NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN 1
TAM BẢO
(Ratanattaya)
CHƯƠNG I
BA NGÔI CAO CẢ
(TIYAGGA)
ĐỨC-PHÁP
(DHAMMA)
Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã (Anattalakkhaṇasutta)
Ngày rằm tháng 6 (âm-lịch), Đức-Phật Gotama
thuyết pháp lần đầu tiên bài kinh Dhammacakkappavattana-sutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân,
để tế độ nhóm 5 vị tỳ- khưu, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña trở thành bậc
Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama. Tiếp theo sau,
mỗi ngày một vị trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, đến ngày 19 tháng 6, nhóm 5
vị tỳ- khưu đều trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Đến ngày 20 tháng 6, Đức-Phật Gotama thuyết bài
kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-thái-vô-ngã, để tế độ nhóm 5 vị
tỳ-khưu trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Phần I: Ý nghĩa kệ khai Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã
Dhammacakkaṃ pavattetvā...
Khu rừng yên tịnh nơi phóng sinh nai
Tên gọi là I-si-pa-ta-na
Gần kinh-thành Ba-ra-na-xi ấy,
Ngày rằm tháng sáu, trăng tròn sáng tỏ,
Đức-Phật thuyết bài kinh Chuyển-pháp-luân,
Ngài Koṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu,
Tuần tự theo mỗi ngày, thêm một vị.
Nhóm năm tỳ-khưu thành Thánh Nhập-lưu,
Đến ngày 20 tuần trăng hạ huyền
Đức-Phật thuyết kinh Trạng-thái-vô-ngã.
Tế độ tỳ-khưu trở thành A-ra-hán.
Này chư thiện-trí! Xin hãy lắng nghe
Chúng tôi tụng kinh Trạng-thái-vô-ngã.
Phần II: Ý nghĩa bài Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã
(Anattalakkhaṇasutta) (1)
Lời của Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch với Ngài Đại-
Trưởng-lão Mahākassapa rằng:
- Evaṃ me sutaṃ...
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa khả kính!
Con là Ānanda, được nghe bài Kinh Trạng-thái vô-ngã từ Đức-Thế-Tôn như vầy:
Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh
nai gọi là Isipatana (trước kia chư Phật Độc-Giác thường ngự xuống). Tại nơi
đây, Đức-Thế-Tôn bèn gọi nhóm 5 tỳ-khưu rằng:
- Này chư tỳ-khưu!
Chư tỳ-khưu đáp lời Đức-Thế-Tôn:
- Dạ, kính bạch Đức-Thế-Tôn.
Đức-Thế-Tôn thuyết giảng Kinh Trạng-thái-vô-ngã như
sau:
Ngũ-uẩn là vô-ngã
1- Sắc-uẩn là vô-ngã
- Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn này là vô-ngã (không phải
ta, không chiều theo ý muốn của ai).
- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu sắc-uẩn này là ta
(ngã) thì sắc-uẩn này không bị vô-thường biến đổi, không bị bệnh khổ thân, các
con có thể mong muốn sắc- uẩn này rằng:
“Sắc-uẩn của tôi được khỏe mạnh, đẹp đẽ như thế này. Sắc-uẩn
của tôi đừng có bệnh khổ thân, xấu xí như thế kia.”
- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì sắc-uẩn này là vô-
ngã, do đó, sắc-uẩn này bị vô-thường biến đổi, bị bệnh khổ thân.
Vì vậy, các con không thể mong muốn sắc-uẩn này rằng:
“Sắc-uẩn của tôi được khỏe mạnh, đẹp đẽ như thế này. Sắc-uẩn
của tôi đừng có bệnh khổ thân, xấu xí như thế kia.”
(Sắc-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không
tùy theo ý muốn của ai.)
2- Thọ-uẩn là vô-ngã
- Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn này là vô-ngã (không phải
ta, không chiều theo ý muốn của ai).
- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu thọ-uẩn này là ta
(ngã) thì thọ-uẩn này không bị vô-thường biến đổi, không bị bệnh khổ thân,
không bị bệnh khổ tâm, các con có thể mong muốn thọ-uẩn này rằng:
“Thọ-uẩn của tôi được an-lạc như thế này. Thọ-uẩn của
tôi đừng khổ đau như thế kia.”
- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì thọ-uẩn này là vô-
ngã, do đó thọ-uẩn này bị vô-thường biến đổi, bị bệnh khổ thân, bị bệnh khổ
tâm.
Vì vậy, các con không thể mong muốn thọ-uẩn này rằng:
“Thọ-uẩn của tôi được an-lạc như thế này. Thọ-uẩn của
tôi đừng khổ tâm như thế kia.”
(Thọ-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không
tùy thuộc theo ý muốn của ai.)
3- Tưởng-uẩn là vô-ngã
- Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn này là vô-ngã (không phải
ta, không chiều theo ý muốn của ai).
- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu tưởng-uẩn này là ta
(ngã), thì tưởng-uẩn này không bị vô-thường biến đổi, không bị bệnh khổ tâm,
các con có thể mong muốn tưởng-uẩn này rằng:
“Tưởng-uẩn của tôi tưởng nhớ điều tốt, điều thiện như
thế này. Tưởng-uẩn của tôi đừng tưởng nhớ điều xấu, điều ác như thế kia.”
- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì tưởng-uẩn này là
vô-ngã, do đó, tưởng-uẩn này bị vô-thường biến đổi, bị bệnh khổ tâm. Vì vậy,
các con không thể mong muốn tưởng-uẩn này rằng:
“Tưởng-uẩn của tôi tưởng nhớ điều tốt, điều thiện như
thế này. Tưởng-uẩn của tôi đừng tưởng nhớ điều xấu,
điều ác như thế kia.”
(Tưởng-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không
tùy thuộc theo ý muốn của ai.)
4- Hành-uẩn là vô-ngã
- Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn này là vô-ngã (không phải
ta, không chiều theo ý muốn của ai).
- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu hành-uẩn này là ta
(ngã), thì hành-uẩn này không bị vô-thường biến đổi, không bị bệnh khổ tâm, các
con có thể mong muốn hành- uẩn này rằng:
“Hành-uẩn của tôi hành thiện-nghiệp như thế này.
Hành-uẩn của tôi đừng hành ác-nghiệp như thế kia.”
- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì hành-uẩn này là vô-
ngã, do đó, hành-uẩn này bị vô-thường biến đổi, bị bệnh khổ tâm.
Vì vậy, các con không thể mong muốn hành-uẩn này rằng:
“Hành-uẩn của tôi hành thiện-nghiệp như thế này.
Hành-uẩn của tôi đừng hành ác-nghiệp như thế kia.”
(Hành-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân duyên, không
tùy thuộc theo ý muốn của ai.)
5- Thức-uẩn là vô-ngã
- Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn này là vô-ngã (không phải
ta, không chiều theo ý muốn của ai).
- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu thức-uẩn này là ta
(ngã), thì thức-uẩn này không bị vô-thường biến đổi, không bị bệnh khổ tâm, các
con có thể mong muốn thức- uẩn này rằng:
“Thức-uẩn của tôi biết điều tốt, điều thiện như thế
này. Thức-uẩn của tôi đừng biết điều xấu, điều ác như thế kia.”
- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì thức-uẩn này là vô-
ngã, do đó, thức-uẩn này bị vô-thường biến đổi, bị bệnh khổ tâm. Vì vậy, các
con không thể mong muốn thức-uẩn này rằng:
“Thức-uẩn của tôi biết điều tốt, điều thiện như thế
này. Thức-uẩn của tôi đừng biết điều xấu, điều ác như thế kia.”
(Thức-uẩn như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào nhân-
duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ai.)
Ngũ-uẩn có 3 trạng-thái-chung
6- Sắc-uẩn có 3 trạng-thái-chung
- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều
này?
- Sắc-uẩn này là thường hay vô-thường?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sắc-uẩn này sinh rồi diệt là
vô-thường.
- Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn nào là vô-thường, vậy sắc-uẩn
ấy là khổ hay lạc?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sắc-uẩn nào sinh rồi diệt có
trạng-thái vô-thường luôn luôn hành hạ, nên sắc-uẩn ấy là khổ.
- Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn nào có trạng-thái vô- thường,
trạng-thái khổ, có trạng-thái thường biến đổi, không theo ý của ai. Vậy, các
con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến trong sắc-uẩn ấy rằng:
“Sắc-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), sắc-uẩn ấy là
ta (do tâm ngã-mạn), sắc-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ
trong sắc-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
7- Thọ-uẩn có 3 trạng-thái-chung
- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều
này?
- Thọ-uẩn này là thường hay vô-thường?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thọ-uẩn này sinh rồi diệt là
vô-thường.
- Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn nào là vô-thường, vậy thọ-uẩn
ấy là khổ hay lạc?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thọ-uẩn nào sinh rồi diệt có
trạng-thái vô-thường luôn luôn hành hạ, nên thọ-uẩn ấy là khổ.
- Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn nào có trạng-thái vô- thường,
trạng-thái khổ, có trạng-thái thường biến đổi, không chiều theo ý của ai. Vậy,
các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến trong thọ- uẩn ấy
rằng:
“Thọ-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), thọ-uẩn ấy là
ta (do tâm ngã-mạn), thọ-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ
trong thọ-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
8- Tưởng-uẩn có 3 trạng-thái-chung
- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều
này?
- Tưởng-uẩn này là thường hay vô-thường?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tưởng-uẩn này sinh rồi diệt
là vô-thường.
- Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn nào là vô-thường, vậy tưởng-uẩn
ấy là khổ hay lạc?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tưởng-uẩn nào sinh rồi diệt
có trạng-thái vô-thường luôn luôn hành hạ, nên tưởng-uẩn ấy là khổ.
- Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn nào có trạng-thái vô- thường,
trạng-thái khổ, có trạng-thái thường biến đổi, không chiều theo ý của ai. Vậy,
các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến trong tưởng- uẩn
ấy rằng:
“Tưởng-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), tưởng-uẩn ấy
là ta (do tâm ngã-mạn), tưởng-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay
không?”
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ
trong tưởng-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
9- Hành-uẩn có 3 trạng-thái-chung
- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều
này?
- Hành-uẩn này là thường hay vô-thường?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, hành-uẩn này sinh rồi diệt là
vô-thường.
- Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn nào là vô-thường, vậy
hành-uẩn ấy là khổ hay lạc?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, hành-uẩn nào sinh rồi diệt có
trạng-thái vô-thường luôn luôn hành hạ, nên hành- uẩn ấy là khổ.
- Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn nào có trạng-thái vô- thường,
trạng-thái khổ, có trạng-thái thường biến đổi, không chiều theo ý của ai. Vậy,
các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến trong hành- uẩn ấy
rằng:
“Hành-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), hành-uẩn ấy
là ta (do tâm ngã-mạn), hành-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay
không?”
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ
trong hành-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
10- Thức-uẩn có 3 trạng-thái-chung
- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều
này?
- Thức-uẩn này là thường hay vô-thường?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thức-uẩn này sinh rồi diệt là
vô-thường.
- Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn nào là vô-thường, vậy thức-uẩn
ấy là khổ hay lạc?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thức-uẩn nào sinh rồi diệt có
trạng-thái vô-thường luôn luôn hành hạ, nên thức- uẩn ấy là khổ.
- Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn nào có trạng-thái vô- thường,
trạng-thái khổ, có trạng-thái thường biến đổi, không chiều theo ý của ai. Vậy,
các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến trong thức- uẩn ấy
rằng:
“Thức-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), thức-uẩn ấy
là ta (do tâm ngã-mạn), thức-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay
không?”
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ
trong thức-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.
Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ trong ngũ-uẩn 11-
Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ trong sắc-uẩn
- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, sắc-uẩn nào đã sinh trong
thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh
trong thời hiện-tại; hoặc sắc-uẩn bên trong của mình, hoặc sắc-uẩn bên ngoài
mình (của người khác), hoặc sắc-uẩn thô, hoặc sắc-uẩn vi-tế, hoặc sắc-uẩn thấp
hèn, hoặc sắc-uẩn cao quý, hoặc sắc-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc sắc-uẩn nào
sinh ở nơi gần, gồm 11 loại sắc-uẩn ấy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ
thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của sắc-uẩn ấy rằng:
“Sắc-uẩn ấy không phải là của ta (do tham-ái), sắc- uẩn
ấy không phải là ta (do ngã-mạn), sắc-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta (do
tà-kiến).”
12- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ trong thọ-uẩn
- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, thọ-uẩn nào đã sinh trong
thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại; hoặc thọ-uẩn
bên trong của mình, hoặc thọ-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc thọ-uẩn
thô, hoặc thọ-uẩn vi-tế, hoặc thọ-uẩn thấp hèn, hoặc thọ-uẩn cao quý, hoặc thọ-uẩn
nào sinh ở nơi xa, hoặc thọ-uẩn nào sinh ở nơi gần, gồm 11 loại thọ-uẩn ấy, các
con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất
cả thọ-uẩn ấy rằng:
“Thọ-uẩn ấy không phải là của ta (do tham-ái), thọ- uẩn
ấy không phải là ta (do ngã-mạn), thọ-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta (do
tà-kiến).”
13- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ trong tưởng-uẩn
- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, tưởng-uẩn nào đã sinh trong
thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại; hoặc tưởng-uẩn
bên trong của mình, hoặc tưởng-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc tưởng-uẩn
thô, hoặc tưởng-uẩn vi-tế, hoặc tưởng-uẩn thấp hèn, hoặc tưởng-uẩn cao quý, hoặc
tưởng-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc tưởng-uẩn nào sinh ở nơi gần, gồm 11 loại tưởng-uẩn
ấy, các con nên biết bằng trí-tuệ- thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh
của tất cả tưởng-uẩn ấy rằng:
“Tưởng-uẩn ấy không phải là của ta (do tham-ái), tưởng-uẩn
ấy không phải là ta (do ngã-mạn), tưởng-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta (do
tà-kiến).”
14- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ trong hành-uẩn
- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, hành-uẩn nào đã sinh trong
thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại; hoặc
hành-uẩn bên trong của mình, hoặc hành-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc
hành-uẩn thô, hoặc hành-uẩn vi-tế, hoặc hành-uẩn thấp hèn, hoặc hành-uẩn cao
quý, hoặc hành-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc hành-uẩn nào sinh ở nơi gần, gồm 11
loại hành-uẩn ấy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng
theo thật-tánh của tất cả hành-uẩn ấy rằng:
“Hành-uẩn ấy không phải là của ta (do tham-ái), hành-uẩn
ấy không phải là ta (do ngã-mạn), hành-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta (do
tà-kiến).”
15- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ trong thức-uẩn
- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, thức-uẩn nào đã sinh trong
thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại; hoặc thức-uẩn
bên trong của mình, hoặc thức-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc thức-uẩn
thô, hoặc thức-uẩn vi-tế, hoặc thức-uẩn thấp hèn, hoặc thức-uẩn cao quý, hoặc
thức-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc thức-uẩn nào sinh ở nơi gần, gồm 11 loại thức-
uẩn ấy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh
của tất cả thức-uẩn ấy rằng:
“Thức-uẩn ấy không phải là của ta (do tham-ái), thức-uẩn
ấy không phải là ta (do ngã-mạn), thức-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta (do
tà-kiến).”
16- Trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán trong ngũ-uẩn
- Này chư tỳ-khưu! Thật-tánh của ngũ-uẩn như vậy, bậc
Thánh Thanh-văn đã lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, nên phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ
thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn đúng theo thật-tánh, nên trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán
trong sắc-uẩn, nhàm chán trong thọ-uẩn, nhàm chán trong tưởng-uẩn, nhàm chán
trong hành-uẩn, nhàm chán trong thức-uẩn.
Khi trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán trong ngũ-uẩn nên tâm
xả ly tham-ái, do tâm xả ly tham-ái nên chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo-tâm giải
thoát khỏi mọi tham-ái, mọi phiền-não. Trí-tuệ quán-triệt biết rõ rằng:
“A-ra-hán Thánh-quả-tâm đã giải thoát hoàn toàn mọi
phiền-não trầm-luân, không còn phải thực hành pháp- hành bát-chánh-đạo nữa, mọi
phận-sự trong tứ Thánh-đế đã được hoàn thành, phạm hạnh cao thượng đã được hoàn
thiện. Kiếp này là kiếp chót, không còn tái-sinh kiếp nào nữa.
Nhóm 5 tỳ-khưu trở thành bậc Thánh A-ra-hán
Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài Kinh Trạng-thái vô- ngã
này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh đại-duy-tác-tâm vô cùng hoan-hỷ với lời giáo
huấn của Đức-Thế-Tôn.
Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh này,
nhóm 5 tỳ-khưu thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến
chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả,
Niết-bàn; Bất-lai Thánh- đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn; đến A-ra-hán Thánh-
đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não trầm-luân,
không còn chấp-thủ trong ngũ-uẩn này nữa, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
(Xong bài Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã.)
Giải thích danh từ trong bài
Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã
Ý nghĩa danh từ Anattā
Định nghĩa danh từ anattā:
Na attā anattā, natthi attā etassa khandha-
pañcakassā’ti vā anattā.
Tất cả các pháp không phải ta, không phải của
ta là pháp-vô-ngã; hay ngũ-uẩn ấy không phải ta, không
phải của ta cũng là pháp-vô-ngã.
Ý nghĩa Anattā: Vô-ngã ở đây là
phủ định attā: ngã, ta và của ta.
Trong bộ Ṭīkā (2) giải thích danh từ Anattā: Vô-ngã có 4 ý
nghĩa sau:
1- Avasavattanaṭṭha: Vô-ngã nghĩa là không chiều
theo ý muốn của một ai.
2- Asāmikaṭṭha: Vô-ngã nghĩa là vô chủ, không
có ai là chủ.
3- Suññataṭṭha: Vô-ngã nghĩa là không, không phải
ta, không phải của ta.
4- Attapaṭikkhepaṭṭha: Vô-ngã nghĩa là phủ nhận
cái ngã, cái ta, cái đại ngã theo quan niệm tà-kiến thấy sai chấp lầm.
Trong bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-
Thái-Vô-Ngã, danh từ Anattā và attā có ý nghĩa
hoàn toàn ngược lại nhau.
* Anattā (Vô-ngã): Ngũ-uẩn này là vô-ngã, không
chiều theo ý muốn của ai.
* Attā (Ngã): Ta muốn ngũ-uẩn được như
thế này, không muốn ngũ-uẩn như thế kia v.v… chiều theo ý muốn của ta, nhưng thật-tánh
của ngũ-uẩn này là vô- ngã, nên không chiều theo ý muốn của ai.
Attā nghĩa là ta, ngã.
- Do tà-kiến theo chấp sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn,
hành-uẩn, thức-uẩn cho là ta (ngã), tự ngã.
- Do ngã-mạn chấp là ta.
- Do tham-ái chấp là của ta.
Tuy nhiên, attā còn có ý nghĩa khác.
Ý nghĩa danh từ Attā
* Theo trong bộ tự điển Pāḷi Abhidhānappadīpikā:
Tự điển từ ngữ Pāḷi câu kệ 861 danh từ attā có ý nghĩa rằng:
“Citte kāye sabhāve ca, so attā paramattani.”
“Danh từ
attā có 4 ý nghĩa là
citta (tâm), kāya (thân), sabhāva (thật-tánh-pháp) và paramatta (ngã tối-thượng,
đại-ngã).”
Giải thích:
1- Attā có ý nghĩa là citta: tâm.
Ví dụ:
* Attasammāpaṇidhi: Đặt để tâm đúng trong
thiện- pháp, tâm mong muốn chân-chính.
* Attamicchāpaṇidhi: Đặt để tâm sai lầm trong
ác- pháp, tâm mong muốn sai lầm.
* “Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.” (3)
Mong tất cả chúng-sinh tâm thường được an-lạc.
*“Attā hi kira duddamo.” (4)
Thật vậy, dạy được tâm mình là khó lắm! “Attānaṃ
damayanti paṇḍitā.” (5)
“Chư bậc thiện-trí rèn luyện, dạy tâm”…
Attā ở đây có ý nghĩa là tâm.
2- Attā có ý nghĩa là kāya: thân
thể.
Ví dụ: Đức-Phật ban hành những giới của tỳ-khưu-ni,
trong đó có giới như:
*“Yā pana bhikkhunī attānaṃ vadhitvā
vadhitvā rodheyya pācittiyaṃ.” (6)
“Tỳ-khưu-ni nào tự đấm vào thân của mình rồi
khóc, tỳ-khưu-ni ấy phạm āpatti pācittiya (ứng-đối-trị).”
*“Attā hi attano natthi, kuto puttā kuto dhanaṃ?” (7)
“Chính thân này, còn không phải của ta.
Con của ta, của cải của ta từ đâu có được?...”
Attā ở đây có ý nghĩa là thân thể.
3- Attā có ý nghĩa là sabhāva: thật-tánh-pháp.
Ví dụ:
*“Attā hi attano nātho, ko hi nātho paro siyā.” (8)
“Chính thiện-pháp là nơi nương nhờ chân-chính của ta,
ngoài thiện-pháp ra, có ai là nơi nương nhờ của ta được?
*“Attadīpā bhikkhave! viharatha attasaraṇā anaññasaraṇā,
dhammadīpā dhammasaraṇā anañña- saraṇā.” (9)
“Này chư tỳ-khưu! Các con sống, chính thiện-pháp là
hòn đảo, chính thiện-pháp là nơi nương nhờ, không nên nương nhờ nơi nào khác;
chánh-pháp là hòn đảo, chánh- pháp là nơi nương nhờ, không nên nương nhờ nơi
nào khác …”
Attā: Ta ở đây có nghĩa là thật-tánh-pháp
đó là tam-giới thiện-pháp, siêu-tam-giới thiện-pháp, là nơi nương nhờ chân-chính
của ta.
4- Attā có ý nghĩa là parama attā:
ngã tối-thượng, đại-ngã,
theo tà-kiến của ngoại đạo.
Nhóm ngoại đạo có tà-kiến cho rằng:
“Tất cả vạn vật, vũ trụ này do parama attā tạo ra, gọi là ngã tối-thượng, Đấng
tạo-hóa.”
Parama attā: Ngã tối-thượng, đại-ngã theo tà-kiến
của nhóm ngoại đạo này, trái nghĩa với anattā: vô-ngã trong giáo-pháp của
Đức-Phật.
Như vậy, trong 4 ý nghĩa của attā, có 3
ý nghĩa là tâm, thân, thật-tánh-pháp thuộc về chánh-kiến.
Còn Parama attā: Ngã tối-thượng, Đại-ngã theo quan niệm ngoài Phật-giáo
thuộc về tà-kiến.
Attādiṭṭhi: Tà-kiến chấp ngã, hoặc Attānudiṭṭhi:
Tà- kiến theo chấp ngã là tà-kiến thấy sai, hiểu lầm, chấp lầm từ sắc-uẩn,
thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn cho là ta, hoặc tà-kiến thấy
sai, chấp lầm từ sắc-pháp cho là ta là ngã,
hoặc từ danh-pháp cho là ta là ngã, cũng ở trong ý nghĩa tà-kiến này.
Ngoài parama attā thuộc về tà-kiến ra,
còn attā có 3 ý nghĩa khác thuộc về chân-nghĩa-pháp
(paramattha- dhamma) là pháp có thật-tánh rõ ràng, có chi-pháp riêng biệt
thuộc về chánh-kiến.
Trong bộ tự điển Pāḷi Abhidhānappadīpikā:
Tự điển từ ngữ Pāḷi chương 3: Sāmaññakaṇda, phần 9: Anekatthavagga:
* Một chữ Pāḷi có nhiều nghĩa
Ví dụ: Câu kệ thứ 861: Attā có 4 ý nghĩa, câu kệ 784:
dhamma có 14 ý nghĩa, v.v…
Chương 1: Saggakaṇda:
* Một ý nghĩa có nhiều chữ Pāḷi
Ví dụ: Câu kệ thứ nhất đến thứ 5: Ý nghĩa Đức-Phật có
32 danh từ Pāḷi đều có nghĩa là Đức-Phật.
Câu kệ thứ 6 đến thứ 9: Ý nghĩa Niết-bàn có 46
danh từ Pāḷi đều có nghĩa là Niết-bàn, v.v…
Cho nên, các hàng thanh-văn đệ-tử học Phật-ngôn Pāḷi
(Buddhavacanapāḷi), học Tam-tạng Pāḷi (tipiṭaka- pāḷi) và Chú-giải
Pāḷi (aṭṭhakathāpāḷi), cần phải học quyển tự điển Pāḷi “Abhidhānappadīpikā”
gồm có
1.203 câu kệ, để tránh khỏi nhầm lẫn chữ Pāḷi với ý
nghĩa, và ý nghĩa với chữ Pāḷi, bởi vì một chữ Pāḷi có nhiều ý nghĩa, một ý
nghĩa có nhiều chữ Pāḷi.
* Attadiṭṭhi có nghĩa là tà-kiến thấy
sai, chấp lầm trong ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn
bên trong của mình cho là ta, là ngã và tà-kiến thấy sai, chấp lầm
ngũ-uẩn bên ngoài mình (của người khác, con vật khác) cho là chúng-sinh, là người,
là đàn ông, đàn bà, con voi, con ngựa, v.v... gọi là tà-kiến chấp-ngã
(attadiṭṭhi) hoặc tà-kiến
theo chấp-ngã (attānudiṭṭhi)
thông thường đối với các hạng phàm-nhân.
Chúng-sinh trong tam-giới
Tất cả chúng-sinh trong tam-giới có ba loại:
1- Chúng-sinh có ngũ-uẩn
(sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng- uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) trong 11 cõi dục-giới, 15
cõi sắc-giới phạm-thiên (trừ cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên).
2- Chúng-sinh có tứ-uẩn
(thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành- uẩn và thức-uẩn) trong 4 cõi vô-sắc-giới phạm-thiên.
3- Chúng-sinh có nhất-uẩn
(sắc-uẩn) trong cõi sắc- giới Vô-tưởng-thiên.
Ngũ-uẩn (Pañcakkhandha)
Uẩn (khandha) có nghĩa là “phần, nhóm” gồm
những phần có trạng-thái tương tự nhau, ghép chung vào 1 nhóm gọi là khandha:
uẩn
Ví dụ: Con người có ngũ-uẩn.
1- Sắc-uẩn đó là 28 sắc-pháp, mỗi sắc-pháp
là mỗi uẩn thuộc về phần thân.
2- Thọ-uẩn đó là thọ tâm-sở.
3- Tưởng-uẩn đó là tưởng tâm-sở.
4- Hành-uẩn đó là 50 tâm-sở nói chung (trừ
thọ tâm- sở và tưởng tâm-sở).
5- Thức-uẩn đó là 89 hay 121 tâm nói chung.
Mỗi tâm là 1 thức-uẩn.
Thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn gồm 4 danh-
uẩn thuộc về danh-pháp tam-giới nương nhờ lẫn nhau không thể tách rời nhau
được, mỗi tâm là mỗi uẩn thuộc về phần tâm. Thân và
tâm nương nhờ lẫn nhau duy trì sự sống còn của mỗi chúng-sinh.
Nếu khi tâm rời khỏi thân
thì thân trở thành tử thi.
Phần Giải Thích
1- Sắc-uẩn (Rūpakkhandha) gồm có 28 sắc-pháp, chia thành hai loại:
* Mahābhūtarūpa: Sắc-tứ-đại có 4
sắc-pháp lớn là:
1- Địa-đại (Pathavī): Chất đất có trạng-thái cứng
hoặc mềm.
2- Thủy-đại (Āpo): Chất nước có trạng-thái lỏng
hoặc đông đặc.
3- Hỏa-đại (Tejo): Chất lửa có trạng-thái nóng
hoặc lạnh.
4- Phong-đại (Vāyo): Chất gió có trạng-thái lưu
động, phồng hoặc xẹp.
* Upādāyarūpa: Sắc-pháp phụ thuộc gồm
có 24 sắc- pháp, luôn luôn phụ thuộc vào 4 sắc tứ-đại:
- 5 tịnh-sắc (pasādarūpa): nhãn tịnh-sắc, nhĩ tịnh-sắc,
tỷ tịnh-sắc, thiệt tịnh-sắc, thân tịnh-sắc.
- 5 sắc đối-tượng (visayarūpa): đối-tượng sắc, đối- tượng
thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc(10).
- 2 sắc tính (bhāvarūpa): sắc nam-tính, sắc nữ-tính.
- 1 hadayarūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm.
- 1 sắc-mạng-chủ (jīvitarūpa).
- 1 sắc-vật-thực (āhārarūpa).
- 1 sắc-chân-không (paricchedarūpa).
- 2 sắc-cử-động (viññattirūpa): sắc thân cử động, sắc
khẩu cử động.
- 3 sắc-chuyển-biến (vikārarūpa): sắc nhẹ nhàng, sắc mềm
mại, sắc uyển chuyển.
- 4 sắc-trạng-thái (lakkhaṇarūpa): sắc sinh, sắc liên
tục, sắc già dặn, sắc vô-thường.
Đó là 28 sắc-pháp bên trong thân, thuộc
về sắc-uẩn.
Một người bình thường, không bị khuyết tật, thân thể
có đầy đủ 27 sắc-pháp.
* Nếu là người nam thì trừ sắc nữ-tính.
* Nếu là người nữ thì trừ sắc nam-tính.
* Nếu người bị đui mù, câm điếc, thì người ấy có số lượng
sắc-pháp giảm xuống theo bệnh tật.
2- Thọ-uẩn (Vedanakkhandha) đó là
thọ tâm-sở có trạng-thái cảm thọ nơi đối-tượng.
* Thọ tâm-sở (cảm thọ nơi đối-tượngt) có ba loại
thọ:
- Thọ khổ (dukkhavedanā) có trạng-thái khổ khó chịu.
- Thọ lạc (sukhavedanā) có trạng-thái lạc dễ chịu.
- Thọ xả (upekkhāvedanā) có trạng-thái không khổ,
không lạc.
* Thọ tâm-sở có 5 loại theo thân, tâm:
- Thọ khổ (dukkhavedanā) đồng sinh với thân-thức-
tâm (khổ thân).
- Thọ lạc (sukhavedanā) đồng sinh với thân-thức-tâm
(thân an-lạc).
- Thọ hỷ (somanassavedanā) đồng sinh với ý-thức- tâm
(tâm an-lạc).
- Thọ ưu (domanassavedanā) đồng sinh với sân-tâm (khổ
tâm).
- Thọ xả (upekkhāvedanā) đồng sinh với ý-thức-tâm (tâm
không khổ, không lạc).
Mỗi thọ tâm-sở đồng sinh với tâm ấy
thuộc về thọ-uẩn.
3- Tưởng-uẩn (saññakkhandha) đó
là tưởng tâm-sở có trạng-thái tưởng nhớ trong 6 đối-tượng.
- Sắc tưởng (rūpasaññā) tưởng nhớ các đối-tượng
sắc.
- Thanh tưởng (saddasaññā) tưởng nhớ các đối-tượng
âm thanh.
- Hương tưởng (gandhasaññā) tưởng nhớ các đối-
tượng hương.
- Vị tưởng (rasasaññā) ghi nhớ các đối-tượng vị.
- Xúc tưởng (phoṭṭhabbasaññā) tưởng nhớ các đối-
tượng xúc.
- Pháp tưởng (dhammasaññā) tưởng nhớ các đối-
tượng pháp.
Mỗi tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm
ấy thuộc về tưởng-uẩn.
4- Hành-uẩn (saṅkhārakkhandha) đó
là 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) có trạng-thái cấu tạo, tạo
tác các pháp. Vì vậy, tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) dẫn đầu hành-uẩn.
* Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với bất- thiện-tâm
tạo nên bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) do thân, khẩu, ý.
* Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với thiện-
tâm tạo nên thiện-nghiệp do thân, khẩu, ý.
Số tâm-sở ấy đồng sinh với tâm ít hoặc nhiều tùy theo
năng lực của mỗi tâm.
Ngoại trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở ra,
các tâm-sở còn lại thuộc về hành-uẩn.
5- Thức-uẩn (viññāṇakkhandha) gồm
có 89 hoặc 121 tâm có trạng-thái biết 6 loại đối-tượng.
Đối-tượng có 6 loại, nên tâm chia ra làm 6 loại tâm:
- Nhãn-thức-tâm (cakkhuviññāṇa) có 2 tâm, làm
phận sự nhìn thấy các đối-tượng sắc.
- Nhĩ-thức-tâm (sotaviññāṇa) có 2 tâm, làm phận
sự nghe các đối-tượng âm thanh.
- Tỷ-thức-tâm (ghānaviññāṇa) có 2 tâm, làm phận
sự ngửi các đối-tượng hương.
- Thiệt-thức-tâm (jivhāviññāṇa) có 2 tâm, làm
phận sự nếm các đối-tượng vị.
- Thân-thức-tâm (kāyaviññāṇa) có 2 tâm, làm phận
sự xúc giác các đối-tượng xúc.
- Ý-thức-tâm (manoviññāṇa) có 79 tâm hoặc 111
tâm, có nhiều phận sự như biết các đối-tượng pháp (11) tùy theo năng lực của mỗi ý-thức-tâm.
Mỗi tâm thuộc về mỗi thức-uẩn.
Thật ra, mỗi tâm phát sinh đều có một số tâm-sở đồng
sinh ít hoặc nhiều tùy theo năng lực và phận sự của tâm ấy.
Các tâm-sở này có 4 trạng-thái là đồng
sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối-tượng với tâm, đồng nơi sinh với tâm.
Cho nên, khi mỗi tâm sinh rồi diệt nghĩa là 4 danh-uẩn đồng sinh, rồi 4 danh-uẩn
đồng diệt ...
Chúng-sinh có ngũ-uẩn, khi 6 loại tâm phát sinh do
nương nhờ nơi 6 nơi sinh (vatthurūpa) như sau:
- Nhãn-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ
nhãn-tịnh-sắc (cakkhuvatthu).
- Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ
nhĩ- tịnh-sắc (sotavatthu).
- Tỷ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ tỷ-
tịnh-sắc (ghāṇavatthu).
- Thiệt-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ
thiệt-tịnh-sắc (jivhāvatthu).
- Thân-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ
thân-tịnh-sắc (kāyavatthu).
- Ý-thức-tâm gồm có 75 tâm (trừ 4 vô-sắc-giới
quả- tâm không nương nhờ vatthurūpa) phát sinh do nương nhờ hadayavatthurūpa (sắc-pháp
là nơi sinh của ý-thức- tâm).
Như vậy, mỗi tâm phát sinh có đủ ngũ-uẩn phát sinh.
- Vatthurūpa có 6 loại là nơi nương nhờ để 6 loại
tâm phát sinh, thuộc về sắc-uẩn.
- Tâm ấy thuộc về thức-uẩn.
- Thọ tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về
thọ-uẩn.
- Tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về
tưởng-uẩn.
- Số tâm-sở còn lại (trừ thọ tâm-sở và tưởng
tâm-sở) đồng sinh với tâm ấy thuộc về hành-uẩn.
* Mỗi tâm có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn,
hành- uẩn, thức-uẩn) vốn dĩ có trạng-thái sinh rồi diệt liên tục trong mỗi
lộ-trình-tâm do hội đủ nhân-duyên hỗ trợ, từ vô thủy trải qua vô số kiếp, từ kiếp
này sang kiếp kia cho đến kiếp hiện-tại. Mỗi tâm sinh rồi diệt
liên tục có phận sự lưu trữ mọi đại-thiện-nghiệp và cũng lưu trữ
đầy đủ trọn vẹn mọi ác-nghiệp, không hề mất mát một mảy may nào cả.
Cho nên, mỗi kiếp tử sinh luân-hồi của mỗi chúng-sinh chỉ có liên quan nghiệp
và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy mà thôi.
* Thân của mỗi chúng-sinh thuộc về sắc-uẩn
vốn dĩ cũng có trạng-thái sinh rồi diệt liên tục, là quả của nghiệp, bị hạn chế
chỉ trong kiếp hiện-tại của chúng-sinh mà thôi. Sau khi chúng-sinh ấy chết,
thân bị tan rã, không có liên quan nào đến kiếp sau nữa.
Mỗi chúng-sinh đang sống hiện hữu thì tâm và thân
nương nhờ lẫn nhau, khi tâm rời khỏi thân đồng thời sắc-mạng-chủ
(rūpajīvitindriya) trong thân bị cắt đứt, chấm dứt một kiếp gọi là chết, thân
trở thành tử thi.
Ngoại trừ bậc Thánh A-ra-hán ra, còn lại tất cả mọi
chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng sau khi chết, nghiệp của người ấy cho
quả tái-sinh kiếp sau.
Tái-sinh-tâm là quả-tâm có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn,
hành-uẩn, thức-uẩn) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đồng sinh với
hadayavatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm gọi là sắc-uẩn, như vậy đối
với chúng-sinh trong cõi có ngũ-uẩn thì đã có đủ ngũ-uẩn từ khi tái-sinh.
Như vậy, trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn
loài của mỗi chúng-sinh chỉ có liên quan về phần tâm có phận sự lưu trữ, tích
lũy tất cả mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp sinh rồi diệt liên tục từ kiếp này
sang kiếp kia mà thôi, còn phần thân là quả của nghiệp bị cắt đứt, chấm dứt mỗi
kiếp, hoàn toàn không liên quan đến kiếp nào cả.
Đức-Phật dạy ngũ-uẩn này là pháp-vô-ngã với ý
nghĩa:
“Anattā asārakaṭṭhena: Pháp-vô-ngã với ý nghĩa là
vô dụng, không có cốt lõi vững chắc, không có tính chất bền vững lâu dài.”
“Avasavattanaṭṭhena anattā: Pháp-vô-ngã (anattā) với ý
nghĩa không chiều theo ý muốn của ai…”
Những ví dụ về ngũ-uẩn
Trong kinh Pheṇapiṇḍūpamasutta (12) Đức-Phật thuyết dạy những ví dụ về mỗi uẩn có ý nghĩa, được
tóm lược như sau:
1- Sắc-uẩn ví như bọt nước (Pheṇapiṇḍūpamarūpaṃ)
Sắc-uẩn (thân) đó là 28 sắc-pháp ví
như là bọt nước.
Trong mùa mưa lụt lớn, trên dòng sông nước chảy kết tụ
những bọt nước thành đống bọt nước nhỏ lớn. Đống bọt nước này dù nhỏ, dù lớn
cũng không thể sử dụng làm vật gì để đem lại sự lợi ích lâu dài.
Nếu đống bọt nước này trôi đi chưa bị tan rã giữa đường,
thì khi trôi ra đến biển chắc chắn phải bị tan rã, trở nên vô dụng.
Cũng như vậy, sắc-uẩn (thân) này đó là 28 sắc-pháp
sinh rồi diệt có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái
bất-tịnh, thường có mọi thứ bệnh hoạn ốm đau. Sắc-uẩn (thân) này khi tái-sinh đầu
thai ban đầu nhỏ xíu, theo thời gian, to lớn dần như thân hình của con voi, con
cá mập, ... rồi cuối cùng cũng bị tan rã, trở thành vô dụng.
Cho nên, Đức-Phật ví sắc-uẩn (thân) này như bọt nước.
2- Thọ-uẩn ví như bong bóng nước
(Vedanāpubbuḷūpaṃ)
Thọ-uẩn, đó là thọ tâm-sở ví như
bong bóng nước.
Trời mưa lớn, mưa nặng hạt rơi xuống hồ, vũng nước,
nổi lên những bong bóng nước. Những bong bóng nước này nổi lên liền vỡ ngay,
không thể sử dụng đem lại sự lợi ích, trở thành vô dụng.
Cũng như vậy, thọ-uẩn này đó là thọ khổ, thọ lạc, thọ
xả, ... sinh rồi diệt mau lẹ, không tồn tại lâu dài, chỉ có khổ mà thôi, trở
thành vô dụng.
Cho nên, Đức-Phật ví thọ-uẩn này như bong bóng nước.
3- Tưởng-uẩn ví như ảo ảnh
(Maricikūpamā saññā)
Tưởng-uẩn, đó là tưởng tâm-sở ví như ảo ảnh.
Trong mùa hè nóng bức, khách lữ hành nóng nực và
khát nước đi trên đường, nhìn về phía trước trời nắng
chập chờn gợn sóng giống như đằng trước có nước sông.
Khi đi đến, gợn sóng kia di chuyển đến phía trước,
luôn luôn có một khoảng cách. Đó là ảo ảnh không có thật chỉ là vô dụng.
Cũng như vậy, tưởng-uẩn này tưởng nhớ, ghi nhớ những đối-tượng
không còn thật nữa. Ví như khi khát nước, tưởng nhớ đến nước, nhưng không giúp
làm cho đỡ cơn khát được, trở thành vô dụng.
Cho nên, Đức-Phật ví tưởng-uẩn này như ảo ảnh.
4- Hành-uẩn ví như cây chuối
(Saṅkhārā kadalūpamā)
Hành-uẩn, đó là 50 tâm-sở (trừ thọ
tâm-sở và tưởng tâm-sở) ví như cây chuối.
Một người cần cây có lõi, đi vào rừng nhìn thấy cây
chuối lớn trơn tru, người ấy chặt cây chuối đem về nhà.
Khi bóc bẹ chuối từ ngoài vào trong ruột, không tìm thấy
lõi cây, chỉ là vô dụng mà thôi.
Cũng như vậy, hành-uẩn này tạo tác các pháp-hữu-vi, mà
các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp sinh rồi diệt, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái
khổ, trạng-thái vô-ngã, không phải ta, không phải của ta, chỉ là vô dụng mà
thôi.
Cho nên, Đức-Phật ví hành-uẩn này như cây chuối.
5- Thức-uẩn ví như ảo thuật
(Mayūpamaṃ viññāṇaṃ)
Thức-uẩn, đó là 89 hoặc 121 tâm, ví như trò ảo
thuật.
Các nhà ảo thuật biểu diễn các trò ảo thuật rất
nhanh tay, để đánh lừa khán giả một cách tinh xảo.
Cũng như vậy, đối với hàng phàm-nhân, thức-uẩn biết mọi
đối-tượng cho là ta biết, nhưng biết sai lầm đảo điên.
Các pháp-hữu-vi là vô-thường, biết là thường; các
pháp-hữu-vi là khổ, biết là lạc; các pháp-hữu-vi là vô- ngã, biết là ngã (ta);
các pháp-hữu-vi là bất tịnh, biết là tịnh, xinh đẹp, …
Nhưng thật ra, các pháp-hữu-vi là vô-thường, khổ, vô-
ngã, bất-tịnh. Thế mà thức-uẩn của các hàng phàm-nhân biết ngược lại rằng:
“Các pháp-hữu-vi là thường, lạc, ngã, tịnh.”
Cho nên, Đức-Phật ví thức-uẩn này như trò ảo thuật.
Pháp-Vô-Ngã (Anattā)
Pháp-vô-ngã không chỉ là ngũ-uẩn, mà còn các pháp- hữu-vi
và pháp-vô-vi cũng đều là pháp-vô-ngã nữa.
Đức-Phật dạy:
“Sabbe dhammā anattā: Tất cả các pháp-hữu-vi,
pháp-vô-vi đều là pháp-vô-ngã.”
Pháp-hữu-vi (Saṅkhatadhamma) đó là ngũ-uẩn (khandha), 12 xứ (āyatana), 18 tự-tánh
(dhātu), … mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới là pháp bị cấu tạo do bởi 4
nhân-duyên: nghiệp (kamma), tâm (citta), thời tiết (utu), vật thực (āhāra). Nên
có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái- chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái
khổ, trạng-thái vô-ngã, đều là pháp-vô-ngã (anattā).
Pháp-vô-vi (Asaṅkhatadhamma) đó là Niết-bàn, là pháp không bị cấu tạo do bởi 4 nhân
duyên: nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực; và các chế-định-pháp (paññatti- dhamma
cũng là pháp không bị cấu tạo do bởi 4 nhân duyên: nghiệp, tâm, thời tiết, vật
thực. Nên không có sự sinh, sự diệt, không có 3 trạng-thái chung: trạng-thái
vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, cũng là pháp-vô-ngã (anattā).
Như Đức-Phật dạy trong Tạng-Luật, bộ Parivārapāḷi:
“Aniccā sabbe saṅkhārā, dukkhānattā ca saṅkhatā.
Nibbānañceva paññatti, anattā iti vinicchayā.” (13)
Tất cả các pháp-hữu-vi,
sắc-pháp, danh-pháp tam-giới,
đều có đủ ba trạng-thái, vô-thường, khổ, vô-ngã.
Niết-bàn và chế-định-pháp, cũng thuộc về pháp-vô-ngã.
Pháp-Vô-Ngã là những pháp nào?
Sắc-uẩn là pháp-vô-ngã, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn,
thức-uẩn đều là pháp-vô-ngã; hay tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới là
pháp-vô-ngã. Bởi vì không phải ta, và không phải của ta, không có ai là chủ,
không chiều theo ý muốn của ai, các pháp này phát sinh do nhân-duyên,
cho nên, các pháp ấy đều là pháp-vô-ngã.
Sự thật, pháp-vô-ngã chỉ có trong giáo-pháp
của Đức-Phật Gotama mà thôi. Ngoài Phật-giáo ra, không ai biết về
pháp-vô-ngã.
Cái ta, cái ngã có thật hay không?
Đức-Phật dạy: Tất cả
các pháp-hữu-vi, pháp-vô-vi đều là pháp-vô-ngã.
Như vậy, sự thật cái ta, cái ngã không có thật.
Vậy, do đâu mà có cái ta, cái ngã?
Cái ta, cái ngã vốn không có thật. Sở dĩ có cái ta,
cái ngã là vì tà-kiến (diṭṭhi) thấy sai, chấp lầm từ sắc-pháp cho là ta, từ
danh-pháp cho là ta.
Thật ra, đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma)
thì chỉ có 4 pháp là tâm, tâm-sở, sắc-pháp, Niết-bàn mà thôi.
Sắc-pháp đó là 28 sắc-pháp, danh-pháp đó
là 89 hoặc 121 tâm và 52 tâm-sở, Niết-bàn cũng thuộc về danh-pháp, nhưng do
tà-kiến (diṭṭhi) thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp cho là ta, nơi danh-pháp cho
là ta như sau:
Tà-kiến đó là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika)
đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai chấp lầm trong đối-tượng sắc-pháp,
danh-pháp cho là ta, là ngã.
* Tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp
- Khi thân đi hay sắc đi, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp
lầm nơi thân đi hay sắc đi ấy cho là ta đi.
- Khi thân đứng hay sắc đứng, thì tâm tà-kiến thấy
sai, chấp lầm nơi thân đứng hay sắc đứng ấy cho là ta đứng.
- Khi thân ngồi hay sắc ngồi, thì tâm tà-kiến thấy
sai, chấp lầm nơi thân ngồi hay sắc ngồi ấy cho là ta ngồi.
- Khi thân nằm hay sắc nằm, thì tâm tà-kiến thấy sai,
chấp lầm nơi thân nằm hay sắc nằm ấy cho là ta nằm.
- Hoặc khi thân cử động các oai nghi phụ hoặc sắc cử động
các oai-nghi phụ, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thân cử động ấy hoặc sắc
cử động ấy cho là ta cử động, v.v…
* Tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi danh-pháp
- Khi nhãn-thức-tâm nhìn thấy đối-tượng sắc, hình
dáng, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi nhãn-thức- tâm thấy cho là ta thấy.
- Khi nhĩ-thức-tâm nghe các đối-tượng âm thanh, thì
tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi nhĩ-thức-tâm nghe ấy cho là ta nghe.
- Khi tỷ-thức-tâm ngửi các đối-tượng hương, thì tâm
tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi tỷ-thức-tâm ngửi ấy cho là ta ngửi.
- Khi thiệt-thức-tâm nếm các đối-tượng vị, thì tâm tà-
kiến thấy sai, chấp lầm nơi thiệt-thức-tâm nếm ấy cho là ta nếm.
- Khi thân-thức-tâm xúc giác cứng mềm, nóng lạnh… thì
tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thân-thức-tâm xúc- giác ấy cho là ta
xúc-giác.
- Khi ý-thức-tâm biết các đối-tượng pháp, thì tâm tà-
kiến thấy sai, chấp lầm nơi ý-thức-tâm biết, tâm suy nghĩ ấy cho là ta biết, ta
suy nghĩ, v.v…
Như vậy, cái ta, cái ngã vốn dĩ không có thật, mà chỉ
có tâm tà-kiến là có thật mà thôi.
Cho nên, không có pháp-hành diệt ngã, mà chỉ có
pháp-hành thiền-tuệ mới diệt tận được tâm tà-kiến chấp ngã mà thôi.
Pháp-hành diệt tâm tà-kiến chấp ngã như thế nào?
Hành-giả phàm-nhân là hạng người tam-nhân thực hành
pháp-hành thiền-tuệ, có khả năng dẫn đến trí-tuệ- thiền-tuệ phát sinh theo tuần
tự trải qua 16 trí-tuệ-thiền- tuệ từ trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ
siêu-tam-giới.
Bắt đầu từ trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpa-
paricchedañāṇa: trí-tuệ phân-tích thấy rõ, biết rõ thật- tánh của mỗi sắc-pháp,
mỗi danh-pháp hiện-tại ấy là pháp-vô-ngã (anattā) đúng theo chân-nghĩa-pháp
(paramatthadhamma), cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới thứ 14 gọi là
Sotāpattimaggañāṇa: Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới,
nên diệt tận được hai loại phiền-não là tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn
(sakkāyadiṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót, liền tiếp theo
trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới thứ 15 gọi là Sotāpattiphalañāṇa: Nhập-lưu
Thánh-quả-tuệ trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ- trình-tâm, trở thành bậc Thánh
Nhập-lưu.
Và tiếp theo trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 16 cuối cùng gọi là
paccavekkhaṇañāṇa: trí-tuệ quán-triệt Nhập-lưu Thánh- đạo, Nhập-lưu Thánh-quả
đã chứng đắc, Niết-bàn đã chứng ngộ; trí-tuệ quán-triệt phiền-não nào đã diệt tận
được và phiền-não nào còn lại chưa diệt tận được.
Bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tà-kiến chấp
ngã trong ngũ-uẩn, trong kiếp hiện-tại, cho đến kiếp vị-lai nhiều nhất 7 kiếp
trong cõi thiện dục-giới.
Đến kiếp thứ 7, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở
thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh
luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Chấp ngã có ba loại
1- Chấp ngã do năng lực của tà-kiến.
2- Chấp ngã do năng lực của tham-ái.
3- Chấp ngã do năng lực của ngã-mạn.
1- Chấp ngã do năng lực của tà kiến đó là tà-kiến
thấy sai chấp ngã nơi ngũ-uẩn chấp-thủ (sắc-uẩn chấp- thủ, thọ-uẩn chấp-thủ,
tưởng-uẩn chấp-thủ, hành-uẩn chấp-thủ, thức-uẩn chấp-thủ) cho là ngã, là ta
(eso me attā: ngũ-uẩn ấy cho là tự ngã của ta do năng lực của tâm tà-kiến).
Bậc Thánh Nhập-lưu đã diệt tận được tà-kiến chấp ngã
trong ngũ-uẩn này vĩnh viễn không còn nữa, nhưng chỉ còn tham-ái chấp ngã và
ngã-mạn chấp ngã mà thôi.
Bậc Thánh Nhập-lưu tuyệt đối không còn tà-kiến chấp
ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ, hoặc trong sắc-pháp, trong danh-pháp tam-giới cho
là ta, là ngã (na meso attā: ngũ-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta do năng lực
của trí-tuệ-thiền-tuệ).
2- Tham-ái đó là tham tâm-sở
(lobhacetasika) đồng sinh với 8 tham-tâm theo chấp ngã nơi ngũ-uẩn chấp-thủ (sắc-uẩn
chấp-thủ, thọ-uẩn chấp-thủ, tưởng-uẩn chấp- thủ, hành-uẩn chấp-thủ, thức-uẩn chấp-thủ),
hoặc nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp tam-giới cho là của ta (etaṃ mama: ngũ-uẩn ấy
cho là của ta do năng lực của tâm tham-ái).
Bậc Thánh Nhất-lai đã diệt tận được tham-ái theo chấp
ngã phần thô trong cõi dục-giới, còn phần vi-tế thì chưa diệt được.
Bậc Thánh Bất-lai đã diệt tận được tham-ái theo chấp
ngã phần vi-tế trong cõi dục-giới cho là của ta (netaṃ mama: ngũ-uẩn ấy không
phải là của ta do năng lực của trí-tuệ-thiền-tuệ).
Còn tham-ái phần vi-tế trong 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc
thiền vô-sắc-giới, trong cõi trời sắc-giới phạm- thiên, trong cõi trời vô-sắc-giới
phạm-thiên thì Bậc Thánh Bất-lai chưa diệt được.
3- Ngã-mạn đó là ngã-mạn tâm-sở đồng
sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến theo chấp ngã nơi ngũ- uẩn chấp-thủ
(sắc-uẩn chấp-thủ, thọ-uẩn chấp-thủ, tưởng- uẩn chấp-thủ, hành-uẩn chấp-thủ, thức-uẩn
chấp-thủ); hoặc nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp tam-giới cho là ta (esohamasmi:
ngũ-uẩn ấy cho là ta ‘ta hơn người, ta bằng người, ta kém thua người’ do năng lực
của ngã-mạn).
Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được ngã-mạn theo chấp
ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ hoặc trong sắc-pháp, trong danh-pháp tam-giới cho là
ta (nesohamasmi: ngũ-uẩn ấy không phải là ta do năng lực của trí-tuệ-thiền-tuệ).
(Như vậy, Bậc Thánh A-ra-hán không còn tham-ái theo chấp
ngã trong 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô- sắc-giới, trong cõi trời sắc-giới
phạm-thiên, trong cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên.)
Cho nên, bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch
diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Chấp ngã - Không chấp ngã
Tất cả chúng-sinh nói chung, con người nói riêng, hễ
còn là phàm-nhân, chưa phải Thánh-nhân thì vẫn còn chấp ngã do các phiền-não,
nhất là tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn.
* Hạng thiểu-trí phàm-nhân (andhaputhujjana) trong
đời không đến gần gũi, thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, không lắng
nghe chánh-pháp, không thực hành pháp-hành thiền-tuệ, không hiểu biết thật-tánh
của ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp tam-giới nên chấp ngã do năng lực của tà-kiến,
tham-ái, ngã-mạn nơi ngũ-uẩn rằng:
* Chấp ngã do năng lực của tà-kiến trong ngũ-uẩn ấy
cho là tự ngã của ta (eso me attā).
* Chấp ngã do năng lực của tham-ái trong ngũ-uẩn ấy
cho là của ta (etaṃ mama).
* Chấp ngã do năng lực của ngã-mạn trong ngũ-uẩn ấy cho là ta ‘ta hơn người,
ta bằng người, ta kém thua người’ (eso hamasmi).
Hạng thiểu trí phàm-nhân ấy tự làm khổ mình, làm khổ
người, tự làm khổ mình lẫn làm khổ người trong kiếp hiện-tại lẫn vô số kiếp vị-lai.
* Hạng thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana) trong đời
thường đến gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, thường lắng nghe
chánh-pháp, thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ
thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam- giới; trí-tuệ-thiền-tuệ
thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết
rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã,
dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu
Thánh- quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, diệt tận được tà-kiến không
còn dư sót nên không còn chấp ngã trong ngũ-uẩn ấy cho là tự ngã của ta (na
meso attā); chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, trở
thành bậc Thánh Nhất-lai, diệt được tham-ái loại thô trong cõi dục-giới không
còn dư sót nên không còn chấp ngã trong ngũ-uẩn loại thô ấy cho là của ta (netaṃ
mama); chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc
Thánh Bất-lai, diệt được tham-ái loại vi-tế trong cõi dục-giới không còn dư sót
nên không còn chấp ngã trong ngũ-uẩn loại vi-tế ấy cho là của ta (netaṃ mama);
chứng đắc A-ra-hán Thánh- đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc
Thánh A-ra-hán, diệt tận được ngã-mạn không còn dư sót nên không còn chấp ngã
trong ngũ-uẩn ấy cho là ta (neso hamasmi). Đồng thời diệt tận được mọi phiền-não,
mọi tham-ái không còn dư sót.
Thật ra, chấp ngã do năng lực của tà-kiến, do năng lực
của tham-ái, do năng lực của ngã-mạn này chỉ làm trở ngại cho hành-giả thực
hành pháp-hành thiền-tuệ không thể dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không
thể chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn mà thôi.
* Chấp ngã do năng lực của tà-kiến, do năng lực của
tham-ái, do năng lực của ngã-mạn này không làm trở ngại cho bậc thiện-trí
phàm-nhân tạo 10 loại phước- thiện (puññakriyāvatthu), tạo 10 đại-thiện-nghiệp
như sau:
Phước-thiện có 10 pháp:
1- Phước-thiện bố-thí (dānakusala).
2- Phước-thiện giữ-giới (sīlakusala).
3- Phước-thiện hành-thiền (bhāvanākusala).
4- Phước-thiện cung-kính (apacāyanakusala).
5- Phước-thiện hỗ-trợ (veyyāvaccakusala).
6- Phước-thiện hồi-hướng (pattidānakusala).
7- Phước-thiện hoan-hỷ (pattānumodanākusala).
8- Phước-thiện nghe-pháp (dhammassavanākusala).
9- Phước-thiện thuyết-pháp (dhammadesanākusala).
10- Phước-thiện chánh-kiến (diṭṭhijukammakusala).
Thiện nghiệp có 10 loại theo 3 môn:
* Thân thiện-nghiệp có 3 loại:
1. Thân không sát-sinh.
2. Thân không trộm-cắp.
3. Thân không tà-dâm.
* Khẩu thiện-nghiệp có 4 loại:
1. Khẩu không nói-dối.
2. Khẩu không nói lời chia rẽ.
3. Khẩu không nói lời thô tục.
4. Khẩu không nói lời vô ích.
* Ý thiện-nghiệp có 3 loại:
1. Ý không tham lam tài sản của người khác.
2. Ý không thù hận người khác.
3. Ý có chánh-kiến.
Sau khi bậc thiện-trí phàm-nhân chết, dục-giới thiện-
nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục- giới là cõi người hoặc
6 cõi trời dục-giới.
* Chấp ngã do năng lực của tà-kiến, do
năng lực của tham-ái, do năng lực của ngã-mạn này
cũng không làm trở ngại cho hành-giả là hạng người tam-nhân thực hành pháp-hành
thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc
thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
(1) Bộ Saṃyuttanikāya, Khandhavagga, kinh Anattalakkhaṇasutta.
(2) Bộ Sāratthadīpanīṭīkā, kinh Anattalakkhaṇasuttavaṇṇanā.
(3) Bộ Khu. Suttanipāta, trong kinh Mettasutta.
(4) Khu Bộ Dhammapadagāthā, câu kệ thứ 159
(5) Khu. Bộ Dhammapadagāthā, gāthā số 80.
(6) Tạng Luật, phần Bhikkhunīpātimokkha.
(7) Khu. Bộ Dhammapadagāthā, gāthā số 62.
(8) Khu. Bộ Dhammapadagāthā, gāthā số 160.
(9) Bộ Saṃyuttanikāya, phần Khandhavagga, kinh Attadīpasutta.
(10) Xúc gồm có 3 sắc-pháp: Đất, lửa, gió trong phần tứ đại, nên
phần chi- pháp không tính trong phần sắc-pháp phụ thuộc.
(11) Đối-tượng pháp có 6 loại là 89 tâm, 52 tâm-sở, 5 tịnh-sắc,
16 sắc vi-tế, Niết-bàn và chế-định-pháp.
(12) Bộ Saṃ, Khandhavagga, kinh Pheṇapiṇḍūpamasutta.
(13) Vinayapiṭaka, bộ Parivāra, phần Samuṭṭhānasīsasaṅkhepa.
Mục lục quyển 1 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | Phụ lục
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10