SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ I

PHẨM 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC
(QUYỂN 103 - 168)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 103

QUYỂN 104

QUYỂN 105

QUYỂN 106

QUYỂN 107

QUYỂN 108

QUYỂN 109

QUYỂN 110

QUYỂN 111

QUYỂN 112

QUYỂN 113

QUYỂN 114

QUYỂN 115

QUYỂN 116

QUYỂN 117

QUYỂN 118

QUYỂN 119

QUYỂN 120

QUYỂN 121

QUYỂN 122

QUYỂN 123

QUYỂN 124

QUYỂN 125

QUYỂN 126

QUYỂN 127

QUYỂN 128

QUYỂN 129

QUYỂN 130

QUYỂN 131

QUYỂN 132

QUYỂN 133

QUYỂN 134

QUYỂN 135

QUYỂN 136

QUYỂN 137

QUYỂN 138

QUYỂN 139

QUYỂN 140

QUYỂN 141

QUYỂN 142

QUYỂN 143

QUYỂN 144

QUYỂN 145

QUYỂN 146

QUYỂN 147

QUYỂN 148

QUYỂN 149

QUYỂN 150

QUYỂN 151

QUYỂN 152

QUYỂN 153

QUYỂN 154

QUYỂN 155

QUYỂN 156

QUYỂN 157

QUYỂN 158

QUYỂN 159

QUYỂN 160

QUYỂN 161

QUYỂN 162

QUYỂN 163

QUYỂN 164

QUYỂN 165

QUYỂN 166

QUYỂN 167

QUYỂN 168

 


QUYỂN 103

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (1)

Bấy giờ, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, như các hàng thiện nam, thiện nữ sao chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa hết sức thâm diệu này, tất cả đều trang nghiêm, luôn cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Lại dùng các thứ các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, các loại y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường. Hoặc thiện nam, thiện nữ sau khi Phật nhập Niết-bàn, xây dựng bảo tháp, trang nghiêm bằng bảy thứ châu báu, chứa xá-lợi Phật trong hộp quý, đặt yên trong đó, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, chuỗi báu, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường. Thế thì, hai loại phước ấy, phước nào nhiều hơn?

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, Ta lại hỏi ông, nên tùy ý đáp. Theo ý ông thì sao, trí Nhất thiết trí của Như Lai đã chứng đắc và thân tướng tốt là do tu học từ pháp nào mà đạt được?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, trí Nhất thiết trí của Như Lai đã chứng đắc và thân tướng tốt là do tu học Bátnhã ba-la-mật-đa này mà đạt được.

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, đúng vậy, đúng vậy! Như ông đã nói, ta đã tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa mà chứng đắc trí Nhất thiết trí và thân tướng tốt. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chẳng học Bát-nhã ba-la-mật-đa mà chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột là điều không có.

Kiều-thi-ca, chẳng do có được thân tướng tốt mà gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, mà chỉ vì chứng đắc trí Nhất thiết trí mới gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Kiều-thi-ca, trí Nhất thiết trí mà Như Lai chứng đắc là do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu làm nhân phát khởi, còn thân tướng tốt của Phật chỉ là nơi chốn để nương tựa. Vì nếu chẳng nương tựa vào thân tướng tốt của Phật thì trí Nhất thiết trí không do đâu mà chuyển hiện. Thế nên, Bátnhã ba-la-mật-đa chính là nhân tạo ra trí Nhất thiết trí; khiến cho trí ấy luôn hiện diện một cách tương tục. Lại phải tu tập để có được thân tướng tốt của Phật, vì thân tướng tốt này nếu chẳng phải là chỗ nương tựa của trí Nhất thiết trí, thì tất cả Trời, Rồng, A-tố-lạc... chẳng nên hết lòng cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; vì thân tướng tốt cùng với trí Nhất thiết trí của Phật là chỗ nương tựa của họ, cho nên các chúng Trời, Rồng, A-tốlạc... luôn cung kính cúng dường. Vì duyên cớ này, nên sau khi Ta nhập Niết-bàn, các chúng Trời, Rồng, Thần, Nhân phi nhân đều cung kính cúng dường xá-lợi của Ta.

Kiều-thi-ca, nếu các hàng thiện nam, thiện nữ chỉ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì các thiện nam, thiện nữ ấy đã cúng dường trí Nhất thiết trí cùng nương tựa vào thân tướng tốt của Phật và xá-lợi của Phật sau khi nhập Niết-bàn. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì trí Nhất thiết trí, thân tướng tốt và xá-lợi Phật đều lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa làm căn bản.

Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ chỉ đối với thân tướng Phật và xá-lợi mà cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì các thiện nam, thiện nữ ấy chẳng phải cúng dường trí Nhất thiết trí và Bát-nhã ba-la-mật-đa này. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì di thể của thân Phật chẳng phải là căn bản của Bát-nhã ba-la-mật-đa và trí Nhất thiết trí ấy.

Kiều-thi-ca, do duyên cớ này nên các thiện nam, thiện nữ..., muốn cúng dường Phật, hoặc tâm, hoặc thân, thì trước hết phải gắng lãnh hội, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, theo đúng lý tư duy, sao chép giảng thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa hết mực thâm diệu; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột quý giá, các loại y phục, chuỗi quý, cờ phướn, lọng báu, các thứ châu ngọc, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường. Vì vậy cho nên, Kiều-thi-ca, như có các thiện nam, thiện nữ sao chép, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, tất cả đều trang nghiêm, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... quý giá, các loại y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ châu ngọc, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường.

Hoặc có các thiện nam, thiện nữ sau khi Phật nhập Niết-bàn, xây dựng bảo tháp, trang trí bằng bảy thứ châu báu, đặt xá-lợi Phật trong hộp quý, để yên vào trong đó, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... quý giá bậc nhất, các loại y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ châu ngọc, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường thì với hai loại phước này, loại phước trước nhiều hơn. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh đều từ Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu như thế mà xuất hiện.

Kiều-thi-ca, vì chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà xuất hiện.

Kiều-thi-ca, vì Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo đều từ Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu như thế mà xuất hiện.

Kiều-thi-ca, vì bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo đều từ Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều từ

Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì năm loại mắt, sáu phép thần thông đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều từ Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì sự tạo mọi thành tựu đầy đủ cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật của Đại Bồ-tát đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì dòng họ viên mãn, sắc lực viên mãn, của báu viên mãn, quyến thuộc viên mãn của Đại Bồ-tát đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì mười nẻo thiện nghiệp, sự cúng dường Sa-môn, Phụ mẫu, Sư trưởng và vô lượng pháp thiện cần tu tập như là Bố thí, Trì giới, tu tập... trong thế gian đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ trong thế gian đều từ Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại ở trong thế gian đều từ Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra. Kiều-thi-ca, vì trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh ở trong thế gian đều từ Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở trong thế gian đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu, Dự lưu quả, Nhất lai, Nhất lai quả, Bất hoàn, Bất hoàn quả, A-la-hán, A-la-hán quả đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác, quả vị Độc giác đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì tất cả Đại Bồ-tát và pháp của Đại Bồ-tát đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra.

Kiều-thi-ca, vì trí Nhất thiết trí chẳng thể nghĩ lường, chẳng thể nêu bày, không gì cao hơn, không gì cao hơn nữa, không gì bằng, không gì vượt qua đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà sinh ra. Bấy giờ, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, người ở châu Thiệm-bộ đối với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này chẳng biết cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen vì họ đâu biết là cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu thì đạt được công đức lớn lao tốt đẹp như thế.

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nay ta hỏi ông, tùy theo ý ông mà trả lời. Theo ý ông thì sao, trong châu Thiệmbộ này có bao nhiêu người thành tựu được sự chứng tịnh của Phật, thành tựu được sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu được sự chứng tịnh của Tăng? Có bao nhiêu người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi? Có bao nhiêu người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, trong châu Thiệm-bộ, chỉ có một số ít người thành tựu được sự chứng tịnh của Phật, thành tựu được sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu được sự chứng tịnh của Tăng? Có một số ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với tăng không nghi? Có một số ít người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng.

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, Ta lại hỏi ông, tùy theo ý ông mà trả lời. Này Kiều-thi-ca, theo ý ông thì sao, trong châu Thiệm-bộ, có bao nhiêu người chứng đắc ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề? Có bao nhiêu người chứng đắc ba pháp môn giải thoát? Có bao nhiêu người chứng đắc tám Giải thoát? Có bao nhiêu người chứng đắc chín Định thứ đệ? Có bao nhiêu người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt? Có bao nhiêu người chứng đắc sáu phép thần thông? Có bao nhiêu người vĩnh viễn đoạn trừ ba kết, đắc quả Dự lưu? Có bao nhiêu người diệt trừ dần tham, sân, si, đắc quả Nhất lai? Có bao nhiêu người đoạn trừ năm kết thuận hạ phần, đắc quả Bất hoàn? Có bao nhiêu người đoạn trừ năm kết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán? Có bao nhiêu người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc giác? Có bao nhiêu người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, trong châu Thiệm-bộ, có một số ít người chứng đắc ba mươi bảy pháp phần Bồđề. Có một số ít người chứng đắc ba pháp môn giải thoát. Có một số ít người chứng đắc tám Giải thoát. Có một số ít người chứng đắc chín Định thứ đệ. Có một số ít người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Có một số ít người chứng đắc sáu phép thần thông. Có một số ít người vĩnh viễn đoạn trừ ba kết, đắc quả Dự lưu. Có một số ít người diệt trừ dần tham, sân, si, đắc quả Nhất lai. Có một số ít người đoạn trừ năm kết thuận hạ phần, đắc quả Bất hoàn. Có một số ít người đoạn trừ năm kết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Có một số ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc giác. Có một số ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột.

Phật bảo Thiên đế Thích:

−Đúng vậy, đúng vậy, như lời ông nói! Này Kiều-thi-ca, trong châu Thiệm-bộ, rất ít người thành tựu được sự chứng tịnh của Phật, thành tựu được sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu được sự chứng tịnh của Tăng. Lại càng ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Lại càng ít người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Lại càng ít người chứng đắc ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề. Lại càng ít người chứng đắc ba pháp môn giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc tám Giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc chín Định thứ đệ. Lại càng ít người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Lại càng ít người chứng đắc sáu phép thần thông.

Kiều-thi-ca, trong châu Thiệm-bộ, rất ít người vĩnh viễn đoạn trừ ba kết, đắc quả Dự lưu. Lại càng ít người diệt trừ dần tham, sân, si, đắc quả Nhất lai. Lại càng ít người đoạn trừ năm kết thuận hạ phần, đắc quả Bất hoàn. Lại càng ít người đoạn trừ năm kết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc giác. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Lại càng ít người đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các loại hữu tình trôi giạt trong đường sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay, phần nhiều chẳng gặp Phật, chẳng nghe Chánh pháp, chẳng thân cận Tăng; chẳng hành Bố thí, chẳng hộ Tịnh giới, chẳng tu An nhẫn, chẳng khởi Tinh tấn, chẳng tập Tĩnh lự, chẳng học Bátnhã; chẳng nghe Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng tu Bố thí ba-la-mật-đa; chẳng nghe Tịnh giới ba-la-mậtđa, chẳng tu Tịnh giới ba-la-mật-đa; chẳng nghe An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng tu An nhẫn ba-lamật-đa; chẳng nghe Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng tu Tinh tấn ba-la-mật-đa; chẳng nghe Tĩnh lự bala-mật-đa, chẳng tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa; chẳng nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng tu Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng nghe pháp không bên trong, chẳng tu pháp không bên trong; chẳng nghe pháp không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh, chẳng tu pháp không bên ngoài cho đến không không tánh tự tánh; chẳng nghe chân như, chẳng tu chân như; chẳng nghe pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chẳng tu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; chẳng nghe Thánh đế khổ, chẳng tu Thánh đế khổ; chẳng nghe Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nghe bốn Tĩnh lự, chẳng tu bốn Tĩnh lự; chẳng nghe bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, chẳng tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; chẳng nghe tám Giải thoát, chẳng tu tám Giải thoát; chẳng nghe tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, chẳng tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; chẳng nghe bốn Niệm trụ, chẳng tu bốn Niệm trụ; chẳng nghe bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, chẳng tu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo; chẳng nghe pháp môn giải thoát Không, chẳng tu pháp môn giải thoát Không; chẳng nghe pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, chẳng tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; chẳng nghe năm loại mắt, chẳng tu năm loại mắt; chẳng nghe sáu phép thần thông, chẳng tu sáu phép thần thông; chẳng nghe mười lực của Phật, chẳng tu mười lực của Phật; chẳng nghe bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nghe pháp không quên mất, chẳng tu pháp không quên mất; chẳng nghe tánh luôn luôn xả, chẳng tu tánh luôn luôn xả; chẳng nghe tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng tu tất cả pháp môn Đàla-ni; chẳng nghe tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nghe trí Nhất thiết, chẳng tu trí Nhất thiết; chẳng nghe trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, chẳng tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên biết ở trong châu Thiệm-bộ này, rất ít người thành tựu được sự chứng tịnh của Phật, thành tựu được sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu được sự chứng tịnh của Tăng. Lại càng ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với tăng không nghi. Lại càng ít người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Lại càng ít người chứng đắc ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề. Lại càng ít người chứng đắc ba pháp môn giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc tám Giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc chín Định thứ đệ. Lại càng ít người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Lại càng ít người chứng đắc sáu phép thần thông.

Kiều-thi-ca nên biết, trong châu Thiệm-bộ này, rất ít người vĩnh viễn đoạn trừ ba kết, đắc quả Dự lưu. Lại càng ít người diệt trừ dần tham, sân, si, đắc quả Nhất lai. Lại càng ít người đoạn trừ năm kết thuận hạ phần, đắc quả Bất hoàn. Lại càng ít người đoạn trừ năm kết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc giác. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Lại càng ít người đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích: −Ta nay hỏi ông, tùy theo ý ông mà trả lời. Kiều-thi-ca, theo ý ông thì sao, ngoài loài người ở châu Thiệm-bộ ra, trong thế giới ba lần ngàn này có bao nhiêu chúng sinh cung kính cúng dường Phụ mẫu, Sư trưởng? Có bao nhiêu chúng sinh cung kính cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn? Có bao nhiêu chúng sinh hành bố thí, thọ trai trì giới?

Có bao nhiêu chúng sinh tu mười nẻo thiện nghiệp? Có bao nhiêu chúng sinh, đối với các dục, trụ ở tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng vui? Có bao nhiêu chúng sinh tu bốn Tĩnh lự? Có bao nhiêu chúng sinh tu bốn Vô lượng? Có bao nhiêu chúng sinh tu bốn Định vô sắc? Có bao nhiêu chúng sinh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng? Có bao nhiêu chúng sinh đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi? Có bao nhiêu chúng sinh hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng? Có bao nhiêu chúng sinh chứng đắc ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề? Có bao nhiêu chúng sinh chứng đắc ba pháp môn giải thoát? Có bao nhiêu chúng sinh chứng đắc tám Giải thoát? Có bao nhiêu chúng sinh chứng đắc chín Định thứ đệ? Có bao nhiêu chúng sinh chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt? Có bao nhiêu chúng sinh chứng đắc sáu phép thần thông? Có bao nhiêu chúng sinh vĩnh viễn đoạn trừ ba kết, đắc quả Dự lưu? Có bao nhiêu chúng sinh diệt trừ dần tham, sân, si, đắc quả Nhất lai? Có bao nhiêu chúng sinh đoạn trừ năm kết thuận hạ phần, đắc quả Bất hoàn? Có bao nhiêu chúng sinh đoạn trừ năm kết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán? Có bao nhiêu chúng sinh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc giác? Có bao nhiêu chúng sinh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột? Có bao nhiêu chúng sinh đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề? Có bao nhiêu chúng sinh luôn trau dồi phát huy hướng đến tâm Bồ-đề? Có bao nhiêu chúng sinh có phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa? Có bao nhiêu chúng sinh được an trú nơi pháp Bồ-tát không thoái chuyển? Có bao nhiêu chúng sinh mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, ở trong thế giới ba lần ngàn này có ít chúng sinh cung kính cúng dường, Phụ mẫu, Sư trưởng. Có ít chúng sinh cung kính cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn. Có ít chúng sinh hành bố thí, thọ trai, trì giới. Có ít chúng sinh tu mười nẻo thiện nghiệp. Có ít chúng sinh, đối với các dục, trụ ở tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng vui. Có ít chúng sinh tu bốn Tĩnh lự. Có ít chúng sinh tu bốn Vô lượng. Có ít chúng sinh tu bốn Định vô sắc. Có ít chúng sinh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Có ít chúng sinh đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Có ít chúng sinh hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Có ít chúng sinh chứng đắc ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề. Có ít chúng sinh chứng đắc ba pháp môn giải thoát. Có ít chúng sinh chứng đắc tám Giải thoát. Có ít chúng sinh chứng đắc chín Định thứ đệ. Có ít chúng sinh chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Có ít chúng sinh chứng đắc sáu phép thần thông. Có ít chúng sinh vĩnh viễn đoạn trừ ba kết, đắc quả Dự lưu. Có ít chúng sinh diệt trừ dần tham, sân, si, đắc quả Nhất lai. Có ít chúng sinh đoạn trừ năm kết thuận hạ phần, đắc quả Bất hoàn. Có ít chúng sinh đoạn trừ năm kết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Có ít chúng sinh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc giác. Có ít chúng sinh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Có ít chúng sinh đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề. Có ít chúng sinh dốc trau dồi phát huy hướng đến tâm Bồ-đề. Có ít chúng sinh dùng phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Có ít chúng sinh được an trú nơi pháp Bồ-tát không thoái chuyển. Có ít chúng sinh mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Phật bảo Thiên đế Thích:

−Đúng vậy, đúng vậy, như ông đã nói! Này Kiều-thi-ca, ở trong thế giới ba lần ngàn này, rất ít chúng sinh cung kính cúng dường, Phụ mẫu, Sư trưởng. Lại càng ít chúng sinh cung kính cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn. Lại càng ít chúng sinh hành bố thí, thọ trai trì giới. Lại càng ít chúng sinh tu mười nẻo thiện nghiệp. Lại càng ít chúng sinh, đối với các dục, trụ ở tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng vui. Lại càng ít chúng sinh tu bốn Tĩnh lự. Lại càng ít chúng sinh tu bốn Vô lượng. Lại càng ít chúng sinh tu bốn Định vô sắc. Lại càng ít chúng sinh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Lại càng ít chúng sinh đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Lại càng ít chúng sinh hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Lại càng ít chúng sinh chứng đắc ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề. Lại càng ít chúng sinh chứng đắc ba pháp môn giải thoát. Lại càng ít chúng sinh chứng đắc tám Giải thoát. Lại càng ít chúng sinh chứng đắc chín Định thứ đệ. Lại càng ít chúng sinh chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Lại càng ít chúng sinh chứng đắc sáu phép thần thông.

Kiều-thi-ca, ở trong thế giới ba lần ngàn này, rất ít chúng sinh vĩnh viễn đoạn trừ ba kết, đắc quả Dự lưu. Lại càng ít chúng sinh diệt trừ dần tham, sân, si, đắc quả Nhất lai. Lại càng ít chúng sinh đoạn trừ năm kết thuận hạ phần, đắc quả Bất hoàn. Lại càng ít chúng sinh đoạn trừ năm kết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Lại càng ít chúng sinh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc giác. Lại càng ít chúng sinh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Lại càng ít chúng sinh đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề. Lại càng ít chúng sinh luôn trau dồi phát huy hướng đến tâm Bồ-đề. Lại càng ít chúng sinh dùng phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại càng ít chúng sinh được an trú nơi pháp Bồ-tát không thoái chuyển. Lại càng ít chúng sinh mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Lại nữa Kiều-thi-ca, Ta dùng Phật nhãn thanh tịnh vô ngại quán sát vô số thế giới trong mười phương, tuy thấy có vô lượng, vô số, vô biên hữu tình phát tâm quyết định hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, tinh cần tu tập, hướng đến hạnh Bồđề, nhưng vì xa lìa phương tiện thiện xảo của Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu nên chỉ hoặc một, hoặc hai, hoặc ba hữu tình được an trú bậc Bồ-tát không thoái chuyển, còn phần nhiều bị thoái đọa vào các hàng Thanh văn, Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì quả vị Giác ngộ cao tột rất khó đạt được, nên những hạng trí tuệ ít ỏi, biếng trễ, thiếu tinh tấn, hiểu biết cạn cợt, hữu tình yếu kém chẳng có khả năng chứng đắc.

Kiều-thi-ca, do duyên cớ này, nếu các thiện nam, thiện nữ phát tâm quyết định dốc đạt quả vị

Giác ngộ cao tột, tinh cần tu tập hướng tới hạnh Bồ-đề, muốn an trú bậc Bồ-tát không thoái chuyển, mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột, không còn bị chướng ngại, nên đối với Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu như thế luôn luôn lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu tập, tư duy đúng theo lý, ưa thưa hỏi thầy, thích giảng cho người khác, làm việc này rồi lại còn phải sao chép, dùng các thứ vật báu để trang nghiêm, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... quý giá bậc nhất, các thứ y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường, thì này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy đối với các pháp thiện thù thắng khác đã gồm thâu trong Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, cũng phải gắng lãnh hội, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu tập, tư duy đúng theo lý, ưa thưa hỏi thầy, thích giảng cho người khác.

Các pháp thiện thù thắng khác gồm thâu trong Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu là những pháp gì?

Đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự ba-la-mật-đa; hoặc pháp không bên trong, hoặc pháp không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh; hoặc chân như, hoặc pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc bốn Tĩnh lự, hoặc bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc tám Giải thoát, hoặc tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc bốn Niệm trụ, hoặc bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; hoặc pháp môn giải thoát Không, hoặc pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông; hoặc mười lực của Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc pháp không quên mất, hoặc tánh luôn luôn xả; hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc trí Nhất thiết, hoặc trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc vô lượng, vô biên pháp Phật khác, đó gọi là các pháp thiện thù thắng khác gồm thâu trong Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu.

Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, đối với vô lượng pháp môn khác như uẩn, xứ, giới... tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu, cũng phải lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tư duy theo đúng lý, chẳng nên hủy báng làm cho quả vị Giác ngộ cao tột bị trở ngại.

QUYỂN 104

PHẨM 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (2)

Vì sao? Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy nên nghĩ: Xưa kia, Đức Như Lai khi ở bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa và Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa, nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát vì thường dốc an trú nơi pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh, nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát vì thường dốc an trú nơi chân như và pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát vì thường dốc an trú nơi Thánh đế khổ và Thánh đế tập, diệt, đạo, nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học bốn Tĩnh lự và bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học tám Giải thoát và tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học bốn Niệm trụ và bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học pháp môn giải thoát Không và pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học năm loại mắt và sáu phép thần thông nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học mười lực của Phật và bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học pháp không quên mất và tánh luôn luôn xả nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni và tất cả pháp môn Tam-ma-địa nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học trí Nhất thiết và trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc tu học vô lượng, vô biên các pháp Phật khác, nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trú bậc Bồ-tát vì thường dốc an trú nơi vô lượng pháp môn khác tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật-đa như uẩn, xứ, giới..., nên chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Nay đây, chúng ta vì cầu quả vị Giác ngộ cao tột nên đối với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu... này, cũng phải theo Phật thường siêng năng tinh tấn tu học an trú. Pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu... như thế, nhất định là Bậc Đại Sư chân thật của chúng ta, thường dốc theo học nên tất cả sở nguyện đều viên mãn. Pháp Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu... như thế là pháp ấn chân thật của các Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng là pháp ấn chân thật của tất cả quả Độc giác, A-la-hán, Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu... Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với pháp Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu... như thế, vì thường dốc tinh tấn tu học, nên đã chứng quả vị Giác ngộ cao tột, sẽ chứng quả vị Giác ngộ cao tột và hiện chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Tất cả quả Độc giác, A-la-hán, Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu... đối với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu... như thế, vì thường dốc tinh tấn tu học, nên đã đến bờ giác, sẽ đến bờ giác và hiện đến bờ giác.

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ, hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa, thường dốc tu học; cần phải nương vào Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa, thường dốc tu học. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mậtđa... như thế là nơi nương tựa an lành lợi lạc của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương vào pháp không bên trong, thường dốc tu học; cần phải nương vào pháp không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh, thường dốc tu học. Vì sao? Vì pháp không bên trong... như thế là nơi nương tựa an lành lợi lạc của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào chân như, thường dốc tu học; cần phải nương vào pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, thường dốc tu học. Vì sao? Vì chân như... như thế là nơi nương tựa an lành lợi lạc của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào Thánh đế khổ, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào Thánh đế tập, diệt, đạo, thường dốc tu học. Vì sao? Vì Thánh đế khổ... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào bốn Tĩnh lự, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, thường dốc tu học. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào tám Giải thoát, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, thường dốc tu học. Vì sao? Vì tám Giải thoát... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào bốn Niệm trụ, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, thường dốc tu học. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào pháp môn giải thoát Không, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, thường dốc tu học. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào năm loại mắt, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào sáu phép thần thông, thường dốc tu học. Vì sao? Vì năm loại mắt... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào mười lực của Phật, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, thường dốc tu học. Vì sao? Vì mười lực của Phật... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào pháp không quên mất, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào tánh luôn luôn xả, thường dốc tu học. Vì sao? Vì pháp không quên mất... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào tất cả pháp môn Đà-la-ni, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào tất cả pháp môn Tam-ma-địa, thường dốc tu học. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào trí Nhất thiết, thường dốc tu học; cần phải nương tựa vào trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, thường dốc tu học. Vì sao? Vì trí Nhất thiết... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tố-lạc...

Kiều-thi-ca, vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam, thiện nữ..., hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết-bàn, cần phải nương tựa vào vô lượng, vô biên pháp Phật khác mà thường dốc tu học. Vì sao? Vì vô lượng, vô biên pháp Phật khác như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, Atố-lạc...

Kiều-thi-ca, các hàng thiện nam, thiện nữ, hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi nhập Niếtbàn, cần phải nương tựa vào vô lượng pháp môn tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như uẩn, xứ, giới... mà thường dốc tu học. Vì sao? Vì vô lượng pháp môn tùy thuận Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu như uẩn, xứ, giới... như thế là nơi nương tựa lợi ích an lành của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại Bồ-tát và các Trời, Người, A-tốlạc...

Bấy giờ, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ, chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy theo đúng lý, vì hữu tình mà giảng nói, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, tất cả đều trang nghiêm cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ châu ngọc, nhạc hay, đèn sáng quý giá bậc nhất để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này đạt được phước đức ra sao?

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, Ta lại hỏi ông, ông tùy theo ý mà trả lời. Có các thiện nam, thiện nữ, sau khi Như Lai nhập Niết-bàn, để cúng dường xá-lợi Phật, nên dùng bảy thứ châu báu bậc nhất xây dựng bảo tháp, trang trí bằng đủ các loại ngọc báu, tháp cao lớn một do-tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ châu ngọc, nhạc hay, đèn sáng... đều là thượng hạng của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao, thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức phát sinh có nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nếu các hàng thiện nam, thiện nữ, chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì hữu tình mà giảng giải, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng quý giá bậc nhất để cúng dường, thì các thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức đã sinh ra so với những người kia nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, ngoài việc này ra, lại có các thiện nam, thiện nữ..., sau khi Như Lai nhập Niết-bàn, để cúng dường xá-lợi Phật, nên dùng bảy thứ châu báu bậc nhất xây dựng bảo tháp, trang trí bằng đủ các loại ngọc báu, tháp cao lớn một do-tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao, xây khắp cả châu Nam thiệm-bộ, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng... quý giá bậc nhất của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức phát sinh có nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ, chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì hữu tình mà giảng giải, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng đều là thượng hạng để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức đã sinh ra so với những người kia nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo:

−Kiều-thi-ca, kể cả châu Thiệm-bộ, lại có thiện nam, thiện nữ, đối với các Đức Như Lai, sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường xá-lợi Phật, nên dùng bảy thứ châu báu bậc nhất xây dựng bảo tháp và trang trí bằng đủ loại ngọc báu, tháp cao lớn một do-tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao, xây đầy cả bốn châu, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ châu ngọc, nhạc hay, đèn sáng... quý giá bậc nhất của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức phát sinh có nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nếu thiện nam, thiện nữ, chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy theo đúng lý, vì hữu tình mà giảng giải, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng đều là thượng hạng để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức đã sinh ra, so với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo:

−Kiều-thi-ca, cả bốn châu, lại có các thiện nam, thiện nữ, đối với các Đức Như Lai, sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường xá-lợi Phật, nên dùng bảy thứ châu báu bậc nhất xây dựng bảo tháp và trang trí bằng đủ loại ngọc báu, tháp cao lớn một do-tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao, xây khắp cả tiểu thiên thế giới, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức phát sinh có nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ, chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì hữu tình mà nêu giảng, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức đã sinh ra, so với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo:

−Kiều-thi-ca, kể cả tiểu thiên thế giới, lại có các thiện nam, thiện nữ, đối với các Đức Như Lai, sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường xá-lợi Phật, nên dùng bảy thứ châu báu bậc nhất xây dựng bảo tháp và trang trí bằng đủ loại ngọc báu, tháp cao lớn một do-tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao, xây khắp cả trung thiên thế giới, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức phát sinh có nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ, chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì hữu tình mà nêu giảng, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức đã sinh ra, so với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo:

−Kiều-thi-ca, kể cả trung thiên thế giới, lại có thiện nam, thiện nữ, đối với các Đức Như Lai, sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường xá-lợi Phật, nên dùng bảy thứ châu báu bậc nhất xây dựng bảo tháp và trang trí bằng đủ loại ngọc báu, tháp cao lớn một do-tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao, xây khắp cả thế giới ba lần ngàn, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức phát sinh có nhiều chăng? Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ, chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì hữu tình mà giảng giải, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức đã sinh ra, so với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo:

−Kiều-thi-ca, kể cả một thế giới ba lần ngàn và giả sử các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn ấy, đối với Như Lai, sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường xá-lợi Phật, nên dùng bảy thứ châu báu bậc nhất xây dựng bảo tháp và trang trí bằng đủ loại ngọc báu, tháp cao lớn một do-tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao, xây khắp cả thế giới ba lần ngàn, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức phát sinh có nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ, chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì hữu tình mà giảng giải, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức đã sinh ra, so với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Đúng vậy, đúng vậy, đúng như Ngài đã dạy! Nếu các thiện nam, thiện nữ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, thì thiện nam, thiện nữ ấy, nên biết như thế tức là đã cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai và hiện tại. Giả sử tất cả các hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương, đối với Như Lai, sau khi nhập Niếtbàn, để cúng dường xá-lợi Phật, nên dùng bảy thứ châu báu bậc nhất xây dựng bảo tháp và trang trí bằng đủ loại ngọc báu, tháp cao lớn một do-tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao, xây khắp cả thế giới ba lần ngàn, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng của cõi trời, hoặc trải qua một kiếp, hoặc hơn một kiếp, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Thế Tôn, thì các hữu tình ấy, do nhân duyên này, phước đức đã có được có nhiều chăng?

Phật dạy:

−Rất nhiều!

Thiên đế Thích bạch:

−Nếu các thiện nam, thiện nữ, chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì các hữu tình, nêu giảng, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột..., y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, phước đức có được, đối với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm. Vì sao? Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này, có thể bao gồm chứa nhóm tất cả các pháp thiện. Đó là mười nẻo thiện nghiệp, hoặc là bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc là tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc là bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; hoặc là pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; hoặc là Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; hoặc là năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc là bốn sự hiểu biết thông suốt; hoặc là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; hoặc là pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh; hoặc là chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc là tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc là mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc là pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoặc là trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc là vô lượng, vô biên pháp Phật khác, đều thu nhiếp vào trong Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này.

Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế là pháp ấn chân thật của các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng là pháp ấn chân thật của tất cả Thanh văn, Độc giác.

Bạch Thế Tôn, tất cả các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vì đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đều thường dốc tu học, nên đã chứng quả vị Giác ngộ cao tột, sẽ chứng quả vị Giác ngộ cao tột, hiện chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì tất cả Thanh văn, Độc giác, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đều thường dốc tu học, nên đã đạt đến bờ giác, sẽ đạt đến bờ giác và hiện đạt đến bờ giác.

Bạch Thế Tôn, do nhân duyên này, nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì các hữu tình mà nêu giảng, truyền bá rộng rãi; hoặc sao chép rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này phước đức có được so với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích:

−Đúng vậy! Đúng như ông đã nói: Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì các hữu tình nêu giảng, truyền bá rộng rãi; hoặc sao chép rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng để cúng dường, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này phước đức có được, so với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh được xuất hiện.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn được xuất hiện.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo được xuất hiện.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả Đại Bồ-tát đem lại sự thành tựu đầy đủ cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật được viên mãn. Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô thượng thừa được phát sinh.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán quả xuất hiện.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả Độc giác hướng, Độc giác quả xuất hiện.

Kiều-thi-ca, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà công đức của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện.

Kiều-thi-ca, do duyên cớ này, nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, vì các hữu tình nêu giảng, truyền bá rộng rãi; hoặc sao chép rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng để cúng dường thì phước đức đã tạo bảo tháp trước kia, so với phước đức này, thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, ức phần chẳng bằng một, trăm ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn vô số phần chẳng bằng một cho tới phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ kể cả phần cực số cũng chẳng bằng một. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu Bát-nhã ba-lamật-đa này trụ trong cõi người ở châu Thiệm-bộ, thì Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo trong thế gian này đều trụ chẳng diệt.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có mười nẻo thiện nghiệp và các pháp thí, giới, tu thiện, tri ơn báo ơn, cúng dường Hiền thánh.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô thượng thừa.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có Đại Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật.

Kiều-thi-ca, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm-bộ thì thế gian thường có Bậc Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sinh.

QUYỂN 105

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (3)

Bấy giờ, ở trong thế giới ba lần ngàn này có chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh đồng thanh thưa với Thiên đế Thích:

−Thưa Đại tiên, Đại tiên nên thọ Bát-nhã ba-lamật-đa như thế! Đại tiên nên trì Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế! Đại tiên nên đọc Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế! Đại tiên nên tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế! Đại tiên nên tinh cần tu học Bát-nhã bala-mật-đa như thế! Đại tiên nên tư duy theo đúng lý Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế! Đại tiên nên cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã bala-mật-đa như thế! Vì sao? Thưa Đại tiên, vì nếu thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, sẽ khiến cho tất cả pháp ác tổn giảm, pháp thiện tăng trưởng.

Thưa Đại tiên, nếu thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-lamật-đa như thế, sẽ khiến cho tất cả Thiên chúng tăng thêm, lượng A-tố-lạc giảm đi.

Thưa Đại tiên, nếu thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-lamật-đa như thế, sẽ khiến cho tất cả Phật nhãn bất diệt, Pháp nhãn bất diệt, Tăng nhãn bất diệt.

Thưa Đại tiên, nếu thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-lamật-đa như thế, sẽ khiến cho tất cả dòng giống Phật bảo chẳng dứt, dòng giống Pháp bảo chẳng dứt, dòng giống Tăng bảo chẳng dứt.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có Bố thí ba-lamật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô thượng thừa xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có Độc giác và Độc giác hướng, Độc giác quả xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có Đại Bồ-tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở đời. Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có Đại Bồ-tát và pháp của mười bậc Đại Bồ-tát... xuất hiện ở đời.

Thưa Đại tiên, nên biết, vì do dòng giống của ba ngôi báu chẳng đoạn tuyệt nên có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột xuất hiện ở đời.

Vì vậy, Đại tiên nên thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích:

−Kiều-thi-ca, ông nên thọ Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu này, ông nên trì Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu này, ông nên đọc Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu này, ông nên tụng Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu này, ông nên tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên tư duy đúng theo lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này. Vì sao? Kiều-thi-ca, nếu đồ đảng A-tố-lạc hung hăng ngang ngược khởi lên ác niệm thế này: “Chúng ta sẽ cùng dàn trận đánh nhau với trời Ba mươi ba”, lúc bấy giờ chư Thiên, quyến thuộc các ông nên thành tâm tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế và cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì khi ấy ác tâm của đồ đảng A-tố-lạc hung hăng ngang ngược kia liền tiêu diệt, chẳng sinh lại.

Kiều-thi-ca, nếu năm tướng suy của các Thiên tử, hoặc của các Thiên nữ hiện ra, tâm kinh hoàng lo sợ đọa vào đường ác, lúc bấy giờ chư Thiên và quyến thuộc các ông nên ở ngay trước họ, chí tâm tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì khi ấy các Thiên tử hoặc các Thiên nữ vì nhờ căn lành nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này phát sinh lòng tin thanh tịnh, cho nên năm tướng suy liền biến mất, thân ý thư thái an nhiên, dù cho mạng chung cũng sinh lại chỗ cũ, hưởng mọi an lạc ở cõi trời nhiều hơn trước. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì oai lực của công đức nghe và tin Bát-nhã ba-la-mật-đa rất rộng lớn.

Kiều-thi-ca, hoặc các thiện nam, thiện nữ hoặc các Thiên tử và các Thiên nữ, vì do căn lành của một lần nghe qua Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chư Phật và đệ tử quá khứ, tất cả đều học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đã chứng quả vị Giác ngộ cao tột, nhập cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Chư Phật và đệ tử vị lai, tất cả đều học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, sẽ chứng quả vị Giác ngộ cao tột, nhập cảnh giới Vô dư Niếtbàn. Vô lượng chư Phật và đệ tử hiện tại trong mười phương, tất cả đều học Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế, hiện chứng quả vị Giác ngộ cao tột, nhập cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Vì sao? Kiều-thica, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này gồm thâu tất cả các pháp phần Bồ-đề; hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Như Lai đều gồm thâu đầy đủ.

Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là chú đại thần; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là chú đại minh; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là chú vô thượng; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là chú không gì sánh bằng; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là vua của tất cả chú, tối thượng, tối diệu có khả năng hàng phục tất cả, chẳng bị một thứ gì làm cho khuất phục. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì Bát-nhã bala-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ tất cả các pháp ác, bất thiện, có khả năng thâu nhiếp, sinh trưởng các pháp thiện.

Phật bảo Thiên đế Thích:

−Đúng vậy, đúng vậy, như ông đã nói! Kiềuthi-ca, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là chú đại thần, là chú đại minh, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, là vua của tất cả chú, tối thượng, tối diệu có khả năng hàng phục tất cả, chẳng bị một thứ gì làm cho khuất phục. Vì sao? Vì chư Phật quá khứ đều dựa vào Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đã chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Chư Phật vị lai đều dựa vào Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, sẽ chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Vô lượng chư Phật hiện tại trong mười phương đều dựa vào Đại chú vương Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu như thế, hiện chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế mà mười nẻo thiện nghiệp xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà các pháp huệ thí, thọ trai, trì giới... xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm Thần thông... xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn,

Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiện ở thế gian. Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà Độc giác và Độc giác hướng, Độc giác quả xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà Đại Bồ-tát và các hạnh của mười địa Đại Bồ-tát xuất hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột xuất hiện ở thế gian.

Lại nữa Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà có Đại Bồ-tát hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà mười nẻo thiện nghiệp hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà các pháp huệ thí, thọ trai, trì giới... hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm Thần thông... hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn,

Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà năm loại mắt, sáu phép thần thông hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà Độc giác và Độc giác hướng, Độc giác quả hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà Đại Bồ-tát và các hạnh của mười địa Đại Bồ-tát hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, vì dựa vào cái nhân Đại Bồ-tát mà Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột hiển hiện ở thế gian.

Kiều-thi-ca, thí như vì nương vào cái nhân vầng trăng tròn đầy mà tất cả loại dược thảo, tinh tú, núi non, biển cả đều được thêm sáng; như thế vì dựa vào cái nhân “vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát” mà tất cả loại dược thảo như mười nẻo thiện nghiệp thế gian đều được thêm sáng; như thế vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như pháp huệ thí, thọ trai, trì giới... ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm Thần thông... thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như năm loại mắt, sáu phép thần thông ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả Độc giác hướng và Độc giác quả ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo như các hạnh của mười địa Đại Bồ-tát và quả vị Giác ngộ cao tột ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả hình tượng tinh tú Thanh văn, Độc giác, Hữu học, Vô học ở thế gian đều được thêm sáng.

Cũng như thế, vì dựa vào cái nhân vầng trăng tròn đầy là Đại Bồ-tát mà tất cả núi non biển cả như Đại Bồ-tát và Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều được thêm sáng.

Kiều-thi-ca, nếu các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khi chưa ứng hiện ở đời, thì chỉ có Đại Bồ-tát là có đầy đủ phương tiện thiện xảo, vì các hữu tình, nêu giảng tất cả pháp thế gian, xuất thế gian một cách thuận hợp. Vì sao? Kiều-thi-ca nên biết, vì Đại Bồ-tát có khả năng làm phát sinh tất cả các Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô thượng thừa.

Kiều-thi-ca, phương tiện thiện xảo của Đại Bồtát đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà được sinh trưởng.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, có khả năng tu hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành chân như, có khả năng tu hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành Thánh đế khổ, có khả năng tu hành Thánh đế tập, diệt, đạo.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành bốn Tĩnh lự, có khả năng tu hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành tám Giải thoát, có khả năng tu hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành bốn Niệm trụ, có khả năng tu hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành pháp môn giải thoát Không, có khả năng tu hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành năm loại mắt, có khả năng tu hành sáu phép thần thông.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành mười lực của Phật, có khả năng tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành pháp không quên mất, có khả năng tu hành tánh luôn luôn xả.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, có khả năng tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành trí Nhất thiết, có khả năng tu hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng chứng đắc ba mươi hai tướng Đại sĩ, có khả năng chứng đắc tám mươi vẻ đẹp kèm theo.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên chẳng đọa vào bậc Thanh văn, chẳng chứng bậc Độc giác.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng đem lại mọi thành tựu cho hữu tình, có khả năng làm nghiêm tịnh cõi Phật.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng đạt được sự viên mãn của thọ mạng, có khả năng đạt được sự viên mãn của vật dụng, sự viên mãn của tịnh độ, sự viên mãn của chủng tánh, sự viên mãn của sắc lực, sự viên mãn của quyến thuộc.

Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát vì thành tựu được diệu lực của phương tiện thiện xảo nên có khả năng tu hành các hạnh của mười địa Bồ-tát, có khả năng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Kiều-thi-ca, như thế, Đại Bồ-tát và phương tiện thiện xảo của các vị đều do Bát-nhã ba-lamật-đa mà được thành tựu.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì sẽ có được những thành tựu về công đức thắng lợi trong hiện tại, vị lai.

Bấy giờ, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì vì sao sẽ thành tựu được các công đức thắng lợi trong hiện tại?

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì các thiện nam, thiện nữ ấy hiện tại chẳng bị thuốc độc, đao binh làm hại, bị lửa đốt cháy, nước nhận chìm, cho đến chẳng bị bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh làm chết yểu, ngoại trừ định nghiệp đời trước mà đời này phải chịu.

Kiều-thi-ca, như các thiện nam, thiện nữ ấy, nếu gặp nạn về quan quyền, giặc thù bức bách, khi lâm vào hoàn cảnh đó vẫn chí tâm tụng niệm Bátnhã ba-la-mật-đa thì chẳng bao giờ bị xâm phạm, bức hại. Vì sao? Vì thế lực oai đức của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, nên được như vậy!

Kiều-thi-ca, như các thiện nam, thiện nữ ấy, nếu có đi đến chỗ quốc vương, vương tử, đại thần... chí tâm tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì nhất định được vua... hoan hỷ thăm hỏi, cung kính, khen ngợi. Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ ấy đối với hữu tình, chẳng lìa tâm Từ, Bi, Hỷ Xả.

Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì sẽ thành tựu được các thứ công đức thắng lợi trong hiện tại như thế.

Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì vì sao sẽ thành tựu được các thứ công đức thắng lợi trong vị lai?

Phật dạy:

−Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì các thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa mười nẻo thiện nghiệp.

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa các pháp huệ thí, thọ trai, trì giới.

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm Thần thông...

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-lamật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-lamật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh.

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo.

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường chẳng xa lìa pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Thiện nam, thiện nữ ấy, sẽ thành tựu được năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Thiện nam, thiện nữ ấy, sẽ thành tựu được mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Thiện nam, thiện nữ ấy, sẽ thành tựu được pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Thiện nam, thiện nữ ấy, sẽ thành tựu được tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

Thiện nam, thiện nữ ấy, sẽ thành tựu được trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Thiện nam, thiện nữ ấy, sẽ vĩnh viễn chẳng bị đọa lạc vào tất cả cảnh giới địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ trừ khi theo nguyện lực sinh vào cõi đó để giáo hóa hữu tình.

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, thường đầy đủ các căn, không thiếu. Thiện nam, thiện nữ ấy, vĩnh viễn chẳng sinh vào nhà bần cùng hạ tiện, nghề nghiệp thấp kém. Thiện nam, thiện nữ ấy, vĩnh viễn chẳng sinh vào nhà đồ tể, đánh cá, trộm cắp, giữ ngục, bọn xấu ác.

Thiện nam, thiện nữ ấy, thường sinh vào nhà giàu có, hoặc Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, hoặc Trưởng giả, Cư sĩ... chẳng bao giờ sinh vào nhà hạ tiện.

Thiện nam, thiện nữ ấy, tùy nơi sinh ra, có được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp kèm theo, thân tướng luôn trang nghiêm, tất cả hữu tình trông thấy đều hoan hỷ.

Thiện nam, thiện nữ ấy, nhiều đời sinh vào cõi nghiêm tịnh, gặp Phật, được hóa sinh từ hoa sen, chẳng tạo nghiệp ác. Thiện nam, thiện nữ ấy thường chẳng xa lìa thần thông nhanh chóng, tùy theo ý muốn, đi đến các cõi Phật, từ cõi Phật này tới cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lắng nghe chánh pháp, tạo sự thành tựu cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, dần dần chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì sẽ thành tựu được các thứ công đức thắng lợi như thế... trong vị lai. Vì vậy nên, này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ muốn đạt được công đức thắng lợi trong hiện tại và vị lai như thế cho tới quả vị Giác ngộ cao tột, thường chẳng xa lìa, nên lấy tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-lamật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng theo lý, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi, lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng thượng hạng để cúng dường.

Bấy giờ, có số đông Phạm chí ngoại đạo, vì muốn tìm chỗ khuyết điểm của Phật nên đi đến chỗ Phật. Khi ấy, Thiên đế Thích thấy thế liền nghĩ:

−Nay đám đông Phạm chí ngoại đạo này đi đến pháp hội nhằm dò tìm sở đoản của Phật, phải chăng là để gây trở ngại cho Bát-nhã? Ta nên tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu đã thọ giáo từ Phật, khiến cho bọn tà đạo kia lui đi.

Nghĩ rồi, liền tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu. Cùng lúc, các Phạm chí ngoại đạo đang đi đến, từ xa liền hiện tướng cung kính, đi nhiễu theo phía bên phải Đức Thế Tôn rồi trở về chỗ cũ.

Cụ thọ Xá-lợi thấy sự việc ấy bèn nghĩ:

−Bọn họ vì duyên cớ gì mà lui về?

Phật biết ý nghĩ ấy, liền bảo Xá-lợi Tử:

−Đám ngoại đạo kia, vì muốn tìm những thiếu sót nơi Ta nên mới rủ nhau tới đây, nhưng do Thiên đế Thích đã niệm tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa, do diệu lực của Đại chú vương khiến bọn họ phải lui về.

Xá-lợi Tử, Ta hoàn toàn chẳng thấy đám ngoại đạo ấy có một chút pháp thiện mà chỉ mang tâm ác, vì muốn tìm những thiếu sót của Ta nên đến đây.

Xá-lợi Tử, Ta hoàn toàn chẳng thấy Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc ngoại đạo..., các loài hữu tình ở thế gian dám mang ác ý đến cầu Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có thể đạt được ý muốn. Vì sao? Xá-lợi Tử, vì tất cả chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh, tất cả Thanh văn, tất cả Độc giác, tất cả Đại Bồ-tát, Ta và tất cả Long, Thần, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạcgià, Nhân phi nhân... đầy đủ thế lực lớn ở trong thế giới ba lần ngàn như thế thảy đều cùng hết lòng bảo vệ Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng để bọn ác gây trở ngại. Vì sao? Xá-lợi Tử, vì chư Thiên... ấy đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa mà sinh ra.

Lại nữa Xá-lợi Tử, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tất cả Thanh văn, tất cả Độc giác, tất cả Đại Bồ-tát và tất cả Long, Thần, Kiền-đạtphược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạchô-lạc-già, Nhân phi nhân... ở vô số thế giới chư Phật trong mười phương như thế đều cùng hết lòng bảo vệ Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng để bọn ác gây trở ngại. Vì sao? Xá-lợi Tử, vì chư Phật... ấy đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa mà sinh ra. Lúc này, ác ma suy nghĩ:

−Nay Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, có bốn chúng vây quanh cùng các trời, người... trong cõi Dục và cõi Sắc đều cùng tụ hội, nêu giảng về Bátnhã ba-la-mật-đa; trong ấy, chắc chắn có Đại Bồtát được thọ ký sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Ta phải đi đến để phá pháp nhãn ấy.

Nghĩ rồi, liền hóa bốn binh chủng tinh nhuệ, rầm rộ kéo tới chỗ Phật.

Khi ấy, Thiên đế Thích trông thấy liền nghĩ: “Chẳng lẽ ác ma biến hóa ra sự việc này, muốn đến quấy nhiễu Phật và gây trở ngại cho Bát-nhã ba-la-mật-đa? Vì sao? Vì bốn binh chủng được trang sức đẹp lạ như thế kia, thì bốn binh chủng bậc nhất của đại vương Ảnh Kiên nước Ma-kiệtđà, chẳng thể sánh kịp, bốn binh chủng bậc nhất của đại vương Thắng Quân nước Kiều-tát-la, cũng chẳng sánh kịp; bốn binh chủng bậc nhất của dòng vua Thích-ca nước Kiếp-tỷ-la cũng chẳng sánh kịp; bốn binh chủng bậc nhất của dòng Lật-thiếptỳ nước Phệ-xá-lê cũng chẳng sánh kịp và bốn binh chủng bậc nhất của dòng vua Lực Sĩ nước Kiết tường mao cũng chẳng bì kịp. Do quán sát bốn binh chủng như thế, nhất định là của ác ma biến hóa ra, ác ma luôn luôn rình rập tìm kiếm điều sơ hở của Phật, phá hoại thắng nghiệp đã tu của hữu tình, ta phải niệm tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu đã được thọ giáo nơi Phật, khiến cho đám ác ma ấy lui đi.”

Thiên đế Thích suy nghĩ xong liền tụng Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu, tức thì cùng lúc đám ác ma kia đều lui về chỗ cũ, vì thần lực của Đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu đã làm xoay chuyển chúng.

QUYỂN 106

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (4)

Bấy giờ, trong pháp hội có chúng trời cõi Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánh cùng lúc biến hóa ra các thứ hoa quý, y phục, chuỗi ngọc và hương vòng... Các chúng trời ấy đều bay lên hư không, tung rải hoa cúng Phật, rồi chắp tay cung kính, bạch Phật:

−Nguyện cho Bát-nhã ba-la-mật-đa này an trụ lâu dài trong cõi người nơi châu Thiệm-bộ. Vì sao? Vì nếu như Bát-nhã ba-la-mật-đa được truyền bá rộng rãi trong cõi người nơi châu Thiệm-bộ, thì nên biết, chẳng những ở nơi ấy, Phật bảo, Pháp bảo và Bí-sô Tăng bảo tồn tại lâu dài chẳng diệt, mà đối với thế giới ba lần ngàn này cho đến vô lượng, vô số, vô biên cõi Phật trong mười phương, cũng lại như vậy. Do đó, chúng Đại Bồ-tát và hạnh thù thắng của các ngài cũng có thể biết rõ!

Bạch Thế Tôn, tùy theo địa phương, có các thiện nam, thiện nữ, đem lòng tin thanh tịnh sao chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, rồi cung kính cúng dường thì nên biết, xứ ấy có ánh sáng mầu nhiệm, trừ diệt mê mờ, sinh các điều lợi ích thù thắng.

Phật bảo Thiên đế Thích và các Thiên chúng: −Đúng vậy, đúng vậy, như các ông đã nói! Nếu như Bát-nhã ba-la-mật-đa được truyền bá rộng rãi trong cõi người nơi châu Thiệm-bộ, thì nên biết, chẳng những ở nơi ấy, Phật bảo, Pháp bảo và Bí-sô Tăng bảo an trụ lâu dài chẳng diệt, mà đối với thế giới ba lần ngàn này cho đến vô lượng, vô số, vô biên cõi Phật trong mười phương, cũng lại như vậy. Do đó, chúng Đại Bồtát và hạnh thù thắng của họ cũng có thể biết rõ. Địa phương nào có các thiện nam, thiện nữ, đem lòng tin thanh tịnh sao chép, thọ trì Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu như thế, rồi cung kính cúng dường thì nên biết, ở nơi ấy có ánh sáng mầu nhiệm, trừ diệt mê mờ, sinh các điều lợi ích thù thắng.

Khi ấy, các chúng trời lại biến hóa ra các thứ hoa, y phục, chuỗi ngọc và hương vòng... thượng hạng của cõi trời để rải cúng Phật, rồi lại bạch Phật:

−Nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì các thiện nam, thiện nữ ấy, chẳng hề bị ma và quyến thuộc của ma dễ dàng làm hại. Thiên chúng chúng con thường hết lòng gắn bó, ủng hộ các thiện nam, thiện nữ ấy, khiến họ không hề bị tổn hại. Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ ấy, Thiên chúng chúng con luôn cung kính, phụng sự như Phật, hoặc như thân cận Phật, tôn trọng Pháp.

Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì loài hữu tình, nêu giảng, truyền bá rộng rãi thì các thiện nam, thiện nữ ấy, chẳng phải chỉ một ít thiện căn mà có thể làm được việc đó, nhất định ở những đời trước nơi vô lượng các đức Phật đã từng tu tập nhiều thiện căn, phát nhiều chánh nguyện, cúng dường nhiều, được nhiều bậc Thiện tri thức hỗ trợ mới có thể đối với Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì loài hữu tình mà nêu giảng, truyền bá rộng rãi. Bạch Thế Tôn, muốn chứng đắc trí Nhất thiết trí của chư Phật phải cầu Bát-nhã ba-la-mật-đa, muốn chứng đắc Bát-nhã ba-la-mật-đa phải cầu trí Nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì trí Nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc đều được phát sinh từ Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì Bát-nhã ba-lamật-đa như thế đều được phát sinh từ trí Nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì trí Nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc chẳng khác với Bát-nhã bala-mật-đa; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng khác với trí Nhất thiết trí của chư Phật, vì trí Nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc cùng với Bátnhã ba-la-mật-đa này, nên biết, không hai, cũng không hai phần.

Phật bảo Thiên đế Thích: −Đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Kiều-thi-ca, muốn chứng đắc trí Nhất thiết trí của chư Phật phải cầu Bát-nhã ba-la-mật-đa; muốn chứng đắc Bát-nhã ba-la-mật-đa phải cầu trí Nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì trí Nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc đều được phát sinh từ

Bát-nhã ba-la-mật-đa; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế đều được phát sinh từ trí Nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì trí Nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc chẳng khác với Bát-nhã ba-la-mật-đa; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng khác với trí Nhất thiết trí của chư Phật. Trí Nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc cùng với Bát-nhã ba-lamật-đa này, nên biết, không hai, không hai phần. Vì vậy, nên công đức oai thần của Bát-nhã ba-lamật-đa này thật là hết sức hy hữu.

Bấy giờ, Cụ thọ Khánh Hỷ bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mậtđa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa mà chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mậtđa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo mà chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mậtđa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi năm loại mắt, sáu phép thần thông mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mậtđa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã bala-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi hạnh của Đại Bồ-tát mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi quả vị Giác ngộ cao tột mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa? Phật dạy:

−Khánh Hỷ, ông nay nên biết, vì Bát-nhã ba-lamật-đa này đối với Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn bala-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với pháp không bên trong, không bên ngoài, không cả trong ngoài, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không nơi tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo kia đều là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-lamật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với hạnh của Đại Bồ-tát kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với quả vị Giác ngộ cao tột kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu Bố thí ba-la-mật-đa, có thể gọi là tu hành đúng đắn Bố thí ba-la-mật-đa chăng?

Khánh Hỷ đáp −Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu Bố thí ba-la-mật-đa mới có thể gọi là tu hành đúng đắn Bố thí ba-la-mật-đa.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, có thể gọi là tu hành đúng đắn Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa chăng? Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa mới có thể gọi là tu hành đúng đắn Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho nên Bát-nhã ba-lamật-đa này đối với bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự ba-la-mật-đa kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú pháp không bên trong thì có thể gọi là an trú đúng đắn pháp không bên trong chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú pháp không bên trong thì mới có thể gọi là an trú đúng đắn pháp không bên trong.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì có thể gọi là an trú đúng đắn pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh thì mới có thể gọi là an trú đúng đắn pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là pháp tôn quý, pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú chân như thì có thể gọi là an trú đúng đắn chân như chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú chân như thì mới có thể gọi là an trú đúng đắn chân như.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì có thể gọi là an trú đúng đắn pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì mới có thể gọi là an trú đúng đắn pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú Thánh đế khổ thì có thể gọi là an trú đúng đắn Thánh đế khổ chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú Thánh đế khổ thì mới có thể gọi là an trú đúng đắn Thánh đế khổ.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú Thánh đế tập, diệt, đạo thì có thể gọi là an trú đúng đắn Thánh đế tập, diệt, đạo chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà an trú Thánh đế tập, diệt, đạo thì mới có thể gọi là an trú đúng đắn Thánh đế tập, diệt, đạo. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn Tĩnh lự, có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn Tĩnh lự chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn Tĩnh lự mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn Tĩnh lự.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tám Giải thoát, có thể gọi là tu hành đúng đắn tám Giải thoát chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tám Giải thoát thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tám Giải thoát.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ có thể gọi là tu hành đúng đắn tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn Niệm trụ, có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn Niệm trụ chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn Niệm trụ mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn Niệm trụ.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu pháp môn giải thoát Không, có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp môn giải thoát Không chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu pháp môn giải thoát Không thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp môn giải thoát Không. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu năm loại mắt, có thể gọi là tu hành đúng đắn năm loại mắt chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu năm loại mắt mới có thể gọi là tu hành đúng đắn năm loại mắt.

Phật dạy:

− Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu sáu phép thần thông, có thể gọi là tu hành đúng đắn sáu phép thần thông chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu sáu phép thần thông thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn sáu phép thần thông. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu mười lực của Phật, có thể gọi là tu hành đúng đắn mười lực của Phật chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu mười lực của Phật mới có thể gọi là tu hành đúng đắn mười lực của Phật.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng chăng?

Khánh Hỷ đáp:

Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Cho nên Bát-nhã ba-lamật-đa này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu pháp không quên mất, có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp không quên mất chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu pháp không quên mất thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp không quên mất.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tánh luôn luôn xả, có thể gọi là tu hành đúng đắn tánh luôn luôn xả chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tánh luôn luôn xả thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tánh luôn luôn xả. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu trí Nhất thiết, có thể gọi là tu hành đúng đắn trí Nhất thiết chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu trí Nhất thiết thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn trí Nhất thiết.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, có thể gọi là tu hành đúng đắn trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Cho nên Bát-nhã bala-mật-đa này đối với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tất cả pháp môn Đàla-ni, có thể gọi là tu hành đúng đắn tất cả pháp môn Đà-la-ni chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tất cả pháp môn Đàla-ni. Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, có thể gọi là tu hành đúng đắn tất cả pháp môn Tam-ma-địa chăng? Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-lamật-đa.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu hạnh Đại Bồ-tát, có thể gọi là tu hành đúng đắn hạnh Đại Bồ-tát chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu hạnh Đại Bồ-tát thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn hạnh Đại Bồ-tát. Cho nên Bátnhã ba-la-mật-đa này đối với hạnh Đại Bồ-tát kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu quả vị Giác ngộ cao tột, có thể gọi là tu hành đúng đắn quả vị Giác ngộ cao tột chăng?

Khánh Hỷ đáp:

−Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, cốt yếu là do hồi hướng trí Nhất thiết trí mà tu quả vị Giác ngộ cao tột thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn quả vị Giác ngộ cao tột. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với quả vị Giác ngộ cao tột kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cụ thọ Khánh Hỷ lại bạch Phật: −Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu Bố thí ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập Bố thí ba-la-mật-đa thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu Bố thí ba-la-mậtđa.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú pháp không bên trong?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, an trú pháp không bên trong thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú pháp không bên trong.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, an trú pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh. Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú chân như?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, an trú chân như thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú chân như.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, an trú pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú Thánh đế khổ?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, an trú Thánh đế khổ thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú Thánh đế khổ. Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú Thánh đế tập, diệt, đạo?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, an trú Thánh đế tập, diệt, đạo thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để an trú Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn Tĩnh lự?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn Tĩnh lự thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn Tĩnh lự.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tám Giải thoát?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập tám Giải thoát thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tám Giải thoát.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn Niệm trụ?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn Niệm trụ thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn Niệm trụ.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu pháp môn giải thoát Không?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập pháp môn giải thoát Không thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu pháp môn giải thoát Không.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu năm loại mắt?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập năm loại mắt thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu năm loại mắt. Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu sáu phép thần thông?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập sáu phép thần thông thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu mười lực của Phật?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập mười lực của Phật thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu mười lực của Phật.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu pháp không quên mất?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập pháp không quên mất thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu pháp không quên mất.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tánh luôn luôn xả?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập tánh luôn luôn xả thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tánh luôn luôn xả. Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu trí Nhất thiết?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập trí Nhất thiết thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu trí Nhất thiết. Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tất cả pháp môn Đà-la-ni?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tất cả pháp môn Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu hạnh Đại Bồ-tát?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập hạnh Đại Bồ-tát thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu hạnh Đại Bồ-tát. Bạch Thế Tôn, thế nào là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu quả vị Giác ngộ cao tột?

Khánh Hỷ, lấy không hai làm phương tiện, không sinh làm phương tiện, không sở đắc làm phương tiện, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột thì gọi là hồi hướng trí Nhất thiết trí để tu quả vị Giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Khánh Hỷ lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

QUYỂN 107

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (5)

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả? Lấy không sinh nào làm phương tiện, không sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh của Đại Bồ-tát? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh của Đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn, lấy không hai nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột? Lấy không sinh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

−Khánh Hỷ, nay ông nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giớilàm phương tiện, không sở đắc (của sắc giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thanh giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giớilàm phương tiện, không sở đắc (của xúc giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

QUYỂN 108

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (6)

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy, hỏa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

QUYỂN 109

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (7)

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành... ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

QUYỂN 110

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (8)

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

QUYỂN 111

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (9)

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-mađịa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-mađịa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tamma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-mađịa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-mađịa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-mađịa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-mađịa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng,

A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-lahán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng,

A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột. Lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

QUYỂN 112

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (10)

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

Này Khánh Hỷ nên biết, lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Khánh Hỷ lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới,

An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa? Phật dạy:

−Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ, tưởng, hành, thức) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông? –Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không.

Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc làm phương tiện, không sinh (của sắc) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, không sinh (của thọ...) làm phương tiện, không sở đắc (của thọ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao?

Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc... làm phương tiện, không sinh (của sắc...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

QUYỂN 113

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (11)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc? –Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với tất cả pháp môn Đà-lani, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn xứ làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, không sinh (của nhĩ...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn xứ... làm phương tiện, không sinh (của nhãn xứlàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn xứlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc xứ làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, không sinh (của thanh...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của sắc xứ... làm phương tiện, không sinh (của sắc xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không.

Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia, là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

QUYỂN 114

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (12)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao?

Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai

của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai

của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao?

Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai

của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không.

Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

QUYỂN 115

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (13)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện? –Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao?

Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không.

Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng? –Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao?

Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

QUYỂN 116

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (14)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát? –Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của hương giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồtát?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhãn giới làm phương tiện, không sinh (của nhãn giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của sắc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của sắc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhãn giới... làm phương tiện, không sinh (của nhãn giớilàm phương tiện, không sở đắc (của nhãn giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của nhĩ giới làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của thanh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của thanh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của nhĩ giới... làm phương tiện, không sinh (của nhĩ giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của nhĩ giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tỷ giới làm phương tiện, không sinh (của tỷ giới) làm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của hương giớilàm phương tiện, không sở đắc (của hương giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tỷ giới... làm phương tiện, không sinh (của tỷ giớilàm phương tiện, không sở đắc (của tỷ giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thiệt giới làm phương tiện, không sinh (của thiệt giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của vị giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của vị giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thiệt giới... làm phương tiện, không sinh (của thiệt giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thiệt giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thân giới làm phương tiện, không sinh (của thân giới) làm phương tiện, không sở đắc (của thân giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của xúc giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của xúc giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của thân giới... làm phương tiện, không sinh (của thân giớilàm phương tiện, không sở đắc (của thân giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của ý giới làm phương tiện, không sinh (của ý giới) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không. Vì sao?

Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của ý giới... làm phương tiện, không sinh (của ý giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của ý giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

QUYỂN 117

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (15)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giớilàm phương tiện, không sở đắc (của địa giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của địa giới làm phương tiện, không sinh (của địa giới) làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, địa giới và tánh của địa giới là không. Vì sao? Vì tánh không của địa giới cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, không sinh (của thủy...) làm phương tiện, không sở đắc (của thủy...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột? –Này Khánh Hỷ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của địa giới... làm phương tiện, không sinh (của địa giới làm phương tiện, không sở đắc (của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh...) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai

của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc? –Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của vô minh làm phương tiện, không sinh (của vô minh) làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, vô minh và tánh của vô minh là không. Vì sao? Vì tánh không của vô minh cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não làm phương tiện, không sinh (của hành...) làm phương tiện, không sở đắc (của hành...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không. Vì sao? Vì tánh không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của vô minh... làm phương tiện, không sinh (của vô minh làm phương tiện, không sở đắc (của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa? –Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa? –Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

QUYỂN 118

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (16)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng? –Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồtát?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên trong làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên trong và tánh của pháp không bên trong là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên trong cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên ngoài...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn,... pháp không không tánh tự tánh và tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không bên trong... làm phương tiện, không sinh (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không bên trong...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai

của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai

của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

QUYỂN 119

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (17)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của chân như làm phương tiện, không sinh (của chân như) làm phương tiện, không sở đắc (của chân như) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, chân như và tánh của chân như là không. Vì sao? Vì tánh không của chân như cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm phương tiện, không sinh (của pháp giớilàm phương tiện, không sở đắc (của pháp giớilàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của chân như... làm phương tiện, không sinh (của chân nhưlàm phương tiện, không sở đắc (của chân nhưlàm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo? –Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế khổ làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế tập...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Thánh đế khổ... làm phương tiện, không sinh (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, không sở đắc (của Thánh đế khổ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn? –Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

QUYỂN 120

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (18)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả? –Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh mật-đa cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, Bố thí ba-la-mật-đa và tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Bố thí ba-la-mật-đa cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa làm phương tiện, không sinh (của Tịnh giới...) làm phương tiện, không sở đắc (của Tịnh giới...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn,

Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tánh của Tịnh mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Bố thí ba-la-mật-đa... làm phương tiện, không sinh (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, không sở đắc (của Bố thí ba-la-mật-đa...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả? –Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với tất cả pháp môn Đà-lani, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Tĩnh lự làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, bốn Tĩnh lự và tánh của bốn Tĩnh lự là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Tĩnh lự cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc làm phương tiện, không sinh (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Vô lượng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Tĩnh lự... làm phương tiện, không sinh (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Tĩnh lự...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

QUYỂN 121

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (19)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Giải thoát làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, tám Giải thoát và tánh của tám Giải thoát là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Giải thoát cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ làm phương tiện, không sinh (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Thắng xứ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tám Giải thoát... làm phương tiện, không sinh (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, không sở đắc (của tám Giải thoát...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông? –Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông? –Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Niệm trụ làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, bốn Niệm trụ và tánh của bốn Niệm trụ là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Niệm trụ cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo làm phương tiện, không sinh (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Chánh đoạn...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của bốn Niệm trụ... làm phương tiện, không sinh (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn Niệm trụ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không.

Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

QUYỂN 122

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (20)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Không làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Không và tánh của pháp môn giải thoát Không là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Không cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Vô tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp môn giải thoát Không... làm phương tiện, không sinh (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp môn giải thoát Không...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồtát?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của năm loại mắt làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không. Vì sao? Vì tánh không của năm loại mắt cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của sáu phép thần thông làm phương tiện, không sinh (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, không sở đắc (của sáu phép thần thông) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không. Vì sao? Vì tánh không của sáu phép thần thông cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của năm loại mắt... làm phương tiện, không sinh (của năm loại mắt...) làm phương tiện, không sở đắc (của năm loại mắt...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

QUYỂN 123

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (21)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai nơi mười lực của Phật làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, mười lực của Phật và tánh nơi mười lực của Phật là không. Vì sao? Vì tánh không nơi mười lực của Phật cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, không sinh (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, không sở đắc (của bốn điều không sợ...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không. Vì sao? Vì tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai nơi mười lực của Phật... làm phương tiện, không sinh (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, không sở đắc (nơi mười lực của Phật...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới,

An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa? –Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo? –Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồtát?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của pháp không quên mất làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp không quên mất cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, không sinh (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, không sở đắc (của tánh luôn luôn xả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không. Vì sao? Vì tánh không của tánh luôn luôn xả cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của pháp không quên mất... làm phương tiện, không sinh (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, không sở đắc (của pháp không quên mất...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với hạnh Đại Bồtát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Nhất thiết làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, trí Nhất thiết và tánh của trí Nhất thiết là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Nhất thiết cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng làm phương tiện, không sinh (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Đạo tướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Vì sao? Vì tánh không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của trí Nhất thiết... làm phương tiện, không sinh (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, không sở đắc (của trí Nhất thiết...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

QUYỂN 124

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (22)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không.

Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Tam-ma-địa) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Vì sao? Vì tánh không của tất cả pháp môn Tamma-địa cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của tất cả pháp môn Đà-la-ni... làm phương tiện, không sinh (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, không sở đắc (của tất cả pháp môn Đà-la-ni...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng, Dự lưu quả) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng, Dự lưu quả) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng, Dự lưu quả...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng, Dự lưu quả...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần. –Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Dự lưu hướng, Dự lưu quả cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, không sinh (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, vô sở đắc (của Nhất lai hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả và tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không. Vì sao? Vì tánh không của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần. Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của Dự lưu hướng, Dự lưu quả... làm phương tiện, không sinh (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, không sở đắc (của Dự lưu hướng...) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

QUYỂN 125

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (23)

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Độc giác và tánh của quả vị Độc giác là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Độc giác cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Độc giác làm phương tiện, không sinh (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Độc giác) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo? –Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng? –Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột? –Này Khánh Hỷ, hạnh Đại Bồ-tát và tánh của hạnh Đại Bồ-tát là không. Vì sao? Vì tánh không của hạnh Đại Bồ-tát cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của hạnh Đại Bồ-tát làm phương tiện, không sinh (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, không sở đắc (của hạnh Đại Bồ-tát) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao?

Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, an trú Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện? –Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với hạnh Đại Bồ-tát kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập hạnh Đại Bồ-tát.

–Bạch Thế Tôn, vì sao lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột?

–Này Khánh Hỷ, quả vị Giác ngộ cao tột và tánh của quả vị Giác ngộ cao tột là không. Vì sao? Vì tánh không của quả vị Giác ngộ cao tột cùng với quả vị Giác ngộ cao tột kia là không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ, do đó nên nói là lấy không hai của quả vị Giác ngộ cao tột làm phương tiện, không sinh (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, không sở đắc (của quả vị Giác ngộ cao tột) làm phương tiện, hồi hướng trí Nhất thiết trí, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-lamật-đa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-lamật-đa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng an trú pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng an trú chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng an trú Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo đạt đến cứu cánh. Vì thế Bátnhã ba-la-mật-đa này đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mậtđa này đối với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-lamật-đa này đối với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-lamật-đa này đối với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã bala-mật-đa này đối với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa đạt đến cứu cánh. Vì thế Bátnhã ba-la-mật-đa này đối với tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập hạnh Đại Bồ-tát đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với hạnh Đại Bồ-tát kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

Này Khánh Hỷ nên biết, do Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên có khả năng hồi hướng trí Nhất thiết trí. Lại do hồi hướng trí Nhất thiết trí nên có khả năng tu tập quả vị Giác ngộ cao tột đạt đến cứu cánh. Vì thế Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với quả vị Giác ngộ cao tột kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn.

QUYỂN 126

PHẨM 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (24)

Này Khánh Hỷ nên biết, ví như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng; nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với Bố thí cho đến Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, ví như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được hiển hiện, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.

Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được hiển hiện, nên Bát-nhã ba-lamật-đa này đối với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được hiển hiện, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.

Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bátnhã ba-la-mật-đa này đối với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bát-nhã ba-lamật-đa này đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bátnhã ba-la-mật-đa này đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với hạnh Đại Bồ-tát kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với hạnh Đại Bồ-tát kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ nên biết, thí như lấy hạt giống rải trên mặt đất, nếu các duyên hòa hợp liền sinh trưởng. Nên biết, mặt đất đối với hạt giống sinh trưởng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa và nơi hồi hướng trí Nhất thiết trí, đối với quả vị Giác ngộ cao tột kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sinh trưởng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với quả vị Giác ngộ cao tột kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên Ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bấy giờ, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, nay đây Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tất cả công đức của Bát-nhã bala-mật-đa này, nói còn chưa hết. Vì sao? Vì Bátnhã ba-la-mật-đa mà con đã lãnh thọ từ Thế Tôn, công đức rộng sâu không bờ bến. Các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng truyền bá rộng rãi thì công đức có được cũng không bờ bến. Nếu có người sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa này tất cả đều trang nghiêm đẹp đẽ, lại dùng vô lượng tràng hoa, các loại hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý lạ, nhạc hay, đèn sáng, tất cả vật hiện có đều cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì công đức có được cũng không bờ bến.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có mười nẻo thiện nghiệp xuất hiện ở thế gian. Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm Thần thông... xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Độc giác và quả vị Độc giác xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Đại Bồ-tát và hạnh Đại Bồ-tát xuất hiện ở thế gian.

Bạch Thế Tôn, nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột xuất hiện ở thế gian.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích:

− Này Kiều-thi-ca, Ta chẳng nói Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu này chỉ có từng ấy công đức như đã nói ở trước. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế là đầy đủ vô biên công đức thù thắng.

Này Kiều-thi-ca, Ta cũng chẳng nói, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng truyền bá rộng rãi và thường sao chép, tất cả đều trang nghiêm đẹp đẽ, lại dùng vô lượng tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột thượng hạng, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả các vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì các thiện nam, thiện nữ chỉ có được từng ấy công đức như trước đã nói. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí đẹp đẽ, lại dùng vô lượng tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột thượng hạng, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì các thiện nam, thiện nữ ấy thành tựu vô lượng Giới uẩn thù thắng, thành tựu vô lượng Định uẩn thù thắng, thành tựu vô lượng Tuệ uẩn thù thắng, thành tựu vô lượng Giải thoát uẩn thù thắng, thành tựu vô lượng Giải thoát tri kiến uẩn thù thắng.

Này Kiều-thi-ca nên biết, thiện nam, thiện nữ ấy xem như là Phật. Vì sao? Vì đã quyết định hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ ấy đã vượt qua bậc Thanh văn và Độc giác. Vì sao? Vì đã cởi bỏ tất cả tâm thấp kém của hàng Thanh văn, Độc giác.

Này Kiều-thi-ca, tất cả sự thành tựu về giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của Thanh văn Độc giác đối với sự thành tựu về giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của thiện nam, thiện nữ này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, ức phần chẳng bằng một, trăm ức phần chẳng bằng một, ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn ức ức phần chẳng bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì thiện nam, thiện nữ ấy đã vượt qua tất cả tâm tưởng thấp kém của Thanh văn, Độc giác, đối với các pháp của Thanh văn, Độc giác thừa chẳng bao giờ khen ngợi, đối với tất cả pháp, không pháp nào là không biết, nghĩa là có khả năng biết đúng đắn rằng tất cả là không sở hữu.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí đẹp đẽ, rồi dùng vô lượng tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột thượng hạng, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì các thiện nam, thiện nữ ấy, Ta nói, có được vô lượng, vô biên công đức thù thắng trong hiện tại và vị lai.

Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí đẹp đẽ, rồi dùng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột thượng hạng, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì chư Thiên chúng tôi thường theo ủng hộ, chẳng để tất cả các loài người và phi nhân, các thứ duyên xấu ác tạo mọi nhiễu hại.

Phật bảo Thiên đế Thích:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ lấy tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-lamật-đa này, thọ trì, đọc tụng, thì khi ấy có vô lượng trăm ngàn Thiên tử vì nhằm nghe pháp nên đều tập trung đến bày tỏ sự vui mừng hết mực, kính thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ, lấy tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, nêu giảng pháp tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như vậy, thì khi ấy có vô lượng Thiên tử... đều tập trung đến, dùng oai lực của chư Thiên khiến người thuyết pháp tăng thêm biện tài, nói mãi không hết.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ, lấy tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, nêu giảng pháp tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như vậy, thì khi ấy có vô lượng Thiên tử... vì kính trọng pháp nên đều tập trung đến, dùng oai lực của chư Thiên, khiến người thuyết pháp biện tài không chút vướng mắc, dù có vấn nạn cũng chẳng gây trở ngại.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ, lấy tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí đẹp đẽ, rồi dùng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột thượng hạng, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì các thiện nam, thiện nữ ấy ở trong đời hiện tại có được vô biên công đức thù thắng, các ma và quyến thuộc của chúng, chẳng thể xâm hại quấy nhiễu.

Lại nữa Kiều-thi-ca, hoặc có thiện nam, thiện nữ, ở trong bốn chúng, nêu giảng Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu như vậy, thì tâm không hề khiếp sợ, chẳng bị tất cả các thứ vấn nạn làm cho khuất phục. Vì sao? Vì những vị đó luôn được sự gia hộ của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu. Lại trong kho tàng bí mật của Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy, đã phân biệt rộng rãi, đầy đủ về tất cả các pháp. Đó là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, hoặc pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại; hoặc pháp thuộc Dục giới, pháp thuộc Sắc giới, pháp thuộc Vô sắc giới; hoặc pháp học, pháp vô học, pháp phi học phi vô học; hoặc pháp kiến sở đoạn, pháp tu sở đoạn, pháp phi sở đoạn; hoặc pháp thế gian, pháp xuất thế gian; hoặc pháp hữu lậu, pháp vô lậu; hoặc pháp hữu vi, pháp vô vi; hoặc pháp hữu kiến, pháp vô kiến; hoặc pháp hữu sắc, pháp vô sắc; hoặc pháp cộng, pháp bất cộng; hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Như Lai. Vô lượng trăm ngàn pháp môn như vậy đều tóm thâu trong đó. Lại do các thiện nam, thiện nữ ấy khéo trụ pháp không bên trong, khéo trụ pháp không bên ngoài, khéo trụ pháp không cả trong ngoài, khéo trụ pháp không không, khéo trụ pháp không lớn, khéo trụ pháp không thắng nghĩa, khéo trụ pháp không hữu vi, khéo trụ pháp không vô vi, khéo trụ pháp không rốt ráo, khéo trụ pháp không không biên giới, khéo trụ pháp không tản mạn, khéo trụ pháp không không đổi khác, khéo trụ pháp không bản tánh, khéo trụ pháp không tự tướng, khéo trụ pháp không cộng tướng, khéo trụ pháp không nơi tất cả pháp, khéo trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được, khéo trụ pháp không không tánh, khéo trụ pháp không tự tánh, khéo trụ pháp không không tánh tự tánh, hoàn toàn chẳng thấy có người vấn nạn, cũng chẳng thấy có kẻ bị vấn nạn, cũng chẳng thấy có Bát-nhã ba-la-mật-đa được nói.

Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ này luôn được diệu lực từ uy thần lớn lao của Bát-nhã ba-la-mật-đa hộ trì, nên chẳng hề bị khuất phục do những vấn nạn của hàng ngoại đạo. Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy, tâm của họ chẳng kinh hoàng, chẳng sợ sệt, chẳng khiếp hãi, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo lắng, ăn năn. Vì sao? Vì thiện nam, thiện nữ ấy chẳng hề thấy có pháp có thể khiến kinh hoàng, sợ sệt khiếp hãi, chìm đắm và lo lắng ăn năn.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ nào muốn đạt được vô biên công đức thắng lợi trong hiện tại như vậy, thì nên đối với Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu ấy, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí đẹp đẽ bằng các vật báu, rồi dùng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột thượng hạng, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ, lấy tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-lamật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí đẹp đẽ bằng các vật báu, rồi dùng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột thượng hạng, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả các vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì các thiện nam, thiện nữ ấy thường được cha mẹ, sư trưởng, bà con, bạn bè, trí thức, quốc vương, đại thần và các Sa-môn, Bà-la-môn... thương kính, cũng được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Đại Bồ-tát quả, Độc giác, A-la-hán, Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu... ở vô biên thế giới trong mười phương nhớ nghĩ; lại được chư Thiên, Ma, Phạm, Nhân phi nhân, A-tố-lạc... trong thế gian thương giúp. Các thiện nam, thiện nữ ấy thành tựu biện tài tối thắng không bị gián đoạn. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy an trụ nơi các pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy an trú nơi chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy an trú nơi Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy tạo mọi thành tựu cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, thường không ngừng nghỉ. Thiện nam, thiện nữ ấy thành tựu được các pháp thần thông thù thắng của Đại Bồ-tát, du hóa đến các cõi Phật tự tại vô ngại. Thiện nam, thiện nữ ấy chẳng hề bị tất cả luận thuyết của ngoại đạo hàng phục mà có khả năng chế ngự các luận thuyết của ngoại đạo.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ muốn đạt được mọi công đức thắng lợi vô tận, liên tục trong hiện tại, vị lai như thế, thì nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu ấy, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng truyền bá rộng rãi, lại nên sao chép, trang trí đẹp đẽ bằng các vật báu, rồi dùng vô lượng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột thượng hạng, y phục, chuỗi ngọc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, trang trí đẹp đẽ, tôn trí nơi thanh tịnh, cung kính cúng dường, quý trọng ngợi khen, thì khi ấy chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại ở trong thế giới ba lần ngàn này, những vị đã phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thường đến nơi ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã bala-mật-đa, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra.

Các trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, những vị đã phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thường đến nơi ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-lamật-đa, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra.

Các trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh trong cõi Tịnh cư, cũng thường đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra.

Khi ấy, trong thế giới này, các chúng Rồng,

Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân phi nhân... có oai đức lớn cũng thường đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra.

Bấy giờ, chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại ở vô biên thế giới trong mươi phương, các vị đã phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thường đến nơi ấy, chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra.

Trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, những vị đã phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thường đến nơi ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra.

Trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh trong cõi Tịnh cư, cũng thường đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra.

Khi ấy, các chúng Rồng, Dược-xoa, Kiền-đạtphược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạchô-lạc-già, Nhân phi nhân... có oai đức lớn, ở trong thế giới khác, cũng thường đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra.

Này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ ấy nên nghĩ thế này: “Nay có các chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sửđa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh và vô lượng các Rồng, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạcgià, Nhân phi nhân... đầy đủ oai đức lớn ở trong thế giới ba lần ngàn này và vô biên thế giới khác trong mười phương đã thường đến đó, chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu của ta, rồi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra. Đó là do ta đã dốc hết sức thiết bày sự bố thí chánh pháp.” Nghĩ như vậy rồi, tâm hết mực vui mừng, khiến cho phước đức có được lại càng tăng thêm.

Này Kiều-thi-ca, những thiện nam, thiện nữ ấy, vì được các chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh và vô lượng các chúng Rồng, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tốlạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân phi nhân... khác, đầy đủ oai đức lớn ở trong thế giới ba lần ngàn này và vô biên thế giới khác trong mười phương, thường đến nơi đó dốc sức che chở ủng hộ, nên chẳng hề bị tất cả loài người và phi nhân... làm não hại, chỉ trừ nghiệp nhân ác cố định từ đời trước, ở hiện tại đã chín muồi, hoặc chuyển trọng nghiệp để đời này chịu nhẹ.

Này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ ấy, do diệu lực từ oai thần lớn lao của Bát-nhã ba-la-mậtđa này mà có được các thứ công đức, lợi lạc, thù thắng trong đời hiện tại như thế. Đó là chư Thiên... những vị đã phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, hoặc đã quy y Phật Pháp có được sự lợi lạc thù thắng, do kính trọng pháp nên thường đến đó, dốc sức che chở ủng hộ, tăng thêm uy lực. Vì sao? Vì thiện nam, thiện nữ ấy đã phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thường vì sự cứu giúp các hữu tình, thường vì sự thành tựu đầy đủ cho hữu tình, thường chẳng xả bỏ các hữu tình, thường vì sự lợi lạc cho các hữu tình. Chư Thiên... kia cũng lại như vậy, do nhân duyên này, nên thường gắn bó dốc sức ủng hộ.

QUYỂN 127

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (25)

Khi ấy, Đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thiện nam, thiện nữ ấy vì sao biết có chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh và vô lượng các chúng Rồng, Dượcxoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩnnại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân phi nhân... khác, đầy đủ oai đức lớn, ở trong thế giới ba lần ngàn này và vô biên thế giới khác trong mười phương, đi đến chỗ ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu đã được sao chép, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chắp tay đi nhiễu theo phía bên phải, hoan hỷ hộ niệm? Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích:

−Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ, nếu thấy chỗ tôn trí Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu ấy có ánh sáng mầu nhiệm, hoặc nghe ở nơi ấy có mùi hương lạ phảng phất, hoặc tiếng nhạc trời thì nên biết, khi ấy có các trời, rồng... nơi thần lực oai đức lớn lao sung mãn, đi đến chỗ đó, chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu đã được sao chép, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chắp tay đi nhiễu theo phía bên phải, hoan hỷ hộ niệm.

Lại nữa Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy tu hạnh thanh tịnh nhiệm mầu, làm trang nghiêm, tinh khiết nơi đó, luôn chí tâm cúng dường Bátnhã ba-la-mật-đa ấy, thì nên biết, bấy giờ có các chúng trời, rồng... với thần lực oai đức lớn lao, sung mãn, đi đến nơi đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu đã được sao chép, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chắp tay đi nhiễu theo phía bên phải, hoan hỷ hộ niệm.

Này Kiều-thi-ca, do các chúng trời, rồng... với đầy đủ oai đức thần lực lớn lao sung mãn như vậy, đi đến chốn ấy, nên nơi đó các hàng tà thần, ác quỷ thảy đều kinh khiếp lui tránh không dám ở lại. Do nhân duyên này nên các thiện nam, thiện nữ ấy, tâm liền mở rộng, những thiện nghiệp đã tu càng thêm tăng trưởng, tất cả việc làm đều không trở ngại. Vì vậy cho nên, Kiều-thi-ca, nếu muốn tôn trí Bát-nhã ba-la-mật-đa này ở nơi nào thì chung quanh nơi ấy phải dọn dẹp vật bất tịnh, quét dọn sạch sẽ, rải nước thơm, trải bảo tòa rồi mới tôn trí. Xong đốt hương, rải hoa, treo lọng dây, trang trí xen kẽ cờ phướn báu, chuông gió ở trong đó. Rồi, dùng y phục, anh lạc, vàng bạc, đồ báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay đèn sáng, vô lượng các thứ đẹp đẽ trang trí nơi ấy. Nếu thường cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế liền có vô lượng chúng trời, rồng... đầy đủ oai đức thần lực lớn lao sung mãn đi đến nơi đó, chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu đã được sao chép, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chắp tay đi nhiễu theo phía bên phải, hoan hỷ hộ niệm.

Lại nữa Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, nếu thường cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy thì thân tâm không mệt mỏi, thân tâm an lạc, thân tâm nhẹ nhàng, thân tâm điều hòa, thân tâm an ổn, gắn chặt tâm vào Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì đêm ngủ không có ác mộng, chỉ thấy mộng lành, đó là thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thân sắc vàng, đầy đủ ba mươi hai tướng Đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp kèm theo, viên mãn trang nghiêm, phóng hào quang lớn, chiếu khắp tất cả, các hàng Thanh văn, Bồ-tát vây quanh trước sau, thân ở trong chúng ấy, nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới bala-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-lamật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mậtđa. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng năm loại mắt, sáu phép thần thông. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Nghe Phật nêu giảng pháp tương ưng quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Lại nghe phân biệt về nghĩa của pháp tương ưng quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Hoặc ở trong mộng thấy cây Bồ-đề, thân nó cao lớn, trang trí bằng các thứ báu, thấy Đại Bồ-tát hướng đến cây Bồ-đề, ngồi kiết già, hàng phục ma oán, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sinh. Lại thấy vô lượng trăm ngàn ức ức Đại Bồ-tát cùng tụ hội luận thuyết các thứ pháp nghĩa, đó là nên tạo mọi sự thành tựu cho hữu tình như vậy, nên làm nghiêm tịnh cõi Phật như vậy, nên hàng phục ma quân như vậy, nên tu hạnh Bồtát như vậy, nên thu nhiếp giữ lấy trí Nhất thiết trí như vậy. Hoặc lại mộng thấy vô lượng trăm ngàn ức ức Phật ở phương Đông, cũng nghe âm thanh, đó là thế giới ấy, tên Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ấy, biết bao trăm ngàn ức ức Đại Bồtát, biết bao trăm ngàn ức ức đệ tử Thanh văn, cung kính vây quanh, vì họ thuyết pháp. Phương Nam, Tây, Bắc, bốn phía, trên dưới đều cũng như vậy. Hoặc lại mộng thấy vô lượng trăm ngàn ức ức Phật ở phương Đông, nhập Niết-bàn, thấy tất cả Phật nhập Niết-bàn rồi, mỗi vị Phật đều có thí chủ cúng dường xá-lợi, dùng bảy báu thượng diệu, xây dựng vô lượng trăm ngàn ức ức bảo tháp. Lại ở nơi tất cả các bảo tháp đều dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột... bậc nhất, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, trải qua vô lượng kiếp, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Phương Nam, Tây, Bắc, bốn phía, trên dưới, cũng lại như vậy.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy thấy hình tướng của các mộng lành như vậy, hoặc ngủ, hoặc thức, thân tâm luôn an lạc; chư Thiên, Thần... luôn cho thêm tinh lực, khiến họ tự biết thân thể nhẹ nhàng. Do nhân duyên ấy, chẳng tham đắm nhiều về ăn uống, thuốc men, y phục, đồ nằm, đối với bốn sự cúng dường tâm luôn coi nhẹ. Như vị sư tu pháp Du-già nhập định thắng diệu; do sức định ấy, thân tâm tươi nhuận; ra khỏi định rồi đối với các món ăn ngon, tâm luôn coi nhẹ. Việc này cũng vậy. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì thiện nam, thiện nữ ấy do tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Bồ-tát, Trời, Rồng, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân phi nhân..., những vị đầy đủ thần lực, oai đức thù thắng ở trong thế giới ba lần ngàn này và vô biên thế giới khác trong mười phương, luôn từ bi hộ niệm dùng diệu tinh lực hỗ trợ tác động vào thân tâm, khiến ý chí họ được dũng mãnh, thân thể họ luôn khỏe mạnh.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ muốn được công đức trong đời hiện tại như vậy thì nên phát khởi tâm của trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải nêu bày, sao chép, truyền bá rộng rãi.

Này Kiều-thi-ca, nếu thiện nam, thiện nữ tuy đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng thể lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình nêu giảng, truyền bá rộng rãi, nhưng chỉ sao chép, trang trí bằng các vật báu; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả các vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì cũng được công đức như trước đã nói. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì thiện nam, thiện nữ ấy có khả năng tạo được lợi ích rộng rãi, đem lại vô lượng an lạc cho các chúng sinh.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ lấy tâm của trí Nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình, nêu giảng, truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí bằng các vật báu, rồi dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả các vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này sẽ đạt được vô lượng phước đức thù thắng. Suốt cuộc đời dùng vô lượng các thứ ăn uống, y phục đồ nằm, thuốc men, đồ dùng thượng diệu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen tất cả các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng đệ tử ở các thế giới trong mười phương, cũng nhiều hơn người, sau khi các đức Phật và đệ tử trong mười phương nhập Niết-bàn, vì cúng dường xá-lợi nên dùng bảy thứ báu thượng hạng xây dựng bảo tháp cao rộng trang nghiêm đẹp đẽ, lại dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột... bậc nhất, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, cũng dốc suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì chư Phật và chúng đệ tử trong mười phương đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu ấy mà sinh ra.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích:

−Này Kiều-thi-ca, giả sử xá-lợi của Phật đầy cả châu Thiệm-bộ này, lấy làm một phần. Việc sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu ấy, lấy làm một phần. Trong hai phần này, ông chọn phần nào? Thiên đế Thích liền bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, giả sử xá-lợi của Phật đầy cả châu Thiệm-bộ này lấy làm một phần. Việc sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu ấy, lấy làm một phần. Trong hai phần này, theo ý con thì chọn Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì con đối với xálợi của chư Phật chẳng phải là chẳng tín thọ, chẳng phải là chẳng ưa thích cung kính, cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Nhưng xá-lợi đều do Bát-nhã bala-mật-đa sinh ra, đều là sự tu tập hun đúc từ uy lực công đức của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có và được tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả các vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.

Khi ấy, Cụ thọ Xá-lợi Tử nói với Thiên đế Thích:

−Này Kiều-thi-ca, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã chẳng thể nắm bắt, không sắc, không thấy, không một tướng đối đãi, gọi là không tướng, thì ông làm sao nắm bắt được! Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là không thủ, không xả, không tăng, không giảm, không tụ, không tán, không lợi, không hao, không nhiễm, không tịnh. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là chẳng nhận pháp chư Phật, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng nhận pháp Bồ-tát, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng nhận pháp Độc giác, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng nhận pháp Thanh văn, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng nhận cảnh giới vô vi, chẳng bỏ cảnh giới hữu vi. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nhận Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận pháp không bên trong, chẳng nhận pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận chân như, chẳng nhận pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận Thánh đế khổ, chẳng nhận Thánh đế tập, diệt, đạo. Bátnhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận bốn Tĩnh lự, chẳng nhận bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Bátnhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận tám Giải thoát, chẳng nhận tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận bốn Niệm trụ, chẳng nhận bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế chẳng nhận pháp môn giải thoát Không, chẳng nhận pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận năm loại mắt, chẳng nhận sáu phép thần thông. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận mười lực của Phật, chẳng nhận bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận pháp không quên mất, chẳng nhận tánh luôn luôn xả. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận trí Nhất thiết, chẳng nhận trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nhận tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận Dự lưu quả, chẳng nhận Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán quả. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận quả vị Độc giác. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận hạnh Đại Bồ-tát. Bát-nhã bala-mật-đa như thế chẳng nhận quả vị Giác ngộ cao tột. Thiên đế Thích đáp lại Xá-lợi Tử:

−Bạch Đại đức, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ngài nói! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thật chẳng thể nắm bắt, không sắc, không thấy, không một tướng đối đãi, gọi là không tướng. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là không giữ, không bỏ, không tăng, không giảm, không tụ, không tán, không lợi, không hao, không nhiễm, không tịnh. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là chẳng nhận pháp chư Phật, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng nhận pháp Bồ-tát, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng nhận pháp Độc giác, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng nhận pháp Thanh văn, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng nhận cảnh giới vô vi, chẳng bỏ cảnh giới hữu vi. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nhận Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận pháp không bên trong, chẳng nhận pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận chân như, chẳng nhận pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận Thánh đế khổ, chẳng nhận Thánh đế tập, diệt, đạo. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-lamật-đa như thế chẳng nhận bốn Tĩnh lự, chẳng nhận bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận tám Giải thoát, chẳng nhận tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Bạch Đại đức, Bátnhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận bốn Niệm trụ, chẳng nhận bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận pháp môn giải thoát Không, chẳng nhận pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận năm loại mắt, chẳng nhận sáu phép thần thông. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận mười lực của Phật, chẳng nhận bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-lamật-đa như thế chẳng nhận pháp không quên mất, chẳng nhận tánh luôn luôn xả. Bạch Đại đức, Bátnhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận trí Nhất thiết, chẳng nhận trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nhận tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận quả Dự lưu, chẳng nhận quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận quả vị Độc giác. Bạch Đại đức, Bátnhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận hạnh Đại Bồ-tát. Bạch Đại đức, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng nhận quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Đại đức, nếu đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa có khả năng nhận biết như thế, thì là đã nắm bắt đúng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu, cũng là tu hành đúng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu chẳng theo hai nẻo, không có hai tướng. Như vậy, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mậtđa cũng chẳng theo hai nẻo, không có hai tướng.

Bấy giờ, Phật khen Thiên đế Thích:

−Hay thay, hay thay, như ông đã nói! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu chẳng theo hai nẻo. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu không có hai tướng. Như vậy, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cũng chẳng theo hai nẻo. Vì sao? Vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa ấy cũng không có hai tướng.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến chân như cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu cùng với chân như là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến chân như cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa cùng với chân như là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến pháp giới cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu cùng với pháp giới là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến pháp giới cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa cùng với pháp giới là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến pháp tánh cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu cùng với pháp tánh là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến pháp tánh cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa cùng với pháp tánh là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến tánh không hư vọng, cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu cùng với tánh không hư vọng, là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến tánh không hư vọng, cũng có hai tướng. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cùng với tánh không hư vọng, là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến tánh chẳng đổi khác cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu cùng với tánh chẳng đổi khác là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến tánh chẳng đổi khác cũng có hai tướng. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cùng với tánh chẳng đổi khác là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến tánh bình đẳng cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu cùng với tánh bình đẳng là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến tánh bình đẳng cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cùng với tánh bình đẳng là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến tánh ly sinh cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu cùng với tánh ly sinh là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến tánh ly sinh cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa cùng với tánh ly sinh là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến định pháp cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu cùng với định pháp là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến định pháp cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa cùng với định pháp là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến trụ pháp cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu cùng với trụ pháp là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến trụ pháp cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cùng với trụ pháp là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến thật tế cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu cùng với thật tế là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến thật tế cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cùng với thật tế là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến cảnh giới hư không cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu cùng với cảnh giới hư không là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến cảnh giới hư không cũng có hai tướng. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cùng với cảnh giới hư không là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu có hai tướng tức là muốn khiến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu cùng với cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không hai, không hai phần.

Này Kiều-thi-ca, có những kẻ muốn khiến Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa có hai tướng tức là muốn khiến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cùng với cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không hai, không hai phần. Bấy giờ, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian đều nên chí thành lễ bái, đi nhiễu theo phía bên phải, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Vì sao? Vì tất cả chúng Đại Bồ-tát đều nương nơi Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu như thế mà tinh cần tu học, đã chứng, sẽ chứng, đang chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, như con ngồi trong điện Thiện pháp ở cõi trời Ba mươi ba, trên tòa Thiên đế, vì các chúng trời, nêu giảng chánh pháp. Khi ấy có vô lượng các Thiên tử... đi đến chỗ con, để nghe con nói, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu theo phía bên phải, lễ bái, chắp tay lui ra. Khi con không ở đấy, các Thiên tử... cũng đi đến, tuy chẳng thấy con vẫn xem như khi có con ở đó, cung kính cúng dường, hoặc nói, chỗ này là tòa ngồi của Thiên đế Thích, vì chư Thiên... mà thuyết pháp, chúng ta nên xem như Thiên chủ có mặt, cúng dường, đi nhiễu theo phía bên phải lễ bái, lui ra.

Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, nếu có người sao chép, thọ trì, đọc tụng, vì các hữu tình nêu giảng, truyền bá rộng rãi thì nên biết ngay ở chỗ ấy có vô lượng vô số chúng Trời, Rồng, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yếtlộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân phi nhân... ở cõi này và vô biên thế giới khác trong mười phương đều đến đông đủ, dù không có người nói, nhưng vì kính trọng pháp nên cũng ở nơi đó, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lễ bái lui ra. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà được sinh; tất cả chúng Đại Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn và các hữu tình, với đầy đủ sự an lạc thù thắng đều nương nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế mà được sinh khởi; xá-lợi Phật cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà đượm nhuần công đức, được cúng dường. Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế cùng với các hạnh Đại Bồ-tát và sự chứng đắc của trí Nhất thiết trí là nhân, là duyên, là nơi nương tựa, là khả năng dẫn phát.

Bạch Thế Tôn, do duyên cớ ấy mà con nói: Giả sử xá-lợi Phật đầy khắp châu Thiệm-bộ này, lấy làm một phần; sự sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, lại lấy làm một phần. Trong hai phần này, con chỉ chọn Bát-nhã ba-la-mật-đa như ấy.

Bạch Thế Tôn, nếu con khi đối với Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu này, thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng đắn, vì tâm khế hợp với pháp, nên hoàn toàn chẳng thấy có các tướng sợ hãi. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu, không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên năm loại mắt, sáu phép thần thông cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên hạnh Đại Bồ-tát cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên quả vị Giác ngộ cao tột cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, cho nên tất cả pháp cũng không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này có tướng, có trạng, có ngôn, có thuyết, chẳng phải không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết thì lẽ nào Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác lại biết tất cả pháp là không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết mà chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, vì các hữu tình thuyết giảng tất cả pháp là không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, chẳng phải có tướng, có trạng, có ngôn, có thuyết, cho nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết tất cả pháp là không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết mà chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, vì các hữu tình thuyết giảng tất cả pháp là không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết.

Bạch Thế Tôn, cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa, đáng được nhận lãnh vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả các vật hiện có của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian đem đến cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.

Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình, nêu giảng, truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí bằng nhiều vật báu, rồi dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả các vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì các thiện nam, thiện nữ ấy nhất định chẳng đọa vào các nẻo địa ngục bàng sinh, quỷ giới, nơi biên địa chỗ không tin Phật, chốn ác kiến, chẳng rơi vào bậc Thanh văn và Độc giác, quyết hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thường thấy chư Phật luôn nghe chánh pháp, chẳng lìa bạn lành, làm nghiêm tịnh cõi Phật, tạo mọi thành tựu cho hữu tình, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn và chúng Đại Bồ-tát, thường đem vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng mà cúng dường.

Bạch Thế Tôn, giả sử xá-lợi Phật đầy cả thế giới ba lần ngàn này, lấy làm một phần; sự sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế lại lấy làm một phần. Trong hai phần này, con chỉ chọn Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy. Vì sao? Vì tất cả

Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và xá-lợi Phật trong thế giới ba lần ngàn đều từ Bát-nhã ba-lamật-đa mà sinh ra. Lại nữa, xá-lợi Phật trong thế giới ba lần ngàn đều do uy lực công đức đã tu tập huân đúc Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có, nên được Trời, Người, A-tố-lạc... cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Do nhân duyên ấy, nên các thiện nam, thiện nữ cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen xá-lợi Phật, nhất định chẳng bị đọa vào ba đường ác, thường sinh vào cõi trời, người, hưởng mọi sự an lạc, giàu sang, tự do theo ý muốn, nương pháp của ba thừa, thẳng đến Niếtbàn.

Bạch Thế Tôn, hoặc thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc thấy sự sao chép Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu, hai công đức ấy bằng nhau không khác. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế cùng với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là bằng nhau, không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn, hoặc có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ ở ba thời để chỉ dẫn, vì các hữu tình, nêu bày chánh pháp, đó là Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Bản sự, Bản sinh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị. Hoặc các thiện nam, thiện nữ, đối với Bátnhã ba-la-mật-đa này thọ trì, đọc tụng, vì người khác giảng giải rộng khắp, thì hai công đức này bằng nhau không khác. Vì sao? Vì hoặc là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác kia, hoặc ba thời chỉ dẫn, hoặc đã nêu bày mười hai bộ loại giáo pháp tất cả đều nương nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa mà sinh ra.

Bạch Thế Tôn, hoặc tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ ở ba thời để chỉ dẫn trong mười phương thế giới như cát sông Hằng trụ ở ba thời để chỉ dẫn, vì các hữu tình, tuyên thuyết chánh pháp, đó là Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Bản sự, Bản sinh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị. Hoặc thiện nam, thiện nữ, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này thọ trì, đọc tụng, vì người khác giảng giải rộng khắp, thì hai công đức này bằng nhau không khác.

Vì sao? Vì hoặc tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương thế giới như cát sông Hằng, hoặc trụ ở ba thời để chỉ dẫn, hoặc nêu bày mười hai bộ loại giáo pháp, đều nương nơi Bátnhã ba-la-mật-đa mà sinh ra.

Bạch Thế Tôn, hoặc các thiện nam, thiện nữ dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương thế giới như cát sông Hằng. Hoặc có thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả các vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì hai công đức này bằng nhau không khác. Vì sao? Vì các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác kia đều nương nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa mà sinh ra.

QUYỂN 128

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (26)

Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình, nêu giảng, truyền bá rộng rãi thì các hàng thiện nam, thiện nữ ấy ở đời sau chẳng bị đọa vào địa ngục, bàng sinh, quỷ giới, nơi biên địa, chỗ không tin Phật, chốn ác kiến, thường có đủ các căn, thông minh đoan chánh, chẳng rơi vào bậc Thanh văn, Độc giác. Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ ấy quyết định sẽ trụ ở bậc Đại Bồtát không thoái chuyển.

Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình, nêu giảng, truyền bá rộng rãi; hoặc sao chép, trang trí bằng các vật báu, rồi dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, tất cả các vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì các thiện nam, thiện nữ ấy luôn xa lìa tất cả mọi thứ buồn rầu sợ hãi.

Bạch Thế Tôn, như người mắc nợ sợ người chủ nợ, nên bèn thân cận phụng sự nhà vua, dựa vào thế lực của vua để khỏi sợ sệt.

Bạch Thế Tôn, thí như có người vì nương vào nhà vua, vì được vua bảo bọc, nên được người đời cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; xálợi Phật cũng lại như vậy, do vì tu tập, hun đúc từ Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nên được Trời, Người, A-tố-lạc... cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.

Bạch Thế Tôn, trí Nhất thiết trí cũng nương nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được thành tựu.

Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ ấy nên con nói, giả sử xá-lợi Phật đầy cả thế giới ba lần ngàn này, lấy làm một phần. Việc sao chép Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu ấy, lại lấy làm một phần. Trong hai phần này, con chọn Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này, mà xá-lợi Phật, ba mươi hai tướng Đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp kèm theo để trang nghiêm thân Phật mới được sinh khởi.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa được thanh tịnh viên mãn. mà pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ được thanh tịnh viên mãn. mà bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà năm loại mắt, sáu phép thần thông được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà hạnh Đại Bồ-tát được thanh tịnh viên mãn. mà quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật được thanh tịnh viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà thân tâm chư Phật đều chẳng thể hoại, rắn chắc hơn kim cương vô số lần.

Bạch Thế Tôn, do diệu lực từ oai thần của Bátnhã ba-la-mật-đa này mà Bố thí... năm thứ... cũng được gọi là Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì nếu không có Bát-nhã ba-la-mật-đa thì Bố thí... chẳng thể đạt đến bờ giác.

Bạch Thế Tôn, nếu ở thế giới ba lần ngàn này hoặc ở các thế giới khác có kinh đô, thành ấp, làng xóm, trong đó, nếu có người thọ trì, đọc tụng, sao chép, giảng giải, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì hữu tình xứ ấy chẳng bị tất cả loài người và phi nhân xấu ác... quấy nhiễu, bức hại, chỉ trừ định nghiệp ác phải chịu, lần lượt tu học, tùy theo sở nguyện cho đến chứng đắc Niết-bàn của ba thừa.

Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đầy đủ oai lực lớn lao, tùy theo nơi chốn luôn đem lại lợi ích lớn cho các hữu tình.

Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là có diệu dụng lớn lao đối với quốc độ ba lần ngàn này, tạo được các Phật sự to tát.

Bạch Thế Tôn, nếu ở trong thế giới nào lưu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, thì nên biết nơi ấy chắc chắn có Phật xuất hiện ở thế gian, đem lại lợi lạc cho tất cả.

Bạch Thế Tôn, thí như ngọc thần hết sức quý báu vô giá, đầy đủ vô lượng các thứ oai đức thắng diệu, tùy nơi có ngọc thần này, mà loài người và phi nhân xấu ác hoàn toàn không thể quấy nhiễu bức hại được. Nếu có những kẻ nam hoặc nữ bị quỷ bắt, thân tâm khổ não, có người cầm ngọc thần này đưa xem, do oai lực của ngọc thần, quỷ liền bỏ chạy. Nếu bị các thứ bệnh về nhiệt như phong, đàm, hoặc nhiệt, phong, đàm hợp lại thành bệnh, có người đem ngọc thần này đeo vào thân thì các thứ bệnh ấy, thảy đều được dứt hẳn. Ngọc này ở trong tối có khả năng phát ra ánh sáng, khi nóng thì sinh ra mát, khi lạnh thì sinh ấm; tùy địa phương có ngọc thần này, mà thời tiết luôn điều hòa chẳng lạnh, chẳng nóng. Nếu nơi nào có ngọc thần này thì các thứ rắn, rít... các loài độc hại không dám ở. Nếu có thiện nam, thiện nữ bị trúng phải độc, đau đớn không chịu nổi, có người cầm ngọc thần này đưa cho họ thấy, thì nhờ uy thế của ngọc thần mà các độc liền được tiêu trừ. Nếu các hữu tình thân bị các thứ bệnh nặng, nhẹ hành hạ, đem ngọc thần này mang vào người thì các bệnh ấy đều lành. Nếu trong các ao, rãnh, suối, giếng... nước bị dơ bẩn, hoặc sắp khô cạn, đem ngọc thần thả vào thì nước ở đấy liền đầy dẫy, thơm sạch, trong lặng, đủ tám công đức. Nếu dùng các thứ chỉ đủ màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, biếc, xanh đậm lẫn lộn dệt đủ các sắc áo bọc ngọc thần này thả vào nước, nước sẽ theo màu áo tạo thành đủ các màu sắc. Ngọc thần hết mực quý báu vô giá như thế, oai đức vô biên, nói chẳng hết được. Nếu đặt trong rương hòm thì cũng khiến cho các vật ấy thành tựu đầy đủ các uy đức vô biên; dù cho rương hòm ấy chỉ còn trống không, nhưng do đã từng chứa ngọc thần, nên các vật đó vẫn được nhiều người mến trọng.

Khi ấy, Cụ thọ Khánh Hỷ hỏi Thiên đế Thích:

−Này Kiều-thi-ca, ngọc thần như thế chỉ riêng ở cõi trời mới có hay là loài người cũng có.

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Đại đức, trong loài người, trên cõi trời đều có ngọc thần này. Nếu ở trong loài người thì hình ngọc ấy, nhỏ mà nặng, nếu ở trên cõi trời thì hình lớn mà nhẹ. Lại thứ ở trong loài người thì tướng chẳng đầy đủ; nếu thứ ở trên cõi trời thì oai đức thù thắng, so với ngọc ấy ở trong loài người thì nhiều hơn vô lượng.

Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu cũng lại như vậy, là gốc của các đức, có khả năng diệt trừ vô lượng các pháp ác, bất thiện. Nơi nào có nó thì khiến cho bao thứ khổ não về thân tâm của các hữu tình đều được tiêu diệt, loài người và phi nhân xấu ác chẳng thể làm hại.

Bạch Thế Tôn, ngọc thần lớn lao quý báu vô giá đã nói đó, chẳng những chỉ dụ cho Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu mà cũng còn dụ cho trí Nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là có đầy đủ vô lượng công đức thù thắng, cũng có khả năng dẫn phát vô lượng công đức thanh tịnh thù thắng thế gian và xuất thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu ấy khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, nên xá-lợi Phật, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mậtđa thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa như thế, nên xá-lợi Phật, do Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của pháp không bên trong thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp không bên trong như thế, nên xá-lợi Phật, do pháp không bên trong này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh như thế, nên xá-lợi Phật, do pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của chân như thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của chân như như thế, nên xá-lợi Phật, do chân như này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn như thế, nên xá-lợi Phật, do pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của Thánh đế khổ thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của Thánh đế khổ như thế, nên xá-lợi Phật, do Thánh đế khổ này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của Thánh đế tập, diệt, đạo thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của Thánh đế tập, diệt, đạo như thế, nên xá-lợi Phật, do Thánh đế tập, diệt, đạo này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của bốn Tĩnh lự thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn Tĩnh lự như thế, nên xá-lợi Phật, do bốn Tĩnh lự này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc như thế, nên xá-lợi Phật, do bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của tám Giải thoát thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tám Giải thoát như thế, nên xá-lợi Phật, do tám Giải thoát này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ như thế, nên xá-lợi Phật, do tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của bốn Niệm trụ thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn Niệm trụ như thế, nên xá-lợi Phật, do bốn Niệm trụ này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo như thế, nên xá-lợi Phật, do bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của pháp môn giải thoát Không thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp môn giải thoát Không như thế, nên xálợi Phật, do pháp môn giải thoát Không này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện như thế, nên xá-lợi Phật, do pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của năm loại mắt thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của năm loại mắt như thế, nên xá-lợi Phật, do năm loại mắt này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của sáu phép thần thông thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của sáu phép thần thông như thế, nên xá-lợi Phật, do sáu phép thần thông này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của mười lực của Phật thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của mười lực của Phật như thế, nên xá-lợi Phật, do mười lực của Phật này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng như thế, nên xá-lợi Phật, do bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của tất cả pháp môn Đà-la-ni thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tất cả pháp môn Đà-la-ni như thế, nên xá-lợi Phật, do tất cả pháp môn Đà-la-ni này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của tất cả pháp môn Tam-ma-địa thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tất cả pháp môn Tam-ma-địa như thế, nên xálợi Phật, do tất cả pháp môn Tam-ma-địa này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của trí Nhất thiết thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của trí Nhất thiết như thế, nên xá-lợi Phật, do trí Nhất thiết này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng như thế, nên xá-lợi Phật, do trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của pháp không quên mất thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp không quên mất như thế, nên xá-lợi Phật, do pháp không quên mất này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của tánh luôn luôn xả thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tánh luôn luôn xả như thế, nên xá-lợi Phật, do tánh luôn luôn xả này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, giới hạn về công đức của sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục thâm diệu khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả các tập khí phiền não tương tục như thế, nên xá-lợi Phật, do sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả các tập khí phiền não tương tục này mà được sinh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Lại nữa bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc hết mực viên mãn từ Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu, là vật nương tựa hết mực thanh tịnh từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ sự an trú pháp không bên trong, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ sự an trú pháp không bên trong, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ sự an trú pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ sự an trú pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ sự an trú chân như, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ sự an trú chân như, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ sự an trú pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ sự an trú pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ sự an trú Thánh đế khổ, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ sự an trú Thánh đế khổ, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ sự an trú Thánh đế tập, diệt, đạo, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ sự an trú Thánh đế tập, diệt, đạo, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ bốn Tĩnh lự, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ bốn Tĩnh lự nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ tám Giải thoát, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ tám Giải thoát nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ bốn Niệm trụ, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ bốn Niệm trụ nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ pháp môn giải thoát Không, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ pháp môn giải thoát Không nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ năm loại mắt, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ năm loại mắt nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ sáu phép thần thông, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ sáu phép thần thông nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ mười lực của Phật, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ mười lực của Phật, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ tất cả pháp môn Đà-la-ni, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ tất cả pháp môn Đà-la-ni, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ tất cả pháp môn Tam-ma-địa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ trí Nhất thiết, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ trí Nhất thiết nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ pháp không quên mất, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ pháp không quên mất nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ tánh luôn luôn xả, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ tánh luôn luôn xả, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ công đức của Ba-la-mật-đa châu báu, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ công đức của Ba-la-mật-đa châu báu, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ Ba-la-mật-đa không nhiễm không tịnh, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ Ba-la-mật-đa không nhiễm không tịnh, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ Ba-la-mật-đa không sinh, không diệt, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ Ba-la-mật-đa không sinh, không diệt, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ Ba-la-mật-đa không vào, không ra, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ Ba-la-mật-đa không vào, không ra, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ Ba-la-mật-đa không tăng, không giảm, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ Ba-la-mật-đa không tăng, không giảm, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tốlạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ Ba-la-mật-đa không đến, không đi, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ Ba-la-mật-đa không đến, không đi, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ Ba-la-mật-đa không chuyển, không dừng, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ Ba-la-mật-đa không chuyển, không dừng, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ Ba-la-mật-đa không đây, không kia, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ Ba-la-mật-đa không đây, không kia, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn, vì xá-lợi Phật là kết quả của sự tu tập, hun đúc cực kỳ viên mãn từ thật tánh các pháp Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh từ thật tánh các pháp Ba-la-mật-đa, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Người, A-tố-lạc... trong thế gian.

Lại nữa bạch Thế Tôn, ngoài trường hợp xálợi Phật tôn trí đầy khắp cả thế giới ba lần ngàn ra, giả sử xá-lợi Phật tôn trí đầy khắp mười phương thế giới của chư Phật như số cát sông Hằng, lấy làm một phần. Sự sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, lại lấy làm một phần. Trong hai phần này, con chọn Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy. Vì sao? Vì xálợi của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế mà được sinh. Vì các xá-lợi của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều do kết quả của sự tu tập, hun đúc từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, vì các xá-lợi của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều là vật đã nương tựa từ Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu như thế, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả Trời, Rồng, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tốlạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân phi nhân...

Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen xá-lợi Phật thì các thiện nam, thiện nữ ấy, do thiện căn này nên ở trong các cõi trời, người luôn hưởng thọ giàu sang, sung sướng. Đó là dòng dõi lớn Sát-đếlợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ, chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, hưởng thọ mọi giàu sang, sung sướng và do thiện căn thù thắng như thế, nên đến thân cuối cùng sẽ được thoát khổ. Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, sao chép, giảng giải, tư duy đúng lý, thì do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà được viên mãn. Vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến Tĩnh lự ba-la-mật-đa được viên mãn. Vì do Tĩnh lự ba-la-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến Tinh tấn ba-la-mậtđa được viên mãn. Vì do Tinh tấn ba-la-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến An nhẫn ba-la-mật-đa được viên mãn. Vì do An nhẫn bala-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến Tịnh giới ba-la-mật-đa được viên mãn. Vì do Tịnh giới ba-la-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến Bố thí ba-la-mật-đa được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó, lại khiến an trú nơi pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó, lại khiến an trú nơi chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó, lại khiến an trú nơi Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó lại khiến tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc được viên mãn. Bạch Thế Tôn, do đó lại khiến tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó lại khiến tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó lại khiến tu tập pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó lại khiến tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó lại khiến tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó lại khiến tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó lại khiến tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả được viên mãn. Bạch Thế Tôn, do đó lại khiến tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa được viên mãn.

Bạch Thế Tôn, do đó, lại khiến vượt bậc Thanh văn và Độc giác, chứng nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát. Đã chứng nhập quả vị Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát rồi, lại được thần thông thắng diệu của Bồ-tát, nương thần thông này, du hóa khắp các cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật thế

Tôn, lắng nghe chánh pháp, làm nghiêm tịnh cõi Phật. Vì muốn đem lại mọi sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình nên khởi nguyện thù thắng, thọ các loại thân; hoặc làm Đại chuyển luân vương,

Tiểu chuyển luân vương; hoặc làm Đại quốc vương, hoặc làm Tiểu quốc vương; hoặc sinh vào dòng dõi lớn Sát-đế-lợi; hoặc sinh vào dòng dõi lớn Bà-la-môn; hoặc sinh vào dòng dõi lớn Trưởng giả; hoặc sinh vào dòng dõi lớn Cư sĩ; hoặc làm Thiên đế Thích, hoặc làm Đại phạm vương, hoặc làm Tỳ-sa-môn, hoặc làm Trì quốc... tùy chỗ ứng hiện mà làm việc lợi ích, lần lượt cho đến chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, bạch Thế Tôn, con đối với nơi có xá-lợi chư Phật đều tín thọ và vui mừng, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, nhưng đối với sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu như thế, thì công đức có được nhiều hơn. Do nhân duyên ấy nên con chọn Bátnhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, nếu các hàng thiện nam, thiện nữ cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì đã làm tăng trưởng tất cả Phật pháp, cũng thu nhận được tất cả sự giàu sang, an lạc tự tại của thế gian và xuất thế gian. Như vậy là đã cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen xá-lợi Phật.

QUYỂN 129

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (27)

Lại nữa bạch Thế Tôn, nếu các hàng thiện nam, thiện nữ muốn thường được thấy Pháp thân, Sắc thân, Trí tuệ thân... của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện thuyết pháp vi diệu ở vô số, vô biên thế giới trong mười phương, nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng, truyền bá rộng rãi.

Bạch Thế Tôn, nếu các hàng thiện nam, thiện nữ muốn thường được thấy Pháp thân, Sắc thân, Trí tuệ thân... của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại trong cõi Phật này, nên đối với Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng, truyền bá rộng rãi.

Bạch Thế Tôn, nếu các hàng thiện nam, thiện nữ muốn thường được thấy Pháp thân, Sắc thân, Trí tuệ thân... của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ba đời trong mười phương, thì nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý, vì các hữu tình nêu giảng, truyền bá rộng rãi.

Bạch Thế Tôn, nếu các hàng thiện nam, thiện nữ tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì nên lấy pháp tánh, đối với các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tu tùy Phật niệm.

Bạch Thế Tôn, pháp tánh có hai: Một là hữu vi, hai là vô vi. Những gì gọi là pháp tánh hữu vi? Đó là biết như thật về trí của ngã, trí của hữu tình, trí của dòng sinh mạng, trí của sự sinh, trí của sự dưỡng, trí của sự trưởng thành, trí của chủ thể luân hồi, trí của ý sinh, trí của nho đồng, trí của sự tạo tác, trí của sự thọ nhận, trí của cái biết, trí của cái thấy; hoặc trí sắc, trí thọ, trí tưởng, trí hành, trí thức; hoặc trí nhãn xứ, trí nhĩ xứ, trí tỷ xứ, trí thiệt xứ, trí thân xứ, trí ý xứ; hoặc trí sắc xứ, trí thanh xứ, trí hương xứ, trí vị xứ, trí xúc xứ, trí pháp xứ; hoặc trí nhãn giới, trí sắc giới, trí nhãn thức giới, trí nhãn xúc, trí các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; hoặc trí nhĩ giới, trí thanh giới, trí nhĩ thức giới, trí nhĩ xúc, trí các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra; hoặc trí tỷ giới, trí hương giới, trí tỷ thức giới, trí các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra; hoặc trí thiệt giới, trí vị giới, trí thiệt thức giới, trí các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra; hoặc trí thân giới, trí xúc giới, trí thân thức giới, trí xúc giới, trí thân thức giới, trí thân xúc, trí các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra; hoặc trí ý giới, trí pháp giới, trí ý thức giới, trí ý xúc, trí các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra; hoặc trí địa giới, trí thủy giới, trí hỏa giới, trí phong giới, trí không giới, trí thức giới; hoặc trí vô minh, trí hành, trí thức, trí danh sắc, trí lục xứ, trí thọ, trí ái, trí thủ, trí hữu, trí sinh, trí lão tử, sầu bi khổ ưu não; hoặc trí Bố thí ba-la-mật-đa, trí Tịnh giới ba-la-mật-đa, trí Tinh tấn ba-la-mật-đa, trí Tĩnh lự ba-la-mậtđa, trí Bát-nhã ba-la-mật-đa; hoặc trí không bên trong, trí không bên ngoài, trí không cả trong ngoài, trí không không, trí không lớn, trí không thắng nghĩa, trí không hữu vi, trí không vô vi, trí không rốt ráo, trí không không biên giới, trí không tản mạn, trí không không đổi khác, trí không bản tánh, trí không tự tướng, trí không cộng tướng, trí không nơi tất cả pháp, trí không chẳng thể nắm bắt được, trí không không tánh, trí không tự tánh, trí không không tánh tự tánh; hoặc trí chân như, trí pháp giới, trí pháp tánh, trí tánh không hư vọng, trí tánh chẳng đổi khác, trí tánh bình đẳng, trí tánh ly sinh, trí pháp định, trí pháp trụ, trí thật tế, trí cảnh giới hư không, trí cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc trí Thánh đế khổ, trí Thánh đế tập, trí Thánh đế diệt, trí Thánh đế đạo; hoặc trí bốn Tĩnh lự, trí bốn Vô lượng, trí bốn Định vô sắc; hoặc trí tám Giải thoát, trí tám Thắng xứ, trí chín Định thứ đệ, trí mười Biến xứ; hoặc trí bốn Niệm trụ, trí bốn Chánh đoạn, trí bốn Thần túc, trí năm Căn, trí năm Lực, trí bảy chi Đẳng giác, trí tám chi Thánh đạo; hoặc trí pháp môn giải thoát Không, trí pháp môn giải thoát Vô tướng, trí pháp môn giải thoát Vô nguyện; hoặc trí năm loại mắt, trí sáu phép thần thông; hoặc trí mười lực của Phật, trí bốn điều không sợ, trí bốn sự hiểu biết thông suốt, trí đại Từ, trí đại Bi, trí đại Hỷ, trí đại Xả, trí mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc trí pháp không quên mất, trí tánh luôn luôn xả; hoặc trí trí Nhất thiết, trí trí Đạo tướng, trí trí Nhất thiết tướng; hoặc trí tất cả pháp môn Đà-la-ni, trí tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc trí Dự lưu, trí Nhất lai, trí Bất hoàn, trí A-la-hán; hoặc trí Dự lưu hướng, Dự lưu quả, trí Nhất lai hướng, Nhất lai quả, trí Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, trí A-la-hán hướng, A-la-hán quả; hoặc trí Độc giác, trí quả vị Độc giác; hoặc trí Đại Bồ-tát, trí hạnh Đại Bồ-tát; hoặc trí Tam-miệu-tam Phậtđà, trí quả vị Giác ngộ cao tột; hoặc trí pháp thiện, trí pháp bất thiện, trí pháp vô ký; hoặc trí pháp quá khứ, trí pháp vị lai, trí pháp hiện tại; hoặc trí pháp thuộc về Dục giới, trí pháp thuộc về Sắc giới, trí pháp thuộc về Vô sắc giới; hoặc trí pháp học, trí pháp vô học, trí pháp phi học phi vô học; hoặc trí pháp kiến sở đoạn, trí pháp tu sở đoạn, trí pháp phi sở đoạn; hoặc trí pháp hữu sắc, trí pháp vô sắc; hoặc trí pháp hữu kiến, trí pháp vô kiến; hoặc trí pháp hữu đối, trí pháp vô đối; hoặc trí pháp hữu lậu, trí pháp vô lậu; hoặc trí hữu vi, trí pháp vô vi; hoặc trí pháp hữu tội, trí pháp vô tội; hoặc trí pháp thế gian, trí pháp xuất thế gian; hoặc trí pháp tạp nhiễm, trí pháp thanh tịnh, vô lượng các loại trí như vậy đều gọi là pháp tánh hữu vi.

Những gì gọi là pháp tánh vô vi? Đó là tất cả pháp không sinh, không diệt, không an trụ, không biến đổi, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, không tướng, không tạo tác, không tánh tự tánh.

Những gì gọi là tự tánh không tánh? Đó là không có tánh ngã, không có tánh hữu tình, không có tánh dòng sinh mạng, không có tánh sự sinh, không có tánh sự dưỡng, không có tánh sự trưởng thành, không có tánh chủ thể luân hồi, không có tánh ý sinh, không có tánh ngã tối thắng, không có tánh tạo tác, không có tánh thọ nhận, không có tánh cái biết, không có tánh cái thấy, hoặc không có tánh sắc, không có tánh thọ, tưởng, hành, thức; hoặc không có tánh nhãn xứ, không có tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc không có tánh sắc xứ, không có tánh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc không có tánh nhãn giới, không có tánh sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; hoặc không có tánh nhĩ giới, không có tánh thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra; hoặc không có tánh tỷ giới, không có tánh hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra; hoặc không có tánh thiệt giới, không có tánh vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra; hoặc không có tánh thân giới, không có tánh xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra; hoặc không có tánh ý giới, không có tánh pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra; hoặc không có tánh địa giới, không có tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc không có tánh vô minh, không có tánh hành, thức, danh sắc, lục xứ, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não; hoặc không có tánh Bố thí ba-la-mật-đa, không có tánh Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa; hoặc không có tánh pháp không bên trong, không có tánh pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc không có tánh chân như, không có tánh pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc không có tánh Thánh đế khổ, không có tánh Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc không có tánh bốn Tĩnh lự, không có tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc không có tánh tám Giải thoát, không có tánh tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc không có tánh bốn Niệm trụ, không có tánh bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; hoặc không có tánh pháp môn giải thoát Không, không có tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; hoặc không có tánh năm loại mắt, không có tánh sáu phép thần thông; hoặc không có tánh mười lực của Phật, không có tánh bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc trí không có tánh pháp không quên mất, không có tánh luôn luôn xả; hoặc không có tánh trí Nhất thiết, không có tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc không có tánh tất cả pháp môn Đà-la-ni, không có tánh tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc không có tánh Dự lưu, không có tánh Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; hoặc không có tánh Dự lưu hướng, Dự lưu quả, không có tánh Nhất lai hướng, Nhất lai quả, không có tánh Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, không có tánh A-la-hán hướng, A-la-hán quả; hoặc không có tánh Độc giác, không có tánh quả vị Độc giác; hoặc không có tánh Đại Bồ-tát, không có tánh hạnh Đại Bồ-tát; hoặc không có tánh Tam-miệu-tam Phật-đà, không có tánh quả vị Giác ngộ cao tột; hoặc không có tánh pháp thiện, không có tánh pháp bất thiện, vô ký; hoặc không có tánh pháp quá khứ, không có tánh pháp vị lai, không có tánh pháp hiện tại; hoặc không có tánh pháp thuộc về Dục giới, không có tánh pháp thuộc về Sắc giới, không có tánh pháp thuộc về Vô sắc giới; hoặc không có tánh pháp học, không có tánh pháp vô học, phi học phi vô học; hoặc không có tánh pháp kiến sở đoạn, không có tánh pháp tu sở đoạn, phi sở đoạn; hoặc không có tánh pháp hữu sắc, không có tánh pháp vô sắc; hoặc không có tánh pháp hữu kiến, không có tánh pháp vô kiến; hoặc không có tánh pháp hữu đối, không có tánh pháp vô đối; hoặc không có tánh pháp hữu lậu, không có tánh pháp vô lậu; hoặc không có tánh pháp hữu vi, không có tánh pháp vô vi; hoặc không có tánh pháp hữu tội, không có tánh pháp vô tội; hoặc không có tánh pháp thế gian, không có tánh pháp xuất thế gian; hoặc không có tánh pháp tạp nhiễm, không có tánh pháp thanh tịnh. Không có vô lượng các loại tánh như vậy; không không sở hữu, không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, không hiểu, không biết, như vậy gọi là tự tánh không tánh. Các pháp tự tánh không tánh như vậy đều gọi là pháp tánh vô vi.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích:

−Đúng vậy, đúng vậy, như ông đã nói! Này Kiều-thi-ca, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế nên đã chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở vị lai đều do Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu như thế nên sẽ chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới trong mười phương đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế nên đang chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, đệ tử Thanh văn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế nên đã chứng quả Dự lưu, đã chứng đắc quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán. Đệ tử Thanh văn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở vị lai cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế nên sẽ chứng đắc quả Dự lưu, sẽ chứng đắc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Đệ tử Thanh văn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới trong mười phương cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế nên đang chứng đắc quả Dự lưu, đang chứng đắc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán.

Này Kiều-thi-ca, Độc giác trong quá khứ cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế nên đã chứng quả vị Độc giác. Độc giác ở vị lai cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế nên sẽ chứng quả vị Độc giác. Độc giác hiện tại cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế nên đang chứng quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là từ trong tạng bí mật, đã rộng nói pháp tương ưng của ba thừa. Nhưng vì pháp đã nói là lấy vô sở đắc làm phương tiện, lấy không tánh, không tướng làm phương tiện, lấy không sinh, không diệt làm phương tiện, lấy không nhiễm, không tịnh làm phương tiện, lấy không tạo, không tác làm phương tiện, lấy không vào, không ra làm phương tiện, lấy không tăng, không giảm làm phương tiện, lấy không giữ, không bỏ làm phương tiện, nên đã nói như vậy là do thế tục, chẳng phải thắng nghĩa. Vì sao? Vì Bátnhã ba-la-mật-đa như thế chẳng phải là Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng phải là chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng phải bờ bên này, chẳng phải bờ bên kia, chẳng phải giữa dòng, chẳng phải đất liền, chẳng phải nước, chẳng phải cao, chẳng phải thấp, chẳng phải bằng phẳng, chẳng phải chẳng bằng phẳng, chẳng phải có tướng, chẳng phải không tướng, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian, chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải hữu tôi, chẳng phải vô tội, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện, chẳng phải vô ký, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, chẳng phải thuộc Dục giới, chẳng phải thuộc Sắc giới, chẳng phải thuộc Vô sắc giới, chẳng phải học, chẳng phải vô học, chẳng phải là chẳng phải học, chẳng phải là chẳng phải vô học, chẳng phải kiến sở đoạn, chẳng phải tu sở đoạn, chẳng phải là chẳng phải sở đoạn, chẳng phải hữu, chẳng phải không, chẳng phải cảnh, chẳng phải trí.

Này Kiều-thi-ca, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là chẳng nhận pháp chư Phật, chẳng nhận pháp Bồ-tát, chẳng nhận pháp Độc giác, chẳng nhận pháp Dự lưu, chẳng nhận pháp Nhất lai, chẳng nhận pháp Bất hoàn, chẳng nhận pháp A-la-hán, chẳng bỏ pháp phàm phu.

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa lớn, là Ba-la-mật-đa vô thượng, là Ba-la-mật-đa không gì bằng.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã bala-mật-đa như thế, tuy biết sự sai biệt về tâm hành cảnh giới của tất cả hữu tình nhưng chẳng đắc ngã, chẳng đắc hữu tình, dòng sinh mạng, sự sinh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sinh, nho đồng, sự tạo tác, sự thọ nhận, cái biết, cái thấy. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc sắc, chẳng đắc thọ, tưởng hành, thức. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc nhãn xứ, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc sắc xứ, chẳng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc nhãn giới, chẳng đắc sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc nhĩ giới, chẳng đắc thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc tỷ giới, chẳng đắc hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc thiệt giới, chẳng đắc vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc thân giới, chẳng đắc xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc ý giới, chẳng đắc pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc địa giới, chẳng đắc thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc vô minh, chẳng đắc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Bố thí ba-lamật-đa, chẳng đắc Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc pháp không bên trong, chẳng đắc pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc chân như, chẳng đắc pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Thánh đế khổ, chẳng đắc Thánh đế tập, diệt, đạo. Đại Bồtát ấy cũng chẳng đắc bốn Tĩnh lự, chẳng đắc bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc tám Giải thoát, chẳng đắc tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc bốn Niệm trụ, chẳng đắc bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc năm loại mắt, chẳng đắc sáu phép thần thông. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc mười lực của Phật, chẳng đắc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc pháp không quên mất, chẳng đắc tánh luôn luôn xả. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc trí Nhất thiết, chẳng đắc trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng đắc tất cả pháp môn Tamma-địa. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Dự lưu, chẳng đắc Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Đại Bồtát ấy cũng chẳng đắc Dự lưu hướng, Dự lưu quả, chẳng đắc Nhất lai hướng, Nhất lai quả, chẳng đắc Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, chẳng đắc A-lahán hướng, A-la-hán quả. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Độc giác, chẳng đắc quả vị Độc giác. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Đại Bồ-tát, chẳng đắc pháp Đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Tam-miệu-tam Phật-đà, chẳng đắc pháp Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy do có chỗ đắc mà hiện tiền. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu hoàn toàn không có tự tánh, cũng chẳng thể nắm bắt được; chủ thể đắc và đối tượng đắc cùng hai chỗ nương là tánh, tướng đều không, chẳng thể nắm bắt được.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích: −Đúng vậy, đúng nhưng ông đã nói! Vì sao? Này Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành lâu dài Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu còn chẳng đắc Bồ-đề và Tát-đỏa, huống là đắc Đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát này đã chẳng thể nắm bắt được thì đâu thể đắc pháp Đại Bồ-tát. Bồ-tát cùng pháp còn chẳng thể nắm bắt được huống là đắc chư Phật và pháp của chư Phật!

Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát chỉ tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa hay cũng còn tu hành năm Bala-mật-đa khác? Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành đầy đủ sáu pháp Ba-la-mậtđa. Khi tu hành Bố thí chẳng đắc người cho, chẳng đắc kẻ nhận, chẳng đắc sự cho và vật cho. Khi tu hành Tịnh giới, chẳng đắc tịnh giới, chẳng đắc giới pháp xấu ác, chẳng đắc người giữ tịnh giới. Khi tu hành An nhẫn, chẳng đắc an nhẫn, chẳng đắc sự nóng giận, chẳng đắc người tu hành an nhẫn. Khi tu hành Tinh tấn, chẳng đắc tinh tấn, chẳng đắc biếng trễ, chẳng đắc người tu hành tinh tấn. Khi tu hành Tĩnh lự, chẳng đắc tĩnh lự, chẳng đắc tán loạn, chẳng đắc người tu hành tĩnh lự. Khi tu hành Bát-nhã, chẳng đắc Bát-nhã, chẳng đắc trí tuệ xấu ác, chẳng đắc người tu hành Bát-nhã.

Lại nữa Kiều-thi-ca, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu của Đại Bồ-tát là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Tu tập tất cả ba-la-mật-đa khiến mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành bố thí, thì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn; đã tu Bố thí ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồtát ấy, khi tu hành tịnh giới, thì Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn; đã tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành an nhẫn, thì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn; đã tu An nhẫn ba-lamật-đa, không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành tinh tấn, thì Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn; đã tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành tĩnh lự, thì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn; đã tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã thì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn; đã tu Bát-nhã ba-la-mậtđa, không chấp trước thì mau được viên mãn.

Lại nữa Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bátnhã ba-la-mật-đa không chấp trước, khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với sắc, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với thọ, tưởng, hành, thức, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu hành mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với nhãn xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với sắc xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với thanh, hương, vị xúc, pháp xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với nhãn giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với nhĩ giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với tỷ giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với thiệt giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với thân giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với ý giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với địa giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với vô minh, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với pháp không bên trong, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã bala-mật-đa; đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-lamật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với chân như, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với Thánh đế khổ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với Bố thí ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-lamật-đa; đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với bốn Tĩnh lự, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với tám Giải thoát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bátnhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với bốn Niệm trụ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã bala-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với pháp môn giải thoát Không, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bátnhã ba-la-mật-đa; đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với năm loại mắt, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với sáu phép thần thông, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với mười lực của Phật, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-lamật-đa; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với pháp không quên mất, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã bala-mật-đa; đối với tánh luôn luôn xả, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với trí Nhất thiết, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mậtđa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp môn Đà-lani, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với tất cả pháp môn Tam-mađịa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với Dự lưu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với Dự lưu hướng, Dự lưu quả, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với Độc giác, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với quả vị Độc giác, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với Đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa; đối với hạnh Đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy, đối với Tam-miệu-tam Phật-đà lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã bala-mật-đa; đối với quả vị Giác ngộ cao tột, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã ba-la-mậtđa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.

Này Kiều-thi-ca, như ở châu Thiệm-bộ, có các thứ cây, mà cành nhánh, thân, gốc, hoa, lá, quả, hạt, tuy có đủ loại hình sắc chẳng đồng nhưng bóng của nó, hoàn toàn không sai khác. Như vậy, Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự bala-mật-đa, tuy mỗi pháp có sự sai khác, nhưng vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa đã thâu nhận, hồi hướng trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên cũng không có sự sai khác.

Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã thành tựu được công đức quảng đại thù thắng; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã thành tựu được tất cả công đức thù thắng; Bát-nhã ba-lamật-đa như thế là đã thành tựu được công đức thù thắng vô lượng; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã thành tựu được công đức thù thắng viên mãn; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã thành tựu được công đức thù thắng vô biên; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã thành tựu được công đức thù thắng vô đối; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã thành tựu được công đức thù thắng vô tận; Bát-nhã bala-mật-đa như thế là đã thành tựu được công đức thù thắng vô giới hạn; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã thành tựu được công đức thù thắng không gì bằng; Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đã thành tựu được công đức thù thắng khó nghĩ bàn; Bátnhã ba-la-mật-đa như thế là đã thành tựu được công đức thù thắng chẳng thể nói hết.

Bạch Thế Tôn, nếu các hàng thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, trang trí bằng các vật báu, dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, y theo kinh nói, tư duy đúng lý; hoặc có các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, chỉ dẫn cho kẻ khác thọ trì, khiến được truyền bá rộng rãi, thì hai loại phước này, loại nào nhiều hơn?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, Ta hỏi lại ông, tùy theo ý ông mà trả lời. Nếu các thiện nam, thiện nữ thỉnh được xá-lợi Phật, chứa trong hòm quý, tôn trí chỗ cao nhất, lại đem vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; hoặc có các thiện nam, thiện nữ thỉnh được xá-lợi Phật, phân ra biếu cho người khác, nhiều như hạt cải, khiến họ kính thọ, như pháp mà tôn trí, lại dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì theo ý ông thế nào? Hai loại phước trước, sau như vậy, loại nào nhiều hơn?

Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, như con hiểu về nghĩa pháp mà Phật đã nói, nếu các thiện nam, thiện nữ thỉnh được xá-lợi Phật, chứa trong hòm quý, tôn trí chỗ cao nhất, lại đem vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; hoặc có các thiện nam, thiện nữ thỉnh được xá-lợi Phật, phân ra biếu cho người khác, nhiều như hạt cải, khiến họ kính thọ, như pháp mà tôn trí, lại dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì trong hai loại phước này loại sau nhiều hơn. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vốn lấy tâm đại Bi quan sát các loại hữu tình, nên đối với kẻ quy kính cúng dường chỗ tôn trí xá-lợi Phật, thì được cứu độ. Ngài dùng diệu lực của định Kim cang dụ nghiền nát thân Kim cang nhỏ như hạt cải, lại dùng thần lực của tâm đại Bi sâu rộng gia trì xá-lợi Phật ấy, khiến sau khi Như Lai nhập Niếtbàn, nếu ai có được một hạt xá-lợi nhỏ như hạt cải, dùng các thứ lễ vật cúng dường thì phước ấy vô biên: ở trong cõi trời người, thọ hưởng mọi sự an lạc vi diệu, cho đến sau cùng được thoát hết khổ. Cho nên, người biếu tặng xá-lợi cho kẻ khác, phước ấy rất nhiều.

QUYỂN 130

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (28)

Bấy giờ, Phật khen Thiên đế Thích:

−Hay thay, hay thay, như ông đã nói! Này Kiềuthi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, trang trí bằng các vật báu, dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, y theo kinh nói, tư duy đúng lý; hoặc có thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác thọ trì, khiến được truyền bá rộng rãi, thì hai loại phước này, loại sau nhiều hơn. Vì sao? Vì do việc đem cho người khác có thể làm cho vô lượng, vô biên các hữu tình đạt được pháp hỷ.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ, có khả năng y như Bát-nhã ba-la-mật-đa mà nói diệu nghĩa, vì hữu tình phân biệt giảng nói rộng rãi, khiến họ có được sự hiểu biết đúng đắn, thì các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức đạt được lại hơn công đức đem kinh này cho người khác, nhiều gấp trăm ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, kính Pháp sư ấy nên như kính Phật, cũng như phụng sự vị phạm hạnh cao quý. Vì sao? Kiều-thi-ca, nên biết Bát-nhã ba-la-mậtđa tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; nên biết Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tức là Bát-nhã bala-mật-đa; nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng khác Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; nên biết Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng khác Bátnhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều nương nơi Bát-nhã bala-mật-đa tinh cần tu học mà chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, nên biết vị phạm hạnh cao quý ấy tức là Đại Bồ-tát trụ ở bậc không thoái chuyển. Đại Bồ-tát ấy cũng nương nơi Bát-nhã bala-mật-đa tinh cần tu học mà chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn cũng nương nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, tinh cần tu học mà chứng đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Bổ-đặcgià-la của chủng tánh Độc giác cũng nương nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, tinh cần tu học, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác. Bổđặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát cũng nương nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, tinh cần tu học vượt các bậc Thanh văn và Độc giác, chứng nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát. Lại dần dần tu hành chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy nên, này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ muốn dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong hiện tại thì nên sao chép Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu như thế, rồi mới dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.

Này Kiều-thi-ca, Ta quán nghĩa này: Khi mới chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột khởi lên ý nghĩ: “Ta nương vào đâu mà trụ? Ai có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của Ta?” Khi nghĩ như thế, Ta hoàn toàn chẳng thấy có tất cả, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, Nhân phi nhân... trong thế gian bằng Ta, huống là có kẻ hơn Ta. Lại tự nghĩ: “Ta nương nơi pháp này mà đã chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột; pháp này vi diệu, sâu xa, tịch tĩnh. Ta nên trở lại y vào pháp này mà trụ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Pháp này là gì? Đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa.”

Này Kiều-thi-ca, Ta đã thành Phật còn tuân theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, y đó mà trụ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, huống là các thiện nam, thiện nữ muốn cầu quả vị Giác ngộ cao tột mà chẳng đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm quy y, tinh cần tu học, dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ muốn cầu Thanh văn thừa hoặc Độc giác thừa, thì nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, chí tâm quy y, tinh cần tu học, dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế có khả năng sinh ra chúng Đại Bồ-tát; từ chúng Đại Bồ-tát này sinh ra chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; nương vào chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác mà Thanh văn, Độc giác được sinh. Vì vậy nên, Kiều-thi-ca, nếu muốn cầu Đại thừa, cầu Độc giác thừa, cầu Thanh văn thừa, thì các thiện nam, thiện nữ đều nên đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu này, chí tâm quy y, tinh cần tu học, dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Vì sao? Vì người cầu Thanh văn, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này tinh cần tu học, cuối cùng sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên đế Thích:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ chỉ dạy các loài hữu tình trong châu Thiệm-bộ, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp, thì theo ý ông thế nào, thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, rồi chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, từ trong tạng bí mật đã rộng nói tất cả pháp vô lậu;

Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, lần lượt tu hành các hạnh Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, từ trong tạng bí mật đã rộng nói tất cả pháp vô lậu, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-lamật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-lamật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mậtđa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; trí Thánh đế khổ, trí Thánh đế tập, trí Thánh đế diệt, trí Thánh đế đạo; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, đều là tất cả pháp vô lậu đã được nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ chỉ dạy một hữu tình trụ nơi quả Dự lưu thì phước đức có được vượt hơn sự giáo hóa các loại hữu tình trong cả châu Thiệm-bộ, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành mười nẻo thiện nghiệp chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Còn các hữu tình trụ nơi quả Dự lưu sẽ vĩnh viễn được thoát ba đường ác; huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức đạt được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thica, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát. Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, từ trong tạng bí mật, đã rộng nói tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian. Vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí bala-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-lamật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mậtđa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, kể cả các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, vì do nhân duyên này mà được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy có được phước đức nhiều hơn trước. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói từ trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói từ trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; trí Thánh đế khổ, trí Thánh đế tập, trí Thánh đế diệt, trí Thánh đế đạo; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, đều là tất cả pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong cả châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành mười nẻo thiện nghiệp chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Vì nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-lamôn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, kể cả các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp, thì ông nghĩ sao? Thiện nam, thiện nữ ấy, vì do nhân duyên này mà được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy có được phước đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói từ trong tạng bí mật đã Bát-nhã ba-lamật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổđặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói từ trong tạng bí mật đã Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-lamật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-lamật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mậtđa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong cả châu Nam thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành mười nẻo thiện nghiệp chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Vì nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình, khiến hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột thì khiến Phật nhãn trong thế gian chẳng dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mậtđa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồ-tát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

QUYỂN 131

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (29)

Lại nữa Kiều-thi-ca, kể cả các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, châu Bắc cu-lô, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp, thì ông nghĩ thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được so trước hơn rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này, mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong cả châu Nam thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, châu Bắc cu-lô đều tu học mười nẻo thiện nghiệp. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành mười nẻo thiện nghiệp chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Vì nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, châu Bắc cu-lô đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, châu Bắc cu-lô đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ khiến cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, A-tốlạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mậtđa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồ-tát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp, thì ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-lani, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành mười nẻo thiện nghiệp chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Vì nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột thì sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồtát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiềuthi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tốlạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp, thì ý ông như thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-lamật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-lamật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mậtđa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành mười nẻo thiện nghiệp chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Vì nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mậtđa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồ-tát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, kể cả các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả thế giới ba lần ngàn, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-lani, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành mười nẻo thiện nghiệp chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Vì nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

QUYỂN 132

PHẨM 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (30)

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong thế giới ba lần ngàn này, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong mười thế giới như số cát sông Hằng, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp, thì theo ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-giàla của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-mađịa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành mười nẻo thiện nghiệp chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Vì nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng, đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thica, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-lamôn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu ấy, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong mười phương thế giới này như số cát sông Hằng, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp, thì theo ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-lani, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương như thế, khiến đều tu học mười nẻo thiện nghiệp. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì các hữu tình tu hành mười nẻo thiện nghiệp chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Còn nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu sẽ được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-lamôn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệmbộ, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông, thì theo ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-giàla của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-lamật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-lamật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mậtđa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong châu Nam thiệm-bộ, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Nhưng nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

QUYỂN 133

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (31)

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông, thì ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong châu Nam thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì các hữu tình tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Nhưng nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-lamôn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa cả các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-giàla của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong châu Nam thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Nhưng nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa cả các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, châu Bắc cu-lô, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông, thì theo ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-giàla của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong châu Nam thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, châu Bắc cu-lô, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Nhưng nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, châu Bắc cu-lô đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, châu Bắc cu-lô, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-lamôn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

QUYỂN 134

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (32)

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong bốn đại châu, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông, thì ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế,

Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Nhưng nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thica, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát. Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông, thì ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Nhưng nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả thế giới ba lần ngàn, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông, thì ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng? Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong cả thế giới ba lần ngàn như thế, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Nhưng nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả thế giới ba lần ngàn đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả thế giới ba lần ngàn khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng hạng, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong thế giới ba lần ngàn này, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông, thì ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông. Vì sao? Kiềuthi-ca, vì các hữu tình tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Nhưng nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là còn giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thica, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

QUYỂN 135

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (33)

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, ngoài các loài hữu tình trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông, thì ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích đáp:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ ấy phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế, Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Thanh văn, đắc quả Dự lưu, đắc quả Nhất lai, đắc quả Bất hoàn, đắc quả A-la-hán; Bổ-đặc-giàla của chủng tánh Độc giác tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Độc giác, lần lượt chứng đắc quả vị Độc giác; Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Bồ-tát tu học pháp này mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp vô lậu đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đó là Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; bốn Tĩnh lự vô lậu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và vô lượng, vô biên pháp Phật khác, tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đó.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình trụ quả Dự lưu thì phước đức có được còn hơn giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương như thế, khiến đều tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì các hữu tình tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông chẳng thoát khỏi địa ngục, bàng sinh, quỷ thú. Nhưng nếu các hữu tình trụ quả Dự lưu thì được vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, huống là giáo hóa khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng hơn kia sao?

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ an trú quả vị Độc giác. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì công đức của quả vị Độc giác hơn Dự lưu... gấp trăm, ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương, khiến đều an trú quả vị Độc giác thì phước đức có được chẳng bằng có người giáo hóa một hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì nếu giáo hóa hữu tình hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột sẽ làm cho Phật nhãn trong thế gian chẳng hề dứt. Vì sao? Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác; vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì do có Đại Bồ-tát nên mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, tất cả thế gian quy y cúng dường. Vì vậy cho nên, này Kiều-thi-ca, tất cả thế gian, hoặc Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-lamôn, hoặc A-tố-lạc và Nhân phi nhân... nên dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát.

Này Kiều-thi-ca, do đó nên biết, nếu các thiện nam, thiện nữ sao chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu như thế, đem cho người khác đọc tụng, hoặc chuyền nhau sao chép, truyền bá rộng rãi, thì phước đức có được nhiều hơn phước đức nói trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp thiện thù thắng của thế gian và xuất thế gian đã rộng nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế. Do vì pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bàla-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã bala-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-lamật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn bala-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của năm loại mắt, sáu phép thần thông; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mậtđa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-lahán hướng, A-la-hán qua; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của Độc giác và quả vị Độc giác; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bátnhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Đại Bồ-tát và các hạnh Đại Bồtát; vì do pháp đã nói trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên thế gian mới có được sự hiện hữu của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này thọ trì đọc tụng, tư duy đúng lý, thì các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn sự giáo hóa các loại hữu tình trong châu Nam thiệm-bộ, khiến đều an trú mười nẻo thiện nghiệp, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn sự giáo hóa các loại hữu tình trong châu Nam thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, khiến đều an trú mười nẻo thiện nghiệp, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn sự giáo hóa các loại hữu tình trong châu Nam thiệm-bộ, châu Đông thắng thân, châu Tây ngưu hóa, khiến đều an trú mười nẻo thiện nghiệp, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn sự giáo hóa các loại hữu tình cả bốn đại châu, khiến đều an trú mười nẻo thiện nghiệp, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn sự giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, khiến đều an trú mười nẻo thiện nghiệp, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn sự giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, khiến đều an trú mười nẻo thiện nghiệp, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn sự giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, khiến đều an trú mười nẻo thiện nghiệp, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn sự giáo hóa các loại hữu tình trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng, khiến đều an trú mười nẻo thiện nghiệp, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn sự giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương, khiến đều an trú mười nẻo thiện nghiệp, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm phép thần thông.

Này Kiều-thi-ca, ở đây sự tư duy đúng lý ấy, nghĩa là dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu Bát-nhã ba-la-mật-đa này và thọ trì đọc tụng, tư duy đúng lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa, thọ trì đọc tụng, tư duy đúng lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu pháp không bên trong, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu chân như, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu Thánh đế khổ, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu Thánh đế tập, diệt, đạo, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu bốn Tĩnh lự, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu tám Giải thoát, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu bốn Niệm trụ, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu pháp môn giải thoát Không, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu năm loại mắt, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu sáu phép thần thông, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu mười lực của Phật, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu pháp không quên mất, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu tánh luôn luôn xả, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu trí Nhất thiết, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu tất cả pháp môn Đà-la-ni, tư duy như lý; lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu hạnh Đại Bồ-tát, tư duy như lý.

Này Kiều-thi-ca, lại dùng sự thực hành chẳng phải hai, chẳng phải không hai để hiểu quả vị Giác ngộ cao tột, tư duy như lý.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này dùng vô lượng phương pháp vì người khác rộng nói, chỉ bày, khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt diệu nghĩa, khiến họ dễ hiểu thì phước đức có được hơn công đức tự thọ trì, hoặc đọc, hoặc tụng, tư duy như lý Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế.

Này Kiều-thi-ca, điều gọi là diệu nghĩa của Bát-nhã ba-la-mật-đa là Bát-nhã ba-la-mật-đa này chẳng phải hai, chẳng phải không hai, chẳng phải có tướng, chẳng phải không tướng, chẳng phải vào chẳng phải ra, chẳng phải tăng chẳng phải giảm, chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh, chẳng phải sinh chẳng phải diệt, chẳng phải giữ chẳng phải bỏ, chẳng phải chấp chẳng phải chẳng chấp, chẳng phải trụ chẳng phải chẳng trụ, chẳng phải thật chẳng phải chẳng thật, chẳng phải tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hòa hợp chẳng phải chẳng hòa hợp, chẳng phải nhân duyên, chẳng phải chẳng nhân duyên, chẳng phải pháp chẳng phải chẳng phải pháp, chẳng phải chân như chẳng phải chẳng chân như, chẳng phải thật tế chẳng phải chẳng thật tế. Nghĩa lý sâu xa như vậy có vô lượng pháp môn.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ thường giáo huấn rộng rãi cho những người khác về nghĩa lý thâm diệu của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, khiến họ dễ hiểu thì phước đức có được hơn công đức tự thọ trì, hoặc đọc hoặc tụng, tư duy như lý Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, gấp vô lượng lần.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa tự thọ trì đọc tụng, tư duy như lý, dùng vô lượng phương pháp vì người khác rộng nói, chỉ bày, khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, khiến họ dễ hiểu thì các thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn phước nói trước vô lượng, vô biên.

Bấy giờ, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ phải nên dùng các thứ văn nghĩa khéo léo sâu sắc để nêu giảng, chỉ dẫn về Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế.

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, đúng vậy, đúng vậy! Đúng như ông đã nói! Các thiện nam, thiện nữ nên dùng các thứ văn nghĩa khéo léo sâu sắc nêu giảng, chỉ dẫn về Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ thường dùng các thứ văn nghĩa khéo léo sâu sắc nêu giảng, chỉ dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì các thiện nam, thiện nữ ấy, thành tựu được vô lượng, vô số, vô biên công đức lớn lao chẳng thể nghĩ bàn.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ suốt cả cuộc đời, dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột... thượng diệu, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các thứ ngọc quý, nhạc hay, đèn sáng, hết cả mọi vật hiện có, với đầy đủ sự an vui thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở vô lượng, vô số thế giới trong mười phương; lại có các thiện nam, thiện nữ đối với Bátnhã ba-la-mật-đa tự thọ trì đọc tụng, tư duy như lý, lại nương vào các thứ văn nghĩa khéo léo sâu sắc, dùng vô lượng phương pháp vì người khác rộng nói, chỉ bày, khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu thì thiện nam, thiện nữ ấy, phước đức có được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì do tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, vị lai và hiện tại đều tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa nên đã chứng quả vị Giác ngộ cao tột, sẽ chứng quả vị Giác ngộ cao tột, đang chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ trong vô lượng, vô số, vô biên đại kiếp dùng hữu sở đắc làm phương tiện, tu hành Bố thí ba-lamật-đa; trong vô lượng, vô số, vô biên đại kiếp dùng hữu sở đắc làm phương tiện, tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa; trong vô lượng, vô số, vô biên đại kiếp dùng hữu sở đắc làm phương tiện, tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa; trong vô lượng, vô số, vô biên đại kiếp dùng hữu sở đắc làm phương tiện, tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa; trong vô lượng, vô số, vô biên đại kiếp dùng hữu sở đắc làm phương tiện, tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa; trong vô lượng, vô số, vô biên đại kiếp dùng hữu sở đắc làm phương tiện, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; lại có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này dùng vô sở đắc làm phương tiện, thọ trì đọc tụng, tư duy như lý, lại nương vào các thứ văn nghĩa khéo léo sâu sắc, chỉ trong khoảnh khắc vì người khác biện thuyết, chỉ bày, khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu thì phước đức có được hơn kẻ trước rất nhiều.

Này Kiều-thi-ca, ở đây, điều gọi là hữu sở đắc, nghĩa là các thiện nam, thiện nữ khi tu Bố thí, nghĩ thế này: “Ta là người ban cho, kia là kẻ nhận. Đây là sự cho, kết quả của sự cho và vật cho”; khi người ấy tu hành bố thí mà chấp vào cái danh bố thí thì chẳng thể gọi là Bố thí ba-la-mật-đa, vì đã dùng hữu sở đắc làm phương tiện. Nếu thiện nam, thiện nữ khi tu hành Tịnh giới, nghĩ thế này: “Ta có khả năng trì giới là vì hộ giới. Đây là kết quả của sự trì giới và giới được trì”; khi người ấy trì giới mà chấp vào cái danh tịnh giới thì chẳng thể gọi là Tịnh giới ba-la-mật-đa, vì đã dùng hữu sở đắc làm phương tiện. Nếu các thiện nam, thiện nữ khi tu hành An nhẫn, nghĩ thế này: “Ta có khả năng tu tập an nhẫn, vì nhằm hộ trì an nhẫn. Đây là kết quả của an nhẫn và tự tánh an nhẫn”; khi người ấy tu hành an nhẫn mà chấp vào cái danh an nhẫn thì chẳng thể gọi là An nhẫn ba-la-mật-đa, vì đã dùng hữu sở đắc làm phương tiện. Nếu thiện nam, thiện nữ khi tu hành Tinh tấn, nghĩ thế này: “Ta có khả năng tu tập tinh tấn vì nhằm dốc tu đoạn. Đây là kết quả của tinh tấn và tự tánh tinh tấn”; khi người ấy tinh tấn mà chấp vào cái danh tinh tấn thì chẳng thể gọi là Tinh tấn ba-la-mật-đa, vì đã dùng hữu sở đắc làm phương tiện. Nếu thiện nam, thiện nữ khi tu hành Tĩnh lự, nghĩ thế này: “Ta có khả năng tu hành thiền định, kia là cảnh định. Đây là kết quả của định và tự tánh của định”; khi người ấy tu hành tĩnh lự mà chấp vào cái danh tĩnh lự thì chẳng thể gọi là Tĩnh lự ba-la-mật-đa, vì đã dùng hữu sở đắc làm phương tiện. Nếu thiện nam, thiện nữ khi tu hành Bát-nhã, nghĩ thế này: “Ta có khả năng tu hành trí tuệ; kia là cảnh tuệ. Đây là kết quả của Bát-nhã và tự tánh của Bátnhã”; khi người ấy tu hành trí tuệ mà chấp vào cái danh Bát-nhã thì chẳng thể gọi là Bát-nhã ba-lamật-đa, vì đã dùng hữu sở đắc làm phương tiện.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ ấy, vì dùng hữu sở đắc làm phương tiện, nên chẳng thể làm viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát làm thế nào có thể làm viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành bố thí chẳng thấy có người cho, kẻ nhận, sự cho, kết quả của sự cho và vật cho, vì đã dùng vô sở đắc làm phương tiện, thì có thể làm viên mãn Bố thí ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành tịnh giới chẳng thấy có người trì giới, kết quả của sự hộ giới và giới được trì, vì đã dùng vô sở đắc làm phương tiện, thì có thể làm viên mãn Tịnh giới ba-la-mậtđa. Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành an nhẫn chẳng thấy có người nhẫn, kết quả của sự nhẫn và tự tánh của sự nhẫn, vì đã dùng vô sở đắc làm phương tiện, thì có thể làm viên mãn An nhẫn ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành tinh tấn chẳng thấy có sự siêng năng, kết quả của sự siêng năng và tự tánh của sự siêng năng, vì đã dùng vô sở đắc làm phương tiện, thì có thể làm viên mãn Tinh tấn bala-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành tĩnh lự chẳng thấy có người định, cảnh định, kết quả của định và tự tánh của tĩnh lự, vì đã dùng vô sở đắc làm phương tiện, thì có thể làm viên mãn Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã chẳng thấy có người tu tuệ, cảnh tuệ, kết quả của sự tu tuệ và tự tánh của Bát-nhã, vì đã dùng vô sở đắc làm phương tiện, thì có thể làm viên mãn Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ nên dùng tuệ vô sở đắc như thế và dùng các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc tuyên giảng về Bát-nhã bala-mật-đa; nên dùng tuệ vô sở đắc như thế và dùng các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc tuyên giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa; nên dùng tuệ vô sở đắc như thế và dùng các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc tuyên giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa; nên dùng tuệ vô sở đắc như thế và dùng các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc tuyên giảng về An nhẫn ba-lamật-đa; nên dùng tuệ vô sở đắc như thế và dùng các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc tuyên giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa; nên dùng tuệ vô sở đắc như thế và dùng các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc tuyên giảng về Bố thí ba-la-mật-đa. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì ở đời vị lai, nếu có các thiện nam, thiện nữ vì người khác giảng nói về Bát-nhã bala-mật-đa tương tợ; người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề nghe người ấy nói pháp Bát-nhã bala-mật-đa tương tợ, tâm liền mê lầm, lạc mất trung đạo. Cho nên, phải dùng tuệ vô sở đắc và các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc vì người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà giảng nói Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, ở đời vị lai, nếu có các thiện nam, thiện nữ vì người khác giảng nói về pháp Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ; người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề nghe người ấy nói pháp Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ, tâm liền mê lầm, lạc mất trung đạo. Cho nên, phải dùng tuệ vô sở đắc và các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc vì người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà giảng nói Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, ở đời vị lai, nếu có các thiện nam, thiện nữ vì người khác giảng nói về pháp Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ; người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề nghe người ấy nói pháp Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ, tâm liền mê lầm, lạc mất trung đạo. Cho nên, phải dùng tuệ vô sở đắc và các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc vì người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà giảng nói Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, ở đời vị lai, nếu có các thiện nam, thiện nữ vì người khác giảng nói về pháp An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ; người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề nghe người ấy nói pháp An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ, tâm liền mê lầm, lạc mất trung đạo. Cho nên, phải dùng tuệ vô sở đắc và các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc vì người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà giảng nói pháp An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, ở đời vị lai, nếu có các thiện nam, thiện nữ vì người khác giảng nói về pháp Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ; người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề nghe người ấy nói pháp Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ, tâm liền mê lầm, lạc mất trung đạo. Cho nên, phải dùng tuệ vô sở đắc và các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc vì người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà giảng nói pháp Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, ở đời vị lai, nếu có các thiện nam, thiện nữ vì người khác giảng nói về pháp Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ; người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề nghe người ấy nói pháp Bố thí bala-mật-đa tương tợ, tâm liền mê lầm, lạc mất trung đạo. Cho nên, phải dùng tuệ vô sở đắc và các thứ văn nghĩa khéo léo, sâu sắc vì người mới phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà giảng nói pháp Bố thí ba-lamật-đa.

QUYỂN 136

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (34)

Bấy giờ, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là nói Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa tương tợ.

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ nói về Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa theo hướng hữu sở đắc thì như vậy gọi là nói Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ. Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, vì sao các thiện nam, thiện nữ... nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa theo hướng hữu sở đắc mà gọi là nói Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoặc thường, hoặc vô thường, nói thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương vào các pháp như thế mà tu hành Bátnhã gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu sắc hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường, hoặc vô thường; cầu sắc hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn xứ là thường, hoặc vô thường, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc. Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bátnhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhĩ giới là thường, hoặc vô thường, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thân giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu thân giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu thân giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bátnhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói ý giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói ý giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu ý giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu ý giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu ý giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu ý giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói địa giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường; nói địa giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nói địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu địa giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu địa giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bátnhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu địa giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường; cầu địa giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói vô minh hoặc thường, hoặc vô thường, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường, hoặc vô thường; nói vô minh hoặc lạc, hoặc khổ; nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc, hoặc khổ; nói vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nói vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu vô minh hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu vô minh hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu vô minh hoặc thường, hoặc vô thường, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường, hoặc vô thường; cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; cầu vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ; nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Bố thí bala-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa hoặc thường, hoặc vô thường; cầu Bố thí ba-lamật-đa hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không bên trong hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường; nói pháp không bên trong hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp không bên trong hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu pháp không bên trong hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu pháp không bên trong hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp không bên trong hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không bên trong hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường; cầu pháp không bên trong hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp không bên trong hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói chân như hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường, hoặc vô thường; nói chân như hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc, hoặc khổ; nói chân như hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nói chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu chân như hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu chân như hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu chân như hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu chân như hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường, hoặc vô thường; cầu chân như hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc, hoặc khổ; cầu chân như hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nói Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ; nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nói Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường; cầu Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Tĩnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường; nói bốn Tĩnh lự hoặc lạc, hoặc khổ; nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nói bốn Tĩnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bátnhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường; cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

QUYỂN 137

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (35)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tám Giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói tám Giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ; nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói tám Giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu tám Giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tám Giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tám Giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tám Giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tám Giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tám Giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nói bốn Niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ; nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nói bốn Niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu bốn Niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường; cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc. Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp môn giải thoát Không hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường; nói pháp môn giải thoát Không hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Không hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp môn giải thoát Không hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, nói sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường; nói năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ; nói sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ; nói năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nói năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, cầu sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường; cầu năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ; cầu năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc. Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường; nói mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ; nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ; nói mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường; cầu mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ; cầu mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bátnhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, nói tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường; nói pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ; nói tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường; cầu pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bátnhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói trí Nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường; nói trí Nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ; nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ; nói trí Nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu trí Nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu trí Nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu trí Nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu trí Nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường; cầu trí Nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ; cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ; cầu trí Nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả pháp môn Đà-lani hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bátnhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ; nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Nhất lai hướng cho đến Ala-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả quả vị Độc giác hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành Bát-nhã nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành Bát-nhã cho là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành Bát-nhã thì Ta gọi là tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc. Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ... nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa hữu sở đắc như thế nào mà gọi là nói Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ? Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoặc thường, hoặc vô thường, nói thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu nương vào các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu sắc hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như vậy mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường, hoặc vô thường; cầu sắc hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhĩ giới là thường, hoặc vô thường, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh khiến có người dốc cầu nương các pháp như vậy mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

QUYỂN 138

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (36)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thân giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nói địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nói địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nói địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh và người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nói vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nói vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nói vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Bố thí ba-la-mậtđa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Tịnh giới cho đến Bátnhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa hoặc thường hoặc vô thường; cầu Bố thí ba-lamật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói chân như hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nói chân như hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc, hoặc khổ; nói chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nói chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nói sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; nói năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; nói sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; nói năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nói sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nói năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu sáu phép thần thông hoặc thường tĩnh lự hoặc vô thường; nên cầu năm loại mắt hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu sáu phép thần thông hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, cầu sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; cầu năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; cầu sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nói mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nói mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nói tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nói tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

QUYỂN 139

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (37)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nói trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tất cả pháp môn Tam-mađịa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tĩnh lự nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tĩnh lự cho là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tĩnh lự thì Ta gọi là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hướng hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ... nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa hữu sở đắc như thế nào mà gọi là nói Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoặc thường hoặc vô thường, nói thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; nói sắc hoặc lạc hoặc khổ; nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; nói sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc nương vào các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu sắc hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu sắc hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến có người dốc cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc hoặc thường hoặc vô thường, cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; cầu sắc hoặc lạc hoặc khổ; cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; cầu sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhĩ giới là thường hoặc vô thường, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thân giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nói địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nói địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nói địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nói vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nói vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nói vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

QUYỂN 140

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (38)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Bố thí bala-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa hoặc thường hoặc vô thường; cầu Bố thí ba-lamật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói chân như hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nói chân như hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc, hoặc khổ; nói chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nói chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nói sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; nói năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; nói sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; nói năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nói sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nói năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu sáu phép thần thông hoặc thường tĩnh lự hoặc vô thường; nên cầu năm loại mắt hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu sáu phép thần thông hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, cầu sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; cầu năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; cầu sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nói mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nói mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nói tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nói tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nói trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Nhất lai hướng cho đến Ala-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-lamật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tinh tấn nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tinh tấn cho là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tinh tấn thì Ta gọi là tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

QUYỂN 141

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (39)

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ nói về An nhẫn ba-la-mật-đa theo hướng hữu sở đắc như thế nào mà gọi là nói An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoặc thường hoặc vô thường, nói thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; nói sắc hoặc lạc hoặc khổ; nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; nói sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương vào các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu sắc hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu sắc hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc hoặc thường hoặc vô thường, cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; cầu sắc hoặc lạc hoặc khổ; cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; cầu sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhĩ giới là thường hoặc vô thường, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thân giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nói địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nói địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nói địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nói vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nói vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nói vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự,

Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Bố thí bala-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa hoặc thường hoặc vô thường; cầu Bố thí ba-lamật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói chân như hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nói chân như hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc, hoặc khổ; nói chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nói chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

QUYỂN 142

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (40)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nói sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; nói năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; nói sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; nói năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nói sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nói năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu sáu phép thần thông hoặc thường tĩnh lự hoặc vô thường; nên cầu năm loại mắt hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu sáu phép thần thông hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, cầu sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; cầu năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; cầu sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nói mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nói mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nói tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nói tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nói trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất và nếu người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất và nếu người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Nhất lai hướng cho đến Ala-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-lamật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn cho là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì Ta gọi là tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa theo hướng hữu sở đắc như thế nào mà gọi là nói Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoặc thường hoặc vô thường, nói thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; nói sắc hoặc lạc hoặc khổ; nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; nói sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương vào các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu sắc hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu sắc hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc hoặc thường hoặc vô thường, cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; cầu sắc hoặc lạc hoặc khổ; cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; cầu sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhĩ giới là thường hoặc vô thường, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

QUYỂN 143

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (41)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thân giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nói địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nói địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nói địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nói vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nói vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nói vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn,

Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Bố thí bala-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa hoặc thường hoặc vô thường; cầu Bố thí ba-lamật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói chân như hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nói chân như hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc, hoặc khổ; nói chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nói chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nói sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; nói năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; nói sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; nói năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nói sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nói năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu sáu phép thần thông hoặc thường tĩnh lự hoặc vô thường; nên cầu năm loại mắt hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu sáu phép thần thông hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, cầu sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; cầu năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; cầu sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nói mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nói mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nói tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nói tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nói trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất và nếu người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất và nếu người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

QUYỂN 144

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (42)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Nhất lai hướng cho đến Ala-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới bala-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành tịnh giới cho là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì Ta gọi là tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật: −Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ nói Bố thí ba-la-mật-đa hữu sở đắc như thế nào mà gọi là nói Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoặc thường hoặc vô thường, nói thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; nói sắc hoặc lạc hoặc khổ; nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; nói sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương vào các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu sắc hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu sắc hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc hoặc thường hoặc vô thường, cầu thọ, tưởng, hành, thức, hoặc thường hoặc vô thường; cầu sắc hoặc lạc hoặc khổ; cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ; cầu sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhĩ giới là thường hoặc vô thường, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thân giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu thân giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu thân giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nói ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nói ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nói ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu ý giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường; cầu ý giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ; cầu ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nói địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nói địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nói địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu địa giới hoặc thường hoặc vô thường, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường; cầu địa giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ; cầu địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nói vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nói vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nói vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu vô minh hoặc thường hoặc vô thường, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường; cầu vô minh hoặc lạc hoặc khổ; cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ; cầu vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Bố thí bala-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Bố thí ba-la-mậtđa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa hoặc thường hoặc vô thường; cầu Bố thí ba-lamật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

QUYỂN 145

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (43)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói chân như hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nói chân như hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc, hoặc khổ; nói chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nói chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu chân như hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường; cầu chân như hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ; cầu chân như hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nói tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nói tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường; cầu tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ; cầu tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nói bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nói bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu bốn Niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường; cầu bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nói sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; nói năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; nói sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; nói năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nói sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nói năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu sáu phép thần thông hoặc thường tĩnh lự hoặc vô thường; nên cầu năm loại mắt hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu sáu phép thần thông hoặc lạc tĩnh lự hoặc khổ; nên cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, cầu sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường; cầu năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; cầu sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ; cầu năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nói mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nói mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường; cầu mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ; cầu mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nói tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nói pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nói tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nói pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nói tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường; cầu pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ; cầu pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nói trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nói trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nói trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất và nếu người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường; cầu trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ; cầu trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu tất cả pháp môn Tam-mađịa hoặc tịnh hoặc bất và nếu người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nói Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nói Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí bala-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nên cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh, cầu Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nói tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mậtđa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nói quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-lamật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; nên cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh, khiến người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành bố thí cho là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì Ta gọi là tu hành Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, như trước đã nói, nên biết, đều là nói về Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây, thiện nam! Ta sẽ dạy ông tu học Bát-nhã ba-lamật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, đó là nói Bát-nhã ba-la-mật-đa tương tợ.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây, thiện nam! Ta sẽ dạy ông tu học Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện và có ý tưởng về thời gian, dạy người khác tu học Tĩnh lự ba-la-mật-đa, đó là nói Tĩnh lự ba-la-mật-đa tương tợ theo hữu sở đắc.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây, thiện nam! Ta sẽ dạy ông tu học Tinh tấn ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học Tinh tấn ba-la-mật-đa thì đó là nói Tinh tấn ba-la-mật-đa tương tợ.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về

An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây, thiện nam! Ta sẽ dạy ông tu học An nhẫn ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học An nhẫn ba-la-mật-đa thì đó là nói An nhẫn ba-la-mật-đa tương tợ.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây, thiện nam! Ta sẽ dạy ông tu học Tịnh giới ba-lamật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa thì đó là nói Tịnh giới ba-la-mật-đa tương tợ.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây, thiện nam! Ta sẽ dạy ông tu học Bố thí ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học Bố thí ba-la-mật-đa thì đó là nói Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc nói Tĩnh lự ba-lamật-đa, hoặc nói Tinh tấn ba-la-mật-đa, hoặc nói An nhẫn ba-la-mật-đa, hoặc nói Tịnh giới ba-lamật-đa, hoặc nói Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây, thiện nam! Ta sẽ dạy ông tu học Bát-nhã cho đến Bố thí ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau vượt bậc Thanh văn, Độc giác.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa thì đó là nêu giảng Bát-nhã cho đến Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc nói Tĩnh lự ba-lamật-đa, hoặc nói Tinh tấn ba-la-mật-đa, hoặc nói An nhẫn ba-la-mật-đa, hoặc nói Tịnh giới ba-lamật-đa, hoặc nói Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây, thiện nam! Ta sẽ dạy ông tu học Bát-nhã cho đến Bố thí ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát. Đã nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát rồi liền đắc Vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát. Đã đắc ly sinh pháp nhẫn của Bồ-tát, liền đắc thần thông không thoái chuyển của Bồ-tát. Đã đắc thần thông không thoái chuyển của Bồ-tát thì có khả năng đi khắp tất cả các cõi Phật trong mười phương, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Do đó, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa thì đó là nêu giảng Bát-nhã cho đến Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ nói với bậc Bồ-tát trụ chủng tánh rằng: “Nếu có khả năng lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, tư duy đúng lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu thì quyết định sẽ đạt vô lượng, vô số, vô biên công đức”; thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ ấy đã dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện, nói như thế là nói Bátnhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ nói với bậc Bồ-tát trụ chủng tánh rằng: “Những căn lành mà ông đã có từ khi sơ phát tâm cho đến khi chứng đắc Vô dư Niết-bàn, trải qua thời của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, vị lai, hiện tại, đều nên tùy hỷ, nhóm trụ tất cả, vì các hữu tình hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột”; thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ ấy đã dùng hữu tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện, nói như thế là nói Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mậtđa tương tợ.

QUYỂN 146

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (44)

Bấy giờ Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là nêu giảng về Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa một cách chân chính? Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ nói Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa theo hướng vô sở đắc như thế gọi là nêu giảng về Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa một cách chân chánh. Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ nói Bát-nhã ba-la-mật-đa theo hướng vô sở đắc như thế nào mà gọi là nói Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính? Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều như thế, đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chánh.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bátnhã ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bátnhã ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bátnhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bátnhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bátnhã ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều điều đó là đã tuyên thuyết Bátnhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bátnhã ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 147

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (45)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát- nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bátnhã ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bátnhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Bố thí và tự tánh của Bố thí là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, Bố thí chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Bố thí và tự tánh của Bố thí là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bátnhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, Bố thí chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Bố thí và tự tánh của Bố thí là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, Bố thí chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Bố thí và tự tánh của Bố thí là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này, Bố thí chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao?

Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 148

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (46)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không bốn Niệm trụ... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bátnhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bátnhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bátnhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bátnhã ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-mađịa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-mađịa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-lani chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát- nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tamma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đàla-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng,

Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã bala-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng,

Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát- nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 149

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (47)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-lamật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát- nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bátnhã ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bát-nhã ba-lamật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bát- nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bátnhã ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Khi ấy, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ... nói Tĩnh lự ba-la-mật-đa theo hướng vô sở đắc như thế nào mà gọi là nói Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính? Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-lamật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-lamật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều như thế, đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-lamật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mậtđa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mậtđa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mậtđa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được;thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mậtđa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-lamật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 150

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (48)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mậtđa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mậtđa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-lamật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mậtđa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-lamật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Bố thí và tự tánh của Bố thí là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, Bố thí chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Bố thí và tự tánh của Bố thí là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bátnhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, Bố thí chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Bố thí và tự tánh của Bố thí là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, Bố thí chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Bố thí và tự tánh của Bố thí là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-lamật-đa này, Bố thí chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh.

Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-lamật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 151

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (49)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-lamật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mậtđa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-lamật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự bala-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mậtđa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mậtđa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-lamật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 152

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (50)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-mađịa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-mađịa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-mađịa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đàla-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mậtđa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ

ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự bala-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tĩnh lự ba-lamật-đa. Đối với Tĩnh lự ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa một cách chân chính.

Khi ấy, Thiên đế Thích bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ nói Tinh tấn ba-la-mật-đa vô sở đắc như thế nào mà gọi là nói Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-lamật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-lamật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều như thế, đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 153

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (51)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-lamật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn bala-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-lamật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-lamật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-lamật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mậtđa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-lamật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Bố thí ba-lamật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn bala-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 154

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (52)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn bala-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ

ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn bala-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ

ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn bala-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mậtđa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-lamật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

QUYỂN 155

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (53)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn bala-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn bala-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-mađịa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-mađịa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đàla-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tamma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đàla-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn bala-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tamma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đàla-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-lamật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia!

Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tinh tấn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tinh tấn ba-lamật-đa. Đối với Tinh tấn ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tinh tấn như thế là tu Tinh tấn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ nói về An nhẫn ba-la-mật-đa theo hướng vô sở đắc như thế nào mà gọi là nói An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-lamật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-lamật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều như thế, đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 156

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (54)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.”

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-lamật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-lamật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ

ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 157

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (55)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mậtđa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-lamật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Bố thí ba-lamật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao?

Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 158

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (56)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-lamật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn bala-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-mađịa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-mađịa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đàla-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tamma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đàla-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn bala-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tamma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đàla-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-lamật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về An nhẫn ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-la-mật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là An nhẫn ba-lamật-đa. Đối với An nhẫn ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 159

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (57)

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ nói về Tịnh giới ba-la-mật-đa theo hướng vô sở đắc như thế nào mà gọi là nói Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính?

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều như thế, đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ

ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-lamật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-lamật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ

ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh.

Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-lamật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-lamật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ

ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 160

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (58)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-lamật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-lamật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-lamật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-lamật-đa hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Bố thí ba-lamật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-lamật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-lamật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-lamật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 161

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (59)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-lamật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-lamật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới bala-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-lamật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-lamật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-lamật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-mađịa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tamma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tamma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đàla-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng,

Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 162

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (60)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Tịnh giới ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mậtđa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới ba-la-mậtđa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Tịnh giới ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Tịnh giới bala-mật-đa. Đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu tịnh giới như thế là tu Tịnh giới ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

−Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ nói về Bố thí ba-la-mật-đa theo hướng vô sở đắc như thế nào mà gọi là nói Bố thí ba-la-mật-đa một cách chân chính?

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí bala-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có sắc xứ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhãn giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có nhĩ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí ba-la-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tỷ giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí bala-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thiệt giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 163

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (61)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-lamật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí bala-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có thân giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí bala-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì ý giới và tự tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không; tự tánh của ý giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, ý giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có ý giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có địa giới… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí bala-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không; tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có vô minh… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, Bố thí bala-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, Bố thí bala-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mậtđa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-lamật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Bố thí ba-lamật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không; tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-lamật-đa này, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Bố thí ba-la-mật-đa… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không; tự tánh của pháp không bên trong ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không bên trong… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-lamật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-lamật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không; tự tánh của chân như ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, chân như chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có chân như… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Thánh đế khổ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 164

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (62)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không; tự tánh của bốn Tĩnh lự ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí bala-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Tĩnh lự… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mậtđa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không; tự tánh của tám Giải thoát ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tám Giải thoát… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí bala-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí bala-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không; tự tánh của bốn Niệm trụ ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có bốn Niệm trụ… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không; tự tánh của pháp môn giải thoát Không ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-lamật-đa này, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp môn giải thoát Không… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí bala-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-lamật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không; tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có năm loại mắt… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có mười lực của Phật… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không; tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có pháp không quên mất… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không; tự tánh của trí Nhất thiết ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có trí Nhất thiết… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mậtđa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tamma-địa hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-mađịa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-mađịa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đàla-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tamma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đàla-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đàla-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tamma-địa là không; tự tánh của tất cả pháp môn Đàla-ni ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mậtđa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

QUYỂN 165

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (63)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng,

Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-lamật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng, Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Dự lưu hướng, Dự lưu quả và tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả là không; Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất lai hướng cho đến A-lahán quả là không; tự tánh của Dự lưu hướng, Dự lưu quả ấy tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh tức là Bố thí bala-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, Dự lưu hướng, Dự lưu quả chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có Dự lưu hướng… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc giác ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả quả vị Độc giác có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồtát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí bala-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồtát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-lamật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bố thí ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này, Thiện nam, ông nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bố thí ba-lamật-đa. Đối với Bố thí ba-la-mật-đa này, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó hãy còn không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ông có khả năng tu bố thí như thế là tu Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nêu giảng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc thuyết Tĩnh lự bala-mật-đa, hoặc thuyết Tinh tấn ba-la-mật-đa, hoặc thuyết An nhẫn ba-la-mật-đa, hoặc thuyết Tịnh giới ba-la-mật-đa, hoặc thuyết Bố thí ba-lamật-đa thì nói thế này: Thiện nam tử, hãy đến đây! Ta sẽ dạy ông tu học Bát-nhã cho đến Bố thí ba-la-mật-đa. Khi ông tu học, chớ quán các pháp có một mảy may có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể thọ trì… Công đức đạt được và cái có thể tùy hỷ đều hồi hướng quả vị Giác ngộ. Vì sao? Vì đối với Bátnhã cho đến Bố thí ba-la-mật-đa này rốt ráo không có một mảy may pháp có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể thọ trì… Công đức đạt được và cái có thể tùy hỷ đều hồi hướng quả vị Giác ngộ. Vì sao? Vì tự tánh của tấc cả các pháp đều là không, hoàn toàn không có sở hữu. Nếu không sở hữu tức là Bátnhã cho đến Bố thí ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã cho đến Bố thí ba-la-mật-đa này, rốt ráo không một mảy may pháp có nhập, có xuất, có sinh, có diệt, có đoạn, có thường, có một, có khác, có đến, có đi để có thể nắm bắt được.

Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ ấy nói những điều đó là đã tuyên thuyết Bát-nhã, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa một cách chân chính. Vì vậy nên, này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ đối với Bátnhã ba-la-mật-đa nên dùng vô sở đắc làm phương tiện, thọ trì, đọc tụng, tư duy đúng lý; nên dùng các thứ văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu kín, khiến họ dễ hiểu.

Này Kiều-thi-ca, do duyên cớ này, ta nói: Nếu thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, dùng vô sở đắc làm phương tiện, thọ trì, đọc tụng, tư duy đúng lý; lại dùng các thứ văn nghĩa phong phú, trong khoảng chốc lát, vì người biện thuyết, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu kín, khiến họ dễ hiểu thì phước đức đạt được hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều trụ quả Dự lưu thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu và Dự lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệmbộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Dự lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu và Dự lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong hai châu Thiệm-bộ và Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Dự lưu thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu và Dự lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều trụ quả Dự lưu thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu và Dự lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Dự lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu và Dự lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Dự lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu và Dự lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều trụ quả Dự lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu và Dự lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ quả Dự lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều.

Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu và Dự lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Dự lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Dự lưu và Dự lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều trụ quả Nhất lai thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Nhất lai và Nhất lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệmbộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Nhất lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Nhất lai và Nhất lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong hai châu Thiệm-bộ và Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Nhất lai thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Nhất lai và Nhất lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều trụ quả Nhất lai thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Nhất lai và Nhất lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Nhất lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Nhất lai và Nhất lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Nhất lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Nhất lai và Nhất lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều trụ quả Nhất lai, thì theo ý ông thế nào?

Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Nhất lai và Nhất lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ quả Nhất lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Nhất lai và Nhất lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Nhất lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Nhất lai và Nhất lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều trụ quả Bất hoàn thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Bất hoàn và Bất hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệmbộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Bất hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Bất hoàn và Bất hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ và Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Bất hoàn thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

−Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa phong phú, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì các thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Bất hoàn và Bất hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

QUYỂN 166

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (64)

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều trụ quả Bất hoàn thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Bất hoàn và Bất hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Bất hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Bất hoàn và Bất hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Bất hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Bất hoàn và Bất hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều trụ quả Bất hoàn, thì theo ý ông thế nào?

Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Bất hoàn và Bất hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ quả Bất hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Bất hoàn và Bất hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Bất hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Bất hoàn và Bất hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều trụ quả A-la-hán thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao?

Kiều-thi-ca, vì chư A-la-hán và A-la-hán quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệmbộ và Đông thắng thân, đều trụ quả A-la-hán, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chư A-la-hán và A-la-hán quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong hai châu Thiệm-bộ và Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả A-la-hán thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chư A-la-hán và A-la-hán quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều trụ quả A-la-hán thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chư A-la-hán và A-la-hán quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả A-la-hán, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chư A-la-hán và A-la-hán quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả A-la-hán, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chư A-la-hán và A-la-hán quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều trụ quả A-la-hán, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao?

Kiều-thi-ca, vì chư A-la-hán và A-la-hán quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ quả A-la-hán, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chư A-la-hán và A-la-hán quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả A-lahán, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chư A-la-hán và A-la-hán quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều trụ quả Độc giác thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác và Độc giác quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệmbộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Độc giác, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác và Độc giác quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ và Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Độc giác thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác và Độc giác quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều trụ quả Độc giác thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác và Độc giác quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Độc giác, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác và Độc giác quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Độc giác, thì theo ý ông thế nào?

Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác và Độc giác quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều trụ quả Độc giác, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác và Độc giác quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ quả Độc giác, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác và Độc giác quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Độc giác, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn này, siêng năng tu học, thì thiện nam, thiện nữ đó, công đức đạt được hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Độc giác và Độc giác quả đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột và Đại Bồ-tát đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mậtđa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệmbộ và Đông thắng thân, đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột và Đại Bồ-tát đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mậtđa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ và Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột và Đại Bồ-tát đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mậtđa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột và Đại Bồ-tát đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mậtđa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột và Đại Bồ-tát đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mậtđa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bátnhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thica, vì tất cả các vị mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột và Đại Bồ-tát đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột và Đại Bồ-tát đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mậtđa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột và Đại Bồ-tát đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mậtđa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột và Đại Bồ-tát đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mậtđa ấy.

QUYỂN 167

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (65)

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị Đại Bồ-tát ở bậc không thoái chuyển đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệmbộ và Đông thắng thân, đều trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị Đại Bồ-tát ở bậc không thoái chuyển đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ và Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị Đại Bồ-tát ở bậc không thoái chuyển đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển thì theo ý ông thế nào?

Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị Đại Bồ-tát ở bậc không thoái chuyển đều phát xuất từ Bát-nhã bala-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị Đại Bồ-tát ở bậc không thoái chuyển đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị Đại Bồ-tát ở bậc không thoái chuyển đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị Đại Bồ-tát ở bậc không thoái chuyển đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị Đại Bồ-tát ở bậc không thoái chuyển đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ bậc Bồ-tát không thoái chuyển, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Thiên đế Thích bạch:

–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả các vị Đại Bồ-tát ở bậc không thoái chuyển đều phát xuất từ Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu có các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-lamật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiềuthi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở châu Thiệm-bộ, nếu có các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-lamật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, nếu có các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-lamật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiềuthi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu có các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã bala-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mậtđa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã bala-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở bốn đại châu, nếu có các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bátnhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-lamật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở tiểu thiên thế giới, nếu có các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-lamật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở trung thiên thế giới, nếu có các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở thế giới ba lần ngàn, nếu có các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương, nếu có các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu có các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã bala-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở châu Thiệm-bộ, nếu có các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-lamật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, nếu có các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã bala-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mậtđa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã bala-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu có các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở bốn đại châu, nếu có các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở tiểu thiên thế giới, nếu có các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở trung thiên thế giới, nếu có các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-lamật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở thế giới ba lần ngàn, nếu có các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bátnhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương, nếu có các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; và nếu có các thiện nam, thiện nữ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam, đến đây! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khiến dễ thông suốt, tư duy như lý, theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa đã nói này, nên tín giải đúng đắn; nếu tín giải đúng đắn thì có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế; nếu có khả năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết; nếu có khả năng chứng đắc pháp trí Nhất thiết thì tu Bát-nhã ba-lamật-đa được tăng trưởng viên mãn; nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng trưởng viên mãn liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiềuthi-ca, thiện nam, thiện nữ đó, đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm-bộ đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại có Thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình, đối với quả vị Giác ngộ cao tột được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã bala-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại có Thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình, đối với quả vị Giác ngộ cao tột được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại có Thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình, đối với quả vị Giác ngộ cao tột được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiềuthi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

QUYỂN 168

Phẩm 30: SO SÁNH CÔNG ĐỨC (66)

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình, đối với quả vị Giác ngộ cao tột được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở bốn đại châu, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình, đối với quả vị Giác ngộ cao tột được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở tiểu thiên thế giới, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình, đối với quả vị Giác ngộ cao tột được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở trung thiên thế giới, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình, đối với quả vị Giác ngộ cao tột được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở thế giới ba lần ngàn, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình, đối với quả vị Giác ngộ cao tột được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; lại dùng vô lượng pháp môn Bátnhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một hữu tình, đối với quả vị Giác ngộ cao tột được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu các thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệmbộ, đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; và có thiện nam, thiện nữ khuyên một trong số đó, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thuyết pháp ba thừa, cứu độ tất cả; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát trụ bậc không thoái chuyển thì chẳng cần nương nhờ pháp sở thuyết, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, quyết định hướng đến; đối với quả vị đại Bồ-đề thì không thoái chuyển. Còn Đại Bồ-tát cầu chóng đạt đến đại Bồđề thì cần phải nương nhờ pháp sở thuyết; đối với quả vị Giác ngộ cao tột cầu mau đạt đến, nên quán khổ về sinh tử của tất cả hữu tình, vận dụng tâm đại Bi vô cùng thống thiết.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở châu Thiệm-bộ, nếu thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được sự không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; và có thiện nam, thiện nữ khuyên một trong số đó, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thuyết pháp ba thừa, cứu độ tất cả; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát trụ bậc không thoái chuyển thì chẳng cần nương nhờ pháp sở thuyết, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, quyết định hướng đến; đối với quả vị đại Bồ-đề thì không thoái chuyển. Còn Đại Bồ-tát, cầu chóng đạt đến đại Bồ-đề, thì cần phải nương nhờ pháp sở thuyết; đối với quả vị Giác ngộ cao tột cầu mau đạt đến, nên quán khổ về sinh tử của tất cả hữu tình, vận dụng tâm đại Bi vô cùng thống thiết.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, nếu thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; và có thiện nam, thiện nữ khuyên một trong số đó, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thuyết pháp ba thừa, cứu độ tất cả; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát trụ bậc không thoái chuyển thì chẳng cần nương nhờ pháp sở thuyết, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, quyết định hướng đến; đối với quả vị đại Bồ-đề thì không thoái chuyển. Còn Đại Bồ-tát, cầu chóng đạt đến đại Bồ-đề, thì cần phải nương nhờ pháp sở thuyết; đối với quả vị Giác ngộ cao tột cầu mau đạt đến, nên quán khổ về sinh tử của tất cả hữu tình, vận dụng tâm đại Bi vô cùng thống thiết. Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở các châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm-bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu-lô, đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mậtđa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; và có thiện nam, thiện nữ khuyên một trong số đó, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thuyết pháp ba thừa, cứu độ tất cả; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát trụ bậc không thoái chuyển thì chẳng cần nương nhờ pháp sở thuyết, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, quyết định hướng đến; đối với quả vị đại Bồ-đề thì không thoái chuyển. Còn Đại Bồtát, cầu chóng đạt đến đại Bồ-đề, thì cần phải nương nhờ pháp sở thuyết; đối với quả vị Giác ngộ cao tột cầu mau đạt đến, nên quán khổ về sinh tử của tất cả hữu tình, vận dụng tâm đại Bi vô cùng thống thiết.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở bốn đại châu, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã bala-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; và có thiện nam, thiện nữ khuyên một trong số đó, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thuyết pháp ba thừa, cứu độ tất cả; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mậtđa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát trụ bậc không thoái chuyển thì chẳng cần nương nhờ pháp sở thuyết, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, quyết định hướng đến; đối với quả vị đại Bồ-đề thì không thoái chuyển. Còn Đại Bồ-tát, cầu chóng đạt đến đại Bồ-đề, thì cần phải nương nhờ pháp sở thuyết; đối với quả vị Giác ngộ cao tột cầu mau đạt đến, nên quán khổ về sinh tử của tất cả hữu tình, vận dụng tâm đại Bi vô cùng thống thiết.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở tiểu thiên thế giới, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; và có thiện nam, thiện nữ khuyên một trong số đó, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thuyết pháp ba thừa, cứu độ tất cả; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát trụ bậc không thoái chuyển thì chẳng cần nương nhờ pháp sở thuyết, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, quyết định hướng đến; đối với quả vị đại Bồ-đề thì không thoái chuyển. Còn Đại Bồ-tát, cầu chóng đạt đến đại Bồ-đề, thì cần phải nương nhờ pháp sở thuyết; đối với quả vị Giác ngộ cao tột cầu mau đạt đến, nên quán khổ về sinh tử của tất cả hữu tình, vận dụng tâm đại Bi vô cùng thống thiết.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở trung thiên thế giới, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; và có thiện nam, thiện nữ khuyên một trong số đó, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thuyết pháp ba thừa, cứu độ tất cả; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát trụ bậc không thoái chuyển thì chẳng cần nương nhờ pháp sở thuyết, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, quyết định hướng đến; đối với quả vị đại Bồ-đề thì không thoái chuyển. Còn Đại Bồ-tát, cầu chóng đạt đến đại Bồ-đề, thì cần phải nương nhờ pháp sở thuyết; đối với quả vị Giác ngộ cao tột cầu mau đạt đến, nên quán khổ về sinh tử của tất cả hữu tình, vận dụng tâm đại Bi vô cùng thống thiết. Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở thế giới ba lần ngàn, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương, đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; và có thiện nam, thiện nữ khuyên một trong số đó, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thuyết pháp ba thừa, cứu độ tất cả; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát trụ bậc không thoái chuyển thì chẳng cần nương nhờ pháp sở thuyết, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, quyết định hướng đến; đối với quả vị đại Bồ-đề thì không thoái chuyển. Còn Đại Bồ-tát, cầu chóng đạt đến đại Bồ-đề, thì cần phải nương nhờ pháp sở thuyết; đối với quả vị Giác ngộ cao tột cầu mau đạt đến, nên quán khổ về sinh tử của tất cả hữu tình, vận dụng tâm đại Bi vô cùng thống thiết.

Lại nữa Kiều-thi-ca, để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương, đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều được không thoái chuyển; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-la-mậtđa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu; và có thiện nam, thiện nữ khuyên một trong số đó, mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thuyết pháp ba thừa, cứu độ tất cả; lại dùng vô lượng pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa, văn nghĩa hàm súc, vì họ rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý sâu xa, khiến họ dễ hiểu, thì này Kiều-thi-ca, hàng thiện nam, thiện nữ nói sau đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì Đại Bồ-tát trụ bậc không thoái chuyển thì chẳng cần nương nhờ pháp sở thuyết, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, quyết định hướng đến; đối với quả vị đại Bồ-đề thì không thoái chuyển. Còn Đại Bồtát, cầu chóng đạt đến đại Bồ-đề, thì cần phải nương nhờ pháp sở thuyết; đối với quả vị Giác ngộ cao tột cầu mau đạt đến, nên quán khổ về sinh tử của tất cả hữu tình, vận dụng tâm đại Bi vô cùng thống thiết.

Bấy giờ, Thiên đế Thích bạch:

−Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng Bố thí ba-la-mật-đa, nhanh chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa nhanh chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng pháp không bên trong mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng chân như mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồtát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng Thánh đế khổ mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng Thánh đế tập, diệt, đạo mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng bốn Tĩnh lự mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng tám Giải thoát mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng bốn Niệm trụ mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng pháp môn giải thoát Không mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng năm loại mắt mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng sáu phép thần thông mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồtát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng mười lực của Phật mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng pháp không quên mất mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng tánh luôn luôn xả mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng trí Nhất thiết mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng tất cả pháp môn Đà-la-ni mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy. Như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng tất cả pháp môn Tam-ma-địa mau chóng dạy bảo, trao truyền cho Đại Bồ-tát ấy.

Bạch Thế Tôn, như các vị Đại Bồ-tát gần đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột như thế, nên dùng các thứ y phục, đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc men tốt nhất, tùy theo nhu cầu, đem các thứ đồ dùng đó cúng dường và được Đại Bồ-tát ấy thâu nhận.

Bạch Thế Tôn, nếu các thiện nam, thiện nữ năng dùng pháp thí, tài thí như thế, cúng dường và được Đại Bồ-tát ấy thâu nhận, thì thiện nam, thiện nữ đó đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả các pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về năm loại mắt, sáu phép thần thông này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhờ đã nhiếp thọ sự dạy bảo trao truyền về tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy lại nhờ đã nhiếp thọ các thứ y phục, đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc men, các loại đồ dùng tùy theo nhu cầu này, mà mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên đế Thích:

−Hay thay, hay thay! Này Kiều-thi-ca, chỉ ông mới có khả năng khuyên bảo, khích lệ Đại Bồ-tát ấy, lại có khả năng nhiếp thọ và được Đại Bồ-tát ấy thâu nhận, cũng có khả năng hỗ trợ Đại Bồ-tát ấy. Ông nay đã là Thánh đệ tử của Phật, đã làm việc nên làm. Tất cả các Thánh đệ tử của Như Lai vì muốn đem lại lợi lạc cho các hữu tình, nên dùng phương tiện khuyên bảo, khích lệ Đại Bồ-tát ấy, khiến mau hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột; dùng pháp thí, tài thí nhiếp thọ, hỗ trợ Đại Bồ-tát ấy, khiến mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì tất cả Như Lai, Thanh văn, Độc giác và các sự nghiệp lớn lao trong thế gian đều do Đại Bồ-tát ấy mà được sinh ra. Vì sao? Vì nếu không có Đại Bồ-tát phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thì không có khả năng tu học Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa; cũng không có khả năng an trụ pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng không có khả năng an trụ chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng không có khả năng an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; cũng không có khả năng tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; cũng không có khả năng tu học tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; cũng không có khả năng tu học bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; cũng không có khả năng tu học pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; cũng không có khả năng tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng không có khả năng tu học mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng không có khả năng tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng không có khả năng tu học trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng không có khả năng tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Nếu không có Đại Bồ-tát tu, an trú các pháp như thế, thì không có khả năng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu không có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì không có khả năng an lập Bồ-tát, Thanh văn, Độc giác và các thắng sự trong thế gian.

Này Kiều-thi-ca, vì do có Đại Bồ-tát phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, nên mới có khả năng tu học Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; cũng lại có khả năng an trụ pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng lại có khả năng an trụ chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng lại có khả năng an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; cũng lại có khả năng tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; cũng lại có khả năng tu học tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; cũng lại có khả năng tu học bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; cũng lại có khả năng tu học pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; cũng lại có khả năng tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng lại có khả năng tu học mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng lại có khả năng tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng lại có khả năng tu học trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng lại có khả năng tu học tất cả pháp môn Đà-lani, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì do có Đại Bồtát tu, an trú các pháp như thế, nên mới có khả năng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Do có Đại Bồtát chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, nên dứt trừ tất cả các nẻo địa ngục, bàng sinh, quỷ giới trong thế gian; cũng có khả năng làm tổn giảm bè nhóm A-tố-lạc, làm tăng thêm Thiên chúng.

Này Kiều-thi-ca, vì do có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, nên mới có dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ xuất hiện ở thế gian; do đó lại có chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại xuất hiện ở thế gian; do đó lại có trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả xuất hiện ở thế gian; do đó lại có trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh xuất hiện ở thế gian; do đó lại có trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ xuất hiện ở thế gian; do đó lại có Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới ba-la-mật-đa, An nhẫn ba-la-mật-đa, Tinh tấn ba-la-mật-đa, Tĩnh lự ba-lamật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa xuất hiện ở thế gian; do đó lại có pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh xuất hiện ở thế gian; do đó lại có chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn xuất hiện ở thế gian; do đó lại có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo xuất hiện ở thế gian; do đó lại có bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc xuất hiện ở thế gian; do đó lại có tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ xuất hiện ở thế gian; do đó lại có bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo xuất hiện ở thế gian; do đó lại có pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện xuất hiện ở thế gian; do đó lại có năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiện ở thế gian; do đó lại có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiện ở thế gian; do đó lại có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiện ở thế gian; do đó lại có trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng xuất hiện ở thế gian; do đó lại có tất cả pháp môn Đàla-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa xuất hiện ở thế gian; do đó lại có tất cả Thanh văn thừa, tất cả Độc giác thừa, tất cả Đại thừa xuất hiện ở thế gian.


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]