TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 36
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI
– TIỂU DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
(Tôn giả Dhotaka nói rằng:) “Thưa đức Thế Tôn, con hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời con về điều này. Thưa bậc đại ẩn sĩ, con mong mỏi lời nói của ngài. Sau khi lắng nghe lời tuyên bố của ngài, con có thể học tập về sự diệt tắt cho bản thân.”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
(Tôn giả Dhotaka nói rằng:) “Thưa đức Thế Tôn, con hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời con về điều này. Thưa bậc đại ẩn sĩ, con mong mỏi lời nói của ngài. Sau khi lắng nghe lời tuyên bố của ngài, con có thể học tập về sự diệt tắt cho bản thân.”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,) chính vì điều ấy ngươi hãy thực hiện sự nhiệt tâm, ngay tại nơi này, hãy là người có sự chín chắn, có niệm. Sau khi lắng nghe lời tuyên bố từ nơi đây, nên học tập về sự diệt tắt cho bản thân.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,) chính vì điều ấy ngươi hãy thực hiện sự nhiệt tâm, ngay tại nơi này, hãy là người có sự chín chắn, có niệm. Sau khi lắng nghe lời tuyên bố từ nơi đây, nên học tập về sự diệt tắt cho bản thân.”
“Con nhìn thấy ở thế giới của chư Thiên và loài người vị Bà-la-môn, không còn vướng bận, đang sinh hoạt (trong bốn oai nghi). Vì thế, thưa bậc Toàn Nhãn, con xin kính lễ ngài. Thưa vị dòng Sakya, xin ngài hãy giải thoát cho con khỏi các nỗi nghi hoặc.”
1. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) sau khi loại trừ tất cả các điều ác, là người không còn vết nhơ, tốt lành, định tĩnh, có bản thân vững chãi, vị ấy đã vượt qua luân hồi, có sự toàn hảo, không nương nhờ, tự tại, vị ấy được gọi là Bà-la-môn.”
2. “Đối với Ngài, không có bất cứ điều gì ở nơi đây là không được nhìn thấy, không được nhận thức, hoặc không thể biết được. Điều nào có thể biết được, Ngài đã biết rõ tất cả, vì thế đức Như Lai là bậc Toàn Nhãn.”
‘Vì thế, thưa bậc Toàn Nhãn, con xin kính lễ ngài’ là như thế.
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Con nhìn thấy ở thế giới của chư Thiên và loài người vị Bà-la-môn, không còn vướng bận, đang sinh hoạt (trong bốn oai nghi). Vì thế, thưa bậc Toàn Nhãn, con xin kính lễ ngài. Thưa vị dòng Sakya, xin ngài hãy giải thoát cho con khỏi các nỗi nghi hoặc.”
“Ta sẽ không có khả năng về việc giúp cho giải thoát
bất cứ người nào ở thế gian có nỗi nghi hoặc, này Dhotaka.
Nhưng trong khi biết rõ Giáo Pháp tối thượng,
như vậy ngươi có thể vượt qua dòng lũ này.”
Hoặc là, không có kẻ nào khác là người cứu thoát. Nếu những người ấy có thể cứu thoát, thì họ có thể cứu thoát bằng sức mạnh của mình, bằng năng lực của mình, bằng sự tinh tấn của mình, bằng sự nỗ lực của mình, bằng sức mạnh nam nhân của mình, bằng năng lực nam nhân của mình, bằng sự tinh tấn nam nhân của mình, bằng sự nỗ lực nam nhân của mình, trong khi bản thân họ thực hành sự thực hành đúng đắn, sự thực hành phù hợp, sự thực hành không trái ngược, sự thực hành đưa đến lợi ích, sự thực hành đúng pháp và thuận pháp; - Ta sẽ không có khả năng về việc giúp cho giải thoát’ còn là như vậy.
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này Cunda, thật vậy kẻ ấy, tự thân đã bị lún ở bãi lầy, sẽ nâng lên kẻ khác đã bị lún ở bãi lầy, sự kiện này không thể có được. Này Cunda, thật vậy kẻ ấy, tự thân không được thuần phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn tịch diệt, sẽ thuần phục, sẽ huấn luyện, sẽ giúp cho kẻ khác hoàn toàn tịch diệt, sự kiện này không thể có được.”
‘Ta sẽ không có khả năng về việc giúp cho giải thoát’ còn là như vậy.
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
3. “Việc ác đã được làm bởi chính bản thân, trở thành ô nhiễm bởi bản thân. Việc ác đã không được làm bởi bản thân, trở thành trong sạch bởi chính bản thân. Trong sạch (hay) không trong sạch tùy thuộc vào bản thân, không ai có thể làm cho người khác trở thành trong sạch.”
‘Ta sẽ không có khả năng về việc giúp cho giải thoát’ còn là như vậy.
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này Bà-la-môn, tương tợ y như thế, Niết Bàn quả là có thật, con đường đưa đến Niết Bàn là có thật, ta là người chỉ dẫn là có thật, và hơn nữa các đệ tử của ta, trong khi được ta giáo huấn như vậy, trong khi được chỉ dạy như vậy, một số đệ tử đạt đến mục đích tột cùng là Niết Bàn, một số không đạt đến. Này Bà-la-môn, ở đây ta làm được điều gì? Này Bà-la-môn, Như Lai là người chỉ đường. Chư Phật chỉ ra con đường. Chúng sanh, trong khi tự thân thực hành, thì có thể giải thoát.”
‘Ta sẽ không có khả năng về việc giúp cho giải thoát’ còn là như vậy.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,) Ta sẽ không có khả năng về việc giúp cho giải thoát bất cứ người nào ở thế gian có nỗi nghi hoặc, này Dhotaka. Nhưng trong khi biết rõ Giáo Pháp tối thượng, như vậy ngươi có thể vượt qua dòng lũ này.”
(Tôn giả Dhotaka nói rằng:) “Thưa đấng Phạm Thiên, xin ngài hãy từ mẫn chỉ dạy pháp viễn ly để con có thể nhận thức được pháp ấy, theo đó, con ví như hư không, không bị xáo trộn, con có thể sống ở chính nơi này, được an tịnh, không nương nhờ.”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Thưa đấng Phạm Thiên, xin ngài hãy từ mẫn chỉ dạy pháp viễn ly để con có thể nhận thức được pháp ấy, theo đó, con ví như hư không, không bị xáo trộn, con có thể sống ở chính nơi này, được an tịnh, không nương nhờ.”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,)
Ta sẽ giải thích cho ngươi về sự an tịnh,
về pháp đã được thấy, không phải do nghe nói lại;
sau khi hiểu pháp ấy, vị có niệm, trong khi sống,
có thể vượt qua sự vướng mắc ở thế gian.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,)
Ta sẽ giải thích cho ngươi về sự an tịnh,
về pháp đã được thấy, không phải do nghe nói lại;
sau khi hiểu pháp ấy, vị có niệm, trong khi sống,
có thể vượt qua sự vướng mắc ở thế gian.”
“Và con thích thú về điều ấy,
thưa bậc đại ẩn sĩ, về sự an tịnh tối thượng;
sau khi hiểu pháp ấy, vị có niệm, trong khi sống,
có thể vượt qua sự vướng mắc ở thế gian.”
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Và con thích thú về điều ấy,
thưa bậc đại ẩn sĩ, về sự an tịnh tối thượng;
sau khi hiểu pháp ấy, vị có niệm, trong khi sống,
con có thể vượt qua sự vướng mắc ở thế gian.”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,) bất cứ điều gì mà ngươi tự mình nhận biết, ở bên trên, bên dưới, luôn cả bề ngang và khoảng giữa, sau khi hiểu điều này là ‘sự quyến luyến’ ở thế gian, ngươi chớ tạo ra tham ái ở hữu và phi hữu.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,) bất cứ điều gì mà ngươi tự mình nhận biết, ở bên trên, bên dưới, luôn cả bề ngang và khoảng giữa, sau khi hiểu điều này là ‘sự quyến luyến’ ở thế gian, ngươi chớ tạo ra tham ái ở hữu và phi hữu.”
Cùng với lúc kết thúc câu kệ ngôn, –nt– “Bạch ngài, đức Thế Tôn là bậc đạo sư của con, con là người đệ tử.”
Diễn Giải Kinh Dhotaka là thứ năm.
[Mục lục][0x][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16][17][18]
[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]