SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ I
PHẨM 43: BIỆN SỰ
(QUYỂN 310 - 311)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vì việc lớn mà xuất hiện ở đời; Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vì việc chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện ở đời; Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vì việc chẳng thể xưng lường mà xuất hiện ở đời; Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa vì việc không có số lượng mà xuất hiện ở đời; Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vì việc không gì sánh bằng mà xuất hiện ở đời.
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vì việc lớn mà xuất hiện ở đời; vì việc chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện ở đời; vì việc chẳng thể xưng lường mà xuất hiện ở đời; vì việc không có số lượng mà xuất hiện ở đời; vì việc không gì sánh bằng mà xuất hiện ở đời. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp nơi mười địa Bồ-tát.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp nơi mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp quả vị Độc giác. Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp tất cả hạnh Đại Bồ-tát.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng thành tựu các pháp quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện, như đại vương dòng Sát-đếlợi đã chịu pháp quán đảnh, oai đức tự tại, đã chinh phục tất cả, đem mọi việc nước giao phó cho đại thần, thong dong vô sự, ổn định an lạc.
Này Thiện Hiện, Như Lai cũng vậy, là Đấng Đại Pháp Vương đem pháp Thanh văn, hoặc Độc giác, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp chư Phật trao truyền, giao phó hết cho Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Do đó, Bát-nhã ba-la-mật-đa đều có khả năng thành tựu tất cả sự nghiệp. Vì vậy, này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vì việc lớn mà xuất hiện ở đời; vì việc chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện ở đời; vì việc chẳng thể xưng lường mà xuất hiện ở đời; vì việc không có số lượng mà xuất hiện ở đời; vì việc không gì sánh bằng mà xuất hiện ở đời. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vì việc lớn mà xuất hiện ở đời; vì việc chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện ở đời; vì việc chẳng thể xưng lường mà xuất hiện ở đời; vì việc không có số lượng mà xuất hiện ở đời; vì việc không gì sánh bằng mà xuất hiện ở đời. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước sắc mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước thọ, tưởng, hành, thức mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước nhãn xứ mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước sắc xứ mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước nhãn giới mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước nhĩ giới mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc. Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước tỷ giới mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước thiệt giới mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước thân giới mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc. Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước ý giới mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước địa giới mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước vô minh mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc. Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước Bố thí ba-la-mật-đa mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước pháp không bên trong mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước chân như mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước Thánh đế khổ mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc. Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước bốn Tĩnh lự mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước tám Giải thoát mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước bốn Niệm trụ mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước pháp môn giải thoát Không mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước mười địa Bồ-tát mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước năm loại mắt mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước sáu phép thần thông mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước mười lực của Phật mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước pháp không quên mất mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước tánh luôn luôn xả mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước trí Nhất thiết mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước tất cả pháp môn Đà-la-ni mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước tất cả pháp môn Tamma-địa mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước quả Dự lưu mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc; vì chẳng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước quả vị Độc giác mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc. Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng chấp trước quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật mà xuất hiện ở đời, nên có khả năng thành tựu mọi sự việc.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước sắc, chẳng chấp trước thọ, tưởng, hành, thức?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước nhãn xứ, chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước sắc xứ, chẳng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước nhãn giới, chẳng chấp trước sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước nhĩ giới, chẳng chấp trước thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra? Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước tỷ giới, chẳng chấp trước hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước thiệt giới, chẳng chấp trước vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước thân giới, chẳng chấp trước xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước ý giới, chẳng chấp trước pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước địa giới, chẳng chấp trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước vô minh, chẳng chấp trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng chấp trước Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước pháp không bên trong, chẳng chấp trước pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước chân như, chẳng chấp trước pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước Thánh đế khổ, chẳng chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước bốn Tĩnh lự, chẳng chấp trước bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước tám Giải thoát, chẳng chấp trước tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước bốn Niệm trụ, chẳng chấp trước bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước pháp môn giải thoát Không, chẳng chấp trước pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước mười địa Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước năm loại mắt, chẳng chấp trước sáu phép thần thông?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước mười lực của Phật, chẳng chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước pháp không quên mất, chẳng chấp trước tánh luôn luôn xả?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước trí Nhất thiết, chẳng chấp trước trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng chấp trước tất cả pháp môn Tam-ma-địa?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước quả Dự lưu, chẳng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước quả vị Độc giác?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở đời mà chẳng chấp trước quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy sắc có thể chấp, có thể đắm chăng? Thấy thọ, tưởng, hành, thức có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
Thiện Hiện đáp:
––Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy nhãn xứ có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy sắc xứ có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy nhãn giới có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy nhĩ giới có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy tỷ giới có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy thiệt giới có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy thân giới có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy ý giới có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy địa giới có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy vô minh có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy Bố thí ba-la-mật-đa có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy pháp không bên trong có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy chân như có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy Thánh đế khổ có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy Thánh đế tập, diệt, đạo có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy bốn Tĩnh lự có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy tám Giải thoát có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy bốn Niệm trụ có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy pháp môn giải thoát Không có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy mười địa Bồ-tát có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy năm loại mắt có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy sáu phép thần thông có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy mười lực của Phật có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy pháp không quên mất có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy tánh luôn luôn xả có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy trí Nhất thiết có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy tất cả pháp môn Tam-mađịa có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy quả Dự lưu có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy quả vị Độc giác có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng?
–Bạch Thế Tôn, không!
–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, ông có thấy quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông thấy có pháp nào có thể chấp, có thể đắm chăng? Ông có thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm chăng? –Bạch Thế Tôn, không!
Phật dạy:
–Hay thay! Hay thay! Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói!
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy sắc có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy nhãn xứ có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy sắc xứ có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy nhãn giới có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy nhĩ giới có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy tỷ giới có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy thiệt giới có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy thân giới có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy ý giới có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy địa giới có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể chấp, có thể đắm.
Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy vô minh có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy Bố thí bala-mật-đa có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy pháp không bên trong có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy chân như có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy Thánh đế khổ có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy bốn Tĩnh lự có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc có thể chấp, có thể đắm.
Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy tám Giải thoát có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy bốn Niệm trụ có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy pháp môn giải thoát Không có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy mười địa Bồ-tát có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy năm loại mắt có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy sáu phép thần thông có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy mười lực của Phật có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy pháp không quên mất có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy tánh luôn luôn xả có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy trí Nhất thiết có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy quả Dự lưu có thể chấp, có thể đắm, chẳng thấy quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy quả vị Độc giác có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm.
Này Thiện Hiện, Ta cũng chẳng thấy tánh Phật, tánh Như Lai, tánh pháp tự nhiên, tánh trí Nhất thiết trí của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có thể chấp, có thể đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp nào có thể chấp có thể đắm, cũng chẳng thấy do pháp ấy mà có chấp có đắm; do chẳng thấy nên chẳng chấp, do chẳng chấp nên chẳng đắm. Cho nên, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước sắc, chẳng nên chấp trước thọ, tưởng, hành, thức. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước nhãn xứ, chẳng nên chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước sắc xứ, chẳng nên chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước nhãn giới, chẳng nên chấp trước sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước nhĩ giới, chẳng nên chấp trước thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước tỷ giới, chẳng nên chấp trước hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước thiệt giới, chẳng nên chấp trước vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước thân giới, chẳng nên chấp trước xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước ý giới, chẳng nên chấp trước pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước địa giới, chẳng nên chấp trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước vô minh, chẳng nên chấp trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Đại Bồtát cũng chẳng nên chấp trước Bố thí ba-la-mậtđa, chẳng nên chấp trước Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước pháp không bên trong, chẳng nên chấp trước pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước chân như, chẳng nên chấp trước pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Đại Bồtát cũng chẳng nên chấp trước Thánh đế khổ, chẳng nên chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước bốn Tĩnh lự, chẳng nên chấp trước bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước tám Giải thoát, chẳng nên chấp trước tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước bốn Niệm trụ, chẳng nên chấp trước bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước pháp môn giải thoát Không, chẳng nên chấp trước pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước mười địa Bồ-tát. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước năm loại mắt, chẳng nên chấp trước sáu phép thần thông. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước mười lực của Phật, chẳng nên chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước pháp không quên mất, chẳng nên chấp trước tánh luôn luôn xả. Đại Bồtát cũng chẳng nên chấp trước trí Nhất thiết, chẳng nên chấp trước trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên chấp trước tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước quả Dự lưu, chẳng nên chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước quả vị Độc giác. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Đại Bồ-tát cũng chẳng nên chấp trước tánh Phật, tánh Như Lai, tánh pháp tự nhiên, tánh trí Nhất thiết trí của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Lúc bấy giờ, các Thiên tử ở cõi Dục và cõi Sắc bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế rất là thâm diệu, khó thấy, khó biết, chẳng thể suy tìm, vượt cảnh giới suy tìm vắng lặng mầu nhiệm, chắc thật sâu kín, phải là bậc thông minh, trí tuệ thì mới có thể lãnh hội thấu đáo được.
Bạch Thế Tôn, nếu các hữu tình có khả năng tin hiểu sâu sắc Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì nên biết, họ đã từng cúng dường vô lượng chư Phật trong quá khứ; ở chỗ chư Phật, phát nguyện rộng lớn, vun trồng nhiều căn lành đã được vô lượng các bậc thiện tri thức nhiếp thọ nên mới có khả năng tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Bạch Thế Tôn, giả sử các loài hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, đều thành tựu tùy tín hành, tùy pháp hành, Dự lưu hướng, quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác thì sự thành tựu ấy, hoặc trí, hoặc đoạn, cũng chẳng bằng có người, trong một ngày, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, ưa thích tư duy, xưng lường, quán sát. Sự thành tựu về nhẫn của người ấy đối với Bát-nhã bala-mật-đa này, hơn trí đoạn kia vô lượng, vô biên. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì trí đoạn của các hàng tùy tín hành đều chỉ là một phần nhỏ nhẫn đối với Vô sinh pháp nhẫn của bậc Đại Bồ-tát đã chứng đắc.
Bạch Thế Tôn, trí đoạn của các tùy pháp hành, Dự lưu hướng, quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, Độc giác đều chỉ là một phần nhỏ nhẫn đối với Vô sinh pháp nhẫn của bậc Đại Bồ-tát đã chứng đắc.
Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử:
–Đúng vậy, đúng vậy, đúng như các ông đã nói! Trí đoạn của các tùy tín hành, tùy pháp hành, Dự lưu hướng, quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, Độc giác đều chỉ là một phần nhỏ nhẫn đối với Vô sinh pháp nhẫn của bậc Đại Bồ-tát đã chứng đắc. Thiên tử nên biết, nếu thiện nam, thiện nữ nào, vừa nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, nghe rồi dốc sức sao chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, thì những thiện nam, thiện nữ ấy thoát khỏi sinh tử, chứng đắc Niết-bàn, nhanh hơn các thiện nam, thiện nữ nào thích cầu quả vị Thanh văn, Độc giác, xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà học kinh điển khác, một kiếp hoặc hơn một kiếp. Vì sao? Này các Thiên tử, vì trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa rất sâu xa này, rộng nói tất cả các pháp thù thắng vi diệu, các hàng tùy tín hành, hoặc tùy pháp hành, Dự lưu hướng, quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, Độc giác, Đại Bồ-tát đều nên đối với pháp này mà tinh cần tu học. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nương vào sự tu học đã chứng, sẽ chứng và hiện chứng quả vị Giác ngộ cao tột.
Khi ấy, các Thiên tử đều cùng bạch:
–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa lớn lao. Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa chẳng thể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa chẳng thể xưng lường. Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-lamật-đa không có số lượng. Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không gì sánh bằng.
Bạch Thế Tôn, các tùy tín hành, tùy pháp hành, Dự lưu hướng, quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, Độc giác đều đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà tinh cần tu học, chóng thoát khỏi sinh tử, chứng đắc Niết-bàn. Tất cả các Đại Bồ-tát đều đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà tinh cần tu học, mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột.
Bạch Thế Tôn, tuy các vị Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà tinh cần tu học, đều đạt đến cứu cánh, nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy chẳng tăng chẳng giảm.
Lúc này, các Thiên tử nơi cõi Dục và cõi Sắc, nêu bày như vậy rồi cúi đầu lễ sát chân Phật, đi vòng quanh theo phía tay phải ba vòng, từ giã Phật trở về cung, ra khỏi hội chúng không xa, bỗng nhiên biến mất.
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]