SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ II
Phẩm 66: Vô tận
(QUYỂN 458)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện nghĩ như vầy: “Bát-nhã ba-la-mật-đa này rất là sâu xa, quả vị Giác ngộ cao tột chư Phật cũng rất sâu xa, ta sẽ hỏi Phật về hai nghĩa sâu xa.” Sau khi nghĩ xong vị ấy liền bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chính là quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chính là Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Như vậy Bát-nhã ba-la-mậtđa và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật đều rất sâu xa, vô cùng tận. Vì sao nói hai pháp này là vô tận?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật đều như hư không vô cùng tận cho nên nói là vô tận.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
–Đại Bồ-tát phải làm sao để phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Phật nói:
–Các Đại Bồ-tát nên quán sắc là vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán thọ, tưởng, hành, thức vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán nhãn xứ cho đến ý xứ đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán sắc xứ cho đến pháp xứ đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán nhãn giới cho đến ý giới đều vô tận để làm phát sinh Bátnhã ba-la-mật-đa; nên quán sắc giới cho đến pháp giới đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mậtđa; nên quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán nhãn xúc cho đến ý xúc đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán địa giới cho đến thức giới đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán nhân duyên cho đến tăng thượng duyên đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán vô minh cho đến lão tử đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán tám Giải thoát cho đến mười Biến xứ đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán bậc Tịnh quán cho đến bậc Như Lai đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tamma-địa đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán năm loại mắt, sáu phép thần thông đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán Dự lưu cho đến quả Độc giác Bồ-đề đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật đều vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán trí Nhất thiết trí cũng vô tận để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên quán sắc vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên quán thọ, tưởng, hành, thức vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, như vậy cho đến quán trí Nhất thiết trí vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên quán vô minh duyên hành vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán hành duyên thức vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán thức duyên danh sắc vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán danh sắc duyên lục xứ vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán lục xứ duyên xúc vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán xúc duyên thọ vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán thọ duyên ái vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán ái duyên thủ vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán thủ duyên hữu vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán hữu duyên sinh vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa; nên quán sinh duyên lão tử, lo buồn thở than, khổ não đều vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mậtđa.
Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy. Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát quán sát mười hai duyên khởi như vậy thì xa lìa hai bên và Đại Bồ-tát khác không thể có sự diệu quán như vậy.
Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát ngồi tòa Kim cang ở dưới cây Bồ-đề, quán sát như thật về mười hai duyên khởi, giống như hư không không thể chấm dứt liền có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.
Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào dùng hạnh vô tận như hư không làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, quán như thật về mười hai duyên khởi thì không rơi vào địa vị Thanh văn, Độc giác và mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột.
Thiện Hiện, hữu tình nào trụ ở Bồ-tát thừa mà bị thoái lui đối với quả vị Giác ngộ cao tột là đều do không nương nơi tác ý thiện xảo làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, do người ấy không hiểu rõ Đại Bồ-tát làm sao để tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa. Ta có thể dùng hạnh vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa và quán sát như thật về mười hai duyên khởi.
Thiện Hiện, thiện nam, thiện nữ nào thoái lui đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều do xa lìa việc làm phát sinh phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát nào không bị thoái lui đối với quả vị Giác ngộ cao tột đều là nhờ làm phát sinh phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Do nương theo phương tiện thiện xảo là tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, do dùng hạnh vô tận như hư không để làm phát sinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, do quán như thật về mười hai duyên khởi nên Đại Bồ-tát này sớm có thể viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Thiện Hiện, lúc quán sát các pháp duyên khởi như vậy, các Đại Bồ-tát không thấy có pháp nào không do nhân mà sinh, không thấy có pháp nào không do nhân mà diệt, không thấy có pháp nào không có tánh tướng thường còn không sinh, không diệt, không thấy có pháp nào có ngã và hữu tình, nói rộng cho đến cái biết, cái thấy, không thấy có pháp nào thường hoặc vô thường, vui hoặc khổ, có ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, vắng lặng hoặc không vắng lặng, xa lìa hoặc không xa lìa.
Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên quán sát pháp duyên khởi như vậy để tu hành Bát-nhã ba-la-mậtđa.
Thiện Hiện, Đại Bồ-tát quán sát như thật pháp duyên khởi để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì Đại Bồ-tát đó không thấy sắc là thường hoặc vô thường, vui hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, vắng lặng hoặc không vắng lặng, xa lìa hoặc không xa lìa; cũng không thấy thọ, tưởng, hành, thức là thường hoặc vô thường, vui hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, vắng lặng hoặc không vắng lặng, xa lìa hoặc không xa lìa. Như vậy cho đến cũng không thấy trí Nhất thiết trí là thường hoặc vô thường, vui hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, vắng lặng hoặc không vắng lặng, xa lìa hoặc không xa lìa.
Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì tuy tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nhưng vị ấy không thấy có việc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng không thấy có pháp có thể thấy việc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng không thấy có sự không thấy như vậy. Tuy thực hành Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa nhưng không thấy có việc thực hành Tĩnh lự cho đến Bố thí ba-la-mật-đa, cũng lại không thấy có pháp có thể thấy việc thực hành Tĩnh lự cho đến Bố thí ba-la-mật-đa, cũng không thấy có việc không thấy như vậy. Như vậy cho đến tuy tu trí Nhất thiết trí nhưng không thấy có việc trí Nhất thiết trí, cũng lại không thấy có pháp có thể thấy việc tu trí Nhất thiết trí, cũng không thấy có việc không thấy như vậy, cũng lại không thấy có pháp nào có thể đoạn trừ sự tương tục của tất cả tập khí phiền não.
Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát lấy sự sở đắc đối với tất cả các pháp làm phương tiện để tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa thì ác ma rất buồn rầu phiền não nên oán hận, đau khổ như bị tên bắn vào tim. Giống như có người vì cha mẹ bị chết nên thân tâm đau đớn, ác mà cũng vậy.
Lúc đó, Thiện Hiện thưa:
–Chỉ có một ác ma thấy các Đại Bồ-tát lấy sự sở đắc đối với tất cả các pháp làm phương tiện để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa mà rất buồn rầu, bị phiền não, oán hận, đau khổ như bị tên bắn vào tim hay tất cả ác ma ở khắp thế giới ba lần ngàn cũng đều như vậy?
Phật bảo Thiện Hiện:
–Tất cả ác ma ở khắp thế giới ba lần ngàn đều như vậy, đều không thể ngồi yên ổn ở tòa ngồi của mình.
Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát thường an trú vào việc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vi diệu. Đại Bồ-tát nào có thể an trú như vậy thì thế gian, Trời, Người, A-tố-lạc không thể tìm được chỗ yếu của họ, cũng không thể làm não loạn chướng ngại họ.
Vì vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào muốn đạt được quả vị Giác ngộ cao tột thì phải siêng năng an trú vào việc thực hành Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa vi diệu.
Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nào có thể an trú vào việc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vi diệu thì có thể viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, Đại Bồtát nào có thể tu hành chánh pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa liền có thể tu đầy đủ viên mãn tất cả Bátnhã ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa:
–Bạch Thế Tôn, thế nào là Đại Bồ-tát có thể tu hành chân chánh Bát-nhã ba-la-mật-đa liền có thể tu tập viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Phật bảo Thiện Hiện:
–Đại Bồ-tát nào tu hành đúng đắn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí mà thực hành Bố thí, lại đem công đức Bố thí này cho các hữu tình rồi hồi hướng về trí Nhất thiết trí thì đó là Đại Bồ-tát có thể tu hành chân chánh Bát-nhã ba-la-mật-đa, tu hành viên mãn Bố thí ba-la-mật-đa.
Đại Bồ-tát nào tu hành đúng đắn Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí để thực hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, lại đem công đức của việc giữ Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa cho các hữu tình và cùng nhau hồi hướng về trí Nhất thiết trí thì đó là Đại Bồ-tát có thể tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tu hành viên mãn Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Như vậy, Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào có thể tu hành chân chánh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa liền có thể tu viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]