NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)

QUYỂN 1
TAM BẢO
(Ratanattaya)


CHƯƠNG I

BA NGÔI CAO CẢ
(TIYAGGA)


ĐỨC-PHÁP
(DHAMMA)

Đức-Pháp dịch từ danh từ Pāḷi Dhamma, trong phần này nghĩa là Chánh-pháp (Saddhamma)Đức-Phật Gotama đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, hoàn hảo phần giữa, hoàn hảo phần cuối, đầy đủ ý nghĩa, văn chương trong sáng thanh-tịnh. Chánh-pháp có 10 pháp là:
- Pháp-học Chánh-pháp (Pariyattidhamma).
- 9 pháp siêu-tam-giới (Navalokuttaradhamma).


Pháp-Học Chánh-Pháp
Pháp-học Chánh-pháp là lời giáo huấn của Đức-Phật Gotama gồm có Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên

Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian vào canh chót đêm rằm tháng tư, đồng thời Đức-Pháp cũng xuất hiện cùng một lúc ấy, còn Đức-Tăng chưa xuất hiện.

Vào ngày rằm tháng 6, sau khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian tròn đúng 2 tháng, lần đầu tiên Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacak- kappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña trưởng nhóm, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji tại vườn phóng sinh nai tên gọi Isipatana gần kinh-thành Bārāṇasī.
Khi ấy, mặt trời sắp lặn hướng Tây, mặt trăng vừa ló dạng hướng Đông, Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacakkappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp- Luân này.

Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân
(Dhammacakkappavattanasutta)
(1)

Phần I: Ý nghĩa kệ khai Kinh Chuyển-Pháp-Luân
“Bhikkhūnaṃ pañcavaggīnaṃ ...”
Vị Đại-Phạm-thiên Sa-ham-pa-ti,
Thỉnh cầu Đức-Phật, thuyết pháp độ sinh,
Đức-Phật đại bi nhận lời thỉnh cầu.
Thuyết pháp giảng giải pháp tứ Thánh-đế,
Chánh-pháp cao thượng chứng ngộ Niết-bàn
Tế độ chúng-sinh, nhóm năm tỳ-khưu
Tại khu rừng rậm, nơi phóng sinh nai
Tên gọi là I-si-pa-ta-na,
Mong sự lợi ích cho toàn chúng-sinh,
Lắng nghe bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này,
Thành tựu kết quả cõi người, cõi trời,
Niết-bàn tịch tịnh an-lạc tuyệt đối.
Nay chúng tôi tụng kinh Chuyển-Pháp-Luân.


Phần II: Ý nghĩa bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân

Lời Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch với Ngài Đại- Trưởng-lão Mahākassapa rằng:
- “Evaṃ me sutaṃ …”
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa khả kính, con là Ānanda được nghe bài kinh Chuyển-pháp- luân từ Đức-Thế-Tôn như vầy:
Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh nai, tên là Isipatana, trước kia Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, chư Phật Độc-Giác đã từng ngự xuống đây. Tại nơi ấy, Đức-Thế-Tôn gọi nhóm 5 tỳ-khưu là Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Trưởng-lão Vappa, Ngài Trưởng lão Bhaddiya, Ngài Trưởng-lão Mahānāma và Ngài Trưởng-lão Assaji mà truyền dạy rằng:


Hai pháp thấp hèn (Dve antā)
- Này chư tỳ-khưu! Có 2 pháp thấp hèn cực đoan thuộc về hai biên kiến mà người xuất gia không nên hành.
Hai pháp ấy như thế nào?
* Một là việc thường thụ hưởng dục lạc trong ngũ-dục do tâm tham-ái hợp với thường-kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm-nhân trong đời, không phải là pháp- hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại lợi ích an-lạc.
* Hai là việc thường tự ép xác hành khổ mình do tâm sân và có đoạn-kiến, thuộc pháp-hành khổ-hạnh của ngoại đạo, không phải là pháp-hành của bậc Thánh- nhân, không đem lại lợi ích an-lạc.


Pháp-Hành Trung-Đạo (Majjhimapaṭipadā)

- Này chư tỳ-khưu! Không thiên về 2 pháp thấp hèn thuộc về thường-kiến và đoạn-kiến ấy, Như-Lai đã thực- hành theo pháp-hành trung-đạo nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam- giới, làm cho tuệ-nhãn (cakkhu) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, làm cho trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam- giới (ñāṇa) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, để chứng ngộ Niết-bàn làm vắng lặng mọi phiền-não, để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đặc biệt chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, để tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai đã thực-hành theo pháp- hành trung-đạo nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn (cakkhu) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, làm cho trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới (ñāṇa) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, để chứng ngộ Niết-bàn làm vắng lặng mọi phiền não, để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đặc biệt chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, để tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Pháp-hành trung-đạo như thế nào?
- Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo đó chính là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.
Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này gọi là pháp-hành trung-đạo.
- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai đã thực-hành theo pháp-hành trung-đạo này, đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn (cakkhu) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, làm cho trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới (ñāṇa) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, để chứng ngộ Niết-bàn làm vắng lặng mọi phiền não, để phát sinh trí-tuê-thiền-tuệ siêu-tam-giới đặc biệt chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, để tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.


Tứ Thánh-Đế

1- Khổ-Thánh-đế (Dukkha Ariyasacca)


- Này chư tỳ-khưu! Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:
* Tái-sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ.
* Phải gần gũi, thân cận với người không thương yêu là khổ.


* Phải xa lìa người thương yêu là khổ.
* Mong muốn đừng có sinh, đừng có già, đừng có bệnh, đừng có chết … mà điều ấy không thể nào được như ý là khổ.
Tóm lại, chấp trong ngũ-uẩn chấp-thủ do tâm tham-ái và tà-kiến là khổ.
Những thật-tánh khổ ấy gọi là khổ-Thánh-đế.


2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế
(Dukkhasamudaya Ariyasacca)


- Này chư tỳ-khưu! Nhân sinh khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là tham-ái là nhân dắt dẫn tái-sinh kiếp sau, hợp với tham muốn, ái-dục say mê trong mỗi kiếp ấy, say mê trong các đối-tượng, đắm say trong kiếp sống.

Nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy là:
* Dục-ái (kāmataṇhā): tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái).
* Hữu-ái (bhavataṇhā): tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với thường-kiến, hoặc tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới, vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.
* Phi-hữu-ái (vibhavataṇhā): tham-ái trong 6 đối- tượng ái hợp với đoạn-kiến.
Những thật-tánh tham-ái ấy gọi là nhân sinh khổ- Thánh-đế.


3- Diệt khổ-Thánh-đế (Dukkhanirodha Ariyasacca)

- Này chư tỳ-khưu! Diệt khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn, là pháp diệt tận được mọi tham-ái ấy không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, Niết-bàn xả ly tất cả, Niết-bàn từ bỏ chấp trong ngũ-uẩn chấp-thủ, Niết-bàn giải thoát khổ, Niết-bàn không còn luyến ái, không còn dính mắc.
Những thật-tánh Niết-bàn ấy gọi là diệt khổ-Thánh-đế.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế
(Dukkhanirodhagaminī Paṭipadā Ariyasacca)


- Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh- nhân đã chứng ngộ, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.
Những thật-tánh pháp-hành bát-chánh-đạo ấy gọi là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.



Tam-tuệ-luân trong Tứ Thánh-đế

1- Tam-tuệ-luân trong khổ-Thánh-đế
1.1- Trí-tuệ-học biết khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ khổ- Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ tái-sinh là khổ, sinh, già là khổ,… tóm lại ngũ- uẩn chấp-thủ là khổ đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ khổ- Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức- Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ-Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ-Thánh-đế.”


1.2- Trí-tuệ-hành phận sự biết khổ-Thánh-đế
(Kiccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ tái-sinh là khổ, sinh, già là khổ,… tóm lại ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ- thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ khổ-Thánh- đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ- Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết rõ ngũ-uẩn chấp-thủ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.”

1.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự biết khổ-Thánh-đế (Katañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí- tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ tái-sinh là khổ, sinh, già là khổ,… tóm lại ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí- tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ khổ- Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức- Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ-Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết rõ, thì trí-tuệ-thành đã biết rõ ngũ-uẩn chấp-thủ bằng 4 Thánh-đạo- tuệ rồi.”

2- Tam-tuệ-luân trong nhân sinh khổ-Thánh-đế
2.1- Trí-tuệ-học biết nhân sinh khổ-Thánh-đế
(Saccañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ 108 loại tham-ái đó là 3 loại taṇhā là kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā nhân với 6 loại đối-tượng là sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái thành 18 loại tham-ái, rồi nhân với 2 bên là bên trong của mình và bên ngoài mình của người khác thành 36 loại, rồi nhân với 3 thời là thời quá-khứ, thời hiện-tại, thời vị-lai gồm có 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế.”


2.2- Trí-tuệ-hành phận sự diệt nhân sinh khổ- Thánh-đế (Kiccañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ 108 loại tham-ái đó là 3 loại taṇhā là kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā … gồm có 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ nhân sinh khổ-Thánh- đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt tham-ái bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.”

2.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự diệt tận nhân sinh khổ-Thánh-đế (Katañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ 108 loại tham-ái đó là 3 loại taṇhā là kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā … gồm có 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn nhân sinh khổ- Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức- Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt, thì trí- tuệ-thành đã diệt tận được tham-ái bằng 4 Thánh- đạo-tuệ rồi.”



3- Tam-tuệ-luân trong diệt khổ-Thánh-đế
3.1- Trí-tuệ-học biết diệt khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật- tánh diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ 2 loại Niết-bàn là sa-upādisesanibbāna, anupādisesanibbāna, biết rõ 3 loại Niết-bàn là animita- nibbāna, appaṇihitanibbāna, suññatanibbāna đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế.”

3.2- Trí-tuệ-hành phận sự chứng ngộ diệt khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ 2 loại Niết-bàn là sa-upādisesanibbāna, anupādisesanibbāna, biết rõ 3 loại Niết-bàn là animitanibbāna, appaṇihita- nibbāna, suññatanibbāna đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ- thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ Niết- bàn bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.”

3.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ-Thánh-đế (Katañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ 2 loại Niết-bàn là sa-upādisesanibbāna, anupādisesanibbāna, biết rõ 3 loại Niết-bàn là animitanibbāna, appaṇihita- nibbāna, suññatanibbāna đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ- thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ, thì trí- tuệ-thành đã chứng ngộ Niết-bàn bằng 4 Thánh-đạo- tuệ rồi.”

4- Tam-tuệ-luân trong pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế
4.1- Trí-tuệ-học biết pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ pháp- hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến,… là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.”

4.2- Trí-tuệ-hành phận sự tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí- tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ pháp-hành bát-chánh- đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí- tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ pháp- hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo bằng trí-tuệ- thiền-tuệ tam-giới.”

4.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế (Katañāṇa)
- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh pháp- hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ pháp-hành bát- chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:
“Thật-tánh của pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên tiến hành, thì trí-tuệ-thành đã tiến hành pháp-hành bát-chánh- đạo hợp đủ 8 chánh bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi.”


Vai trò quan trọng của tam-tuệ-luân

- Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh-tịnh chưa phát sinh đến với Như-Lai.
- Này chư tỳ-khưu! Khi ấy Như-Lai chưa truyền dạy rằng: “Như-Lai chứng đắc thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh: nhân-loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma- vương và phạm-thiên cả thảy.”
- Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh-tịnh đã phát sinh đến với Như-Lai.
- Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng: “Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi- giới chúng-sinh: nhân-loại, vua chúa, sa-môn, bà-la- môn, chư-thiên, ma-vương và phạm-thiên cả thảy.”


Trí-tuệ quán-triệt (Paccavekkhaṇañāṇa)

Trí-tuệ quán-triệt đã phát sinh đến với Như-Lai, biết rõ rằng: “A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như- Lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp này, chắc chắn không còn tái-sinh kiếp nào nữa.”

Ngài Trưởng-Lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp- luân này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ với lời giáo huấn của Đức-Phật.
Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết bài kinh Chuyển-Pháp- luân toàn văn xuôi này xong, thì Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña đã phát sinh dhammacakkhu: pháp-nhãn chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức- Phật Gotama, nên Ngài thấy rõ, biết rõ chắc chắn rằng:
“Tất cả các pháp-hữu-vi nào trong tam-giới có trạng- thái-sinh, thì tất cả pháp-hữu-vi ấy đều có trạng-thái-diệt.”


Toàn thể chư-thiên, phạm-thiên đồng tán dương ca tụng

Khi Đức-Phật thuyết giảng kinh Chuyển-pháp-luân vừa xong, toàn thể chư-thiên trên mặt đất (bhummaṭṭha- devatā) đồng thanh tán dương ca tụng rằng:
“Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có sa-môn nào, bà- la-môn nào, vị chư-thiên nào, ma-vương nào, vị phạm- thiên nào hoặc bất cứ một ai nào trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”
* Toàn thể chư-thiên cõi Tứ-Đại-thiên-vương nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên trên mặt đất, cũng đồng thanh tán dương ca tụng như chư-thiên trên mặt đất rằng:
“Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …”
* Toàn thể chư-thiên cõi Tam-thập-Tam-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tứ-Đại-thiên- vương, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:
“Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …”
* Toàn thể chư-thiên cõi Dạ-Ma-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tam-thập-Tam-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …”

* Toàn thể chư-thiên cõi Đâu-suất-đà-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Dạ-ma-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:
“Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …”

* Toàn thể chư-thiên cõi Hóa-lạc-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Đâu-suất-đà-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:
“Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …”

* Chư-thiên cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Hóa-lạc-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:
“Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, …”

* Toàn thể chư phạm-thiên cõi trời sắc-giới nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tha-hóa-tự-tại- thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:
“Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có sa-môn nào, bà- la-môn nào, vị chư-thiên nào, ma-vương nào, vị phạm- thiên nào hoặc bất cứ một ai nào trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”


Ngay thời khắc ấy, ngay lúc ấy, ngay tích tắc ấy, lời tán dương ca tụng vang dội lên đến cõi sắc-giới phạm- thiên tột đỉnh là “Sắc-cứu-cánh-thiên” (Akaniṭṭhā).

Mười ngàn thế giới này đều chuyển động lên xuống, chuyển động nhấc lên nhấc xuống, chuyển động bên này sang bên kia.

Ánh sáng hào quang của Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác lan tỏa rộng vô biên khắp cùng toàn cõi-giới chúng-sinh, gấp bội lần ánh sáng hào quang do oai lực chư-thiên, phạm-thiên cả thảy.


Ngài Trưởng-Lão Koṇḍañna có tên gọi là Aññāsikoṇḍañña

Khi Ngài Trưởng-Lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, Đức-Thế- Tôn hoan-hỷ tự thốt lên cho toàn thế giới biết rằng:

“Aññāsi vata bho Koṇḍañño Aññāsi vata bho Koṇḍañño” ti.
Iti hidaṃ āyasmato Koṇḍaññassa “Aññāsikoṇḍañño” tveva nāmaṃ ahosī’ti.

- Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế rồi!
- Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế rồi!

Cho nên, Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña có tên gọi là Aññāsikoṇḍañña (Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña đã chứng ngộ).


Ngài Trưởng-Lão Aññāsikoṇḍañña xin thọ tỳ-khưu

Khi ấy, Ngài Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thấy đúng chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, đã biết rõ thật-tánh đúng theo chân-lý tứ Thánh-đế, đã thấu suốt chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới, đã thoát ra khỏi mọi hoài-nghi, không còn nghi ngờ thế này thế kia nữa, đạt đến tâm dũng mãnh vững chắc, do nhân-duyên tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, nên không còn tin nơi người khác nữa, có đức-tin vững chắc trong lời giáo huấn của Đức-Phật.

Ngài Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn rồi bạch rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn cao thượng! Con xin nương nhờ nơi Đức-Thế-Tôn, kính xin Ngài cho phép con được thọ sa-di và tỳ-khưu.

Đức-Thế-Tôn đưa bàn tay phải ra, chỉ bằng ngón tay trỏ truyền dạy rằng:
- “Ehi bhikkhu Svākkhāto dhammo cara brahma- cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

- Này Aññāsikoṇḍañña! Con hãy đến với Như-Lai. Con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng, hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên cố gắng tinh-tấn hành phạm-hạnh cao thượng để chứng đắc A-ra-hán Thánh- đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, cuối cùng giải thoát khổ tử sinh luân-hồi.

Đức-Phật truyền dạy như vậy, Ngài Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña đã trở thành vị tỳ-khưu.

(Xong bài kinh Chuyển-Pháp-Luân.)

Khi lắng nghe Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này, trong nhóm 5 tỳ-khưu chỉ có Ngài Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập- lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp
của Đức-Phật Gotama
(2), cùng với 180 triệu chư-thiên, phạm-thiên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn tùy theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm- pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của mỗi vị.

Sau khi đã trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehi bhikkhūpasampadā. Đức- Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ về phía Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña truyền dạy rằng:
“Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahma- cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”
Thật kỳ diệu thay! Khi Đức-Phật vừa chấm dứt câu, ngay khi ấy, hình tướng cũ đạo-sĩ của Ngài Đại-Trưởng- lão Aññāsikoṇḍañña biến mất, thay vào tăng tướng mới, đạo mạo một tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ- khưu thành tựu do quả của phước-thiện như thần-thông. Vị tỳ-khưu có tăng tướng trang nghiêm, thân, khẩu thanh-tịnh như một vị tỳ-khưu có 60 hạ.

Tam-Bảo trọn vẹn xuất hiện trên thế gian


Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Chuyển- Pháp-Luân lần đầu tiên vào ngày rằm tháng sáu. Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, và trở thành vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo- pháp của Đức-Phật Gotama. Ngay khi ấy, Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn đầu tiên xuất hiện trên thế gian.
Còn lại 4 vị tỳ-khưu khác, Đức-Phật tiếp tục chỉ dạy.

* Sáng ngày 16 tháng 6, Đức-Phật không ngự đi khất thực, ở lại tại khu rừng Uruvelā để chỉ dạy Ngài VappaNgài Bhaddiya, còn 3 vị tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji đi khất thực đem vật thực về dâng đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại phân chia đều cho 5 tỳ-khưu độ trong ngày.
Ngày 16 tháng 6, Ngài Vappa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

* Ngày 17 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài BhaddiyaNgài Mahānāma, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsi- koṇḍañña, Ngài Vappa và Ngài Assaji đi khất thực đem vật thực về dâng đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 tỳ-khưu.
Ngày 17 tháng 6, Ngài Bhaddiya chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

* Ngày 18 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài MahānāmaNgài Assaji, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Vappa và Ngài Bhaddiya đi khất thực đem vật thực về dâng đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 vị tỳ-khưu.
Ngày 18 tháng 6, Ngài Mahānāma chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập- lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

* Ngày 19 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Assaji, còn 4 vị tỳ-khưu đi khất thực đem vật thực về dâng đến Đức- Phật, phần còn lại chia đều đến 5 vị tỳ-khưu.
Ngày 19 tháng 6, Ngài Assaji chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā.
Như vậy nhóm 5 tỳ-khưu đều trở thành 5 bậc Thánh Nhập-lưu và cũng trở thành 5 tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Để nâng đỡ nhóm 5 tỳ-khưu Thánh Nhập-lưu lên bậc Thánh A-ra-hán.

* Ngày 20 tháng 6, Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã.
Thật vậy, sau khi nghe Đức-Phật thuyết bài kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã xong, nhóm 5 tỳ-khưu đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhất-lai Thánh- đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra- hán Thánh-quả, Niết-bàn diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, mọi ác-pháp không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo-pháp của Đức- Phật Gotama.

Như vậy, ngoài Đức-Phật ra, còn có 5 vị Thánh A-ra-hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian này.

Tìm hiểu bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân
Hai pháp cực đoan thuộc 2 biên kiến

* Thường thụ hưởng an-lạc trong ngũ-dục: sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục, do tâm tham hợp với thường-kiến là cách sống của người tại gia.
Nhóm người có quan niệm sai lầm cho rằng: tâm sân thật là tai hại! Khổ tâm là do tâm sân. Muốn diệt tâm sân chỉ có đối-tượng ngũ-dục đáng hài lòng, để tâm tham phát sinh hài lòng trong mọi đối-tượng ngũ-dục ấy.

* Thường tự mình ép xác hành-khổ-hạnh như nằm trên gai nhọn, ngâm mình trong nước lạnh, đốt lửa làm nóng thân thể, v.v… với tâm sân do đoạn-kiến theo cách thực hành pháp-hành khổ-hạnh của tu-sĩ ngoại đạo.
Nhóm người có quan niệm sai lầm cho rằng: tâm tham trong ngũ-dục thật là tai hại! Mọi sự say mê trong ngũ-dục do tâm tham. Muốn diệt tâm tham chỉ có tự mình ép xác thực hành pháp-hành khổ-hạnh, để tâm sân không hài lòng phát sinh mà thôi.

Bậc xuất-gia không nên thực hành 2 pháp cực đoan thuộc về 2 biên kiến, mà nên thực hành theo pháp-hành trung-đạo (majjhimapaṭipadā) là pháp-hành dẫn đến diệt tâm tham tâm sân, đồng thời diệt tâm si.

Pháp-hành trung-đạo (Majjhimā paṭipadā) là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh- tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh- tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định. Đó là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Tóm lược Tứ Thánh-Đế

* Trong bài kinh Chuyển-Pháp-Luân

Ariyasacca: Thánh-đế là sự-thật chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ.

Ariyasacca: Thánh-đế có 4 pháp:
1- Dukkha ariyasacca: Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, là sắc-uẩn chấp-thủ, thọ-uẩn chấp-thủ, tưởng-uẩn chấp-thủ, hành-uẩn chấp-thủ, thức-uẩn chấp-thủ thuộc về tam-giới. Ngũ-uẩn là đối-tượng của 4 pháp chấp-thủ đều là khổ-Thánh-đế.
2- Dukkhasamudaya ariyasacca: Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham tâm-sở gọi là tham-ái, có ba loại tham-ái (taṇhā):
- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) trong cõi dục-giới.
- Bhavataṇhā: Hữu-áitham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với thường-kiến và tham-ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.
- Vibhavataṇhā: Phi-hữu-áitham-ái trong 6 đối- tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp- ái) hợp với đoạn-kiến.
3- Dukkhanirodha ariyasacca: Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn.
4- Dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca: Pháp hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát- chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

* Trong bộ Visuddhimagga: Thanh-tịnh-đạo giảng giải về 16 thật-tánh của tứ Thánh-đế: (3)

1- Khổ-Thánh-đế (Dukkha-ariyasacca) đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hoặc sắc-pháp, danh-pháp tam-giới đó là 81 tam-giới-tâm (trừ 8 siêu-tam-giới-tâm) 51 tâm-sở (trừ tham tâm-sở), có 4 thật-tánh:
* Thật-tánh khổ của ngũ-uẩn là luôn luôn hành hạ.
* Thật-tánh khổ của ngũ-uẩn là do nhân-duyên cấu tạo.
* Thật-tánh khổ của ngũ-uẩn làm nóng nảy.
* Thật-tánh khổ của ngũ-uẩn là luôn luôn biến đổi.

2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế (dukkhasamudaya ariya- sacca)
đó là tham tâm-sở gọi là tham-ái, có 3 loại tham- ái (taṇhā) là nhân sinh khổ-Thánh-đế, có 4 thật-tánh là:
* Thật-tánh tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế.
* Thật-tánh tham-ái làm cho phát sinh khổ-Thánh-đế.
* Thật-tánh tham-ái là ràng buộc trong khổ-Thánh-đế.
* Thật-tánh tham-ái là dính mắc trong khổ-Thánh-đế.

3- Diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodha ariyasacca)
đó là Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế, có 4 thật-tánh:
* Thật-tánh Niết-bàn là giải thoát khổ-Thánh-đế.
* Thật-tánh Niết-bàn là không bị ràng buộc trong khổ-Thánh-đế.
* Thật-tánh Niết-bàn là không bị nhân-duyên cấu tạo.
* Thật-tánh Niết-bàn là không tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Dukkha- nirodhagaminī paṭipadā ariyasacca)
đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư- duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh- tấn, chánh-niệm, chánh-định, có 4 thật-tánh là:
* Thật-tánh bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn.
* Thật-tánh bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
* Thật-tánh bát-chánh-đạo là pháp-hành giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Thật-tánh bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đầu làm phận sự:
- Biết khổ-Thánh-đế.
- Diệt nhân sinh khổ-Thánh-đế.
- Chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.


Tất cả 16 thật-tánh của tứ Thánh-đế này đồng thành- tựu cùng một lúc trong 4 Thánh-đạo-tâm.

Tam-tuệ-luân trong Tứ Thánh-đế

1- Saccañāṇa: Trí-tuệ-học hiểu biết trong tứ Thánh-đế.
2- Kiccañāṇa: Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế.
3- Katañāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế.

1- Tam-tuệ-luân trong Khổ-Thánh-đế

1.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ học, hiểu biết rõ khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ (dukkhaṃ ariyasaccaṃ).
1.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực hành phận sự của pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ khổ-đế là pháp nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyaṃ).
1.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý khổ- Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ, biết rõ khổ- Thánh-đế pháp nên biết thì đã biết bằng 4 Thánh-đạo- tuệ rồi (dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātaṃ).

2- Tam-tuệ-luân trong nhân sinh Khổ-Thánh-đế

2.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ học, hiểu biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là 3 loại tham-ái (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ).
2.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực hành phận sự của pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân sinh khổ-đế pháp nên diệt bằng trí-tuệ- thiền-tuệ tam-giới (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabbaṃ).
2.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý nhân sinh khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ, biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt thì đã diệt tận bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhasamudayaṃ ariya- saccaṃ pahīnaṃ).

3- Tam-tuệ-luân trong diệt Khổ-Thánh-đế

3.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ học, hiểu rõ diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ).
3.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực hành pháp-hành thiền- tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ diệt khổ-đếpháp nên chứng ngộ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabbaṃ).
3.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý diệt khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ, biết rõ diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ thì đã chứng ngộ bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikataṃ).

4- Tam-tuệ-luân trong pháp-hành dẫn đến diệt Khổ-Thánh-đế

4.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ học, hiểu rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ).
4.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực hành pháp-hành thiền- tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-đếpháp nên tiến-hành bằng trí-tuệ- thiền-tuệ tam-giới (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbaṃ).
4.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo- tuệ biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đếpháp nên tiến hành thì đã tiến hành bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitaṃ).
Tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế gồm có 12 (3x4) loại trí-tuệ có vai trò quan trọng làm phận sự chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế mà Đức-Phật Gotama đã thuyết giảng trong bài kinh Dhammacakkappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân rằng:
- Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân, (trí-tuệ học, trí-tuệ hành, trí-tuệ thành) (4x3) thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh đã phát sinh đến Như-Lai.
- Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng: “Anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho” Như-Lai đã chứng đắc thành Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác vô-thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh: nhân-loại, vua chúa, Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, Ma-vương, phạm-thiên cả thảy.


Thực hành pháp-hành thiền-tuệ

Hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, rồi chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn. Hành-giả cần phải học và hành theo tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế.
1- Saccañāṇa: Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế.
2- Kiccañāṇa: Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế.
3- Katañāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế.


Hành-giả cần phải học và hành theo tuần tự trong tam-tuệ-luân như sau:
1- 4 Trí-tuệ-học trong Tứ Thánh-đế
Hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ, trước tiên cần phải học pháp-học trong tứ Thánh-đế đó là học 4 trí- tuệ-học trong tứ Thánh-đế cho hiểu biết rõ chi pháp của mỗi Thánh-đế như sau:
1.1- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ
Ngũ-uẩn chấp-thủ nghĩa là ngũ-uẩn là đối-tượng của 4 pháp chấp-thủ trong đối-tượng:
- Kāmupādāna: Chấp-thủ trong ngũ-dục (sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục)
trong cõi dục-giới, có chi-pháp là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.
- Diṭṭhupādāna: Chấp-thủ trong tà-kiến (ngoài sīlab- batupādāna và attavādupādāna),
có chi-pháp là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
- Sīlabbatupādāna: Chấp-thủ trong pháp-thường-hành sai lầm,
có chi-pháp là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
- Attavādupādāna: Chấp-thủ trong ngũ-uẩn cho là ta,
có chi-pháp là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
4 pháp chấp-thủ
này trong tam-giới: dục-giới, sắc- giới, vô-sắc-giới.
Ngũ-uẩn chấp-thủ có 5 pháp đó là:
1- Sắc-uẩn chấp-thủ đó là 28 sắc-pháp, là đối-tượng của pháp chấp-thủ.
2- Thọ-uẩn chấp-thủ đó là thọ tâm-sở trong 81 tam- giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.
3- Tưởng-uẩn chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở trong 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.
4- Hành-uẩn chấp-thủ đó là 50 tâm-sở (trừ thọ tâm- sở và tưởng tâm-sở) trong 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.
5- Thức-uẩn chấp-thủ đó là 81 tam-giới-tâm là đối- tượng của pháp chấp-thủ.
Ngũ-uẩn chấp-thủ này thuộc khổ-Thánh-đế là pháp nên biết.
- Chúng-sinh ở trong 11 cõi dục-giới và 15 cõi sắc- giới đều có đủ ngũ-uẩn.
- Chúng-sinh ở trong 4 cõi vô-sắc-giới chỉ có 4 danh- uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) mà thôi.
- Chúng-sinh ở trong cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên chỉ có 1 uẩn là sắc-uẩn mà thôi.
Mỗi tâm phát sinh đều có đủ 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn).
Thật vậy, mỗi tâm phát sinh chắc chắn có số tâm-sở đồng sinh với tâm ấy.
- Tâm ấy thuộc về thức-uẩn.
- Thọ tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về thọ-uẩn.
- Tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về tưởng-uẩn.
- Số tâm-sở còn lại đồng sinh với tâm ấy thuộc về hành-uẩn.
- Vatthurūpa: là nơi nương nhờ của tâm với tâm-sở phát sinh thuộc về sắc-uẩn.
* Đối với chúng-sinh trú trong 11 cõi dục-giới và 15 cõi sắc-giới (trừ cõi Vô-tưởng-thiên), mỗi tâm phát sinh đều có đầy đủ ngũ-uẩn phát sinh.
* Đối với chúng-sinh trú trong 4 cõi vô-sắc-giới, mỗi tâm phát sinh đều có đầy đủ tứ-uẩn phát sinh.
* Đối với chúng-sinh trú trong 1 cõi sắc-giới Vô- tưởng-thiên chỉ có nhất-uẩn là sắc-uẩn.
* Còn thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn trong 8 siêu-tam-giới-tâm (4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh- quả-tâm) không phải là đối-tượng của 4 pháp chấp-thủ.
Như vậy, 28 sắc-pháp và 81 tam-giới-tâm và 51 tâm- sở (trừ tham tâm-sở) đều thuộc về khổ-Thánh-đế là pháp nên biết.

1.2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham tâm-sở gọi là tham-ái.
Tham-ái có 3 loại, 6 loại, 18 loại, 54 loại, 108 loại:
- Tham-ái có 3 loại đó là:
1- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) trong cõi dục-giới.
2- Bhavataṇhā: Hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với thường-kiến, và tham-ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.
3- Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối- tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp- ái) hợp với đoạn-kiến.
- Tham-ái có 6 loại đó là tham-ái trong 6 đối-tượng:
1- Sắc-ái (rūpataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng sắc-dục.
2- Thanh-ái (saddataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng thanh-dục.
3- Hương-ái (gandhataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng hương-dục.
4- Vị-ái (rasataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng vị-dục.
5- Xúc-ái (phoṭṭhabbataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng xúc-dục.
6- Pháp-ái (dhammataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng pháp-dục.
- Tham-ái có 18 loại đó là 3 loại tham-ái nhân với 6 đối-tượng ái thành 18 loại tham-ái.
- Tham-ái có 54 loại đó là 18 loại tham-ái nhân với 3 thời (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai) thành 54 loại tham-ái.
- Tham-ái có 108 loại đó là 54 loại tham-ái nhân với 2 (bên trong của mình và bên ngoài mình của người khác, đối-tượng khác) thành 108 loại tham-ái.
Các loại tham-ái thuộc về nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt.
1.3 - Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn, diệt nhân sinh khổ-Thánh-đế.
Niết-bàn có 2 loại đó là:
1- Hữu-dư Niết-bàn (Sa upādisesanibbāna) là Niết- bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là kilesaparinibbāna: tất cả mọi phiền-não Niết-bàn, nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.
2- Vô-dư Niết-bàn (Anupādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, còn gọi là khandha- parinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn nghĩa là ngũ-uẩn diệt rồi không còn ngũ-uẩn nào tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Niết-bàn có ba loại theo đối-tượng thiền-tuệ đó là:
1- Vô-hiện-tượng Niết-bàn (Animittanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô- thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-ngã, do năng lực tín pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn pháp-chủ, niệm- pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-hiện- tượng Niết-bàn (animittanibbāna): Niết-bàn không có hiện-tượng các pháp-hữu-vi.
2- Vô-ái Niết-bàn (Appaṇihitanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ có trí- tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái vô-thường và trạng-thái vô-ngã, do năng lực định pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, tuệ pháp-chủ), hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-ái Niết-bàn (appaṇihitanibbāna): Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.
3- Chân-không Niết-bàn (Suññatanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô- ngã (anattalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-thường, do năng lực tuệ pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ), hoặc do năng lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna): Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.
Những đối-tượng Niết-bàn ấy thuộc về diệt khổ- Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ.
1.4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết- bàn, diệt khổ-Thánh-đế.
Bát-chánh-đạo có 8 chánh:
1- Chánh-kiến (Sammādiṭṭhi): Trí-tuệ chân-chính là trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
2- Chánh-tư-duy (Sammāsaṅkappa): Tư-duy chân- chính là:
- Tư-duy thoát ra khỏi ngũ dục,
- Tư-duy không làm khổ mình khổ người,
- Tư-duy không làm hại mình hại người.

3- Chánh-ngữ (Sammāvācā): Lời nói chân-chính là:
- Không nói-dối, mà nói lời chân thật,
- Không nói lời chia rẽ, mà nói lời hòa hợp,
- Không nói lời thô tục, mà nói lời nhã nhặn,
- Không nói lời vô ích, mà nói lời hữu ích.

4- Chánh-nghiệp (Sammākammanta): Nghề nghiệp chân-chính là:
- Không sát-sinh,
- Không trộm-cắp,
- Không tà-dâm.

5- Chánh-mạng (Sammā-ājīva): Nuôi mạng chân- chính là tránh xa cách sống tà-mạng do thân hành ác và khẩu nói ác.
6- Chánh-tinh-tấn (Sammāvāyāma): Tinh-tấn chân- chính là:
- Tinh-tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không phát sinh.
- Tinh-tấn diệt ác pháp đã phát sinh.
- Tinh-tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh.
- Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.

7- Chánh-niệm (Sammāsati) là niệm chân-chính có 4 pháp là pháp-hành tứ-niệm-xứ:
- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

8- Chánh-định (Sammāsamādhi): Định chân-chính là định-tâm trong các bậc thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
Bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh chỉ đồng sinh trong 8 hoặc 40 tâm siêu-tam-giới có Niết-bàn làm đối-tượng mà thôi, bởi vì trong bát-chánh-đạo có ba chánh: chánh- ngữ, chánh-nghiệp và chánh-mạng là ba chế-ngự tâm-sở thuộc loại niyata-ekatocetasika: ba tâm-sở cố định chỉ đồng sinh trong 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm có Niết- bàn làm đối-tượng mà thôi.
Thật ra, bát-chánh-đạo có 8 chánh đó là 8 tâm-sở:
- Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở.
- Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở.
- Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở.
- Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở.
- Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở.
- Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở.
- Chánh-niệm đó là niệm tâm-sở.
- Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở.

Tám tâm-sở này không thể đồng sinh với dục-giới-tâm, sắc-giới-tâm, vô-sắc-giới-tâm, bởi vì trong bát-chánh-đạo có 3 chánh: chánh-ngữ, chánh-nghiệp và chánh-mạng là 3 chế-ngự tâm-sở này thuộc về loại aniyata-yogīcetasika: bất-định tâm-sở gọi là nānākadāci: mỗi tâm-sở này sinh riêng rẽ và không nhất định trong 8 dục-giới thiện-tâm, bởi vì mỗi tâm và tâm-sở này có mỗi đối-tượng khác nhau.

Phân biệt bát-chánh-đạo tam-giới và siêu-tam-giới

Bát-chánh-đạo có 8 chánh mà mỗi chánh có nhiều loại như sau:
1- Chánh-kiến (Sammādiṭṭhi) là trí-tuệ chân-chính thấy đúng, biết đúng, có 5 loại:
1.1- Kammassakatā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến sở-nghiệp là trí-tuệ thấy đúng, biết đúng thiện-nghiệp và ác-nghiệp mà ta đã tạo rồi là của riêng ta, và ta là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.
1.2- Vipassanā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến thiền-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.
1.3- Magga sammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh-đạo-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm có Niết-bàn là đối-tượng.
1.4- Phala sammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh-quả-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với 4 Thánh- quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng.
1.5- Paccavekkhaṇā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến quán- triệt là trí-tuệ quán-triệt Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết- bàn, phiền-não nào đã diệt tận được rồi, phiền-não nào còn lại chưa diệt được.

Trong 5 loại chánh-kiến này:
Chánh-kiến sở-nghiệp, chánh-kiến thiền-tuệ, chánh- kiến quán-triệt thuộc về tam-giới.
Chánh-kiến Thánh-đạo-tuệ, chánh-kiến Thánh-quả- tuệ có Niết-bàn là đối-tượng
thì thuộc về siêu-tam-giới.
* Thật ra, chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở (paññindriya cetasika) đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc- giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm
ấy thì chánh-kiến thuộc về tam-giới.
* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo- tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-kiến thuộc về siêu- tam-giới.

2- Chánh-tư-duy
(Sammāsaṅkappa) là tư-duy chân- chính, có ba loại:
1- Tư-duy thoát ra khỏi ngũ dục.
2- Tư-duy không làm khổ mình, khổ người.
3- Tư-duy không làm hại mình, hại người.
Thật ra, chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở (vitakka cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại- duy-tác-tâm, đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ-nhất- thiền sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với tam-giới- tâm ấy thì chánh-tư-duy thuộc về tam-giới.
* Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-tư-duy thuộc về siêu-tam-giới.

3- Chánh-ngữ
(Sammāvācā)
là lời nói chân-chính, có ba loại:
3.1- Kathā sammāvācā: Chánh-ngữ lời nói là nói hay, nói thật, nói lời chân-chính đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
3.2- Cetanā sammāvācā: Chánh-ngữ tác-ý là tác ý đại-thiện-tâm tránh xa 4 tà-ngữ:
- Tránh xa lời nói dối, mà nói lời chân thật.
- Tránh xa lời nói chia rẽ, mà nói lời hòa hợp.
- Tránh xa lời nói thô tục, mà nói lời nhã nhặn.
- Tránh xa lời nói vô ích, mà nói lời hữu ích.
3.3- Virati sammāvācā:
Chánh-ngữ chế-ngự là chế- ngự tâm-sở tránh xa tà-ngữ, khi đang thực hành pháp- hành thiền-tuệ.
Trong ba loại chánh-ngữ này:
Chánh-ngữ lời-nói, chánh-ngữ tác-ý thuộc về tam-giới. Chánh-ngữ chế-ngự đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng thuộc về
siêu-tam-giới.

Thật ra, chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở (sammāvācā cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với 8 đại- thiện-tâm ấy thì chánh-ngữ thuộc về tam-giới.
* Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-ngữ thuộc về siêu-tam-giới.

4- Chánh-nghiệp (Sammākammanta) là nghề nghiệp chân-chính, có ba loại:
4.1- Kiriyā sammākammanta: Chánh-nghiệp hành- động là hành thiện-nghiệp đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
4.2- Cetanā sammākammanta: Chánh-nghiệp tác-ý là tác-ý thiện-tâm tránh xa ba tà-nghiệp:
- Tránh xa sự sát-sinh.
- Tránh xa sự trộm-cắp.
- Tránh xa sự tà-dâm.
4.3- Virati sammākammanta:
Chánh-nghiệp chế-ngự là chế-ngự tâm-sở tránh xa tà-nghiệp, khi đang thực hành pháp-hành thiền-tuệ.
Trong ba loại chánh-nghiệp này, chánh-nghiệp hành-động, chánh-nghiệp tác-ý thuộc về tam-giới.
Chánh-nghiệp chế-ngự đồng sinh với 4 Thánh-đạo- tâm và 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng thuộc về siêu-tam-giới.
Thật ra, chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở (sammākammanta cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện- tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với 8 đại- thiện-tâm ấy thì chánh-nghiệp thuộc về tam-giới.
* Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-nghiệp thuộc về siêu-tam-giới.

5- Chánh-mạng (Sammā-ājīva) là nuôi mạng chân- chính, có hai loại:
5.1- Vīriyasammā-ājīva: Chánh-mạng tinh-tấn là tinh-tấn nuôi mạng chân-chính, từ bỏ cách sống tà-mạng do thân hành ác, do khẩu nói ác.
5.2- Viratisammā-ājīva: Chánh-mạng chế-ngự là chế- ngự tâm-sở tránh xa cách sống tà mạng, khi đang thực hành pháp-hành thiền-tuệ.
Trong hai loại chánh-mạng này:
Chánh-mạng tinh-tấn thuộc về tam-giới.
Chánh-mạng chế-ngự đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng thì thuộc về siêu-tam-giới.

Thật ra, chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở (sammā-ājīva cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với 8 đại- thiện-tâm ấy thì chánh-mạng thuộc về tam-giới.
* Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-mạng thuộc về siêu-tam-giới.


6- Chánh-tinh-tấn (Sammāvāyāma) là tinh-tấn chân- chính, có 4 pháp:
1- Tinh-tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không phát sinh.
2- Tinh-tấn diệt ác pháp đã phát sinh.
3-Tinh-tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh.
4- Tinh-tấn làm cho tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.


Thật ra, chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở (vīriya cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác- tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô- sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-tinh-tấn thuộc về tam-giới.
* Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-tinh-tấn thuộc về siêu-tam-giới.

7- Chánh-niệm (Sammāsati) là niệm chân-chính, có bốn pháp là pháp-hành tứ-niệm-xứ:
7.1- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
7.2- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
7.3- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
7.4- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
Thật ra, chánh-niệm đó là niệm tâm-sở (saticetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc- giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-niệm thuộc về tam-giới.
* Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-niệm thuộc về siêu-tam-giới.

8- Chánh-định (Sammāsamādhi) là định chân-chính trong 5 bậc thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
1- Đệ-nhất-thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
2- Đệ-nhị-thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
3- Đệ-tam-thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
4- Đệ-tứ-thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
5- Đệ-ngũ-thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.

Thật ra, chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatā cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác- tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô- sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với tam-giới- tâm ấy thì chánh-định thuộc về tam-giới.
* Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo- tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-định thuộc về siêu- tam-giới.

4 loại trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế thuộc về pháp-học Phật-giáo (pariyattisāsana).

2- 4 Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế

Sau khi đã học phần pháp-học tứ Thánh-đế đó là 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế xong, hành-giả luân chuyển đến phần thực hành phận sự trong tứ Thánh-đế đó là 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế.
Hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ, cần phải biết trí-tuệ-hành phận sự trong mỗi đế thấy rõ, biết rõ mỗi Thánh-đế có mỗi phận sự riêng biệt như sau:

2.1- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ hay sắc- pháp, danh-pháp trong tam-giới, là pháp mà trí-tuệ- hành có phận sự nên biết sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là khổ-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên diệt, nên chứng ngộ, nên tiến hành).
2.2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là ba loại tham-ái, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt tham-ái (4) từng thời (tadaṅgappahāna) bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam- giới (không phải phận sự nên biết, nên chứng ngộ, nên tiến hành).
2.3- Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ Niết-bàn (5) từng thời bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên biết, nên diệt, nên tiến hành).
2.4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên biết, nên diệt, nên chứng ngộ).
Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế này, trí-tuệ- hành có phận sự nên biết sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là khổ-đế là chính, còn ba trí-tuệ-hành phận sự của ba đế còn lại là phụ.

Thật ra, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế có sắc- pháp, danh-pháp trong tam-giới làm đối-tượng, phát sinh đồng thời không trước, không sau.
Nếu khi trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới nào là khổ-đế, là pháp nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ.
- Cũng đồng thời tham-ái, nhân sinh khổ-đế bị diệt, không thể nương nhờ nơi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới ấy để phát sinh.
- Cũng đồng thời chứng ngộ sự diệt tham-ái, nhân sinh khổ nơi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới ấy.
- Cũng đồng thời đang tiến hành pháp-hành bát- chánh-đạo có chánh-niệm, chánh-kiến, chánh-tinh-tấn, có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp tam-giới ấy là khổ-đế là pháp nên biết, tham-ái là pháp nên diệt, diệt-đế là pháp nên chứng ngộ, chính pháp- hành bát-chánh-đạo là pháp nên tiến hành.

Như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế phát sinh đồng thời không trước, không sau.

4 loại trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế thuộc về pháp-hành Phật-giáo (paṭipattisāsana).

3- 4 Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong Tứ Thánh-đế

Khi hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ, thực- hành 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế bằng trí-tuệ- thiền-tuệ tam-giới, đến khi hoàn thành mọi phận sự trong tứ đế thì tự động được luân chuyển đến 4 trí-tuệ- thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế bằng trí- thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới (không còn đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới nữa).

Khi ấy, khổ-Thánh-đế, đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết bằng trí-tuệ- thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-thành đã biết xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là 4 Thánh-đạo-tuệ.
- Cũng đồng thời nhân sinh khổ-Thánh-đế, đó là tham-ái, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt từng thời bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ- thành đã diệt tận được mọi tham-ái xong bằng trí-tuệ- thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là 4 Thánh-đạo-tuệ.
- Cũng đồng thời diệt khổ-Thánh-đế, đó là Niết-bàn, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-thành đã chứng ngộ xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là 4 Thánh-đạo-tuệ.
- Cũng đồng thời pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế, đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên tiến hành bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-thành đã tiến hành xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là 4 Thánh-đạo-tuệ:
- Khổ-Thánh-đế là pháp nên biết, thì đã biết xong.
- Nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt, thì đã diệt tận mọi tham-ái xong.
- Diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ Niết-bàn xong.
- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến hành, thì đã tiến hành xong.


4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự của tứ Thánh-đế đã hoàn thành xong 4 phận sự trong tứ Thánh-đế đồng thời cùng một lúc không trước, không sau.
Trong 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế thì trí-tuệ-thành pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế đã hoàn thành xong phận sự tiến hành bát- chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chính yếu, còn 3 trí-tuệ-thành còn lại là phụ cũng hoàn thành xong phận sự trong mỗi Thánh-đế, cùng một lúc không trước không sau với trí- tuệ-thành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.
4 loại trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự của tứ Thánh-đế đã hoàn thành xong mọi phận sự tứ Thánh-đế, thuộc về pháp-thành Phật-giáo (paṭivedhasāsana), đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn gọi là nava- lokuttaradhamma: 9 pháp siêu-tam-giới.
Cho nên, bài kinh Dhammacakkappavattanasutta là một bài kinh đặc biệt gồm có đầy đủ 3 loại Phật-giáo: pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp-thành Phật-giáo đó là trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế thuộc về pháp-học Phật-giáo được luân chuyển đến trí-tuệ-hành phận sự của tứ đế thuộc về pháp-hành Phật-giáo được luân chuyển đến trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự của tứ Thánh-đế thuộc về pháp-thành Phật-giáo.
Vì vậy, tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế gồm có 3x4=12 loại trí-tuệ trong tứ Thánh-đế cũng gọi là dhammacakka bánh xe chuyển-pháp-luân gồm có 12 căm.

Quan hệ nhân quả của tam-tuệ-luân

* Từ quả đến nhân, từ nhân đến quả


4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, đó là quả đã hoàn thành xong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế.

4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế đã được thực hành đúng theo mỗi phận sự của mỗi đế, đó là quả của 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế đã hiểu biết rõ mỗi chi- pháp của mỗi Thánh-đế.

Như vậy, 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế hiểu biết rõ đúng các chi-pháp của mỗi Thánh-đế làm nền tảng cơ bản, làm nhân phát sinh cho quả 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế đúng theo mỗi phận sự của mỗi Thánh-đế.

4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế đã hoàn thành là nhân phát sinh cho quả là 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế, chứng đắc từ Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh- quả, Niết-bàn; Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn; Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết- bàn; A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết- bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Trí-tuệ quán triệt thấy rõ, biết rõ phạm-hạnh đã hoàn thành xong, kiếp này là kiếp chót, không còn phải tái- sinh kiếp nào khác nữa, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Như trong đoạn kinh Chuyển-Pháp-Luân, Đức-Thế- Tôn khẳng định:
Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi, “akuppā me vimutti, ayam’antimājāti, natthi dāni punabbhavo.”
Trí-tuệ quán triệt đã phát sinh đến Như-Lai, biết rõ rằng: “A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như-Lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp hiện-tại này, không còn phải tái-sinh kiếp nào nữa.”


Bảng tóm tắt tam-tuệ-luân trong Tứ Thánh-đế

Tam-Tuệ-Luân

Tứ Thánh-đế

Khổ-Thánh-đế

Nhân sinh khổ-Thánh-đế

Diệt khổ-Thánh-đế

Pháp-hành diệt khổ-Thánh-đế

Trí-tuệ-học

Sắc-pháp Danh-pháp

Tham-ái

Niết-bàn

Bát-chánh-đạo

Trí-tuệ-hành

Nên biết

Nên diệt

Nên chứng ngộ

Nên tiến-hành

Trí-tuệ-thành

Đã biết

Đã diệt

Đã chứng ngộ

Đã tiến-hành

 

Tứ Thánh-đế

Tam-Tuệ-Luân

Trí-tuệ-học

Trí-tuệ-hành

Trí-tuệ-thành

Khổ-Thánh-đế

Sắc-pháp danh-pháp

Nên biết

Đã biết

Nhân sinh khổ-Thánh-đế

Tham-ái

Nên diệt

Đã diệt

Diệt khổ-Thánh-đế

Niết-bàn

Nên chứng ngộ

Đã chứngngộ

Pháp-hành diệt khổ-Thánh-đế

Bát-Chánh-Đạo

Nên tiến- hành

Đã tiến-hành


Tam-tuệ-luân của 4 bậc Thánh-nhân

Mỗi bậc Thánh-nhân đều trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế, mỗi tuệ luân có năng lực trí-tuệ khác nhau đối với mỗi bậc Thánh-nhân.
- Bậc Thánh Nhập-lưu trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ nhất, Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái là vibhavataṇhā: tham-ái hợp với đoạn-kiến và bhavataṇhā: tham-ái hợp với thường-kiến trong 4 tham-tâm hợp tà-kiến (còn 4 tham-tâm không hợp tà-kiến thì chưa diệt được).
- Bậc Thánh Nhất-lai trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ nhì, Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được 1 loại tham-ái là kāmataṇhā: tham-ái trong 5 đối- tượng ái loại thô cõi dục-giới trong 4 tham-tâm không hợp tà-kiến (còn 5 đối-tượng ái loại vi-tế thì chưa diệt được).
- Bậc Thánh Bất-lai trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ ba, Bất-lai Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được 1 loại tham-ái là kāmataṇhā: tham-ái trong 5 đối- tượng ái loại vi-tế cõi dục-giới trong 4 tham-tâm không hợp tà-kiến (còn tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, các bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, trong cõi sắc-giới phạm-thiên, cõi vô-sắc-giới phạm-thiên thì chưa diệt được).
- Bậc Thánh A-ra-hán trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ tư, A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được bhavataṇhā: tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, trong cõi sắc-giới phạm-thiên, cõi vô-sắc-giới phạm-thiên trong 4 tham tâm không hợp tà-kiến không còn dư sót.
Như vậy, bậc Thánh A-ra-hán diệt tận được hoàn toàn mọi tham-ái không còn dư sót.

Tính chất 4 phận sự trong Tứ Thánh-đế

4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế và 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế có tính chất liên quan đồng thời, không phận sự nào trước, không phận sự nào sau.
Bộ Visuddhimagga: Thanh-tịnh-đạo có ví dụ rằng:
Khi đốt một cây đèn dầu trong đêm tối có 4 sự việc xảy ra đồng thời, không trước, không sau:
- Ánh sáng tỏa ra.
- Bóng tối bị biến mất.
- Tim đèn bị cháy mòn.
- Dầu bị hao dần.
Cũng giống như trường-hợp 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế và 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế có tính chất đồng thời, không trước, không sau.
Trong kinh Gavampatisutta (6) có đoạn Ngài Trưởng- lão Gavampati thưa với chư tỳ-khưu rằng:
- Này chư pháp hữu! Tôi được nghe từ nơi Đức-Thế- Tôn dạy rằng:
* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ khổ-Thánh-đế thì vị tỳ- khưu ấy cũng chứng ngộ nhân sinh khổ-Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.
* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ nhân sinh khổ-Thánh-đế, thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ khổ-Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.
* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ diệt khổ-Thánh-đế thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ khổ-Thánh-đế, nhân sinh khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.
* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ khổ- Thánh-đế, nhân sinh khổ-Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế.


Như vậy, tứ Thánh-đế có sự liên quan về phận sự với nhau đồng thời không trước không sau.

Phần Giải Thích

4 Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế

Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế này, hành- giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-hành phận sự trong khổ-đế là chính, còn 3 trí-tuệ-hành phận sự trong 3 đế còn lại cũng thành tựu đồng thời không trước, không sau.

Thật vậy, khi hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ khi phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp nào, hoặc danh-pháp tam-giới nào là khổ-đế thì đồng thời tham-ái, nhân sinh khổ-đế không sinh trong sắc- pháp ấy, hoặc danh-pháp tam-giới ấy, đồng thời chứng ngộ sự diệt của tham-ái, nhân sinh khổ-đế nơi sắc-pháp ấy, hoặc danh-pháp tam-giới ấy.

Trong khi đang thực hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm, chánh-kiến, chánh-tinh-tấn, … khi phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ khổ-đế là pháp nên biết, nhân sinh khổ-đế là pháp nên diệt, diệt khổ-đế là pháp nên chứng ngộ, thì chính pháp-hành dẫn đến diệt khổ-đế là pháp nên tiến hành.

Như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế đều có đối-tượng sắc-pháp danh-pháp tam-giới đồng thời không trước không sau.

4 Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế

Trong 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế này, hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế có đối-tượng Niết-bàn là chính, còn 3 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong 3 Thánh-đế còn lại cũng hoàn thành xong phận sự trong 3 Thánh-đế đồng thời không trước không sau.

Thật vậy, khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đó là 4 Thánh-đạo-tuệ đã hoàn thành xong phận sự tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế thì:
- Đồng thời 4 Thánh-đạo-tuệ cũng đã hoàn thành xong phận sự biết khổ-Thánh-đế.
- Đồng thời 4 Thánh-đạo-tuệ cũng đã hoàn thành xong phận sự diệt tận được mọi tham-ái, nhân sinh khổ- Thánh-đế.
- Đồng thời 4 Thánh-đạo-tuệ 4 Thánh-quả-tuệ đã hoàn thành xong chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.
- Đồng thời pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh- nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh- định đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, đã hoàn thành xong phận sự tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là:
- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ là pháp nên biết, thì đã biết xong.
- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái là pháp nên diệt, thì đã diệt tận xong.
- Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ Niết-bàn xong.
- Pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến hành, thì đã được tiến hành xong.

4 trí-tuệ-thành đã hoàn thành xong 4 phận sự trong tứ Thánh-đế đồng thời không trước không sau.

Vai trò 4 trí-tuệ-hành và 4 trí-tuệ-thành

Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế ở giai đoạn đầu, trí-tuệ-hành phận sự biết khổ-đế đóng vai trò chính yếu, đó là trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là khổ đế, là pháp nên biết, thì trí- tuệ-hành phận sự của mỗi đế còn lại, cũng được thành tựu phận sự đồng thời không trước không sau.

Trong 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế ở giai đoạn cuối, trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự đã tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế đóng vai trò chính yếu, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh- quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, là hoàn thành xong phận sự đã tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, đã chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, thì trí- tuệ-thành hoàn thành phận sự trong 3 Thánh-đế còn lại cũng được thành tựu phận sự của mỗi Thánh-đế đồng thời không trước không sau.

Tứ Thánh-đế trong giáo-pháp của Đức-Phật

Tứ Thánh-đế là chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, tứ Thánh-đế là nền tảng căn bản, là pháp cốt lõi trọng yếu trong giáo-pháp của chư Phật quá-khứ, Đức- Phật hiện-tại và chư Phật vị-lai.

Tứ Thánh-đế đó là:

1- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hay sắc- pháp, danh-pháp trong tam-giới.

Trong giáo-pháp của Đức-Phật, tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới (cõi dục-giới, cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới) đúng theo chân-lý chỉ là khổ-đế (dukkhasacca) mà thôi, không có lạc đế.
Tuy có thọ-lạc (sukhavedanā) nhưng thọ-lạc gọi là vipariṇāmadukkha: biến-chất-khổ, bởi vì thọ-lạc cũng sinh rồi diệt là vô-thường nên cũng chỉ là khổ-đế mà thôi.
Trong tam-giới, tất cả các pháp-hữu-vi: sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới đều sinh rồi diệt nên có 4 trạng-thái là trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh.

Vậy, do nguyên-nhân nào cho là lạc trong đời này?

Thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới đều có 4 trạng-thái: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh, nhưng do 3 pháp-đảo-điên (vipallāsa)tâm-đảo-điên, tưởng-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên cho là thường, lạc, ngã, tịnh.

Pháp-đảo-điên (Vipallāsa) có 3 loại:

- Cittavipallāsa: Tâm-đảo-điên là tâm biết sai, chấp lầm trong các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
- Saññāvipallāsa: Tưởng-đảo-điên là tưởng sai, chấp lầm trong các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
- Diṭṭhivipallāsa: Tà-kiến-đảo-điên là tà-kiến thấy sai, chấp lầm trong các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam- giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái vô-thường, nhưng do tâm- đảo-điên, tưởng-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên cho là thường.

* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái khổ, nhưng do tâm-đảo-điên, tưởng-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên cho là lạc.
* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái vô-ngã, nhưng do tâm-đảo- điên, tưởng-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên cho là ngã.
* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái bất-tịnh, nhưng do tâm-đảo- điên, tưởng-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên cho là tịnh.
Như vậy, pháp-đảo-điên có 3 x 4 gồm có 12 loại.
Sự thật chân-lý của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới chỉ là khổ-đế mà thôi, nhưng do tâm-đảo- điên, tưởng-đảo-điên, tà-kiến-đảo-điên, đảo thật-tánh ngược lại cho là lạc.
Vậy, lạc không phải là sự thật chân-lý, mà thuộc về lạc-đảo-điên (sukhavipallāsa).

Như Đại-đức tỳ-khưu-ni Vajirā dạy rằng:
“Chỉ có khổ-đế sinh, khổ-đế trụ, khổ-đế diệt.
Ngoài khổ-đế ra, không có gì sinh, không có gì trụ, không có gì diệt…” (7)


Cho nên, ngũ-uẩn chấp-thủ, hay sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới đều chỉ là khổ-đế mà thôi, không phải là lạc thật sự, mà chỉ là lạc-đảo-điên (sukhavipallāsa) mà thôi.

2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái

* Tham-ái là nhân sinh khổ trong kiếp hiện-tại


- Nếu người nào phát sinh tâm tham trong đối-tượng nào mà không được thỏa mãn như ý thì người ấy phát sinh tâm sân không vừa lòng, làm cho khổ tâm.
- Nếu người nào phát sinh tham-tâm trong đối-tượng nào mà được thỏa mãn như ý thì người ấy phát sinh tham-tâm chấp-thủ cho là của ta, cũng làm nhân phát sinh tâm sầu não, lo sợ cũng làm cho khổ tâm.

Như Đức-Phật dạy trong Pháp-cú kệ rằng:
Taṇhāya jāyatī soko, taṇhāya jāyatī bhayaṃ.
Taṇhāya vippamuttassa, natthi soko kuto bhayaṃ? (8)
Sự sầu não phát sinh do tham-ái,
Sự lo sợ phát sinh do tham-ái,
Bậc Thánh A-ra-hán diệt tận tham-ái,
Không sầu não, từ đâu có lo sợ?

* Tham-ái là nhân sinh khổ trong kiếp-sau
Bậc Thánh A-ra-hán
đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái không còn dư sót, đến khi hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Ngoài bậc Thánh A-ra-hán ra, còn lại tất cả mọi chúng-sinh: nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên và gồm cả 3 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai vẫn còn tham-ái, nên vẫn còn phải khổ tái-sinh trong kiếp sau.
Chúng-sinh có ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn trong 11 cõi dục-giới và trong 15 cõi sắc-giới, hay chúng-sinh có tứ-uẩn (thọ-uẩn, tưởng- uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) trong 4 cõi vô-sắc-giới, hay chúng-sinh chỉ có nhất-uẩn (sắc-uẩn) trong cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên, cũng đều có khổ-đế, nhưng chỉ khác nhau là khổ nhiều, hoặc khổ ít mà thôi.

* Bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới, mà chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết- bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh Nhất-lai chỉ còn tái-sinh trong cõi thiện dục-giới 1 kiếp nữa mà thôi, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh Bất-lai chắc chắn không tái-sinh kiếp sau trở lại cõi dục-giới, mà chỉ tái-sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A- ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tại cõi trời ấy.
Vì vậy, tham-ái nhân sinh khổ-đế.

3- Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn, là pháp diệt tận được tham-ái, nhân sinh khổ-Thánh-đế.

Niết-bàn có hai loại đó là:
1- Hữu-dư Niết-bàn (Sa upādisesanibbāna)Niết- bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là kilesaparinibbāna: mọi phiền-não Niết-bàn, nhưng ngũ- uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.
2- Vô-dư Niết-bàn (Anupādisesanibbāna) Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, còn gọi là khandha- parinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn nghĩa là ngũ-uẩn diệt rồi không còn ngũ-uẩn nào tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Niết-bàn có ba loại theo đối-tượng thiền-tuệ đó là:
1- Vô-hiện-tượng Niết-bàn (Animittanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-ngã, do năng lực tín pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn pháp-chủ, niệm- pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-hiện- tượng Niết-bàn (animittanibbāna): Niết-bàn không có hiện-tượng các pháp-hữu-vi.
2- Vô-ái Niết-bàn (Appaṇihitanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái vô-thường và trạng-thái vô-ngã, do năng lực định pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, tuệ pháp-chủ), hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-ái Niết-bàn (appaṇihitanibbāna): Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.
3- Chân-không Niết-bàn (Suññatanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ biết rõ trạng-thái vô- ngã (anattalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-thường, do năng lực tuệ pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ), hoặc do năng-lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna): Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.

Vì vậy, Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo, là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt Khổ-Thánh-đế.

Hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. Khi ấy, 4 Thánh-đạo-tâm hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư- duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh- tấn, chánh-niệm, chánh-định đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm đã hoàn thành xong 4 phận sự:
- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, là pháp nên biết, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã biết ngũ-uẩn chấp-thủ xong.
- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái, là pháp nên diệt, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận mọi tham-ái xong không còn dư sót.
- Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn là pháp nên chứng ngộ, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã chứng ngộ Niết-bàn xong.
- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp- hành bát-chánh-đạo là pháp nên tiến hành, thì 4 Thánh- đạo-tuệ đã tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh xong.


Vì vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.

Tứ Thánh-đế là nền tảng, là cốt lõi chính yếu trong giáo-pháp của Chư Phật. Vì vậy, hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ ban đầu dù có những đối-tượng thiền-tuệ khác nhau như thân, thọ, tâm, pháp, ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu), sắc-pháp, danh-pháp tam- giới, v.v… đến giai đoạn cuối cùng cũng đều đạt đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mới chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

Nhân quả liên quan của tứ Thánh-đế

Chân-lý tứ Thánh-đế có nhân quả liên quan với nhau như sau:
- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hay sắc- pháp, danh-pháp trong tam-giới (dục-giới, sắc-giới, vô- sắc-giới), là quả của nhân sinh khổ-Thánh-đế.
- Nhân sinh khổ-Thánh-đế
đó là tham-ái là nhân-
dẫn dắt tái-sinh kiếp sau (taṇhā ponobbhavikā).
- Diệt khổ-Thánh-đế
đó là Niết-bàn không thuộc về quả của một nhân nào, bởi vì Niết-bàn là pháp-vô-vi (asaṅkhatadhamma) là pháp hoàn toàn không do một nhân duyên nào cấu tạo.
- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế
đó là pháp- hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.
Như vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo là nhân đạt đến Niết-bàn (diệt khổ-Thánh-đế) không phải là nhân sinh Niết-bàn, và diệt khổ-Thánh-đế (Niết-bàn) cũng không phải là quả của pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, mà chỉ là đối-tượng siêu-tam-giới của pháp-hành bát-chánh-đạo (đồng sinh với 4 Thánh-đạo- tâm) dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế mà thôi.


Ví dụ nôm na: Con đường dẫn đến kinh-đô.
- Con đường ví như pháp-hành bát-chánh-đạopháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Niết-bàn).
- Kinh-đô ví như Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế.
Con đường dẫn đến kinh-đô, chứ không phải là nhân sinh kinh-đô.

Cũng như vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Niết-bàn) không phải nhân sinh Niết-bàn (diệt khổ-Thánh-đế), mà chỉ là nhân đạt đến Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế mà thôi.

Pháp-Hành Trong Phật-Giáo

Trong Phật-giáo có 2 pháp-hành:

- Pháp-hành thiền-định.
- Pháp-hành thiền-tuệ.

Phương pháp thực hành mỗi pháp-hành và kết quả của mỗi pháp-hành (9) hoàn toàn khác biệt với nhau.
* Hành-giả nào là hạng người tam-nhân thực hành pháp-hành thiền-định, có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm thì trong kiếp hiện-tại, hành-giả nhập bậc thiền (jhānasamāpatti) hưởng sự an-lạc trong thiền ấy.
Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn sắc-giới thiện- nghiệp, hoặc vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền thiện-tâm bậc cao có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp sau lên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, hoặc tầng trời vô- sắc-giới phạm-thiên, được tái-sinh kiếp sau trên tầng trời nào hoàn toàn tùy thuộc vào bậc thiền quả-tâm bậc cao sở đắc của hành-giả, hưởng sự an-lạc trong tầng trời ấy cho đến hết tuổi thọ, rồi lại tái-sinh kiếp sau tùy theo thiện-nghiệp của hành-giả.

Như vậy, pháp-hành thiền-định vẫn còn tử sinh luân-hồi trong tam-giới, pháp-hành thiền-định này có trong Phật-giáo và có ngoài Phật-giáo.

* Hành giả là hạng người tam-nhân thực hành pháp-hành thiền-tuệ, có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc như sau:

- Hành-giả chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Bậc Thánh Nhập-lưu sau khi chết, vĩnh viễn không còn tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới, mà chỉ còn tái- sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa. Đến kiếp thứ 7, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

- Hành-giả chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất- lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
Bậc Thánh Nhất-lai sau khi chết, chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới 1 kiếp nữa mà thôi, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết- bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

- Hành-giả chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền não là sân loại vi-tế, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
Bậc Thánh Bất-lai sau khi chết, chắc chắn không tái- sinh kiếp sau trở lại cõi dục-giới, mà chỉ tái-sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tại cõi trời ấy.

- Hành-giả chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A- ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền- não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Pháp-hành thiền-tuệ chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo. Đối với chư vị Bồ- tát là bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật đã từng tạo và tích lũy các pháp-hạnh ba-la-mật của mình đầy đủ từ vô số tiền-kiếp trong quá-khứ.

Nay kiếp hiện-tại, hành-giả là hạng người tam-nhân thực hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân bậc nào trong Phật-giáo, hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của mỗi hành-giả ấy.


(1) Bộ Saṃ, Mahāvagga, kinh Dhammacakkappavattanasutta.
(2) Tìm hiểu bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển VI, VII, VIII: Pháp-Hạnh Ba- La-Mật, cùng soạn-giả.
(3) Bộ Visuddhimagga, phần Pariññādikiccakathā.
(4) Pahāna: Diệt tham-ái có 5 cách:
1- Vikkhambhanappahāna: Diệt tham-ái bằng cách chế ngự do năng lực thiền-định.
2- Tadaṅgappahāna: Diệt tham-ái từng thời do năng lực trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.
3- Samucchedappahāna: Diệt tận tham-ái do năng lực của Thánh-đạo-tuệ.
4- Paṭippassadhippahāna: An tịnh tham-ái đã bị diệt do năng lực của Thánh-quả-tuệ.
5- Nissaraṇappahāna: Thoát khỏi tham-ái đã bị diệt do đối-tượng Niết-bàn.
(5) Nirodho Nibbāna: Niết-bàn có nghĩa là diệt có 5 loại:
1- Vikkhambhana nibbāna: Diệt tham-ái bằng cách chế ngự do năng lực thiền-định.
2- Tadaṅga nibbāna: Diệt tham-ái từng thời do năng lực trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.
3- Samuccheda nibbāna: Diệt tận tham-ái do năng lực của Thánh-đạo-tuệ.
4- Paṭippassadhi nibbāna: An tịnh tham-ái đã bị diệt do năng lực của Thánh-quả-tuệ.
5- Nissaraṇanibbāna: Thoát khỏi tham-ái đã bị diệt do đối-tượng Niết-bàn.
(6) Bộ Saṃyuttanikāya, Mahāvagga, kinh Gavampatisutta.
(7) Bộ Saṃyuttanikāya, Sagathavagga, kinh Vajirāsutta.
(8) Bộ Dhammapadagāthā câu kệ thứ 216.
(9) Xem bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ, cùng soạn-giả


Mục lục quyển 1 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | Phụ lục


Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10


[Đầu trang][Mục lục tổng quát]