SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ I

Phẩm 46: TRÍ HƯỚNG ĐẾN
(QUYỂN 316 - 318)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 316

QUYỂN 317

QUYỂN 318


QUYỂN 316

Phẩm 46: TRÍ HƯỚNG ĐẾN (1)

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, ai có thể phát sinh sự tin, hiểu?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát từ lâu, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, phát tâm hướng cầu, tinh cần, tu tập, đã từng cúng dường trăm ngàn muôn ức Phật, ở chỗ chư Phật phát nguyện rộng lớn, căn lành thuần thục, được vô lượng bậc thiện hữu nhiếp thọ, thì đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, mới có khả năng phát sinh sự tin hiểu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, có khả năng sinh tin, hiểu thì theo tánh gì, tướng gì, hình trạng gì, dung mạo gì?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy điều phục tánh tham, sân, si làm tánh; xa lìa tướng tham, sân, si làm tướng; xa lìa trạng thái tham, sân, si làm hình trạng; xa lìa diện mạo tham, sân, si làm dung mạo. Lại nữa Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy điều phục tánh tham, không tham, sân, không sân, si, không si làm tánh; xa lìa tướng tham, không tham, sân, không sân, si, không si làm tướng; xa lìa trạng thái tham, không tham, sân, không sân, si, không si làm hình trạng; xa lìa diện mạo tham, không tham, sân, không sân, si, không si làm dung mạo.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát thành tựu tánh, tướng, hình trạng, dung mạo như thế thì đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa ấy, mới có khả năng phát sinh tin, hiểu.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát tin, hiểu Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, sẽ hướng đến chỗ nào?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy sẽ hướng đến trí Nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát hướng đến trí Nhất thiết trí thì có khả năng làm chỗ hướng về cho tất cả hữu tình.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy! Như lời ông nói. Nếu Đại Bồ-tát có khả năng tin, hiểu Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa này, thì mới có khả năng hướng đến trí Nhất thiết trí; nếu có khả năng hướng đến trí Nhất thiết trí thì mới có khả năng làm chỗ hướng về cho tất cả hữu tình.

Thiện Hiện lại bạch:

–Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy có khả năng làm được việc khó làm, đó là mang giáp đội mũ kiên cố thế này: “Ta sẽ độ thoát tất cả hữu tình, đều khiến họ chứng đắc Niết-bàn rốt ráo. Tuy đối với hữu tình làm việc như vậy nhưng hoàn toàn chẳng thấy có hữu tình nào được an lập.” Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy! Như lời ông nói: Đại Bồ-tát ấy có khả năng làm được việc khó làm, đó là mang giáp đội mũ kiên cố như vầy: Ta sẽ độ thoát tất cả hữu tình, khiến họ đều chứng đắc Niết-bàn rốt ráo. Tuy đối với hữu tình làm việc như vậy nhưng hoàn toàn chẳng thấy có hữu tình nào được an lập.

Lại nữa Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc sắc. Vì sao? Vì sắc rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thọ, tưởng, hành, thức.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc nhãn xứ. Vì sao? Vì nhãn xứ rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồtát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn xứ. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc sắc xứ. Vì sao? Vì sắc xứ rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc xứ. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc nhãn giới. Vì sao? Vì nhãn giới rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồtát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn giới. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc sắc giới. Vì sao? Vì sắc giới rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồtát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc giới. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc nhãn thức giới. Vì sao? Vì nhãn thức giới rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn thức giới. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc nhãn xúc. Vì sao? Vì nhãn xúc rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồtát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn xúc. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Vì sao? Vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc địa giới. Vì sao? Vì địa giới rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc địa giới. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc vô minh. Vì sao? Vì vô minh rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồtát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc vô minh. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc hành cho đến lão tử.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc ngã. Vì sao? Vì ngã rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc ngã. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc hữu tình, dòng sinh mạng, khả năng sinh khởi, sự nuôi dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sinh, nho đồng, khả năng tạo tác, khả năng thọ nhận, sự hiểu biết, sự nhận thức. Vì sao? Vì hữu tình cho đến sự nhận thức rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc hữu tình cho đến sự nhận thức.

QUYỂN 317

Phẩm 46: TRÍ HƯỚNG ĐẾN (2)

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc Bố thí ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì Bố thí ba-la-mật-đa rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Bố thí ba-la-mật-đa. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc pháp không bên trong. Vì sao? Vì pháp không bên trong rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp không bên trong. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc chân như. Vì sao? Vì chân như rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồtát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc chân như. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồtát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc bốn Niệm trụ. Vì sao? Vì bốn Niệm trụ rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn Niệm trụ. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo. Vì sao? Vì bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc Thánh đế khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Thánh đế khổ. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc bốn Tĩnh lự. Vì sao? Vì bốn Tĩnh lự rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn Tĩnh lự.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc bốn Vô lượng. Vì sao? Vì bốn Vô lượng rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn Vô lượng.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc bốn Định vô sắc. Vì sao? Vì bốn Định vô sắc rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn Định vô sắc.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc tám Giải thoát. Vì sao? Vì tám Giải thoát rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tám Giải thoát.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc tám Thắng xứ. Vì sao? Vì tám Thắng xứ rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tám Thắng xứ.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc chín Định thứ đệ. Vì sao? Vì chín Định thứ đệ rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc chín Định thứ đệ.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc mười Biến xứ. Vì sao? Vì mười Biến xứ rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc mười Biến xứ.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc pháp môn giải thoát Không. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Không rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn giải thoát Không.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc năm loại mắt. Vì sao? Vì năm loại mắt rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc năm loại mắt.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc sáu phép thần thông. Vì sao? Vì sáu phép thần thông rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc tất cả pháp môn Tam-mađịa. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc tất cả pháp môn Đà-la-ni. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tất cả pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc mười lực của Phật. Vì sao? Vì mười lực của Phật rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc mười lực của Phật. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc quả Dự lưu. Vì sao? Vì quả Dự lưu rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc quả Dự lưu. Giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc quả vị Độc giác. Vì sao? Vì quả vị Độc giác rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc quả vị Độc giác.

Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc trí Nhất thiết. Vì sao? Vì trí Nhất thiết rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc trí Nhất thiết. Giáp mũ mà Đại Bồtát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Này Thiện Hiện, giáp mũ mà Đại Bồ-tát ấy đã mang, đội, chẳng thuộc tất cả các pháp. Vì sao? Vì tất cả các pháp rốt ráo là không có sở hữu, do chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tất cả các pháp.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên mới có khả năng mang, đội giáp mũ kiên cố như vầy: “Ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến đều chứng đắc Niết-bàn rốt ráo.” Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát có khả năng mang, đội giáp mũ kiên cố như vầy: “Ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến đều chứng đắc Niết-bàn rốt ráo” thì chẳng rơi vào hai bậc Thanh văn và Độc giác.

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát có khả năng mang, đội giáp mũ kiên cố như vầy: “Ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến đều chứng đắc Niết-bàn”, nhưng Đại Bồ-tát ấy không có nơi chốn, không có sự dung nạp thì sẽ rơi vào hai bậc Thanh văn và Độc giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy, đối với hữu tình chẳng tạo được sự an lập, phân hạn, mà mang đội giáp mũ kiên cố như thế.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, ông quán chiếu nghĩa nào mà nói thế này: Nếu Đại Bồ-tát có khả năng mang, đội giáp mũ kiên cố như vậy, tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa, thì chẳng rơi vào hai bậc Thanh văn và Độc giác?

Thiện Hiện đáp:

–Bạch Thế Tôn, do vì Đại Bồ-tát ấy chẳng phải vì nhằm độ thoát một số ít hữu tình mà mang giáp, đội mũ, cũng chẳng phải vì nhằm cầu một phần nhỏ trí tuệ mà mang giáp đội mũ. Vì sao? Bạch Thế

Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy nhằm cứu vớt tất cả hữu tình, khiến nhập Niết-bàn mà mang giáp đội mũ; Đại Bồ-tát ấy chỉ vì dốc cầu chứng đắc trí Nhất thiết trí mà mang giáp đội mũ. Do nhân duyên này nên chẳng rơi vào bậc Thanh văn và Độc giác.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Đại Bồ-tát ấy chẳng phải vì độ thoát một số ít hữu tình nên mang giáp, đội mũ, cũng chẳng phải vì cầu một phần nhỏ trí tuệ nên mang giáp, đội mũ, mà Đại Bồ-tát ấy vì nhằm cứu vớt tất cả hữu tình, khiến nhập Niết-bàn nên mang giáp đội mũ; Đại Bồ-tát ấy chỉ vì dốc cầu chứng đắc trí Nhất thiết trí mà mang giáp đội mũ. Do nhân duyên này Đại Bồ-tát ấy chẳng rơi vào bậc Thanh văn và Độc giác.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy rất là sâu xa, không có chủ thể tu tập, không có đối tượng là pháp để tu tập, không có nơi chốn tu tập, cũng không do pháp này mà được tu tập. Vì sao? Bạch Thế Tôn, chẳng phải trong ý nghĩa sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa này, có một phần nhỏ pháp thật có thể đạt được để gọi là chủ thể tu tập và đối tượng là pháp được tu tập, hoặc nơi chốn tu tập, hoặc do pháp này mà tu tập.

Bạch Thế Tôn, nếu tu tập về hư không là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, nếu tu tập về tất cả các pháp là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, nếu tu tập về pháp chẳng thật là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, nếu tu tập về nẻo không sở hữu là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, nếu tu tập về nẻo không nhiếp thọ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, nếu tu tập pháp trừ bỏ là tu Bátnhã ba-la-mật-đa.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ những gì là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Thiện Hiện đáp:

–Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ sắc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ thọ, tưởng, hành, thức là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ nhãn xứ là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ sắc xứ là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ nhãn giới là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ sắc giới là tu Bát- nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ nhãn thức giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ nhãn xúc là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ địa giới là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ vô minh là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ ngã là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ hữu tình, dòng sinh mạng, khả năng sinh khởi, sự nuôi dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sinh, nho đồng, khả năng tạo tác, khả năng thọ nhận, sự hiểu biết, sự nhận thức là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ Bố thí ba-la-mậtđa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ pháp không bên trong là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ chân như là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ bốn Niệm trụ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ Thánh đế khổ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ bốn Tĩnh lự là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ bốn Vô lượng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ bốn Định vô sắc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ tám Giải thoát là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ tám Thắng xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ chín Định thứ đệ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ mười Biến xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ pháp môn giải thoát Không là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ năm loại mắt là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ sáu phép thần thông là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ tất cả pháp môn Đà-la-ni là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ mười lực của Phật là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ quả Dự lưu là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ quả vị Độc giác là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, tu tập trừ bỏ trí Nhất thiết là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói!

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ sắc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ thọ, tưởng, hành, thức là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ nhãn xứ là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ sắc xứ là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ nhãn giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ sắc giới là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ nhãn thức giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ nhãn xúc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ địa giới là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ vô minh là tu Bátnhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ ngã là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ hữu tình, dòng sinh mạng, khả năng sinh khởi, sự nuôi dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sinh, nho đồng, khả năng tạo tác, khả năng thọ nhận, sự hiểu biết, sự nhận thức là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ Bố thí ba-la-mậtđa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ pháp không bên trong là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ chân như là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ bốn Niệm trụ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là tu Bát-nhã ba-lamật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ Thánh đế khổ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ bốn Tĩnh lự là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ bốn Vô lượng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ bốn Định vô sắc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ tám Giải thoát là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ tám Thắng xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ chín Định thứ đệ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ mười Biến xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ pháp môn giải thoát Không là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ năm loại mắt là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ sáu phép thần thông là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ tất cả pháp môn Đà-la-ni là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ mười lực của Phật là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ quả Dự lưu là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ quả vị Độc giác là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, tu tập trừ bỏ trí Nhất thiết là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa; tu tập trừ bỏ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là tu Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Lúc bấy giờ, Phật bảo Cụ thọ Thiện Hiện:

Này Thiện Hiện, nên nương vào Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào Tĩnh lự ba-lamật-đa sâu xa để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với Tĩnh lự bala-mật-đa sâu xa chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào Tinh tấn bala-mật-đa sâu xa để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với Tinh tấn bala-mật-đa sâu xa chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào An nhẫn bala-mật-đa sâu xa để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với An nhẫn bala-mật-đa sâu xa chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào Tịnh giới bala-mật-đa sâu xa để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với Tịnh giới bala-mật-đa sâu xa chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào Bố thí ba-lamật-đa sâu xa để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với Bố thí ba-lamật-đa sâu xa chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào pháp không bên trong để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với pháp không bên trong chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồtát không thoái chuyển. Nên nương vào pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào chân như để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với chân như chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nên nương vào pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào bốn Niệm trụ để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với bốn Niệm trụ chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nên nương vào bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào Thánh đế khổ để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với Thánh đế khổ chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nên nương vào Thánh đế tập, diệt, đạo để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào bốn Tĩnh lự để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với bốn Tĩnh lự chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào bốn Vô lượng để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với bốn Vô lượng chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào bốn Định vô sắc để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với bốn Định vô sắc chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào tám Giải thoát để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với tám Giải thoát chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào tám Thắng xứ để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với tám Thắng xứ chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào chín Định thứ đệ để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với chín Định thứ đệ chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào mười Biến xứ để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với mười Biến xứ chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào pháp môn giải thoát Không để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với pháp môn giải thoát Không chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nên nương vào pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào năm loại mắt để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với năm loại mắt chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào sáu phép thần thông để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với sáu phép thần thông chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồtát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào pháp môn Tam-ma-địa để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với pháp môn Tam-ma-địa chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào pháp môn Đàla-ni để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với pháp môn Đà-lani chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào mười lực của Phật để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với mười lực của Phật chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nên nương vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, nên nương vào trí Nhất thiết để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với trí Nhất thiết chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nên nương vào trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng để nghiệm biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Nếu Đại Bồ-tát, đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng sinh chấp trước, nên biết đó là Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Này Thiện Hiện, có các Đại Bồ-tát không thoái chuyển tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng quán chiếu lời lẽ và sự dạy bảo của kẻ khác cho là chân chính, quan trọng.

Này Thiện Hiện, có các Đại Bồ-tát không thoái chuyển tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng phải chỉ tin kẻ khác mà còn có việc làm của mình.

Này Thiện Hiện, có các Đại Bồ-tát không thoái chuyển tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng bị tâm tham dẫn dắt, chẳng bị tâm sân dẫn dắt, chẳng bị tâm si dẫn dắt, chẳng bị tâm kiêu mạn dẫn dắt, chẳng bị các loại tâm tạp nhiễm khác dẫn dắt.

Này Thiện Hiện, có các Đại Bồ-tát không thoái chuyển tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chẳng lìa Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng lìa Tịnh giới ba-lamật-đa, chẳng lìa An nhẫn ba-la-mật-đa, chẳng lìa Tinh tấn ba-la-mật-đa, chẳng lìa Tĩnh lự ba-la-mậtđa, chẳng lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, có các Đại Bồ-tát không thoái chuyển nghe giảng nói về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, cũng chẳng thoái bỏ. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, hoan hỷ ưa thích lãnh hội, thọ trì, đọc tụng, thông suốt rốt ráo, gắn chặt tư duy, theo đúng pháp tu hành, chưa từng mệt mỏi.

Này Thiện Hiện, nên biết Đại Bồ-tát không thoái chuyển ấy, vì đời trước đã từng được nghe nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thọ trì, đọc tụng, tư duy như lý. Vì sao? Này Thiện Hiện, nhờ đấy, Đại Bồ-tát không thoái chuyển nghe giảng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, cũng chẳng thoái bỏ. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, hoan hỷ ưa thích lãnh hội, thọ trì, đọc tụng, thông suốt rốt ráo, gắn chặt tư duy, theo đúng pháp tu hành, chưa từng mỏi mệt.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát nghe giảng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, cũng chẳng thoái bỏ thì Đại Bồ-tát ấy tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa?

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy tùy thuận liên tục, luôn hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, nên làm như thế để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế nào?

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp không để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồtát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô tướng để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô nguyện để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập hư không để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập không sở hữu để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồtát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập không sinh, không diệt để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập không nhiễm, không tịnh để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập chân như để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp giới để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp tánh để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh không hư vọng để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh chẳng đổi khác để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh bình đẳng để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồtát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh ly sinh để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồtát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp định để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp trụ để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập thật tế để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập cảnh giới hư không để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-lamật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập nẻo không tạo tác để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập huyễn để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập mộng để tu hành Bátnhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tiếng vang để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập ảnh tượng để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập bóng sáng để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập dợn nắng để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập sự biến hóa để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồtát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập thành ảo để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

QUYỂN 318

Phẩm 46: TRÍ HƯỚNG ĐẾN (3)

Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, như Phật đã dạy, nếu Đại Bồtát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập các nẻo không, vô tướng, vô nguyện, hư không, không sở hữu, không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, không tạo tác, huyễn, mộng, tiếng vang, ảnh tượng, bóng sáng, dợn nắng, việc biến hóa, thành ảo để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí, để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sắc, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn xứ, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sắc xứ, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn giới, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sắc giới, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn thức giới, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn xúc, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chẳng hành các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành địa giới, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành vô minh, chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp không bên trong, chẳng hành pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành chân như, chẳng hành pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn Niệm trụ, chẳng hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành Thánh đế khổ, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn Tĩnh lự.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn Vô lượng.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn Định vô sắc.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành tám Giải thoát.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành tám Thắng xứ.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành chín Định thứ đệ.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành mười Biến xứ.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp môn giải thoát Không, chẳng hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành năm loại mắt.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành mười lực của Phật, chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát ấy chẳng hành trí Nhất thiết, chẳng hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện, vì sự tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí Nhất thiết trí của Đại Bồtát ấy không thể tạo tác, không thể phá hoại, không từ đâu tới, không đi về đâu, cũng không có chỗ trụ, không phương hướng, không biên vức, không số, không lượng, không đi, không đến.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế là đã không số lượng, không đi, không đến, không thể nắm bắt được nên cũng không thể chứng đắc.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sắc để chứng, chẳng thể dựa vào thọ, tưởng, hành, thức để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn xứ để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sắc xứ để chứng, chẳng thể dựa vào thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn giới để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sắc giới để chứng, chẳng thể dựa vào thanh, hương, vị, xúc, pháp giới để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn thức giới để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn xúc để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra để chứng, chẳng thể dựa vào các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào địa giới để chứng, chẳng thể dựa vào thủy, hỏa, phong, không, thức giới để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào vô minh để chứng, chẳng thể dựa vào hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào Bố thí ba-la-mật-đa để chứng, chẳng thể dựa vào Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp không bên trong để chứng, chẳng thể dựa vào pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào chân như để chứng, chẳng thể dựa vào pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn Niệm trụ để chứng, chẳng thể dựa vào bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào Thánh đế khổ để chứng, chẳng thể dựa vào Thánh đế tập, diệt, đạo để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn Tĩnh lự để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn Vô lượng để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn Định vô sắc để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào tám Giải thoát để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào tám Thắng xứ để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào chín Định thứ đệ để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào mười Biến xứ để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp môn giải thoát Không để chứng, chẳng thể dựa vào pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào năm loại mắt để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sáu phép thần thông để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp môn Tam-ma-địa để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp môn Đà-la-ni để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào mười lực của Phật để chứng, chẳng thể dựa vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào quả Dự lưu để chứng, chẳng thể dựa vào quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán để chứng. Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào quả vị Độc giác để chứng.

Này Thiện Hiện, trí Nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào trí Nhất thiết để chứng, chẳng thể dựa vào trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng để chứng.

Vì sao?

Này Thiện Hiện, vì sắc tức là trí Nhất thiết trí, thọ, tưởng, hành, thức tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì nhãn xứ tức là trí Nhất thiết trí, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì sắc xứ tức là trí Nhất thiết trí, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì nhãn giới tức là trí Nhất thiết trí, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì sắc giới tức là trí Nhất thiết trí, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì nhãn thức giới tức là trí Nhất thiết trí, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì nhãn xúc tức là trí Nhất thiết trí, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra tức là trí Nhất thiết trí, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì địa giới tức là trí Nhất thiết trí, thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì vô minh tức là trí Nhất thiết trí, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì Bố thí ba-la-mật-đa tức là trí Nhất thiết trí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì pháp không bên trong tức là trí Nhất thiết trí, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì chân như tức là trí Nhất thiết trí, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì bốn Niệm trụ tức là trí Nhất thiết trí, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì Thánh đế khổ tức là trí Nhất thiết trí, Thánh đế tập, diệt, đạo tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì bốn Tĩnh lự tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì bốn Vô lượng tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì bốn Định vô sắc tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì tám Giải thoát tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì tám Thắng xứ tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì chín Định thứ đệ tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì mười Biến xứ tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì pháp môn giải thoát Không tức là trí Nhất thiết trí, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì năm loại mắt tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì sáu phép thần thông tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì pháp môn Tam-ma-địa tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì pháp môn Đà-la-ni tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì mười lực của Phật tức là trí Nhất thiết trí, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì quả Dự lưu tức là trí Nhất thiết trí, quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì quả vị Độc giác tức là trí Nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện, vì trí Nhất thiết tức là trí Nhất thiết trí, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng tức là trí Nhất thiết trí.

Vì sao? Này Thiện Hiện, vì hoặc chân như của sắc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của nhãn xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của sắc xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của nhãn giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của sắc giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của nhãn thức giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của nhãn xúc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của địa giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của vô minh, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của Bố thí bala-mật-đa, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của pháp không bên trong, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của chân như, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của bốn Niệm trụ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của Thánh đế khổ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của bốn Tĩnh lự, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của bốn Vô lượng, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của bốn Định vô sắc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của tám Giải thoát, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của tám Thắng xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của chín Định thứ đệ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của mười Biến xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của pháp môn giải thoát Không, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của năm loại mắt, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của sáu phép thần thông, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của pháp môn Tam-ma-địa, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của pháp môn Đà-la-ni, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của mười lực của Phật, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của quả Dự lưu, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của quả vị Độc giác, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện, hoặc chân như của trí Nhất thiết, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác; hoặc chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác.


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]