ-tát Maho-sadhapaṇḍita lệnh truyền của Đức-vua Vedeha.
Đức-Bồ-tát nghĩ rằng: “Ta nên trốn đi nơi khác.”
Đức-Bồ-tát Mahosadhapaṇḍita gặp phu-nhân Amarā, báo cho Bà biết rằng:
-Này Amarā, em yêu quý! Lệnh truyền của Đức-vua Vedeha như vậy. Ngay bây giờ hay nhất, anh nên trốn đi nơi khác lánh nạn một thời gian, em ở tại dinh thự này tuỳ cơ ứng phó.
Mục lục quyển 7 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10