SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ II
Phẩm 11: Thí dụ
(QUYỂN 411)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, ý nghĩa của từ Bồ-tát như thế nào?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Không có ý nghĩa của từ là ý nghĩa của từ Bồtát. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì cả hai Bồ-đề, Tátđỏa, đã là từ không sinh, nghĩa lý trong đó cũng chẳng có nên không có ý nghĩa của từ là ý nghĩa của từ Bồ-tát. Này Thiện Hiện, ông nên biết, ví như ý nghĩa của câu nói về dấu chân chim trong hư không thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Ví như ý nghĩa của những từ về cảnh trong mộng, việc huyễn, sóng nắng, ảnh ảo, trăng dưới nước, tiếng vang, hoa đốm trong hư không, sự biến hóa thật không có; ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ chân như của tất cả pháp, thật không có; ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa của các từ tất cả pháp, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh không biến đổi, pháp định, pháp trụ, thật tế là thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ sắc của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa của từ thọ, tưởng, hành, thức của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ nhãn xứ của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ sắc xứ của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ nhãn giới của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ sắc giới của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới của nhà ảo thuật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ nhãn thức giới của nhà ảo thuật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, thức giới của nhà ảo thuật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ nhãn xúc của nhà ảo thuật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc của nhà ảo thuật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra của nhà ảo thuật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ vô minh của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ hành pháp không bên trong của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn chẳng đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như ý nghĩa từ hành bốn Niệm trụ của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo của nhà ảo thuật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Này Thiện Hiện, ông nên biết, như cho đến ý nghĩa từ hành mười lực của Phật của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng của nhà ảo thuật, thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có.
Lại nữa này Thiện Hiện, như ý nghĩa từ sắc của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ thọ, tưởng, hành, thức của Phật, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ nhãn xứ của Phật thật không có, ý nghĩa từ Bồtát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ sắc xứ của Phật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ nhãn giới của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới của Phật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ sắc giới của Phật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ nhãn thức giới của Phật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ nhãn xúc của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy thật không có. Như ý nghĩa từ vô minh của Phật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ hành pháp không bên trong của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn chẳng đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ hành bốn Niệm trụ của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo của Phật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có. Cho đến như ý nghĩa từ hành mười lực của Phật thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa từ hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có.
Lại nữa này Thiện Hiện, như ý nghĩa của từ cảnh giới vô vi trong cảnh giới hữu vi thật không có, ý nghĩa của từ cảnh giới hữu vi trong cảnh giới vô vi cũng thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng như vậy, thật không có; như ý nghĩa của từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có.
Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của pháp nào, thật không có mà ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có? Phật bảo Thiện Hiện:
–Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của sắc cho đến thức thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của nhãn xứ cho đến ý xứ thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của sắc xứ cho đến pháp xứ thật không có, ý nghĩa từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của nhãn giới cho đến ý giới thật không có, ý nghĩa của từ Bồtát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của sắc giới cho đến pháp giới thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của nhãn thức giới cho đến ý thức giới thật không có, ý nghĩa của từ Bồtát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của nhãn xúc cho đến ý xúc thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của vô minh cho đến lão tử thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo thật không có, ý nghĩa của từ Bồtát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ không sinh, không diệt, không tạo tác, không hành động, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không nhiễm, không tịnh của mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Lại nữa này Thiện Hiện, như ý nghĩa từ bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo rốt ráo thanh tịnh, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như vậy, cho đến như ý nghĩa từ mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo thanh tịnh, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ ngã cho đến cái thấy thật không có, vì không có nên ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ tối tăm khi mặt trời mọc, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ các hành thời kiếp tận, thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ ác giới trong tịnh giới uẩn của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ loạn tâm trong định uẩn tịch tĩnh của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ ác tuệ trong minh tuệ uẩn của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ ràng buộc trong giải thoát uẩn của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ chẳng phải giải thoát tri kiến trong giải thoát tri kiến uẩn của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ bóng tối trong ánh sáng lớn của mặt trời, mặt trăng thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Như ý nghĩa từ ánh sáng của tất cả mặt trời, mặt trăng, sao, vật báu, thuốc súng và chư Thiên... trong ánh sáng của Phật thật không có, ý nghĩa của từ Bồ-tát cũng vậy, thật không có. Vì sao? Này Thiện Hiện, ý nghĩa từ Bồ-đề hoặc Tátđỏa hoặc Bồ-tát, tất cả đều chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng, vô sắc, vô kiến, vô đối, một tướng gọi là không tướng.
Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp không thật có, không chấp, không ngại, nên siêng năng tu học, nên hiểu biết đúng.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Các Đại Bồ-tát đối với tất cả các pháp không thật có nào, không chấp, không ngại, nên siêng năng tu học? Vì sao các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp nên hiểu đúng?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Tất cả pháp là pháp thiện, pháp chẳng phải thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp cộng, pháp bất cộng.
Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát đối với tánh tất cả pháp như vậy không chấp, không ngại, nên siêng năng tu học. Các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp thật không sở hữu, nên hiểu biết đúng.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp thiện của thế gian?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Pháp thiện của thế gian là hiếu thuận với cha mẹ, cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, cung kính phụng sự sư trưởng, làm việc phước bố thí, làm việc phước trì giới, làm việc phước tu tập, làm việc phước phục vụ, chăm sóc người bệnh, phương tiện thiện xảo, làm việc phước hoặc tu mười nẻo nghiệp thiện thế gian, hoặc tưởng sình trướng, tưởng mủ rã, tưởng xanh bầm, tưởng đỏ bầm, tưởng tan nát, tưởng mổ nuốt, tưởng tan rã, tưởng hài cốt, tưởng đốt cháy; hoặc tu bốn Tĩnh lự thế gian, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, hoặc tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiên, tùy niệm tịch tĩnh, tùy niệm hơi thở ra vào, tùy niệm thân, tùy niệm tử. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp thiện thế gian.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp bất thiện?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Pháp bất thiện là giết hại mạng sống, lấy của không cho, dục tà hạnh, nói dối gạt, nói chia rẽ, nói lời xấu xa, tham lam, sân giận, tà kiến và căm giận, che giấu tội lỗi, bực tức, dua nịnh, kiêu căng làm tổn hại hữu tình, ganh tị, tham lam, ngã mạn...
Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp bất thiện.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp hữu ký?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Các pháp thiện và pháp bất thiện gọi là pháp hữu ký.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp vô ký?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đó là thân nghiệp vô ký, ngữ nghiệp vô ký, ý nghiệp vô ký, bốn đại chủng vô ký, năm căn vô ký, năm uẩn vô ký, mười hai xứ vô ký, mười tám giới vô ký, pháp dị thục vô ký. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp vô ký.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp thế gian?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Pháp thế gian nghĩa là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, mười nẻo nghiệp thiện, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, mười hai chi duyên khởi. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp thế gian.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp xuất thế gian?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Pháp xuất thế gian bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, Tam-ma-địa có tầm, có tứ, Tam-ma-địa không tầm chỉ có tứ, Tam-ma-địa không tầm, không tứ, hoặc minh hoặc giải thoát, hoặc niệm, hoặc chánh tri, hoặc tác ý như lý, hoặc tám Giải thoát, hoặc chín Định thứ đệ, hoặc pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp xuất thế gian.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp hữu lậu?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đó là những pháp rơi vào ba cõi, hoặc là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hoặc bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp hữu lậu.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp vô lậu?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đó là bốn Niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp vô lậu.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp hữu vi?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đó là những pháp bị ràng buộc trong Ba cõi, hoặc là năm uẩn, hoặc bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, hoặc bốn Niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp hữu vi.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp vô vi?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đó là những pháp không sinh, không diệt, không trụ, không khác hoặc hết tham, hết sân, hết si, hoặc chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp vô vi.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp cộng?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đó là bốn Tĩnh lự thế gian, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, năm Thần thông. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp cộng. Vì đồng với phàm phu.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những pháp nào gọi là pháp bất cộng?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đó là bốn Niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Này Thiện Hiện, những pháp này gọi là pháp bất cộng. Vì không đồng với phàm phu.
Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với các pháp tự tướng là không như vậy không nên chấp trước vì tất cả pháp không phân biệt.
Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp dùng không hai làm phương tiện nên hiểu biết đúng, vì tất cả pháp đều không động.
Này Thiện Hiện, đối với tất cả pháp không hai, không động là ý nghĩa của từ Bồ-tát; không phân biệt, không chấp trước là ý nghĩa của từ Bồ-tát. Do đó, không có ý nghĩa danh từ là ý nghĩa danh từ Bồ-tát.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, do đâu Bồ-tát còn được gọi là Ma-ha-tát?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Do Bồ-tát này là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn nên còn được gọi là Ma-ha-tát.
Thiện Hiện thưa:
–Bạch Thế Tôn, những vị nào gọi là chúng hữu tình lớn mà Bồ-tát là bậc Thượng thủ ở trong đó?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đó là những vị trụ chủng tánh Đệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác và từ mới phát tâm cho đến Đại Bồ-tát ở địa vị không thoái chuyển. Như vậy đều gọi là chúng hữu tình lớn; Bồ-tát nào là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn này thì được gọi là Ma-ha- tát.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, như vậy do đâu Bồ-tát có thể là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Do Bồ-tát này đã phát tâm Kim cang dụ vững chắc, quyết định không thoái chuyển. Vì vậy có thể làm bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Thiện Hiện lại thưa:
–Bạch Thế Tôn, những gì là tâm Kim cang dụ của Bồ-tát?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đại Bồ-tát nào phát tâm như vầy: “Nay tôi sẽ mặc áo giáp công đức lớn vào trong đồng trống lớn sinh tử vô biên vì các hữu tình phá hoại tất cả phiền não oán địch. Tôi sẽ vì khắp tất cả hữu tình làm khô cạn biển lớn sinh tử vô biên. Tôi sẽ xả bỏ tất cả thân mạng, tài vật, làm lợi ích lớn cho các hữu tình. Với tâm bình đẳng, tôi sẽ làm an lạc, lợi ích cho tất cả hữu tình. Tôi sẽ làm cho khắp các loài hữu tình an trú đạo ba thừa, hướng đến Niếtbàn, mặc dù đem ba thừa cứu độ cho tất cả hữu tình nhưng tôi hoàn toàn không thấy có một hữu tình nào được cứu độ. Tôi sẽ hiểu rõ tất cả pháp tánh không sinh, không diệt, không tịnh, không nhiễm. Tôi sẽ thuần dùng tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa. Tôi sẽ tu học tất cả pháp thông đạt hoàn toàn biến nhập diệu trí. Tôi sẽ thông đạt tất cả pháp môn đưa đến nhất lý pháp tướng. Tôi sẽ thông đạt tất cả pháp môn đưa đến nhị lý pháp tướng. Tôi sẽ thông đạt tất cả pháp môn đa lý pháp tướng. Tôi sẽ tu học các diệu trí đạt đến các pháp tánh đưa đến công đức thù thắng.” Này Thiện Hiện, đó là tâm như Kim cang dụ của Bồ-tát. Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện an trụ tâm này, quyết định sẽ là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Lại nữa này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Nếu có các loài hữu tình còn chịu khổ não trong tất cả địa ngục, bàng sinh, cõi quỷ và cõi người, trời thì tôi sẽ chịu thay cho họ và làm cho họ được an vui.” Các Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình, tôi sẽ trải qua vô lượng trăm ngàn ức triệu kiếp, chịu các loại khổ lớn trong các địa ngục, dùng vô số phương tiện giáo hóa làm cho họ được Vô dư Niết-bàn. Như vậy, Bồ-tát lần lượt làm lợi ích cho khắp tất cả hữu tình, vì họ trải qua vô lượng trăm ngàn ức triệu kiếp, chịu các loại khổ lớn trong các địa ngục, dùng vô số phương tiện giáo hóa làm cho họ được Vô dư Niết-bàn..” Làm như vậy rồi, tự mình gieo trồng căn lành, lại trải qua vô lượng trăm ngàn ức triệu kiếp, tu tập viên mãn tư tưởng Bồ-đề, sau mới chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột đã mong cầu.
Này Thiện Hiện, thệ nguyện như vậy cũng gọi là tâm như Kim cang dụ của Bồ-tát. Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ tâm này thì quyết định sẽ là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Lại nữa này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát phát tâm thù thắng, tâm rộng lớn. Do tâm này nên quyết định sẽ làm bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những gì là tâm thù thắng, tâm rộng lớn của Bồ-tát?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Các Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Từ lúc mới phát tâm cho đến khi chứng đắc trí Nhất thiết trí, tôi quyết định sẽ không sinh lòng tham dục, sân giận, ngu si, căm hờn, che dấu tội lỗi, bực tức, dua nịnh, ganh tị, xan tham, kiêu căng, làm tổn hại hữu tình, tà kiến, ngã mạn... cũng quyết định không phát tâm hướng đến, mong cầu quả vị Thanh văn, Độc giác”, đó là tâm thù thắng, tâm rộng lớn của Bồ-tát. Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ tâm này quyết định sẽ là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Lại nữa này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát phát sinh tâm quyết định không lay động. Do tâm này nên quyết định sẽ làm bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa:
–Bạch Thế Tôn, những gì là tâm không lay động của Bồ-tát?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Các Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Tôi sẽ nương vào tác ý tương ưng với trí Nhất thiết trí để tu tập, phát sinh tất cả các sự nghiệp đã tu tập mà không kiêu mạn, buông lung.”
Này Thiện Hiện, đó là tâm không lay động của Bồ-tát. Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ tâm này thì quyết định sẽ là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Lại nữa này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát đối với khắp tất cả các loài hữu tình bình đẳng phát sinh tâm chân thật lợi lạc. Do tâm này nên quyết định sẽ là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa:
–Bạch Thế Tôn, những gì là tâm chân thật lợi lạc của Bồ-tát?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Các Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Tôi quyết định đến tận cùng đời vị lai sẽ làm lợi ích an lạc cho tất cả hữu tình, làm chỗ quay về nương tựa, làm hòn đảo, nhà cửa, thường không lìa bỏ.”
Này Thiện Hiện, đó là tâm chân thật lợi lạc của Bồ-tát. Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ tâm này thì quyết định sẽ là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Lại nữa này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thường siêng năng tinh tấn ưa pháp, thích pháp, vui pháp, mừng pháp. Do nhân duyên này nên quyết định sẽ là bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, những gì là pháp? Tại sao Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thường đối với pháp này ưa pháp, thích pháp, vui pháp, mừng pháp?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Cái mà gọi là pháp là sắc, chẳng phải sắc đều không có tự tánh, đều chẳng thể nắm được, không thể phá hoại, không thể phân biệt, thì đó gọi là pháp. Ưa pháp là đối với pháp này sinh lòng ham muốn, mong cầu. Thích pháp nghĩa là đối với pháp này khen ngợi công đức. Vui pháp nghĩa là đối với pháp này vui vẻ ghi nhận. Mừng pháp nghĩa là đối với pháp này rất hâm mộ tu tập, thân cận, thích thú, tôn trọng.
Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa dùng vô sở đắc làm phương tiện thường hay ưa pháp, thích pháp, vui pháp, mừng pháp mà không kiêu mạn, quyết định sẽ làm bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Lại nữa này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa dùng vô sở đắc làm phương tiện an trụ pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh, tu bốn Niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thì Đại Bồ-tát ấy quyết định sẽ làm bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Lại nữa này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa dùng vô sở đắc làm phương tiện an trụ Tam-ma-địa Kim cang dụ cho đến an trụ Tam-ma-địa vô trước, vô vi, vô nhiễm, giải thoát như hư không, Đại Bồ-tát do nhân duyên này thì quyết định sẽ làm bậc Thượng thủ trong chúng hữu tình lớn.
Này Thiện Hiện, do các nhân duyên như vậy, các Đại Bồ-tát quyết định ở trong chúng hữu tình lớn làm bậc Thượng thủ. Vì vậy Bồ-tát còn gọi là Ma-ha-tát.
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]