SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ I
Phẩm 62: THUYẾT GIẢNG CHÂN THẬT
(QUYỂN 363 - 365)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế rất là sâu xa.
Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát chẳng hợp với hữu tình, lại cũng chẳng hợp với sự nêu bày về hữu tình, nhưng vì hữu tình mà cầu đến quả vị Giác ngộ cao tột là việc rất khó.
Bạch Thế Tôn, ví như có người muốn ở trong cõi không sắc, không thấy, không đối, không chỗ nương tựa của hư không mà trồng cây, điều ấy thật vô cùng khó khăn. Các Đại Bồ-tát cũng như thế, chẳng hợp với hữu tình, lại cũng chẳng hợp với sự nêu bày về hữu tình, mà vì hữu tình cầu đến quả vị Giác ngộ cao tột là việc rất khó.
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế rất là sâu xa. Các Đại Bồ-tát chẳng hợp với hữu tình, lại cũng chẳng hợp với sự nêu bày về hữu tình, mà vì hữu tình cầu đến quả vị Giác ngộ cao tột là việc rất khó!
Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát tuy chẳng thấy có hữu tình chân thật và sự nêu bày của chúng, nhưng do các hữu tình ngu si, điên đảo chấp là thật có, nên phải luân hồi trong nẻo sinh tử, chịu khổ vô cùng; vì nhằm hóa độ hữu tình ấy nên cầu đến quả vị Giác ngộ cao tột; đắc giác ngộ rồi, giúp hữu tình đoạn trừ ngã chấp và khiến giải thoát khỏi các khổ về sinh tử.
Này Thiện Hiện, ví như có người trồng cây nơi ruộng tốt; người ấy tuy chẳng thấy gốc, thân, cành lá hoa quả của cây này, nhưng trồng cây xong, tùy theo thời mà tưới nước chăm sóc, giữ gìn, sau đó, cây dần dần lớn lên, cành lá hoa quả đều tươi tốt, mọi người thọ dụng, càng được an ổn.
Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát cũng giống như thế, tuy chẳng thấy có hữu tình, quả vị Phật, nhưng vì hữu tình dốc cầu đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột, lần lượt tu hành Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; khi đã viên mãn, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì khiến các hữu tình thọ dụng các thứ lá, hoa, quả của cây Phật, thảy đều được lợi ích.
Thiện Hiện nên biết, loại lá ích lợi ấy là các hữu tình nhờ nơi cây Phật này mà thoát khổ của cõi ác. Hoa lợi ích ấy là các hữu tình nhờ nơi cây Phật này hoặc sinh vào các dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, Bà-lamôn, Trưởng giả, Cư sĩ, hoặc sinh làm chúng trời Tứ đại vương, hoặc sinh lên các cõi trời Ba mươi ba, Dạ-ma, Đổ-sử-đa, Lạc biến hóa, Tha hóa tự tại, Phạm chúng, Phạm phụ, Phạm hội, Đại phạm, Quang, Thiểu quang, Vô lượng quang, Cực quang tịnh, Tịnh, Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh, Quảng, Thiểu quảng, Vô lượng quảng, Quảng quả, Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện hiện, Thiện kiến, Sắc cứu cánh, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Quả lợi ích ấy là các hữu tình nhờ nơi cây Phật này hoặc trụ nơi quả Dự lưu, hoặc trụ nơi quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, hoặc trụ nơi quả vị Độc giác, hoặc trụ nơi quả vị Giác ngộ cao tột. Các hữu tình ấy thành Phật rồi lại dùng các cành, lá, hoa, quả của cây Phật ấy đem lại lợi ích cho các hữu tình, khiến họ thoát khỏi khổ nơi các cõi ác, được sự an lạc của trời, người, dần dần an lập, khiến nhập vào cảnh giới Niết-bàn của ba thừa, đó là cảnh giới Niết-bàn của Thanh văn thừa, cảnh giới Niết-bàn của Độc giác thừa, hoặc cảnh giới Niết-bàn của Vô thượng thừa.
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát tuy tạo được lợi ích lớn như thế nhưng hoàn toàn chẳng thấy có hữu tình thật sự đắc Niết-bàn, chỉ thấy các khổ, các vọng tưởng vắng lặng. Như vậy, này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hợp với hữu tình và sự nêu bày về họ, nhưng vì nhằm trừ diệt ngã chấp điên đảo của họ mà cầu đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột. Do nhân duyên này, nên cho là việc rất khó.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, nên biết Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì các Đại Bồ-tát có khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả các cảnh giới địa ngục, bàng sinh, quỷ giới; cũng có khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả các cảnh trói buộc, bần cùng, các cõi hèn kém; cũng có khả năng vĩnh viễn lìa khỏi tất cả ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc.
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Nên biết Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Này Thiện Hiện, nếu không có Đại Bồ-tát phát tâm hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột thì thế gian tất không có chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, cũng không có các bậc Độc giác, có A-la-hán, Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu xuất hiện ở đời; cũng không có cái khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả các cảnh giới địa ngục, bàng sinh, quỷ giới; cũng không có cái khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả các cảnh trói buộc, bần cùng, các cõi hèn kém; cũng không có khả năng vĩnh viễn lìa khỏi tất cả ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc. Vì vậy, này Thiện Hiện, như ông đã nói, nên biết Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Đúng như thế! Nên biết Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu do chân như này mà nêu bày Như Lai tức do chân như này mà nêu bày Độc giác, nếu do chân như này mà nêu bày Độc giác tức do chân như này mà nêu bày Thanh văn. Nếu do chân như này mà nêu bày Thanh văn tức do chân như này mà nêu bày tất cả Hiền thánh. Nếu do chân như này mà nêu bày tất cả Hiền thánh tức do chân như này mà nêu bày sắc. Nếu do chân như này mà nêu bày sắc tức do chân như này mà nêu bày thọ, tưởng, hành, thức. Nếu do chân như này mà nêu bày thọ, tưởng, hành, thức tức do chân như này mà nêu bày nhãn xứ. Nếu do chân như này mà nêu bày nhãn xứ tức do chân như này mà nêu bày nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Nếu do chân như này mà nêu bày nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức do chân như này mà nêu bày sắc xứ. Nếu do chân như này mà nêu bày sắc xứ tức do chân như này mà nêu bày thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Nếu do chân như này mà nêu bày thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức do chân như này mà nêu bày nhãn giới. Nếu do chân như này mà nêu bày nhãn giới tức do chân như này mà nêu bày nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Nếu do chân như này mà nêu bày nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức do chân như này mà nêu bày sắc giới. Nếu do chân như này mà nêu bày sắc giới tức do chân như này mà nêu bày thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Nếu do chân như này mà nêu bày thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức do chân như này mà nêu bày nhãn thức giới. Nếu do chân như này mà nêu bày nhãn thức giới tức do chân như này mà nêu bày nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Nếu do chân như này mà nêu bày nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức do chân như này mà nêu bày nhãn xúc. Nếu do chân như này mà nêu bày nhãn xúc tức do chân như này mà nêu bày nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Nếu do chân như này mà nêu bày nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức do chân như này mà nêu bày các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra. Nếu do chân như này mà nêu bày các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra tức do chân như này mà nêu bày các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Nếu do chân như này mà nêu bày các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra tức do chân như này mà nêu bày địa giới.
Nếu do chân như này mà nêu bày địa giới tức do chân như này mà nêu bày thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Nếu do chân như này mà nêu bày thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức do chân như này mà nêu bày vô minh. Nếu do chân như này mà nêu bày vô minh tức do chân như này mà nêu bày hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Nếu do chân như này mà nêu bày hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não tức do chân như này mà nêu bày Bố thí ba-lamật-đa. Nếu do chân như này mà nêu bày Bố thí ba-la-mật-đa tức do chân như này mà nêu bày Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa. Nếu do chân như này mà nêu bày Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa tức do chân như này mà nêu bày pháp không bên trong. Nếu do chân như này mà nêu bày pháp không bên trong tức do chân như này mà nêu bày pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Nếu do chân như này mà nêu bày pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh tức do chân như này mà nêu bày bốn Niệm trụ. Nếu do chân như này mà nêu bày bốn Niệm trụ tức do chân như này mà nêu bày bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Nếu do chân như này mà nêu bày bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo tức do chân như này mà nêu bày Thánh đế khổ. Nếu do chân như này mà nêu bày Thánh đế khổ tức do chân như này mà nêu bày Thánh đế tập, diệt, đạo. Nếu do chân như này mà nêu bày Thánh đế tập, diệt, đạo tức do chân như này mà nêu bày bốn Tĩnh lự. Nếu do chân như này mà nêu bày bốn Tĩnh lự tức do chân như này mà nêu bày bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Nếu do chân như này mà nêu bày bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc tức do chân như này mà nêu bày tám Giải thoát. Nếu do chân như này mà nêu bày tám Giải thoát tức do chân như này mà nêu bày tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Nếu do chân như này mà nêu bày tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ tức do chân như này mà nêu bày tất cả pháp môn Tamma-địa. Nếu do chân như này mà nêu bày tất cả pháp môn Tam-ma-địa tức do chân như này mà nêu bày tất cả pháp môn Đà-la-ni. Nếu do chân như này mà nêu bày tất cả pháp môn Đà-la-ni tức do chân như này mà nêu bày pháp môn giải thoát Không. Nếu do chân như này mà nêu bày pháp môn giải thoát Không tức do chân như này mà nêu bày pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Nếu do chân như này mà nêu bày pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện tức do chân như này mà nêu bày năm loại mắt. Nếu do chân như này mà nêu bày năm loại mắt tức do chân như này mà nêu bày sáu phép thần thông. Nếu do chân như này mà nêu bày sáu phép thần thông tức do chân như này mà nêu bày mười lực của Phật. Nếu do chân như này mà nêu bày mười lực của Phật tức do chân như này mà nêu bày bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu do chân như này mà nêu bày bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tức do chân như này mà nêu bày pháp không quên mất. Nếu do chân như này mà nêu bày pháp không quên mất tức do chân như này mà nêu bày tánh luôn luôn xả. Nếu do chân như này mà nêu bày tánh luôn luôn xả tức do chân như này mà nêu bày trí Nhất thiết. Nếu do chân như này mà nêu bày trí Nhất thiết tức do chân như này mà nêu bày trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Nếu do chân như này mà nêu bày trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng tức do chân như này mà nêu bày tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Nếu do chân như này mà nêu bày tất cả hạnh Đại Bồ-tát tức do chân như này mà nêu bày quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Nếu do chân như này mà nêu bày quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật tức do chân như này mà nêu bày cảnh giới hữu vi. Nếu do chân như này mà nêu bày cảnh giới hữu vi tức do chân như này mà nêu bày cảnh giới vô vi. Nếu do chân như này mà nêu bày cảnh giới vô vi tức do chân như này mà nêu bày tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Nếu do chân như này mà nêu bày tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tức do chân như này mà nêu bày tất cả bậc Đại Bồ-tát. Nếu do chân như này mà nêu bày tất cả bậc Đại Bồ-tát tức do chân như này mà nêu bày tất cả hữu tình. Nếu do chân như này mà nêu bày tất cả hữu tình tức do chân như này mà nêu bày tất cả pháp.
Như vậy, này Thiện Hiện, chân như của tất cả pháp, chân như của tất cả hữu tình, chân như của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chân như của tất cả Đại Bồ-tát, thật sự đều không sai khác; do không sai khác nên gọi là chân như. Các Đại Bồ-tát đối với chân như ấy tu học viên mãn, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì vậy, này Thiện Hiện, nên biết, Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vì tất cả pháp, tất cả hữu tình đều lấy chân như làm định lượng. Vì vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nên học chân như của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nếu học chân như của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì có khả năng học chân như của tất cả pháp. Nếu có khả năng học chân như của tất cả pháp thì có khả năng làm viên mãn chân như của tất cả pháp. Nếu có khả năng làm viên mãn chân như của tất cả pháp thì đối với chân như của tất cả pháp được an trú tự tại thì có khả năng biết rõ về căn tánh hơn, kém của tất cả hữu tình. Nếu có khả năng biết rõ về căn tánh hơn, kém của tất cả hữu tình thì có khả năng thấu đạt về sự hiểu biết sai biệt của tất cả hữu tình. Nếu có khả năng thấu đạt về sự hiểu biết sai biệt của tất cả hữu tình thì biết rõ là hữu tình do nghiệp mình tự tạo nên mà thọ quả. Nếu biết rõ hữu tình do nghiệp mình tự tạo nên mà thọ quả thì có khả năng thành tựu đầy đủ trí nguyện. Nếu có thể thành tựu đầy đủ trí nguyện thì có khả năng tịnh tu diệu trí của ba đời. Nếu có khả năng tịnh tu diệu trí nơi ba đời thì có khả năng hành hóa thuận hợp với hạnh Bồ-tát. Nếu có khả năng hành hóa thuận hợp với hạnh Bồtát thì có khả năng đem lại sự thành tựu đầy đủ đích thực cho các hữu tình. Nếu có khả năng đem lại sự thành tựu đầy đủ đích thực cho các hữu tình thì có khả năng làm nghiêm tịnh đích thực cõi Phật. Nếu có khả năng làm nghiêm tịnh đích thực cõi Phật thì có khả năng chứng đắc trí Nhất thiết trí. Nếu có khả năng chứng đắc trí Nhất thiết trí thì có khả năng chuyển pháp luân mầu nhiệm. Nếu có khả năng chuyển pháp luân mầu nhiệm thì có khả năng an lập hữu tình theo con đường của ba thừa. Nếu có khả năng an lập hữu tình theo con đường của ba thừa thì có khả năng làm cho hữu tình nhập cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối.
Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát thấy rõ tất cả công đức tự lợi, lợi tha như thế nên phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, dũng mãnh tinh tấn, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, kiên cố không thoái chuyển.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, đúng như pháp tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì Trời, Người, A-tốlạc... ở thế gian đều phải đảnh lễ, cung kính cúng dường.
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Nếu Đại Bồ-tát phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, theo đúng pháp tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa thì Trời, Người, A-tố-lạc...
ở thế gian đều phải đảnh lễ, cung kính cúng dường. Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát vì nhằm độ thoát khắp các hữu tình nên lúc mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, phước đức đạt được nhiều chăng?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát vì nhằm độ thoát khắp các hữu tình nên khi mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, số phước đạt được là vô lượng, vô biên, tính đếm, thí dụ, chẳng thể hết được.
Này Thiện Hiện, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới tiểu thiên đều hướng đến bậc Thanh văn, hoặc Độc giác, theo ý ông thì sao? Số lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều! Phước mà họ đạt được là vô lượng, vô biên. Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, phước đã đạt được kia so với số phước đạt được của một vị Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Thanh văn, Độc giác đều nhờ Đại Bồ-tát mà có chứ chẳng phải Đại Bồ-tát nhờ các Thanh văn, Độc giác mà có.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình trong thế giới tiểu thiên hướng đến bậc Thanh văn hoặc Độc giác, giả sử tất cả bậc Thanh văn hoặc Độc giác, theo ý ông thì sao? Lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều! Lượng phước mà họ đạt được là vô lượng, vô biên.
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, lượng phước mà họ đạt được kia so với số lượng phước đạt được của một vị Đại Bồ-tát khi mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì dốc độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần của nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình trong thế giới trung thiên hướng đến bậc Thanh văn hoặc Độc giác, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều hướng đến bậc Thanh văn hoặc Độc giác, theo ý ông thì sao? Phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều! Phước mà họ đạt được là vô lượng, vô biên. Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, lượng phước mà họ đạt được kia so với lượng phước đạt được của một vị Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình trong thế giới ba lần ngàn hướng đến bậc Thanh văn hoặc Độc giác, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều an trú ở bậc Tịnh quán, theo ý ông thì sao? Lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
ấy so với lượng phước có được của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình đang trụ nơi bậc Tịnh quán trong thế giới ba lần ngàn, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều trụ nơi bậc Chủng tánh, theo ý ông thì sao? Lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều! Phước mà họ đạt được là vô lượng, vô biên. Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, lượng phước mà họ đạt được ấy so với lượng phước có được của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đang trụ nơi bậc Chủng tánh, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều trụ nơi bậc Đệ bát, theo ý ông thì sao? Lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều! Phước mà họ đạt được là vô lượng, vô biên. Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, lượng phước mà họ đạt được ấy so với lượng phước có được của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đều trụ nơi bậc Đệ bát, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều trụ nơi bậc Kiến, theo ý ông thì sao? Lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
ấy so với lượng phước có được của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đang trụ nơi bậc Kiến, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều trụ nơi bậc Bạc, theo ý ông thì sao? Lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều! Phước mà họ đạt được là vô lượng, vô biên. Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, lượng phước mà họ đạt được ấy so với lượng phước có được của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đang trụ nơi bậc Bạc, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều trụ nơi bậc Ly dục, theo ý ông thì sao? Lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều! Phước mà họ đạt được là vô lượng, vô biên. Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, lượng phước mà họ đạt được ấy so với lượng phước có được của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đang trụ nơi bậc Ly dục, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều trụ ở bậc Dĩ biện, theo ý ông thì sao? Lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
ấy so với lượng phước có được của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, không kể lượng phước đạt được của tất cả hữu tình trong thế giới ba lần ngàn đang trụ nơi bậc Dĩ biện, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều trụ nơi bậc Độc giác, theo ý ông thì sao? Lượng phước mà toàn bộ các hữu tình ấy đạt được là nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều! Phước mà họ đạt được là vô lượng, vô biên. Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, lượng phước mà họ đạt được ấy so với lượng phước có được của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, vì nhằm độ thoát cho tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều vì nhằm độ thoát cho các hữu tình, bắt đầu phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thì lượng phước đạt được của các Đại Bồtát ấy so với lượng phước nơi một Đại Bồ-tát nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, thì lượng phước mà các Đại Bồtát ấy đạt được so với lượng phước đạt được của một Đại Bồ-tát hành Bồ-đề hướng chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Này Thiện Hiện, giả sử tất cả hữu tình đầy ắp nơi thế giới ba lần ngàn đều hành Bồ-tát hướng, thì lượng phước mà các Đại Bồ-tát ấy đạt được đối với lượng phước đạt được của một Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, một phần trăm ức, một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, tư duy về điều gì?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thường chánh tư duy về trí Nhất thiết tướng.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, trí Nhất thiết tướng có tánh gì? Trí ấy duyên nơi đối với đối tượng nào, tăng thượng cái gì, hành tướng là gì, hình tướng ra sao? Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết tướng là tánh không tánh, không tướng, không nhân, không có đối tượng để đánh thức nhận biết, không sinh, không hiện. Lại như ông hỏi, trí Nhất thiết tướng duyên nơi đối tượng gì, tăng thượng cái gì, hành tướng là gì, hình tướng ra sao, thì này Thiện Hiện, với trí Nhất thiết tướng, không tánh là đối tượng duyên, chánh niệm là tăng thượng, tịch tĩnh là hành tướng, không tướng là tướng.
Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết tướng đối tượng duyên là như thế, tăng thượng như thế, hành tướng như thế, hình tướng như thế.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, có phải chỉ mỗi trí Nhất thiết tướng lấy không tánh làm tánh hay là sắc, thọ, tưởng, hành, thức lấy không tánh làm tánh? Hay nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy không tánh làm tánh? Hay sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy không tánh làm tánh? Hay nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng lấy không tánh làm tánh? Hay sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng lấy không tánh làm tánh? Hay nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng lấy không tánh làm tánh? Hay nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng lấy không tánh làm tánh? Hay các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng lấy không tánh làm tánh? Hay địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy không tánh làm tánh? Hay vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng lấy không tánh làm tánh? Hay pháp bên trong, pháp bên ngoài cũng lấy không tánh làm tánh? Hay bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng lấy không tánh làm tánh? Hay bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng lấy không tánh làm tánh? Hay pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng lấy không tánh làm tánh? Hay tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng lấy không tánh làm tánh? Hay Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng lấy không tánh làm tánh? Hay pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy không tánh làm tánh? Hay Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy không tánh làm tánh? Hay tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng lấy không tánh làm tánh? Hay mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy không tánh làm tánh? Hay pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng lấy không tánh làm tánh? Hay trí Nhất thiết, trí Đạo tướng cũng lấy không tánh làm tánh? Hay loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm cũng lấy không tánh làm tánh? Hay phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng lấy không tánh làm tánh? Hay cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng lấy không tánh làm tánh?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, chẳng phải chỉ có trí Nhất thiết tướng lấy không tánh làm tánh mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy không tánh làm tánh; nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy không tánh làm tánh; sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy không tánh làm tánh; nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng lấy không tánh làm tánh; sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng lấy không tánh làm tánh; nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng lấy không tánh làm tánh; nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng lấy không tánh làm tánh; các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng lấy không tánh làm tánh; địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy không tánh làm tánh; vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng lấy không tánh làm tánh; pháp bên trong, pháp bên ngoài cũng lấy không tánh làm tánh; bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng lấy không tánh làm tánh; bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng lấy không tánh làm tánh; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng lấy không tánh làm tánh; tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng lấy không tánh làm tánh; Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng lấy không tánh làm tánh; pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy không tánh làm tánh; Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy không tánh làm tánh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng lấy không tánh làm tánh; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy không tánh làm tánh; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng lấy không tánh làm tánh; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng cũng lấy không tánh làm tánh; loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm cũng lấy không tánh làm tánh; phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng lấy không tánh làm tánh; cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng lấy không tánh làm tánh!
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà trí Nhất thiết tướng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà pháp bên trong, pháp bên ngoài cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà trí Nhất thiết, trí Đạo tướng cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng lấy không tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng lấy không tánh làm tánh?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, vì trí Nhất thiết tướng không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Pháp bên trong, pháp bên ngoài không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Bố thí ba-la-mật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Trí Nhất thiết, trí Đạo tướng không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà trí Nhất thiết tướng không có tự tánh?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, vì tự tánh của trí Nhất thiết tướng là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không có tự tánh?
Này Thiện Hiện, vì nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không có tự tánh? –Này Thiện Hiện, vì sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra không có tự tánh?
Này Thiện Hiện, vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì vô minh cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà pháp bên trong, pháp bên ngoài không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì pháp bên trong, pháp bên ngoài tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Bố thí bala-mật-đa, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni không có tự tánh? –Này Thiện Hiện, vì pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà trí Nhất thiết, trí Đạo tướng không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi không có tự tánh?
–Này Thiện Hiện, vì cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi, tự tánh là không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp thì pháp ấy lấy không tánh làm tánh.
Này Thiện Hiện, do nhân duyên ấy, các Đại Bồ-tát nên biết là tất cả các pháp đều lấy không tánh làm tự tánh.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả pháp đều lấy không làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy vô tướng làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy vô nguyện làm tự tánh.
Này Thiện Hiện, do nhân duyên ấy các Đại Bồtát nên biết là tất cả pháp đều lấy không tánh làm tự tánh.
Lại nữa Thiện Hiện, tất cả pháp đều lấy chân như làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy pháp giới làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy pháp tánh làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy tánh không hư vọng làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy tánh chẳng đổi khác làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy tánh bình đẳng làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy tánh ly sinh làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy pháp định làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy pháp trụ làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy thật tế làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy cảnh giới hư không làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn làm tự tánh.
Này Thiện Hiện, do nhân duyên ấy, các Đại Bồ-tát nên biết là tất cả pháp đều lấy không tánh làm tự tánh.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp đều lấy không tánh làm tự tánh, thì Đại Bồ-tát khi mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, thành tựu những phương tiện thiện xảo nào, mà có thể hành Bố thí ba-la-mật-đa, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể an trú nơi pháp không bên trong, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể an trú nơi chân như, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể bốn Niệm trụ, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành an trú nơi Thánh đế khổ, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành Sơ thiền, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ thiền, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành Từ vô lượng, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành Bi, Hỷ, Xả vô lượng, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành định Không vô biên xứ, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành tám Giải thoát, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành pháp môn giải thoát Không, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành năm loại mắt, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành sáu phép thần thông, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành mười lực của Phật, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành đại Từ, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành pháp không quên mất, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành tánh luôn luôn xả, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành trí Nhất thiết, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo thế này: Tuy tu học, biết tất cả pháp đều lấy không tánh làm tự tánh, nhưng thường tinh cần đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật; tuy thường tinh cần đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, nhưng tinh cần tu học, biết các hữu tình và các cõi Phật đều lấy không tánh làm tự tánh.
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy tuy hành Bố thí ba-la-mật-đa, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồđề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy an trú nơi pháp không bên trong, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy an trú nơi chân như, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy bốn Niệm trụ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành an trú nơi Thánh đế khổ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồđề lấy không tánh làm tự tánh; tuy an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành Sơ thiền, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ thiền, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành Từ vô lượng, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành Bi, Hỷ, Xả vô lượng, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành định Không vô biên xứ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành tám Giải thoát, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồđề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồđề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành pháp môn giải thoát Không, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, học đạo Bồđề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành năm loại mắt, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành sáu phép thần thông, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành mười lực của Phật, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành đại Từ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồđề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành pháp không quên mất, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành tánh luôn luôn xả, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồđề lấy không tánh làm tự tánh. Tuy hành trí Nhất thiết, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh; tuy hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy không tánh làm tự tánh.
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy tuy hành Bố thí ba-la-mật-đa, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa, học đạo Bồ-đề như thế; an trú nơi pháp không bên trong, học đạo Bồ-đề như thế, an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, học đạo Bồ-đề như thế; an trú nơi chân như, học đạo Bồ-đề như thế, an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành bốn Niệm trụ, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành an trú nơi Thánh đế khổ, học đạo Bồ-đề như thế, an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành Sơ thiền, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ thiền, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành Từ vô lượng, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành Bi, Hỷ, Xả vô lượng, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành định Không vô biên xứ, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành tám Giải thoát, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành pháp môn giải thoát Không, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành năm loại mắt, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành sáu phép thần thông, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành mười lực của Phật, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành đại Từ, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành pháp không quên mất, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành tánh luôn luôn xả, học đạo Bồ-đề như thế; tu hành trí Nhất thiết, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, học đạo Bồ-đề như thế, cho đến lúc chưa chứng đắc mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì đều gọi là học đạo Bồ-đề chưa được viên mãn. Nếu đối với đạo Bồ-đề đã được viên mãn, thì đối với tất cả Ba-la-mật-đa cũng đã viên mãn. Vì Ba-la-mật-đa đã được viên mãn nên do trong một sát-na tương ưng với diệu trí, chứng đắc trí Nhất thiết tướng của Như Lai; bấy giờ, vì tất cả phiền não, tập khí tương tục vi tế vĩnh viễn chẳng sinh, nên gọi là đoạn trừ sạch hết, tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, dùng Phật nhãn thanh tịnh không chướng ngại, quán khắp các pháp trong mười phương, ba cõi còn chẳng đắc vô, huống là đắc hữu! Như vậy, Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, quán tất cả pháp đều lấy không tánh làm tự tánh.
Này Thiện Hiện, như vậy gọi là Đại Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo tối thắng, hành Bátnhã ba-la-mật-đa, quán tất cả pháp còn chẳng đắc vô, huống là đắc hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, đối với sự bố thí này, người cho, kẻ nhận, các vật cho và tâm Bồ-đề, còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu hành Tịnh giới ba-lamật-đa, đối với tịnh giới này, chỗ hộ trì tịnh giới, người trì tịnh giới, tâm giữ tịnh giới, còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, đối với an nhẫn này, chỗ tu an nhẫn, người an nhẫn, tâm tu an nhẫn, còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu hành Tinh tấn ba-la-mậtđa, đối với chỗ tu tinh tấn, người tu tinh tấn, tâm tu tinh tấn, còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa, đối với tĩnh lự này, chỗ tu tĩnh lự, người tu tĩnh lự, tâm tu tĩnh lự, còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu Bát-nhã ba-lamật-đa, đối với Bát-nhã này, chỗ tu Bát-nhã, người tu Bát-nhã, tâm tu Bát-nhã, còn chẳng quán vô huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi an trú nơi pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, đối với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh này, người an trú, lý do của sự an trú, chỗ tu an trú còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi an trú nơi chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, đối với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn này, người an trú, lý do của sự an trú, chỗ tu an trú còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, đối với bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo này, người tu hành, lý do của sự tu hành, chỗ tu hành còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi an trú nơi Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo, đối với Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo này, người an trú, lý do của sự an trú, chỗ tu an trú còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, đối với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc này, người tu hành, lý do của sự tu hành, chỗ tu hành còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, đối với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ này, người tu hành, lý do của sự tu hành, chỗ tu hành còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-lani, đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni này, người tu hành, lý do của sự tu hành, chỗ tu hành còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, đối với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện này, người tu hành, lý do của sự tu hành, chỗ tu hành còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông, đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông này, người tu hành, lý do của sự tu hành, chỗ tu hành còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, đối với mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng này, người tu hành, lý do của sự tu hành, chỗ tu hành còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả này, người tu hành, lý do của sự tu hành, chỗ tu hành còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu hành trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, đối với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng này, người tu hành, lý do của sự tu hành, chỗ tu hành còn chẳng quán vô, huống là quán hữu!
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi thuận chứng đắc trí Nhất thiết trí, đối với trí Nhất thiết trí này, người thuận chứng đắc, lý do sự thuận chứng đắc và chỗ thuận chứng đắc, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu! Vì sao Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy thường suy nghĩ thế này: “Các pháp đều lấy không tánh làm tánh; không tánh ấy, bản tánh là như thế, chẳng phải Phật tạo ra, chẳng phải Độc giác tạo ra, chẳng phải Thanh văn tạo ra, cũng chẳng phải do ai khác tạo ra, vì tất cả pháp đều không có người tạo ra, lìa khỏi sự tạo ra.”
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, há chẳng phải các pháp lìa các pháp tánh sao?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Các pháp đều lìa pháp tánh.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp lìa pháp tánh, thì tại sao lìa pháp mà có thể biết là lìa pháp, pháp lìa ấy hoặc có, hoặc không? Vì sao Bạch Thế Tôn, vì không pháp thì chẳng có thể biết là không pháp, có pháp thì chẳng có thể biết là có pháp; không pháp thì chẳng có thể biết là có pháp, có pháp thì chẳng có thể biết là không pháp.
Bạch Thế Tôn, tất cả pháp như vậy đều không biết tánh thì tại sao Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã bala-mật-đa chỉ rõ các pháp hoặc hữu, hoặc vô?
Phật dạy:
–Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, tùy theo thế tục mà chỉ rõ các pháp hoặc hữu, hoặc vô, chứ chẳng phải theo thắng nghĩa.
Bạch Thế Tôn, thế tục và thắng nghĩa có sự khác nhau chăng?
–Không, Thiện Hiện! Chẳng phải khác với thế tục mà riêng có thắng nghĩa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì chân như của thế tục tức là thắng nghĩa. Các loài hữu tình do điên đảo, vọng chấp nên đối với chân như này chẳng biết, chẳng thấy. Đại Bồtát vì thương xót họ, nên tùy theo tướng của thế tục mà chỉ rõ các pháp hoặc có, hoặc không.
Lại nữa Thiện Hiện, các loài hữu tình đối với các pháp uẩn... khởi tưởng cho là có thật, chẳng biết là chẳng phải có. Đại Bồ-tát vì thương xót họ nên phân biệt các pháp hoặc có, hoặc không, cũng như làm thế nào để khiến các loại hữu tình đó nhận biết các pháp uẩn... đều chẳng phải là thật có.
Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế.
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]