SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ I

PHẨM 15: BIỆN MINH VỀ ĐẠI THỪA
(QUYỂN 51- 56)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 51

QUYỂN 52

QUYỂN 53

QUYỂN 54

QUYỂN 55

QUYỂN 56


QUYỂN 51

PHẨM 15: BIỆN MINH VỀ ĐẠI THỪA (1)

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, vì sao biết được tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát? Vì sao biết được sự phát tâm hướng đến Đại thừa của Đại Bồ-tát? Đại thừa đó từ đâu mà ra, đến trụ ở nơi nào? Đại thừa ấy làm thế nào để trụ? Ai nương Đại thừa ấy mà xuất hiện?

Phật bảo Thiện Hiện:

−Ông hỏi vì sao mà biết được cái tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát. Những gì là sáu? Đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Bố thí ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát phát tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, đại Bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự bố thí tất cả sở hữu trong ngoài, cũng khuyên người khác bố thí tất cả sở hữu trong ngoài, duy trì thiện căn này, cùng với các loài hữu tình đồng hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột, này Thiện Hiện, đó là Bố thí ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tịnh giới ba-lamật-đa của Đại Bồ-tát?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát phát tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, đại Bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự an trú mười nẻo nghiệp thiện, cũng khuyên người khác an trú mười nẻo nghiệp thiện, duy trì thiện căn này, cùng với các loài hữu tình, đồng hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột, này Thiện Hiện, đó là Tịnh giới ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là An nhẫn ba-la-mậtđa của Đại Bồ-tát?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát phát tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, đại Bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự làm đầy đủ và tăng thượng an nhẫn, cũng khuyên người khác làm đầy đủ và tăng thượng an nhẫn, duy trì thiện căn này, cùng với các loài hữu tình, đồng hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột, này Thiện Hiện, đó là An nhẫn ba-la-mậtđa của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tinh tấn ba-la-mậtđa của Đại Bồ-tát?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát phát tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, đại Bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa, tự siêng năng tu tập chẳng dừng nghỉ, cũng khuyên người khác, đối với sáu pháp Ba-la-mậtđa, siêng năng tu tập chẳng dừng nghỉ, duy trì thiện căn này, cùng với các loài hữu tình, đồng hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột, này Thiện Hiện, đó là Tinh tấn ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tĩnh lự ba-la-mậtđa của Đại Bồ-tát?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát phát tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, đại Bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự mình có thể khéo léo nhập vào các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, hoàn toàn chẳng theo thế lực ấy mà thọ sinh, cũng có thể khuyên người nhập vào các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, giống như sự khéo léo của mình, duy trì thiện căn này, cùng với các loài hữu tình, đồng hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột, này Thiện Hiện, đó là Tĩnh lự ba-lamật-đa của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Bát-nhã ba-la-mậtđa của Đại Bồ-tát?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát phát tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, đại Bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, có khả năng tự quán sát như thật các pháp tánh, đối với các pháp tánh, không có sự chấp trước, cũng khuyên người khác quán sát như thật các pháp tánh, đối với các pháp tánh, không có sự chấp trước, duy trì thiện căn này, cùng với các loài hữu tình, đồng hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột, này Thiện Hiện, đó là Bát-nhã ba-la-mậtđa của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không bên trong?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, bên trong nghĩa là pháp bên trong, tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Trong đó, nhãn gắn liền với không của nhãn. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý gắn liền với không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy.

Thiện Hiện, đó là không bên trong.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không bên ngoài?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, bên ngoài nghĩa là pháp bên ngoài, tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trong đó, sắc gắn liền với không của sắc. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thanh, hương, vị, xúc, pháp gắn liền với không của thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không bên ngoài.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không cả trong ngoài?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, cả trong ngoài nghĩa là pháp bên trong, bên ngoài, tức là sáu xứ bên trong. Trong đó, sáu xứ bên trong gắn liền với cái không của sáu xứ bên ngoài. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Sáu xứ bên ngoài gắn liền với cái không của sáu xứ bên trong. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không cả trong ngoài.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không không?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, không nghĩa là tất cả pháp đều không. Cái không này gắn liền với cái không của không. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải đoạn, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không không.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là đại không?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, đại nghĩa là mười phương, tức là Đông, Nam, Tây, Bắc, bốn hướng, thượng, hạ. Trong đó, phương Đông gắn liền với cái không của phương Đông. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Phương Nam, Tây, Bắc, bốn hướng, thượng, hạ gắn liền với cái không của phương Nam, Tây, Bắc, bốn hướng, thượng, hạ. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là đại không.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không thắng nghĩa? Phật dạy:

–Thiện Hiện, thắng nghĩa có nghĩa là Niết-bàn. Thắng nghĩa này gắn liền với cái không của thắng nghĩa. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không thắng nghĩa.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không hữu vi?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, hữu vi nghĩa là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Trong đó, Dục giới gắn liền với cái không của Dục giới. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Sắc, Vô sắc giới gắn liền với cái không của Sắc, Vô sắc giới. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không hữu vi.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không vô vi?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, vô vi nghĩa là không sinh, trụ, dị, diệt. Vô vi này gắn liền với cái không của vô vi. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không vô vi.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không rốt ráo?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, rốt ráo nghĩa là cái cuối cùng của các pháp, chẳng thể nắm bắt được. Cái cuối cùng này gắn liền với cái không rốt cùng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không rốt ráo.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không không biên giới?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, không biên giới nghĩa là không có ranh giới, giữa cái khởi đầu, ở giữa, sau cùng mà có thể được và không có ranh giới giữa đi, đến, có thể được. Không biên giới này gắn liền với cái không của không biên giới. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy.

Thiện Hiện, đó là không không biên giới.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không tản mạn?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, tản mạn nghĩa là buông, bỏ, xả, đối với cái có thể được. Tản mạn này gắn liền với cái không của tản mạn. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy.

Thiện Hiện, đó là không tản mạn.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không không đổi khác?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, không đổi khác nghĩa là không buông, không bỏ, không xả, đối với cái có thể được. Cái không đổi khác này gắn liền với cái không của không đổi khác. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy.

Thiện Hiện, đó là không không đổi khác.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không bản tánh?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, bản tánh nghĩa là bản tánh của các pháp, hoặc tánh của pháp hữu vi, hoặc tánh của pháp vô vi, đều chẳng phải Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai làm ra và cũng chẳng phải ai khác làm ra. Bản tánh này gắn liền với cái không của bản tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy.

Thiện Hiện, đó là không bản tánh.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không tự tướng? Phật dạy:

–Thiện Hiện, tự tướng nghĩa là tự tướng của các pháp, như biến đổi, ngăn ngại là tự tướng của sắc, lãnh hội, dung nạp là tự tướng của thọ, giữ lấy hình tượng là tự tướng của tưởng, tạo tác là tự tướng của hành, phân biệt, hiểu biết là tự tướng của thức; hoặc là tự tướng của pháp hữu vi, tự tướng của pháp vô vi, cũng như vậy. Tự tướng này gắn liền với cái không của tự tướng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy.

Thiện Hiện, đó là không tự tướng.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không cộng tướng? Phật dạy:

–Thiện Hiện, cộng tướng nghĩa là tướng chung của các pháp, như khổ là cộng tướng của pháp hữu lậu, vô thường là cộng tướng của pháp hữu vi, không, vô ngã là cộng tướng của các pháp, có vô lượng cộng tướng như vậy. Cộng tướng này gắn liền với cái không của cộng tướng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không cộng tướng.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không nơi tất cả pháp?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, tất cả pháp là pháp năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hoặc là pháp hữu sắc, vô sắc, hữu kiến, vô kiến, hữu đối, vô đối, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi. Tất cả pháp này gắn liền với cái không của các pháp. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy.

Thiện Hiện, đó là không nơi tất cả pháp.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không chẳng thể nắm bắt được?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, chẳng thể nắm bắt được là trong tất cả pháp này chẳng thể nắm bắt được, hoặc quá khứ, vị lai, chẳng thể nắm bắt được, hiện tại chẳng thể nắm bắt được; hoặc trong quá khứ, không có vị lai, hiện tại, có thể nắm bắt được; hoặc trong vị lai, không có quá khứ, hiện tại, có thể nắm bắt được, hoặc trong hiện tại không có quá khứ, vị lai có thể nắm bắt được. Chẳng thể nắm bắt được này gắn liền với cái không của chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không không tánh? Phật dạy:

–Thiện Hiện, không tánh là không có một mảy may tánh, có thể được. Không tánh này gắn liền với cái không của vô tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy.

Thiện Hiện, đó là không không tánh.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không tự tánh?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, tự tánh là tự tánh có thể hòa hợp của các pháp. Tự tánh này gắn liền với cái không của tự tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không tự tánh.

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là không không tánh tự tánh?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, không tánh tự tánh là tánh không thể hòa hợp của các pháp đối với chỗ hòa hợp của tự tánh. Không tánh tự tánh này gắn liền với cái không của không tánh tự tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện, đó là không không tánh tự tánh.

Lại nữa Thiện Hiện, hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh, vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh; tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh, tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh.

Thế nào là tánh gắn liền với cái không của hữu tánh? Hữu tánh là năm uẩn. Hữu tánh này gắn liền với cái không của hữu tánh. Vì tánh sinh của năm uẩn chẳng thể được. Đó là hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh.

Thế nào là vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh? Vô tánh là vô vi. Vô tánh này gắn liền với cái không của vô tánh. Đó là vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh.

Thế nào là tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh? Nghĩa là tự tánh của các pháp đều là “không”. Không này chẳng phải do trí làm ra, chẳng phải do kiến làm ra, cũng chẳng phải do cái gì khác làm ra. Đó là tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh.

Thế nào là tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh? Nghĩa là hoặc Phật xuất thế, hoặc chẳng xuất thế, các pháp, pháp trụ, pháp định, pháp tánh, pháp giới, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, chân như, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, thật tế, đều gắn liền với tha tánh nên là không. Đó là tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

QUYỂN 52

PHẨM 15: BIỆN MINH VỀ ĐẠI THỪA (2)

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là Tam-ma-địa Kiện hành, Tam-ma-địa Bảo ấn, Tam-ma-địa Sư tử du hý, Tam-ma-địa Diệu nguyệt, Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng, Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng, Tam-ma-địa Quán đảnh, Tam-ma-địa Pháp giới quyết định,

Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng, Tam-ma-địa Kim cang dụ, Tam-ma-địa Nhập pháp ấn, Tamma-địa Tam-ma-địa vương, Tam-ma-địa Thiện an trụ, Tam-ma-địa Thiện lập định vương, Tam-mađịa Phóng quang, Tam-ma-địa Vô vong thất, Tamma-địa Phóng quang vô vong thất, Tam-ma-địa Tinh tấn lực, Tam-ma-địa Trang nghiêm lực, Tam-ma-địa Đẳng dũng, Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định, Tam-ma-địa Nhập nhất thiết danh tự quyết định, Tam-ma-địa Quán phương, Tam-ma-địa Tổng trì ấn, Tam-ma-địa Chư pháp đảng thú hải ấn, Tam-ma-địa Vương ấn, Tam-ma-địa Biến phú hư không, Tam-ma-địa Kim cang luân, Tam-ma-địa Tam luân thanh tịnh, Tam-ma-địa Vô lượng quang, Tam-ma-địa Vô trước vô chướng, Tam-ma-địa Đoạn chư pháp chuyển, Tam-ma-địa Khí xả trân bảo, Tam-ma-địa Biến chiếu, Tam-ma-địa Bất thuấn, Tam-ma-địa Vô tướng trụ, Tam-ma-địa Bất tư duy, Tam-mađịa Hàng phục tứ ma, Tam-ma-địa Vô cấu đăng, Tam-ma-địa Vô biên quang, Tam-ma-địa Phát quang, Tam-ma-địa Phổ chiếu, Tam-ma-địa Tịnh kiên định, Tam-ma-địa Sư tử phấn tấn, Tam-mađịa Sư tử tần thân, Tam-ma-địa Khiếm khư, Tamma-địa Vô cấu quang, Tam-ma-địa Diệu lạc, Tamma-địa Điển đăng, Tam-ma-địa Vô tận, Tam-mađịa Tối thắng tràng tướng, Tam-ma-địa Đế tướng, Tam-ma-địa Thuận minh chánh lưu, Tam-ma-địa Cụ oai quang, Tam-ma-địa Ly tận, Tam-ma-địa Bất khả động chuyển, Tam-ma-địa Tịch tĩnh, Tam-ma-địa Vô hà khích, Tam-ma-địa Nhật đăng,

Tam-ma-địa Tịnh nguyệt, Tam-ma-địa Tịnh nhãn, Tam-ma-địa Tịnh quang, Tam-ma-địa Nguyệt đăng, Tam-ma-địa Phát minh, Tam-ma-địa Ưng tác bất ưng tác, Tam-ma-địa Trí tướng, Tam-mađịa Kim cang man, Tam-ma-địa Trụ tâm, Tamma-địa Phổ minh, Tam-ma-địa Diệu an lập, Tamma-địa Bảo tích, Tam-ma-địa Diệu pháp ấn, Tamma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh, Tam-mađịa Khí xả trần ái, Tam-ma-địa Pháp dũng viên mãn, Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh, Tam-ma-địa Bảo tánh, Tam-ma-địa Xả huyên tránh, Tam-mađịa Phiêu tán, Tam-ma-địa Phân biệt pháp ái, Tam-ma-địa Quyết định, Tam-ma-địa Vô cấu hành, Tam-ma-địa Tự bình đẳng tướng, Tam-mađịa Ly văn tự tướng, Tam-ma-địa Đoạn sở duyên, Tam-ma-địa Vô biến dị, Tam-ma-địa Vô phẩm loại, Tam-ma-địa Nhập danh tướng, Tam-ma-địa Vô sở tác, Tam-ma-địa Nhập quyết định danh, Tam-ma-địa Vô tướng hành, Tam-ma-địa Ly ế ám, Tam-ma-địa Cụ hành, Tam-ma-địa Bất biến động, Tam-ma-địa Độ cảnh giới, Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức, Tam-ma-địa Vô tâm trụ, Tamma-địa Quyết định trụ, Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa, Tam-ma-địa Cụ giác chi, Tam-ma-địa Vô biên biện, Tam-ma-địa Vô biên đăng, Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng, Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp,

Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp, Tam-ma-địa Tản nghi, Tam-ma-địa Không có chỗ trụ, Tamma-địa Nhất tướng trang nghiêm, Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng, Tam-ma-địa Nhất hành tướng, Tam-ma-địa Ly chư hành tướng, Tam-mađịa Diệu hạnh, Tam-ma-địa Đạt chư hữu để viễn ly, Tam-ma-địa Nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn, Tam-ma-địa Kiên cố bảo, Tam-ma-địa Ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước, Tam-ma-địa Điển diệm trang nghiêm, Tam-ma-địa Trừ khiển, Tam-mađịa Vô thắng, Tam-ma-địa Pháp cự, Tam-ma-địa Huệ đăng, Tam-ma-địa Thú hướng bất thoái chuyển thần thông, Tam-ma-địa Giải thoát âm thanh văn tự, Tam-ma-địa Cự xí nghiêm, Tamma-địa Nghiêm tịnh tướng, Tam-ma-địa Vô tướng, Tam-ma-địa Vô trược nhẫn tướng, Tamma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng, Tam-ma-địa Cụ tổng trì, Tam-ma-địa Bất hỷ nhất thiết khổ lạc,

Tam-ma-địa Vô tận hành tướng, Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tà tướng, Tam-ma-địa Đoạn tắng ái, Tam-ma-địa Ly vi thuận, Tam-mađịa Vô cấu minh, Tam-ma-địa Cực kiên cố, Tamma-địa Mãn nguyệt tịnh quang, Tam-ma-địa Đại trang nghiêm, Tam-ma-địa Vô nhiệt điển quang, Tam-ma-địa Năng chiếu nhất thiết thế gian, Tamma-địa Năng cứu nhất thiết thế gian, Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh, Tam-ma-địa Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa Vô tịnh hữu tịnh bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc, Tam-ma-địa Quyết định an trụ chân như, Tam-ma-địa Khí trung dũng xuất, Tamma-địa Thiêu chư phiền não, Tam-ma-địa Đại trí tuệ cự, Tam-ma-địa Xuất sinh thập phương, Tamma-địa Khai xiển, Tam-ma-địa Hoại thân ác hạnh, Tam-ma-địa Hoại ngữ ác hạnh, Tam-ma-địa Hoại ý ác hạnh, Tam-ma-địa Thiện quán sát, Tam-mađịa Như hư không, Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không. Có vô lượng trăm ngàn pháp Tamma-địa như vậy, là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Kiện hành?

Phật dạy:

−Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này có khả năng dung nạp cảnh giới của các Tam-mađịa, có khả năng làm việc một cách mạnh mẽ thù thắng vô biên, có khả năng dẫn đầu các pháp đẳng trì, như vậy gọi là Tam-ma-địa Kiện hành.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng thấu triệt cảnh giới của các Tam-mađịa và quyết định hành tướng cho mọi việc làm, như vậy gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Sư tử du hý?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, thể hiện mọi nẻo diệu dụng tự tại, như vậy gọi là Tam-ma-địa Sư tử du hý.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, như mặt trăng tròn đầy trong sáng chiếu khắp các định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng chấp trì hết tất cả tướng định, như mặt trăng tròn đầy, trong sáng tỏa xuống luồng ánh sáng vi diệu, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng phát xuất hết các Tam-ma-địa, như suối, ao lớn tuôn ra các dòng nước, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán đảnh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng quán đến điểm cao nhất của các Tamma-địa, như vậy gọi là Tam-ma-địa Quán đảnh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, quyết định chiếu rõ các pháp giới, như vậy gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng quyết định duy trì các hình tướng tiêu biểu của các pháp định, như vậy gọi là Tam-mađịa Quyết định tràng tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cang dụ?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng làm chủ các định chẳng bị các định kia lôi cuốn, như vậy gọi là Tam-ma-địa Kim cang dụ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp ấn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng chứng nhập hết các pháp ấn, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp ấn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tam-ma-địa vương?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thống nhiếp các định tự tại như vua, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tam-ma-địa vương.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện an trú?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khéo duy trì các công đức, chẳng khiến lay động chao đảo, như vậy gọi là Tam-ma-địa Thiện an trú.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện lập định vương?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng khéo kiến lập, như vậy gọi là tam ma Thiện lập định vương.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với ánh sáng của các định, có khả năng khai phát hết, như vậy gọi là Tam-ma-địa Phóng quang.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với hành tướng nơi cảnh giới các pháp đẳng trì, có khả năng ghi nhớ, không hề bỏ sót cảnh nào, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, phóng ánh sáng của các định thù thắng, chiếu soi các loại hữu tình, khiến họ nhớ lại những việc đã qua, như vậy gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tinh tấn lực?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng phát ra sức mạnh tinh tấn của các định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tinh tấn lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Trang nghiêm lực?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng dẫn phát sức mạnh trang nghiêm của các định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Trang nghiêm lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Đẳng dũng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến cho các pháp đẳng trì bình đẳng hiện ra, như vậy gọi là Tam-ma-địa Đẳng dũng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết ngôn từ quyết định?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với khắp các ngôn từ quyết định đều có khả năng ngộ nhập, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết ngôn từ quyết định.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết danh tự quyết định?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với khắp các danh tự quyết định, đều có khả năng ngộ nhập, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết danh tự quyết định.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán phương?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với hướng đến của các định, có khả năng quán chiếu khắp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Quán phương.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tổng trì ấn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng giữ gìn hết ấn tượng của các định thâm diệu, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tổng trì ấn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến cho các pháp định thù thắng đều hội nhập vào đấy một cách trọn vẹn, như biển rộng có thể nhiếp thọ các dòng sông, như vậy gọi là Tam-mađịa Chư pháp đẳng thú hải ấn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Địa vương ấn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các sự nghiệp đều được quyết định, như được ấn của vua, điều mong muốn đều thành tựu, như vậy gọi là Tam-ma-địa Địa vương ấn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Biến phú hư không?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, có khả năng bảo hộ che chở, không có chỗ trống, như hư không rộng lớn bao trùm, như vậy gọi là Tam-ma-địa Biến phú hư không.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cang luân?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng giữ gìn hết tất cả định thù thắng, khiến chẳng tan hoại như bánh xe kim cang, như vậy gọi là Tam-ma-địa Kim cang luân.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tam luân thanh tịnh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng chấp trước nơi các định, người nhập định và cảnh định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tam luân thanh tịnh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô lượng quang?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, luôn phóng ra các thứ ánh sáng, vượt qua mọi số lượng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô lượng quang.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô trước vô chướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp, không chấp, không ngại, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô trước vô chướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Đoạn chư pháp chuyển?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng cắt đứt các pháp lưu chuyển, như vậy gọi là Tam-ma-địa Đoạn chư pháp chuyển.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Khí xả trân bảo?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với tướng của các định đều xả bỏ, huống chi là chẳng xả bỏ tướng của các thứ phiền não, như vậy gọi là Tam-ma-địa Khí xả trân bảo.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Biến chiếu?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chiếu tỏa khắp các định, khiến ánh sáng các định ấy luôn hiện rõ, như vậy gọi là Tam-ma-địa Biến chiếu.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất thuấn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì này, tâm ý chuyên nhất với các định khác, pháp khác, không giữ lấy, không mong cầu, như vậy gọi là Tam-ma-địa Bất thuấn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tướng trụ?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy nơi các pháp định có mảy may tướng có thể an trụ, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô tướng trụ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất tư duy?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng hề dấy khởi tất cả tâm và tâm sở, như vậy gọi là Tam-ma-địa Bất tư duy.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Hàng phục tứ ma?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với bốn thứ ma oán, đều có khả năng hàng phục chúng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Hàng phục tứ ma.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu đăng? như cầm đèn thanh tịnh chiếu rõ các định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô cấu đăng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên quang?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng phát ánh sáng lớn chiếu sáng vô cùng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô biên quang.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát quang?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chiếu soi các pháp đẳng trì, khiến không gián đoạn, dẫn phát các thứ ánh sáng thù thắng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Phát quang.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Phổ chiếu?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các nẻo định đều có khả năng chiếu khắp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Phổ chiếu.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh kiên định?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chứng đắc tánh thanh tịnh bình đẳng của các pháp đẳng trì, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tịnh kiên định.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Sư tử phấn tấn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các cấu uế, tùy ý xả bỏ, như sư tử chúa tự tại hùng dũng tiến tới, như vậy gọi là Tam-ma-địa Sư tử phấn tấn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Sư tử tần thân?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, phát khởi thần thông thù thắng, tự tại, dứt mọi sợ hãi, hàng phục tất cả ma quân bạo ác, như vậy gọi là Tam-ma-địa Sư tử tần thân.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Sư tử khiếm khư?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, dẫn phát biện tài khéo léo, ở chỗ đông đảo không chút sợ sệt, phá dẹp tất cả tà tông ngoại đạo, như vậy gọi là Tam-ma-địa Sư tử khiếm khư.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu quang?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng dứt trừ tất cả cấu uế của định, cũng có khả năng chiếu khắp các pháp đẳng trì thù thắng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô cấu quang.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu lạc?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, lãnh thọ niềm vui mầu nhiệm của các pháp đẳng trì, như vậy gọi là Tam-ma-địa Diệu lạc.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Điện đăng? chiếu các pháp đẳng trì như ánh sáng điện chớp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Điện đăng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tận?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, dẫn phát công đức vô tận của các pháp đẳng trì mà chẳng thấy tướng tận, bất tận của nó, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô tận.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tối thắng tràng tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, vượt lên trên tướng của các định, như ngọn cờ tối thắng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tối thắng tràng tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Đế tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, chứng đắc tướng tự tại, như vậy gọi là Tam-ma-địa Đế tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Thuận minh chánh lưu?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với dòng định tưởng luôn sáng suốt, chân chánh, hoàn toàn tùy thuận, như vậy gọi là Tamma-địa Thuận minh chánh lưu.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ oai quang? đối với các pháp đẳng trì, riêng nó hiện rõ uy quang tràn đầy, như vậy gọi là Tam-ma-địa Cụ oai quang.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly tận?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thấy các pháp đẳng trì, tất cả đều vô tận, mà chẳng thấy tướng của một mảy may pháp nào có tận hoặc chẳng tận, như vậy gọi là Tam-ma-địa Ly tận.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất khả động chuyển?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các pháp đẳng trì không động, không vướng mắc, không thoái chuyển, không hý luận, như vậy gọi là Tam-ma-địa Bất khả động chuyển.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịch tĩnh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, đều thấy tịch tĩnh, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tịch tĩnh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô hà khích?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các pháp đẳng trì quán chiếu không có kẽ hở, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô hà khích.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhật đăng? đối với các môn định, luôn phát ra ánh sáng chiếu khắp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhật đăng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh nguyệt?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, luôn phá tan bóng tối như mặt trăng tỏa sáng, như vậy gọi là Tam-mađịa Tịnh nguyệt.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh nhãn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng khiến cho năm loại mắt đều được thanh tịnh, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tịnh nhãn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh quang?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, đạt được bốn vô ngại, cũng khiến các định ấy đều có thể phát khởi, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tịnh quang.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nguyệt đăng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, diệt trừ sự ngu si tăm tối của các loài hữu tình, như mặt trăng chiếu sáng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nguyệt đăng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát minh? khiến các môn định luôn phát ánh sáng chiếu khắp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Phát minh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Ưng tác bất ưng tác?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, biết tất cả pháp đẳng trì, nên thực hiện, chẳng nên thực hiện, cũng khiến các định thành tựu như việc này, như vậy gọi là Tam-ma-địa Ưng tác bất ưng tác.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Trí tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, luôn thấy tướng sở hữu của các pháp đẳng trì, như vậy gọi là Tam-ma-địa Trí tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cang man?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thông đạt các môn đẳng trì và pháp, đối với định và pháp, đều không có sở kiến, như vậy gọi là Tam-ma-địa Kim cang man.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Trụ tâm?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, tâm chẳng dao động, chẳng chuyển, chẳng chiếu, cũng chẳng thiếu sót, chẳng nghĩ có tâm, như vậy gọi là Tam-ma-địa Trụ tâm.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Phổ minh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với ánh sáng các định, có khả năng tỏa chiếu khắp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Phổ minh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu an lập?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, có khả năng an lập mầu nhiệm, như vậy gọi là Tam-ma-địa Diệu an lập.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo tích?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thấy các pháp đẳng trì đều như khối báu, như vậy gọi là Tam-ma-địa Bảo tích.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Pháp ấn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, luôn in đậm các pháp đẳng trì, vì dùng cái vô ấn mà in, như vậy gọi là Tam-ma-địa Pháp ấn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, không hề thấy có pháp lìa tánh bình đẳng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Khí xả trần ái?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp định, khiến xả bỏ mọi nẻo luyến ái cấu uế, như vậy gọi là Tam-ma-địa Khí xả trần ái.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Pháp dũng viên mãn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các pháp của Phật hiện ra tròn đầy dồi dào, như vậy gọi là Tam-ma-địa Pháp dũng viên mãn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng dứt trừ vĩnh viễn các pháp tối tăm, cũng vượt lên các định mà đứng đầu, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo tánh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng phát ra vô biên sự quý báu của những công đức lớn lao, như vậy gọi là Tam-ma-địa Bảo tánh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Xả huyên tránh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, xả bỏ các thứ tranh cãi huyên náo trong thế gian, như vậy gọi là Tam-ma-địa Xả huyên tránh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Phiêu tán?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, làm tiêu tan các pháp chấp về đẳng trì, như vậy gọi là Tam-ma-địa Phiêu tán.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng khéo léo phân biệt pháp cú của các định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với việc thực hiện pháp đẳng trì đều được quyết định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Quyết định.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu hành?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng phát ra vô biên hạnh thanh tịnh thù thắng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô cấu hành.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tự bình đẳng tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chứng đắc tướng bình đẳng của các danh tự đẳng trì, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tự bình đẳng tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly văn tự tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, chẳng hề nắm giữ một chữ, như vậy gọi là Tam-ma-địa Ly văn tự tướng. –Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Đoạn sở duyên?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, dứt hết cảnh tướng sở duyên của các pháp đẳng trì, như vậy gọi là Tam-ma-địa Đoạn sở duyên.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biến dị?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy có tướng biến dị của các pháp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô biến dị.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô phẩm loại?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy tướng về phẩm loại sai khác của các pháp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô phẩm loại.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập danh tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, ngộ nhập nơi cõi thật về danh tướng của các pháp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhập danh tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô sở tác?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, tất cả mọi tạo tác đều dừng nghỉ, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô sở tác.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập quyết định danh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, ngộ nhập nẻo danh tự quyết định của các pháp đều không sở hữu, chỉ giả bày ra, như vậy gọi là Tamma-địa Nhập quyết định danh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tướng hành?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với tướng các định đều không có sở đắc, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô tướng hành.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ế ám?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, sự che khuất của các định đều được trừ hết, như vậy gọi là Tam-ma-địa Ly ế ám.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ hành?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, ở trong việc thực hành định, tuy thấy mà không thấy, như vậy gọi là Tam-ma-địa Cụ hành.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất biến động?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, chẳng thấy biến động, như vậy gọi là Tam-ma-địa Bất biến động.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Độ cảnh giới?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, luôn vượt lên cảnh giới sở duyên của các pháp đẳng trì, như vậy gọi là Tam-ma-địa Độ cảnh giới. –Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng tập hợp công đức có được của các định, nhưng đối với các pháp, không có ý tưởng tập hợp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tâm trụ?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các định, tâm không chuyển, không thoái đọa, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô tâm trụ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định trụ?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các định, tâm tuy quyết định an trú, nhưng biết rõ ràng tướng của nó chẳng thể nắm bắt được, như vậy gọi là Tam-ma-địa Quyết định trụ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các pháp đẳng trì đều được thanh tịnh, trang nghiêm sáng rõ giống như hoa quý, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ giác chi?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến tất cả định, đối với bảy chi Đẳng giác, mau được viên mãn, như vậy gọi là Tam-ma-địa Cụ giác chi.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên biện?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, ở trong các pháp đạt được biện tài vô biên, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô biên biện.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên đăng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp, đều có khả năng chiếu rõ, giống như cây đèn sáng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô biên đăng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các pháp đẳng trì luôn đạt được bậc cao nhất, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với pháp trong ba cõi, đều khả năng siêu vượt, như vậy gọi là Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thấy các thắng định và các pháp, vì các hữu tình mà phân biệt rõ ràng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tán nghi?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì và các pháp khác, nếu có nhiều nghi ngờ, đều có thể dẹp tan, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tán nghi.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Không có chỗ trụ?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy các pháp có chỗ an trụ, như vậy gọi là Tam-ma-địa Không có chỗ trụ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy các pháp có hai tướng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các môn đẳng trì và các pháp, tuy có khả năng dẫn phát các thứ hành tướng, nhưng hoàn toàn chẳng thấy cái khả năng dẫn phát, như vậy gọi là Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất hành tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thấy các pháp đẳng trì không có hai hành tướng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhất hành tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly chư hành tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thấy các pháp đẳng trì hoàn toàn không có hành tướng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Ly chư hành tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu hành?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các pháp đẳng trì, tuy khởi các thứ hạnh thù thắng vi diệu nhưng không có sự chấp trước chúng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Diệu hành.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Đạt chư hữu để viễn ly?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì và các pháp khác, chứng đắc trí thông đạt, được trí này rồi, đối với các pháp hữu, thông đạt, xa lìa, như vậy gọi là Tam-ma-địa Đạt chư hữu để viễn ly.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, ngộ nhập các pháp môn Tam-ma-địa, mượn lời nói trình bày chúng, mà không hề có sự ỷ lại, sự chấp giữ, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Kiên cố bảo?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng dẫn phát vô biên điều quý báu của công đức thù thắng, vi diệu, không thoái chuyển, không tan hoại, như vậy gọi là Tam-ma-địa Kiên cố bảo.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, trong các pháp, không có tham chấp, vì các pháp luôn lìa tánh tướng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Điểm diệm trang nghiêm?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, luôn phát ra các thứ ánh sáng chiếu tỏa đến những chỗ tối tăm, lại dùng vô lượng công đức làm trang nghiêm, như vậy gọi là Tam-ma-địa Điểm diệm trang nghiêm.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Trừ khiển?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, diệt trừ vô biên phiền não, tập khí, như vậy gọi là Tam-ma-địa Trừ khiển.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Pháp cự?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, luôn chiếu rõ tự tướng, cộng tướng của các pháp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Pháp cự.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Tuệ đăng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chiếu rõ lý không, vô ngã của các pháp, như vậy gọi là Tam-ma-địa Tuệ đăng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Thú hướng bất thoái chuyển thần thông?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng dẫn phát vô lượng thần thông tối thắng, khó hàng phục, chẳng thoái chuyển, như vậy gọi là Tam-ma-địa Thú hướng bất thoái chuyển thần thông.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Giải thoát âm thanh văn tự?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thấy các pháp đẳng trì đã giải thoát các tướng âm thanh, văn tự, tịch diệt, như vậy gọi là Tam-mađịa Giải thoát âm thanh văn tự.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Cự xí nhiên?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, có oai đức của nó rất lớn, chiếu rõ các định, giống như ngọn đuốc bừng cháy, như vậy gọi là Tam-ma-địa Cự xí nhiên.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, làm cho tướng của chúng được trang nghiêm thanh tịnh, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, chẳng thấy tướng của chúng, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô trược nhẫn tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp, đạt được cái nhẫn không còn uế trược, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô trược nhẫn tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, diệu tướng các định, đều thể hiện đầy đủ, như vậy gọi là Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ tổng trì?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng thâu tóm giữ gìn hết sự thù thắng của các định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Cụ tổng trì.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất hỷ nhất thiết khổ lạc?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với tướng khổ lạc của các pháp đẳng trì, chẳng thích quán sát, như vậy gọi là Tam-ma-địa Bất hỷ nhất thiết khổ lạc.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tận hành tướng?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy có sự chấm dứt nơi hành tướng của các định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô tận hành tướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với tánh chánh, tánh tà nơi các pháp đẳng trì, luôn nhiếp phục các kiến chấp, đều khiến chẳng khởi, như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Đoạn tắng ái?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy có tướng ghét, tướng ưa của các pháp định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Đoạn tắng ái.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly vi thuận?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy có tướng thuận, tướng nghịch của các pháp định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Ly vi thuận.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu minh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các pháp đẳng trì, hoặc rõ, hoặc mờ, đều không thấy, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô cấu minh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Cực kiên cố?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các pháp đẳng trì đều được kiên cố, như vậy gọi là Tam-ma-địa Cực kiên cố.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Mãn nguyệt tịnh quang?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến công đức của các pháp đẳng trì được đầy đủ, như mặt trăng trong sáng, tròn đầy làm nước các biển cả dâng lên, như vậy gọi là Tam-ma-địa Mãn nguyệt tịnh quang.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Đại trang nghiêm?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các pháp đẳng trì thành tựu trang nghiêm lớn lao, hy hữu, vi diệu, như vậy gọi là Tam-mađịa Đại trang nghiêm.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô nhiệt điển quang?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, phóng ánh sáng trong mát, chiếu các loại hữu tình, khiến dứt hết mọi thứ tối tăm, độc hại, nóng bức, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô nhiệt điển quang. –Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Năng chiếu nhất thiết thế gian?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chiếu các pháp đẳng trì và các pháp, khiến cho các loài hữu tình đều được hiểu rõ, như vậy gọi là Tam-ma-địa Năng chiếu nhất thiết thế gian.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Năng cứu nhất thiết thế gian?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng cứu độ các thứ lo sầu, khổ não của thế gian, như vậy gọi là Tam-ma-địa Năng cứu nhất thiết thế gian.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy sự sai biệt giữa định và tánh của các pháp đẳng trì, như vậy gọi là Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thông tỏ đầy đủ tính chất bình đẳng hữu trần, vô trần của các định và các pháp, như vậy gọi là Tamma-địa Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, chẳng thấy sự sai biệt giữa tánh và tướng có tranh biện không tranh biện của các pháp và các định, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô sào huyệt, vô tiêu xí, vô ái lạc?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, phá hết các sào huyệt, bỏ hết các cờ lịnh, đoạn các ái lạc, không hề chấp trước, như vậy gọi là Tamma-địa Vô sào huyệt, vô tiêu xí, vô ái lạc.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Khí trung dũng xuất?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các pháp đẳng trì xuất sinh các công đức, như phước lực trời mà thức ăn trong bát hiện ra, như vậy gọi là Tam-ma-địa Khí trung dũng xuất.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiêu chư phiền não?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đốt cháy các phiền não chẳng sót tí nào, như vậy gọi là Tam-ma-địa Thiêu chư phiền não.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Đại trí tuệ cự?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, luôn phát ánh sáng trí tuệ soi thấu tất cả, như vậy gọi là Tam-ma-địa Đại trí tuệ cự.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Xuất sinh thập lực?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến mười lực của Phật mau được viên mãn, như vậy gọi là Tam-ma-địa Xuất sinh thập lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Khai xiển?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thường vì các hữu tình, khai mở xiển dương chánh pháp thâm diệu, khiến mau giải thoát đại khổ sinh tử, như vậy gọi là Tam-ma-địa Khai xiển.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Hoại thân ác hạnh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, tuy chẳng thấy có thân, nhưng luôn dứt các hạnh ác của thân, như vậy gọi là Tam-ma-địa Hoại thân ác hạnh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Hoại ngữ ác hạnh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, tuy chẳng thấy có tiếng, nhưng luôn dứt các hạnh ác của lời nói, như vậy gọi là Tam-ma-địa Hoại ngữ ác hạnh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Hoại ý ác hạnh?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, tuy chẳng thấy có tâm nhưng luôn dứt các hạnh xấu ác của ý, như vậy gọi là Tam-ma-địa Hoại ý ác hạnh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện quán sát?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các loài hữu tình có khả năng khéo quán sát và hiểu rõ căn tánh để mà độ thoát, như vậy gọi là Tam-ma-địa Thiện quán sát.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Như hư không?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các loài hữu tình, có khả năng đem lại lợi ích cho khắp cả, mà tâm bình đẳng như hư không rộng lớn, như vậy gọi là Tam-ma-địa Như hư không.

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không?

–Thiện Hiện, nếu khi an trú Tam-ma-địa này, quán các pháp, đều không sở hữu, giống như hư không, không nhiễm, không đắm, như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không.

Thiện Hiện, có vô lượng trăm ngàn pháp Tamma-địa như vậy, nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bốn Niệm trụ. Những gì là bốn? Đó là thân niệm trụ, thọ niệm trụ, tâm niệm trụ, pháp niệm trụ.

Thiện Hiện, thân niệm trụ là khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về thân, luôn mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với bên ngoài thân, trú quán khắp thân, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về thân, luôn mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với cả trong ngoài thân, trú quán khắp thân, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Thiện Hiện, đó là niệm trụ về thân của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện, thọ niệm trụ là các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với bên trong thọ, trụ quán khắp thọ, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về thọ, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với bên ngoài thọ, trú quán khắp thọ, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về thọ, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri; vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với cả trong và ngoài thọ, trú quán khắp thọ, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về thọ, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Thiện Hiện, đó là niệm trụ về thọ của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện, tâm niệm trụ là, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với bên trong tâm, trụ quán khắp tâm, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về tâm, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với bên ngoài tâm, trú quán khắp tâm, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về tâm, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri; vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với cả trong và ngoài tâm, trú quán khắp tâm, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về tâm, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Thiện Hiện, đó là niệm trụ về tâm của Đại Bồ-tát.

Thiện Hiện, pháp niệm trụ là khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với bên trong pháp, trụ quán khắp pháp, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về pháp, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với bên ngoài pháp, trú quán khắp pháp, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về pháp, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri; vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối với cả trong và ngoài pháp, trú quán khắp pháp, nhưng rốt ráo không khởi tầm tư về pháp, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu nơi thế gian. Thiện Hiện, đó là niệm trụ về pháp của Đại Bồ-tát.

QUYỂN 53

PHẨM 15: BIỆN MINH VỀ ĐẠI THỪA (3)

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong lẫn bên ngoài của thân, thọ, tâm, pháp, trụ quán khắp thân, thọ, tâm, pháp, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, khi đi biết là đi, khi đứng biết là đứng, khi ngồi biết là ngồi, khi nằm biết là nằm, cứ như thế, như thế, sự sai khác về oai nghi của tự thân như thế nào, biết chính xác đầy đủ. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, biết chính xác qua lại, biết chính xác nhìn ngắm, biết chính xác cúi xuống ngẩng lên, biết chính xác về co duỗi, mặc y Tănggià-lê, cầm nắm y bát, ăn, uống, nằm nghỉ, kinh hành, ngồi đứng, đón tiếp, thức ngủ, nói im, vào ra các định đều nhớ biết chính xác. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, khi hít vào biết như thật thở vào, khi thở ra biết như thật thở ra; khi hít vào dài, biết như thật hít vào dài, khi thở ra dài, biết như thật thở ra dài; khi hít vào ngắn, biết như thật hít vào ngắn, khi thở ra ngắn, biết như thật thở ra ngắn. Như thợ bánh xe hoặc học trò của ông ta, khi sức bánh xe quay nhiều vòng biết như thật sức bánh xe quay nhiều vòng, khi sức bánh xe quay ít vòng biết như thật sức bánh xe quay ít vòng. Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, hít vào, thở ra, hoặc dài, hoặc ngắn, đều biết như thật, cũng lại như vậy. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồtát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, nghĩ biết như thật về bốn giới sai biệt đó là địa giới, thủy, hỏa, phong giới, như người đồ tể giỏi hoặc học trò của ông ta, giết chết trâu, lại dùng dao bén, cắt xẻ thân trâu, chia làm bốn phần, hoặc ngồi, đứng luôn quán biết như thật. Các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, nghĩ biết như thật, sự sai biệt của bốn giới địa, thủy, hỏa, phong, cũng lại như vậy. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, nghĩ biết như thật, từ đầu đến chân, đầy dẫy các loại bất tịnh trong đó, ngoài là lớp da mỏng bao bọc, đó là tóc lông, móng răng, da, máu thịt, gân, mạch, xương, tủy, tim, gan, tỳ, thận, phổi, mật, dạ dày, ruột già, ruột non, phân, nước tiểu, nước miếng, nước mũi, nước dãi, nước mắt, cáu, bẩn, mồ hôi, đàm, mủ, mỡ lá, màng óc, ghèn, cứt ráy, những loại bất tịnh như vậy đầy dẫy trong thân, như trong kho của nông phu hoặc các trưởng giả chứa đầy các thứ tạp cốc, đó là nếp, mè, lúa tẻ, đậu, lúa mì,... có người sáng mắt mở kho thấy hết, liền biết như thật, trong đó chỉ có các thứ tạp cốc như nếp, mè, lúa tẻ...; các Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, nghĩ biết như thật, từ chân đến đầu, chỉ có các thứ bất tịnh hôi thối đầy dẫy trong đó, rốt cuộc cũng lại như vậy; người trí nào ai xem quý thân này, chỉ có phàm phu mê lầm đắm trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng, quán tử thi vất bỏ, tử thi trải qua một ngày, hoặc trải qua hai ngày, cho đến bảy ngày, tử thi ấy phình trướng, biến thành màu xanh, bầm, thối rữa, da thủng, mủ máu chảy ra, thấy sự ấy rồi, tự nghĩ thân mình, cũng có tính chất như vậy, có đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, rốt cuộc rồi cũng như vậy; người trí, nào có ai xem quý thân này, chỉ có kẻ ngu si mê lầm đắm trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng, quán tử thi vất bỏ, tử thi trải qua một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, bị các loài cầm thú như chim điêu, thứu, quạ, bồ cắt, xi, kiêu, hổ, báo, chồn, sói, dã can, chó... hoặc mổ, hoặc bấu, xương thịt rơi rớt, cắn rứt mổ ăn; thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình, cũng có tính chất như vậy, đầy đủ các hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, rốt cuộc rồi cũng như vậy; người trí nào có ai xem quý thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm đắm trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ cầm thú ăn rồi, tử thi tan rã nhầy nhụa gớm ghiết, máu mủ tràn lan, có vô lượng trùng dòi lúc nhúc, hôi thối ghê tởm hơn là chó chết, thấy việc ấy rồi, tự nghĩ thân mình, cũng có tính chất như vậy, đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, rốt cuộc rồi cũng thế; người trí nào có ai xem quý thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm, chấp trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ, trùng dòi ăn rồi, thịt rã xương rơi, lóng đốt liền nhau, gân ràng máu dính, chỉ còn thịt thối rữa; thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình, cũng có tính chất như vậy, đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, rốt cuộc rồi cũng như thế; người trí nào có ai xem quý thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm, chấp trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng, quán tử thi vứt bỏ, còn bộ xương, máu thịt đều hết, chỉ còn gân gắn liền; thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình, cũng có tính chất như vậy, đầy đủ những hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, rốt cuộc rồi cũng thế; người trí nào có ai xem quý thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm, chấp trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng, quán tử thi vứt bỏ, chỉ còn sót lại ít xương, màu xương trắng xác như ốc tuyết kha, các gân tan nát, lóng đốt rời rã; thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình, cũng có tính chất như vậy, đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, rốt cuộc rồi cũng thế; người trí nào có ai xem quý thân này, chỉ những kẻ ngu si mê lầm mới chấp trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng, quán tử thi vứt bỏ, đã thành xương trắng, lóng đốt phân tán, vung vãi khắp nơi, đó là xương bàn chân, ống chân, đầu gối, đùi vế, bàn tọa, sống, xương sườn, xương ngực, bắp tay, cánh tay, bàn tay, cổ sau, xương cằm, xương má, xương đầu, mỗi xương nằm riêng một chỗ; thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình, cũng có tính chất như vậy, đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, rốt cuộc rồi cũng như thế; người trí nào ai xem quý thân này, chỉ kẻ ngu si mới mê lầm tham trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng, quán tử thi vứt bỏ, hài cốt ngổn ngang, gió thổi, mưa chan, nắng đốt, sương phủ, trãi nhiều năm tháng, màu như tuyết kha; thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình, cũng có tính chất như vậy, đầy đủ những hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng như thế; người trí nào ai xem quý thân này, chỉ những kẻ ngu si mới mê lầm chấp trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng, quán tử thi vứt bỏ, xương còn vung vãi trên mặt đất, trải nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, xương biến thành màu xanh, giống như màu chim cáp, hoặc có xương mục, nát bủn như bụi, hòa lẫn trong đất, chẳng thể phân biệt; thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình, cũng có tính chất như vậy, đầy đủ những hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, rốt cuộc rồi cũng thế; người trí nào có ai xem quý thân này, chỉ những kẻ ngu si mới mê lầm chấp trước. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bên trong thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với sự sai biệt của bên trong thân như vậy, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian; đối với bên ngoài thân, trụ quán khắp thân, đối với cả trong lẫn ngoài thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian, tùy theo sở thích, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với cả trong lẫn ngoài của cả thọ, tâm, pháp, trụ quán khắp thọ, tâm, pháp, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục mọi tham lam ưu sầu của thế gian.

Thiện Hiện, như vậy, Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với cả trong lẫn ngoài thân và thọ, tâm, pháp, khi trụ quán khắp thân, thọ, tâm, pháp, tuy quán như vậy mà không có sở đắc. Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn?

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với các pháp ác bất thiện chưa sinh, thì đừng cho sinh, nên sinh ý muốn thúc đẩy, phát khởi sự siêng năng chân chính, thúc giục tâm giữ tâm, đó là Chánh đoạn thứ nhất.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với các pháp ác bất thiện đã sinh, thì làm cho đoạn trừ vĩnh viễn, nên sinh ý muốn thúc đẩy phát khởi sự siêng năng chân chính, thúc giục tâm giữ tâm, đó là Chánh đoạn thứ hai.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, pháp thiện chưa sinh, thì khiến cho phát sinh, nên sinh ý muốn thúc đẩy phát khởi sự siêng năng chân chính, thúc giục tâm giữ tâm, đó là Chánh đoạn thứ ba.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, pháp thiện đã sinh, thì khiến cho an trụ, chẳng hề quên làm cho luôn tăng trưởng, mở rộng, càng thêm tốt đẹp viên mãn, nên sinh ý muốn thúc đẩy phát khởi sự siêng năng chân chính, thúc giục tâm giữ tâm, đó là Chánh đoạn thứ tư.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bốn Thần túc. Những gì là bốn?

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu thần túc Dục Tam-ma-địa đoạn hành thành tựu, nương vào sự xa lìa, nương vào không nhiễm trước, nương vào đoạn diệt, hồi hướng xả, đó là thần túc thứ nhất.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu thần túc Cần Tam-ma-địa đoạn hành thành tựu, nương vào sự xa lìa, nương vào không nhiễm trước, nương vào đoạn diệt, hồi hướng xả, đó là thần túc thứ hai.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu thần túc Tâm Tam-ma-địa đoạn hành thành tựu, nương vào sự xa lìa, nương vào không nhiễm trước, nương vào đoạn diệt, hồi hướng xả, đó là thần túc thứ ba.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu thần túc Quán Tam-ma-địa đoạn hành thành tựu, nương vào sự xa lìa, nương vào không nhiễm trước, nương vào đoạn diệt, hồi hướng xả, đó là thần túc thứ tư.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là năm Căn. Những gì là năm?

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, đối tượng tu hành là Tín căn, Tinh tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là năm Lực. Những gì là năm?

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, đối tượng tu hành là Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bảy chi Đẳng giác. Những gì là bảy?

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối tượng tu hành là Niệm đẳng giác, Trạch pháp đẳng giác, Tinh tấn đẳng giác, Hỷ đẳng giác, Khinh an đẳng giác, Định đẳng giác, Xả đẳng giác, nương vào sự xa lìa, nương vào không nhiễm trước, nương vào đoạn diệt, hồi hướng xả.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là tám chi Thánh đạo. Những gì là tám?

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối tượng tu hành là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, nương vào sự xa lìa, nương vào không nhiễm trước, nương vào đoạn diệt, hồi hướng xả.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là ba Tam-ma-địa. Những gì là ba?

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán tự tướng của các pháp đều là không, tâm được an trụ, gọi là pháp môn giải thoát Không, cũng gọi là Tam-ma-địa Không, đó là Tam-ma-địa thứ nhất.

Nếu Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, vì quán tự tướng của các pháp là không, nên đều không có tướng, tâm được an trụ, gọi là pháp môn giải thoát Vô tướng, cũng gọi là Tam-ma-địa Vô tướng, đó là Tam-ma-địa thứ hai.

Nếu Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, vì quán tự tướng của các pháp là không, nên đều không có sở nguyện, tâm được an trụ, gọi là pháp môn giải thoát Vô nguyện, cũng gọi là Tam-ma-địa Vô nguyện, đó là Tam-ma-địa thứ ba.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là Pháp trí, Loại trí, Thế tục trí, Tha tâm trí, Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí, Tận trí, Vô sinh trí, Như thật trí, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồtát.

Tôn giả Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào là Pháp trí?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ về sự chuyển biến nơi các tướng sai biệt của năm uẩn..., đó là Pháp trí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Loại trí?

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết về uẩn, giới, xứ và các duyên khởi, hoặc tổng, hoặc biệt là vô thường..., đó là Loại trí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Thế tục trí?

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết tất cả pháp là danh tự giả bày, đó là Thế tục trí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tha tâm trí?

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết tâm, các pháp tâm sở của hữu tình và tu hành chứng diệt, đó là Tha tâm trí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Khổ trí?

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ về khổ nên chẳng thọ sinh, đó là Khổ trí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tập trí?

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ về tập nên đoạn trừ vĩnh viễn, đó là Tập trí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Diệt trí?

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ về diệt nên tác chứng, đó là Diệt trí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đạo trí?

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ về đạo nên dốc tu tập, đó là Đạo trí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tận trí?

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ về tham, sân, si hết, đó là Tận trí. –Bạch Thế Tôn, thế nào là Vô sinh trí?

–Thiện Hiện, nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết có cõi đến của chúng sinh chẳng sinh lại, đó là Vô sinh trí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Như thật trí?

–Thiện Hiện, trí Nhất thiết, trí Nhất thiết tướng của Như Lai, đó là Như thật trí.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là ba vô lậu căn. Những gì là ba? Đó là vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào là vị tri đương tri căn? Phật dạy:

−Thiện Hiện, nếu các hành giả, đối với các Thánh đế, chưa được hiện quán, chưa được Thánh quả, nhưng có tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, đó gọi là vị tri đương tri căn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là dĩ tri căn?

–Thiện Hiện, nếu các hành giả, đối với các Thánh đế, đã được hiện quán, đã được Thánh quả, lại có tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, đó là dĩ tri căn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là cụ tri căn?

–Thiện Hiện, các hành giả hoặc là A-la-hán, hoặc là Độc giác, hoặc là Bồ-tát, đã trụ Thập địa, hoặc là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, đó là cụ tri căn.

Thiện Hiện, ba căn như vậy, nếu ai lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là ba Tam-ma-địa. Những gì là ba? Đó là Tam-ma-địa có tầm có tứ, Tam-ma-địa không tầm chỉ có tứ, Tam-ma-địa không tầm không tứ.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào là Tam-ma-địa có tầm có tứ?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm, có tứ, ly sinh hỷ lạc, nhập tĩnh lự ban đầu và an trú trọn vẹn trong đó, đó là Tam-ma-địa có tầm có tứ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tam-ma-địa không tầm chỉ có tứ?

–Thiện Hiện, nếu là định ở khoảng giữa tĩnh lự ban đầu và tĩnh lự thứ hai, đó là Tam-ma-địa không tầm chỉ có tứ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tam-ma-địa không tầm không tứ?

–Thiện Hiện, nếu là tĩnh lự thứ ba cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là Tam-ma-địa không tầm không tứ.

Thiện Hiện, với ba Tam-ma-địa như vậy, nếu ai lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là mười tùy niệm. Những gì là mười? Đó là tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiên, tùy niệm tịch tĩnh, xa lìa, tùy niệm hơi thở ra vào, tùy niệm thân, tùy niệm về sự chết.

Thiện Hiện, với mười tùy niệm như vậy, nếu ai lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát nghĩa là đối với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ... có bao nhiêu pháp thiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là mười lực của Phật. Những gì là mười? Đó là Xứ phi xứ trí lực, Nghiệp dị thục trí lực, Chủng chủng giới trí lực, Chủng chủng thắng giải trí lực, Căn thắng liệt trí lực, Biến hành hành trí lực, Tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí tạp nhiễm thanh tịnh trí lực, Túc trụ tùy niệm trí lực, Tử sinh trí lực, Lậu tận trí lực.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào là Xứ phi xứ trí lực?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết như thật về tướng xứ phi xứ của các pháp nhân quả..., đó là Xứ phi xứ trí lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Nghiệp dị thục trí lực?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ như thật về hình tướng của các nghiệp pháp và các thứ nhân quả phải chịu ở quá khứ, vị lai, hiện tại của các loài hữu tình, đó là Nghiệp dị thục trí lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Chủng chủng giới trí lực?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ như thật về hình tướng cảnh giới vô lượng của các loài hữu tình, đó là Chủng chủng giới trí lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Chủng chủng thắng giải trí lực?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ như thật về tướng thắng giải vô lượng của các loại hữu tình, đó là Chủng chủng thắng giải trí lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Căn thắng liệt trí lực?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ như thật về hình tướng căn hơn kém của các loài hữu tình, đó là Căn thắng liệt trí lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Biến hành hành trí lực?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ như thật về hình tướng hoạt động cùng khắp của các loài hữu tình, đó là Biến hành hành trí lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí tạp nhiễm thanh tịnh trí lực?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ như thật về các hình tướng tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, tạp nhiễm, thanh tịnh, căn, lực, giác chi, đạo chi... của các loài hữu tình, đó là Tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí tạp nhiễm thanh tịnh trí lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Túc trụ tùy niệm trí lực?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ như thật về hình tướng, việc ở vô lượng vô số đời trước của các loài hữu tình, đó là Túc trụ tùy niệm trí lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tử sinh trí lực?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ như thật về hình tướng nơi vô lượng vô số việc sinh tử của các loài hữu tình, đó là Tử sinh trí lực.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Lậu tận trí lực?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết rõ như thật: Các lậu dứt hẳn, tâm vô lậu giải thoát, tuệ vô lậu giải thoát, ở trong hiện pháp, tự tác chứng, an trú hoàn toàn, có khả năng chánh tri “Việc sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ thân sau”, đó là Lậu tận trí lực.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bốn vô sở úy. Những gì là bốn? Đó là Chánh đẳng giác vô úy, Lậu tận vô úy, Chướng pháp vô úy, Tận khổ đạo vô úy.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào là Chánh đẳng giác vô úy?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự xưng ta là Bậc Chánh Đẳng Giác, cho dù có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế tục nào khác, dựa vào pháp lập vấn nạn và nghĩ nhớ nói rằng, đối với pháp ấy, chẳng phải là Chánh đẳng giác, Ta đối với vấn nạn kia, thấy rõ là không có lý do. Vì đối với vấn nạn kia, thấy không có lý do, nên được an trú trong yên ổn, không sợ, không hãi; tự xưng ta ở ngôi vị Đại Tiên tôn quý, ở trong đại chúng, chính thức gầm lên tiếng rống sư tử, chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu; bánh xe đó thanh tịnh, chánh chân vô thượng. Tất cả Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế tục nào khác đều không ai có khả năng chuyển bánh xe pháp như vậy, đó là Chánh đẳng giác vô úy.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Lậu tận vô úy?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự xưng ta đã dứt hẳn các lậu, dù có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế tục nào khác, dựa vào pháp lập vấn nạn và nghĩ nhớ nói rằng, các lậu như vậy, chưa dứt hẳn, ta đối với sự vấn nạn kia, thấy không có lý do, nên được an trú trong yên ổn, không sợ, không hãi; tự xưng ta ở ngôi vị Đại Tiên tôn quý, ở trong đại chúng, chính thức gầm lên tiếng rống sư tử, chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu. Bánh xe đó thanh tịnh, chánh chân vô thượng; tất cả Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế tục nào khác đều không ai có khả năng chuyển bánh xe pháp như vậy, đó là Lậu tận vô úy.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Chướng pháp vô úy?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, vì các đệ tử thuyết giảng về các pháp làm chướng ngại đạo, dù có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế tục nào khác, dựa vào pháp lập vấn nạn và nghĩ nhớ nói rằng, làm theo pháp này chẳng có khả năng gây chướng ngại cho đạo; ta đối với sự vấn nạn kia, thấy rõ là không có lý do; vì đối với sự vấn nạn kia, thấy không có lý do, nên được an trú trong sự yên ổn, không sợ, không hãi. Tự xưng, ta ở ngôi vị Đại Tiên tôn quý, ở trong đại chúng chính thức gầm lên tiếng rống sư tử, chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu; bánh xe này thanh tịnh, chánh chân vô thượng; các Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế tục nào khác đều không ai có khả năng chuyển bánh xe pháp như vậy, đó là Chướng pháp vô úy.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Tận khổ đạo vô úy?

–Thiện Hiện, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, vì các đệ tử thuyết giảng đạo dứt hết khổ, dù có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế tục nào khác, dựa vào pháp lập vấn nạn và nghĩ nhớ nói rằng, tu đạo này, chẳng thể dứt hết khổ. Ta đối với sự vấn nạn kia, thấy rõ là không có lý do; vì đối với sự vấn nạn kia, thấy không có lý do, nên được an trú trong sự yên ổn, không sợ, không hãi; tự xưng ta ở ngôi vị Đại Tiên tôn quý, ở trong đại chúng, chính thức gầm lên tiếng rống sư tử, chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu. Bánh xe này thanh tịnh, chánh chân vô thượng; các Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế tục nào khác đều không ai có khả năng chuyển bánh xe pháp như vậy, đó là Tận khổ đạo vô úy.

Thiện Hiện nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bốn sự hiểu biết thông suốt. Những gì là bốn? Đó là sự hiểu biết thông suốt về nghĩa, sự hiểu biết thông suốt về pháp, sự hiểu biết thông suốt về từ, sự hiểu biết thông suốt về biện luận.

Thiện Hiện, với bốn sự hiểu biết thông suốt như vậy, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, năm loại mắt, sáu phép thần thông, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Thiện Hiện, với các pháp như vậy, nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là mười tám pháp Phật bất cộng. Những gì là mười tám? Đó là: Ta, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, từ đêm mới chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột cho đến đêm cuối cùng, việc làm đã xong, nhập Vô dư y Đại Niết-bàn, ở trong khoảng giữa, thường không lầm lẫn, không một lời vội vàng thô bạo, không một niệm lơ đễnh, không tâm bất định, không nghĩ mông lung, có chọn có bỏ, chí muốn không lùi, tinh tấn không lùi, niệm không lùi, giải thoát tri kiến không lùi, tất cả thân nghiệp trí là dẫn đầu tùy trí mà chuyển, tất cả ngữ nghiệp, trí là dẫn đầu tùy trí mà chuyển, tất cả ý nghiệp trí là dẫn đầu tùy trí mà chuyển, đối với đời quá khứ phát khởi trí kiến không đắm không ngại, đối với đời vị lai, phát khởi trí kiến không đắm không ngại, đối với đời hiện tại, phát khởi trí kiến không đắm không ngại. Thiện Hiện, mười tám pháp Phật bất cộng như vậy, đều lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Thiện Hiện, tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là các pháp môn văn tự Đà-la-ni.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào là pháp môn văn tự Đà-la-ni?

Phật dạy:

−Thiện Hiện, tánh bình đẳng của văn tự, tánh bình đẳng của ngôn ngữ, tánh bình đẳng của ngôn thuyết lý thú, hội nhập vào các pháp môn văn tự, đó là pháp môn văn tự Đà-la-ni.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là nhập vào các pháp môn văn tự?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện do nhập vào pháp môn chữ “Ả” (A) nên ngộ tất cả pháp vốn chẳng sinh; do nhập vào pháp môn chữ “lạc” (Ra), nên ngộ tất cả pháp lìa bụi bặm cấu uế; do nhập vào pháp môn chữ “bả” (Pa), nên ngộ thắng nghĩa của các pháp; do nhập vào pháp môn chữ “giả” (Ca), nên ngộ tính không sinh tử của các pháp; do nhập vào pháp môn chữ “na” (Na), nên ngộ tính không được mất, xa lìa danh tướng của các pháp; do nhập vào pháp môn chữ “lỏa” (La), nên ngộ tính xuất thế gian của các pháp, chi Ái trong nhân duyên vĩnh viễn chẳng hiện; do nhập vào pháp môn chữ “đà” (Da), nên ngộ tính điều phục, tịch tĩnh, chân như, bình đẳng, vô phân biệt của các pháp; do nhập vào pháp môn chữ “bà” (Ba), nên ngộ tính lìa ràng buộc của các pháp; do nhập vào pháp môn chữ “đồ” (Đa), nên ngộ tính xa lìa mọi nẻo nóng nảy, kiêu mạn, cấu uế của các pháp, được thanh tịnh; do nhập vào pháp môn chữ “sa” (Xa), nên ngộ tính không còn trở ngại của các pháp; do nhập vào pháp môn chữ “phược” (Va), nên ngộ tính dứt tuyệt mọi nẻo ngôn ngữ của các pháp; do nhập vào pháp môn chữ “đả” (Ta), nên ngộ tính chân như bất động của các pháp; do nhập vào pháp môn chữ “giã” (Ya), nên ngộ tính như thật chẳng sinh của các pháp; do nhập vào pháp môn chữ “trá” (Stha), nên ngộ các tướng chế ngự điều phục, giữ gìn duy trì của các pháp là chẳng thể đạt được; do nhập vào pháp môn chữ “ca” (Ka), nên ngộ tác giả của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “ta” (Sa), nên ngộ tính bình đẳng về thời gian của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “ma” (Ma), nên ngộ tánh ngã và ngã sở của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “già” (Ga), nên ngộ tánh tạo tác giữ lấy của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “tha” (Tha), nên ngộ xứ sở của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “xà” (Ja), nên ngộ sự sinh khởi của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “thấp phược” (Zva), nên ngộ tánh an ổn của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “đạt” (Dha), nên ngộ tánh của các pháp giới là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “xả” (Za), nên ngộ tánh tịch tĩnh của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “khư” (Kha), nên ngộ tánh như hư không của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “sằn” (Kxa), nên ngộ tánh cùng tận của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “tát đả” (Sta), nên ngộ tánh bảo vệ giữ gìn nẻo xứ phi xứ khiến chẳng động chuyển của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “nhã” (Jĩa), nên ngộ tánh được biết rõ của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “lật tha” (Ta), nên ngộ tánh chấp trước nghĩa của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “kha” (Ha), nên ngộ tánh tạo nhân của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “bạc” (Bha), nên ngộ tánh có thể phá hoại của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “xước” (Cha), nên ngộ tánh che khuất của dục lạc nơi tất cả pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “táp ma” (Sma), nên ngộ tánh có thể nhớ nghĩ của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “hạp phước” (Hva), nên ngộ tánh có thể vời gọi của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “ta” (Tsa), nên ngộ tánh dũng mãnh của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “kiện” (Gha), nên ngộ tánh bình đẳng rộng lớn của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “sai” (Ỉa), nên ngộ tánh phân chia, lôi kéo của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “noa” (Ịa), nên ngộ sự xa lìa mọi việc tranh cãi ồn ào, tính chất không lại, không qua, đi, đứng, nằm, ngồi của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “phả” (Pha), nên ngộ tính chất quả báo đầy đủ cùng khắp của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “tắt ca” (Ska), nên ngộ tánh tích tụ chứa nhóm của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “dật ta” (Ysa), nên ngộ tánh già suy của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “chước” (Zca), nên ngộ dấu vết tụ tập của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “tra” (Ta), nên ngộ tánh bức bách xua đuổi nhau của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; do nhập vào pháp môn chữ “trạch” (Ỉha), nên ngộ nẻo cứu cánh của các pháp là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện, các pháp môn văn tự như thế, là có khả năng ngộ nhập đến tận cùng nơi pháp không; trừ văn tự như thị, là biểu thị về cái không của các pháp lại chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Thiện Hiện, ý nghĩa của văn tự như thị là chẳng thể nói ra được, chẳng thể nêu bày làm cho hiển hiện được, chẳng thể chấp thủ, chẳng thể ghi chép giữ gìn, chẳng thể quán sát, vì nó luôn lìa các tướng.

Thiện Hiện, giống như hư không là nơi hướng về, gồm thâu của các vật, các pháp môn văn tự này, cũng lại như vậy. Nghĩa không của các pháp đều nhập vào pháp môn này mới được rõ bày.

Thiện Hiện, nhập vào chữ “” này... gọi là nhập vào các pháp môn văn tự. Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với việc nhập vào các pháp môn văn tự như vậy, đạt được trí thiện xảo, đối với mọi sự nói năng, phô diễn, thể hiện của các thứ âm thanh, ngôn ngữ đều không bị trở ngại; đối với tánh bình đẳng – không của các pháp có khả năng chứng đắc và duy trì hết; đối với các thứ âm thanh, ngôn ngữ đều đạt được thông suốt.

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát có thể nghe và nhập vào tướng ấn, cú ấn của các pháp môn văn tự như vậy, nghe rồi thọ trì, đọc tụng, quảng diễn, vì người khác giảng giải, chẳng ham danh lợi, do nhân duyên này mà đạt được hai mươi thứ công đức thù thắng. Những gì là hai mươi? Đó là được sự nhớ nghĩ mạnh mẽ, sâu sắc có được mọi sự hổ thẹn hơn hết, sức mạnh kiên cố, đạt được mọi sự thâm diệu tột cùng của pháp, hiểu biết luôn tăng trưởng dồi dào, trí tuệ thù thắng, biện tài vô ngại, pháp môn tổng trì, dứt trừ nghi hoặc, không giận hay ưa thích đối với lời nói nghịch thuận, an trú trong bình đẳng không cao thấp, thông suốt với âm thanh ngôn ngữ của hữu tình, uẩn hoàn hảo, xứ hoàn hảo, giới hoàn hảo, duyên khởi hoàn hảo, nhân hoàn hảo, duyên hoàn hảo, pháp hoàn hảo, được trí hoàn hảo, phân biệt hơn kém của căn, trí hoàn hảo biết tâm người khác, quán sát khéo léo về tinh tú niên lịch, trí thiện nhĩ hoàn hảo, trí túc trụ tùy niệm hoàn hảo, trí thần cảnh hoàn hảo, trí biết rõ về sống chết hoàn hảo, trí lậu tận hoàn hảo, trí hoàn hảo nêu bày về xứ phi xứ, mọi oai nghi, qua lại trên đường hết sức hoàn hảo.

Thiện Hiện, đó là được hai mươi thứ công đức thù thắng.

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện đạt được các pháp môn văn tự Đà-la-ni, nên biết, đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Phật bảo Thiện Hiện:

−Ông hỏi làm thế nào để biết Đại Bồ-tát phát tâm hướng đến Đại thừa ư?

Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, từ bậc này đến bậc khác, nên biết đó là Đại Bồ-tát phát tâm hướng đến Đại thừa. Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, từ bậc này đến bậc khác?

Phật dạy:

−Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát nhận biết tất cả pháp không từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu, vì sao? Vì các pháp không đi, không đến, không chỗ khởi hành, không có đích để tới, vì các pháp đó không biến hoại, Đại Bồ-tát ấy đối với chỗ khởi hành và chỗ đến, chẳng ỷ lại, chẳng tư duy, tuy tu sửa sự hành hóa ở bậc của mình mà chẳng thấy bậc ấy. Này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát khi tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa đã từ bậc này đạt đến bậc khác.

Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Đại Bồ-tát tu sửa sự hành hóa ở bậc của mình?

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ ở bậc ban đầu là Cực hỷ, nên khéo tu sửa mười thứ hành hóa thù thắng. Những gì là mười? Một là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp ý lạc thù thắng thanh tịnh, vì ý lạc thù thắng ấy, chẳng thể nắm bắt được; hai là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp tâm bình đẳng đối với các loài hữu tình, vì các loài hữu tình chẳng thể nắm bắt được; ba là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp bố thí, vì người cho, kẻ nhận và vật được cho, đều chẳng thể nắm bắt được; bốn là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp thân cận thiện hữu, vì thiện hữu, ác hữu không có hai tướng; năm là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp cầu pháp, vì các pháp được cầu là chẳng thể nắm bắt được; sáu là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp thường ưa xuất gia, vì xả bỏ nhà cửa chẳng thể nắm bắt được; bảy là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp mến thích thân Phật, vì các tướng tốt và vẻ đẹp kèm theo đều chẳng thể nắm bắt được; tám là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp khai mở xiển dương giáo pháp, vì pháp được phân biệt là chẳng thể nắm bắt được; chín là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp phá trừ kiêu mạn, vì tính chất hưng thạnh của các pháp là chẳng thể nắm bắt được; mười là lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu sửa nghiệp ngôn ngữ chân thật, thường hằng vì tánh của các loại ngôn ngữ chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi an trú bậc ban đầu là Cực hỷ, nên khéo tu sửa mười nẻo hành hóa thù thắng như vậy.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi tu bậc thứ hai là Ly cấu địa, đối với tám pháp nên dốc tư duy, tu tập khiến mau được viên mãn. Những gì là tám? Một là cấm giới thanh tịnh; hai là tri ân báo ân; ba là trụ sức an nhẫn; bốn là thọ hoan hỷ thù thắng; năm là không bỏ loài hữu tình; sáu là thường khởi đại Bi; bảy là đối với các Sư trưởng, đem tâm kính tín để thăm hỏi, làm theo lời dạy, cúng dường, tưởng như phụng sự Phật; tám là dốc sức tu tập Ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ hai là Ly cấu địa, nên đối với tám pháp dốc tư duy, tu tập, khiến mau được viên mãn.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi tu bậc thứ ba là Phát quang, nên trụ nơi năm pháp. Những gì là năm? Một là dốc cầu đa văn, thường không nhàm chán, không cho là đủ đối với pháp đã nghe, không chấp trước văn tự; hai là lấy tâm không nhiễm, thường hành pháp thí, tuy mở rộng giáo hóa mà không tự cao; ba là vì muốn làm nghiêm tịnh quốc độ mà trồng các căn lành, tuy là để hồi hướng mà chẳng tự đề cao; bốn là vì giáo hóa hữu tình, tuy chẳng tỏ ra mệt mỏi chán nản với việc sinh tử vô biên mà chẳng tự cao; năm là tuy trụ nơi sự hổ thẹn mà không chấp trước.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ ba là Phát quang, nên thường an trú năm pháp như vậy.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ tư là Diệm tuệ, phải nên trụ mười pháp, thường thực hành chẳng bỏ. Những gì là mười? Một là ở các nơi chốn thanh vắng, thường chẳng xa lìa; hai là luôn tỏ ra ít ham muốn; ba là vui vẻ biết đủ; bốn là thường chẳng lìa bỏ công đức đầu đà; năm là đối với các học xứ chưa từng xả bỏ; sáu là đối với dục lạc nên hết sức sinh nhàm chán xa lìa; bảy là thường ưa phát khởi tâm vắng lặng; tám là bỏ các sở hữu; chín là tâm chẳng ngưng trệ chìm đắm; mười là đối với mọi sở hữu không có gì luyến tiếc đoái hoài.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ tư là Diệm tuệ, nên an trú mười pháp như vậy, thường hành chẳng bỏ.

QUYỂN 54

PHẨM 15: BIỆN MINH VỀ ĐẠI THỪA (4)

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ năm là Cực nan thắng, phải xa lìa mười pháp. Những gì là mười? Một là phải xa lìa nhà ở; hai là phải xa lìa Bí-sô-ni; ba là phải xa lìa các gia đình keo kiệt; bốn là phải xa lìa chúng hội tranh cãi giận hờn; năm là phải xa lìa việc khen mình chê người; sáu là phải xa lìa mười nghiệp đạo bất thiện; bảy là phải xa lìa việc tăng thượng kiêu mạn ngạo nghễ; tám là phải xa lìa việc điên đảo; chín là phải xa lìa việc do dự; mười là phải xa lìa tham, sân, si.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát, khi trụ bậc thứ năm là Cực nan thắng, phải thường xa lìa mười pháp như vậy.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ sáu là Hiện tiền phải dốc làm viên mãn sáu pháp. Những gì là sáu? Một là phải dốc làm viên mãn Bố thí ba-la-mật-đa; hai là phải dốc làm viên mãn Tịnh giới ba-la-mật-đa; ba là phải dốc làm viên mãn An nhẫn ba-la-mật-đa; bốn là phải dốc làm viên mãn Tinh tấn ba-la-mật-đa; năm là phải dốc làm viên mãn Tĩnh lự ba-la-mật-đa; sáu là phải dốc làm viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại, phải xa lìa sáu pháp. Những gì là sáu? Một là phải xa lìa tâm Thanh văn; hai là phải xa lìa tâm Độc giác; ba là phải xa lìa tâm nhiệt não; bốn là thấy kẻ hành khất đến, tâm chẳng bực bội lo lắng; năm là bỏ vật sở hữu tâm không lo buồn hối tiếc; sáu là đối với kẻ đến cầu xin, hoàn toàn chẳng kiêu ngạo dối gạt. Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ sáu là Hiện tiền, phải dốc làm viên mãn sáu pháp như vậy và phải xa lìa sáu pháp như vậy.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ bảy là Viễn hành, phải xa lìa hai mươi pháp. Những gì là hai mươi? Một là phải xa lìa chấp ngã, chấp hữu tình cho đến chấp cái biết, chấp cái thấy; hai là phải xa lìa chấp đoạn; ba là phải xa lìa chấp thường; bốn là phải xa lìa chấp tướng; năm là phải xa lìa chấp nhân... kiến; sáu là phải xa lìa chấp danh sắc; bảy là phải xa lìa chấp uẩn; tám là phải xa lìa chấp xứ; chín là phải xa lìa chấp giới; mười là phải xa lìa chấp Thánh đế; mười một là phải xa lìa chấp duyên khởi; mười hai là phải xa lìa chấp trụ trước ba cõi; mười ba là phải xa lìa chấp tất cả pháp; mười bốn là phải xa lìa chấp như lý hoặc chẳng như lý của tất cả pháp; mười lăm là phải xa lìa kiến chấp nương vào Phật; mười sáu là phải xa lìa kiến chấp nương vào Pháp; mười bảy là phải xa lìa kiến chấp nương vào Tăng; mười tám là phải xa lìa kiến chấp nương vào giới; mười chín là phải xa lìa sự sợ hãi pháp không; hai mươi là phải xa lìa sự chống trái tánh không. Lại phải dốc làm viên mãn hai mươi pháp. Những gì là hai mươi? Một là phải dốc làm viên mãn việc thông đạt cái không; hai là phải làm viên mãn việc chứng đắc vô tướng; ba là phải làm viên mãn việc hiểu biết vô nguyện; bốn là phải làm viên mãn ba luân thanh tịnh; năm là phải làm viên mãn tâm thương xót loài hữu tình và đối với loài hữu tình luôn dứt mọi nẻo chấp trước; sáu là phải làm viên mãn những nhận thức bình đẳng về tất cả các pháp và ở trong đó không có sự chấp trước; bảy là phải làm viên mãn những nhận thức bình đẳng về các loài hữu tình và ở trong đó không có sự chấp trước; tám là phải làm viên mãn việc thông đạt lý thú chân thật và ở trong đó, không có sự chấp trước; chín là phải làm viên mãn trí Vô sinh nhẫn; mười là phải làm viên mãn việc ngôn thuyết tất cả pháp đều quy về lý nhất tướng; mười một là phải làm viên mãn việc diệt trừ phân biệt; mười hai là phải làm viên mãn việc xa lìa các tướng; mười ba là phải làm viên mãn việc xa lìa các kiến chấp; mười bốn là phải làm viên mãn việc xa lìa phiền não; mười lăm là phải làm viên mãn bậc Xa-ma-tha (Chỉ), Tỳ-bát-xá-na (Quán); mười sáu là phải làm viên mãn việc điều phục tâm tánh; mười bảy là phải làm viên mãn việc tịch tĩnh tâm tánh; mười tám là phải làm viên mãn tánh Vô ngại trí; mười chín là phải làm viên mãn việc không ái nhiễm; hai mươi là phải làm viên mãn việc tùy theo ý muốn, đến các cõi Phật, tự hiện thân trong chúng hội của Phật.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ bảy là Viễn hành, phải xa lìa hai mươi pháp như vậy và phải dốc sức làm viên mãn hai mươi pháp như vậy.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ tám là Bất động, phải làm viên mãn bốn pháp. Những gì là bốn? Một là phải làm viên mãn việc ngộ nhập tâm hạnh của các loài hữu tình; hai là phải làm viên mãn các thần thông diệu dụng; ba là phải làm viên mãn nhận thấy các cõi Phật; và như sự nhận thấy ấy mà tự trang nghiêm các cõi Phật; bốn là phải làm viên mãn việc cúng dường, thừa sự chư Phật Thế Tôn, đối với thân Như Lai, luôn quán sát như thật.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ tám là Bất động, phải làm viên mãn bốn pháp như vậy.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ chín là Thiện tuệ, phải làm viên mãn bốn pháp. Những gì là bốn? Một là phải làm viên mãn hiểu biết về trí căn cơ hơn, kém của các hữu tình; hai là phải làm viên mãn việc nghiêm tịnh cõi Phật; ba là phải làm viên mãn pháp đẳng trì như huyễn thường nhập vào các định; bốn là phải làm viên mãn tùy theo căn lành thuần thục của các hữu tình mà nhập vào các cõi, tự hiện hóa sinh.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ chín là Thiện tuệ, phải làm viên mãn bốn pháp như vậy.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ mười là Pháp vân, phải làm viên mãn mười hai pháp. Những gì là mười hai? Một là phải làm viên mãn đại nguyện nhiếp thọ vô biên xứ sở, tùy theo sở nguyện đều được viên mãn; hai là phải làm viên mãn cái trí nhận biết về âm thanh của các loài khác nhau như là Thiên, Long, Dược-xoa, Kiền-đạtphược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạchô-lạc-già, Nhân phi nhân...; ba là phải làm viên mãn trí biện thuyết vô ngại; bốn là phải làm viên mãn việc nhập thai hoàn hảo; năm là phải làm viên mãn việc sinh ra đời một cách hoàn hảo; sáu là phải làm viên mãn gia tộc hoàn hảo; bảy là phải làm viên mãn chủng tánh hoàn hảo; tám là phải làm viên mãn quyến thuộc hoàn hảo; chín là phải làm viên mãn sinh thân hoàn hảo; mười là phải làm viên mãn xuất gia hoàn hảo; mười một là phải làm viên mãn công việc trang nghiêm cây Bồ-đề hoàn hảo; mười hai là phải làm viên mãn việc hoàn thành tất cả công đức hoàn hảo.

Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi trụ bậc thứ mười là Pháp vân, phải làm viên mãn mười hai pháp như vậy. Thiện Hiện nên biết, đã viên mãn nơi bậc thứ mười là Pháp vân, Đại Bồ-tát cùng các Như Lai phát ra lời nói không khác.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa ý lạc thù thắng thanh tịnh?

Phật dạy:

–Thiện Hiện, nếu Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả thiện căn, đó là Đại Bồtát tu sửa hành hóa ý lạc thù thắng thanh tịnh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa của tâm bình đẳng đối với các loài hữu tình?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, dẫn phát bốn thứ vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa của tâm bình đẳng đối với các loài hữu tình.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa bố thí?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với các loài hữu tình không có phân biệt hành bố thí, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa bố thí.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa thân cận với thiện hữu?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thấy các thiện hữu khuyến hóa hữu tình, khiến họ tu tập trí Nhất thiết trí, liền thân cận cung kính, tôn trọng ngợi khen, thăm hỏi, thọ lãnh chánh pháp, ngày đêm vâng lời, phụng sự, tâm không lười mỏi, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa thân cận với thiện hữu.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa cầu pháp?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí Nhất thiết trí, cần cầu Chánh pháp vô thượng của Như Lai, chẳng rơi vào các bậc Thanh văn, Độc giác, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa cầu pháp.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa thường ưa thích xuất gia?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát ở tất cả nơi chốn sinh ra, thường chán sự tạp nhạp ồn ào của cảnh gia đình tù túng trói buộc, thường ưa vui với Phật pháp, thanh tịnh xuất gia, không gì có thể ngăn trở, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa thường ưa thích xuất gia.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa mến ưa thân Phật?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát chỉ thoáng thấy hình tượng Phật rồi từ đó cho đến khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, hoàn toàn chẳng rời bỏ tác ý nghĩ nhớ đến Phật, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa ưa mến thân Phật.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa triển khai giáo pháp?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi Phật còn tại thế và sau khi nhập Niết-bàn, vì các hữu tình, luôn triển khai giáo pháp, lúc đầu, khoảng giữa và sau đều thiện, văn nghĩa xảo diệu, thuần nhất viên mãn, phạm hạnh trong sạch, đó là Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Duyên khởi, Thí dụ, Bản sự, Bản sinh, Phương quảng, Hy hữu pháp, Luận nghĩa, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa triển khai giáo pháp.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa phá bỏ kiêu mạn?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thường giữ sự khiêm tốn, cung kính, điều phục tâm kiêu mạn, do đó chẳng sinh vào giòng họ hạ tiện, đó là Đại Bồtát tu sửa hành hóa phá bỏ kiêu mạn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa về ngôn ngữ chắc thật thường hằng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát nói ra tương xứng với hiểu biết, lời nói và việc làm hợp nhau, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa về ngôn ngữ chắc thật thường hằng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa giữ cấm giới thanh tịnh?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát chẳng khởi tác ý Thanh văn, Độc giác và các việc khác về phá giới làm chướng ngại nẻo giác ngộ, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa giữ cấm giới thanh tịnh.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa tri ân, báo ân?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bồ-tát hạnh, đối với việc được một ân nhỏ còn chẳng thể quên báo đáp, huống chi là đối với ân huệ lớn mà chẳng dốc báo đền, đó là Đại Bồ-tát tu sửa hành hóa tri ân, báo ân.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát trụ sức an nhẫn?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát dù có các hữu tình đến xúc phạm, hủy nhục, nhưng đối với họ, không hề có tâm tức giận, làm hại, đó là Đại Bồ-tát trụ sức an nhẫn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát thọ sự hoan hỷ thù thắng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát việc giáo hóa hữu tình đã được thành thục, thân tâm vui vẻ, hưởng niềm hoan hỷ thù thắng, đó là Đại Bồ-tát thọ nhận sự hoan hỷ thù thắng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát chẳng lìa bỏ hữu tình?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát cứu độ hữu tình, tâm thường chẳng bỏ, đó là Đại Bồ-tát chẳng lìa bỏ hữu tình.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát luôn khởi đại Bi?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bồ-tát hạnh, khởi lên ý nghĩ thế này: “Ta vì nhằm đem lại lợi ích cho các loài hữu tình, giả sử trải qua vô lượng vô số trăm ngàn kiếp, ở trong đại địa ngục chịu các khổ kịch liệt, hoặc thiêu, hoặc nấu, hoặc chém, hoặc cắt, hoặc đâm, hoặc treo, hoặc xay, hoặc giã, chịu vô lượng sự khổ như vậy, là nhằm vì muốn khiến họ nương nơi Phật thừa mà nhập Niết-bàn, cho đến thế giới của các loài hữu tình như vậy mà hết đi, nhưng tâm đại Bi chưa từng mệt mỏi chán nản”, đó là Đại Bồ-tát luôn khởi đại Bi.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát đối với các Sư trưởng đem tâm kính tín thăm hỏi, phụng sự, cúng dường tưởng như phụng sự Phật?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vì cầu quả vị Giác ngộ cao tột, dốc cung thuận Sư trưởng, không để tâm đến điều gì khác, đó là Đại Bồ-tát đối với các Sư trưởng đem tâm kính tín thăm hỏi, phụng sự, cúng dường tưởng như phụng sự Phật.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát siêng năng dốc sức tu tập ba-la-mật-đa?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với các pháp Ba-la-mật-đa, chuyên tâm cầu học, xa lìa các việc khác, đó là Đại Bồ-tát siêng năng dốc sức tu tập Ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát dốc cầu đa văn, thường không chán nản, không cho là đủ, đối pháp được nghe, chẳng vướng mắc vào văn tự?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát phát khởi sự siêng năng tinh tấn, nghĩ rằng đối với chánh pháp của Phật ở cõi này, hoặc chư Phật Thế Tôn ở mười phương thế giới đã nói, ta đều nghe, tu tập, đọc tụng, thọ trì, nhưng đối với những giáo pháp ấy, chẳng vướng mắc nơi văn tự, đó là Đại Bồ-tát dốc cầu đa văn, thường không chán nản, không cho là đủ, đối pháp được nghe, chẳng vướng mắc vào văn tự.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát lấy tâm không nhiễm, thường hành pháp thí, tuy mở rộng giáo hóa nhưng chẳng tự cao?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vì các hữu tình tuyên thuyết chánh pháp hãy còn chẳng tự vì mình duy trì căn lành này hồi hướng đến quả Giác ngộ, huống chi là cầu những việc khác, tuy giáo hóa dẫn dắt nhiều mà chẳng tự thị, đó là Đại Bồ-tát lấy tâm không nhiễm, thường hành pháp thí tuy mở rộng giáo hóa nhưng chẳng tự cao.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát vì nhằm làm nghiêm tịnh cõi nước, trồng các căn lành, tuy để hồi hướng nhưng chẳng tự đề cao?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát dũng mãnh tinh tấn tu các căn lành, vì muốn làm trang nghiêm các cõi Phật thanh tịnh cùng làm thanh tịnh tâm địa của mình và người, tuy làm việc như vậy mà chẳng tự đề cao, đó là Đại Bồ-tát vì nhằm làm nghiêm tịnh cõi nước, trồng các căn lành, tuy để hồi hướng nhưng chẳng tự đề cao.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát vì giáo hóa hữu tình, tuy chẳng hề chán nản mệt mỏi đối với cõi sinh tử vô biên, nhưng chẳng tự cao?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vì muốn đem lại sự thành tựu đầy đủ cho hữu tình, trồng các căn lành, làm nghiêm tịnh cõi Phật cho đến khi chưa được viên mãn trí Nhất thiết trí, tuy chịu cần khổ của đường sinh tử vô biên, nhưng không hề chán nản mỏi mệt, cũng chẳng tự cao, đó là Đại Bồ-tát vì giáo hóa hữu tình, tuy không hề chán nản mệt mỏi đối với đường sinh tử vô biên, nhưng chẳng tự cao.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát tuy trụ nơi sự hổ thẹn nhưng không hề có sự tham đắm vướng mắc?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát chuyên cầu quả vị Giác ngộ cao tột, đối với ý nghĩ về Thanh văn, Độc giác, luôn có đầy đủ sự hổ thẹn, hoàn toàn chẳng móng khởi, nhưng ở trong đó cũng không tham đắm vướng mắc, đó là Đại Bồ-tát tuy trụ nơi sự hổ thẹn nhưng không tham vướng.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát trụ nơi thanh vắng thường chẳng rời bỏ?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vì cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vượt lên các bậc Thanh văn, Độc giác..., thường chẳng rời bỏ nơi thanh vắng, đó là Đại Bồ-tát trụ nơi thanh vắng thường chẳng rời bỏ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát ít ham muốn?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với quả vị đại Giác ngộ, còn chẳng tự mong cầu, huống chi là muốn có được tiếng khen, lợi dưỡng... của thế gian, đó là Đại Bồ-tát ít ham muốn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát vui vẻ biết đủ?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát chỉ vì chứng đắc trí Nhất thiết trí, nên đối với các việc khác, không hề tham đắm vướng mắc, đó là Đại Bồ-tát vui vẻ biết đủ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát thường chẳng rời bỏ công đức Đỗ-đa?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thường đối với pháp thâm diệu, khởi lên sự kiên nhẫn quán sát kỹ lưỡng, đó là Đại Bồ-tát thường chẳng rời bỏ công đức Đỗ-đa.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát đối với các học xứ chưa từng xả bỏ?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với giới đã học, giữ vững chẳng sai lệch, nhưng ở trong đó, thường chẳng chấp tướng, đó là Đại Bồ-tát đối với các học xứ chưa từng xả bỏ.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát đối với các dục lạc luôn sinh nhàm chán sâu sắc, xa lìa?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với dục lạc ngọt ngào hấp dẫn, không hề khởi tâm ham muốn mong cầu, đó là Đại Bồ-tát đối với các dục lạc sinh nhàm chán sâu sắc, xa lìa.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát thường hay phát khởi tâm tịch diệt vốn có?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đạt được các pháp nhưng không hề dấy khởi mọi tạo tác, đó là Đại Bồ-tát thường hay phát khởi tâm tịch diệt vốn có.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát dứt bỏ các sở hữu?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với pháp trong, ngoài, không hề chấp giữ, đó là Đại Bồ-tát dứt bỏ các sở hữu.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát, tâm chẳng ngưng trệ chìm đắm?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với các thức đã trụ chưa từng khởi tâm, đó là Đại Bồ-tát tâm chẳng trì trệ chìm đắm.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát đối với các sở hữu, không hề tham luyến, đoái hoài?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với các vật, không hề có chút nghĩ ngợi về chúng, đó là Đại Bồ-tát đối với các sở hữu, không tham luyến, đoái hoài.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát xa lìa nhà ở?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát với ý chí muốn đi đến các cõi Phật, tùy theo nơi sinh ra, thường ưa xuất gia, cạo bỏ râu tóc, thọ trì bình bát, khoác ba pháp y, hiện làm Sa-môn, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa nhà ở.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa Bí-sô-ni?

Thiện Hiện, nếu là Đại Bồ-tát, thường phải xa lìa các Bí-sô-ni, chẳng cùng ở chung dù chỉ trong khoảnh khắc, đối với họ cũng lại chẳng dấy khởi tâm gì khác, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa Bí-sô-ni.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa gia đình keo kiệt?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ: “Ta nên ở trong đêm dài tăm tối, làm việc lợi ích, an lạc cho các loài hữu tình, khiến các loài hữu tình này do phước lực của họ cảm hóa được gia đình, thí chủ tốt đẹp, vì thế ta ở trong đó, không hề tham lam, ganh ghét”, đó là lý do khiến Đại Bồtát phải xa lìa gia đình keo kiệt.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chúng hội tranh chấp, giận dữ?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ thế này: “Nếu ở nơi chúng hội, mà trong chúng đó, hoặc có Thanh văn, Độc giác, nói giảng về thừa ấy cho là tương ưng với pháp yếu, khiến ta thoái chuyển mất tâm đại Bồ-đề, vì thế nhất định phải xa lìa chúng hội”; lại khởi lên ý nghĩ thế này: “Các kẻ tranh chấp, giận dữ có thể khiến cho loài hữu tình phát khởi sân hại, tạo tác đủ các loại nghiệp ác bất thiện, việc ấy còn trái với đường thiện, huống chi là đối với nẻo đại Bồ-đề, vì thế nên nhất định phải xa lìa sự tranh chấp giận dữ”, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chúng hội tranh chấp, giận dữ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa việc tự khen mình, chê người?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với các pháp trong ngoài, đều không thấy có, nên xa lìa việc tự khen mình, chê người, đó là lý do khiến Đại Bồtát phải xa lìa việc tự khen mình, chê người.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa mười nghiệp đạo bất thiện?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ thế này: “Mười pháp ác này, còn trở ngại cho con đường thiện, Nhị thừa, Thánh đạo, huống chi là đối với quả vị đại Giác ngộ, cho nên phải xa lìa”, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa mười nghiệp đạo bất thiện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa sự ngạo mạn tăng thượng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát chẳng hề thấy có pháp có thể khởi ngạo mạn, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa sự ngạo mạn tăng thượng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa điên đảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán mọi việc điên đảo hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa điên đảo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa do dự?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán việc do dự hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa do dự.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa tham, sân, si?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát hoàn toàn chẳng thấy có việc tham, sân, si, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa tham, sân, si.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải dốc làm viên mãn sáu pháp Ba-la-mật-đa?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát làm viên mãn sáu pháp Ba-la-mật-đa vượt lên các bậc Thanh văn và Độc giác, lại trụ nơi sáu pháp Ba-la-mật-đa này (Phật và hàng Nhị thừa có khả năng vượt qua năm thứ bờ biển của đối tượng nhận thức: Những gì là năm? Quá khứ, vị lai, hiện tại, vô vi, chẳng thể nêu bày), đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải dốc làm viên mãn sáu pháp Ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa tâm Thanh văn?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ thế này: “Tâm của các Thanh văn chẳng phải là thứ tâm chứng đạo giác ngộ vô thượng, cho nên phải xa lìa”, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa tâm Thanh văn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa tâm Độc giác?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ thế này: “Tâm của các Độc giác nhất định chẳng có khả năng chứng đắc trí Nhất thiết trí, cho nên ta nay phải xa lìa”, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa tâm Độc giác.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa tâm nhiệt não?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ thế này: “Tâm sợ hãi sinh tử nhiệt não chẳng phải là tâm chứng đắc đạo Giác ngộ cao tột, cho nên phải xa lìa”, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa tâm nhiệt não.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát thấy kẻ ăn xin đến, tâm chẳng nhàm chán lo lắng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ thế này: “Tâm nhàm chán lo lắng ấy, đối với nẻo đại Bồ-đề, chẳng có khả năng chứng đạo, nên ta nay nhất định phải xa lìa”, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát thấy kẻ ăn xin đến, tâm chẳng nhàm chán lo lắng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát bỏ các vật sở hữu không hề có tâm hối tiếc?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ thế này: “Tâm hối tiếc ấy, đối với việc chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, nhất định là chướng ngại, nên ta phải bỏ”, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát bỏ các vật sở hữu, không hề có tâm hối tiếc.

Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát, đối với người đến cầu xin, hoàn toàn chẳng kiêu mạn dối gạt?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ thế này: “Tâm kiêu mạn dối gạt ấy, nhất định chẳng phải là đạo Giác ngộ cao tột; vì sao? Vì Đại Bồ-tát, khi mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, có phát lời thề rằng, hễ ta có vật gì đều cho người đến xin, tùy theo ý muốn, không làm lơ, nhưng tại sao bây giờ lại kiêu ngạo, dối gạt họ”, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát đối với người đến cầu xin, hoàn toàn chẳng kiêu mạn, dối gạt.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp ngã, chấp loài hữu tình cho đến chấp về sự hiểu biết, chấp về sự nhận thức?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán ngã, hữu tình, cho đến sự hiểu biết, sự nhận thức rốt ráo chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồtát phải xa lìa chấp ngã, chấp hữu tình cho đến chấp sự hiểu biết, sự nhận thức.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp đoạn?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán nghĩa rốt ráo của các pháp là chẳng sinh, không đoạn, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp đoạn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp thường?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của các pháp là vô thường, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp thường.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa tướng tưởng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh tạp nhiễm chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa tướng tưởng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa kiến chấp về nhân...?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát hoàn toàn chẳng thấy có các tánh thấy, đó là lý do khiến Đại Bồtát phải xa lìa kiến chấp về nhân...

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp danh sắc?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của danh sắc hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp danh sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp uẩn?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của năm uẩn hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp uẩn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp xứ?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của mười hai xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp giới?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của mười tám giới... hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp giới.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp đế?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của các đế hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp đế.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp duyên khởi?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của các duyên khởi chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp duyên khởi.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp trụ đắm trước nơi ba cõi?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của ba cõi hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp trụ đắm trước nơi ba cõi.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp nơi các pháp?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của các pháp đều như hư không, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp nơi tất cả pháp.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp về sự như lý, chẳng như lý đối với các pháp?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tánh của các pháp hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được cũng như tánh của các pháp không có sự như lý hoặc bất như lý, đó là lý do khiến Đại Bồ-tát phải xa lìa chấp về sự như lý, chẳng như lý của các pháp.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa kiến chấp nương vào Phật?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát nhận biết kiến chấp nương vào Phật chẳng được thấy Phật, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải xa lìa kiến chấp nương vào Phật.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa kiến chấp nương vào Pháp?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đạt được chân pháp tánh là chẳng thể thấy được, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải xa lìa kiến chấp nương vào Pháp.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa kiến chấp nương vào Tăng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát nhận biết chúng hòa hợp là vô tướng, vô vi chẳng thể thấy được, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải xa lìa kiến chấp nương vào Tăng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa kiến chấp nương vào Giới?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát biết tánh của tội phước hoàn toàn không có, đó là lý do mà Đại Bồtát phải xa lìa kiến chấp nương vào Giới.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa sự sợ hãi pháp không?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán các pháp không đều không có tự tánh, đối tượng của sự sợ hãi rốt ráo không có, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải xa lìa sự sợ hãi pháp không.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải xa lìa tánh chống trái cái không?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán tự tánh của các pháp đều là không, chẳng phải không cùng cái không chẳng có sự chống trái, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải xa lìa tánh chống trái cái không.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn thông đạt cái không?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thấu đạt tự tướng của các pháp đều là không đó là lý do mà Đại Bồtát phải làm viên mãn việc thông đạt cái không.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc chứng đắc vô tướng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát không hề nghĩ ngợi về các tướng, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn chứng đắc vô tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn hiểu biết về vô nguyện?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với pháp của ba cõi, tâm không có chỗ trụ, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn hiểu biết về vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn ba luân thanh tịnh?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tạo được sự thanh tịnh hoàn toàn nơi mười nghiệp đạo, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn ba luân thanh tịnh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn lòng từ bi thương xót loài hữu tình và đối với loài hữu tình không có sự chấp trước?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đã chứng đắc tâm đại Bi và làm nghiêm tịnh quốc độ, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn lòng từ bi thương xót loài hữu tình và đối với hữu tình không có sự chấp trước.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn nhận thức bình đẳng đối với các pháp và ở trong đó không có sự chấp trước?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với các pháp không tăng, không giảm và trong đó không giữ lấy, không trụ chấp, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn nhận thức bình đẳng đối với các pháp và ở trong đó không có sự chấp trước.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn nhận thức bình đẳng đối với các loài hữu tình và trong đó không có sự chấp trước?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với các hữu tình không tăng, không giảm và trong đó không giữ lấy, không trụ chấp, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn nhận thức bình đẳng đối với các loài hữu tình và ở trong đó không có sự chấp trước.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc thông đạt diệu lý chân thật và ở trong đó không có sự chấp trước?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với diệu lý chân thật của tất cả pháp, tuy thông đạt như thật, nhưng không có đối tượng được thông đạt và ở trong đó không giữ lấy, không trụ chấp, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc thông đạt diệu lý chân thật và ở trong đó không có sự chấp trước.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát nên làm viên mãn trí Vô sinh nhẫn?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát an nhẫn nơi tính chất không sinh, không diệt, không có sự tạo tác của tất cả các pháp và biết danh sắc rốt ráo là chẳng sinh, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn trí Vô sinh nhẫn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc thuyết giảng các pháp đều quy về lý nhất tướng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với tất cả hành tướng của các pháp không hề thấy có hai tướng, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn thuyết các pháp đều quy về lý nhất tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc diệt trừ phân biệt?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, chẳng hề dấy khởi sự phân biệt đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc diệt trừ phân biệt.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc xa lìa các tưởng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn xa lìa tất cả các tưởng lớn, nhỏ, vô lượng, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc xa lìa các tưởng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc xa lìa các kiến chấp?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn xa lìa tất cả kiến chấp của hàng Thanh văn, Độc giác..., đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc xa lìa các kiến chấp.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc xa lìa phiền não?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn xả bỏ sự tương tục của các tập khí phiền não hữu lậu, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc xa lìa phiền não.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn các bậc Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát dốc tu tập dốc đạt trí Nhất thiết trí, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn các bậc Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc điều phục tâm tánh?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với pháp của ba cõi, chẳng ưa, chẳng động, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc điều phục tâm tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc tịch tĩnh nơi tâm tánh?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn khéo nhiếp phục sáu căn, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc tịch tĩnh nơi tâm tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn tánh vô ngại trí?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát dốc tu hành chứng đắc Phật nhãn, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn tánh vô ngại trí.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc không ái nhiễm?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với sáu xứ bên ngoài luôn có khả năng khéo xả bỏ, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc không ái nhiễm.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc tùy theo ý muốn đi đến các cõi Phật, tự hiện thân trong chúng hội của Phật?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành nhằm đạt thần thông thù thắng, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thỉnh chuyển Pháp luân làm lợi ích cho tất cả, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc tùy theo ý muốn đi đến các cõi Phật, tự hiện thân trong chúng hội của Phật.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc ngộ nhập tâm hành của các loài hữu tình?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát dùng trí nhất tâm biết khắp như thật về tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc ngộ nhập tâm hành của các loài hữu tình.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn các thần thông diệu dụng?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát dùng các thứ thần thông tự tại thể hiện mọi diệu dụng, để được thấy Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cũng lại chẳng sinh ý tưởng về sự du hóa ấy, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn các thần thông diệu dụng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc nhận thấy các cõi Phật và theo như cái thấy ấy mà tự làm trang nghiêm các cõi Phật?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát an trụ ở một cõi Phật mà có khả năng nhận thấy vô biên các cõi Phật trong mười phương, cũng có khả năng thị hiện nhưng chẳng từng sinh ý tưởng về cõi Phật, lại vì nhằm đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, nên hiện ở trong ba lần ngàn thế giới, ở ngôi Chuyển luân vương mà tự làm trang nghiêm, cũng có khả năng xả bỏ, không có sự chấp trước, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc nhận thấy các cõi Phật và như cái thấy ấy, tự làm trang nghiêm các cõi Phật.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc cúng dường, vâng theo lời chỉ dạy của chư Phật Thế Tôn, đối với thân Như Lai, quán sát như thật?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vì muốn đem lại lợi ích cho các hữu tình, nên đối với nẻo diệu nghĩa của pháp luôn phân biệt như thật, như vậy gọi là dùng pháp để cúng dường, vâng theo lời dạy chư Phật, lại quán sát kỹ pháp thân chư Phật, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc cúng dường, vâng theo lời dạy của chư Phật Thế Tôn, đối với thân Như Lai, quán sát như thật.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc hiểu biết về cái trí hơn kém của căn cơ nơi các hữu tình?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát an trú nơi mười lực của Phật, biết rõ như thật về các căn hơn kém của các loài hữu tình, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc hiểu biết về cái trí hơn kém của căn cơ nơi các hữu tình.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc nghiêm tịnh cõi Phật?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, làm nghiêm tịnh tất cả hành tướng của tâm nơi hữu tình, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc nghiêm tịnh cõi Phật.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn pháp đẳng trì như huyễn, nhập vào các định?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát trụ nơi pháp đẳng trì này, tuy có khả năng hoàn thành tất cả sự nghiệp mà tâm chẳng hề động, lại tu tập pháp đẳng trì đến thành thục cùng tột, chẳng khởi gia hạnh mà luôn luôn hiện tiền, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn pháp đẳng trì như huyễn, nhập vào các định.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc tùy theo căn lành thuần thục của các hữu tình để nhập vào các cõi, tự hiện hóa sinh?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vì muốn đem lại sự thành tựu đầy đủ căn lành thù thắng của các loài hữu tình, tùy theo điều kiện thuận tiện của họ, nên nhập vào các cõi mà thị hiện thọ sinh, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc tùy theo căn lành thuần thục của các hữu tình để nhập vào các cõi, tự hiện hóa sinh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn đại nguyện nhiếp thọ vô biên xứ sở, tùy theo sở nguyện đều viên mãn?

Thiện Hiện, nếu đại Bồ vì đã tu đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa hết sức viên mãn, nên hoặc làm nghiêm tịnh các cõi Phật, hoặc đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các loài hữu tình, tùy sở nguyện của tâm, đều được viên mãn, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn đại nguyện nhiếp thọ vô biên xứ sở, tùy theo sở nguyện đều viên mãn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn trí hiểu biết về âm thanh tùy theo các loài khác nhau như Thiên, Long, Dược-xoa, Kiềnđạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân phi nhân...?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu tập đạt hiểu biết vô ngại về ngôn từ thù thắng, biết rõ sự sai biệt về âm thanh ngôn ngữ của hữu tình, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn trí hiểu biết về âm thanh tùy theo các loài khác nhau như Thiên, Long, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tốlạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân phi nhân...

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn trí Biện thuyết vô ngại?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu tập đạt sự hiểu biết vô ngại, biện tài thù thắng, vì các loài hữu tình, thường thuyết giảng không dừng nghỉ, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn trí Biện thuyết vô ngại.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc nhập thai hoàn hảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tuy đối với tất cả nơi chốn sinh ra sự thực là thường hóa sinh, nhưng vì nhằm đem lại lợi ích cho loài hữu tình nên hiện nhập thai tạng, ở trong ấy luôn thể hiện đầy đủ các việc thù thắng, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc nhập thai hoàn hảo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc đản sinh hoàn hảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vào khi xuất thai, thị hiện các việc thù thắng hy hữu, khiến cho các hữu tình trông thấy đều hoan hỷ, đạt được lợi lạc lớn, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc đản sinh hoàn hảo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn gia tộc hoàn hảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát hoặc sinh vào nhà thuộc dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, hoặc sinh vào nhà thuộc dòng dõi lớn Bà-la-môn, việc nương vào cha mẹ để ra đời không thể chê trách, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn gia tộc hoàn hảo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn chủng tánh hoàn hảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thường hội nhập trong chủng tánh của các Đại Bồ-tát ở quá khứ mà sinh ra, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn chủng tánh hoàn hảo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn quyến thuộc hoàn hảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thuần lấy vô lượng vô số Bồ-tát làm quyến thuộc chẳng phải các hạng hỗn tạp tầm thường, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn quyến thuộc hoàn hảo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn sinh thân hoàn hảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vào lúc sơ sinh, thân thể hoàn hảo, có tất cả tướng tốt, phóng hào quang lớn chiếu khắp vô biên thế giới chư Phật, cũng khiến cho thế giới ấy hiện đủ sáu thứ biến động, hữu tình gặp được đều đạt lợi ích, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn sinh thân hoàn hảo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc xuất gia hoàn hảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vào lúc xuất gia, có vô lượng vô số Thiên, Long, Dược-xoa, Nhân phi nhân... đi theo hai bên, đi tới đạo tràng, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, thọ trì bình bát, dẫn dắt vô lượng vô số hữu tình, khiến nương vào ba thừa mà hướng đến cõi viên tịch, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc xuất gia hoàn hảo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc trang nghiêm cây Bồ-đề hoàn hảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát có căn lành thù thắng, nguyện lực rộng lớn, cảm ứng đạt được cây Bồ-đề đẹp đẽ như thế này: Dùng ngọc quý phệ lưu ly làm thân, vàng ròng làm gốc; cành, lá, hoa, quả đều dùng loại bảy báu hảo hạng hoàn thành; cây này cao rộng phủ khắp cõi Phật trong thế giới ba lần ngàn, ánh sáng rực rỡ chiếu khắp vô số thế giới chư Phật trong mười phương, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn việc trang nghiêm cây Bồ-đề hoàn hảo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát phải làm viên mãn tất cả công đức hoàn hảo?

–Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đạt đầy đủ tư tưởng trí tuệ thù thắng, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, đó là lý do mà Đại Bồ-tát phải làm viên mãn tất cả công đức hoàn hảo.

QUYỂN 55

PHẨM 15: BIỆN MINH VỀ ĐẠI THỪA (5)

–Bạch Thế Tôn, vì sao Đại Bồ-tát khi đã thực hiện viên mãn bậc Pháp vân thứ mười, cùng chư Như Lai phát ra lời nói không khác?

–Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy đã tu tập viên mãn sáu pháp Ba-la-mật-đa, đã làm viên mãn bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; đã thực hiện viên mãn bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; đã tu tập viên mãn các pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện; đã thực hiện viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; đã tu tập viên mãn mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; đã tu học viên mãn tất cả pháp Phật; lại nếu đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả phiền não tập khí, liền trụ Phật địa, vì vậy nên biết là do đã thực hiện viên mãn bậc Pháp vân thứ mười, nên Đại Bồ-tát cùng với chư Như Lai, phát ra lời nói không khác.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, làm thế nào từ bậc Pháp vân thứ mười, Đại Bồ-tát hướng đến bậc Như Lai?

Phật dạy:

−Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy dùng phương tiện thiện xảo, hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, tu vô lượng pháp tĩnh lự, định vô sắc, ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần, ba pháp môn giải thoát; học năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, vì các pháp Phật đã được viên mãn nên vượt qua các bậc Tịnh quán, bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác và mười bậc Bồ-tát, đoạn trừ vĩnh viễn tương tục của tập khí phiền não, mới thành Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Thiện Hiện, như vậy từ bậc Pháp vân thứ mười, Đại Bồ-tát hướng đến bậc Như Lai.

Thiện Hiện nên biết, đó là Đại Bồ-tát phát tâm hướng đến Đại thừa.

Lại nữa Thiện Hiện, ông hỏi Đại thừa như vậy phát xuất từ nơi nào và đến an trụ ở đâu?

Thiện Hiện, Đại thừa như vậy từ trong ba cõi mà ra và đến an trụ trong trí Nhất thiết trí, do vì trí Nhất thiết trí mà hiện ra ba cõi, nhưng vì không có hai nên không từ đâu ra không có chỗ đến. Vì sao? Vì hoặc Đại thừa, hoặc trí Nhất thiết trí, hai pháp như vậy không phải tương ưng, không phải chẳng tương ưng, không phải hữu sắc, không phải vô sắc, không phải hữu kiến, không phải vô kiến, không phải hữu đối, không phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi đó là không có tướng. Pháp không tướng không từ đâu ra, không có chỗ đến. Vì sao? Thiện Hiện, vì pháp vô tướng không phải đã từ đâu ra và đã có chỗ đến, không phải sẽ từ đâu ra và đang có chỗ đến.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến chân như có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì chân như không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì chân như và tự tánh của chân như là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng, có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến pháp giới, pháp tánh, chẳng hư vọng, chẳng đổi khác, bình đẳng, ly sinh, các cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, hư không, đoạn, ly, diệt, không tánh, không tướng, không tạo tác, không hành động, an ổn, tịch tĩnh, pháp định, pháp trụ, bản vô, thật tế có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì pháp giới cho đến thật tế không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì pháp giới và tự tánh của pháp giới cho đến thật tế và tự tánh của thật tế là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến sắc có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì sắc không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì sắc và tự tánh của sắc là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến thọ, tưởng, hành, thức có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến nhãn xứ có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì nhãn xứ không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến sắc xứ có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì sắc xứ không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến nhãn giới có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì nhãn giới không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì sắc giới cho đến cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì sắc giới và tự tánh của sắc giới là không, cho đến cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến nhĩ giới có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì nhĩ giới không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì thanh giới cho đến cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì thanh giới và tự tánh của thanh giới là không, cho đến cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến tỷ giới có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì tỷ giới không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì hương giới cho đến cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì hương giới và tự tánh của hương giới là không, cho đến cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến thiệt giới có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì thiệt giới không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì vị giới cho đến cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì vị giới và tự tánh của vị giới là không, cho đến cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến thân giới có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì thân giới không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì thân giới và tự tánh của thân giới là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì xúc giới cho đến cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì xúc giới và tự tánh của xúc giới là không, cho đến cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến ý giới có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì ý giới không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì ý giới và tự tánh của ý giới là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì pháp giới và tự tánh của pháp giới là không, cho đến cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến địa giới có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì địa giới không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì địa giới và tự tánh của địa giới là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến thủy, hỏa, phong, không, thức giới có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến Thánh đế khổ có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì Thánh đế khổ không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến Thánh đế tập, diệt, đạo có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến vô minh có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì vô minh không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì vô minh và tự tánh của vô minh là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì hành và tự tánh của hành là không, cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của lão tử, sầu bi khổ ưu não là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến sự huyễn có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì sự huyễn không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì sự huyễn và tự tánh của sự huyễn là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến các cảnh mộng, ảnh tượng, tiếng vang, ánh sáng, hoa đốm hư không, ánh nước, ảo thành, sự biến hóa, có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì các cảnh mộng cho đến sự biến hóa không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì cảnh mộng và tự tánh của các cảnh mộng là không, cho đến sự biến hóa và tự tánh của sự biến hóa là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến không bên trong có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì không bên trong không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì không bên trong và tự tánh của không bên trong là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh, có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì không bên ngoài cho đến không không tánh tự tánh không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì không bên ngoài và tự tánh của không bên ngoài là không, cho đến không không tánh tự tánh và tự tánh của không không tánh tự tánh là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến pháp Bố thí ba-la-mật-đa có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến các pháp Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì các pháp Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì các pháp Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của các pháp Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến bốn Tĩnh lự có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến bốn Niệm trụ có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì bốn Chánh đoạn và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo và tự tánh của tám chi Thánh đạo là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến pháp môn giải thoát Không có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến năm loại mắt có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì năm loại mắt không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến sáu phép thần thông có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì sáu phép thần thông không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến mười lực của Phật có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì mười lực của Phật không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì mười lực của Phật và tự tánh nơi mười lực của Phật là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến trí Nhất thiết tướng không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì bốn điều không sợ và tự tánh của bốn điều không sợ là không, cho đến trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Nhất thiết tướng là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến bậc Dự lưu sinh vào đường ác có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì bậc Dự lưu sinh vào đường ác không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì bậc Dự lưu sinh vào đường ác và tự tánh của bậc Dự lưu sinh vào đường ác là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến bậc Nhất lai sinh lại nhiều lần, bậc Bất hoàn sinh vào Dục giới, bậc Đại Bồ-tát sinh ra để tự lợi, bậc La-hán, Độc giác, Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau, có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì bậc Nhất lai sinh lại nhiều lần cho đến Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì bậc Nhất lai sinh lại nhiều lần và tự tánh của bậc Nhất lai sinh lại nhiều lần là không, cho đến Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác và tự tánh của Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến Dự lưu hướng, Dự lưu quả có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Độc giác hướng, Độc giác quả, Bồ-tát Như Lai có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến Như Lai không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì Nhất lai hướng, Nhất lai quả và tự tánh của Nhất lai hướng, Nhất lai quả là không, cho đến Như Lai và tự tánh của Như Lai là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết, có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết và tự tánh của danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết là “không”.

Thiện Hiện, ai muốn khiến pháp không tướng có chỗ ra và chỗ đến kẻ ấy muốn khiến các pháp không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi có chỗ ra và có chỗ đến. Vì sao? Vì các pháp không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi không thể từ trong ba cõi mà ra, cũng không thể đến trụ trong trí Nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện, vì các pháp không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi và tự tánh của không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi là “không”.

Thiện Hiện, do duyên này nên việc Đại thừa từ trong ba cõi mà ra, đến an trụ trong trí Nhất thiết trí là không hai, nên không từ đâu ra, không có chỗ đến. Vì là pháp không tướng, nên không động, không chuyển.

Lại nữa Thiện Hiện, ông hỏi, Đại thừa như vậy là trụ ở chỗ nào?

Thiện Hiện, Đại thừa như vậy hoàn toàn không có chỗ trụ. Vì sao? Vì tất cả pháp đều không có chỗ trụ. Vì sao? Vì chỗ trụ của các pháp, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện, Đại thừa ấy trụ vào nơi không chỗ trụ.

Thiện Hiện, như tánh của chân như là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh của chân như là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh chân như tức là không của tánh chân như.

Thiện Hiện, như pháp giới, pháp tánh, chẳng hư vọng, chẳng đổi khác, bình đẳng, ly sinh, các cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, hư không, đoạn, ly, diệt, không tánh, không tướng, không tạo tác, không hành động, an ổn, tịch tĩnh, pháp định, pháp trụ, bản vô, thật tế là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh pháp giới cho đến tánh thật tế là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh pháp giới tức là không của tánh pháp giới cho đến tánh thật tế là không của tánh thật tế.

Thiện Hiện, như tánh của sắc là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh sắc là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh sắc tức là không của tánh sắc.

Thiện Hiện, như tánh của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh thọ, tưởng, hành, thức là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh thọ, tưởng, hành, thức tức là không của tánh thọ, tưởng, hành, thức.

Thiện Hiện, như tánh của nhãn xứ là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh nhãn xứ là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh nhãn xứ tức là không của tánh nhãn xứ.

Thiện Hiện, như tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là không của tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Thiện Hiện, như tánh của sắc xứ là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh sắc xứ là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh sắc xứ tức là không của tánh sắc xứ.

Thiện Hiện, như tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là không của tánh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Thiện Hiện, như tánh của nhãn giới là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh nhãn giới là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh nhãn giới tức là không của tánh nhãn giới.

Thiện Hiện, như tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh của sắc giới cho đến tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh sắc giới tức là không của tánh sắc giới, cho đến tánh các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra tức là không của tánh các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra.

Thiện Hiện, như tánh của nhĩ giới là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh nhĩ giới là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh nhĩ giới tức là không của tánh nhĩ giới.

Thiện Hiện, như tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh của thanh giới cho đến tánh của các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh thanh giới tức là không của tánh thanh giới, cho đến tánh các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra tức là không của tánh các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra.

Thiện Hiện, như tánh của tỷ giới là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh của tỷ giới là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh tỷ giới tức là không của tánh tỷ giới.

Thiện Hiện, như tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh của hương giới cho đến tánh của các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh hương giới tức là không của tánh hương giới, cho đến tánh các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra tức là không của tánh các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra.

Thiện Hiện, như tánh của thiệt giới là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh thiệt giới là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh thiệt giới tức là không của tánh thiệt giới.

Thiện Hiện, như tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh của vị giới cho đến tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh vị giới tức là không của tánh vị giới, cho đến tánh các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra tức là không của tánh các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra.

Thiện Hiện, như tánh của thân giới là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh thân giới là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh thân giới tức là không của tánh thân giới.

Thiện Hiện, như tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh của xúc giới cho đến tánh của các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh xúc giới tức là không của tánh xúc giới, cho đến tánh các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra tức là không của tánh các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra.

Thiện Hiện, như tánh của ý giới là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh ý giới là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh ý giới tức là không của tánh ý giới.

Thiện Hiện, như tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh của pháp giới cho đến tánh của các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh pháp giới tức là không của tánh pháp giới, cho đến tánh các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra tức là không của tánh các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra.

Thiện Hiện, như tánh của địa giới là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh địa giới là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh địa giới tức là không của tánh địa giới.

Thiện Hiện, như tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là không của tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Thiện Hiện, như tánh của Thánh đế khổ là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh Thánh đế khổ là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh Thánh đế khổ tức là không của tánh Thánh đế khổ.

Thiện Hiện, như tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh Thánh đế tập, diệt, đạo là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh Thánh đế tập, diệt, đạo tức là không của tánh Thánh đế tập, diệt, đạo.

Thiện Hiện, như tánh của vô minh là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh vô minh là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh vô minh tức là không của tánh vô minh.

Thiện Hiện, như tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh hành cho đến tánh lão tử, sầu bi khổ ưu não là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh hành tức là không của tánh hành, cho đến tánh lão tử, sầu bi khổ ưu não tức là không của tánh lão tử, sầu bi khổ ưu não.

Thiện Hiện, như tánh của sự huyễn là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh sự huyễn là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh sự huyễn tức là không của tánh sự huyễn.

Thiện Hiện, như tánh của các cảnh mộng, ảnh tượng, tiếng vang, ánh sáng, hoa đốm hư không, ánh nước, ảo thành, sự biến hóa là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh cảnh mộng cho đến tánh sự biến hóa là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh cảnh mộng tức là không của tánh cảnh mộng, cho đến tánh sự biến hóa tức là không của tánh sự biến hóa.

Thiện Hiện, như tánh của pháp không bên trong là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh pháp không bên trong là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh của pháp không bên trong tức là không của tánh pháp không bên trong.

Thiện Hiện, như tánh của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh pháp không bên ngoài cho đến tánh pháp không không tánh tự tánh là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh pháp không bên ngoài tức là không của tánh pháp không bên ngoài, cho đến tánh pháp không không tánh tự tánh tức là không của tánh pháp không không tánh tự tánh.

Thiện Hiện, như tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh Bố thí ba-la-mật-đa là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh Bố thí ba-la-mật-đa tức là không của tánh Bố thí ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện, như tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là không của tánh Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện, như tánh của bốn Tĩnh lự là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh bốn Tĩnh lự là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh bốn Tĩnh lự tức là không của tánh bốn Tĩnh lự.

Thiện Hiện, như tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không trụ, không phải không trụ.

Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc tức là không của tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Thiện Hiện, như tánh của bốn Niệm trụ là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh bốn Niệm trụ là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh bốn Niệm trụ tức là không của tánh bốn Niệm trụ. Thiện Hiện, như tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh bốn Chánh đoạn cho đến tánh tám chi Thánh đạo là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh bốn Chánh đoạn tức là không của tánh bốn Chánh đoạn, cho đến tánh tám chi Thánh đạo tức là không của tánh tám chi Thánh đạo.

Thiện Hiện, như tánh của pháp môn giải thoát Không là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh pháp môn giải thoát Không là không trụ, không phải không trụ. Vì sao?

Thiện Hiện, vì tánh pháp môn giải thoát Không tức là không của tánh pháp môn giải thoát Không. Thiện Hiện, như tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện tức là không của tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Thiện Hiện, như tánh của năm loại mắt là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh năm loại mắt là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh năm loại mắt tức là không của tánh năm loại mắt.

Thiện Hiện, như tánh của sáu phép thần thông là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh sáu phép thần thông là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh sáu phép thần thông tức là không của tánh sáu phép thần thông.

Thiện Hiện, như tánh của mười lực của Phật là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh mười lực của Phật là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh mười lực của Phật tức là không của tánh mười lực của Phật.

Thiện Hiện, như tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh mười lực của Phật cho đến tánh trí Nhất thiết tướng là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh mười lực của Phật tức là không của tánh mười lực của Phật, cho đến tánh trí Nhất thiết tướng tức là không của tánh trí Nhất thiết tướng.

Thiện Hiện, như tánh của bậc Dự lưu sinh vào đường ác là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh bậc Dự lưu sinh vào đường ác là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh bậc Dự lưu sinh vào đường ác tức là không của tánh bậc Dự lưu sinh vào đường ác.

Thiện Hiện, như tánh của bậc Nhất lai sinh lại nhiều lần, bậc Bất hoàn sinh vào Dục giới, bậc Đại Bồ-tát sinh ra để tự lợi, bậc La-hán, Độc giác, Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh bậc Nhất lai sinh lại nhiều lần cho đến tánh Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh bậc Nhất lai sinh lại nhiều lần tức là không của tánh bậc Nhất lai sinh lại nhiều lần, cho đến tánh Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau tức là không của tánh Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau.

Thiện Hiện, như tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh Dự lưu hướng, Dự lưu quả tức là không của tánh Dự lưu hướng, Dự lưu quả.

Thiện Hiện, như tánh của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Độc giác hướng, Độc giác quả, Bồ-tát, Như Lai là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh Nhất lai hướng, Nhất lai quả cho đến tánh Như Lai là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh Nhất lai hướng, Nhất lai quả tức là không của tánh Nhất lai hướng, Nhất lai quả, cho đến tánh Như Lai tức là không của tánh Như Lai.

Thiện Hiện, như tánh của danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết tức là không của tánh danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết.

Thiện Hiện, như tánh của không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi là chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tánh không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi là không trụ, không phải không trụ. Vì sao? Thiện Hiện, vì tánh không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi tức là không của tánh không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi.

Thiện Hiện, do vì duyên này, Đại thừa như vậy tuy hoàn toàn không có chỗ trụ nhưng mà trụ nơi không có chỗ trụ.

Lại nữa Thiện Hiện, ông hỏi, ai là người nương vào Đại thừa ấy mà xuất hiện?

Thiện Hiện, hoàn toàn không ai nương vào Đại thừa ấy mà xuất hiện. Vì sao? Vì hoặc chỗ để nương và người nương, do lẽ này, vì lẽ này, tức chỗ xuất hiện, chỗ đi đến cùng lúc xuất hiện, lúc đi đến, tất cả điều ấy đều không sở hữu, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Thiện Hiện, tất cả pháp đều không sở hữu, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh, như vậy làm sao có thể nói là có chỗ để nương, người nương, có xuất hiện, đi đến và lúc xuất hiện, lúc đi đến?

Thiện Hiện nên biết, ngã không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, hữu tình, dòng sinh mạng, sự sinh khởi, sự nuôi dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sinh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, khả năng thọ quả báo, khả năng khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì đều rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, chân như không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, các pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, chẳng thể nghĩ bàn, hư không, đoạn, ly, diệt, không tánh, không tướng, không tạo tác, không hành động, an ổn, tịch tĩnh, pháp định, pháp trụ, bản vô, thật tế đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì thảy đều rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, sắc không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, thọ, tưởng, hành, thức đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, nhãn xứ không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, sắc xứ không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, nhãn giới không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, nhĩ giới không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, tỷ giới không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, thiệt giới không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, thân giới không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, ý giới không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

QUYỂN 56

PHẨM 15: BIỆN MINH VỀ ĐẠI THỪA (6)

Thiện Hiện nên biết, địa giới không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, Thánh đế khổ không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, Thánh đế tập, diệt, đạo đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, vô minh không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, huyễn hóa không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, cảnh mộng, ảnh tượng, tiếng vang, ánh sáng, hoa đốm hư không, ánh nước, ảo thành, sự biến hóa đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, pháp không bên trong không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, Bố thí ba-la-mật-đa không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, bốn Tĩnh lự không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, bốn Niệm trụ không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, pháp môn giải thoát Không không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, năm loại mắt không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, sáu phép thần thông đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, mười lực của Phật không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, bậc Dự lưu sinh vào đường ác không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, bậc Nhất lai sinh lại nhiều lần, bậc Bất hoàn sinh vào Dục giới, bậc Đại Bồ-tát sinh ra để tự lợi, bậc La-hán, Độc giác, Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, Dự lưu hướng, Dự lưu quả không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Độc giác hướng, Độc giác quả, Bồ-tát, Như Lai đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, khoảng trước, khoảng giữa và khoảng sau, đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, sự vãng lai, không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, sự đi, đứng, không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, pháp không sinh, không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, sự tăng, giảm không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, bậc Cực hỷ không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, bậc Tịnh quán không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai đều không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình, không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện nên biết, sự nghiêm tịnh cõi Phật không sở hữu, nên chẳng thể nắm bắt được. Kẻ nương vào Đại thừa cũng chẳng thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, pháp nào chẳng thể nắm bắt được, nên nói là ngã... chẳng thể nắm bắt được?

Phật dạy:

−Thiện Hiện, tánh của ngã chẳng thể nắm bắt được, nên nói ngã chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh của cái thấy chẳng thể nắm bắt được, nên nói cái thấy chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh ngã cho đến tánh cái thấy, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh chân như chẳng thể nắm bắt được, nên nói chân như chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh thật tế chẳng thể nắm bắt được, nên nói thật tế chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh chân như cho đến tánh thật tế, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh sắc chẳng thể nắm bắt được, nên nói sắc, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh thức chẳng thể nắm bắt được, nên nói thức chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh sắc cho đến tánh thức, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, nên nói nhãn xứ, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh ý xứ chẳng thể nắm bắt được, nên nói ý xứ chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh nhãn xứ cho đến tánh ý xứ, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, nên nói sắc xứ, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, nên nói pháp xứ chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh nhãn xứ cho đến tánh pháp xứ, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, nên nói nhãn giới, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, nên nói các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh nhãn giới cho đến tánh các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, nên nói nhĩ giới, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, nên nói các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh nhĩ giới cho đến tánh các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, nên nói tỷ giới, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, nên nói các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh tỷ giới cho đến tánh các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, nên nói thiệt giới, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, nên nói các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh thiệt giới cho đến tánh các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh thân giới chẳng thể nắm bắt được, nên nói thân giới, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, nên nói các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh thân giới cho đến tánh các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh ý giới chẳng thể nắm bắt được, nên nói ý giới, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, nên nói các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh ý giới cho đến tánh các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh địa giới chẳng thể nắm bắt được, nên nói địa giới, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh thức giới chẳng thể nắm bắt được, nên nói thức giới chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh địa giới cho đến tánh thức giới, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, nên nói Thánh đế khổ, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh Thánh đế đạo chẳng thể nắm bắt được, nên nói Thánh đế đạo chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh Thánh đế khổ cho đến tánh Thánh đế đạo, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh vô minh chẳng thể nắm bắt được, nên nói vô minh, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng thể nắm bắt được, nên nói lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh vô minh cho đến tánh lão tử, sầu bi khổ ưu não, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của sự huyễn chẳng thể nắm bắt được, nên nói sự huyễn, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh của sự biến hóa chẳng thể nắm bắt được, nên nói sự biến hóa chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của sự huyễn cho đến tánh của sự biến hóa, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói pháp không bên trong, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh pháp không bên trong cho đến tánh pháp không không tánh tự tánh, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, nên nói Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh Bát-nhã bala-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, nên nói Bátnhã ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh Bố thí ba-la-mật-đa cho đến tánh Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, nên nói bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được, nên nói bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh bốn Tĩnh lự cho đến tánh bốn Định vô sắc, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, nên nói bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được, nên nói tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh bốn Niệm trụ cho đến tánh tám chi Thánh đạo, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, nên nói pháp môn giải thoát Không, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh pháp môn giải thoát Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được, nên nói pháp môn giải thoát Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh pháp môn giải thoát Không cho đến tánh pháp môn giải thoát Vô nguyện, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, nên nói năm loại mắt, chẳng thể nắm bắt được; tánh sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, nên nói sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh năm loại mắt, tánh sáu phép thần thông, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, nên nói mười lực của Phật, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, nên nói trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh mười lực của Phật cho đến tánh trí Nhất thiết tướng, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh bậc Dự lưu sinh vào đường ác chẳng thể nắm bắt được, nên nói bậc Dự lưu sinh vào đường ác, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau chẳng thể nắm bắt được, nên nói Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh bậc Dự lưu sinh vào đường ác cho đến tánh Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác sinh lại đời sau, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, nên nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh Như Lai chẳng thể nắm bắt được, nên nói Như Lai chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh Dự lưu hướng, Dự lưu quả cho đến tánh Như Lai, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết chẳng thể nắm bắt được, nên nói danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh danh tự, giả tưởng, nêu bày, ngôn thuyết, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của các pháp không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi chẳng thể nắm bắt được, nên nói không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của các pháp không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, vô tướng, vô vi, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của khoảng đầu, giữa, sau chẳng thể nắm bắt được, nên nói khoảng đầu, giữa, sau chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của khoảng đầu, giữa, sau, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh vãng lai chẳng thể nắm bắt được, nên nói vãng lai chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh vãng lai, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh đi, đứng chẳng thể nắm bắt được, nên nói đi, đứng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh đi, đứng, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh sinh tử chẳng thể nắm bắt được, nên nói sinh tử chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh sinh tử, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh tăng giảm chẳng thể nắm bắt được, nên nói tăng giảm chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh tăng giảm, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của bậc Cực hỷ chẳng thể nắm bắt được, nên nói bậc Cực hỷ chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh của bậc Pháp vân chẳng thể nắm bắt được, nên nói bậc Pháp vân chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của bậc Cực hỷ cho đến tánh của bậc Pháp vân, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh bậc Tịnh quán chẳng thể nắm bắt được, nên nói bậc Tịnh quán, chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh bậc Như Lai chẳng thể nắm bắt được, nên nói bậc Như Lai chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh bậc Tịnh quán cho đến tánh bậc Như Lai, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình chẳng thể nắm bắt được, nên nói sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của việc làm nghiêm tịnh cõi Phật chẳng thể nắm bắt được, nên nói việc làm nghiêm tịnh cõi Phật chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của việc làm nghiêm tịnh cõi Phật, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Lại nữa Thiện Hiện, tánh của các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói Bố thí cho đến Bát-nhã bala-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo ở trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh năm loại mắt, sáu phép thần thông trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói năm loại mắt, sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh năm loại mắt, sáu phép thần thông trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói năm loại mắt, sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh năm loại mắt, sáu phép thần thông ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ở trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói mười lực của Phật cho đến trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ở trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói mười lực của Phật cho đến trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Độc giác hướng, Độc giác quả, Bồ-tát, Như Lai trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả cho đến Bồ-tát, Như Lai chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Độc giác hướng, Độc giác quả, Bồtát, Như Lai trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả cho đến Bồ-tát, Như Lai chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Độc giác hướng, Độc giác quả, Bồ-tát, Như Lai ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân ở trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân ở trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của các bậc Tịnh quán, Chủng tánh, Đệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai ở trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói các bậc Tịnh quán cho đến bậc Như Lai chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh của các bậc Tịnh quán, Chủng tánh, Đệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói các bậc Tịnh quán cho đến bậc Như Lai chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của các bậc Tịnh quán, Chủng tánh, Đệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình ở trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh của sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình ở trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của sự thành tựu đầy đủ cho loài hữu tình ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Thiện Hiện, tánh của sự làm nghiêm tịnh cõi Phật ở trong pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, nên nói sự làm nghiêm tịnh cõi Phật chẳng thể nắm bắt được, cho đến tánh của sự làm nghiêm tịnh cõi Phật ở trong pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, nên nói sự làm nghiêm tịnh cõi Phật chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tánh của sự làm nghiêm tịnh cõi Phật ở trong đó, chẳng phải đã có thể nắm bắt được, sẽ có thể nắm bắt được, đang có thể nắm bắt được, vì rốt ráo thanh tịnh.

Như vậy, Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy quán tất cả các pháp đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh, nên không nương nơi Đại thừa mà xuất hiện và đi đến, nhưng lấy vô sở đắc làm phương tiện, nương nơi Đại thừa để lìa khỏi sinh tử trong ba cõi, đạt đến trí Nhất thiết trí, đem lại lợi ích, an ổn cho các loài hữu tình, cho đến tận cùng đời vị lai, thường không dừng nghỉ.


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]