SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ I

PHẨM 36: VƯỚNG MẮC VÀ KHÔNG VƯỚNG MẮC VỀ TƯỚNG
(QUYỂN 287 - 292)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 287

QUYỂN 288

QUYỂN 289

QUYỂN 290

QUYỂN 291

QUYỂN 292

 


QUYỂN 287

PHẨM 36: VƯỚNG MẮC VÀ KHÔNG VƯỚNG MẮC VỀ TƯỚNG (1)

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, các thiện nam, thiện nữ nào trụ Bồ-tát thừa mà không có phương tiện khéo léo đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, dấy khởi tưởng về Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng hữu sở đắc làm phương tiện thì sẽ rời bỏ xa lìa Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa.

Phật dạy:

–Hay thay, hay thay! Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, như lời ông nói! Thiện nam, thiện nữ ấy, ở nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa vướng mắc về danh, tướng nên đối với pháp này, sẽ rời bỏ xa lìa. Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì sao thiện nam, thiẹn nữ ấy đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này lại vướng mắc danh, vướng mắc tướng?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, thiện nam, thiện nữ ấy, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa bám lấy danh, bám lấy tướng, đã bám lấy danh tướng rồi, lại tham đắm Bát-nhã ba-la-mật-đa nên không thể chứng đắc thật tướng Bát-nhã; vì vậy họ rời bỏ xa lìa Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa.

Lại nữa Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ-tát thừa, nhưng nếu không dùng phương tiện khéo léo, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này bám lấy danh, bám lấy tướng, đã bám lấy danh tướng rồi, lại dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà sinh kiêu mạn, nên không thể chứng đắc thật tướng Bátnhã. Do đó, họ rời bỏ xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Lại nữa Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ-tát thừa, có phương tiện khéo léo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này không bám lấy danh tướng, không khởi tham đắm, không sinh kiêu mạn thì có khả năng chứng đắc thật tướng Bát-nhã. Nên biết, hạng người này gọi là không rời bỏ xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thật hết sức đặc biệt! Ngài khéo vì chúng Đại Bồ-tát mà đối với Bát-nhã bala-mật-đa này khai thị, phân biệt về sự vướng mắc và không vướng mắc tướng.

Lúc bấy giờ Cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi Cụ thọ Thiện Hiện:

–Khi Đại Bồ-tát vướng mắc Bát-nhã ba-la-mậtđa thì thế nào là vướng mắc tướng và không vướng mắc tướng?

Thiện Hiện đáp:

–Này Xá-lợi Tử, các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ-tát thừa khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu không có phương tiện khéo léo đối với sắc cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước vào không; đối với thọ, tưởng, hành, thức cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với nhãn xứ cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với sắc xứ cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với nhãn giới cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với nhĩ giới cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với tỷ giới cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với thiệt giới cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với thân giới cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với ý giới cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với địa giới cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với vô minh cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với Bố thí ba-la-mật-đa cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với pháp không bên trong cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với chân như cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với Thánh đế khổ cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với bốn Tĩnh lự cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với tám Giải thoát cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với bốn Niệm trụ cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với pháp môn giải thoát Không cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với mười địa Bồ-tát cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với năm loại mắt cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với sáu phép thần thông cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với mười lực của Phật cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với pháp không quên mất cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với tánh luôn luôn xả cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với trí Nhất thiết cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với tất cả pháp môn Tamma-địa cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với quả Dự lưu cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cho là không, rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với quả vị Độc giác cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không; hoặc đối với pháp qúa khứ cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không, đối với pháp vị lai, hiện tại cho là không rồi khởi tưởng chấp trước không.

Lại nữa Xá-lợi Tử, các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ-tát thừa khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu không có phương tiện khéo léo đối với sắc cho là sắc rồi khởi tưởng chấp trước sắc, đối với thọ, tưởng, hành, thức cho là thọ, tưởng, hành, thức rồi khởi tưởng chấp trước thọ, tưởng, hành, thức; hoặc đối với nhãn xứ cho là nhãn xứ rồi khởi tưởng chấp trước nhãn xứ, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cho là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rồi khởi tưởng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc đối với sắc xứ cho là sắc xứ rồi khởi tưởng chấp trước sắc xứ, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cho là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rồi khởi tưởng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc đối với nhãn giới cho là nhãn giới rồi khởi tưởng chấp trước nhãn giới, đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra rồi khởi tưởng chấp trước sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; hoặc đối với nhĩ giới cho là nhĩ giới rồi khởi tưởng chấp trước nhĩ giới, đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cho là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra rồi khởi tưởng chấp trước thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra; hoặc đối với tỷ giới cho là tỷ giới rồi khởi tưởng chấp trước tỷ giới, đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cho là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra rồi khởi tưởng chấp trước hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra; hoặc đối với thiệt giới cho là thiệt giới rồi khởi tưởng chấp trước thiệt giới, đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cho là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra rồi khởi tưởng chấp trước vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra; hoặc đối với thân giới cho là thân giới rồi khởi tưởng chấp trước thân giới, đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cho là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra rồi khởi tưởng chấp trước xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra; hoặc đối với ý giới cho là ý giới rồi khởi tưởng chấp trước ý giới, đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cho là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra rồi khởi tưởng chấp trước pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra; hoặc đối với địa giới cho là địa giới rồi khởi tưởng chấp trước địa giới, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cho là thủy, hỏa, phong, không, thức giới rồi khởi tưởng chấp trước hỏa, phong, không, thức giới; hoặc đối với vô minh cho là vô minh rồi khởi tưởng chấp trước vô minh, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cho là hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não rồi khởi tưởng chấp trước hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não; hoặc đối với Bố thí ba-la-mật-đa cho là Bố thí ba-la-mật-đa rồi khởi tưởng chấp trước Bố thí ba-la-mật-đa đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cho là Tịnh giới cho đến Bát-nhã bala-mật-đa rồi khởi tưởng chấp trước Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa; hoặc đối với pháp không bên trong cho là pháp không bên trong rồi khởi tưởng chấp trước pháp không bên trong, đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cho là pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh rồi khởi tưởng chấp trước pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh; hoặc đối với chân như cho là chân như rồi khởi tưởng chấp trước chân như, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cho là pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn rồi khởi tưởng chấp trước pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc đối với Thánh đế khổ cho là Thánh đế khổ rồi khởi tưởng chấp trước Thánh đế khổ, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cho là Thánh đế tập, diệt, đạo rồi khởi tưởng chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc đối với bốn Tĩnh lự cho là bốn Tĩnh lự rồi khởi tưởng chấp trước bốn Tĩnh lự, đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cho là bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc rồi khởi tưởng chấp trước bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc đối với tám Giải thoát cho là tám Giải thoát rồi khởi tưởng chấp trước tám Giải thoát, đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cho là tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ rồi khởi tưởng chấp trước tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc đối với bốn Niệm trụ cho là bốn Niệm trụ rồi khởi tưởng chấp trước bốn Niệm trụ, đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cho là bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo rồi khởi tưởng chấp trước bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo; hoặc đối với pháp môn giải thoát Không cho là pháp môn giải thoát Không rồi khởi tưởng chấp trước pháp môn giải thoát Không, đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cho là pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện rồi khởi tưởng chấp trước pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; hoặc đối với mười địa Bồ-tát cho là mười địa Bồ-tát rồi khởi tưởng chấp trước mười địa Bồ-tát; hoặc đối với năm loại mắt cho là năm loại mắt rồi khởi tưởng chấp trước năm loại mắt, đối với sáu phép thần thông cho là sáu phép thần thông rồi khởi tưởng chấp trước sáu phép thần thông; hoặc đối với mười lực của Phật cho là mười lực của Phật rồi khởi tưởng chấp trước mười lực của Phật, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cho là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rồi khởi tưởng chấp trước bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc đối với pháp không quên mất cho là pháp không quên mất rồi khởi tưởng chấp trước pháp không quên mất, đối với tánh luôn luôn xả cho là tánh luôn luôn xả rồi khởi tưởng chấp trước tánh luôn luôn xả; hoặc đối với trí Nhất thiết cho là trí Nhất thiết rồi khởi tưởng chấp trước trí Nhất thiết, đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cho là trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng rồi khởi tưởng chấp trước trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni cho là tất cả pháp môn Đà-la-ni rồi khởi tưởng chấp trước tất cả pháp môn Đà-la-ni, đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cho là tất cả pháp môn Tam-ma-địa rồi khởi tưởng chấp trước tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc đối với quả Dự lưu cho là quả Dự lưu rồi khởi tưởng chấp trước quả Dự lưu, đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cho là quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán rồi khởi tưởng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; hoặc đối với quả vị Độc giác cho là quả vị Độc giác rồi khởi tưởng chấp trước quả vị Độc giác; hoặc đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát cho là tất cả hạnh Đại Bồ-tát rồi khởi tưởng chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát; hoặc đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật cho là quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật rồi khởi tưởng chấp trước quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật; hoặc đối với pháp quá khứ cho là pháp quá khứ rồi khởi tưởng chấp trước pháp quá khứ, đối với pháp vị lai, hiện tại cho là pháp vị lai, hiện tại rồi khởi tưởng chấp trước pháp vị lai, hiện tại.

QUYỂN 288

PHẨM 36: VƯỚNG MẮC VÀ KHÔNG VƯỚNG MẮC VỀ TƯỚNG (2)

Lại nữa Xá-lợi Tử, các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ-tát thừa nếu lấy hữu sở đắc làm phương tiện, từ lúc mới phát tâm đối với Bố thí ba-la-mật-đa, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với pháp không bên trong, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với chân như, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với Thánh đế khổ, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với bốn Tĩnh lự, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với tám Giải thoát, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với bốn Niệm trụ, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với pháp môn giải thoát Không, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với mười địa Bồ-tát, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với năm loại mắt, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với sáu phép thần thông, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với mười lực của Phật, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với pháp không quên mất, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với tánh luôn luôn xả, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với trí Nhất thiết, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với tất cả pháp môn Tam-mađịa, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với quả Dự lưu, khởi tưởng chấp trước nơi hành, đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với quả vị Độc giác, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát, khởi tưởng chấp trước nơi hành; hoặc đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, khởi tưởng chấp trước nơi hành. Này Xá-lợi Tử, khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu không có phương tiện khéo léo, lấy hữu sở đắc làm phương tiện, khởi tưởng chấp trước nơi các pháp như thế thì gọi là vướng mắc về tướng.

Lại nữa Xá-lợi Tử, như trước ông đã hỏi, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, không vướng mắc về tướng, thì này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có phương tiện khéo léo, hoặc đối với sắc chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với nhãn xứ chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với sắc xứ chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với nhãn giới chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với nhĩ giới chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với tỷ giới chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với thiệt giới chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với thân giới chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với ý giới chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với địa giới chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với vô minh chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với Bố thí ba-la-mật-đa chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với pháp không bên trong chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với chân như chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với Thánh đế khổ chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với bốn Tĩnh lự chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với tám Giải thoát chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với bốn Niệm trụ chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với pháp môn giải thoát Không chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với mười địa Bồ-tát chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với năm loại mắt chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với sáu phép thần thông cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với mười lực của Phật chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với pháp không quên mất chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với trí Nhất thiết chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với quả Dự lưu chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cũng chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với quả vị Độc giác chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng khởi tưởng không hay bất không; hoặc đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng khởi tưởng không hay bất không; đối với pháp quá khứ chẳng khởi tưởng không hay bất không, đối với pháp vị lai, hiện tại chẳng khởi tưởng không hay bất không. Lại nữa Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, không nghĩ thế này: Ta bố thí, kẻ kia nhận, đây là vật bố thí và ý nghĩa của sự bố thí; không nghĩ: Ta giữ giới, đây là giới được giữ; không nghĩ: Ta tu nhẫn, đây là pháp tu nhẫn; không nghĩ: Ta tinh tấn, đây là pháp tinh tấn; không nghĩ: Ta nhập định, đây là pháp định; không nghĩ: Ta tu tuệ, đây là pháp tuệ; không nghĩ: Ta gieo phước, đây là phước được gieo và quả đạt được; không nghĩ: Ta nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát; không nghĩ: Ta đem lại sự thành tựu đầy đủ cho hữu tình; không nghĩ: Ta làm nghiêm tịnh cõi Phật; không nghĩ: Ta chứng đắc trí Nhất thiết trí; không nghĩ: Ta trụ không, chứng thật tánh của các pháp; không nghĩ: Ta chứng đắc đầy đủ các công đức của chư Phật.

Này Xá-lợi Tử, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa có phương tiện khéo léo, lấy vô sở đắc làm phương tiện thì không có tất cả vọng tưởng phân biệt chấp trước như thế; do khéo thông đạt pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, nên này Xá-lợi Tử, gọi đó là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có phương tiện khéo léo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, không có tướng chấp trước.

Bấy giờ, Thiên đế Thích hỏi Cụ thọ Thiện Hiện:

–Thưa Đại đức, các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ- tát thừa, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, không có phương tiện khéo léo, lấy hữu sở đắc làm phương tiện, tâm dấy khởi tưởng chấp trước, khởi tưởng chấp trước Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; khởi tưởng chấp trước pháp không bên trong, khởi tưởng chấp trước pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; khởi tưởng chấp trước chân như, khởi tưởng chấp trước pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; khởi tưởng chấp trước Thánh đế khổ, khởi tưởng chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo; khởi tưởng chấp trước bốn Tĩnh lự, khởi tưởng chấp trước bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; khởi tưởng chấp trước tám Giải thoát, khởi tưởng chấp trước tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; khởi tưởng chấp trước bốn Niệm trụ, khởi tưởng chấp trước bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; khởi tưởng chấp trước pháp môn giải thoát Không, khởi tưởng chấp trước pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; khởi tưởng chấp trước mười địa Bồ-tát; khởi tưởng chấp trước năm loại mắt, khởi tưởng chấp trước sáu phép thần thông; khởi tưởng chấp trước mười lực của Phật, khởi tưởng chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; khởi tưởng chấp trước pháp không quên mất, khởi tưởng chấp trước tánh luôn luôn xả; khởi tưởng chấp trước trí Nhất thiết, khởi tưởng chấp trước trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; khởi tưởng chấp trước tất cả pháp môn Đàla-ni, khởi tưởng chấp trước tất cả pháp môn Tamma-địa; khởi tưởng chấp trước quả Dự lưu, khởi tưởng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; khởi tưởng chấp trước quả vị Độc giác; khởi tưởng chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát; khởi tưởng chấp trước quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật; khởi tưởng chấp trước chư Đại Bồ-tát; khởi tưởng chấp trước Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; khởi tưởng chấp trước về các căn lành Phật đã gieo trồng; khởi tưởng chấp trước về việc đem các căn lành đã gieo trồng như thế hòa hợp, hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thì này Kiều-thi-ca, đó gọi là các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ-tát thừa, không có phương tiện khéo léo, lấy hữu sở đắc làm phương tiện, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa vướng mắc về tướng sở hữu.

–Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ-tát thừa, do tưởng chấp trước nên không thể tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa dứt sạch chấp trước và hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca, vì chẳng phải bản tánh của sắc có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của thọ, tưởng, hành, thức có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của nhãn xứ có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của sắc xứ có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của nhãn giới có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của nhĩ giới có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của tỷ giới có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của thiệt giới có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của thân giới có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của ý giới có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của địa giới có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của vô minh có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não có thể hồi hướng.

–Này Kiều-thi-ca, chẳng phải bản tánh của Bố thí ba-la-mật-đa có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của pháp không bên trong có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của chân như có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của Thánh đế khổ có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của bốn Tĩnh lự có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của tám Giải thoát có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của bốn Niệm trụ có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của pháp môn giải thoát Không có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của mười địa Bồ-tát có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của năm loại mắt có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của sáu phép thần thông có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của mười lực của Phật có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của pháp không quên mất có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của tánh luôn luôn xả có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của trí Nhất thiết có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của quả Dự lưu có thể hồi hướng, chẳng phải bản tánh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của quả vị Độc giác có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể hồi hướng.

Lại nữa Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, muốn thị hiện, chỉ dẫn, khuyến khích, khen ngợi cho các hữu tình khác, thì nên dốc ý như thật tướng mà thị hiện, chỉ dẫn, khuyến khích, khen ngợi. Lại nên thị hiện, chỉ dẫn, khuyến khích, khen ngợi như thế này: Khi hành Bố thí ba-la-mật-đa không nên phân biệt ta đang bố thí; hoặc khi hành Tịnh giới ba-la-mật-đa không nên phân biệt ta đang hộ giới; hoặc khi hành An nhẫn ba-la-mật-đa không nên phân biệt ta đang tu nhẫn; hoặc khi hành Tinh tấn ba-la-mật-đa không nên phân biệt ta đang tinh tấn; hoặc khi hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa không nên phân biệt ta đang nhận định; hoặc khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không nên phân biệt ta đang tập tuệ; hoặc khi hành pháp không bên trong không nên phân biệt ta đang trụ pháp không bên trong; hoặc khi hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không nên phân biệt ta đang trụ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh; hoặc khi hành chân như không nên phân biệt ta đang trụ chân như; hoặc khi hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn không nên phân biệt ta đang trụ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc khi hành Thánh đế khổ không nên phân biệt ta đang trụ Thánh đế khổ; hoặc khi hành Thánh đế tập, diệt, đạo không nên phân biệt ta đang trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc khi hành bốn Tĩnh lự không nên phân biệt ta đang tu bốn Tĩnh lự; hoặc khi hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không nên phân biệt ta đang tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc khi hành tám Giải thoát không nên phân biệt ta đang tu tám Giải thoát; hoặc khi hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ không nên phân biệt ta đang tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc khi hành bốn Niệm trụ không nên phân biệt ta đang tu bốn Niệm trụ; hoặc khi hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo không nên phân biệt ta đang tu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo; hoặc khi hành pháp môn giải thoát Không không nên phân biệt ta đang tu pháp môn giải thoát Không; hoặc khi hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không nên phân biệt ta đang tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; hoặc khi hành mười địa Bồ-tát không nên phân biệt ta đang tu mười địa Bồ-tát; hoặc khi hành năm loại mắt không nên phân biệt ta đang tu năm loại mắt; hoặc khi hành sáu phép thần thông không nên phân biệt ta đang tu sáu phép thần thông; hoặc khi hành mười lực của Phật không nên phân biệt ta đang tu mười lực của Phật; hoặc khi hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng không nên phân biệt ta đang tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc khi hành pháp không quên mất không nên phân biệt ta đang tu pháp không quên mất; hoặc khi hành tánh luôn luôn xả không nên phân biệt ta đang tu tánh luôn luôn xả; hoặc khi hành trí Nhất thiết không nên phân biệt ta đang tu trí Nhất thiết; hoặc khi hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không nên phân biệt ta đang tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc khi hành tất cả pháp môn Đà-la-ni không nên phân biệt ta đang tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; hoặc khi hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa không nên phân biệt ta đang tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc khi hành quả Dự lưu không nên phân biệt ta đang tu pháp tương tợ quả Dự lưu; hoặc khi hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán không nên phân biệt ta đang tu pháp tương tợ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; hoặc khi hành pháp tương tợ quả vị Độc giác không nên phân biệt ta đang tu pháp tương tợ quả vị Độc giác; hoặc khi hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát không nên phân biệt ta đang tu tất cả hạnh Đại Bồtát; hoặc khi hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật không nên phân biệt ta đang tu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Này Kiều-thi-ca, các Đại Bồ-tát đối với quả vị Giác ngộ cao tột, nên thị hiện, chỉ dẫn, khuyến khích, khen ngợi như thế với các hữu tình khác, Đại Bồ-tát đối với quả vị Giác ngộ cao tột luôn luôn thị hiện, chỉ dẫn, khuyến khích, khen ngợi với các loại hữu tình khác như thế thì chẳng hề làm tổn hại mình, cũng chẳng làm tổn hại người, như chư Như Lai đã từng chấp thuận, thị hiện, chỉ dẫn, khuyến khích, khen ngợi các loại hữu tình.

Này Kiều-thi-ca, các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ-tát thừa nếu luôn luôn thị hiện, chỉ dẫn, khuyến khích, khen ngợi như thế thì các loại hữu tình hướng đến Bồ-tát thừa, liền có thể xa lìa tất cả tưởng chấp trước.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen Cụ thọ Thiện Hiện: –Hay thay, hay thay! Như lời ông nói thì nay ông có thể khéo vì các Bồ-tát nói về tướng chấp trước.

Này Thiện Hiện, lại còn có tướng chấp trước vi tế này, Ta sẽ vì ông mà nói, ông nên lắng nghe và tư duy chín chắn.

Thiện Hiện bạch:

–Dạ! Xin Thế Tôn chỉ dạy cho! Chúng con muốn nghe!

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ-tát thừa muốn đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột đối với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, vị lai, hiện tại và các căn lành có được từ khi mới phát tâm cho đến khi trụ pháp, đều nhớ nghĩ chấp tướng và đã nhớ nghĩ rồi lại hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột thì tất cả sự nhớ nghĩ chấp tướng như thế đều gọi là chấp trước; hoặc đối với pháp thiện đã tu của tất cả đệ tử Như Lai và hữu tình khác đều nhớ nghĩ chấp tướng, lại hồi hướng tới quả vị Giác ngộ cao tột, thì tất cả như thế cũng đều gọi là chấp trước. Vì sao? Vì đối với công đức dứt sạch chấp trước, bao căn lành có được của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên nhớ nghĩ và chấp tướng; đối với pháp thiện có được của đệ tử Phật và hữu tình khác, cũng chẳng nên nhớ nghĩ và chấp tướng, vì các sự chấp tướng đều là hư vọng.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như vật là rất sâu xa.

Phật dạy:

–Như vậy là do bản tánh của tất cả các pháp là luôn xa lìa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy đều nên kính lễ.

Phật dạy:

–Như vậy là được nhiều công đức, nhưng Bátnhã ba-la-mật-đa này là pháp không tạo, không tác, không thể lãnh hội được.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, tánh của tất cả pháp đều khó có thể lãnh hội.

Phật dạy:

–Như vậy là vì tất cả các pháp là nhất tánh chẳng phải hai. Này Thiện Hiện, nên biết, các pháp nhất tánh tức là vô tánh; các pháp vô tánh tức là nhất tánh. Như vậy là các pháp là nhất tánh, vô tánh, không tạo, không tác. Như Đại Bồ-tát có khả năng nhận biết như thật về các pháp hiện hữu là nhất tánh, vô tánh, không tạo, không tác thì có thể xa lìa tất cả chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là khó có thể biết rõ.

Phật dạy:

–Đúng vậy! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này là pháp không thể thấy, không thể nghe, không thể biết, không thể hiểu, lìa tướng chứng đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là không thể nghĩ bàn.

Phật dạy:

Đúng vậy! Vì sao? Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là chẳng thể dùng tâm để biết, vì lìa tướng của tâm; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng sắc để biết vì lìa tướng của sắc, chẳng thể dùng thọ, tưởng, hành, thức để biết vì lìa tướng của thọ, tưởng, hành, thức; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng nhãn xứ để biết vì lìa tướng của nhãn xứ, chẳng thể dùng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để biết vì lìa tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng sắc xứ để biết vì lìa tướng của sắc xứ, chẳng thể dùng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để biết vì lìa tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; Bát-nhã ba-lamật-đa như vậy chẳng thể dùng nhãn giới để biết vì lìa tướng của nhãn giới, chẳng thể dùng sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra để biết vì lìa tướng của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng nhĩ giới để biết vì lìa tướng của nhĩ giới, chẳng thể dùng thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra để biết vì lìa tướng của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng tỷ giới để biết vì lìa tướng của tỷ giới, chẳng thể dùng hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra để biết vì lìa tướng của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng thiệt giới để biết vì lìa tướng của thiệt giới, chẳng thể dùng vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra để biết vì lìa tướng của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng thân giới để biết vì lìa tướng của thân giới, chẳng thể dùng xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra để biết vì lìa tướng của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng ý giới để biết vì lìa tướng của ý giới, chẳng thể dùng pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra để biết vì lìa tướng của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra;

Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng thể dùng địa giới để biết vì lìa tướng của địa giới, chẳng thể dùng thủy, hỏa, phong, không, thức giới để biết vì lìa tướng của hỏa, phong, không, thức giới; Bátnhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng vô minh để biết vì lìa tướng của vô minh, chẳng thể dùng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não để biết vì lìa tướng của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não; Bátnhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng Bố thí ba-la-mật-đa để biết vì lìa tướng của Bố thí ba-lamật-đa, chẳng thể dùng Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa để biết vì lìa tướng của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng pháp không bên trong để biết vì lìa tướng của pháp không bên trong, chẳng thể dùng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để biết vì lìa tướng của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng chân như để biết vì lìa tướng của chân như, chẳng thể dùng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn để biết vì lìa tướng của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng Thánh đế khổ để biết vì lìa tướng của Thánh đế khổ, chẳng thể dùng Thánh đế tập, diệt, đạo để biết vì lìa tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng bốn Tĩnh lự để biết vì lìa tướng của bốn Tĩnh lự, chẳng thể dùng bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc để biết vì lìa tướng của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng tám Giải thoát để biết vì lìa tướng của tám Giải thoát, chẳng thể dùng tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ để biết vì lìa tướng của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng bốn Niệm trụ để biết vì lìa tướng của bốn Niệm trụ, chẳng thể dùng bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo để biết vì lìa tướng của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo; Bátnhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng pháp môn giải thoát Không để biết vì lìa tướng của pháp môn giải thoát Không, chẳng thể dùng pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện để biết vì lìa tướng của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng mười địa Bồ-tát để biết vì lìa tướng của mười địa Bồ-tát; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng năm loại mắt để biết vì lìa tướng của năm loại mắt, chẳng thể dùng sáu phép thần thông để biết vì lìa tướng của sáu phép thần thông; Bát-nhã ba-lamật-đa như vậy chẳng thể dùng mười lực của Phật để biết vì lìa tướng của mười lực của Phật, chẳng thể dùng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng để biết vì lìa tướng của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng pháp không quên mất để biết vì lìa tướng của pháp không quên mất, chẳng thể dùng tánh luôn luôn xả để biết vì lìa tướng của tánh luôn luôn xả; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng trí Nhất thiết để biết vì lìa tướng của trí Nhất thiết, chẳng thể dùng trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng để biết vì lìa tướng của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng tất cả pháp môn Đà-la-ni để biết vì lìa tướng của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thể dùng tất cả pháp môn Tam-ma-địa để biết vì lìa tướng của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng quả Dự lưu để biết vì lìa tướng của quả Dự lưu, chẳng thể dùng quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán để biết vì lìa tướng của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; Bát-nhã ba-lamật-đa như vậy chẳng thể dùng quả vị Độc giác để biết vì lìa tướng của quả vị Độc giác; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng tất cả hạnh Đại Bồ-tát để biết vì lìa tướng của tất cả hạnh Đại Bồ-tát; Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy chẳng thể dùng quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật để biết vì lìa tướng của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là không có sự tạo tác.

Phật dạy:

–Đúng vậy! Vì các sự tạo tác là chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì sắc chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được, vì thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì sắc xứ chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì nhãn giới chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì tỷ giới chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì thiệt giới chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì thân giới chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì ý giới chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì địa giới chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì vô minh chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì chân như chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì mười địa Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì tánh luôn luôn xả chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì quả Dự lưu chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được; vì quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được nên sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện, vì các sự tạo tác và các pháp về sắc... chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã bala-mật-đa như thế là không có sự tạo tác.

QUYỂN 289

PHẨM 36: VƯỚNG MẮC VÀ KHÔNG VƯỚNG MẮC VỀ TƯỚNG (3)

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của sắc không có sở hữu, huống là có sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của thọ, tưởng, hành, thức còn không có sở hữu, huống là có thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn xứ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của nhãn xứ không có sở hữu, huống là có nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ còn không có sở hữu, huống là có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc xứ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của sắc xứ không có sở hữu, huống là có sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ còn không có sở hữu, huống là có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn giới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của nhãn giới không có sở hữu, huống là có nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra còn không có sở hữu, huống là có sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhĩ giới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng hành thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, chẳng hành thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của nhĩ giới không có sở hữu, huống là có nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra còn không có sở hữu, huống là có thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tỷ giới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng hành hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, chẳng hành hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của tỷ giới không có sở hữu, huống là có tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra còn không có sở hữu, huống là có hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thiệt giới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa; chẳng hành thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của thiệt giới không có sở hữu, huống là có thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra còn không có sở hữu, huống là có vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thân giới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thân giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thân giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của thân giới không có sở hữu, huống là có thân giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra còn không có sở hữu, huống là có xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành ý giới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành ý giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành ý giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của ý giới không có sở hữu, huống là có ý giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra còn không có sở hữu, huống là có pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành địa giới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành địa giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành địa giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa; chẳng hành địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của địa giới không có sở hữu, huống là có địa giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới còn không có sở hữu, huống là có thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành vô minh là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành vô minh hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành vô minh hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng hành hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng hành hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của vô minh không có sở hữu, huống là có vô minh hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não còn không có sở hữu, huống là có hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành Bố thí ba-la-mật-đa là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành Bố thí ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành Bố thí ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành Bố thí ba-lamật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng hành Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bátnhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của Bố thí ba-la-mật-đa không có sở hữu, huống là có Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa còn không có sở hữu, huống là có Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không bên trong là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không bên trong hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không bên trong hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành pháp không bên trong hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của pháp không bên trong không có sở hữu, huống là có pháp không bên trong hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh còn không có sở hữu, huống là có pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành chân như là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành chân như hoặc thường hoặc vô thường là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành chân như hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc lạc hoặc khổ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành chân như hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành chân như hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của chân như không có sở hữu, huống là có chân như hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn còn không có sở hữu, huống là có pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành Thánh đế khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của Thánh đế khổ không có sở hữu, huống là có Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo còn không có sở hữu, huống là có Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn Tĩnh lự là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn Tĩnh lự hoặc lạc hoặc khổ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành bốn Tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn Tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của bốn Tĩnh lự không có sở hữu, huống là có bốn Tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc còn không có sở hữu, huống là có bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tám Giải thoát là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, chẳng hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tám Giải thoát hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành tám Giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa; chẳng hành tám Giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của tám Giải thoát không có sở hữu, huống là có tám Giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ còn không có sở hữu, huống là có tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn Niệm trụ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng hành bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn Niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng hành bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn Niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn Niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của bốn Niệm trụ không có sở hữu, huống là có bốn Niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo còn không có sở hữu, huống là có bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp môn giải thoát Không là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát Không hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát Không hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát Không hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của pháp môn giải thoát Không không có sở hữu, huống là có pháp môn giải thoát Không hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện còn không có sở hữu, huống là có pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành mười địa Bồ-tát là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành mười địa Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành mười địa Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành mười địa Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành mười địa Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của mười địa Bồ-tát không có sở hữu, huống là có mười địa Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành năm loại mắt là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của năm loại mắt không có sở hữu, huống là có năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của sáu phép thần thông còn không có sở hữu, huống là có sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành mười lực của Phật là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa; chẳng hành mười lực của Phật hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành mười lực của Phật hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành mười lực của Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của mười lực của Phật không có sở hữu, huống là có mười lực của Phật hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng còn không có sở hữu, huống là có bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không quên mất là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của pháp không quên mất không có sở hữu, huống là có pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của tánh luôn luôn xả còn không có sở hữu, huống là có tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

QUYỂN 290

PHẨM 36: VƯỚNG MẮC VÀ KHÔNG VƯỚNG MẮC VỀ TƯỚNG (4)

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành trí Nhất thiết là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí Nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí Nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí Nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của trí Nhất thiết không có sở hữu, huống là có trí Nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng còn không có sở hữu, huống là có trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tất cả pháp môn Đàla-ni là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa; chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni không có sở hữu, huống là có tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa còn không có sở hữu, huống là có tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả Dự lưu là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả Dự lưu hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả Dự lưu hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hoặc lạc hoặc khổ là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả Dự lưu hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả Dự lưu hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của quả Dự lưu không có sở hữu, huống là có quả Dự lưu hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán còn không có sở hữu, huống là có quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả vị Độc giác là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị Độc giác hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị Độc giác hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị Độc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của quả vị Độc giác không có sở hữu, huống là có quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồtát là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba la-mật-đa; chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát không có sở hữu, huống là có tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật không có sở hữu, huống là có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Lại nữa này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu sắc viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là sắc, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu thọ, tưởng, hành, thức viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu nhãn xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là nhãn xứ, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu sắc xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là sắc xứ, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu nhãn giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là nhãn giới, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã bala-mật-đa; nếu chẳng hành sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bátnhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhĩ giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu nhĩ giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là nhĩ giới, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tỷ giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu tỷ giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tỷ giới, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thiệt giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu thiệt giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thiệt giới, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã bala-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thân giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu thân giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thân giới, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã bala-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành ý giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu ý giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là ý giới, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành địa giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu địa giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là địa giới, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bátnhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu thủy, hỏa, phong, không, thức giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành vô minh viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu vô minh viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là vô minh, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bátnhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành Bố thí ba-la-mật-đa viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu Bố thí ba-la-mật-đa viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không bên trong viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu pháp không bên trong viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp không bên trong, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành chân như viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu chân như viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là chân như, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành Thánh đế khổ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu Thánh đế khổ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là Thánh đế khổ, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu Thánh đế tập, diệt, đạo viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn Tĩnh lự viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu bốn Tĩnh lự viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn Tĩnh lự, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tám Giải thoát viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu tám Giải thoát viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tám Giải thoát, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn Niệm trụ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu bốn Niệm trụ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn Niệm trụ, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp môn giải thoát Không viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bátnhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu pháp môn giải thoát Không viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã bala-mật-đa; nếu chẳng hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành mười địa Bồ-tát viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu mười địa Bồtát viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là mười địa Bồ-tát, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành năm loại mắt viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu năm loại mắt viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là năm loại mắt, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành sáu phép thần thông viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu sáu phép thần thông viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là sáu phép thần thông, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành mười lực của Phật viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu mười lực của Phật viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là mười lực của Phật, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không quên mất viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu pháp không quên mất viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp không quên mất, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành tánh luôn luôn xả viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu tánh luôn luôn xả viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tánh luôn luôn xả, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành trí Nhất thiết viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu trí Nhất thiết viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là trí Nhất thiết, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tất cả pháp môn Đàla-ni viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu tất cả pháp môn Đà-la-ni viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; nếu chẳng hành tất cả pháp môn Tam-mađịa viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu tất cả pháp môn Tam-ma-địa viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã bala-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả Dự lưu viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu quả Dự lưu viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là quả Dự lưu, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả vị Độc giác viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu quả vị Độc giác viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là quả vị Độc giác, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồtát viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu tất cả hạnh Đại Bồ-tát viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng chẳng hành như thế mới là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch:

–Bạch Thế Tôn, thật hết sức đặc biệt! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo vì các thiện nam, thiện nữ đại thừa tuyên thuyết đầy đủ các loại chấp trước và chẳng chấp trước về tướng.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, như ông đã nói! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo vì các thiện nam, thiện nữ đại thừa tuyên thuyết đầy đủ các loại chấp trước và chẳng chấp trước về tướng, khiến cho người học Bát-nhã bala-mật-đa lìa bỏ các thứ nhiễm đắm, mau đạt đến cứu cánh.

Lại nữa này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn xứ, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc xứ, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn giới, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhĩ giới, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tỷ giới, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thiệt giới, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thân giới, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành ý giới, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-lamật-đa; chẳng hành pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành địa giới, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành hỏa, phong, không, thức giới, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành vô minh, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành Bố thí ba-la-mật-đa, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không bên trong, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành chân như, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành Thánh đế khổ, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn Tĩnh lự, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tám Giải thoát, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn Niệm trụ, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp môn giải thoát Không, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã bala-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành mười địa Bồ-tát, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

QUYỂN 291

PHẨM 36: VƯỚNG MẮC VÀ KHÔNG VƯỚNG MẮC VỀ TƯỚNG (5)

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành năm loại mắt, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành sáu phép thần thông, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành mười lực của Phật, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không quên mất, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tánh luôn luôn xả, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành trí Nhất thiết, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả Dự lưu, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bátnhã ba-la-mật-đa; chẳng hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả vị Độc giác, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồtát, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chấp trước và chẳng chấp trước về tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn xứ chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc xứ chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn giới chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với nhĩ giới chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với tỷ giới chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với thiệt giới chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với thân giới chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với ý giới chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với địa giới chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với vô minh chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với Bố thí ba-la-mật-đa chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không bên trong chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với chân như chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với Thánh đế khổ chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn Tĩnh lự chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với tám Giải thoát chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn Niệm trụ chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp môn giải thoát Không chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với mười địa Bồ-tát chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với năm loại mắt chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với sáu phép thần thông chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với mười lực của Phật chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không quên mất chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với tánh luôn luôn xả chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với trí Nhất thiết chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp môn Đàla-ni chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với quả Dự lưu chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước, đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với quả vị Độc giác chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả hạnh Đại Bồtát chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng khởi tưởng chấp trước và chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thật hết sức đặc biệt! Pháp tánh sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, hoặc nói hoặc chẳng nói đều chẳng tăng chẳng giảm.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, như lời ông nói! Pháp tánh sâu xa của Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế, hoặc nói hoặc chẳng nói đều chẳng tăng chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, giả sử Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trọn đời khen hay chê về hư không thì hư không kia vẫn không tăng không giảm. Pháp tánh sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy cũng giống như vậy, hoặc khen hay chê cũng chẳng tăng chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, thí như nhà ảo thuật đối với việc khen hay chê, chẳng tăng chẳng giảm, không buồn không vui. Pháp tánh sâu xa của Bát-nhã bala-mật-đa ấy cũng giống như thế, hoặc nói hoặc chẳng nói, vốn vẫn không khác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa là việc rất khó, bởi vì Bát-nhã ba-lamật-đa này, hoặc tu hoặc chẳng tu cũng không tăng không giảm, cũng không thuận, trái; thấy mà phải chuyên cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy cho đến quả vị Giác ngộ cao tột không hề thoái chuyển. Vì sao? Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như tu hư không, hoàn toàn không có sở hữu. Bạch Thế Tôn, như trong hư không không có sắc có thể an lập, không có thọ, tưởng, hành, thức có thể an lập; việc tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có nhãn xứ có thể an lập, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có sắc xứ có thể an lập, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có nhãn giới có thể an lập, không có sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra có thể an lập; việc tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có nhĩ giới có thể an lập, không có thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có tỷ giới có thể an lập, không có hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có thiệt giới có thể an lập, không có vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có thân giới có thể an lập, không có xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có ý giới có thể an lập, không có pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có địa giới có thể an lập, không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể an lập; việc tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có vô minh có thể an lập, không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có Bố thí ba-la-mật-đa có thể an lập, không có Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có pháp không bên trong có thể an lập, không có pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có chân như có thể an lập, không có pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có Thánh đế khổ có thể an lập, không có Thánh đế tập, diệt, đạo có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có bốn Tĩnh lự có thể an lập, không có bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc có thể an lập; việc tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có tám Giải thoát có thể an lập, không có tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có bốn Niệm trụ có thể an lập, không có bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có pháp môn giải thoát Không có thể an lập, không có pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có mười địa Bồ-tát có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có năm loại mắt có thể an lập, không có sáu phép thần thông có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có mười lực của Phật có thể an lập, không có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có pháp không quên mất có thể an lập, không có tánh luôn luôn xả có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có trí Nhất thiết có thể an lập, không có trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng có thể an lập; việc tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể an lập, không có tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể an lập; việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có quả Dự lưu có thể an lập, không có quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán có thể an lập; việc tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có quả vị Độc giác có thể an lập, việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể an lập, việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn, như trong hư không, không có quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể an lập, việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy có khả năng mặc áo giáp đại công đức như thế, chúng con và hữu tình đều nên kính lễ.

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát vì các hữu tình, mặc áo giáp đại công đức, chuyên cần tinh tấn thì cũng giống như vì hư không, mặc áo giáp đại công đức phát khởi chuyên cần tinh tấn.

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát vì muốn cho hạnh nguyện giải thoát hữu tình được thành tựu trọn vẹn, nên mặc áo giáp đại công đức, chuyên cần tinh tấn, thì cũng giống như vì hư không, mặc áo giáp đại công đức, phát khởi chuyên cần tinh tấn nhằm đạt được sự thành tựu trọn vẹn về giải thoát. Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát vì tất cả pháp mà mặc áo giáp đại công đức, chuyên cần tinh tấn thì cũng như vì hư không, mặc áo giáp đại công đức, phát khởi chuyên cần tinh tấn.

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình, khiến ra khỏi nẻo sinh tử, nên mặc áo giáp đại công đức, chuyên cần tinh tấn, thì cũng như vì để nhấc bổng hư không đặt lên chỗ rất cao mà mặc áo giáp đại công đức phát khởi chuyên cần tinh tấn.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát đắc Đại tinh tấn bala-mật-đa, vì các loại hữu tình như hư không, khiến họ mau thoát khỏi nẻo sinh tử, phát khởi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát đắc đại thần lực chẳng thể nghĩ bàn, không gì sánh kịp, vì các biển pháp tánh như hư không, nên mặc áo giáp đại công đức, phát khởi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát vô cùng dũng mãnh, vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật như hư không, nên mặc áo giáp công đức, phát khởi sự chuyên cần tinh tấn.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát vì các loại hữu tình như hư không, dốc tu khổ hạnh, muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột, rất là ít có. Vì sao? Bạch Thế Tôn, giả sử chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy cả thế giới ba lần ngàn, nhiều như rừng tre, mè, lau, mía... hoặc trải qua một kiếp hay hơn một kiếp, vì các hữu tình thường thuyết giảng chánh pháp để độ vô lượng, vô biên hữu tình, khiến nhập Niếtbàn, an lạc rốt ráo, nhưng thế giới hữu tình chẳng tăng chẳng giảm. Vì sao? Vì các loài hữu tình đều không có sở hữu, bản tánh là xa lìa.

Bạch Thế Tôn, giả sử chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy khắp trong mười phương thế giới như cát sông Hằng; nhiều như các rừng tre, mè, lau, mía... hoặc trải qua một kiếp hay hơn một kiếp, vì các hữu tình thường thuyết giảng chánh pháp để độ vô lượng, vô biên hữu tình, khiến nhập Niếtbàn, an lạc rốt ráo, nhưng thế giới hữu tình chẳng tăng chẳng giảm. Vì sao? Vì các loài hữu tình đều không có sở hữu, bản tánh là xa lìa.

Bạch Thế Tôn, giả sử chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy khắp tất cả mười phương thế giới nhiều như rừng tre, mè, lau, mía... hoặc trải qua một kiếp hay hơn một kiếp, vì các hữu tình thường thuyết giảng chánh pháp để độ vô lượng, vô biên hữu tình, khiến vào Niết-bàn, an lạc rốt ráo, nhưng thế giới hữu tình chẳng tăng chẳng giảm. Vì sao? Vì các loài hữu tình đều không có sở hữu, bản tánh là xa lìa.

Bạch Thế Tôn, do nhân duyên ấy, con nói thế này, Đại Bồ-tát vì các loài hữu tình như hư không, muốn cho hạnh nguyện giải thoát họ đạt được sự thành tựu trọn vẹn, cần tu khổ hạnh, dốc chứng quả vị Giác ngộ cao tột, rất là ít có.

Bấy giờ, trong pháp hội có một Bí-sô thầm nghĩ thế này: “Ta nên kính lễ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Ở đây, tuy không có các pháp sinh diệt, nhưng mà có giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn, có thể an lập được; cũng có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán có thể an lập được; cũng có quả vị Độc giác có thể an lập được; cũng có quả vị Giác ngộ cao tột có thể an lập được; cũng có ngôi báu Phật, Pháp, Tăng có thể an lập được; cũng có sự chuyển vận bánh xe pháp mầu nhiệm, độ các loại hữu tình có thể an lập được.

Đức Phật biết ý nghĩ ấy, bảo rằng:

–Này Bí-sô, đúng vậy, đúng vậy! Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa, vi diệu, khó lường.

Lúc này, Thiên đế Thích hỏi Cụ thọ Thiện Hiện:

–Thưa Đại đức, nếu Đại Bồ-tát muốn học Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa thì nên học như thế nào?

Thiện Hiện đáp:

–Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát muốn học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì nên học như học về hư không.

Khi ấy, Thiên đế Thích lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu thiện nam, thiện nữ nào, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đã diễn nói này, thọ trì, đọc tụng, tư duy như lý, vì người khác diễn nói, thì con sẽ làm thế nào để bảo vệ? Cúi xin Thế Tôn rủ lòng thương chỉ giáo.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn bảo Thiên đế Thích:

–Này Kiều-thi-ca, ông thấy có pháp để có thể bảo vệ chăng?

Thiên đế Thích thưa:

–Dạ không, thưa Đại đức! Tôi không thấy có pháp để có thể bảo vệ.

Thiện Hiện nói:

–Này Kiều-thi-ca, nếu thiện nam, thiện nữ nào an trú như Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đã diễn nói, tức là đã bảo vệ Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu thiện nam, thiện nữ nào an trú như Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đã diễn nói, thường chẳng xa lìa, thì nên biết, tất cả hàng người và phi nhân... muốn tìm kiếm chỗ sơ hở để làm hại, hoàn toàn không thể được.

Này Kiều-thi-ca, nếu muốn bảo vệ các Bồ-tát an trú Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như đã diễn nói, thì cũng như muốn bảo vệ hư không không khác.

Này Kiều-thi-ca, nếu muốn bảo vệ các Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì đó là sự luống công nhọc mệt, hoàn toàn không ích lợi.

Này Kiều-thi-ca, theo ý ông thì sao, có thể bảo vệ ảo thuật, chiêm bao, tiếng vang, ảnh tượng, bóng nắng, ánh chớp, sự biến hóa và thành ảo chăng?

Thiên đế Thích thưa:

–Dạ, không, thưa Đại đức!

Thiện Hiện nói:

–Này Kiều-thi-ca, muốn bảo vệ các Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như thế, luống công mệt nhọc, hoàn toàn không lợi ích.

Này Kiều-thi-ca, theo ý ông thì sao? Có thể bảo vệ tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các việc biến hóa mà Phật đã thể hiện chăng?

Thiên đế Thích thưa:

–Dạ, không, thưa Đại đức!

Thiện Hiện nói:

–Này Kiều-thi-ca, nếu muốn bảo vệ các Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như thế, luống công mệt nhọc, hoàn toàn không lợi ích.

–Này Kiều-thi-ca, theo ý ông thì sao? Có thể bảo vệ chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chăng?

Thiên đế Thích thưa:

–Dạ, không, thưa Đại đức!

Thiện Hiện nói:

–Này Kiều-thi-ca, nếu muốn bảo vệ các Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như thế, luống công mệt nhọc, hoàn toàn không lợi ích.

Bấy giờ, Thiên đế Thích hỏi Cụ thọ Thiện Hiện:

–Thưa Đại đức, thế nào là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, như chiêm bao, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng nắng, như bóng sáng, như sự biến hóa, như thành ảo mà Đại Bồ-tát ấy chẳng chấp là ảo ảnh, là chiêm bao, là tiếng vang, là ảnh tượng, là bóng nắng, là bóng sáng, là sự biến hóa, là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh, do chiêm bao, do tiếng vang, do ảnh tượng, do bóng nắng, do bóng sáng, do sự biến hóa, do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh, thuộc chiêm bao, thuộc tiếng vang, thuộc ảnh tượng, thuộc bóng nắng, thuộc bóng sáng, thuộc sự biến hóa, thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh, nương chiêm bao, nương tiếng vang, nương ảnh tượng, nương bóng nắng, nương bóng sáng, nương sự biến hóa, nương thành ảo?

Thiện Hiện đáp:

–Này Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng chấp thuộc sắc, thuộc thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng chấp nương sắc, nương thọ, tưởng, hành, thức là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là nhãn xứ, là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng chấp thuộc nhãn xứ, thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng chấp nương nhãn xứ, nương nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là sắc xứ, là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng chấp thuộc sắc xứ, thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng chấp nương sắc xứ, nương thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là nhãn giới, là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp thuộc nhãn giới, thuộc sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp nương nhãn giới, nương sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo. đa, chẳng chấp là nhĩ giới, là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp thuộc nhĩ giới, thuộc thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp nương nhĩ giới, nương thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là tỷ giới, là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp thuộc tỷ giới, thuộc hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp nương tỷ giới, nương hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo. đa, chẳng chấp là thiệt giới, là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp thuộc thiệt giới, thuộc vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp nương thiệt giới, nương vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là thân giới, là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp thuộc thân giới, thuộc xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp nương thân giới, nương xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra là Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo. đa, chẳng chấp là ý giới, là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp thuộc ý giới, thuộc pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng chấp nương ý giới, nương pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là địa giới, là hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng chấp thuộc địa giới, thuộc hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng chấp nương địa giới, nương thủy, hỏa, phong, không, thức giới là Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là vô minh, là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, cũng chẳng chấp thuộc vô minh, thuộc hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não, cũng chẳng chấp nương vô minh, nương hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là Bố thí ba-la-mậtđa, là Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng chấp thuộc Bố thí ba-la-mật-đa, thuộc Tịnh giới cho đến Bát-nhã bala-mật-đa, cũng chẳng chấp nương Bố thí ba-lamật-đa, nương Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là pháp không bên trong, là pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cũng chẳng chấp thuộc pháp không bên trong, thuộc pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, cũng chẳng chấp nương pháp không bên trong, nương pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là chân như, là pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, cũng chẳng chấp thuộc chân như, thuộc pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, cũng chẳng chấp nương chân như, nương pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là Thánh đế khổ, là Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng chấp thuộc Thánh đế khổ, thuộc Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng chấp nương Thánh đế khổ, nương Thánh đế tập, diệt, đạo là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là bốn Tĩnh lự, là bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, cũng chẳng chấp thuộc bốn Tĩnh lự, thuộc bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, cũng chẳng chấp nương bốn Tĩnh lự, nương bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

QUYỂN 292

PHẨM 36: VƯỚNG MẮC VÀ KHÔNG VƯỚNG MẮC VỀ TƯỚNG (6)

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là tám Giải thoát, là tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, cũng chẳng chấp thuộc tám Giải thoát, thuộc tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, cũng chẳng chấp nương tám Giải thoát, nương tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo. Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là bốn Niệm trụ, là bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, cũng chẳng chấp thuộc bốn Niệm trụ, thuộc bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo, cũng chẳng chấp nương bốn Niệm trụ, nương bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là pháp môn giải thoát Không, là pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, cũng chẳng chấp thuộc pháp môn giải thoát Không, thuộc pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, cũng chẳng chấp nương pháp môn giải thoát Không, nương pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là mười địa Bồ-tát, cũng chẳng chấp thuộc mười địa Bồ-tát, cũng chẳng chấp nương mười địa Bồ-tát, là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là năm loại mắt, là sáu phép thần thông, cũng chẳng chấp thuộc năm loại mắt, thuộc sáu phép thần thông, cũng chẳng chấp nương năm loại mắt, nương sáu phép thần thông là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là mười lực của Phật, là bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng chấp thuộc mười lực của Phật, thuộc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng chấp nương mười lực của Phật, nương bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là pháp không quên mất, là tánh luôn luôn xả, cũng chẳng chấp thuộc pháp không quên mất, thuộc tánh luôn luôn xả, cũng chẳng chấp nương pháp không quên mất, nương tánh luôn luôn xả là Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là trí Nhất thiết, là trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, cũng chẳng chấp thuộc trí Nhất thiết, thuộc trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, cũng chẳng chấp nương trí Nhất thiết, nương trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo. Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là tất cả pháp môn Đà-la-ni, là tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng chấp thuộc tất cả pháp môn Đà-la-ni, thuộc tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng chấp nương tất cả pháp môn Đà-la-ni, nương tất cả pháp môn Tam-ma-địa là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã bala-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là quả Dự lưu, là quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, cũng chẳng chấp thuộc quả Dự lưu, thuộc quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, cũng chẳng chấp nương quả Dự lưu, nương quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là quả vị Độc giác, cũng chẳng chấp thuộc quả vị Độc giác, cũng chẳng chấp nương quả vị Độc giác, là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng chẳng chấp thuộc tất cả hạnh Đại Bồtát, cũng chẳng chấp nương tất cả hạnh Đại Bồ-tát, là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp là quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng chẳng chấp thuộc quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng chẳng chấp nương quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh, cho đến như thành ảo, mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là thành ảo, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do thành ảo, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc thành ảo, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương thành ảo.

Này Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, tuy biết các pháp như ảo ảnh, như chiêm bao, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng nắng, như bóng sáng, như sự biến hóa, như thành ảo mà Đại Bồ-tát ấy chẳng chấp là ảo ảnh, là chiêm bao, là tiếng vang, là ảnh tượng, là bóng nắng, là bóng sáng, là sự biến hóa, là thành ảo; cũng chẳng chấp do ảo ảnh, do chiêm bao, do tiếng vang, do ảnh tượng, do bóng nắng, do bóng sáng, do sự biến hóa, do thành ảo; cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh, thuộc chiêm bao, thuộc tiếng vang, thuộc ảnh tượng, thuộc bóng nắng, thuộc bóng sáng, thuộc sự biến hóa, thuộc thành ảo; cũng chẳng chấp nương ảo ảnh, nương chiêm bao, nương tiếng vang, nương ảnh tượng, nương bóng nắng, nương bóng sáng, nương sự biến hóa, nương thành ảo.


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]