SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ I

PHẨM 38: BA-LA-MẬT-ĐA
(QUYỂN 296 - 297)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 296

QUYỂN 297


QUYỂN 296

PHẨM 38: BA-LA-MẬT-ĐA (1)

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa vô biên.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì giống như hư không, không có giới hạn.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bình đẳng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp tánh đều bình đẳng.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa xa lìa.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thảy đều rốt ráo không.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa khó khuất phục.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp tánh chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không dấu vết.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì không có danh thể.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa hư không.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thở vào thở ra đều chẳng nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa chẳng thể diễn nói.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì trong đó có sự tầm tứ chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không có tên gọi.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa vô hành.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp đều không đến, không đi.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa chẳng thể đoạt.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp đều chẳng thể nắm giữ.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa cùng tận.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả rốt ráo cùng tận.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa chẳng sinh diệt.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp không sinh diệt.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không tạo tác.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì các sự tạo tác chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không thể nhận biết.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì các sự hiểu biết chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không dời đổi.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì sự sinh tử chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không hư mất.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp đều không hư mất.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa như mộng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp đều như chiêm bao, chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa như tiếng vang.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì chủ thể, đối tượng, mọi sự nghe, nói đều chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa như ảnh tượng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì các pháp đều như cảnh hiện trong gương, chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa như bóng nắng, như ảo ảnh.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp như tướng trạng của dòng nước, chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa như sự biến hóa.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì các pháp đều như sự biến hóa.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa như thành ảo.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không nhiễm tịnh.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì các nhân gây tạo nhiễm, tịnh đều chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa vô sở đắc.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì chỗ nương của các pháp chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa dứt mọi hý luận.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đã phá tan tất cả mọi hý luận.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không kiêu mạn, chấp trước.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đã phá tan tất cả mọi sự kiêu mạn, chấp trước.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không chuyển động.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp giới luôn an trú.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa xa lìa nhiễm đắm.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì liễu ngộ tất cả pháp là chẳng hư vọng.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không khởi đẳng cấp.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp là không phân biệt.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa vô cùng tĩnh lặng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đối với các pháp tướng không có sở đắc.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không tham dục.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì các pháp tham dục chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không giận dữ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đã phá tan tất cả mọi sự sân hận.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không ngu si.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đã diệt trừ các sự ngu si, hắc ám.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không phiền não.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đã xa lìa sự phân biệt.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa xa lìa hữu tình.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được cái không sở hữu của các hữu tình.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không đoạn, không hoại.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đối với tất cả các pháp không dấy khởi thứ bậc.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không có hai bên.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đã xa lìa hai bên.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không tạp, không hoại.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì biết tất cả pháp không tạp, không hoại.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không chấp trước.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì vượt qua quả vị Thanh văn, Độc giác.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không phân biệt.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả sự phân biệt đều chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không phân biệt, không lường tính.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì sự phân chia, hạn định các pháp chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa như hư không.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được sự không ngăn ngại của tất cả pháp.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa vô thường.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì có khả năng hoại diệt vĩnh viễn tất cả các pháp.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa khổ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì có khả năng vĩnh viễn xua đuổi tất cả các pháp.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa vô ngã.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đối với tất cả pháp không còn chấp trước.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được cái vô sở đắc của tất cả pháp.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa vô tướng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đã chứng đắc tướng không sinh của tất cả pháp.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không bên trong.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thông tỏ pháp bên trong là chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không bên ngoài.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thông tỏ pháp bên ngoài là chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không cả trong ngoài.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thông đạt pháp bên trong bên ngoài chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không không.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thông tỏ pháp không không chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không lớn.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thông tỏ pháp không lớn lao chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không thắng nghĩa.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp không thắng nghĩa chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không hữu vi.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì các pháp hữu vi chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không vô vi.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp vô vi chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không rốt ráo.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp không rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không không biên giới.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp không không biên giới chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không tản mạn.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp không tản mạn chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không không đổi khác.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp không không đổi khác chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không bản tánh.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp hữu vi và vô vi chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không tự tướng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được tất cả pháp lìa tự tướng.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không cộng tướng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được tất cả pháp lìa cộng tướng.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không nơi tất cả pháp.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì biết các pháp bên trong, bên ngoài chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không chẳng thể nắm bắt được.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tất cả pháp tánh chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không không tánh.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp không không tánh chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không tự tánh.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp không tự tánh chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa không không tánh tự tánh.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa chân như.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì biết tánh chân như chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa pháp giới.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được các pháp giới chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa pháp tánh.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được tánh của các pháp là chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tánh không hư vọng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tánh không hư vọng chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tánh chẳng đổi khác.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tánh chẳng đổi khác chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tánh bình đẳng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được tánh bình đẳng chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tánh ly sinh.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì biết tánh ly sinh chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa pháp định.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thông tỏ pháp định chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa pháp trụ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thông tỏ pháp trụ chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa thật tế.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thông tỏ tánh thật tế chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa cảnh giới hư không.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thấu đạt cảnh giới hư không chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bốn Thánh đế.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thấu đạt bốn Thánh đế chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bốn Niệm trụ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thân, thọ, tâm, pháp chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bốn Chánh đoạn.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp thiện và bất thiện chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bốn Thần túc.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tánh của bốn Thần túc chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa năm Căn.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tự tánh của năm Căn chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa năm Lực.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tự tánh của năm Lực chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bảy chi Đẳng giác.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tánh của bảy chi Đẳng giác chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tám chi Thánh đạo.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tánh của tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa pháp môn giải thoát Không.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì cái không lìa hành tướng chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa pháp môn giải thoát Vô tướng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì hành tướng tĩnh lặng chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa pháp môn giải thoát Vô nguyện.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì hành tướng vô nguyện chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tám Giải thoát.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tánh của tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tám Thắng xứ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tánh của tám Thắng xứ chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa chín Định thứ đệ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tánh của chín Định thứ đệ chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa mười Biến xứ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tánh của mười Biến xứ chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa Bố thí.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì bố thí và keo kiệt chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa Tịnh giới.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì trì giới và phạm giới chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa An nhẫn.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì nhẫn nhục và sân hận chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa Tinh tấn.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tinh tấn và biếng trễ chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa Tĩnh lự.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì thiền định và tán loạn chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa Bát-nhã.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì trí tuệ tốt đẹp và trí tuệ xấu ác chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa phương tiện thiện xảo.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì phương tiện thiện xảo và không phương tiện thiện xảo chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa nguyện.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp nguyện và không nguyện chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa lực.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì lực và vô lực chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa trí.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp trí và vô trí chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa mười địa Bồ-tát.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì mười địa Bồ-tát và mười chướng chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bốn Tĩnh lự.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bốn Vô lượng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp bốn Vô lượng chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bốn Định vô sắc.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa năm loại mắt.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa sáu phép thần thông.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được.

QUYỂN 297

PHẨM 38: BA-LA-MẬT-ĐA (2)

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa mười lực của Phật.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được tất cả pháp khó khuất phục.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bốn điều không sợ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được trí Đạo tướng không thoái lui.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa bốn sự hiểu biết thông suốt.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đạt được trí Nhất thiết tướng không ngăn ngại.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa đại từ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì làm an lạc cho tất cả hữu tình.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa đại bi.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa đại hỷ.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì chẳng bỏ tất cả hữu tình.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa đại xả.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì tâm luôn bình đẳng đối với các hữu tình.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa mười tám pháp Phật bất cộng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đã siêu vượt tất cả pháp Thanh văn, Độc giác.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa pháp không quên mất.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tánh luôn luôn xả.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp luôn luôn xả chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tất cả pháp môn Đà-la-ni.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì các pháp tổng trì chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì các pháp đẳng trì chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa trí Nhất thiết.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa trí Đạo tướng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp trí Đạo tướng chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa trí Nhất thiết tướng.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa tất cả hạnh Đại Bồ-tát.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì pháp quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa Như Lai.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì có khả năng nói như thật về tất cả pháp.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa như nhiên.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đối với tất cả pháp luôn được tự tại.

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa Chánh đẳng giác.

Phật dạy:

–Như vậy, là vì đối với tất cả các pháp có khả năng giác ngộ chân chánh bình đẳng về tất cả tướng.

-oOo-


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]