SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ I
PHẨM 44: CHÚNG DỤ
(QUYỂN 311 - 313)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát nghe thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, phát sinh sự tin hiểu sâu sắc, lại thường sao chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập thì Đại Bồ-tát ấy từ nơi nào sinh đến chốn này?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát nghe giảng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, phát sinh sự tin hiểu sâu sắc, chẳng chút khiếp nhược, sợ hãi, chẳng hề nghi hoặc lại mừng vui, thích thú, dốc suy niệm tư duy về nghĩa lý của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, hoặc khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm không hề dừng nghĩ, thường theo Pháp sư cung kính thưa hỏi như con bê con mới sinh chẳng rời mẹ nó, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy vì cầu nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng bao giờ xa rời Pháp sư thuyết giảng Bát-nhã. Khi chưa chứng đắc Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, kinh điển luôn cầm tay, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, hoàn toàn thông suốt, thuận hợp, thường theo Pháp sư, chưa từng ngưng nghỉ, thì này Thiện Hiện, nên biết Đại Bồ-tát ấy đã từ cõi người sinh vào cõi người. Vì sao? Này Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ tu tập theo Bồ-tát thừa này, đời trước đã từng ưa thích nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa; nghe rồi thọ trì, đọc tụng, tư duy, tinh tấn tu tập; lại thường sao chép, dùng các thứ vật báu để làm tăng vẻ đẹp; lại dùng các loại tràng hoa xinh tươi bậc nhất, các thứ hương xoa hương bột, y phục, xâu chuỗi báu, cờ phướn, lọng báu, nhạc hay đèn sáng cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; do căn lành này nên từ cõi người chết đi, rồi sinh lại cõi người, nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa ấy, liền phát sinh sự tin hiểu sâu sắc, lại thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, có Đại Bồ-tát nào thành tựu công đức thù thắng như thế, cúng dường phụng sự chư Phật ở phương khác, rồi từ phương ấy sinh vào cõi này, nghe nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, liền phát sinh sự tin hiểu sâu sắc, lại thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập không hề mệt mỏi chăng? Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy! Có Đại Bồ-tát thành tựu công đức thù thắng như thế, cúng dường phụng sự chư Phật ở phương khác, rồi từ phương ấy sinh vào cõi này, nghe giảng nói Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, liền phát sinh sự tin hiểu sâu sắc, lại thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập không hề mệt mỏi. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy, từ trước, nơi vô lượng chư Phật ở phương khác đã nghe giảng nói về Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa như vậy, phát sinh sự tin hiểu sâu sắc; lại thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, không hề mệt mỏi, nhờ căn lành ấy nên họ đã từ nơi cõi kia sinh vào chốn này.
Lại nữa Thiện Hiện, cũng có Đại Bồ-tát từ cõi trời Đổ-sử-đa, sau khi mạng chung, sinh vào cõi người, nên biết họ cũng đã thành tựu công đức thù thắng như thế. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy, đời trước ở cõi trời Đổ-sử-đa, trú xứ của Đại Bồ-tát Di-lặc, đã từng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-lamật-đa; nhờ vào căn lành ấy nên họ đã từ nơi kia sinh vào chốn này, nghe giảng nói Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa như thế, liền phát sinh sự tin hiểu sâu sắc; lại thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, không hề mệt mỏi.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp Tĩnh lự ba-la-mật-đa, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa nên nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp Tinh tấn ba-la-mật-đa, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp An nhẫn ba-la-mật-đa, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp Tịnh giới ba-la-mật-đa, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp Bố thí bala-mật-đa, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe các pháp chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp bốn Tĩnh lự, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp bốn Vô lượng, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp bốn Định vô sắc, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp tám Giải thoát, tám Thắng xứ, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp chín Định thứ đệ, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp mười Biến xứ, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp bốn Niệm trụ, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp bốn Chánh đoạn, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp bốn Thần túc, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp năm Căn, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp năm Lực, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp bảy chi Đẳng giác, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp tám chi Thánh đạo, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch. tát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp mười địa Bồ-tát, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp năm loại mắt, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp sáu phép thần thông, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch. tát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp mười lực của Phật, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp bốn điều không sợ, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp bốn sự hiểu biết thông suốt, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe các pháp đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch. tát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp mười tám pháp Phật bất cộng, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp pháp không quên mất, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp tánh luôn luôn xả, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp trí Nhất thiết, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch. tát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp trí Đạo tướng, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp trí Nhất thiết tướng, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp tất cả pháp môn Đà-la-ni, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồ tát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp tất cả hạnh Đại Bồ-tát, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, nhưng chẳng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc phát sinh sự hiểu biết sai lệch.
Lại nữa Thiện Hiện, có chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, tuy ở đời trước được nghe pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng từng thưa hỏi về nghĩa lý sâu xa, nhưng chẳng thường tùy thuận tu hành, trải qua một ngày, hai, ba, bốn, năm ngày, nay sinh vào cõi người, nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, dầu trải qua một ngày cho đến năm ngày, tâm họ kiên cố, không thể lay chuyển, nhưng nếu xa lìa việc nghe giảng nói kia thì liền bị thoái chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì chúng sinh trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, do ở đời trước từng được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy có thưa hỏi nghĩa lý sâu xa, nhưng chẳng theo đúng pháp thuyết giảng, tùy thuận tu hành, cho nên đời nay nếu gặp bạn lành ân cần khuyến khích thì ưa lắng nghe, thọ trì Bát nhã ba-la-mật-đa sâu xa; nếu không có bạn lành ân cần khuyến khích thì đối với kinh này chẳng ưa lắng nghe, thọ trì. Người ấy đối với Bát-nhã ba-lamật-đa có lúc ưa nghe, có lúc chẳng ưa thích, hoặc có khi kiên cố, có khi thoái chuyển, tâm họ bất ổn, tiến thoái, không thường, như lụa mỏng bay theo chiều gió.
Này Thiện Hiện, nên biết chúng sinh dốc phát tâm hướng về Đại thừa như thế là trải qua thời gian chưa lâu, chưa thân cận nhiều với các bậc thiện tri thức chân chính, chưa từng cúng dường chư Phật Thế Tôn, chưa từng thọ trì, đọc tụng, sao chép, tư duy, diễn nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Này Thiện Hiện, nên biết chúng sinh ấy chưa từng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, chưa từng tu học Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; chưa từng tu học pháp không bên trong, chưa từng tu học pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chưa từng tu học chân như, chưa từng tu học pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; chưa từng tu học Thánh đế khổ, chưa từng tu học Thánh đế tập, diệt, đạo; chưa từng tu học bốn Tĩnh lự, chưa từng tu học bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; chưa từng tu học tám Giải thoát, chưa từng tu học tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; chưa từng tu học bốn Niệm trụ, chưa từng tu học bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; chưa từng tu học pháp môn giải thoát Không, chưa từng tu học pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; chưa từng tu học mười địa Bồ-tát; chưa từng tu học năm loại mắt, chưa từng tu học sáu phép thần thông; chưa từng tu học mười lực của Phật, chưa từng tu học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chưa từng tu học pháp không quên mất, chưa từng tu học tánh luôn luôn xả; chưa từng tu học trí Nhất thiết, chưa từng tu học trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; chưa từng tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni, chưa từng tu học tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chưa từng tu học quả Dự lưu, chưa từng tu học quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; chưa từng tu học quả vị Độc giác; chưa từng tu học tất cả hạnh Đại Bồ-tát; chưa từng tu học quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện, nên biết chúng sinh như thế, mới hướng về Đại thừa, đối với pháp Đại thừa, chỉ mới thành tựu một phần ít về sự tin, kính, ưa, thích, chưa thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, vì người diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, nếu chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, vì người diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa; nếu chẳng dùng Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng pháp không bên trong nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng chân như nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng Thánh đế khổ để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng Thánh đế tập, diệt, đạo để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng bốn Tĩnh lự để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng tám Giải thoát để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng bốn Niệm trụ để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng pháp môn giải thoát Không để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng mười địa Bồ-tát để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng năm loại mắt để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng sáu phép thần thông để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng mười lực của Phật để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng pháp không quên mất để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng tánh luôn luôn xả để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng trí Nhất thiết để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng tất cả pháp môn Đà-la-ni để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng tất cả pháp môn Tamma-địa để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng quả Dự lưu để nhiếp hóa hữu tình khác, hoặc chẳng dùng quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng quả vị Độc giác để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng tất cả hạnh Đại Bồ-tát để nhiếp hóa hữu tình khác; hoặc chẳng dùng quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật để nhiếp hóa hữu tình khác.
Và này Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, nếu chẳng tùy thuận tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa, hoặc chẳng tùy thuận tu hành Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp không bên trong, hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng tùy thuận tu hành chân như, hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc chẳng tùy thuận tu hành Thánh đế khổ, hoặc chẳng tùy thuận tu hành Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn Tĩnh lự, hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc chẳng tùy thuận tu hành tám Giải thoát, hoặc chẳng tùy thuận tu hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn Niệm trụ, hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp môn giải thoát Không, hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; hoặc chẳng tùy thuận tu hành mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng tùy thuận tu hành năm loại mắt, hoặc chẳng tùy thuận tu hành sáu phép thần thông; hoặc chẳng tùy thuận tu hành mười lực của Phật, hoặc chẳng tùy thuận tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng tùy thuận tu hành pháp không quên mất, hoặc chẳng tùy thuận tu hành tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng tùy thuận tu hành trí Nhất thiết, hoặc chẳng tùy thuận tu hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc chẳng tùy thuận tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng tùy thuận tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng tùy thuận tu hành quả Dự lưu, hoặc chẳng tùy thuận tu hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; hoặc chẳng tùy thuận tu hành quả vị Độc giác; hoặc chẳng tùy thuận tu hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát; hoặc chẳng tùy thuận tu hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên biết các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, do nhân duyên này, sẽ rơi vào một trong hai nơi thuộc nhị địa, đó là địa vị Thanh văn, hoặc địa vị Độc giác. Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ ấy chẳng thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa; cũng chẳng thường dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa để nhiếp hóa hữu tình khác, lại chẳng thường tùy thuận tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa; do nhân duyên này, thiện nam, thiện nữ ấy sẽ rơi vào một trong hai chỗ của Nhị địa, đó là địa vị Thanh văn, hoặc địa vị Độc giác.
Lại nữa Thiện Hiện, như con thuyền đang bềnh bồng trên biển cả bị vỡ, người ở trong ấy, hoặc chẳng bám vào cây gỗ, chẳng bám nơi đồ vật, chẳng ôm phao nổi, chẳng nắm đỡ miếng ván, chẳng túm lấy tử thi để làm điểm tựa thì biết chắc là sẽ chết chìm, chẳng thể đến được bờ.
Này Thiện Hiện, lại có con thuyền đang bềnh bồng trên biển cả, tuy bị vỡ nhưng những người trong thuyền bám được vào cây gỗ, đồ vật, phao nổi, tử thi để làm điểm tựa, nên biết những người ấy, chắc chắn không bị chết chìm, được đến bờ an ổn, không bị tổn hại, hưởng niềm vui vi diệu.
Này Thiện Hiện, cũng vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, đối với Đại thừa, tuy chỉ thành tựu một ít phần về tín, kính, ưa, thích, nhưng chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa để làm chỗ nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa để làm chỗ nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không bên trong để làm chỗ nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập chân như để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Thánh đế khổ để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Thánh đế tập, diệt, đạo để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn Tĩnh lự để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tám Giải thoát để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn Niệm trụ để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp môn giải thoát Không để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập mười địa Bồ-tát để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập năm loại mắt để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập sáu phép thần thông để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập mười lực của Phật để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không quên mất để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tánh luôn luôn xả để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập trí Nhất thiết để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả pháp môn Tam-ma-địa để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả Dự lưu để làm nơi nương tựa, hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả vị Độc giác để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả hạnh Đại Bồ-tát để làm nơi nương tựa; hoặc chẳng sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật để làm nơi nương tựa, thì này Thiện Hiện, nên biết các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy nửa đường bị suy bại, chẳng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, mà thoái chuyển xuống địa vị Thanh văn hoặc Độc giác.
Này Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, đối với Đại thừa, có sự thành tựu viên mãn về tín, kính, ưa, thích, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa để làm chỗ nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa để làm chỗ nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không bên trong để làm chỗ nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập chân như để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Thánh đế khổ để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập Thánh đế tập, diệt, đạo để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn Tĩnh lự để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tám Giải thoát để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn Niệm trụ để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp môn giải thoát Không để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập mười địa Bồtát để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập năm loại mắt để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập sáu phép thần thông để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập mười lực của Phật để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập pháp không quên mất để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tánh luôn luôn xả để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập trí Nhất thiết để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả pháp môn Tam-mađịa để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả Dự lưu để làm nơi nương tựa, hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả vị Độc giác để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập tất cả hạnh Đại Bồ-tát để làm nơi nương tựa; hoặc thường sao chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật để làm nơi nương tựa, thì này Thiện Hiện, nên biết các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồtát thừa ấy nửa đường không bao giờ thoái chuyển xuống địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, nhất định chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện, như người muốn đi qua vùng đồng hoang nguy hiểm, nếu chẳng mang theo lương thực đồ dùng thì chẳng thể đến được nơi chốn an lành, mà ở giữa đường sẽ gặp phải khổ nạn, mất mạng. Này Thiện Hiện, cũng vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, đối với quả vị Giác ngộ cao tột dù có lòng tin, có sự quyết chí lãnh hội, có tâm thanh tịnh, có tâm gắn bó, có sự ưa thích, có sự hiểu biết vượt bậc, có xả, có tinh tấn nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, hoặc chẳng nhiếp thọ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không bên trong, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng nhiếp thọ chân như, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc chẳng nhiếp thọ tám Giải thoát, hoặc chẳng nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Niệm trụ, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; hoặc chẳng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, hoặc chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; hoặc chẳng nhiếp thọ mười lực của Phật, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, hoặc chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng nhiếp thọ trí Nhất thiết, hoặc chẳng nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng nhiếp thọ quả Dự lưu, hoặc chẳng nhiếp thọ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị Độc giác; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên biết các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồtát thừa ấy nửa đường sẽ suy bại, chẳng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, mà lại thoái chuyển xuống địa vị Thanh văn hoặc Độc giác.
Này Thiện Hiện, như người muốn đi qua vùng đồng hoang nguy hiểm, nếu luôn mang theo lương thực, đồ dùng, chắc chắn sẽ đến được nơi chốn an lạc, chẳng bao giờ gặp khổ nạn, phải bỏ mạng giữa đường. Này Thiện Hiện, cũng vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột có lòng tin, có sự quyết chí lãnh hội, có tâm thanh tịnh, có tâm gắn bó, có sự ưa thích, có sự hiểu biết hơn hết, có xả, có tinh tấn; lại thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, lại thường nhiếp thọ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; lại thường nhiếp thọ pháp không bên trong, lại thường nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; lại thường nhiếp thọ chân như, lại thường nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; lại thường nhiếp thọ Thánh đế khổ, lại thường nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; lại thường nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, lại thường nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; lại thường nhiếp thọ tám Giải thoát, lại thường nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; lại thường nhiếp thọ bốn Niệm trụ, lại thường nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; lại thường nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ năm loại mắt, lại thường nhiếp thọ sáu phép thần thông; lại thường nhiếp thọ mười lực của Phật, lại thường nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; lại thường nhiếp thọ pháp không quên mất, lại thường nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; lại thường nhiếp thọ trí Nhất thiết, lại thường nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; lại thường nhiếp thọ quả Dự lưu, lại thường nhiếp thọ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; lại thường nhiếp thọ quả vị Độc giác; lại thường nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên biết các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, quyết chẳng bị suy thoái giữa đường mà vượt lên địa vị Thanh văn, địa vị Độc giác, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện, thí như người nam, hoặc người nữ mang bình đất chưa được nung kỹ đi lấy nước, hoặc ở sông, hoặc ở ao, hoặc ở giếng, hoặc nơi suối, hoặc nơi kênh ngòi, nên biết là bình này chẳng bao lâu sẽ tan vỡ. Vì sao? Vì bình ấy chưa được nung chín, chẳng thể đựng nước được, nên kết cuộc là trở lại đất mà thôi.
Này Thiện Hiện, cũng như thế, có các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, dù có lòng tin, có sự quyết chí lãnh hội, có tâm thanh tịnh, có tâm gắn bó, có sự ưa thích, có sự hiểu biết vượt bậc, có xả, có tinh tấn nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, hoặc chẳng nhiếp thọ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không bên trong, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng nhiếp thọ chân như, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc chẳng nhiếp thọ tám Giải thoát, hoặc chẳng nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Niệm trụ, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; hoặc chẳng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, hoặc chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; hoặc chẳng nhiếp thọ mười lực của Phật, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, hoặc chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng nhiếp thọ trí Nhất thiết, hoặc chẳng nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng nhiếp thọ quả Dự lưu, hoặc chẳng nhiếp thọ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị Độc giác; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên biết các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồtát thừa ấy, giữa đường sẽ suy bại, chẳng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, mà thoái chuyển xuống địa vị Thanh văn và Độc giác.
Này Thiện Hiện, thí như các người nam, nữ mang bình đất được nung chín đi đến sông, hoặc ao, giếng, suối, hoặc kênh ngòi để lấy nước, nên biết là bình này, không bao giờ bị hư vỡ. Vì sao? Vì bình này đã được nung chín, rất chắc chắn, có thể đựng đầy nước.
Này Thiện Hiện, cũng như vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột có lòng tin, có sự quyết chí lãnh hội, có tâm thanh tịnh, có tâm gắn bó, có sự ưa thích, có sự hiểu biết hơn hết, có xả, có tinh tấn, lại thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa với các phương tiện thiện xảo, lại thường nhiếp thọ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; lại thường nhiếp thọ pháp không bên trong, lại thường nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; lại thường nhiếp thọ chân như, lại thường nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; lại thường nhiếp thọ Thánh đế khổ, lại thường nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; lại thường nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, lại thường nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; lại thường nhiếp thọ tám Giải thoát, lại thường nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; lại thường nhiếp thọ bốn Niệm trụ, lại thường nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; lại thường nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ năm loại mắt, lại thường nhiếp thọ sáu phép thần thông; lại thường nhiếp thọ mười lực của Phật, lại thường nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; lại thường nhiếp thọ pháp không quên mất, lại thường nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; lại thường nhiếp thọ trí Nhất thiết, lại thường nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Đàla-ni, lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Tamma-địa; lại thường nhiếp thọ quả Dự lưu, lại thường nhiếp thọ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán; lại thường nhiếp thọ quả vị Độc giác; lại thường nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên biết các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, không bao giờ bị suy thoái giữa đường, vượt qua địa vị Thanh văn và Độc giác, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện, như có người lái buôn không có trí tuệ với phương tiện thiện xảo, khi thuyền còn ở nơi bờ biển, chưa sửa chữa, chuẩn bị đầy đủ, mà đã mang của cải chất lên đó, rồi đẩy ra giữa khơi, gấp rút ra đi, thì này Thiện Hiện, nên biết thuyền ấy sẽ bị hư chìm giữa đường; người, thuyền, cùng bao thứ của cải sẽ trôi giạt tứ tán. Người lái buôn như thế, vì không có trí tuệ với phương tiện thiện xảo, nên bị thân tan mạng mất, và bao nhiêu là của báu cũng tiêu tùng cả.
Này Thiện Hiện, cũng như vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, dù có lòng tin, có sự quyết chí lãnh hội, có tâm thanh tịnh, có tâm gắn bó, có sự ưa thích, có sự hiểu biết vượt bậc, có xả, có tinh tấn nhưng nếu chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa với các phương tiện thiện xảo, hoặc chẳng nhiếp thọ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không bên trong, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng nhiếp thọ chân như, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc chẳng nhiếp thọ tám Giải thoát, hoặc chẳng nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Niệm trụ, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; hoặc chẳng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, hoặc chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; hoặc chẳng nhiếp thọ mười lực của Phật, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, hoặc chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng nhiếp thọ trí Nhất thiết, hoặc chẳng nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng nhiếp thọ quả Dự lưu, hoặc chẳng nhiếp thọ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị Độc giác; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên biết là các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, nửa đường bị suy bại, tan thân mất mạng và tiêu tan tất cả của báu. Mất thân mạng, đó là rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác; mất của báu, đó là mất quả vị Giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện, thí như người lái buôn có trí tuệ với các phương tiện thiện xảo, ở tại bờ biển, trước hết lo việc sửa chữa, trang bị thuyền xong, rồi mới đưa xuống nước, biết chắc là thuyền an toàn, sau đó mới mang của cải chất lên rồi thong thả ra đi.
Này Thiện Hiện, nên biết là thuyền ấy chắc chắn chẳng bị hư chìm; người, vật đều được an ổn, đến nơi cần đến.
Này Thiện Hiện, cũng như vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột có lòng tin, có sự quyết chí lãnh hội, có tâm thanh tịnh, có tâm gắn bó, có sự ưa thích, có sự hiểu biết hơn hết, có xả, có tinh tấn, lại thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa với các phương tiện thiện xảo, lại thường nhiếp thọ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; lại thường nhiếp thọ pháp không bên trong, lại thường nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; lại thường nhiếp thọ chân như, lại thường nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; lại thường nhiếp thọ Thánh đế khổ, lại thường nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; lại thường nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, lại thường nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; lại thường nhiếp thọ tám Giải thoát, lại thường nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; lại thường nhiếp thọ bốn Niệm trụ, lại thường nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; lại thường nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ năm loại mắt, lại thường nhiếp thọ sáu phép thần thông; lại thường nhiếp thọ mười lực của Phật, lại thường nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; lại thường nhiếp thọ pháp không quên mất, lại thường nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; lại thường nhiếp thọ trí Nhất thiết, lại thường nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Đàla-ni, lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Tamma-địa; lại thường nhiếp thọ quả Dự lưu, lại thường nhiếp thọ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán; lại thường nhiếp thọ quả vị Độc giác; lại thường nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên biết các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, không bao giờ bị suy thoái giữa đường, vượt địa vị Thanh văn và Độc giác, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện, thí như có người sống đến một trăm hai mươi tuổi, già nua suy yếu, lại thêm có các chứng bệnh như bệnh phong, bệnh viêm nhiệt, bệnh hay bị ngạt thở, hoặc có cả ba thứ bệnh ấy, này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao, người già bệnh ấy có thể từ nơi giường nằm tự ngồi dậy được chăng?
Thiện Hiện đáp:
–Bạch Thế Tôn, không!
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, người ấy dù được người đỡ đứng dậy cũng không đủ sức lực để đi một cu-lôxá, hay hai, ba cu-lô-xá. Vì sao? Vì ông ta đã già bịnh quá đỗi.
Này Thiện Hiện, cũng như vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, dù có lòng tin, có sự quyết chí lãnh hội, có tâm thanh tịnh, có tâm gắn bó, có sự ưa thích, có sự hiểu biết hơn hết, có xả, có tinh tấn, nhưng nếu chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa với các phương tiện thiện xảo, hoặc chẳng nhiếp thọ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới,
Bố thí ba-la-mật-đa; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không bên trong, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chẳng nhiếp thọ chân như, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, hoặc chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; hoặc chẳng nhiếp thọ tám Giải thoát, hoặc chẳng nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Niệm trụ, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, hoặc chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; hoặc chẳng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, hoặc chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; hoặc chẳng nhiếp thọ mười lực của Phật, hoặc chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, hoặc chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; hoặc chẳng nhiếp thọ trí Nhất thiết, hoặc chẳng nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc chẳng nhiếp thọ quả Dự lưu, hoặc chẳng nhiếp thọ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị Độc giác; hoặc chẳng nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; hoặc chẳng nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên biết là các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, giữa đường sẽ bị suy bại, chẳng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, mà thoái chuyển xuống địa vị Thanh văn hoặc Độc giác. Vì sao vì chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cho đến chẳng nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, không có các phương tiện thiện xảo.
Này Thiện Hiện, thí như có người sống đến một trăm hai mươi tuổi, già nua suy yếu, lại thêm có các chứng bệnh như bệnh phong, bệnh viêm nhiệt, bệnh bị ngạt thở, hoặc có cả ba thứ bệnh ấy; người già bệnh đó muốn rời khỏi giường nằm đứng dậy đi tới nơi khác, nhưng tự mình chẳng thể đi được; lúc này có hai người mạnh khỏe dìu hai bên nách, khuyến khích người già ngồi dậy, nói rằng: “Không hề gì, cứ yên tâm đi tới! Hai người chúng tôi không bao giờ bỏ ông đâu”. Người già ấy chắc chắn sẽ đi đến đích, an ổn, không tổn hại.
Này Thiện Hiện, cũng như vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột có lòng tin, có sự quyết chí lãnh hội, có tâm thanh tịnh, có tâm gắn bó, có sự ưa thích, có sự hiểu biết hơn hết, có xả, có tinh tấn, lại thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa với các phương tiện thiện xảo, lại thường nhiếp thọ Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; lại thường nhiếp thọ pháp không bên trong, lại thường nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; lại thường nhiếp thọ chân như, lại thường nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; lại thường nhiếp thọ Thánh đế khổ, lại thường nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; lại thường nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, lại thường nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; lại thường nhiếp thọ tám Giải thoát, lại thường nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; lại thường nhiếp thọ bốn Niệm trụ, lại thường nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, lại thường nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; lại thường nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ năm loại mắt, lại thường nhiếp thọ sáu phép thần thông; lại thường nhiếp thọ mười lực của Phật, lại thường nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; lại thường nhiếp thọ pháp không quên mất, lại thường nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; lại thường nhiếp thọ trí Nhất thiết, lại thường nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Đàla-ni, lại thường nhiếp thọ tất cả pháp môn Tamma-địa; lại thường nhiếp thọ quả Dự lưu, lại thường nhiếp thọ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán; lại thường nhiếp thọ quả vị Độc giác; lại thường nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; lại thường nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên biết các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, chẳng bao giờ bị suy thoái giữa đường, vượt địa vị Thanh văn và Độc giác, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì thường nhiếp thọ Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa cho đến thường nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, có đủ phương tiện thiện xảo.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, vì sao các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, do chẳng nhiếp thọ Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa, cũng chẳng nhiếp thọ các phương tiện thiện xảo, nên rơi lại vào địa vị Thanh văn và Độc giác?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, hay thay! Hay thay! Ông vì muốn đem lại lợi lạc cho các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa mà thưa hỏi Như Lai việc cốt yếu như thế. Ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói.
Này Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, từ khi mới phát tâm đã chấp trước nơi ngã, ngã sở mà tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, chấp trước nơi ngã, ngã sở mà tu hành Tịnh giới ba-lamật-đa, chấp trước nơi ngã, ngã sở mà tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, chấp trước nơi ngã, ngã sở mà tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, chấp trước nơi ngã, ngã sở mà tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, chấp trước nơi ngã, ngã sở mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện, thiện nam, thiện nữ ấy khi tu hành Bố thí suy nghĩ thế này: Ta tu hành bố thí, người kia thọ nhận của bố thí của ta, ta bố thí các vật như thế; khi tu hành Tịnh giới, suy nghĩ thế này: Ta giữ giới, giới là đối tượng của ta gìn giữ, ta đã thành tựu giới ấy; khi tu hành An nhẫn, suy nghĩ thế này: Ta tu hành nhẫn nhục kia là đối tượng mà ta nhẫn nhục, ta đã thành tựu nhẫn ấy; khi tu hành Tinh tấn, suy nghĩ thế này: Ta luôn dốc tinh tấn, ta vì sự tinh tấn này mà tu tập, ta luôn thực hiện đầy đủ tinh tấn ấy; khi tu hành Tĩnh lự, suy nghĩ thế này: Ta dốc tu pháp định, ta dốc vì việc tu pháp định ấy, ta đã thành tựu pháp định ấy; khi tu hành Bát-nhã suy nghĩ thế này: Ta dốc tu tuệ, ta luôn vì việc tu tuệ này, ta đã thành tựu được tuệ ấy.
Lại nữa Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa này, khi tu hành bố thí, chấp có sự bố thí ấy, chấp nguyên do của sự bố thí này, chấp bố thí ấy là ngã sở; khi tu hành tịnh giới, chấp có tịnh giới ấy, chấp nguyên do của tịnh giới này, chấp tịnh giới ấy là ngã sở; khi tu hành an nhẫn, chấp có an nhẫn ấy, chấp nguyên do của an nhẫn này, chấp an nhẫn ấy là ngã sở; khi tu hành tinh tấn, chấp có tinh tấn ấy, chấp nguyên do của tinh tấn này, chấp tinh tấn ấy là ngã sở; khi tu hành tĩnh lự, chấp có tĩnh lự ấy, chấp nguyên do của tĩnh lự này, chấp tĩnh lự ấy là ngã sở; khi tu hành Bát-nhã, chấp có Bát-nhã ấy, chấp nguyên do của Bát-nhã này, chấp Bát-nhã ấy là ngã sở. Vì sao? Vì trong Bố thí ba-la-mật-đa không hề có sự phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bố thí ba-la-mật-đa; trong Tịnh giới bala-mật-đa không có sự phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tịnh giới ba-la-mật-đa; trong An nhẫn ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của An nhẫn bala-mật-đa; trong Tinh tấn ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tinh tấn ba-la-mật-đa; trong Tĩnh lự ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tĩnh lự ba-la-mật-đa; trong Bát-nhã ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa này, vì chẳng biết rõ tướng bờ bên này, bờ bên kia nên chẳng thể nhiếp thọ Bố thí bala-mật-đa, chẳng thể nhiếp thọ Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng thể nhiếp thọ pháp không bên trong, chẳng thể nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng thể nhiếp thọ chân như, chẳng thể nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; chẳng thể nhiếp thọ Thánh đế khổ, chẳng thể nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng thể nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, chẳng thể nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; chẳng thể nhiếp thọ tám Giải thoát, chẳng thể nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; chẳng thể nhiếp thọ bốn Niệm trụ, chẳng thể nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; chẳng thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, chẳng thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; chẳng thể nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; chẳng thể nhiếp thọ năm loại mắt, chẳng thể nhiếp thọ sáu phép thần thông; chẳng thể nhiếp thọ mười lực của Phật, chẳng thể nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng thể nhiếp thọ pháp không quên mất, chẳng thể nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; chẳng thể nhiếp thọ trí Nhất thiết, chẳng thể nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; chẳng thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng thể nhiếp thọ quả Dự lưu, chẳng thể nhiếp thọ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán; chẳng thể nhiếp thọ quả vị Độc giác; chẳng thể nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; chẳng thể nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện, nên các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa này, bị rơi vào địa vị Thanh văn, hoặc Độc giác, chẳng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, chúng sinh trụ nơi Bồ-tát thừa không có phương tiện thiện xảo như thế nào?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, nếu chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa, từ khi mới phát tâm, không có phương tiện thiện xảo tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa, không có phương tiện thiện xảo tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa, thì này Thiện Hiện, chúng sinh trụ nơi Bồtát thừa ấy, khi tu Bố thí nghĩ thế này: Ta tu hành bố thí, người kia nhận của ta bố thí, ta cho vật như vậy; khi tu Tịnh giới, nghĩ thế này: Ta giữ giới, giới là đối tượng ta giữ, ta thành tựu giới ấy; khi tu An nhẫn, nghĩ thế này: Ta tu an nhẫn, kia là đối tượng ta nhẫn, ta thành tựu nhẫn ấy; khi tu Tinh tấn, nghĩ thế này: Ta tu tinh tấn, ta vì tinh tấn này, ta tu tinh tấn, ta vì tinh tấn này, ta đủ tinh tấn ấy; khi tu Tĩnh lự, nghĩ thế này: Ta đang tu định, ta vì tu định này, ta thành tựu định ấy; khi tu Bát-nhã, nghĩ thế này: Ta đang tu tuệ, ta vì tu tuệ này, ta thành tựu tuệ ấy. Lại nữa Thiện Hiện, chúng sinh trụ nơi Bồ-tát thừa này, khi tu Bố thí, chấp có bố thí ấy, chấp nguyên do của bố thí này, chấp bố thí ấy là ngã sở rồi sinh tâm kiêu mạn; khi tu Tịnh giới, chấp có tịnh giới ấy, chấp nguyên do của tịnh giới này, chấp tịnh giới ấy là ngã sở rồi sinh tâm kiêu mạn; khi tu An nhẫn, chấp có an nhẫn ấy, chấp nguyên do của an nhẫn này, chấp an nhẫn ấy là ngã sở rồi sinh tâm kiêu mạn; khi tu Tinh tấn, chấp có tinh tấn ấy, chấp nguyên do của tinh tấn này, chấp tinh tấn ấy là ngã sở rồi sinh tâm kiêu mạn; khi tu Tĩnh lự, chấp có tĩnh lự ấy, chấp nguyên do của tĩnh lự này, chấp tĩnh lự ấy là ngã sở rồi sinh tâm kiêu mạn; khi tu Bát-nhã, chấp có Bát-nhã ấy, chấp nguyên do của Bát-nhã này, chấp Bát-nhã ấy là ngã sở rồi sinh tâm kiêu mạn. Vì sao? Vì trong Bố thí ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bố thí bala-mật-đa. Trong Tịnh giới ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tịnh giới ba-la-mật-đa. Trong An nhẫn ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của An nhẫn ba-la-mật-đa. Trong Tinh tấn ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tinh tấn ba-la-mậtđa. Trong Tĩnh lự ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tĩnh lự ba-la-mật-đa. Trong Bát-nhã bala-mật-đa không có sự phân biệt như thế, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện, chúng sinh trụ nơi Bồ-tát thừa ấy vì chẳng biết rõ tướng của bờ bên này, bờ bên kia nên chẳng thể nhiếp thọ Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng thể nhiếp thọ Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng thể nhiếp thọ pháp không bên trong, chẳng thể nhiếp thọ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng thể nhiếp thọ chân như, chẳng thể nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; chẳng thể nhiếp thọ Thánh đế khổ, chẳng thể nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng thể nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, chẳng thể nhiếp thọ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; chẳng thể nhiếp thọ tám Giải thoát, chẳng thể nhiếp thọ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; chẳng thể nhiếp thọ bốn Niệm trụ, chẳng thể nhiếp thọ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; chẳng thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, chẳng thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; chẳng thể nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; chẳng thể nhiếp thọ năm loại mắt, chẳng thể nhiếp thọ sáu phép thần thông; chẳng thể nhiếp thọ mười lực của Phật, chẳng thể nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng thể nhiếp thọ pháp không quên mất, chẳng thể nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; chẳng thể nhiếp thọ trí Nhất thiết, chẳng thể nhiếp thọ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; chẳng thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng thể nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát; chẳng thể nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện, do nhân duyên ấy, nên chúng sinh trụ nơi Bồ-tát thừa này rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, chẳng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện, cũng như vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, do chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cũng chẳng nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, nên thoái chuyển xuống địa vị Thanh văn và Độc giác, chẳng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, vì sao các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, vì thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cũng thường nhiếp thọ các phương tiện thiện xảo, nên chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, có các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, từ khi mới phát tâm, lìa chấp ngã và ngã sở tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, lìa chấp ngã và ngã sở tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, lìa chấp ngã và ngã sở tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, lìa chấp ngã và ngã sở tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa, lìa chấp ngã và ngã sở tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa, lìa chấp ngã và ngã sở tu hành Bát-nhã bala-mật-đa.
Này Thiện Hiện, thiện nam, thiện nữ này, khi tu Bố thí, chẳng nghĩ thế này: Ta tu bố thí, kẻ kia nhận của ta bố thí, ta bố thí vật như vậy; khi tu Tịnh giới, chẳng nghĩ thế này: Ta giữ giới, giới là đối tượng ta giữ, ta thành tựu giới ấy; khi tu An nhẫn, chẳng nghĩ thế này: Ta tu an nhẫn, kia là đối tượng ta nhẫn, ta thành tựu nhẫn ấy; khi tu Tinh tấn, chẳng nghĩ thế này: Ta tu tinh tấn, ta vì tinh tấn này, ta đạt đủ tinh tấn ấy; khi tu Tĩnh lự, chẳng nghĩ thế này: Ta tu định, ta vì định này, ta thành tựu định ấy; khi tu Bát-nhã, chẳng nghĩ thế này: Ta tu tuệ, ta vì tu tuệ này, ta thành tựu tuệ ấy.
Lại nữa Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa này, khi tu Bố thí, chẳng chấp có bố thí, chấp nguyên do của bố thí này, chẳng chấp bố thí ấy là ngã sở; khi tu Tịnh giới, chẳng chấp có tịnh giới, chẳng chấp nguyên do của tịnh giới này, chẳng chấp tịnh giới ấy là ngã sở; khi tu An nhẫn, chẳng chấp có an nhẫn, chẳng chấp nguyên do của an nhẫn này, chẳng chấp an nhẫn ấy là ngã sở; khi tu Tinh tấn, chẳng chấp có tinh tấn, chẳng chấp nguyên do của tinh tấn này, chẳng chấp tinh tấn ấy là ngã sở; khi tu Tĩnh lự, chẳng chấp có tĩnh lự, chẳng chấp nguyên do của tĩnh lự này, chẳng chấp tĩnh lự ấy là ngã sở; khi tu Bát-nhã, chẳng chấp có Bát-nhã, chẳng chấp nguyên do của Bát-nhã này, chẳng chấp Bát-nhã ấy là ngã sở. Vì sao? Vì trong Bố thí ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy để có thể khởi chấp ấy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bố thí ba-la-mật-đa; trong Tịnh giới ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy để có thể khởi chấp ấy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tịnh giới bala-mật-đa; trong An nhẫn ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy để có thể khởi chấp ấy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của An nhẫn ba-la-mật-đa; trong Tinh tấn ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy để có thể khởi chấp ấy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tinh tấn ba-la-mật-đa; trong Tĩnh lự bala-mật-đa không có sự phân biệt như vậy để có thể khởi chấp ấy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tĩnh lự ba-la-mật-đa; trong Bátnhã ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy để có thể khởi chấp ấy. Vì sao? Vì xa lìa bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa này, vì biết rõ tướng bờ bên này, bờ bên kia nên có thể nhiếp thọ Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột; lại có thể nhiếp thọ pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ mười địa Bồ-tát, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ năm loại mắt, sáu phép thần thông, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, chúng sinh trụ Bồ-tát thừa có thừa có phương tiện thiện xảo như thế nào?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, nếu chúng sinh trụ Bồ-tát thừa, từ khi mới phát tâm, có phương tiện thiện xảo tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa, có phương tiện thiện xảo tu hành Tĩnh lự ba-lamật-đa, có phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì này Thiện Hiện, chúng sinh trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, khi tu Bố thí, chẳng nghĩ thế này: Ta tu hành bố thí, kẻ kia nhận của ta bố thí, ta bố thí vật như vậy; khi tu Tịnh giới, chẳng nghĩ thế này: Ta giữ giới, giới là đối tượng ta giữ, ta thành tựu giới ấy; khi tu An nhẫn, chẳng nghĩ thế này: Ta tu nhẫn, kia là đối tượng ta nhẫn, ta thành tựu nhẫn ấy; khi tu Tinh tấn, chẳng nghĩ thế này: Ta tinh tấn, ta vì tinh tấn này, ta đủ tinh tấn ấy; khi tu Tĩnh lự, chẳng nghĩ thế này: Ta tu định, ta vì tu định này, ta thành tựu định ấy; khi tu Bát-nhã, chẳng nghĩ thế này: Ta tu tuệ, ta vì tu tuệ này, ta thành tựu tuệ ấy. Lại nữa Thiện Hiện, chúng sinh trụ nơi Bồ-tát thừa này, khi tu Bố thí, chẳng chấp có bố thí này, chẳng chấp nguyên do của bố thí này, chẳng chấp bố thí là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu Tịnh giới, chẳng chấp có tịnh giới, chẳng chấp nguyên do của tịnh giới này, chẳng chấp tịnh giới là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu An nhẫn, chẳng chấp có an nhẫn, chẳng chấp nguyên do của an nhẫn này, chẳng chấp an nhẫn là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu Tinh tấn, chẳng chấp có tinh tấn, chẳng chấp nguyên do của tinh tấn này, chẳng chấp tinh tấn là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu Tĩnh lự, chẳng chấp có tĩnh lự, chẳng chấp nguyên do của tĩnh lự này, chẳng chấp tĩnh lự là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn; khi tu Bát-nhã, chẳng chấp có Bát-nhã, chẳng chấp nguyên do của Bát-nhã này, chẳng chấp Bát-nhã ấy là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn. Vì sao? Vì trong Bố thí bala-mật-đa không có sự phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bố thí bala-mật-đa; trong Tịnh giới ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tịnh giới ba-la-mật-đa; trong An nhẫn ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của An nhẫn ba-la-mật-đa; trong Tinh tấn ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tinh tấn ba-la-mậtđa; trong Tĩnh lự ba-la-mật-đa không có sự phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Tĩnh lự ba-la-mật-đa; trong Bát-nhã bala-mật-đa không có sự phân biệt như vậy, cũng chẳng như sự phân biệt kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bờ bên này, bờ bên kia là tướng của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện, chúng sinh trụ nơi Bồ-tát thừa này, vì biết rõ tướng bờ bên này, bờ bên kia nên có thể nhiếp thọ Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột; lại có thể nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ. Lại có thể nhiếp thọ pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ mười địa Bồ-tát, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ năm loại mắt, sáu phép thần thông, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Lại có thể nhiếp thọ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện, như vậy, các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa vì có khả năng nhiếp thọ Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa, cũng có khả năng nhiếp thọ phương tiện thiện xảo nên chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác, mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]