SỐ 220
KINH ĐẠI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
HỘI THỨ II
Phẩm 27: Rải hoa
(QUYỂN 426 - 427)
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Bấy giờ, Thiên đế Thích và các trời Tứ đại vương trong thế giới ba lần ngàn này, cho đến trời Sắc cứu cánh đều suy nghĩ: “Hôm nay Tôn giả Thiện Hiện nhờ oai lực Phật, vì tất cả loài hữu tình mưa trận mưa pháp lớn. Lúc này chúng ta đều nên hóa ra hương hoa trời tốt đẹp để tung rải cúng dường lên Đức Thích-ca Như Lai và các Đại Bồtát cùng Bí-sô Tăng và Tôn giả Thiện Hiện; cũng rải cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Thật tốt đẹp biết bao!.”
Thiên đế Thích và các chúng trời suy nghĩ như vậy rồi liền hóa ra hương hoa trời thơm đẹp để tung rải cúng dường lên Đức Thích-ca Như Lai và các Đại Bồ-tát, Bí-sô Tăng, Tôn giả Thiện Hiện cùng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Lúc này, nơi thế giới Phật khắp tam thiên đại thiên đều đầy ngập hoa thơm đẹp. Do thần lực Phật, ở trong hư không hợp thành đài hoa trang nghiêm tốt đẹp lạ thường, ngang bằng thế giới ba lần ngàn.
Tôn giả Thiện Hiện trông thấy sự kiện như vậy, suy nghĩ: “Những hoa được rải hôm nay, ngay cả cõi trời cũng chưa từng thấy có. Hoa này mầu nhiệm, chắc chắn chẳng phải sinh ra từ cỏ cây, nước, đất. Chắc là chư Thiên vì muốn cúng dường nên từ tâm hóa hiện.
Khi ấy, Thiên đế Thích đã biết những điều Tôn giả Thiện Hiện nghĩ, nên nói:
–Những hoa được rải này, thật chẳng phải từ cỏ cây, nước, đất sinh ra; cũng thật chẳng từ tâm có thể hóa hiện mà đây chỉ là biến hiện.
Tôn giả Thiện Hiện bảo Thiên đế Thích:
–Kiều-thi-ca, ông bảo hoa này thật chẳng phải từ cỏ cây, nước, đất sinh ra; cũng thật chẳng từ tâm có thể hóa hiện. Đã chẳng phải pháp sinh thì không gọi là hoa.
Thiên đế Thích hỏi Tôn giả Thiện Hiện:
–Thưa Đại đức, chẳng những hoa này không sinh mà các pháp khác cũng vậy.
Thiện Hiện đáp:
–Chẳng những hoa này không sinh mà các pháp khác cũng mang nghĩa không sinh. Vì sao? Này Kiều-thi-ca, sắc cũng không sinh, mà đã không sinh thì không phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng không sinh; đã không sinh thì không phải thọ, tưởng, hành, thức. Nhãn cho đến ý; sắc cho đến pháp; nhãn thức cho đến ý thức; nhãn xúc cho đến ý xúc; các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cũng như vậy.
Kiều-thi-ca, Bố thí ba-la-mật-đa cũng chẳng sinh, mà đã không sinh thì chẳng phải Bố thí bala-mật-đa. Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng không sinh, mà đã không sinh thì chẳng phải Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh. Bốn Niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như vậy, cho đến trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng đều như vậy.
Thiên đế Thích thầm nghĩ: “Tôn giả Thiện Hiện trí tuệ sâu xa, nói về pháp tánh mà không trái với giả danh.”
Đức Phật biết sự suy nghĩ ấy nên bảo:
–Đúng như Kiều-thi-ca đã nghĩ, Cụ thọ Thiện Hiện trí tuệ sâu xa, nói về pháp tánh mà không trái với giả danh.
Thiên đế Thích liền bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, Tôn giả Thiện Hiện đối với những pháp nào để nói về pháp tánh mà không trái với giả danh?
Đức Phật dạy:
–Kiều-thi-ca, sắc chỉ là giả danh nên Cụ thọ Thiện Hiện nói về pháp tánh của sắc mà không trái với giả danh. Thọ, tưởng, hành, thức chỉ là giả danh nên Cụ thọ Thiện Hiện nói về pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức mà không trái với giả danh. Vì sao? Vì tất cả pháp tánh của sắc không nghịch, không thuận, do đó lời của Thiện Hiện cũng không nghịch không thuận. Đối với nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cũng như vậy.
Kiều-thi-ca, Bố thí ba-la-mật-đa chỉ là giả danh nên Cụ thọ Thiện Hiện nói về pháp tánh của Bố thí ba-la-mật-đa mà không trái với giả danh. Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa chỉ là giả danh nên Cụ thọ Thiện Hiện nói về pháp tánh của Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa mà không trái với giả danh. Vì sao? Tất cả pháp tánh của Bố thí ba-la-mật-đa không nghịch không thuận, do đó lời của Thiện Hiện cũng không nghịch không thuận. Đối với pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh; bốn Niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như thế cho đến quả Dự lưu..., quả A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, cho đến quả vị Giác ngộ cao tột, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, Dự lưu cho đến A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai cũng đều như thế.
Kiều-thi-ca, Cụ thọ Thiện Hiện đối với pháp như vậy để thuyết pháp tánh không trái với giả danh.
Bấy giờ Cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên đế Thích:
–Này Kiều-thi-ca, đúng thế, đúng thế, như lời Phật dạy! các pháp hiện hữu đều là giả danh.
Kiều-thi-ca, các Đại Bồ-tát đã biết tất cả pháp chỉ là giả danh nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Kiều-thi-ca, các Đại Bồ-tát khi học như thế, chẳng học nơi sắc, chẳng học nơi thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Này Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát không thấy sắc để có thể học ở trong đó, không thấy thọ, tưởng, hành thức để có thể học ở trong đó. Cho nên đối với nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cũng như thế.
Kiều-thi-ca, các Đại Bồ-tát khi học như thế, chẳng học nơi Bố thí ba-la-mật-đa, chẳng học nơi Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã bala-mật-đa. Vì sao? Kiều-thi-ca, Đại Bồ-tát này chẳng thấy Bố thí ba-la-mật-đa để có thể học ở trong đó, chẳng thấy Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa để có thể học ở trong đó. Cho nên đối pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh; bốn Niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như thế cho đến quả Dự lưu, đến quả A-la-hán, Độc giác Bồ-đề cho đến quả vị Giác ngộ cao tột, trí Nhất thiết, trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng đều như vậy.
Khi ấy, Thiên đế Thích hỏi Thiện Hiện:
–Các Đại Bồ-tát vì nguyên nhân nào mà chẳng thấy sắc, cho đến chẳng thấy trí Nhất thiết tướng? Tôn giả Thiện Hiện đáp:
–Này Kiều-thi-ca, sắc, sắc là không cho đến trí Nhất thiết tướng, trí Nhất thiết tướng là không. Kiều-thi-ca, các Đại Bồ-tát vì nguyên nhân này nên chẳng thấy sắc, cho đến trí Nhất thiết tướng.
Kiều-thi-ca, các Đại Bồ-tát chẳng thấy sắc nên chẳng học nơi sắc, cho đến chẳng thấy trí Nhất thiết tướng nên chẳng học nơi trí Nhất thiết tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca, vì chẳng thể dùng sắc không thể thấy sắc không, cho đến chẳng thể dùng trí Nhất thiết tướng không để thấy trí Nhất thiết tướng không. Cũng chẳng thể dùng sắc không để học nơi sắc không; cho đến cũng chẳng thể dùng trí Nhất thiết tướng không học nơi trí Nhất thiết tướng không.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát chẳng học nơi không, tức là Đại Bồ-tát này học nơi không. Vì sao? Vì là không hai.
Kiều-thi-ca, các Đại Bồ-tát chẳng học nơi sắc không tức là học nơi sắc không, vì không hai vậy; cho đến không học nơi trí Nhất thiết tướng không, tức là học nơi trí Nhất thiết tướng không, vì không hai vậy.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát lấy không hai làm phương tiện học nơi sắc không; cho đến lấy không hai làm phương tiện học nơi trí Nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát này có thể lấy không hai làm phương tiện học Bố thí ba-la-mật-đa, cho đến Bát-nhã bala-mật-đa. Có thể lấy không hai làm phương tiện học pháp không bên trong cho đến pháp không không tánh tự tánh. Có thể lấy không hai làm phương tiện hoặc bốn Niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như thế, có thể lấy không hai làm phương tiện học quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán. Có thể lấy không hai làm phương tiện học Độc giác Bồ-đề cho đến quả vị Giác ngộ cao tột. Có thể lấy không hai làm phương tiện học trí Nhất thiết, trí Đạo tướng và trí Nhất thiết tướng.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát có thể lấy không hai làm phương tiện học Bố thí ba-la-mật-đa cho đến trí Nhất thiết tướng tức là Đại Bồ-tát này có thể lấy không hai làm phương tiện học vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát có thể học được vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn, tức là Đại Bồ-tát này chẳng vì sắc tăng mà học, cũng chẳng vì sắc giảm mà học; cho đến chẳng vì trí Nhất thiết tướng tăng mà học, cũng chẳng vì trí Nhất thiết tướng giảm mà học.
Kiều-thi-ca, nếu Đại Bồ-tát không vì sắc tăng mà học, cũng không vì sắc giảm mà học, cho đến chẳng vì trí Nhất thiết tướng tăng mà học, cũng chẳng vì trí Nhất thiết tướng giảm mà học, tức là Đại Bồ-tát này chẳng vì bảo hộ sắc nên học, cũng chẳng vì hoại diệt sắc nên học; cho đến chẳng vì bảo hộ trí Nhất thiết tướng nên học, cũng chẳng vì hoại diệt trí Nhất thiết tướng mà học.
Khi ấy, Cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi Tôn giả Thiện Hiện:
–Các Đại Bồ-tát khi học như thế, không vì bảo hộ sắc mà học, cũng không vì hoại diệt sắc mà học, cho đến không vì bảo hộ trí Nhất thiết tướng mà học, cũng không vì hoại diệt trí Nhất thiết tướng mà học ư?
Tôn giả Thiện Hiện đáp:
–Đúng thế, đúng thế! Xá-lợi Tử, các Đại Bồ-tát khi học như thế, không vì bảo hộ sắc mà học, cũng không vì hoại diệt sắc mà học. Cho đến không vì bảo hộ trí Nhất thiết tướng mà học, cũng chẳng vì hoại diệt trí Nhất thiết tướng mà học.
Tôn giả Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:
–Vì nguyên nhân nào mà các Đại Bồ-tát không vì bảo hộ sắc nên học, cũng không vì hoại diệt sắc nên học? Cho đến không vì bảo hộ trí Nhất thiết tướng nên học, cũng không vì hoại diệt trí Nhất thiết tướng nên học?
Tôn giả Thiện Hiện đáp:
–Các Đại Bồ-tát không thấy có sắc là có thể bảo hộ và có thể hoại diệt, cũng chẳng thấy người có thể bảo hộ sắc và hoại diệt. Cho đến không thấy có trí Nhất thiết tướng là có thể bảo hộ và có thể hoại diệt, cũng chẳng thấy người có thể bảo hộ trí Nhất thiết tướng và hoại diệt. Vì sao? Này Xá-lợi Tử, vì các sắc pháp dù là chủ thể hay đối tượng đều không cả trong lẫn ngoài.
Xá-lợi Tử, nếu Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp mà chẳng thấy là có thể bảo hộ và có thể hoại diệt, cũng chẳng thấy người có thể bảo hộ và hoại diệt mà học Bát-nhã ba-la-mật-đa, tức là Đại Bồ-tát này có thể thành tựu trí Nhất thiết trí.
Tôn giả Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:
–Các Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, có thể thành tựu trí Nhất thiết trí không?
Tôn giả Thiện Hiện đáp:
–Xá-lợi Tử, các Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-lamật-đa như thế có thể thành tựu trí Nhất thiết trí. Vì đối với tất cả pháp không làm bảo hộ, không làm hoại diệt mà làm phương tiện.
Tôn giả Xá-lợi Tử hỏi:
–Nếu các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp không làm bảo hộ, không làm hoại diệt, mà làm phương tiện, thì làm sao có thể thành tựu trí Nhất thiết trí?
Tôn giả Thiện Hiện đáp:
–Xá-lợi Tử, Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng thấy sắc hoặc sinh, hoặc diệt, hoặc lấy hoặc bỏ, hoặc nhiễm, hoặc tịnh, hoặc tăng hoặc giảm. Cho đến chẳng thấy trí Nhất thiết tướng hoặc sinh, hoặc diệt, hoặc lấy hoặc bỏ, hoặc nhiễm, hoặc tịnh, hoặc tăng hoặc giảm. Vì sao? Vì sắc cho đến trí Nhất thiết tướng đều là tự tánh không sở hữu và chẳng thể nắm bắt được.
Như thế, Xá-lợi Tử, các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp chẳng thấy hoặc sinh, hoặc diệt, hoặc lấy hoặc bỏ, hoặc nhiễm, hoặc tịnh, hoặc tăng hoặc giảm; lấy không có chỗ học và không có chỗ thành tựu làm phương tiện để học Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì có thể thành tựu trí Nhất thiết trí.
Khi ấy, Thiên đế Thích hỏi Xá-lợi Tử:
–Thưa Đại đức, các Đại Bồ-tát đối với sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa phải cầu như thế nào?
Tôn giả Xá-lợi Tử đáp:
–Kiều-thi-ca, các Đại Bồ-tát đối với sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa phải tìm cầu trong những lời của Tôn giả Thiện Hiện đã nói.
Thiên đế Thích thưa Tôn giả Thiện Hiện:
–Có phải nương vào thần lực của Đại đức để cho Xá-lợi Tử nói những lời như thế chăng?
Thiện Hiện nói:
–Kiều-thi-ca, chẳng phải thần lực của tôi làm sự nương tựa để cho Xá-lợi Tử nói những lời như thế.
Thiên đế Thích thưa:
–Sự nương tựa ấy do thần lực của ai?
Tôn giả Thiện Hiện nói:
–Đó là nhờ nương vào thần lực của Phật.
Thiên đế Thích hỏi:
–Thưa Đại đức, các pháp đều không nương tựa, như vậy làm sao có thể nói thần lực Phật là chỗ nương tựa?
Tôn giả Thiện Hiện nói:
–Kiều-thi-ca, đúng thế, đúng thế, đúng như lời ông nói! Tất cả pháp không nương tựa, thế nên Như Lai chẳng phải là chỗ nương tựa, cũng không nương tựa, chỉ vì tùy thuận thế tục nên đặt ra nói là nương tựa.
Kiều-thi-ca, không phải là xa rời không nương tựa mà thấy được Như Lai. Không phải là xa rời không nương tựa nơi chân như mà thấy được Như Lai. Không phải là xa rời không nương tựa nơi pháp tánh mà thấy được Như Lai. Không phải là xa rời không nương tựa nơi Như Lai mà thấy được chân như. Không phải là xa rời không nương tựa nơi Như Lai mà thấy được pháp tánh. Không phải là xa rời không nương tựa chân như, Như Lai mà thấy được chân như. Không phải là xa rời không nương tựa nơi pháp tánh, Như Lai mà thấy được pháp tánh.
Kiều-thi-ca, không phải là ở trong không nương tựa mà thấy được Như Lai. Không phải là ở trong Như Lai mà thấy được không nương tựa.
Không phải là ở trong không nương tựa nơi chân như mà thấy được Như Lai. Không phải là ở trong không nương tựa nơi Như Lai mà thấy được chân như.
Không thể không nương tựa vào pháp tánh mà thấy được Như Lai. Không phải là ở trong Như Lai mà thấy được pháp tánh không nương tựa.
Không phải là ở trong không nương tựa mà thấy được chân như, Như Lai. Không phải là ở trong chân như, Như Lai mà thấy được không nương tựa.
Không phải là ở trong không nương tựa mà thấy được Pháp tánh Như Lai. Không phải là ở trong Pháp tánh, Như Lai mà thấy được không nương tựa.
Không phải là ở trong không nương tựa chân như mà thấy được chân như, Như Lai. Không phải ở trong chân như, Như Lai mà thấy được chân như không nương tựa.
Không phải là ở trong pháp tánh không nương tựa mà thấy được pháp tánh, Như Lai.
Không phải là ở trong pháp tánh của Như Lai mà thấy pháp tánh không nương tựa.
Kiều-thi-ca, không phải rời sắc mà thấy được Như Lai. Không phải là rời thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được Như Lai.
Không phải là nơi chân như của sắc mà thấy được Như Lai. Không phải là nơi chân như của thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được Như Lai.
Không phải là nơi pháp tánh của sắc mà thấy được Như Lai. Không phải nơi pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được Như Lai.
Không phải là rời sắc mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải là rời thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được chân như của Như Lai.
Không phải là rời sắc mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải là rời thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được pháp tánh của Như Lai.
Không phải là rời chân như của sắc mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải là rời chân như của thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được chân như của Như Lai.
Không phải là rời pháp tánh của sắc mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải là rời pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được pháp tánh của Như Lai.
Kiều-thi-ca, không phải ở trong sắc mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được sắc. Không phải ở trong thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được thọ, tưởng, hành, thức.
Không phải ở trong chân như của sắc mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được chân như của sắc. Không phải ở trong chân như của thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được chân như của thọ, tưởng, hành, thức.
Không phải ở trong pháp tánh của sắc mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được pháp tánh của sắc. Không phải ở trong pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức.
Không phải ở trong sắc mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải ở trong chân như của Như Lai mà thấy được sắc. Không phải ở trong thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải ở trong chân như của Như Lai mà thấy được thọ, tưởng, hành, thức.
Không phải ở trong sắc mà thấy được Pháp tánh của Như Lai. Không phải ở trong pháp tánh của Như Lai mà thấy được sắc. Không phải ở trong thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải ở trong pháp tánh của Như Lai mà thấy được thọ, tưởng, hành, thức.
Không phải ở trong chân như của sắc mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải ở trong chân như của Như Lai mà thấy được chân như của sắc. Không phải ở trong chân như của thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải ở trong chân như của Như Lai mà thấy được chân như của thọ, tưởng, hành, thức.
Không phải ở trong pháp tánh của sắc mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải ở trong pháp tánh của Như Lai mà thấy được pháp tánh của sắc. Không phải ở trong pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải ở trong pháp tánh của Như Lai mà thấy được pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức.
Kiều-thi-ca, cho đến không phải rời trí Nhất thiết mà thấy được Như Lai. Không phải rời trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được Như Lai.
Không phải rời chân như của trí Nhất thiết mà có thể thấy được Như Lai. Không phải rời chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được Như Lai. Không phải rời pháp tánh của trí Nhất thiết mà thấy được Như Lai. Không phải rời pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được Như Lai. Không phải rời trí Nhất thiết mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải rời trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải rời trí Nhất thiết mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải rời trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải rời chân như của trí Nhất thiết mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải rời chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được chân như của Như Lai.
Không phải rời pháp tánh của trí Nhất thiết mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải rời pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được pháp tánh của Như Lai.
Kiều-thi-ca, Không phải ở trong trí Nhất thiết mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được trí Nhất thiết. Không phải ở trong trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Không phải ở trong chân như của trí Nhất thiết mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong chân như của Như Lai mà thấy được trí Nhất thiết.
Không phải ở trong chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Không phải ở trong pháp tánh của trí Nhất thiết mà thấy được Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được pháp tánh của trí Nhất thiết. Không phải ở trong pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải ở trong Như Lai mà thấy được pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Không phải ở trong trí Nhất thiết mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải ở trong chân như của Như Lai mà thấy được trí Nhất thiết. Không phải ở trong trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải ở trong chân như của Như Lai mà thấy được trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Không phải ở trong trí Nhất thiết mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải ở trong pháp tánh Như Lai mà thấy được pháp tánh trí Nhất thiết. Không phải ở trong trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải ở trong pháp tánh của Như Lai mà thấy được pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Không phải ở trong chân như của trí Nhất thiết mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải ở trong chân như của Như Lai mà thấy được chân như của trí Nhất thiết. Không phải ở trong chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được chân như của Như Lai. Không phải ở trong chân như của Như Lai mà thấy được chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Không phải ở trong pháp tánh của trí Nhất thiết mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải ở trong pháp tánh của Như Lai mà thấy được pháp tánh của trí Nhất thiết. Không phải ở trong pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà thấy được pháp tánh của Như Lai. Không phải ở trong pháp tánh của Như Lai mà thấy được trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Kiều-thi-ca, Như Lai đối với sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Như Lai đối với chân như của sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với chân như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Như Lai đối với pháp tánh của sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Chân như của Như Lai đối với sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với thọ, tưởng, hành, thức chân như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Chân như của Như Lai đối với chân như của sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với chân như của thọ, tưởng, hành, thức chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với pháp tánh thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Kiều-thi-ca, Như Lai đối với lìa sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với lìa thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Như Lai đối với lìa chân như của sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với lìa chân như của thọ, tưởng, hành, thức chân như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Như Lai đối với lìa pháp tánh của sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với lìa pháp tánh thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Chân như của Như Lai đối với lìa sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với lìa thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Chân như của Như Lai đối với lìa chân như của sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với lìa chân như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Pháp tánh của Như Lai đối với lìa sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với lìa thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Pháp tánh của Như Lai đối với lìa pháp tánh của sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức pháp tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Kiều-thi-ca, như vậy cho đến Như Lai đối với trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Như Lai đối với chân như của trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Như Lai đối với pháp tánh của trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Chân như của Như Lai đối với trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Chân như của Như Lai đối với chân như của trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Pháp tánh của Như Lai đối với trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Kiều-thi-ca, Như Lai đối với sự xa lìa trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự xa lìa trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Như Lai đối với sự xa lìa chân như của trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự xa lìa chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Như Lai đối với sự xa lìa pháp tánh của trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự xa lìa pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Chân như của Như Lai đối với sự xa lìa trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự xa lìa trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Chân như của Như Lai đối với sự xa lìa chân như của trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự xa lìa chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Pháp tánh của Như Lai đối với sự xa lìa trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự xa lìa trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Pháp tánh của Như Lai đối với sự xa lìa pháp tánh của trí Nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự xa lìa pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.
Kiều-thi-ca, Tôn giả Xá-lợi Tử đã nói: “Đối với tất cả pháp chẳng phải là “tức”, chẳng phải là “ly” chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Thần lực của Như Lai là chỗ nương tựa, lấy không nương tựa làm nương tựa.”
Này Kiều-thi-ca, trước đây ông đã hỏi sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát phải cầu ở đâu?
Kiều-thi-ca, sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát chẳng nên cầu nơi sắc, chẳng nên lìa sự cầu nơi sắc; chẳng nên cầu nơi thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa sự cầu nơi thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, cho đến chẳng nên cầu nơi trí Nhất thiết, chẳng nên lìa sự cầu nơi trí Nhất thiết. Chẳng nên cầu nơi trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng; chẳng nên lìa sự cầu nơi trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca, hoặc Bát-nhã ba-lamật-đa, hoặc cầu, hoặc sắc, nói rộng cho đến trí Nhất thiết tướng, như vậy, tất cả đều chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng, vô sắc, vô kiến, vô đối chỉ một tướng, đó là không tướng.
Vì sao? Vì sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát chẳng phải sắc, chẳng phải lìa sắc, chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải lìa thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, cho đến chẳng phải trí Nhất thiết, chẳng phải lìa trí Nhất thiết; chẳng phải trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, chẳng phải lìa trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Chẳng phải chân như của sắc mà không lìa chân như của sắc. Chẳng phải chân như của thọ, tưởng, hành, thức mà không lìa chân như của thọ, tưởng hành thức. Như vậy, cho đến chẳng phải chân như của trí Nhất thiết mà không lìa chân như của trí Nhất thiết. Chẳng phải chân như trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng mà không lìa chân như của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Chẳng phải pháp tánh của sắc, chẳng lìa pháp tánh của sắc; chẳng phải pháp tánh của thọ, tưởng, hành thức, chẳng lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, cho đến chẳng phải pháp tánh của trí Nhất thiết, chẳng lìa pháp tánh của trí Nhất thiết; chẳng phải pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng, chẳng lìa pháp tánh của trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca, tất cả pháp như vậy đều không sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu và chẳng thể nắm bắt được nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát chẳng phải sắc, chẳng lìa sắc. Nói rộng cho đến chẳng phải trí Nhất thiết tướng, chẳng lìa trí Nhất thiết tướng. Chẳng phải chân như của sắc, chẳng lìa chân như của sắc. Nói rộng cho đến chẳng phải chân như của trí Nhất thiết tướng, chẳng lìa chân như của trí Nhất thiết tướng. Chẳng phải pháp tánh của sắc, chẳng lìa pháp tánh của sắc. Nói rộng cho đến chẳng phải pháp tánh của trí Nhất thiết tướng, chẳng lìa pháp tánh của trí Nhất thiết tướng.
Bấy giờ, Thiên đế Thích thưa Tôn giả Thiện Hiện:
–Bạch Đại đức, sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát là Ba-la-mật-đa lớn lao, là Bala-mật-đa vô lượng, là Ba-la-mật-đa vô biên. Hàng Dự lưu học pháp này được quả Dự lưu. Hàng Nhất lai học pháp này được quả Nhất lai. Hàng Bất hoàn học pháp này được quả Bất hoàn. Hàng A-la-hán học pháp này được quả A-la-hán. Hàng Độc giác học pháp này được Độc giác Bồ-đề. Hàng Đại Bồtát học pháp này sẽ tạo mọi thành tựu cho vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức hữu tình, tùy chỗ thích ứng của họ mà giảng dạy đạo Tam thừa và có thể làm nghiêm tịnh các cõi Phật, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.
Tôn giả Thiện Hiện nói:
–Đúng thế, đúng thế, đúng như lời ông nói! Kiều-thi-ca, sắc lớn cho nên sự học Bát-nhã ba-lamật-đa của các Đại Bồ-tát cũng lớn. Thọ, tưởng, hành, thức lớn cho nên sự học Bát-nhã ba-la-mậtđa của các Đại Bồ-tát cũng lớn. Như vậy cho đến trí Nhất thiết lớn nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng lớn. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng lớn nên sự học Bát-nhã ba-la-mậtđa của các Đại Bồ-tát cũng lớn. Vì sao? Kiều-thica, vì sắc cho đến trí Nhất thiết tướng phần trước, sau, giữa đều không thể nắm bắt được nên gọi là lớn. Do các pháp ấy lớn nên sự học Bát-nhã ba-lamật-đa của các Đại Bồ-tát cũng gọi là Đại. Vì lý do này mà sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát phải gọi là Ba-la-mật-đa lớn lao.
Kiều-thi-ca, sắc vô lượng nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng. Thọ, tưởng, hành, thức vô lượng nên sự học Bátnhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng. Như vậy cho đến trí Nhất thiết vô lượng nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồtát cũng vô lượng. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng vô lượng nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng. Vì sao? Này Kiều-thi-ca, vì lượng của sắc cho đến trí Nhất thiết tướng là chẳng thể nắm bắt được, ví như lượng của hư không là chẳng thể nắm bắt được. Sắc... cũng như vậy, cho nên nói là vô lượng.
Kiều-thi-ca, hư không vô lượng nên sắc... cũng vô lượng. Sắc... vô lượng nên sự học Bát-nhã bala-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng. Vì lý do này mà sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát phải gọi là Ba-la-mật-đa vô lượng.
Kiều-thi-ca, sắc vô biên nên sự học Bát-nhã bala-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên. Thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên sự học Bát-nhã bala-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên. Như vậy cho đến trí Nhất thiết vô biên nên sự học Bátnhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên. Trí Đạo tướng, trí Nhất thiết tướng vô biên nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên. Vì sao? Này Kiều-thi-ca, biên vực của sắc cho đến trí Nhất thiết tướng là chẳng thể nắm bắt được, ví như biên vực hư không. Sắc... cũng như vậy cho nên nói là vô biên.
Kiều-thi-ca, hư không vô biên nên sắc... cũng vô biên. Sắc... vô biên nên sự học Bát-nhã ba-lamật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.
Này Kiều-thi-ca, đối tượng được duyên là vô biên nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.
Thiên đế Thích thưa:
–Thế nào là đối tượng được duyên vô biên, nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?
Tôn giả Thiện Hiện đáp:
–Đối tượng được duyên của trí Nhất thiết trí vô biên nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên. Này Kiều-thi-ca, đối tượng được duyên của pháp giới vô biên nên sự học Bátnhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên. Thiên đế Thích hỏi:
–Thế nào là đối tượng được duyên của pháp giới vô biên nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?
Tôn giả Thiện Hiện đáp:
–Pháp giới vô biên nên đối tượng được duyên cũng vô biên. Đối tượng được duyên vô biên nên pháp giới cũng vô biên. Đối tượng được duyên của pháp giới vô biên nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.
Này Kiều-thi-ca, đối tượng được duyên của chân như vô biên nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.
Thiên đế Thích hỏi:
–Thế nào là đối tượng được duyên của chân như vô biên nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?
Thiện Hiện đáp:
–chân như vô biên nên đối tượng được duyên cũng vô biên. Đối tượng được duyên vô biên nên chân như cũng vô biên. Đối tượng được duyên của chân như vô biên nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.
Này Kiều-thi-ca, hữu tình vô biên nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.
Thiên đế Thích hỏi:
–Thế nào là hữu tình vô biên nên sự học Bátnhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên? Tôn giả Thiện Hiện đáp:
–Ý ông nghĩ sao? Nói hữu tình thì hữu tình ấy là khái niệm chỉ cho pháp nào?
Thiên đế Thích thưa:
–Nói hữu tình, hữu tình ấy chẳng phải là khái niệm về pháp, cũng chẳng phải là khái niệm về chẳng phải pháp. Đó là giả lập, thuộc về giả danh, thuộc về tên không thật, thuộc về tên không tác dụng.
Tôn giả Thiện Hiện nói:
–Ý ông nghĩ sao? Trong kinh Bát-nhã ba-lamật-đa thâm diệu này cũng nêu rõ thật có hữu tình chăng?
Thiên đế Thích nói:
–Bạch Đại đức, không thật!
Tôn giả Thiện Hiện bảo:
–Trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này đã không nêu rõ thật có hữu tình nên nói là vô biên. Vì trong biên vực của nó cũng là chẳng thể nắm bắt được.
Kiều-thi-ca, ý ông nghĩ sao? Nếu các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trải qua hằng hà sa số kiếp, nói về danh tự của các hữu tình, trong ấy phải chăng có hữu tình, có sinh có diệt chăng?
Thiên đế Thích thưa:
–Thưa không, bạch Đại đức. Vì sao? Vì các hữu tình bản tánh là thanh tịnh, từ xưa đến nay vốn không thật có.
Tôn giả Thiện Hiện nói:
–Do đó ta nói hữu tình là vô biên, cho nên sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.
Kiều-thi-ca, do nhân duyên này nên sự học Bátnhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát phải nói là vô biên.
[Mục lục bộ Bát-nhã][220][221][222][223][224][225][226][227][228][229][230][231][232][233][234][235][236][237][238][239][240][241][242][243][244][245][246][247][248][249][250][251][252][253][254][255][256][257][258][259][260][261]