TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 36
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI
– TIỂU DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
(Tôn giả Mogharāja nói rằng:) “Con đã hỏi vị dòng Sakya hai lần. Bậc Hữu Nhãn đã không giải đáp cho con. Và con đã được nghe rằng: ‘(Được hỏi) đến lần thứ ba, bậc Thiên Nhân Ẩn Sĩ (sẽ) giải đáp.’”
1. “Giống như người đứng ở đỉnh đầu của ngọn núi đá, cũng giống như người có thể nhìn thấy dân chúng ở xung quanh, tương tự như thế ấy, bạch đấng Khôn Ngoan, bạch đấng Toàn Nhãn, sau khi bước lên tòa lâu đài làm bằng Giáo Pháp, xin bậc đã xa lìa sầu muộn hãy quan sát chúng sanh bị rơi vào sầu muộn, bị ngự trị bởi sanh và già.”
2. “Đối với Ngài, không có bất cứ điều gì ở nơi đây là không được nhìn thấy, không được nhận thức, hoặc không thể biết được. Điều nào có thể biết được, Ngài đã biết rõ tất cả, vì thế đức Như Lai là bậc Toàn Nhãn.”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
(Tôn giả Mogharāja nói rằng:) “Con đã hỏi vị dòng Sakya hai lần. Bậc Hữu Nhãn đã không giải đáp cho con. Và con đã được nghe rằng: ‘(Được hỏi) đến lần thứ ba, bậc Thiên Nhân Ẩn Sĩ (sẽ) giải đáp.’”
Thế giới này, thế giới khác,
thế giới Phạm Thiên luôn cả chư Thiên
không (thể) biết rõ quan điểm của Ngài,
của vị Gotama có danh tiếng.
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Thế giới này, thế giới khác,
thế giới Phạm Thiên luôn cả chư Thiên
không (thể) biết rõ quan điểm của Ngài,
của vị Gotama có danh tiếng.”
Con đã đi đến bậc có nhãn quan vượt trội như vậy với ý định (hỏi) câu hỏi: Người đang xem xét thế giới như thế nào thì Tử Thần không nhìn thấy (người ấy)?
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Con đã đi đến bậc có nhãn quan vượt trội như vậy với ý định (hỏi) câu hỏi: Người đang xem xét thế giới như thế nào thì Tử Thần không nhìn thấy (người ấy)?”
Ngươi hãy xem xét thế giới là trống không,
này Mogharāja, hãy luôn luôn có niệm.
Sau khi nhổ lên tà kiến về bản ngã,
như vậy có thể vượt qua Tử Thần.
Người đang xem xét thế giới như vậy,
Thần Chết không nhìn thấy (người ấy).
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến: “Này các tỳ khưu, thân này không phải của các ngươi, cũng không phải của những người khác. Này các tỳ khưu, thân này nên được xem là nghiệp cũ đã được tạo tác, đã được cố ý, (và) được cảm thọ. Này các tỳ khưu, về điều ấy, vị đệ tử của các bậc Thánh, có sự nghe nhiều, khéo léo tác ý đúng đường lối về pháp tùy thuận duyên khởi như vầy: ‘Khi cái này có mặt, cái kia có mặt; do sự sanh khởi của cái này, cái kia sanh khởi. Khi cái này không có mặt, cái kia không có mặt; d0 sự diệt tận của cái này, cái kia diệt tận. Tức là, do duyên vô minh, các hành (sanh khởi); do duyên các hành, thức (sanh khởi); –nt– Như thế là sự sanh lên của toàn bộ khổ uẩn này. Nhưng chính do sự diệt tận hoàn toàn không còn luyến ái đối với vô minh, có sự diệt tận của các hành –nt– Như thế là sự diệt tận của toàn bộ khổ uẩn này;" - xem xét thế giới là trống không còn là như vậy.
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến: “Này các tỳ khưu, cái gì không phải là của các ngươi, các ngươi hãy dứt bỏ nó. Cái ấy, khi được các ngươi dứt bỏ, sẽ đưa đến sự lợi ích, sự hạnh phúc lâu dài cho các ngươi. Và này các tỳ khưu, cái gì không phải là của các ngươi? Này các tỳ khưu, sắc không phải là của các ngươi, các ngươi hãy dứt bỏ nó. Cái ấy, khi được các ngươi dứt bỏ, sẽ đưa đến sự lợi ích, sự hạnh phúc lâu dài cho các ngươi. Này các tỳ khưu, thọ không phải là của các ngươi, các ngươi hãy dứt bỏ nó. Cái ấy, khi được các ngươi dứt bỏ, sẽ đưa đến sự lợi ích, sự hạnh phúc lâu dài cho các ngươi.
– Tưởng không phải là của các ngươi, các ngươi hãy dứt bỏ nó. Cái ấy, khi được các ngươi dứt bỏ, sẽ đưa đến sự lợi ích, sự hạnh phúc lâu dài cho các ngươi. Các hành không phải là của các ngươi, các ngươi hãy dứt bỏ chúng. Những cái ấy, khi được các ngươi dứt bỏ, sẽ đưa đến sự lợi ích, sự hạnh phúc lâu dài cho các ngươi. Thức không phải là của các ngươi, các ngươi hãy dứt bỏ nó. Cái ấy, khi được các ngươi dứt bỏ, sẽ đưa đến sự lợi ích, sự hạnh phúc lâu dài cho các ngươi. Này các tỳ khưu, các ngươi nghĩ gì về điều ấy, là việc người ta có thể mang đi cỏ, củi, cành, lá ở khu rừng Jeta này, hoặc có thể đốt cháy chúng, hoặc có thể hành xử chúng tùy theo nhu cầu? Thậm chí ý nghĩ như vầy có thể khởi lên ở các ngươi rằng: ‘Có phải người ta mang chúng ta đi, hoặc đốt cháy chúng ta, hoặc hành xử chúng ta tùy theo nhu cầu không’?” “Bạch ngài, điều này không đúng.” “Điều ấy có nguyên nhân là gì?” “Bạch Ngài, bởi vì cái ấy (cỏ, củi, cành, lá) không phải là tự ngã của chúng con hoặc thuộc về tự ngã của chúng con.” “Này các tỳ khưu, tương tự y như thế, cái gì không phải là của các ngươi, các ngươi hãy dứt bỏ nó. Cái ấy, khi được các ngươi dứt bỏ, sẽ đưa đến sự lợi ích, sự hạnh phúc lâu dài cho các ngươi. Và này các tỳ khưu, cái gì không phải là của các ngươi? Này các tỳ khưu, sắc không phải là của các ngươi, các ngươi hãy dứt bỏ nó. Cái ấy, khi được các ngươi dứt bỏ, sẽ đưa đến sự lợi ích, sự hạnh phúc lâu dài cho các ngươi. Thọ – Tưởng – Các hành – Thức không phải là của các ngươi, các ngươi hãy dứt bỏ nó. Cái ấy, khi được các ngươi dứt bỏ, sẽ đưa đến sự lợi ích, sự hạnh phúc lâu dài cho các ngươi;” - xem xét thế giới là trống không còn là như vậy.
Đại đức Ānanda đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, ‘thế giới là trống không, thế giới là trống không’ là điều được nói đến. Bạch Ngài, về phương diện nào thì được gọi là: ‘Thế giới là trống không’?” “Này Ānanda, bởi vì quả thật là trống không với tự ngã hoặc với cái thuộc về tự ngã; vì thế, được gọi là: ‘Thế giới là trống không.’ Và này Ānanda, cái gì là trống không với tự ngã hoặc với cái thuộc về tự ngã? Này Ānanda, Mắt là trống không với tự ngã hoặc với cái thuộc về tự ngã. Các sắc là trống không – Nhãn thức là trống không – Nhãn xúc là trống không – Cảm thọ nào sanh lên do duyên nhãn xúc, dầu là lạc, hay là khổ, hay là không khổ không lạc; cảm thọ ấy cũng là trống không. Tai là trống không – Các thinh là trống không – Mũi là trống không – Các hương là trống không – Lưỡi là trống không – Các vị là trống không – Thân là trống không – Các xúc là trống không –
– Ý là trống không – Các pháp là trống không – Ý thức là trống không – Ý xúc là trống không – Cảm thọ nào sanh lên do duyên ý xúc, dầu là lạc, hay là khổ, hay là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng là trống không với tự ngã hoặc với cái thuộc về tự ngã. Này Ānanda, bởi vì quả thật là trống không với tự ngã hoặc với cái thuộc về tự ngã; vì thế, được gọi là: ‘Thế giới là trống không.’”
Xem xét thế giới là trống không còn là như vậy.
Bởi vì điều này cũng đã được nói ra:
“Này trưởng làng, đối với người đang nhìn thấy đúng theo bản thể sự sanh lên của các pháp một cách rõ rệt, sự liên tục của các hành một cách rõ rệt thì không có sự sợ hãi.
Khi nào bằng trí tuệ nhìn thấy thế gian giống như cỏ và củi, thì không ước nguyện bất cứ điều gì khác, ngoại trừ sự không còn nối liền tái sanh.”
Xem xét thế giới là trống không còn là như vậy.
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến: “Này các tỳ khưu, tương tự y như thế, vị tỳ khưu quán sát sắc đến luôn cả tiến trình của sắc, quán sát thọ đến luôn cả tiến trình của thọ, quán sát tưởng đến luôn cả tiến trình của tưởng, quán sát các hành đến luôn cả tiến trình của các hành, quán sát thức đến luôn cả tiến trình của thức. Trong khi vị ấy đang quán sát sắc đến luôn cả tiến trình của sắc, trong khi đang quán sát thọ đến luôn cả tiến trình của thọ, trong khi đang quán sát tưởng đến luôn cả tiến trình của tưởng, trong khi đang quán sát các hành đến luôn cả tiến trình của các hành, trong khi đang quán sát thức đến luôn cả tiến trình của thức, ý niệm về ‘tôi’ hay ‘của tôi’ hay ‘tôi là’ đều không khởi lên ở vị ấy.” Xem xét thế giới là trống không còn là như vậy.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Ngươi hãy xem xét thế giới là trống không,
này Mogharāja, hãy luôn luôn có niệm.
Sau khi nhổ lên tà kiến về bản ngã,
như vậy có thể vượt qua Tử Thần.
Người đang xem xét thế giới như vậy,
Thần Chết không nhìn thấy (người ấy).”
Cùng với lúc kết thúc câu kệ ngôn, –nt– “Bạch Ngài, đức Thế Tôn là bậc đạo sư của con, con là người đệ tử.”
Diễn Giải Kinh Mogharāja được hoàn tất.
(Tôn giả Piṅgiya nói rằng:) “Con đã già, yếu sức, không còn vẻ đẹp, cặp mắt không còn trong sáng, việc nghe không thoải mái. Mong rằng con chớ mệnh chung trong lúc còn mê muội. Xin Ngài hãy chỉ dạy về Giáo Pháp để con có thể nhận thức sự lìa bỏ đối với sanh và già ở nơi đây.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Tôn giả Piṅgiya nói rằng:) “Con đã già, yếu sức, không còn vẻ đẹp,
cặp mắt không còn trong sáng, việc nghe không thoải mái.
Mong rằng con chớ mệnh chung trong lúc còn mê muội.
Xin Ngài hãy chỉ dạy về Giáo Pháp để con có thể nhận thức
sự lìa bỏ đối với sanh và già ở nơi đây.”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Piṅgiya,) sau khi nhìn thấy những người bị sầu khổ ở các sắc, các hạng người xao lãng bị khổ sở ở các sắc, vì thế, này Piṅgiya, ngươi (là người) không xao lãng, hãy từ bỏ sắc để không còn hiện hữu lại nữa.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Piṅgiya,) sau khi nhìn thấy những người bị sầu khổ ở các sắc, các hạng người xao lãng bị khổ sở ở các sắc, vì thế, này Piṅgiya, ngươi (là người) không xao lãng, hãy từ bỏ sắc để không còn hiện hữu lại nữa.”
Bốn hướng chính, bốn hướng phụ, bên trên, bên dưới, đây là mười phương. Đối với Ngài, không có điều gì ở thế gian là không được thấy, không được nghe, không được cảm giác, và không được nhận thức (bởi Ngài). Xin Ngài hãy chỉ dạy về Giáo Pháp để con có thể nhận thức sự lìa bỏ đối với sanh và già ở nơi đây.
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Bốn hướng chính, bốn hướng phụ, bên trên, bên dưới, đây là mười phương. Đối với Ngài, không có điều gì ở thế gian là không được thấy, không được nghe, không được cảm giác, và không được nhận thức (bởi Ngài). Xin Ngài hãy chỉ dạy về Giáo Pháp để con có thể nhận thức sự lìa bỏ đối với sanh và già ở nơi đây.”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Piṅgiya,) trong khi xem xét những con người bị ngự trị bởi tham ái, bị sanh khởi bực bội, bị chế ngự bởi già; vì thế, này Piṅgiya, ngươi (là người) không xao lãng, hãy từ bỏ tham ái để không còn hiện hữu lại nữa.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Piṅgiya,) trong khi xem xét những con người bị ngự trị bởi tham ái, bị sanh khởi bực bội, bị chế ngự bởi già; vì thế, này Piṅgiya, ngươi (là người) không xao lãng, hãy từ bỏ tham ái để không còn hiện hữu lại nữa.”
Cùng với lúc kết thúc câu kệ ngôn, Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến nhiều ngàn sanh mạng là những người có cùng sự mong muốn, có cùng sự thực hành, có cùng chủ tâm, có cùng sự huân tập thành thói quen (trong quá khứ) với vị Bà-la-môn ấy, rằng: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.” Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến vị Bà-la-môn ấy rằng: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.” Cùng với việc đạt được Pháp nhãn, áo choàng da dê, tóc bện, y phục vỏ cây, gậy chống ba chân, bình nước, tóc, và râu đều biến mất, trở thành vị tỳ khưu có đầu cạo, mặc y phục vải màu ca-sa, mang y hai lớp, bình bát, và y, bằng hành động thuận theo đạo lý, đã ngồi xuống, chắp tay lên, cúi lạy đức Thế Tôn (nói rằng): “Bạch Ngài, đức Thế Tôn là bậc đạo sư của con, con là người đệ tử.”
Diễn Giải Kinh Piṅgiya được hoàn tất.
[Mục lục][0x][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16][17][18]
[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]