Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Tác phẩm 10 NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (HLAKBUDDHASĀSANA)
NỀN TẢNG PHẬT GIÁO ‒ HLAK-BUDDHA-SĀSANA
I. Nền tảng Phật giáo thứ nhứt
II. Nền tảng Phật giáo thứ nhì
III. Nền tảng Phật giáo thứ ba
---
Quyển kinh này được chỉ danh là “Nền Tảng Phật Giáo” vì là 3 nền tảng quan trọng trong Phật giáo: nền tảng thứ nhứt tức là giới; nền tảng thứ nhì tức là định; nền tảng thứ ba tức là tuệ (minh sát).
Đã tuyển chọn trong phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) bằng cách hoàn toàn vi tế, rất có giá trị. Nên chi, do lời yêu cầu của chư thiện tín Tam Bảo Tự Đà Nẵng (TrungViệt) chúng tôi phiên dịch ra quốc âm, với mục đích giúp ích cho các hàng học Phật, một phần nào, trong đường giải thoát.
Trong quyển Kinh này còn nhiều điều khuyết điểm về văn chương, chúng tôi mong các bậc học giả uyên thâm chỉ giáo thêm, chúng tôi rất lấy làm cảm tạ.
Xin hồi hướng quả báo sự phiên dịch quyển kinh này đến tất cả chúng sanh cho đồng được thọ hưởng mọi điều hạnh phúc và mau đạt đạo quả, Niết-bàn, thoát vòng sanh tử.
Vaṅsarakkhita Bhikkhu - Hộ Tông tỳ khưu.
---
Tiếng hlak được dịch là cột sâu chôn xuống trong đất. Song tiếng này cũng có nghĩa là dính mắc hay là vững chắc hoặc nền tảng cũng được. Tiếng Buddha dịch là bậc giác ngộ, tỉnh biết, thông suốt nhân quả, có hai hạng: bậc tự mình giác ngộ chân chánh, không thầy chỉ dạy gọi là Đức Chánh Đẳng Chánh Giác hoặc Toàn Giác, tục gọi là Phật Tổ; bậc giác ngộ chân chánh, nhờ được nghe giáo pháp của Đức Toàn Giác, gọi là Đức Thinh Văn Giác. Về phần các bậc tự mình giác ngộ chân chánh, song không chỉ dạy ai, gọi là Đức Độc Giác, không kể vào đây, vì Ngài không có để giáo pháp lại. Tiếng sāsana theo nguyên tự dịch là dạy, do căn tự là sāsa dịch là giáo pháp, khi thay đổi theo văn phạm trở thành sāsana. Hiệp cả ba tiếng hlak-buddha-sāsana lại làm một là hlakbuddhasāsana, dịch là điều dính mắc hoặc vững chắc trong lời dạy của bậc Giác Ngộ khép vào điều vững chắc hay là “Nền Tảng Phật Giáo”.
Nền Tảng Phật Giáo là lời dạy quan trọng của bậc giác ngộ, không phải giáo huấn thông thường. Nếu hiểu theo phần đông người thì nói về ba câu Phật ngôn, có ghi chép rõ rệt trong ovādapaṭimokkha là: sabbapāpassa akaraṇam: không làm tất cả điều dữ; kusalassūpasampadā: làm những việc lành; sacittapariyodapanam: làm cho tâm mình trở nên trong sạch.
Nhưng nếu giải về vấn đề Phật giáo cho phân minh, tức là ba giáo lý giới, định, tuệ gọi là tam học, là các pháp cần phải học.
Giới, định, tuệ là nền tảng Phật giáo. Giới là nền thứ nhứt, định là nền thứ nhì, tuệ là nền thứ ba, cao lên từng bực. Giới là nền thấp, định là nền giữa, tuệ là nền cao, có nhân quả sẽ giải sau này:
Gọi là Nền tảng Phật giáo thứ nhứt vì có 9 nguyên nhân trọng yếu là:
- Vì giới là điều nên học tập trước hết, là học cho biết rồi hành theo cho được, nêu không thì chẳng đạt đến bực trên được.
- Vì giới làm cho Phật giáo tốt đẹp phần đầu, khi người đã thực hành theo Phật giáo, gọi là làm các lời dạy đầu tiên của Phật cho càng thêm chơn chánh cao lên, ví như học sinh có hạnh kiểm tốt, là nhờ nơi học đường có sự dạy dỗ đứng đắn, có giáo sư, có người chỉ huy chơn chánh, thế nào, công chúng nhận thức Phật giáo là chơn lý, cũng vì giới là điều quảng cáo trước, cũng như thế đó.
- Vì giới làm cho đắc 3 cái minh là: Trí tuệ nhớ biết được các tiền kiếp của chúng sanh (túc mạng minh), trí tuệ biết rõ sự sanh và sự tử của tất cả chúng sanh (sanh tử minh), trí tuệ biết roc sự diệt trừ phiền não (lậu tận minh).
- Vì giới là điều không dùn, là trung đạo, nếu không có giới, gọi là quá dễ, không có thể làm cho đắc pháp quí cao trong đường đạo đức.
- Vì giới làm cho hành giả tránh khỏi đường thấp hèn là: địa ngục, ngạ quỷ, a-tu-la, cầm thú. Khi con người đã có giới rồi, thì không sợ sanh trong cõi khổ, trong cơn hấp hối, được thọ sanh trong nhàn cảnh làm người cao sang hoặc chư Thiên.
- Vì giới làm cho dứt phiền não thô hiển, là sự thương ghét, lầm lạc thái quá, là nguyên nhơn cho làm các nghiệp dữ.
- Vì giới làm cho dứt phiền não ở ngoài, là nhân gây điều tội lỗi (do kẻ khác).
- Vì giới làm cho dứt thập ác nghiệp, là điều không tốt, không xứng đáng đến người lành như sự trộm cắp, người hiền quyết định không làm, họ chỉ tìm cách nuôi mạng chân chánh, tùy theo sức mình.
- Vì giới làm cho hành giả đắc hai quả Thánh bực thấp là Tu-đà-huờn và Tư-đà-hàm. Do 9 nhân đã giải trên đây, nên các bực trí tuệ mới khép giới là nền tảng Phật giáo thứ nhứt.
Tiếp theo đây, xin giải về tiếng giới theo 7 câu vấn đáp của đại đức Buddhaghosācārya, đã soạn để trong Visuddhimaggaga như vầy:
1) Kiṅsīlaṃ: Tiếng giới nói về cái chi?
2) Kenatthena sīlaṃ: Tiếng giới có ý nghĩa thế nào?
3) Kānassa lakkhanarasapaccuppaṭṭhāmapa dhānāni: Giới có tướng, sự, đều rõ rệt pháp ủng hộ thế nào?
4) Kimānisamsam sīlaṃ: Phước báu của giới thế nào?
5) Katividhancetaṃ sīlaṃ: Giới có mấy loại?
6) Kocassa saṅkilesso: Cái chi làm cho giới dơ nhớp?
7) Kiṅ vodānaṃ: Cái chi làm cho giới trong sạch?
Đáp câu hỏi thứ nhứt. Giải về tác ý lành, tâm sở lành, sự cẩn thận chơn chánh, không vì phạm điều Phật cấm, có lời giải như vầy. Tiếng ‘tác ý lành’ là cái tác ý chừa cải điều ác, chỉ làm việc lành. Hơn nữa, nói về tác ý lánh xa 7 thập ác nghiệp đầu. Tiếng ‘tâm sở lành’ chỉ về sự chừa cải điều dữ (thập ác nghiệp) là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không đâm thọc, không chửi mắng, không nói chuyện sang đàng, không mong được của người về làm của mình, không thù oán hại người, không tin quấy. Tiếng ‘cẩn thận chơn chánh’ là: thận trọng bằng đức tin, không phạm điều Phật cấm trong giới bổn; thận trọng bằng trí nhớ là khi có: sắc, tiếng, mùi, vị tiếp xúc nhằm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, không nên tham, sân, si; thận trọng bằng trí tuệ, là khi dùng 4 món vật dụng (y phục, vật thực, thuốc men, chỗ ở) phải quán tưởng cho thấy rõ toàn là vật chất; thận trọng bằng sự nhẫn nại, là nhịn nín đối với trần cảnh; thận trọng bằng sự tinh tấn, là phải siêng năng để nuôi sanh mạng cho chơn chánh. Tiếng ‘không vi phạm điều Phật cấm’ là không trái phạm điều giới mà mình thọ trì.
Đáp câu hỏi thứ hai. Tiếng ‘sīla’ do nguyên tự là sīla, sīra, sītala. Sīla dịch là thường thường, giải rằng: sự làm lành hay làm dữ, hoặc bực trung, thường thường gọi là giới, theo đại đức Sārīputtathera có giảng để trong Paṭisambhidāmagga. Tiếng ‘sīra’ dịch là đầu. Giải: lẽ thường người và thú khi đã đứt đầu thì phải chết, thế nào, nếu đứt giới rồi các điều tốt khác nhứt là định và tuệ cũng phải tiêu hoại, như người tạo được nhiều việc lành, khi đã phạm điều xấu xa trong lúc nào, thì các nghiệp tốt đã làm, cũng phảo tiêu mất hết, gọi là hư danh tiếng. Tiếng ‘sītala’ dịch là mát mẻ, xóa ‘ta’ thành ‘sīla’ có nghĩa là dập tắt tâm nóng, phát sanh vì sự hành động xấu xa của mình.
Đáp câu hỏi thứ ba. Tiếng ‘tưởng’ của giới là nói về tình trạng cho biết thế nào là giới, sự hành động tốt hoặc xấu, hay bực trung thường thường, luôn khi gọi là tướng của giới. Sự làm lành, nói phải thường thường là tướng của giới trong sạch; sự làm xấu, nói quấy luôn luôn, là tướng của giới nhơ bợn; sự làm nói bực trung thường thường, là tướng của giới bực trung. Nếu làm hay nói điều chi không thường một mực, chưa gọi là giới, như chúng ta quen gọi: người này, kẻ kia có ngũ giới hoặc bát giới, nếu người đó còn thọ trì năm hoặc tám điều răn cấm chưa được thường một mực, chưa gọi là có ngũ giới hay bát giới, chỉ nên gọi là người đó đang tinh tấn, hành theo điều cấm chế cho thành giới, tiếng gọi ‘sikkhāpāda’ dịch là kiểu mẫu tập luyện như trong ngũ giới có câu ‘sikkhāpadam samādīyāmi’ dịch là tôi xin thọ trì kiểu mẫu tập luyện. Tiếng ‘sự’ của giới là nói về phận sự của giới, nghĩa là giới có phận sự lau chùi, giải rằng: giới trong sạch trừ giới dơ nhớp v.v… Tiếng ‘điều rõ rệt của giới’ là điều cho biết rằng giới như thế nào? Xấu hay tốt hoặc bực trung. Sự trong sạch thân và khẩu nghĩa là lời nói, việc làm chơn chánh là bằng cứ cho biết rằng là giới. Sự bất tịnh thân, khẩu là điều cho biết là giới không trong sạch v.v… Tiếng ‘pháp ủng hộ của giới’ là hổ thẹn tội lỗi (hiri) và ghê sợ điều ác (optappa), nghĩa là: nếu không có hai pháp đó thì giới không được trong sạch — pháp ủng hộ của giới trong ‘Dīkā’[1] gọi là nhân của giới, làm cho giới phát sanh lên rồi cho được thường trụ. Người nào mong có giới trong sạch, không cho hư hoại cần phải có thường thường, hai pháp là ‘hổ thẹn’ và ‘ghê sợ’ tội lỗi ẩn trú trong tâm.
Đáp câu hỏi thứ tư. Phước báu của giới có ý nghĩa như vầy: - Ý nghĩa thứ nhứt: 1) bhogasampadaṃ: giới là nhân cho được của cải; 2) kalyāṅakittī: giới là nhân cho có danh tiếng tốt; 3) samuhavisāradaṃ: giới là nhân cho sự dạn dĩ trong nơi hội họp; 4) asammulhaṃ: giới là nhân không cho lầm lạc trong cơn hấp hối; 5) sugatiparāyanaṃ: giới là nhân cho sanh trong cõi vui.
- Ý nghĩa thứ hai: 1) malavisodhanaṃ: giới là điều giặt rửa sự dơ bẩn; 2) parilāhavusamanaṃ: giới là điều dập tắt sự nóng nảy; 3) sucigandhavāyanaṃ: giới là điều làm cho mùi thơm bay đi; 4) sagganibbānādhigamupāyaṃ: giới là phương tiện cho được cõi trời và niết-bàn; 5) sobhālaṅkārapasādhanaṃ: giới là điều trang sức tốt đẹp; 6) bhayavidhamanaṃ: giới là điều trừ khử sự kinh sợ; 7) kittijananaṃ: giới là điều làm cho có danh tiếng; 8) pāmojjaṃ: giới là điều làm cho tâm vui thích.
Lời giải ý nghĩa thứ nhứt:
Trong ý nghĩa thứ nhứt nói ‘giới’ có 5 phước báu theo đại khái đã giảng đó, làm cho khó hiểu, nhân đó xin giải rộng thêm như vầy: 1) Giới là nhân cho được của cải, nghĩa là người có giới đầy đủ chơn chánh rồi, hằng không có sự cẩu thả, trong khi đi kiếm của, thường tìm được của vừa theo phép nuôi mạng chơn chánh. 2) Giới là nhân cho có danh tiếng tốt, nghĩa là người có giới hằng được ngợi khen trong các nơi, vừa theo sự trì giới của mình, như ta thường được nghe rằng: người đó là người nói ngay thật không trộm cắp v.v… 3) Giới là nhân cho sự dạn dĩ, nghĩa là dầu vào trong hội Sa-môn, Bà-la-môn, vua hoặc triệu phú gia cũng không có sự e ngại bị người khinh rẻ trong sự trì giới, hoặc trong sự hành động. 4) Giới không cho lầm lạc trong cơn hấp hối, nghĩa là người hành động chơn chánh hằng không kinh sợ đối với 4 đường dữ rằng: chết rồi phải đi chịu khổ trong 4 ác đạo, nhứt là địa ngục như thế, thì có tâm vui thích, không lo ngại, có trí nhớ vững chắc không quên mình. Trong tạng Luận có giải: khi hấp hối thường thấy rõ một trong ba triệu chứng là: thấy sự lành hoặc dữ của mình; thấy vật mà mình để bát, thấy khí giới mà mình sát sanh…; thấy mình phải thọ sanh trong cảnh khổ hoặc cõi vui, như rõ thấy tòa điện nguy nga trên cõi trời, hoặc ngọn lửa trong địa ngục. Ba triệu chứng đó thấy trong giờ mà tai, mắt lầm lạc khác thường; khi hấp hối rõ thấy cảnh lành thì vui lòng, không áy náy, nếu thấy cảnh dữ thì kinh động quên mình. 5) Giới là nhân cho sanh trong nhàn cảnh, là sẽ được làm người hoặc về cõi trời. Câu Phật ngôn đây chỉ rõ thế lực của giới: là nếu không có nghiệp dữ nào nặng hơn, thì giới phải đem đi thọ sanh trong cảnh vui thật. Nhận đó, chúng ta cần phải tưởng đến giới mà mình đã thọ trì trong giờ hấp hối, chẳng nên nhớ nghĩ đến điều xấu xa, bất bình nào khác, cho tâm ưa thích, an trụ trong giới. Nên chú tâm trong giới rằng: “ta được giữ giới trong sạch rồi, giới sẽ dẫn ta di đến cõi vui chắc thật”.
Về phần lành khác cũng vậy. Song, lẽ thường khi hấp hối, mang bịnh nặng, mình hay mong được khỏi bịnh, hoặc nghĩ thương tiếc nhân vật ngoài mình, không hay nhớ đến điều lành mà mình đã tạo, như mình có đủ ngũ giới mà không nghĩ đến, đó là điều quấy lầm thái quá. Cần phải tưởng nhớ đến việc lành của mình, đến giới trong sạch cho tâm vui thích.
Nên hồi ức đến việc tốt của mình đã tạo trong hai thời là trước khi ngủ và lúc mang bịnh nặng, nhứt là nghĩ đến sự trì giới có thể làm cho bịnh được thuyên giảm, cho có sức mạnh để kháng cự bịnh căn hầu trợ thuốc, nếu bịnh không giảm thì mình cũng được sanh trong cảnh an vui chắc vậy.
Lời giải ý nghĩa thứ hai:
1. Gọi giới là điều giặt rửa sự dơ bẩn đó, là giặt rửa phiền não đường thân khẩu nương với tâm, là rửa điều tội lỗi mà mình đã tạo. Hơn nữa, là giặt điều ác cho ra khỏi thân, khẩu và ý, cho mình trở nên trong sạch. Vật để giặt rửa là nước có hai: nước ở trong tức là giới để rửa điều tội lỗi của thân, khẩu, ý; nước ở ngoài để giặt vật dơ như y phục v.v…
2. Giới là điều dập tắt sự nóng nảy, là nói về sự nóng nảy trong tâm.
Giới làm cho mùi thơm bay đi, là nói về mùi ở trong đối với mùi ở ngoài. Mùi ở ngoài nhứt là mùi cây trầm hương, cây thị đỏ và nước thơm, chỉ có mùi thơm ở ngoài, thơm ngoài mũi, không thơm đến tâm, và thơm xuôi gió, không thơm ngược gió được. Về mùi thơm ở trong là giới hương, hằng thơm đến tâm, thơm ngược gió, làm cho có danh tiếng tốt. Nếu mình là người tốt, mình phải nương theo tâm lành là tâm có giới, như ngươi không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Nếu mình không vừa với người như thế, mình nên tự hiểu rằng mình là người không có mùi thơm, không đáng cho bậc hiền nhân ưa mến, dù là hạng người thân thiết nhứt là con, vợ là người có giới, họ cũng không hay vừa lòng mình. Sau khi thác khỏi cõi này rồi, mùi không thơm của mình cũng còn lưu truyền trong đời. Nếu mình có con, vợ, con, vợ cũng hôi lây, là họ nói rằng: người này là con, vợ của kẻ trộm cắp, tà dâm, nói dối v.v…Về phần mình thác rồi, lên thọ sanh chung với hạng chúng sanh thơm là chư thiên không được, phải đi ở chung với loài tội lỗi: là địa ngục, ngạ quỷ, a-tu-la, cầm thú, trong một đường nào không sai hoặc trong tất cả hạng ấy, nghĩa là lìa khỏi hạng này, sang đầu thai vào loại khác. Nhân đó mình nên mau hồi tâm tỉnh ngộ, làm người có giới trong sạch cho kịp thời, chẳng nên nghĩ rằng ‘biết làm sao’ như thế, biết ngày nào mình sẽ trở nên người thơm được, hay là mình không vừa lòng làm người thơm, đành chịu là ngươi không thơm. Mình nên suy xét cho chu đáo. Nếu không có giới, mình phải bị đời chê trách, sau khi thác lại còn phải sa trong 4 đường dữ, làm cầm thú, a-tu-la, ngạ quỷ, địa ngục nữa, biết bao giờ sanh lại làm người. Vì nho có câu “nhứt thất nhơn thân vạn kiếp nan tái phục” cho nên mình cần phải thương mình, tội nghiệp mình, cho lắm. Vậy ai là người thương mình thật, tội nghiệp mình thật cần phải chú tâm suy xét cho nhiều, nếu không sau rồi ăn năn rất muộn.
3. Giới là phương tiện cho lên cõi trời và Niết-bàn là phương pháp cho thọ sanh làm chư thiên và thành Phật là nơi trong sạch trong sạch, mát mẻ, thơm tho, dẫy đầy cực lạc. Giới vì như thang để lên cõi trời và Niết-bàn vì là cõi cao thượng, cần phải có thang để đi lên mới được, như nhà lầu, phải có thang để lên xuống, chỉ khác nhau ở nấc thang nhiều hay ít, nghĩa là, nấc thang của mình không có số hạn định. Về phần nấc thang lên trời và Niết-bàn có hạn định, là loại 5 nấc, 10 nấc, 227 nấc hoặc 4 nấc, đều là thang bắc lên cõi Trời và Niết-bàn, mà cần nhất phải có thang và nấc cho thật vững chắc, đó là điều trọng yếu.
4. Giới là cái trang sức tốt đẹp ở trong, để trang điểm thân, khẩu, ý đối với vật trang sức ở ngoài. Người đời nếu có vật trang điểm cả trong và ngoài, trông thấy càng thêm xinh, nếu chỉ có tốt ở ngoài cũng chưa toàn đẹp, vì ở ngoài hay biến đổi. Tất cả vật trang sức ở ngoài như vàng, ngọc cũng không đẹp bằng vật trang sức ở trong, tức là giới. Vì vật trang điểm bên ngoài cần lựa người, chọn tuổi và là nơi không vừa lòng đến mọi người, cũng không dính theo mình luôn khi được, về đồ trang điểm ở trong không lựa người và tuổi, lại còn thêm vừa lòng quần chúng, dính theo mình, không rời cả lúc sanh và tử.
5. Giới là pháp trừ khử điều kinh sợ, là trừ những kinh sợ trong bốn ác đạo, nhứt là địa ngục và điều sợ hãi trong đời này nữa. Vì người có giới hằng không lo ngại bị kẻ khác oán thù hoặc nhà chức trách làm tội như người không sát nhơn, không trộm cắp, không tà dâm, thì cũng không có ai gây dữ hại mình. Sau khi thác cũng chẳng sợ sa trong đường dữ. Giới phòng ngừa các tội khổ, bằng cách chơn chánh. Hơn nữa, giới là món ngăn trở trọng yếu những kinh sợ, đáng gọi là ‘thiết giáp quý báu’ có thể ngừa tên, đạn tức là điều thù oán trong các hướng được, đáng cho mọi người phải có, để giữ mình. Không nên khinh rẻ là món thấp hèn, hoặc nghĩ rằng là điều khó làm. Người nào cho là hèn hay khó, đó là hạng người thấp hèn vì người thấp hèn thấy điều chơn chánh cho là không tốt và khó làm được, như Phật ngôn rằng: “Người tốt dễ làm sự tốt, khó làm việc hèn, người hèn dễ làm hèn, khó làm tốt”. Phần đông người nói rằng: Bố thí, trì giới, niệm Phật, tham thiền để cho hạng lão niên, chẳng phải phận sự của trai tơ gái lứa như chúng ta, hoặc cho là sự tu hành của hạng quê mùa chưa văn minh. Những người nói như thế chỉ có biết tốt, song không rõ cái nhân sanh sự tốt. Vì mọi người ai cũng mong được kẻ khác tử tế với mình, nghĩa là có đệ tử, có tôi tớ, có vợ, có chồng, con cháu hằng muốn những điều đó đều tốt, không vừa lòng những hạng sát hại mình,
tà dâm vợ con mình, chồng cũng muốn cho vợ mình trinh tiết, vợ cũng mong cho chồng chỉ thương mình.
6. Giới làm cho có danh tiếng tốt. Điều này có ý nghĩa giống điều thứ ba chỉ khác nhau vì lời nói là trong điều thứ ba giải rằng: Giới là điều làm cho mùi thơm bay đi, nghĩa là làm cho có danh tiếng tốt, nên gọi có ý nghĩa giống nhau.
7. Giới làm cho vui thích là khi người có giới, quán tưởng thấy mình trong sạch giờ nào, thì hoan hỷ trong giờ ấy, nếu thấy bợn nhơ thì tâm buồn bực, không vừa lòng, cho nên lúc thấy mình không trong sạch, cần hối hả thọ giới lại, nơi một, hai, hoặc ba vị tỳ khưu hoặc giữa tăng chúng cũng được, cùng là chú tâm lánh xa điều Phật cấm cũng được, ví như mình thấy y phục bị cháy, nếu chậm trễ y phục đó phải bị cháy tiêu.
Hỏi: Vậy sự vui thích đối với điều khác, ngoài giới không có chăng? Đáp: Có, như được vật chi vừa lòng (xem sắc đẹp hoặc nghe tiếng ca hát) cũng làm cho mình vui, song điều vui đó lẫn lộn với khổ. Giải rằng: Trong khi vui đó cũng có khổ chung lộn, là khổ vì thương, khổ vì ghét, bao giờ hết vui rồi có khổ vào thay thế ngay. Về phần vui trong giới trong sạch, hằng có sự vui thích, điều mát mẻ vào thế, dầu là sự vui do các nhân lành khác (như bố thí, nghe pháp cũng vậy).
Nhân đó, mình chỉ nên lựa lấy cái vui bền vững lâu dài, nếu được suy xét đến cái vui trong ngũ dục lẫn lộn với khổ, không bao lâu, mình sẽ thấy chơn lý, sanh lòng chán nản, như có Phật ngôn rằng: “Các bậc Thinh văn được nghe và hiểu tội lỗi của ngũ dục là sắc, tiếng, mùi, vị, đụng chạm và tâm suy nghĩ đến trần cảnh, hằng sanh lòng chán ngán, nếu chán thì dứt bỏ, dứt bỏ thì được giải thoát, rồi phát sanh trí tuệ thấy rõ rằng mình đã được giải thoát”.
Đáp câu hỏi thứ năm. Giới có mấy loại? Trong bộ Visuddhamagga giải, có nhiều loại, chia ra có 5 loại, 5 thứ.
Giới loại 1: Có một loại là nói về sự hành động thường thường của thân, khẩu là cái tướng của giới.
Giới loại 2: Có 2 thứ, 7 ý nghĩa: Ý nghĩa thứ nhứt: cārittasīla: giới hành; vārittasīla: giới cấm. Ý nghĩa thứ nhì: abhisamācārikasīla: giới phong tục; ādībrahamacārikasīla: giới đầu phàm hạnh. Ý nghĩa thứ ba: viratisīla: giới chừa cải; aviratisīla: giới không chừa cải. Ý nghĩa thứ tư: nissitasīla: giới nương; anissitasīla: giới không nương. Ý nghĩa thứ năm: kālapariyantasīla: giới định thời; āpāṇakothikasīla: giới định sanh mạng. Ý nghĩa thứ sáu: sapariyantasīla: giới có hạn định; apariyantasīla: giới không hạn định. Ý nghĩa thứ bảy: lokīyasīla: giới trong đời; lokittarasīla: giới ngoài đời.
Giải về ý nghĩa thứ tư: Tiếng nói ‘giới nương’ giải về sự chừa cải điều Phật cấm, hành theo điều Phật chuẩn, vì tâm ái dục, nghĩa là có lòng mong mỏi rằng: ta sẽ làm được vị trời do sự trì giới của ta. Tiếng nói ‘giới không nương’ là chừa cải điều Phật cấm, hành theo điều Phật chuẩn, không nương theo sự ham muốn.
Giải về ý nghĩa thứ sáu: Tiếng nói ‘giới có hạn định’ là chừa cải điều cấm, hành theo điều Phật chuẩn, có hạn định, vì lợi, quyền, thân quyến, tứ chi, sanh mạng, nghĩa là phạm điều Phật cấm vì lợi, quyền, thân quyến, tay chơn, mạng sống. Tiếng nói ‘giới không hạn định’ là trái hẳn với điều trên, là không phạm giới vì thấy lợi lộc, quyền thế v.v…
Giải về ý nghĩa thứ bảy: Tiếng nói ‘giới trong đời’ là chừa cải điều cấm, hành theo điều Phật chuẩn, của hạng người có phiền não, tức là giới của hạng phàm phu. Tiếng nói ‘giới ngoài đời’ nói về sự trì giới của bực dứt phiền não, tức là giới của bậc Thánh nhơn.
Giới loại 3 có 3 loại, 3 thứ, 5 ý nghĩa là: Ý nghĩa thứ nhứt: Hīnasīla: Giới hạ; Majjhimasīla: Giới trung; Paṇītasīla: Giới thượng. Ý nghĩa thứ hai: attādhipateyasīla: giới lấy mình làm trọng; lokādhipateyasīla: giới lấy đời làm trọng; dhammādhipateyasīla: giới lấp pháp làm trọng. Ý nghĩa thứ ba: parāmaṭṭhasīla: giới tùy; aparāmaṭṭhasīla: giới không tùy; paṭipassadhisīla: giới yên lặng. Ý nghĩa thứ tư: visuddhisīla: giới trong sạch; avisuddhisīla: giới không trong sạch; vematikasīla: giới hoài nghi. Ý nghĩa thứ năm: sekhasīla: giới của bậc hữu học; asekhasīla: giới của bậc vô học; nevasekhānāsekhasīla: giới của người không phải bậc hữu học, cũng không phải bậc vô học.
Giải về ý nghĩa thứ 1. Giới thấp vì 4 iḍḍhipāda[2] là giới mà người thọ trì do lòng mong mỏi, chú tâm, tinh tấn và suy xét bực thấp. Hơn nữa, giải về giới hèn, vì muốn được quyền tước, hoặc tặng mình chê người. Giới bực trung do 4 iḍḍhipāda bực trung thọ trì vì mong được phước một mình, không tặng mình chê người. Giới bực thượng do 4 iḍḍhipāda bực cao, là giới của bực Thánh nhân, là giới mà người thọ trì cho phần đông được khỏi khổ, nghĩa là cho kẻ khác được điều lợi ích.
Giải về ý nghĩa thứ 2. Giới lấy mình làm trọng, là thọ trì vì hổ thẹn lấy mình. Giới lấy đời làm trọng, là vì sợ kẻ khác chê trách mà thọ trì. Giới lấy pháp làm trọng, là thọ trì vì tôn kính pháp, cúng dường pháp rằng: pháp này có nhiều oai lực, đem ra khỏi đời và để cúng dường pháp bực cao là trì giới để tu định và tuệ thêm lên.
Giới loại bốn có 4 thứ, 4 ý nghĩa. Chú giải về:
- Pakatisīla: Giới tự nhiên. Giới tự nhiên là giới người Bắc-cưu-lưu-châu, hằng có tự nhiên cả ngũ giới, nghĩa là hạng người bên Bắc-cưu-lưu-châu hằng dùng thực phẩm và y phục tự nhiên, không cần phải làm công việc chi, không có vợ chồng nhất định như chúng ta, cũng không có rượu. Nhờ thế lực ngũ giới tự nhiên, sau khi thác, được thọ sanh trong cõi trời hưởng hết phước rồi, sanh lại làm người trong Bắc-cưu-lưuchâu nữa, song trong kinh có lời khuyên: chẳng nên mong được sanh trong châu đó, vì rất khó gặp Phật pháp và khó giải thoát, chỉ phải luân hồi luôn luôn trong vòng sanh tử…
- Ācārasīla: Giới phong tục. Nói về hành vi theo thói quen tốt đẹp trong một gia tộc.
- Dhammādāsīla: Giới thường. Nói về giới của đức Bồ tát mẫu. Lệ thường mẹ của đức Bồ tát trong kiếp chót, từ khi có thai thường có ngũ giới.
- Pubbahetukasīla: Giới do duyên tiền kiếp như giới được tinh khiết trong kiếp trước, sau được tái sanh, hằng có tâm trong sạch muốn theo giới nữa, không cần có người thức tỉnh, như giới của hai ông bà Ca-Diếp (Kassapa).
Giới loại 5 có 5 thứ, 2 ý nghĩa. Ý nghĩa thứ 1: pariyantapārisuddhisīla: giới có hạn định và trong sạch; apariyantapārisuddhisīla: giới vô hạn định và trong sạch; paripuññapārisuddhisīla: giới trong sạch đầy đủ; aparāmaṭṭhapārisuddhisīla: giới trong sạch loại không bị tà kiến vuốt ve; patipassadhipārisuddhisīla: giới trong sạch loại yên lặng. Ý nghĩa thứ 2: pahānasīla: giới dứt bỏ; veramaṇīsīla: giới chừa cải; cetanāsīla: giới quyết tâm; samvarasīla: giới chăm chú; avītikkamasīla: giới vi phạm. Giải về ý nghĩa thứ nhứt. Giới có hạn định và trong sạch nói về giới của sa di, giải rằng: giới của hạng sa di có hạn định, không nhiều. Giới vô hạn định và trong sạch, nói về giới của chư tỳ khưu, giải rằng: giới của các bậc đó có rất nhiều, không hạn định, chỗ nói có 227 giới đó, là ám chỉ ngay trong giới bổn (patimokkha) ngoài ra, còn rất nhiều loại. Sự hành theo các điều luật nhỏ lớn mà Đức Chánh Biến Tri đã chế định cho được thường thường gọi là giới vô hạn định và trong sạch. Giới trong sạch đầy đủ, nói về giới của người thọ trì được trong sạch do sự bằng lòng bỏ thân thể và sanh mạng, là dù có sự hại đến thân thể hoặc sanh mạng cũng không chịu phá giới, chống cự để trì giới cho trong sạch, như ngũ giới của dòng Thích Ca là thân quyến của Phật. Giới trong sạch loại không bị tà kiến vuốt ve, là giới của 7 bực hữu học, nhứt là bậc Tu-đà-huờn. Giới trong sạch loại yên lặng, nói về giới của các bậc A-la-hán, nhứt là Phật.
Giải về ý nghĩa thứ hai. Giới dứt bỏ, nói về sự bỏ được các điều xấu thường thường do đã có chủ tâm trước, như tránh xa sự sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu được thường thường, cho đến khi lìa tất cả phiền não. Giới chừa cải, nói về giới chừa các điều dữ được thường thường nhờ sự mới nghĩ nhớ, không vì chú tâm trước, là được dịp mà không làm, cho đến khi chừa cải tất cả phiền não. Giới quyết tâm, nói về sự nhứt định dứt và cố ý chừa các điều ác được tự nhiên, cho đến khi chừa tất cả phiền não. Giới chăm chú, nói về sự cẩn thận điều ác và tất cả phiền não, cho đến khi được tự nhiên. Giới không vi phạm, nói về sự không trái phạm điều cấm chế, vừa theo phận sự người cư sĩ hoặc bậc xuất gia. Kết luận: Ngũ giới loại cuối cùng này riêng khác, do cách dứt bỏ, chừa, quyết tâm, chăm chú, không vi phạm ác nghiệp. Phần phiền não, nói về tham dục, sân hận, si mê, phóng túng, hoài nghi, không thông nhân quả, không ưa thích, tầm, sát, ưa vui, ghét khổ, cố chấp thân thể, sự chấp vững người, thú, ái dục, vô minh v.v… Những điều ác và phiền não như đã giải đó, sắp theo thứ tự sự: bỏ, chừa cải, quyết định, chăm chú, không vi phạm nhân đó, xin giải tiếp theo như vầy:
Tiếng ‘bỏ’ nói về sự: bỏ thập ác, hành theo điều cấm chế. Bỏ sự vừa lòng trong ngũ dục bằng cách xuất gia. Bỏ oán giận do sự không oán giận. Bỏ hôn trầm do sự nhìn xem ánh sáng. Bỏ phóng tâm do chú ý. Bỏ hoài nghi do phân biệt căn pháp. Bỏ vô minh do hành cho sanh minh. Bỏ hoan hỷ do làm cho vui. Bỏ 5 phép cái do sơ thiền. Bỏ tầm và sát do nhị thiền. Bỏ phỉ lạc do tam thiền. Bỏ vui và khổ do tứ thiền. Bỏ phân biệt trong sắc do phân biệt rằng tất cả cái chi toàn là hư không. Bỏ phân biệt rằng ‘thường’ do sự nhìn chòng chọc không thường. Bỏ phân biệt rằng ‘vui’ do thấy rằng ‘khổ’. Bỏ phân biệt rằng ‘ta’ do phân biệt rằng ‘vô ngã’. Bỏ chấp nhận do nhìn chòng chọc điều chán ngán. Bỏ ưa thích do nhìn chòng chọc điều không ưa thích. Bỏ sự tham vọng do nhìn chòng chọc điều dập tắt. Bỏ sự không mong giải thoát, do nhìn chòng chọc điều giải thoát. Bỏ cố chấp do nhìn chòng chọc rằng nên bỏ sự phân biệt rằng là nọ, là kia do nhìn chòng chọc điều tiêu diệt. Bỏ thâu thập do nhìn chòng chọc điều tan rã. Bỏ sự vừa lòng rằng ‘lâu dài’ do nhìn chòng chọc điều biến đổi. Bỏ sự vừa lòng rằng ‘có tượng trưng’ do nhìn chòng chọc rằng ‘không có điều tiêu biểu’. Bỏ nơi sanh phiền não do nhìn chòng chọc điều không phiền não là Niếtbàn. Bỏ ‘có sự đặng’ do nhìn chòng chọc rằng ‘rỗng không, trống rỗng’. Bỏ sự thấy rằng ‘vĩnh viễn’ do nhìn chòng chọc rằng ‘không kiên cố’. Bỏ sự tốt đẹp do nhìn chòng chọc chơn lý, nương sự quán tưởng điều tội lỗi. Bỏ sự không quán tưởng do nhìn chòng chọc đạo quán tưởng. Bỏ luân hồi do nhìn chòng chọc điều không luân hồi.Bỏ phiền não vì tà kiến, do Tu-đà-huờn đạo.Bỏ phiền não thô hiển do Tư-đà-hàm đạo. Bỏ tất cả phiền não vi tế do A-la-hán đạo.
Về đoạn này xin xem đi đọc lại cho nhiều, đừng chán ngán, vì sẽ làm cho hành giả nhìn chòng chọc theo nguyên tắc, tiến hành trong Phật giáo chơn chánh, mới mong được giải thoát chắc thật.
Câu hỏi thứ sáu: Cái chi làm cho giới dơ nhớp?
Đáp: Có hai điều. 1) Cảnh giới nên mong mỏi (iṭṭhārammaṇa) là những cái vừa lòng như được: lợi, quyền, vui, khen, người thiết, thân thể, mạng sống. 2) Cảnh giới không mong mỏi (aniṭṭhārammaṇa) là các điều không đẹp ý: thất lợi, hết quyền, mất vui, bị chê và gặp điều rủi ro tai hại. Iṭṭhārammaṇa và aniṭṭhārammaṇa là nguyên nhân làm cho giới phải dơ bẩn, phải hư hoại. Người nào không có tâm dứt bỏ khi tiếp xúc những cảnh có thể phá giới, như người mê lợi, quyền phần đông làm cho hư sự tốt của mình. Như mình không quen nói dối hoặc chưa từng uống rượu, đến khi ham lợi tham danh rồi có thể làm được.
Cái nhân thứ nhứt làm cho giới bợn dơ, phổ thông đến cả hàng cư sĩ và xuất gia, đáng cho người lành phải cẩn thận tránh xa, chẳng nên để cho sự vừa lòng và không đẹp ý cám dỗ thái quá, làm cho giới phải lắm nhơ hoặc hư hoại.
Nhân làm cho giới của bậc xuất gia hư hoại nói về bảy điều sự ưa thích phụ nữ (methunasanyoga) là: ưa thích cho phụ nữ gần gũi hầu hạ mình (như lau chùi, tắm rửa cho mình); ưa thích liếc ngó, nói đùa, giễu cợt với phụ nữ; ưa thích nhìn theo phụ nữ; ưa thích trong khi nghe tiếng phụ nữ; ưa thích trong khi nghĩ đến chuyện quen cười, nói với phụ nữ; ưa thích trong khi thấy cư sĩ được phụ nữ hầu hạ; mong được làm chư thiên để hưởng ngũ dục.
Người xuất gia phạm một trong bảy methunasanyoga đó hằng không tránh khỏi các điều khổ não. Giới của bực xuất gia đó gọi là: đứt, rổ, rách, lủng. Phạm hạnh của bực xuất gia đó gọi là không trong sạch[3].
Đáp câu hỏi thứ bảy: Điều làm cho giới trong sạch có hai là: 1) Trái với nhân làm cho giới dơ nhớp, là không bị cảnh giới vừa lòng (iṭṭhārammaṇa), cảnh giới không đẹp ý (aniṭṭhārammaṇa) và ưa thích phụ nữ (methunasanyoga) quấy nhiễu. Hơn nữa, là sự không có ác pháp, nhứt là sân, giận ngầm, quên ơn, bỏn xẻn, ganh tỵ, giấu lỗi, khoe tài, can ngạnh, tranh tài, ngã chấp, khinh người, mê sa, dể duôi. 2) Và sự phát sanh các thiện pháp nhứt là trí tuệ, hai điều đó là nguyên nhân làm cho giới trong sạch.
Phương pháp làm cho giới trong sạch có hai là: thấy tội của sự phá giới; thấy phước của sự có giới bằng cách rõ rệt.
- Tội của sự phá giới.
Ý nghĩa thứ nhứt: Tội của sự phá giới, không có giới, phạm giới của cư sĩ có 5: 1) bhojāni: mất của; 2) pāpakakittī: hư danh; 3) avisārada: không dạn dĩ; 4) samulha: mê loạn khi hấp hối; 5) nirayūpaga: sa địa ngục sau khi thác.
Ý nghĩa thứ hai: Tội phá giới của hạng xuất gia có 9: 1) không phải là nơi thương yêu của các bậc phạm hạnh; 2) không phải là nơi tưởng nhớ của các bậc có giới; 3) có tâm khó chịu khi được nghe người khen bực có giới; 4) màu da xấu xa ủ dột; 5) làm cho kẻ khác bắt chước, rồi sa trong ác đạo; 6) làm cho thí chủ giảm phước; 7) khó làm cho sạch sẽ được, như hầm phẩn lâu năm; 8) là người mà kẻ khác đáng tránh xa như khúc cây bị lửa cháy cả hai đầu; 9) dù có tuyên thệ là tỳ khưu cũng không phải là tỳ khưu, như lừa đi theo bầy bò, là nơi kinh khủng của người lành, như người thù không nên ở chung bọn, như tử thi không đáng cho hạng phạm hạnh cúng dường, như lửa trong mộ địa không đáng cho các bà-la-môn lễ bái, không đáng đắc pháp quí cao, như người mù, như kẻ hèn hạ, không đáng lên ngôi vua được.
Ý nghĩa thứ ba: Đức Phật có thí dụ tội phá giới của bậc xuất gia như vầy: 1) Tỳ khưu đi vào ngồi gần ôm hun đống lửa cho chết, còn tốt hơn ôm hun phụ nữ, vì khi thác rồi không khỏi sa địa ngục; 2) Nếu có người dùng dây bằng lòng thú quấn tỳ khưu, rồi kéo tới kéo lui cho đến khi dây lòng cắt da thấu xương, cũng còn tốt hơn tỳ khưu phạm giới mà ưa thích sự lễ bái của hạng vua, chúa, bà-la-môn, phú trưởng giả; 3) Nếu có người dùng cây đao bén đâm trước ngực của tỳ khưu, cũng còn tốt hơn tỳ khưu phạm giới ưa thích sự cúc cung lễ bái của hạng vua, chúa, bà-la-môn, triệu phú gia; 4) nếu có người dùng sắt cháy đỏ trùm thân thể tỳ khưu cũng còn tốt hơn tỳ khưu phạm giới mặc y của vua, chúa, bà-la-môn, phú trưởng giả cúng dâng; 5) nếu có người dùng cây sắt cháy đỏ cán miệng tỳ khưu, rồi nhét khúc sắt cháy đỏ vào trong miệng, cũng còn tốt hơn tỳ khưu phạm giới dùng thực phẩm của thí chủ; 6) nếu có người bắt buộc tỳ khưu ngồi nằm trên giường, ngựa sắt cháy đỏ, cũng còn tốt hơn tỳ khưu phạm giới ngồi nằm trên giường ngựa của thí chủ; 7) nếu có người bắt, buộc tỳ khưu liệng vào chảo nước đang sôi, còn tốt hơn tỳ khưu phạm giới ngủ trong tịnh thất của thí chủ dâng cúng.
- Phước báu của giới có 10 là: 1) tỳ khưu có giới dùng bát và y của thí chủ xem thấy càng phát tâm trong sạch; 2) pháp xuất gia của tỳ khưu có giới là sự xuất gia tinh khiết; 3) tỳ khưu có giới hằng không bị chê trách, trong điều giới ở xa lời chê trách như mặt nhựt ở xa mây; 4) tỳ khưu có giới hằng tốt đẹp như trăng rằm; 5) tỳ khưu có giới là nơi ưa thích của chư thiên và nhân loại; 6) tỳ khưu có giới làm cho sự dâng cúng của thí chủ được nhiều phước báu; 7) tỳ khưu có giới không bị phiền não quấy nhiễu; 8) tỳ khưu có giới được gọi là đào bứng gốc khổ trong ngày vị lai; 9) tỳ khưu có giới hằng được làm người và trời dễ dàng; 10) tỳ khưu có giới hằng được hài lòng, yên tịnh, mát mẻ trong các nơi.
Nhân đó bực trí tuệ nên làm cho mình là người có giới, vừa với phạm vi của mình là bực xuất gia hay là cư sĩ.
Nền tảng Phật giáo thứ nhì giải tiếp theo đây nói về thiền định. Khép thiền định vào nền tảng Phật giáo thứ nhì cũng vì có 9 nguyên nhân như trong nền tảng Phật giáo thứ nhứt, nhưng cao hơn là:
1) Vì thiền định là điều nên học hỏi, là nên học cho biết và hành theo cho được, tiếp theo giới. Giải rằng: khi đã tu giới rồi cần phải tham thiền nối theo.
2) Vì thiền định là phần giữa, làm các lời dạy khác của Phật cho thêm tốt đẹp chơn chánh.
3) Vì thiền định làm cho đắc đức tính khác thường bực trung là ‘lục thông’: hiện thân, nhĩ thông, nhãn thông, tiền kiếp thông, sanh tử thông, lậu tận thông.
4) Vì thiền định là đạo không thẳng lắm, không làm cho hành giả phải khổ hạnh thái quá.
5) Vì thiền định làm cho vượt khỏi dục giới, là cõi có sự cảm tình luyến ái (cõi người và 6 cõi dục thiên); dục giới là trung giới không thấp không cao.
6) Vì thiền định làm cho dứt phiền não bực trung là 5 pháp cái (thương, ghét, hôn trầm, phóng tâm, hoài nghi).
7) Vì thiền định làm cho tiêu phiền não ở trong, là phiền não đè nén điều lành trong tâm nhứt là sự bỏn xẻn.
8) Vì thiền định làm cho hết lòng ham muốn (tranh đấu, hoặc khát khao thèm muốn).
9) Vì thiền định cho đắc Thánh quả bực trung (A-na-hàm quả).
Do 9 nguyên nhân giải trên đó, nên các bậc trí tuệ mới khép thiền định là nền tảng Phật giáo thứ nhì.
1) Ko samādhi: Tiếng gọi thiền định nói về cái chi?
2) Kenatthena: Tiếng gọi thiền định có nghĩa là gì?
3) Kānassa lakkhanarasa paccuppaṭṭhānapadatthānāni: Tướng, vị, quả và nơi sanh của thiền định là thế nào?
4) Katividho samādhi: Thiền định có mấy loại?
5) Kocassa saṅkileso: Cái chi là phiền não của thiền định?
6) Kiṅ vodānaṃ: Cái chi làm cho thiền định tinh khiết?
7) Kathaṃ bhāvetabbo: Thế nào làm cho thiền định được phát sanh?
8) Bhāvanāya ko anīsaṃso: Cái chi là quả báo của sự làm cho sanh thiền định, nghĩa là thế nào là thiền định chơn chánh?
Đáp câu hỏi thứ nhứt: Nói về thiện tâm có một cảnh giới.
Đáp câu hỏi thứ hai: Nói về sự trụ vững của tâm vương và tâm sở, trong một cảnh giới. Xin giải rộng tiếng ‘cảnh giới’ (ārammana), tâm vương (citta), tâm sở (cetasika).
Tiếng ‘cảnh giới’ là cái mà tâm đeo níu. Tiếng ‘tâm’ hoặc ‘tâm vương’ dịch là cái đang suy nghĩ, nói về thiên bẩm[4] có trong con người và phi nhơn, thú, cũng có nghĩa là cái tích trữ, là cái chất chứa điều tốt điều xấu. Tiếng ‘tâm sở’ dịch là cái sanh đồng thời với tâm, là khi tâm vừa suy nghĩ thì liền sanh với tâm, khi tâm diệt cũng diệt đồng thời cùng tâm, khi tâm ngưng tâm sở cũng mất, không trước, không sau. Nói cho dễ hiểu tức là cái pháp tốt, xấu hoặc trung (giữa) phát sanh trong tâm, như sự: vừa lòng, toại ý, quyến luyến, mong mỏi, bất bình v.v… Theo như lời đã giải trên, thì tiếng ‘thiền định’ có nghĩa là cái tâm và cái pháp phát sanh cùng tâm, cả hai trụ vững trong một cảnh giới. Ví như chúng ta có tâm ưa thích trong sự học. Lời thí dụ trên đây, chia ra làm ba tiếng là: tiếng ‘có tâm ưa thích’ chia làm hai (tâm và ưa thích) và sự học. Tâm chỉ về cái tiếng tâm, ưa thích chỉ về tâm sở (vì có ở trong tâm), sự học chỉ ngay tiếng cảnh giới và là cái tâm và sự thích ý đeo níu. Hoặc nói cho dễ hiểu: tiếng thiền định có nghĩa là tâm an trụ bền chắc trong một cảnh giới, tâm kiên cố trong một chỗ, tâm ghim ở trong một chỗ, tâm chôn trong một cảnh giới. Đáp câu hỏi thứ ba: Sự không buông thả là tướng của thiền định, nghĩa là tâm định chắc trong một cảnh giới, không lay chuyển đi tìm cảnh giới khác, là tướng của thiền định. Sự chùi lau, trừ phóng tâm là vị của thiền định, nghĩa là thiền định có trách nhiệm tiêu trừ tâm buông thả, là nghịch pháp, cũng như tiếng ‘ánh sáng’ có nhiệm vụ vẹt tối tăm vậy. Sự không phóng dật là điều xuất hiện của thiền định, là danh hiệu của thiền định, nghĩa là triệu chứng báo tin cho biết rằng là thiền định. Sự an lạc là căn sanh của thiền định, nghĩa là tâm yên vui, mới sanh thiền hoặc định đã sanh, rồi an trụ được cũng vì có sự toại ý, nếu không hài lòng thì tâm cũng không trụ vững được, hoặc tâm đã kiên cố, song khi có nguyên nhân làm cho tâm không thỏa mãn phát sanh, như chỗ ngụ, thực phẩm không vừa lòng, là ăn vào không tiêu hóa, làm cho tâm đã an trụ phải hư hoại; như hành giả đã đắc thiền rồi mà tiếp xúc cảnh giới không hợp (ngũ dục).
Đáp câu hỏi thứ tư: Thiền định có nhiều loại là:
Thiền định I: Nói về tâm không phóng túng thuộc về cái tướng của thiền định như đã có giải.
Thiền định II: Cận định (upacārasamādhi), nhập định (appanāsamādhi); phàm định, thánh định; định có phỉ lạc, định có an lạc và xả, sẽ giải ra dưới đây:
Cận định là tâm gần vững chắc trong cảnh giới. Nhập định là tâm an trụ kiên cố trong một cảnh giới. Ám chỉ rằng: cận định là định trong nẻo, là ghim theo dấu của cảnh giới dùng sự quan sát theo vết của cảnh giới. Nhập định là định ngay trong một cảnh giới, không đi theo dấu của cảnh giới, bắt cái chi thì nắm vững ngay trong cái đó.
Tiếng ‘phàm định’ (lokīyasamādhi) dịch là định trong thế gian, nghĩa là thiền của phàm nhơn. Thiền định bực này có lúc tiêu hoại. ‘Thánh định’ (lokuttarasamādhi) dịch là định xuất thế, nói về thiền của bực thánh nhơn, thiền định này không có thời hư hỏng.
Tiếng t’hiền định có phỉ lạc’ (pīti) dịch là định có sự no lòng, nghĩa là tâm vững chắc trong một cảnh giới và hiểu biết sự có thỏa thích nữa. ‘Thiền định không có phỉ lạc’ là định không có tình trạng phân biệt sự no lòng, chỉ có tâm trung lập. Tiếng ‘thiền định có sự an lạc’, nghĩa là có tâm yên vui, là tâm trụ vững và biết rõ sự yên vui. ‘Thiền định bực trung lập’ là định không có vui và không có khổ lẫn lộn, nghĩa là tâm định chắc im lặng, là nói về trạng thái của tâm dính chắc, rồi chỉ nhìn chăm chăm cái vui và cái khổ.
Thiền định III: Nói về thiền định bực thấp, trung, hoàn toàn; thiền định có tầm (vitakka), sát (vicāra), không có tầm, chỉ có sát, không có cả tầm và sát; thiền định có phỉ lạc, có an lạc, có xả; thiền định nhỏ, lớn, không ước lượng, sẽ giải rõ như sau này:
Tiếng nói ‘thiền định thấp’ là chỉ về định mới sanh, hành giả mới đắc. ‘Thiền định bực trung’ là định chưa được đào luyện chơn chánh. ‘Thiền định hoàn toàn’ là định đã rèn tập chơn chánh rồi, đã thuần thục rồi.
Tiếng nói ‘thiền định có tầm và sát’ nói về sơ thiền. Bực không có tầm chỉ có sát là nhị thiền. Bực ‘không có tầm và sát’ là tam thiền và tứ thiền.
Tiếng nói ‘thiền định nhỏ’ chỉ về tâm trụ trong bực cận định. ‘Bậc lớn’ nói về định trụ trong thiền hữu sắc và thiền vô sắc của hạng phàm nhơn. ‘Bực không ước lượng’ nói về định trụ trong thiền hữu sắc và vô sắc của bậc Thánh nhơn.
Thiền định IV: Nói về định khó hành và khó đắc; khó hành mà dễ đắc; dễ hành mà khó đắc; dễ hành mà cũng dễ đắc. Thiền định nhỏ và có cảnh giới nhỏ; thiền dịnh lớn có nhiều cảnh giới; trong cả bốn thiền, thiền hư hỏng, thiền định bất biến, tiến hóa; loại chán ngán; thiền bực dục; bực sắc; bực vô sắc; bực xuất thế; thiền có sự no lòng là trọng; thiền có sự hăng hái là trọng; thiền có sự đào luyện là trọng; có sự nghĩ ngợi là trọng; nên hiểu theo lời giải dưới đây:
Tiếng gọi ‘thiền khó hành, khó thành’ nói về định của hành giả không được vật dụng vừa lòng, không được làm phận sự đầu tiên, không thông hiểu trong phương tiện cho sanh thiền định. ‘Thiền khó hành, dễ thành’ nói về định của hành giả không được vật dụng vừa lòng, không được làm xong phận sự từ ban sơ, không thông hiểu phương tiện cho sanh định, đến cuối cùng mới có đủ ba chi đó. ‘Thiền dễ hành, khó thành’ nói về định của hành giả gồm có ba chi đó, trong lúc đầu tiên đến lúc chung qui, trở lìa khỏi ba chi đó. ‘Thiền dễ hành, dễ thành’ nói về định của hành giả có đều đủ ba chi đó, cả ban sơ và chung qui. Lại nữa, trong cả bốn loại thiền đó, nên hiểu theo ái dục, vô minh và sự nên quen hành, không quen hành pháp chỉ quán và minh sát (samathavipassanā) nghĩa là sự hành của người bị ái dục đè nén là việc khó, phần người không bị ái dục đè nén là việc dễ; sự thành tựu của người bị vô minh đè nén là việc khó, phần người không bị ái dục đè nén là việc dễ; sự thành tựu của người bị vô minh đè nén là việc khó, người không bị vô minh đè nén là việc dễ; người không quen tu thiền là việc khó, người quen hành thiền là việc dễ; người không quen hành minh sát là việc khó, người quen tu minh sát là việc dễ thành.
Đáp câu hỏi thứ năm: Trong câu hỏi thứ năm rằng: cái chi là điều dơ bẩn của thiền định?
Đáp: Cái làm cho thiền định tiêu hoại là sự thương yêu trong ngũ dục, là điều dơ bẩn của thiền định. Ngũ dục là nghịch pháp của thiền định. Khi bỏ được ngũ dục rồi tâm mới trụ vững, khi tâm đã định mà phát sự ưa thích trong ngũ dục giờ nào, thiền định cũng tiêu tan giờ đó.
Đáp câu hỏi thứ sáu: Trong câu hỏi thứ sáu rằng: cái chi làm cho thiền định trong sạch? Đáp: Cái làm cho thiền định tiến hóa là sự không tưởng đến ngũ dục, là điều làm cho thiền định trong sạch.
Đáp câu hỏi thứ bảy: Trong lời vấn thứ bảy rằng: thế nào làm cho thiền định phát sanh? Đáp: Trong các thiền định đã giải trong phép chánh định gồm lại có 2 là: thế gian (lokīya) và xuất thế (lokuttara). Khi tu thiền định thế gian phát sanh lên rồi, mới nên tiến hành thiền xuất thế tiếp theo. Có phương pháp hành giống nhau như dưới đây: phải trì giới cho trong sạch; phải cắt điều quyến luyến cho hết; phải tìm thiền sư cho chơn chánh[5]; phải học đề mục thiền định cho hạp với tánh mình; phải ngụ trong nơi vừa với tính của mình; phải sáng trí trong phương pháp cho kết quả thiên định[6].
Lời giải:
1) Phải tu giới cho trong sạch đó, là phảo trì giới theo bổn phận của mình là bậc xuất gia hay cư sĩ.
2) Phải cắt điều quyến luyến cho hết[7].
3) Phải tìm chơn sư, là dạy phải tìm bậc thiền sư chơn chánh, thông rõ cả 40 đề mục thiền định, biết tính[8] của trò[9]. Tính (carita)[10]
Tiếng ‘tính’ là cử chỉ, cách cư xử thường thường của mọi người, là cái dình theo tâm, do lời chú giải rằng: Tâm đã quen rèn tập cái chi nhiều, đào luyện thành tự nhiên, cái đó hằng dính ở trong tâm, bình thường ở trong tâm. Song cái mà tâm đã quen đào luyện đó, ví như người bạn của tâm, có rất nhiều, khó kể cho hết được. Tóm lại có 6 là: Tham, sân, si, tín, giác, tưởng. Khi 6 cái đó dính theo tâm, có thường trực trong tâm, làm cho rõ rệt, xuất hiện theo đường thân và khẩu cho người khác biết được gọi là tính. Nếu quen tham gọi là tính tham v.v…Xin xem lời giải sau này:
- Tính tham (rāgacarita): Quen tham là tính hay vừa lòng điều tốt đẹp lanh lẹ, xảo trá; nói về sự quen, nặng trong sự yêu mến, nhiều trong sự ưa thích. Người tham có nước tâm đỏ.
- Tính sân (dosacarita): Quen giận là dễ giận, dễ bất bình, nghĩa là nặng trong sự không bằng lòng, nhiều trong sự bất bình. Khi sân phát, hằng làm cho tâm khó chịu, và hay nghĩ làm khó mình hoặc làm hại kẻ khác. Người tính sân có nước tâm đen.
- Tính si (mohacarita): Quen ngây dại, là quen mê loạn, hay ngơ ngẩn theo lời nói của kẻ khác, họ nói tốt cũng tốt theo, xấu cũng xấu theo, không có trí tuệ soi xét tin nhân quả, là tướng của người ngu độn, có nghĩa là quen, nặng trong đường nhu độn, nhiều trong đường ngu độn, là sự ngu độn dính theo từ khi thọ sanh. Người tính si có nước tâm đục.
- Tính tín (saddhācarita): Quen tin dễ là tin bằng cách không chọn lựa rằng: cái chi nên tin hay không, có nghĩa là quen, nặng trong đường tin, nhiều trong đường tin, bị dắt dẫn trong đường nào thì tin theo trong đường đó. Người tính quen tin dễ, tin làm cho phần đông biết mặt.
- Tính giác (buddhacarita): Quen hiểu biết, là sự quen thông rõ điều chi cũng vậy, có nghĩa là quen, nặng trong đường hiểu biết, nhiều trong đường hiểu biết.
- Tính tưởng (vitakkacarita): Quen nghĩ, là quen nhớ, quen nghĩ tưởng các điều; khi gặp cái chi thì hay nhớ nghĩ, là tính không dính chắc trong một điều chi.
Cả 6 tính đó hợp chung vào với nhau được là: tính tham hợp chung với tính tin dễ, vì có tướng tương tợ nhau, là tính tham tốt, thích đẹp ưa nghĩ trong cái vừa lòng, hay tìm vật toại ý, không bỏ vật ưa thích, thế nào, tín tin dễ, cũng tưởng trong vật đẹp, hay tìm cái tốt, không bỏ vật xinh, thế đó; cho nên người quen thích đẹp hằng có sự tin dễ, kẻ quen tin cũng ưa dễ.
Tính sân, tính giác cũng hợp nhau được là sự giận là nhân cho có nghị lực trong khi tâm ác phát sanh. Về phần tính giác là nhân cho sân sanh lên được mau lẹ. Nói cho dễ hiểu, là người hay giận hằng có trí tuệ tốt, kẻ có trí tuệ phần nhiều là người hay giận. Lại nữa tâm sân hay nghĩ trong việc dữ, năng tìm dẫn cho giận, hành theo cử chỉ bỏ sự vật là khi sân đến hay quên mình và quên kẻ khác, không nghĩ đến sự khó của mình và của người thế nào, bậc có trí tuệ cũng thế đó, là người trí tuệ hằng nghĩ điều thiện, tìm tội lỗi theo chơn lý, hành theo thái độ dứt sự vật, là khi trí tuệ phát sanh, thì bỏ được sự vật đã quen cố chấp.
Tính si với tính tưởng cũng gồm vào với nhau được, là tính si hằng không tìm lợi ích trong điều lành. Tính tưởng cũng là nhân cho sanh sự lầm lạc được mau lẹ. Lại nữa, tâm si mê thường không trụ vững trong việc lành, bất thường dễ dàng thế nào tính tưởng cũng không trụ chắc trong cái chi, hằng thay qua đổi lại thế đó.
Tất cả 6 tính hợp với nhau được như đã giải. Đây chỉ giảng 3 tính đầu là tính tham, tính sân, tính si, người nào có tính nào sẽ được rõ tính đó rồi cũng như thấu đến 3 tính sau được. Căn bản bắt lấy tính.
Sự biết rằng: Người nào có đặc tính thế nào, cần phải nương 5 căn bản dưới đây là: 1) oai nghi (iriyāpatha): nói về sự đứng, đi, ngồi, nằm; 2) nghề nghiệp (kiccakāra): nói về các công việc; 3) thực phẩm (bhojānāhāra); 4) gặp gỡ, nói về sự thấy, nghe, nói chuyện, đụng chạm các vật; 5) đặc tính, là theo lệ thường, người có tính riêng khác, có pháp chi thường trực nhiều hơn hết, cho đến hiển nhiên.
Khi đã nhớ 5 căn bản đó được chơn chánh rồi, muốn xem đặc tính của người nào cần phải nhận biết theo 5 căn bản đó rằng: người này có đặc tính như vậy. Song không có thể biết được như bậc đắc tha tâm thông; có khi cũng sai lầm chút ít, nhưng còn hơn là không có phương pháp nhận biết, cho nên xin giải 5 căn bản đó, bằng cách vi tế như dưới đây:
- Oai nghi:
Về cách đi: người tính tham đẹp, đi chỉnh tề, dở chân đi và để chân xuồng chậm chậm, nhẹ nhẹ, dấu chân nhón ở giữa. Người tính sân đi không tề chỉnh, dở chân lên và để chân xuống mau lẹ, dấu chân nặng gót và đầu ngón chân đào xuống như xới đất. Người tính si đi dáng bộ yếu ớt, dở chân lên để chân xuống dường như sợ bị đạp mũi đinh hoặc gai, dấu chân nặng đầu gót chân và gót. Tóm tắt rằng: người có tính tham đi dịu dàng đáng xem, người tính sân đi cứng rắn không muốn ngó, người si đi không có điều lệ qui tắc. Về cách nằm: người tính tham khi nằm từ từ nằm, trải chỗ ngủ cũng vén khéo, không gấp, khi thức cũng lần lần ngồi dậy, không vội; tiếng nói, đáp nhẹ nhàng. Người sân khi trải chỗ nằm thì trải lấy được, vội vàng trải cho có, rồi liệng mình xuống nằm, khi thức cũng gấp ngồi dậy; tiếng nói, đáp như người giận. Người si trải chỗ nằm không vén khéo, bằng phẳng, nằm cũng bừa bãi, tay chân để sao cũng được và quen nằm sấp, thức dậy chậm chậm.
- Nghề nghiệp:
Người tính tham làm công việc vén khéo, có trật tự, đáng ưa thích. Người hay sân khó làm công việc cho được hoàn mỹ, không chán nản song không vén khéo (làm lấy có).
Người hay si làm công việc không kĩ càng, thận trọng, không xong. Thí dụ như lau chùi, quét dọn, người tính tham cử chỉ cầm chổi cũng đáng xem, quét có trật tự và sạch sẽ. Người hay sân làm công việc vụng về không tốt đẹp, quét dọn không sạch sẽ, dấu quét không ngay thẳng, chỗ nặng chỗ nhẹ, tiếng quét mạnh, song không thấy dấu quét rõ rệt. Người hay si cầm chổi quét không cẩn thận, quét cũng không sạch sẽ, là chỉ quét lấy có, quét không để ý, không hấp tấp, song quét thường thường.
Về sự mặc y phục: Người hay tham mặc y đều đặn trang nghiêm, không cao không thấp, mặc sao cho tốt đẹp thì mặc như vậy. Người hay sân mặc y không cẩn thận, mặc cao cao, buộc dây lưng chặt một lần, khi mặc có dáng điệu mạnh dạn, hấp tấp. Người hay si mặc lấy có, không biết làm cho tốt đẹp, mặc cũng lâu lắc, không để ý mặc cho dễ coi, dù thấy họ mặc phải cách xinh đẹp, cũng làm không giống họ.
- Thực phẩm:
Người hay tham ăn thực phẩm vừa đều đủ, ăn không mau không chậm, từ từ để thực phẩm vào miệng, ăn phải cách. Người hay sân dùng thực phẩm thô hiển, thích vật chua, miếng ăn đầy mồm, ăn hấp tấp. Người hay si ăn sao cũng được, ăn ngồm ngoàm dính cả miệng và tay.
- Gặp gỡ:
Người hay tham thấy sắc vừa lòng ngó không chán, vì nếu người đó có sự hành vi không xứng đáng cũng không cố chấp, chỉ thấy sắc đẹp là đã vừa lòng. Người hay sân thấy sắc không toại ý rồi không cần xem ngó nữa, dầu người đó có đức tính tốt cũng không cần. Người hay si khi gặp vật gì hay người nào thì chỉ xem qua thôi, không chú ý, nếu có ai nói rằng đẹp cũng đẹp theo họ, xấu cũng xấu theo họ.
- Đặc tính:
Người hay tham là người gian xảo, quỷ quyệt, quen phô trương, chấp ngã, ham muốn xấu xa, tự cao, tự trọng, không có trí tuệ. Người hay sân phần nhiều ngầm giận, để báo thù, nhứt là quen quên ơn đức kẻ khác, thường chê trích, ganh tỵ, bỏn xẻn. Người hay si quen có tánh du dự, ngu độn, bơ thờ, phóng túng, bất mãn, cố chấp, khó bỏ điều giữ vững ý kiến của mình. Người hay tin là người năng bố thí, mong gặp được bạn lành, ưa nghe lời dạy bảo, có nhiều sự hoan hỷ, không lười biếng trong việc lành, trong sạch trong điều đáng trong sạch v.v… Người có tính giác là người dễ nói, dễ dạy, chỉ thân cận bạn lành, dùng thực phẩm vừa đủ, có trí nhớ và trí giác, không ham ăn, mê ngủ. Người tính tưởng thích chuyện trò, ưa bạn bè, không mong làm điều tốt, không chú tâm làm công việc, ban đêm toan tính nhiều việc như khói bay, ban ngày hành sự như lửa cháy, làm công việc không chừng đổi, làm đây bỏ kia, làm kia bỏ đây.
Cảnh giới của tính (ārammanacarita)
Cảnh giới không đẹp, không tuyệt mỹ là nơi an vui của người tính tham nghĩa là người ham tốt đẹp, không bị bận rộn quấy nhiễu, do sự thương yêu, như là y phục, vật dùng, nơi ngụ không tốt, không tuyệt đẹp và đứng đi cho nhiều càng tốt. Cảnh giới tốt đẹp, ưu mỹ là nơi vui của hạng người tính sân, nghĩa là người hay giận sẽ không bị giận dễ, nhứt là thấy y phục, vật dùng, chỗ ngụ tốt, sạch, và sự ngồi, nằm cho vừa, tiếng êm tai, mùi thơm, vị ngọt, sự đụng chạm mềm dịu, cảnh giới đẹp xinh mới là nơi vui đến người tính sân; cảnh giới bực trung là không tốt, không hèn, không nhỏ, không lớn là nơi vui thích của hành giả tính si. Nghĩa là người có tính mê, vừa ý với sắc, tiếng, mùi, vị đụng chạm bực trung. Cảnh giới bực thường, chỗ ngụ phải cho rộng rãi, có cửa sổ mở, đóng tự do, có gió thổi vô ra được dễ dàng, và phải dùng oai nghi đi cho nhiều mới là nơi an vui, làm cho tâm mờ đục, sẽ có ánh sang lên từ từ.
4) Phải học ngay đề mục hợp với tính của mình, đã có giải rồi đó, là người quen thích đẹp phải hành theo 10 đề mục tử thi và đề mục niệm thân. Người hay sân phải hành theo vòng tròn màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đề từ, bi, hỷ, xả. Người hay si và hay tưởng phải hành theo đê mục số tức quan. Người hay tin phải theo đề mục niệm Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, bố thí, trì giới và pháp làm cho thành chư thiên. Người tỉnh giác phải niệm sự chết, Niết-bàn, vật ô trọc và phân biệt tứ đại.[11]
Những đề mục thiền định không có giải trên đây, đều vừa đến tất cả tính của các hành giả.
5) Những chỗ ngụ vừa với tính của hành giả đó là:
Người tính tham phải tìm chỗ ở phản đối với tính của mình (không tốt, không đẹp) và vật dụng, y phục, cũng không cho đẹp, mới vừa lòng, người tính tham, tâm mới không phóng túng. Người tính sân phải ngụ trong nơi xinh đẹp và vật dùng, mặc, cũng như chỗ ở vậy, phải có bóng cây mát, vui, không quá cao, quá thấp và khi đã ở được rồi sẽ là nơi vừa lòng, tâm không mờ mệt, lờ đờ, âm u, dù là thực phẩm cũng cho sạch sẽ, có mùi thơm và vị ngon. Người tính si phải tìm chỗ ngụ cho khoảng khoát, có cửa sổ mở, đóng cho được vừa ý, khi ngồi ở trong xem ra ngoài được tự do, vì khi đã ở rồi sẽ làm cho si mê nhẹ nhàng; song chỗ ngụ đó phải sạch sẽ, có bóng cây mát vừa lòng, không quá cao, quá thấp, cho đến vật dùng, thực phẩm cũng phải cho sạch sẽ và ngon. Người tính hay tin phải ngụ trong chỗ giống như người hay sân, là nơi đẹp, sạch, có bóng mát, không quá cao, quá thấp, về vật dùng cho đến thực phẩm cũng phải sạch sẽ. Người tính giác không lựa chỗ ngụ, nơi nào ở cũng được, vật dùng cho đến thực phẩm cũng vậy, nghĩa là không chọn lựa cái chi. Người tính tưởng phải tìm chỗ khuất ẩn như hang núi, và không nên ở gần rẫy, vườn, ao nước, gần xóm, gần núi, thì sẽ không cho suy tưởng điều chi nhiều, và không nên ở chỗ tốt đẹp, cho đến vật dùng và thực phẩm cũng vậy.
6) 10 pháp sáng trí (appanākosalla):
Phải sáng trí trong phương pháp làm cho thiền định phát sanh, là phải hành theo 10 điều sau này: 1) làm cho vật ở trong và ở ngoài cho sạch sẽ, là làm cho thân thể và vật dụng cho tinh khiết (phải thường tắm rửa, giặt y phục, quét dọn chỗ ở cho có trật tự, sạch sẽ); 2) làm ngũ căn cho đều là: đức tin, tinh tấn, trí nhớ, thiền định, trí tuệ cho bằng nhau đừng cho hơn kém; 3) phải sang trí trong triệu chứng làm cho tâm vững chắc; 4) phải tùy thời phấn chí, là nếu tâm thối chuyển phải làm cho có tâm lực; 5) phải tùy thời đè nén tâm, là khi có tâm lực thái quá, phải dằn tâm cho trở lại điều hòa; 6) phải tùy thời làm cho tâm ưa thích, trong khi tâm phiền muộn; 7) phải xem chừng cái tâm, là khi tâm định vững, có tâm vô ký, trung lập, không nên đè nén, không nên phấn khởi, cho tâm ưa thích, làm như xa phu đánh xe vậy, nghĩa là trong lúc xe chạy ngay đường, xa phu không cần phải làm cái chi, chỉ cầm dây cương cho có chừng thôi; 8) phải lánh xa người có tâm buông thả, hay bị thế sự buộc ràng; 9) phải thân cận người có tâm kiên cố, là người hay quyết định, làm cái chi thì chú tâm làm thật; 10) phải xu hướng đi trong đường, làm cho tâm an trụ thường thường.
Xin xem cách thức hành thiền trong phép chánh định, trong nơi đây chỉ giải về các quả báo của thiền định thôi.
Quả báo của thiền định:
Hành giả: 1) đắc thiền do đề mục đất có khả năng làm hư không hoặc nước cho thành đất được; đi, đứng, ngồi, nằm trong hư không hoặc trong nước được như nơi mặt đất, và có năng lực biến hóa vật này ra vật khác được; 2) đắc thiền do đề mục nước có tài biến đất trở thành nước được, trồi lên, lặn xuống trong đất như trong nước, làm cho mưa xuống, cho núi, nhà lay chuyển như nước gợn[12] được; 3) đắc thiền do đề mục lửa có thể làm cho sanh khói, lửa, ngọn lửa, mưa than lửa được, làm cho nóng được, mở mắt xem vật chi cho cháy thành tro, bụi được đến kỳ niết-bàn nguyện cho có lửa để thiêu mình (hỏa táng) được; 4) đắc thiền do đề mục gió có năng lực làm cho gió thổi đem đi được, làm cho sanh gió to được; 5) đắc thiền do màu xanh có thể làm cho các vật thành sắc xanh, chỗ tối ra xanh được v.v…; 6) đắc thiền do màu vàng làm cho các vật trở thành sắc vàng được v.v…; 7) đắc thiền do đề mục màu đỏ làm các vật cho ra đỏ được v.v…; 8) đắc thiền do màu trắng làm các vật cho trở thành trắng được, làm nơi tối ra sáng cho xem thấy cái chi chi cũng được; 9) đắc thiền do ánh sáng làm cho sanh ánh sáng được.
Quả báo của đề mục thiền định kinh tử thi.
Hành giả phải đắc thiền trong đề mục tử thi rồi tiếp tục hành phép minh sát (vipassana) nếu pārāmī[13] đều đủ thì sẽ đắc A-la-hán quả được.
Niệm Đức Phật được 13 quả báo thấp: 1) càng có đức tin ở Phật; 2) càng sanh sự lo sợ, tôn trọng Phật; 3) càng có trí nhớ; 4) càng nhận biết đức của Phật; 5) càng có sự thỏa mãn; 6) nhẫn nại đối với sự kinh khủng và với các việc được; 7) nhẫn nại đối với các sự khổ được; 8) đáng ở chung cùng Phật được; 9) đáng là nơi cúng dường của quần chúng như thánh tháp, kim thân Phật; 10) có tâm chiều đi trong cõi Phật, là mong thành Phật tổ; 11) có sự hổ thẹn và ghê sợ đối với điều ác, không dám làm việc dữ như ở trong ngay nơi mặt Phật; 12) càng có tâm trong sáng; 13) được thọ sanh trong nhàn cảnh, là nơi có sự hạnh phúc sau khi mạng chung. Được một quả báo cao là đắc cận định.
Quả báo trong pháp niệm đức của Pháp và của tăng nên so sánh như đã giải trong pháp niệm Đức Phật.
Niệm Giới: Quả bực thấp của pháp niệm Giới có 9: 1) có sự tôn kính trong sự học hỏi về giới; 2) lìa khỏi các kinh khủng, nhứt là sự lo sợ về điều chê trách, rằng là người không tốt; 3) thấy sợ trong tội lỗi dù là điều nhỏ nhen; 4) càng có đức tin trong giới; 5) càng có trí nhớ trong giới; 6) càng có trí tuệ phân biệt giới; 7) càng có tâm trong sáng; 8) càng có sự vừa lòng trong giới; 9) được sanh trong cảnh vui. Quả báo cao là sẽ đắc cận định. Quả báo của phép niệm bố thí có 7: Quả bực thấp có 6: 1) càng ưa thích trong việc bố thí; 2) không giấu giếm trong việc xan tham; 3) có lòng bác ái đến kẻ khác; 4) có sự dạn dĩ trong nơi đô hội, là không lo ngại bị kẻ khác chê trách rằng là người bỏn xẻn; 5) càng có tâm thỏa mãn; 6) được sanh trong cảnh vui. Quả báo cao là cận định. Quả báo của đề mục Niệm Pháp làm cho người trở thành chư thiên: Quả bực thấp có 7: 1) là người đáng thương yêu của chư thiên; 2) càng có đức tin; 3) càng có trí nhớ; 4) càng có trí tuệ; 5) càng có tâm trong sang; 6) cáng thích ý; 7) được sanh trong cảnh vui. Quả báo cao là đắc cận định.
Quả báo của pháp niệm sự chết có 10: Quả bực thấp có 9: 1) Không sa mê trong sự sống, là không trầm tỉnh rằng là được sanh tồn lâu dài, có tâm hăng hái, cần mẫn làm các việc lành để dành; 2) Không ưa mến, kích thích trong sự đặng, sự có; 3) Dứt bỏ điều sa mê trong sự sống; 4) Vừa lòng lau chùi các tội lỗi; 5) Không sa đắm trong tài sản; 6) Không hà tiện (chỉ thấy bụng mình); 7) Sẽ nhận thức trong pháp vô thường của ngũ uẩn, là nhận biết sự khổ, và rõ rằng cái chi cũng chẳng phải của ta thật; 8) Đến lúc hấp hối sẽ không sợ chết; 9) Sau giờ mạng chung sẽ được sanh trong nhàn cảnh. Quả bực cao là cận định.
Quả báo thấp của pháp niệm vật xấu xa, đáng gớm trong thân thể, là nhẫn nại đối với sự thương, ghét, là không ưa thích và ghét bỏ trong thân thể thái quá. Quả báo cao là đắc tứ thiền, lục thông.
Quả báo bực thấp của pháp niệm số tức quan có 8: 1) ngủ cũng vui, không vùng vẫy; 2) khi thức cũng vui là được nhẹ nhàng, thơ thới; 3) có thân thể ôn hòa bình tĩnh; 4) có sự hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi; 5) đáng cho người tín nhiệm; 6) có khí chất chơn chánh phi thường; 7) Là nơi thương yêu của quần chúng; 8) Được sanh trong cảnh vui. Quả báo cao là đắc Ala-hán quả.
Quả báo của pháp niệm Niết-bàn bực thấp có 8: 1) ngủ được yên vui; 2) thức dậy cũng yên vui; 3) thân hình bình tĩnh ôn hòa; 4) có sự hổ thẹn và ghê sợ điều ác; 5) đáng cho kẻ khác tín nhiệm; 6) có khí chất tốt đẹp phi thường; 7) là nơi thương yêu của quần chúng; 8) được sanh trong cảnh vui. Quả báo cao là đắc cận định.
Quả báo của pháp niệm đức từ ái có 10: 1) ngủ cũng vui, là không ngáy; 2) thức cũng vui, không áy náy, lo lắng, nghi ngờ; 3) không nằm mộng xấu xa; 4) là nơi thương yêu của phần đông người; 5) là nơi vừa lòng của phi nhơn; 6) được chư thiên hộ trì; 7) không có bị nạn lửa, thuốc độc, thương tích vì võ khí; 8) tâm vững vàng mau lẹ, là khi phát tâm du dự không quả quyết do một nhân nào, bèn trở ý quyết định bền chắc liền được; 9) có sắc mặt trong sáng tươi cười; 10) không mê lầm trong khi hấp hối.
Quả báo của pháp niệm đức bi[14], đức hỷ, đức xả cũng như tu trong pháp niệm đức từ.
Quả báo của pháp niệm thực phẩm ô trọc tưởng: Bực thấp có 2: 1) Sẽ làm cho không ham ăn; 2) Không cho làm việc xấu vì thực phẩm và không cho hiểu rằng thân thể được mạnh do thực phẩm là xinh đẹp, đáng yêu, dầu có mến cũng chẳng mê lầm, không ngấm, không chìm trong thế lực của sự trìu mến, không sa đắm làm điều tội lỗi nhứt là vì sự quá yêu thương. Quả báo cao là cận định, đè nén 5 pháp cái cho đến A-la-hán quả.
Pháp phân biệt đề mục tứ đại.
Có 2 phương pháp là tóm tắt và giải rộng: 1) cách tóm tắt để cho hành giả có nhiều trí tuệ; 2) pháp giải rộng về phần người kém trí tuệ.
Bậc có nhiều trí tuệ phải hành theo dưới đây: sau khi an cư trong nơi thanh vắng rồi, cần niệm trong trí rằng: “Ở trong thân thể ta chỉ có tứ đại đất, nước, lửa, gió thôi”; phải quán tưởng thường thường như vậy. Lại nữa, người có nhiều trí tuệ nên chỉ ghi nhớ cái tướng của tứ đại rằng: “Cái chi có tướng mềm hoặc cứng, cái đó là chất đất; cái nào có tướng ướt, thấm, cái đó là chất nước; cái chi có tướng ấm hoặc nóng, cái đó là chất lửa; cái chi có tướng phất phơ, cái đó là chất gió”, như vậy.
Phần hành giả ít trí tuệ nên dùng cách thức giải rộng, chú tâm phân biệt tứ đại theo 42 bộ phận trong thân thể rằng: trong thân thể có: 1) 20 chất đất: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy trong xương, vakkam[15], tim, gan, màng bao ruột, dạ dày, phổi, ruột già, ruột non, thực phẩm mới, thực phẩm cũ, tủy trong óc; 2) 12 chất nước: mật, đàm, mủ, máu, mỡ đặc, mồ hôi, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nhớt, nước tiểu; 3) 4 chất lửa: lửa làm cho châu thân nóng đều; lửa làm cho thân thể già yếu; lửa làm cho thân thể ấm áp; lửa làm cho thực phẩm tiêu hóa; 4) 6 chất gió: gió quạt lên trên; gió quạt xuống dưới; gió quạt vận ở ngoài dạ dày; gió quạt trong dạ dày; gió quạt đều trong châu thân; gió thở ra hít vô.
Lại nữa, phải chú tâm phân biệt tứ đại theo 4 phương pháp: là theo chi tiết tóm tắt ngay chất đó, theo cách thức chia chi tiết của chất đó, theo tướng tóm tắt ngay chất đó, theo sự chia tướng của chất đó. Nghĩa là:
1. Tiếng nói ‘theo chi tiết tóm tắt ngay chất đó’ ám chỉ rằng: phải chú tâm phân biệt, ghi nhớ tình trạng mềm hoặc cứng trong 20 bộ phận chỉ là chất đất, là trong thân thể này có 20 chất đất: tóc là chất đất, lông là chất đất như vậy cho đến đều đủ 20 chất đất, rồi niệm phân biệt chất nước, chất lửa, chất gió tiếp theo thứ tự.
2. Tiếng nói ‘theo sự chia chi tiết của các chất đó’ là chia cho thấy 32 bộ phận nhứt là: tóc, lông, móng, răng, da có ở trong thân thể chúng ta, phần nào có màu sắc, có hình trạng, có phương hướng ra sao? Là trú ở phía cao, phía thấp của phần thân thể thế nào? (từ lỗ rún trở lên về phần cao, dưới lỗ rún sấp xuống về phần dưới), và có nơi trú ở tại đâu? Có sự phân biệt miền phía cao và phía thấp như thế nào v.v…? Khi đã phân biệt màu, hình trạng, phương hướng, nơi trú, miền của 32 bộ phận được rồi, cần nhớ chia 32 bộ phận đó, vì là cái không nhận biết nhau là phải nhớ rằng: với da bao đầu riêng mình cũng không nhận biết nhau, là: tóc cũng không biết rằng mình sanh, ở nơi da bao đầu, da bao đầu cũng không rõ tóc sanh ở nơi mình. Cả hai thể là tóc và da bao đầu đó, là cái riêng nhau, không nhận thức nhau, không có tâm thức, không tốt, không xấu, chỉ là chất thôi, chẳng phải là người, thú chi đấu, như vậy. Phải nhớ nghĩ như thế đó, cho đều đủ 32 bộ phận rồi, quán tưởng chia chất lửa, chất gió ra, do phương pháp như đã giải.
3. Tiếng nói ‘theo tướng tóm tắt ngay chất đó’ là quán tưởng tướng của chất bằng tóm tắt rằng: cả 20 thể có tướng mềm hoặc cứng toàn là chất đất; cả 12 tướng cái có tướng ướt át, thấm thía đều là chất nước; cả 4 cái có tướng nóng đều là chất lửa; cả 6 cái có tướng phất phơ đều là chất gió như vậy.
4. Tiếng nói ‘theo sự chia tướng của chất đó’ là phải nhớ nghĩ phân cái tướng mỗi chất ra cho điều đủ bộ phận rằng: tóc là chất đất có tướng mềm hoặc cứng, một loại; lông là chất đất có tướng mềm dẻo hoặc cứng, một loại; móng là chất đất có tướng mềm hoặc cứng, một loại; răng là chất đất có tướng cứng, một loại; da là chất có tướng mềm hoặc cứng, một loại, nhứt là như thế đó.
Hành giả cần phải học tập thêm theo điều mục phân biệt đất cho thông hiểu chơn chánh rồi mới nên hành.
Quả báo của pháp quán tưởng phân biệt tứ đại:
Bực thấp 4 quả báo: 1) sẽ dứt sự cố chấp rằng là: người, thú, gái, trai, chỉ thấy là tứ đại thôi; 2) sẽ không biết sợ cái chi, nhứt là không kinh khủng đối với thú dữ, ma, quỷ; 3) không thương ghét trong cảnh giới xinh đẹp hoặc xấu xa; 4) thác rồi sẽ sanh trong nhàn cảnh.
Bực cao có 2: 1) đắc cận định; 2) đến Niết-bàn, sau khi cận định có mãnh lực rồi hành pháp minh sát.
Đáp câu hỏi thứ tám: Quả báo của thiền định. Đây chỉ tóm tắt đại khái về sự đáp câu hỏi thứ tám rằng “thiền định tốt đẹp như thế nào?”
Đáp: Thiền định tốt đẹp như vầy:
1) Ở được yên vui trong hiện tại, là nhận biết có nhiều hạnh phúc, thân tâm phi thường, vì không có cái chi làm cho tâm bối rối, tâm hằng trong sáng, không lờ mờ, âm u, không tức giận, khó chịu, uất ức vì 5 pháp cái là: thương, ghét, lười biếng, phóng tâm, hoài nghi trong điều lành, dữ.
2) Là nơi sanh trí tuệ, là khi tâm đỉnh rồi thì thường có sự hiểu biết, có thể soi thấu nhân quả theo chơn lý, có tình trạng như nước im (không động), chúng ta có khả năng nhận rõ các vật trong nước được.
3) Đắc lục thông (abhiññā), tiếng abhiññā dịch là ‘thông minh xuất chúng’, là sự hiểu biết cao siêu về phần thế gian có 5 là: hiện thân thông[16], nhãn thông, nhĩ thông, túc mạng thông, sanh tử thông.
4) Được sanh trong cõi vui, là nếu đắc cận định thì thọ sanh trong 6 dục thiên; nhập định sẽ sanh 1 trong 20 cõi sắc giới, vô sắc giới.
5) Nhập diệt thọ tưởng định được.
Cả 5 quả báo đã giải trên là điều tốt đẹp phi thường của thiền định bực cao.
Về phần quả báo thấp của thiền định, là chỉ có tâm định vững, cho thành tựu được các việc; vì người đã đắc cận định hằng có tâm lực, như giọt nước chảy ngay một đường, không có chi trở ngại, giọt nước đó có mãnh lực thế nào, người có tâm định cũng có tâm lực như thế đó.
Dứt nền tảng Phật giáo thứ nhì tóm tắt bấy nhiêu.
Nền tảng Phật giáo thứ ba nói về trí tuệ, trí tuệ gọi là nền tảng Phật giáo thứ ba, cũng vì có 9 nguyên nhân, giống như nền tảng thứ nhứt và thứ hai, song cao hơn là:
1) Vì trí tuệ là điều nên học hỏi, là nên học cho biết rồi hành theo cho được, tiếp theo thiền định. Giải rằng: Khi tu thiền định rồi nên hành trí tuệ cho phát sanh, là phần thứ ba.
2) Vì trí tuệ làm cho các lời dạy khác của Phật tốt đẹp chơn chánh trong phần cuối cùng. Giải rằng: các Phật huấn khác sáng chói trong thế gian cũng vì có người làm cho trí tuệ phát sanh, là khi có người tu theo Phật huấn rồi, đắc trí tuệ là điều chỉ cho đời thấy được rằng: các lời dạy của Ngài toàn là quý báu chơn chánh, là lời dạy cho sanh sự hiểu rõ đến thế gian, hẳn thật.
3) Vì trí tuệ (nói về phép minh sát) cho đắc 4 giác phân tích[17]: là sự tinh thông trong quả, nhân, các tiếng, sắc xảo.
4) Vì trí tuệ là phương pháp cho đi trong đường giữa, là đường không quá vui, không quá khổ. Giải rằng: đường dục là đường vui, đường khổ hạnh là đường khổ, về phần đường có 8 chi (bát chánh đạo) là trung đạo, không vui, không khổ; trí tuệ là phương pháp làm cho đi theo trung đạo.
5) Vì trí tuệ làm cho lìa cõi cao, là sắc giới và vô sắc giới.
6) Vì trí tuệ làm cho dứt được phiền não vi tế là vô minh, chắc chắn.
7) Vì trí tuệ trừ hết phiền não dính chắc trong tâm (thành thói quen).
8) Vì trí tuệ làm cho rời tất cả loại tà kiến, hẳn thật.
9) Vì trí tuệ làm cho đắc quả cuối cùng là A-la-hán quả.
Do 9 nguyên nhân đó nên bậc trí tuệ mới gọi trí tuệ là nền tảng Phật giáo thứ ba.
1) Kā paññā: Tiếng trí tuệ nói về cái chi?
2) Kenatthenapaññā: Gọi là trí tuệ có ý nghĩa thế nào?
3) Kānassa lakkhanarasa paccuppatthānapadaṭhānāni: Tiếng trí tuệ đó có tướng, sự, điều rõ rệt và nơi sanh thế nào?
4) Katividhāpaññā: Trí tuệ có mấy loại?
5) Kathaṃbhāvetabbā: Thế nào làm cho trí tuệ phát sanh được?
6) Paññābhāvanāya: Cái chi là quả báo của trí tuệ (nghĩa là tiếng trí tuệ xinh đẹp thế nào?)
Đáp câu hỏi thứ nhứt: Trí tuệ có nhiều loại, song, khép là nền tảng Phật giáo đây, ám chỉ lấy trí tuệ là sự hiểu biết phân minh, gồm có thiện tâm, gọi theo Phạn ngữ là Vipassanānāna dịch là Minh sát (nhờ xem xét mà được sáng suốt).
Đáp câu hỏi thứ hai: Trong tiếng hỏi rằng ‘gọi là trí tuệ có ý nghĩa thế nào đó?’ Đáp: có nghĩa là thông hiểu là hiểu suốt các pháp, nếu chưa hiểu suốt, không gọi là trí tuệ, nên gọi bằng cách khác, là gọi tưởng (saññā) hoặc thức (viññāna) có lời giải như vầy:
Sự biết cảnh giới là chỉ biết rằng vật này xanh hay vàng… song, không thấu đến tướng của các vật đó rằng là vật không bền, là khổ, là vô ngã, gọi là ‘tưởng’. Sự rõ cảnh giới là biết rằng cái này là vật xanh hoặc vàng và hiểu biết cái tướng của những vật đó nữa, rằng là vật vô thường, khổ não, vô ngã nhưng không có khả năng cho thành đạo, quả được; sự hiểu biết như đây thuộc về ‘thức’ (viññāna). Về phần nhận biết cảnh giới, là hiểu rằng cái này là vật xanh hoặc vàng, biết cái tướng của các vật đó đều là vô thường, khổ não, vô ngã, thêm có thể cho đạt Thánh đạo, Thánh quả nữa; sự thông rõ cách như đây gọi là trí tuệ (pañña) là ‘minh sát tuệ’ (vipassanānāna) bao hàm thiện tâm. Thí dụ ‘tưởng’ như trẻ con biết rõ bạc; ‘thức’ như dân quê không có sự kinh nghiệm trong bạc; ‘trí tuệ’ như quan ngân khố chuyên môn trong bạc, lãnh trách nhiệm là người quản khố. Khi ba người đó thấy bạc vào, thì có sự hiểu biết thô hiển và vi tế khác nhau từng bực, thế nào ‘tưởng’, ‘thức’ và ‘tuệ’ hằng có nhiệm vụ biết thô hiển và vi tế hơn nhau vậy.
Lại nữa, sự hiểu bằng ‘tưởng’ thuộc về tâm nghĩ nhớ; sự biết bằng ‘thức’ thuộc về sự hiểu trong khi tiếp xúc các cảnh giới bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm, song không thông suốt, không chuyên môn trong những vật đó hoặc trong cảnh giới đó.
Phần trí tuệ nhận thức bằng sự kinh nghiệm là thông rõ các nhân quả rằng: vật này có nhân và quả thế nào?
Đáp câu hỏi thứ ba: Trong lời hỏi: Trí tuệ có tướng, vị, điều rõ rệt, nơi sanh thế nào đó. Có lời đáp rằng: Sự soi thấu là hiểu rõ đến cái tự nhiên của ngũ uẩn trong đời, là tướng của trí tuệ; sự chùi lau cái tối tăm, là si mê che án trạng thái các pháp, không cho thấy rõ chơn tướng của sự vật là vị của trí tuệ, là nhiệm vụ của trí tuệ; sự không kinh ngạc, dốt nát là điều rõ rệt của trí tuệ; sự trú tâm vững chắc là định tâm, là căn sanh của trí tuệ, nghĩa là trí tuệ phát sanh được cũng do thiền định. Giải rằng: khi tâm yên lặng mới sanh trí tuệ, thí như nước im mới thấy rõ những vật trong nước, hoặc nói một lẽ nữa: khi tâm xao động, vì sự vừa lòng và ghét giận trong giờ nào, thì trí tuệ không sanh, ví như nước trong lu mà người ta mới quậy, khi nước còn xáo động, chưa im, chưa trong, thì khó thấy rõ cái chi dưới đáy lu, trừ khi nước trong lu đứng im và trong sạch rồi, mới xem thấy các vật có ở trong lu; nhân đó mới giải rằng thiền định là nhân sanh trí tuệ. Đáp câu hỏi thứ tư: Trí tuệ có mấy loại?
Đáp: Nếu giải theo tướng của trí tuệ thì chỉ có một là ‘hiểu thấu trạng thái các pháp theo chơn lý’, nhưng nếu giải theo phương pháp của trí tuệ, thì có nhiều loại, chia thành phần 2, 3, 4 như sẽ giải dưới đây là:
Trí tuệ phần 2. Ý nghĩa thứ nhứt: lokīyapaññā: trí tuệ trong đời; lokuttarapaññā: trí tuệ ngoài đời. Ý nghĩa thứ hai: sāsavapaññā: trí tuệ có āsava[18]; anāsāvapaññā: trí tuệ không có āsava. Ý nghĩa thứ ba: nāmavavaṭṭhāpanapaññā: trí tuệ phân biệt danh; rūpavavaṭṭhāpanapaññā: trí tuệ phân biệt sắc. Ý nghĩa thứ tư: somanassasahaggatapaññā: trí tuệ bao hàm hoan hỷ; upekkhāsahaggatapaññā: trí tuệ bao hàm vô ký. Ý nghĩa thứ năm: dassanabhūmipaññā: trí tuệ bực hiểu thấy; bhāvanābhūmipaññā: trí tuệ bực đào luyện. Lời giải về trí tuệ phần thứ nhì:
Ý nghĩa thứ nhứt: Tiếng nói ‘trí tuệ trong đời’ là trí tuệ gồm có phàm đạo, thuộc về thế gian là trí tuệ trong đường đời. Tiếng nói ‘trí tuệ ngoài đời’ là trí tuệ bao hàm Thánh đạo là trí tuệ xuất thế.
Ý nghĩa thứ hai: Tiếng nói ‘trí tuệ không có āsava’, phiền não là cảnh giới, là trí tuệ cố chấp các phiền não là cái chăm giữ, thuộc về trí tuệ của tất cả phàm nhơn.
Ý nghĩa thứ ba: Câu ‘trí tuệ phân biệt danh’ nói về trí tuệ chia danh pháp là thọ, tưởng, hành, thức là cảnh giới do cách quán tưởng cho thấy rằng có trạng thái ra sao, theo căn cứ phép minh sát. Câu ‘trí tuệ phân biệt sắc’ nói về trí tuệ chia sắc pháp, sắc thân ra cảnh giới theo căn cứ phép minh sát.
Ý nghĩa thứ tư: Câu ‘trí tuệ gồm có hoan hỷ’ nói về trí tuệ vui mừng trong việc lành, trong cõi dục, có ngũ dục là cảnh giới. Hoặc giải một lẽ nữa, là điều thiện cho thọ sanh trong dục giới (cõi người và cõi trời). Câu ‘trí tuệ bao hàm vô ký’ nói về trí tuệ có trong tâm của bậc đắc tứ định (thiền xuất thế).
Ý nghĩa thứ năm: Câu ‘kiến xứ trí tuệ’ nói về trí tuệ thấy rõ xuất thế, pháp bậc đầu đà là bậc Tu-đà-huờn đạo. Câu ‘trí tuệ bậc đào luyện’ nói về bậc trí tuệ rèn tập ba Thánh pháp phần cuối cùng là bậc Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.
Trí tuệ phần thứ ba Ý nghĩa thứ nhứt: cintā mayapaññā: trí tuệ kết quả do sự tưởng nghĩ; sutāmayapaññā: trí tuệ kết quả do sự nghe thấy; bhāvanāmayapaññā: trí tuệ thành tựu do sự đào luyện. Ý nghĩa thứ hai: parittārammaṇapaññā: trí tuệ có cảnh giới ít; mahaggatārammaṇapaññā: trí tuệ có cảnh giới nhiều; appamāmārammanapaññā: trí tuệ có cảnh giới vô lượng. Ý nghĩa thứ ba: āyakosallapaññā: trí tuệ sáng trí trong đường tiến hóa; apāyakosallapaññā: trí tuệ sáng trí trong đường hư hoại; upāyakosallapaññā: trí tuệ sáng trí trong phương pháp. Ý nghĩa thứ tư: ajjhattabhinivesāpaññā: trí tuệ trụ vững trong phía trong; bahiddhābhinivesāpaññā: trí tuệ trụ vững trong phía ngoài; ajjhattābhiddhābhinivesāpaññā: trí tuệ trụ vững cả phía trong và phía ngoài.
Lời giải về trí tuệ phần thứ ba:
Ý nghĩa thứ nhứt: Câu ‘trí tuệ kết quả do sự tưởng, nghĩ’ nói về trí tuệ phát sanh do sự suy nghĩ của mình, là sự thông suốt trong điều mình làm, mình nói, không nương theo sự nghe, hay lời dạy bảo cuẩ kẻ khác. Câu ‘trí tuệ thành tựu do sự nghe’ nói về trí tuệ phát sanh nương theo sự thính pháp, học hỏi, hoặc bắt chước kiểu mẫu của người. Câu ‘trí tuệ kết quả do sự đào luyện’ nói về trí tuệ phát sanh do sự rèn tập theo phương pháp mà mình đã suy nghĩ hoặc đã nghe rồi. Ám chỉ rằng khi đã suy nghĩ và nghe rồi tinh tấn trong các pháp đã nghĩ và đã nghe.
Ý nghĩa thứ hai: Câu ‘trí tuệ có cảnh giới ít’ nói về trí tuệ cõi dục là sự hiểu biết ngũ uẩn ở trong dục giới. Câu ‘trí tuệ có cảnh giới nhiều’ nói về trí tuệ cõi sắc và vô sắc, là sự hiểu biết ngũ uẩn trong cõi sắc và vô sắc. Câu ‘trí tuệ có cảnh giới vô lượng’ nói về trí tuệ bậc xuất thế, là cõi có Niết-bàn là cảnh giới.
Ý nghĩa thứ ba: Câu ‘trí tuệ là sự sáng trí trong đường tiến hóa’ nói về sự hiểu biết trong biệc lành, trong đường tấn hóa. Câu ‘trí tuệ là sự sáng trí trong đường hư hại’ nói về sự hiểu biết trong đường không tốt, không tiến hóa, tức là sự hiểu biết điều tiêu hoại của ngũ uẩn. Câu ‘trí tuệ là sự sáng trí trong phương pháp’ nói về sự thông hiểu trong cách thức làm cho kết quả lành, hoặc thành tựu công việc.
Ý nghĩa thứ tư: Câu ‘trí tuệ bền chắc trong phía trong’ nói về trí tuệ quán tưởng ngũ uẩn của mình là cảnh giới, là suy gẫm thân thể của mình theo căn cứ pháp minh sát. Câu: ‘trí tuệ vững chắc trong phía ngoài’ nói về sự trầm tư ngũ uẩn của người khác, là cảnh giới, là sự nghĩ ngợi thân thể của người khác theo căn cứ pháp minh sát. Câu: ‘trí tuệ kiên cố cả phía trong và phía ngoài’ nói về trí tuệ yên tịnh suy nghĩ cả ngũ uẩn của mình và của người khác là cảnh giới theo căn cứ pháp minh sát.
Trí tuệ phần thứ tư:
Ý nghĩa thứ nhứt: dukkhasaccapaññā: trí tuệ nghĩ ngợi khổ đế; dukkhasamudhapaññā: trí tuệ quán tưởng tập đế; dukkhanirodhapaññā: trí tuệ mặc tưởng diệt đế; dukkhamirodhagāmīnīpaṭipadepaññā: trí tuệ trầm tư đạo đế. Ý nghĩa thứ hai: atthapaṭisambhidāpaññā: trí tuệ tinh thông trong lý luận; dhammapaṭisambhidāpaññā: trí tuệ tinh thông trong pháp; niruttipaṭisambhidāpaññā: trí tuệ tinh thông trong tiếng nói; paṭibhāṇapaṭisambhidāpaññā: trí tuệ tinh thông trong sự sắc xảo.
Lời giải về trí tuệ phần thứ tư:
Ý nghĩa thứ nhứt: Câu ‘trí tuệ nghĩ ngợi khổ đế’ nói về trí tuệ suy nghĩ khổ đế, hiểu suốt trong khổ đế được chu đáo, về phần trí tuệ thứ 2, 3, 4 không được giảng nên so sánh với ý nghĩa thứ 1 như đã giảng, gồm có ý nghĩa rèn tập phép Tứ diệu đế.
Ý nghĩa thứ hai: Câu ‘trí tuệ thông suốt trong lý luận’ nói về trí tuệ: tinh thông trong các pháp từ các nhân mà sanh, tinh thông trong yếu điểm của một vấn đề mà người đã phát biểu, tinh thông trong sự kết quả, tinh thông trong sự hành vi. Câu ‘trí tuệ tinh thông trong tiếng nói’ tức là trí tuệ thông hiểu trong ngũ căn, là phạm ngữ. Câu ‘trí tuệ tinh thông trong sự sắc xảo’ tức là trí tuệ hiểu biết rành rẽ trong tất cả ngũ uẩn, thông suốt bằng cách cấp tốc.
Bốn trí tuệ tinh thông đó chia ra làm hai là: hữu học đảng cấp nói về bậc hữu học (Tuđà-huờn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm); vô học đảng cấp thuộc về A-la-hán. Bốn trí tuệ tinh thông đó, được hoạt bát do 5 phương pháp: đắc A-la-hán, học Phật ngôn, chú tâm nghe pháp, tra hỏi những điều hoài nghi, thường hay rèn tập trong pháp minh sát.
Lẽ nữa, là tinh thông lưu loát trong 8 nhân là: rèn tập trong pháp minh sát, năng nghe pháp, thông biết trong các thứ tiếng, năng học Phật ngôn, hay hỏi, đắc đạo quả, nương theo chơn sư, gần bạn lành.
Đáp câu hỏi thứ năm: Thế nào làm cho trí tuệ được phát sanh?
Đáp: Phải hành theo 3 nguyên tắc như sau đây. Ba nguyên tắc làm cho phát sanh trí tuệ là: phải làm căn bản của trí tuệ cho chơn chánh, phải làm nguồn của trí tuệ cho chơn chánh, phải làm thân của trí tuệ cho chơn chánh.
Câu ‘căn bản của trí tuệ’ nói về pháp sanh trí tuệ nhứt là Ngũ uẩn (Khandha), Lục nhập (Āyatana), Ngũ căn (Indriya), Tứ diệu đế (Sacca), Thập nhị duyên khởi (Paṭiccasamapāda).
Câu ‘nguồn cúa trí tuệ’ nói về hai pháp là: giới (sīla), định (samadhi). Nhưng về phần giới và định tinh khiết gọi theo Phạm ngữ là giới tinh khiết (silavisuddhi) và định tinh khiết (cittavisuddhi).
Tiếng ‘thân của trí tuệ hoặc vọng của trí tuệ’ nói về 5 pháp là: kiến tinh khiết, vô nghi nhân duyên tinh khiết, kiến đạo vô đạo tinh khiết, đạo tuệ kiến tinh khiết, tuệ kiến tinh khiết. Lời giải về 5 pháp tinh khiết như vầy: Câu ‘kiến tinh khiết’ gọi theo Phạm ngữ là diṭṭhivisuddhi tức là sự hiểu rõ danh và sắc bằng cách rõ rệt. Câu ‘vô nghi nhân duyên tinh khiết’ gọi theo Phạm ngữ là kaṅkhāvitara visuddhi tức là sự hoài nghi trong nhân duyên của danh và sắc, có trong hiện tại, quá khứ, vị lai, do sự phân biệt được nhân duyên của danh và sắc rằng: nhân duyên do danh và sắc sanh diệt liên tiếp. Câu ‘kiến đạo vô đạo tinh khiết’ gọi theo Phạm ngữ là maggāmagganānadassanavisuddhi, tức là sự hiểu rõ 10 minh sát tùy phiền não là: ánh sáng, biết, no lòng, yên tâm, an lạc, tín ngưỡng, tinh tấn, định tâm, xả, vừa lòng phi thường. Trong vipassana[19] có giải rằng: khi 10 pháp đó sanh lên rõ rệt, có năng lực làm cho hành giả hiểu rằng: ta đã đắc đạo quả rồi, hoặc lầm tưởng đó là chánh đạo. Khi nhận thức rằng 10 phép đó chỉ là dụ hoặc thôi, đến khi được rõ như vậy mới gọi là hiểu trong sạch ‘đạo không phải đạo’ của sự hành theo căn cứ vipassana. Câu ‘đạo tuệ kiến tinh khiết’ gọi theo Phạm ngữ là paṭipadānānadassanavisuddhi, tức là minh sát tuệ thứ 9 là saccānulomikaṅāna[20]. Câu ‘tuệ kiến tinh khiết’ gọi theo Phạm ngữ là Nanadassanavisuddhi, tức là sự hiểu biết trong sạch trong Tu-đà-huờn đạo, Tư-đà-hàm đạo, A-na-hàm đạo, A-la-hán đạo.
Giải về phương pháp hành theo 3 nguyên tắc.
Câu ‘phải làm căn bản của trí tuệ cho chơn chánh’ là phải học và hỏi cho thông hiểu trong 5 căn pháp của trí tuệ như đã có giải rồi, cho hiểu được chơn chánh. Câu ‘phải làm nguồn trí tuệ cho chơn chánh’ là phải tu giới cho trong sạch, định tâm cho vững chắc y theo phương pháp đã giảng trong nền tảng Phật giáo thứ 1 và thứ 2, rồi mới nên làm thân hoặc gọng của trí tuệ, là 5 pháp tinh khiết như đã giải tóm tắt, cho phát sanh lên. Câu ‘phải làm cho thân của trí tuệ cho chơn chánh’ là 5 pháp tinh khiết cho kết quả từng bậc như dưới đây.
Phương pháp sanh kiến tinh khiết (diṭṭhivisuddhi).
Phương pháp làm cho sanh kiến tinh khiết (diṭṭhivisuddhi) là sự thông hiểu trong sạch làm cho sanh sự hiểu biết trong sạch đến hành giả tu pháp chỉ quán, cho đến khi được kết quả là đắc thiền. Sau khi phân biệt chi thiền và pháp liên can chi thiền cho biết, nhứt là cái tướng và trách nhiệm của chi thiền và pháp quan hệ của chi thiền. Khi đã phân biệt rồi, cần phải quan sát 5 điều của chi thiền và pháp liên can với chi thiền. Cả thảy toàn là danh pháp và phải nghĩ liên tiếp rằng các danh pháp đó nương với cái chi? Khi thấy rằng nương với sắc thì có trong sắc pháp, rồi phải nhận thức rằng: các pháp có tướng tiêu diệt toàn là sắc pháp. Điều dạy phải hành như thế cho đúng theo chơn lý của sự quán tưởng trong danh pháp và sắc pháp, ví như người gặp rắn trong nhà rồi tìm chỗ ở của rắn. Điều thí dụ đây chỉ cho thấy rằng: khi rõ danh pháp rồi phải tìm nơi trú của danh pháp.
Phần hành giả tu minh sát khi muốn hành cho ‘sự hiểu biết trong sạch phát sanh’ dạy phải dùng: 4 dhātu (tứ đại); 18 dhātu (6 căn, 6 trần,6 thức); āyatana (duyên (sanh tội phước) hoặc nơi trú của tâm và tâm sở (lục nhập); ngũ uẩn. Và quán tưởng theo ý nghĩa cho đến khi dứt sự phỏng đoán rằng: người, thú, thấy danh và sắc chỉ là dhātu, āyatana, khandha. Tỉnh trí chú tâm trong vô si mê xứ (asammohabhumi) là chỗ không hiểu lầm, tưởng quấy mới gọi kiến tinh khiết, là sự hiểu biết trong sạch.
Phương pháp làm cho dứt sự hoài nghi (kaṅkhāvitaranavisuddhi).
Trong phương pháp này dạy hành giả phải quán tưởng tìm cho thấy nhân duyên của danh sắc. Phải làm giống như y sĩ tìm căn bịnh hoặc như người có tâm từ bi, thấy đứa bé bị bỏ ở bên đường, họ nghĩ nhớ đến cha mẹ đứa bé đó rằng: trẻ này là con của ai hả? Cách thức quán tưởng đó phải quán sát rằng: danh và sắc này phải có nhân duyên, không phải, nhứt là cái sanh lên trong hoa sen hoặc trong ngọc Mani, là cái sanh trong lòng mẹ. Khi đã xét như thế đó sẽ bắt lấy được nhân duyên của các sắc, là nhận thấy được rằng: vô minh (avijjā), ái dục (taṇhā), thủ (upādāna), nghiệp (kamma), thực phẩm (āhāra) là 5 nhân duyên danh sắc, 6 cửa, 6 cảnh giới là duyên của danh.
Lại nữa duyên cho sanh danh và sắc là: vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa). Theo lời Phật thuyết để trong thập nhi duyên khởi (paticcasamupāda). Lẽ nữa, nhân và duyên của danh sắc đó nói về 5 pháp vô minh, hành, ái dục, thủ, hữu (nói về tác ý nghiệp).
Hơn nữa, duyên của danh và sắc nói về 4 nghiệp: nghiệp cho quả hiện tại (hành do tác ý đầu tiên), nghiệp cho quả trong kiếp thứ nhì (hành bằng tác ý thứ 7)[21], nghiệp cho quả trong kiếp sau sau (hành bằng tác ý thứ 5), nghiệp không cho quả (hành do tác ý đầu không có thể cho quả hiện tại). Thêm nữa nói về 4 nghiệp là: 1) nghiệp nặng: nói về ngũ nghịch đại tội; 2) nghiệp nhiều: đã làm nhiều rồi; 3) nghiệp gần: nghiệp mà người nhớ được trong giờ hấp hối; 4) nghiệp có thể cho thọ sanh trong khi không có 3 nghiệp trên.
Lại nữa nói về 4 nghiệp là: 1) nghiệp cho thọ sanh (là nghiệp sanh ngũ uẩn trong cõi dục sắc và vô sắc); 2) nghiệp hộ trợ (là nghiệp cho sanh sự vui, khổ đến ngũ uẩn trong 3 cõi); 3) nghiệp hại là hại cái khổ và cái vui mà các nghiệp khác đã cho sanh; 4) nghiệp sát (là nghiệp giết quả của nghiệp khác). Khi nắm lấy được duyên cho sanh danh và sắc, như đã giải theo các ý nghĩa đó, rồi sẽ được dứt sự hoài nghi trong danh và sắc rằng: cái chi cho danh và sắc sanh? Và hết ngờ rằng : danh và sắc quá khứ hoặc vị lai có hay không, hoặc có ngay trong hiện tại, cũng không còn tin trong 62 tà kiến và sự hiểu lầm của các vị giáo sư khác rằng: danh và sắc là trường tồn.
Được thấy như thế đó mới gọi là dứt hoài nghi (kaṅkhāvitaranavisuddhi).
Phương pháp làm cho sanh ‘đạo vô đạo tuệ kiến tinh khiết’ (Maggāmagganānadassavisuddhi).
Phương pháp này dạy phải hành theo phương pháp minh sát.
Nói về 3 phép quan sát phần đầu của minh sát: 1) sự quán tưởng danh và sắc theo mỗi tướng gọi là nātapariññā; 2) dùng danh và sắc để suy xét theo phổ thông tướng (samannalakkhana) theo ý nghĩa, nhứt là sắc không thường gọi là (tīranapariññā); 3) bỏ sự hiểu lầm trong sắc và danh gọi là pahāṇapariññā.
Chú Thích: Nātapariññā là sự phân biệt, nhân duyên của danh và sắc là nhân, cho thấu đến tướng của danh và sắc. Tīranapariññā là nhân làm cho rõ thấu các tướng, tức là sự vô thường là khổ, là không phải của ta. Pahāṇapariññā là sự phân biệt cho thấy rằng: danh và sắc toàn là không thường, là khổ não, vô ngã, rồi bỏ không nên chấp nhận rằng là đáng yêu mến, không nên tạo cho có, không đáng giữ vững. Khi đã phân biệt rõ nhân duyên của sắc và danh, do 3 điều phân biệt như đã giải, cho đến khi được thuần thục rồi, thì hằng có 10 minh sát tùy phiền não (vipassanupatilesa) phát sanh lên và chỉ biết rằng: là minh sát tùy phiền não, rồi tiến hành pháp minh sát. Tu như vậy mới gọi là làm cho sanh đạo hay không phải đạo tuệ kiến tinh khiết - maggāmagganānadassavisuddhi là sự hiểu biết rằng: cái chi là đạo hay không phải đạo.
Đạo hành tuệ kiến tinh khiết (paṭipadānānavisuddhinidesa).
Phép minh sát là đỉnh tột cao, do thế lực của 8 tuệ và tuệ thông rõ vừa đến chơn lý (saccānulomikanāna) thứ 9, là cái tên của đạo hành kiến tuệ tinh khiết (sự trong sạch của trí tuệ thấy biết đạo hành).
Xin giải về 8 tuệ là: 1) udyabbayānupassanānāṇa: trí tuệ quán tưởng thấy cả sự sanh và sự diệt, tức là minh sát, đi theo đường đạo cho đến giải thoát phiền não; 2) kaṅkhānupassanānāṇa: trí tuệ quán tưởng thấy sự diệt; 3) bhayatapatthānānāṇa: trí tuệ quán tưởng thấy rõ ngũ uẩn là cái đáng kinh khủng; 4) ādīnavanupassanānāṇa: trí tuệ quán tưởng thấy tội lỗi; 5) nibbidānupassanānāṇa: trí tuệ quán tưởng thấy sự chán ngán; 6) muṅcitukamyatanāṇa: trí tuệ quán tưởng do mong được giải thoát; 7) paṭisaṅkhānupassanānāṇa: trí tuệ quán tưởng do khảo sát tìm đạo; 8) saṅkhārūpekkhānāṇa: trí tuệ quán tưởng do vô ký trong ngũ uẩn. Tiếng ‘saccānulomikanāna’ thứ 9 đây là cái tên anulomanāṇa. Cho nên hành giả mong thực hành đạo tuệ kiến tinh khiết (paṭipadānānadassanāvisuddhi) cho đầy đủ, nên tinh tấn trong các tuệ đó, từ udyabbayānāṇa đến tuệ thứ 9.
- Phương pháp tiến hành Udyabbayānāṇa là tuệ thứ nhứt. Tiếng udyabbayānāṇa dịch là sự thông hiểu sự sanh và diệt cả danh sắc, dạy phải quán tưởng như vầy, phải suy xét rằng cái chi làm cho không thấy vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng. Khi đã quán tưởng thì sẽ thấy rằng: sự nối tiếp của sắc làm cho không thấy vô thường tướng; sự thay đổi bốn oai nghi không cho thấy khổ tướng; sự cố chấp rằng nguyên một khối hoặc một đống là nhân không cho thấy vô ngã tướng, khi đã thấy như thế rồi quán tưởng sự liên tiếp của sắc và sự ép buộc, là điều khó khăn trong oai nghi và sự phân danh sắc cho lìa khỏi nhau bằng cách chia tứ đại (dhātu). Khi đã làm được như vậy rồi, ba tướng đó sẽ rõ rệt lên và sẽ có trí nhớ vững chắc trong pháp sanh và diệt của danh và sắc được, gọi là kết quả tuệ thứ nhứt.
- Phương pháp tiến hành bhaṅgānupassanānāṇa là tuệ thứ hai. Tiếng bhaṅgānupassanānāṇa dịch là suốt thông điều tan rã tiêu diệt. Cách thức tiến hành dạy phải quán tưởng cái tâm diệt; lấy sắc là cảnh giới rằng là không thường, là khổ, là vô ngã, đáng chán ngán, nên lìa tâm yêu mến, nên dứt tình cảm, không nên cố chấp. Khi đã quán tưởng thường như vậy sẽ thấy sự diệt của tất cả ngũ uẩn, như sự tiêu tan của điện chớp, như bọt nước, gọi là đắc thành tuệ thứ hai.
Tám quả báo của trí tuệ quán tưởng thấy sự tiêu diệt (của ngũ uẩn): bỏ sự thấy trong cõi (đè nén thường kiến), bỏ sự trìu mến trong sanh mạng, thường tinh tấn trong pháp có sự tiến hóa (thiền định, minh sát), nuôi mạng trong sạch, bỏ sự liên can (không bận trong việc nhỏ lớn), lìa sự lo ngại (hết kinh sợ vì không quyến luyến trong cái ta), nhẫn nại và ôn hòa (vì thấy vô thường tướng), nhẫn nại đối với sự ghét, thương (nhẫn nại đối với sự không ưa thích trong chỗ ở thanh vắng và ngũ dục, nghĩa là đè nén được). Nhân đó các bậc tiên sư mới giảng để rằng: bậc trí tuệ thấy rõ 8 đức tính tối thượng đó, hằng quán tưởng bằng trí tuệ thấy sự tiêu diệt, thường thông suốt sự tiêu tan, để đắc pháp bất diệt, như người bị lửa dính nơi chéo y hoặc trên đầu.
- Phương pháp tiến hành bhayatapatthānānāṇa là tuệ thứ ba. Tuệ thứ ba dịch là sự thông hiểu ngũ uẩn là cái đáng sợ. Dạy phải quán tưởng cho nhiều và khi đã hành thâm rồi, sẽ thấy rõ ngũ uẩn quá khứ cũng đã diệt, ngũ uẩn hiện tại cũng đang diệt, ngũ uẩn vị lai cũng sẽ diệt giống nhau. Chỉ có sự quán tưởng thấy như thế đó, và không lo sợ cái chi cả, ví như người nhìn xem ba đống lửa, chính mình không biết sợ và chỉ nghĩ rằng: người ở trong đống lửa sẽ bị khổ nhiều thôi, hoặc ví như người nhìn xem kẻ bị công kích trong ba mũi lao thôi, phần mình chẳng biết lo sợ chi cả. Lời thí dụ đây như thấy ngũ uẩn trong ba đời. Người đắc bhayatapatthānānāṇa chỉ thấy rằng: cả ngũ uẩn trong tâm thế là khổ thôi, phần mình chẳng có điều chi lo sợ cả; cái rõ rệt đáng lo sợ sanh lên đến người có hai: ngũ uẩn và sự động tác của ngũ uẩn. Có lời chú giải rằng: khi người nghĩ đến vô thường, khổ não, vô ngã của các uẩn rồi, ngũ uẩn và sự động tác của ngũ uẩn sẽ rõ rệt, là cái đáng sợ đến mình, là khi người đó nhớ đến sự tan rã của ngũ uẩn. Khi quán tưởng cái khổ thì sẽ thấy ngũ uẩn thường bị đè ép, quán tưởng về vô ngã sẽ thấy rằng ngũ uẩn là cái rỗng không, không có chủ tể. Nếu đã rõ như thế đó, gọi là đắc Thánh tuệ thứ ba.
- Phương pháp tiến triển ādinavanupassanānāṇa là tuệ thứ tư. Tuệ thứ tư này dịch là sự thấy tội. Cách thức tiến tới dạy phải quán tưởng bhayatapatthānānāṇa cho nhiều, và khi đã được tăng gia rồi sẽ rõ rằng: cả ngũ uẩn toàn là cái không đẹp, là thấy các cõi như hầm than lửa, tứ đại như bốn rắn độc, ngũ uẩn như đao phủ thủ, lục nhập nội như nhà hoang, lục nhập ngoại như đạo tặc cướp xóm làng, 9 viññānāthiti, sattāvasa[22] như 11 đống lửa cháy hỏa hào, thấy ngũ uẩn rõ rệt như mụt nhọt, bịnh, lao, đao phủ thủ, rồi sẽ dứt sự yêu mến vừa lòng trong ngũ uẩn, sẽ thấy sự sanh và sự động tác của ngũ uẩn toàn là khổ, sẽ rõ sự bất sanh, sự bất động tác của ngũ uẩn toàn là vui. Khi đã thấy như thế đó gọi là đắc tuệ thứ tư.
- Phương pháp tiến triển nibbidānupassanānāṇa là tuệ thứ năm. Tuệ thứ năm này dịch là rõ biết sự chán ngán. Cách thức quán tưởng dạy phải hành cho nhiều, vì khi đã thường hành rồi sẽ sanh sự chán trong các uẩn, như chim thiên nga ưa ở trên núi, không vừa lòng ao nước, gần kẻ dữ là ao nước dơ bẩn; chim thiên nga hằng ngán ao nước như vậy, chỉ thích ao nước to và sạch thế nào, người đắc nibbidānupassanānāṇa hằng biết chán trong ngũ uẩn, chỉ hài lòng trong sự không có uẩn là điều thanh cao. Khi được rõ như thế đó gọi là đắc tuệ thứ năm.
- Phương pháp tiến triển muṅcitukammayatānāṇa[23] là tuệ thứ sáu. Tuệ thứ sáu này dịch là thông hiểu sự mong thoát, hoặc mong lánh cho khỏi các uẩn. Cách thức quán tưởng dạy phải hành muṅcitukammayatānāṇa cho nhiều, vì khi đã hành được nhiều rồi sẽ sanh tâm mong ra khỏi ngũ uẩn. Thấy rằng ngũ uẩn toàn là tội, ví như cá mong tránh khỏi lưới, hoặc ếch cầu lìa miệng rắn, hoặc như loài thú mong tránh khỏi bẫy thợ săn. Được như thế gọi là đắc tuệ thứ sáu.
- Phương pháp tiến triển paṭisaṅkhānupassanānāṇa[24] là tuệ thứ bảy. Tuệ thứ bảy dịch là sự thông hiểu quán tưởng tìm đường tránh khỏi ngũ uẩn. Cách thức quán tưởng dạy phải suy xét ngũ uẩn theo ba tướng là để: không thường, khổ não, vô ngã. Khi quán tưởng như thế đó sẽ thấy toàn là vấn đề vô thường, do các tình trạng, là rõ sự sanh và diệt của tất cả uẩn, là bị bó buộc chật hẹp, không có ai là chủ tể của các uẩn. Khi thấy như vậy gọi là quán tưởng tìm đạo, sẽ đem mình ra khỏi ngũ uẩn. Gọi là đắc thành tuệ thứ bảy.
- Phương pháp quán tưởng saṅkhārūpekkhānāṇa[25] là tuệ thứ tám. Tuệ này dịch là không quan tâm trong ngũ uẩn có nghĩa rằng không vui không buồn trong tất cả uẩn. Cách thức tiến hành dạy phải phân biệt tất cả uẩn đều là cái rỗng không, trống không vô ngã; khi đã thấy như thế đó rồi sẽ bơ thờ, bỏ lơ trong ngũ uẩn, không vui, không buồn cái chi, gọi là đắc thành tuệ thứ tám.
Hành giả phân biệt rằng tất cả sự vật toàn là trống không, do trí tuệ đã quán tưởng tìm đường như vậy, hằng phân biệt sự trống không, có hai điều kiện nữa là: trống không lìa cái ta; trống không lìa những cái có ta.
Sự trống không có bốn điều kiện nữa. Hành giả không thấy cái ta và không thấy cái chi chi khác, trú ở trong đều phụ thuộc của cái ta, như thế đó, rồi phân biệt pháp trống không có bốn điều kiện nữa như vầy: chúng ta không thấy cái ta trong nơi nào, chúng ta không thấy cái ta trong điều liên can đến người nào, chúng ta không thấy cái ta của chúng ta trong nơi nào, chúng ta không thấy cái ta trong người khác rằng: có quan hệ trong nơi nào.
Sự trống không có sáu điều kiện nữa là: Hành giả phân biệt bốn điều trống không như vậy rồi, hằng phân biệt điều trống không bằng sáu phương pháp nữa rằng: 1) mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm trống không, lìa cái ta hoặc cái có trong ta; 2) mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm lìa cái thường hoặc lìa sự lâu dài; 3) mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm lìa sự bền vững hoặc ly cái bất biến; 4) sắc, tiếng, mùi, vị, đụng chạm, pháp trống không; 5) thức nương mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm trống không; 6) tiếp xúc đường mắt, tai, mũi, lưỡi trông không. Hành giả nên quán tưởng bằng cách thức như thế đó cho đến lão và tử.
Sự trống không có tám điều kiện nữa: Hành giả phân biệt sự trống không bằng sáu phương pháp đã giải trên rồi, cần phân biệt theo tám phương pháp nữa rằng: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhãn, lão, tử là không bền chắc, lìa khỏi sự bền chắc, đi khỏi sự bền chắc, bằng sự bền chắc rằng là: lâu dài hoặc là vui, là của ta, là thường, là vững chắc, là không thay đổi, như cây sậy, như cây thu đủ v.v…
Sự trống không có mười điều kiện nữa: Hành giả phân biệt sự trống không bằng tám phương pháp như thế đó rồi, nên phân biệt theo mười cách thức nữa rằng: 1) thấy sắc bằng chút ít nhỏ nhen; 2) trống không; 3) rỗng không; 4) không phải ta; 5) không có chủ tể; 6) không cho làm được theo sở nguyện; 7) không được; 8) không hành theo quyền lực; 9) cái riêng khác; 10) cái im lặng.
Thấy thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
Sự trống không có 12 điều kiện: Hành giả phân biệt sự trống không bằng 10 phương pháp như thế đó rồi, nên phân biệt theo 12 điều kiện nữa là: 1) sắc không phải là thú; 2) không phải là sanh mạng; 3) không phải là người; 4) không phải là người nam; 5) không phải gái; 6) không phải là trai; 7) không phải ta; 8) không phải cái đáng kể là ta; 9) không phải chúng ta; 10) không phải của chúng ta; 11) không phải của người khác; 12) không phải của ai.
Thọ, tưởng, hành, thức không phải của ai.
Sự trống không có 42 điều kiện nữa là: Hành giả phân biệt sự trống không theo 12 phương pháp như vầy rồi, cần phân biệt sự trống không theo 42 cách nữa là: 1) thấy sắc là không thường; 2) là khổ; 3) là bịnh hoạn; 4) là mụn nhọt; 5) là cây tên; 6) là cái chập hẹp; 7) là điều đau đớn; 8) là riêng khác; 9) là tai ương; 10) là bất hạnh; 11) là rủi ro; 12) là kinh khủng; 13) là hoạn nạn; 14) là rung động; 15) là tiêu diệt; 16) là không lâu dài; 17) là không có điều phản kháng; 18) là không có nơi kín đáo; 19) là không có nơi nương dựa; 20) là ít oi; 21) là không che chở; 22) là trống không; 23) là trống rỗng; 24) là không phải ta; 25) là không nên hoan hỷ; 26) là tội; 27) là thay đổi; 28) là không có lỗi; 29) là chật hẹp; 30) là người già; 31) là không có sự tiến hóa; 32) là phiền não ngầm; 33) là không có chỗ trú; 34) là hữu vi; 35) là mồi của ma vương; 36) là có pháp sanh; 37) là có pháp già; 38) là có pháp chết; 39) là có pháp buồn khổ thân, tâm chật hẹp; 40) là sanh lên; 41) là diệt lại; 42) là ra đi.
Thấy thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế đó. Này Mogharāja, hãy có trí nhớ luôn khi, bỏ tà kiến theo sự hiểu rằng là ta, như vậy sẽ sát hại được tử thần.
- Phương pháp quán tưởng saccānulomikanāṇa là tuệ thứ 9. Tuệ này dịch là sự thông rõ vừa đến chơn lý. Cách thức quán tưởng dạy phải suy ngẫm tuệ thứ 8 cho nhiều, vì khi đã suy nghĩ nhiều rồi tâm sẽ định chơn chánh, rồi quán tưởng xen ngũ uẩn bằng phổ thông tướng (samanalakkhana) và phát sanh sự thông hiểu phổ thông tướng. Sự hiểu bực này gọi là (thông rõ vừa đến tuệ phần đầu và vừa đến 37 phần pháp Bồ đề Bodhypakhayakharam) phần cuối cùng gọi là đắc thành tuệ thứ 9.
Tuệ thứ 9 này gọi là paṭipadānānadassanavisuddhi, dạy phải quán tưởng tuệ thứ 9 cho tinh nhuệ, minh mẫn rồi sẽ đắc Thánh đạo, khi đã đắc 4 Thánh đạo gọi là đã đáp câu hỏi thứ 5.
Đáp câu hỏi thứ sáu: Cái chi là quả của trí tuệ?
Đáp: Quả của trí tuệ có rất nhiều, song nói tóm tắt là pháp minh sát như đã giải trong điều thứ 5.
Có bốn là: 1) Lau chùi tất cả phiền não, 2) Được nếm vị của Thánh quả, 3) Làm cho nhập diệt thọ, tưởng định được, 4) Làm cho thành bực đáng cúng dường xuất chúng.
Về phần quả báo của trí tuệ phàm có rất nhiều, song nói tóm tắt chỉ có một, là điều an lạc phát sanh từ quả phúc của sự thành công bằng trí tuệ.
Trí tuệ tức là pháp minh sát tuệ bao hàm cách thức quán tưởng và quả báo được thọ hưởng, là nền tảng Phật giáo thứ ba.
Tóm tắt chỉ có bấy nhiêu.
‒ Dứt tác phẩm Nền tảng Phật giáo (Pl.2499 – Dl.1955) ‒
[1] Dīkā lời chú giải lần thứ nhì.
[2] Tứ như ý túc: 4 pháp làm cho được đầy đủ như ý muốn.
[3] Xem trong luật xuất gia trang 28.
[4] Tính chất có tự nhiên khi sanh ra.
[5] Bậc thiền sư đáng thân cận là:
- Bậc minh tuệ có 4 chi (pandita): biết ơn người đã làm đến mình (kataññū), làm cho mình trong sạch khỏi điều tội lỗi (attasuddhi), làm cho người được trong sạch (parāsuddhi), tế độ người nên tế độ (sangaho).
- Bậc thiền sư có 7 chi: phải có lòng từ bi bình đẳng, phải có giới tinh nghiêm, đặng cho trò tôn trọng kính mến, biết nhẫn nại khi trò bất bình, thầy tùy cơ cảm hóa trò, phải biết đạo lý cao siêu và biết cách giảng giải theo sức trò, phải ngăn ngừa không cho trò làm điều vô ích tội lỗi, phải tìm phương pháp chỉ dẫn trò cho mau tìm được tiến hóa.
[6] Xem phép chánh định trang 37.
[7] Xem phép chánh định trang 16.
[8] Xem trong tranh giải về Tính.
[9] Xem phép chánh định trang 6.
[10] Bản nhiên của con người dính theo tâm và sẽ tùy hoàn cảnh mà thay đổi.
[11] Tất cả những đề mục này, xem trong quyển phép chánh định.
[12] Nước có sóng nhỏ nhỏ.
[13] Pārāmī là pháp thập độ: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, nhẫn nại, ngay thực, nguyện vọng, bác ái, xả.
[14] Xem phép chánh định trang 63-65.
[15] 2 cục thịt từ cuống họng chạy đến tim.
[16] Hiện ra nhiều thân, nhiều loại vật.
[17] Chia ra nhiều phần để phân xét cho rõ.
[18] Phiền não ngâm trong tâm.
[19] Phép minh sát.
[20] Tuệ thông rõ vừa đến chân lý.
[21] Xem trong luật xuất gia thứ nhì trang 8 (về tốc lực tâm).
[22] 7 nơi mà thức đi thọ sanh và 9 cõi của chúng sanh cư trú: loại chúng sanh có thân khác nhau, có tưởng khác nhau (ác đạo, người, cõi dục); loại chúng sanh có thân khác nhau, có tưởng giống nhau (tức là một ít phạm thiên trong cõi sơ thiền); loại chúng sanh có thân giống nhau, có tưởng khác nhau (nói về một ít phạm thiên trong cõi nhị thiền); loại chúng sanh có thân giống nhau, có tưởng giống nhau (nói về một ít phạm thiên trong cõi tam thiền, trời vô tưởng và 4 cõi trời vô sắc).
[23] Tuệ quán tưởng do mong được giải thoát.
[24] Tuệ quán tưởng do khảo sát tìm đạo.
[25] Tuệ quán tưởng do mong được giải thoát.