SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ I

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ
(QUYỂN 351 - 363)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 351

QUYỂN 352

QUYỂN 353

QUYỂN 354

QUYỂN 355

QUYỂN 356

QUYỂN 357

QUYỂN 358

QUYỂN 359

QUYỂN 360

QUYỂN 361

QUYỂN 362

QUYỂN 363


QUYỂN 351

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (1)

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát thành tựu phương tiện thiện xảo như thế thì từ khi phát tâm trở đi, phải trải qua thời gian bao lâu?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi phải trải qua vô số trăm ngàn ức triệu kiếp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát thành tựu phương tiện thiện xảo như thế thì đã từng gần gũi cúng dường bao nhiêu Phật?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đã từng gần gũi cúng dường hằng hà sa số chư Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát thành tựu phương tiện thiện xảo như thế thì đã từng gieo trồng bao nhiêu căn lành?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với Bố thí ba-la-mật-đa mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với pháp không bên trong mà chẳng tinh cần an trú viên mãn; không lúc nào đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà chẳng tinh cần an trú viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với chân như mà chẳng tinh cần an trú viên mãn; không lúc nào đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà chẳng tinh cần an trú viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với Thánh đế khổ mà chẳng tinh cần an trú viên mãn; không lúc nào đối với Thánh đế tập, diệt, đạo mà chẳng tinh cần an trú viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với bốn Tĩnh lự mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn. Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với tám Giải thoát mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với bốn Niệm trụ mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với pháp môn giải thoát Không mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với năm loại mắt mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với sáu phép thần thông mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với mười lực của Phật mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với pháp không quên mất mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với tánh luôn luôn xả mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với trí Nhất thiết mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn; không lúc nào đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với hạnh Đại Bồ-tát mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi, không lúc nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật mà chẳng tinh cần tu tập viên mãn.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy từ khi phát tâm trở đi đã gieo trồng các thứ căn lành viên mãn như trên. Do nhân duyên này mà thành tựu được phương tiện thiện xảo như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát thành tựu được phương tiện thiện xảo như thế thì thật là hết sức hy hữu!

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Đại Bồ-tát ấy thành tựu được phương tiện thiện xảo như thế thì thật là hết sức hy hữu.

Thiện Hiện nên biết, như mặt trời, mặt trăng, lần lượt chiếu sáng khắp thế giới bốn đại châu tức đã làm một sự việc lớn lao. Các loài hữu tình, phi tình trong thế giới ấy tùy theo tác động của ánh sáng ấy mà sinh hoạt hoàn thành công việc của mình; cũng như thế, Bát-nhã ba-la-mật-đa chiếu sáng năm pháp Ba-la-mật-đa kia, tức đã làm một sự việc lớn lao. Năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... tùy theo diệu lực của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà hoạt động, đều hoàn thành công năng của mình. Thiện Hiện nên biết, năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí..., đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa mới được gọi là Ba-la-mật-đa; nếu lìa Bát-nhã ba-lamật-đa thì năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... chẳng được gọi là Ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện nên biết, như Chuyển luân vương, nếu không có bảy loại báu thì không được gọi là Chuyển luân thánh vương; cần phải đủ bảy loại báu mới được gọi là Chuyển luân thánh vương; năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... cũng giống như thế, nếu chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật-đa gồm thâu tiếp sức thì chẳng được gọi là Ba-la-mật-đa; cần phải được Bát-nhã ba-la-mật-đa gồm thâu tiếp sức mới được gọi là Ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện nên biết, như có người nữ đẹp đẽ, hết mực giàu có, nếu không có người chồng khỏe mạnh bảo vệ thì dễ bị kẻ xấu xâm phạm. Năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... cũng giống như thế, nếu không có sức gồm thâu, giữ gìn của Bát-nhã ba-lamật-đa thì dễ bị Thiên ma và quyến thuộc của chúng phá hoại, gây trở ngại.

Thiện Hiện nên biết, như có người nữ đẹp đẽ, hết mực giàu có, nếu được người chồng mạnh khỏe bảo vệ thì chẳng bị kẻ xấu xâm phạm. Năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... cũng giống như thế, nếu có diệu lực của Bát-nhã ba-la-mật-đa gồm thâu, giữ gìn thì tất cả Thiên ma và quyến thuộc của chúng chẳng thể phá hoại, gây trở ngại được.

Thiện Hiện nên biết, như có quân tướng khi lâm trận đã chuẩn bị tốt các thứ áo giáp, vũ khí thì đám oán địch nơi các lân bang đều chẳng thể hại được. Năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... cũng giống như thế, nếu chẳng xa lìa Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa thì Thiên ma và đám quyến thuộc của chúng, kẻ tăng thượng mạn, kể cả bậc Bồ-tát, hoặc hạng Chiên-đồ-la... đều chẳng thể phá hoại được.

Thiện Hiện nên biết, như các tiểu vương ở châu Thiệm-bộ, tùy theo thời tiết, hoàn cảnh đến chầu Chuyển luân thánh vương, nhờ Chuyển luân vương nên được du ngoạn thăm viếng các cảnh đẹp. Năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... cũng giống như thế, tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật-đa, nhờ diệu lực của Bát-nhã ba-la-mật-đa dẫn dắt nên mau đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột.

Thiện Hiện nên biết, như các dòng sông ở phía Đông của châu Thiệm-bộ đều chảy vào sông Hằng, cùng sông Hằng đổ ra biển cả. Năm pháp Ba-lamật-đa như Bố thí... cũng giống như thế, đều được Bát-nhã ba-la-mật-đa gồm thâu, dẫn dắt nên có thể đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột.

Thiện Hiện nên biết, như tay phải của con người có thể làm được các việc, Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa cũng như thế, có khả năng phát huy tất cả pháp thiện thù thắng.

Thiện Hiện nên biết, như tay trái của con người làm việc chẳng được thuận tiện, năm pháp Ba-lamật-đa như Bố thí... cũng giống như thế, chẳng có thể làm phát sinh các pháp thiện thù thắng.

Thiện Hiện nên biết, thí như các dòng sông hoặc lớn hoặc nhỏ đều chảy vào biển cả, đồng một vị mặn, năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... cũng giống như vậy, đều được Bát-nhã ba-la-mật-đa gồm thâu, dẫn dắt nên cùng đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột. Do đó, đều được gọi là đến bờ bên kia. Thiện Hiện nên biết, như Chuyển luân vương muốn đi tuần thú, bốn thứ binh chủng cùng đi theo, bánh xe báu ở trước. Khi nhà vua chỉ huy bốn loại binh chủng nghĩ tới việc ăn uống thì bánh xe báu liền dừng lại; ăn uống xong, vua nghĩ muốn lên đường thì bánh xe liền khởi hành dẫn đường. Bánh xe đi hay dừng là tùy theo ý của vua muốn, khi đến đích rồi thì không còn đi tới nữa. Năm pháp Ba-lamật-đa như Bố thí... cũng giống như thế, cùng với các pháp thiện muốn đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột thì cần phải nhờ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa để dẫn đường, tiến hay dừng đều thuận theo, chẳng hề rời bỏ nhau; khi đạt đến quả vị Phật rồi thì khỏi phải dẫn dắt nữa.

Thiện Hiện nên biết, như Chuyển luân vương luôn đầy đủ bảy loại quý báu, đó là bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, bề tôi làm chủ kho tàng báu, nữ báu, tướng quân báu, ngọc như ý báu. Chuyển luân vương ấy muốn đến nơi nào thì bốn thứ binh chủng và bảy loại báu đều tháp tùng sau trước. Bấy giờ, bánh xe báu tuy ở trước hết nhưng chẳng hề phân biệt tướng trước sau. Năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... cũng giống như thế, cùng với các pháp thiện muốn đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột, quyết dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa làm pháp dẫn đầu, nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy chẳng hề nghĩ: “Đối với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự ba-la-mật-đa, ta là pháp dẫn đầu; các pháp kia phải theo ta.” Năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... cũng chẳng nghĩ: “Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa ở trước chúng ta, chúng ta luôn đi theo pháp ấy.” Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Ba-la-mật-đa và tất cả pháp, tự tánh đều ẩn mật, không có chủ thể và đối tượng tạo tác, hư vọng chẳng thật, là không, không sở hữu, tướng chẳng tự tại, giống như dợn nắng, bóng sáng, trăng dưới nước, hình ảnh trong gương...; trong đó hoàn toàn không có tự thể chân thật, tác dụng phân biệt.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp, tự tánh đều là không thì làm sao Đại Bồ-tát tinh cần tu học các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, khi các Đại Bồ-tát đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa này siêng năng tu học, thường suy nghĩ: “Tâm của hữu tình nơi thế gian đều điên đảo, bị chìm đắm trong biển khổ sinh tử, chẳng thể tự thoát. Nếu ta không tu tập theo phương tiện thiện xảo thì chẳng thể giải thoát cái khổ về sinh tử kia. Vì vậy, ta sẽ vì các loài hữu tình ấy, tinh cần tu học các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ như thế xong, vì các hữu tình xả bỏ các vật bên trong bên ngoài; xả bỏ rồi, lại suy nghĩ: “Ta đối với các vật ấy hoàn toàn không có sự xả bỏ. Vì sao? Vì các vật trong ngoài ấy tự tánh đều là không, chẳng phải quan hệ với ta, chẳng thể xả bỏ.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy do quán sát như vậy nên tu hành Bố thí ba-la-mật-đa mau được viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy vì các hữu tình nên chẳng bao giờ phạm giới. Vì sao? Vì Đại Bồtát ấy thường suy nghĩ: “Ta vì hữu tình nên dốc cầu đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột, nếu giết hại sinh mạng, không cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh thì đấy là điều không hợp. Ta vì hữu tình dốc cầu đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột mà nói lời hư dối, nói lời ly gián, nói lời thô ác, nói lời hỗn tạp, là điều chẳng nên. Ta vì hữu tình nên dốc cầu đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột mà dấy khởi tâm tham lam, sân hận, tà kiến là điều chẳng hợp. Ta vì hữu tình dốc cầu đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột mà lại mong muốn các cảnh giới diệu dục, cầu sự giàu có an vui nơi cõi trời, cầu làm Đế Thích, Ma, Phạm vương... là điều chẳng phải. Ta vì hữu tình dốc cầu đạt đến quả vị Giác ngộ cao tột mà lại mong an trú nơi các bậc Thanh văn, Độc giác là điều chẳng thích đáng.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy do quán sát như vậy nên tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa mau được viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy vì các hữu tình chẳng khởi sân hận; giả sử thường bị chê bai, làm nhục bằng những lời cay đắng độc địa như cắt cứa vào tim gan, nhưng Đại Bồ-tát chẳng bao giờ dấy khởi một niệm sân hận. Lại giả sử thường bị các vật như dao, gậy, gạch ngói, đá, đất... đánh đập, va chạm vào thân, hoặc cấu xẻo, chích, đâm, cưa xẻ từng bộ phận nơi cơ thể, Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng phát khởi một niệm ác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát đó đã quán sát tất cả âm thanh như tiếng vang trong hang núi, tất cả hình sắc như bọt nước tụ tán. Mình đã nhằm đem lại lợi ích cho tất cả hữu tình thì chẳng nên đối với sự việc này mà vọng khởi sân hận.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát do quán sát như vậy nên tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa mau được viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy vì các hữu tình dốc cầu pháp thiện cho đến khi đạt quả vị Giác ngộ cao tột, ở trong khoảng thời gian đó thường không biếng trễ. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy thường suy nghĩ: “Nếu ta không tinh tấn tu tập thì chẳng có thể cứu vớt các loài hữu tình ra khỏi cái khổ về sinh, già, bệnh, chết, cũng chẳng thể đạt được đối tượng mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy do quán sát như vậy nên tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa mau được viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy vì các hữu tình tu tập các pháp định thù thắng, cho đến khi đạt được quả vị Giác ngộ cao tột cũng không bao giờ phát khởi tâm bị tán loạn hoặc tâm đầy tham, sân, si... Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy thường suy nghĩ: “Nếu ta dấy khởi tâm cùng hiện hành với tham, sân, si và tâm tán loạn đối với các sự việc khác, thì chẳng thể thành tựu sự việc đem lại lợi ích cho mọi người, cũng chẳng thể đạt được đối tượng mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy do quán sát như vậy nên tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa mau được viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy vì các hữu tình thường chẳng xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cho đến khi đạt quả vị Giác ngộ cao tột luôn siêng năng tu học trí tuệ thù thắng vi diệu thuộc thế gian và xuất thế gian. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát ấy thường suy nghĩ: “Nếu tu tập không đúng nẻo Bátnhã ba-la-mật-đa thì chẳng bao giờ thành tựu được sự việc đem lại lợi lạc cho mọi người, cũng chẳng có thể đạt được đối tượng mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy do quán sát như vậy nên tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa mau được viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu sáu pháp Ba-la-mật-đa, tướng không sai biệt thì đều do Bát-nhã ba-la-mậtđa gồm thâu dẫn dắt, đều do sự tu tập Bát-nhã bala-mật-đa mà thành tựu viên mãn, nên hợp thành một Ba-la-mật-đa, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vậy, tại sao có thể cho rằng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với các Ba-la-mật-đa như Bố thí... là hơn hẳn, là lớn lao, là tôn quý, là vi diệu, là tối thượng, là không gì sánh được?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Sáu pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... không có tướng sai biệt; nếu không có Bátnhã ba-la-mật-đa thì năm pháp như Bố thí... chẳng được gọi là Ba-la-mật-đa, cần nhờ vào Bát-nhã bala-mật-đa mà năm pháp ấy mới được gọi là Ba-lamật-đa. Do vì năm pháp Ba-la-mật-đa trước ấy đều được thâu gồm trong Bát-nhã ba-la-mật-đa nên chỉ có một Ba-la-mật-đa, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì vậy, tất cả Ba-la-mật-đa đều không có tướng sai biệt.

Thiện Hiện nên biết, như các hữu tình tuy có vô số các loại thân tướng sai khác, nhưng nếu được gần gũi với Diệu cao sơn vương thì đều cùng một sắc; năm pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... cũng giống như vậy, tuy có các phẩm loại khác nhau nhưng vì được Bát-nhã ba-la-mật-đa gồm thâu, dẫn dắt, nên đều nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa mà tu tập được thành tựu viên mãn, nương nơi Bát-nhã bala-mật-đa mới có thể nhập vào trí Nhất thiết trí, mới được gọi là đến bờ bên kia, đều đồng một vị, tướng không sai biệt, chẳng thể nêu bày đây là Bố thí ba-la-mật-đa, đây là Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì sáu pháp Ba-la-mật-đa như thế đều có thể cùng hướng nhập vào trí Nhất thiết trí, có thể đạt đến bờ bên kia, hình tướng không sai biệt. Do nhân duyên ấy, sáu pháp Ba-la-mật-đa như Bố thí... không có tướng sai biệt.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Ba-la-mật-đa và tất cả pháp nếu theo thật nghĩa đều không có sự sai biệt đây, kia, hơn, kém, vậy do duyên gì mà nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với Bố thí... các Ba-la-mật-đa kia là vượt hơn, là lớn lao, là tôn quý, là vi diệu, là không gì sánh được.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Nếu theo thật nghĩa thì Ba-la-mậtđa và tất cả pháp đều không có sự sai biệt đây, kia, hơn, kém; chỉ vì nương nơi thế tục nên nói có tác dụng có sự sai biệt kia, đây, hơn, thua, nêu bày về Bố thí ba-la-mật-đa, nêu bày về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vì muốn ở phương diện thế tục cứu độ các loài hữu tình thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết, nhưng những sinh, già, bệnh, chết của các hữu tình đều chẳng phải thực có, chỉ giả nêu bày ra mà thôi. Vì sao? Vì hữu tình là không, nên biết các pháp cũng không có sở hữu, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thông đạt tất cả đều không có sở hữu, có khả năng ở phương diện thế tục cứu vớt các loài hữu tình thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết. Do đó, nên nói Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa đối với Bố thí ba-la-mật-đa... là vượt hơn, là lớn lao, là tôn quý, là vi diệu, là không gì hơn được.

Thiện Hiện nên biết, như Chuyển luân vương có ngọc nữ báu, đối với hàng nữ trong thế gian, là vượt hơn, là lớn lao, là tôn quý, là vi diệu, là không gì hơn được. Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng vậy, đối với Bố thí ba-la-mật-đa... là vượt hơn, là lớn lao, là tôn quý, là vi diệu, là không gì hơn được.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Vì nhân duyên gì mà Phật chỉ giảng nói Bátnhã ba-la-mật-đa, đối với Bố thí ba-la-mật-đa... là vượt hơn, là lớn lao, là tôn quý, là vi diệu, là không gì hơn được?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này có khả năng khéo thâu gồm, giữ lấy tất cả pháp thiện, tạo sự hòa hợp hướng nhập vào trí Nhất thiết trí, an trú bất động, dùng vô sở trụ làm phương tiện. Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, đối với các pháp thiện có giữ lấy hay bỏ đi chăng?

Phật dạy:

–Không! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với tất cả pháp không giữ, không bỏ. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì tất cả pháp đều chẳng thể giữ lấy, chẳng thể bỏ đi.

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với những pháp nào không lấy, không bỏ.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc không lấy, không bỏ; đối với thọ, tưởng, hành, thức không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với nhãn xứ không lấy, không bỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc xứ không lấy, không bỏ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không lấy, không bỏ. Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa đối với nhãn giới không lấy, không bỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc giới không lấy, không bỏ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với nhãn thức giới không lấy, không bỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa đối với nhãn xúc không lấy, không bỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra không lấy, không bỏ; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa đối với địa giới không lấy, không bỏ; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với vô minh không lấy, không bỏ; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não không lấy, không bỏ. Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với Bố thí ba-la-mậtđa không lấy, không bỏ; đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với pháp không bên trong không lấy, không bỏ; đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với chân như không lấy, không bỏ; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với Thánh đế khổ không lấy, không bỏ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với bốn Tĩnh lự không lấy, không bỏ; đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa đối với tám Giải thoát không lấy, không bỏ; đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa đối với bốn Niệm trụ không lấy, không bỏ; đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa đối với pháp môn giải thoát Không không lấy, không bỏ; đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không lấy, không bỏ. Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với năm loại mắt không lấy, không bỏ; đối với sáu phép thần thông không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với mười lực của Phật không lấy, không bỏ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa đối với pháp không quên mất không lấy, không bỏ; đối với tánh luôn luôn xả không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với trí Nhất thiết không lấy, không bỏ; đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni không lấy, không bỏ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa Không lấy, không bỏ. Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với quả Dự lưu không lấy, không bỏ; đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với quả vị Độc giác không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật không lấy, không bỏ.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc không lấy, không bỏ? Tại sao đối với thọ, tưởng, hành, thức không lấy, không bỏ? Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với nhãn xứ không lấy, không bỏ? Tại sao đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc xứ không lấy, không bỏ? Tại sao đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với nhãn giới không lấy, không bỏ? Tại sao đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc giới không lấy, không bỏ? Tại sao đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa đối với nhãn thức giới không lấy, không bỏ? Tại sao đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với nhãn xúc không lấy, không bỏ? Tại sao đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra không lấy, không bỏ? Tại sao đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với địa giới không lấy, không bỏ? Tại sao đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa đối với vô minh không lấy, không bỏ? Tại sao đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với Bố thí ba-la-mật-đa không lấy, không bỏ? Tại sao đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với pháp không bên trong không lấy, không bỏ? Tại sao đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với chân như không lấy, không bỏ? Tại sao đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với Thánh đế khổ không lấy, không bỏ? Tại sao đối với Thánh đế tập, diệt, đạo không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với bốn Tĩnh lự không lấy, không bỏ? Tại sao đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với tám Giải thoát không lấy, không bỏ? Tại sao đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với bốn Niệm trụ không lấy, không bỏ? Tại sao đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với pháp môn giải thoát Không không lấy, không bỏ? Tại sao đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa đối với năm loại mắt không lấy, không bỏ? Tại sao đối với sáu phép thần thông không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với mười lực của Phật không lấy, không bỏ? Tại sao đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa đối với pháp không quên mất không lấy, không bỏ? Tại sao đối với tánh luôn luôn xả không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với trí Nhất thiết không lấy, không bỏ? Tại sao đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni không lấy, không bỏ? Tại sao đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa Không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với quả Dự lưu không lấy, không bỏ? Tại sao đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với quả vị Độc giác không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát không lấy, không bỏ? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật không lấy, không bỏ?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về sắc, vì vậy đối với sắc không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về thọ, tưởng, hành, thức, vì vậy đối với thọ, tưởng, hành, thức không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về nhãn xứ, vì vậy đối với nhãn xứ không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, vì vậy đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về sắc xứ, vì vậy đối với sắc xứ không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, vì vậy đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về nhãn giới, vì vậy đối với nhãn giới không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, vì vậy đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về sắc giới, vì vậy đối với sắc giới không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, vì vậy đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về nhãn thức giới, vì vậy đối với nhãn thức giới không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, vì vậy đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về nhãn xúc, vì vậy đối với nhãn xúc không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, vì vậy đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không lấy, không bỏ. Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, vì vậy đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, vì vậy đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về địa giới, vì vậy đối với địa giới không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về thủy, hỏa, phong, không, thức giới, vì vậy đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không lấy, không bỏ. Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về vô minh, vì vậy đối với vô minh không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, vì vậy đối với hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về Bố thí ba-la-mật-đa, vì vậy đối với Bố thí ba-la-mật-đa không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa, vì vậy đối với Tịnh giới cho đến Bátnhã ba-la-mật-đa không lấy, không bỏ. Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về pháp không bên trong, vì vậy đối với pháp không bên trong không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, vì vậy đối với pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về chân như, vì vậy đối với chân như không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, vì vậy đối với pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về Thánh đế khổ, vì vậy đối với Thánh đế khổ không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về Thánh đế tập, diệt, đạo, vì vậy đối với Thánh đế tập, diệt, đạo không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về bốn Tĩnh lự, vì vậy đối với bốn Tĩnh lự không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, vì vậy đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về tám Giải thoát, vì vậy đối với tám Giải thoát không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, vì vậy đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa chẳng tư duy về bốn Niệm trụ, vì vậy đối với bốn Niệm trụ không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, vì vậy đối với bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Không, vì vậy đối với pháp môn giải thoát Không không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, vì vậy đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về năm loại mắt, vì vậy đối với năm loại mắt không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về sáu phép thần thông, vì vậy đối với sáu phép thần thông không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về mười lực của Phật, vì vậy đối với mười lực của Phật không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, vì vậy đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về pháp không quên mất, vì vậy đối với pháp không quên mất không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về tánh luôn luôn xả, vì vậy đối với tánh luôn luôn xả không lấy, không bỏ. Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về trí Nhất thiết, vì vậy đối với trí Nhất thiết không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, vì vậy đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về tất cả pháp môn Đà-la-ni, vì vậy đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về tất cả pháp môn Tamma-địa, vì vậy đối với tất cả pháp môn Tam-mađịa Không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về quả Dự lưu, vì vậy đối với quả Dự lưu không lấy, không bỏ; chẳng tư duy về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, vì vậy đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về quả vị Độc giác, vì vậy đối với quả vị Độc giác không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về tất cả hạnh Đại Bồ-tát, vì vậy đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát không lấy, không bỏ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, vì vậy đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật không lấy, không bỏ.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về sắc như thế nào? Chẳng tư duy về thọ, tưởng, hành, thức như thế nào? Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa chẳng tư duy về nhãn xứ như thế nào? Chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về sắc xứ như thế nào? Chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như thế nào? Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về nhãn giới như thế nào? Chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về sắc giới như thế nào? Chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới như thế nào? Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về nhãn thức giới như thế nào? Chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về nhãn xúc như thế nào? Chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc như thế nào? Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra như thế nào? Chẳng tư duy về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về địa giới như thế nào? Chẳng tư duy về thủy, hỏa, phong, không, thức giới như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về vô minh như thế nào? Chẳng tư duy về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não như thế nào? Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về Bố thí ba-la-mậtđa như thế nào? Chẳng tư duy về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về pháp không bên trong như thế nào? Chẳng tư duy về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh như thế nào? Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về chân như như thế nào? Chẳng tư duy về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về Thánh đế khổ như thế nào? Chẳng tư duy về Thánh đế tập, diệt, đạo như thế nào? Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về bốn Tĩnh lự như thế nào? Chẳng tư duy về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về tám Giải thoát như thế nào? Chẳng tư duy về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về bốn Niệm trụ như thế nào? Chẳng tư duy về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Không như thế nào? Chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về năm loại mắt như thế nào? Chẳng tư duy về sáu phép thần thông như thế nào? Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về mười lực của Phật như thế nào? Chẳng tư duy về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về pháp không quên mất như thế nào? Chẳng tư duy về tánh luôn luôn xả như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về trí Nhất thiết như thế nào? Chẳng tư duy về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng như thế nào? Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa chẳng tư duy về tất cả pháp môn Đà-lani như thế nào? Chẳng tư duy về tất cả pháp môn Tam-ma-địa như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về quả Dự lưu như thế nào? Chẳng tư duy về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về quả vị Độc giác như thế nào? Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về tất cả hạnh Đại Bồ-tát như thế nào? Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng tư duy về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật như thế nào?

QUYỂN 352

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (2)

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về sắc; đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về thọ, tưởng, hành, thức. Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với nhãn xứ, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về nhãn xứ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc xứ, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về sắc xứ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với nhãn giới, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về nhãn giới; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với sắc giới, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về sắc giới; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với nhãn thức giới, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về nhãn thức giới; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với nhãn xúc, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về nhãn xúc; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với địa giới, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về địa giới; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với vô minh, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về vô minh; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với Bố thí bala-mật-đa, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về Bố thí ba-la-mật-đa; đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với pháp không bên trong, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về pháp không bên trong; đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh. Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với chân như, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về chân như; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với Thánh đế khổ, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về Thánh đế khổ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về Thánh đế tập, diệt, đạo. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với bốn Tĩnh lự, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về bốn Tĩnh lự; đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với tám Giải thoát, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về tám Giải thoát; đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa đối với bốn Niệm trụ, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về bốn Niệm trụ; đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với pháp môn giải thoát Không, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Không; đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với năm loại mắt, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về năm loại mắt; đối với sáu phép thần thông, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về sáu phép thần thông. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với mười lực của Phật, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về mười lực của Phật; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với pháp không quên mất, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về pháp không quên mất; đối với tánh luôn luôn xả, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về tánh luôn luôn xả. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với trí Nhất thiết, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về trí Nhất thiết; đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về tất cả pháp môn Đà-la-ni; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về tất cả pháp môn Tam-mađịa. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với quả Dự lưu, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về quả Dự lưu; đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với quả vị Độc giác, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về quả vị Độc giác. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng tư duy về tất cả tướng, cũng chẳng tư duy về tất cả đối tượng được duyên, như vậy là chẳng tư duy về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về sắc, cũng chẳng tư duy về thọ, tưởng, hành, thức làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn xứ, cũng chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về sắc xứ, cũng chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn giới, cũng chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về sắc giới, cũng chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-lamật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn thức giới, cũng chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-lamật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn xúc, cũng chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng tư duy về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-lamật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về địa giới, cũng chẳng tư duy về thủy, hỏa, phong, không, thức giới thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-lamật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí? vô minh, cũng chẳng tư duy về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-lamật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chẳng tư duy về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về pháp không bên trong, cũng chẳng tư duy về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về chân như, cũng chẳng tư duy về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về Thánh đế khổ, cũng chẳng tư duy về Thánh đế tập, diệt, đạo thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về bốn Tĩnh lự, cũng chẳng tư duy về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-lamật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí? tám Giải thoát, cũng chẳng tư duy về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về bốn Niệm trụ, cũng chẳng tư duy về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về năm loại mắt, cũng chẳng tư duy về sáu phép thần thông thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về mười lực của Phật, cũng chẳng tư duy về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về pháp không quên mất, cũng chẳng tư duy về tánh luôn luôn xả thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-lamật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về trí Nhất thiết, cũng chẳng tư duy về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Bala-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí? tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng tư duy về tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Bala-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về quả Dự lưu, cũng chẳng tư duy về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-lamật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về quả vị Độc giác thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-lamật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mậtđa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về tất cả hạnh Đại Bồ-tát thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Bala-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật thì làm sao tăng trưởng căn lành đã gieo trồng? Nếu chẳng tăng trưởng căn lành đã gieo trồng thì làm sao thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng thành tựu viên mãn Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể đắc trí Nhất thiết trí?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về sắc, cũng chẳng tư duy về thọ, tưởng, hành, thức thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-lamật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn xứ, cũng chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về sắc xứ, cũng chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn giới, cũng chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về sắc giới, cũng chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn thức giới, cũng chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn xúc, cũng chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng tư duy về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về địa giới, cũng chẳng tư duy về thủy, hỏa, phong, không, thức giới thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về vô minh, cũng chẳng tư duy về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chẳng tư duy về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về pháp không bên trong, cũng chẳng tư duy về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về chân như, cũng chẳng tư duy về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về Thánh đế khổ, cũng chẳng tư duy về Thánh đế tập, diệt, đạo thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về bốn Tĩnh lự, cũng chẳng tư duy về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về tám Giải thoát, cũng chẳng tư duy về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-lamật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về bốn Niệm trụ, cũng chẳng tư duy về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về năm loại mắt, cũng chẳng tư duy về sáu phép thần thông thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về mười lực của Phật, cũng chẳng tư duy về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về pháp không quên mất, cũng chẳng tư duy về tánh luôn luôn xả thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về trí Nhất thiết, cũng chẳng tư duy về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì khi ấy Đại Bồtát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng tư duy về tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về quả Dự lưu, cũng chẳng tư duy về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về quả vị Độc giác thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về tất cả hạnh Đại Bồ-tát thì khi ấy Đại Bồtát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu khi nào Đại Bồ-tát chẳng tư duy về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật thì khi ấy Đại Bồ-tát có thể tăng trưởng căn lành đã gieo trồng; vì căn lành đã gieo trồng được tăng trưởng nên có thể làm viên mãn Ba-la-mật-đa; vì Ba-la-mật-đa được viên mãn nên có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí. Vì sao?

Này Thiện Hiện, vì các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về sắc, cũng chẳng nên tư duy về thọ, tưởng, hành, thức mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồtát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về nhãn xứ, cũng chẳng nên tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về sắc xứ, cũng chẳng nên tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về nhãn giới, cũng chẳng nên tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về sắc giới, cũng chẳng nên tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về nhãn thức giới, cũng chẳng nên tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về nhãn xúc, cũng chẳng nên tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng nên tư duy về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về địa giới, cũng chẳng nên tư duy về thủy, hỏa, phong, không, thức giới mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về vô minh, cũng chẳng nên tư duy về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chẳng nên tư duy về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về pháp không bên trong, cũng chẳng nên tư duy về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về chân như, cũng chẳng nên tư duy về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về Thánh đế khổ, cũng chẳng nên tư duy về Thánh đế tập, diệt, đạo mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về bốn Tĩnh lự, cũng chẳng nên tư duy về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về tám Giải thoát, cũng chẳng nên tư duy về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về bốn Niệm trụ, cũng chẳng nên tư duy về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng nên tư duy về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồtát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về năm loại mắt, cũng chẳng nên tư duy về sáu phép thần thông mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về mười lực của Phật, cũng chẳng nên tư duy về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồtát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về pháp không quên mất, cũng chẳng nên tư duy về tánh luôn luôn xả mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về trí Nhất thiết, cũng chẳng nên tư duy về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng nên tư duy về tất cả pháp môn Tam-ma-địa mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về quả Dự lưu, cũng chẳng nên tư duy về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về quả vị Độc giác mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về tất cả hạnh Đại Bồ-tát mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về sắc, cũng chẳng nên tư duy về thọ, tưởng, hành, thức mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về nhãn xứ, cũng chẳng nên tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về sắc xứ, cũng chẳng nên tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về nhãn giới, cũng chẳng nên tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về sắc giới, cũng chẳng nên tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về nhãn thức giới, cũng chẳng nên tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về nhãn xúc, cũng chẳng nên tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng nên tư duy về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về địa giới, cũng chẳng nên tư duy về thủy, hỏa, phong, không, thức giới mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về vô minh, cũng chẳng nên tư duy về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chẳng nên tư duy về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về pháp không bên trong, cũng chẳng nên tư duy về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về chân như, cũng chẳng nên tư duy về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về Thánh đế khổ, cũng chẳng nên tư duy về Thánh đế tập, diệt, đạo mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về bốn Tĩnh lự, cũng chẳng nên tư duy về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về tám Giải thoát, cũng chẳng nên tư duy về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về bốn Niệm trụ, cũng chẳng nên tư duy về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồtát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng nên tư duy về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về năm loại mắt, cũng chẳng nên tư duy về sáu phép thần thông mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về mười lực của Phật, cũng chẳng nên tư duy về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về pháp không quên mất, cũng chẳng nên tư duy về tánh luôn luôn xả mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về trí Nhất thiết, cũng chẳng nên tư duy về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về tất cả pháp môn Đà-lani, cũng chẳng nên tư duy về tất cả pháp môn Tamma-địa mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về quả Dự lưu, cũng chẳng nên tư duy về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về quả vị Độc giác mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về tất cả hạnh Đại Bồ-tát mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát chẳng nên tư duy về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật mới có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột?

QUYỂN 353

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (3)

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về sắc, chẳng tư duy về thọ, tưởng, hành, thức thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về sắc, chẳng tư duy về thọ, tưởng, hành, thức thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về nhãn xứ, chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn xứ, chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồtát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về sắc xứ, chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về sắc xứ, chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về nhãn giới, chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn giới, chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về sắc giới, chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về sắc giới, chẳng tư duy về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị

Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về nhãn thức giới, chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn thức giới, chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồtát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về nhãn xúc, chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về nhãn xúc, chẳng tư duy về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chẳng tư duy về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chẳng tư duy về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồtát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về địa giới, chẳng tư duy về thủy, hỏa, phong, không, thức giới thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về địa giới, chẳng tư duy về thủy, hỏa, phong, không, thức giới thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồtát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về vô minh, chẳng tư duy về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về vô minh, chẳng tư duy về hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng tư duy về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng tư duy về Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về pháp không bên trong, chẳng tư duy về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về pháp không bên trong, chẳng tư duy về pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về chân như, chẳng tư duy về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về chân như, chẳng tư duy về pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về Thánh đế khổ, chẳng tư duy về Thánh đế tập, diệt, đạo thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về Thánh đế khổ, chẳng tư duy về Thánh đế tập, diệt, đạo thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về bốn Tĩnh lự, chẳng tư duy về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về bốn Tĩnh lự, chẳng tư duy về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồtát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về tám Giải thoát, chẳng tư duy về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về tám Giải thoát, chẳng tư duy về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về bốn Niệm trụ, chẳng tư duy về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về bốn Niệm trụ, chẳng tư duy về bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồtát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về pháp môn giải thoát Không, chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Không, chẳng tư duy về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồtát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về năm loại mắt, chẳng tư duy về sáu phép thần thông thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về năm loại mắt, chẳng tư duy về sáu phép thần thông thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồtát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồtát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về mười lực của Phật, chẳng tư duy về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về mười lực của Phật, chẳng tư duy về bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về pháp không quên mất, chẳng tư duy về tánh luôn luôn xả thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về pháp không quên mất, chẳng tư duy về tánh luôn luôn xả thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về trí Nhất thiết, chẳng tư duy về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về trí Nhất thiết, chẳng tư duy về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng tư duy về tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng tư duy về tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồtát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về quả Dự lưu, chẳng tư duy về quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về quả Dự lưu, chẳng tư duy về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồtát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về quả vị Độc giác thì nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc; nếu nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì chẳng có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồtát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Đại Bồ-tát chẳng tư duy về quả vị Độc giác thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chân như nơi tất cả hạnh Đại Bồ-tát thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn tu hạnh Đại Bồtát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tư duy về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chân như nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật thì chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Nếu chẳng nhiễm đắm nơi các cõi Dục, Sắc, Vô sắc thì có đủ khả năng tu các hạnh Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồtát muốn tu hạnh Đại Bồ-tát, muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tu học Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng nên tư duy, nhiễm đắm các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì nên an trú ở đâu?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi sắc, cũng chẳng nên trụ nơi thọ, tưởng, hành, thức.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi nhãn xứ, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi sắc xứ, cũng chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi nhãn giới, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi sắc giới, cũng chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi nhãn thức giới, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi nhãn xúc, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng nên trụ nơi các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi địa giới, cũng chẳng nên trụ nơi thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi vô minh, cũng chẳng nên trụ nơi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chẳng nên trụ nơi Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi pháp không bên trong, cũng chẳng nên trụ nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi chân như, cũng chẳng nên trụ nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi Thánh đế khổ, cũng chẳng nên trụ nơi Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi bốn Tĩnh lự, cũng chẳng nên trụ nơi bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi tám Giải thoát, cũng chẳng nên trụ nơi tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi bốn Niệm trụ, cũng chẳng nên trụ nơi bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng nên trụ nơi pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi năm loại mắt, cũng chẳng nên trụ nơi sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi mười lực của Phật, cũng chẳng nên trụ nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi pháp không quên mất, cũng chẳng nên trụ nơi tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi trí Nhất thiết, cũng chẳng nên trụ nơi trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng nên trụ nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi quả Dự lưu, cũng chẳng nên trụ nơi quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi quả vị Độc giác.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi tất cả hạnh Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì chẳng nên trụ nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồtát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi sắc, cũng chẳng nên trụ nơi thọ, tưởng, hành, thức?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi nhãn xứ, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi sắc xứ, cũng chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi nhãn giới, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi sắc giới, cũng chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp giới?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi nhãn thức giới, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi nhãn xúc, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng nên trụ nơi các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi địa giới, cũng chẳng nên trụ nơi thủy, hỏa, phong, không, thức giới?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi vô minh, cũng chẳng nên trụ nơi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chẳng nên trụ nơi Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi pháp không bên trong, cũng chẳng nên trụ nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi chân như, cũng chẳng nên trụ nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi Thánh đế khổ, cũng chẳng nên trụ nơi Thánh đế tập, diệt, đạo?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi bốn Tĩnh lự, cũng chẳng nên trụ nơi bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi tám Giải thoát, cũng chẳng nên trụ nơi tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi bốn Niệm trụ, cũng chẳng nên trụ nơi bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng nên trụ nơi pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi năm loại mắt, cũng chẳng nên trụ nơi sáu phép thần thông?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi mười lực của Phật, cũng chẳng nên trụ nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi pháp không quên mất, cũng chẳng nên trụ nơi tánh luôn luôn xả?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi trí Nhất thiết, cũng chẳng nên trụ nơi trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng nên trụ nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi quả Dự lưu, cũng chẳng nên trụ nơi quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi quả vị Độc giác?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi tất cả hạnh Đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng nên trụ nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì đối với tất cả pháp không chấp trước nên chẳng nên trụ nơi sắc, cũng chẳng nên trụ nơi thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên trụ nơi nhãn xứ, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên trụ nơi sắc xứ, cũng chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên trụ nơi nhãn giới, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng nên trụ nơi sắc giới, cũng chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng nên trụ nơi nhãn thức giới, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng nên trụ nơi nhãn xúc, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng nên trụ nơi các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng nên trụ nơi các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; chẳng nên trụ nơi địa giới, cũng chẳng nên trụ nơi thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nên trụ nơi vô minh, cũng chẳng nên trụ nơi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não; chẳng nên trụ nơi Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chẳng nên trụ nơi Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa; chẳng nên trụ nơi pháp không bên trong, cũng chẳng nên trụ nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng nên trụ nơi chân như, cũng chẳng nên trụ nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; chẳng nên trụ nơi Thánh đế khổ, cũng chẳng nên trụ nơi Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên trụ nơi bốn Tĩnh lự, cũng chẳng nên trụ nơi bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; chẳng nên trụ nơi tám Giải thoát, cũng chẳng nên trụ nơi tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; chẳng nên trụ nơi bốn Niệm trụ, cũng chẳng nên trụ nơi bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; chẳng nên trụ nơi pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng nên trụ nơi pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; chẳng nên trụ nơi năm loại mắt, cũng chẳng nên trụ nơi sáu phép thần thông; chẳng nên trụ nơi pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng nên trụ nơi pháp môn Đà-la-ni; chẳng nên trụ nơi mười lực của Phật, cũng chẳng nên trụ nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên trụ nơi pháp không quên mất, cũng chẳng nên trụ nơi tánh luôn luôn xả; chẳng nên trụ nơi trí Nhất thiết, cũng chẳng nên trụ nơi trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; chẳng nên trụ nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng nên trụ nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên trụ nơi quả Dự lưu, cũng chẳng nên trụ nơi quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; chẳng nên trụ nơi quả vị Độc giác; chẳng nên trụ nơi tất cả hạnh Đại Bồ-tát; chẳng nên trụ nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy có pháp nào có thể ở trong đó mà khởi chấp trước và an trú.

Này Thiện Hiện, như vậy là Đại Bồ-tát dùng sự không chấp trước và không an trú làm phương tiện để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ thế này: “Nếu có thể không chấp trước, không an trú như thế mà hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu có thể không chấp trước, không an trú như thế mà tu đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là tu Bát-nhã bala-mật-đa. Ta nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế; ta nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy do suy nghĩ như thế nên bám lấy hình, tướng, chấp trước mà xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu xa lìa Bát-nhã ba-lamật-đa thì xa lìa Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; cũng xa lìa pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng xa lìa chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng xa lìa Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng xa lìa bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; cũng xa lìa tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; cũng xa lìa bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; cũng xa lìa pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; cũng xa lìa năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng xa lìa mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng xa lìa pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng xa lìa trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng xa lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; cũng xa lìa tất cả hạnh Đại Bồ-tát; cũng xa lìa quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với tất cả pháp, không có sự chấp trước; vì chẳng phải Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa có tánh chấp trước. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hoàn toàn không có tự tánh để có thể đối với các pháp có sự chấp trước. Vì vậy, này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp và Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đều không chấp trước.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, khởi tưởng như thế này: “Đây là Bát-nhã ba-la-mật-đa; ta hành Bát-nhã bala-mật-đa tức là hành khắp mọi thật tướng của các pháp.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy do khởi tưởng này nên đã thoái chuyển đối với Bát-nhã ba-lamật-đa. Nếu thoái chuyển đối với Bát-nhã ba-lamật-đa thì thoái chuyển đối với Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; cũng thoái chuyển đối với pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng thoái chuyển đối với chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng thoái chuyển đối với Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng thoái chuyển đối với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; cũng thoái chuyển đối với tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; cũng thoái chuyển đối với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; cũng thoái chuyển đối với pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; cũng thoái chuyển đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng thoái chuyển đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng thoái chuyển đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng thoái chuyển đối với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng thoái chuyển đối với tất cả pháp môn Đà-lani, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; cũng thoái chuyển đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát; cũng thoái chuyển đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa là tất cả hạt giống căn bản của pháp lành. Nếu thoái chuyển đối với Bát-nhã ba-la-mậtđa tức là làm mất hết tất cả các pháp lành.

QUYỂN 354

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (4)

Lại nữa Thiện Hiện, hoặc Đại Bồ-tát suy nghĩ như thế này: “Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng gồm thâu, giữ lấy khắp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp tất cả hạnh Đại Bồ-tát; cũng gồm thâu, giữ lấy khắp quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.”

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ như thế tức là đã từ bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu từ bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thì chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy tất cả hạnh Đại Bồ-tát; cũng chẳng có khả năng gồm thâu, giữ lấy quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì chẳng phải lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có thể gồm thâu, giữ lấy khắp các pháp thiện thù thắng và chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Lại nữa Thiện Hiện, hoặc Đại Bồ-tát suy nghĩ như thế này: “An trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa thì đối với quả vị Giác ngộ cao tột nhất định được thọ ký.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy nếu suy nghĩ như thế tức là đã từ bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa; nếu từ bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thì đối với quả vị Giác ngộ cao tột chẳng được thọ ký. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì chẳng phải lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thể được thọ ký.

Lại nữa Thiện Hiện, hoặc Đại Bồ-tát suy nghĩ như thế này: “An trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là dẫn dắt, phát huy khắp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; cũng an trú khắp pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng an trú khắp chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng an trú khắp Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng dẫn dắt, phát huy khắp bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; cũng dẫn dắt, phát huy khắp tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; cũng dẫn dắt, phát huy khắp bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; cũng dẫn dắt, phát huy khắp pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; cũng dẫn dắt, phát huy khắp năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng dẫn dắt, phát huy khắp mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng dẫn dắt, phát huy khắp pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng dẫn dắt, phát huy khắp tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; cũng dẫn dắt, phát huy khắp trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng dẫn dắt, phát huy khắp đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả.” Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy nếu nghĩ như thế tức là từ bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu từ bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thì chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; cũng chẳng có khả năng an trú nơi pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng chẳng có khả năng an trú nơi chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng chẳng có khả năng an trú nơi Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng chẳng có khả năng dẫn dắt, phát huy đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì chẳng phải lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có khả năng dẫn dắt, phát huy, an trú nơi pháp thiện.

Lại nữa Thiện Hiện, hoặc Đại Bồ-tát suy nghĩ: “Phật nhận biết các pháp không có tướng gồm thâu giữ lấy, tự chứng quả vị Giác ngộ cao tột; đã đắc quả vị ấy rồi thì vì các hữu tình nêu giảng, chỉ rõ thật tướng của các pháp.”

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy nếu suy nghĩ như thế tức là đã từ bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Như Lai đối với các pháp, không nhận thức, lãnh hội, không nêu giảng, không chỉ rõ. Vì sao? Vì thật tánh của các pháp là chẳng thể nhận thức, lãnh hội, chẳng thể nêu bày, thế thì làm sao đạt được cái có sự nhận thức, lãnh hội, nêu giảng, chỉ rõ? Nếu cho rằng đối với tất cả các pháp thật có các việc ấy thì là điều không thể xảy ra.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã bala-mật-đa thì làm thế nào để xa lìa các thứ lầm lỗi như vậy?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, hoặc Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa suy nghĩ thế này: “Các pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt; nếu các pháp đã không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt thì không có chủ thể thể hiện sự nhận thức, hiểu biết, cũng không có chủ thể nêu giảng, chỉ rõ. Nếu hành như thế là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, xa lìa các lầm lỗi.” Nếu Đại Bồ-tát chấp trước các pháp là không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt thì xa lìa Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa đối với tất cả các pháp không có sự chấp trước, không có sự gồm thâu, giữ lấy. Nếu đối với các pháp mà có sự chấp trước, có sự gồm thâu, giữ lấy thì là xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa là xa lìa hay chẳng xa lìa? Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa đối với Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa là xa lìa hay chẳng xa lìa? Bạch Thế Tôn, pháp không bên trong đối với pháp không bên trong là xa lìa hay chẳng xa lìa? Pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đối với pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, chân như đối với chân như là xa lìa hay chẳng xa lìa? Pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đối với pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, Thánh đế khổ đối với Thánh đế khổ là xa lìa hay chẳng xa lìa? Thánh đế tập, diệt, đạo đối với Thánh đế tập, diệt, đạo là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, bốn Tĩnh lự đối với bốn Tĩnh lự là xa lìa hay chẳng xa lìa? Bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, tám Giải thoát đối với tám Giải thoát là xa lìa hay chẳng xa lìa? Tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, bốn Niệm trụ đối với bốn Niệm trụ là xa lìa hay chẳng xa lìa? Bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo đối với bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, pháp môn giải thoát Không đối với pháp môn giải thoát Không là xa lìa hay chẳng xa lìa? Pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, năm loại mắt đối với năm loại mắt là xa lìa hay chẳng xa lìa? Sáu phép thần thông đối với sáu phép thần thông là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, mười lực của Phật đối với mười lực của Phật là xa lìa hay chẳng xa lìa? Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, pháp không quên mất đối với pháp không quên mất là xa lìa hay chẳng xa lìa? Tánh luôn luôn xả đối với trí Đạo tướng, tánh luôn luôn xả là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, tất cả pháp môn Đà-la-ni đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni là xa lìa hay chẳng xa lìa? Tất cả pháp môn Tam-ma-địa đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, trí Nhất thiết đối với trí Nhất thiết là xa lìa hay chẳng xa lìa? Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là xa lìa hay chẳng xa lìa?

Bạch Thế Tôn, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa đối với Tĩnh lự cho đến Bố thí ba-la-mật-đa dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy Tĩnh lự cho đến Bố thí ba-lamật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu pháp không bên trong đối với pháp không bên trong dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi pháp không bên trong?

Bạch Thế Tôn, nếu pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đối với pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh?

Bạch Thế Tôn, nếu chân như đối với chân như dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi chân như?

Bạch Thế Tôn, nếu pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đối với pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi chân như?

Bạch Thế Tôn, nếu Thánh đế khổ đối với Thánh đế khổ dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi Thánh đế khổ?

Bạch Thế Tôn, nếu Thánh đế tập, diệt, đạo đối với Thánh đế tập, diệt, đạo dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo?

Bạch Thế Tôn, nếu bốn Tĩnh lự đối với bốn Tĩnh lự dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn Tĩnh lự?

Bạch Thế Tôn, nếu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc?

Bạch Thế Tôn, nếu tám Giải thoát đối với tám Giải thoát dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tám Giải thoát?

Bạch Thế Tôn, nếu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ?

Bạch Thế Tôn, nếu bốn Niệm trụ đối với bốn Niệm trụ dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn Niệm trụ?

Bạch Thế Tôn, nếu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo đối với bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo?

Bạch Thế Tôn, nếu pháp môn giải thoát Không đối với pháp môn giải thoát Không dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy pháp môn giải thoát Không?

Bạch Thế Tôn, nếu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện?

Bạch Thế Tôn, nếu năm loại mắt đối với năm loại mắt dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy năm loại mắt?

Bạch Thế Tôn, nếu sáu phép thần thông đối với sáu phép thần thông dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy sáu phép thần thông?

Bạch Thế Tôn, nếu mười lực của Phật đối với mười lực của Phật dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy mười lực của Phật?

Bạch Thế Tôn, nếu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng?

Bạch Thế Tôn, nếu pháp không quên mất đối với pháp không quên mất dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy pháp không quên mất?

Bạch Thế Tôn, nếu tánh luôn luôn xả đối với trí Đạo tướng, tánh luôn luôn xả dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tánh luôn luôn xả?

Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp môn Đà-la-ni đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tất cả pháp môn Đà-la-ni?

Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp môn Tam-mađịa đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Bạch Thế Tôn, nếu trí Nhất thiết đối với trí Nhất thiết dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy trí Nhất thiết?

Bạch Thế Tôn, nếu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa đối với Tĩnh lự cho đến Bố thí ba-la-mật-đa chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy Tĩnh lự cho đến Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, pháp không bên trong đối với pháp không bên trong dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi pháp không bên trong.

Này Thiện Hiện, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đối với pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện, chân như đối với chân như dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi chân như.

Này Thiện Hiện, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đối với pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi chân như.

Này Thiện Hiện, Thánh đế khổ đối với Thánh đế khổ dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi Thánh đế khổ.

Này Thiện Hiện, Thánh đế tập, diệt, đạo đối với Thánh đế tập, diệt, đạo dù xa lìa, dù chẳng xa lìa thì làm sao Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện, bốn Tĩnh lự đối với bốn Tĩnh lự chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn Tĩnh lự.

Này Thiện Hiện, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Này Thiện Hiện, tám Giải thoát đối với tám Giải thoát chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tám Giải thoát.

Này Thiện Hiện, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Này Thiện Hiện, bốn Niệm trụ đối với bốn Niệm trụ chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn Niệm trụ.

Này Thiện Hiện, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo đối với bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo.

Này Thiện Hiện, pháp môn giải thoát Không đối với pháp môn giải thoát Không chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy pháp môn giải thoát Không.

Này Thiện Hiện, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này Thiện Hiện, năm loại mắt đối với năm loại mắt chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy năm loại mắt.

Này Thiện Hiện, sáu phép thần thông đối với sáu phép thần thông chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện, mười lực của Phật đối với mười lực của Phật chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy mười lực của Phật.

Này Thiện Hiện, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện, pháp không quên mất đối với pháp không quên mất chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy pháp không quên mất.

Này Thiện Hiện, tánh luôn luôn xả đối với trí Đạo tướng, tánh luôn luôn xả chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện, tất cả pháp môn Đà-la-ni đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tất cả pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện, tất cả pháp môn Tam-ma-địa đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết đối với trí Nhất thiết chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy trí Nhất thiết.

Này Thiện Hiện, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa. Vì vậy, Đại Bồ-tát có thể không chấp trước mà nêu dẫn, phát huy trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước sắc, cho đây là sắc, sắc này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước thọ, tưởng, hành, thức, cho đây là thọ, tưởng, hành, thức thọ, tưởng, hành, thức này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước nhãn xứ, cho đây là nhãn xứ, nhãn xứ này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cho đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước sắc xứ, cho đây là sắc xứ, sắc xứ này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cho đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước nhãn giới, cho đây là nhãn giới, nhãn giới này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cho đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước sắc giới, cho đây là sắc giới, sắc giới này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cho đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước nhãn thức giới, cho đây là nhãn thức giới, nhãn thức giới này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cho đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước nhãn xúc, cho đây là nhãn xúc, nhãn xúc này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, cho đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cho đây là các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, cho đây là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước địa giới, cho đây là địa giới, địa giới này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cho đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước vô minh, cho đây là vô minh, vô minh này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, cho đây là hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não, hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước Bố thí ba-la-mật-đa, cho đây là Bố thí ba-la-mật-đa, Bố thí ba-la-mật-đa này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đây là Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước pháp không bên trong, cho đây là pháp không bên trong, pháp không bên trong này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cho đây là pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước chân như, cho đây là chân như, chân như này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, cho đây là pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước Thánh đế khổ, cho đây là Thánh đế khổ, Thánh đế khổ này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo, cho đây là Thánh đế tập, diệt, đạo, Thánh đế tập, diệt, đạo này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước bốn Tĩnh lự, cho đây là bốn Tĩnh lự, bốn Tĩnh lự này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, cho đây là bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước tám Giải thoát, cho đây là tám Giải thoát, tám Giải thoát này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, cho đây là tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước bốn Niệm trụ, cho đây là bốn Niệm trụ, bốn Niệm trụ này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, cho đây là bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo, bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước pháp môn giải thoát Không, cho đây là pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Không này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, cho đây là pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước năm loại mắt, cho đây là năm loại mắt, năm loại mắt này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước sáu phép thần thông, cho đây là sáu phép thần thông, sáu phép thần thông này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước mười lực của Phật, cho đây là mười lực của Phật, mười lực của Phật này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cho đây là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước pháp không quên mất, cho đây là pháp không quên mất, pháp không quên mất này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước tánh luôn luôn xả, cho đây là tánh luôn luôn xả, tánh luôn luôn xả này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước trí Nhất thiết, cho đây là trí Nhất thiết, trí Nhất thiết này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, cho đây là trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước tất cả pháp môn Đà-la-ni, cho đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Đà-la-ni này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước tất cả pháp môn Tamma-địa, cho đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Tam-ma-địa này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước quả Dự lưu, cho đây là quả Dự lưu, quả Dự lưu này thuộc pháp kia; cũng chẳng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, cho đây là quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước quả vị Độc giác, cho đây là quả vị Độc giác, quả vị Độc giác này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cho đây là tất cả hạnh Đại Bồtát, tất cả hạnh Đại Bồ-tát này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, cho đây là quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật này thuộc các pháp kia.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy Bát-nhã ba-la-mật-đa; cũng có thể nêu dẫn, phát huy Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể an trú nơi pháp không bên trong; cũng có thể an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể an trú nơi chân như; cũng có thể an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể an trú nơi Thánh đế khổ; cũng có thể an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy bốn Tĩnh lự; cũng có thể nêu dẫn, phát huy bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy tám Giải thoát; cũng có thể nêu dẫn, phát huy tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy bốn Niệm trụ; cũng có thể nêu dẫn, phát huy bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy pháp môn giải thoát Không; cũng có thể nêu dẫn, phát huy pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy năm loại mắt; cũng có thể nêu dẫn, phát huy sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy mười lực của Phật; cũng có thể nêu dẫn, phát huy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy pháp không quên mất; cũng có thể nêu dẫn, phát huy tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể nêu dẫn, phát huy tất cả pháp môn Tam-mađịa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì không chấp trước nên có thể nêu dẫn, phát huy trí Nhất thiết; cũng có thể nêu dẫn, phát huy trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì sao?

Này Thiện Hiện, vì nếu Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với các pháp có sự chấp trước, cho đây là pháp, pháp này thuộc pháp kia, thì chẳng thể tùy ý nêu dẫn, phát huy, an trú nơi các công đức thù thắng.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán sắc hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán sắc giới hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán nhãn thức giới hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán nhãn xúc hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán địa giới hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán vô minh hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

QUYỂN 355

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (5)

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán Bố thí ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán pháp không bên trong hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán chân như hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán bốn Tĩnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán tám Giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán bốn Niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán pháp môn giải thoát Không hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán trí Nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán quả Dự lưu hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; cũng chẳng quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán quả vị Độc giác hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành đúng nẻo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy Bát-nhã ba-la-mật-đa; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng an trú nơi pháp không bên trong; cũng có khả năng an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng an trú nơi chân như; cũng có khả năng an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng an trú nơi Thánh đế khổ; cũng có khả năng an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy bốn Tĩnh lự; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy tám Giải thoát; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy bốn Niệm trụ; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy pháp môn giải thoát Không; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy năm loại mắt; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy mười lực của Phật; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy pháp không quên mất; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp như thế, vì chẳng quán sát nên có khả năng nêu dẫn, phát huy trí Nhất thiết; cũng có khả năng nêu dẫn, phát huy trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với các pháp có sự quán sát, hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, thì chẳng thể tùy ý nêu dẫn, phát huy, an trú nơi các công đức thù thắng.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, cũng là tu hành Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành pháp không bên trong; cũng là tu hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành chân như; cũng là tu hành an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành Thánh đế khổ; cũng là tu hành an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành bốn Tĩnh lự; cũng là tu hành nêu dẫn, phát huy bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành tám Giải thoát; cũng là tu hành nêu dẫn, phát huy tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành bốn Niệm trụ; cũng là tu hành nêu dẫn, phát huy bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành pháp môn giải thoát Không; cũng là tu hành nêu dẫn, phát huy pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành năm loại mắt; cũng là tu hành nêu dẫn, phát huy sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành mười lực của Phật; cũng là tu hành nêu dẫn, phát huy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành pháp không quên mất; cũng là tu hành nêu dẫn, phát huy tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng là tu hành nêu dẫn, phát huy tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa tức là tu hành trí Nhất thiết; cũng là tu hành nêu dẫn, phát huy trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Lại nữa Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tùy nơi chỗ đi tới mà tất cả các pháp Ba-la-mậtđa và các pháp phần Bồ-đề khác hiện có thảy đều đi theo; tùy chỗ đạt đến mà tất cả các pháp Ba-lamật-đa và các pháp phần Bồ-đề khác hiện có thảy đều theo đến. Này Thiện Hiện, như Chuyển luân thánh vương có bốn đội quân dũng mãnh, khi Thánh vương đi đâu thì bốn đội quân dũng mãnh ấy cũng đều theo đến. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng như vậy, tùy theo chỗ đi tới và đạt đến mà tất cả pháp Ba-la-mật-đa và các pháp phần Bồ-đề khác hiện có thảy đều đi theo, đạt tới, cứu cánh là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, như người đánh xe giỏi, điều khiển xe tứ mã tránh được đường hiểm đi trên đường rộng, thẳng, tùy theo ý mình có thể tới được chỗ cần tới. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng như vậy, khéo điều khiển tất cả pháp Ba-la-mật-đa và các pháp phần Bồ-đề khác khiến tránh được chỗ hiểm trên con đường từ sinh tử tới Niết-bàn, đi trên con đường chánh là tự lợi, lợi tha đạt đến đối tượng mong cầu là trí Nhất thiết trí.

Khi ấy Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là đạo là chẳng phải đạo của Đại Bồ-tát?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đạo của các hàng phàm phu chẳng phải là đạo của các Đại Bồ-tát; đạo của các bậc Thanh văn chẳng phải là đạo của các Đại Bồtát; đạo của các bậc Độc giác cũng chẳng phải là đạo của các bậc Độc giác cũng chẳng phải là đạo của các Đại Bồ-tát. Đạo về tự lợi, lợi tha là đạo của các Đại Bồ-tát; đạo của trí Nhất thiết trí là đạo của các Đại Bồ-tát; đạo chẳng trụ nơi sinh tử và Niếtbàn là đạo của các Đại Bồ-tát. Này Thiện Hiện, đó là đạo và chẳng phải đạo của Đại Bồ-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở thế gian là vì đại sự, đó là chỉ rõ cho các Đại Bồ-tát về tướng của đạo và chẳng phải đạo, khiến cho các Đại Bồ-tát nhận biết đó là đạo, đó chẳng phải là đạo để có thể mau chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở thế gian là vì đại sự, đó là chỉ rõ cho các Đại Bồ-tát về tướng của đạo và chẳng phải đạo để cho các Đại Bồ-tát nhận biết đó là đạo, đó chẳng phải là đạo, có thể mau chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Lại nữa Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa xuất hiện ở thế gian là vì đại sự, đó là nhằm độ thoát cho vô lượng, vô biên hữu tình khiến đều đạt được lợi ích an lạc.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy đem lại vô biên sự lợi lạc cho muôn người, nhưng đối với sự việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của sắc, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của thọ, tưởng, hành, thức, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của nhãn xứ, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của sắc xứ, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của nhãn giới, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của sắc giới, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của nhãn thức giới, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của nhãn xúc, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của địa giới, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của vô minh, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của Bố thí ba-la-mậtđa, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của pháp không bên trong, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của chân như, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của Thánh đế khổ, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của Thánh đế tập, diệt, đạo, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của bốn Tĩnh lự, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của tám Giải thoát, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của bốn Niệm trụ, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của pháp môn giải thoát Không, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của năm loại mắt, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của sáu phép thần thông, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của mười lực của Phật, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của pháp không quên mất, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của tánh luôn luôn xả, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của trí Nhất thiết, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của tất cả pháp môn Đàla-ni, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của tất cả pháp môn Tamma-địa, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của quả Dự lưu, nhưng đối với việc này không chấp trước; tuy thường chỉ rõ tác dụng của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của quả vị Độc giác, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của tất cả hạnh Đại Bồtát, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy thường chỉ rõ tác dụng của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, nhưng đối với việc này không chấp trước.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa dẫn dắt chỉ nẻo cho Đại Bồ-tát khiến hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, nhất định không thoái chuyển nửa chừng.

Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tuy khiến cho Đại Bồ-tát xa lìa các bậc Thanh văn, Độc giác, gần gũi quả vị Giác ngộ cao tột, nhưng đối với các pháp không khởi không diệt, vì lấy tánh an trú của các pháp làm định lượng.

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với tất cả các pháp không khởi không diệt thì tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa, phải tu Bố thí ba-la-mật-đa? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa phải tu Tịnh giới ba-la-mật-đa? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa phải tu An nhẫn ba-la-mật-đa? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa phải tu Tinh tấn ba-la-mật-đa? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa phải tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa phải tu Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên duyên với trí Nhất thiết, vì các hữu tình mà tu Bố thí ba-la-mật-đa; Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên duyên với trí Nhất thiết, vì các hữu tình mà tu Tịnh giới ba-la-mật-đa; Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa nên duyên với trí Nhất thiết, vì các hữu tình mà tu An nhẫn ba-la-mật-đa; Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên duyên với trí Nhất thiết, vì các hữu tình mà tu Tinh tấn ba-la-mật-đa; Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa nên duyên với trí Nhất thiết, vì các hữu tình mà tu Tĩnh lự ba-la-mật-đa; Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên duyên với trí Nhất thiết, vì các hữu tình mà tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đem căn lành này ban cho các hữu tình đều có như nhau cùng hồi hướng quả vị Giác ngộ cao tột; khi hồi hướng, xa lìa ba tâm phân biệt, đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì và hồi hướng về đâu?

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy đem căn lành này hồi hướng đến đối tượng mong đạt là quả vị Giác ngộ cao tột như thế thì tu sáu pháp Ba-la-mậtđa mới mau được viên mãn; cũng tu Từ, Bi, Hỷ, Xả của bậc Bồ-tát mau được viên mãn. Do đó, chóng chứng đắc trí Nhất thiết trí, cho đến khi an tọa nơi tòa Bồ-đề nhiệm mầu, thường chẳng xa lìa sáu pháp Ba-la-mật-đa như thế.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát chẳng lìa sáu pháp Ba-la-mật-đa thì chẳng xa lìa trí Nhất thiết trí. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn mau chứng đắc đối tượng mong đạt là quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng tinh tấn tu học sáu pháp Ba-la-mật-đa, phải siêng năng tinh tấn tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thường siêng năng tinh tấn tu học, tu hành sáu pháp Ba-la-mậtđa như thế, thì tất cả căn lành mau được viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng nên lìa nhau.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, tại sao Đại Bồ-tát thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về sắc, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về nhãn xứ, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về sắc xứ, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau. Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về nhãn giới, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về sắc giới, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về nhãn thức giới, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về nhãn xúc, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về địa giới, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về vô minh, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về pháp không bên trong, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về chân như, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau. Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về Thánh đế khổ, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về bốn Tĩnh lự, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về tám Giải thoát, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Bala-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về bốn Niệm trụ, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về pháp môn giải thoát Không, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về năm loại mắt, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về sáu phép thần thông, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau. Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về mười lực của Phật, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về pháp không quên mất, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về tánh luôn luôn xả, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về trí Nhất thiết, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về quả Dự lưu, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; quán như thật về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về quả vị Độc giác, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát quán như thật về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, thì Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Bala-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi sắc, cũng chẳng nên trụ nơi thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì sắc chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi nhãn xứ, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì nhãn xứ chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi sắc xứ, cũng chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì sắc xứ chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

QUYỂN 356

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (6)

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi nhãn giới, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Vì sao? Vì nhãn giới chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau. Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi sắc giới, cũng chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Vì sao? Vì sắc giới chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi nhãn thức giới, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Vì sao? Vì nhãn thức giới chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi nhãn xúc, cũng chẳng nên trụ nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Vì sao? Vì nhãn xúc chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau. Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng nên trụ nơi các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi địa giới, cũng chẳng nên trụ nơi thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì địa giới chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi vô minh, cũng chẳng nên trụ nơi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Vì sao? Vì vô minh chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chẳng nên trụ nơi Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi pháp không bên trong, cũng chẳng nên trụ nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì pháp không bên trong chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi chân như, cũng chẳng nên trụ nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì chân như chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau. Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi bốn Niệm trụ, cũng chẳng nên trụ nơi bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi Thánh đế khổ, cũng chẳng nên trụ nơi Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì Thánh đế khổ chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi bốn Tĩnh lự, cũng chẳng nên trụ nơi bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi tám Giải thoát, cũng chẳng nên trụ nơi tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Vì sao? Vì tám Giải thoát chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng nên trụ nơi pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi năm loại mắt, cũng chẳng nên trụ nơi sáu phép thần thông. Vì sao? Vì năm loại mắt chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; sáu phép thần thông cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi pháp môn Tam-mađịa, cũng chẳng nên trụ nơi pháp môn Đà-la-ni. Vì sao? Vì pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; pháp môn Đà-lani cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi mười lực của Phật, cũng chẳng nên trụ nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì mười lực của Phật chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi quả Dự lưu, cũng chẳng nên trụ nơi quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì quả Dự lưu chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi quả vị Độc giác. Vì sao? Vì quả vị Độc giác cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi trí Nhất thiết, cũng chẳng nên trụ nơi trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trí Nhất thiết chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Bala-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi địa vị phàm phu, cũng chẳng nên trụ nơi quả vị Thanh văn, quả vị Độc giác, quả vị Bồ-tát, quả vị Như Lai. Vì sao? Vì địa vị phàm phu chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải là đối tượng; quả vị Thanh văn, quả vị Độc giác, quả vị Bồ-tát, quả vị Như Lai cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng lìa bỏ nhau. Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên trụ nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chân như nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật cũng chẳng phải là chủ thể trụ, chẳng phải đối tượng trụ”, thì này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy thường cùng tương ưng với sáu pháp Ba-la-mậtđa, chẳng lìa bỏ nhau.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thường dùng phương tiện vô trụ như thế để tu hành sáu pháp Bala-mật-đa thì Đại Bồ-tát ấy mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, ví như có người muốn ăn quả Am-một-la, hoặc quả Bán-na-ta, thì trước hết lấy hạt của nó trồng xuống nơi chỗ đất tốt, tùy thời tưới nước, chăm sóc, giữ gìn; dần dần hạt sẽ nẩy mầm lên cây, sinh cành lá; thời tiết thích hợp sẽ có hoa quả, khi quả đã chín thì hái ăn. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát cũng như thế, muốn đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì trước phải tu học sáu pháp Ba-la-mậtđa, lại đối với hữu tình, hoặc dùng Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự mà nhiếp phục họ; đã nhiếp phục rồi thì chỉ dạy khiến họ an trú nơi Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa; đã an trú rồi thì sẽ giải thoát khỏi tất cả sinh, già, bệnh, chết, chứng đắc an lạc rốt ráo, thường trú. Bồ-tát như thế là sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm, độ vô lượng chúng sinh. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn đối với các pháp, chẳng nhờ duyên khác mà tự thông tỏ, muốn có thể đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, muốn có thể làm nghiêm tịnh cõi Phật, muốn mau an tọa nơi tòa Bồđề mầu nhiệm, muốn có khả năng hàng phục tất cả quân ma, muốn chóng chứng đắc trí Nhất thiết trí, muốn chuyển pháp luân nhằm cứu độ cho các loài hữu tình thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết thì nên học sáu pháp Ba-la-mật-đa, dùng bốn pháp thu nhiếp giáo hóa, tùy phương tiện nhiếp phục các loài hữu tình. Bồ-tát như thế là khi dốc sức tu học thì nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa mà luôn siêng năng tu học.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Phật dạy Đại Bồ-tát nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa luôn siêng năng tu học chăng?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy! Ta dạy Đại Bồ-tát nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa luôn siêng năng tu học.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với các pháp muốn đạt được đại tự tại thì nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng khiến cho Bồ-tát đối với tất cả pháp đạt được tự tại.

Lại nữa Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là phương tiện sinh trưởng, là cửa ngõ hướng đến của các pháp lành. Ví như biển cả là phương tiện sinh trưởng của các vật báu và là cửa ngõ hướng đến của tất cả dòng sông. Này Thiện Hiện, cũng như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là phương tiện sinh trưởng, là cửa ngõ hướng đến của các pháp thiện. Vì vậy, này Thiện Hiện, chúng sinh cầu Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Bồ-tát thừa đều nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mà luôn siêng năng tu học.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát đối với Bátnhã ba-la-mật-đa sâu này, khi dốc sức tu học thì nên tinh cần tu học Bố thí ba-la-mật-đa, nên tinh cần tu học Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên tinh cần an trú nơi pháp không bên trong, nên tinh cần an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; nên tinh cần an trú nơi chân như, nên tinh cần an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; nên tinh cần an trú nơi Thánh đế khổ, nên tinh cần an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo; nên tinh cần tu học bốn Tĩnh lự, nên tinh cần tu học bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; nên tinh cần tu học tám Giải thoát, nên tinh cần tu học tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; nên tinh cần tu học bốn Niệm trụ, nên tinh cần tu học bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; nên tinh cần tu học pháp môn giải thoát Không, nên tinh cần tu học pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; nên tinh cần tu học năm loại mắt, nên tinh cần tu học sáu phép thần thông; nên tinh cần tu học mười lực của Phật, nên tinh cần tu học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nên tinh cần tu học pháp không quên mất, nên tinh cần tu học tánh luôn luôn xả; nên tinh cần tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni, nên tinh cần tu học tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nên tinh cần tu học trí Nhất thiết, nên tinh cần tu học trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện, như người bắn tên giỏi có áo mũ bền chắc, cầm cung tên tốt, chẳng sợ kẻ địch. Đại Bồ-tát cũng giống như thế, gồm thâu, giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật-đa, gồm thâu, giữ gìn Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; gồm thâu, giữ gìn pháp không bên trong, gồm thâu, giữ gìn pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; gồm thâu, giữ gìn chân như, gồm thâu, giữ gìn pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; gồm thâu, giữ gìn Thánh đế khổ, gồm thâu, giữ gìn Thánh đế tập, diệt, đạo; gồm thâu, giữ gìn bốn Tĩnh lự, gồm thâu, giữ gìn bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; gồm thâu, giữ gìn tám Giải thoát, gồm thâu, giữ gìn tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; gồm thâu, giữ gìn bốn Niệm trụ, gồm thâu, giữ gìn bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; gồm thâu, giữ gìn pháp môn giải thoát Không, gồm thâu, giữ gìn pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; gồm thâu, giữ gìn năm loại mắt, gồm thâu, giữ gìn sáu phép thần thông; gồm thâu, giữ gìn mười lực của Phật, gồm thâu, giữ gìn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; gồm thâu, giữ gìn pháp không quên mất, gồm thâu, giữ gìn tánh luôn luôn xả; gồm thâu, giữ gìn tất cả pháp môn Đà-la-ni, gồm thâu, giữ gìn tất cả pháp môn Tam-ma-địa; gồm thâu, giữ gìn trí Nhất thiết, gồm thâu, giữ gìn trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; khi gồm thâu, giữ gìn các công đức như thế đều lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phương tiện. Do nhân duyên này, tất cả quân ma, ngoại đạo, các luận thuyết khác đều phải khuất phục. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột thì nên tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành Bố thí ba-la-mật-đa, thường hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành pháp không bên trong, thường hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành chân như, thường hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành Thánh đế khổ, thường hành Thánh đế tập, diệt, đạo thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành bốn Tĩnh lự, thường hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành tám Giải thoát, thường hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành bốn Niệm trụ, thường hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành pháp môn giải thoát Không, thường hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành năm loại mắt, thường hành sáu phép thần thông thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành mười lực của Phật, thường hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành pháp không quên mất, thường hành tánh luôn luôn xả thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, thường hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà thường hành trí Nhất thiết, thường hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì luôn được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành Bố thí ba-la-mật-đa thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành pháp không bên trong thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành chân như thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành Thánh đế khổ thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành Thánh đế tập, diệt, đạo thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành bốn Tĩnh lự thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành tám Giải thoát thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành bốn Niệm trụ thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành pháp môn giải thoát Không thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành năm loại mắt thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành sáu phép thần thông thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành mười lực của Phật thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành pháp không quên mất thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành tánh luôn luôn xả thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành tất cả pháp môn Đà-la-ni thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy tại sao khi hành trí Nhất thiết thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm? Tại sao khi hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành Bố thí ba-la-mật-đa, quán Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, quán Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành pháp không bên trong, quán pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, quán pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm. Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành chân như, quán chân như chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, quán pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành Thánh đế khổ, quán Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành Thánh đế tập, diệt, đạo, quán Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành bốn Tĩnh lự, quán bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành tám Giải thoát, quán tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành bốn Niệm trụ, quán bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, quán bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành pháp môn giải thoát Không, quán pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành năm loại mắt, quán năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành sáu phép thần thông, quán sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành mười lực của Phật, quán mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, quán bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành pháp không quên mất, quán pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành tánh luôn luôn xả, quán trí Đạo tướng, tánh luôn luôn xả chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, quán tất cả pháp môn Đàla-ni chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Này Thiện Hiện, vì Đại Bồ-tát ấy khi hành trí Nhất thiết, quán trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm; khi hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được nên được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại hộ niệm.

Lại nữa Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như sắc, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như nhãn xứ, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như sắc xứ, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như nhãn giới, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồtát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như sắc giới, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như nhãn thức giới, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như nhãn xúc, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồtát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như địa giới, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như vô minh, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như pháp không bên trong, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như chân như, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồtát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như Thánh đế khổ, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồtát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như bốn Tĩnh lự, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như tám Giải thoát, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như bốn Niệm trụ, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như pháp môn giải thoát Không, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như năm loại mắt, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như mười lực của Phật, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như pháp không quên mất, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như tánh luôn luôn xả chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như trí Nhất thiết, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như quả Dự lưu, chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; như quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì như quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Lại nữa Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào sắc nên hộ niệm Đại Bồtát ấy; chẳng nhờ vào thọ, tưởng, hành, thức nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào nhãn xứ nên hộ niệm Đại Bồtát ấy; chẳng nhờ vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào sắc xứ nên hộ niệm Đại Bồtát ấy; chẳng nhờ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào nhãn giới nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào sắc giới nên hộ niệm Đại Bồtát ấy; chẳng nhờ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào nhãn thức giới nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào nhãn xúc nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào địa giới nên hộ niệm Đại Bồtát ấy; chẳng nhờ vào thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào vô minh nên hộ niệm Đại Bồtát ấy; chẳng nhờ vào hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào Bố thí ba-la-mật-đa nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào pháp không bên trong nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào chân như nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào Thánh đế khổ nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào Thánh đế tập, diệt, đạo nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào bốn Tĩnh lự nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào tám Giải thoát nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

QUYỂN 357

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (7)

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào bốn Niệm trụ nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào pháp môn giải thoát Không nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào năm loại mắt nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào sáu phép thần thông nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào mười lực của Phật nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào pháp không quên mất nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào tánh luôn luôn xả nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào trí Nhất thiết nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào tất cả pháp môn Đà-la-ni nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào tất cả pháp môn Tam-ma-địa nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào quả Dự lưu nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy; chẳng nhờ vào quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào quả vị Độc giác nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào tất cả hạnh Đại Bồ-tát nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Này Thiện Hiện, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, vì chẳng nhờ vào quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật nên hộ niệm Đại Bồ-tát ấy.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát tuy học nhiều điều mà không có điều gì để học.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Các Đại Bồ-tát tuy học nhiều điều mà không có điều gì để học. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì thật không có pháp nào có thể khiến Đại Bồ-tát đối với pháp ấy mà tu học.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Như Lai vì các Đại Bồ-tát, hoặc nói lược, hoặc nói rộng pháp tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột thì đối với giáo pháp tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa này, hoặc tóm lược, hoặc quảng diễn, đều nên lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, làm cho thông suốt; đã thông tỏ rồi thì tư duy như lý; đã tư duy rồi, tâm và tâm sở pháp đối với tướng của đối tượng được duyên đều chẳng lay động.

Phật dạy:

–Đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Lại nữa Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát đối với giáo pháp tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa mà chư Như Lai đã nêu giảng, hoặc tóm lược, hoặc quảng diễn, thì khi tinh cần tu học, nên đối với các pháp cần phải thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, làm sao Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp cần phải thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của sắc, thông tỏ như thật về tướng chân như của thọ, tưởng, hành, thức thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của nhãn xứ, thông tỏ như thật về tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của sắc xứ, thông tỏ như thật về tướng chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của nhãn giới, thông tỏ như thật về tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của sắc giới, thông tỏ như thật về tướng chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của nhãn thức giới, thông tỏ như thật về tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của nhãn xúc, thông tỏ như thật về tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, thông tỏ như thật về tướng chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của địa giới, thông tỏ như thật về tướng chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của vô minh, thông tỏ như thật về tướng chân như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của Bố thí ba-la-mật-đa, thông tỏ như thật về tướng chân như của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của pháp không bên trong, thông tỏ như thật về tướng chân như của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của chân như, thông tỏ như thật về tướng chân như của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của Thánh đế khổ, thông tỏ như thật về tướng chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của bốn Tĩnh lự, thông tỏ như thật về tướng chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của tám Giải thoát, thông tỏ như thật về tướng chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của bốn Niệm trụ, thông tỏ như thật về tướng chân như của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của pháp môn giải thoát Không, thông tỏ như thật về tướng chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của năm loại mắt, thông tỏ như thật về tướng chân như của sáu phép thần thông thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như nơi mười lực của Phật, thông tỏ như thật về tướng chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của pháp không quên mất, thông tỏ như thật về tướng chân như của tánh luôn luôn xả thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của trí Nhất thiết, thông tỏ như thật về tướng chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của tất cả pháp môn Đà-lani, thông tỏ như thật về tướng chân như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của quả Dự lưu, thông tỏ như thật về tướng chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của quả vị Độc giác thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như của tất cả hạnh Đại Bồ-tát thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng chân như nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của sắc, thế nào là tướng chân như của thọ, tưởng, hành, thức để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, chân như của sắc không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của sắc; chân như của thọ, tưởng, hành, thức không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của thọ, tưởng, hành, thức; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của nhãn xứ, thế nào là tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của nhãn xứ không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của nhãn xứ; chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của sắc xứ, thế nào là tướng chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của sắc xứ không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của sắc xứ; chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của nhãn giới, thế nào là tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của nhãn giới không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của nhãn giới; chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của sắc giới, thế nào là tướng chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của sắc giới không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của sắc giới; chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của nhãn thức giới, thế nào là tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của nhãn thức giới không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của nhãn thức giới; chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của nhãn xúc, thế nào là tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của nhãn xúc không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của nhãn xúc; chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, thế nào là tướng chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của địa giới, thế nào là tướng chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của địa giới không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của địa giới; chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của vô minh, thế nào là tướng chân như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của vô minh không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của vô minh; chân như của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của Bố thí ba-la-mật-đa, thế nào là tướng chân như của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của Bố thí ba-lamật-đa không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của Bố thí ba-la-mật-đa; chân như của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của pháp không bên trong, thế nào là tướng chân như của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của pháp không bên trong không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của pháp không bên trong; chân như của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của chân như, thế nào là tướng chân như của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của chân như không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của chân như; chân như của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của Thánh đế khổ, thế nào là tướng chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của Thánh đế khổ không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của Thánh đế khổ; chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của bốn Tĩnh lự, thế nào là tướng chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của bốn Tĩnh lự không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của bốn Tĩnh lự; chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của tám Giải thoát, thế nào là tướng chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của tám Giải thoát không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của tám Giải thoát; chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của bốn Niệm trụ, thế nào là tướng chân như của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo để các Đại Bồtát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của bốn Niệm trụ không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của bốn Niệm trụ; chân như của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của pháp môn giải thoát Không, thế nào là tướng chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của pháp môn giải thoát Không không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của pháp môn giải thoát Không; chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của năm loại mắt, thế nào là tướng chân như của sáu phép thần thông để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của năm loại mắt không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của năm loại mắt; chân như của sáu phép thần thông không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của sáu phép thần thông; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như nơi mười lực của Phật, thế nào là tướng chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như nơi mười lực của Phật không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như nơi mười lực của Phật; chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của pháp không quên mất, thế nào là tướng chân như của tánh luôn luôn xả để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của pháp không quên mất không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của pháp không quên mất; chân như của tánh luôn luôn xả không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của tánh luôn luôn xả; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của trí Nhất thiết, thế nào là tướng chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của trí Nhất thiết không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của trí Nhất thiết; chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, thế nào là tướng chân như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của tất cả pháp môn Đà-la-ni không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của tất cả pháp môn Đà-la-ni; chân như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa Không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của quả Dự lưu, thế nào là tướng chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của quả Dự lưu không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của quả Dự lưu; chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của quả vị Độc giác để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của quả vị Độc giác không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của quả vị Độc giác, các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như của tất cả hạnh Đại Bồ-tát để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như của tất cả hạnh Đại Bồ-tát không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, các Đại Bồtát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng chân như nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, chân như nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của sắc, thông tỏ như thật về tướng thật tế của thọ, tưởng, hành, thức, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của nhãn xứ, thông tỏ như thật về tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của sắc xứ, thông tỏ như thật về tướng thật tế của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của nhãn giới, thông tỏ như thật về tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của sắc giới, thông tỏ như thật về tướng thật tế của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn. Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồthật về tướng thật tế của nhãn thức giới, thông tỏ như thật về tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của nhãn xúc, thông tỏ như thật về tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, thông tỏ như thật về tướng thật tế của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của địa giới, thông tỏ như thật về tướng thật tế của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của vô minh, thông tỏ như thật về tướng thật tế của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn. Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồthật về tướng thật tế của Bố thí ba-la-mật-đa, thông tỏ như thật về tướng thật tế của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của pháp không bên trong, thông tỏ như thật về tướng thật tế của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của chân như, thông tỏ như thật về tướng thật tế của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồthật về tướng thật tế của Thánh đế khổ, thông tỏ như thật về tướng thật tế của Thánh đế tập, diệt, đạo, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của bốn Tĩnh lự, thông tỏ như thật về tướng thật tế của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của tám Giải thoát, thông tỏ như thật về tướng thật tế của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của bốn Niệm trụ, thông tỏ như thật về tướng thật tế của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của pháp môn giải thoát Không, thông tỏ như thật về tướng thật tế của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, thì Đại Bồtát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của năm loại mắt, thông tỏ như thật về tướng thật tế của sáu phép thần thông, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế nơi mười lực của Phật, thông tỏ như thật về tướng thật tế của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, thì Đại Bồtát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của pháp không quên mất, thông tỏ như thật về tướng thật tế của tánh luôn luôn xả, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của trí Nhất thiết, thông tỏ như thật về tướng thật tế của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của tất cả pháp môn Đà-la-ni, thông tỏ như thật về tướng thật tế của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của quả Dự lưu, thông tỏ như thật về tướng thật tế của quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của quả vị Độc giác, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thông tỏ như thật về tướng thật tế nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của sắc, thế nào là tướng thật tế của thọ, tưởng, hành, thức, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của sắc, đó là tướng thật tế của sắc; không có giới hạn của thọ, tưởng, hành, thức, đó là tướng thật tế của thọ, tưởng, hành, thức, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của nhãn xứ, thế nào là tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của nhãn xứ, đó là tướng thật tế của nhãn xứ; không có giới hạn của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, đó là tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của sắc xứ, thế nào là tướng thật tế của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của sắc xứ, đó là tướng thật tế của sắc xứ; không có giới hạn của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, đó là tướng thật tế của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của nhãn giới, thế nào là tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của nhãn giới, đó là tướng thật tế của nhãn giới; không có giới hạn của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, đó là tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, các Đại Bồtát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của sắc giới, thế nào là tướng thật tế của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của sắc giới, đó là tướng thật tế của sắc giới; không có giới hạn của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, đó là tướng thật tế của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của nhãn thức giới, thế nào là tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của nhãn thức giới, đó là tướng thật tế của nhãn thức giới; không có giới hạn của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, đó là tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của nhãn xúc, thế nào là tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của nhãn xúc, đó là tướng thật tế của nhãn xúc; không có giới hạn của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó là tướng thật tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, thế nào là tướng thật tế của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, đó là tướng thật tế của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; không có giới hạn của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, đó là tướng thật tế của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của địa giới, thế nào là tướng thật tế của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của địa giới, đó là tướng thật tế của địa giới; không có giới hạn của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, đó là tướng thật tế của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của vô minh, thế nào là tướng thật tế của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của vô minh, đó là tướng thật tế của vô minh; không có giới hạn của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não, đó là tướng thật tế của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

QUYỂN 358

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (8)

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của Bố thí ba-la-mật-đa, thế nào là tướng thật tế của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của Bố thí ba-la-mật-đa, đó là tướng thật tế của Bố thí ba-lamật-đa; không có giới hạn của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, đó là tướng thật tế của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của pháp không bên trong, thế nào là tướng thật tế của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của pháp không bên trong, đó là tướng thật tế của pháp không bên trong; không có giới hạn của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, đó là tướng thật tế của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của chân như, thế nào là tướng thật tế của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của chân như, đó là tướng thật tế của chân như; không có giới hạn của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, đó là tướng thật tế của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của Thánh đế khổ, thế nào là tướng thật tế của Thánh đế tập, diệt, đạo, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của Thánh đế khổ, đó là tướng thật tế của Thánh đế khổ; không có giới hạn của Thánh đế tập, diệt, đạo, đó là tướng thật tế của Thánh đế tập, diệt, đạo, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của bốn Tĩnh lự, thế nào là tướng thật tế của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của bốn Tĩnh lự, đó là tướng thật tế của bốn Tĩnh lự; không có giới hạn của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, đó là tướng thật tế của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của tám Giải thoát, thế nào là tướng thật tế của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của tám Giải thoát, đó là tướng thật tế của tám Giải thoát; không có giới hạn của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, đó là tướng thật tế của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của bốn Niệm trụ, thế nào là tướng thật tế của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của bốn Niệm trụ, đó là tướng thật tế của bốn Niệm trụ; không có giới hạn của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo, đó là tướng thật tế của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của pháp môn giải thoát Không, thế nào là tướng thật tế của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của pháp môn giải thoát Không, đó là tướng thật tế của pháp môn giải thoát Không; không có giới hạn của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, đó là tướng thật tế của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của năm loại mắt, thế nào là tướng thật tế của sáu phép thần thông, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của năm loại mắt, đó là tướng thật tế của năm loại mắt; không có giới hạn của sáu phép thần thông, đó là tướng thật tế của sáu phép thần thông, các Đại Bồtát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế nơi mười lực của Phật, thế nào là tướng thật tế của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn nơi mười lực của Phật không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng chân như nơi mười lực của Phật; không có giới hạn của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, đó là tướng thật tế của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của pháp không quên mất, thế nào là tướng thật tế của tánh luôn luôn xả, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của pháp không quên mất, đó là tướng thật tế của pháp không quên mất; không có giới hạn của tánh luôn luôn xả, đó là tướng thật tế của tánh luôn luôn xả, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của trí Nhất thiết, thế nào là tướng thật tế của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của trí Nhất thiết, đó là tướng thật tế của trí Nhất thiết; không có giới hạn của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, đó là tướng thật tế của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của tất cả pháp môn Đà-la-ni, thế nào là tướng thật tế của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của tất cả pháp môn Đà-la-ni, đó là tướng thật tế của tất cả pháp môn Đà-la-ni; không có giới hạn của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, đó là tướng thật tế của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của quả Dự lưu, thế nào là tướng thật tế của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của quả Dự lưu, đó là tướng thật tế của quả Dự lưu; không có giới hạn của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, đó là tướng thật tế của quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của quả vị Độc giác, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của quả vị Độc giác, đó là tướng thật tế của quả vị Độc giác, các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, để các Đại Bồ-tát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, đó là tướng thật tế của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng thật tế nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, để các Đại Bồtát thông tỏ như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, không có giới hạn nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể nêu bày, đó gọi là tướng thật tế nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, các Đại Bồ-tát cần phải thông tỏ như thật để tu học, để đối với tất cả pháp thông tỏ như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của sắc, rõ biết như thật về tướng pháp giới của thọ, tưởng, hành, thức, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của nhãn xứ, rõ biết như thật về tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của sắc xứ, rõ biết như thật về tướng pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của nhãn giới, rõ biết như thật về tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của sắc giới, rõ biết như thật về tướng pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của nhãn thức giới, rõ biết như thật về tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của nhãn xúc, rõ biết như thật về tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, rõ biết như thật về tướng pháp giới của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của địa giới, rõ biết như thật về tướng pháp giới của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của vô minh, rõ biết như thật về tướng pháp giới của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của Bố thí ba-la-mật-đa, rõ biết như thật về tướng pháp giới của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của pháp không bên trong, rõ biết như thật về tướng pháp giới của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của chân như, rõ biết như thật về tướng pháp giới của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của Thánh đế khổ, rõ biết như thật về tướng pháp giới của Thánh đế tập, diệt, đạo, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của bốn Tĩnh lự, rõ biết như thật về tướng pháp giới của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của tám Giải thoát, rõ biết như thật về tướng pháp giới của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của bốn Niệm trụ, rõ biết như thật về tướng pháp giới của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của pháp môn giải thoát Không, rõ biết như thật về tướng pháp giới của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của năm loại mắt, rõ biết như thật về tướng pháp giới của sáu phép thần thông, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới nơi mười lực của Phật, rõ biết như thật về tướng pháp giới của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của pháp không quên mất, rõ biết như thật về tướng pháp giới của tánh luôn luôn xả, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của trí Nhất thiết, rõ biết như thật về tướng pháp giới của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của tất cả pháp môn Đà-la-ni, rõ biết như thật về tướng pháp giới của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của quả Dự lưu, rõ biết như thật về tướng pháp giới của quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của quả vị Độc giác, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tướng pháp giới của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, thì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của sắc, thế nào là tướng pháp giới của thọ, tưởng, hành, thức, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của sắc, đó là pháp giới của sắc; pháp giới của sắc này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của sắc; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của thọ, tưởng, hành, thức, đó là pháp giới của thọ, tưởng, hành, thức; pháp giới của thọ, tưởng, hành, thức này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của thọ, tưởng, hành, thức, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của nhãn xứ, thế nào là tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của nhãn xứ, đó là pháp giới của nhãn xứ; pháp giới của nhãn xứ này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của nhãn xứ; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, đó là pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của sắc xứ, thế nào là tướng pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của sắc xứ, đó là pháp giới của sắc xứ; pháp giới của sắc xứ này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của sắc xứ; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, đó là pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của nhãn giới, thế nào là tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của nhãn giới, đó là pháp giới của nhãn giới; pháp giới của nhãn giới này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của nhãn giới; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, đó là pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của sắc giới, thế nào là tướng pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của sắc giới, đó là pháp giới của sắc giới; pháp giới của sắc giới này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của sắc giới; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, đó là pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của nhãn thức giới, thế nào là tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của nhãn thức giới, đó là pháp giới của nhãn thức giới; pháp giới của nhãn thức giới này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của nhãn thức giới; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, đó là pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của nhãn xúc, thế nào là tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của nhãn xúc, đó là pháp giới của nhãn xúc; pháp giới của nhãn xúc này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của nhãn xúc; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó là pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, các Đại Bồtát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, thế nào là tướng pháp giới của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, đó là pháp giới của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; pháp giới của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, đó là pháp giới của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; pháp giới của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của địa giới, thế nào là tướng pháp giới của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của địa giới, đó là pháp giới của địa giới; pháp giới của địa giới này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của địa giới; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, đó là pháp giới của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; pháp giới của thủy, hỏa, phong, không, thức giới này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của vô minh, thế nào là tướng pháp giới của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của vô minh, đó là pháp giới của vô minh; pháp giới của vô minh này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của vô minh; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não, đó là pháp giới của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não; pháp giới của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của Bố thí ba-la-mật-đa, thế nào là tướng pháp giới của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của Bố thí ba-la-mật-đa, đó là pháp giới của Bố thí ba-la-mật-đa; pháp giới của Bố thí bala-mật-đa này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của Bố thí ba-la-mật-đa; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, đó là pháp giới của Tịnh giới cho đến Bát-nhã bala-mật-đa; pháp giới của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của pháp không bên trong, thế nào là tướng pháp giới của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của pháp không bên trong, đó là pháp giới của pháp không bên trong; pháp giới của pháp không bên trong này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của pháp không bên trong; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, đó là pháp giới của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh; pháp giới của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của chân như, thế nào là tướng pháp giới của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của chân như, đó là pháp giới của chân như; pháp giới của chân như này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của chân như; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, đó là pháp giới của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; pháp giới của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của Thánh đế khổ, thế nào là tướng pháp giới của Thánh đế tập, diệt, đạo, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của Thánh đế khổ, đó là pháp giới của Thánh đế khổ; pháp giới của Thánh đế khổ này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của Thánh đế khổ; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của Thánh đế tập, diệt, đạo, đó là pháp giới của Thánh đế tập, diệt, đạo; pháp giới của Thánh đế tập, diệt, đạo này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của Thánh đế tập, diệt, đạo, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của bốn Tĩnh lự, thế nào là tướng pháp giới của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của bốn Tĩnh lự, đó là pháp giới của bốn Tĩnh lự; pháp giới của bốn Tĩnh lự này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của bốn Tĩnh lự; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, đó là pháp giới của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; pháp giới của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của tám Giải thoát, thế nào là tướng pháp giới của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của tám Giải thoát, đó là pháp giới của tám Giải thoát; pháp giới của tám Giải thoát này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của tám Giải thoát; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, đó là pháp giới của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; pháp giới của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của bốn Niệm trụ, thế nào là tướng pháp giới của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, để các Đại Bồtát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của bốn Niệm trụ, đó là pháp giới của bốn Niệm trụ; pháp giới của bốn Niệm trụ này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của bốn Niệm trụ; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo, đó là pháp giới của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo; pháp giới của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của pháp môn giải thoát Không, thế nào là tướng pháp giới của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của pháp môn giải thoát Không, đó là pháp giới của pháp môn giải thoát Không; pháp giới của pháp môn giải thoát Không này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của pháp môn giải thoát Không; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, đó là pháp giới của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; pháp giới của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, các Đại Bồtát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của năm loại mắt, thế nào là tướng pháp giới của sáu phép thần thông, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của năm loại mắt, đó là pháp giới của năm loại mắt; pháp giới của năm loại mắt này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của năm loại mắt; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của sáu phép thần thông, đó là pháp giới của sáu phép thần thông; pháp giới của sáu phép thần thông này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của sáu phép thần thông, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới nơi mười lực của Phật, thế nào là tướng pháp giới của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực nơi mười lực của Phật, đó là pháp giới nơi mười lực của Phật; pháp giới của mười lực của Phật này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của mười lực của Phật; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, đó là pháp giới của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; pháp giới của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của pháp không quên mất, thế nào là tướng pháp giới của tánh luôn luôn xả, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của pháp không quên mất, đó là pháp giới của pháp không quên mất; pháp giới của pháp không quên mất này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của pháp không quên mất; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của tánh luôn luôn xả, đó là pháp giới của tánh luôn luôn xả; pháp giới của tánh luôn luôn xả này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của tánh luôn luôn xả, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của trí Nhất thiết, thế nào là tướng pháp giới của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của trí Nhất thiết, đó là pháp giới của trí Nhất thiết; pháp giới của trí Nhất thiết này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của trí Nhất thiết; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, đó là pháp giới của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; pháp giới của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, các Đại Bồtát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của tất cả pháp môn Đà-la-ni, thế nào là tướng pháp giới của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của tất cả pháp môn Đà-la-ni, đó là pháp giới của tất cả pháp môn Đà-la-ni; pháp giới của tất cả pháp môn Đà-la-ni này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của tất cả pháp môn Đà-la-ni; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của tất cả pháp môn Tamma-địa, đó là pháp giới của tất cả pháp môn Tamma-địa; pháp giới của tất cả pháp môn Tam-ma-địa này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của quả Dự lưu, thế nào là tướng pháp giới của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của quả Dự lưu, đó là pháp giới của quả Dự lưu; pháp giới của quả Dự lưu này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của quả Dự lưu; cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, đó là pháp giới của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; pháp giới của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán này cũng không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, các Đại Bồtát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của quả vị Độc giác, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của quả vị Độc giác, đó là pháp giới của quả vị Độc giác; pháp giới của quả vị Độc giác này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của quả vị Độc giác, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, đó là pháp giới của tất cả hạnh Đại Bồ-tát; pháp giới của tất cả hạnh Đại Bồ-tát này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là tướng pháp giới nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, để các Đại Bồ-tát rõ biết như thật mà tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn?

–Này Thiện Hiện, cảnh giới hư không thuộc lãnh vực nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, đó là pháp giới nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật; pháp giới nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật này không đoạn diệt, không phân biệt mà có thể nêu bày, đó là tướng pháp giới nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, các Đại Bồ-tát rõ biết như thật để tu học, để đối với tất cả pháp rõ biết như thật về tướng tóm lược, quảng diễn.

QUYỂN 359

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (9)

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát lại phải làm thế nào để biết tướng tóm lược, quảng diễn của tất cả pháp? Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát rõ biết như thật về tất cả các pháp chẳng hợp chẳng tan thì Đại Bồ-tát ấy, như thế sẽ biết về tướng tóm lược, quảng diễn của tất cả pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch lại Phật:

–Bạch Thế Tôn, tất cả pháp chẳng hợp chẳng tan là những pháp nào?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, sắc chẳng hợp chẳng tan; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng hợp chẳng tan. Nhãn xứ chẳng hợp chẳng tan; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng hợp chẳng tan. Sắc xứ chẳng hợp chẳng tan; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng hợp chẳng tan. Nhãn giới chẳng hợp chẳng tan; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng hợp chẳng tan. Sắc giới chẳng hợp chẳng tan; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng hợp chẳng tan. Nhãn thức giới chẳng hợp chẳng tan; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng hợp chẳng tan. Nhãn xúc chẳng hợp chẳng tan; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng hợp chẳng tan. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng hợp chẳng tan; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng hợp chẳng tan. Địa giới chẳng hợp chẳng tan; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng hợp chẳng tan. Vô minh chẳng hợp chẳng tan; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng chẳng hợp chẳng tan. Bố thí ba-la-mật-đa chẳng hợp chẳng tan; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng hợp chẳng tan. Pháp không bên trong chẳng hợp chẳng tan; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng hợp chẳng tan. Chân như chẳng hợp chẳng tan; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng hợp chẳng tan. Thánh đế khổ chẳng hợp chẳng tan; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng hợp chẳng tan. Bốn Tĩnh lự chẳng hợp chẳng tan; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng hợp chẳng tan. Tám Giải thoát chẳng hợp chẳng tan; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng hợp chẳng tan. Bốn Niệm trụ chẳng hợp chẳng tan; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng chẳng hợp chẳng tan. Pháp môn giải thoát Không chẳng hợp chẳng tan; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng hợp chẳng tan. Năm loại mắt chẳng hợp chẳng tan; sáu phép thần thông cũng chẳng hợp chẳng tan. Mười lực của Phật chẳng hợp chẳng tan; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng hợp chẳng tan. Pháp không quên mất chẳng hợp chẳng tan; tánh luôn luôn xả cũng chẳng hợp chẳng tan. Trí Nhất thiết chẳng hợp chẳng tan; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng hợp chẳng tan. Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hợp chẳng tan; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng hợp chẳng tan. Quả Dự lưu chẳng hợp chẳng tan; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cũng chẳng hợp chẳng tan. Quả vị Độc giác chẳng hợp chẳng tan. Tất cả hạnh Đại Bồtát chẳng hợp chẳng tan. Quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hợp chẳng tan. Cảnh giới hữu vi chẳng hợp chẳng tan; cảnh giới vô vi cũng chẳng hợp chẳng tan. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì các pháp như thế đều không có tự tánh; nếu không có tự tánh thì không có sở hữu; nếu không có sở hữu thì chẳng thể nói có hợp có tan. Các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, rõ biết như thế, thì có khả năng rõ biết về tướng tóm lược, quảng diễn.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, như vậy gọi là thâu tóm sáu pháp Ba-la-mật-đa, các Đại Bồ-tát nếu đối với pháp ấy mà tu học thì có khả năng làm được nhiều việc.

Bạch Thế Tôn, các pháp Ba-la-mật-đa được thâu tóm như thế, Đại Bồ-tát mới bắt đầu tu tập thường nên tu học, cho đến Đại Bồ-tát trụ Thập địa cũng nên tu học.

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát học các pháp Bala-mật-đa được thâu tóm này thì đối với tất cả pháp sẽ nhận biết về tướng tóm lược, quảng diễn.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Này Thiện Hiện, pháp môn như thế, hàng Đại Bồ-tát lợi căn có thể hội nhập, hàng Đại Bồ-tát trung căn cũng có thể hội nhập.

Này Thiện Hiện, pháp môn như thế, hàng Đại Bồ-tát định căn có thể hội nhập, hàng Đại Bồ-tát bất định căn cũng có thể hội nhập.

Này Thiện Hiện, pháp môn như thế không chướng không ngại; nếu Đại Bồ-tát tinh chuyên tu học thì không thể không hội nhập.

Này Thiện Hiện, pháp môn như thế chẳng phải là đối tượng có thể hội nhập của người lười biếng, người kém tinh tấn, người mất chánh niệm, người tâm tán loạn, người quen nẻo ác tuệ.

Này Thiện Hiện, pháp môn như thế, người không lười biếng, người dốc tinh tấn, người trụ chánh niệm, người khéo nhiếp tâm, người tu diệu tuệ mới có thể hội nhập.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn trụ ở bậc không thoái chuyển, muốn trụ nơi bậc thứ mười, muốn trụ ở bậc trí Nhất thiết trí thì phải tinh cần theo phương tiện hội nhập pháp môn này.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát theo như điều Bát-nhã ba-la-mật-đa này đã nêu giảng mà học, thì Đại Bồ-tát ấy có thể tùy ý chứng đắc Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa; cũng tùy ý chứng đắc pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng tùy ý chứng đắc chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng tùy ý chứng đắc Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng tùy ý chứng đắc bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; cũng tùy ý chứng đắc tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; cũng tùy ý chứng đắc bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; cũng tùy ý chứng đắc pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện; cũng tùy ý chứng đắc năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng tùy ý chứng đắc mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng tùy ý chứng đắc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng tùy ý chứng đắc trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng tùy ý chứng đắc tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát dựa vào những điều mà Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này đã dạy để tu học thì Đại Bồ-tát ấy cứ luôn như thế sẽ tiến gần tới đối tượng mong đạt là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát theo như những điều mà Bát-nhã ba-la-mật-đa này đã dạy để tu học, thì Đại Bồ-tát ấy nếu có ma sự khởi lên, liền bị tiêu diệt. Vì vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồtát muốn mau diệt trừ tất cả nghiệp chướng, muốn gồm thâu, giữ gìn lấy phương tiện thiện xảo thì nên tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy, tu Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy, tập Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy thì khi đó Đại Bồtát liền được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại đang trụ trì, diễn thuyết chánh pháp trong vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương cùng hộ niệm. Vì sao? Vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế mà sinh ra. Do vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát dốc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì nên suy nghĩ: “Pháp mà chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đã chứng đắc, ta cũng sẽ chứng đắc.” Vì thế, này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát phải tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, thì Đại Bồ-tát ấy mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột, do đó, này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát thường chẳng nên xa lìa tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí và việc tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này như thật tu hành, trải qua dù chỉ là khoảnh khắc thì nhóm phước đức mà Đại Bồ-tát ấy đạt được số lượng rất nhiều. Giả sử có người giáo hóa các loài hữu tình trong cả thế giới ba lần ngàn, đều khiến an trú nơi Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã, hoặc khiến an trú nơi giải thoát và giải thoát tri kiến, hoặc khiến an trú nơi quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán, hoặc khiến an trú nơi quả vị Độc giác, thì người ấy tuy thu hoặc vô lượng phước đức, nhưng còn chẳng bằng vị Đại Bồ-tát kia đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này như thật tu hành, trải qua dù chỉ là khoảnh khắc. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bátnhã ba-la-mật-đa như thế có khả năng phát sinh tất cả Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã; có khả năng phát sinh tất cả giải thoát và giải thoát tri kiến; có khả năng phát sinh quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; có khả năng phát sinh quả vị Độc giác; có khả năng phát sinh quả vị Giác ngộ cao tột. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại ở trong vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương đều do Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế mà đang được xuất hiện. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở đời quá khứ đều do Bátnhã ba-la-mật-đa như thế mà đã được xuất hiện.

Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đời vị lai đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế mà sẽ được xuất hiện.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa trong khoảng giây lát, hoặc nửa ngày, hoặc một ngày, hoặc trải qua một tháng, hoặc trải qua một năm, hoặc trải qua trăm năm, hoặc trải qua một kiếp, hoặc trải qua trăm kiếp, cho đến hoặc trải qua vô số kiếp, thì phước đức đạt được của Đại Bồ-tát ấy số lượng rất nhiều, vượt qua phước đức đã đạt được của người giáo hóa các loài hữu tình trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương, đều khiến an trú nơi Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã, hoặc khiến an trú nơi giải thoát và giải thoát tri kiến, hoặc khiến an trú nơi quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, hoặc khiến an trú nơi quả vị Độc giác. Vì sao? Này Thiện Hiện, do vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này đã sinh ra tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời quá khứ, vị lai, hiện tại; chư vị luôn vì các hữu tình nêu bày như thật các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã; vì các hữu tình nêu bày như thật về nẻo giải thoát và giải thoát trí kiến; vì các hữu tình nêu bày như thật về các quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán; vì các hữu tình nêu bày như thật về quả vị Độc giác; vì các hữu tình nêu bày như thật về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, cho nên số phước đức này vượt qua phước đức kia.

Lại nữa Thiện Hiện, theo như điều Bát-nhã bala-mật-đa này đã dạy mà an trú, thì nên biết Đại Bồ-tát ấy chẳng bị thoái chuyển, thường được chư Phật hộ niệm; thành tựu phương tiện thiện xảo tối thắng, đã từng gần gũi cúng dường vô lượng chân thiện tri thức che chở giúp đỡ; từ lâu đã tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; từ lâu đã an trú nơi pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; từ lâu đã an trú nơi chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; từ lâu đã an trú nơi Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; từ lâu đã tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; từ lâu đã tu tập tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; từ lâu đã tu tập bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; từ lâu đã tu tập pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện; từ lâu đã tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông; từ lâu đã tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; từ lâu đã tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; từ lâu đã tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; từ lâu đã tu tập trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, thì nên biết, Đại Bồtát ấy trụ ở bậc Đồng tử, tất cả sở nguyện đều được trọn vẹn, thường được gặp chư Phật; đối với các căn lành thường chẳng xa lìa, luôn luôn đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, cũng thường làm nghiêm tịnh cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật kia, cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn, lắng nghe, thọ trì, tu hành pháp Vô thượng thừa, thì nên biết Đại Bồ-tát ấy đã đạt được biện tài thông suốt, vô tận, đã đắc pháp Đà-la-ni thù thắng, thành tựu sắc thân vi diệu tối thượng; đã được chư Phật thọ ký viên mãn, tùy theo sự ưu thích, vì nhằm hóa độ các hữu tình mà thọ sinh các loại thân hình đều được tự tại, thì nên biết Đại Bồ-tát ấy nhận thức thấu đạt về môn sở duyên, môn hành tương, môn tự, môn phi tự, nhận thức thấu đạt về ngôn ngữ, chẳng phải ngôn ngữ, nhận thức thấu đạt về một ngôn ngữ, hai ngôn ngữ, nhiều ngôn ngữ, ngôn ngữ nam, ngôn ngữ nữ, ngôn ngữ chẳng phải nam nữ, ngôn ngữ quá khứ, ngôn ngữ vị lai, ngôn ngữ hiện tại, văn chương, ý nghĩa, thì nên biết Đại Bồ-tát ấy nhận thức thấu đạt về sắc, thọ, tưởng, hành, thức, uẩn, giới, xứ, duyên khởi, các chi duyên khởi, tánh thế gian, tánh Niết-bàn, tướng pháp giới, tướng hành, biết chẳng phải tướng hành, tướng hữu vi, tướng vô vi, tướng hữu vi, vô vi, tướng tướng, tướng phi tướng, hữu, phi hữu, tự tánh, tha tánh, nhận thức thấu đạt về hợp, về tan, về hợp tan, về tương ưng, bất tương ưng, chân như, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, pháp tánh, pháp giới, pháp định, pháp trụ, tánh duyên, tánh chẳng phải duyên, các Thánh đế, Tĩnh lự, Định vô lượng, Định vô sắc, sáu pháp Ba-la-mật-đa, bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; nhận thức thấu đạt về pháp môn Đà-lani, pháp môn Tam-ma-địa; pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, pháp môn giải thoát Vô nguyện; pháp môn tất cả không; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; nhận thức thấu đạt về cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi; cảnh giới, chẳng phải cảnh giới; nên biết Đại Bồ-tát ấy nhận thức thấu đạt về tác ý của sắc, tác ý của thọ, tưởng, hành, thức; tác ý của nhãn xứ, tác ý của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; tác ý của sắc xứ, tác ý của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; tác ý của nhãn giới, tác ý của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; tác ý của sắc giới, tác ý của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; tác ý của nhãn thức giới, tác ý của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; tác ý của nhãn xúc, tác ý của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; tác ý của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, tác ý của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; nhận thức thấu đạt về tác ý của địa giới, tác ý của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; tác ý của vô minh, tác ý của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não; tác ý của Bố thí ba-la-mật-đa, tác ý của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa; tác ý của pháp không bên trong, tác ý của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; tác ý của chân như, tác ý của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; tác ý của Thánh đế khổ, tác ý của Thánh đế tập, diệt, đạo; tác ý của bốn Niệm trụ, tác ý của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; tác ý của bốn Tĩnh lự, tác ý của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tác ý của tám Giải thoát, tác ý của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; nhận thức thấu đạt về tác ý của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tác ý của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; tác ý của pháp môn giải thoát Không, tác ý của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; tác ý của năm loại mắt, tác ý của sáu phép thần thông; tác ý nơi mười lực của Phật, tác ý của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tác ý của pháp không quên mất, tác ý của tánh luôn luôn xả; tác ý của trí Nhất thiết, tác ý của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Nên biết, Đại Bồ-tát ấy đã nhận thức thấu đạt về sắc và tướng không của sắc; thọ, tưởng, hành, thức và tướng không của thọ, tưởng, hành, thức; nhãn xứ và tướng không của nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tướng không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; sắc xứ và tướng không của sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tướng không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; nhãn giới và tướng không của nhãn giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới và tướng không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; sắc giới và tướng không của sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới và tướng không của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; nhãn thức giới và tướng không của nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới và tướng không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; nhãn xúc và tướng không của nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc và tướng không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tướng không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra và tướng không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; nhận thức thấu đạt về địa giới và tướng không của địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tướng không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; vô minh và tướng không của vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tướng không của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não; Bố thí ba-la-mậtđa và tướng không của Bố thí ba-la-mật-đa; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa và tướng không của Tịnh giới cho đến Bátnhã ba-la-mật-đa; nhận thức thấu đạt về pháp không bên trong và tướng không của pháp không bên trong; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tướng không của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh; chân như và tướng không của chân như; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tướng không của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Thánh đế khổ và tướng không của Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo và tướng không của Thánh đế tập, diệt, đạo; bốn Niệm trụ và tướng không của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tướng không của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo; bốn Tĩnh lự và tướng không của bốn Tĩnh lự; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tướng không của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tám Giải thoát và tướng không của tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tướng không của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; nhận thức thấu đạt về tất cả pháp môn Đà-la-ni và tướng không của tất cả pháp môn Đà-la-ni; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tướng không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; pháp môn giải thoát Không và tướng không của pháp môn giải thoát Không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tướng không của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; năm loại mắt và tướng không của năm loại mắt; sáu phép thần thông và tướng không của sáu phép thần thông; mười lực của Phật và tướng không nơi mười lực của Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tướng không của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất và tướng không của pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả và tướng không của tánh luôn luôn xả; trí Nhất thiết và tướng không của trí Nhất thiết; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tướng không của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; quả Dự lưu và tướng không của quả Dự lưu; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và tướng không của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán; quả vị Độc giác và tướng không của quả vị Độc giác; tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tướng không của tất cả hạnh Đại Bồ-tát; quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tướng không của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Nên biết, Đại Bồ-tát ấy đã nhận thức thấu đạt về đạo dừng nghỉ, đạo chẳng dừng nghỉ; sinh, trụ, dị, diệt; tham, sân, si, không tham, không sân, không si; kiến, chẳng phải kiến, tà kiến, chẳng phải tà kiến, tất cả kiến triền, tùy miên, kết phược; sự dứt trừ tất cả kiến triền, tùy miên, kết phược; danh, sắc, danh sắc; nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; hành, giải, tướng, trạng, đã nhận thức thấu đạt về khổ, tập, diệt, đạo; địa ngục, đường địa ngục, bàng sinh, đường bàng sinh; quỷ giới, đường quỷ giới, người, đường người, trời, đường trời; Dự lưu, quả Dự lưu; Nhất lai, quả Nhất lai, đường Nhất lai, Bất hoàn, quả Bất hoàn, đường Bất hoàn, A-la-hán, quả Ala-hán, đường A-la-hán, Độc giác, quả vị Độc giác, đường Độc giác; Đại Bồ-tát, hạnh Đại Bồ-tát; Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, quả vị Giác ngộ cao tột; trí Nhất thiết, đường trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, đường trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, đường trí Nhất thiết tướng; đã nhận thức thấu đạt về căn, căn viên mãn, căn thắng - liệt; tuệ, tuệ nhanh nhạy; tuệ mạnh mẽ, tuệ sắc bén, tuệ mau chóng, tuệ thông đạt, tuệ rộng khắp, tuệ sâu xa, tuệ lớn lao, tuệ không gì bằng, tuệ chân thật, tuệ quý giá; nhận thức thấu đạt về đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại; phương tiện, ý lạc, ý lạc tăng thượng, sự chiếu cố đối với hữu tình; tướng văn nghĩa, các Thánh pháp, phương tiện của ba thừa an lập.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nêu dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa, tu Bát-nhã ba-la-mật-đa thì đạt được những công đức lợi lạc thù thắng như thế.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát vì sao nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa? Vì sao nên nêu dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa? Vì sao nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa? Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán sắc tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư dối chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì quán thọ, tưởng, hành, thức tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán nhãn xứ tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán sắc xứ tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Vì quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán nhãn giới tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán sắc giới tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán nhãn thức giới tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán nhãn xúc tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán địa giới tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì quán vô minh tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não tịch tĩnh, có thể bị hủy hoại, chẳng tự tại, thể hư vọng, chẳng chắc thật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, ông hỏi Đại Bồ-tát vì sao nên nêu dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa? Đại Bồ-tát, giống như nêu dẫn cái không của hư không, nên nêu dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, ông hỏi Đại Bồ-tát vì sao nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa? Đại Bồ-tát, giống như tu cái không của hư không, nên tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát phải trải qua thời gian bao lâu để hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, để nêu dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa, để tu Bát-nhã ba-lamật-đa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi an tọa nơi tòa Bồ-đề nhiệm mầu, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên nêu dẫn Bátnhã ba-la-mật-đa, nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát trụ nơi tâm nào không gián đoạn để hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, để nêu dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa, để tu Bát-nhã ba-lamật-đa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi an tọa nơi tòa Bồ-đề nhiệm mầu, chẳng để phát khởi các tác ý khác, chỉ thường an trú nơi tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, để nêu dẫn Bát-nhã ba-lamật-đa, để tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, nên nêu dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, cho đến khi có thể khiến tâm và tâm sở pháp đối với cảnh chẳng chuyển.

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã bala-mật-đa, nêu dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa, tu Bátnhã ba-la-mật-đa, sẽ chứng đắc trí Nhất thiết trí chăng?

–Này Thiện Hiện, không!

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát chẳng hành Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng nêu dẫn Bát-nhã ba-lamật-đa, chẳng tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, sẽ chứng đắc trí Nhất thiết trí chăng?

–Này Thiện Hiện, không!

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát vừa hành vừa chẳng hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, vừa nêu dẫn vừa chẳng nêu dẫn Bát-nhã ba-la-mật-đa, vừa tu vừa chẳng tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, sẽ chứng đắc trí Nhất thiết trí chăng?

–Này Thiện Hiện, không!

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát chẳng phải hành, chẳng phải chẳng hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng phải nêu dẫn, chẳng phải chẳng nêu dẫn Bátnhã ba-la-mật-đa, chẳng phải tu, chẳng phải chẳng tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, sẽ chứng đắc trí Nhất thiết trí chăng?

–Này Thiện Hiện, không!

–Bạch Thế Tôn, nếu vậy thì Đại Bồ-tát sẽ chứng đắc trí Nhất thiết trí như thế nào?

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát sẽ chứng đắc trí Nhất thiết trí như chân như.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là chân như?

–Này Thiện Hiện, như thật tế.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là thật tế?

–Này Thiện Hiện, như pháp giới.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là pháp giới?

–Này Thiện Hiện, như cảnh giới của ngã, cảnh giới của hữu tình, cảnh giới của dòng sinh mạng, cảnh giới của khả năng sinh khởi, cảnh giới của sự dưỡng dục, cảnh giới của sự trưởng thành, cảnh giới của chủ thể luân hồi.

–Bạch Thế Tôn, thế nào là cảnh giới của ngã, cảnh giới của hữu tình, cảnh giới của dòng sinh mạng, cảnh giới của khả năng sinh khởi, cảnh giới của sự dưỡng dục, cảnh giới của sự trưởng thành, cảnh giới của chủ thể luân hồi?

Phật bảo Thiện Hiện:

–Theo ý ông thì sao? Hoặc ngã, hoặc hữu tình, dòng sinh mạng, khả năng sinh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, có thể nắm bắt được chăng?

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, hoặc ngã, hoặc hữu tình, dòng sinh mạng, khả năng sinh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi đã chẳng thể nắm bắt được, thì làm sao ta có thể nêu bày cảnh giới của ngã, cảnh giới của hữu tình, cảnh giới của dòng sinh mạng, cảnh giới của khả năng sinh khởi, cảnh giới của sự dưỡng dục, cảnh giới của sự trưởng thành, cảnh giới của chủ thể luân hồi! Như vậy, này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát chẳng nêu bày Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng nêu bày trí Nhất thiết trí và tất cả pháp thì Đại Bồ-tát ấy nhất định sẽ chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, có phải chỉ có Bát-nhã ba-lamật-đa chẳng thể nêu bày, hay là cả Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nêu bày?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, chẳng những Bát-nhã ba-lamật-đa chẳng thể nêu bày mà Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nêu bày.

Này Thiện Hiện, hoặc pháp của Thanh văn, hoặc pháp của Độc giác, pháp của Bồ-tát, pháp của chư Phật, hoặc pháp hữu vi, hoặc pháp vô vi, tất cả các pháp như thế đều chẳng thể nêu bày.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp đều chẳng thể nêu bày thì tại sao có thể nêu ra nào là địa ngục, bàng sinh, quỷ giới, người, trời, là Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, Phật, là tất cả pháp?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao? Hữu tình nêu bày và pháp được nêu bày, thật có thể nắm bắt chăng?

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, không!

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu hữu tình nêu bày và pháp được nêu bày chẳng có thể nắm bắt thì ta làm sao nêu bày nào là địa ngục, bàng sinh, quỷ giới, là người, trời, là Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, chư Phật, là tất cả pháp! Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa nên học là tất cả các pháp đều chẳng thể nêu bày.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên học sắc, cũng nên học thọ, tưởng, hành, thức.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học nhãn xứ, cũng nên học nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học sắc xứ, cũng nên học thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học nhãn giới, cũng nên học nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học sắc giới, cũng nên học thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học nhãn thức giới, cũng nên học nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học nhãn xúc, cũng nên học nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng nên học các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học địa giới, cũng nên học thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học vô minh, cũng nên học hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học Bố thí ba-la-mật-đa, cũng nên học Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học pháp không bên trong, cũng nên học pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học chân như, cũng nên học pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học Thánh đế khổ, cũng nên học Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học bốn Niệm trụ, cũng nên học bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học bốn Tĩnh lự, cũng nên học bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học tám Giải thoát, cũng nên học tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học tất cả pháp môn Tam-mađịa, cũng nên học tất cả pháp môn Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học pháp môn giải thoát Không, cũng nên học pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học năm loại mắt, cũng nên học sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học mười lực của Phật, cũng nên học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học pháp không quên mất, cũng nên học tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học trí Nhất thiết, cũng nên học trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học quả Dự lưu, cũng nên học quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học quả vị Độc giác.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học tất cả hạnh Đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa phải nên học quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

QUYỂN 360

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (10)

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc, học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với thọ, tưởng, hành, thức học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Bố thí ba-la-mật-đa học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không bên trong học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với chân như học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Niệm trụ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Tĩnh lự học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tám Giải thoát học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Tamma-địa học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát Không học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với sáu phép thần thông học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực của Phật học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với tánh luôn luôn xả học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với trí Nhất thiết học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm; cũng nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với thọ, tưởng, hành, thức học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với nhãn xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với sắc xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với nhãn giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với sắc giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với nhãn xúc học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với địa giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với vô minh học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với Bố thí ba-la-mật-đa học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với pháp không bên trong học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với chân như học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với bốn Niệm trụ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với bốn Tĩnh lự học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với tám Giải thoát học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Tam-mađịa học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát Không học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với năm loại mắt học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với sáu phép thần thông học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với mười lực của Phật học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với tánh luôn luôn xả học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với trí Nhất thiết học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào, nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa, nên đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật học tính chất chẳng tăng, chẳng giảm như thế nào?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với thọ, tưởng, hành, thức chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Bố thí ba-la-mật-đa chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không bên trong chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với chân như chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Niệm trụ chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Tĩnh lự chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tám Giải thoát chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Tamma-địa chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát Không chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với sáu phép thần thông chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực của Phật chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với tánh luôn luôn xả chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với trí Nhất thiết chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng sinh, chẳng diệt mà học. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu chẳng sinh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán chẳng sinh, chẳng diệt mà học. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng sinh, chẳng diệt mà học.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với thọ, tưởng, hành, thức chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành đa, nên đối với nhãn thức giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành đa, nên đối với Bố thí ba-la- mật-đa chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không bên trong chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với chân như chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành đa, nên đối với Thánh đế khổ chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Niệm trụ chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Tĩnh lự chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tám Giải thoát chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát Không chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với sáu phép thần thông chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực của Phật chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với tánh luôn luôn xả chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với trí Nhất thiết chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu chẳng sinh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng sinh, chẳng diệt mà học?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Bố thí ba-la-mật-đa chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không bên trong chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với chân như chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Niệm trụ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Tĩnh lự chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tám Giải thoát chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Tamma-địa chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với tất cả pháp môn Đà-lani cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát Không chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với sáu phép thần thông cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực của Phật chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với trí Nhất thiết chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học; nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Bố thí ba-lamật-đa chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không bên trong chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với chân như chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Niệm trụ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Tĩnh lự chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tám Giải thoát chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát Không chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với sáu phép thần thông cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực của Phật chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với trí Nhất thiết chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học? Thế nào là nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học?

QUYỂN 361

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (11)

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Bố thí ba-la-mật-đa chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không bên trong chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với chân như chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Niệm trụ chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với bốn Tĩnh lự chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tám Giải thoát chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát Không chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với sáu phép thần thông cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực của Phật chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với trí Nhất thiết chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học, nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật cũng chẳng khởi lên các hành hoặc có, hoặc không mà học.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán sắc và tướng của sắc là không mà học; nên quán thọ, tưởng, hành, thức và tướng của thọ, tưởng, hành, thức là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán nhãn xứ và tướng của nhãn xứ là không mà học; nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán sắc xứ và tướng của sắc xứ là không mà học; nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồtát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán nhãn giới và tướng của nhãn giới là không mà học; nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán sắc giới và tướng của sắc giới là không mà học; nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới và tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán nhãn thức giới và tướng của nhãn thức giới là không mà học; nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán nhãn xúc và tướng của nhãn xúc là không mà học; nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không mà học; nên quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra và tướng của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán địa giới và tướng của địa giới là không mà học; nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán vô minh và tướng của vô minh là không mà học; nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tướng của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán Bố thí ba-la-mật-đa và tướng của Bố thí ba-la-mật-đa là không mà học; nên quán Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tướng của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán pháp không bên trong và tướng của pháp không bên trong là không mà học; nên quán pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tướng của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán chân như và tướng của chân như là không mà học; nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tướng của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán Thánh đế khổ và tướng của Thánh đế khổ là không mà học; nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo và tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán bốn Niệm trụ và tướng của bốn Niệm trụ là không mà học; nên quán bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tướng của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán bốn Tĩnh lự và tướng của bốn Tĩnh lự là không mà học; nên quán bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tướng của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tám Giải thoát và tướng của tám Giải thoát là không mà học; nên quán tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tướng của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tất cả pháp môn Tam-mađịa và tướng của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không mà học; nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni và tướng của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán pháp môn giải thoát Không và tướng của pháp môn giải thoát Không là không mà học; nên quán pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tướng của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán mười lực của Phật và tướng nơi mười lực của Phật là không mà học; nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tướng của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán pháp không quên mất và tướng của pháp không quên mất là không mà học; nên quán tánh luôn luôn xả và tướng của tánh luôn luôn xả là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán trí Nhất thiết và tướng của trí Nhất thiết là không mà học; nên quán trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tướng của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã bala-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán quả Dự lưu và tướng của quả Dự lưu là không mà học; nên quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và tướng của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán quả vị Độc giác và tướng của quả vị Độc giác là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-lamật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tướng của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tướng nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không mà học. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên quán tự tướng của các pháp đều là không mà học. Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu sắc và tướng của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tướng của thọ, tưởng, hành, thức là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu nhãn xứ và tướng của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu sắc xứ và tướng của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu nhãn giới và tướng của nhãn giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa? Bạch Thế Tôn, nếu sắc giới và tướng của sắc giới là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới và tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã bala-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu nhãn thức giới và tướng của nhãn thức giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã bala-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu nhãn xúc và tướng của nhãn xúc là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra và tướng của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bátnhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu địa giới và tướng của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã bala-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu vô minh và tướng của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tướng của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu Bố thí ba-la-mật-đa và tướng của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tướng của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bátnhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu pháp không bên trong và tướng của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tướng của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu chân như và tướng của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tướng của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã bala-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu Thánh đế khổ và tướng của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu bốn Niệm trụ và tướng của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tướng của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu bốn Tĩnh lự và tướng của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tướng của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu tám Giải thoát và tướng của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tướng của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp môn Tam-mađịa và tướng của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; tất cả pháp môn Đà-la-ni và tướng của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không, thì tại sao Đại Bồtát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu pháp môn giải thoát Không và tướng của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tướng của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu năm loại mắt và tướng của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tướng của sáu phép thần thông là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu mười lực của Phật và tướng nơi mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tướng của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu pháp không quên mất và tướng của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tướng của tánh luôn luôn xả là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã bala-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu trí Nhất thiết và tướng của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tướng của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu quả Dự lưu và tướng của quả Dự lưu là không; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán và tướng của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu quả vị Độc giác và tướng của quả vị Độc giác là không, thì tại sao Đại Bồtát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tướng của tất cả hạnh Đại Bồ-tát là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn, nếu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và tướng nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không, thì tại sao Đại Bồ-tát phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát hoàn toàn không có đối tượng hành chính là hành Bát-nhã bala-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà Đại Bồtát hoàn toàn không có đối tượng hành là hành Bátnhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này chẳng thể nắm bắt được, Đại Bồ-tát cũng chẳng thể nắm bắt được, hành cũng chẳng thể nắm bắt được; hoặc chủ thể hành, hoặc do đó mà hành, hoặc chỗ của đối tượng hành đều chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát hoàn toàn không có sở hành là hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Vì ở trong đó, tất cả hý luận đều chẳng thể nắm bắt được.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát hoàn toàn không có đối tượng hành là hành Bát-nhã ba-lamật-đa thì từ khi mới tu tập hạnh Đại Bồ-tát, tại sao phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm, đối với tất cả pháp, phải thường học vô sở đắc. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu bố thí dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu Bố thí; khi tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi an trụ nơi pháp không bên trong, dùng vô sở đắc làm phương tiện để an trụ nơi pháp không bên trong; khi an trụ nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, dùng vô sở đắc làm phương tiện để an trụ nơi pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi an trụ nơi chân như, dùng vô sở đắc làm phương tiện để an trụ nơi chân như; khi an trụ nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, dùng vô sở đắc làm phương tiện để an trụ nơi pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu bốn Niệm trụ, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu bốn Niệm trụ; khi tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi an trụ nơi Thánh đế khổ, dùng vô sở đắc làm phương tiện để an trụ nơi Thánh đế khổ; khi an trụ nơi Thánh đế tập, diệt, đạo, dùng vô sở đắc làm phương tiện để an trụ nơi Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu bốn Tĩnh lự, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu bốn Tĩnh lự; khi tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu pháp môn giải thoát Không, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu pháp môn giải thoát Không; khi tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu tám Giải thoát, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tám Giải thoát; khi tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; khi tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tất cả pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu năm loại mắt, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu năm loại mắt; khi tu sáu phép thần thông, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu mười lực của Phật và tướng nơi mười lực của Phật; khi tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu pháp không quên mất, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu pháp không quên mất; khi tu tánh luôn luôn xả, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy khi tu trí Nhất thiết, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu trí Nhất thiết; khi tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là hữu sở đắc? Thế nào là vô sở đắc?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, những gì có hai thì gọi là hữu sở đắc; những gì không có hai thì gọi là vô sở đắc?

–Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là có hai? Thế nào gọi là không có hai?

Này Thiện Hiện, mắt và sắc là hai, tai và âm thanh là hai, mũi và mùi hương là hai, lưỡi và vị nếm là hai, thân thể và xúc chạm là hai, ý và pháp là hai; hữu sắc vô sắc là hai, hữu kiến vô kiến là hai, hữu lậu vô lậu là hai, hữu vi vô vi là hai; thế gian xuất thế gian là hai, sinh tử Niết-bàn là hai; pháp phàm phu và phàm phu là hai, pháp Dự lưu và Dự lưu là hai, pháp Nhất lai và Nhất lai là hai, pháp Bất hoàn và Bất hoàn là hai, pháp A-la-hán và A-la-hán là hai; quả vị Độc giác và Độc giác là hai, hạnh Đại Bồ-tát và Đại Bồ-tát là hai, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật và chư Phật là hai. Như vậy, tất cả pháp có hý luận đều gọi là có hai.

Này Thiện Hiện, chẳng phải mắt, chẳng phải sắc là không hai; chẳng phải tai, chẳng phải âm thanh là không hai, chẳng phải mũi, chẳng phải hương là không hai, chẳng phải lưỡi, chẳng phải vị nếm là không hai, chẳng phải thân thể, chẳng phải xúc chạm là không hai, chẳng phải ý, chẳng phải pháp là không hai; chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc là không hai, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến là không hai, chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu là không hai, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi là không hai, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian là không hai, chẳng phải sinh tử, chẳng phải Niết-bàn là không hai, chẳng phải pháp phàm phu, chẳng phải phàm phu là không hai, chẳng phải pháp Dự lưu, chẳng phải Dự lưu là không hai, chẳng phải pháp Nhất lai, chẳng phải Nhất lai là không hai, chẳng phải pháp Bất hoàn, chẳng phải Bất hoàn là không hai, chẳng phải pháp A-la-hán, chẳng phải A-la-hán là không hai, chẳng phải quả vị Độc giác, chẳng phải Độc giác là không hai, chẳng phải hạnh Đại Bồ-tát, chẳng phải Đại Bồ-tát là không hai, chẳng phải quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng phải chư Phật là không hai. Như vậy, tất cả pháp xa lìa hý luận đều gọi là không hai.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, có phải do hữu sở đắc nên vô sở đắc, hay là do vô sở đắc nên vô sở đắc?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, chẳng phải do hữu sở đắc nên vô sở đắc, cũng chẳng phải do vô sở đắc nên vô sở đắc. Nhưng tánh của hữu sở đắc và vô sở đắc đều bình đẳng nên gọi là vô sở đắc. Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát đối với tánh bình đẳng của hữu sở đắc và vô sở đắc phải siêng năng tu học.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi học như thế thì gọi là học nghĩa vô sở đắc của Bát-nhã ba-la-mậtđa, xa lìa các lầm lỗi.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng chấp trước hữu sở đắc, chẳng chấp trước, chẳng chấp trước vô sở đắc là Đại Bồtát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì tại sao từ bậc này đến bậc khác dần dần viên mãn? Nếu không từ bậc này đến bậc khác dần dần viên mãn thì làm sao để chứng đắc đối tượng mong đạt đến là quả vị Giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng phải trụ trong hữu sở đắc mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, để có thể từ bậc này đến bậc khác dần dần viên mãn, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột; cũng chẳng phải trụ trong vô sở đắc mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, để có thể từ bậc này đến bậc khác dần dần viên mãn, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột? Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa là vô sở đắc, quả vị Giác ngộ cao tột là vô sở đắc; vì người hành Bát-nhã bala-mật-đa, nơi chốn hành, thời gian hành đều là vô sở đắc; pháp vô sở đắc này cũng là vô sở đắc.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát phải nên tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, quả vị Giác ngộ cao tột chẳng thể nắm bắt được, người hành Bát-nhã bala-mật-đa, nơi chốn hành, thời gian hành cũng chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp thường ưa chọn lựa: Đây là sắc, đây là thọ, tưởng, hành, thức; đây là nhãn xứ, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; đây là sắc xứ, đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; đây là nhãn giới, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; đây là sắc giới, đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; đây là nhãn thức giới, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; đây là nhãn xúc, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; đây là các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, đây là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; đây là địa giới, đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới; đây là vô minh, đây là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não; đây là Bố thí ba-la-mật-đa, đây là Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; đây là pháp không bên trong, đây là pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; đây là chân như, đây là pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; đây là bốn Niệm trụ, đây là bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; đây là Thánh đế khổ, đây là Thánh đế tập, diệt, đạo; đây là bốn Tĩnh lự, đây là bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; đây là pháp môn giải thoát Không, đây là pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; đây là tám Giải thoát, đây là tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; đây là pháp môn Tam-ma-địa, đây là pháp môn Đà-la-ni; đây là năm loại mắt, đây là sáu phép thần thông; đây là mười lực của Phật, đây là bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; đây là pháp không quên mất, đây là tánh luôn luôn xả; đây là trí Nhất thiết, đây là trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; đây là quả Dự lưu, đây là quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; đây là quả vị Độc giác; đây là tất cả hạnh Đại Bồ-tát; đây là quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

QUYỂN 362

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (12)

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát khi tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa, tuy đối với các pháp thường ưa chọn lựa nhưng chẳng nắm bắt sắc, cũng chẳng nắm bắt thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nắm bắt nhãn xứ, cũng chẳng nắm bắt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nắm bắt sắc xứ, cũng chẳng nắm bắt thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nắm bắt nhãn giới, cũng chẳng nắm bắt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng nắm bắt sắc giới, cũng chẳng nắm bắt thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng nắm bắt nhãn thức giới, cũng chẳng nắm bắt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng nắm bắt nhãn xúc, cũng chẳng nắm bắt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng nắm bắt các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng nắm bắt các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; chẳng nắm bắt địa giới, cũng chẳng nắm bắt thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nắm bắt vô minh, cũng chẳng nắm bắt hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não; chẳng nắm bắt Bố thí bala-mật-đa, cũng chẳng nắm bắt Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng nắm bắt pháp không bên trong, cũng chẳng nắm bắt pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng nắm bắt chân như, cũng chẳng nắm bắt pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; chẳng nắm bắt bốn Niệm trụ, cũng chẳng nắm bắt bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; chẳng nắm bắt Thánh đế khổ, cũng chẳng nắm bắt Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nắm bắt bốn Tĩnh lự, cũng chẳng nắm bắt bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; chẳng nắm bắt pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng nắm bắt pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; chẳng nắm bắt tám Giải thoát, cũng chẳng nắm bắt tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; chẳng nắm bắt pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng nắm bắt pháp môn Đà-la-ni; chẳng nắm bắt năm loại mắt, cũng chẳng nắm bắt sáu phép thần thông; chẳng nắm bắt mười lực của Phật, cũng chẳng nắm bắt bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nắm bắt pháp không quên mất, cũng chẳng nắm bắt tánh luôn luôn xả; chẳng nắm bắt trí Nhất thiết, cũng chẳng nắm bắt trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; chẳng nắm bắt quả Dự lưu, cũng chẳng nắm bắt quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; chẳng nắm bắt quả vị Độc giác; chẳng nắm bắt tất cả hạnh Đại Bồ-tát; chẳng nắm bắt quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng nắm bắt sắc, cũng chẳng nắm bắt thọ, tưởng, hành, thức; nếu chẳng nắm bắt nhãn xứ, cũng chẳng nắm bắt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; nếu chẳng nắm bắt sắc xứ, cũng chẳng nắm bắt thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; nếu chẳng nắm bắt nhãn giới, cũng chẳng nắm bắt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; nếu chẳng nắm bắt sắc giới, cũng chẳng nắm bắt thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; nếu chẳng nắm bắt nhãn thức giới, cũng chẳng nắm bắt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; nếu chẳng nắm bắt nhãn xúc, cũng chẳng nắm bắt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; nếu chẳng nắm bắt các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng nắm bắt các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; nếu chẳng nắm bắt địa giới, cũng chẳng nắm bắt thủy, hỏa, phong, không, thức giới; nếu chẳng nắm bắt vô minh, cũng chẳng nắm bắt hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não; nếu chẳng nắm bắt Bố thí ba-la-mậtđa, cũng chẳng nắm bắt Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; nếu chẳng nắm bắt pháp không bên trong, cũng chẳng nắm bắt pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; nếu chẳng nắm bắt chân như, cũng chẳng nắm bắt pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; nếu chẳng nắm bắt Thánh đế khổ, cũng chẳng nắm bắt Thánh đế tập, diệt, đạo; nếu chẳng nắm bắt bốn Niệm trụ, cũng chẳng nắm bắt bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; nếu chẳng nắm bắt bốn Tĩnh lự, cũng chẳng nắm bắt bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; nếu chẳng nắm bắt tám Giải thoát, cũng chẳng nắm bắt tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; nếu chẳng nắm bắt pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng nắm bắt pháp môn Đàla-ni; nếu chẳng nắm bắt pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng nắm bắt pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; nếu chẳng nắm bắt năm loại mắt, cũng chẳng nắm bắt sáu phép thần thông; nếu chẳng nắm bắt mười lực của Phật, cũng chẳng nắm bắt bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nếu chẳng nắm bắt pháp không quên mất, cũng chẳng nắm bắt tánh luôn luôn xả; nếu chẳng nắm bắt trí Nhất thiết, cũng chẳng nắm bắt trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; nếu chẳng nắm bắt quả Dự lưu, cũng chẳng nắm bắt quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; nếu chẳng nắm bắt quả vị Độc giác; nếu chẳng nắm bắt tất cả hạnh Đại Bồ-tát; nếu chẳng nắm bắt quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, làm sao có thể làm viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa, làm sao có thể hội nhập bậc Chánh tánh ly sinh của Đại Bồ-tát? Nếu chẳng nhập Chánh tánh ly sinh của Đại Bồ-tát, làm sao có thể làm nghiêm tịnh cõi Phật? Nếu chẳng có thể làm nghiêm tịnh cõi Phật thì làm sao có thể đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình? Nếu chẳng đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, làm sao có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí? Nếu chẳng chứng đắc trí Nhất thiết trí, làm sao có thể chuyển bánh xe chánh pháp, làm các Phật sự? Nếu chẳng có thể chuyển bánh xe chánh pháp, làm các Phật sự, làm sao có thể giải thoát các nỗi khổ về sinh tử của vô lượng trăm ngàn ức triệu các loài hữu tình và khiến chứng đắc Niết-bàn thường lạc?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì sắc, cũng chẳng vì thọ, tưởng, hành, thức mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì nhãn xứ, cũng chẳng vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì sắc xứ, cũng chẳng vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì nhãn giới, cũng chẳng vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì sắc giới, cũng chẳng vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì nhãn thức giới, cũng chẳng vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì nhãn xúc, cũng chẳng vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chẳng vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì địa giới, cũng chẳng vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì vô minh, cũng chẳng vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì Bố thí bala-mật-đa, cũng chẳng vì Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì pháp không bên trong, cũng chẳng vì pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì chân như, cũng chẳng vì pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì Thánh đế khổ, cũng chẳng vì Thánh đế tập, diệt, đạo mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì bốn Niệm trụ, cũng chẳng vì bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì bốn Tĩnh lự, cũng chẳng vì bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì tám Giải thoát, cũng chẳng vì tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng vì pháp môn Đà-la-ni mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng vì pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì năm loại mắt, cũng chẳng vì sáu phép thần thông mà tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì mười lực của Phật, cũng chẳng vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì pháp không quên mất, cũng chẳng vì tánh luôn luôn xả mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì trí Nhất thiết, cũng chẳng vì trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì quả Dự lưu, cũng chẳng vì quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì quả vị Độc giác mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát chẳng vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật mà tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát vì mục đích gì mà tu Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát không vì mục đích gì hết mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì tất cả pháp là không vì mục đích, không có sự tạo tác; Bát-nhã ba-la-mậtđa cũng không vì mục đích, không có sự tạo tác; quả vị Giác ngộ cao tột cũng không vì mục đích, không có sự tạo tác; Đại Bồ-tát cũng không vì mục đích, không có sự tạo tác. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nên lấy việc không vì mục đích, không có sự tạo tác làm phương tiện mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp đều không vì mục đích, không có tạo tác thì chẳng nên an lập ba thừa khác nhau, đó là Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô thượng thừa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, chẳng phải an lập pháp không vì mục đích, không tạo tác, có thể nắm bắt được. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì có các hạng ngu si, phàm phu không học hỏi, chấp trước sắc, cũng chấp trước thọ, tưởng, hành, thức; chấp trước nhãn xứ, cũng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chấp trước sắc xứ, cũng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chấp trước nhãn giới, cũng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chấp trước sắc giới, cũng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chấp trước nhãn thức giới, cũng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chấp trước nhãn xúc, cũng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chấp trước các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cũng chấp trước các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; chấp trước địa giới, cũng chấp trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chấp trước vô minh, cũng chấp trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não; chấp trước Bố thí ba-la-mật-đa, cũng chấp trước Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa; chấp trước pháp không bên trong, cũng chấp trước pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chấp trước chân như, cũng chấp trước pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; chấp trước bốn Niệm trụ, cũng chấp trước bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; chấp trước Thánh đế khổ, cũng chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo; chấp trước bốn Tĩnh lự, cũng chấp trước bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; chấp trước pháp môn giải thoát Không, cũng chấp trước pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; chấp trước tám Giải thoát, cũng chấp trước tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; chấp trước pháp môn Tamma-địa, cũng chấp trước pháp môn Đà-la-ni; chấp trước năm loại mắt, cũng chấp trước sáu phép thần thông; chấp trước mười lực của Phật, cũng chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chấp trước pháp không quên mất, cũng chấp trước tánh luôn luôn xả; chấp trước trí Nhất thiết, cũng chấp trước trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; chấp trước quả Dự lưu, cũng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; chấp trước quả vị Độc giác; chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát; chấp trước quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Này Thiện Hiện, các hạng ngu si, phàm phu không học hỏi ấy, do vì chấp trước nên cho rằng nghĩ về sắc thì đắc sắc, nghĩ về thọ, tưởng, hành, thức thì đắc thọ, tưởng, hành, thức; nghĩ về nhãn xứ thì đắc nhãn xứ, nghĩ về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thì đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; nghĩ về sắc xứ thì đắc sắc xứ, nghĩ về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thì đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; nghĩ về nhãn giới thì đắc nhãn giới, nghĩ về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thì đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; nghĩ về sắc giới thì đắc sắc giới, nghĩ về thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thì đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; nghĩ về nhãn thức giới thì đắc nhãn thức giới, nghĩ về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thì đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; nghĩ về nhãn xúc thì đắc nhãn xúc, nghĩ về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thì đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; nghĩ về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra thì đắc các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, nghĩ về các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra thì đắc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra; nghĩ về địa giới thì đắc địa giới, nghĩ về thủy, hỏa, phong, không, thức giới thì đắc thủy, hỏa, phong, không, thức giới; nghĩ về vô minh thì đắc vô minh, nghĩ về hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não thì đắc hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não; nghĩ về Bố thí ba-la-mật-đa thì đắc Bố thí ba-la-mật-đa, nghĩ về Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa thì đắc Tịnh giới cho đến Bát-nhã bala-mật-đa; nghĩ về pháp không bên trong thì đắc pháp không bên trong, nghĩ về pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì đắc pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh; nghĩ về chân như thì đắc chân như, nghĩ về pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn thì đắc pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; nghĩ về Thánh đế khổ thì đắc Thánh đế khổ, nghĩ về Thánh đế tập, diệt, đạo thì đắc Thánh đế tập, diệt, đạo; nghĩ về bốn Niệm trụ thì đắc bốn Niệm trụ, nghĩ về bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì đắc bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo; nghĩ về bốn Tĩnh lự thì đắc bốn Tĩnh lự, nghĩ về bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thì đắc bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; nghĩ về tám Giải thoát thì đắc tám Giải thoát, nghĩ về tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ thì đắc tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; nghĩ về tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì đắc tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nghĩ về tất cả pháp môn Đà-la-ni thì đắc tất cả pháp môn Đà-la-ni; nghĩ về pháp môn giải thoát Không thì đắc pháp môn giải thoát Không, nghĩ về pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện thì đắc pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; nghĩ về năm loại mắt thì đắc năm loại mắt, nghĩ về sáu phép thần thông thì đắc sáu phép thần thông; nghĩ về mười lực của Phật thì đắc mười lực của Phật, nghĩ về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì đắc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; nghĩ về pháp không quên mất thì đắc pháp không quên mất, nghĩ về tánh luôn luôn xả thì đắc tánh luôn luôn xả; nghĩ về trí Nhất thiết thì đắc trí Nhất thiết, nghĩ về trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì đắc trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; nghĩ về quả Dự lưu thì đắc quả Dự lưu, nghĩ về quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì đắc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; nghĩ về quả vị Độc giác thì đắc quả vị Độc giác; nghĩ về tất cả hạnh Đại Bồ-tát thì đắc tất cả hạnh Đại Bồ-tát; nghĩ về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật thì đắc quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Này Thiện Hiện, các hạng ngu si, phàm phu không học hỏi ấy suy nghĩ thế này: Sắc, chắc chắn có thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Nhãn xứ, chắc chắn có thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Sắc xứ, chắc chắn có thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Nhãn giới, chắc chắn có thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Sắc giới, chắc chắn có thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Nhãn thức giới, chắc chắn có thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Nhãn xúc, chắc chắn có thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chắc chắn có thể nắm bắt được; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Địa giới, chắc chắn có thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Vô minh, chắc chắn có thể nắm bắt được; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Bố thí ba-la-mật-đa, chắc chắn có thể nắm bắt được; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Pháp không bên trong, chắc chắn có thể nắm bắt được; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Chân như, chắc chắn có thể nắm bắt được; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Thánh đế khổ, chắc chắn có thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Bốn Niệm trụ, chắc chắn có thể nắm bắt được; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Bốn Tĩnh lự, chắc chắn có thể nắm bắt được; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Tám Giải thoát, chắc chắn có thể nắm bắt được; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chắc chắn có thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Đà-la-ni, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Pháp môn giải thoát Không, chắc chắn có thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Năm loại mắt, chắc chắn có thể nắm bắt được; sáu phép thần thông, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Mười lực của Phật, chắc chắn có thể nắm bắt được; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Pháp không quên mất, chắc chắn có thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Trí Nhất thiết, chắc chắn có thể nắm bắt được; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Quả Dự lưu, chắc chắn có thể nắm bắt được; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, chắc chắn cũng có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Quả vị Độc giác, chắc chắn có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chắc chắn có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chắc chắn có thể nắm bắt được. Ta quyết định sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thoát khỏi các khổ về sinh tử của các hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc.

Này Thiện Hiện, các hạng ngu si, phàm phu không học hỏi ấy do điên đảo nên suy nghĩ như thế, tức là hủy báng Phật. Vì sao?

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu sắc còn chẳng thể được; cầu thọ, tưởng, hành, thức cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu nhãn xứ còn chẳng thể được; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu sắc xứ còn chẳng thể được; cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu nhãn giới còn chẳng thể được; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu sắc giới còn chẳng thể được; cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu nhãn thức giới còn chẳng thể được; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu nhãn xúc còn chẳng thể được; cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra còn chẳng thể được; cầu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu địa giới còn chẳng thể được; cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu vô minh còn chẳng thể được; cầu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu Bố thí ba-la-mật-đa còn chẳng thể được; cầu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu pháp không bên trong còn chẳng thể được; cầu pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu chân như còn chẳng thể được; cầu pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu Thánh đế khổ còn chẳng thể được; cầu Thánh đế tập, diệt, đạo cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu bốn Niệm trụ còn chẳng thể được; cầu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu bốn Tĩnh lự còn chẳng thể được; cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu tám Giải thoát còn chẳng thể được; cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niếtbàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa còn chẳng thể được; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu pháp môn giải thoát Không còn chẳng thể được; cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu năm loại mắt còn chẳng thể được; cầu sáu phép thần thông cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu mười lực của Phật còn chẳng thể được; cầu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu pháp không quên mất còn chẳng thể được; cầu tánh luôn luôn xả cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu trí Nhất thiết còn chẳng thể được; cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu quả Dự lưu còn chẳng thể được; cầu quả Nhất lai,

Bất hoàn, A-la-hán cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu quả vị Độc giác cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện, vì Phật dùng năm loại mắt cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật cũng còn chẳng thể được, huống là nếu có người quyết định sẽ đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niếtbàn rốt ráo thường lạc.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều dùng năm loại mắt cầu sắc chẳng thể được, cầu thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể được; cầu nhãn xứ chẳng thể được, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể được; cầu sắc xứ chẳng thể được, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể được; cầu nhãn giới chẳng thể được, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể được; cầu sắc giới chẳng thể được, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể được; cầu nhãn thức giới chẳng thể được, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể được; cầu nhãn xúc chẳng thể được, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng thể được; cầu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng thể được, cầu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng thể được; cầu địa giới chẳng thể được, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thể được; cầu vô minh chẳng thể được, cầu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não cũng chẳng thể được; cầu Bố thí bala-mật-đa chẳng thể được, cầu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng thể được; cầu pháp không bên trong chẳng thể được, cầu pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể được; cầu chân như chẳng thể được, cầu pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng thể được; cầu Thánh đế khổ chẳng thể được, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể được; cầu bốn Niệm trụ chẳng thể được, cầu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo cũng chẳng thể được; cầu bốn Tĩnh lự chẳng thể được, cầu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng thể được; cầu pháp môn giải thoát Không chẳng thể được, cầu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng thể được; cầu tám Giải thoát chẳng thể được, cầu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng thể được; cầu pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể được, cầu pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng thể được; cầu năm loại mắt chẳng thể được, cầu sáu phép thần thông cũng chẳng thể được; cầu mười lực của Phật chẳng thể được, cầu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể được; cầu pháp không quên mất chẳng thể được, cầu tánh luôn luôn xả cũng chẳng thể được; cầu trí Nhất thiết chẳng thể được, cầu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng thể được; cầu quả Dự lưu chẳng thể được, cầu quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán cũng chẳng thể được; cầu quả vị Độc giác cũng chẳng thể được; cầu tất cả hạnh Đại Bồ-tát cũng chẳng thể được; cầu quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể được; các loài hữu tình cũng chẳng thể đạt được, như thế thì nhất định không có sự chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột và thoát khỏi các khổ về sinh tử của hữu tình, khiến đạt được Niết-bàn rốt ráo thường lạc, vậy tại sao Thế Tôn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, an lập ba nhóm hữu tình sai biệt, đó là nhóm định rõ tánh chân chính, nhóm định rõ tánh tà vạy và nhóm bất định? Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Ta dùng năm loại mắt quán sát như thật: quyết định vô ngã có khả năng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, an lập ba nhóm hữu tình sai biệt, đó là nhóm định rõ tánh chân chính, nhóm định rõ tánh tà vạy và nhóm bất định. Nhưng các hữu tình ngu si, điên đảo, đối với pháp chẳng phải thật thì khởi tưởng là hữu tình thật. Ta vì nhằm dẹp trừ các thứ chấp trước hư vọng đó nên nương vào thế tục mà nói chứ chẳng y cứ vào thắng nghĩa.

QUYỂN 363

Phẩm 61: ĐA VẤN BẤT NHỊ (13)

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, có phải trụ nơi thắng nghĩa, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột chăng?

–Không, Thiện Hiện!

–Bạch Thế Tôn, có phải trụ nơi điên đảo, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột chăng?

–Không, Thiện Hiện!

–Bạch Thế Tôn, nếu chẳng trụ nơi thắng nghĩa, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, cũng chẳng trụ nơi điên đảo, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột thì sẽ không có Thế Tôn, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột chăng?

–Không, Thiện Hiện! Ta tuy chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột nhưng chẳng trụ nơi cảnh giới hữu vi, cũng chẳng trụ nơi cảnh giới vô vi.

Này Thiện Hiện, như các vị mà Như Lai đã biến hóa tuy chẳng trụ nơi cảnh giới hữu vi, cũng chẳng trụ nơi cảnh giới vô vi nhưng có thể thực hiện các việc đi đến, ngồi đứng...

Này Thiện Hiện, vị được biến hóa ấy, nếu hành Bố thí ba-la-mật-đa, cũng hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; vị được biến hóa ấy nếu trụ nơi pháp không bên trong, cũng trụ nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vị được biến hóa ấy nếu trụ nơi chân như, cũng trụ nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; vị được biến hóa ấy nếu tu bốn Niệm trụ, cũng tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; vị được biến hóa ấy nếu trụ nơi Thánh đế khổ, cũng trụ nơi Thánh đế tập, diệt, đạo; vị được biến hóa ấy nếu tu bốn Tĩnh lự, cũng tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; vị được biến hóa ấy nếu tu tám Giải thoát, cũng tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; vị được biến hóa ấy nếu tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; vị được biến hóa ấy nếu tu pháp môn giải thoát Không, cũng tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; vị được biến hóa ấy nếu tu năm loại mắt, cũng tu sáu phép thần thông; vị được biến hóa ấy nếu tu mười lực của Phật, cũng tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vị được biến hóa ấy nếu tu pháp không quên mất, cũng tu tánh luôn luôn xả; vị được biến hóa ấy nếu tu trí Nhất thiết, cũng tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; vị được biến hóa ấy nếu chứng quả vị Giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm, làm các Phật sự; vị được biến hóa ấy lại biến hóa ra vô lượng hữu tình, rồi trong số hữu tình ấy, kiến lập ba nhóm sai biệt như nhóm định rõ tánh chân chính... thì này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao? Các vị mà Như Lai đã biến hóa ra đó, có phải là thật có đi, tới, cho đến hành hóa an trú, tu chứng quả vị Giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm, làm các Phật sự, an lập ba nhóm sai biệt chăng?

Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, không! Bạch Thiện Thệ, không!

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Như Lai cũng vậy, biết rõ tất cả pháp đều như sự biến hóa, nêu giảng tất cả pháp đều như sự biến hóa, tuy có tạo tác nhưng không chân thật, tuy độ hữu tình nhưng không có đối tượng được độ, như vị được biến hóa hóa độ hữu tình. Như vậy, này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên như các vị mà Phật đã biến hóa ra, tuy có làm việc mà không chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp đều như sự biến hóa thì Như Lai cũng vậy. Như thế thì Phật cùng người được biến hóa có gì sai biệt?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Phật dùng người được biến hóa và tất cả pháp bình đẳng không sai biệt. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì sự việc mà Phật đã làm, thì người được biến hóa của Phật cũng có thể làm. Thiện Hiện bạch Phật:

–Nếu không có Phật, người được biến hóa của Phật có thể làm Phật sự chăng?

Phật dạy:

–Có thể làm.

Thiện Hiện bạch:

–Việc đó như thế nào?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, như ở đời quá khứ có một Đấng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện là Thiện Tịch Tuệ, khi việc tự độ và người đáng độ đều đã được độ xong nhưng không có Bồ-tát đảm nhận việc thọ ký, Ngài bèn biến hóa ra một vị Phật để trụ ở thế gian, rồi tự nhập cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối. Bấy giờ, vị Hóa Phật kia làm các Phật sự trong nửa kiếp, sau nửa kiếp thì thọ ký cho một vị Đại Bồ-tát rồi thị hiện nhập Niết-bàn. Lúc ấy, hàng Trời, Người, A-tố-lạc... đều cho là vị Phật kia nay nhập Niết-bàn, nhưng thân của vị Hóa Phật thì thật không khởi, diệt. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nên tin các pháp đều như sự biến hóa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu thân Như Lai cùng thân biến hóa không khác thì làm sao có thể làm phước điền chân tịnh? Nếu các hữu tình vì nhằm giải thoát nên đối với Như Lai cung kính cúng dường thì phước ấy vô tận, cho đến cuối cùng nhập cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối. Cũng vậy, nếu có hữu tình vì nhằm giải thoát, cúng dường vị Hóa Phật thì phước đức đạt được cũng phải là vô tận, cho đến cuối cùng cũng nhập cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, như thân Như Lai do từ pháp tánh nên có thể làm phước điền thanh tịnh cho Trời, Người, A-tố-lạc... Hóa Phật cũng vậy, vì do từ pháp tánh nên có thể làm phước điền thanh tịnh cho Trời, Người, A-tố-lạc... Như thân Như Lai nhận sự cúng dường của người khác khiến vị thí chủ ấy dứt hết mọi nẻo sinh tử, phước ấy vô tận. Hóa Phật cũng thế, nhận sự cúng dường của người khác cũng khiến cho thí chủ ấy dứt hết mọi nẻo sinh tử, phước ấy vô tận.

Này Thiện Hiện, ngoài lượng phước đức đạt được do cúng dường Như Lai và Hóa Phật ra, nếu thiện nam, thiện nữ nào, đối với Như Lai, khởi tâm từ kính, tư duy, nhớ nghĩ thì căn lành của thiện nam, thiện nữ ấy vô tận, cho đến cuối cùng vượt khỏi vòng khổ não.

Này Thiện Hiện, ngoài lượng phước đức đạt được do dùng tâm từ kính nhớ nghĩ Như Lai ra, nếu thiện nam, thiện nữ nào vì cúng dường Phật, cho dù chỉ dùng một đóa hoa tung lên hư không, thì căn lành của thiện nam, thiện nữ ấy vô tận, cho đến cuối cùng thoát khỏi vòng khổ não.

Này Thiện Hiện, ngoài lượng phước đức đạt được do vì cúng dường Phật dù chỉ dùng một đóa hoa tung lên hư không, nếu thiện nam, thiện nữ nào tối thiểu chỉ một lần xưng niệm Nam-mô Phật-đà thì căn lành của thiện nam, thiện nữ ấy vô tận, cho đến cuối cùng thoát khỏi vòng khổ não. Như vậy, này Thiện Hiện, đối với Như Lai, cung kính cúng dường thì đạt được công đức lợi ích to lớn, số lượng khó lường như thế. Do đó, Thiện Hiện nên biết Như Lai cùng với thân của vị Hóa Phật đều không sai biệt, vì dùng các pháp và pháp tánh làm định lượng. Cũng thế, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nên dùng các pháp và pháp tánh làm định lượng, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng phương tiện thiện xảo hội nhập các pháp và pháp tánh rồi, nhưng đối với các pháp chẳng hoại pháp tánh, nghĩa là chẳng phân biệt: Đây là Bát-nhã ba-lamật-đa, đây là pháp tánh của Bát-nhã ba-la-mật-đa, đây là Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa, đây là pháp tánh của Tĩnh lự cho đến Bố thí ba-la-mật-đa. Đây là pháp không bên trong, đây là pháp tánh của pháp không bên trong; đây là pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, đây là pháp tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh. Đây là chân như, đây là pháp tánh của chân như; đây là pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, đây là pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Đây là bốn Niệm trụ, đây là pháp tánh của bốn Niệm trụ; đây là bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, đây là pháp tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo. Đây là Thánh đế khổ, đây là pháp tánh của Thánh đế khổ; đây là Thánh đế tập, diệt, đạo, đây là pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo. Đây là bốn Tĩnh lự, đây là pháp tánh của bốn Tĩnh lự; đây là bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, đây là pháp tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Đây là tám Giải thoát, đây là pháp tánh của tám Giải thoát; đây là tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, đây là pháp tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa, đây là pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni, đây là pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni. Đây là pháp môn giải thoát Không, đây là pháp tánh của pháp môn giải thoát Không; đây là pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, đây là pháp tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Đây là năm loại mắt, đây là pháp tánh của năm loại mắt; đây là sáu phép thần thông, đây là pháp tánh của sáu phép thần thông. Đây là mười lực của Phật, đây là pháp tánh nơi mười lực của Phật; đây là bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, đây là pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Đây là pháp không quên mất, đây là pháp tánh của pháp không quên mất; đây là tánh luôn luôn xả, đây là pháp tánh của tánh luôn luôn xả. Đây là trí Nhất thiết, đây là pháp tánh của trí Nhất thiết; đây là trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, đây là pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Đây là quả Dự lưu, đây là pháp tánh của quả Dự lưu; đây là quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, đây là pháp tánh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Đây là quả vị Độc giác, đây là pháp tánh của quả vị Độc giác. Đây là tất cả hạnh Đại Bồ-tát, đây là pháp tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Đây là quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, đây là pháp tánh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng nên phân biệt sự sai khác của các pháp và pháp tánh như thế mà hoại pháp tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát chẳng nên tự hoại các pháp và pháp tánh thì tại sao Như Lai tự hoại các pháp và pháp tánh, nghĩa là Ngài thường dạy: Đây là sắc, đây là thọ, tưởng, hành, thức. Đây là nhãn xứ, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Đây là sắc xứ, đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Đây là nhãn giới, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Đây là sắc giới, đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Đây là nhãn thức giới, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Đây là nhãn xúc, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đây là các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, đây là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Đây là địa giới, đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Đây là vô minh, đây là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Đây là pháp bên trong, đây là pháp bên ngoài. Đây là pháp thiện, đây là pháp chẳng phải thiện. Đây là pháp hữu lậu, đây là pháp vô lậu. Đây là pháp thế gian, đây là pháp xuất thế gian. Đây là pháp cộng, đây là pháp bất cộng. Đây là pháp có tranh cãi, đây là pháp không tranh cãi. Đây là pháp hữu vi, đây là pháp vô vi. Phật đã từng giảng nói các pháp như thế, lẽ nào không tự hoại các pháp, pháp tánh?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Ta chẳng tự hoại các pháp, pháp tánh, chỉ dùng danh tướng, phương tiện để giảng nói các pháp, pháp tánh, khiến cho các hữu tình ngộ nhập được lý vô sai biệt của các pháp, pháp tánh. Này Thiện Hiện, vì vậy Ta chẳng từng hoại các pháp, pháp tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Phật chỉ dùng danh tướng tuyên thuyết các pháp, pháp tánh, khiến cho các hữu tình được ngộ nhập, thì làm sao đối với pháp không danh không tướng, Phật dùng danh tướng mà nói khiến cho họ ngộ nhập?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Ta tùy theo thế tục giả lập danh tướng, dùng phương tiện tuyên thuyết các pháp, pháp tánh nhưng không chấp trước.

Này Thiện Hiện, như hạng ngu si nghe nói về khổ... thì chấp trước danh tướng, chẳng biết chỉ là giả nói; chứ chẳng phải chư Như Lai và đệ tử của Phật nghe nói về khổ... liền chấp trước danh tướng, mà là nhận biết như thật rằng tùy theo thế tục mà giảng nói, không có danh tướng của các pháp chân thật.

Này Thiện Hiện, nếu các bậc Thánh đối với danh, chấp nơi danh; đối với tướng, chấp nơi tướng thì như thế cũng đối với không, chấp nơi không; đối với vô tướng chấp nơi vô tướng; đối với vô nguyện chấp nơi vô nguyện; đối với chân như chấp nơi chân như; đối với thật tế, chấp nơi thật tế; đối với pháp giới chấp nơi pháp giới; đối với vô vi chấp nơi vô vi.

Nhưng, này Thiện Hiện, tất cả pháp ấy chỉ có giả danh, chỉ có giả tướng mà không chân thật. Bậc Thánh đối với pháp ấy cũng không trụ chấp nơi giả danh giả tướng ấy. Như vậy, này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát an trụ nơi tất cả pháp chỉ là giả danh giả tướng nên khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, đối với pháp ấy chẳng nên chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả các pháp chỉ có danh tướng thì Đại Bồ-tát vì việc gì mà phát tâm Bồ-đề? Đã phát tâm rồi, chịu các khổ nhọc để dốc hành Bồ-tát hạnh, tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, tu hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa; an trú nơi pháp không bên trong, an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; an trú nơi chân như, an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; an trú nơi bốn Niệm trụ, tu hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; tu hành Thánh đế khổ, an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo; tu hành bốn Tĩnh lự, tu hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; tu hành tám Giải thoát, tu hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni; tu hành pháp môn giải thoát Không, tu hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông; tu hành mười lực của Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả; tu hành trí Nhất thiết, tu hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, khiến tất cả đều viên mãn?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, như ông đã nói, nếu tất cả pháp chỉ có danh tướng thì Đại Bồ-tát vì việc gì mà phát tâm Bồ-đề, hành hạnh Bồ-tát, nhưng này Thiện Hiện, vì tất cả pháp chỉ có danh tướng và danh tướng ấy chỉ giả đặt ra, tánh của danh tướng là không; các loài hữu tình do điên đảo chấp trước nên mãi lưu chuyển trong sinh tử, chẳng được giải thoát. Vì vậy, Đại Bồ-tát phát tâm Bồ-đề, hành hạnh Bồ-tát, dần dần chứng đắc trí Nhất thiết, chuyển bánh xe chánh pháp, dùng pháp nơi ba thừa độ thoát các hữu tình khiến họ ra khỏi nẻo sinh tử, nhập cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối, nhưng các danh tướng vốn không sinh không diệt, cũng không trụ, không khác, có thể nêu bày được.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Phật nói trí Nhất thiết tướng là trí Nhất thiết tướng chăng?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Ta nói trí Nhất thiết tướng là trí Nhất thiết tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Như Lai thường nói trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, ba trí như thế, tướng của nó như thế nào, có gì sai biệt?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết là trí chung cùng với hàng Thanh văn và Độc giác; trí Đạo tướng là trí chung cùng với Đại Bồ-tát; còn trí Nhất thiết tướng là diệu trí riêng có của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì duyên gì mà trí Nhất thiết là trí chung cùng với hàng Thanh văn và Độc giác?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, vì với trí Nhất thiết, hàng Thanh văn, Độc giác cũng có thể biết rõ về năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới... nhưng không thể biết tất cả về đạo tướng và hết thảy các pháp cùng các loại tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì duyên gì mà trí Đạo tướng là trí chung cùng với Đại Bồ-tát?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên học để nhận biết hết tất cả về đạo tướng, đó là đạo tướng của hàng Thanh văn, Độc giác, đạo tướng của Bồtát, đạo tướng của Như Lai. Các Đại Bồ-tát đối với các đạo ấy thường nên tu học, khiến mau viên mãn; tuy khiến cho đạo ấy tạo tác, hành hóa thích ứng nhưng không khiến chứng đạt thật tế.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát tu tập theo đạo của Như Lai được viên mãn rồi, đối với thật tế đâu chẳng tác chứng?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nếu chưa viên mãn việc làm nghiêm tịnh cõi Phật, đem lại sự thành tựu đầy đủ cho các hữu tình, tu các đại nguyện, thì đối với thật tế vẫn chưa tác chứng. Nếu đã thành tựu viên mãn các sự việc kể trên, thì đối với thật tế nên tác chứng.

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát do trụ nơi đạo mà chứng thật tế chăng?

–Không, Thiện Hiện!

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát do trụ nơi chẳng phải đạo mà chứng thật tế chăng?

–Không, Thiện Hiện!

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát do trụ nơi đạo, chẳng phải đạo mà chứng thật tế chăng?

–Không, Thiện Hiện!

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát do trụ nơi chẳng phải đạo, chẳng phải chẳng phải đạo mà chứng thật tế chăng?

–Không, Thiện Hiện!

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu vậy thì Đại Bồ-tát do trụ nơi chỗ nào mà chứng thật tế?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, theo ý ông thì sao? Ông do trụ nơi đạo mà dứt trừ được hết các lậu, tâm giải thoát chăng?

–Bạch Thế Tôn, không!

–Này Thiện Hiện, ông do trụ nơi chẳng phải đạo mà dứt trừ được hết các lậu, tâm giải thoát chăng?

–Bạch Thế Tôn, không!

–Này Thiện Hiện, ông do trụ nơi đạo, chẳng phải đạo mà dứt sạch được hết các lậu, tâm giải thoát chăng?

–Bạch Thế Tôn, không!

–Này Thiện Hiện, ông do trụ nơi chẳng phải đạo, chẳng phải chẳng phải đạo mà dứt sạch được hết các lậu, tâm giải thoát chăng?

–Bạch Thế Tôn, không! Chẳng phải con nhờ có trụ mà dứt sạch được hết các lậu, tâm vĩnh viễn giải thoát, nhưng con đạt được các điều ấy là hoàn toàn không trụ vào đâu.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát cũng như thế, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa hoàn toàn không trụ vào đâu mà chứng thật tế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì duyên gì mà trí Nhất thiết tướng được gọi là trí Nhất thiết tướng?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nhận thức rõ về tất cả các pháp đều đồng một tướng, đó là tướng tịch diệt, vì vậy sự nhận biết ấy gọi là trí Nhất thiết tướng.

Lại nữa Thiện Hiện, các hành, trạng, tướng có công dụng nhằm biểu hiện các pháp. Như Lai có khả năng hiểu biết như thật hoàn toàn về chúng, vì vậy nên gọi là trí Nhất thiết tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, hoặc trí Nhất thiết, hoặc trí Đạo tướng, hoặc trí Nhất thiết tướng, ba trí như thế, trong việc đoạn trừ các phiền não có sự sai biệt chăng? Có trí đoạn chưa hết, có trí đoạn hết hẳn chăng?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, chẳng phải công việc đoạn trừ các phiền não có sự sai biệt. Nhưng chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều đã vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí phiền não tương tục. Còn hàng Thanh văn, Độc giác thì chưa đoạn trừ vĩnh viễn tập khí tương tục.

–Bạch Thế Tôn, các phiền não được dứt trừ thì đạt vô vi chăng?

–Này Thiện Hiện, đúng vậy!

–Bạch Thế Tôn, thanh văn, Độc giác không đạt vô vi, phiền não có đoạn chăng?

–Này Thiện Hiện, không!

–Bạch Thế Tôn, trong pháp vô vi có sự sai biệt chăng?

–Này Thiện Hiện, không!

–Bạch Thế Tôn, nếu pháp vô vi không có sự sai biệt thì tại sao Phật nói tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã vĩnh viễn đoạn trừ tập khí tương tục, còn hàng Thanh văn, Độc giác thì vẫn chưa vĩnh viễn đoạn trừ tập khí tương tục?

Này Thiện Hiện, tập khí tương tục thật chẳng phải là phiền não, nhưng các Thanh văn và Độc giác tuy đã đoạn trừ phiền não mà vẫn còn một phần nhỏ giống như tham, sân, si ảnh hưởng đến thân, ngữ, ý, đó chính là tập khí tương tục. Nó tương tục ở hạng phàm phu ngu si, có thể dẫn dắt những việc sai trái, chẳng phải tương tục ở hàng Thanh văn, Độc giác để dẫn dắt các việc làm vô nghĩa. Tất cả tập khí tương tục như thế, chư Phật đã vĩnh viễn không còn.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, đạo và Niết-bàn đều không có tự tánh thì tại sao Phật nói, đây là Dự lưu, đây là Nhất lai, đây là Bất hoàn, đây là A-la-hán, đây là Độc giác, đây là Bồ-tát, đây là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, hoặc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, hoặc Đại Bồ-tát, hoặc các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tất cả các bậc ấy đều hiện rõ vô vi.

–Bạch Thế Tôn, trong pháp vô vi thật có ý nghĩa sai biệt giữa Dự lưu cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chăng?

–Này Thiện Hiện, không!

–Bạch Thế Tôn, nếu vậy thì tại sao Phật nói Dự lưu cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tất cả đều hiện rõ vô vi?

–Này Thiện Hiện, Ta nương vào thế tục mà nói về sự thể hiện rõ, chứ không dựa vào thắng nghĩa, vì chẳng phải trong thắng nghĩa có thể có sự thể hiện rõ. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì chẳng phải trong thắng nghĩa có con đường ngôn ngữ, hoặc trí tuệ phân biệt hoặc có cả hai thứ ấy. Nhưng bên cạnh việc dứt bỏ sự nhận thức theo nẻo thế tục cũng phải kiến lập nhận thức ấy cho đời sau.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, tự tướng của tất cả pháp đều là không thì đời trước còn không có, huống gì có đời sau! Như thế tại sao có thể kiến lập cho đời sau?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Tự tướng của các pháp đều không, đời trước còn không có, huống là có đời sau, nên kiến lập cái có cho đời sau nhất định là không có điều ấy. Nhưng các hữu tình chẳng thể hiểu rõ tự tướng của các pháp hiện có đều là không. Vì sự lợi ích cho họ nên dùng phương tiện giảng nói, đây là đời trước, đây là đời sau. Nhưng trong tự tướng của tất cả các pháp, đời trước đời sau đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồtát đã đạt được tự tướng không của tất cả pháp rồi nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đạt được tự tướng của tất cả pháp đều là không, tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa thì đối với các pháp không có chấp trước, đó là không chấp trước pháp trong, pháp ngoài, pháp thiện, pháp chẳng phải thiện, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, hoặc pháp Như Lai; đối với tất cả các pháp như thế, đều không chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Như Lai thường nói Bát-nhã ba-la-mật-đa, vậy Bát-nhã ba-la-mật-đa vì ý nghĩa gì mà gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế do ý nghĩa đạt đến bờ bên kia một cách rốt ráo của tất cả pháp, cho nên gọi là Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lại nữa Thiện Hiện, do Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tất cả Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có thể đạt đến bờ bên kia, cho nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa Thiện Hiện, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa ấy, dựa vào diệu lý thắng nghĩa mà phân tích các pháp như phân tích các sắc đến lượng vi tế nhất chẳng còn thấy có điểm nhỏ nào thật có thể nắm bắt được, cho nên gọi là Bát-nhã ba-lamật-đa.

Lại nữa Thiện Hiện, ở trong Bát-nhã ba-la-mậtđa này bao hàm cả chân như, thật tế, pháp giới cho nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa Thiện Hiện, chẳng phải Bát-nhã ba-lamật-đa này có phần nhỏ pháp nào, hoặc hợp, hoặc tan, hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến, hoặc vô kiến, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là vô sắc, vô kiến, vô đối, chỉ có một tướng, đó là không tướng, cho nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế có khả năng sinh ra tất cả pháp thiện thì thắng, có khả năng phát khởi tất cả trí tuệ, biện tài, có khả năng đưa đến tất cả sự an lạc của thế gian và xuất thế gian, cho nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là thâm diệu, chắc thật, chẳng thể làm khuynh động, hủy hoại. Nếu Đại Bồ-tát hành Bát-nhã bala-mật-đa ấy thì tất cả ác ma và quyến thuộc của chúng, các hàng Thanh văn, Độc giác, các đám Phạm chí, ngoại đạo, bạn xấu, kẻ thù đều chẳng thể phá hoại được. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này giải bày về tự tướng của tất cả pháp đều không; các ác ma... đều chẳng thể làm được, cho nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên tu hành như thật theo diệu nghĩa sâu xa của Bát-nhã ba-lamật-đa như thế.

Lại nữa Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát muốn hành theo diệu nghĩa sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa thì nên hành theo diệu nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã; nên hành theo diệu nghĩa Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí; nên hành theo diệu nghĩa Pháp trí, Loại trí, Thế tục trí, Tha tâm trí; nên hành theo Nghĩa tận trí, Vô sinh trí, Như thuyết trí.

Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát vì hành theo diệu nghĩa sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, trong Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, nghĩa cùng chẳng phải nghĩa đều chẳng thể nắm bắt được, thế tại sao Đại Bồ-tát vì hành theo diệu nghĩa sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì hành theo nghĩa thú sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa nên suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của tham dục. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của sân hận. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của ngu si. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của tà kiến. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của tà định. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của các cõi ác kiến. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì tham dục, sân hận, ngu si, tà kiến, tà định, cõi ác kiến, chân như, thật tế chẳng làm nghĩa, chẳng phải nghĩa cho các pháp.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát vì hành nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa nên suy nghĩ thế này: “Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của sắc, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của thọ, tưởng, hành, thức. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của nhãn xứ, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của sắc xứ, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của nhãn giới, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của sắc giới, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của nhãn thức giới, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của nhãn xúc, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của địa giới, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của vô minh, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của Bố thí ba-la-mật-đa, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của pháp không bên trong, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của chân như, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của bốn Niệm trụ, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của Thánh đế khổ, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của Thánh đế tập, diệt, đạo. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của bốn Tĩnh lự, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của tám Giải thoát, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của tất cả pháp môn Đà-la-ni. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của pháp môn giải thoát Không, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của năm loại mắt, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của sáu phép thần thông. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa nơi mười lực của Phật, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của pháp không quên mất, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của tánh luôn luôn xả. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của trí Nhất thiết, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của quả Dự lưu, ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của quả vị Độc giác. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa của tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Ta chẳng nên hành nghĩa, chẳng phải nghĩa nơi quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì khi Như Lai chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, chẳng thấy có pháp nào có thể cùng với một pháp nhỏ nào đấy tạo ra tính chất ý nghĩa, chẳng phải nghĩa.

Này Thiện Hiện, Như Lai thị hiện ở đời hay chẳng thị hiện ở đời, thì các pháp, pháp tánh, pháp trụ, pháp định vẫn thường trụ như nhiên, không có pháp nào đối với pháp nào là có ý nghĩa hay chẳng có ý nghĩa. Như thế, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nên xa lìa sự phân biệt nghĩa, chẳng phải nghĩa thường hành theo nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã bala-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì sao Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng cùng các pháp tạo thành nghĩa, chẳng phải nghĩa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với pháp hữu vi và pháp vô vi đều không tạo tác, chẳng phải ân, chẳng phải oán, không thêm không bớt. Vì vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng cùng các pháp tạo thành nghĩa, chẳng phải nghĩa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, chư Phật và các đệ tử, tất cả

Hiền thánh há chẳng lấy vô vi làm đệ nhất nghĩa sao?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông nói! Chư Phật và đệ tử, tất cả Hiền thánh đều dùng pháp vô vi làm đệ nhất nghĩa. Nhưng pháp vô vi chẳng tạo ra tính chất thêm, bớt cho các pháp.

Này Thiện Hiện, thí như chân như, hư không chẳng làm cho các pháp thêm hay bớt. Bát-nhã bala-mật-đa của Đại Bồ-tát cũng như vậy, chẳng làm thêm bớt cho các pháp. Vì vậy, Bát-nhã ba-la-mậtđa chẳng tạo thành nghĩa, chẳng phải nghĩa cho các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát cần phải học Bátnhã ba-la-mật-đa vô vi sâu xa mới có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Đại Bồ-tát cần phải học Bát-nhã ba-la-mật-đa vô vi sâu xa mới có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí, không dùng hai pháp làm phương tiện.

–Bạch Thế Tôn, có phải dùng pháp không hai để đạt pháp không hai chăng?

–Không, Thiện Hiện!

–Bạch Thế Tôn, có phải dùng pháp hai để đạt pháp không hai chăng?

–Không, Thiện Hiện!

–Bạch Thế Tôn, nếu không có hai pháp, chẳng dùng pháp hai, pháp không hai mà đạt được thì Đại Bồ-tát làm sao để chứng đắc trí Nhất thiết trí?

Này Thiện Hiện, pháp hai, không hai đều chẳng thể nắm bắt được, cho nên đối tượng chứng đắc của trí Nhất thiết trí chẳng phải hữu sở đắc nên chứng đắc, cũng chẳng phải vô sở đắc nên chứng đắc, vì pháp hữu sở đắc, pháp vô sở đắc đều chẳng thể nắm bắt được. Nếu thấu đạt như thế mới chứng đắc trí Nhất thiết trí.


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]