TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 36
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI
– TIỂU DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
Buông bỏ việc hành hạ đối với tất cả chúng sanh,
không hãm hại bất cứ ai trong số họ,
không ước muốn con cái, sao lại (ước muốn) bạn bè?
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
1. “Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến cõi này và cõi khác, con người không vượt qua được luân hồi.
2. Sau khi biết được sự bất lợi như vậy, (biết được) tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị tỳ khưu, đã xa lìa tham ái, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”
3. “Vị nhìn thấy sự tiêu hoại và chấm dứt của sanh, có lòng thương tưởng đến điều lợi ích, nhận biết con đường độc đạo. Trong thời quá khứ các vị đã vượt qua, (trong thời vị lai) các vị sẽ vượt qua, và (trong thời hiện tại) các vị đang vượt qua dòng lũ bằng con đường này.”
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Buông bỏ việc hành hạ đối với tất cả chúng sanh,
không hãm hại bất cứ ai trong số họ,
không ước muốn con cái, sao lại (ước muốn) bạn bè?
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Đối với người đã có sự giao tiếp, các sự thương yêu hiện hữu;
theo sau sự thương yêu là khổ đau này được hình thành.
Trong khi xét thấy điều bất lợi sanh lên từ sự thương yêu,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
1. (Đại địa ngục) có bốn góc, có bốn cửa lớn, được chia thành các phần cân đối, được bao quanh bằng tường sắt, được đậy lại bằng mái sắt.
2. Nền của (đại địa ngục) làm bằng sắt, được thiêu đốt, cháy với lửa ngọn, luôn luôn tỏa khắp và tồn tại xung quanh một trăm do-tuần.
3. (Các đại địa ngục) có sự đốt nóng khổ sở, ghê rợn, có ngọn lửa khó lại gần, có hình dạng làm rởn lông, ghê rợn, gây ra sự sợ hãi, khó chịu.
4. Khối lửa được phát khởi ở bức tường hướng đông, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào (khối lửa) ở hướng tây.
5. Khối lửa được phát khởi ở bức tường hướng tây, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào (khối lửa) ở hướng đông.
6. Khối lửa được phát khởi ở bức tường hướng bắc, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào (khối lửa) ở hướng nam.
7. Khối lửa được phát khởi ở bức tường hướng nam, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào (khối lửa) ở hướng bắc.
8. Khối lửa khủng khiếp phát xuất từ bên dưới, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào (khối lửa) ở mái che (bên trên).
9. Khối lửa khủng khiếp phát xuất từ mái che, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào (khối lửa) ở mặt đất (bên dưới).
10. Cái chảo sắt đã được đốt cháy, nóng đỏ, sáng chói như thế nào thì địa ngục Avīci, ở bên dưới, bên trên, và bên hông là như vậy.
11. Ở nơi ấy, những chúng sanh vô cùng hung dữ, đã gây ra trọng tội, có hành động cực kỳ ác độc, bị nung nấu và không thể chết đi.
12. Thân thể của họ, những cư dân ở địa ngục, giống như ngọn lửa. Hãy nhìn xem tính chất vững bền của nghiệp, không như tro, cũng không như bụi.
13. Họ chạy về hướng đông, rồi từ đó chạy về hướng tây. Họ chạy về hướng bắc, rồi từ đó họ chạy về hướng nam.
14. Họ chạy đến bất cứ hướng nào, cánh cửa hướng ấy đều được đóng lại. Với niềm mong mỏi được thoát ra, các chúng sanh ấy có sự tìm kiếm lối thoát.
15. Họ không thể đi ra khỏi nơi ấy bởi vì nghiệp duyên, khi ác nghiệp của họ đã tạo có nhiều và còn chưa trả xong.”
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Đối với người đã có sự giao tiếp, các sự thương yêu hiện hữu;
theo sau sự thương yêu là khổ đau này được hình thành.
Trong khi xét thấy điều bất lợi sanh lên từ sự thương yêu,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Trong khi thương tưởng đến các bạn bè thân hữu,
(thời) bê trễ điều lợi ích, có tâm bị ràng buộc.
Trong khi xét thấy nỗi sợ hãi này ở sự thân thiết,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Trong khi thương tưởng đến các bạn bè thân hữu,
(thời) bê trễ điều lợi ích, có tâm bị ràng buộc.
Trong khi xét thấy nỗi sợ hãi này ở sự thân thiết,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Giống như cây tre rậm rạp bị vướng víu,
sự mong mỏi (yêu thương) các con và những người vợ (là tương tự).
Trong khi không bị vướng víu như là mụt măng tre,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Giống như cây tre rậm rạp bị vướng víu,
sự mong mỏi (yêu thương) các con và những người vợ (là tương tự).
Trong khi không bị vướng víu như là mụt măng tre,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Giống như con nai ở trong rừng, không bị trói buộc,
đi đến nơi kiếm ăn tùy theo ý thích,
người hiểu biết, trong khi xem xét về sự độc lập,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Giống như con nai ở trong rừng, không bị trói buộc,
đi đến nơi kiếm ăn tùy theo ý thích,
người hiểu biết, trong khi xem xét về sự độc lập,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Có sự mời gọi giữa bạn bè về chuyện nghỉ ngơi, về việc đứng gần, về sự ra đi, về cuộc du hành, trong khi xem xét về sự độc lập không được (kẻ khác) ham thích,[1] nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Có sự mời gọi giữa bạn bè
về chuyện nghỉ ngơi, về việc đứng gần, về sự ra đi, về cuộc du hành,
trong khi xem xét về sự độc lập không được (kẻ khác) ham thích,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Có sự đùa giỡn, sự vui thích ở giữa đám bạn bè,
và lòng thương yêu đối với con cái là bao la.
Trong khi chán ghét sự chia lìa với những vật yêu mến,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Có sự đùa giỡn, sự vui thích ở giữa đám bạn bè,
và lòng thương yêu đối với con cái là bao la.
Trong khi chán ghét sự chia lìa với những vật yêu mến,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Vị (sống an lạc) khắp cả bốn phương, không có lòng bất bình,
tự biết đủ với bất luận vật dụng nào dầu tốt hay xấu,
chịu đựng các hiểm họa, không có kinh hãi,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
1. Tham là sự sanh ra điều không lợi ích, tham là sự rối loạn của tâm. Người đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.
2. Người bị khởi tham không biết được sự tấn hóa, người bị khởi tham không nhìn thấy lý lẽ. Tham khống chế người nào, lúc ấy có sự mù quáng tối tăm hiện diện.
3. Sân là sự sanh ra điều không lợi ích, sân là sự rối loạn của tâm. Người đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.
4. Người bị nóng giận không biết được sự tấn hóa, người bị nóng giận không nhìn thấy lý lẽ. Sự nóng giận khống chế người nào, lúc ấy có sự mù quáng tối tăm hiện diện.
5. Si là sự sanh ra điều không lợi ích, si là sự rối loạn của tâm. Người đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.
6. Người bị si mê không biết được sự tấn hóa, người bị si mê không nhìn thấy lý lẽ. Si khống chế người nào, lúc ấy có sự mù quáng tối tăm hiện diện.
Các hiểm họa là vì ‘nơi ấy là chỗ trú’ còn là như vậy.
7. “Tham sân và si, hiện hữu ở bản thân, hãm hại người có tâm ý xấu xa, tựa như việc kết trái hãm hại cây tre.”
Các hiểm họa là vì ‘nơi ấy là chỗ trú’ còn là như vậy.
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
8. “Luyến ái và sân hận có căn nguyên từ nơi (bản ngã) này.
Ghét, thương, sự rởn lông sanh lên từ nơi (bản ngã) này.
Sự suy tư của tâm có nguồn sanh khởi từ nơi (bản ngã) này,
tựa như những bé trai buông lơi con quạ (bị cột chân bởi sợi chỉ dài).”
Các hiểm họa là vì ‘nơi ấy là chỗ trú’ còn là như vậy.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Vị (sống an lạc) khắp cả bốn phương, không có lòng bất bình,
tự biết đủ với bất luận vật dụng nào dầu tốt hay xấu,
chịu đựng các hiểm họa, không có kinh hãi,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Ngay cả một số các vị đã xuất gia cũng có sự khó tiếp độ,
những kẻ tại gia đang sống dưới mái gia đình cũng vậy.
Là người ít bị bận tâm về con cái của những kẻ khác,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Ngay cả một số các vị đã xuất gia cũng có sự khó tiếp độ,
những kẻ tại gia đang sống dưới mái gia đình cũng vậy.
Là người ít bị bận tâm về con cái của những kẻ khác,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Sau khi cởi bỏ các hình tướng tại gia
như loài cây koviḷāra có lá đã được rũ bỏ,
là bậc anh hùng, sau khi cắt đứt các sự trói buộc của gia đình,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
“Vị đã lánh xa tất cả các việc ác xấu ở đời này, đã vượt qua sự khổ đau ở địa ngục, có tinh tấn là nơi cư ngụ, vị ấy có sự nỗ lực, anh hùng, tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc có sự tinh tấn.”
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Sau khi cởi bỏ các hình tướng tại gia
như loài cây koviḷāra có lá đã được rũ bỏ,
là bậc anh hùng, sau khi cắt đứt các sự trói buộc của gia đình,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Phẩm Thứ Nhất.
Nếu có thể đạt được người bạn chín chắn,
người đồng hành sáng trí, có sự an trú tốt đẹp,
sau khi đã khắc phục mọi hiểm họa,
nên du hành với vị ấy, có sự hài lòng, có niệm.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Nếu có thể đạt được người bạn chín chắn,
người đồng hành sáng trí, có sự an trú tốt đẹp,
sau khi đã khắc phục mọi hiểm họa,
nên du hành với vị ấy, có sự hài lòng, có niệm.”
Nếu không thể đạt được người bạn chín chắn,
người đồng hành sáng trí, có sự an trú tốt đẹp,
tương tự như vị vua dứt bỏ lãnh địa đã xâm chiếm được,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Nếu không thể đạt được người bạn chín chắn,
người đồng hành sáng trí, có sự an trú tốt đẹp,
tương tự như vị vua dứt bỏ lãnh địa đã xâm chiếm được,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Đương nhiên, chúng ta ca ngợi sự thành tựu về bạn hữu. Những bạn hữu vượt trội (hoặc) tương đương là nên giao thiệp. Không đạt được những vị này, (nên) là người thọ dụng không bị chê trách, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Đương nhiên, chúng ta ca ngợi sự thành tựu về bạn hữu. Những bạn hữu vượt trội (hoặc) tương đương là nên giao thiệp. Không đạt được những vị này, (nên) là người thọ dụng không bị chê trách, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
18 - 02 - 04
Sau khi nhìn thấy những (vòng) vàng sáng chói
khéo được hoàn thành bởi con trai người thợ kim hoàn,
hai vòng ở trên cùng cánh tay đang va chạm vào nhau,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Sau khi nhìn thấy những (vòng) vàng sáng chói
khéo được hoàn thành bởi con trai người thợ kim hoàn,
hai vòng ở trên cùng cánh tay đang va chạm vào nhau,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Tương tự như thế, cùng với bạn lữ, có thể xảy đến cho ta
sự chuyện vãn bằng lời nói, hoặc sự quyến luyến sâu đậm.
Trong khi xét thấy nỗi sợ hãi này trong tương lai,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
“Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến sự hiện hữu này và sự hiện hữu khác, con người không vượt qua được luân hồi.”
Có tham ái là bạn lữ nghĩa là như vậy.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Tương tự như thế, cùng với bạn lữ, có thể xảy đến cho ta
sự chuyện vãn bằng lời nói, hoặc sự quyến luyến sâu đậm.
Trong khi xét thấy nỗi sợ hãi này trong tương lai,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Bởi vì các dục là đa dạng, ngọt ngào, làm thích ý,
chúng khuấy động tâm bằng nhiều hình thức khác nhau.
Sau khi nhìn thấy điều bất lợi ở các loại dục,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Bởi vì các dục là đa dạng, ngọt ngào, làm thích ý,
chúng khuấy động tâm bằng nhiều hình thức khác nhau.
Sau khi nhìn thấy điều bất lợi ở các loại dục,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Điều này là tai họa, là ung nhọt, là bất hạnh, là tật bệnh, là mũi tên, và là sự nguy hiểm cho ta. Sau khi nhìn thấy mối nguy hiểm này ở các loại dục, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
1. “Sợ hãi và khổ đau, và tật bệnh, và ung nhọt, và mũi tên, và sự quyến luyến, và đắm nhiễm, và bào thai, theo từng đôi một, –
2. – các từ này nói về các dục, là nơi kẻ phàm phu bị dính mắc, bị đi xuống bởi hình thức lạc thú, rồi đi đến ở bào thai lần nữa.
3. Còn vị tỳ khưu đã được kiềm chế, có nhiệt tâm, không bỏ bê sự nhận biết rõ, vị như thế ấy vượt qua con đường lầy lội khó đi này, và xem xét loài người đang run rẩy đi đến sanh và già;”
- ‘điều này là tai họa, là ung nhọt, là bất hạnh, là tật bệnh, là mũi tên, và là sự nguy hiểm cho ta’ là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Điều này là tai họa, là ung nhọt, là bất hạnh, là tật bệnh, là mũi tên, và là sự nguy hiểm cho ta. Sau khi nhìn thấy mối nguy hiểm này ở các loại dục, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Lạnh, nóng, đói, và khát,
gió và sức nóng, muỗi mòng và loài bò sát,
sau khi đã khắc phục tất cả những điều này,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Lạnh, nóng, đói, và khát,
gió và sức nóng, muỗi mòng và loài bò sát,
sau khi đã khắc phục tất cả những điều này,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Tựa như con long tượng đã lìa bỏ các bầy đàn,
có thân hình đã được phát triển, có đốm hoa sen, cao thượng,
đang cư ngụ trong rừng theo như ý thích,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
(Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) vị không làm bất cứ điều tội lỗi nào ở thế gian, sau khi tháo gở tất cả các sự ràng buộc (và) các sự trói buộc, không bám víu vào bất cứ nơi đâu, đã được giải thoát, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc Long Tượng.’”
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Tựa như con long tượng đã lìa bỏ các bầy đàn,
có thân hình đã được phát triển, có đốm hoa sen, cao thượng,
đang cư ngụ trong rừng theo như ý thích,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Người ưa thích đồ chúng có thể chạm đến sự giải thoát tạm thời[2] là điều không có cơ sở. Sau khi cân nhắc lời nói của đấng quyến thuộc mặt trời, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Người ưa thích đồ chúng có thể chạm đến sự giải thoát tạm thời là điều không có cơ sở. Sau khi cân nhắc lời nói của đấng quyến thuộc mặt trời, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Phẩm Thứ Nhì.
(Biết rằng): ‘Ta đã vượt lên trên các sự trái khuấy của tà kiến,
đã đạt đến pháp bền vững, có Đạo đã được tiếp nhận,
có trí đã được sanh khởi, không cần người khác dẫn dắt,’
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“(Biết rằng): ‘Ta đã vượt lên trên các sự trái khuấy của tà kiến,
đã đạt đến pháp bền vững, có Đạo đã được tiếp nhận,
có trí đã được sanh khởi, không cần người khác dẫn dắt,’
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Không tham lam, không lừa gạt, không khao khát, không gièm pha, đã dứt trừ các khuyết tật và sự si mê, sau khi đã trở nên không còn ước ao (tham vọng) về tất cả thế gian, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Không tham lam, không lừa gạt, không khao khát, không gièm pha, đã dứt trừ các khuyết tật và sự si mê, sau khi đã trở nên không còn ước ao (tham vọng) về tất cả thế gian, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Nên lánh xa hẳn người bạn ác xấu, kẻ không nhìn thấy mục đích, đã lún sâu vào (sở hành) sai trái. Bản thân không nên giao thiệp với kẻ bị đeo níu (ở các dục), bị xao lãng, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Nên lánh xa hẳn người bạn ác xấu,
kẻ không nhìn thấy mục đích, đã lún sâu vào (sở hành) sai trái.
Bản thân không nên giao thiệp với kẻ bị đeo níu (ở các dục), bị xao lãng,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Nên thân cận với vị nghe nhiều (học rộng), vị nắm giữ Giáo Pháp, người bạn cao thượng, sáng trí. Sau khi hiểu thông về các lợi ích, nên dẹp bỏ sự nghi hoặc, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Nên thân cận với vị nghe nhiều (học rộng), vị nắm giữ Giáo Pháp,
người bạn cao thượng, sáng trí.
Sau khi hiểu thông về các lợi ích, nên dẹp bỏ sự nghi hoặc,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Người không trông ngóng và không mong mỏi
sự đùa giỡn, sự vui thích, và khoái lạc ngũ dục ở thế gian,
đã xa lánh hẳn việc trang điểm, có lời nói chân thật,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Người không trông ngóng và không mong mỏi
sự đùa giỡn, sự vui thích, và khoái lạc ngũ dục ở thế gian,
đã xa lánh hẳn việc trang điểm, có lời nói chân thật,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Sau khi từ bỏ con và vợ, cha và mẹ, các tài sản và lúa đậu, các quyến thuộc, và các dục theo mức giới hạn (của chúng), nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Sau khi từ bỏ con và vợ, cha và mẹ, các tài sản và lúa đậu, các quyến thuộc, và các dục theo mức giới hạn (của chúng), nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Điều này (ngũ dục) là sự quyến luyến, hạnh phúc ở đây là nhỏ nhoi, ít khoái lạc, sự khổ đau ở đây là nhiều hơn. Người có sự nhận thức, sau khi biết được ‘điều này là móc câu,’ nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Điều này (ngũ dục) là sự quyến luyến, hạnh phúc ở đây là nhỏ nhoi,
ít khoái lạc, sự khổ đau ở đây là nhiều hơn.
Người có sự nhận thức, sau khi biết được ‘điều này là móc câu,’
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Sau khi phá tan hoàn toàn các sự ràng buộc,
tựa như loài thủy tộc đã phá tan chiếc lưới ở trong nước,
tựa như ngọn lửa không quay lại nơi đã bị đốt cháy,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Sau khi phá tan hoàn toàn các sự ràng buộc,
tựa như loài thủy tộc đã phá tan chiếc lưới ở trong nước,
tựa như ngọn lửa không quay lại nơi đã bị đốt cháy,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Có mắt nhìn xuống, và không buông thả bàn chân (đi đó đây),
có giác quan được bảo vệ, có tâm ý được hộ trì,
không bị nhiễm dục vọng, không bị thiêu đốt (bởi phiền não),
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Có mắt nhìn xuống, và không buông thả bàn chân (đi đó đây),
có giác quan được bảo vệ, có tâm ý được hộ trì,
không bị nhiễm dục vọng, không bị thiêu đốt (bởi phiền não),
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Sau khi trút bỏ các hình tướng tại gia,
giống như cây san hô có lá che phủ,
sau khi đã ra đi, mặc y màu ca-sa,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Sau khi trút bỏ các hình tướng tại gia,
giống như cây san hô có lá che phủ,
sau khi đã ra đi, mặc vải màu ca-sa,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Phẩm Thứ Ba.
Không khởi sự thèm khát ở các vị nếm, không tham lam,
không nuôi dưỡng kẻ khác, đi khất thực theo tuần tự từng nhà,
có tâm không bị ràng buộc vào nhà này nhà nọ,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
“Vị không nuôi dưỡng kẻ khác, đã được biết tiếng, đã được rèn luyện, đã đứng vững ở cốt lõi, có lậu hoặc đã được cạn kiệt, có sân hận đã được tẩy trừ, Ta gọi vị ấy là Bà-la-môn.”
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Không khởi sự thèm khát ở các vị nếm, không tham lam,
không nuôi dưỡng kẻ khác, đi khất thực theo tuần tự từng nhà,
có tâm không bị ràng buộc vào nhà này nhà nọ,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Sau khi dứt bỏ năm pháp che lấp của tâm,
sau khi xua đuổi hẳn tất cả các tùy phiền não,
không nương tựa, sau khi cắt đứt thương yêu và sân hận,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Sau khi dứt bỏ năm pháp che lấp của tâm,
sau khi xua đuổi hẳn tất cả các tùy phiền não,
không nương tựa, sau khi cắt đứt thương yêu và sân hận,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Sau khi đã bỏ lại sau lưng lạc và khổ,
cùng với hỷ và ưu ngay trước đây,
sau khi đạt được xả và sự vắng lặng thanh tịnh,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Sau khi đã bỏ lại sau lưng lạc và khổ,
cùng với hỷ và ưu ngay trước đây,
sau khi đạt được xả và sự vắng lặng thanh tịnh,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Có sự ra sức tinh tấn để đạt đến chân lý tối thượng,
có tâm không thụ động, có sự thực hành không biếng nhác,
có sự cố gắng bền bỉ, có được sức mạnh và năng lực,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Có sự ra sức tinh tấn để đạt đến chân lý tối thượng,
có tâm không thụ động, có sự thực hành không biếng nhác,
có sự cố gắng bền bỉ, có được sức mạnh và năng lực,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Trong khi không bỏ phế việc thiền tịnh, việc tham thiền,
là người thường xuyên thực hành thuận pháp đối với các pháp,[3]
là người nhận chân được sự bất lợi ở các hữu,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Trong khi không bỏ phế việc thiền tịnh, việc tham thiền,
là người thường xuyên thực hành thuận pháp đối với các pháp,
là người nhận chân được sự bất lợi ở các hữu,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Trong khi ước nguyện sự diệt trừ tham ái, không xao lãng,
không ngây ngô khờ khạo, có sự nghe nhiều, có niệm,
đã hiểu rõ Giáo Pháp, đã được kiên cố, có sự nỗ lực,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
“Đối với vị ấy, đây là lần cuối cùng, thân xác này là sau chót, việc sanh tử luân hồi, việc sanh ra lần nữa không có đối với các vị ấy.”
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Trong khi ước nguyện sự diệt trừ tham ái, không xao lãng,
không ngây ngô khờ khạo, có sự nghe nhiều, có niệm,
đã hiểu rõ Giáo Pháp, đã được kiên cố, có sự nỗ lực,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Không kinh sợ tựa như con sư tử không kinh sợ các tiếng động,
không dính mắc tựa như làn gió không bị dính mắc ở mạng lưới,
không bị lấm nhơ tựa như đóa sen không bị lấm nhơ bởi nước,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Không kinh sợ tựa như con sư tử không kinh sợ các tiếng động,
không dính mắc tựa như làn gió không bị dính mắc ở mạng lưới,
không bị lấm nhơ tựa như đóa sen không bị lấm nhơ bởi nước,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Tựa như con sư tử, có sức mạnh của các răng nanh, vua của các loài thú, có cuộc sống thiên về khuất phục và chế ngự (các con thú khác), nên lai vãng các trú xứ xa vắng, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Tựa như con sư tử, có sức mạnh của các răng nanh, vua của các loài thú, có cuộc sống thiên về khuất phục và chế ngự (các con thú khác), nên lai vãng các trú xứ xa vắng, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Trong khi đang rèn luyện từ, bi, hỷ, xả, và giải thoát vào thời điểm thuận tiện, trong khi không bị chống đối bởi tất cả thế gian, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Trong khi đang rèn luyện từ, bi, hỷ, xả, và giải thoát vào thời điểm thuận tiện, trong khi không bị chống đối bởi tất cả thế gian, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Sau khi dứt bỏ luyến ái, sân hận, và si mê,
sau khi bứt lìa hoàn toàn các sự ràng buộc,
người không kinh sợ về chặng cuối cùng của mạng sống,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Sau khi dứt bỏ luyến ái, sân hận, và si mê,
sau khi bứt lìa hoàn toàn các sự ràng buộc,
người không kinh sợ về chặng cuối cùng của mạng sống,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Người ta thân cận và phục vụ có động cơ là sự lợi ích,
ngày nay những người bạn không có động cơ (lợi ích) là khó đạt được,
những người (chỉ) biết đến lợi ích của bản thân thì không trong sạch,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Người ta thân cận và phục vụ có động cơ là sự lợi ích,
ngày nay những người bạn không có động cơ (lợi ích) là khó đạt được,
những người (chỉ) biết đến lợi ích của bản thân thì không trong sạch,
nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu (chỉ có một).”
Phẩm Thứ Tư.
Và Phần Diễn Giải Kinh Sừng Tê Ngưu được chấm dứt.
1. “Ajita, Tissametteyya, Puṇṇaka, rồi Mettagū,
Dhotaka, và Upasīva, Nanda, rồi Hemaka, –
2. – hai vị Todeyya, và Kappa, và vị sáng suốt Jatukaṇṇī,
Bhadrāvudha, và Udaya, luôn cả Bà-la-môn Posāla, –
¬3. – vị thông minh Mogharājā, và vị đại ẩn sĩ Piṅgiya.
Hơn nữa, lời giảng dạy đến chính mười sáu vị Bà-la-môn ấy,
các lời diễn giải về những con đường đi đến bờ kia, là chỉ có chừng ấy.
4. Và các lời diễn giải của những bài Kinh Sừng Tê Ngưu là đúng y như thế. Các lời diễn giải gồm hai phần cần được hiểu biết; chúng được đầy đủ, được khéo làm nổi bật.”
[1] Sự xuất gia là không được ham thích, không được mong ước bởi tất cả những kẻ tầm thường đã bị tham chế ngự (SnA. i, 85).
[2] sāmayikaṃ vimuttinti lokiyasamāpattiṃ: sự giải thoát tạm thời là sự thể nhập hiệp thế, tức là các tầng thiền và ngũ thông (SnA. i, 105).
[3] Thực hành thuận pháp đối với các pháp (dhammesu anudhammacārī): thực hành pháp minh sát tùy thuận theo sự diễn biến của các pháp như là ngũ uẩn, v.v..., hoặc là hành tuần tự theo chín pháp siêu thế là bốn Đạo, bốn Quả, và Niết Bàn (SnA. i, 123).
[Mục lục][0x][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16][17][18]
[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]