SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ XII
Phẩm Tịnh Giới Ba-La-Mật-Đa
(QUYỂN 584 - 588)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Thế Tôn cùng với chúng đại Bísô một ngàn hai trăm năm mươi vị, trú ở vườn Cấp cô độc, rừng Thệ-đa, thành Thất-la-phiệt. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Ông nên vì các Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột mà tuyên thuyết Tịnh giới ba-lamật-đa.
Xá-lợi Tử vâng theo lời dạy của Phật và nương vào thần lực Phật, dạy bảo, trao truyền Tịnh giới ba-la-mật-đa cho các Đại Bồ-tát.
Khi ấy, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Làm sao biết được Bồ-tát trì giới? Làm sao biết được Bồ-tát phạm giới? Thế nào là chỗ hành động của Bồ-tát? Thế nào là chẳng phải chỗ hành động của Bồ-tát?
Xá-lợi Tử liền trả lời Cụ thọ Mãn Từ Tử:
–Nếu các Bồ-tát tác ý an trụ Thanh văn, Độc giác. Đây gọi là chẳng phải chỗ hành động của Bồtát. Nếu các Bồ-tát an trụ nơi này, nên biết là Bồtát phạm giới. Nếu các Bồ-tát hành nơi chẳng phải chỗ thì các Bồ-tát này nhất định không giữ gìn được Tịnh giới ba-la-mật-đa. Nếu các Bồ-tát quyết định không giữ gìn Tịnh giới ba-la-mật-đa thì các Bồ-tát này xả bỏ bản thệ nguyện. Nếu các Bồ-tát xả bỏ bản thệ nguyện nên biết là Bồ-tát phạm giới. Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát tu hành bố thí, hồi hướng đến địa vị Thanh văn, hoặc Độc giác thì gọi là Bồ-tát hành nơi không đúng chỗ. Nếu các Bồ-tát hành nơi không đúng chỗ, nên biết đây là Bồ-tát phạm giới. Nếu các Bồ-tát an trụ tại nhà, hưởng thọ năm dục lạc, nên biết chẳng phải là Bồtát phạm giới. Nếu khi Bồ-tát hành bố thí, hồi hướng đến địa vị Thanh văn, hoặc Độc giác, không cầu quả vị Giác ngộ cao tột nên biết đây là Bồ-tát phạm giới. Ví như vương tử nên học giáo lệnh của Phụ vương, nên học những pháp mà vương tử cần phải học. Nghĩa là các vương tử đều nên khéo học tài nghệ và sự nghiệp. Phải biết cỡi voi, ngựa, xe và giỏi cầm cương, cung, nỏ, mâu nhọn, đao, mâu cán dài, chiếc câu tròn, chạy nhanh, chạy thẳng, chạy quanh, nhảy vọt, đứng vững, thư tịch bút, đấu kiếm, toán số, luận lý, thanh minh, nhân minh luận... và các sự nghiệp khác. Nếu các vương tử siêng năng học tập các môn như vậy, thuận theo lợi ích pháp vua. Tuy hưởng thọ, vui đùa thỏa thích năm dục lạc nhưng không bị nhà vua quở trách. Bồ-tát cũng vậy, siêng năng cầu quả vị Giác ngộ cao tột tuy ở tại nhà hưởng thọ thỏa thích năm dục lạc nhưng không trái nghịch với trí Nhất thiết trí. Nếu khi các Bồ-tát hành bố thí, hồi hướng địa vị Thanh văn, Độc giác thì các Bồ-tát này hành nơi không đúng chỗ chẳng phải là đám ruộng tốt đối với trí Nhất thiết. Khi nào, khi nào đã chẳng thành đám ruộng tốt đối với trí Nhất thiết. Khi ấy, khi ấy không thể giữ gìn Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồtát. Khi nào, khi nào không thể giữ gìn Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Khi ấy, khi ấy xa lìa sự cầu trí Nhất thiết trí. Khi nào, khi nào xa lìa sự cầu trí Nhất thiết trí. Khi ấy, khi ấy hành nơi không đúng chỗ. Khi nào, khi nào hành nơi không đúng chỗ. Khi ấy, khi ấy phạm giới Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát tuy xuất gia thọ trì tịnh giới nhưng không hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, thì các Bồ-tát này nhất định không thành tựu tịnh giới Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát nhất định không thành tựu tịnh giới Bồ-tát thì các Bồ-tát này chỉ có hư danh hoàn toàn không có thật nghĩa. Nên biết những vị ấy không gọi là Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát tuy ở tại gia nhưng thọ tam quy, có lòng tin Tam bảo sâu xa hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Các Bồ-tát này tuy hưởng thọ năm dục lạc đầy đủ nhưng đối với sự hành Tịnh giới ba-lamật-đa của Bồ-tát thường không xa lìa, gọi là người trì tịnh giới chân thật, cũng gọi là an trụ tịnh giới Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát trụ giới Bồ-tát thì các Bồ-tát này thường không xa lìa Tịnh giới ba-lamật-đa của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát thường không xa lìa Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, thì các Bồ-tát này thường không xa lìa trí Nhất thiết trí. Nếu các Bồ-tát phát khởi nhiều tác ý phi lý tương ưng với năm dục nhưng chỉ khởi một tâm niệm tương ưng với quả vị Giác ngộ cao tột tức là có thể diệt trừ tất cả, giống như ánh sáng của nhiều ngọc Ca-giá-mạt-ni, chỉ cần một viên Phệ-lưu-ly có thể đoạt mất tất cả ánh sáng kia. Giá trị ánh sáng của Phệ-lưu-ly đoạt mất tất cả ánh sáng của Ca-giámạt-ni. Bồ-tát cũng vậy, tuy phát khởi nhiều tác ý phi lý tương ưng với năm dục, nếu chỉ khởi một tâm niệm tương ưng với quả vị Giác ngộ cao tột, thì sẽ đẩy lùi tất cả, như một đống ngọc Ca-giámạt-ni bị ngọc Phệ-lưu-ly đoạt mất ánh sáng.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát chấp trước các tướng mà hành bố thí thì các Bồ-tát này hành nơi không đúng chỗ. Nếu các Bồ-tát hành nơi không đúng chỗ nên biết các Bồ-tát này phạm giới Bồ-tát. Bồ-tát không nên chấp trước các tướng mà hành bố thí, cũng lại không nên chấp trước quả vị
Giác ngộ cao tột mà hành bố thí. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật xa lìa các tướng. Vì sao? Vì mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả và mười tám pháp Phật bất cộng... vô lượng, vô biên các pháp vi diệu của Phật đều xa lìa các tướng. Như vậy, Bồ-tát đối với sự hành bố thí không nên chấp trước. Nếu các Bồ-tát đối với sự hành bố thí mà không chấp trước thì các Bồ-tát này liền hộ trì được Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, mau chóng chứng đắc trí Nhất thiết trí. Bấy giờ, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử: –Nếu các Bồ-tát cầu trí Nhất thiết trí mà tu hành bố thí thì các Bồ-tát này đâu có khởi tâm chấp trước trí Nhất thiết trí. Nếu các Bồ-tát khởi tâm chấp trước trí Nhất thiết trí sẽ thành giới cấm thủ, thì sao gọi là Bồ-tát trì giới?
Xá-lợi Tử đáp:
–Trí Nhất thiết trí xa lìa các tướng chẳng phải giữ gìn ở mọi nơi mọi chỗ.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải sắc uẩn, không xa lìa sắc uẩn; chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức uẩn không xa lìa thọ, tưởng, hành, thức uẩn.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải nhãn xứ, không xa lìa nhãn xứ. Chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải sắc xứ, không xa lìa sắc xứ; chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không xa lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải nhãn giới, không xa lìa nhãn giới; chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, không xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải nhãn thức giới, không xa lìa nhãn thức giới; chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, không xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải nhãn xúc, không xa lìa nhãn xúc; chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, không xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, không xa lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; chẳng phải các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, không xa lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý làm duyên sinh ra.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải địa giới, không xa lìa địa giới; chẳng phải thủy, hỏa, phong, không, thức giới, không xa lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải nhân duyên, không xa lìa nhân duyên; chẳng phải đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, không xa lìa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải vô minh, không xa lìa vô minh; chẳng phải hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, không xa lìa hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải Bố thí ba-la-mậtđa, không xa lìa Bố thí ba-la-mật-đa; chẳng phải Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa, không xa lìa Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp không bên trong, không xa lìa pháp không bên trong; chẳng phải pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; không xa lìa pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải chân như, không xa lìa chân như; chẳng phải pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng nghĩ bàn; không xa lìa pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng nghĩ bàn.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải Thánh đế khổ, không xa lìa Thánh đế khổ; chẳng phải Thánh đế tập, diệt, đạo, không xa lìa Thánh đế tập, diệt, đạo. Trí Nhất thiết trí chẳng phải bốn Tĩnh lự không xa lìa bốn Tĩnh lự; chẳng phải bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, không xa lìa bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải bốn Niệm trụ, không xa lìa bốn Niệm trụ; chẳng phải bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, không xa lìa bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp môn giải thoát Không, không xa lìa pháp môn giải thoát Không; chẳng phải pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, không xa lìa pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải tám Giải thoát, không xa lìa tám Giải thoát; chẳng phải tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, không xa lìa tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải tất cả pháp môn Đà-la-ni, không xa lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni. Chẳng phải tất cả pháp môn Tam-ma-địa, không xa lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải bậc Tịnh quán, không xa lìa bậc Tịnh quán. Chẳng phải bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, không xa lìa bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải bậc Cực hỷ, không xa lìa bậc Cực hỷ, chẳng phải bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, không xa lìa bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải năm loại mắt, không xa lìa năm loại mắt, chẳng phải sáu phép thần thông, không xa lìa sáu phép thần thông.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải mười lực của Phật, không xa lìa mười lực của Phật, chẳng phải bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, không xa lìa bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải ba mươi hai tướng Đại sĩ, không xa lìa ba mươi hai tướng Đại sĩ, chẳng phải tám mươi vẻ đẹp, không xa lìa tám mươi vẻ đẹp.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp không quên mất, không xa lìa pháp không quên mất, chẳng phải tánh luôn luôn xả, không xa lìa tánh luôn luôn xả.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải trí Nhất thiết, không xa lìa trí Nhất thiết, chẳng phải trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, không xa lìa trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải quả Dự lưu, không xa lìa quả Dự lưu. Chẳng phải quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-đề, không xa lìa quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-đề.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải hạnh các Đại Bồtát không xa lìa hạnh các Đại Bồ-tát, chẳng phải quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, không xa lìa quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp hữu sắc, không xa lìa pháp hữu sắc, chẳng phải pháp vô sắc, không xa lìa pháp vô sắc.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp hữu kiến, không xa lìa pháp hữu kiến, chẳng phải pháp vô kiến, không xa lìa pháp vô kiến.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp hữu đối, không xa lìa pháp hữu đối, chẳng phải pháp vô đối, không xa lìa pháp vô đối.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp hữu lậu, không xa lìa pháp hữu lậu, chẳng phải pháp vô lậu, không xa lìa pháp vô lậu.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp hữu vi, không xa lìa pháp hữu vi, chẳng phải pháp vô vi, không xa lìa pháp vô vi.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp hữu lượng, không xa lìa pháp hữu lượng, chẳng phải pháp vô lượng, không xa lìa pháp vô lượng.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp quá khứ, không xa lìa pháp quá khứ, chẳng phải pháp vị lai, hiện tại không xa lìa pháp vị lai, hiện tại.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp thiện, không xa lìa pháp thiện, chẳng phải pháp bất thiện vô ký, không xa lìa pháp bất thiện vô ký.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp buộc cõi Dục, không xa lìa pháp buộc cõi Dục, chẳng phải pháp buộc cõi Sắc, Vô sắc, không xa lìa pháp buộc cõi Sắc, Vô sắc.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp thấy sở đoạn, không xa lìa pháp thấy sở đoạn, chẳng phải pháp tu sở đoạn, vô đoạn, không xa lìa pháp tu sở đoạn, vô đoạn.
Trí Nhất thiết trí chẳng phải pháp học, không xa lìa pháp học, chẳng phải pháp vô học, phi học, phi vô học, không xa lìa pháp vô học, phi học, phi vô học.
Trí Nhất thiết trí xa lìa các pháp tướng như vậy cho nên không thể chấp giữ trí Nhất thiết trí xa lìa các tướng, không có pháp có thể đắc, vô sở đắc cho nên không thể chấp giữ. Trí Nhất thiết trí đã là pháp chẳng có cũng là pháp chẳng không. Do nhân duyên không thể chấp giữ này, cho nên Bồ-tát tu hành bố thí thọ trì tịnh giới, hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Tuy cầu chứng đắc trí Nhất thiết trí nhưng không gọi là giữ trì giới cấm thủ. Nếu các Bồ-tát tu hành bố thí, thọ trì tịnh giới, hồi hướng Thanh văn, hoặc Độc giác, chấp giữ tịnh giới thì các Bồ-tát này mất giới Bồ-tát, nên biết đó gọi là phạm giới Bồ-tát.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá-lợi Tử:
–Nếu các Bồ-tát tu hành bố thí, thọ trì tịnh giới, hồi hướng bậc Thanh văn, hoặc Độc giác thì vi phạm giới Bồ-tát đã thọ. Nếu có điều kiện các Bồtát này có thể trở lại tịnh giới không?
Xá-lợi Tử đáp:
–Nếu Bồ-tát kia, hồi hướng bậc Thanh văn, Duyên giác rồi, chưa thấy Thánh đế, chưa chứng thật tế, hoặc có điều kiện thì dễ có thể trở lại tịnh giới. Nếu đã thấy Thánh đế chứng thật tế rồi, dị kiến sâu nặng thì khó có thể trở lại tịnh giới.
Lúc ấy, Mãn Từ Tử lại hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Nếu các Bồ-tát cầu chứng quả vị Giác ngộ cao tột, không nên để cho họ chứng thật tế hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Đúng vậy, đúng vậy! Nếu các Bồ-tát cầu chứng quả vị Giác ngộ cao tột, không nên để cho họ chứng nơi thật tế.
Mãn Từ Tử hỏi:
–Do nhân duyên gì mà các Bồ-tát cần chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, không nên để cho họ chứng thật tế.
Xá-lợi Tử đáp:
–Có các Bồ-tát cầu chứng quả vị Giác ngộ cao tột, nếu mau làm cho vị ấy chứng thật tế, thì các Bồ-tát này hoặc được đủ nhân duyên, trú ở bậc Thanh văn, hoặc Độc giác, khó có thể làm cho họ khởi tâm trí Nhất thiết, hoặc gặp lúc chánh pháp Như Lai không còn, không cần chứng đắc trí Nhất thiết trí. Bấy giờ, vị ấy liền chứng Độc giác Bồ-đề, nhập vào Vô dư y Niết-bàn, hoàn toàn không chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Do nhân duyên này, nên nếu các Bồ-tát cầu quả vị Giác ngộ cao tột, không nên làm cho vị ấy mau chứng thật tế, cho đến chưa ngồi tòa Bồ-đề vi diệu, không nên làm cho vị ấy chứng thật tế, hoặc khi đã ngồi tòa Bồ-đề vi diệu, sắp chứng quả vị Giác ngộ cao tột thì có thể làm cho họ chứng nơi thật tế, dứt trừ tất cả chướng ngại để chứng đại Bồ-đề.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, không nên thọ trì tịnh giới của Nhị thừa. Vì tịnh giới kia, không thể hộ trì trí Nhất thiết trí, không hướng đến phát tâm trí Nhất thiết trí, không giữ gìn Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, không viên mãn Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát khởi tâm phân biệt giới hạn làm lợi ích cho hữu tình, tu hành bố thí, thọ trì tịnh giới, thì các Bồ-tát này không giữ gìn được Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, không viên mãn Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát không có phân biệt, giới hạn. Nếu các Bồtát phát tâm không phân biệt, giới hạn làm lợi ích hữu tình tu hành bố thí, thọ trì tịnh giới, thì các Bồtát này mới giữ gìn được Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, cũng viên mãn Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Các Bồ-tát này, do nhân duyên này, nên gọi là thành tựu tịnh giới Bồ-tát.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá-lợi Tử:
–Sao gọi là trì giới Bồ-tát?
Xá-lợi Tử đáp:
–Nếu các Bồ-tát tùy theo sự hành bố thí tất cả đều hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, làm lợi ích lớn cho các hữu tình đến tận đời vị lai không gián đoạn, nên biết đó là trì giới Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát tùy theo sự hộ trì giới, tất cả hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, làm lợi ích lớn cho các hữu tình đến tận đời vị lai, không gián đoạn, nên biết đây là trì giới Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát tuy trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành trì giới, làm cho được viên mãn, nhưng không hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột làm lợi ích lớn cho các hữu tình đến tận đời vị lai, không gián đoạn. Các Bồ-tát này không hộ trì được Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồtát, không viên mãn Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát tuy trải qua hằng hà sa số đại kiếp tu hành tịnh giới làm cho được viên mãn nhưng hồi hướng tâm về Thanh văn, Độc giác thì các Bồ-tát này không hộ trì được Tịnh giới ba-lamật-đa của Bồ-tát, không viên mãn Tịnh giới bala-mật-đa của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát tuy không thọ trì tịnh giới của Nhị thừa, nhưng không gọi là người phạm tịnh giới. Nếu các Bồ-tát hồi hướng về bậc Thanh văn, hoặc Độc giác, tuy thọ trì nhiều tịnh giới của Nhị thừa nhưng lại gọi là người phạm tịnh giới. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu các Bồ-tát hồi hướng về Thanh văn, hoặc Độc giác, nên biết gọi là hành chẳng phải chỗ. Nói chẳng phải chỗ tức là Nhị thừa, chẳng phải chỗ nên hành của Bồ-tát vậy.
Lúc ấy, Mãn Từ Tử hỏi Xá-lợi Tử:
–Sao gọi là hành xứ của Bồ-tát?
Xá-lợi Tử đáp:
–Tác ý tương ưng với Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng nghĩ bàn; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với sự học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc của Bồ-tát; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo của Bồ-tát; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát. Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với sự học pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện của Bồ-tát; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với sự học tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ của Bồ-tát; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với tất cả môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với năm loại mắt, sáu phép thần thông; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tác ý tương ưng với mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng cho đến trí Nhất thiết trí; nên biết đây là hành xứ của Bồ-tát. Nếu các Bồtát an trụ tu hành chắc chắn nơi hành xứ này, nên biết đây là Bồ-tát trì giới.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát tuy trải qua hằng hà sa số đại kiếp ở tại gia hưởng thọ năm dục lạc thượng diệu, nhưng không phát khởi tâm hồi hướng về bậc Thanh văn, Độc giác; nên biết các Bồ-tát này không gọi là phạm giới Bồ-tát. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì các Bồ-tát này ý thích tăng thượng, không thoái chuyển, biến hoại.
Sao gọi là ý thích tăng thượng?
–Nghĩa là quyết định cầu trí Nhất thiết trí. Ví như có người đối với tài vật của người khác, thật tình không muốn cướp đoạt, tuy bị cầm tù oan uổng trong một thời gian dài nhưng tâm ý cao đẹp thường không bị thoái chuyển, hư hoại, đối với tài vật của người khác, không có tâm trộm cướp; tuy cùng với người xấu đồng ở tù nhưng không gọi là giặc cướp. Bồ-tát cũng vậy, tuy ở tại gia dù trải qua hằng hà sa đại kiếp hưởng thọ năm dục lạc thượng diệu nhưng ý thích thù thắng thường không thoái chuyển, biến hoại; nghĩa là luôn luôn cầu trí Nhất thiết trí, chưa từng phát khởi tâm Nhị thừa, cho nên không gọi là phạm giới Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát tuy trải qua hằng hà sa số đại kiếp tu hành phạm hạnh, nhưng phát tâm hồi hướng về Nhị thừa nên biết không gọi là người trì tịnh giới. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì người kia bỏ tịnh giới Bát-nhã ba-la-mật-đa, an trụ giới Thanh văn, Độc giác thừa. Nếu các Bồtát an trụ giới Thanh văn, Độc giác thừa không gọi là Bồ-tát. Vì sao? Vì các Bồ-tát này xa lìa Tịnh giới ba-la-mật-đa, tâm không cầu trí Nhất thiết trí, nhất định không chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát khởi tâm như vầy: “Ta nên tinh tấn, trải qua bấy nhiêu kiếp trôi lăn trong vòng sinh tử quyết định sẽ phát khởi trí Nhất thiết trí.” Các Bồ-tát này do khởi tâm này nên không chứng đắc trí Nhất thiết trí.
Khi ấy, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử: –Nếu tâm các Bồ-tát có phân biệt, giới hạn rằng: “Ta siêng năng tinh tấn, phải trải qua bấy nhiêu kiếp, quyết định chứng đắc trí Nhất thiết trí.” Tâm mong cầu như thế mắc phải lỗi gì mà không chứng đắc trí Nhất thiết trí?
Xá-lợi Tử đáp:
–Các Bồ-tát này nhàm chán sinh tử, mong cầu mau chứng Bồ-đề. Do tâm mong cầu nên có phân biệt giới hạn. Do có phân biệt, giới hạn nên không thành thục căn lành thù thắng. Do sợ sinh tử hoặc cầu quả Thanh văn, Độc giác thừa, chẳng phải phân biệt giới hạn mà lại làm lợi ích cho vô lượng hữu tình. Chẳng phải phân biệt giới hạn mà làm viên mãn vô lượng Bố thí ba-la-mật-đa. Chẳng phải không viên mãn vô lượng Bố thí ba-la-mật-đa mà chứng đắc trí Nhất thiết trí. Nếu tâm các Bồ-tát có phân biệt, giới hạn, giả sử có trải qua hằng hà sa đại kiếp, tu hành Bố thí ba-la-mật-đa nhưng cũng không viên mãn Bố thí ba-la-mật-đa. Bố thí ba-lamật-đa của Bồ-tát không có bờ mé cho nên trí Nhất thiết trí cũng không có bờ mé. Nếu Bồ-tát không viên mãn Bố thí ba-la-mật-đa, mà chứng đắc trí Nhất thiết trí không có điều này. Vì vậy, Bồ-tát mong cầu quả vị Giác ngộ cao tột nhất định không nên khởi tâm phân biệt, giới hạn, mong cầu mau chứng đắc trí Nhất thiết trí.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát cầu chứng quả vị Giác ngộ cao tột, thì các Bồ-tát này phải quyết định không có tâm phân biệt, giới hạn tu hành Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi nào, khi nào ở lâu trong sinh tử tu hạnh Bồ-tát. Khi ấy, khi ấy sự tu Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa dần dần được thành thục hoàn hảo, có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí. Ví như vật bằng đất nung mới, đựng đầy nước trong phơi giữa nắng, suốt thời gian dài, nước sẽ được thấm dần, thấm dần, như vậy vật ấy càng thêm bền chắc. Bồ-tát cũng vậy. Khi nào, khi nào ở lâu trong sinh tử tu hạnh Bồ-tát. Khi ấy, khi ấy sự tu Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, dần dần thành thục hoàn hảo, có thể chứng đắc trí Nhất thiết trí.
Lại nữa Mãn Từ Tử, như bình gốm mới đựng đầy dầu tô, trải qua thời gian lâu cứ vậy, cứ vậy mỡ dầu thấm dần, thấm dần. Do đó nên vững chắc, có thể chịu đựng được. Bồ-tát cũng vậy, khi nào, khi nào ở lâu trong sinh tử tu hạnh Bồ-tát. Khi ấy, khi ấy dần dần gặp được nhiều vị Phật và đệ tử Phật, tin tưởng cung kính, cúng dường. Khi nào, khi nào dần dần gặp được nhiều vị Phật và đệ tử Phật tin tưởng, cung kính, cúng dường. Khi ấy, khi ấy dần dần nhờ nhiều vị Phật và đệ tử Phật dạy bảo, trao truyền. Khi nào, khi nào dần dần được nhiều vị Phật và đệ tử Phật dạy bảo, trao truyền. Khi ấy, khi ấy dần dần được nghe thuyết Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi nào, khi nào dần dần được nghe thuyết Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa. Khi ấy, khi ấy dần dần lại viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa. Khi nào, khi nào dần dần lại viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa. Khi ấy, khi ấy dần dần được thân cận trí Nhất thiết trí. Khi nào, khi nào dần dần được thân cận trí Nhất thiết trí. Khi ấy, khi ấy dần dần chấm dứt các chướng ngại, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Đại Bồ-tát khi nào, khi nào khởi tâm tương ưng với trí Nhất thiết. Khi ấy, khi ấy không để tâm duyên theo cảnh khác. Khi nào, khi nào không để tâm duyên theo cảnh khác. Khi ấy, khi ấy Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa nối nhau thấm nhuần nơi tâm, dần dần được viên mãn. Do tâm liên tục dần dần được viên mãn, nên gọi là phát tâm đến trí Nhất thiết. Tâm tương tục này không gián đoạn cho đến khi chứng đắc trí Nhất thiết trí. Như bình chứa dầu tô lâu ngày, như vậy mùi dầu thấm nhuần khắp bình, không nhiễm mùi của hơi khác thấm vào. Đại Bồ-tát cũng vậy. Khởi tâm tương ưng với trí Nhất thiết, tâm không có bị cảnh khác xen tạp. Do không xen tạp nên Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa huân tập viên mãn. Các quân ác ma muốn rình tìm lỗi, quyết không thể được. Vì sao? Mãn Từ Tử, nếu gặp cảnh bị ma rình tìm lỗi, các Bồ-tát này liền khởi tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí do đó ác ma chẳng làm gì được. Bồ-tát cũng vậy. Khi nào, khi nào ở lâu trong sinh tử tu hành Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi ấy, khi ấy dần dần phụng sự nhiều vị Phật và các đệ tử. Khi nào, khi nào dần dần phụng sự nhiều vị Phật và các đệ tử. Khi ấy, khi ấy nghe thuyết Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi nào, khi nào nghe thuyết Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi ấy, khi ấy siêng năng tinh tấn, suy nghĩ đúng lý sự thuyết giảng Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi nào, khi nào siêng năng tinh tấn suy nghĩ đúng lý sự thuyết giảng Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi ấy, khi ấy siêng năng tinh tấn, tu tập không điên đảo về sự thuyết giảng Bố thí cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa. Khi nào, khi nào siêng năng tinh tấn tu tập không điên đảo về sự thuyết giảng Bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi ấy, khi ấy tương tục nơi tâm, Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa dần dần được viên mãn. Khi nào, khi nào tương tục nơi tâm Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa dần dần được viên mãn. Khi ấy, khi ấy dần dần thân cận trí Nhất thiết trí. Do đó mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát muốn khuyến hóa, hướng dẫn người khác thọ trì tịnh giới. Các Bồ-tát này trước hết phải tự khởi tâm, tâm sở tương ưng với tịnh giới; sau đó mới khuyến hóa, hướng dẫn người khác thọ trì tịnh giới; đã khuyến hóa, hướng dẫn người khác thọ trì tịnh giới rồi, lại làm cho họ hồi hướng về trí Nhất thiết trí. Bồ-tát như vậy là tự tu căn lành, hồi hướng sự cầu trí Nhất thiết trí; lại khuyến hóa, hướng dẫn các hữu tình khác khởi tâm thanh tịnh thọ trì tịnh giới, thọ trì tịnh giới rồi lại làm cho họ hồi hướng về trí Nhất thiết trí. Mới có thể gọi là bậc thầy khéo léo giáo hóa đối với các thiện nam, thiện nữ.
Nếu các Bồ-tát dạy bảo, khuyên răn bậc Thanh văn thừa, khiến họ siêng năng tu học Tịnh giới bala-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu trí Nhất thiết trí thì các Bồ-tát này hơn bậc Thanh văn thừa. Nếu bậc Thanh văn mà dạy bảo, khuyên răn các vị Bồtát thừa, khiến họ siêng năng tu học Tịnh giới bala-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu trí Nhất thiết trí thì bậc Thanh văn này không hơn vị Bồ-tát, mà Bồ-tát hơn vị kia. Như có người nam cõng người bằng vàng ròng đi đến nước xa xôi khác thì dung mạo và sắc sáng của người vàng ròng này hơn người nam kia.
Như vậy, giả sử có hằng hà sa số bậc Thanh văn thừa dạy bảo, khuyên răn vị hướng đến Bồ-tát thừa, làm cho vị ấy siêng năng tu học Tịnh giới ba-lamật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí thì một vị Bồ-tát này hơn tất cả bậc Thanh văn kia. Lại cũng như người nam cõng người thủy tinh đến nước xa xôi khác. Dung mạo và sắc sáng của người thủy tinh này hơn người nam kia. Cũng vậy có ba ngàn đại thiên hằng hà sa số Thanh văn dạy bảo, khuyên răn vị Bồ-tát, làm cho vị ấy siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí thì một vị Bồ-tát này hơn tất cả bậc Thanh văn kia. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì các bậc Thanh văn khi nào, khi nào dạy bảo, khuyên răn một vị Bồ-tát này. Khi ấy, khi ấy vị Bồtát này hơn hẳn tất cả bậc Thanh văn.
Giả sử các bậc Thanh văn trải qua hằng hà sa số kiếp, dạy bảo, khuyên răn một vị Bồ-tát này làm cho vị ấy siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, thì căn lành công đức của một vị Bồ-tát này ngày đêm được tăng trưởng.
Lại nữa Mãn Từ Tử, ví như vàng ròng được tinh luyện nhiều lần thì màu sắc của nó ngày càng sáng. Bồ-tát cũng vậy. Khi nào, khi nào các Thanh văn dạy bảo, khuyên răn làm cho vị ấy siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Khi ấy, khi ấy Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát càng được trong sáng. Khi nào, khi nào Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát càng được trong sáng. Khi ấy, khi ấy công đức của Bồ-tát càng hơn công đức của tất cả Thanh văn. Bởi vì công đức của Thanh văn chỉ hồi hướng Niếtbàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí.
Lại nữa Mãn Từ Tử, như ngọc Phệ-lưu-ly, khi nào, khi nào được người thợ mài dũa. Khi ấy, khi ấy ánh sáng càng trong. Bồ-tát cũng vậy. Khi nào, khi nào các chúng Thanh văn dạy bảo, khuyên răn khiến cho siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mậtđa của Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Khi ấy, khi ấy Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát được trong sáng. Khi nào, khi nào Tịnh giới ba-lamật-đa của Bồ-tát được trong sáng. Khi ấy, khi ấy công đức của Bồ-tát càng hơn công đức của tất cả Thanh văn thừa. Bởi vì công đức của Thanh văn chỉ hồi hướng Niết-bàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí.
Lại nữa Mãn Từ Tử, như người thợ vẽ khéo, dùng các màu vẽ làm hình người. Trước tiên lấy một màu vẽ mô hình, sau đó tô các màu khác vào. Khi nào, khi nào dùng các màu dần dần tô vào, khi ấy, khi ấy dung mạo hình sắc lại càng đẹp hơn họa sĩ kia gấp trăm ngàn lần. Bồ-tát cũng vậy, khi nào, khi nào các chúng Thanh văn dạy bảo, khuyên răn, khiến cho siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mậtđa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Khi ấy, khi ấy Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát được trong sáng. Khi nào, khi nào Tịnh giới ba-lamật-đa của Bồ-tát được trong sáng. Khi ấy, khi ấy công đức của Bồ-tát hơn công đức của tất cả Thanh văn. Bởi vì công đức của Thanh văn chỉ hồi hướng Niết-bàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí. Nhưng Bồ-tát này nhờ sự dạy bảo, khuyên răn của các Thanh văn, nên các công đức thiện căn của sự tu hành ngày đêm được tăng trưởng.
Lại nữa Mãn Từ Tử, như có người trồng cây tùy lúc, tưới, bón, chăm sóc, sửa sang. Khi nào, khi nào tưới, bón, chăm sóc, sửa sang cây này. Khi ấy, khi ấy cây đó được lớn nhanh, dần dần được cao. Bồ-tát cũng vậy được vô lượng Thanh văn dạy bảo, khuyên răn, làm cho siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát; hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Mà Bồ-tát này, khi nào, khi nào được vô lượng Thanh văn dạy bảo, khuyên răn, làm cho siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồtát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Khi ấy, khi ấy Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát lần lượt được tăng trưởng. Khi nào, khi nào Tịnh giới ba-la-mậtđa của Bồ-tát lần lượt được tăng trưởng. Khi ấy, khi ấy Bồ-tát hơn hẳn tất cả Thanh văn, Độc giác.
Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát càng được trong sáng, càng được hưng thạnh, dần dần thân cận với bản sở nguyện cầu trí Nhất thiết trí. Bởi vì Bồ-tát này hơn hẳn Thanh văn, Độc giác.
Lại nữa Mãn Từ Tử, ví như có người đem lửa nhỏ đốt cây cỏ khô. Khi nào, khi nào lửa bén vào cây cỏ. Khi ấy, khi ấy lửa dần dần được phát triển. Khi nào, khi nào lửa được phát triển. Khi ấy, khi ấy lửa càng lớn, lần lượt chiếu đến hơn trăm ngàn cho đến vô lượng du-thiện-na. Bồ-tát cũng vậy, được vô lượng Thanh văn dạy bảo, khuyên răn, làm cho siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Bồtát này khi nào, khi nào được vô lượng Thanh văn dạy bảo, khuyên răn làm cho siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Khi ấy, khi ấy Tịnh giới bala-mật-đa của Bồ-tát dần dần được trong sáng hưng thạnh. Khi nào, khi nào Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát dần dần được trong sáng hưng thạnh. Khi ấy, khi ấy công đức của Bồ-tát hơn vô lượng công đức dạy bảo, khuyên răn của Thanh văn thừa. Bởi vì công đức của Thanh văn chỉ hồi hướng Niết-bàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí.
Lại nữa Mãn Từ Tử, ví như có người đào mỏ lấy vàng, lấy rồi đem bán sẽ được giá trị quý hơn gấp trăm ngàn lần người bán kia. Bồ-tát cũng vậy.
Khi nào, khi nào được vô lượng Thanh văn dạy bảo, khuyên răn làm cho siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Khi ấy, khi ấy Tịnh giới ba-la-mậtđa của Bồ-tát hơn gấp trăm ngàn lần công đức của Thanh văn kia. Vì công đức kia chỉ hồi hướng Niếtbàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí. Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát quyết định cầu trí Nhất thiết trí làm lợi ích lớn cho các hữu tình.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử nói với Xá-lợi Tử:
–Bồ-tát thành tựu diệu pháp rộng lớn. Nghĩa là các Bồ-tát được bậc Thanh văn dạy bảo, khuyên răn, làm cho siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mậtđa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Các Bồ-tát này hơn bậc Thanh văn thừa. Nếu bậc Thanh văn dạy bảo, khuyên răn vị Bồ-tát thừa làm cho siêng năng tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, thì bậc Thanh văn này không hơn vị Bồ-tát kia. Chỉ có Bồtát hơn Thanh văn kia.
Khi ấy, Xá-lợi Tử liền đáp Cụ thọ Mãn Từ Tử: –Đúng vậy, đúng vậy! Bồ-tát thành tựu diệu pháp rộng lớn hơn hẳn Độc giác và các Thanh văn.
Bấy giờ, Xá-lợi Tử lại nói Mãn Từ Tử:
–Nếu các Bồ-tát tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa thấy có một ít pháp gọi là tác giả. Nên biết tuy trụ ở trong pháp Bồ-tát nhưng gọi là xả bỏ các pháp Bồ-tát. Đây là Bồ-tát tác ý phi lý. Nếu khởi tác ý phi lý như vậy, nên biết gọi là Bồ-tát phạm giới.
Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Nếu các Bồ-tát không thấy có một ít pháp gọi là tác giả. Các Bồ-tát này thọ trì Tịnh giới ba-lamật-đa không có sự vi phạm. Vậy pháp gì đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát này là lợi ích là tổn giảm?
Xá-lợi Tử đáp:
–Không có pháp nào đối với Tịnh giới ba-lamật-đa của Bồ-tát này là có lợi ích hay tổn giảm. Nếu thấy một ít pháp đối với Tịnh giới ba-la-mậtđa này là lợi ích là tổn giảm, nên biết là Bồ-tát chấp giữ tịnh giới. Nếu các Bồ-tát thấy có một ít pháp đối với Tịnh giới ba-la-mật-đa này cho là lợi ích là tổn giảm, thì các Bồ-tát này không hộ trì được Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát không thấy có ít pháp gọi là tác giả, thì các Bồ-tát này hộ trì đúng Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát thọ trì tịnh giới, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, mới gọi là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Nếu các Bồ-tát thọ trì tịnh giới mà không hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, nên biết giới này tuy được gọi là giới nhưng chẳng phải Tịnh giới ba-la-mật-đa, hoặc cầu quả Nhị thừa thế gian.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát tùy theo sự hành bố thí, đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm, tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồtát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát tùy theo sự hộ trì giới, đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm, tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồtát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát đối với các hữu tình hoặc bị đánh, hoặc mắng, hoặc phỉ báng, lăng nhục, khinh chê các việc, tùy theo đó mà tu hành an nhẫn đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm, tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồtát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát vì muốn cứu vớt tất cả hữu tình thoát khỏi các khổ não sinh tử nơi đường ác, thường hành tinh tấn, đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm, tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát tu tĩnh lự lại suy nghĩ: “Ta phải phát khởi tĩnh lự thù thắng, do đấy phát khởi thần thông thù thắng, biết tâm hành sai khác của các hữu tình, nên thuyết giảng trao truyền pháp, làm cho họ thoát các khổ sinh tử nơi đường ác. Lại vì điều hòa phiền não thân tâm, làm phước điền thanh tịnh cho loài hữu tình, kham nhận, phát trí Nhất thiết trí.” Suy nghĩ như vậy nên tu tĩnh lự, tất cả đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm, tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát tùy theo sự tu hành trí tuệ vi diệu thậm thâm đều vì đối với pháp mà xa lìa điên đảo, được các thiện xảo, nghĩa là uẩn thiện xảo, giới thiện xảo, xứ thiện xảo, đế thiện xảo, duyên khởi thiện xảo, chỗ đúng, chỗ sai thiện xảo.
Thế nào gọi là thiện xảo đối với uẩn?
Nghĩa là các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu sắc uẩn như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu sắc uẩn đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu sắc uẩn, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu sắc uẩn đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc uẩn hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc uẩn hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc uẩn hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc uẩn hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc uẩn hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc uẩn hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc uẩn hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc uẩn hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc uẩn hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.
Thế nào gọi là thiện xảo đối với giới?
Nghĩa là các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhãn giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhãn giới đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhãn giới, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhãn giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu sắc giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu sắc giới đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu sắc giới, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu sắc giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới. -tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được.
Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhãn thức giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhãn thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhãn thức giới, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhãn thức giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn thức giới hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn thức giới hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn thức giới hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn thức giới hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn thức giới hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn thức giới hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn thức giới hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhãn xúc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhãn xúc đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xúc, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xúc đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xúc hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xúc hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xúc hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xúc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xúc hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xúc hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xúc hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xúc hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xúc hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu địa giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu địa giới đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu địa giới, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu địa giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu địa giới hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu địa giới hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu địa giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu địa giới hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu địa giới hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu địa giới hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu địa giới hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu địa giới hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không giới hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được.
Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.
Thế nào gọi là thiện xảo đối với xứ?
Nghĩa là các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhãn xứ. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhãn xứ đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xứ, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xứ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xứ hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xứ hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xứ hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xứ hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhãn xứ hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu sắc xứ. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu sắc xứ đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu sắc xứ, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu sắc xứ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc xứ hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc xứ hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc xứ hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc xứ hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu sắc xứ hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.
Thế nào thiện xảo đối với đế?
Nghĩa là các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu Thánh đế khổ. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo. Như vậy, gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu Thánh đế khổ đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu Thánh đế khổ, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu Thánh đế khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế. Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu Thánh đế khổ hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu Thánh đế khổ hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu Thánh đế khổ hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu Thánh đế khổ hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu Thánh đế khổ hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.
Thế nào gọi là thiện xảo đối với duyên khởi?
Nghĩa là các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhân duyên, biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sinh ra các pháp. Như vậy, gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu nhân duyên đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhân duyên, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên. Như vậy gọi là thiện xảo đối duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu nhân duyên đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhân duyên hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhân duyên hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhân duyên hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhân duyên hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhân duyên hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhân duyên hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhân duyên hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhân duyên hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu nhân duyên hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu vô minh. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu vô minh đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu vô minh, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu vô minh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử cũng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu vô minh hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu vô minh hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi. Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu vô minh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu vô minh hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu vô minh hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu vô minh hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu vô minh hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu vô minh hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.
Thế nào gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai?
–Nghĩa là các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu chỗ đúng. Biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu chỗ sai. Như vậy, gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu chỗ đúng đều chẳng thể nắm bắt được, như thật rõ biết các tự tướng có bao nhiêu chỗ sai đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu chỗ đúng, như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu chỗ sai. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết các cộng tướng có bao nhiêu chỗ đúng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu chỗ sai cũng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai. Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu chỗ đúng hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu chỗ sai hoặc thường, hoặc vô thường đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu chỗ đúng hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu chỗ sai hoặc lạc, hoặc khổ đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai. Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu chỗ đúng hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu chỗ sai hoặc ngã, hoặc vô ngã đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu chỗ đúng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu chỗ sai hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu chỗ đúng hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu chỗ sai hoặc không, hoặc chẳng không đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu chỗ đúng hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu chỗ sai hoặc có tướng, hoặc không tướng đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu chỗ đúng hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu chỗ sai hoặc hữu nguyện, hoặc vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu chỗ đúng hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu chỗ sai hoặc tịch tĩnh, hoặc chẳng tịch tĩnh đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Lại nữa, các Bồ-tát như thật rõ biết có bao nhiêu chỗ đúng hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như thật biết rõ có bao nhiêu chỗ sai hoặc xa lìa, hoặc không xa lìa đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy gọi là thiện xảo đối với chỗ đúng, chỗ sai.
Như vậy, Bồ-tát đối với các uẩn, phải tu hành hoàn hảo. Do hoàn hảo nên vì các hữu tình thuyết pháp, làm cho họ chấm dứt các tưởng hữu tình. Bồtát khởi tâm thù thắng như vậy là lợi mình và lợi người, tu các trí tuệ vi diệu, tất cả đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát, đầy đủ tịnh giới Vô thượng. Nếu các Bồ-tát muốn cầu quả vị Giác ngộ cao tột phải siêng năng tu tập Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Nếu các Bồ-tát dùng sáu pháp Ba-la-mật-đa này, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Các Bồ-tát này do tịnh giới đây nên thù thắng hơn tất cả Thanh văn, Độc giác.
Lại nữa Mãn Từ Tử, một giới của Bồ-tát giới mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột so với tất cả hữu tình đều đã thành tựu mười nẻo nghiệp thiện thì giới này hơn gấp trăm ngàn, ức phần.
Lại nữa Mãn Từ Tử, giả sử tất cả hữu tình ở thế gian, đều thành tựu đầy đủ mười nẻo nghiệp thiện thì bao nhiêu giới này so với một giới của các Bồtát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần nhỏ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ năm Thần thông trên thì bao nhiêu giới kia đối với một giới của các Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần nhỏ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, giả sử tất cả hữu tình ở thế gian, đều an trụ đầy đủ Từ, Bi, Hỷ, Xả thì bao nhiêu giới kia đối với một giới của các Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần nhỏ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ tùy thuận nhẫn không thì bao nhiêu giới kia đối với một giới của các Bồtát mới phát tâm về quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần nhỏ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ tùy thuận nhẫn vô tướng thì bao nhiêu giới kia đối với một giới của các Bồtát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần nhỏ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ tùy thuận nhẫn vô nguyện thì bao nhiêu giới kia đối với một giới của các Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần nhỏ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ pháp của bậc Đệ bát, thì bao nhiêu giới kia đối với một giới của các Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần nhỏ.
Lúc bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa với Xá-lợi Tử:
–Nay, tôi muốn hỏi Tôn giả, có bao nhiêu ý nghĩa ở Đệ bát địa, xin ngài hứa khả, vì tôi giải thích ý nghĩa này.
Xá-lợi Tử đáp:
–Tùy theo ý của ngài, hỏi điều gì, tôi sẽ theo đó mà giải thích.
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận sắc uẩn là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa sắc uẩn là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận thọ, tưởng, hành, thức uẩn là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa thọ, tưởng, hành, thức uẩn là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận nhãn xứ là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa nhãn xứ là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận sắc xứ là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa sắc xứ là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận nhãn giới là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa nhãn giới là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận sắc giới là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa sắc giới là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân thân cận thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận nhãn thức giới là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa nhãn thức giới là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
Cụ thọ, không phải! Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận nhãn xúc là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa nhãn xúc là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
Vì thân cận các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận địa giới là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa địa giới là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì thân cận thủy, hỏa, phong, không, thức giới là Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì xa lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới là có Đệ bát địa hay sao?
Xá-lợi Tử đáp:
–Cụ thọ, không phải!
Mãn Từ Tử hỏi:
–Nếu vậy, Tôn giả nói những pháp nào là Đệ bát địa? Làm sao để tôi hiểu rõ được cái nghĩa thú của Tôn giả nói mà thọ trì đúng lý?
Xá-lợi Tử đáp:
–Nếu trong tánh bình đẳng của các pháp dùng trí như thật biết tánh bình đẳng nên chứng tánh bình đẳng. Do trí này nên sự tạo tác đã chấm dứt. Ở trong này, tôi không thấy Đệ bát địa, cũng lại không thấy biết trí bình đẳng. Trong đây không có ngã, không có ngã sở. Sao lại ở trong đó mà có thể hỏi liên tiếp vậy?
Mãn Từ Tử hỏi:
–Vì sao lời nói trước sau của Tôn giả đều trái ngược vậy. Nghĩa là lời nói trước là tất cả tịnh giới của Đệ bát địa đối với một giới của các Bồ-tát khi mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn cho đến một phần nhỏ. Nay lại nói ở trong đó ta hoàn toàn không thấy có Đệ bát địa và trí.
Xá-lợi Tử đáp:
–Lời nói trước của tôi là vì người mới học, không vì người đã nhập tánh bình đẳng. Lời nói trước của tôi là muốn khiến cho hữu tình vào chánh pháp, không vì người đã nhập tánh bình đẳng. Lời nói trước của tôi là muốn hữu tình biết Đại thừa, tu hành vượt qua Nhị thừa, không thuyết thật tánh bình đẳng của các pháp. Lời nói trước của tôi là muốn hữu tình hiểu rõ như thật về sự thù thắng của Phật thừa, Đại thừa và tịnh giới, cho nên nói như vầy: “Giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu Đệ bát địa, họ đều có được tịnh giới nhưng đối với một giới của các Bồ-tát khi mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn cho đến một phần nhỏ, chứ không thuyết thật tánh bình đẳng của các pháp, xa lìa ngã và ngã sở. Sao lại trái ngược nhau?
Lại nữa Mãn Từ Tử, tất cả tịnh giới của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn và A-la-hán, Độc giác đối với một giới của các Bồ-tát khi mới phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn cho đến một phần nhỏ. Cụ thọ nên biết, có những người muốn làm cho tịnh giới của Thanh văn, Độc giác hơn giới của Bồ-tát. Người kia vì muốn làm cho tịnh giới Thanh văn, Độc giác hơn giới của Như Lai. Nên biết, người kia muốn tranh đua hơn thua với Như Lai. Ví như có người tranh giành với vương tử, nên biết người kia muốn tranh giành với vua. Như vậy, nếu có người muốn làm cho Tịnh giới của Thanh văn, Độc giác hơn giới của Bồ-tát là vì muốn làm cho tịnh giới của Thanh văn, Độc giác hơn giới của Như Lai. Nên biết người kia muốn tranh giành hơn thua với Như Lai. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì không thể hơn pháp của các Bồ-tát được, cho nên Bồ-tát là Pháp vương tử chân thật.
Lại nữa Mãn Từ Tử, ví như có người không tay, không chân mà lại nói như vầy:
–Tôi muốn bơi qua bờ biển bên kia.
Lời nói kia hư dối không thật, bởi vì tăng thượng mạn nên nói như thế. Như vậy nếu có Thanh văn, Độc giác nói như vầy:
–Giới của ta hơn giới của Bồ-tát.
Nên biết lời nói kia hoàn toàn không thật. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì công đức Bồ-tát như biển lớn, người ngu kia thật sự không có tay chân mà lại nói ta bơi qua khỏi biển lớn. Như vậy, có người chỉ đến Nhị thừa, thật sự không có công đức thù thắng của Bồ-tát, nhưng lại nói ta thù thắng hơn tịnh giới của Bồ-tát. Điều này không có. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì tịnh giới của Bồ-tát không có biên giới.
Khi ấy, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Do nhân duyên gì mà nói tịnh giới của Bồ-tát không có biên giới?
Xá-lợi Tử đáp:
–Tịnh giới của Bồ-tát giải thoát vô lượng hữu tình phạm giới ác. An lập vô lượng hữu tình giữ giới thanh tịnh.
Lúc đó, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Tôn giả đã nói người phạm giới ác là khái niệm thế nào?
Xá-lợi Tử đáp:
–Chấp ngã, ngã sở và các phiền não khác gọi là phạm giới ác. Nghĩa là nắm giữ tưởng hoặc tưởng ngã, tưởng hữu tình, tưởng sinh mạng, tưởng sự sống, tưởng sự nuôi dưỡng, tưởng sĩ phu, tưởng chúng sinh, tưởng thọ giả, tưởng hữu, tưởng vô. Các tưởng như vậy và các phiền não khác là khái niệm về phạm giới ác. Sự hiển lộ tịnh giới của Bồtát có thể giải thoát vô lượng hữu tình. Như vậy là đã nói phạm giới ác, số lượng không biên giới.
Lại nữa, tịnh giới của các Bồ-tát làm cho an lập vô lượng hữu tình khiến trụ vào tịnh giới. Thế Bồtát an trụ Đại thừa được đắc tịnh giới với số lượng không biên giới. Thanh văn, Độc giác đều không bằng, thù thăng hơn tịnh giới của Thanh văn, Độc giác.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát hơn tất cả Thanh văn, Độc giác nghĩa là tu Tịnh giới ba-lamật-đa hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí.
Lúc bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá-lợi Tử:
–Vì sao tịnh giới hữu lậu của Bồ-tát hơn tịnh giới vô lậu của Nhị thừa?
Xá-lợi Tử đáp:
–Tịnh giới vô lậu của Thanh văn, Độc giác chỉ cầu tự lợi, hồi hướng Niết-bàn. Tịnh giới của Bồtát vì độ thoát vô lượng hữu tình hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Thế nên, tịnh giới hữu lậu của Bồ-tát hơn tịnh giới vô lậu của Nhị thừa.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu tâm các Bồ-tát có phân biệt giới hạn khi làm lợi ích cho hữu tình nên phát khởi tịnh giới. Sự phát khởi tịnh giới của các Bồ-tát này không hơn được tịnh giới vô lậu của Nhị thừa, không gọi là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Nhưng nếu tâm các Bồ-tát không có phân biệt, giới hạn, chỉ vì độ thoát vô lượng hữu tình, cầu đại Bồ-đề nên phát khởi tịnh giới thì sự phát khởi tịnh giới của Bồ-tát này hơn hẳn tịnh giới vô lậu của Nhị thừa, gọi là Tịnh giới ba-la-mật-đa.
Lại nữa Mãn Từ Tử, như mặt trời mọc, phóng ra ánh sáng lớn, làm cho ánh sáng của lửa đom đóm đều chìm mất. Bồ-tát tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa cũng vậy, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, hơn hẳn tịnh giới của tất cả Thanh văn, Độc giác, hồi hướng Niết-bàn.
Lại nữa Mãn Từ Tử, như mặt trăng xuất hiện chiếu ánh sáng lớn, tất cả ánh sáng của ngôi sao đều bị lu mờ. Bồ-tát tu hành Tịnh giới ba-la-mậtđa cũng vậy, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, hơn hẳn tịnh giới của tất cả Thanh văn, Độc giác, hồi hướng Niết-bàn.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu khi Bồ-tát nhớ nghĩ về Như Lai, hồi hướng cầu trí Nhất thiết trí. Do khởi tâm lực tương ưng thù thắng, nên được Tịnh giới ba-la-mật-đa. Bấy giờ, gọi là hành theo chỗ tu hành của mình hơn tất cả Thanh văn, Độc giác.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Nếu khi Bồ-tát không hiện khởi tâm trí Nhất thiết, thì khi ấy Bồ-tát được gọi là gì?
Xá-lợi Tử đáp:
–Nếu khi Bồ-tát không hiện khởi tâm trí Nhất thiết. Bấy giờ Bồ-tát được gọi là liên tục an trụ tâm vô ký. Khi ấy, Bồ-tát này gọi là đầy đủ giới Bồ-tát, đối với giới Bồ-tát chưa gọi là hủy phạm, không gọi là xả bỏ tịnh giới Bồ-tát. Nếu khi Bồ-tát không hiện khởi tâm trí Nhất thiết, mà hồi hướng Thanh văn, hoặc Độc giác thì khi ấy, Bồ-tát xả bỏ địa Bồtát, mất hành xứ của mình. Nếu các Bồ-tát bất kỳ khi nào hồi hướng địa vị Thanh văn, hoặc Độc giác, thì khi ấy các Bồ-tát này đối với Vô thượng thừa gọi là chết. Tuy chẳng phải chết thật nhưng được gọi là chết. Như thầy huyễn thuật hoặc đệ tử, nắm tay chú bé nhỏ dẫn lên cầu thang cao, nhà ảo thuật cắt thân thể nó ra từng phần vứt xuống. Khi đó mọi người đều nói đứa bé kia đã chết, thương xót buồn khóc, sinh khổ não lớn. Đứa bé này bỗng dưng chết mất, thân thuộc chúng tôi làm sao thấy lại. Bồ-tát cũng vậy, bỏ đại Bồ-đề thoái lui an trụ địa vị Thanh văn, Độc giác, mất trí Nhất thiết nên biết như là chết. Cũng như đứa bé kia tuy không chết nhưng thân thuộc lại tưởng chết.
Lại nữa Mãn Từ Tử, ý ông thế nào? Tịnh giới của Bồ-tát cùng với tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác có khác nhau không?
Mãn Từ Tử đáp:
–Các giới như vậy, pháp tánh chân như thật không khác nhau.
Xá-lợi Tử hỏi:
–Các giới như vậy, pháp tánh, chân như tuy không khác nhau, nhưng cũng có tướng khác nhau.
Tướng khác nhau đó nên nói thế nào?
Mãn Từ Tử đáp:
–Như các Bồ-tát cầu chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Phàm phu, Thanh văn, Độc giác không như vậy. Như vậy tịnh giới của Bồ-tát cùng với các giới kia nói có khác nhau.
Xá-lợi Tử:
–Bởi vì tịnh giới của Bồ-tát này hơn tịnh giới của các phàm phu, Thanh văn, Độc giác. Nghĩa là giới của Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, gọi là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Giới khác không như vậy, nên nói là khác nhau. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì tịnh giới của Bồ-tát hơn thế giới ba lần ngàn và vô lượng, vô biên hữu tình. Trừ tịnh giới của Phật Thế Tôn, đối với tịnh giới khác là đệ nhất tối thắng. Vì sao? Vì tịnh giới của Bồ-tát đưa vô lượng, vô biên hữu tình giải thoát sinh tử và các đường ác. Do nhân duyên này nên tịnh giới của Bồ-tát đối với tịnh giới của các phàm phu, Thanh văn, Độc giác là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là trên, là không gì trên.
Lại nữa Mãn Từ Tử, như ngọn Tuyết sơn đầy đủ sự hùng vĩ của ngọn núi. Các núi khác không bằng. Nếu núi nào đầy đủ sự hùng vĩ đều được gọi là núi chúa, nếu không đủ sự hùng vĩ thì không được đặt tên là núi chúa. Tịnh giới của Bồ-tát cũng vậy, hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, không xa lìa cầu trí Nhất thiết trí gọi là Tịnh giới ba-lamật-đa. Tịnh giới của Độc giác, Thanh văn, phàm phu không muốn cầu quả vị Giác ngộ cao tột, xa lìa sự cầu trí Nhất thiết trí, không gọi là Tịnh giới ba-la-mật-đa. Lại nữa Mãn Từ Tử, tịnh giới của các Bồ-tát hơn hẳn tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác.
Khi ấy, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Tịnh giới của chúng Đại Bồ-tát do nhân duyên gì mà hơn hẳn tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác?
Xá-lợi Tử đáp:
–Tịnh giới của Bồ-tát hơn hẳn là vì lợi lạc tất cả hữu tình, hồi hướng cầu trí Nhất thiết trí, phàm phu, Thanh văn, Độc giác không có vậy. Cho nên tịnh giới của Bồ-tát hơn hẳn tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử khen ngợi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Lành thay, lành thay! Đúng vậy, đúng vậy, đúng thật như lời ông nói! Khen ngợi tịnh giới của Bồ-tát như thế, làm cho Bồ-tát lại càng siêng năng tinh tấn, thọ trì tịnh giới Bồ-tát. Nhất định Tôn giả phải nương thần lực của Phật mới nói tịnh giới của các Bồ-tát hơn hẳn tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác.
Bấy giờ, Phật bảo A-nan-đà:
–Ông nên thọ trì giáo pháp tương ưng với Tịnh giới ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát, đúng như lời diễn thuyết của Xá-lợi Tử và Mãn Từ Tử. Diễn thuyết như vậy chắc chắn không hư dối. Giả sử có người đem núi Diệu cao bay lên cõi Phạm thế, rồi thả xuống dưới, người kia thả rồi phát lời thành thật chắc chắn:
–Nếu giới Bồ-tát hơn các tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác thì hãy làm cho núi Diệu cao trụ ở trong hư không. Nói rồi núi ấy liền trụ chắc chắn không rơi xuống. Vì sao? A-nan-đà, trừ giới của Như Lai ra chỉ có giới của các Bồ-tát đối với tịnh giới khác hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là trên, là không gì trên.
Khi ấy, Xá-lợi Tử nhờ thần lực của Phật liền thấy cách cõi Phật này ở phương Đông quá trăm ngàn cõi có một cõi Phật. Trong ấy, hiện có Như Lai vì vô lượng trời, người tuyên thuyết chánh pháp.
Phật dạy Xá-lợi Tử:
–Ông thấy quá trăm ngàn cõi ở phương Đông có một cõi Phật, hiện có Như Lai vì vô lượng chúng thuyết chánh pháp phải không?
Xá-lợi Tử thưa:
–Bạch Thế Tôn, con đã thấy, nhưng chưa biết vị Phật ở cõi kia hiệu là gì?
Lúc đó, Thế Tôn bảo Xá-lợi Tử:
–Thế giới Phật kia tên là Minh Đăng. Trong ấy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện đang thuyết pháp hiệu là Nguyệt Quang. Vị Phật ấy có một đệ tử Thanh văn tên là Hữu Đảnh, có thần thông đệ nhất, dùng sức thần thông qua lại thế giới khác, dùng tay phải nâng lấy núi Diệu cao, bay lên cõi Phạm thế rồi thả xuống. Vị kia vừa thả xuống rồi, phát ra lời thành thật chắc chắn: “Trừ giới của Như Lai ra, chỉ có giới của Bồ-tát đối với tịnh giới khác hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là tối thượng.” Lời nói như thế không có hư dối thì làm cho núi này trụ ở giữa hư không.” Nói rồi liền thấy núi trụ lại không bị rơi xuống.
Rồi, Thế Tôn hỏi Xá-lợi Tử:
–Ông lại thấy núi Diệu cao kia trụ giữa hư không chẳng bị rớt xuống phải không?
Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, con đã thấy.
Thế Tôn lại bảo Xá-lợi Tử:
–Nay, núi kia trụ ở hư không là do nương vào tịnh giới của Bồ-tát. Trừ giới của Như Lai ra, phát lời thành thật chắc chắn hơn giới của phàm phu, Thanh văn... cho nên Ta nói nhất định không hư dối. Đệ tử Thanh văn trong chúng của Đức Phật kia, bằng sức thần thông qua lại thế giới khác, dùng tay phải nắm lấy núi Diệu cao bay để trên cõi Phạm thế rồi thả rớt xuống. Thả rồi lại phát ra lời thành thật chắc chắn. Nói rồi núi kia liền trụ giữa hư không, là chứng tỏ lời Ta nói nhất định không hư dối. Khi đệ tử Thanh văn của Như Lai kia, nương vào giới của Bồ-tát mà phát lời thành thật chắc chắn làm cho núi kia trở về lại chỗ cũ.
Khi Xá-lợi Tử thấy rồi liền khen ngợi:
–Bạch Thế Tôn, thật là rất kỳ lạ! Giới của các Bồ-tát phát ra lời thành thật oai lực khó nghĩ bàn, tất cả thế gian không ai sánh bằng.
Khi ấy, Xá-lợi Tử liền bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, nếu có người muốn hơn giới của Bồ-tát, nên biết người kia muốn hơn giới của Như Lai. Vì sao? Vì trừ giới của Như Lai ra không có giới nào hơn giới của Bồ-tát. Nếu tu viên mãn tịnh giới của Bồ-tát thì gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; thế nên giới của Bồ-tát là thù thắng hơn.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Khó có người thoái lui tịnh giới phải không?
Xá-lợi Tử đáp:
–Nhất định không có Bồ-tát trụ tâm Bồ-tát rồi lại còn có thoái chuyển. Nếu có thoái chuyển thì chẳng phải Bồ-tát. Như người bắn tên giỏi mà mũi tên không trúng đích nên biết người kia không phải là thợ bắn tên giỏi. Bồ-tát cũng vậy, nếu không phát tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí; tuy siêng năng tu hành Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa nhưng không hồi hướng về trí Nhất thiết trí; nên biết người kia không đầy đủ giới của Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát tu các công đức không biết làm thế nào để hồi hướng về trí Nhất thiết trí, nên duyên nơi công đức của Thanh văn, Độc giác nói là sự cầu trí Nhất thiết trí. Nên biết, những vị kia, do đó cũng được gọi là đầy đủ giới của Bồ-tát. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì vị kia không có phương tiện thiện xảo của Bồ-tát, không hiểu được hồi hướng về trí Nhất thiết trí nên duyên nơi công đức của hàng Nhị thừa cho là sự cầu trí Nhất thiết trí. Trong lòng họ ưa thích không làm tổn hoại, nên cũng gọi là đầy đủ giới của Bồ-tát. Vậy, trì giới Bồ-tát, do có hồi hướng về trí Nhất thiết trí nên được gọi là trì giới của Bồ-tát, hộ trì Tịnh giới ba-la-mật-đa. Người kia, về sau nếu gặp bạn lành, duyên nơi trí Nhất thiết trí chân thật hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, nhất định sẽ chứng đắc trí Nhất thiết trí.
Lại nữa Mãn Từ Tử, có hai Bồ-tát đều chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Bồ-tát thứ nhất có phương tiện thiện xảo nên mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Bồ-tát thứ hai không có phương tiện thiện xảo nên chậm chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Cụ thọ nên biết, thà làm Bồ-tát chậm chứng quả vị Giác ngộ cao tột mà không rơi vào bậc Thanh văn, hoặc Độc giác.
Nếu các Bồ-tát cầu mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Trong đây nên biết có hai trường hợp xảy ra: Một là nếu không có phương tiện hoàn hảo mà liền chứng thật tế sẽ rơi vào Nhị thừa; hai là nếu có phương tiện hoàn hảo, mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột, cũng như trong nhà lửa có nhiều châu báu, có người muốn vào trong nhà này lấy châu báu.
Bấy giờ, có hai điều xảy ra đối với người kia: Một là nếu không có phương tiện hoàn hảo sẽ chết trong nhà lửa; hai là nếu có phương tiện hoàn hảo thì cầm vật báu đi ra.
Bồ-tát cầu mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột cũng vậy. Nên biết, trong đây có hai việc xảy ra: Một là nếu không có phương tiện hoàn hảo liền chứng thật tế rơi vào Nhị thừa như bị chết trong nhà lửa; hai là nếu có phương tiện hoàn hảo mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột, như người cầm vật báu đi ra.
Vì vậy, nên biết thà là Bồ-tát chậm chứng quả vị Giác ngộ cao tột, không vì cầu mau chứng để rơi vào Nhị thừa.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử: –Mau chứng thật tế chẳng phải là phương tiện hoàn hảo của Bồ-tát. Vì sao? Vì rơi vào Nhị thừa chẳng phải là nhân đẳng lưu của phương tiện hoàn hảo mà là quả đẳng lưu của không có phương tiện hoàn hảo, nên thoái thất sự cầu đại Bồ-đề, vì Bồtát cầu đại Bồ-đề, lợi ích hữu tình, không cầu thật tế, nên chứng thật tế thì chẳng phải là quả hoàn hảo.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta hành bố thí còn Bồ-tát khác không thể làm, thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm, không gọi là Bố thí ba-la-mật-đa.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ:
Ta giữ giới còn Bồ-tát khác không giữ. Thì các Bồtát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm, không gọi là Tịnh giới ba-la-mật-đa.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu nhẫn nhục còn Bồ-tát khác không tu. Thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành nơi không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm, không gọi là An nhẫn ba-la-mật-đa.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu tinh tấn còn các Bồ-tát khác thì không. Các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm, không gọi là Tinh tấn ba-la-mật-đa.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu thiền định còn Bồ-tát khác thì không. Các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không gọi là Tĩnh lự ba-la-mật-đa.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu trí tuệ còn Bồ-tát khác thì không. Các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta hành pháp không bên trong còn Bồ-tát khác không hành. Các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành nơi không đúng nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không hành được rốt ráo nơi pháp không bên trong.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, còn các Bồ-tát khác không hành. Các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành nơi không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không hành rốt ráo nơi pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta quán vô minh còn Bồ-tát khác không quán thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không quán rốt ráo nơi vô minh.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử; còn Bồ-tát khác không quán thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không quán rốt ráo nơi hành cho đến lão tử.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta quán Thánh đế khổ còn Bồ-tát khác không quán thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không quán rốt ráo Thánh đế khổ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta quán Thánh đế tập, diệt, đạo còn Bồ-tát khác không quán thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không quán rốt ráo Thánh đế tập, diệt, đạo.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành bốn Tĩnh lự còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn bốn Tĩnh lự.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc còn Bồtát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành bốn Niệm trụ, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn bốn Niệm trụ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành pháp môn giải thoát Không còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn pháp môn giải thoát Không.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành tám Giải thoát còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn tám Giải thoát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ:
Ta tu hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành trí bậc Tịnh quán còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn trí bậc Tịnh quán.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành trí bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn trí bậc Chủng tánh cho đến bậc Như Lai.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành bậc Cực hỷ còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn bậc Cực hỷ.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn tất cả pháp môn Đàla-ni.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, còn Bồtát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành năm loại mắt, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn năm loại mắt.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành sáu phép thần thông, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn sáu phép thần thông.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành mười lực của Như Lai, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn mười lực của Như Lai.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành ba mươi hai tướng còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn ba mươi hai tướng.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành tám mươi vẻ đẹp, Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn tám mươi vẻ đẹp.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành pháp không quên mất còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn pháp không quên mất.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành tánh luôn luôn xả còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn tánh luôn luôn xả.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành trí Nhất thiết còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn trí Nhất thiết.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn tất cả hạnh Đại Bồ-tát.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không tu viên mãn quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, còn Bồ-tát khác thì không. Các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm. Không viên mãn trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta đem lại sự thành tựu cho hữu tình, còn Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm; không viên mãn sự đem lại sự thành tựu cho hữu tình.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tùy hỷ các công đức của người khác. Các Bồtát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm, không viên mãn tùy hỷ các công đức của người khác.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta hồi hướng về trí Nhất thiết trí còn Bồ-tát khác thì không. Các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm, không viên mãn hồi hướng về trí Nhất thiết trí.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta đem một thức ăn bố thí đạt được công đức hơn Bồ-tát khác trải qua hằng hà sa số đại kiếp bỏ ngôi Chuyển luân vương bố thí thức ăn uống thượng diệu, đạt được tất cả công đức. Các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm, không tu hành viên mãn bố thí.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta nhất tâm tu tập các công đức hơn hẳn Bồ-tát khác trụ hằng hà sa số đại kiếp tu tập các công đức. Các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm, không tu tập viên mãn các công đức.
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát suy nghĩ: Ta tu hành phương tiện thiện xảo, còn các Bồ-tát khác không tu thì các Bồ-tát này hành không đúng. Vì hành không đúng cho nên giới bị thiếu khuyết, hủy phạm, không tu viên mãn phương tiện thiện xảo.
Cụ thọ nên biết, nếu các Bồ-tát dùng phương tiện hoàn hảo tu tập các công đức. Nếu khởi lên những suy nghĩ như vậy, nên biết vị kia không có phương tiện hoàn hảo. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì Bồtát không nên muốn hơn Bồ-tát. Bồ-tát không nên khinh mạn Bồ-tát. Bồ-tát không nên chiến thắng Bồ-tát. Đối với các Bồ-tát khác Bồ-tát phải cúng dường, cung kính, phải như cúng dường, cung kính Như Lai.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá-lợi Tử:
–Bồ-tát chỉ nên cung kính Bồ-tát hay càng phải cung kính các hữu tình khác nữa?
Xá-lợi Tử đáp:
–Các Bồ-tát nên cung kính tất cả hữu tình. Nghĩa là các Bồ-tát phải như cung kính Như Lai, như vậy cũng phải cung kính Bồ-tát khác. Nếu như cung kính Bồ-tát thì cũng nên cung kính hữu tình, tâm không khác nhau. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì các đối với các hữu tình, tâm Bồ-tát phải khiêm nhượng, nên rất cung kính, phải cho tự do, nên xa lìa kiêu mạn. Như vậy Bồ-tát đối với các hữu tình, tâm rất cung kính như cung kính Phật và Bồ-tát. Bồ-tát nên nghĩ: Khi ta chứng quả vị Giác ngộ cao tột, phải vì hữu tình thuyết giảng chánh pháp sâu xa, làm cho họ dứt trừ phiền não được nhập Niếtbàn hoặc được cứu cánh an lạc Bồ-đề, hoặc làm cho giải thoát các đường ác.
Lại nữa Mãn Từ Tử, như vậy Bồ-tát đối với hữu tình, phải khởi tâm Từ bi, đối với các hữu tình tâm xa lìa kiêu mạn. Nghĩ như vầy: “Ta nên tu học phương tiện thiện xảo, làm cho tất cả hữu tình đều được tánh tối thắng đệ nhất. Vì sao? Vì tánh đệ nhất gọi là Phật tánh. Ta nên dùng phương tiện để các hữu tình đều được thành Phật. Như vậy Bồ-tát đối với hữu tình đều khởi tâm Từ bi, muốn tất cả hữu tình đều ở ngôi vị Pháp vương. Ngôi vị Pháp vương này tối thắng, tối tôn, đối với pháp hữu tình đều được tự tại. Vì vậy, Đại Bồ-tát phải cung kính khắp tất cả hữu tình. Trải lòng Từ cùng khắp, không một chỗ hở vì Pháp thân Như Lai ở khắp tất cả.
Mãn Từ Tử hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử:
–Tại sao Bồ-tát suy nghĩ: Ta phải cung kính tất cả hữu tình; ta chứng quả vị Giác ngộ cao tột rồi nên dạy bảo, trao truyền cho tất cả hữu tình đều chứng đắc tánh tối thắng đệ nhất, để tất cả đều được ở ngôi vị Pháp vương.
Ví như nhà ảo thuật hoặc đệ tử vị ấy, ở ngã tư đường hóa làm đại vương và bốn thứ quân mạnh mẽ khó địch nổi. Vua huyễn này không nghĩ: Ta có đầy đủ bốn loại quân hùng dũng, thế lực khó địch. Bốn loại quân huyễn cũng không nghĩ: Tất cả chúng ta đều thuộc quyền của đại vương, tùy ý đại vương điều khiển. Vì sao? Xá-lợi Tử Vì tất cả trong đây, vua hay quân đều chẳng thật có, hoàn toàn không tự tánh, không thuộc về thật có tự tánh. Cũng như Thế Tôn thuyết các pháp như huyễn. Tất cả hữu tình cũng như vậy đều như huyễn. Vậy thì ai cung kính ai. Ai lại có thể làm cho ai được tánh đệ nhất, ở ngôi vị Pháp vương thuyết những pháp gì?
Xá-lợi Tử đáp:
–Đúng vậy, đúng vậy! Hữu tình và tất cả pháp đều như huyễn. Nên biết trong đây Bồ-tát như huyễn cung kính tất cả hữu tình như huyễn, dùng phương tiện hoàn hảo dạy bảo, trao truyền làm cho được Phật tánh đệ nhất như huyễn ở ngôi vị Pháp vương thuyết pháp như huyễn. Mặc dù các Bồ-tát nghĩ như vậy, nhưng trong đó hoàn toàn không có sự chấp trước, nếu các Bồ-tát đối với trong các pháp, còn có một chút sự thấy thì các Bồ-tát này chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu khi Bồ-tát đối với trong các pháp hoàn toàn không sự thấy thì Bồ-tát này không xa lìa Bát-nhã ba-la-mậtđa. Bồ-tát dùng phương tiện hoàn hảo như vậy, tuy hành Tinh tấn ba-la-mật-đa giáo hóa hữu tình làm cho được thành Phật, nhưng đối với các pháp hoàn toàn không có sự thấy. Nghĩa là không thấy thật có một chút pháp tánh nào có thể khiến người khác được tánh đệ nhất. Cũng không thấy thật có một chút pháp tánh nào có thể làm cho người khác ở ngôi vị Pháp vương. Tuy không có sự thấy nhưng không thoái chuyển. Nên biết, Bồ-tát mặc áo giáp, đội mũ tinh tấn, hoàn toàn không có sự chấp trước. Nghĩa là các Bồ-tát biết ngôi vị Pháp vương chỉ là như huyễn hoàn toàn không thật có nhưng vẫn siêng năng cần cầu, không thoái chuyển. Dù siêng năng tinh tấn cầu quả Phật nhưng đối với các pháp hoàn toàn không có sự thấy. Tuy không có sự thấy nhưng không thoái chuyển. Bồ-tát như vậy tuy biết Trời, Người, A-tố-lạc... đều bại hoại nhưng đối với trong đó không có tưởng bại hoại, vì đạt tất cả loại đều như huyễn. Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo như vậy cầu chứng quả vị Giác ngộ cao tột, muốn vì hữu tình thuyết pháp tịch tĩnh. Nghĩa là mặc dù tuyên thuyết về tên gọi, văn cú, chữ nghĩa, phương tiện của tất cả pháp tánh nhưng bản tánh của pháp hoàn toàn chẳng thể nêu bày.
Lại nữa Mãn Từ Tử, tất cả pháp tánh không thể hiển thị, không thể tuyên thuyết. Khi Bồ-tát chứng đắc đại Bồ-đề, tuy vì hữu tình thuyết tánh các pháp nhưng lại suy nghĩ: “Ta đối với sự giác ngộ hoàn toàn không có sở đắc, cũng thường đối với pháp không vì hữu tình mà có sự tuyên thuyết. Ta tuy chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột nhưng quả vị này thật không thể chứng. Ta tuy tuyên thuyết tánh tất cả pháp nhưng tánh các pháp thật không thể thuyết. Người thuyết, pháp được thuyết hoàn toàn không tự tánh. Người chứng, pháp được chứng cũng không thể đắc.” Vì vậy, chúng Đại Bồ-tát muốn quả vị Giác ngộ cao tột, đối với các pháp không nên chấp trước. Tuy không chấp trước nhưng không thoái chuyển. Do không thoái chuyển nên tâm không bị chìm đắm. Do không bị chìm đắm nên giữ gìn sự tinh tấn. Đây gọi là Tinh tấn ba-la-mật-đa. Lại dùng Tinh tấn ba-la-mật-đa, hồi hướng cầu trí Nhất thiết trí viên mãn Tịnh giới bala-mật-đa, lại dùng Tịnh giới ba-la-mật-đa hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, làm cho Tịnh giới ba-la-mật-đa này thêm thù thắng, thêm tăng thượng, thêm quang minh, thêm thanh tịnh. Bồ-tát tu học Tịnh giới ba-la-mật-đa như vậy, mau được viên mãn tăng thượng thù thắng quang minh thanh tịnh, đều do Bồ-tát hồi hướng cầu trí Nhất thiết trí. Bấy giờ, Mãn Từ Tử liền hỏi Cụ thọ Xá-lợi Tử: –Nếu tất cả pháp đều như huyễn, hoàn toàn không thật có, thì tại sao Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí mà được thành lập?
Xá-lợi Tử đáp:
–Nếu tất cả pháp chỉ có một chút phần thật có chẳng phải như huyễn, thì các Bồ-tát hoàn toàn không thể hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Vì tất cả pháp không có một chút phần thật có, đều như việc huyễn cho nên các Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Như vậy Bồ-tát có sự chấp nhận, siêng năng không mệt mỏi hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, không nhàm chán, đều do hiểu rõ các pháp chẳng phải thật như huyễn như hóa nên có sự chấp nhận. Nên biết, đây là Tinh tấn ba-lamật-đa của Bồ-tát.
Mãn Từ Tử hỏi:
–Bồ-tát như vậy có sự chấp nhận, nên tinh tấn hồi hướng cầu trí Nhất thiết trí không nhàm chán. Vậy hành động theo pháp gì để nói chấp nhận là tinh tấn và làm sao tu học theo sự chấp nhận như thế?
Xá-lợi Tử đáp:
–Chấp nhận tức là sự hành động của phương tiện thiện xảo. Bồ-tát chỉ cần nương vào phương tiện thiện xảo biết tất cả pháp đều như việc huyễn Bồ-tát an trụ phương tiện khéo léo, không sợ pháp không, không rơi vào thật tế. Ví như có người đứng ở trên đỉnh núi cao, hai tay cầm cái lọng to nhẹ chắc chắn đi lên ngọn núi cao, kiểng chân và ngưỡng cổ về phía trước, cúi nhìn hố sâu nguy hiểm. Vì nhờ vào lọng dù căng gió, được sự chống đỡ của sức gió, tuy đến chỗ hiểm mà không bị rớt xuống. Bồ-tát cũng vậy, dùng phương tiện thiện xảo nhờ sức hộ trì của đại Bi Bát-nhã; tuy quán sát như thật các pháp như huyễn, hiển thị hư dối, bản tánh không tịch nhưng tâm hoàn toàn không thấp hèn sợ sệt, đối với pháp thật tế cũng không chứng nhập.
Vì sao? Mãn Từ Tử, vì các Bồ-tát này dùng phương tiện thiện xảo, nhờ sức hộ trì của đại Bi Bát-nhã không sợ pháp không, không chứng thật tế. Giống như giữ vững cây lọng dù khi bung ra từ trên cao ngó xuống hầm sâu, không sợ rớt. Như vậy, chúng Đại Bồ-tát mặc áo đội mũ vững chắc giữ gìn phương tiện thiện xảo là chỗ nương tựa thành tựu viên mãn Tịnh giới ba-la-mật-đa đệ nhất.
Tuy cầu quả vị Giác ngộ cao tột, nhưng không thấy pháp đã chứng, đang chứng, nên biết, như vậy là Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Tất cả đều do sự hộ trì của phương tiện thiện xảo nên đến quả vị Giác ngộ cao tột. Sự hộ trì phương tiện thiện xảo của Bồ-tát như vậy thường không xa lìa sự học sáu pháp Ba-la-mật-đa. Các Bồ-tát này do không xa lìa sự học sáu pháp Ba-la-mật-đa, dần dần thân cận trí Nhất thiết trí, vượt hơn tất cả Thanh văn, Độc giác. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì các Bồ-tát này, tâm chuyên cầu trí Nhất thiết như cầu vật quý báu vô giá.
Lại nữa Mãn Từ Tử, ví như có hai người dùng phương tiện lớn, đi vào hang núi sâu tìm vật báu vô giá. Hai người kia vào chưa được bao lâu liền thấy hai bên có vàng bạc... những vật quý ít giá trị, cả hai đều không lấy. Đi lần lần về phía trước, lại thấy hai bên có nhiều vật báu nhiều giá trị. Một người thấy liền tham lam vác lấy rồi đi về. Một người thấy nhưng không lấy, lại tiến về phía trước nữa, đến chỗ rất đẹp, được vật báu vô giá, tha hồ đem về, được nhiều lợi ích. Bồ-tát dùng phương tiện lớn cùng vậy, cầu chứng quả vị Giác ngộ cao tột, muốn làm lợi ích lớn cho các hữu tình, nhập vào Phật pháp. Tóm lược có hai hạng:
Một là, có Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo tuy nghe các thiện pháp ở thế gian, tâm không tham đắm nhiễm trước, nhưng nghe công đức của Nhị thừa, tâm liền thích thú. Do thích thú cho nên siêng năng hộ trì, xa lìa sự cầu trí Nhất thiết trí, thoái thất tâm quả vị Giác ngộ cao tột. Giống như người mới thấy vật báu có giá trị chút ít, tuy không tham đắm, nhưng khi thấy vật có giá trị nhiều bèn tham lam đắm trước, lấy về, đánh mất vật báu vô giá.
Hai là, có Bồ-tát đủ phương tiện thiện xảo mới nghe các thiện pháp ở thế gian, tâm không tham lam đắm trước. Tiếp đến nghe công đức của Nhị thừa, cũng không thích thú. Do không thích thú nên không suy nghĩ. Do không suy nghĩ liền không tu tập. Đã không tu tập còn nhàm chán phương tiện. Vì sao? Vì các Bồ-tát này biết thiện pháp thế gian, tội lỗi rất nhiều, chẳng lợi mình, lợi người hoàn toàn, chướng ngại cho sự cầu trí Nhất thiết trí. Công đức thiện căn của Thanh văn, Độc giác, tuy ra khỏi thế gian nhưng chỉ tự lợi, không lợi ích cho tất cả hữu tình, cũng chướng ngại cho sự cầu trí Nhất thiết trí, cho nên không thích thú cũng không suy nghĩ. Đối với căn lành kia không ưa tu tập. Do đó vượt khỏi bậc Nhị thừa kia. Siêng năng cầu quả vị Giác ngộ cao tột, dần dần chứng đắc trí Nhất thiết trí. Giống như người sau thấy vật báu giá trị ít và giá trị nhiều, đều không tham trước. Tiến dần vào trong đến chỗ rất đẹp, lấy được vật báu vô giá, tha hồ đem về, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.
Như vậy, Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo đã không tham đắm, nhiễm trước thiện pháp thế gian. Đối với pháp Nhị thừa cũng không thích thú. Do đây, lần lần đến đại Bồ-đề, tu hơn trăm ngàn hạnh khổ khó hành, cúng dường, cung kính vô lượng Như Lai, đem lại sự thành tựu cho hữu tình, làm nghiêm tịnh cõi Phật, viên mãn trí Nhất thiết, lợi ích an lạc vô lượng hữu tình. Như vật báu vô giá được nhiều lợi ích.
Như vậy, Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo tuy nghe các công đức Nhị thừa nhưng biết được nó đều không rốt ráo. Tuy chứng được nhưng rất nhàm chán. Tuy rất nhàm chán nhưng rất khéo léo, dùng phương tiện lợi ích hữu tình kia, làm cho họ khéo tu hành chứng nhập Niết-bàn. Như vậy, Bồtát dùng phương tiện thiện xảo không hộ trì công đức Nhị thừa, tinh tấn tu hành các hạnh Bồ-tát chứng quả vị Giác ngộ cao tột, làm lợi ích an lạc các hữu tình.
Lúc bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá-lợi Tử:
–Nếu các Bồ-tát trụ ở ngôi vị không thoái chuyển thì đối với những hạnh gì không nên đắm trước vị ngọt của nó.
Xá-lợi Tử đáp:
–Đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa không nên đắm trước vị ngọt của nó. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vị ngọt của Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa thì tâm liền bị tạp nhiễm, không như thật lợi lạc hữu tình; cũng lại không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đó phải trải qua thời gian lâu mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Cho nên Bồ-tát kia phải suy nghĩ: Ta đối với sáu pháp Ba-la-mậtđa tuy phải siêng năng tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để một thời gian gián đoạn, như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vị ngọt của nó.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt các pháp quán về không. Vì sao? Mãn Từ Tử Vì nếu đắm trước quán sâu vào vị ngọt của pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì tâm liền bị tạp nhiễm, không như thật lợi ích hữu tình cũng lại không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đây nên trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy Bồ-tát kia phải nên suy nghĩ: Ta đối với các pháp quán không như vậy, tuy phải tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của các pháp quán về chân như. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của sự quán sâu về các pháp chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng nghĩ bàn thì tâm liền bị tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình, cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đây nên phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy Bồ-tát kia phải suy nghĩ: Ta đối với các pháp quán chân như như vậy, tuy phải tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đây không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của các pháp quán duyên khởi. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của sự quán sâu về vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử. Vô minh diệt nên hành diệt cho đến sinh diệt nên lão tử diệt thì tâm liền bị tạp nhiễm, không như thật lợi lạc hữu tình, lại không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đây phải trải qua nhiều kiếp mới có thể chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: Ta đối với các pháp quán duyên khởi như vậy, tuy phải tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của phép quán về các Thánh đế. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của phép quán Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo thì tâm liền bị tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình, cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đây phải trải qua nhiều kiếp mới có thể chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải nghĩ: Ta đối với pháp quán các Thánh đế như vậy, tuy phải tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong ấy không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của các pháp phần Bồ-đề. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo thì tâm liền tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình. Cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đây phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: Ta đối với các pháp phần Bồ-đề như vậy, tuy phải tinh cần dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong ấy không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của ba pháp môn giải thoát. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện thì tâm liền tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình. Cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đây phải trải qua nhiều kiếp mới có thể chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: Ta đối với ba pháp môn giải thoát như vậy, tuy phải tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong ấy không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của tất cả pháp môn Đà-lani, tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì tâm liền bị tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình, cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đây phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: Ta đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tuy phải tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong ấy không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của Vô lượng, Tĩnh lự... đến Giải thoát. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của Vô lượng, Tĩnh lự... đến Giải thoát thì tâm liền bị tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đây phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: Ta đối với Vô lượng, Tĩnh lự... đến Giải thoát, tuy tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của Thắng xứ, Biến xứ, chín Định thứ đệ. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của Thắng xứ, Biến xứ, chín Định thứ đệ thì tâm liền tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình, cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đây phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: “Ta đối với Thắng xứ, Biến xứ, chín Định thứ đệ, tuy tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.”
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của sự tu các Trí địa. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của sự tu các Trí địa thì tâm liền tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình. Cũng lại không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đó phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: “Ta đối với các Trí địa, tuy tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn, như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.”
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của năm loại mắt, sáu phép thần thông. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của năm loại mắt, sáu phép thần thông thì tâm liền bị tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đó phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: “Ta đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông, tuy tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.”
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt thì tâm liền tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình, cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đó phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: “Ta đối với mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, tuy tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vào vị ngọt của nó.”
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả thì tâm liền tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình, cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đó phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: “Ta đối với đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, tuy tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vị ngọt của nó.” Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của mười tám pháp Phật bất cộng thì tâm liền tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình, cũng lại không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đó phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: “Ta đối với mười tám pháp Phật bất cộng, tuy tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vị ngọt của nó.” Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thì tâm liền tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình, cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đó phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: “Ta đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, tuy tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vị ngọt của nó.”
Lại nữa Mãn Từ Tử, các Bồ-tát kia không nên đắm trước vào vị ngọt của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì sao? Mãn Từ Tử, vì nếu đắm trước vào vị ngọt của trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng thì tâm liền tạp nhiễm, không như thật lợi ích an lạc hữu tình, cũng không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Do đó phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bồ-tát kia phải suy nghĩ: “Ta đối với trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, tuy tinh tấn dũng mãnh tu tập, không để thời gian bị gián đoạn như cứu lửa cháy đầu, nhưng đối với trong đó không nên đắm trước vị ngọt của nó.”
Lại nữa Mãn Từ Tử, nếu các Bồ-tát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột, không nên có phân biệt như vầy. Ta nhờ tịnh giới của Bồ-tát mà được các tướng tốt và các vẻ đẹp tùy theo. Nếu các Bồtát có tâm phân biệt hiện hành như thế, nên biết gọi là phạm giới Bồ-tát. Vì vậy, Bồ-tát không nên tham cầu các tướng tốt và vẻ đẹp tùy theo mà cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu Bồ-tát chấp lấy, đắm trước tướng hảo để thọ trì giới, nên biết gọi là chấp trước tịnh giới có sự hủy phạm. Nếu các Bồ-tát chấp trước tịnh giới có sự hủy phạm, nhất định không chứng sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá-lợi Tử:
–Ông đã có diệu trí như vậy, nghĩa là như thật biết Bồ-tát chấp trước tịnh giới như vậy là có sự hủy phạm. Bồ-tát không chấp trước tịnh giới như vậy là không có sự hủy phạm.
Xá-lợi Tử bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, con tin sự thuyết diệu pháp của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác giảng thuyết nên khởi trí như vậy, chứ chẳng phải con tự suy nghĩ mà nói được như thế. Theo con hiểu nghĩa lời Phật thuyết là nếu các Bồ-tát tạm thời khởi tâm tán thán bậc Thanh văn, hoặc Độc giác nên biết là hủy phạm tịnh giới của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát tạm thời khởi tâm nhàm chán bậc Thanh văn, hoặc Độc giác, nên biết hủy phạm tịnh giới Bồ-tát. Vì sao? Vì nếu các Bồ-tát tán thán bậc Thanh văn, hoặc Độc giác, liền đối với địa vị kia thì sinh ái nhiễm, chấp trước, không cầu đến trí Nhất thiết trí, đối với giới Bồ-tát có sự hủy phạm. Nếu các Bồ-tát nhàm chán bậc Thanh văn, hoặc Độc giác liền đối với địa vị kia sinh khinh miệt tức bị chướng ngại sự cầu trí Nhất thiết trí. Đối với giới Bồ-tát có sự hủy phạm.
Vì vậy, Bồ-tát đối với Nhị thừa không nên tán thán, cũng không nhàm chán, nếu các Bồ-tát đối với Nhị thừa, tâm không cung kính hoặc sinh ái nhiễm, nên biết đều là hành nơi không đúng. Nếu các Bồ-tát hành nơi không đúng, nên biết gọi là phạm giới Bồ-tát, cũng gọi là chấp trước tướng tịnh giới, không chứng đắc trí Nhất thiết trí.
Thế nên, Bồ-tát đối với Nhị thừa, chỉ nên xa lìa, không nên tán thán cũng không hủy báng. Nếu các Bồ-tát đối với Nhị thừa không xa lìa thì nhất định không chứng đắc sự cầu quả vị Giác ngộ cao tột.
Lại nữa bạch Thế Tôn, nếu các Bồ-tát duyên theo cảnh năm dục lạc, khởi tâm thích thú, tuy gọi là tác ý phi lý nhưng không phá hoại Vô thượng Bồ-đề. Vì sao? Vì tác ý phi lý chỉ rơi vào phiền não. Do phiền não kia làm cho các Bồ-tát thọ sinh ở các nơi. Khi nào, khi nào các Bồ-tát đối với những cõi kia, chịu nhiều thân. Khi ấy, khi ấy dần dần tu học viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác. Khi nào, khi nào dần dần tu học viên mãn Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác. Khi ấy, khi ấy các Bồ-tát này lần lần được thân cận trí Nhất thiết trí.
Bạch Thế Tôn, vì vậy con cho rằng phiền não đối với các Bồ-tát có ân đức lớn. Nghĩa là tùy thuận theo trí Nhất thiết trí. Nên các Bồ-tát quán sát phiền não hỗ trợ cho việc phát trí Nhất thiết trí, đối với chúng Bồ-tát có ân đức lớn. Các Bồ-tát này nên biết đã chứng về phương tiện thiện xảo đối với tất cả việc. Bồ-tát như vậy phải biết là an trụ nơi Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Phải biết, các Bồ-tát như thế đối với giới Bồ-tát không có sự hủy phạm, cũng không chấp trước tịnh giới Bồ-tát.
Bấy giờ, Phật khen ngợi Xá-lợi Tử:
–Lành thay, lành thay! Đúng vậy, đúng vậy! Lời ông nói rất hay! Có các Bồ-tát đối với tịnh giới có sự chấp trước, có sự hủy phạm. Có các Bồ-tát đối với tịnh giới không có sự chấp trước, không có sự hủy phạm. Ông là người trình bày rõ thật ngữ, pháp ngữ, là người khéo tùy theo pháp, lãnh nhận và thuyết pháp.
Lại nữa Xá-lợi Tử, nếu Đại Bồ-tát an trụ nơi Tịnh giới ba-la-mật-đa, suy nghĩ: “Vô lượng hữu tình ở vô lượng, vô biên thế giới khắp mười phương. Do sự tăng trưởng oai lực bằng sự trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa Bồ-tát của ta nên người không tịnh giới đều được tịnh giới, người có ác giới đều được xa lìa. Do sự tăng trưởng oai lực việc học Tịnh giới ba-la-mật-đa Bồ-tát của ta, nên hộ trì các hữu tình như vậy đều được lợi ích an lạc thù thắng. Đại Bồ-tát này biết thành tựu phương tiện thiện xảo.
Khi nào, khi nào tự dùng Tịnh giới ba-la-mậtđa, hồi hướng bố thí vô lượng hữu tình ở vô lượng, vô biên thế giới. Khi ấy, khi ấy dần dần tăng trưởng sự an trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa. Khi nào, khi nào dần dần tăng trưởng sự an trụ Tịnh giới ba-la-mậtđa. Khi ấy, khi ấy hộ trì vô lượng Tịnh giới ba-lamật-đa. Khi nào, khi nào hộ trì vô lượng Tịnh giới ba-la-mật-đa. Khi ấy, khi ấy hộ trì vô lượng, vô số Phật pháp vi diệu. Do đây mau đắc trí Nhất thiết trí.
Lại nữa Xá-lợi Tử, nếu Đại Bồ-tát nào an trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa, lại nghĩ như vầy: “Vô lượng hữu tình ở vô lượng, vô biên thế giới khắp mười phương, do tăng trưởng oai lực bằng sự an trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa Bồ-tát của ta, nên người chưa phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột đều phát tâm. Người đã phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột đều vĩnh viễn không thoái chuyển. Nếu người đối với tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột đã không thoái chuyển thì mau chóng viên mãn trí Nhất thiết trí.” Đại Bồ-tát này dùng phương tiện thiện xảo duyên với các Bồ-tát hướng về bố thí, Tịnh giới bala-mật-đa. Khi nào, khi nào hồi hướng về Bố thí, Tịnh giới ba-la-mật-đa. Khi ấy, khi ấy không xa lìa tâm trí Nhất thiết. Khi nào, khi nào không xa lìa tâm trí Nhất thiết. Khi ấy, khi ấy dần dần thân cận trí Nhất thiết trí. Đại Bồ-tát này nhờ tăng trưởng oai lực căn lành này, lại hộ trì vô lượng vô lượng Tịnh giới ba-la-mật-đa, khiến cho dần dần tăng trưởng rộng lớn; cũng hộ trì vô lượng, vô số Phật pháp vi diệu, khiến cho dần dần được viên mãn.
Lại nữa Xá-lợi Tử, nếu Đại Bồ-tát nào an trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa, tự dùng phước đức của sự trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa của mình đem cho một Bồ-tát thì hơn phước đức làm cho hằng hà sa số thế giới hữu tình phạm giới, làm cho họ thọ trì tịnh giới viên mãn. Nếu Đại Bồ-tát an trụ Tịnh giới ba-lamật-đa tự dùng sự trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng bố thí các hữu tình ở mười phương, làm cho họ trụ tịnh giới, xa lìa sự hủy phạm giới thì đạt được vô lượng, vô biên phước đức. Có Đại Bồ-tát an trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa tự dùng phước đức của sự trụ Tịnh giới ba-la-mậtđa của Bồ-tát bố thí cho một Bồ-tát, đối với phước đức đạt được của Bồ-tát trên hơn gấp trăm lần, hơn gấp ngàn lần cho đến gấp muôn ức phần. Vì sao? Xá-lợi Tử, vì Đại Bồ-tát này tự dùng sự trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa của Bồ-tát bố thí cho một Bồ-tát, khiến cho vị ấy hộ trì trí Nhất thiết trí, cũng làm cho vị ấy giữ gìn trí Nhất thiết trí. Một Bồ-tát này đã hộ trì được trí Nhất thiết trí, lại giữ gìn được trí Nhất thiết trí, thì hộ trì, giữ gìn vô lượng hữu tình ở vô lượng, vô biên thế giới, đều làm cho tịnh giới được an trụ, xa lìa các sự hủy phạm, như vậy dần dần được nhiều lợi ích.
Ví như ngôi nhà lớn gồm mười gian mà chỉ có một cây cột, vô lượng chúng sinh sống ở trong đó cùng nhau chơi giỡn, vui đùa hưởng lạc. Có người bạo ác muốn chặt cây cột đó. Khi ấy, có người tốt bảo người xấu rằng:
–Trong nhà này có nhiều gia đình, cùng nhau chơi giỡn, vui đùa, hưởng lạc. Nếu chặt cây này thì nhà kia sụp đổ, tổn hại vô lượng mạng sống trong đó.
Như vậy, người tốt vì muốn lợi lạc vô lượng hữu tình đang sống trong đó, ngăn chặn người ác kia, không được chặt cây. Lúc đó, có một người nam, khen ngợi người tốt:
–Lành thay, lành thay! Nay ông đã đem lại tuổi thọ và sự an lạc cho vô lượng chúng sinh.
Như vậy, Bồ-tát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột, nên dùng Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại thừa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, dạy bảo, trao truyền làm cho họ chứng quả vị Giác ngộ cao tột, làm lợi ích lớn cho các hữu tình. Nếu dùng công đức thiện căn của Độc giác và Thanh văn thừa dạy bảo, trao truyền, liền bị cản trở công đức thù thắng của vô lượng, vô biên hữu tình A-la-hán.
Nếu có Bồ-tát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột, dùng Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại thừa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, dạy bảo, trao truyền, làm cho họ hộ trì trí Nhất thiết trí, cũng là cho giữ gìn trí Nhất thiết trí. Đã làm cho hộ trì trí Nhất thiết trí, cũng làm cho giữ gìn trí Nhất thiết trí, tức là đem công đức thù thắng cho vô lượng, vô biên hữu tình A-la-hán.
Như vậy, Bồ-tát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột, nên dùng Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại thừa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác dạy bảo, trao truyền, tức là dạy bảo, trao truyền vô lượng, vô biên hữu tình, làm cho họ tu hành các diệu hạnh an lạc.
Như vậy, Bồ-tát an trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa suy nghĩ như vầy: “Do sự trụ Tịnh giới ba-la-mậtđa Bồ-tát của ta, nguyện các hữu tình đều đầy đủ tịnh giới, xa lìa sự hủy phạm, nguyện đem căn lành như thế hồi hướng cho tất cả hữu tình đều được chánh niệm. Do chánh niệm nên sinh hỷ lạc. Các hữu tình kia nghe lời nói này rồi, tâm xa lìa sự hủy phạm, thọ trì tịnh giới.”
Lại có Bồ-tát an trụ Tịnh giới ba-la-mật-đa nhất tâm đem sự trụ tịnh giới cho một Bồ-tát. Đối với công đức trên thì hơn gấp trăm lần, hơn gấp ngàn lần, cho đến hơn gấp muôn ức lần.
Như vậy, Bồ-tát khi nào, khi nào vì hữu tình đem sự trụ giới hồi hướng bố thí cho Bồ-tát. Khi ấy, khi ấy sự giữ giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát dần dần tăng trưởng, mau chóng chứng đắc trí Nhất thiết trí. Như vậy, Bồ-tát an trụ Tịnh giới ba-lamật-đa, hồi hướng bố thí phước đức đạt được cho nhiều loại hữu tình khác nhau.
Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, như vậy Bồ-tát làm sao biết được Bồ-tát như thế trải qua bao nhiêu số kiếp mới được xuất ly?
–Bồ-tát như vậy đã phát khởi Đại thừa phải trải qua bao nhiêu lâu?
Khi ấy, Phật dạy Xá-lợi Tử:
–Nên biết, Bồ-tát như vậy phải dùng Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa, dạy bảo, trao truyền cho các hữu tình, làm cho họ phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột, tu hành các hạnh Bồ-tát không điên đảo, mau chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột, làm lợi ích lớn cho các hữu tình. Nên biết, Bồ-tát như thế dùng Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa, vì các hữu tình mà hồi hướng, nguyện đắc trí Nhất thiết trí. Suy nghĩ như vầy: “Nguyện cầu sự tu Bố thí ba-la-mật-đa này của ta hồi hướng bố thí các hữu tình, khiến cho người xan tham đều biết bố thí. Nguyện cầu sự tu Tịnh giới ba-la-mật-đa này của ta, hồi hướng bố thí các hữu tình, khiến cho người phạm giới đều được tịnh giới. Nguyện cầu sự tu An nhẫn ba-la-mật-đa này của ta, hồi hướng bố thí các hữu tình, khiến cho người sân nhuế đều được an nhẫn. Nguyện cầu sự tu Tinh tấn ba-la-mật-đa này của ta, hồi hướng bố thí các hữu tình, khiến cho người biếng nhác đều được tinh tấn. Nguyện cầu sự tu Tĩnh lự ba-la-mậtđa này của ta, hồi hướng bố thí các hữu tình, khiến cho người tâm loạn đều được tĩnh lự. Nguyện cầu sự tu Bát-nhã ba-la-mật-đa này của ta, hồi hướng bố thí các hữu tình, khiến cho người ác tuệ đều được diệu tuệ.
Lúc đó, Xá-lợi Tử liền bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, Bồ-tát như thế đem căn lành của mình hồi hướng bố thí cho các hữu tình phải trải qua bao nhiêu số kiếp tu hành Đại thừa mới được xuất ly?
Bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi Tử:
–Bồ-tát như vậy đem căn lành của mình hồi hướng bố thí các hữu tình phải trải qua năm trăm đại kiếp tu hành Đại thừa, mới được xuất ly.
Lại nữa Xá-lợi Tử, Bồ-tát như vậy hoặc có thành tựu phương tiện thiện xảo, muốn mau chứng đắc trí Nhất thiết trí, tức là vị ấy trong hiền kiếp này, nguyện thành Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thuộc vào trong số ngàn Đức Phật chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Như Phật Từ Thị làm trống không các đường ác, thuyết pháp hội đầu tiên có trăm ngàn ức Thanh văn thành A-la-hán. Ta thuyết Bồ-tát như vậy đã ở trong hai ngàn kiếp tu hạnh Bồ-đề, cầu chứng quả vị Giác ngộ cao tột, làm lợi ích lớn cho các hữu tình. Các Bồ-tát khác, nếu đầy đủ các hành trạng như trên, nên biết vị kia trải qua năm trăm đại kiếp tu học Đại thừa, nên được xuất ly. Bồ-tát như thế, nên biết đã trụ nơi địa vị không thoái chuyển.
Khi ấy, Xá-lợi Tử liền bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa như vậy, phải sinh tâm hoan hỷ. Vì sao? Vì nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mậtđa, sinh tâm hoan hỷ, nhất định không xa lìa chư Phật Thế Tôn. Chư Phật Thế Tôn cũng không bỏ vị ấy.
Bấy giờ, Phật dạy Xá-lợi Tử:
–Đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa, người ấy liên tục trụ tâm hoan hỷ sâu xa chỉ một ngày đêm. Các Bồ-tát này, nên biết đã phát khởi tâm Đại thừa từ lâu. Nếu các Bồtát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-lamật-đa như thế, người ấy liên tục trụ tâm hoan hỷ sâu xa, trải qua hai ngày đêm. Các Bồ-tát này biết cũng lại phát khởi tâm Đại thừa đã lâu. Nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-lamật-đa như thế, người ấy liên tục trụ tâm hoan hỷ sâu xa trải qua ba ngày đêm, lần lượt cho đến trải qua bảy ngày đêm. Các Bồ-tát này nên biết đã phát khởi tâm Đại thừa đã lâu cho đến rất lâu dài.
Khi ấy, Xá-lợi Tử liền bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, theo như con hiểu nghĩa lời Phật thuyết thì các Bồ-tát này đã trải qua trăm kiếp, hai trăm kiếp, ba trăm kiếp, lần lượt cho đến bảy trăm kiếp phát tâm Đại thừa. Các Bồ-tát này tu hành Đại thừa, trải qua bảy trăm kiếp nên được xuất ly. Các Bồ-tát này nhờ nhân duyên đây nên công đức thiện căn dần dần được tăng trưởng. Các Bồ-tát này dùng phương tiện khéo léo nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa như vậy, tuy rất hoan hỷ nhưng không nhiễm trước. Các Bồtát này bản tánh thanh tịnh nên nghe thuyết Đại thừa, tâm rất hoan hỷ.
Lúc bấy giờ, Phật dạy Xá-lợi Tử:
–Đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Ông nương sức của Phật mà thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa. Nếu các Đại Bồ-tát thuyết đầy đủ các hành trạng như trên, thì nên biết đã phát tâm Đại thừa từ lâu. Các Đại Bồ-tát như vậy đã đối với tâm Bồ-đề, tâm không thoái chuyển. Nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa như thế mà không sinh tâm hoan hỷ, thì nên biết các Bồ-tát này phát tâm Đại thừa chưa lâu. Ta đối với các Bồ-tát mới phát tâm Đại thừa như vậy, cũng vì họ tuyên thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa làm cho họ tu học dần dần được chứng đắc trí Nhất thiết trí.
Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, thật kỳ lạ! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các Bồ-tát đều không lìa bỏ.
Bấy giờ, Phật dạy Xá-lợi Tử:
–Ông cho rằng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chỉ không xả bỏ các Bồ-tát sao? Ông không nên thấy như vậy. Vì sao? Xá-lợi Tử, vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều không xả bỏ tất cả hữu tình. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều thương mến sâu đậm tất cả hữu tình. Đối với các hữu tình thường suy nghĩ phải dùng phương tiện gì để khiến cho hữu tình kia xa lìa khổ sinh tử, được giải thoát.
Lại nữa Xá-lợi Tử, các ông nên biết, tâm của chư Phật Thế Tôn bình đẳng như đối với Phật phát tâm thuần tịnh an trụ Từ bi và ban cho niềm vui, nhổ gốc khổ não, thương mến tất cả hữu tình như vậy một cách bình đẳng, vì muốn họ lìa khổ được vui.
Lại nữa Xá-lợi Tử, nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với chư Phật mà tâm an trụ khác nhau, đối với các Bồ-tát tâm an trụ khác nhau, đối với các Độc giác tâm an trụ khác nhau, đối với bậc A-la-hán tâm an trụ khác nhau, đối với bậc Bất hoàn tâm an trụ khác nhau, đối với bậc Nhất lai tâm an trụ khác nhau, đối với bậc Dự lưu tâm an trụ khác nhau, đối với vị tùy pháp hành tâm an trụ khác nhau, đối với vị tùy tín hành tâm an trụ khác nhau, đối với vị ngoài năm thông tâm an trụ khác nhau, đối với vị thành tựu giới biệt giải thoát tâm an trụ khác nhau, đối với vị thành tựu mười nẻo nghiệp thiện tâm an trụ khác nhau, đối với vị thành tựu mười nghiệp ác tâm an trụ khác nhau, đối với bọn Chiên-đồ-la, Bộ-yết-sa, tâm an trú khác nhau thì tâm các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có tùy theo ý thích mà hành động khác nhau thì không phải là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Lại nữa Xá-lợi Tử, chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác như đối với Phật mà phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với Bồ-tát cũng lại như vậy, như đối với Bồ-tát phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với Độc giác cũng lại như vậy, như đối với Độc giác phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với A-la-hán cũng lại như vậy, như đối với A-la-hán phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với Bất hoàn cũng lại như vậy, như đối với Bất hoàn phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với bậc Nhất lai cũng lại như vậy, như đối với Nhất lai phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với bậc Dự lưu cũng lại như vậy, như đối với Dự lưu phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với bậc Tùy pháp hành cũng lại như vậy, như đối với bậc Tùy pháp hành phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với bậc Tùy tín hành cũng lại như vậy, như đối với bậc Tùy tín hành phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với bậc ngoài năm thông cũng lại như vậy, như đối với bậc ngoài năm thông phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với vị thành tựu các giới biệt giải thoát cũng lại như vậy, như đối vị thành tựu giới giải thoát phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với vị thành tựu mười nẻo nghiệp thiện chúng cũng lại như vậy, như đối với vị thành tựu mười nẻo nghiệp thiện phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với người thành tựu mười nghiệp ác cũng lại như vậy, như đối với người thành tựu mười nghiệp ác phát khởi tâm thuần tịnh an trụ Từ bi, ban vui cứu khổ.
Đối với người hàng thịt, gánh thây chết cũng lại như vậy.
Do đây, nên tâm Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không phân biệt, không tùy ý thích mà hành động, cho nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì vậy chư Phật đầy đủ đại Bi, trí tuệ, an trụ trong tất cả pháp tánh bình đẳng, đối với các hữu tình đều không xả bỏ.
Lại nữa Xá-lợi Tử, Ta hoàn toàn không thấy chư Phật Thế Tôn đối với cảnh đối tượng mà khởi lên một chút điều ưa thích hay tức giận. Nếu các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với cảnh đối tượng mà khởi lên ưa thích hay tức giận, điều này thật phi lý. Vì sao? Xá-lợi Tử, vì chư Phật Thế Tôn đối với sự thương ghét, tất cả phiền não đều đã chấm dứt.
Lại nữa Xá-lợi Tử, tuy nhiên, chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các Bồ-tát, quyết không bao giờ xả bỏ. Vì sao? Xá-lợi Tử, vì sau khi chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhập Niết-bàn, có các Bồ-tát tinh tấn tu hành Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, dần dần được viên mãn. Tinh tấn tu học pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học các pháp chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng nghĩ bàn trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục xứ diệt, lục xứ diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sinh diệt, sinh diệt nên lão tử diệt, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc dần dần viên mãn. Tinh tấn tu học bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ dần dần viên mãn. Tinh tấn tu học bậc Tịnh quán, bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông, dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp kèm theo dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả dần dần viên mãn. Tinh tấn tu học trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A-la-hán hướng A-la-hán quả, Độc giác nhân đạo, Độc giác Bồ-đề, trí tuệ không điên đảo, dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học tất cả hạnh Đại Bồ-tát dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, dần dần viên mãn. Tinh tấn tu học xa lìa sát sinh, xa lìa trộm cắp, xa lìa dục tà hạnh, xa lìa nói dối, lìa nói thô ác, lìa nói ly gián, lìa nói tạp uế, lìa tham dục, lìa sân hận, lìa nghiệp đạo tà kiến, dần dần viên mãn.
Tinh tấn tu học, trình bày các pháp môn diệu trí, dần dần viên mãn. Đem ánh sáng chánh pháp chiếu khắp các thế gian, độ thoát vô lượng, vô biên hữu tình, xa lìa khổ sinh tử, chứng đắc Niếtbàn an lạc.
Chư Phật Thế Tôn quán chiếu nghĩa như vậy, dạy bảo, trao truyền Bồ-tát như thế. Do nhân duyên này nên chắc chắn không bao giờ xả bỏ các Bồ-tát. Vì đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, sau khi nhập Niết-bàn các Bồ-tát sẽ chứng đắc Vô thượng Bồ-đề, đem ánh sáng chánh pháp chiếu khắp các thế gian, làm cho người tu hành đạt được lợi ích lớn, cho nên đối với Bồ-tát, cốt yếu không bao giờ xả bỏ.
Lúc bấy giờ, Xá-lợi Tử liền bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, đúng vậy! Bạch Thiện Thệ, đúng vậy! Lời Ngài dạy rất chân thật! Đối với chư Như Lai sau khi Niết-bàn ở mười phương thế giới có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, đem ánh sáng chánh pháp chiếu khắp các thế gian. Ví như cây lớn có nhiều lá quả. Sau khi cây lớn khô chết, cây nhỏ tiếp nối phát sinh, cộng, thân, nhánh dần dần cao lớn, bóng mát che rộng một duthiện-na, vô lượng chúng sinh dừng nghỉ dưới gốc cây, để tránh gió, mưa, nóng, lạnh lại còn bẻ lá hái quả dùng nữa. Những người có trí cùng nhau khen ngợi quả lá bóng mát của cây lớn này, lợi ích cho hữu tình chẳng khác cây xưa, chỉ có người ngu không biết đến nương bóng mát này.
Như vậy, Bồ-tát đối với Phật Thế Tôn sau khi Niết-bàn, dần dần tu học Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô biên diệu pháp khác của chư Phật, dần dần viên mãn, ở khắp thế giới ba lần ngàn, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, tiếp nối Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trước. Như thật lợi ích an lạc vô lượng hữu tình, khiến cho không đoạn tuyệt. Các Phật sự nghĩa là vì vô biên các hữu tình dùng phương tiện tuyên thuyết mười nẻo nghiệp thiện làm cho siêng năng tu học, thí, giới, tu... các pháp môn, thoát nỗi khổ trong đường ác được sinh trong trời, người, hưởng thọ an vui thích thú.
Hoặc vì vô biên các loài hữu tình, dùng phương tiện tuyên thuyết uẩn, xứ, giới... khiến cho họ siêng năng tinh tấn, không thấy có ngã, hữu tình, dòng sinh mạng, sự sinh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sinh, nho đồng, sự tạo tác, sự thọ nhận, cái biết, cái thấy; quán sát Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, tu bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, ba pháp môn giải thoát và thiện pháp khác, chấm dứt các phiền não, được nhập Niết-bàn.
Hoặc vì vô biên các loài hữu tình dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của sắc uẩn đều chẳng thể nắm bắt được; tánh thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh lạc, vô lạc của sắc uẩn đều chẳng thể nắm bắt được; tánh lạc, vô lạc của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của sắc uẩn đều chẳng thể nắm bắt được; tánh ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của sắc uẩn đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của sắc uẩn đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh xa lìa, chẳng xa lìa của sắc uẩn đều chẳng thể nắm bắt được; tánh xa lìa, chẳng xa lìa của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng chẳng thể nắm bắt được.
Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của nhãn xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh lạc, vô lạc của nhãn xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh lạc, vô lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của nhãn xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của nhãn xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của nhãn xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh xa lìa, chẳng xa lìa của nhãn xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh xa lìa, chẳng xa lìa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được.
Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của sắc xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh lạc, của sắc xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh lạc, của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của sắc xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của sắc xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của sắc xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh xa lìa, chẳng xa lìa của sắc xứ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh xa lìa, chẳng xa lìa của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được.
Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của nhãn giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh lạc, vô lạc của nhãn giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh lạc, vô lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của nhãn giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của nhãn giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của nhãn giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh xa lìa, chẳng xa lìa của nhãn giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh xa lìa, chẳng xa lìa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được.
Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của sắc giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh lạc, vô lạc của sắc giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh lạc, vô lạc của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của sắc giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của sắc giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của sắc giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh xa lìa, chẳng xa lìa của sắc giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh xa lìa, chẳng xa lìa của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được.
Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của nhãn thức giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh lạc, vô lạc của nhãn thức giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh lạc, vô lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của nhãn thức giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của nhãn thức giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của nhãn thức giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh xa lìa, chẳng xa lìa của nhãn thức giới đều chẳng thể nắm bắt được; tánh xa lìa, chẳng xa lìa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được.
Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của Thánh đế khổ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh thường, vô thường của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh lạc, vô lạc của Thánh đế khổ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh lạc, vô lạc của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của Thánh đế khổ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh ngã, vô ngã của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của Thánh đế khổ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịnh, bất tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của Thánh đế khổ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh xa lìa, chẳng xa lìa của Thánh đế khổ đều chẳng thể nắm bắt được; tánh xa lìa, chẳng xa lìa của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được.
Dùng phương tiện tuyên thuyết vô lượng loại pháp môn như vậy khiến cho họ siêng năng, tinh tấn. Dùng phương tiện thiện xảo quán sát, xa lìa các pháp hý luận không điên đảo. Dùng phương tiện tu hành Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, cứu cánh chứng đắc trí Nhất thiết trí.
Các loài hữu tình có trí tuệ hiểu biết, nghe pháp như vậy, nên tinh tấn tu hành, tùy theo sự hiểu biết sẽ được hương vị cam lồ, hoặc tạm thời, hoặc vĩnh viễn được lợi ích an lạc. Chỉ có người ngu si và các ngoại đạo không nghe thọ giáo pháp nên bị trầm luân trong các cõi. Chư Phật Thế Tôn quán sát ý nghĩa như vậy, đặc biệt dạy bảo, trao truyền cho các Bồ-tát. Vì đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sau khi nhập Niết-bàn, các Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát dần dần viên mãn, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, đem ánh sáng chánh pháp soi sáng cho các thế gian. Ví như bóng mát của cây to lớn, làm lợi ích an lạc cho vô lượng hữu tình.
Khi ấy, Xá-lợi Tử liền bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, theo con hiểu nghĩa lời Phật dạy, dạy bảo, trao truyền trăm ngàn cho đến vô số hàng Thanh văn thừa, đều làm cho an trụ quả A-lahán không bằng dùng phương tiện thiện xảo thuyết chánh pháp yếu cho một Bồ-tát. Đó là pháp tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, làm cho vị ấy nghe rồi khởi niệm nhất tâm tương ưng với trí Nhất thiết.
Pháp yếu như vậy đối với giáo pháp trên là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là trên, là không gì trên. Vì đối với công đức Thanh văn sự phát tâm ấy là tối thắng nhất.
Bấy giờ, Phật khen ngợi Xá-lợi Tử:
–Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói. Ông đúng thật là đệ tử thông minh, sáng suốt của Phật. Nghĩa là khéo dạy bảo, trao truyền sự vô úy cho hàng Bồ-tát thừa, khiến cho họ siêng năng tu hành hạnh Bồ-tát, mau chóng chứng quả vị Giác ngộ cao tột, làm lợi ích an lạc lớn cho các hữu tình. Bấy giờ, Phật dạy A-nan-đà:
–Ông nên thọ trì sự tu Tịnh giới ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát như Xá-lợi Tử đã thuyết, đừng để quên mất.
A-nan-đà bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, con xin vâng lời Ngài dạy. Con đã thọ trì sự tu Tịnh giới ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát như ngài Xá-lợi Tử đã thuyết, chắc chắn không để quên mất, làm cho các Bồ-tát chưa phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột mau chóng phát tâm. Vị nào đã phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột rồi vĩnh viễn không thoái chuyển. Nếu đối với quả vị Giác ngộ cao tột đã không thoái chuyển, làm cho mau chóng viên mãn trí Nhất thiết trí.
Khi Đức Thế Tôn thuyết kinh này rồi, Cụ thọ Mãn Từ Tử, Cụ thọ A-nan-đà và các Thanh văn, Bồ-tát khác cùng tất cả Trời, Rồng, Dược-xoa, Nhân phi nhân... nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ vô cùng, tin tưởng, thọ trì, phụng hành.
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]