TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 36
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI
– TIỂU DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
“Đức Thế Tôn đã nói điều này trong lúc cư ngụ ở xứ sở Magadha tại bảo điện Pāsāṇaka. Được yêu cầu bởi mười sáu vị Bà-la-môn tùy tùng, Ngài đã giải đáp câu hỏi mỗi khi được hỏi.”
Vì thế, điều này được nói đến: “Đức Thế Tôn đã nói điều này trong lúc cư ngụ ở xứ sở Magadha tại bảo điện Pāsāṇaka. Được yêu cầu bởi mười sáu vị Bà-la-môn tùy tùng, Ngài đã giải đáp câu hỏi mỗi khi được hỏi.”
“Nếu đối với từng câu hỏi một, sau khi hiểu thông ý nghĩa, sau khi hiểu thông Giáo Pháp, thì có thể thực hành đúng pháp và thuận pháp, và còn có thể đi đến bờ kia của sự già và sự chết. Các pháp này là sẽ đi đến bờ kia, vì thế, tên gọi của bài giảng pháp này là Đường Đi Đến Bờ Kia.”
Vì thế, điều này được nói đến:
“Nếu đối với từng câu hỏi một, sau khi hiểu thông ý nghĩa, sau khi hiểu thông Giáo Pháp, thì có thể thực hành đúng pháp và thuận pháp, và còn có thể đi đến bờ kia của sự già và sự chết. Các pháp này là sẽ đi đến bờ kia, vì thế, tên gọi của bài giảng pháp này là Đường Đi Đến Bờ Kia.”
1. Vị Ajita, vị Tissametteyya, vị Puṇṇaka, rồi vị Mettagū, vị Dhotaka, và vị Upasīva, vị Nanda, rồi vị Hemaka, –
2. – cả hai vị là vị Todeyya với vị Kappa, và vị sáng suốt Jatukaṇṇī, vị Bhadrāvudha, và vị Udaya, luôn cả Bà-la-môn Posāla, vị thông minh Mogharājā, và vị đại ẩn sĩ Piṅgiya, –
3. – những vị này đã đi đến gặp đức Phật, bậc ẩn sĩ có đức hạnh đầy đủ. Trong khi hỏi các câu hỏi vi tế, họ đã đến gần đức Phật tối thượng.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Những vị này đã đi đến gặp đức Phật, bậc ẩn sĩ có đức hạnh đầy đủ. Trong khi hỏi các câu hỏi vi tế, họ đã đến gần đức Phật tối thượng.”
Được hỏi những câu hỏi, đức Phật đã giải đáp cho các vị ấy đúng theo sự thật. Với việc giải đáp các câu hỏi, bậc Hiền Trí đã làm hài lòng các vị Bà-la-môn.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Được hỏi những câu hỏi, đức Phật đã giải đáp cho các vị ấy đúng theo sự thật. Với việc giải đáp các câu hỏi, bậc Hiền Trí đã làm hài lòng các vị Bà-la-môn.”
Các vị ấy được hài lòng với bậc Hữu Nhãn, đức Phật, đấng quyến thuộc của mặt trời, các vị đã thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của bậc có tuệ cao quý.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Các vị ấy được hài lòng với bậc Hữu Nhãn, đức Phật, đấng quyến thuộc của mặt trời, các vị đã thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của bậc có tuệ cao quý.”
Theo như điều đã được chỉ bảo bởi đức Phật đối với từng câu hỏi một, người nào thực hành theo như thế thì có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Theo như điều đã được chỉ bảo bởi đức Phật đối với từng câu hỏi một, người nào thực hành theo như thế thì có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia.”
Người tu tập đạo lộ tối thượng có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia. Đạo lộ ấy đưa đến việc đi đến bờ kia, vì thế gọi là Đường Đi Đến Bờ Kia.
Đạo lộ ấy đưa đến việc đi đến bờ kia:
1. Đạo lộ, đường lộ, lộ trình, con lộ, con đường, lối đi, đường đi,
chiếc thuyền, cây cầu để vượt qua, chiếc bè, chiếc phao, ngõ đi qua.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Người tu tập đạo lộ tối thượng có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia. Đạo lộ ấy đưa đến việc đi đến bờ kia, vì thế gọi là Đường Đi Đến Bờ Kia.”
(Tôn giả Piṅgiya nói rằng:) “Con sẽ tường thuật Kinh Đường Đi Đến Bờ Kia. Bậc không có vết nhơ, có sự thông minh bao la, không còn dục, đã ra khỏi rừng (tham ái), bậc long tượng đã thấy như thế nào, Ngài đã nói ra như thế ấy. Nguyên nhân của việc gì khiến Ngài lại nói lời dối trá?”
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
(Tôn giả Piṅgiya nói rằng:) “Con sẽ tường thuật Kinh Đường Đi Đến Bờ Kia. Bậc không có vết nhơ, có sự thông minh bao la, không còn dục, đã ra khỏi rừng (tham ái), bậc long tượng đã thấy như thế nào, Ngài đã nói ra như thế ấy. Nguyên nhân của việc gì khiến Ngài lại nói lời dối trá?”
Giờ đây con sẽ thuật lại lời nói đức độ của bậc đã dứt bỏ vết nhơ và si mê, của bậc có sự dứt bỏ ngã mạn và gièm pha.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Giờ đây con sẽ thuật lại lời nói đức độ của bậc đã dứt bỏ vết nhơ và si mê, của bậc có sự dứt bỏ ngã mạn và gièm pha.”
Đức Phật, đấng Toàn Nhãn, bậc xóa tan sự tăm tối, vị đã đi đến tận cùng thế giới, đã vượt trội mọi hữu, không còn lậu hoặc, đã dứt bỏ tất cả khổ, vị có danh xưng chân thật, thưa vị Bà-la-môn, đã được hầu cận bởi con.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Đức Phật, đấng Toàn Nhãn, bậc xóa tan sự tăm tối, vị đã đi đến tận cùng thế giới, đã vượt trội mọi hữu, không còn lậu hoặc, đã dứt bỏ tất cả khổ, vị có danh xưng chân thật, thưa vị Bà-la-môn, đã được hầu cận bởi con.”
Giống như loài lưỡng sanh, sau khi lìa bỏ khu rừng cây nhỏ, có thể sống ở khu rừng có nhiều trái cây, cũng như vậy, sau khi lìa bỏ người có tầm nhìn nhỏ nhoi, con tựa như con chim thiên nga đã đạt đến biển lớn.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Giống như loài lưỡng sanh, sau khi lìa bỏ khu rừng cây nhỏ, có thể sống ở khu rừng có nhiều trái cây, cũng như vậy, sau khi lìa bỏ người có tầm nhìn nhỏ nhoi, con tựa như con chim thiên nga đã đạt đến biển lớn.”
Những người nào trước đây đã giải đáp cho con khác với lời dạy của đức Gotama (nói rằng): ‘Đã là như vầy, sẽ là như vầy,’ mọi điều ấy đều do nghe nói lại theo truyền thống, mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng của suy nghĩ.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Những người nào trước đây đã giải đáp cho con khác với lời dạy của đức Gotama (nói rằng): ‘Đã là như vầy, sẽ là như vầy,’ mọi điều ấy đều do nghe nói lại theo truyền thống, mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng của suy nghĩ.”
Vị xóa tan sự tăm tối, một mình, đang ngồi,
có sự sáng chói, bậc tạo ra ánh sáng ấy
là vị Gotama có tuệ bao la,
là vị Gotama có sự thông minh bao la.
1. “Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến cõi này và cõi khác, con người không vượt qua được luân hồi.
2. Sau khi biết được sự bất lợi như vậy, (biết được) tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị tỳ khưu, đã xa lìa tham ái, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”
Đức Thế Tôn là một mình với ý nghĩa dứt bỏ tham ái nghĩa là như vậy.
3. “Vị nhìn thấy sự tiêu hoại và chấm dứt của sanh, có lòng thương tưởng đến điều lợi ích, nhận biết con đường độc đạo. Trong thời quá khứ các vị đã vượt qua, (trong thời vị lai) các vị sẽ vượt qua, và (trong thời hiện tại) các vị đang vượt qua dòng lũ bằng con đường này.”
Đức Thế Tôn là vị một mình ‘đã đi con đường độc đạo’ nghĩa là như vậy.
4. “Các vị Thinh Văn, có ba Minh, có sự chiến thắng Thần Chết, hầu cận bậc Hiền Trí, vị đã đi đến bờ kia của khổ đau, đang ngồi ở sườn của ngọn núi.”
Đức Thế Tôn đang ngồi còn là như vậy.
5. “Lá cờ là tiêu biểu của cỗ xe, khói là tiêu biểu của ngọn lửa, vị vua là tiêu biểu của đất nước, người chồng là tiêu biểu của phụ nữ.”
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Vị xóa tan sự tăm tối, một mình, đang ngồi,
có sự sáng chói, bậc tạo ra ánh sáng ấy
là vị Gotama có tuệ bao la,
là vị Gotama có sự thông minh bao la.”
Vị ấy đã thuyết giảng cho con Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp (Niết Bàn) ấy, điều tương đương là không có ở bất cứ đâu.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Vị ấy đã thuyết giảng cho con Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp (Niết Bàn) ấy, điều tương đương là không có ở bất cứ đâu.”
Tại sao ngươi lại sống xa lìa vị ấy, này Piṅgiya, dầu chỉ trong chốc lát, đối với vị Gotama có tuệ bao la, đối với vị Gotama có sự thông minh bao la?
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Tại sao ngươi lại sống xa lìa vị ấy, này Piṅgiya, dầu chỉ trong chốc lát, đối với vị Gotama có tuệ bao la, đối với vị Gotama có sự thông minh bao la?”
Vị ấy đã thuyết giảng cho ngươi Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp (Niết Bàn) ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.
Vì thế, vị Bà-la-môn Bāvari ấy đã nói rằng:
“Vị ấy đã thuyết giảng cho ngươi Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp (Niết Bàn) ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.”
Con không sống xa lìa vị ấy, thưa vị Bà-la-môn, dầu chỉ trong chốc lát, đối với vị Gotama có sự hiểu biết bao la, đối với vị Gotama có sự thông minh bao la.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Con không sống xa lìa vị ấy, thưa vị Bà-la-môn, dầu chỉ trong chốc lát, đối với vị Gotama có sự hiểu biết bao la, đối với vị Gotama có sự thông minh bao la.”
Vị ấy đã thuyết giảng cho con Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp (Niết Bàn) ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Vị ấy đã thuyết giảng cho con Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp (Niết Bàn) ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.”
Con nhìn thấy Ngài ấy bằng ý hoặc bằng mắt, ban đêm và ban ngày, thưa vị Bà-la-môn, không bị xao lãng. Trong khi kính lễ (đến Ngài), con sống qua đêm; chính bằng cách ấy, con nghĩ là sống không xa lìa.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Con nhìn thấy Ngài ấy bằng ý hoặc bằng mắt, ban đêm và ban ngày, thưa vị Bà-la-môn, không bị xao lãng. Trong khi kính lễ (đến Ngài), con sống qua đêm; chính bằng cách ấy, con nghĩ là sống không xa lìa.”
Tín, hỷ, ý, và niệm của con không lìa xa lời giảng dạy của đức Gotama. Mỗi phương hướng nào bậc có tuệ bao la di chuyển đến, con đây đều kính lễ theo chính phương hướng ấy.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Tín, hỷ, ý, và niệm của con không lìa xa lời giảng dạy của đức Gotama. Mỗi phương hướng nào bậc có tuệ bao la di chuyển đến, con đây đều kính lễ theo chính phương hướng ấy.”
Đối với con, là người đã già nua, có thể lực và sức mạnh kém cỏi, chính vì thế, thân xác của con không theo đến được nơi ấy. Con thường đi đến bằng cách hướng tâm, thưa vị Bà-la-môn, bởi vì ý của con đã được gắn bó với Ngài ấy.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Đối với con, là người đã già nua, có thể lực và sức mạnh kém cỏi, chính vì thế, thân xác của con không theo đến được nơi ấy. Con thường đi đến bằng cách hướng tâm, thưa vị Bà-la-môn, bởi vì ý của con đã được gắn bó với Ngài ấy.”
Trong khi nằm ở đám bùn (ngũ dục), đang trăn trở,
con đã bơi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác.
Rồi con đã nhìn thấy đức Phật Toàn Giác,
vị đã vượt qua dòng lũ, không còn lậu hoặc.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Trong khi nằm ở đám bùn (ngũ dục), đang trăn trở,
con đã bơi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác.
Rồi con đã nhìn thấy đức Phật Toàn Giác,
vị đã vượt qua dòng lũ, không còn lậu hoặc.”
Giống như Vakkali có đức tin đã được cởi trói, Bhadrāvudha và Ālavigotama (cũng vậy), tương tự y như vậy, ngươi cũng hãy giải thoát bằng đức tin. Này Piṅgiya, ngươi sẽ đi đến bờ kia đối với lãnh địa của Thần Chết.[1]
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Giống như Vakkali có đức tin đã được cởi trói,
Bhadrāvudha và Ālavigotama (cũng vậy),
tương tự y như vậy, ngươi cũng hãy giải thoát bằng đức tin.
Này Piṅgiya, ngươi sẽ đi đến bờ kia đối với lãnh địa của Thần Chết.”
Con đây càng thêm tịnh tín sau khi lắng nghe lời nói của bậc hiền trí. Ngài là đức Phật Toàn Giác, có màn che đã được cuốn lên, không cằn cỗi, có tài biện giải.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Con đây càng thêm tịnh tín sau khi lắng nghe lời nói của bậc hiền trí. Ngài là đức Phật Toàn Giác, có màn che đã được cuốn lên, không cằn cỗi, có tài biện giải.”
Sau khi biết rõ chư Thiên bậc cao, Ngài đã hiểu biết tất cả từ thấp đến cao. Bậc Đạo Sư là vị giải quyết dứt điểm các câu hỏi của những người có sự nghi ngờ đang bày tỏ (với Ngài).
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Sau khi biết rõ chư Thiên bậc cao, Ngài đã hiểu biết tất cả từ thấp đến cao. Bậc Đạo Sư là vị giải quyết dứt điểm các câu hỏi của những người có sự nghi ngờ đang bày tỏ (với Ngài).”
Đương nhiên, con sẽ đi đến trạng thái (Niết Bàn) không bị chuyển dịch, không bị lay động. Đối với pháp (Niết Bàn) ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu. Con không có sự nghi ngờ về nơi này. Xin Ngài hãy ghi nhận con là người có tâm đã được thiên về như vậy.
Vì thế, vị trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Đương nhiên, con sẽ đi đến trạng thái (Niết Bàn) không bị chuyển dịch, không bị lay động. Đối với pháp (Niết Bàn) ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu. Con không có sự nghi ngờ về nơi này. Xin Ngài hãy ghi nhận con là người có tâm đã được thiên về như vậy.”
Kinh Piṅgiya thứ mười sáu.
Phẩm Đường Đi Đến Bờ Kia được chấm dứt.
[1] Vào thời điểm này, đức Phật đang ngự tại thành Sāvatthi. Biết được sự chín muồi về khả năng của Piṅgiya và Bāvari, Ngài đã phóng ra hào quang có màu sắc vàng chói. Piṅgiya, ngay trong lúc đang ngồi tán dương ân đức của Phật cho Bāvari, đã nhìn thấy hào quang ấy. Trong lúc đang xem xét “cái gì đây?” Piṅgiya nhìn thấy đức Thế Tôn như đang đứng trước mặt. Piṅgiya đã bảo vị Bà-la-môn Bāvari rằng: “Đức Phật đã ngự đến.” Bà-la-môn Bāvari đã từ chỗ ngồi chắp tay lên và đứng dậy. Đức Thế Tôn sau khi phóng ra hào quang đã hiện thân cho vị Bà-la-môn thấy. Sau khi thấy thời điểm phù hợp cho cả hai vị, trong lúc chỉ dạy riêng cho Piṅgiya, Ngài đã nói lên kệ ngôn này (SnA. ii,606).
[Mục lục][0x][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16][17][18]
[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]