SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

HỘI THỨ I

Phẩm 47: CHÂN NHƯ
(QUYỂN 318 - 324)

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.

QUYỂN 318

QUYỂN 319

QUYỂN 320

QUYỂN 321

QUYỂN 322

QUYỂN 323

QUYỂN 324

 

 


QUYỂN 318

Phẩm 47: CHÂN NHƯ (1)

Lúc bấy giờ, các Thiên tử của cõi Dục, cõi Sắc, mỗi vị đều mang các thứ hương bột Đa-yết-la, Đama-la, Chiên-đàn ở cõi trời, lại cầm những loại hoa sen xanh, hoa sen đỏ, hoa sen vàng, hoa sen trắng, hoa mỹ diệu hương, hoa mỹ diệu âm, hoa đại mỹ diệu âm cũng của cõi trời, từ xa tung rải cúng dường Phật, rồi đi đến chỗ Đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, lui ra đứng một bên, bạch:

–Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế rất là sâu xa, khó thấy khó biết, chẳng thể suy tìm, vượt mọi cảnh giới suy tìm, vi diệu vắng lặng, phải là Bậc thông tuệ mới có thể biết được, chẳng phải hàng tầm thường trong thế gian có thể tin tưởng, lãnh hội được. Ngay khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, ở trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa ấy, đều nói thế này:

Sắc tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là thọ, tưởng, hành, thức.

Nhãn xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Sắc xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Nhãn giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhãn giới; nhãn giới nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Sắc giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Nhãn thức giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Nhãn xúc tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra.

Địa giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Vô minh tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là hành cho đến lão tử.

Bố thí ba-la-mật-đa tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là Bố thí ba-la-mật-đa; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Pháp không bên trong tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp không bên trong; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Chân như tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là chân như; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Bốn Niệm trụ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Niệm trụ; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo.

Thánh đế khổ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bốn Tĩnh lự tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Tĩnh lự; bốn Vô lượng tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Vô lượng; bốn Định vô sắc tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Định vô sắc.

Tám Giải thoát tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là tám Giải thoát; tám Thắng xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là tám Thắng xứ; chín Định thứ đệ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là chín Định thứ đệ; mười Biến xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là mười Biến xứ.

Pháp môn giải thoát Không tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát Không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Năm loại mắt tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là năm loại mắt; sáu phép thần thông tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là sáu phép thần thông.

Pháp môn Tam-ma-địa tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp môn Tam-ma-địa; pháp môn Đà-la-ni tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp môn Đà-la-ni.

Mười lực của Phật tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là mười lực của Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Quả Dự lưu tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là quả Dự lưu; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán.

Quả vị Độc giác tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là quả vị Độc giác.

Trí Nhất thiết tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là trí Nhất thiết; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Vì sao? Vì hoặc chân như của sắc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận. Hoặc chân như của nhãn xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của sắc xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của nhãn giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của sắc giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận. Hoặc chân như của nhãn thức giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của nhãn xúc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận. Hoặc chân như của địa giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của vô minh, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận. Hoặc chân như của Bố thí ba-la-mật-đa, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của pháp không bên trong, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của chân như, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của bốn Niệm trụ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của Thánh đế khổ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của bốn Tĩnh lự, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của bốn Vô lượng, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của bốn Định vô sắc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của tám Giải thoát, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của tám Thắng xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của chín Định thứ đệ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của mười Biến xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của pháp môn giải thoát Không, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của năm loại mắt, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của sáu phép thần thông, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của pháp môn Tam-ma-địa, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của pháp môn Đà-la-ni, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này Xá-lợi Tử, vì chân như nơi mười lực của Phật, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của quả Dự lưu, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của quả vị Độc giác, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của trí Nhất thiết, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chân như của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

QUYỂN 319

Phẩm 47: CHÂN NHƯ (2)

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo với các Thiên tử của cõi Dục, cõi Sắc:

–Đúng vậy, đúng vậy, đúng như các ông đã nói! Này các Thiên tử, sắc tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là thọ, tưởng, hành, thức.

Này các Thiên tử, nhãn xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này các Thiên tử, sắc xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này các Thiên tử, nhãn giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhãn giới; nhãn giới nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Này các Thiên tử, sắc giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Này các Thiên tử, nhãn thức giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Này các Thiên tử, nhãn xúc tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Này các Thiên tử, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Này các Thiên tử, địa giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này các Thiên tử, vô minh tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là hành cho đến lão tử.

Này các Thiên tử, Bố thí ba-la-mật-đa tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là Bố thí ba-lamật-đa; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bátnhã ba-la-mật-đa tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa.

Này các Thiên tử, pháp không bên trong tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp không bên trong; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Này các Thiên tử, chân như tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là chân như; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này các Thiên tử, bốn Niệm trụ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Niệm trụ; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo.

Này các Thiên tử, Thánh đế khổ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này các Thiên tử, bốn Tĩnh lự tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Tĩnh lự.

Này các Thiên tử, bốn Vô lượng tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Vô lượng.

Này các Thiên tử, bốn Định vô sắc tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn Định vô sắc.

Này các Thiên tử, tám Giải thoát tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là tám Giải thoát.

Này các Thiên tử, tám Thắng xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là tám Thắng xứ.

Này các Thiên tử, chín Định thứ đệ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là chín Định thứ đệ.

Này các Thiên tử, mười Biến xứ tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là mười Biến xứ.

Này các Thiên tử, pháp môn giải thoát Không tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát Không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này các Thiên tử, năm loại mắt tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là năm loại mắt.

Này các Thiên tử, sáu phép thần thông tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là sáu phép thần thông.

Này các Thiên tử, pháp môn Tam-ma-địa tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp môn Tam-ma-địa.

Này các Thiên tử, pháp môn Đà-la-ni tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là pháp môn Đàla-ni.

Này các Thiên tử, mười lực của Phật tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là mười lực của Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này các Thiên tử, quả Dự lưu tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là quả Dự lưu; quả

Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán.

Này các Thiên tử, quả vị Độc giác tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là quả vị Độc giác.

Này các Thiên tử, trí Nhất thiết tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là trí Nhất thiết; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật tức là trí Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí tức là quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.

Vì sao? Này các Thiên tử, vì hoặc chân như của sắc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của nhãn xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của sắc xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của nhãn giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của sắc giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của nhãn thức giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của nhãn xúc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của địa giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của vô minh, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của Bố thí bala-mật-đa, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của pháp không bên trong, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của chân như, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của bốn Niệm trụ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của Thánh đế khổ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của bốn Tĩnh lự, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của bốn Vô lượng, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của bốn Định vô sắc, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của tám Giải thoát, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận Này các Thiên tử, hoặc chân như của tám Thắng xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận Này các Thiên tử, hoặc chân như của chín Định thứ đệ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận Này các Thiên tử, hoặc chân như của mười Biến xứ, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của pháp môn giải thoát Không, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của năm loại mắt, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của sáu phép thần thông, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của pháp môn Tam-ma-địa, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận Này các Thiên tử, hoặc chân như của pháp môn Đà-la-ni, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như nơi mười lực của Phật, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của quả Dự lưu, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của quả vị Độc giác, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của trí Nhất thiết, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, hoặc chân như của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc chân như của trí Nhất thiết trí, hoặc chân như của tất cả pháp đều là một chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử, Ta quán nghĩa này tâm thường hướng đến nẻo tịch diệt, chẳng ưa thuyết pháp. Vì sao? Vì pháp này sâu xa, khó thấy, khó biết, chẳng có thể suy tìm, vượt mọi cảnh giới suy tìm, vi diệu vắng lặng, phải là hàng thông tuệ mới có thể lãnh hội được, chẳng phải hạng người tầm thường trong thế gian mà có thể tin tưởng thọ nhận, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tức là quả vị Giác ngộ cao tột mà Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã chứng đắc.

Này các Thiên tử, quả vị Giác ngộ cao tột như thế không có chủ thể chứng, chẳng phải có đối tượng để chứng, không có nơi chốn chứng đắc, cũng không có thời gian chứng đắc.

Này các Thiên tử, pháp này sâu xa mầu nhiệm, chỉ xuất hiện độc nhất, chẳng phải là pháp mà thế gian có thể sánh kịp.

Này các Thiên tử, vì hư không sâu xa nên pháp này sâu xa; vì chân như sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp tánh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh không hư vọng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh chẳng đổi khác sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh bình đẳng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh ly sinh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp định sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp trụ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thật tế sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cảnh giới hư không sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì vô lượng vô biên sâu xa nên pháp này sâu xa; vì không đến, không đi sâu xa nên pháp này sâu xa; vì không sinh, không diệt sâu xa nên pháp này sâu xa; vì không nhiễm, không tịnh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì không biết, không đắc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì không tạo, không tác sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì ngã sâu xa nên pháp này sâu xa; vì hữu tình sâu xa nên pháp này sâu xa; vì dòng sinh mạng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì khả năng sinh khởi sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sự nuôi dưỡng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sự trưởng thành sâu xa nên pháp này sâu xa; vì chủ thể luân hồi sâu xa nên pháp này sâu xa; vì ý sinh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nho đồng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì khả năng tạo tác sâu xa nên pháp này sâu xa; vì khả năng thọ nhận sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sự hiểu biết sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sự nhận thức sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì sắc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thọ, tưởng, hành, thức sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì nhãn xứ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì sắc xứ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì nhãn giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì sắc giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì nhãn thức giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì nhãn xúc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra sâu xa nên pháp này sâu xa; vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì địa giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì vô minh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì Bố thí ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì Tịnh giới ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì An nhẫn ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì Tinh tấn ba-la-mậtđa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì Tĩnh lự ba-lamật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì Bát-nhã bala-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì pháp không bên trong sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì bốn Niệm trụ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì Thánh đế khổ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì Thánh đế tập, diệt, đạo sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì bốn Tĩnh lự sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn Vô lượng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn Định vô sắc sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì tám Giải thoát sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tám Thắng xứ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì chín Định thứ đệ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì mười Biến xứ sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì pháp môn giải thoát Không sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì năm loại mắt sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sáu phép thần thông sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì pháp môn Tam-ma-địa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp môn Đà-la-ni sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì mười lực của Phật sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì quả Dự lưu sâu xa nên pháp này sâu xa; vì quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì quả vị Độc giác sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì trí Nhất thiết sâu xa nên pháp này sâu xa; vì trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử, vì tất cả Phật pháp sâu xa nên pháp này sâu xa.

Khi ấy, các Thiên tử của cõi Dục, cõi Sắc cùng bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, pháp đã thuyết ấy sâu xa vi diệu, chẳng phải hạng tầm thường ở thế gian có thể tin tưởng, lãnh hội được.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc mà nói; chẳng vì thâu tóm thọ, tưởng, hành, thức mà nói, chẳng vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm nhãn xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xứ mà nói; chẳng vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm sắc xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc xứ mà nói; chẳng vì thâu tóm thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm nhãn giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn giới mà nói; chẳng vì thâu tóm nhãn giới mà nói; chẳng vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm sắc giới mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc giới mà nói; chẳng vì thâu tóm thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm nhãn thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn thức giới mà nói; chẳng vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm nhãn xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xúc mà nói; chẳng vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra mà nói; chẳng vì thâu tóm các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm địa giới mà nói, chẳng vì xả bỏ địa giới mà nói; chẳng vì thâu tóm thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm vô minh mà nói, chẳng vì xả bỏ vô minh mà nói; chẳng vì thâu tóm hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não mà nói, chẳng vì xả bỏ hành cho đến lão tử mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm Bố thí ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Bố thí ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì thâu tóm Tịnh giới ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Tịnh giới ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì thâu tóm An nhẫn ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ An nhẫn ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì thâu tóm Tinh tấn ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Tinh tấn bala-mật-đa mà nói; chẳng vì thâu tóm Tĩnh lự ba-lamật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Tĩnh lự ba-la-mậtđa mà nói; chẳng vì thâu tóm Bát-nhã ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm pháp không bên trong mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không bên trong mà nói; chẳng vì thâu tóm pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm chân như mà nói, chẳng vì xả bỏ chân như mà nói; chẳng vì thâu tóm pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm bốn Niệm trụ mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Niệm trụ mà nói; chẳng vì thâu tóm bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm Thánh đế khổ mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế khổ mà nói; chẳng vì thâu tóm Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm bốn Tĩnh lự mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Tĩnh lự mà nói; chẳng vì thâu tóm bốn Vô lượng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Vô lượng mà nói; chẳng vì thâu tóm bốn Định vô sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Định vô sắc mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm tám Giải thoát mà nói, chẳng vì xả bỏ tám Giải thoát mà nói; chẳng vì thâu tóm tám Thắng xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ tám Thắng xứ mà nói; chẳng vì thâu tóm chín Định thứ đệ mà nói, chẳng vì xả bỏ chín Định thứ đệ mà nói; chẳng vì thâu tóm mười Biến xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ mười Biến xứ mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm pháp môn giải thoát Không mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát Không mà nói; chẳng vì thâu tóm pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm năm loại mắt mà nói, chẳng vì xả bỏ năm loại mắt mà nói; chẳng vì thâu tóm sáu phép thần thông mà nói, chẳng vì xả bỏ sáu phép thần thông mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm pháp môn Tam-ma-địa mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà nói; chẳng vì thâu tóm pháp môn Đà-la-ni mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm mười lực của Phật mà nói, chẳng vì xả bỏ mười lực của Phật mà nói; chẳng vì thâu tóm bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm quả Dự lưu mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Dự lưu mà nói; chẳng vì thâu tóm quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm quả vị Độc giác mà nói, chẳng vì xả bỏ quả vị Độc giác mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm trí Nhất thiết mà nói, chẳng vì xả bỏ trí Nhất thiết mà nói; chẳng vì thâu tóm trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà nói, chẳng vì xả bỏ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà nói.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm tất cả Phật pháp mà nói, chẳng vì xả bỏ tất cả Phật pháp mà nói.

Bạch Thế Tôn, các hữu tình trong thế gian, phần nhiều khi tạo tác thì thường thâu tóm mọi sự tạo tác ấy, khởi sinh chấp ta và của ta. Đó là: Sắc là ta, là của ta; thọ, tưởng, hành, thức là ta, là của ta. Nhãn xứ là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là ta, là của ta. Sắc xứ là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là ta, là của ta. Nhãn giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là ta, là của ta. Sắc giới là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là ta, là của ta. Nhãn thức giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là ta, là của ta. Nhãn xúc là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là ta, là của ta. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là ta, là của ta; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra là ta, là của ta. Địa giới là ta, là của ta; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là ta, là của ta. Vô minh là ta, là của ta; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não là ta, là của ta.

Bố thí ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Tịnh giới ba-la-mật-đa là ta, là của ta; An nhẫn ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Tinh tấn ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Tĩnh lự ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Bát-nhã bala-mật-đa là ta, là của ta. Pháp không bên trong là ta, là của ta; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là ta, là của ta.

Chân như là ta, là của ta; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là ta, là của ta. Bốn Niệm trụ là ta, là của ta; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là ta, là của ta. Thánh đế khổ là ta, là của ta; Thánh đế tập, diệt, đạo là ta, là của ta. Bốn Tĩnh lự là ta, là của ta; bốn Vô lượng là ta, là của ta; bốn Định vô sắc là ta, là của ta. Tám Giải thoát là ta, là của ta; tám Thắng xứ là ta, là của ta; chín Định thứ đệ là ta, là của ta; mười Biến xứ là ta, là của ta. Pháp môn giải thoát Không là ta, là của ta; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là ta, là của ta. Năm loại mắt là ta, là của ta; sáu phép thần thông là ta, là của ta. Pháp môn Tam-ma-địa là ta, là của ta; pháp môn Đà-la-ni là ta, là của ta. Mười lực của Phật là ta, là của ta; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là ta, là của ta. Quả Dự lưu là ta, là của ta; quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán là ta, là của ta. Quả vị Độc giác là ta, là của ta. Trí Nhất thiết là ta, là của ta; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là ta, là của ta.

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử:

–Đúng vậy, đúng vậy, đúng như các ông đã nói! Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc mà nói; chẳng vì thâu tóm thọ, tưởng, hành, thức mà nói, chẳng vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm nhãn xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xứ mà nói; chẳng vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm sắc xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc xứ mà nói; chẳng vì thâu tóm thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm nhãn giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn giới mà nói; chẳng vì thâu tóm nhãn giới mà nói; chẳng vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm sắc giới mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc giới mà nói; chẳng vì thâu tóm thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm nhãn thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn thức giới mà nói; chẳng vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm nhãn xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xúc mà nói; chẳng vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra mà nói; chẳng vì thâu tóm các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm địa giới mà nói, chẳng vì xả bỏ địa giới mà nói; chẳng vì thâu tóm thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm vô minh mà nói, chẳng vì xả bỏ vô minh mà nói; chẳng vì thâu tóm hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não mà nói, chẳng vì xả bỏ hành cho đến lão tử mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm Bố thí ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Bố thí ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì thâu tóm Tịnh giới ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Tịnh giới ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì thâu tóm An nhẫn ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ An nhẫn ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì thâu tóm Tinh tấn ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Tinh tấn ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì thâu tóm Tĩnh lự bala-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Tĩnh lự ba-lamật-đa mà nói; chẳng vì thâu tóm Bát-nhã ba-lamật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Bát-nhã ba-la-mậtđa mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm pháp không bên trong mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không bên trong mà nói; chẳng vì thâu tóm pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm chân như mà nói, chẳng vì xả bỏ chân như mà nói; chẳng vì thâu tóm pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm bốn Niệm trụ mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Niệm trụ mà nói; chẳng vì thâu tóm bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm Thánh đế khổ mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế khổ mà nói; chẳng vì thâu tóm Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm bốn Tĩnh lự mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Tĩnh lự mà nói; chẳng vì thâu tóm bốn Vô lượng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Vô lượng mà nói; chẳng vì thâu tóm bốn Định vô sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn Định vô sắc mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm tám Giải thoát mà nói, chẳng vì xả bỏ tám Giải thoát mà nói; chẳng vì thâu tóm tám Thắng xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ tám Thắng xứ mà nói; chẳng vì thâu tóm chín Định thứ đệ mà nói, chẳng vì xả bỏ chín Định thứ đệ mà nói; chẳng vì thâu tóm mười Biến xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ mười Biến xứ mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm pháp môn giải thoát Không mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát Không mà nói; chẳng vì thâu tóm pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm năm loại mắt mà nói, chẳng vì xả bỏ năm loại mắt mà nói; chẳng vì thâu tóm sáu phép thần thông mà nói, chẳng vì xả bỏ sáu phép thần thông mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm pháp môn Tam-ma-địa mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà nói; chẳng vì thâu tóm pháp môn Đà-la-ni mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm mười lực của Phật mà nói, chẳng vì xả bỏ mười lực của Phật mà nói; chẳng vì thâu tóm bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm quả Dự lưu mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Dự lưu mà nói; chẳng vì thâu tóm quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm quả vị Độc giác mà nói, chẳng vì xả bỏ quả vị Độc giác mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm trí Nhất thiết mà nói, chẳng vì xả bỏ trí Nhất thiết mà nói; chẳng vì thâu tóm trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà nói, chẳng vì xả bỏ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà nói.

Này các Thiên tử, pháp thâm diệu này, chẳng vì thâu tóm tất cả Phật pháp mà nói, chẳng vì xả bỏ tất cả Phật pháp mà nói.

QUYỂN 320

Phẩm 47: CHÂN NHƯ (3)

Này các Thiên tử, hữu tình ở thế gian phần nhiều tạo tác rồi thâu tóm sự tạo tác ấy rồi khởi chấp ta và của ta, đó là: Sắc là ta, là của ta; thọ, tưởng, hành, thức là ta, là của ta. Nhãn xứ là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là ta, là của ta. Sắc xứ là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là ta, là của ta. Nhãn giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là ta, là của ta. Sắc giới là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là ta, là của ta. Nhãn thức giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là ta, là của ta. Nhãn xúc là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là ta, là của ta. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là ta, là của ta; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra là ta, là của ta. Địa giới là ta, là của ta; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là ta, là của ta. Vô minh là ta, là của ta; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não là ta, là của ta.

Bố thí ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Tịnh giới ba-la-mật-đa là ta, là của ta; An nhẫn ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Tinh tấn ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Tĩnh lự ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Bát-nhã bala-mật-đa là ta, là của ta. Pháp không bên trong là ta, là của ta; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là ta, là của ta.

Chân như là ta, là của ta; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là ta, là của ta. Bốn Niệm trụ là ta, là của ta; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo là ta, là của ta. Thánh đế khổ là ta, là của ta; Thánh đế tập, diệt, đạo là ta, là của ta. Bốn Tĩnh lự là ta, là của ta; bốn Vô lượng là ta, là của ta; bốn Định vô sắc là ta, là của ta. Tám Giải thoát là ta, là của ta; tám Thắng xứ là ta, là của ta; chín Định thứ đệ là ta, là của ta; mười Biến xứ là ta, là của ta. Pháp môn giải thoát Không là ta, là của ta; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là ta, là của ta. Năm loại mắt là ta, là của ta; sáu phép thần thông là ta, là của ta. Pháp môn Tam-ma-địa là ta, là của ta; pháp môn Đà-la-ni là ta, là của ta. Mười lực của Phật là ta, là của ta; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng là ta, là của ta. Quả Dự lưu là ta, là của ta; quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán là ta, là của ta. Quả vị Độc giác là ta, là của ta. Trí Nhất thiết là ta, là của ta; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là ta, là của ta.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm sắc mà tu hành, vì xả bỏ sắc mà tu hành; vì thâu tóm thọ, tưởng, hành, thức mà tu hành, vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồtát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm nhãn xứ mà tu hành, vì xả bỏ nhãn xứ mà tu hành; vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm sắc xứ mà tu hành, vì xả bỏ sắc xứ mà tu hành; vì thâu tóm thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà tu hành, vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồtát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm nhãn giới mà tu hành, vì xả bỏ nhãn giới mà tu hành; vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồtát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm sắc giới mà tu hành, vì xả bỏ sắc giới mà tu hành; vì thâu tóm thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà tu hành, vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-lamật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm nhãn thức giới mà tu hành, vì xả bỏ nhãn thức giới mà tu hành; vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã bala-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm nhãn xúc mà tu hành, vì xả bỏ nhãn xúc mà tu hành; vì thâu tóm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồtát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra mà tu hành, vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra mà tu hành; vì thâu tóm các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra mà tu hành, vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-lamật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm địa giới mà tu hành, vì xả bỏ địa giới mà tu hành; vì thâu tóm thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà tu hành, vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã bala-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm vô minh mà tu hành, vì xả bỏ vô minh mà tu hành; vì thâu tóm hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não mà tu hành, vì xả bỏ hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-lamật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm Bố thí ba-la-mật-đa mà tu hành, vì xả bỏ Bố thí ba-la-mậtđa mà tu hành; vì thâu tóm Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa mà tu hành, vì xả bỏ Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-lamật-đa mà tu hành, Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bátnhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồtát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm pháp không bên trong mà tu hành, vì xả bỏ pháp không bên trong mà tu hành; vì thâu tóm pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu hành, vì xả bỏ pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-lamật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm chân như mà tu hành, vì xả bỏ chân như mà tu hành; vì thâu tóm pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà tu hành, vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bátnhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa;

Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồtát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm bốn Niệm trụ mà tu hành, vì xả bỏ bốn Niệm trụ mà tu hành; vì thâu tóm bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mà tu hành, vì xả bỏ bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồtát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm Thánh đế khổ mà tu hành, vì xả bỏ Thánh đế khổ mà tu hành; vì thâu tóm Thánh đế tập, diệt, đạo mà tu hành, vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồtát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm bốn Tĩnh lự mà tu hành, vì xả bỏ bốn Tĩnh lự mà tu hành; vì thâu tóm bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mà tu hành, vì xả bỏ bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bátnhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồtát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm tám Giải thoát mà tu hành, vì xả bỏ tám Giải thoát mà tu hành; vì thâu tóm tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mà tu hành, vì xả bỏ tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồtát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm pháp môn giải thoát Không mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn giải thoát Không mà tu hành; vì thâu tóm pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồtát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồtát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm năm loại mắt mà tu hành, vì xả bỏ năm loại mắt mà tu hành; vì thâu tóm sáu phép thần thông mà tu hành, vì xả bỏ sáu phép thần thông mà tu hành, thì Bồtát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồtát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

QUYỂN 321

Phẩm 47: CHÂN NHƯ (4)

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm pháp môn Tam-ma-địa mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà tu hành; vì thâu tóm pháp môn Đàla-ni mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã bala-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm mười lực của Phật mà tu hành, vì xả bỏ mười lực của Phật mà tu hành; vì thâu tóm bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu hành, vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí bala-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồtát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm quả Dự lưu mà tu hành, vì xả bỏ quả Dự lưu mà tu hành; vì thâu tóm quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán mà tu hành, vì xả bỏ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bátnhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồtát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm quả vị Độc giác mà tu hành, vì xả bỏ quả vị Độc giác mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa; Bồtát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồtát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử, nếu Bồ-tát vì thâu tóm trí Nhất thiết mà tu hành, vì xả bỏ trí Nhất thiết mà tu hành; vì thâu tóm trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà tu hành, vì xả bỏ trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mậtđa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không bên trong, cũng chẳng có thể chứng pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chân như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn; Bồtát ấy chẳng có thể tu bốn Niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn Tĩnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám Giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực của Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí Nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận tất cả các pháp. Vậy pháp thâm diệu này tùy thuận tất cả các pháp nào?

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng tùy thuận Tĩnh lự, Tinh tấn, An nhẫn, Tịnh giới, Bố thí ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận pháp không bên trong, cũng tùy thuận pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận chân như, cũng tùy thuận pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận bốn Niệm trụ, cũng tùy thuận bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận Thánh đế khổ, cũng tùy thuận Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận bốn Tĩnh lự, cũng tùy thuận bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận tám Giải thoát, cũng tùy thuận tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận pháp môn giải thoát Không, cũng tùy thuận pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận năm loại mắt, cũng tùy thuận sáu phép thần thông. Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận pháp môn Tam-ma-địa, cũng tùy thuận pháp môn Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận mười lực của Phật, cũng tùy thuận bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này tùy thuận trí Nhất thiết, cũng tùy thuận trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này hoàn toàn không có chướng ngại. Pháp thâm diệu này đối với các pháp nào, không bị chướng ngại?

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với sắc không bị chướng ngại, đối với thọ, tưởng, hành, thức không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với nhãn xứ không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với sắc xứ không bị chướng ngại, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với nhãn giới không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với sắc giới không bị chướng ngại, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với nhãn thức giới không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với nhãn xúc không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra không bị chướng ngại, đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với địa giới không bị chướng ngại, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với vô minh không bị chướng ngại, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với Bố thí ba-la-mật-đa không bị chướng ngại, đối với Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với pháp không bên trong không bị chướng ngại, đối với pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với chân như không bị chướng ngại, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với bốn Niệm trụ không bị chướng ngại, đối với bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với Thánh đế khổ không bị chướng ngại, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với bốn Tĩnh lự không bị chướng ngại, đối với bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với tám Giải thoát không bị chướng ngại, đối với tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với pháp môn giải thoát Không không bị chướng ngại, đối với pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với năm loại mắt không bị chướng ngại, đối với sáu phép thần thông không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với pháp môn Tam-ma-địa Không bị chướng ngại, đối với pháp môn Đà-la-ni không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với mười lực của Phật không bị chướng ngại, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với quả Dự lưu không bị chướng ngại, đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với quả vị Độc giác không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này đối với trí Nhất thiết không bị chướng ngại, đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không bị chướng ngại.

Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này lấy nẻo không chướng ngại làm tướng. Vì sao?

Bạch Thế Tôn, vì tánh của hư không bình đẳng, vì tánh của chân như bình đẳng, vì tánh của pháp giới bình đẳng, vì tánh của pháp tánh bình đẳng, vì tánh của tánh không hư vọng bình đẳng, vì tánh của tánh chẳng đổi khác bình đẳng, vì tánh của tánh bình đẳng bình đẳng, vì tánh của tánh ly sinh bình đẳng, vì tánh của định pháp bình đẳng, vì tánh của trụ pháp bình đẳng, vì tánh của thật tế bình đẳng, vì tánh của cảnh giới hư không bình đẳng, vì tánh của cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn bình đẳng, vì tánh của không, vô tướng, vô nguyện bình đẳng, vì tánh của không tạo, không tác bình đẳng, vì tánh của không nhiễm, không tịnh bình đẳng.

–Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này không sinh, không diệt. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì sắc không sinh, không diệt, vì thọ, tưởng, hành, thức không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì nhãn xứ không sinh, không diệt, vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì sắc xứ không sinh, không diệt, vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì nhãn giới không sinh, không diệt, vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì sắc giới không sinh, không diệt, vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì nhãn thức giới không sinh, không diệt, vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì nhãn xúc không sinh, không diệt, vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra không sinh, không diệt, vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì địa giới không sinh, không diệt, vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì vô minh không sinh, không diệt, vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì Bố thí ba-la-mật-đa không sinh, không diệt, vì Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì pháp không bên trong không sinh, không diệt, vì pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì chân như không sinh, không diệt, vì pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì bốn Niệm trụ không sinh, không diệt, vì bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì Thánh đế khổ không sinh, không diệt, vì Thánh đế tập, diệt, đạo không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì bốn Tĩnh lự không sinh, không diệt, vì bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì tám Giải thoát không sinh, không diệt, vì tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì pháp môn giải thoát Không không sinh, không diệt, vì pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì năm loại mắt không sinh, không diệt, vì sáu phép thần thông không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì pháp môn Tam-ma-địa Không sinh, không diệt, vì pháp môn Đà-la-ni không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì mười lực của Phật không sinh, không diệt, vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì quả Dự lưu không sinh, không diệt, vì quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì quả vị Độc giác không sinh, không diệt.

Bạch Thế Tôn, vì trí Nhất thiết không sinh, không diệt, vì trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng không sinh, không diệt.

–Bạch Thế Tôn, pháp thâm diệu này hoàn toàn không có dấu vết. Vì sao?

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của sắc chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của nhãn giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của sắc giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của địa giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của vô minh chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của Bố thí ba-la-mậtđa chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của chân như chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của pháp môn Tamma-địa chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết nơi mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của quả Dự lưu chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì dấu vết của trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được. Lúc này, các Thiên tử nơi cõi Dục, cõi Sắc lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sinh, là đệ tử chân chánh của Phật. Vì sao? Vì tất cả các pháp mà Thượng tọa Thiện Hiện đã giảng nói, đều tương ưng với không.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện nói với các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc:

–Thiên tử các ông nói Thiện Hiện ta do Như Lai sinh, là đệ tử chân chánh của Phật. Thế nào là Thiện Hiện do Như Lai sinh?

Đó là do chân như của Như Lai sinh. Vì sao? Vì chân như của Như Lai không đến, không đi, chân như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, không đến, không đi. Do đó nói Thượng tọa Thiện Hiện là do Như Lai sinh.

Lại nữa, chân như của Như Lai tức là chân như của tất cả các pháp; chân như của tất cả các pháp tức là chân như của Như Lai. Chân như như vậy là không có tánh chân như, cũng không chẳng phải tánh chân như. Chân như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sinh.

Lại nữa, chân như của Như Lai, thường trụ là tướng; chân như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, thường trụ là tướng. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sinh.

Lại nữa, chân như của Như Lai không đổi khác, không phân biệt, chuyển khắp các pháp. Chân như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, không đổi khác, không phân biệt, chuyển khắp các pháp. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sinh.

Lại nữa, chân như của Như Lai không bị chướng ngại; chân như của tất cả các pháp cũng không bị chướng ngại; hoặc chân như của Như Lai, hoặc chân như của tất cả các pháp đều đồng một chân như, không hai, không khác, không tạo tác. Chân như như vậy là tướng chân như thường tại, không khi nào chẳng phải là tướng chân như; vì là tướng chân như thường tại nên luôn luôn là tướng chân như, không hai, không khác. Chân như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sinh.

Lại nữa, chân như của Như Lai đối với tất cả xứ đều không nhớ nghĩ, không phân biệt. Chân như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, đối với tất cả xứ đều không nhớ nghĩ, không phân biệt. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sinh.

Lại nữa, chân như của Như Lai không riêng không khác, chẳng thể nắm bắt được; chân như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, không riêng không khác, chẳng thể nắm bắt được. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sinh.

Lại nữa, chân như của Như Lai chẳng lìa chân như của tất cả pháp; chân như của tất cả pháp chẳng lìa chân như của Như Lai. Chân như như vậy là tướng chân như thường tại, không khi nào chẳng phải là tướng chân như, chân như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sinh. Tuy nói là theo đấy sinh nhưng không do đâu sinh, vì chân như của Thiện Hiện chẳng khác với Phật vậy.

Lại nữa, chân như của Như Lai chẳng quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại; chân như của tất cả pháp cũng chẳng quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Chân như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sinh.

Lại nữa, vì chân như của quá khứ bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của quá khứ bình đẳng; vì chân như của vị lai bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của vị lai bình đẳng; vì chân như của hiện tại bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của hiện tại cũng bình đẳng. Hoặc chân như của quá khứ, vị lai, hiện tại bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của sắc bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của sắc bình đẳng; vì chân như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của sắc bình đẳng, hoặc chân như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của nhãn xứ bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của nhãn xứ bình đẳng; vì chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của nhãn xứ bình đẳng, hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của sắc xứ bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của sắc xứ bình đẳng; vì chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của sắc xứ bình đẳng, hoặc chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của nhãn giới bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của nhãn giới bình đẳng; vì chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của nhãn giới bình đẳng, hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của sắc giới bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của sắc giới bình đẳng; vì chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của sắc giới bình đẳng, hoặc chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của nhãn thức giới bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của nhãn thức giới bình đẳng; vì chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới Bạch Thế Tôn, có phải Đại Bồ-tát ấy hành nhãn thức giới bình đẳng, hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của nhãn xúc bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của nhãn xúc bình đẳng; vì chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc Bạch Thế Tôn, có phải Đại Bồ-tát ấy hành nhãn xúc bình đẳng, hoặc chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra bình đẳng; vì chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra Bạch Thế Tôn, có phải Đại Bồ-tát ấy hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra bình đẳng, hoặc chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của địa giới bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của địa giới bình đẳng; vì chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của địa giới bình đẳng, hoặc chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của vô minh bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của vô minh bình đẳng; vì chân như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của vô minh bình đẳng, hoặc chân như của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của Bố thí ba-la-mật-đa bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của Bố thí ba-la-mật-đa bình đẳng; vì chân như của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của Bố thí ba-la-mật-đa bình đẳng, hoặc chân như của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của pháp không bên trong bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của pháp không bên trong bình đẳng; vì chân như của pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của pháp không bên trong bình đẳng, hoặc chân như của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của chân như bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của chân như bình đẳng; vì chân như của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của chân như bình đẳng, hoặc chân như của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của bốn Niệm trụ bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của bốn Niệm trụ bình đẳng; vì chân như của bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của bốn Niệm trụ bình đẳng, hoặc chân như của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của Thánh đế khổ bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của Thánh đế khổ bình đẳng; vì chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của Thánh đế khổ bình đẳng, hoặc chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của bốn Tĩnh lự bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của bốn Tĩnh lự bình đẳng; vì chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của bốn Tĩnh lự bình đẳng, hoặc chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của tám Giải thoát bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của tám Giải thoát bình đẳng; vì chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của tám Giải thoát bình đẳng, hoặc chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của pháp môn giải thoát Không bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của pháp môn giải thoát Không bình đẳng; vì chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của pháp môn giải thoát Không bình đẳng, hoặc chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của năm loại mắt bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của năm loại mắt bình đẳng; vì chân như của sáu phép thần thông bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của sáu phép thần thông bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của năm loại mắt bình đẳng, hoặc chân như của sáu phép thần thông bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của pháp môn Tam-mađịa bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của pháp môn Tam-ma-địa bình đẳng; vì chân như của pháp môn Đà-la-ni bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của pháp môn Đà-lani bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của pháp môn Tam-ma-địa bình đẳng, hoặc chân như của pháp môn Đà-la-ni bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của mười lực của Phật bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của mười lực của Phật bình đẳng; vì chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của mười lực của Phật bình đẳng, hoặc chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của quả Dự lưu bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của quả Dự lưu bình đẳng; vì chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của quả Dự lưu bình đẳng, hoặc chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của quả vị Độc giác bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của quả vị Độc giác bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của quả vị Độc giác bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chân như của trí Nhất thiết bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của trí Nhất thiết bình đẳng; vì chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng bình đẳng nên chân như của Như Lai bình đẳng; vì chân như của Như Lai bình đẳng nên chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng bình đẳng. Như vậy, hoặc chân như của trí Nhất thiết bình đẳng, hoặc chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng bình đẳng, hoặc chân như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chân như bình đẳng, không hai, không khác.

Này các Thiên tử, Đại Bồ-tát hiện rõ sự chứng đắc chân như bình đẳng của tất cả các pháp như vậy nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thượng tọa Thiện Hiện đối với chân như đó có khả năng tin, hiểu sâu xa. Do đó nên gọi Thượng tọa Thiện Hiện là do Như Lai sinh.

QUYỂN 322

Phẩm 47: CHÂN NHƯ (5)

Trong khi giảng nói về tướng chân như như thế, ở thế giới ba lần ngàn này, sáu phương biến động, Đông vọt Tây chìm, Tây vọt Đông chìm, Nam vọt Bắc chìm, Bắc vọt Nam chìm, giữa vọt bên chìm, bên vọt giữa chìm.

Khi ấy, các Thiên tử của cõi Dục, cõi Sắc đều dùng hương bột Đa-yết-la, Đa-ma-la, Chiên-đàn cõi trời và dùng các thứ hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, hoa mỹ diệu hương, hoa mỹ diệu âm, hoa đại mỹ diệu âm cũng đều của cõi trời tung rải cúng dường Đức Thế Tôn và Thượng tọa Thiện Hiện, rồi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, thật hết sức kỳ lạ, chưa từng có! Vì Thượng tọa Thiện Hiện do chân như nên đã từ Như Lai sinh.

Bấy giờ, Thiện Hiện nói với các Thiên tử của cõi Dục, cõi Sắc:

–Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do sắc nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của sắc nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa sắc nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của sắc nên do Như Lai sinh; vì chẳng do thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn xứ nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của nhãn xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa nhãn xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của nhãn xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do sắc xứ nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của sắc xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa sắc xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của sắc xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng do thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn giới nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của nhãn giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa nhãn giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của nhãn giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do sắc giới nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của sắc giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa sắc giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của sắc giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng do thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn thức giới nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của nhãn thức giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa nhãn thức giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của nhãn thức giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn xúc nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của nhãn xúc nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa nhãn xúc nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của nhãn xúc nên do Như Lai sinh; vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra nên do Như Lai sinh; vì chẳng do các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do địa giới nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của địa giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa địa giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của địa giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng do thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sinh. Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do vô minh nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của vô minh nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa vô minh nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của vô minh nên do Như Lai sinh; vì chẳng do hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của hành cho đến chân như của lão tử nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa hành cho đến lão tử nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của hành cho đến chân như của lão tử nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do ngã nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của ngã nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa ngã nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của ngã nên do Như Lai sinh; vì chẳng do hữu tình, dòng sinh mạng, khả năng sinh khởi, sự nuôi dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sinh, nho đồng, khả năng tạo tác, khả năng thọ nhận, sự hiểu biết, sự nhận thức nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của hữu tình cho đến chân như của sự hiểu biết, sự nhận thức nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa hữu tình cho đến sự hiểu biết, sự nhận thức nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của hữu tình cho đến chân như của sự hiểu biết, sự nhận thức nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do Bố thí ba-la-mật-đa nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của Bố thí ba-la-mật-đa nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa Bố thí ba-la-mật-đa nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của Bố thí ba-la-mật-đa nên do Như Lai sinh; vì chẳng do Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của Tịnh giới cho đến chân như của Bát-nhã ba-la-mật-đa nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của Tịnh giới cho đến chân như của Bát-nhã ba-la-mật-đa nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do pháp không bên trong nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của pháp không bên trong nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa pháp không bên trong nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của pháp không bên trong nên do Như Lai sinh; vì chẳng do pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của pháp không bên ngoài cho đến chân như của pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của pháp không bên ngoài cho đến chân như của pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do chân như nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của chân như nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của chân như nên do Như Lai sinh; vì chẳng do pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của pháp giới cho đến chân như của cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của pháp giới cho đến chân như của cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do bốn Niệm trụ nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của bốn Niệm trụ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa bốn Niệm trụ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của bốn Niệm trụ nên do Như Lai sinh; vì chẳng do bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của bốn Chánh đoạn cho đến chân như của tám chi Thánh đạo nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của bốn Chánh đoạn cho đến chân như của tám chi Thánh đạo nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do Thánh đế khổ nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của Thánh đế khổ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa Thánh đế khổ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của Thánh đế khổ nên do Như Lai sinh; vì chẳng do Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do bốn Tĩnh lự nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của bốn Tĩnh lự nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa bốn Tĩnh lự nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của bốn Tĩnh lự nên do Như Lai sinh; vì chẳng do bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do tám Giải thoát nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của tám Giải thoát nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa tám Giải thoát nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của tám Giải thoát nên do Như Lai sinh; vì chẳng do tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do pháp môn giải thoát Không nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của pháp môn giải thoát Không nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa pháp môn giải thoát Không nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của pháp môn giải thoát Không nên do Như Lai sinh; vì chẳng do pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do năm loại mắt nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của năm loại mắt nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa năm loại mắt nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của năm loại mắt nên do Như Lai sinh; vì chẳng do sáu phép thần thông nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của sáu phép thần thông nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa sáu phép thần thông nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của sáu phép thần thông nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của pháp môn Tam-mađịa nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sinh; vì chẳng do pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do mười lực của Phật nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như nơi mười lực của Phật nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa mười lực của Phật nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như nơi mười lực của Phật nên do Như Lai sinh; vì chẳng do bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do quả Dự lưu nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của quả Dự lưu nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa quả Dự lưu nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của quả Dự lưu nên do Như Lai sinh; vì chẳng do quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do quả vị Độc giác nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của quả vị Độc giác nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa quả vị Độc giác nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của quả vị Độc giác nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do trí Nhất thiết nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của trí Nhất thiết nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa trí Nhất thiết nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của trí Nhất thiết nên do Như Lai sinh; vì chẳng do trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng nên do Như Lai sinh; vì chẳng do chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do hữu vi nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của hữu vi nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa hữu vi nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của hữu vi nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do vô vi nên do Như Lai sinh; chẳng do chân như của vô vi nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa vô vi nên do Như Lai sinh; vì chẳng lìa chân như của vô vi nên do Như Lai sinh.

Này các Thiên tử, tất cả các pháp ấy hoàn toàn không có sở hữu, vì chủ thể được sinh theo, hoặc đối tượng được sinh theo, do đây sinh và nơi chốn sinh theo đều chẳng thể nắm bắt được.

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, các pháp chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều rất sâu xa.

Bạch Thế Tôn, trong đó, sắc chẳng thể nắm bắt được, chân như của sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của sắc có thể nắm bắt được. Trong đó, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được, chân như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, thọ, tưởng, hành, thức còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhãn xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhãn xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhãn xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của sắc xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, sắc xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của sắc xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhãn giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhãn giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhãn giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, sắc giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của sắc giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, sắc giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của sắc giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhãn thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhãn thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhãn thức giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể nắm bắt được. Bạch Thế Tôn, trong đó, nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhãn xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhãn xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhãn xúc có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra có thể nắm bắt được. Trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, địa giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của địa giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, địa giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của địa giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, thủy, hỏa, phong, không, thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, vô minh chẳng thể nắm bắt được, chân như của vô minh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, vô minh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của vô minh có thể nắm bắt được. Trong đó, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng thể nắm bắt được, chân như của hành cho đến chân như của lão tử cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, hành cho đến lão tử còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của hành cho đến chân như của lão tử có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chân như của Bố thí bala-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, Bố thí ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của Bố thí ba-lamật-đa có thể nắm bắt được. Trong đó, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chân như của Tịnh giới cho đến chân như của Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của Tịnh giới cho đến chân như của Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp không bên trong cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp không bên trong còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp không bên trong có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp không bên ngoài cho đến chân như của pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp không bên ngoài cho đến chân như của pháp không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, chân như chẳng thể nắm bắt được, chân như của chân như cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, chân như còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của chân như có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp giới cho đến chân như của cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp giới cho đến chân như của cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn Niệm trụ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn Niệm trụ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn Niệm trụ có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn Chánh đoạn cho đến chân như của tám chi Thánh đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn Chánh đoạn cho đến chân như của tám chi Thánh đạo có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, chân như của Thánh đế khổ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, Thánh đế khổ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của Thánh đế khổ có thể nắm bắt được. Trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được, chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, Thánh đế tập, diệt, đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn Tĩnh lự cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn Tĩnh lự còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn Tĩnh lự có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, chân như của tám Giải thoát cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, tám Giải thoát còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của tám Giải thoát có thể nắm bắt được. Trong đó, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp môn giải thoát Không cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp môn giải thoát Không còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp môn giải thoát Không có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, chân như của năm loại mắt cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, năm loại mắt còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của năm loại mắt có thể nắm bắt được. Trong đó, sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, chân như của sáu phép thần thông cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, sáu phép thần thông còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của sáu phép thần thông có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, pháp môn Tam-mađịa chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp môn Tam-ma-địa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp môn Đà-la-ni còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, mười lực của Phật có thể nắm bắt được; chẳng do chân như nơi mười lực của Phật cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, mười lực của Phật còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như nơi mười lực của Phật có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, quả Dự lưu chẳng thể nắm bắt được, chân như của quả Dự lưu cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, quả Dự lưu còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của quả Dự lưu có thể nắm bắt được. Trong đó, quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được, chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, chân như của quả vị Độc giác cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, quả vị Độc giác còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của quả vị Độc giác có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trong đó, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, chân như của trí Nhất thiết cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, trí Nhất thiết còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của trí Nhất thiết có thể nắm bắt được. Trong đó, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng có thể nắm bắt được.

Phật dạy:

–Này Xá-lợi Tử, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Chân như của các pháp: pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều rất sâu xa. Trong đó, sắc chẳng thể nắm bắt được, chân như của sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của sắc có thể nắm bắt được. Trong đó, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được, chân như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao?

Vì trong ấy, thọ, tưởng, hành, thức còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhãn xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhãn xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhãn xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của sắc xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, sắc xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của sắc xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhãn giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhãn giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhãn giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, sắc giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của sắc giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, sắc giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của sắc giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhãn thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhãn thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhãn thức giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể nắm bắt được. Này Xá-lợi Tử, trong đó, nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhãn xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhãn xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhãn xúc có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra có thể nắm bắt được. Trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra chẳng thể nắm bắt được, chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, địa giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của địa giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, địa giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của địa giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được, chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, thủy, hỏa, phong, không, thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, vô minh chẳng thể nắm bắt được, chân như của vô minh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, vô minh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của vô minh có thể nắm bắt được. Trong đó, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não chẳng thể nắm bắt được, chân như của hành cho đến chân như của lão tử cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, hành cho đến lão tử còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của hành cho đến chân như của lão tử có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, Bố thí ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chân như của Bố thí bala-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, Bố thí ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của Bố thí ba-lamật-đa có thể nắm bắt được. Trong đó, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chân như của Tịnh giới cho đến chân như của Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của Tịnh giới cho đến chân như của Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, pháp không bên trong chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp không bên trong cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp không bên trong còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp không bên trong có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp không bên ngoài cho đến chân như của pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp không bên ngoài cho đến chân như của pháp không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, chân như chẳng thể nắm bắt được, chân như của chân như cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, chân như còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của chân như có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp giới cho đến chân như của cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp giới cho đến chân như của cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, bốn Niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn Niệm trụ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn Niệm trụ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn Niệm trụ có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn Chánh đoạn cho đến chân như của tám chi Thánh đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn Chánh đoạn cho đến chân như của tám chi Thánh đạo có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, chân như của Thánh đế khổ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, Thánh đế khổ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của Thánh đế khổ có thể nắm bắt được. Trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được, chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, Thánh đế tập, diệt, đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, bốn Tĩnh lự chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn Tĩnh lự cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn Tĩnh lự còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn Tĩnh lự có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, tám Giải thoát chẳng thể nắm bắt được, chân như của tám Giải thoát cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, tám Giải thoát còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của tám Giải thoát có thể nắm bắt được. Trong đó, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ chẳng thể nắm bắt được, chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, pháp môn giải thoát Không chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp môn giải thoát Không cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp môn giải thoát Không còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp môn giải thoát Không có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, chân như của năm loại mắt cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, năm loại mắt còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của năm loại mắt có thể nắm bắt được. Trong đó, sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, chân như của sáu phép thần thông cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, sáu phép thần thông còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của sáu phép thần thông có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, pháp môn Tam-mađịa chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp môn Tam-ma-địa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, chân như của pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, pháp môn Đà-la-ni còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, mười lực của Phật có thể nắm bắt được; chẳng do chân như nơi mười lực của Phật cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, mười lực của Phật còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như nơi mười lực của Phật có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được, chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, quả Dự lưu chẳng thể nắm bắt được, chân như của quả Dự lưu cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, quả Dự lưu còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của quả Dự lưu có thể nắm bắt được. Trong đó, quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được, chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, quả vị Độc giác chẳng thể nắm bắt được, chân như của quả vị Độc giác cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, quả vị Độc giác còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của quả vị Độc giác có thể nắm bắt được.

Này Xá-lợi Tử, trong đó, trí Nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, chân như của trí Nhất thiết cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, trí Nhất thiết còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của trí Nhất thiết có thể nắm bắt được. Trong đó, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong ấy, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng có thể nắm bắt được.

Khi thuyết giảng về tướng chân như này, trong chúng hội có một vạn hai ngàn Bí-sô, các lậu hết sạch, tâm được giải thoát, thành A-la-hán; năm trăm Bí-sô-ni xa lìa mọi thứ phiền não cấu nhiễm, ở trong các pháp, sinh pháp nhãn thanh tịnh; năm ngàn Đại Bồ-tát chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn; sáu vạn Bồ-tát, các lậu hết sạch, tâm được giải thoát, thành A-la-hán.

Lúc bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi Tử:

–Sáu vạn Bồ-tát này, ở trong quá khứ đã từng thân cận cúng dường năm trăm Đức Phật, ở chỗ các Đức Phật ấy, phát nguyện rộng lớn, chánh tín xuất gia, tuy tu bố thí, tịnh giới an nhẫn, tinh tấn tĩnh lự, nhưng vì chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-lamật-đa, cũng chẳng nhiếp thọ diệu lực của phương tiện thiện xảo nên khởi tưởng sai khác, làm việc sai khác, khi tu bố thí, nghĩ thế này: “Đây là sự bố thí, đây là tài vật, đây là người nhận, ta là người bố thí”; khi tu tịnh giới, nghĩ thế này: “Đây là tịnh giới, đây là tội nghiệp, đây là trường hợp phải giữ, ta là người giữ giới”; khi tu an nhẫn, nghĩ thế này: “Đây là sự an nhẫn, đây là chướng ngại phải nhẫn, đây là trường hợp phải nhẫn, ta là người nhẫn”; khi tu tinh tấn, nghĩ thế này: “Đây là tinh tấn, đây là biếng trễ, đây là việc làm, ta là người tinh tấn”; khi tu tĩnh lự, nghĩ thế này: “Đây là tĩnh lự, đây là tán loạn, đây là việc làm, ta là người tu pháp định”. Vì họ xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa và xa lìa diệu lực của phương tiện thiện xảo nên nương vào tưởng sai khác, làm việc sai khác, trong quá trình tu hành Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự. Do tưởng sai khác, làm việc khác nên chẳng được hội nhập vào địa vị Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, do chẳng được dự vào địa vị Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát nên chỉ chứng đắc quả Dự lưu, lần lược cho đến quả A-la-hán.

Xá-lợi Tử, các Bồ-tát này tuy có hành đạo Bồtát với các pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện nhưng xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa và diệu lực của phương tiện thiện xảo nên đối với thật tế chỉ tác chứng nơi quả vị Thanh văn.

QUYỂN 323

Phẩm 47: CHÂN NHƯ (6)

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà có các vị Bồ-tát tu pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa, không có diệu lực của phương tiện thiện xảo nên chỉ chứng đắc thật tế, đạt quả Thanh văn, hoặc quả vị Độc giác; có các vị Bồ-tát tu pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, nhờ nhiếp thọ Bátnhã ba-la-mật-đa, có diệu lực của phương tiện thiện xảo, nên chẳng chứng thật tế mà hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

–Này Xá-lợi Tử, nếu các Bồ-tát xa lìa tâm của trí Nhất thiết trí, tu pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, thì các Bồ-tát ấy vì chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa, không có diệu lực của phương tiện thiện xảo nên chỉ chứng đắc thật tế, đạt quả Thanh văn, hoặc quả vị Độc giác.

Nếu các Bồ-tát chẳng lìa tâm của trí Nhất thiết trí, tu pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, thì các Bồ-tát ấy vì nhiếp thọ Bát-nhã bala-mật-đa, có diệu lực của phương tiện thiện xảo, nên có khả năng nhập địa vị Chánh tánh ly sinh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Xá-lợi Tử, thí như có một con chim, thân hình to lớn, dài đến trăm do-tuần, hoặc hai trăm, cho đến năm trăm do-tuần, nhưng không có cánh; con chim ấy từ cõi trời Ba mươi ba, lao mình xuống châu Thiệm-bộ, nhưng ở giữa đường, nghĩ như vầy: “Ta muốn trở lên cõi trời Ba mươi ba.” Này Xá-lợi Tử, theo ý ông thì sao? Con chim ấy có thể trở lên cõi trời Ba mươi ba được chăng?

Xá-lợi Tử, thưa:

–Bạch Thế Tôn, không thể được!

Phật dạy:

–Này Xá-lợi Tử, hoặc con chim ấy, ở giữa đường, khởi nguyện như vầy: “Khi đến châu Thiệm-bộ, thân ta sẽ không bị tổn hại.” Này Xá-lợi Tử, theo ý ông thì sao, sở nguyện của con chim ấy có thể đạt được chăng?

Xá-lợi Tử thưa:

–Bạch Thế Tôn, không! Con chim ấy khi đến châu Thiệm-bộ này, nhất định thân của nó sẽ bị tổn hại, hoặc có thể chết, hoặc phải chịu cái khổ gần chết. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì con chim ấy thân hình to lớn nhưng không có cánh, lại từ chốn rất cao rơi xuống.

Phật dạy:

–Này Thiện Hiện, đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông đã nói! Này Xá-lợi Tử, có các Bồ-tát, cũng giống như thế, tuy trải qua hằng hà sa số đại kiếp, siêng năng tu hành các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, cũng tu tập các pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, phát tâm cùng thực hiện các sự việc lớn lao, dốc chứng quả vị Giác ngộ cao tột vi diệu vô lượng, vượt mọi nơi chốn nhiếp thọ, nhưng vì không có Bát-nhã ba-lamật-đa, xa lìa diệu lực của phương tiện thiện xảo nên rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác. Vì sao?

Này Xá-lợi Tử, vì các Bồ-tát ấy xa lìa tâm của trí Nhất thiết trí, tuy trải qua nhiều kiếp, siêng năng tu hành các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, cũng dốc tu các pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, nhưng vì không có Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng không có diệu lực của phương tiện thiện xảo, nên rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác.

Này Xá-lợi Tử, các Bồ-tát ấy, tuy luôn nhớ nghĩ về nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại, cung kính cúng dường, tùy thuận tu hành; nhưng vì ở trong những pháp ấy, chấp giữ lấy tướng nên chẳng có thể lãnh hội đúng đắn về công đức chân thật của nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Này Xá-lợi Tử, các Bồ-tát ấy, vì chẳng có thể lãnh hội đúng đắn về công đức chân thật của Phật, nên tuy nghe âm thanh của đạo Bồ-tát, pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện nhưng lại nương vào âm thanh này mà chấp giữ lấy tướng ấy; chấp giữ lấy tướng rồi hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Các Bồ-tát này, tuy hồi hướng như vậy nhưng chẳng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột mà chỉ trụ ở địa vị Thanh văn hoặc Độc giác. Vì sao? Vì sao? Này Xá-lợi Tử, vì các Bồ-tát ấy xa lìa Bátnhã ba-la-mật-đa và diệu lực của phương tiện thiện xảo, nên tuy dùng các loại căn lành đã tu, hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, nhưng vẫn trụ nơi địa vị Thanh văn hoặc Độc giác.

Này Xá-lợi Tử, có các Bồ-tát từ khi mới phát tâm, thường chẳng xa lìa tâm của trí Nhất thiết trí, siêng tu các pháp Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, chẳng lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, tuy nhớ nghĩ về nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng chẳng chấp giữ lấy tướng; tuy tu tất cả các pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, cũng chẳng chấp giữ lấy tướng; tuy nhớ nghĩ tới các loại thiện căn công đức của mình của người, cùng hồi hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, nhưng cũng chẳng chấp giữ lấy tướng, thì này Xá-lợi Tử, nên biết Đại Bồtát ấy chẳng trụ nơi địa vị Thanh văn hoặc Độc giác mà hướng thẳng đến quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến lúc đạt được cứu cánh, thường chẳng xa lìa tâm của trí Nhất thiết trí, tuy tu Bố thí mà chẳng chấp giữ lấy tướng; tuy tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng chẳng chấp giữ lấy tướng; tuy nhớ nghĩ về các nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng chẳng chấp giữ lấy tướng; tuy tu tất cả đạo Bồ-tát, các pháp môn giải thoát Không, Vô tướng, Vô nguyện, cũng chẳng chấp giữ lấy tướng.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng mà tu hành Bố thí ba-la-mật-đa; dùng tâm lìa tướng mà tu hành Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng an trú nơi pháp không bên trong, dùng tâm lìa tướng an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng an trú nơi chân như, dùng tâm lìa tướng an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng tu hành bốn Niệm trụ, dùng tâm lìa tướng tu hành bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng an trú nơi Thánh đế khổ, dùng tâm lìa tướng an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng tu hành bốn Tĩnh lự, dùng tâm lìa tướng tu hành bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng tu hành tám Giải thoát, dùng tâm lìa tướng tu hành tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn giải thoát Không, dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng tu hành năm loại mắt, dùng tâm lìa tướng tu hành sáu phép thần thông.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn Tam-ma-địa, dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn Đà-la-ni.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng tu hành mười lực của Phật, dùng tâm lìa tướng tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo nên dùng tâm lìa tướng tu hành trí Nhất thiết, dùng tâm lìa tướng tu hành trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, theo con hiểu ý nghĩa mà Phật đã dạy là nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi đạt được cứu cánh, nhiếp thọ Bát-nhã bala-mật-đa, chẳng lìa của phương tiện thiện xảo thì Bồ-tát ấy, nhất định gần đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến khi đạt được cứu cánh hoàn toàn chẳng thấy có một pháp nhỏ nào có thể đắc. Đó là hoặc chủ thể chứng, hoặc đối tượng được chứng, hoặc chỗ chứng, hoặc khi chứng, hoặc do pháp này mà chứng đều hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc xứ, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc giới, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, hoặc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc địa giới, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc vô minh, hoặc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc Bố thí ba-la-mật-đa, hoặc Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp không bên trong, hoặc pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc chân như, hoặc pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bốn Niệm trụ, hoặc bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bốn Tĩnh lự, hoặc bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc tám Giải thoát, hoặc tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp môn giải thoát Không, hoặc pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp môn Tam-ma-địa, hoặc pháp môn Đà-la-ni hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc mười lực của Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, Bất hoàn, Ala-hán hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc quả vị Độc giác hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc trí Nhất thiết, hoặc trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, có các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa, xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo mà cầu quả vị Giác ngộ cao tột, nên biết họ đối với đối tượng cầu đạt là quả vị Giác ngộ cao tột ấy, hoặc chứng đắc, hoặc chẳng chứng đắc. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, nên đối với việc tu hành Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc an trú nơi chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc tu hành bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc an trú nơi Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc tu hành bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc tu hành tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc tu hành pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc tu hành pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc tu hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều chấp giữ lấy tướng; đối với việc tu hành trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đều chấp giữ lấy tướng.

Bạch Thế Tôn, do nhân duyên này nên các thiện nam, thiện nữ trụ nơi Bồ-tát thừa ấy, đều đối với quả vị Giác ngộ cao tột, hoặc chứng đắc, hoặc chẳng chứng đắc.

Bạch Thế Tôn, do nhân duyên này, nếu Đại Bồtát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột thì quyết định chẳng nên xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên tu Bố thí ba-la-mật-đa, nên tu Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-lamật-đa.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên an trú nơi pháp không bên trong, nên an trú nơi pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên an trú nơi chân như, nên an trú nơi pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên tu bốn Niệm trụ, nên tu bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên an trú nơi Thánh đế khổ, nên an trú nơi Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên tu bốn Tĩnh lự, nên tu bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên tu tám Giải thoát, nên tu tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên tu pháp môn giải thoát Không, nên tu pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên tu năm loại mắt, nên tu sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên tu pháp môn Tam-ma-địa, nên tu pháp môn Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên tu mười lực của Phật, nên tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành thì nên tu trí Nhất thiết, nên tu trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát ấy an trú nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng đồng hành an trú nơi tất cả Phật pháp như vậy, thì nhất định chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Lúc này, các Thiên tử ở cõi Dục và cõi Sắc bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát đối với tự tướng, cộng tướng của tất cả các pháp đều nên lãnh hội, chứng đắc thì mới có khả năng đạt được đối tượng mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột. Nhưng pháp tướng mà các Bồ-tát nhận thức, lãnh hội thì hoàn toàn không sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Phật bảo các vị Thiên tử:

–Đúng vậy, đúng vậy, đúng như các ông đã nói! Quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Này các Thiên tử nên biết, Ta cũng hiện nhận biết tất cả pháp tướng, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, nhưng hoàn toàn chẳng hề chấp giữ lấy pháp tướng thắng nghĩa đã chứng đắc có thể diễn đạt: “Đây là chủ thể đắc, đây là đối tượng được chứng đắc, đây là nơi chốn chứng đắc, đây là thời gian chứng đắc và có thể nói là do pháp ấy mà chứng.” Vì sao? Này các Thiên tử, vì tất cả các pháp rốt ráo đều thanh tịnh nên hữu vi, vô vi rốt ráo là không.

Bấy giờ Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, như Phật đã dạy, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Nhưng theo như con suy nghĩ về ý nghĩa mà Phật đã dạy đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì nếu có khả năng tin hiểu là không có pháp để cho chủ thể chứng, không có pháp để cho đối tượng được chứng, không có nơi chốn để chứng, không có thời gian để chứng, cũng không do pháp này mà có sự chứng đắc, thì có khả năng tin hiểu về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật. Nếu chứng biết là không có pháp để cho chủ thể chứng, không có pháp để cho đối tượng được chứng, không có nơi chốn để chứng, không có thời gian để chứng, cũng không do pháp ấy mà có sự chứng đắc, thì có khả năng chứng đắc đối tượng mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì tất cả các pháp đều rốt ráo không; trong cái rốt ráo không ấy, hoàn toàn không có pháp có thể gọi là chủ thể chứng, có thể gọi là đối tượng được chứng, có thể gọi là nơi chốn để chứng, có thể gọi là thời gian để chứng, có thể gọi là do pháp ấy mà có sự chứng đắc. Vì sao? Vì các pháp đều không, hoặc tăng, hoặc giảm, hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa mà các Đại Bồtát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, pháp không bên trong, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà các Đại Bồ-tát đã an trú hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn mà các Đại Bồ-tát đã an trú hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo mà các Đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo mà các Đại Bồ-tát đã an trú hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc mà các Đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, tám Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ mà các Đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, pháp môn giải thoát Không, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện mà các Đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, năm loại mắt, sáu phép thần thông mà các Đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà các Đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà các Đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà các Đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, các pháp hoặc hữu sắc hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến, hoặc vô kiến, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, mà các Đại Bồ-tát đã quán hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên ấy, con suy nghĩ theo diệu nghĩa mà Phật đã dạy về quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là rất dễ tin, dễ hiểu, rất dễ chứng đắc. Các Đại Bồ-tát, đối với việc này chớ nên cho là khó tin, khó hiểu và khó chứng đắc. Vì sao?

Bạch Thế Tôn, sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không.

Bạch Thế Tôn, nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không.

Bạch Thế Tôn, sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không.

Bạch Thế Tôn, nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là không.

Bạch Thế Tôn, sắc giới và tự tánh của sắc giới là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là không. Bạch Thế Tôn, nhãn thức giới và tự tánh của nhãn thức giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là không.

Bạch Thế Tôn, nhãn xúc và tự tánh của nhãn xúc là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là không.

Bạch Thế Tôn, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra là không; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra và tự tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra là không.

Bạch Thế Tôn, địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không.

Bạch Thế Tôn, vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu bi khổ ưu não là không.

Bạch Thế Tôn, Bố thí ba-la-mật-đa và tự tánh của Bố thí ba-la-mật-đa là không; Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và tự tánh của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mậtđa là không.

Bạch Thế Tôn, pháp không bên trong và tự tánh của pháp không bên trong là không; pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh là không.

Bạch Thế Tôn, chân như và tự tánh của chân như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn là không.

Bạch Thế Tôn, bốn Niệm trụ và tự tánh của bốn Niệm trụ là không; bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Đẳng giác, tám chi Thánh đạo và tự tánh của bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là không.

Bạch Thế Tôn, Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không.

Bạch Thế Tôn, bốn Tĩnh lự và tự tánh của bốn Tĩnh lự là không; bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc và tự tánh của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc là không.

Bạch Thế Tôn, tám Giải thoát và tự tánh của tám Giải thoát là không; tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ và tự tánh của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ là không.

Bạch Thế Tôn, pháp môn giải thoát Không và tự tánh của pháp môn giải thoát Không là không; pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện là không.

Bạch Thế Tôn, năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không.

Bạch Thế Tôn, pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của pháp môn Tam-ma-địa là không; pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của pháp môn Đà-la-ni là không.

Bạch Thế Tôn, mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không.

Bạch Thế Tôn, quả Dự lưu và tự tánh của quả Dự lưu là không; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và tự tánh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán là không.

Bạch Thế Tôn, quả vị Độc giác và tự tánh của quả vị Độc giác là không.

Bạch Thế Tôn, trí Nhất thiết và tự tánh của trí Nhất thiết là không; trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng và tự tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng là không.

Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát đối với tự tánh không như vậy, phát sinh lòng tin, hiểu sâu xa, không có sự nhận thức, hiểu biết điên đảo, liền chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Do nhân duyên này, mà con nói là quả vị Giác ngộ cao tột chẳng phải khó tin, khó hiểu, chẳng phải khó chứng đắc.

Khi ấy, Xá-lợi Tử nói với Thiện Hiện:

–Này Cụ thọ Thiện Hiện, chính do nhân duyên ấy mà quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát quán tất cả các pháp hoàn toàn không có tự tánh, đều như không, ví như hư không, chẳng nghĩ thế này: “Ta sẽ tin, hiểu, mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột.” Các Đại Bồ-tát cũng nên như thế, chẳng nghĩ thế này: “Ta sẽ tin hiểu, mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột.” Vì sao? Này Thiện Hiện, các pháp đều không, ngang bằng với hư không và có thể thấu đạt điều ấy thì mới chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đã tin, hiểu tất cả các pháp đều ngang bằng với hư không, đối với quả vị Giác ngộ cao tột dễ sinh tin, hiểu, dễ chứng đắc, thì lẽ ra chẳng có vô số Đại Bồ-tát mặc áo giáp công đức lớn lao, phát tâm hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột mà giữa đường phải thoái chuyển. Cho nên biết rằng quả vị Giác ngộ cao tột là rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa với Tôn giả Xá-lợi Tử: –Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, sắc đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa sắc, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột, bị thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa thọ, tưởng, hành, thức, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột, bị thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của sắc đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của sắc, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột, bị thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của thọ, tưởng, hành, thức, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột, bị thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, nhãn xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa nhãn xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của nhãn xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của nhãn xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, sắc xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa sắc xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của sắc xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của sắc xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? lợi Tử đáp: sao, lìa chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, nhãn giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa nhãn giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? sao, chân như của nhãn giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của nhãn giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, sắc giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? lợi Tử đáp: sao, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa sắc giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của sắc giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? sao, lìa chân như của sắc giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, nhãn thức giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa nhãn thức giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của nhãn thức giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của nhãn thức giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, nhãn xúc đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa nhãn xúc, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của nhãn xúc đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của nhãn xúc, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, địa giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, thủy, hỏa, phong, không, thức giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa địa giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của địa giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của, thủy, hỏa, phong, không, thức giới đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của địa giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của, thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, vô minh đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử, sầu bi khổ ưu não đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa vô minh, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa hành cho đến lão tử, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của vô minh đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của hành cho đến lão tử đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của vô minh, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của hành cho đến lão tử, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

QUYỂN 324

Phẩm 47: CHÂN NHƯ (7)

Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, Bố thí ba-la-mật-đa đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa Bố thí ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của Bố thí ba-la-mật-đa đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của Tịnh giới cho đến Bát-nhã bala-mật-đa đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của Bố thí ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của Tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, pháp không bên trong đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, pháp không bên ngoài, pháp không cả trong ngoài, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không nơi tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa pháp không bên trong, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của pháp không bên trong đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của pháp không bên trong, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của pháp không bên ngoài cho đến pháp không không tánh tự tánh, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sinh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của chân như đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? sao, chân như của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của chân như, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của pháp giới cho đến cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, bốn Niệm trụ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xásao, lìa bốn Niệm trụ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa bốn Chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của bốn Niệm trụ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của bốn Chánh đoạn cho đến chân như của tám chi Thánh đạo đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của bốn Niệm trụ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? sao, lìa chân như của bốn Chánh đoạn cho đến chân như của tám chi Thánh đạo, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, Thánh đế khổ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, Thánh đế tập, diệt, đạo đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa Thánh đế khổ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa Thánh đế tập, diệt, đạo, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xásao, chân như của Thánh đế khổ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của Thánh đế khổ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của Thánh đế tập, diệt, đạo, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, bốn Tĩnh lự đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? sao, bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa bốn Tĩnh lự, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của bốn Tĩnh lự đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? sao, lìa chân như của bốn Tĩnh lự, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của bốn Vô lượng, bốn Định vô sắc, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, tám Giải thoát đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa tám Giải thoát, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng? sao, lìa tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của tám Giải thoát đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của tám Giải thoát, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của tám Thắng xứ, chín Định thứ đệ, mười Biến xứ, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, pháp môn giải thoát Không đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa pháp môn giải thoát Không, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của pháp môn giải thoát Không đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của pháp môn giải thoát Không, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của pháp môn giải thoát Vô tướng, Vô nguyện, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, năm loại mắt đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, sáu phép thần thông đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa năm loại mắt, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa sáu phép thần thông, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của năm loại mắt đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của sáu phép thần thông đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của năm loại mắt, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của sáu phép thần thông, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, pháp môn Tam-ma-địa đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, pháp môn Đà-la-ni đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa pháp môn Tam-ma-địa, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa pháp môn Đà-la-ni, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của pháp môn Tam-ma-địa đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của pháp môn Đà-la-ni đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của pháp môn Tam-ma-địa, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của pháp môn Đà-la-ni, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, mười lực của Phật đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa mười lực của Phật, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như nơi mười lực của Phật đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của bốn điều không sợ cho đến chân như của mười tám pháp Phật bất cộng đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như nơi mười lực của Phật, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của bốn điều không sợ cho đến chân như của mười tám pháp Phật bất cộng, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, quả Dự lưu đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa quả Dự lưu, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của quả Dự lưu đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của quả Dự lưu, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-lahán, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, quả vị Độc giác đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa quả vị Độc giác, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của quả vị Độc giác đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của quả vị Độc giác, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, trí Nhất thiết đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa trí Nhất thiết, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của trí Nhất thiết đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của trí Nhất thiết, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, lìa chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, có pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thoái lui chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện thưa với Xá-lợi Tử: –Nếu tất cả các pháp là chắc thật, là an trụ, hoàn toàn không có sở hữu đều chẳng thể nắm bắt được thì nói là những pháp nào đối với quả vị Giác ngộ cao tột có thể bị thoái lui?

Xá-lợi Tử nói với Thiện Hiện:

–Như Tôn giả đã nói thì trong Vô sinh pháp nhẫn hoàn toàn không có pháp, cũng không có Bồtát có thể đối với quả vị Giác ngộ cao tột mà nói là có thoái lui. Nếu vậy thì tại sao Phật giảng nói về ba loại hữu tình trụ nơi Bồ-tát thừa, lẽ ra chỉ nên nói một mà thôi. Lại như Tôn giả đã nói thì không nên có ba thừa Bồ-tát sai khác mà chỉ nên có một thừa là Chánh đẳng giác mà thôi.

Khi ấy, Cụ thọ Mãn Từ Tử nói với Xá-lợi Tử:

–Tôn giả nên hỏi Cụ thọ Thiện Hiện là có phải chỉ có một Bồ-tát thừa chăng, sau đó mới nên vấn nạn rằng không nên kiến lập ba thừa sai khác mà chỉ nên có một thừa là Chánh đẳng giác.

Lúc này, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

–Có phải chỉ có một Bồ-tát thừa chăng?

Cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá-lợi Tử:

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, trong chân như của tất cả các pháp, có phải có ba loại tướng sai khác của hữu tình trụ nơi Bồ-tát thừa chăng? Đó là đối với quả vị Giác ngộ cao tột, có loại nhất định bị thoái lui, nhất định không thoái lui và bất định chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, trong chân như của tất cả các pháp, có phải có ba thừa Bồ-tát là Thanh văn Bồ-tát thừa, Độc giác thừa và Chánh đẳng giác Bồ-tát thừa khác nhau chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, trong chân như của tất cả các pháp, có phải thật có một Chánh đẳng giác Bồ-tát thừa chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, trong chân như của các pháp, có một, có hai, có ba tướng chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

–Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, theo ý Tôn giả thì sao, trong chân như của tất cả các pháp, có phải có một pháp, một Bồ-tát, để có thể nắm bắt được chăng?

Xá-lợi Tử đáp:

–Không, Thiện Hiện!

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa với Xá-lợi Tử:

–Nếu tất cả các pháp là chắc thật, là an trụ, hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao Tôn giả Xá-lợi Tử có thể nghĩ thế này: Bồ-tát như thế đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, nhất định có thoái lui; Bồ-tát như thế, đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, nhất định không thoái lui; Bồ-tát như thế, đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, nhất định bất định; Bồtát như thế là Thanh văn thừa, Bồ-tát như thế là Độc giác thừa, Bồ-tát như thế là Chánh đẳng giác thừa, như vậy là ba, hay như vậy là một?

Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, nếu Đại Bồ-tát đối với tất cả các pháp hoàn toàn không có sở hữu, đối với chân như của tất cả các pháp cũng có thể tin hiểu đúng đắn, hoàn toàn không sở đắc, đối với quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật cũng không sở đắc, nên biết đó là Đại Bồ-tát chân thật.

Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử, nếu Đại Bồ-tát nghe giảng nói về tướng chân như chẳng thể nắm bắt được của các pháp như thế, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng nghi, chẳng hối, chẳng thoái chuyển, chẳng chìm đắm, thì Đại Bồ-tát ấy mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Bấy giờ, Phật bảo Cụ thọ Thiện Hiện:

–Này Thiện Hiện, hay thay! Hay thay! Ông nay có thể vì các thuyết giảng Đại Bồ-tát mà giảng nói giáo pháp hết mực quan trọng. Những điều ông thuyết giảng đều là do oai thần của Như Lai gia hộ đầy đủ, chẳng phải tự lực của ông.

Này Thiện Hiện, nếu Đại Bồ-tát đối với tướng chân như chẳng thể nắm bắt được của các pháp, phát sinh sự tin hiểu sâu xa, thông tỏ tướng không sai biệt của tất cả các pháp, nghe thuyết giảng về tướng chân như chẳng thể nắm bắt được của các pháp như thế, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng nghi, chẳng hối, chẳng thoái chuyển, chẳng chìm đắm, thì Đại Bồ-tát ấy mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Lúc này, Xá-lợi Phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, nếu Đại Bồ-tát thành tựu pháp ấy thì mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột chăng?

Phật dạy:

–Này Xá-lợi Tử, đúng vậy, đúng vậy! Nếu Đại Bồ-tát thành tựu pháp này thì mau chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Độc giác.

 


Trước

[Đầu trang][Mục lục Kinh Đại Bát Nhã]

Tiếp theo


[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]


[Mục lục tổng quát]