SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ II

Phẩm 72: Học tất cả
(QUYỂN 464 - 465)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 464

QUYỂN 465


QUYỂN 464

Phẩm 72: Học tất cả (1)

Bấy giờ Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát thành tựu trí tuệ thù thắng như vậy, tuy có thể thọ nhận và thực hành pháp sâu xa trong sạch nhưng không nắm giữ quả báo thù thắng.

Phật bảo:

–Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, như lời ông nói! Các Đại Bồ-tát thành tựu trí tuệ thù thắng như vậy, tuy có thể thọ nhận và thực hành pháp sâu xa thanh tịnh nhưng không nắm giữ quả báo thù thắng. Vì sao vậy? Vì Đại Bồ-tát này không lay động đối với tự tánh của các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát này có thể không lay động đối với tự tánh của pháp gì?

Phật bảo:

–Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này có thể không lay động đối với tự tánh của không tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát này có thể không lay động đối với tự tánh của không tánh nào?

Phật bảo:

–Thiện Hiện, Đại Bồ-tát này có thể không lay động đối với tự tánh của sắc, có thể không lay động đối với tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức; có thể không lay động đối với tự tánh của nhãn xứ cho đến ý xứ; có thể không lay động đối với tự tánh của sắc xứ cho đến pháp xứ; có thể không lay động đối với tự tánh của nhãn giới cho đến ý giới; có thể không lay động đối với tự tánh của sắc giới cho đến pháp giới; có thể không lay động đối với tự tánh của nhãn thức giới cho đến ý thức giới; có thể không lay động đối với tự tánh của nhãn xúc cho đến ý xúc; có thể không lay động đối với tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra; có thể không lay động đối với tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa; có thể không lay động đối với tự tánh của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; có thể không lay động đối với tự tánh của bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; có thể không lay động đối với tự tánh của ba pháp môn giải thoát; có thể không lay động đối với tự tánh của tám Giải thoát, chín Định thứ đệ; có thể không lay động đối với tự tánh của mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như vậy cho đến có thể không lay động đối với tự tánh của trí Nhất thiết trí, có thể không lay động đối với tự tánh của tất cả cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi. Vì sao vậy? Bởi vì các pháp như vậy tức là không tánh, các Đại Bồ-tát không bị lay động đối với tự tánh không tánh này vì không tánh không thể chứng ngộ không tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch:

–Bạch Thế Tôn, pháp có tánh có thể chứng ngộ pháp có tánh được không?

Phật dạy:

–Không được.

–Bạch Thế Tôn, pháp không tánh có thể chứng ngộ pháp có tánh được không?

–Không được.

–Bạch Thế Tôn, pháp có tánh có thể chứng ngộ pháp không tánh được không?

–Không được.

–Bạch Thế Tôn, pháp không tánh có thể chứng ngộ pháp không tánh được không?

–Không được.

–Bạch Thế Tôn, nếu vậy thì đúng ra pháp có tánh không thể hiện quán pháp có tánh, pháp không tánh không thể hiện quán pháp có tánh, pháp có tánh không thể hiện quán pháp không tánh, pháp không tánh không thể hiện quán pháp không tánh, thế thì chẳng lẽ Thế Tôn không có chứng đắc và không hiện quán sao?

–Này Thiện Hiện, Thế Tôn chỉ có chứng đắc và có hiện quán nhưng lìa Tứ cú.

–Bạch Thế Tôn, làm sao lìa Tứ cú mà có chứng đắc, có hiện quán.

–Thiện Hiện, hoặc chứng đắc, hoặc quán sát chẳng có chẳng không, dứt hết các hý luận. Vì vậy ta nói có chứng đắc, có hiện quán nhưng lìa Tứ cú.

–Bạch Thế Tôn, các Đại Bồ-tát lấy gì làm hý luận?

–Này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát quán sắc cho đến thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc sạch hoặc dơ, hoặc vắng lặng hoặc không vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán nhãn xứ cho đến ý xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán sắc xứ cho đến pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán nhãn giới cho đến ý giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán sắc giới cho đến pháp giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán địa giới cho đến thức giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán nhân duyên cho đến tăng thượng duyên hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán vô minh cho đến lão tử hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán tám Giải thoát cho đến mười Biến xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán ba pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán bậc Tịnh quán cho đến bậc Như Lai hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán năm loại mắt, sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận; quán trí Nhất thiết trí hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đó là hý luận.

Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào nghĩ rằng Thánh đế khổ ta phải biết khắp, Thánh đế tập này ta phải vĩnh viễn đoạn trừ, Thánh đế diệt ta phải chứng, Thánh đế đạo ta phải tu tập, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải tu tập bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải tu bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải tu pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải tu tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải vượt khỏi quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải thực hành Bố thí ba-la-mậtđa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải trụ vào pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải trụ vào chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải viên mãn mười địa Bồ-tát, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải sinh tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải làm phát sinh năm loại mắt, sáu phép thần thông, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải phát sinh mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải viên mãn ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải làm phát sinh pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải làm phát sinh trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng phải thực hành tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng ta phải đem lại sự thành tựu cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng ta phải chứng đắc trí Nhất thiết trí, đó là hý luận; hoặc nghĩ rằng ta phải vĩnh viễn đoạn trừ tất cả sự tương tục của tập khí phiền não, đó là hý luận. Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát lấy đủ loại phân biệt như vậy làm hý luận.

Lại nữa Thiện Hiện, lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa các Đại Bồ-tát nên quán sắc cho đến thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh, hoặc xa lìa hoặc không xa lìa, đều không thể hý luận, vì vậy không nên hý luận như vậy cho đến quán trí Nhất thiết trí hoặc chứng đắc hoặc không chứng đắc đều không thể hý luận, vì vậy không nên hý luận, nên quán tất cả sự tương tục của tập khí phiền não hoặc cần vĩnh viễn đoạn trừ hoặc không cần vĩnh viễn đoạn trừ đều không thể hý luận, vì vậy không nên hý luận.

Lại nữa Thiện Hiện, lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát nên quán các pháp và hữu tình như vậy đều không thể hý luận, vì thế không nên hý luận. Vì sao vậy? Do tất cả các pháp và tất cả hữu tình, có tánh không thể hý luận có tánh, có tánh không thể hý luận không tánh, không tánh không thể hý luận không tánh, không tánh không thể hý luận có tánh, lìa tánh có không hoặc người hý luận, hoặc pháp được hý luận hoặc nơi hý luận, hoặc lúc hý luận đều chẳng thể nắm bắt được.

Vì vậy, Thiện Hiện, sắc không hý luận, thọ, tưởng, hành, thức cũng không hý luận như vậy cho đến trí Nhất thiết trí cũng không hý luận, việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tập khí phiền não cũng không hý luận.

Như vậy, Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa không hý luận.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa:

–Bạch Thế Tôn, lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, các Đại Bồ-tát làm sao quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết trí và việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tập khí phiền não đều không thể hý luận, vì vậy không nên hý luận?

Phật bảo:

–Này Thiện Hiện, lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát nên quán sắc không có tự tánh, thọ, tưởng, hành, thức cũng không có tự tánh, như vậy cho đến nên quán trí Nhất thiết trí không có tự tánh, việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả tập khí phiền não cũng không có tự tánh; nếu pháp không có tự tánh thì không thể hý luận. Vì vậy Thiện Hiện, sắc, thọ, tưởng, hành, thức không thể hý luận. Thế nên các Đại Bồ-tát không nên hý luận. Như vậy cho đến trí Nhất thiết trí, việc vĩnh viễn đoạn trừ tất cả sự tương tục của tập khí phiền não không thể hý luận vì thế các Đại Bồ-tát không nên hý luận.

Thiện Hiện, nếu các Đại Bồ-tát có thể lìa các hý luận đối với tất cả pháp như vậy, thực hành phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì liền nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, hoặc đã được nhập và có thể mau chứng đắc trí Nhất thiết trí.

QUYỂN 465

Phẩm 72: Học tất cả (2)

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả pháp đều không có tự tánh, lìa các hý luận và chẳng thể nắm bắt được thì nhờ những đạo lộ nào các Đại Bồ-tát được vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát? Đó là đạo lộ Thanh văn, đạo lộ Độc giác hay đạo lộ Như Lai?

Phật bảo:

–Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát không nhờ đạo lộ Thanh văn, không nhờ đạo lộ Độc giác, không nhờ đạo lộ Như Lai mà được vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, nhưng sau khi đã học đầy đủ các đạo lộ, nhờ đạo lộ Bồ-tát, vị ấy được nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát. Giống như Bồ-tát ở địa Thứ tám, trước tiên phải học các đạo lộ, sau nhờ đạo lộ của mình nên được nhập vào Chánh tánh ly sinh của thừa mình cho đến khi chưa viên mãn đạo quả thì vị ấy chưa thể chứng đắc quả cao nhất của thừa mình. Cũng vậy, các Đại Bồ-tát trước tiên phải học đầy đủ tất cả các đạo lộ, sau đó nhờ con đường mình đi mới được nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát cho đến khi chưa phát sinh định Kim cang dụ thì vẫn chưa thể chứng đắc trí Nhất thiết trí. Nếu phát sinh định này, nhờ tương ưng với Bát-nhã trong một sát-na mới có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu trước tiên Đại Bồ-tát phải học đầy đủ đối với tất cả các đạo lộ, sau đó nhờ con đường mình đi mới được nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, há chẳng phải các hướng và quả của các bậc Đệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán, Độc giác, Như Lai, mỗi con đường đều khác nhau sao?

Bạch Thế Tôn, nếu các con đường đã khác nhau như vậy thì vì sao trước tiên Đại Bồ-tát phải học đầy đủ tất cả các đạo lộ, sau đó nhờ con đường mình đi mới được nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, nghĩa là các Đại Bồ-tát phải phát khởi đạo lộ Đệ bát mới thành Đệ bát, hoặc phát khởi đạo lộ Cụ kiến mới thành Dự lưu, hoặc phát khởi đạo lộ Tiến tu mới thành Nhất lai, Bất hoàn, hoặc phát khởi đạo lộ Vô học mới thành A-la-hán, hoặc phát khởi đạo lộ Độc giác mới thành Độc giác?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát thành Đệ bát rồi mới có thể nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát thì không có lý, không nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát mà có thể chứng đắc trí Nhất thiết thì cũng chẳng phải lý.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát nào đã thành Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác rồi mà có thể nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát thì thật vô lý, không nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát mà có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí thì cũng thật chẳng phải lý.

Bạch Thế Tôn, làm sao để con biết rõ như thật các Đại Bồ-tát, phải học đầy đủ tất cả các đạo lộ rồi mới có thể nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồtát mà không trái lý?

Phật bảo:

–Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, như lời ông nói! Đại Bồ-tát nào thành Đệ bát rồi nói rộng cho đến thành Độc giác rồi mà có thể nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát thì thật phi lý; không nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát mà có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí cũng thật phi lý.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa:

–Bạch Thế Tôn, nếu vậy thì tại sao trước tiên các Đại Bồ-tát phải học đầy đủ các đạo lộ, sau đó nhờ nơi con đường mình đi mới được nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát. Sau khi nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát rồi, vị ấy tuần tự chứng đắc trí Nhất thiết trí, vĩnh viễn đoạn trừ sự tương tục của tất cả tập khí.

Phật bảo:

–Thiện Hiện, từ lúc mới phát tâm, các Đại Bồtát siêng năng, tinh tấn tu hành sáu pháp Ba-la-mậtđa, dùng trí tuệ thù thắng vượt qua tám địa là bậc Tịnh quán cho đến bậc Độc giác. Tuy tu học tám địa vừa kể nhưng vị ấy dùng trí tuệ thù thắng để vượt qua. Nhờ trí Đạo tướng, vị ấy được nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát. Sau khi đã nhập Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, tuần tự lại nhờ trí Nhất thiết trí, vị ấy chứng đắc hoàn toàn trí Nhất thiết trí, đoạn trừ vĩnh viễn sự nối tiếp của tất cả tập khí.

Thiện Hiện, ông nên biết, trí của Đệ bát tức là nhẫn của Đại Bồ-tát. Trí hoặc đoạn của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Độc giác cũng là nhẫn của Đại Bồ-tát. Như vậy này Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát trước hết phải học đầy đủ tất cả các đạo lộ, sau đó nhờ con đường mình đi mới được nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát. Sau khi đã nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, vị ấy tuần tự chứng đắc trí Nhất thiết trí. Sau khi đã chứng đắc trí Nhất thiết trí, vị ấy mới đem kết quả đó làm lợi ích cho tất cả hữu tình.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, như đã nói, các Đại Bồ-tát nên học để biết tướng của tất cả đạo lộ, như là đạo lộ Thanh văn, hoặc đạo lộ Độc giác, hoặc đạo lộ Bồtát, hoặc đạo lộ Như Lai. Trí biết tất cả các loại tướng của những đạo lộ này gọi là trí Đạo tướng. Các Đại Bồ-tát làm cách nào để phát sinh trí Đạo tướng này?

Phật bảo:

–Thiện Hiện, các hành trạng tướng có thể hiển bày trí Đạo tướng là đối với tất cả các hành trạng tướng như vậy, các Đại Bồ-tát đều hiện chứng Đẳng giác. Sau khi đã hiện chứng Đẳng giác, họ như thật giảng nói, khai thị, tạo dựng, kiến lập cho người khác, làm cho các hữu tình được hiểu biết không điên đảo và tùy ý đạt được những lợi ích mà mình mong cầu.

Đối với tất cả âm thanh, ngôn ngữ, Đại Bồ-tát này đều được tất cả pháp môn Đà-la-ni thiện xảo. Nhờ tất cả pháp môn Đà-la-ni thiện xảo này, vị ấy phát sinh đủ loại âm thanh ngôn ngữ, giảng nói chánh pháp cho tất cả các loài hữu tình khắp thế giới ba lần ngàn, làm cho họ biết âm thanh được nghe đều như tiếng vang. Do đó, tuy có hiểu nhưng họ không chấp trước.

Thiện Hiện, do nhân duyên này, các Đại Bồ-tát nên học viên mãn các trí Đạo tướng. Sau khi đã học viên mãn trí Đạo tướng, vị ấy nên biết như thật về các loại ý thích và tùy miên khác nhau của tất cả hữu tình, làm lợi ích an lạc theo ý thích của họ, nghĩa là biết như thật về ý thích và tùy miên của hữu tình ở địa ngục và nhân quả của nó; biết rồi tìm cách ngăn lấp đường đó.

Cũng biết như thật về ý thích, tùy miên của các hữu tình thuộc bàng sinh và nhân quả của nó; biết rồi tìm cách ngăn lấp đường ấy.

Cũng biết như thật về ý thích và tùy miên của các hữu tình thuộc quỷ giới và nhân quả của nó; biết rồi tìm cách ngăn lấp đường ấy.

Cũng biết như thật về ý thích và tùy miên của loài Rồng, Dược-xoa, A-tố-lạc… và nhân quả của nó; biết rồi tìm cách ngăn lấp đường ấy.

Cũng biết như thật về ý thích và tùy miên của người và chư Thiên cõi Dục và nhân quả của họ; biết rồi tìm cách ngăn che đường ấy.

Cũng biết như thật về ý thích và tùy miên của trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh và nhân quả của họ; biết rồi tìm cách ngăn che đường ấy.

Cũng biết như thật về ý thích và tùy miên của trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ và nhân quả của họ; biết rồi tìm cách ngăn che đường ấy.

Cũng biết như thật về bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về ba pháp môn giải thoát và nhân quả của nó.

Cũng như thật về bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về bậc Tịnh quán cho đến bậc Như Lai và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về tất cả pháp môn Đà-lani, tất cả pháp môn Tam-ma-địa và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về năm loại mắt, sáu phép thần thông và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả và nhân quả của nó.

Cũng biết như thật về trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và nhân quả của nó.

Thiện Hiện, sau khi đã biết như thật về các đạo lộ Thanh văn… và nhân quả của nó rồi, tùy theo ý thích của họ, các Đại Bồ-tát giúp các hữu tình đứng vững nơi đường đạo của ba thừa, làm cho họ siêng năng tu học, đạt được cứu cánh.

Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên phát sinh các trí Đạo tướng như vậy. Đại Bồ-tát nào có thể học các trí Đạo tướng này thì có thể biết được các loại giới tánh, ý thích và tùy miên của các hữu tình. Sau khi đã biết, vị ấy tùy theo chỗ thích hợp mà giảng nói chánh pháp, giúp cho họ đạt được quả báo thù thắng mà họ mong cầu, quyết không bị tổn thất. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này hoàn toàn thông đạt căn cơ hơn kém của hữu tình, hiểu rõ như thật về tâm sở sai biệt và sự qua lại, sinh tử của các hữu tình nên pháp họ nói ra không làm tổn hại hữu tình.

Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên thực hành các đạo Bát-nhã ba-la-mật-đa này. Vì sao? Vì tất cả các pháp phần Bồ-đề và đạo mà Thanh văn, Độc giác nên học đều được thâu tóm vào Bát-nhã ba-la-mậtđa sâu xa. Tất cả Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát học pháp này đều đạt được cứu cánh.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả các pháp phần Bồđề cho đến Bồ-đề, tất cả pháp như vậy chẳng hợp, chẳng tan, vô sắc, vô kiến, vô đối, một tướng, gọi là không tướng, thì vì sao pháp phần Bồ-đề như vậy có thể nắm giữ Bồ-đề?

Bạch Thế Tôn, tất cả chẳng hợp, chẳng tan, vô sắc, vô kiến, vô đối, một tướng, được gọi là pháp không tướng, chẳng có nắm giữ hay xả bỏ đối với pháp khác. Giống như hư không, không nắm giữ, không xả bỏ đối với tất cả pháp vì có tự tánh là không; cũng vậy, các pháp đều có tự tánh là không, nên không có nắm giữ hay xả bỏ đối với pháp khác, thì vì sao nói pháp phần Bồ-đề như bốn Niệm trụ… có thể nắm giữ Bồ-đề?

Phật bảo:

–Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, như lời ông nói! Do tự tánh của tất cả các pháp đều là không, không nắm giữ, không xả bỏ, nhưng các hữu tình không thể hiểu rằng tự tánh của tất cả pháp là không. Vì vậy, để làm lợi ích cho họ, Ta phương tiện giảng rằng: pháp phần Bồ-đề có thể nắm bắt Bồ-đề.

Lại nữa Thiện Hiện, hoặc nơi có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hoặc nhãn xứ cho đến ý xứ, hoặc sắc xứ cho đến pháp xứ, hoặc nhãn giới cho đến ý giới, hoặc sắc giới cho đến pháp giới, hoặc nhãn thức giới cho đến ý thức giới, hoặc nhãn xúc cho đến ý xúc, hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra, hoặc địa giới cho đến thức giới, hoặc nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, hoặc vô minh cho đến lão tử, hoặc Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh, hoặc chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, hoặc Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, hoặc bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo, hoặc bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, hoặc ba pháp môn giải thoát, tám Giải thoát cho đến mười Biến xứ, hoặc bậc Tịnh quán cho đến bậc Như Lai, hoặc bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân, hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông, hoặc mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ, hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, hoặc trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, hoặc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề, hoặc tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát, hoặc quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc vĩnh viễn đoạn trừ sự tương tục của tập khí phiền não hoặc trí Nhất thiết trí, tất cả những pháp này đều ở trong Thánh pháp luật, chẳng hợp, chẳng tan, vô sắc, vô kiến, vô đối, một tướng được gọi là không tướng. Để tạo lợi ích cho các loài hữu tình, giúp họ hiểu đúng và nhập vào thật tướng của pháp nên Như Lai dựa vào thế tục để giảng không dựa vào thắng nghĩa.

Thiện Hiện nên biết, các Đại Bồ-tát nên học để hiểu biết tất cả các pháp như vậy. Sau khi đã học và hiểu biết rồi, vị ấy thông suốt như thật là các pháp như vậy có thể thọ dụng, các pháp như vậy không nên thọ dụng.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

–Các Đại Bồ-tát phải học và hiểu biết những pháp gì mới có thể thông suốt như thật về pháp không nên thọ dụng? Phải học và hiểu biết những pháp gì để thông suốt như thật về pháp nên thọ dụng?

Phật bảo:

–Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát phải học và hiểu biết đối với pháp của Thanh văn và Độc giác, rồi mới thông suốt như thật về pháp không nên thọ dụng. Phải học và hiểu biết đối với tất cả pháp tương ưng với trí Nhất thiết trí mới có thể thông suốt như thật về tất cả các loại tướng nên thọ dụng. Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy ở trong Thánh pháp luật này.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Ngài đã nói Thánh pháp luật.

Thánh pháp luật ấy vì sao được gọi là Thánh pháp luật?

Phật bảo Thiện Hiện:

–Hoặc các Thanh văn, hoặc các Độc giác, hoặc các Bồ-tát, hoặc chư Như Lai chẳng hợp, chẳng tan đối với tham, sân, si.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với năm kết thuận hạ phần; chẳng hợp, chẳng tan đối với năm kết thuận thượng phần.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với ba pháp môn giải thoát.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với tám Giải thoát cho đến mười Biến xứ.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với bậc Tịnh quán cho đến bậc Như Lai.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với Bố thí ba-la-mậtđa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với quả vị Giác ngộ cao tột của Phật.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả tập khí phiền não. Chẳng hợp, chẳng tan đối với trí Nhất thiết trí.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với cảnh giới hữu vi.

Chẳng hợp, chẳng tan đối với cảnh giới vô vi.

Thiện Hiện, bậc Giác ngộ gọi là bậc Thánh, đây là pháp và luật của bậc Thánh ấy, vì vậy gọi là Thánh pháp luật. Vì sao? Đó là tất cả pháp vô sắc, vô kiến, vô đối, một tướng. Các vị Thánh kia đang nhận biết như thật về các pháp ấy.

Thiện Hiện nên biết, pháp vô sắc chẳng hợp, chẳng tan đối với pháp vô sắc.

Pháp vô kiến chẳng hợp, chẳng tan đối với pháp vô kiến.

Pháp vô đối chẳng hợp, chẳng tan đối với pháp vô đối.

Pháp một tướng chẳng hợp, chẳng tan đối với pháp một tướng.

Pháp không tướng chẳng hợp, chẳng tan đối với pháp không tướng.

Thiện Hiện, các Đại Bồ-tát thường nên tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vô sắc, vô kiến, vô đối, một tướng, không tướng này. Học rồi nhưng không nắm bắt tất cả pháp tướng.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, lẽ nào các Đại Bồ-tát không nên học đối với tướng của sắc cho đến tướng của thức? Lẽ nào không nên học tướng của nhãn xứ cho đến tướng của ý xứ? Lẽ nào không nên học tướng của sắc xứ cho đến tướng của pháp xứ? Lẽ nào không nên học tướng của nhãn giới cho đến tướng của ý giới? Lẽ nào không nên học tướng của sắc giới cho đến tướng của pháp giới? Lẽ nào không nên học tướng của nhãn thức giới cho đến tướng của ý thức giới? Lẽ nào không nên học tướng của nhãn xúc cho đến tướng của ý xúc? Lẽ nào không nên học tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến tướng của các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra? Lẽ nào không nên học đối với tướng của địa giới cho đến tướng của thức giới? Lẽ nào không nên học tướng của nhân duyên cho đến tướng của tăng thượng duyên? Lẽ nào không nên học tướng của vô minh cho đến tướng của lão tử? Lẽ nào không nên học tướng của Bố thí ba-la-mật-đa cho đến tướng của Bát-nhã ba-la-mật-đa? Lẽ nào không nên học tướng của pháp không bên trong cho đến tướng của pháp không không tánh tự tánh? Lẽ nào không nên học tướng của chân như cho đến tướng của cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn? Lẽ nào không nên học tướng của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo? Lẽ nào không nên học tướng của bốn Tĩnh lực, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc? Lẽ nào không nên học tướng của bốn Niệm trụ cho đến tướng của tám chi Thánh đạo? Lẽ nào không nên học tướng của tám Giải thoát cho đến tướng của mười Biến xứ? Lẽ nào không nên học tướng pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện? Lẽ nào không nên học tướng của bậc Tịnh quán cho đến tướng của bậc Như Lai? Lẽ nào không nên học tướng của bậc Cực hỷ cho đến tướng của bậc Pháp vân? Lẽ nào không nên học tướng của tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa? Lẽ nào không nên học tướng của năm loại mắt, sáu phép thần thông? Lẽ nào không nên học tướng của mười lực nơi Như Lai cho đến tướng nơi mười tám pháp Phật bất cộng? Lẽ nào không nên học tướng của ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ? Lẽ nào không nên học tướng của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả? Lẽ nào không nên học tướng của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng? Lẽ nào không nên học tướng của quả Dự lưu cho đến tướng của Độc giác Bồ-đề? Lẽ nào không nên học tướng của tất cả hạnh của Đại Bồ-tát và tướng của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật? Lẽ nào không nên học tướng của việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tập khí phiền não và tướng của trí Nhất thiết trí? Lẽ nào không nên học tướng của việc biết khổ, dứt trừ nguyên nhân của khổ, chứng đắc Niết-bàn và tu đạo? Lẽ nào không nên học tướng của việc quán duyên khởi theo chiều thuận nghịch? Lẽ nào không nên học tướng của Thánh pháp nơi của tất cả bậc Thánh? Lẽ nào không nên học tướng của cảnh giới hữu vi và cảnh giới vô vi?

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát không học tướng của các pháp như vậy thì cũng không nên học các hành tướng.

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát đã không thể học các pháp tướng và các hành tướng thì làm sao có thể vượt qua quả vị của tất cả Thanh văn, Độc giác? Nếu không thể vượt qua quả vị của tất cả Thanh văn, Độc giác thì làm sao có thể nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát?

Nếu không thể nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát thì làm sao có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí?

Nếu không thể chứng đắc trí Nhất thiết trí thì làm sao có thể chuyển pháp luân vi diệu?

Nếu không thể chuyển pháp luân vi diệu thì làm sao có thể dùng chánh pháp ba thừa để an lập hữu tình, giúp họ vượt khỏi biển khổ sinh tử không bờ mé?

Phật bảo Thiện Hiện?

–Nếu tất cả các pháp có thật tướng thì các Đại Bồ-tát nên học các pháp đó. Do tất cả các pháp không có thật tướng nên các Đại Bồ-tát không học tướng của nó, cũng không học pháp không tướng. Vì sao? Dù Phật có ra đời hay không ra đời thì pháp giới là thường trụ và các pháp chỉ có một tướng là không tướng. Không tướng này chẳng có tướng, cũng chẳng không có tướng, cho nên không thể học.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu tất cả các pháp đều chẳng có tướng, cũng chẳng không tướng thì vì sao Đại Bồ-tát có thể tu Bồ-tát có thể tu Bát-nhã ba-la-mậtđa?

Thế Tôn, Đại Bồ-tát nào không thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa thỉ không thể vượt qua bậc Thanh văn, Độc giác.

Nếu không thể vượt qua bậc Thanh văn, Độc giác thì không thể nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát.

Nếu không không thể nhập vào Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát thì không thể phát sinh Vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát.

Nếu không thể phát sinh Vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát thì không thể phát sinh thần thông thắng diệu của Bồ-tát.

Nếu không phát sinh thần thông thắng diệu của Bồ-tát thì không thể đem lại sự thành tựu cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật.

Nếu không thể đem lại sự thành tựu cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật thì không thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Nếu không thể chứng đắc trí Nhất thiết trí thì không thể chuyển pháp luân vi diệu.

Nếu không thể chuyển pháp luân vi diệu thì không thể an lập hữu tình, giúp họ trụ nơi quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán, hoặc quả Độc giác Bồ-đề, hoặc quả vị Giác ngộ cao tột. Cũng không thể an lập hữu tình, giúp họ trụ vào phước nghiệp của tánh bố thí, phước nghiệp của tánh trì giới, hoặc phước nghiệp của tánh tu tập để được giàu có, vui sướng tự tại trong cõi trời, người. Phật bảo:

–Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, như lời ông nói! Tất cả pháp chẳng có tướng, chẳng phải không tướng. Đại Bồ-tát nào biết tất cả pháp hoặc có tướng, hoặc không tướng, hoặc đồng một tướng được gọi là không tướng và tu tập không tướng này là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Vì sao Đại Bồ-tát tu không tướng này là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật bảo:

–Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào tu trừ bỏ tất cả pháp là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Vì sao Đại Bồ-tát tu trừ bỏ tất cả pháp là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật bảo:

–Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào tu trừ bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ nhãn xứ cho đến ý xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sắc xứ cho đến pháp xứ là tu Bátnhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ nhãn giới cho đến ý giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sắc giới cho đến pháp giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ nhãn thức giới cho đến ý thức giới là tu Bátnhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ nhãn xúc cho đến ý xúc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa. Tu trừ bỏ địa giới cho đến thức giới là tu Bátnhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ nhân duyên cho đến tăng thượng duyên là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ vô minh cho đến lão tử là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bậc Tịnh quán là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiên, tùy niệm vắng lặng, tùy niệm hơi thở ra vào là tu Bátnhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng không, tưởng tập, tưởng nhân, tưởng sinh, tưởng duyên, tưởng diệt, tưởng tịnh, tưởng diệu, tưởng ly, tưởng đạo, tưởng như, tưởng hành, tưởng xuất là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tưởng ngã, tưởng hữu tình cho đến tưởng cái biết, tưởng cái thấy là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tưởng thường, tưởng lạc, tưởng ngã, tưởng tịnh là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tưởng duyên khởi là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tưởng Thánh đế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ ba pháp môn giải thoát là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tám Giải thoát cho đến mười Biến xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ Tam-ma-địa có tầm có tứ, Tam-ma-địa không tầm có tứ, Tam-mađịa không tầm không tứ là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa. Tu trừ bỏ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là tu Bátnhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí, Pháp trí, Loại trí, Thế tục trí, Tha tâm trí, Tận trí, Vô sinh trí, Như thuyết trí là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa. Tu trừ bỏ pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa. Tu trừ bỏ chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bậc Tịnh quán cho đến bậc Như Lai là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ năm loại mắt, sáu phép thần thông là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tất cả hạnh của Đại Bồ-tát là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả tập khí phiền não là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Tại sao Đại Bồ-tát tu trừ bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa? Như vậy cho đến tu trừ bỏ việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả tập khí phiền não là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Phật bảo Thiện Hiện:

–Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu các Đại Bồ-tát nghĩ là có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chẳng trừ bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì chẳng tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến nếu nghĩ là có việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả tập khí, chẳng trừ bỏ việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả tập khí thì chẳng tu Bátnhã ba-la-mật-đa. Nhưng lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, sâu xa, các Đại Bồ-tát không nghĩ là có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, là trừ bỏ sắc, thọ, tưởng, hành thức, đó là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến không nghĩ là có việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả tập khí phiền não là trừ bỏ việc đoạn trừ sự tương tục của tất cả tập khí phiền não, đó là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải người có tưởng có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát nào tu trừ bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến tu trừ bỏ việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả tập khí phiền não là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa Thiện Hiện, người trụ nơi tưởng có, không thể tu Bố thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng không thể tu bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; cũng không thể trụ nơi pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh; cũng không thể trụ nơi chân như cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; cũng không thể trụ nơi Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng không thể tu pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện; cũng không thể tu bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc thù thắng; cũng không thể tu tám Giải thoát cho đến mười Biến xứ; cũng không thể tu bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân; cũng không thể tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; cũng không thể tu năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng không thể tu mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng không thể tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng không thể tu trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; cũng không thể tu tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát; cũng không thể tu quả vị Giác ngộ cao tột của Phật; cũng không thể tu trí Nhất thiết trí; cũng không thể tu việc đoạn trừ vĩnh viễn sự tương tục của tất cả tập khí phiền não.

Vì sao? Vì người trụ nơi tưởng có thì sẽ chấp có ngã và ngã sở. Do việc chấp này nên vướng mắc nơi hai bên. Do vướng mắc nơi hai bên nên không thể giải thoát sinh tử, không đạo, không Niết-bàn, thì làm sao có thể như thật tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến vĩnh viễn đoạn trừ sự tương tục của tất cả tập khí phiền não.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, những gì là có? Những gì là chẳng có?

Phật bảo Thiện Hiện:

–Hai là có, không hai là chẳng có.

Thiện Hiện lại hỏi:

–Bạch Thế Tôn, thế nào là hai? Thế nào là không hai?

Thế Tôn đáp:

–Tưởng về sắc cho đến tưởng về thức là hai; không tưởng về sắc cho đến không tưởng về thức là không hai. Tưởng về nhãn xứ cho đến tưởng về ý xứ là hai; không tưởng về nhãn xứ cho đến không tưởng về ý xứ là không hai. Tưởng về sắc xứ cho đến tưởng về pháp xứ là hai; không tưởng về sắc xứ cho đến không tưởng về pháp xứ là không hai. Tưởng về nhãn giới cho đến tưởng về ý giới là hai; không tưởng về nhãn giới cho đến không tưởng về ý giới là không hai. Tưởng về sắc giới cho đến tưởng về pháp giới là hai; không tưởng về sắc giới cho đến không tưởng về pháp giới là không hai. Tưởng về nhãn thức giới cho đến tưởng về ý thức giới là hai; không tưởng về nhãn thức giới cho đến không tưởng về ý thức giới là không hai. Tưởng về nhãn xúc cho đến tưởng về ý xúc là hai; không tưởng về nhãn xúc cho đến không tưởng về ý xúc là không hai. Tưởng về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến tưởng về các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là hai; không tưởng về các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến không tưởng về các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra là không hai. Tưởng về địa giới cho đến tưởng về thức giới là hai; không tưởng về địa giới cho đến không tưởng về thức giới là không hai. Tưởng về nhân duyên cho đến tưởng về tăng thượng duyên là hai; không tưởng về nhân duyên cho đến không tưởng về tăng thượng duyên là không hai. Tưởng về vô minh cho đến tưởng về lão tử là hai; không tưởng về vô minh cho đến không tưởng về lão tử là không hai. Tưởng về Bố thí ba-la-mật-đa cho đến tưởng về Bát-nhã ba-la-mật-đa là hai; không tưởng về Bố thí ba-la-mật-đa cho đến không tưởng về Bát-nhã ba-la-mật-đa là không hai. Tưởng về pháp không bên trong cho đến tưởng về pháp không không tánh tự tánh là hai; không tưởng về pháp không bên trong cho đến không tưởng về pháp không không tánh tự tánh là không hai. Tưởng về chân như cho đến tưởng cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là hai; không tưởng về chân như cho đến không tưởng cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không hai. Tưởng về Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là hai; không tưởng về Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không hai. Tưởng về bốn Niệm trụ cho đến tưởng tám chi Thánh đạo là hai; không tưởng về bốn Niệm trụ cho đến không tưởng tám chi Thánh đạo là không hai. Tưởng về bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là hai; không tưởng về bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không hai. Tưởng về tám Giải thoát cho đến tưởng mười Biến xứ là hai; không tưởng về tám Giải thoát cho đến không tưởng mười Biến xứ là không hai. Tưởng về pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện là hai; không tưởng về pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện là không hai. Tưởng về bậc Tịnh quán cho đến tưởng bậc Như Lai là hai. Không tưởng bậc Tịnh quán cho đến không tưởng về bậc Như Lai là không hai. Tưởng về bậc Cực hỷ cho đến tưởng về bậc Pháp vân là hai; không tưởng về tưởng bậc Cực hỷ cho đến không tưởng về bậc Pháp vân là không hai. Tưởng về tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là hai; không tưởng về tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không hai. Tưởng về năm loại mắt, sáu phép thần thông là hai; không tưởng về năm loại mắt, sáu phép thần thông là không hai. Tưởng về mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là hai; không tưởng về mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không hai. Tưởng về ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ là hai; không tưởng về ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ là không hai. Tưởng về pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là hai; không tưởng về pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không hai. Tưởng về trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là hai; không tưởng về trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không hai. Tưởng về quả Dự lưu cho đến tưởng về Độc giác Bồ-đề là hai; không tưởng về quả Dự lưu cho đến không tưởng về Độc giác Bồ-đề là không hai. Tưởng về tất cả hạnh của Đại Bồ-tát và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là hai; không tưởng về tất cả hạnh của Đại Bồ-tát và quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là không hai. Tưởng về cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi là hai; không tưởng về cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi là không hai.

Thiện Hiện cho đến tưởng về tất cả đều là hai, cho đến tất cả hai đều là có, cho đến tất cả có đều có sinh tử. Người có sinh tử thì không thể giải thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết, sầu than, lo buồn, khổ não.

Thiện Hiện, những pháp không tưởng đều là không hai. Các pháp không hai đều là chẳng có. Các pháp chẳng có đều không sinh tử. người không sinh tử thì có thể giải thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết, sầu than, lo buồn, khổ não.

Thiện Hiện, do nhân duyên này nên biết tất cả những người có tưởng hai thì chắc chắn không thể Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa, không chứng đắc, không hiện quán cho đến thuận nhẫn người ấy còn chẳng có, huống hồ là có thể biết khắp tất cả về sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy cho đến huống hồ là có thể biết khắp tất cả trí Nhất thiết trí. Người ấy còn không thể tu bốn Niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo, huống hồ là có thể đắc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề, hoặc là có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí và có thể vĩnh viễn đoạn trừ sự tương tục của tất cả tập khí phiền não.


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]