TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 36
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI
– TIỂU DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
(Tôn giả Ajita nói rằng:)
“Thế giới bị bao trùm bởi cái gì?
Không chói sáng bởi điều gì?
Ngài hãy nói cái gì là vật làm uế nhiễm đối với (thế giới) này?
Sự nguy hiểm lớn lao của nó là gì?”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
(Tôn giả Ajita nói rằng:)
“Thế giới bị bao trùm bởi cái gì?
Không chói sáng bởi điều gì?
Ngài hãy nói cái gì là vật làm uế nhiễm đối với (thế giới) này?
Sự nguy hiểm lớn lao của nó là gì?”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Ajita,)
thế giới bị bao trùm bởi vô minh,
không chói sáng bởi keo kiệt, bởi xao lãng.
Ta nói tham muốn là vật làm uế nhiễm,
khổ là sự nguy hiểm lớn lao của nó (thế giới).”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Ajita,)
thế giới bị bao trùm bởi vô minh,
không chói sáng bởi keo kiệt, bởi xao lãng.
Ta nói tham muốn là vật làm uế nhiễm,
khổ là sự nguy hiểm lớn lao của nó (thế giới).”
(Tôn giả Ajita nói rằng:)
“Các dòng chảy chảy tràn khắp mọi nơi,
cái gì là sự ngăn cản các dòng chảy?
Ngài hãy nói về sự chế ngự các dòng chảy,
các dòng chảy được chặn đứng bởi cái gì?”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
(Tôn giả Ajita nói rằng:)
“Các dòng chảy chảy tràn khắp mọi nơi,
cái gì là sự ngăn cản các dòng chảy?
Ngài hãy nói về sự chế ngự các dòng chảy,
các dòng chảy được chặn đứng bởi cái gì?”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Ajita,)
những dòng chảy nào hiện diện ở thế gian,
niệm là sự ngăn cản chúng.
Ta nói về sự chế ngự các dòng chảy,
chúng được chặn đứng bởi tuệ.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Ajita,)
những dòng chảy nào hiện diện ở thế gian,
niệm là sự ngăn cản chúng.
Ta nói về sự chế ngự các dòng chảy,
chúng được chặn đứng bởi tuệ.”
(Tôn giả Ajita nói rằng:)
“Tuệ và luôn cả niệm,
danh và sắc, thưa ngài,
được tôi hỏi điều này, xin ngài hãy nói lên,
ở đâu điều này được hoại diệt?”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
(Tôn giả Ajita nói rằng:)
“Tuệ và luôn cả niệm,
danh và sắc, thưa ngài,
được tôi hỏi điều này, xin ngài hãy nói lên,
ở đâu điều này được hoại diệt?”
“Ngươi đã hỏi câu hỏi về điều nào, này Ajita, Ta (sẽ) trả lời cho ngươi về điều ấy, về việc danh và sắc được hoại diệt không dư sót. Do sự diệt tận của thức, ở đây, điều này (danh và sắc) được hoại diệt.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Ngươi đã hỏi câu hỏi về điều nào, này Ajita, Ta (sẽ) trả lời cho ngươi về điều ấy, về việc danh và sắc được hoại diệt không dư sót. Do sự diệt tận của thức, ở đây, điều này (danh và sắc) được hoại diệt.”
“Những vị nào đã hiểu rõ Giáo Pháp (là các bậc A-la- hán) và những vị nào là các bậc Hữu Học đông đảo ở nơi này, tôi hỏi bậc Chín Chắn về oai nghi của những vị ấy, thưa ngài, xin ngài hãy nói lên.”
1. “Đối với các vị ấy, đây là lần cuối cùng, thân xác này là sau chót, sự sanh tử luân hồi, việc sanh ra lần nữa không có đối với các vị ấy.”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Những vị nào đã hiểu rõ Giáo Pháp (là các bậc A-la- hán) và những vị nào là các bậc Hữu Học đông đảo ở nơi này, tôi hỏi bậc Chín Chắn về oai nghi của những vị ấy, thưa ngài, xin ngài hãy nói lên.”
“Không nên khát khao ở các dục, không nên bị khuấy động bởi tâm, thiện xảo đối với tất cả các pháp, có niệm, vị tỳ khưu ra đi du phương.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Không nên khát khao ở các dục, không nên bị khuấy động bởi tâm, thiện xảo đối với tất cả các pháp, có niệm, vị tỳ khưu ra đi du phương.”
Cùng với lúc kết thúc câu kệ ngôn, Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến nhiều ngàn sanh mạng là những người có cùng sự mong muốn, có cùng sự thực hành, có cùng chủ tâm, có cùng sự huân tập thành thói quen (trong quá khứ) với vị Bà-la-môn ấy, rằng: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.” Và hơn nữa, tâm của vị Bà-la-môn ấy đã không còn chấp thủ và đã được giải thoát khỏi các lậu hoặc. Ngay khi đạt đến phẩm vị A-la-hán, áo choàng da dê, tóc bện, y phục vỏ cây, gậy chống ba chân, bình nước, tóc, và râu đều biến mất. Ajita trở thành [vị tỳ khưu] có đầu cạo, mặc y phục vải màu ca-sa, mang y hai lớp, bình bát, và y, bằng hành động thuận theo đạo lý, đã ngồi xuống, chắp tay lên, cúi lạy đức Thế Tôn (nói rằng): “Bạch ngài, đức Thế Tôn là bậc đạo sư của con, con là người đệ tử.”
Diễn Giải Kinh Ajita được hoàn tất.
[Mục lục][0x][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16][17][18]
[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]