BuddhaSasana Home Page Vì sao
tin Phật Nguyên tác: What
Buddhists believe Chương 5 (tiếp
theo)
-ooOoo- NGHIỆP LÀ GÌ? Nghiệp là một luật
thiên nhiên khách quan, tác động tùy theo hành vi của chúng
ta. Nghiệp là luật tự trong chính nó và không ai là người
ban hành luật này. Nghiệp tác động trong lãnh vực riêng
của nó, độc lập, như một tác nhân không có sự can
thiệp bên ngoài.
Nghiệp có thể nói
theo ngôn ngữ giản dị của trẻ thơ, là làm tốt, tốt
sẽ đến với bạn, ngay bây giờ, và sau này. Làm xấu,
xấu sẽ đến với bạn, ngay bây giờ và sau này. Nói theo ngôn ngữ đồng
áng, Nghiệp có thể được giải nghĩa như sau: nếu bạn
gieo hạt giống tốt, bạn sẽ thu hoặch được một mùa
gặt hái tốt. Nếu bạn gieo hạt giống xấu, mùa gặt sẽ
thất thu. Nói theo ngôn ngữ khoa
học, Nghiệp được gọi là luật nhân quả; mỗi nguyên nhân
đều có hậu quả. Một tên khác gọi là luật của nguyên
nhân luân lý. Nguyên nhân luân lý tác động trong lãnh vực
tinh thần giống như luật vật lý tác động và phản tác
động trong lãnh vực vật lý. Trong kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú),
Nghiệp được giải thích như sau: "Tâm dẫn đầu
mọi pháp, tâm chủ, tâm tạo tác". Nếu bạn nói năng
hay hành động với tâm thiện hay bất thiện, hạnh phúc hay
bất hạnh sẽ theo bạn như chiếc xe theo dấu chân xe, như bóng
vói hình không bao giờ rời nhau. Nghiệp chỉ đơn giản
là một hành động. Trong hệ thống cơ cấu hoạt động
của cơ thể, có một sức mạnh hay lực mang nhiều tên
gọi khác nhau như bản năng, khuynh hướng, thức vân vân..
Sức mạnh của thiên hướng bẩm sinh đó điều động mỗi
chúng sanh luôn trong trạng thái chuyển động về tinh thần
lẫn vật chất. Sự chuyển động đó là hành động.
Những hành động tái diễn tạo thói quen, và thói quen trở
thành cá tính của người đó. Trong Phật Giáo, tiến trình
trên gọi là Nghiệp. Trong ý nghĩa ý nghĩa
rốt ráo, Nghiệp bao gồm các tâm hành (hay tác ý) tốt lẫn
xấu. Đức Phật nói: "Nghiệp là Tác ý".
Nghiệp không phải một thực thể mà là một tiến trình, hành
động, năng lực, và sức mạnh. Một số người giải thích
lực này là "hành-động-ảnh-hưởng". Nó chính là
những gì do chính chúng ta làm phản ứng lại chúng ta. Đau
đớn hay hạnh phúc mà con người kinh nghiệm là do kết
quả của hành vi, lời nói, và tư tưởng của chính người
ấy phản ứng lại. Hành vi, lời nói, và tư tưởng của chúng
ta tạo sự thành công hay thất bại, hạnh phúc hay nghèo
khổ. Nghiệp là luật tự
nhiên, khách quan, tác động tùy theo hành vi của chúng ta. Nó
là một định luật tự tác, không ai ban hành ra nó cả.
Nghiệp tác động trong lãnh vực riêng của nó không bị chi
phối bởi một tác nhân độc lập, có thẩm quyền nào bên
ngoài vào nó cả, nó độc lập như một cơ quan có thẩm
quyền điều khiển. Tin là không một đấng thiêng liêng bí
ẩn nào chỉ huy hay ban hành thưởng phạt, người Phật Tử
không ỷ vào sự cầu nguyện sức mạnh siêu nhiên đó để
ảnh hưởng kết quả của Nghiệp. Theo Đức Phật, Nghiệp
chẳng phải là tiền định và cũng chẳng phải một loại
phán quyết nào đó áp đặt trên chúng ta bằng sức mạnh
thần bí mà chúng ta không cưỡng lại được. Người Phật Tử tin
rằng gieo gì gặt nấy. Chúng ta là kết quả những việc chúng
ta làm ở quá khứ, và chúng ta sẽ là kết quả của những
việc chúng ta làm bây giờ.
Nói một cách khác, ta không phải tuyệt đối sẽ là con người
trong quá khứ, và cũng sẽ không mãi mãi là con người như
hiện tại. Trên đây đơn giản có nghĩa là Nghiệp không
cố định. Đức Phật nhấn mạnh là nếu mọi thứ đều
cố định thì ý chí, đạo đức và đời sống tinh thần
sẽ không còn tự do, chúng ta tùy thuộc vào quá khứ của
chúng ta. Trái lại, nếu mọi thứ không cố định, thì
việc rèn luyện đạo đức, tinh thần có thể sẽ không có.
Cho nên Đức Phật không chấp nhận thuyết cố định
tuyệt đối lẫn không cố định tuyệt đối. NHỮNG QUAN NIỆM SAI
LẦM VỀ NGHIỆP Trong Tăng Chi Bộ Kinh
(Anguttara Nikaya) có nói đến những sự giải thích sai lầm,
những quan niệm không hữu lý về Nghiệp, khuyên người trí
nên tìm hiểu và bác bỏ những quan điểm sau đây: 1. Tin rằng mọi sự
đều do kết quả hành động của những kiếp trước; Nếu một người trở
thành kẻ giết người, trộm cắp, hay gian dâm, và nếu hành
động của kẻ đó là do các hành động trong quá khứ, hay
do tạo tác của Đấng Thượng Đế Trị Vì, hay chuyện
xẩy ra chỉ vì tình cờ, thì kẻ đó ắt không chịu trách
nhiệm về các tội lỗi đã gây ra . Một giải thích sai
lầm nữa về Nghiệp là Nghiệp chỉ tác động trên những
người nào đó tùy theo niềm tin của họ. Nhưng số phận
của một con người ở kiếp sau không tùy thuộc vào tôn giáo
nào mà người đó chọn lựa. Dù theo bất cứ tôn giáo nào,
định mệnh của người đó hoàn toàn tùy thuộc vào hành
động của thân, khẩu và ý. Dù người đó mang bất
cứ nhãn hiệu tôn giáo nào, người đó sẽ được ở một
thế giới hạnh phúc trong kiếp sau nếu người đó làm
những điều thiện, sống một cuộc đời thuần khiết. Người
đó sẽ sanh vào nơi bất hạnh sống một cuộc đời thống
khổ, nếu người đó phạm các tội lỗi, nuôi dưỡng tư tư?ng
xấu xa trong tâm ý. Cho nên người Phật Tử không bao giờ
tuyên bố là chỉ mình mới có diễm phúc lên thiên đàng
sau khi chết. Dù theo bất cứ tôn giáo nào, Nghiệp của con
người xác quyết số mệnh của mình cả trong đời sống
hiện tại lẫn kiếp sau. Giáo Lý về Nghiệp không nêu lên
một công lý thực hiện sau khi chết. Đức Phật không dạy
Nghiệp Luật để bảo vệ người giàu có và an ủi kẻ
khốn cùng bằng cách hứa hẹn hạnh phúc hão huyền sau khi
chết. Theo Đạo Phật,
Nghiệp giải thích những bất bình đẳng giữa con người.
Các dị biệt này không những do di truyền, môi trường và
bản chất mà cũng do Nghiệp hay các hành động của chính mình.
Quả thực Nghiệp là một những yếu tố trách nhiệm về
sự thành công hay thất bại của đời sống chúng ta. Vì Nghiệp là một
sức mạnh vô hình ta không thể nhìn thấy nó tác động
với mắt thường. Muốn tìm hiểu Nghiệp tác dụng ra sao,
chúng ta hãy so sánh nó với các hạt giống: kết quả của
Nghiệp được tồn trữ trong tiềm thức giống như lá cây,
hoa, trái và thân cây tồn trữ trong hạt giống. Trong điều
kiện thuận lợi, quả của Nghiệp nẩy sanh giống như khi
gặp ẩm ưót và ánh sáng thì lá cây, thân cây sẽ nẩy
mầm từ hạt giống nhỏ bé. Tác dụng của Nghiệp
có thể so sánh với một tài khoản trong ngân hàng: một người
đạo đức, bác ái và nhân từ trong đời sống hiện tại
giống như một người vun bồi Nghiệp thiện của mình.
Thiện Nghiệp tăng trưởng của người đó giúp người đó
vượt qua các khó khăn của cuộc đời. Nhưng người đó
phải thay thế vào đó số tiền người đó đã lấy đi,
nếu không một ngày nào đó tài khoản sẽ cạn đi và sẽ
bị phá sản. Vậy thì người đó đổ lỗi cho ai đây về
tình cảnh nghèo khổ của mình? Người đó chẳng thể đổ
lỗi cho người khác và cũng chẳng phải cho là số phận
của mình. Chính người đó phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm. Cho nên người Phật Tử tốt không thể là kẻ đào
tẩu. Người Phật Tử phải đối mặt với cuộc sống đúng
như nó là vậy và không trốn tránh nó. Nghiệp lực không
thể kiểm soát được bằng sụ thụ động. Gia tăng mạnh
mẽ làm các điều thiện rất cần thiết cho hạnh phúc
của chính.mình. Trốn tránh là phương sách của kẻ yếu hèn,
và kẻ trốn tránh cũng không thể thoát được các hậu
quả của Nghiệp Luật. Đức Phật dạy: "Không
nơi nào ta có thể lẩn trốn để tránh khỏi hậu quả
của Nghiệp (Kinh Pháp Cú, Câu 127).
KINH NGHIỆM BẢN THÂN Hiểu được Nghiệp
Luật là tự nhận thức được rằng chính chúng ta có trách
nhiệm về hạnh phúc hay bất hạnh của mình. Chúng ta là
kiến trúc sư Nghiệp của chúng ta. Phật Giáo giải thích
con người có đầy đủ khả năng uốn nắn cho Nghiệp của
mình, và do đó ảnh hưởng đường hướng cuộc sống của
mình. Mặt khác, con người không hoàn toàn là tù nhân phải
chịu khuất phục do hành động của mình, và cũng không là
nô lệ cho Nghiệp của mình. Con người cũng chẳng phải là
một bộ máy tự động phát ra những sức mạnh theo bản năng
để nô dịch hóa mình. Con người cũng chẳng phải là một
sản phẩm của tạo hóa. Bên trong con người có sức mạnh
và khả năng để thay đổi Nghiệp. Tâm của con người
mạnh hơn Nghiệp, cho nên Nghiệp luật có thể được làm
ra để phục vụ cho con người. Ta không đánh mất hy vọng
và nỗ lực để đầu hàng nghiệp lực của mình. Muốn bù
đắp lại phản ứng gây ra do nghiệp xấu tích lữy từ trước,
ta phải tạo nhiều điều thiện hơn nữa, và thanh lọc tâm
ý thay vì cầu nguyện, lễ bái, thực hành lễ nghi hay hành
xác để tránh nghiệp quả. Cho nên con người có thể tránh
được hậu quả của các hành động tội lỗi nếu hành động
khôn ngoan bằng cách sống một cuộc đời cao thượng. Con người phải dùng
vật chất để xúc tiến lý tưởng của mình. Những con
cờ của cuộc sống xấu hay tốt trong tay ta. Ta không chọn
chúng. Chúng là những dấu vết từ những nghiệp trong quá
khứ; nhưng nếu ta thích ta cứ đặt tiền xuống, làm
những gì hợp với ta, và khi chơi cờ ta sẽ hoặc thắng
hoặc bại. Nghiệp nặng hay nhẹ tùy
hành động của con người. Hành động này cũng tạo thành
số nghiệp quả. Nhưng bất cứ mỗi một hành động nào
thực hiện vô tình không cố ý không thể trở thành một
thiện nghiệp (hành động khéo léo) hay bất thiện nghiệp
(không khéo léo) Do đó tại sao Đức Phật dạy Nghiệp là các
hành động do tác ý. Có nghĩa là bất cứ điều lành hay điều
dữ do chúng ta vô tình tạo ra không cố ý, thì không đủ
mạnh để bị kéo đến kiếp sau. Tuy nhiên, không hiểu
biết bản chất của Nghiệp luật không thể là một lý do
để điều chỉnh hay tránh được Nghiệp quả gây nên do
những hành động có chủ ý. Một em bé hay một người ngu
si có thể phạm hành động tội lỗi. Nhưng nếu họ hành
động tội lỗi với chủ ý làm hại người hay làm người
khác bị thương, thì khó mà có thể nói rằng những người
đó tránh được Nghiệp quả. Nếu đứa trẻ chạm tay vào
một thanh sắt nóng, nhất định em đó không thể tránh được
phỏng tay. Nghiệp lực tác dụng đúng như vậy. Nghiệp
lực không thiên vị, giống như trọng lực. Sự thay đổi tận
gốc rễ về tâm tính của Angulimala và Asoka (Vua A Dục)
chứng minh tiềm lực của con người có thể kiểm soát được
Nghiệp lực của mình. Angulimala là tên đạo
tặc đã giết hơn một ngàn người đồng hương. Chúng ta có
thể phán xét về những hành động bề ngoài được không?
Chỉ trong một đời sau khi hối cải Angulimala đã trở thành
bậc A La Hán chuộc lại những hành động tội lỗi gây ra
trong quá khứ. Asoka, Vị Hoàng Đế
của Ấn, đã giết hàng ngàn vạn người trong các chiến
trận để mở mang bờ cõi. Thế mà, sau khi thắng trận, ông
đã tự mình hoàn toàn chuyển hóa, thay đổi hẳn lối
sống để danh thơm lại ngày nay: "Trong cả chục ngàn
tên tuổi các vương tước, các vua chúa, các bậc khanh tướng
trong lịch sử, tên Vua A Dục chói sáng, chói sáng một mình
như một vì tinh tú". Đó là lời nhận xét của sử
gia thế giới H.G. Wells. NHỮNG YẾU TỐ HỖ
TRỢ NGHIỆP Mặc dù Đạo Phật có
nói là con người có thể kiểm soát nghiệp lực, nhưng không
có nghĩa là mọi thứ đều do Nghiệp cả. Đạo Phật không
quên vai trò của các sức mạnh thiên nhiên khác. Theo Đạo
Phật, có năm động lực hay tiến trình của Luật thiên nhiên
tác động trong thế giới vật lý và tâm lý: 1. Những định luật
vật lý vô cơ từng mùa như các hiện tượng thời tiết
về mưa gió vân vân... Như trên, Nghiệp chỉ
là một trong năm định luật thiên nhiên giải thích tính cách
đa dạng trong thế giới này. CÓ THỂ THAY ĐỔI NGHIỆP ĐƯỢC KHÔNG? Nghiệp thường bị
ảnh hưởng bởi hoàn cảnh: tác động của các thiện lực
và ác lực để chống lại và hỗ trợ định luật tự tác
này (Nghiệp). Những lực khác hỗ trợ hoặc cản trở
Nghiệp này là sự sanh thời điểm hay điều kiện, tướng
mạo và nỗ lực. Sự sanh ra đời thuận
lợi hay không thuận lợi có thể phát triển hay làm trở
ngại đến Nghiệp quả. Chẳng hạn, nếu một
người được sanh ra từ một gia đình quý phái, hay trong
một gia đình hạnh phúc, việc sanh thuận lợi này giúp cho
người đó cơ hội thuận tiện để Nghiệp thiện tác động.
Một người kém thông minh, nhưng bởi Nghiệp thiện được
sanh trong một gia đình vương giả, nhờ sự liên hệ gia đình
được người ta trọng vọng. Nếu cũng con người ấy vì
sanh trong hoàn cảnh không thuận lợi, sẽ không được người
ta đối xử tương tự. Tướng mạo đẹp đẽ
hay xấu xí là hai yếu tố khác ảnh hưởng làm trở ngại
hay hỗ trợ sự tác động của Nghiệp. Nếu do một số
thiện Nghiệp, một người đưọc sanh thuận lợi, nhưng
bị dị hình vì một số ác nghiệp, người đó không thể
hoàn toàn hưởng kết quả lợi lạc do thiện nghiệp của mình.
Cả đến là vị hoàng tử chính thức sẽ nối ngôi vua cũng
không thể đạt ngôi vị này nếu bị sanh dị dạng hay tâm
trí bất thường. Mặt khác, sắc đẹp là một tài sản quý
báu cho sở hữu chủ. Một đứa con trai tuấn tú của gia đình
nghèo vẫn làm nhiều người khác chú ý và có thể tự mình
làm nổi bật nhờ ảnh hưởng của người chung quanh. Chúng
ta cũng tìm thấy nhiều trường hợp những người từ
những gia đình nghèo, dòng dõi hạ tiện, trở nên nổi
tiếng như các tài tử đóng phim và các hoa hậu. Thời điểm và điều
kiện cũng là những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tác
động của Nghiệp. Trong thời kỳ nạn đói hay trong thời
kỳ chiến tranh, tất cả mọi người đều chịu chung số
phận. Những điều kiện bất thuận lợi dễ gây nên khả
năng phát triển ác Nghiệp tác động. Mặt khác, những điều
kiện thuận lợi, sẽ ngăn chặn tác động ác nghiệp. Nỗ lực hay trí thông
minh là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tác
động của Nghiệp. Không có nỗ lực thì tiến bộ về đời
và đạo không thể có được. Nếu một người không tự mình
nỗ lực để chữa bệnh, hay tự cứu lấy mình khỏi
những khó khăn, hay cố gắng chuyên cần để tiến bộ, ác
nghiệp sẽ có cơ hội để phát triển hậu quả. Tuy nhiên
nếu người đó gắng sức vượt các khó khăn, thiện
nghiệp sẽ phát triển và hỗ trợ. Một lần trong những
tiền kiếp, khi một con thuyền bị đắm trong biển cả, Đức
Bồ Tát đã cố gắng cứu mình và mẹ già, trong khi những
người khác cầu nguyện thánh thần và phó mặc số phận mình
trong tay thần thánh. Kết quả là Đức Bồ Tát thoát hiểm
trong khi những người khác đều bị chết chìm. Như vậy tác động
của Nghiệp ảnh hưởng bởi sự sanh, vẻ đẹp, hoàn cảnh
và nỗ lực cá nhân, hay trí thông minh. Tuy nhiên, con người
có thể vượt qua ngay được hậu quả của Nghiệp bằng cách
áp dụng một số phương thức. Nhưng người đó chưa thoát
khỏi hậu quả của Nghiệp nếu người đó cứ ở trong vòng
sanh tử luân hồi. Bất cứ lúc nào nhân duyên hội đủ,
nghiệp quả ấy mà người đó đã từng vượt qua được
vẫn c có thể trở lại ảnh hưởng đến người ấy. Đó
là sự không chắc của đời sống nhân gian. Cả đến các
Đức Phật và các Bậc A la Hán cũng vẫn bị ảnh hưởng
của một số Nghiệp, mặc dù ở trong lần sanh cuối cùng
của các Ngài. Yếu tố thời gian cũng
là một khía cạnh quan trọng của Nghiệp lực cho con người
kinh nghiệm các hậu quả tốt và xấu. Con người chứng
nghiệm Nghiệp quả ngay trong hiện kiếp trong khi một số
Nghiệp quả trổ sanh ngay ở kiếp tới. Một số Nghiệp
quả theo người tạo nghiệp mãi trong vòng sanh tử luân
hồi cho đến khi nào không còn tái sanh nữa sau khi đạt
Niết Bàn. Lý do chính về sự khác biệt này là do sự thúc
đẩy của tâm thức của con người vào thời điểm mà
một tư tưởng sanh khởi trong tâm muốn làm điều thiện
hay bất thiện. NĂNG LỰC VÔ TƯ Những ai không tin có
một năng lực gọi là Nghiệp nên hiểu rằng Nghiệp lực
không phải là một sản phẩm phụ của một tôn giáo đặc
biệt nào dù là Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Jainism xác nhận
và giải thích bản chất của sinh lực ấy. Đó là một định
luật thiên nhiên đang hiện hữu không mang một nhãn hiệu tôn
giáo nào. Tất cả những ai vi phạm định luật này, phải
chịu hậu quả dù theo tín ngưỡng nào đi nữa, và những
ai sống hài hòa với định luật này sẽ chúng nghiệm an
lạc và hạnh phúc trong đời sống. Cho nên Nghiệp Luật
ấy vô tư, không thiên vị đối với bất cứ ai tin hay không
tin, có tôn giáo hay không tôn giáo. Luật ấy giống như
bất cứ một định luật vũ trụ hiện hữu nào. Xin nhớ là
Nghiệp không phải là tài sản độc quyền của Phật Giáo. Nếu chúng ta hiểu
Nghiệp là một sức mạnh hay một hình thức của năng
lực, chúng ta có thể nhận thức được sự không có khởi
đầu. Hỏi nơi đâu bắt đầu Nghiệp thì chẳng khác gì
hỏi chỗ nào bắt đầu dòng điện. Nghiệp giống như điện
không có chỗ bắt đầu. Nghiệp hiện hữu trong một số điều
kiện. Một cách quy ước, chúng ta nói nguồn gốc của
Nghiệp là tác ý nhưng nói vậy cũng quá quy ước như nói
rằng nguồn gốc của một con sông là một đỉnh núi. Giống những làn sóng
trên đại dương trùng trùng điệp điệp lên nhau, làn sóng
của thức chảy lên một làn sóng khác và sự hợp nhất
của những làn thức chảy chồng chất lên nhau gọi là sự
tác động của Nghiệp. Tóm lại, theo Phật Giáo, mỗi chúng
sanh là một luồng điện của cuộc sống hành hoạt theo cái
nút chuyển điện tự động của Nghiệp. Nghiệp là một dạng năng
lực không tìm thấy bất kỳ tại đâu trong suối tâm thức
hay trong cơ thể. Giống như trái soài không tích trữ nơi nào
trên cây soài cả, nhưng tùy thuộc một số điều kiện, trái
soài trổ sanh, Nghiệp cũng như vậy. Nghiệp tựa như gió
hay lửa. Nó không được tích trữ nơi nào trong Vũ Trụ nhưng
sẽ xuất hiện khi đủ một số điều kiện. TÁI SANH Không thỏa mãn được
ham muốn về sự sống còn và về dục lạc là nguyên nhân
của tái sanh. Người Phật Tử nhìn
thuyết tái sanh không chỉ là lý thuyết suông mà là một
sự kiện có thể kiểm chứng được. Niềm tin vào tái sanh
tạo thành một nguyên lý căn bản của Phật Giáo. Tuy nhiên,
sự tin tưởng này không chỉ giới hạn nơi người Phật
tử,mà còn đưọc thấy tại nhiều quốc gia, trong những tôn
giáo khác, và cả nơi những nhà tư tưởng tự do. Pythogaras
có thể nhớ lại kiếp trước của ông. Plato nhớ được
một số tiền kiếp của ông. Theo Plato, con người có thể
tái sanh mười lần. Plato cũng tin là việc tái sanh có thể
có trong thế giới loài vật. Dân tộc Ai Cập và Trung Hoa
thời cổ thường tin là chỉ có các nhân vật nổi tiếng
như hoàng đế, vua chúa mới có tái sanh. Một chức quyền
nổi tiếng Ki Tô Giáo Origen, sống khoảng 185-254 sau Tây Nguyên,
tin có tái sanh. Theo ông, không có sự đọa đầy khổ sở vĩnh
viễn tại địa ngục. Gorana Bruno, sống trong thế kỷ thứ
16, tin là mỗi người và mỗi con vật đều chuyển linh
hồn vào chúng sanh khác sau khi chết. Năm 1788, triết gia
nổi tiếng Kant công kích quan niệm hình phạt đọa đầy vĩnh
viễn. Kant cũng tin tưởng việc có thể tái sanh thành chư
thiên. Schopenhaumer (1788-1860), một triết gia vĩ đại nói nơi
nào có ý chí muốn sống còn thì nơi đó phải có đời
sống. Khát vọng muốn sống còn tự nó biểu lộ liên tục
trong nhiều hình thức mới. Đức Phật giải thích "ý
chí muốn hiện hữu" này là lòng tham sống. Thật ra chúng ta có
thể kiểm chứng được tiền kiếp của mình nhưng không
phải là dễ dàng. Bản chất của tâm ý không cho phép mọi
người nhớ lại tiền kiếp. Tâm ý của chúng ta bị áp đảo
bởi năm chướng ngại: tham lam, sân hận, hôn trầm, trạo
cử và nghi ngờ. Vì những chướng ngại trên, cái nhìn
của chúng ta bị cản trở cho nên chúng ta không hình dung
được tái sanh. Giống như gương không phản ảnh được hình
bóng vì bị bụi bậm che phủ, tâm ý bị che ám không cho phép
hầu hết mọi người nhớ lại tiền kiếp của mình. Ban ngày
chúng ta không nhìn thấy các vì sao, không phải là vì chúng
không có trong bầu trời, nhưng vì bị ánh sáng của mặt
trời chói nhòa. Giống như vậy, chúng ta không nhớ được
tiền kiếp vì tâm của chúng ta hiện tại lúc nào cũng
nặng chĩu với bao suy tư, bao biến chuyển ngày lại ngày, và
bao hoàn cảnh phàm tục. Nhận định được
sự ngắn ngủi của kiếp sống chúng ta trên thế gian này
giúp ta phản ảnh được tái sanh. Nếu chúng ta chiêm
nghiệm đời sống, mục tiêu và ý nghĩa tối hậu của nó,
và tất cả những kinh nghiệm đủ loại mà con người có
thể trải qua, phải kết luận rằng chỉ trong một kiếp
sống, chúng ta không có đủ thì giờ để hoàn thành những
gì mà con người phải làm theo bản năng thiên nhiên, chưa nói
đến những ham thích mà người đó muốn làm. Mức độ
của kinh nghi?m thật là to lớn. Có rất nhiều nhiều năng
lực khác nhau tiềm ẩn nơi con người mà chúng ta nhìn
thấy và phát triển khi có cơ hội. Nhất là ngày nay điều
đó rất đúng nếu tiến hành một cuộc điều tra đặc
biệt. Chúng ta tìm thấy nơi chúng ta những hoài bão to
lớn, nhưng không có thì giờ để đạt được chúng. Trong
lúc đó, đoàn quân hùng vĩ của đam mê và khao khát, ích
kỷ và dục vọng, hoành hành nơi chúng ta và với những người
khác. Những sức mạnh ấy nối tiếp nhau theo ta cho đến lúc
chết. Tất cả những sức mạnh ấy phải được chế
ngự, khuất phục, và sử dụng. Một kiếp sống thật
ngắn ngủi không đủ cho ta làm hết được các điều đó. Học thuyết tái sanh
trong Phật giáo khác biệt giáo lý về chuyển kiếp và đầu
thai của các tôn giáo khác. Đạo Phật bác bỏ sự hiện
hữu trường cửu của một linh hồn do thánh thần tạo nên
hay một thực thể không thay đổi được chuyển từ kiếp
này đến kiếp khác.Tương tự như một cá nhân có thể
đưọc tạo ra do nhân duyên chứ không do một bản ngã hay
linh hồn, thì tái sanh có thể bắt nguồn từ cái chết mà
không cần có một linh hồn chuyển tiếp. Suốt một kiếp
sống, cứ mỗi một chập tư tưởng lóe lên rồi tắt đi,
nó tạo sự sanh khởi cho một chập tư tưởng kế tiếp
bằng chính sự hoại diệt của nó. Nói một cách chính xác
sự trỗi lên và mất đi của một tư tưỏng là sanh và
tử. Cho nên trong một kiếp người, chúng ta có hằng hà sa
số sanh và tử trong mỗi giây. Nhưng vì tiến trình tâm ý
tiếp tục với sự hỗ trợ của một thân xác vật lý nên
chúng ta coi luồng tiếp nối của thân tâm như sự hình thành
một kiếp sống. Cái mà chúng ta thường
hiểu về cái chết là sự ngưng hoạt động của các chức
năng sống còn của thân xác. Khi xác thân mất sinh lực, nó
không còn có thể hỗ trợ được dòng tâm thức là mặt
tinh thần của tiến trình. Nhưng chừng nào nó còn có một
sự bám níu vào đời sống, còn lòng ham muốn được sống
còn thì dòng tâm thức sẽ không ngừng với xác thân đã
chết. Khi cái chết đến, khi xác thân hoại diệt, dòng tâm
thức khao khát muốn sống còn lại gá vào một xác thân
mới xuất hiện qua sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng.
Cho nên, tái sanh xuất hiện ngay sau khi chết. Dòng suối ký
ức có thể bị gián đoạn và nhân dạng được chuyển hóa
sang tình trạng mới, nhưng tất cả những tích lữy về
kinh nghiệm và tính khí được truyền trao sang cho thai nhi, và
chu kỳ của sự tái sanh lại bắt đầu quay một vòng khác. Với Phật Giáo, chết
không có nghĩa là đi vào cuộc sống trường cửu hay một
sự đoạn diệt hoàn toàn. Đúng hơn chết là cửa ngõ của
tái sanh mới tiếp nối lớn lên, suy tàn rồi chết. Vào giây phút cuối cùng,
chức năng tái tạo của thể xác không còn hoạt động được
trong tâm của một người đang chết. Giống như người tài
xế nhả ga trước khi ngưng, cho nên động lực không còn
chuyển đến máy. Tuơng tự như vậy, những đạc tính về
vật chất của Nghiệp không còn sanh khởi nữa. Người Phật tử không
xác nhận kiếp sống hiện tại là kiếp sống duy nhất
giữa hai cái vô tận của thống khổ và hạnh phúc và cũng
chẳng tin là các thiên thần sẽ mang họ đến thiên đường
để họ sống bất diệt tại đó. Người Phật tử tin
rằng kiếp hiện tại chỉ là một trong nhiều vô số
kiếp, và một kiếp sống trên cõi nhân gian này chỉ là
một giai đoạn của nhiều đoạn khác mà thôi. Họ tin
rằng tất cả chúng sanh sẽ tái sanh đâu đó trong một
thời gian khi mà ác nghiệp hay thiện nghiệp vẫn còn trong
tiềm thức, trong dạng thức của năng lượng tâm linh. Sự
giải thích về tiềm thức trong phạm vi Phật Giáo không
phải là loại tiềm thức giải thích bởi các nhà tâm lý
học hiện đại vì các ý niệm trên không đồng nghĩa hoàn
toàn. Cái gì là nguyên nhân
của tái sanh? Đức Phật dạy rằng vô minh sanh tham dục.
Tham dục không được toại nguyện là nguyên nhân của tái
sanh. Khi tất cả tham dục bất-toại-nguyện bị dập
tắt, tái sanh không còn phát sanh. Muốn dập tắt tham dục,
cần thiết phải phá vỡ vô minh. Khi vô minh bị phá vỡ, ta
sẽ nhận ra được sự vô ích của mỗi lần tái sanh, như
thế đồng thời cũng tự ý thức được sự tối cần
thiết phải áp dụng một nếp sống như thế nào để có
thể triệt tiêu được hẳn lòng ham muốn tái sanh kia. Vô minh cũng mang ý tưởng
viển vông và phi lý là mỗi người chỉ có một kiếp
sống mà thôi và còn có ảo tưởng khác nữa là kiếp
sống này của con người sẽ được theo sau bằng những
cảnh giới của lạc thú bất diệt hoặc cảnh giới đọa
đầy vĩnh viễn. Đức Phật dạy rằng
vô minh sẽ bị xua tan và đau khổ sẽ chấm dứt khi ta
hiểu rõ Tứ Diệu Đế, và không bằng bất cứ con đường
nào khác. Muốn diệt vô minh, ta phải kiên trì thực hành
hạnh vị tha đến mọi loài, phát triển thông minh và trí
tuệ. Ta phải tận trừ dục lạc cá nhân thấp hèn và ham
muốn vị kỷ. Tái sanh diễn ra như
thế nào? Khi xác thân vật chất không còn đủ sức để
hoạt động, các năng lực không chết theo với nó nhưng
tiếp tục dưới hình thức nào đó mà ta gọi là kiếp khác.
Nghiệp lực tự nó biểu hiện trong hình thái một con người
hay trong hình thái một con vật. Trường hợp sau có thể
xảy ra nếu một người không có duyên để phát triển
những nghiệp-lực tích lữy của mình. Lực đó gọi là
chấp thủ, ái dục, tác ý, tham sống, chưa chấm dứt cùng
với cái xác thân không còn hoạt động, nhưng vẫn tiếp
tục biểu hiện dưới một hình thái khác, tạo ra một sự
sống mới gọi là tái sanh. Ngày nay ở nhiều nước
khác nhau, có nhiều người tự nhiên nhớ được tiền
kiếp của họ. Những kinh nghiệm của những người này
được nghiên cứu cẩn thận trong các tài liệu, báo chí,
tập san. Một số trong những người này trước đây không
bao giờ chấp nhận tái sanh cho đến khi họ nhớ rải rác
được kiếp trước của họ, họ mới công nhận. Nhiều
những tin tức về kiếp trước của họ được điều tra và
công nhận là đúng. Bằng thôi miên, một
số người đi đến kết quả biết tin tức về những
kiếp trước. Một số trạng thái thôi miên đi sâu vào
tiềm thức khiến có thể nhớ lại tiền kiếp. Chuỗi dài của tái
sanh trở thành một diễn tiến tự nhiên, không phải được
tạo ra bởi một tôn giáo đặc biệt nào hay bởi một thánh
thần nào. Tin hay không tin tái sanh cũng không làm sai biệt gì
đến tiến trình hay tránh được tái sanh. Tái sanh phát sanh
chừng nào mà con người còn tham sống, ái dục, và luyến
chấp còn hiện hữu trong tâm. Năng lực tâm linh mạnh mẽ
đó chiếm ưu thế nơi mỗi chúng sanh trong vũ trụ. Những
ai hy vọng và cầu nguyện khỏi tái sanh, phải hiểu là
lời mong mỏi không thể thực hiện được cho đến khi nào
họ nỗ lực nhổ tất cả gốc rễ của tham ái và luyến
chấp. Nhìn thấy và chứng nghiệm sự bấp bênh và bất
toại nguyện của đời sống trong thân phận nhân gian, người
trí tự mình tìm cách tránh khỏi vòng sanh tử, tử sanh
bằng cách thực hành chánh đạo. Những ai không chịu giảm
thiểu tham ái, và luyến chấp, nhất định phải đương đầu
với tất cả tình trạng bất-toại-nguyện và bấp bênh
gắn liền với tái sanh và tái sanh cứ tiếp diễn. TÁI SANH CÓ ĐỒNG THỜI KHÔNG? Một điều khó hiểu
về tái sanh là sự phát xuất tái sanh có tức khắc đồng
thời hay không. Đó là một vấn đề gây nhiều tranh luận
cả đến các nhà học giả Phật Tử ưu tú. Theo Vi Diệu Pháp,
tái sanh (sự thụ thai) phát xuất liền ngay sau cái chết
của một chúng sanh không có giai đoạn chuyển tiếp. Một
số người lại tin tưởng rằng sau khi chết thần thức còn
ở lại một số ngày trước khi tái sanh. Một cách lý
giải khác về tín ngưỡng này không phải thần thức mà là
tâm thức hay năng lực tinh thần của người chết của tham
ái và luyến chấp còn ở lại trong không gian hỗ trợ bởi
năng lượng tham ái và luyến chấp của người đó. Tuy nhiên
sớm hay muộn gì thì tái sanh cũng vẫn phát xuất. Những
hồn ma tức các chúng sanh sinh trong hình tướng ma quỷ là
những chúng sanh vô phước, và kiếp sống của họ dưới hình
thái này cũng không vĩnh viễn. Đó cũng chỉ là một dạng
thức tái sanh tạm thời. Một quan niệm khác mà
nhiều người không hiểu là trong tiến trình tái sanh, con người
có thể tái sanh thành con vật và con vật có thể tái sanh
thành con người. Thú tính trong tâm của một người, và
lối sống như con vật áp của người đó có thể khiến người
đó tái sanh thành con vật. Hoàn cảnh và hạnh kiểm tinh
thần là yếu tố trách nhiệm cho kiếp sau. Mặt khác, một
người thác sanh thành thú do những bất thiện tâm ở kiếp
trước, có thể tái sanh trở lại thành người, nếu con
vật ấy không phạm tội ác nghiêm trọng nào. Dữ kiện cho
thấy một số con vật rất thông minh và hiểu biết. Đó là
bằng chứng rõ ràng con vật này có khả năng tái sanh thành
người. Một người sanh thành con vật vẫn có thể trở
lại kiếp người, khi bất thiện nghiệp khiến người đó
sanh thành con vật đã cạn và thiện nghiệp tích lữy
chiếm ưu thế. LÚC SẮP CHẾT Trong tâm thức của người
sắp chết, có ba dạng dòng thức hoạt động: dòng thức liên-hệ-tái-sanh,
dòng thức thụ động hay dòng thức liên tục của sự
sống tiếp diễn (dòng hộ kiếp), và dòng tử thức (thức
gián đoạn với kiếp sống hiện tại). Trong giây phút
cuối cùng của kiếp sống hiện tại của một con người,
dòng thức liên-hệ-tái-sanh trỗi lên với ba dấu hiệu làm
đối tượng. Thúc tái sanh lưu lại ở tâm nhận thức chỉ
trong năm chập tư tưởng mờ nhạt và rồi lại chìm vào dòng
hộ kiếp. Đến lúc cuối cùng của dòng hộ kiếp thì tử
thức trỗi lên, cắt đứt liên hệ với sự sống hiện
tại và lại chìm vào dòng hộ kiếp. Ngay đây là lúc cuộc
đời hiện tại chấm dứt. Vào giây phút cuối cùng của dòng
hộ kiếp, thức tái sanh trỗi lên cho đời sống kế tiếp
và ngay lúc này đây kiếp sống mới bắt đầu. Trên đây là
tiến trình của tử và tái sanh theo Phật Giáo và chỉ trong
Phật Giáo mới có sự giải thích cặn kẽ về những hiện
tượng thiên nhiên ấy. Đối đầu với cái
chết, người Phật Tử không sợ chết mà chỉ coi chết như
một biến cố bình thường vì hiểu rằng bất cứ ai sanh
ra cũng phải chịu khổ đau, "suy tàn", và cuối cùng
phải chết. Hay như người nào đó nói một cách thích hơn
rằng: "Mỗi người sanh ra là đã mang ngay giấy khai tử
khi lọt lòng". Nếu tất cả chúng ta nhìn cái chết
với đuờng lối trí tuệ và hữu lý như vậy chúng ta không
nên bám chặt vào đời sống như trước nữa. "Đây là lần
sanh cuối cùng của ta và ta sẽ không còn tái sanh
nữa" NIẾT BÀN Niết Bàn là hạnh phúc
tối thượng, một trạng thái siêu thế của hạnh phúc
bất diệt. Hạnh Phúc Niết Bàn không thể chứng nghiệm
được bằng cách thỏa mãn các giác quan mà là làm cho chúng
lắng xuống. Niết Bàn là mục tiêu
cuối cùng của Phật Giáo. Vậy Niết Bàn là gì? Biết
thực sự Niết Bàn là gì thì khó; còn biết cái gì không
phải là Niết Bàn thì tương đối dễ hơn. Niết Bàn không phải là
hư vô hay sự dập tắt. Phải chăng Đức Phật bỏ gia đình,
vương quốc và hoằng pháp trong 45 năm - tất cả là cho hư
vô? Niết Bản không phải
là thiên đường. Một vài thế kỷ sau khi Đức Phật nhập
diệt, một số giáo phái Phật Giáo bắt đầu trình bày
Niết Bàn như một thiên đường. Mục đích xem Niết Bàn
ngang với một cảnh giới thần tiên là mong thuyết phục
những đầu óc kém hiểu biết và để lôi cuốn những người
này vào giáo phái của họ. Phấn đấu đến Niết Bàn thành
ra có nghĩa là tìm một nơi thích thú mà mọi thứ đều đẹp
đẽ, và mọi người đều hạnh phúc đời đời. Đây có
thể là một mẩu truyện dân gian bình dị mà thôi chứ không
phải là Niết Bàn mà Đức Phật chứng nghiệm và tiến
dẫn. Lúc Đức Phật còn tại thế, Ngài không phủ nhận ý
kiến về thiên đuờng như các tôn giáo sơ khai Ấn trình bày.
Nhưng Ngài biết rằng thiên đuờng này vẫn nằm trong vòng
luân hồi và sự giải thoát cuối cùng phải vượt qua
phạm vi luân hồi. Đức Phật có thể nhìn thấy là Con Đường
dẫn đến Niết Bàn vượt trên mọi thiên đàng. Nếu Niết Bàn không
phải là một nơi chốn, vậy Niết Bàn ở đâu? Niết Bàn
hiện hữu cũng giống như lửa hiện hữu. Không có chốn nào
chứa sẵn lửa, hoặc chứa sẵn Niết Bàn. Nhưng khi bạn
cọ sát hai miếng đá vào nhau, sự cọ sát tạo điều
kiện cho lửa phát sanh. Cũng giống như vậy, khi bản chất
trong tâm con người thoát khỏi mọi ô nhiễm thì hạnh phúc
Niết Bàn xuất hiện. Bạn có thể chứng
nghiệm Niết Bàn. Chỉ cho đến khi bạn chứng nghiệm
trạng thái hạnh phúc Niết Bàn tối thượng, bạn mới có
thể thực sự biết Niết Bàn ra sao. Với những ai đặt
nặng vấn đề lý thuyết, kinh điển có thể giúp phần nào.
Kinh điển gợi ý Niết Bàn là trạng thái siêu thế của
hạnh phúc thuần khiết. Niết Bàn, tự nó hoàn
toàn không thể giải thích được và không thể định nghĩa
được. Như bóng tối chỉ có thể giải nghĩa bằng đối
đãi của nó là ánh sáng, cũng như tĩnh lặng chỉ có thể
giải thích bằng đối đãi của nó là động, cũng vậy
Niết Bàn, trạng thái dập tắt hết khổ đau có thể giải
thích bằng đối đãi của nó là đau khổ triền miên trong
vòng luân hồi. Bóng tối lan tràn khi không có ánh sáng, tĩnh
lặng lan tràn khi không có động, cũng giống như vậy,
Niết Bàn hiện hữu mọi nơi khi đau khổ, thay đổi và
bất tịnh không có mặt. Kẻ bị đau gãi vết
thương có thể thấy đỡ đau. Sự giảm đau tạm thời này
làm vết thương trầm trọng thêm và khiến bệnh càng ngày
càng nặng. Niềm vui được chữa lành bệnh khó có thể so
sánh với cảm giác giảm đau ngắn ngủi nhờ gãi vết thương.
Giống như vậy, thỏa mãn tham ái về dục lạc chỉ mang
lại thỏa thích hoặc vui thú tạm bợ khiến phải chịu ở
dài lâu thêm trong cõi luân hồi. Chữa khỏi bệnh luân hồi
là Niết Bàn. Niết Bàn chấm dứt những bám níu gây ra
mọi khổ đau của sanh, già, bệnh chết, phiền não, oán
than và thất vọng. Niềm vui được lành bệnh của Niết Bàn
khó có thể so sánh với lạc thú tạm bợ qua thỏa mãn
dục lạc của cõi luân hồi. Rất nguy hiểm nếu
phiếm bàn về Niết Bàn; điều tốt hơn là làm sao sửa
soạn các điều kiện c?n thiết cho Niết Bàn, làm sao đạt
được an lạc nội tâm, và có một cái nhìn sáng suốt
dẫn đến Niết Bàn. Hãy theo lời khuyên của Đức Phật:
đem giáo lý của Ngài vào sự thực hành. Hãy nhổ bỏ tất
cả những ô nhiễm mọc rễ từ tham, sân si. Hãy tự thanh
lọc hết các tham ái và thực thi lòng vị tha tuyệt đối
(vô ngã). Sống một cuộc đời đạo hạnh và thuờng xuyên
tu tập thiền định. Tinh tấn tu hành sẽ giải thoát khỏi
tất cả vị kỷ và ảo tưởng. Rồi Niết Bàn sẽ được
đạt và được chứng. NIẾT BÀN VÀ LUÂN HỒI Một luận sư Đại
Thừa nổi tiếng là Ngài Long Thọ cho rằng Luân Hồi và
Niết Bàn là một. Sự giải thích này có thể làm cho một
số người hiểu nhầm. Tuy nhiên cho rằng quan điểm về Luân
Hồi và Niết Bàn giống nhau có nghĩa là không có gì khác
biệt giữa tánh không của các sự vật duyên hợp và
trạng thái vô điều kiện của Niết Bàn. Theo Kinh Điển
bằng tiếng Pali, Luân Hồi được miêu tả là một sự
tiếp nối không ngừng của năm uẩn, bốn thành phần (đất
nước gió lửa) và 12 nguồn gốc căn bản của tiến trình
tâm linh (Thập Nhị Nhân Duyên) trong khi Niết Bàn được miêu
tả là sự dập tắt của tất cả những dòng tương quan
về vật chất và tâm linh trên. Tuy nhiên người ta đã
thừa nhận rằng những ai đã đạt hạnh phúc Niết Bàn, có
thể kinh nghiệm lại trạng thái này thấy trong suốt cuộc
sống của họ ở cõi Luân Hồi. Trong bất cứ trường hợp
nào, sau khi chết sự liên hệ với các thành phần trên đều
bị loại hẳn, đơn giản vì Niết Bàn vô điều kiện, không
liên hệ hay phụ thuộc lẫn nhau. Nếu còn có một điều gì
sau Niết Bàn thì điều đó phải là "Chân Lý Tối Thượng". Bạn phải tập tách
rời khỏi tất cả sự vật phàm trần. Nếu còn luyến
chấp vào một ai hay một một việc gì, hay nếu còn một ác
cảm với ai hay một việc gì, thì bạn không bao giờ có
thể đạt được Niết Bàn, với Niết Bàn là phải vượt
qua tất cả những đối đãi của luyến chấp và ác cảm,
giữa ưa và ghét. Khi đạt được trạng
thái rốt ráo đó, Bạn sẽ thông suốt tường tận đời
sống trần thế mà giờ đây bạn đang bám níu vào. Thế
gian này không còn là đối tượng cho sự tham đắm của
bạn nữa. Bạn sẽ nhận ra tính phiền não, vô thường và
vô ngã của tất cả tất cả chúng sanh đang sống và không
đang sống. Chỉ dựa vào các vị thầy và các kinh sách mà
không tự mình cố gắng trong chánh pháp thì rất khó mà đạt
được Niết Bàn. Những mộng mơ của bạn sẽ tan biến và
chẳng còn xây lâu đài trong không khí nữa. Giông tố chấm
dứt. Sẽ không còn tranh đấu cho cuộc sống nữa. Tiến trình
thiên nhiên sẽ ngừng lại. Tất cả những phiền não, đau
khổ, trách nhiệm, rối rắm, gánh nặng, những khó chịu
về vật chất và tinh thần, và tất cả những cảm xúc đều
tiêu tan sau khi đạt hạnh phúc tối thượng Niết Bàn. Nói Niết Bàn là hư vô
chỉ vì ta không cảm nhận được nó bằng năm giác quan, thì
cũng phi lý như nói rằng ánh sáng không hiện hữu chỉ vì
người mù không thấy được nó. Niết Bàn có thể đạt
được ngay trong kiếp sống hiện tại này. Phật Giáo không
nói là mục đích tối thượng này chỉ đạt được sau khi
qua đời. Khi Niết Bàn đạt được trong hiện tại với xác
thân còn sống được gọi là Sopadisesa Niết Bàn (Hữu-dư
Niết Bàn) . Khi một Vị A La Hán đạt Pari Niết Bàn, sau khi
xác thân không còn nữa, không còn phần nào còn lại của
sự hiện hữu vật chất, được gọi là Anupadisesa Niết Bàn
(Vô dư Niết Bàn). LÝ NHÂN DUYÊN "Không có Thượng
đế, hay Phạm Thiên nào Định luật về Lý Nhân
Duyên là một trong những giáo lý quan trọng nhất và rất
thâm sâu của Đức Phật. Đức Phật thưòng diễn tả kinh
nghiệm về sự giác ngộ của Ngài là bằng một trong hai cách,
hoặc thấu hiểu Tứ Diệu Đ? hoặc thấu hiểu Lý Nhân Duyên.
Tuy nhiên đa số thường đưọc nghe về Tứ Diệu Đế và có
thể luận bàn về Tứ Diệu Đế hơn Lý Nhân Duyên mà sự
quan trọng cũng không kém. Dù tuệ giác xuyên được
Lý Nhân Duyên sanh khởi cùng với sự viên mãn về trí
tuệ, nhưng chúng ta cũng vẫn có thể hiểu nguyên tắc của
nó. Căn bản của Lý Nhân Duyên là đời sống hay thế
giới này tạo thành là do một chuỗi tương quan liên hệ,
trong đó sự sanh khởi và hoại diệt của các yếu tố tùy
thuộc một số yếu tố khác làm điều kiện cho chúng. Nguyên
tắc này có thể tóm tắt trong một công thức ngắn bốn dòng: Khi cái này hiện
hữu cái kia hiện hữu Sự sanh, trụ và diệt
của mọi hiện hữu đều dựa trên nguyên tắc của sự
phụ thuộc và tương quan lẫn nhau. Nguyên tắc này được
gọi là Lý Nhân Duyên hay Paticcasamuppada tiếng Pali. Luật này
nhấn mạnh một nguyên tắc quan trọng là tất cả hiện tượng
trong vũ trụ này đều ở trạng thái liên hệ, phụ thuộc
lẫn nhau không sanh khởi, độc lập với những điều kiện
hỗ trợ. Một hiện tượng sanh khởi vì hội đủ những điều
kiện để hỗ trợ sự sanh khởi ấy. Và một hiện tượng
chấm dứt khi các điều kiện và thành phần cấu tạo hỗ
trợ sự sanh khởi của nó đã thay đổi và không hỗ trợ
nó nữa. Sự có mặt của các điều kiện hỗ trợ này cũng
lại tùy thuộc vào các yếu tố khác để sanh khởi, trụ dưỡng
và hoại diệt. Lý Nhân Duyên là cách
hiểu biết thực tiễn về vũ trụ và lý thuyết này tương
đồng với Thuyết Tương Đối của Bác Học Einstein. Sự
kiện là mọi vật chẳng qua là một tập hợp của những tương
quan rất phù hợp với quan điểm khoa học tiên tiến của
thế giới vật chất. Vì mọi vật đều do điều kiện, tương
quan, và phụ thuộc lẫn nhau nên không có một cái gì trong
thế giới này được coi như một thực thể trường cửu,
khác nhau được xem là một Ngã hay một linh hồn bất diệt
mà nhiều người tin tưởng. Thế giới hiện tượng
được tạo thành do một chuỗi tương quan, nhưng có phải
đó là cách chúng ta thường hiểu thế giới là như vậy không?
Vì tham ái chúng ta tạo những giả tưởng về sự thường
còn trong tâm. Hầu như rất là bình thường cho con người bám
níu vào cái mà họ cho là đẹp đẽ hay đáng ưa, và vất
bỏ đi cái gì xấu xa hay không ưa thích. Bị chi phối bởi
sức mạnh của lòng tham và sân hận, họ bị lạc hướng
bởi si mê, mờ mịt, bởi ảo tưởng về sự thường còn
của những cái mà họ bám níu hay vất bỏ. Cho nên, chúng
ta khó có thể hiểu rằng thế giới chỉ là bóng nước hay
ảo ảnh và không phải là một loại thực thể mà ta hằng
tin như vậy. Chúng ta không hiểu thế giới thật ra là không
thật. Nó giống như một trái cầu lửa khi được xoay tít
chung quanh, trong một thời gian có thể tạo ra một ảo ảnh
của một vòng tròn. Nguyên tắc căn bản
trong Lý Duyên Khởi là nguyên tắc về nhân và kết quả.
Trong Lý Nhân Duyên, cái gì diễn ra trong tiến trình nhân
quả được miêu tả cặn kẽ. Để sáng tỏ bản chất nhân
duyên của mọi sự vật chung quanh chúng ta, chúng ta lấy thí
dụ một đèn dầu. Ngọn lửa của đèn dầu cháy do dầu và
tim (bấc) đèn. Khi dầu và tim đèn hiện hữu, đèn cháy.
Nếu một trong những thứ đó không có, đèn tắt. Thí dụ
trên đây cho thấy rõ nguyên tắc của Lý Nhân Duyên giống
như ngọn lửa của cây đèn dầu. Một thí dụ khác về
một cái cây, cây mọc lên tùy thuộc vào hạt giống, đất,
nước ẩm đọng, không khí và ánh sáng mặt trời. Tất
cả những hiện tượng ấy phát sanh tùy thuộc một số
yếu tố nhân quả, không tự tác. Đó là nguyên tắc của Lý
Nhân Duyên. Trong Giáo Pháp, chúng
ta muốn biết Lý Nhân Duyên áp dụng ra sao trong vấn đề
khổ đau và tái sanh. Bằng đường lối nào Lý Nhân Duyên có
thể giải thích tại sao chúng ta cứ luân hồi, khổ đau và
làm sao chúng ta thoát khỏi khổ đau. Không có nghĩa là ta
phải miêu tả nguồn gốc hay sự tiến hóa của vũ trụ.
Cho nên ta không nên nhầm lẫn cho rằng vô minh, yếu tố
thứ nhất nêu trong Lý Nhân Duyên là nguyên nhân đầu tiên.
Vì mọi sự vật phát sanh do những nguyên nhân đã có từ
trước nên không thể có nguyên nhân đầu tiên. Theo định Luật của Lý
Nhân Duyên, có mười hai yếu tố giải thích cho sự liên
tục hiện hữu, hết sanh này đến sanh khác. Những yếu
tố đó là: 1. Do Vô minh duyên
sinh Hành (những hành động thuộc ý chí hay Nghiệp) Trên đây cho thấy sự
sống phát sanh, hiện hữu và tiếp nối ra sao, và khổ đau
sanh khởi như thế nào. Có thế hiểu rằng các nhân tố đó
nối tiếp trải dài trong quãng thời gian của ba kiếp
sống: quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong Lý Nhân Duyên, Vô
minh và Hành thuộc quá khứ, và tượng trưng những điều
kiện chịu trách nhiệm việc sẩy ra cho kiếp hiện tại.
Những yếu tố theo sau là Thức, Danh Sắc, Lục Căn, Xúc,
Thọ, Ái, Thủ, Hữu là những yếu tố thuộc kiếp sống
hiện tại. Hai yếu tố còn lại là Sanh, và Lão Tử thuộc
kiếp vị lai. Trong định luật này,
yếu tố thứ nhất Vô minh duyên sinh Hành (hay Nghiệp). Vô
minh có nghĩa là không biết hay không hiểu bản chất thực
sự sự hiện hữu của chúng ta. Do Vô minh, hành động
thiện hay ác được tạo tác đưa con người đến tái sanh.
Tái sanh có thể diễn ra trong nhiều cảnh giới khác nhau: nhân
giới, thiên giới hay cõi cao hơn (phạm thiên), hoặc trong
những khổ cảnh tùy theo nghiệp quả của từng người. Khi
lâm chung, hành nghiệp của một người tạo điều kiện
sanh khởi cho Thức, trong trường hợp này Thức tái sanh được
phát xuất như tia sáng đầu tiên của kiếp sống mới trong
tiến trình của sự trở thành. Một khi kiếp sanh
Thức có mặt, sự sống lại bắt đầu. Tùy thuộc vào
Thức, Danh (Tâm) và Sắc (Vật) sanh khởi, một chúng sinh
mới ra đời. Vì có Tâm và Vật, sáu giác quan phát sanh (giác
quan thứ sáu là tâm ). Sáu giác quan sinh Xúc. Xúc với cái gì?
Xúc với sắc, âm thanh, mùi, vị, những vật rờ đụng được,
và những đối tượng của tâm. Sắc, âm thanh, mùi,
vị, vật rờ đụng được, và đối tượng của tâm có
thể đẹp đẽ, thích thú và hấp dẫn. Mặt khác, chúng cũng
có thể xấu xa và không vừa ý. Cho nên tùy thuộc vào Xúc,
cảm giác phát sanh: cảm thọ thích thú hay không thích thú,
hay dửng dưng. Do những cảm thọ này mà quy luật của tham
và sân bắt đầu hoạt động. Chúng sanh theo tự nhiên bị
thu hút bởi những gì thích thú và ghét bỏ những gì không
thích thú. Do kết quả của Thọ, Ái Dục phát sanh. Kẻ tham
dục và khao khát các hình thức đẹp đẽ và hấp dẫn, âm
thanh hay và quyến rữ, mùi, vị, va chạm, và các vật mà tâm
cho là mỹ miều và lôi cuốn. Từ những Ái Dục này, kẻ
đó phát triển mạnh mẽ lòng ham thích những gì thích thú
và chán ghét những gì cho là không thích thú. Bây giờ vì
sự bám níu và luyến chấp này tạo điều kiện cho kiếp
sống kế tiếp và Hữu phát sanh. Nói một cách khác, tiến
trình củaTrở Thành được điều động bởi sự Bám Níu. Mắt xích kế tiếp
trong chuỗi Lý Nhân Duyên là Hữu tạo điều kiện cho Sanh
phát xuất. Và cuối cùng, tùy thuộc vào Sanh mà có Lão và
Tử cùng với phiền muộn, than van, đau đớn, ưu sầu, và
thất vọng. Tiến trình này sẽ ngưng
nếu công thức đổi chiều ngược lại: Do Vô minh bị tận
diệt (qua huân tập của tuệ giác), Hành hay nghiệp kết thúc;
do Hành kết thúc thì Thức kết thúc, ... do Sanh chấm dúứ
thì các yếu tố khác như già, bệnh chết, phiền não vân vân..
cũng chấm dứt. Cho nên, ta có thể thoát khỏi vòng tái
sanh bằng cách tận diệt Vô minh. Xin nhắc lại điều đã
nêu trên, thuyết Thập Nhị nhân Duyên chỉ giải thích
tiến trình của Sanh và Tử, và không là một thuyết tiến
hóa của thế giới. Thuyết chỉ đề cập về Nguyên Nhân
của Tái sanh và Khổ đau, và không nhằm trình bầy Nguồn
Gốc tuyệt đối của đời sống. Trong Lý Nhân Duyên, Vô
minh là sự không thấu hiểu Tứ Diệu Đế. Rất là quan
trọng cho chúng ta thấu hiểu Tứ Diệu Đế vì chính là
sự không hiểu (vô minh) những chân lý ấy mà chúng ta đã
phải trôi lăn mãi trong vòng sanh tử. Trong lúc giảng cho Ngài
A Nan, Đức Phật dạy: Cũng chỉ vì không nhận thức được
Lý Nhân Duyên, cho nên chúng sanh giống như bị vương mắc vào
một cuộn bông sợi không thể nhìn thấy chân lý, và lúc nào
cũng đau đớn bởi phiền não - thường sanh vào hoàn cảnh
buồn thảm, thê lương, bối rối và đau khổ triền miên.
Họ cũng không làm sao tự tháo gỡ để thoát ra ngoài được. THƯỜNG KIẾN VÀ
Đức Phật bác bỏ
cả hai cực đoan của thuyết bất diệt (thường kiến) và
hư vô (đoạn kiến). Để trau dồi Chánh
Kiến hay sự hiểu biết toàn bích, trước nhất chúng ta
phải để ý đến hai quan điểm được coi là khiếm
khuyết hay sai lầm. Quan điểm đầu tiên là
thuyết bất diệt, thuyết này liên quan với niềm tin về đời
sống bất diệt hay sự vật bất diệt. Trước thời Đức
Phật, dân chúng thường được dạy rằng có một thực
thể tồn tại trường cửu, và con người có thể sống mãi
mãi, bằng cách gìn giữ linh hồn bất diệt để có thể
nhập với Đức Tối Thượng. Trong Đạo Phật, giáo lý này
được gọi là sassara ditthi - quan điểm của những người
chủ trương có sự bất diệt. Những quan đi?m này vẫn
hiện hữu trong thế giới tiên tiến ngày nay do lòng bám níu
của con người vào sự bất diệt. Tại sao Đức Phật
chối bỏ không dạy giáo lý về bất diệt? Vì khi chúng ta
hiểu được sự vật trên cõi đời này thực sự ra sao, chúng
ta không thể tìm thấy một thứ gì thường còn hay hiện
hữu mãi mãi. Mọi sự đều thay đổi và tiếp tục thay đổi
theo những điều kiện thay đổi mà chúng tùy thuộc vào.
Khi chúng ta phân tích sự vật ra từng thành phần hay cho ra
từng thực thể, chúng ta không thể tìm thấy một thực
thể nào tồn tại vĩnh viễn, không có một vật gì hiện
hữu trường cửu. Do đó tại sao quan điểm về bất diệt
được coi như sai lầm hay giả dối. Quan điểm sai lầm
thứ hai là thuyết đoạn kiến, quan điểm của những người
theo chủ thuyết hư vô cho rằng không có đời sống sau khi
chết. Quan điểm này thuộc triết lý duy vật chổi bỏ
kiến thức về điều kiện tâm linh. Triết lý duy vật chỉ
hiểu một phần của đời sống. Hư vô chủ nghĩa không chú
ý đến về mặt tâm linh của đời sống. Nếu cho rằng khi
chết, đời sống chấm dứt và không còn trở lại nữa, thì
người đó bác bỏ sự liên tục của những điều kiện tâm
linh. Khi chúng ta hiểu điều kiện tinh thần và vật chất,
chúng ta không thể nói rằng không có đời sống sau khi
chết và không còn gì nữa sau khi chết. Thuyết hư vô về
cuộc sống được coi như sai vì nó căn cứ vào sự thiếu
hiểu biết về sự thật. Bởi vậy Đức Phật đã bác bỏ
thuyết hư vô. Giáo lý về Nghiệp thừa đủ để chứng
tỏ Đức Phật không dạy thuyết hư vô sau khi chết; Đạo
Phật chấp nhận "thần thức" không có nghĩa là
một linh hồn bất diệt, nhưng trong ý nghĩa sự tái sanh . Suốt trong thời gian
hoằng pháp dài cho các đệ tử, Đức Phật cực lực không
tán đồng các lập luận có tính cách ức đoán. Vào thế
kỷ thứ 5 trước Tây Nguyên Ấn là nơi hoạt động trí
thức cực thịnh, những nhà học giả, du dà, triết học,
vua chúa và cả đến những người bình thưòng cũng tham gia
vào các cuộc tranh luận triết lý về cuộc sống của con
người. Một số những người đó có những lý luận nực
cưòi vô giá trị và hoàn toàn không thích đáng. Một số
người đã lãng phí thời gian để tranh luận về mọi vấn
đề. Họ chú trọng nhiều đến sức mạnh của môn thể
thao tinh thần hơn là tìm giải pháp thực tế cho những
vấn đề của nhân loại. (Ở thế kỷ thứ 18 Jonathan Swift
châm biếm thời gian sẩy ra tương tự tại Anh khi ông trình
bày những người Lilliputians (Tý hon Li Li Bút) trong tập
"Gulliver's Travels" (Du Ký của Gullivers), gây chiến
tranh để quyết định nên đập vỡ một trái trứng bằng
đầu nào, đầu nhọn trứng hay đầu lớn trứng). Đức Phật cũng từ
chối tham dự vào các phiếm luận về vũ trụ. Ngài tuyên
bố minh bạch vấn đề nhân loại phải đương đầu không
phải trong quá khứ hay vị lai mà ngay tức khắc bây giờ.
Kiến thức về Chủ Nghĩa Bất Diệt hay Hư Vô không giúp ích
gì cho con người phá vỡ gông cùm khiến con người bị mù
quáng trong cuộc sống và là nguyên nhân của tất cả các
cảm nghĩ bất mãn phát xuất từ những bất lực không
thỏa mãn được các tham vọng. Ngài nói rằng trước khi
một người muốn tiến vào con đường dẫn đến Niết Bàn,
người đó phải có Chánh Kiến. Chỉ khi nào biết rõ ràng
cái gì mình đang tìm mới mong đạt được nó. CÓ
THỂ BIẾT ĐƯỢC NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN
KHÔNG?
Quả là khó khăn cho chúng
ta hiểu được thế giới khởi thủy như thế nào mà không
cần nguyên nhân đầu tiên. Nhưng lại càng khó hơn để
hiểu được nguyên nhân đầu tiên hiện hữu lúc khởi
thủy như thế nào.
Theo Đức Phật, quả là
không thể tìm hiểu ra được nguyên nhân đầu tiên của đời
sống hay của bất cứ điều gì. Theo kinh nghiệm thông thường,
nguyên nhân trở thành kết quả và kết quả trở thành nguyên
nhân. Trong vòng tương quan nhân quả, nguyên nhân đầu tiên
là điều không thể hiểu được. Nói về nguyên nhân của
sự sống, Đức Phật tuyên bố: "Dòng đời trôi nổi này
triền miên trong cõi Luân Hồi, không thể biết khi nào kết
thúc (vòng Sanh Tử). Chúng sanh bị che lấp bởi vô minh và
bị trói buộc bởi tham ái không thể nhận thức đưọc
khởi điểm đầu tiên của những chúng sanh ấy (Anamatagga
Samyutta trong Kinh Samyutta Nikaya). Chừng nào mà nó vẫn còn
được cung cấp bởi những nguồn nước đục của vô minh
và tham ái, dòng suối-đời sẽ chảy mãi vô tận. Chỉ khi
vô minh và tham ái bị chặn bỏ thì dòng-suối-đời sẽ ngưng
chảy, và chỉ khi đó tái sanh mới chấm dứt. Khó mà thấy được
chỗ kết thúc của không gian. Khó mà thấy quãng dài vô
tận của cái mà ta gọi là thời gian. Nhưng khó khăn hơn
nữa là nhận thức về thời gian khi không có thời gian. Cũng
vậy, quả là khó cho chúng ta hiểu được thế giới này
thoạt tiên hiện hữu như thế bằng nguyên nhân đầu tiên.
Và lại càng khó hơn nữa để hiểu nổi nguyên nhân đầu
tiên sanh khởi như thế nào vì nếu cái nguyên nhân đầu tiên
tự nó có thể hiện hữu thì không có lý do gì những
hiện tượng khác của vũ trụ phải xuất hiện qua sự sáng
tạo cả. Về câu hỏi chúng sanh
xuất hiện thế nào vào cuộc sống không có nguyên nhân đầu
tiên, người Phật Tử sẽ đáp là không có câu trả lời vì
câu hỏi đó tự nó chỉ là sản phẩm của sự hiểu biết
giới hạn của con người. Nếu chúng ta có thể hiểu được
bản chất của thời gian và sự tương đối, chúng ta phải
nhìn thấy không có một sự khởi đầu nào. Chỉ có thể
vạch ra là tất cả những câu trả lời thông thường cho câu
hỏi đều khiếm khuyết. Nếu cho rằng một vật gì hiện
hữu, vật đó phải có người sáng tạo ra, người sáng
tạo này phải có trƯớc vật đó, theo đúng lý người sáng
tạo này cũng phải có một người sáng tạo, và cứ thế
cho đến vô tận. Mặt khác, nếu người sáng tạo hiện
hữu mà không có nguyên nhân đầu tiên dưới hình thức
của một vị sáng tạo khác, tất cả lập luận đều không
còn đứng vững. Thuyết về đấng sáng tạo không giải
quyết được một vấn đề gì cả mà chỉ làm phức tạp
cho những gì đang hiện hữu. Cho nên Đạo Phật không
mấy lưu ý đến lý thuyết và niềm tin về nguồn gốc
của thế giới. Thế giới sáng tạo bới một thượng đế
hay thế giới tự nó hiện hữu, người Phật Tủ cũng không
mấy quan tâm. Thế giới hữu hạn hay vô hạn cũng không
quan trọng lắm đối với người Phật Tử. Thay vì đi theo
con đường lý thuyết ức đoán, Đức Phật khuyên ta nên
nỗ lực hành động để tìm cách tự cứu mình. Khoa học gia đã khám
phá nhiều nhân tố trách nhiệm về cuộc sống của đời
người, cây cối, hành tinh, nguyên tố, và các nhiệt lượng
khác. Nhưng chưa ai có thể tìm ra được nguyên nhân đầu
tiên tạo sự hiện hữu của chúng. Trong việc tìm kiếm
nguyên nhân đầu tiên của bất cứ một cuộc sống con người
hay một vật gì, họ đưa ra một số các nguyên nhân được
cho là nguyên nhân chính nhưng chưa bao giờ thấy được nguyên
nhân đầu tiên. Trong tiến trình tìm kiếm nguyên nhân đầu
tiên hết lần này đến lần khác, họ lại quay trở về
vị trị cũ. Đó là vì nguyên nhân trỏ thành kết quả, và
kế tiếp kết quả trở thành nguyên nhân để rồi trở thành
kết quả khác. Cho nên Đức Phật nói: "Việc đó không
thể hiểu được và vũ trụ không có điểm bắt đầu". LINH HỒN CÓ BẤT DIỆT
KHÔNG? Tin linh hồn bất diệt
là một quan niệm sai lầm về tâm thúc con người. THUYẾT VỀ LINH HỒN Dạy về lý thuyết
linh hồn, có ba hạng đạo sư trên thế giới: Hạng thứ nhất dạy
sự hiện hữu của một cái Ngã thực thể bất diệt trưòng
tồn mãi mãi: Vị đạo sư này theo thuyết bất diệt (thường
kiến). Hạng thứ nhì dạy cái
Ngã thực thể chỉ tạm thời sẽ bị hủy diệt khi chết:
Vị đạo sư này là các nhà duy vật chủ nghĩa. Hạng thứ ba dạy không
có cái Ngã bất diệt hay tạm thời: Vị đạo sư này là Đức
Phật. Đức Phật dạy cái mà
ta gọi ngã, bản thân, linh hồn, cá nhân vân vân.. chỉ là
các từ ngữ có tính cách quy ước (chế định), các từ
ngữ này không liên quan đến một cái gì đích thật, một
thực thể hoàn toàn độc lập. Theo Phật Giáo không có lý
do nào có thể tin tưởng là có một linh hồn bất diệt
xuống từ thiên đường, hoặc tự tạo thành và sau khi
chết sẽ lên thiên đưòng, hay xuống địa ngục. Người
Phật Tử không thể chấp nhận bất cứ điều gì bất
diệt, không thay đổi trên thế giới này hay thế giới khác.
Chúng ta chỉ chấp chặt vào mình để mong tìm một cái gì
bất tử. Chúng ta chẳng khác gì các trẻ thơ, chúng muốn
nắm bắt lấy cầu vồng. Với trẻ thơ, cầu vồng là cái
có thật sống động, nhưng mgười lớn biết rằng cầu
vồng chỉ là ảo ảnh tạo ra bởi một số tia sáng và
những giọt nước. Ánh sáng chỉ là một loạt sóng nhấp
nhô không thực, chẳng hơn gì cầu vồng. Con người thành công mà
không cần phải khám phá linh hồn. Con người không hề
biểu lộ dấu hiệu gì mệt mỏi hay thoái hóa do không tìm
gập linh hồn nào. Chưa có người nào sản xuất được
thứ gì để làm thăng tiến nhân loại bằng cách mặc
nhận một linh hồn và khả năng tưởng tượng của nó. Tìm
kiếm linh hồn trong con người chẳng khác gì tìm một vật
trong phòng trống rỗng tối tăm. Nhưng con người bất hạnh
kia chằng bao giờ nhận thức được rằng vật muốn tìm đó
không có trong phòng. Thật là khó khăn để làm cho kẻ đó
hiểu được sự vô ích của việc tìm kiếm này. Những kẻ tin tưởng vào
sự hiện hữu của linh hồn không cách chi có thể giải thích
được linh hồn là gì và ở đâu. Lời khuyên của Đức
Phật là đừng lãng phí thì giờ vào những chuyện không đâu
không cần thiết mà hãy nỗ lực trong việc tranh đấu để
tự cứu. Khi chúng ta đã đạt được mức toàn hảo, chúng
ta sẽ có thể nhận thức được có hay không có linh hồn.
Vị du tăng tên Vacchagotta hỏi Đức Phật có hay không có cái
"Ta" . Câu chuyện như sau: Vachagotta tìm đến Đức
Phật và hỏi Ngài: "Thưa Ngài Cồ Đàm,
có cái Ta không? Đức Phật im lặng. "Vậy Thưa Ngài
Cồ Đàm, phải chăng không có cái "Ta"? Đức Phật vẫn im
lặng. Vacchagotta đứng dạy và bỏ đi . Sau khi du tăng này đi
khỏi, Ngài A Nan hỏi Đức Phật tại sao Ngài không trả
lời câu hỏi của Vacchagotta. Đức Phật giải thích như
sau: "Này A Nan, khi đạo
sĩ Vacchagotta hỏi "Có cái Ta không?", nếu ta trả
lời " Có Cái Ta", câu trả lời như vậy chứng tỏ
là ta tán đồng ý kiến của của các nhà tu ẩn dật và các
Bà là môn chủ trương thuyết bất diệt (sassata-vada) (thường
kiến). "Này A Nan, khi du tăng
hỏi: "Phải chăng không có cái Ta? Nếu ta trả lời
"Không có cái Ta" câu trả lời như vậy ta đứng
về phía những nhà tu ẩn dật và Bà la môn chủ trương
thuyết tịch diệt (đoạn kiến). "Lại nữa này A
Nan, khi Vacchagotta hỏi ta: "Có cái Ta không?" Nếu ta
trả lời có cái Ta thì có phù hợp với sự hiểu biết
của ta là tất cả các Pháp đều vô ngã không? . "Chắc chắn là không,
Bạch Đức Thé Tôn ", Ngài An Nan nói. "Lại nữa này A
Nan, nhà tu khổ hạnh hỏi ta: "Không có cái Ta phải không?
Nếu ta trả lời 'Không có cái Ta' câu trả lời sẽ làm cho
Vacchagotta hết sức bối rối vì chính Vacchagotta đã đang băn
khoăn về vấn đề này . Nhà tu này sẽ nghĩ: 'Trước đây
ta cứ tưởng có cái Ta, mà nay cái Ta lại không có' ".
(Samyutta Nikaya). Đức Phật cho những
suy đoán về linh hồn là hoàn toàn vô ích và ảo tưởng. Có
lần Ngài nói rằng do vô minh và ảo tưởng mà con người
say mê trong mộng là linh hồn của họ riêng rẽ và có cái
ngã thực thể hiện hữu. Tâm họ vẫn bám níu vào cái Ta.
Họ lo nghĩ về thiên đường và tìm kiếm lạc thú của cái
Ta trên thiên đường. Như vậy, họ không thể thấy được
hạnh phúc của chánh đạo và sự bất tử của chân lý.
"Tư tưởng vị-kỷ xuất hiện trong tâm con người do
quan niệm về cái Ta và lòng bám níu vào sự sống còn của
họ". VÔ NGÃ: GIÁO LÝ VỀ
"KHÔNG CÓ LINH HỒN" Bằng Giáo Lý Vô Ngã,
Đức Phật chống lại mọi thuyết chủ trương có linh hồn
và ức đoán về linh hồn với giáo lý Vô Ngã của Ngài. Vô
Ngã được giải thích dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau như:
Không Có Linh Hồn, Không Có Cái Ta, Vô Ngã, Tính Chất Không
Có Linh Hồn.. Muốn hiểu giáo lý Vô
Ngã, chúng ta phải hiểu rằng thuyết linh hồn bất diệt:
"Tôi có một linh hồn" - thuyết duy vật: "Tôi
không có linh hồn" - là những chướng ngại cho việc
tự giác và giải thoát. Những chướng ngại này phát xuất
từ quan niệm sai lầm "Tôi Là". Cho nên, muốn hiểu
giáo lý Vô Ngã, ta phải không chấp vào một ý kiến nào
hay quan điểm về thuyết linh hồn; hơn thế ta phải cố
gắng khách quan nhìn sự vật đúng như chúng là thế không
chút thành kiến. Ta phải học cách nhìn cái gọi là "Tôi",
Linh Hồn hay Ngã, chúng thực sự như thế nào: chúng chỉ là
sự phối hợp của các lực thay đổi. Việc này cần phải
một vài lý-giải. Đức Phật dạy cái mà
ta nhận thức như bất diệt trong ta, chỉ là sự phối hợp
của các uẩn hay lực của tinh thần và vật chất, tạo thành
Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Những lực này cùng nhau
liên kết hoạt động trong một dòng không ngừng thay đổi;
chúng không bao giờ giống nhau trong hai khoảnh khắc liên
tiếp nhau. Chúng là thành phần của đời sống vật chất và
tâm lý. Khi Đức Phật phân tích đời sống vật chất-tâm
lý, Ngài chỉ thấy ra năm uẩn hay lực trên đây, Ngài không
tìm thấy linh hồn bất diệt nào cả. Tuy nhiên, rất nhiều
người vẫn còn có quan niệm sai lầm cho linh hồn là Thức.
Đức Phật tuyên bố rõ rệt là Thức tùy thuộc vào Sắc,
Thọ, Tưỏng và Hành và Thức không thể hiện hữu độc
lập ngoài chúng. Đức Phật nói: "Này
các Thầy, Thân (Sắc) không phải là Ta, Thọ không phải là
Ta, Tưởng không phải là Ta, Hành không phải là Ta, và
Thức cũng chẳng phải là Ta. Nhận định như vậy, này các
Thầy, người hành giả không thấy giá trị nào của Thân
(Sắc), Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Nhận thấy chúng không
giá trị, hành giả không còn ràng buộc bởi đam mê và sẽ
được tự do. Sự hiểu biết về giải thoát phát sanh trong
tâm tư. Và hành giả biết rằng mình đã làm xong điều gì
cần phải làm, đã sống cuộc sống thánh thiện, và không
còn trở thành cái này hay cái kia nữa, rằng tái sanh của mình
đã bị đoạn diệt" . (Kinh Vô Ngã Tướng) Giáo lý Vô Ngã của Đức
Phật đã trải qua trên 2500 năm. Ngày nay giòng tư tưởng
của thế giới khoa học tiên tiến đang hướng về Giáo Lý
Vô Ngã hay Giáo Lý không Có Linh Hồn của Đức Phật. Dưới
mắt các nhà khoa học hiện đại, con người chỉ là một
mớ những cảm giác thay đổi hoài hoài. Những nhà vật lý
học tiên tiến nói rằng vũ trụ có bề ngoài là một
khối đặc, thực ra chẳng phải cấu tạo bằng các chất
đặc nhưng chính là một luồng năng lượng. Nhà vật lý
học hiện đại thấy rằng tất cả vũ trụ là một tiến
trình thay đổi của nhiều lực mà trong đó con người chỉ
là một phần. Đức Phật là người đầu tiên nhận ra điều
đó. Một học giả nổi
tiếng, W.S. Wily, đã có lần tuyên bố: "Càng ngày con người
càng không tin tưởng vào sự hiện hữu của cái bất tử
trong con người do ảnh hưởng của trường phái tư tưởng
lớn hiện đại". Niềm tin vào sự bất tử của linh
hồn chỉ là giáo điều trái ngược lại với sự thật (chân
lý) vững chắc và thực nghiệm nhất. Niềm tin suông vào linh
hồn bất tử, hay tin chắc rằng có một thứ gì đó trong
chúng ta vẫn sống còn sau khi chết, không làm cho chúng ta
bất tử trừ phi chúng ta biết cái gì sống còn mà tự chúng
ta có khả năng đồng hóa với nó. Hầu hết các chúng sanh
chọn lựa cái chết thay vì chọn bất tử do họ tự đồng
hóa với cái tàn lụi và vô thường do dai dẳng bám chặt vào
xác thân hay những yếu tố tạm bợ của con người ở
hiện tại mà nhầm lẫn cho đó là linh hồn hay hình thức
thiết yếu của sự sống. Nói về những công trình
nghiên cứu trên, các khoa học gia tiên tiến hiện nay càng
ngả về việc khẳng định cái gọi là "Linh Hồn"
chỉ là một mớ cảm giác, xúc cảm, tình cảm, liên quan đến
kinh nghiệm vật chất; Giáo Sư James cho rằng từ ngữ
"Linh Hồn" chỉ là một cách nói không có thực
thể tương ứng. Giáo Lý Vô Ngã của Đức
Phật cũng giống như Giáo Lý Tánh Không (tính chất trống
rỗng) mà trường phái Đại Thừa diễn dịch Mặc dù quan
niệm ấy được nhà luận giả Đại Thừa xuất chúng, Ngài
Long Thọ phân tích với nhiều kiến giải khác nhau, cũng không
có quan điểm gì đặc biệt trong Tánh Không khác biệt
nhiều với giáo lý nguyên thủy Vô Ngã của Đức Phật. Niềm tin vào Linh Hồn
hay cái Ta và Thượng Đế Sáng Tạo, đã ăn sâu vào tâm
khảm nhiều người cho nên họ không tưởng tượng nổi
tại sao Đức Phật không chấp nhận hai điều đó rất
cần thiết đối với nhiều tôn giáo. Có người bất bình
hay tỏ ra nóng nảy, cố gắng biểu lộ cảm xúc của mình
khi nghe thấy Đức Phật không chấp nhận hai quan niệm này.
Đó là lý do chính tại sao đối với các học giả khách
quan và các nhà tâm lý học Phật Giáo đứng riêng biệt khi
so sánh với tất cả những tôn giáo khác. Đồng thời cũng
có một số học giả khác từng ca ngợi các khía cạnh khác
của Phật Giáo nghĩ rằng Phật Giáo sẽ được phong phú thêm
nếu giải thích sâu rộng hơn tiếng "Atta" của Đức
Phật để giới thiệu quan niệm và Linh Hồn và cái Ngã vào
Đạo Phật. Đức Phật đã lưu tâm về sự không vừa ý này
cũng như về sự xáo trộn quan điểm liên quan đến niềm
tin này. "Mọi vật do duyên
sinh đều vô thường, Có một ngụ ngôn trong
Kinh Điển Phật Giáo nói về niềm tin vào một linh hồn
bất diệt. Một người, vì nhầm lẫn tưởng sợi dây là
con rắn, nên mang tâm trạng sợ hãi. Sau khi khám phá ra con
rắn chỉ là một sợi dây, kẻ đó không còn sợ hãi và
cảm thấy an tâm. Tin có một linh hồn bất diệt cũng
giống như sợi dây - tưởng tượng nhầm lẫn của con người. -ooOoo- Ðầu
trang
| Mục lục | 01 |
02 | 03 | 04
| 05a | 05b | 06 | 07
| 08 | 09 | 10
| 11 | 12 | 13
| 14 | 15 | 16
| 17 Chân thành cám ơn Tỳ-kheo
Thích Tâm Quang đã gửi tặng phiên bản điện tử Xem bản Anh ngữ: What
Buddhists believe [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Hòa thượng K. Sri Dhammananda
Thích Tâm Quang dịch Việt
2. Tin rằng tất cả là kết quả sáng tạo của một Đấng
Tối Thượng Trị Vì; và
3. Tin rằng mọi sự vật xuất hiện không có lý do hay
nguyên nhân.
2. Những định luật sinh vật học liên quan đến sự thay
đổi theo từng mùa vân vân...
3. Nghiệp luật liên quan nguyên nhân luân lý hay nhân quả
4. Hiện tượng thiên nhiên liên quan đến điện lực, nước
thủy triều vân vân... và
5. Định luật tâm lý tác động sự vận hành của Thức.
(Kinh Chuyển Pháp Luân)
Không có gì trong bánh xe của sự sống này
Mà chỉ là những hiện tượng vần xoay
Tùy thuộc vào điều kiện tất cả". (Thanh Tịnh Đạo)
Cái này đang sanh, cái kia cũng sanh,
Khi cái này không có, cái kia không có
Cái này đang ngưng, cái kia cũng ngưng
2. Do Hành duyên sinh Thức
3. Do Thức duyên sinh Danh Sắc (hiện tượng tâm linh và
vật chất)
4. Do Danh Sắc duyên sinh Lục Nhập (năm giác quan và tâm ý)
5. Do Lục Nhập duyên sinh Xúc
6. Do Xúc duyên sinh Thọ
7. Do Thọ duyên sinh Ái
8. Do Ái duyên sinh Thủ
9. Do Thủ duyên sinh Hữu
10.Do tiến trình của Hữu duyên sinh Sanh
11. Do Sanh có Lão, Tử, Não, Bi, Khổ, Ưu và Thất Vọng.
Mọi vật do duyên sinh đều khổ đau,
Mọi vật (Pháp) do duyên sinh hay không do duyên sinh đều không
có linh hồn hay vô ngã
-- (Kinh Pháp Cú, 277-279)
(Bình Anson, tháng 11-2001)
updated: 03-11-2001