TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 36
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI – TIỂU DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

10. KAPPASUTTANIDDESO - DIỄN GIẢI KINH KAPPA

 

10 - 1

 

(Tôn giả Kappa nói rằng:) “Thưa ngài, xin ngài hãy nói về hòn đảo cho những người đang bị chế ngự bởi sanh và tử, cho những người đang đứng giữa hồ nước, ở dòng lũ có sự nguy hiểm lớn đã được sanh ra. Và xin ngài hãy nói ra cho con về hòn đảo để cho cái (khổ) khác giống như cái (khổ) này không thể xảy ra.”

 

Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

“Này các tỳ khưu, luân hồi này là không biết điểm khởi đầu. Điểm đầu tiên không được biết đến đối với các chúng sanh – có sự che lấp bởi vô minh, có sự ràng buộc bởi tham ái – đang chạy quanh, đang chuyển dịch. Một thời gian dài lâu như vậy, quả thật, này các tỳ khưu, khổ đau được trải nghiệm, khổ não được trải nghiệm, sự tổn hại được trải nghiệm, các nghĩa trang được tăng thêm. Cho đến chừng ấy, này các tỳ khưu, thật quá đủ để nhàm chán về các pháp tạo tác, quá đủ để xa lìa luyến ái, quá đủ để giải thoát;” - ‘điểm đầu tiên của luân hồi không được biết đến’ là như vậy.

 

Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:

 

(Tôn giả Kappa nói rằng:) “Thưa ngài, xin ngài hãy nói về hòn đảo cho những người đang bị chế ngự bởi sanh và tử, cho những người đang đứng giữa hồ nước, ở dòng lũ có sự nguy hiểm lớn đã được sanh ra. Và xin ngài hãy nói ra cho con về hòn đảo để cho cái (khổ) khác giống như cái (khổ) này không thể xảy ra.”

 

10 - 2

 

(Đức Thế Tôn nói: “Này Kappa,) Ta sẽ nói với ngươi về hòn đảo cho những người đang bị chế ngự bởi sanh và tử, cho những người đang đứng giữa hồ nước, ở dòng lũ có sự nguy hiểm lớn đã được sanh ra, này Kappa.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

 

(Đức Thế Tôn nói: “Này Kappa,) Ta sẽ nói với ngươi về hòn đảo cho những người đang bị chế ngự bởi sanh và tử, cho những người đang đứng giữa hồ nước, ở dòng lũ có sự nguy hiểm lớn đã được sanh ra, này Kappa.

 

10 - 3

 

Hòn đảo này là không vướng bận, không nắm giữ, không có cái nào khác, Ta gọi cái ấy là ‘Niết Bàn,’ sự đoạn diệt hoàn toàn sanh và tử.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

 

Hòn đảo này là không vướng bận, không nắm giữ, không có cái nào khác, Ta gọi cái ấy là ‘Niết Bàn,’ sự đoạn diệt hoàn toàn sanh và tử.

 

10 - 4

 

Sau khi hiểu thông điều này, những người nào có niệm, đã nhận thức được Giáo Pháp, đã được diệt tắt, những người ấy không đi theo quyền lực của Ma Vương, những người ấy không là nô bộc của Ma Vương.”

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

 

Sau khi hiểu thông điều này, những người nào có niệm, đã nhận thức được Giáo Pháp, đã được diệt tắt, những người ấy không đi theo quyền lực của Ma Vương, những người ấy không là nô bộc của Ma Vương.”

 

Cùng với lúc kết thúc câu kệ ngôn, –nt– “Bạch ngài, đức Thế Tôn là bậc đạo sư của con, con là người đệ tử.”

 

Diễn Giải Kinh Kappa được hoàn tất.

 

11. JATUKAṆṆĪSUTTANIDDESO - DIỄN GIẢI KINH JATUKAṆṆĪ

 

11 - 1

 

(Tôn giả Jatukaṇṇī nói rằng:) “Thưa bậc anh hùng, sau khi con nghe về vị không có ham muốn các dục, con đã đi đến để hỏi vị đã vượt qua dòng lũ, không có ham muốn. Thưa bậc có nhãn quan (trí Toàn Giác) đã được đồng sanh, xin ngài hãy nói về vị thế an tịnh. Thưa đức Thế Tôn, xin ngài hãy nói cho con về điều này đúng theo sự thật.

 

Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

 

“Vị thế này là an tịnh, vị thế này là hảo hạng, tức là sự yên lặng của tất cả các pháp tạo tác, sự buông bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt trừ tham ái, sự lìa khỏi luyến ái, sự diệt tận, Niết Bàn.”

 

Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:

 

(Tôn giả Jatukaṇṇī nói rằng:) “Thưa bậc anh hùng, sau khi con nghe về vị không có ham muốn các dục, con đã đi đến để hỏi vị đã vượt qua dòng lũ, không có ham muốn. Thưa bậc có nhãn quan (trí Toàn Giác) đã được đồng sanh, xin ngài hãy nói về vị thế an tịnh. Thưa đức Thế Tôn, xin ngài hãy nói cho con về điều này đúng theo sự thật.

 

11 - 2

 

Bởi vì sau khi đã chế ngự các dục, đức Thế Tôn hành xử (các oai nghi) ví như thái dương có sức nóng (chế ngự) trái đất bằng sức nóng. Thưa bậc có tuệ bao la, đối với con là người có tuệ nhỏ nhoi, xin ngài hãy chỉ bảo về Giáo Pháp để con có thể nhận thức sự lìa bỏ đối với sanh và già ở nơi đây.”

 

Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:

 

Bởi vì sau khi đã chế ngự các dục, đức Thế Tôn hành xử (các oai nghi) ví như thái dương có sức nóng (chế ngự) trái đất bằng sức nóng. Thưa bậc có tuệ bao la, đối với con là người có tuệ nhỏ nhoi, xin ngài hãy chỉ bảo về Giáo Pháp để con có thể nhận thức sự lìa bỏ đối với sanh và già ở nơi đây.”

 

11 - 3

 

(Đức Thế Tôn nói: “Này Jatukaṇṇī,) ngươi hãy dẹp bỏ sự thèm khát ở các dục để nhìn thấy sự xuất ly là an toàn. Dầu đã được nắm bắt hay đã được vứt bỏ, sự vướng bận chớ có hiện diện đối với ngươi.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

 

(Đức Thế Tôn nói: “Này Jatukaṇṇī,) ngươi hãy dẹp bỏ sự thèm khát ở các dục để nhìn thấy sự xuất ly là an toàn. Dầu đã được nắm bắt hay đã được vứt bỏ, sự vướng bận chớ có hiện diện đối với ngươi.

 

11 - 4

 

Điều (ô nhiễm) nào trước đây (quá khứ), ngươi hãy làm khô héo điều ấy. Chớ có bất cứ điều (ô nhiễm) gì sanh khởi đến ngươi sau này (vị lai). Nếu ngươi sẽ không nắm lấy (điều gì) ở khoảng giữa (hiện tại), ngươi sẽ sống, được an tịnh.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

 

Điều (ô nhiễm) nào trước đây (quá khứ), ngươi hãy làm khô héo điều ấy. Chớ có bất cứ điều (ô nhiễm) gì sanh khởi đến ngươi sau này (vị lai). Nếu ngươi sẽ không nắm lấy (điều gì) ở khoảng giữa (hiện tại), ngươi sẽ sống, được an tịnh.

 

11 - 5

 

Này Bà-la-môn, đối với vị đã xa lìa sự thèm khát ở danh và sắc về mọi phương diện, đối với vị này các lậu hoặc không hiện hữu, bởi vì chúng, con người rơi vào sự thống trị của Tử thần.”

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

 

“Này Bà-la-môn, đối với vị đã xa lìa sự thèm khát ở danh và sắc về mọi phương diện, đối với vị này các lậu hoặc không hiện hữu, bởi vì chúng, con người rơi vào sự thống trị của Tử thần.”

 

Cùng với lúc kết thúc câu kệ ngôn, –nt– “Bạch ngài, đức Thế Tôn là bậc đạo sư của con, con là người đệ tử.”

 

Diễn Giải Kinh Jatukaṇṇī được hoàn tất.

 

12. BHADRĀVUDHASUTTANIDDESO - DIỄN GIẢI KINH BHADRĀVUDHA

 

12 - 1

 

(Tôn giả Bhadrāvudha nói rằng:) “Con khẩn cầu bậc khôn ngoan, bậc từ bỏ chỗ trú ngụ, bậc cắt đứt tham ái, bậc không còn dục vọng, bậc từ bỏ niềm vui, bậc đã vượt qua dòng lũ, bậc đã được giải thoát, bậc từ bỏ sự sắp đặt (do tham ái và tà kiến). Sau khi lắng nghe bậc Long Tượng, từ đây họ sẽ ra đi.

 

Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:

 

(Tôn giả Bhadrāvudha nói rằng:) “Con khẩn cầu bậc khôn ngoan, bậc từ bỏ chỗ trú ngụ, bậc cắt đứt tham ái, bậc không còn dục vọng, bậc từ bỏ niềm vui, bậc đã vượt qua dòng lũ, bậc đã được giải thoát, bậc từ bỏ sự sắp đặt (do tham ái và tà kiến). Sau khi lắng nghe bậc Long Tượng, từ đây họ sẽ ra đi.

 

12 - 2

 

Trong khi mong mỏi lời nói của Ngài, thưa bậc anh hùng, vô số người từ các xứ sở đã tụ hội lại. Xin Ngài hãy khéo léo giải thích cho họ, bởi vì pháp này đã được Ngài biết đúng theo bản thể.”

 

1. Vị đã lánh xa tất cả các việc ác xấu ở đời này, đã vượt qua sự khổ đau ở địa ngục, có tinh tấn là nơi cư ngụ, vị ấy có sự nỗ lực, anh hùng, tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc có sự tinh tấn.’

 

Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:

 

Trong khi mong mỏi lời nói của Ngài, thưa bậc anh hùng, vô số người từ các xứ sở đã tụ hội lại. Xin Ngài hãy khéo léo giải thích cho họ, bởi vì pháp này đã được Ngài biết đúng theo bản thể.”

 

12 - 3

 

(Đức Thế Tôn nói: “Này Bhadrāvudha,) nên dẹp bỏ mọi sự nắm giữ và tham ái ở bên trên, bên dưới, luôn cả bề ngang và khoảng giữa. Bởi vì, mỗi một điều gì họ chấp thủ ở thế gian, do chính điều ấy Ma Vương theo đuổi loài người.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

 

(Đức Thế Tôn nói: “Này Bhadrāvudha,) nên dẹp bỏ mọi sự nắm giữ và tham ái ở bên trên, bên dưới, luôn cả bề ngang và khoảng giữa. Bởi vì, mỗi một điều gì họ chấp thủ ở thế gian, do chính điều ấy Ma Vương theo đuổi loài người.

 

12 - 4

 

Bởi vậy, trong khi nhận biết, vị tỳ khưu, có niệm, không nên chấp thủ bất cứ điều gì ở khắp thế gian, trong khi xem xét chúng sanh bị dính mắc ở sự nắm giữ, nhân loại này bị vướng mắc ở lãnh địa của Thần Chết.’

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

 

“Bởi vậy, trong khi nhận biết, vị tỳ khưu, có niệm, không nên chấp thủ bất cứ điều gì ở khắp thế gian, trong khi xem xét chúng sanh bị dính mắc ở sự nắm giữ, nhân loại này bị vướng mắc ở lãnh địa của Thần Chết.’”

 

Cùng với lúc kết thúc câu kệ ngôn, –nt– “Bạch ngài, đức Thế Tôn là bậc đạo sư của con, con là người đệ tử.”

 

Diễn Giải Kinh Bhadrāvudha được hoàn tất.


[Mục lục][0x][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16][17][18]


[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]