TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 36
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI
– TIỂU DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
(Tôn giả Upasīva nói rằng:) “Thưa vị dòng Sakya, một mình con, không nương tựa (nơi nào), con không có khả năng vượt qua dòng lũ lớn. Thưa bậc Toàn Nhãn, xin ngài hãy nói về đối tượng, được nương tựa vào nơi ấy, con có thể vượt qua dòng lũ này.”
2. “Đối với Ngài, không có bất cứ điều gì ở nơi đây là không được nhìn thấy, không được nhận thức, hoặc không thể biết được. Điều nào có thể biết được, Ngài đã biết rõ tất cả, vì thế đức Như Lai là bậc Toàn Nhãn.”
- ‘Thưa bậc Toàn Nhãn, xin ngài hãy nói về đối tượng’ là như thế.
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
(Tôn giả Upasīva nói rằng:) “Thưa vị dòng Sakya, một mình con, không nương tựa (nơi nào), con không có khả năng vượt qua dòng lũ lớn. Thưa bậc Toàn Nhãn, xin ngài hãy nói về đối tượng, được nương tựa vào nơi ấy, con có thể vượt qua dòng lũ này.”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) trong khi xem xét về Vô Sở Hữu Xứ, có niệm, nương tựa vào (ý niệm) ‘không có gì,’ ngươi hãy vượt qua dòng lũ. Sau khi dứt bỏ các dục, đã xa lánh hẳn các điều nghi hoặc, ngươi hãy quán sát sự cạn kiệt của tham ái, đêm và ngày.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) trong khi xem xét về Vô Sở Hữu Xứ, có niệm, nương tựa vào (ý niệm) ‘không có gì,’ ngươi hãy vượt qua dòng lũ. Sau khi dứt bỏ các dục, đã xa lánh hẳn các điều nghi hoặc, ngươi hãy quán sát sự cạn kiệt của tham ái, đêm và ngày.”
(Tôn giả Upasīva nói rằng:): “Vị nào đã xa lìa sự luyến ái ở tất cả các dục, đã nương tựa vào Vô Sở Hữu Xứ sau khi từ bỏ pháp (chứng đắc) khác,[1] đã thiên về sự giải-thoát-do-tưởng cao nhất, phải chăng vị ấy có thể trụ lại ở nơi ấy, không đi tiếp nữa?”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
(Tôn giả Upasīva nói rằng:): “Vị nào đã xa lìa sự luyến ái ở tất cả các dục, đã nương tựa vào Vô Sở Hữu Xứ sau khi từ bỏ pháp (chứng đắc) khác, đã thiên về sự giải-thoát-do-tưởng cao nhất, phải chăng vị ấy có thể trụ lại ở nơi ấy, không đi tiếp nữa?”
Thế Tôn:
1072. Thế Tôn nói như sau:
Này U-pa-si-va,
Ai hoàn toàn ly tham,
Ðối với tất cả dục,
Y chỉ không có gì,
Từ bỏ mọi gì khác,
Ðược giải thoát hoàn toàn,
Tương giải thoát tối thượng,
Tại đấy, vị ấy trú,
Không tiếp tục đi tới.
(Kinh Tập, chương V)
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) vị nào đã xa lìa sự luyến ái ở tất cả các dục, đã nương tựa vào Vô Sở Hữu Xứ sau khi từ bỏ pháp (chứng đắc) khác, đã thiên về sự giải-thoát-do-tưởng cao nhất, vị ấy có thể trụ lại ở nơi ấy, không đi tiếp nữa.”
(Tôn giả Upasīva nói rằng:) “Nếu vị ấy trụ lại ở nơi ấy, không đi tiếp nữa, thậm chí một số năm, thưa bậc Toàn Nhãn, ngay tại chỗ ấy, vị ấy có thể có sự mát mẻ, được giải thoát, có phải thức của vị thuộc hạng như thế ấy có thể diệt tắt?”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
(Tôn giả Upasīva nói rằng:) “Nếu vị ấy trụ lại ở nơi ấy, không đi tiếp nữa, thậm chí một số năm, thưa bậc Toàn Nhãn, ngay tại chỗ ấy, vị ấy có thể có sự mát mẻ, được giải thoát, có phải thức của vị thuộc hạng như thế ấy có thể diệt tắt?”
Thế Tôn:
1074. Ðây lời Thế Tôn nói:
Hỡi U-pa-si-va!
Cũng giống như ngọn lửa,
Bị sức gió mạnh thổi,
Ði đến chỗ tận cùng,
Không có thể ước lượng,
Cũng vậy, vị ẩn sĩ,
Ðược giải thoát danh thân,
Ði đến chỗ tận cùng,
Không có thể ước lượng.
(Kinh Tập, chương V)
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) giống như ngọn lửa đã bị dập tắt bởi lực đẩy của làn gió, thời đi đến sự chấm dứt, không đạt đến danh xưng; tương tự như vậy, vị hiền trí đã được giải thoát khỏi danh thân thời đi đến sự chấm dứt, không đạt đến danh xưng.”
“Có phải vị ấy đi đến sự chấm dứt hay vị ấy không có (hiện hữu), hay là vị ấy thật sự ở vào trạng thái trường tồn, vô bệnh? Thưa bậc hiền trí, xin ngài hãy giải thích tường tận điều ấy cho con, bởi vì pháp này đã được ngài biết đúng theo bản thể.”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Có phải vị ấy đi đến sự chấm dứt hay vị ấy không có (hiện hữu), hay là vị ấy thật sự ở vào trạng thái trường tồn, vô bệnh? Thưa bậc hiền trí, xin ngài hãy giải thích tường tận điều ấy cho con, bởi vì pháp này đã được ngài biết đúng theo bản thể.”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) đối với vị đã đi đến sự chấm dứt, thì không có sự ước lượng. Với điều nào người ta có thể nói về vị ấy, thì điều ấy không còn có đối với vị ấy. Khi tất cả các pháp đã được bứng lên hoàn toàn, ngay cả đường lối của lời nói cũng được bứng lên hoàn toàn.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) đối với vị đã đi đến sự chấm dứt, thì không có sự ước lượng. Với điều nào người ta có thể nói về vị ấy, thì điều ấy không còn có đối với vị ấy. Khi tất cả các pháp đã được bứng lên hoàn toàn, ngay cả đường lối của lời nói cũng được bứng lên hoàn toàn.”
Cùng với lúc kết thúc câu kệ ngôn, –nt– (vị ấy) đã ngồi xuống, chắp tay lên, cúi lạy đức Thế Tôn (nói rằng): “Bạch ngài, đức Thế Tôn là bậc đạo sư của con, con là người đệ tử.”
Diễn Giải Kinh Upasīva là thứ sáu.
[1] Pháp (chứng đắc) khác: nói đến sáu loại chứng đắc thấp hơn (SnA. ii, 593-594), tức là sự chứng đắc bốn tầng thiền Sắc Giới và hai tầng thiền Không Vô Biên Xứ và Thức Vô Biên Xứ thuộc Vô Sắc Giới (ND).
[Mục lục][0x][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16][17][18]
[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]