TẠNG KINH
BỘ HOA NGHIÊM(0274-0307)
SỐ 304 - KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG NHẬP NHƯ LAI TRÍ ĐỨC BẤT TƯ NGHÌ
Hán dịch: Đại Đường, Vu Điền, Tam tạng Pháp sư Thậtxoa-nan-đà.
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở tại điện Phổ quang minh, nơi đạo tràng Tịch diệt thuộc nước Ma-kiệt-đề. Đây là nơi tập hợp và phát sinh vô lượng công đức, làm cho hễ ai trông thấy đều sinh tâm hỷ lạc và vĩnh viễn xa lìa tâm chê bai, khinh thường.
Đức Phật ngồi nơi tòa Sư tử Bảo liên hoa nơi đạo tràng này chứng Đẳng giác thanh tịnh, hành pháp bất nhị, an trú nơi chư Phật đã na trú va bình đẳng với tất cả chư Phật.
Đức Phật đã đạt đến pháp không thoái chuyển không chướng ngại và tất cả sở hành không một ai có thể lay chuyển làm Phât sự chưa từng ngưng nghỉ, pháp thể vô tướng, an trú nơi chỗ sinh ra ba đời khó nghĩ bàn va biết rõ tất cả vốn không có chỗ sai khác. Thân Phật đay khắp tất cả thế giới, trí thông đạt các pháp không hề bị mê nờ va biết tất cả hành. Thân Phật vi diệu, đoạn các lưới nghi, không thể phân biệt, đạt trí bất nhị đến bờ cứu cánh và là nơi kính ngưỡng tôn sùng của cac Bồ-tát. Đức Phật nơi pháp giải thoát của Như Lai không sai biệt, nhập vào địa vị bình đẳng không thiên lệch của Phật, thông đạt tất cả pháp giới hư không đến cùng tận kiếp vị lai. Đức Phật thường chuyển bánh xe pháp giáo hóa cho sáu mươi hai ức chúng đại Tỳ-kheo vân tập, làm cho họ thông đạt thật tướng của các pháp, tự tánh bình đẳng giống như hư không, không bám víu.
Các vị Bồ-tát này vĩnh viễn xa lìa những sự ràng buộc của phiền não, có thể tùy thuận vào trí tuệ phương tiện của tất cả Như Lai. Ở trong một pháp, họ hiểu rõ tất cả pháp, trí vô lậu phân biệt hiện tiền, thường tinh cân tu tập hướng đến đạo chủng trí mà tâm không hề thoái chuyển và đều đã thành tựu trí tuệ rốt ráo. Tùy theo tất cả cảnh giới, sở hành phương tiện không nơi nào mà không trọn vẹn.
Tên của các vị Bồ-tát đó là Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Cadiếp, Na-đề-diếp, Dà-da Ca-diếp, Ma-ha Kiếp-tânna, Ly-bà-đa, A-nậu-lâu-đà, Tu-bồ-đề, Phú-lâu-na, Di-đa-la-ni Tử, Kiều-phạm-ba-đề, Châu-lợi-bànđà, Tài Lực Sĩ Tử, Khư-đa-la, Thương Chủ Chuẩnđà, Ma-ha Câu-ly-la, Nan-đà, La-hầu-la, A-nan. Những vị đại đệ tử như vây đều là bậc thượng thủ. Có sáu mươi ức Tỳ-kheo-ni vân tập. Những vị này từ lâu đã tu tập bạch háp thanh tịnh, gần gũi với chủng trí Phât, thông đạt phương tiện, chứng tất cả páp vô tánh vô tướng, an trú thât tế, hiểu rõ tất cả pháp không sinh không diệt, không chỗ đoạn trừ, trụ nơi Tam-muội giải thoát bất tư nghì. Tùy theo căn cơ của chúng sinh đáng được điều ohục mà thị hiện những săc tướng oai nghi, nhưng ở trong đó không có sự phân biệt. Các vị: Ma-ha Baxà-ba-đề và Da-thâu-đa-la làm thượng thủ.
Lại cùng với không thể nói trăm ngàn ức nado-tha vi trần chúng Đại Bồ-tát nơi mưới cõi Phật vân tập. Các vị Bồ-tát này đều la Nhất sinh bổ xứ từ phương khác đến hội họp nơi đây. Họ có thể hoàn toàn vào khắp thế giới trong mười phương, đắc đạo Niết-bàn, trí tuệ phương tiện thiện xảo; an trú pháp môn phương tiện của Bồ-tát, quán sát và thành thục tất cả chúng sinh, nhiếp hóa các chúng sinh, làm cho họ đoạn trừ những chấp thủ hý luận, thông đạt tất cả các pháp không ở ngoài, không ở trong; biết rõ nghiệp quả thiện ác và các chúng sinh đều bất khả đắc, không mất đi hay hoại diệt và có thể biết rõ sở hành của các căn, phiền não và ý thích của chúng sinh.
Các Bồ-tát này nắm giữ trọn vẹn nghĩa lý của các pháp mà Như Lai đã nói trong ba đời, không bao giờ quên mất. Thông đạt tất cả pháp hữu vi và vô vi của thế gian và xuất thế gian. Thành tựu trí luân của chư Phật ba đời. Trong từng niệm hiện rõ sự qua đời ở Thiên cung, rồi lại thọ sinh, đi xuất gia tu hanh khổ hạnh, đến cội Bồ-đề chinh phục chúng ma, thành tựu chánh giác, chuyển bánh xe pháp.
Hiện tướng Niết-bàn nhưng không bao giờ chán bỏ chúng sinh, giác ngộ cho họ phát tâm đại Bồ-đề. Có thể đối với tâm cảnh sở duyên của một chúng sinh nhập vào tâm cảnh sở duyên của tất cả chúng sinh. Thành tựu tự nhiên trí mà thọ thân Bồtát. Hành Nhất thiết trí chưa từng thoái chuyển. Tuy luôn tu tập mà không thấy có sự tu tập. Có thể vì chúng sinh mà ở trong vô lượng kiếp trụ thế thuyết pháp, hộ trì pháp tạng, nối tiếp dòng Thánh. Ở nơi không có Phật, thì Phât thị hiện ra đời số nhiều như chúng sinh, thị hiện thành Chánh giác, tọa thiền trang nghiêm khắp mười phương cõi, đại trí viên mãn, nghiêm tịnh tất cả cõi nước nhơ nhớp hỗn tạp, diệt trừ tất cả nghiệp chướng vi tế của Bồtát.
Tất cả công đức như pháp giới hư không, hoàn toàn đầy đủ.
Chứng pháp thật tế, không có sự chướng ngại. Đạt nhất thiết pháp bình đẳng ấn. Biết rõ các pháp tự tánh bình đẳng. Những sự thấy nghe như ảo ảnh, như tiếng vang.
Trụ định Thủ-lăng-nghiêm tự tại du hý Tammuội giải thoát bất tư nghì. Thành tựu Đà-la-ni môn sinh ra tướng tốt chư Phật. Đầy đủ hanh nguyện thanh tịnh ba đời của các Đức Phật. Thành tựu ý lạc thù thắng của Phổ Hiền. Nơi nao có chư Phât ra đời, các vị Bồ-tát nay đều đến nơi đây cung kính khuyến thỉnh. Trong mỗi mỗi chân lông đều hiện khắp mười phương. Ban đâu thì thị hiện sinh ra cho đến cuối cùng thì hiện tướng Bát-niết-bàn.
Đem tất cả chúng hội của chư Phật nơi mười phương hiện nơi chúng hội của một Đức Phật. Đem chúng hội của một Đức Phật hiện nơi hội chúng của tất cả chư Phật nơi mười phương. Hiện mười phương cõi vào trong tự thân, ở trong tự thân hiện tất cả thân chúng sinh và tùy theo chúng sinh mà giảng nói vô lượng pháp yếu. Hiện tất cả thân Phât vào trong một thân Phật, đem mọt thân Phật vào tất cả thân Phật. Nơi thân một chúng sinh hiện vô lượng thân chúng sinh. Nơi thân tất cả chúng sinh hiện một thân chúng sinh. Nơi thân hiện hiện thân ba đời, nơi thân ba đời hiện thân một đời. Hiện đời quá khứ vào đời vị lai, đem đời vị lai vào đời quá khứ. Đem đời quá khứ vào đời hiện tại, đem đời hiện tại vào đời quá khứ. Trong một thân nhập sâu vào Thiền định nơi vô lượng, vô số thân Phật khởi. Nơi một thân Phật hiện tất cả thân chúng sinh. Nơi tất cả thân chúng sinh hiện một thân Phật. Nơi than chúng sinh hiện Pháp thân thanh tịnh, nơi Pháp thân thanh tịnh hiện thân chúng sinh.
Đem một cõi Phật và việc làm trang nghiêm nơi tất cả cõi tịnh. Đem tất cả cõi Phật và việc trang nghiêm hiện nơi một cõi tịnh. Đem mười phương cõi nhập vào một lõ chân lông, vì các chúng sinh mà hiển bày tất cả nguyện lựccủa chư Phật. Khắp mười phương cõi, tùy chúng sinh nào có thể hóa độ được thì vì họ mà hiện Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Trong vô số kiếp nơi mỗi mỗi thế giới luôn hành Bồ-tát không ngưng nghỉ.
Nơi một hạt bụi dung nạp vô biên không thể tính lường vô số thế giới, làm cho các chúng sinh không cảm thấy có sự chật hẹp.
Từ vô lượng chẳng thể nghĩ bàn kiếp làm thành một khoảnh khắc, một khoảnh khắc làm thành vô lượng bất tư nghì kiếp.
Trong một sát-na ở khắp mười phương tất cả thế giới, tùy các chúng sinh như noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh; có hình, không hình; có sắc, không sắc; không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân; Thiên, long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, Atu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Đế Thích, Phạm thiên, Hộ thế, Nhân và Phi nhân đáng được điều phục, thì đều vì những chúng sinh ấy mà thể hiện những oai nghi nhưng thân tâm của Bồ-tát này vẫn không dụng công phân biệt. Các vị Bồ-tát ấy đều đạt được phương tiện thiện xảo và vô lượng, vô số công đức khác như vậy.
Tên của các Bồ-tát đó là Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ- tát Phổ Nhãn, Bồ-tát Phổ Hóa, Bồ-tát Phổ Tuệ, Bồtát Phổ Mục, Bồ-tát Phổ Quang, Bồ-tát Phổ Minh, Bồ-tát Phổ Chiếu, Bồ-tát Phổ Tràng, Bồ-tát Phổ Giác, Bồ-tát Đại Tốc Tật, Bồ-tát Đại Tốc Tật Trì, Bồ-tát Đại Thần Biến, Bồ-tát Đại Thần Biến Vương, Bồ-tát Đại Tinh Tấn, Bồ-tát Đại Dũng kiện, Bồ-tát Đại Phấp Tấn, Bồ-tát Đại Phấn Tấn Lực, Bồ-tát Đại Chúng Chủ, Bồ-tát Đại Hương Tượng, Bồ-tát Đại Nguyệt, Bồ-tát Diệu Nguyệt, Bồ-tát Công Đức Nguyệt, Bồ-tát Bảo Nguyệt. Bồtát Phổ Nguyệt, Bồ-tát Pháp Vô Cấu Nguyệt, Bồtát Tỳ-lô-giá-na Nguyệt, Bồ-tát Danh Xưng Nguyệt, Bồ-tát Quang Minh Nguyệt, Bồ-tát Mãn Nguyệt, Bồ-tát Phạm Âm, Bồ-tát Phạm Chủ Lôi Âm, Bồ-tát Địa Âm, Bồ-tát Pháp Giới Âm, Bồ-tát Phá Nhất Thiết Ma Âm, Bồ-tát Chấn Pháp Cổ Âm, Bồ-tát Phổ Giác Âm, Bồ-tát Vô Phân Biệt Âm, Bồtát Địa Thượng Âm, Bồ-tát Tế Nhất Thiết Thanh Âm, Bồ-tát Bình Đẳng Tạng, Bồ-tát Ly Cấu Tạng, Bồ-tát Công Đức Tạng, Bồ-tát Quang Minh Tạng, Bồ-tát Bảo Tạng, Bồ-tát Nguyệt Tạng, Bồ-tát Nhật Tạng, Bồ-tát Nhật Sinh Tạng, Bồ-tát Liên Hoa Tạng, Bồ-tát Tuệ Tạng, Bồ-tát Đại Tuệ, Bồ-tát Thắng Tuệ, Bồ-tát Danh Xưng Tuệ, Bồ-tát Vô Thượng Tuệ, Bồ-tát Tăng Trưởng Tuệ, Bồ-tát Vô Lượng Tuệ, Bồ-tát Quảng Tuệ, Bồ-tát Phật Tuệ, Bồ-tát Vô Tận Tuệ, Bồ-tát Hải Tuệ, Bồ-tát Di-lâu Đăng, Bồ-tát Đại Đăng, Bồ-tát Pháp Đăng, Bồ-tát Chiếu Thập Phương Đăng, Bồ-tát Phổ Đăng, Bồtát Phá Nhất Thiết Xứ Đăng, Bồ-tát Chiếu Nhất Thiết Đăng, Bồ-tát Quyết Định Chiếu Đăng, Bồtát Nguyệt Đăng, Bồ-tát Nhật Đăng, Bồ-tát Vănthù-sư-lợi, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí, Kim Cang Tạng, Bồ-tát Công Đức Tạng, Bồtát Ly Ác Thú, Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Thượng, Bồ-tát Lôi Âm, Bồ-tát Hoa Thủ, Bồ-tát Nhật Quang, Bồ-tát Ly Cấu Dũng Mãnh, Bồ-tát Kim Cang Tuệ, Bồ-tát Diệt Chư Cái, Bồ-tát Hàng Phục Ma, Bồ-tát Bảo Cát, Bồ-tát Thiên Quang, Bồtát Hàng Phục Đại Ma, Bồ-tát Nan Kiến, Bồ-tát Nan Phục, Bồ-tát Nan Lượng, Bồ-tát Thắng Trí, Bồ-tát Diệt Ác Thú, Bồ-tát Di-lặc.
Các vị Bồ-tát như vậy đều là bậc thượng thủ.
Và có vô lượng không thể nghĩ bàn, không thể tính lường chư Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Đế Thích, Phạm thiên, Hộ thế, đều từ cõi Phật mười phương cũng đến hội.
Bấy giờ, nơi thế giới này lại có trăm ức Lục dục chư Thiên, ma vương, Thái tử, Thương chủ làm thủ lãnh, cùng với vô lượng chư Thiên quyến thuộc đi đến chỗ Phật để diện kiến Đức Như Lai, lễ bái, cúng dường và lãnh hội giáo pháp, lại có trăm ức Đại Phạm thiên vương cho đế trăm ức trời Sắc cứu cánh, Ma-hê-thủ-la làm thủ lãnh cùng vô lượng các trời quyến thuộc, cùng đi đến chỗ Phật để thấy Đức Như Lai mà lễ bái, cúng dường và lãnh thọ giáo pháp.
Có trăm ức chúng sinh Bát bộ vương và vô lượng Nhân, Phi nhân, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cùng quyến thuộc của họ đi đế chỗ Phật để diện kiến Đức Như Lai lễ bái, cúng dường và lãnh hội giáo pháp.
Có tất cả các Dược thần của cỏ cây, vườn rừng và núi Di-lâu, núi Đại Di-lâu, núi Mục-chân-lânđà, núi Đại mục-chân-lân-đà, núi Tuyết, núi Thiết vi tất cả thần núi, sông, biển, ao, hồ, đất nước, xóm làng, cso bao nhiêu vị thần và tám bộ chúng, các thần nơi cung điện cũng cùng với quyến thuộc đi đến chỗ Phật, để diện kiến Đức Như Lai lễ bái, cúng dường và lãnh hội giáo pháp.
Có trăm ức Nhật Nguyệt Thiên tử và A-na-bàđạt-đa Long vương, mỗi vị cùng với vô lượng quyến thuộc vây quanh đi đến chỗ Phật để diện kiến Đức Như Lai lễ bái, cúng dường và lãnh hội giáo pháp.
Các đại chúng này do thần lực của Phật nên không bị trở ngại nhau, không có sự chật hẹp.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn phóng hào quang chiếu tỏa trùm khắp chúng hội, giống như ánh sáng trăng rằm xua tan những áng mây đen. Hào quang chiếu soi rực rỡ che lấp ánh sáng những vì sao, cũng như Tu-di sơn vương an trú bất động; hào quang của Đức Như Lai phủ khắp tất cả Thích, Phạm, chư Thiên vời vợi, tôn quý đặc thù cũng lại như vậy.
Khi ấy, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi bảo Bồ-tát Diệt Chư Cái:
–Hôm nay Đức Như Lai an trú nơi đây, thân không dao động, ông có biết việc đó không?
Bồ-tát Diệt Chư Cái đáp:
–Văn-thù-sư-lợi! Hôm nay Đức Như Lai tuy ở nơi hội chúng này an trú bất động, nhưng có những cõi trời, người hoặc thấy Như Lai lúc xuất gia tu hành khổ hạnh, hoặc thấy đến ngồi dưới cội Bồ-đề ở yên đạo tràng, chinh phục giặc ma, thành Đẳng chánh giác. Chư Thiên, Long vương, Dạ-xoa, Cànthát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầula-già, Đế Thích, Phạm thiên, Hộ thế cùng nhau ca ngợi: “Hay thay đại sư! Bậc chiến thắng giặc thù”, hoặc thấy Đế Thích, Phạm thiên, Hộ thế, chư Thiên khuyến thỉnh chư Phật thuyết pháp, hoặc thấy Phật vì họ thuyết pháp bố thí, hoặc thấy Phật vì họ thuyết pháp Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, phương tiện, lực, nguyện, trí; hoặc thấy Phật vì họ thuyết pháp Thanh văn thừa; hoặc thấy Phật vì họ thuyết pháp Độc giác thừa; hoặc thấy Phật vì họ thuyết pháp Vô thượng thừa; hoặc thấy Phật vì họ nói cõi súc sinh, quỷ đói, Diêmma-la, Tứ Thiên vương thiên, Tam thập tam thiên, cho đến Phạm cung, các pháp thọ sinh; hoặc thấy Phât vì họ thuyết pháp sinh cảnh giới người; hoặc thấy Phật vì họ thuyết pháp Chuyển luân vương.
Này Văn-thù-sư-lợi! Ở trong chúng này, có người hoặc thấy thân Đức Như Lai cao một thước, hoặc một câu-lô, hoặc hai câu-lô, hoặc một dotuần, hoặc hai do-tuần, hoặc mười do-tuần, hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc vạn do-tuần; hoặc năm vạn, mười vạn, trăm vạn, hoặc năm trăm vạn. Cho đến hoặc thấy vượt hơn tất cả số lượng do-tuần. Hoặc thấy thân Phật màu vàng y, hoặc màu lưu ly, hoặc màu ngọc ma-ni, xanh nguyên, hoặc màu ngọc mani xanh lớn, hoặc màu ánh sáng ngọc, hoặc màu ngọc ma-ni hoa sen hồng, hoặc màu ngọc ma-ni Thích-ca Tỳ-lăng-già, hoặc màu ngọc ma-ni Kim cang ánh sáng, hoặc màu ngọc ma-ni Thiên quang, hoặc màu ngọc ma-ni ánh mặt trời, mặt trăng, hoặc màu ngọc ma-ni Thủy tinh, hoặc màu ngọc ma-ni pha lê, hoặc màu ngọc ma-ni Tự tại vương, hoặc màu ngọc ma-ni Tập chúng quang, hoặc màu ngọc ma-ni Sư tử tu, hoặc màu ngọc ma-ni Sư tràng, hoặc màu ngọc ma-ni Hải trụ tịnh quang, hoặc màu ngọc ma-ni Như ý.
Tùy theo chúng sinh cần được thấy Đức Như Lai bằng các sắc tướng khác nhau mà được hóa độ thì sự thấy của mỗi chúng sinh không giống nahu. Tùy theo căn cơ, họ nghe Đức Như Lai dạy cho họ pháp nào để được thành tựu nên sự nghe của mỗi người khác nahu. Tùy theo mỗi chúng sinh nương theo giáo pháp nào để tu hành, mỗi chúng sinh thực hành theo giáo pháp ấy đều được thành tựu.
Văn-thù-sư-lợi! Giả sử nơi mười phương vô lượng chẳng thể nghĩ bàn không thể tính lường đầy khắp thế giới các Thiên long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Đế Thích, Phạm thiên, Hộ thế, Nhân và Phi nhân nhiều như rừng tre, mía, mè. Nếu chúng sinh đủ duyên gặp Đức Như Lai để được giáo hóa thì, họ thấy sắc tướng Phật mỗi mỗi không giống nhau. Đức Phật hướng về phía họ, đứng cách một thước để thuyết pháp cho họ, chúng sinh tu hành theo lời Phật dạy đó, đều được thành tựu. Đức Như Lai tuy làm những việc như vậy, những vẫn ứng hiện tự nhiên và không phân biệt.
Văn-thù-sư-lợi! Như trăng tròn lúc nửa đêm trong cõi Diêm-phù-đề tất cả chúng sinh đều thấy trăng tròn hiện ngay trước họ, nhưng trăng vẫn chưa từng sinh niệm phân biệt làm sao cho các chúng sinh đều thấy ta hiện. Pháp vốn như vậy mà sinh ra những việc như vậy.
Đức Như Lai cũng thế, tuy hiện khắp trước các chúng sinh cũng không phân biệt: Làm cho các chúng sinh được thấy ta đang đứng trước mặt. Nhưng tùy theo mỗi chúng sinh có thể hóa độ, tự họp sẽ thấy Phật hiện ngay trước mặt. Vì sao? Vì tùy theo chúng sinh, Phật hiện pháp Bất cộng vậy.
Văn-thù-sư-lợi! Như tất cả chúng sinh do sức nghiệp quả thượng trung và hạ nên tạo ra các pháp cũng có ba bậc, nhưng vì các pháp này không bao giờ tự sinh ba loại phân biệt. Vì do nghiệp cho nên tự nhiên có phát khởi các hành bậc thượng trung hạ này. Đức Như Lai cũng vy, do sức nghiệp của các chúng sinh nên mỗi loài tự thấy Phật khác nahu, nhưng Đức Như Lai cũng không có ý niệm thượng trung hạ. Ngài tự nhiên ứng hiện các việc như vậy.
Văn-thù-sư-lợi! Như pha lê trong sạch đặt trên các tấm vải, tạo thành nhiều màu sắc. Nếu đặt trên vải vàng, liền thành màu vàng, đặt trên vải xanh đỏ, liền thành màu xanh đỏ. Tùy vào vị trí đặt pha lê, tuy tạo thành những sắc màu như vậy, nhưng pha lê này không bao giờ phân biệt.
Đức Như Lai cũng vậy! Do nghiệp cảm của chúng sinh tạo thành nhiều màu sắc: Nếu các chúng sinh đáng thấy màu vàng để được hóa độ, Phật liền cho thấy màu vàng.
Hoặc có chúng sinh cần thấy màu lưu ly trân châu, ngọc ma-ni Đế thanh, Đại thanh, ngọc ma-ni Tập chúng quang, ngọc ma-ni Hải trụ tịnh quang, ngọc ma-ni Sư tử tu, ngọc ma-ni Sư tử tràng, ngọc ma-ni Lôi đăng, ngọc ma-ni Thủy thanh. Các chúng sinh đáng thấy những màu châu báu này để được hóa độ, thì họ liền thấy Đức Như Lai hóa hiện những sắc tướng châu báu như vậy.
Hoặc có chúng sinh đáng dùng thân Đế Thích, Phạm thiên, Hộ thế để được hóa độ, thì họ liền thấy sắc tướng của Đế Thích, Phạm thiên, Hộ thế.
Như vậy cho đến đáng dùng địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chỗ Diêm-la vương, cõi Sắc, cõi Vô sắc, noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng, chẳng có tưởng, chẳng không tưởng, tùy theo chỗ sinh ở nơi nào với oai nghi sắc tướng để hóa độ, thì họ liền thấy Đức Như Lai tạo thành những sắc tướng như vậy. Nhưng Đức Phật chưa từng có niệm phân biệt: “Ta làm cho chúng sinh chỉ thấy màu vàng chứ không thấy lưu ly chứ không thấy màu xanh”.
Như vậy cho đến chỉ thấy màu ngọc Ma-ni Sư tử tiêu chứ không thấy màu ngọc Ma-ni Sư tử tràng. Mặc dù Như Lai không có ý niệm phân biệt khác nhau như vậy, nhưng tùy theo tất cả chốn mànơi tự nhiên có các sắc tướng này hiện ra.
Văn-thù-sư-lợi! Ví như chỗ sinh ra ngọc Tự tại ma-ni vương thì không sinh các sắt, nhưng ma-ni vương này không bao giờ có ý niệm: “Làm cho chỗ châu báu kia chỉ sinh có ta, chứ không sinh ra sắt”. Nhưng chỗ châu báu đó, tự sắt không sinh.
Sự sinh cõi tịnh của Đức Như Lai cũng vậy, tự nó không có tất cả dị luận của ngoại đạo, các loạn oán tặc, năm tội vô gián, mười nghiệp bất thiện và những lời dạy phi pháp. Cũng không có tất cả ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, chư Thiên, ngọc Mani báu, sấm chớp, cho đến chỉ trong thoáng chốc mặt trời, mặt trăng, năm tháng che chắn để trừ sự biến hiện của Phật giáo hóa các chúng sinh. Tuy có sự hóa hiện nhưng không có phân biệt. Do vì chúng sinh mà tự nhiên có những sự sinh khởi này.
Văn-thù-sư-lợi! Ví như những người tiếp xúc với ánh sáng của ngọc ma-ni xanh lớn đều trở thành màu xanh, nhưng ngọc báu này không bao giờ có ý niệm phân biệt sai khác. Đức Như Lai cũng vậy, người nào được tiếp xúc với ánh sáng tác ý của Phật, đều thành màu Nhất thiết trí, nhưng Phật cũng không có ý niệm phân biệt sai khác, tự nhiên mà có sự sinh khởi như vậy.
Văn-thù-sư-lợi! Ví như châu báu Thiện ma diễn đại lưu ly tỏa chiếu tùy theo những gì bên cạnh nó. Như dặt những đồ trang sức tay, châm cổ. Do oai lực của châu báu đó nên không nơi nào mà các đồ trang sức này không tỏa chiếu ánh sáng. Đức Như Lai cũng vậy, tùy nơi trú xứ nào có người tu hành theo oai nghi của Như Lai đã hành, nhờ oai lực của Phật làm cho sự tu hành của người ấy đều tự tăng trưởng tốt đẹp, nhưng Phật chưa từng động niệm phân biệt, tự nhiên mà có việc sinh khởi như vậy.
Văn-thù-sư-lợi! Như rừng cây sống nương trên đất và từng loại cây được lớn dần, nhưng đất vẫn hoàn toàn không có phân biệt. Đức Như Lai cũng vậy. Làm cho tất cả thiện căn của các chúng sinh nương vào chỗ Như Lai an trú khiến mỗi mỗi đều dược tăng trưởng, nhưng Đức Như Lai chưa từng động niệm phân biệt, tự nhiên mà có việc sinh khởi như vậy.
Văn-thù-sư-lợi! Ví như đám mây lớn che phủ khắp tất cả có cây, núi rừng và rưới mưa bình đẳng cùng một vị, nước ấy đều thấm nhuần tất cả, làm cho cỏ cây đều được tăng trưởng; nhưng các sắc thái, mùi vị của cỏ cây thì không giống nahu mà đám mây kia chưa từng có phân biệt, tự nhiên chúng có những tướng trạng khác nhau như vậy.
Đức Như Lai cũng thế! Mỗi mây chánh giác phủ khắp tất cả vạn vật, tùy theo thiện căn đã tích lũy bao đời của chúng sinh, bao nhiêu nguyện lực, bao nhiêu tín giải, bao nhiêu giải thoát, Phật đều bình đẳng rưới mưa pháp làm cho tất cả thiện căn của chúng sinh, tùy theo uy lực của họ mà mỗi mỗi đều được tăng trưởng. Đức Như Lai cũng không có ý niệm phân biệt: Ta sẽ làm cho thiện căn của các chúng sinh này sinh trí Thanh văn. Ta sẽ làm cho thiện căn của các chúng sinh này sinh trí Độc giác. Ta sẽ làm cho thiện căn của các chúng sinh này sinh trí Thanh văn. Như Lai. Ta sẽ làm cho thiện căn của các chúng sinh này sinh Tứ Thiên vương thiên, Tam thập tam thiên, cho đến trời Tịnh cư. Ta sẽ làm cho thiện căn của các chúng sinh này được làm quốc vương, cho đến sinh vào bất cứ nơi nào trong cõi người.
Đức Phật không có những sự phân biệt đó. Tùy theo những nguyện lực chỉ lạc và thiện căn đã tích tụ của chúng sinh, mà tự nhiên có những sự sinh khởi này. Do Phật đã xả bỏ tất cả sự chấp trước nên không có phân biệt.
Văn-thù-sư-lợi! Như mặt trời vừa xuất hiện, phóng ra vô lượng ức trăm ngàn ánh sáng, xóa tan tất cả tối tăm nơi cõi Diêm-phù-đề, tuy nhiên mặt trời này không phân biệt: “Ta sẽ xóa tan bóng tối”, nhưng tự nhiên mà sinh ra sự xóa tan bóng tối.
Mặt trời của Đức Như Lai cũng vậy! Sau khi xuất hiện ở thế gian, Như Lai phóng ra vô lượng ức ánh sáng trí tuệ, diệt trừ bóng tối tà kiến của thế gian. Ngoại trừ oai lực của Phật mới có thể hiện thành thục các chúng sinh như vậy. Tuy nhiên, Đức Như Lai vẫn không có ý niệm phan biệt: “Ta làm cho kiến chấp của chúng sinh được phá, sẽ phá”. Ở tất cả mọi nơi tự nhiên có những sự kiện này sinh khởi như vậy. Do Phật đã xả bỏ tất cả sự chấp trước nên không có phân biệt.
Văn-thù-sư-lợi! Ví như nàh ảo thuật giả làm những hình tượng, tuy có những loại hình không giống nahu nhưng nhà ảo thuật không phân biệt, không thể nói ra, không đầu tiên, không cuối cùng, không âm thanh, không văn tự, không có nơi chốn, không thể tánh, không tướng tạng, chẳng thể nghĩ bàn, không hai, không hạnh, không so sánh, không đối đãi. Tất cả chỉ do nhà ảo thuật hiện ra các tướng này.
Đức Như Lai cũng vậy! Do chúng sinh nên vào các nơi thi hành xứ oai nghi; tất cả đều trông thấy, nhưng thật Đức Như Laikhông thể xưng nói, không đầu tiên hay cuối cùng không âm thanh, không văn tự, không có nơi chốn, không tánh, không tướng, không hai, không hạnh, bình đẳng với pháp giới chân như không thể tiếp xúc hay đối đãi.
Văn-thù-sư-lợi! Ví như ánh sáng mặt trời rọi chiếu qua núi Tu-di, nên chúng sinh nơi bốn châu, hoặc thấy mặt trời mới mọc, hoặc thấy giữa trưa, hoặc thấy về chiều, hoặc thấy mới lặn, hoặc thấy nửa đêm, hoặc thấy rạng đông. Chỉ có một mặt trời mà tùy theo bốn thiên hạ mà các chúng sinh thấy không đồng nhau. Mặt trời không có phân biệt, chỉ do núi che khuất nên sự thấy của bốn châu khác nhau.
Đức Như Lai cũng vậy! Ở trong một hội chúng, hoặc có người thấy Như Lai sắp thành Chánh giác, đã thành Chánh giác; sắp nhập Niết-bàn; hoặc có người thấy đã thành Phật trải qua mười năm, cho đến trải qua không thể nói kiếp; hoặc thấy Phật đã Niết-bàn trải qua mười năm cho đến đã trải qua trăm ngàn ức kiếp; hoặc thấy Như Lai trụ thế thuyết pháp mười, hai mươi hay bốn mươi năm; hoặc thấy pháp trụ, hoặc thấy pháp diệt, nhưng Phật chưa từng có ý niệm phân biệt khác. Bởi vì chúng sinh nên có những sự sinh khởi như vậy.
Văn-thù-sư-lợi! Ví như gió lớn thổi tất cả cỏ cây, cành lá nơi cõi Diêm-phù-đề phân tán ra Đông, Tây, Nam, Bắc, hoặc tan nát, hoặc bay lên. Tự cỏ cây không bao giờ có những sự phân biệt, chỉ vì do gió thổi nên sinh ra những tướng trạng này.
Đức Như Lai cũng vậy! Thường không phân biệt, do nghiệp lực của chúng sinh ở trong từng niệm, mà thấy có vô lượng các tướng hạnh oai nghi sinh khởi như vậy. Cho đến tác ý duyên đến các chúng sinh, làm cho họ ở các kiếp như vậy dược đoạn tận các nẻo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, Diêm-la. Văn-thù-sư-lợi! Đức Như Lai thành tựu vô lượng công đức vi diệu như vậy. Văn-thù-sưlợi! Đức Như Lai tác ý, chỉ một niệm sở duyên mà các Đại Bồ-tát trụ nơi Tam-muội giải thoát Bất tư nghì, trải qua vô lượng trăm ngàn na-do-tha kiếp vẫn không thể biết hết bờ mé của công đức ấy.
Văn-thù-sư-lợi! Ví như mặt trời xuất hiện từ biển lớn, ở trong hư không phóng ra vô lượng ức na-do-tha ánh sáng, chiếu khắp tất cả thành ấp, thôn xóm, phá tan bóng tối dày đặc làm khô cạn nơi ao tù nước đọng, làm tăng trưởng tất cả cỏ cay núi rừng, khiến cho tất cả đều được thành thục, phát sinh những sự nghiệp đã tạo tác. Ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào khắp các sông hồ nhưng vẫn không lìa nơi vị trí của mình. Tuy vậy, mặt trời này không có những phân biệt, nhưng tự nhiên xuất hiện những sự việc này.
Đức Như Lai cũng thế! Ra khỏi các biển nghiệp, trú nơi pháp hư không và phóng ra vô lượng ức ánh sáng trí tuệ, chiếu khắp mười phương tất cả thế giới, diệt trừ bóng tối vô minh che phủ của chúng sinh, làm khô cạn tất cả dòng phiền não vẩn đục, khiến cho thiện căn, phước tuệ của chúng sinh được tăng trưởng và thành thục. Tuy cùng một lúc hiện đủ các việc mà vẫn an nhiên, thanh tịnh, bản thể bất động, vì Như Lai đã xa lìa niệm tưởng phân biệt, mà tự nhiên ứng hiện các tướng như vậy. Văn-thù-sư-lợi! Nếu có người thiện nam, thiện nữ ở nơi hằng hà sa kiếp đem thức ăn ngon nhất của cõi trời và y phục đẹp nhất của cõi trời cúng dường tất cả chư Phật và chúng Thanh văn nhiều như vi trần nơi mười phương cõi; sau khi các Đức Phật này diệt độ, người đó vì mỗi mỗi Đức Phật đầy khắp mỗi mỗi thế giới trong mười phương mà xây dựng bảo tháp nhiều như vi trần trong mười phương cõi. Tháp ấy đều bằng vàng của cõi Diêmphù-đàn xen lẫn với ngọc Ma-ni Lôi quang và tập họp các ánh sáng châu báu, có lan can xung quanh, màn báu thẳng tắp, phong linh báu ngân vang, Xávệ chiên-đàn dùng làm bột hương. Lưới Tự tại mani vương che phủ trên tháp, trên lưới ấy lại có mây Thiên bảo cái, mây Bảo tràng phan, mây Diệu hoa hương, mây Ma-ni vương, mây Như ý châu quyện tỏa không trung và đấy khắp cõi ba ngàn. Mỗi ngày ba lần đều cúng dường như vậy, trải qua hằng hà sa kiếp, lại còn giáo hóa vô số chúng sinh.
Cúng dường những điều như trên, không bằng có người nghe những điều này xong, nhập vào pháp môn trí đức là cảnh giới không thể nghĩ bàn của Như Lai và sinh tâm tin hiểu thì phước ấy nhiều hơn phước người kia đến vô lượng, vô số lần. Văn-thù-sư-lợi! Vị Bồ-tát nào tin hiểu được pháp này sẽ mau chóng thành tựu vô lượng ức nado-tha các Ba-la-mật của Đại Bồ-tát, chứng nhập vô lượng na-do-tha địa, buông bỏ hết vô lượng ức na-do-tha sinh tử, biết rõ vô lượng ức na-do-tha thần thông của chư Phật, phá vô lượng a-tăng-kỳ núi ngã mạn, nghiêng đổ vô lượng a-tăng-kỳ tràng phan tham lam ganh ghét, làm khô cạn vô lượng dòng sông ái, vượt qua vô lượng a-tăng-kỳ biển sinh tử, chặt đứt vô lượng a-tăng-kỳ lưới ma, che khuất tất cả oai lực ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, Đế Thích, Phạm thiên, Hộ thế. Từ cõi Phật này đến cõi Phật khác thường cứu giúp khổ não cho chúng sinh ở chốn địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Diêm-la vương; thường được thân cận chư Phật, Bồ-tát. Thành tựu viên mãn Hải ấn Tam-muội, Trì nhất thiết pháp Tam-muội, Pháp tự tại Tam-muội, chư tướng trang nghiêm Tam-muội, bảo sinh Tammuội, An lạc Tam-muội, Liên hoa trang nghiêm Tam-muội, Hư không tạng Tam-muội, Tùy nhập thế gian Tam-muội, Diệu pháp hoa Tam-muội, Cảnh giới tự tại Tam-muội, Đại phấn tấn Tammuội, Hư không tâm Tam-muội, Sư tử phấn tấn Tam-muội, Nhặt đăng Tam-muội, Vô lượng toàn Tam-muội, Chú cam lồ Tam-muội, Kim Cang Tạng Tam-muội, Như Kim cang Tam-muội, Kim cang tề Tam-muội, Địa trì Tam-muội, Tu-di đăng Tam-muội, Tu-di tràng Tam-muội, Bảo tạng Tammuội, Tâm tự tại Tam-muội, Nhất thiết chúng sinh tâm tự tại Tam-muội, Tăng trưởng nhất thiết hạnh Tam-muội, Thâm mật phương tiện Tam-muội, Chủng chủngbiện tài Tam-muội, Vô năng kiến Tam-muội, Liễu chư pháp Tam-muội, Du hý Tammuội, Xuất sinh nhất thiết thần thông Tam-muội, Hiện nhất thiết sắc tướng Tam-muội, Hàng phục ma Tam-muội, Nhất thiết sắc tối thắng Tam-muội, Quan thân Tam-muội, Cụ nhất thiết hạnh Tammuội, Trí đăng Tam-muội, Bồ-đề quang Tammuội, Nhạo thuyết biện tài Tam-muội, Nhập nhất thiết công đức Tam-muội, Thuyết chư Pháp thật tướng Tam-muội, Tịch tĩnh thần thông Tam-muội, Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội, Hải triều Tam-muội. Và được vô lượng chư Phật thân tướng Đà-la-ni, Đại trí Đà-la-ni, Tịnh ân Đà-la-ni, Vô tận tạng Đàla-ni, vô lượng toàn Đà-la-ni, Hải ấn Đà-la-ni,
Nhập quyết định biện tài Đà-la-ni, chư Phật trụ trì Đà-la-ni. Lại được hạnh thù thắng tùy thuận tất cả chúng sinh, được tất cả pháp Vô sư trí, đoạn tận tất cả pháp nghi, được thần thông của Phật, đầy đủ phương tiện thiện xảo của hạnh Bồ-tát.
Văn-thù-sư-lợi! Ví như núi chúa Tu-di hùng vĩ, xinh đẹp rực rỡ che khuất ánh sáng các núi khác. Bồ-tát tin hiểu pháp môn này, nghiêm tịnh công đức, che khuất tất cả thiện căn của các chúng sinh cũng như vậy.
Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói Bồ-tát Diệt Chư Cái:
–Phật tử! Lại còn có pháp thù thắng khác, nếu các Bồ-tát nào có thể tin hiểu sẽ được thành tựu nhiều công đức thù thắng.
Bồ-tát Diệt Cái nghe nói như vậy liền thưa với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
–Nếu có Bồ-tát tin hiểu năm pháp thì ngoài pháp thù thắng này sẽ đạt được vô lượng công đức thù thắng khác. Năm pháp đó là:
1. Tin hiểu tất cả các pháp không sinh không diệt, không thể nói ra, không thể so sánh.
2. Tin hiểu Như Lai không công dụng, không phân biệt vào số vi trần của Diêm-phù-đề, Hành xứ oai nghi luôn sinh khởi trong từng sát-na không dứt.
3. Tin hiểu Đức Thích-ca Như Lai thuở xưa giáo hóa vua Tô-đà-bà, chỉ vì thành thục các chúng sinh chứ thật ra đã thành Chánh giác từ hằng hà sa kiếp lâu xa.
4. Tin hiểu Đức Thích-ca Như Lai thị hiện, được Phật Nhiên Đăng thọ ký cho đến lúc thành Phật, trong suốt thời gian đó tu hạnh Bô tát, nhưng thật ra từ vô lượng kiếp đến nay đã thành Đẳng chánh giác và an trú nơi cảnh giới Phật.
5. Tin hiểu Đức Thích-ca Như Lai thị hiện sinh ở nơi vương cung, thuộc dòng họ Thích bị hại chỉ vì muốn thành thục chúng sinh, chứ thật ra đã thành Đẳng chánh giác từ vô lượng kiếp đến nay.
Văn-thù-sư-lợi! Vị Bồ-tát nào tin hiểu năm pháp này thì ngoài pháp thù thắng này ra còn được thành tựu công đức thù thắng khác nữa.
Văn-thù-sư-lợi! Nếu người thiện nam, thiện nữ trong hằng hà sa kiếp, mỗi ngày dùng trăm vị thức ăn cõi trời và y phục tốt đẹp nhất cúng dường cho các vị A-la-hán có sáu thần thông, tám giải thoát nhiều như vi trần nơi mười phương cõi, thì công đức của họ đạt được không bằng có người trong một ngày đem thức ăn cúng dường cho một vị Độc giác, phước ấy thù thắng hơn phước của những thiện nam, thiện nữ kia gấp bội a-tăng-kỳ.
Văn-thù-sư-lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào nơi khắp mười phương cõi, vì a-tăng-kỳ Bíchchi-phật mà xây dựng tinh xá nhiều như vi trần trong mười phương cõi, mỗi mỗi tinh xá đều được tạo thành bởi vàng của cõi Diêm-phù-đàn, trụ bằng ngọc ma-ni và dùng các châu báu làm bậc thềm, lan can, lầu gác, cửa sổ, cửa chính; các dụng trang nghiêm như màn báu lớn tẩm bột thơm chiên-đàn. Mỗi ngày các thiện nam, thiện nữ này đều đem thức ăn ngon cõi trời và y trời tốt đẹp nhất cung kính cúng dường trải qua hằng hà sa kiếp; không bằng có người hoặc nghe danh hiệu Thế Tôn, danh hiệu Như Lai, hoặc danh hiệu Nhất Thiết Trí thì công đức người này đạt được nhiều hơn công đức kia gấp bội a-tăng-kỳ. Huống chi họa vẽ, hoặc dùng bùn đất tạc tượng Như Lai cho mọi người chiêm ngưỡng, phước này lại nhiều hơn kia gấp bội a-tăng-kỳ. Huống chi gì đem đèn dầu, hoa thơm, âm nhạc và các thứ cúng dường, phước này lại nhiều hơn kia gấp bội a-tăng-kỳ. Huống có người đối với pháp Phật thậm chí chỉ một ngày gìn giữ một giới thì phước này nhiều hơn người kia gấp bội a-tăng-kỳ.
Văn-thù-sư-lợi! Nếu có người thiện nam, thiện nữ trong hằng hà sa kiếp mỗi ngày đem thức ăn ngon nhất cõi trời và y phục đẹp nhất cõi trời để cúng dường chư Phật, Bồ-tát và chúng Thanh văn nhiều như vi trần trong mười phương cõi. Sau khi chư Phật diệt độ, mỗi mỗi Đức Phật được họ xây dựng tháp nhiều số vi trần trong mười phương cõi, diện tích của mỗi tháp rộng khắp bốn châu thiên hạ, được xây dựng với dáng vẻ kỳ đặc, trang hoàng bằng nhiều châu báu, các vật cúng dường tốt đẹp nhiều hơn trước. Mặc dù đầy đủ những công đức như vậy nhưng nếu người chưa tin hiểu pháp môn này thì không bằng người có sự tin hiểu pháp môn Nhập Như Lai trí đức bất tư nghì cảnh giới mà đem một vắt cơm bố thí cho súc vật thì phước này nhiều hơn người trước gấp bội a-tăng-kỳ.
Văn-thù-sư-lợi! Vị Bồ-tát nào tin hiểu kinh này và như những lời đã dạy để cúng dường chư Phật, không bằng có những Bồ-tát khác nghe kinh này rồi sinh tâm hoan hỷ với niềm tin thanh tịnh; từ chỗ ngồi đứng dậy chắp tay kính lễ, tùy theo khả năng của mình tu hạnh cúng dường thì phước này nhiều hơn phước người trước gấp bội tăng-kỳ. Người này không bao lâu sẽ được trí Phật.
Khi Đức Phật thuyết kinh này xong, các Tỳkheo kia và chúng Bồ-tát, tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la, đều hoan hỷ đảnh lễ, tín thọ phụng hành.
[Mục lục bộ Hoa Nghiêm][274][275][276][277][278.1][278.2][279.1][279.2][280][281][282][283][284][285][286][287][288][289][290][291][292][293.1][293.2][294][295][296][297][298][299][300][301][302][303][304][305][306][307]