Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Tác phẩm 19 NGUYỆN VỌNG CAO NHẤT CỦA CON NGƯỜI
NGUYỆN VỌNG CAO NHẤT CỦA CON NGƯỜI
---
Tập pháp này soạn ra để làm món pháp thí trong dịp lễ 7 ngày, từ mùng 6 đến 12 tháng giêng âm lịch Tân Sửu, tại Kỳ Viên Tự, 610 Phan Đình Phùng, Saigon.
Tôi chỉ mong hồi hướng phần phước thanh cao của sự pháp thí và tài thí này đến tất cả chúng sanh, nhứt là quốc dân Việt Nam đều được an cư lạc nghiệp.
Cầu xin Tam bảo chứng minh và chư thiên hộ trì toàn thể đồng bào, nhứt là quý thí chủ đã thành tâm hoan hỷ cuộc lễ hôm nay, ngỏ hầu mau được thoát ly sanh tử luân hồi chứng quả vô sanh bất diệt đại Niết-bàn.
Mong thay,
Tỳ khưu Hộ Tông
---
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Tôi xin hết lòng thành kính làm lễ đức Bhagavā đó, ngài là bậc Araham cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri do ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy.
Phật ngôn:
Yaṃ yaṃ jahati kāmānam taṃ taṃ sampajjate sukhaṃ sabbañce sukkamiccheyya sabbe kāme pariccaje ‒ Người nào bỏ vật dục, phiền não dục[1] nào, hạnh phúc hàng có đến họ, do sự dứt bỏ vật dục, phiền não dục đó. Nếu người cần được tất cả hạnh phúc cũng nên diệt tuyệt vật dục, phiền não dục.
Chú thích: Bài kệ ngôn này chỉ cho ta thấy rõ rằng: Người chất chứa vật dục, phiền não dục nào, thì vật dục, phiền não dục đó càng làm khổ đến họ chẳng sai. Chỉ khi bỏ được vật dục, phiền não dục rồi thì hằng được hạnh phúc do sự diệt trừ vật dục, phiền não dục. Tuy thế, nếu muốn được hạnh phúc hoàn toàn cũng phải bỏ trọn vẹn vật dục, phiền não dục.
---
Sự mong ước cao tột của con người là cái chi? Hoặc hỏi một cách khác, sự mong ước của con người đến đâu là cùng?
Nếu nói tiền bạc là sự ước mong cao nhất của con người cũng chưa đúng, vì hàng triệu phú vẫn còn ham muốn. Lợi lộc, quyển thế, ca tụng, vui thú cũng không ngăn được lòng ham muốn; càng được lợi lộc, quyền thế… thì lại càng tham lam.
Sát khảo thì thấy hạnh phúc là điều mong mỏi cao tột của nhân loại. Vì mỗi người, dù mong cái chi cũng muốn được hạnh phúc mới toại nguyện. Như đứng cũng muốn đứng được hạnh phúc, ngủ cũng muốn ngủ được hạnh phúc, thậm chí chết cũng muốn chết được hạnh phúc… Các xí nghiệp sỉ, nông, công, thương cũng đều hy vọng được hạnh phúc; cho đến hạng người giàu sang, hèn, già, trẻ cũng chỉ mong được toại nguyện về mọi phương diện, hạnh phúc là điều mong muốn cao tột của con người. Nhưng trong đời chúng ta khó gặp một người nào tự xưng là hoàn toàn hạnh phúc. Nên chi, chúng ta cũng từng nghe thấy nhiều người nằm trên đống vàng mà vẫn còn phàn nàn là khổ. Vì thế, trong đời ta không sao tìm ra hạnh phúc.
Vậy chúng ta hãy tìm xem hạnh phúc trong Phật giáo.
Hạnh phúc trong Phật giáo có 2 là: sāmisasukha: hạnh phúc về thế tục hay hạnh phúc trộn lộn; nirāmisasukha: hạnh phúc vô vật chất hay hạnh phúc tinh túy.
Hạnh phúc pha lẫn là hạnh phúc không trong sạch, là hạnh phúc tạp vật chất, ít hoặc nhiều. Ví như vàng không có loại kim nào xen vào thì gọi là vàng ròng; khi có chất bạc hay đồng lẫn lộn thì gọi là vàng pha; hay nước có cặn bùn hoặc vật chi trộn lộn thì gọi là nước không trong. Hạnh phúc cũng thế, nếu hạnh phúc pha là hạnh phúc hỗn vật chất, không phải là hạnh phúc hoàn toàn. Hạnh phúc của hạng triệu phú là hạnh phúc pha với tài sản, khi hết của cải là hết hạnh phúc, hoặc cái vui của người thích sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, v.v… không phải là cái vui hẳn, ấy là cái vui còn trộn lộn với cảnh giới. Hạnh phúc trong đời đều nương theo sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, nào phải là cái vui thật, là cái vui lẫn lộn ngũ dục, nếu hết ngũ dục thì cũng hết vui; hoặc sự vui của người ưa mến pháp thế gian (lợi lộc, quyền thế, ca tụng v.v…) cũng chẳng phải là cái vui thuần nhất, cho đến cái vui của người còn tham, sân, si cũng vậy. Tất cả sự vui ấy không gọi là hạnh phúc hoàn toàn, mà là cái vui còn pha lẫn.
Tóm lại, cái vui phát sanh do sự hỗn hợp cảnh, vật, người và phiền não toàn là cái vui về thế tục hay cái vui tạp nhạp.
Hạnh phúc, là cái vui trong sạch không nương với các cảnh, vật, người, là cái vui yên lặng khỏi phiền não. Như các bậc xuất gia, chân tu, các ngài đã từ bỏ ngũ dục, thực hành chánh pháp, trừ diệt tham, sân, si, đào bứng phiền não, dù là còn sinh mệnh, song các Ngài cũng hằng được hạnh phúc bảo hộ. Như thế là hạnh phúc tinh túy phát sinh do sự trong sạch. Như các Thánh nhân hưởng hạnh phúc hoàn toàn, vì đã đoạn tuyệt phiền não. Do đó, hạnh phúc ngoài thế tục là hạnh phúc thực.
Khi đem hạnh phúc pha lẫn và hạnh phúc tinh túy ra so sánh, ta thấy rằng hạnh phúc có hoàn cảnh xen vào, nếu đã lọc lấy các cái ấy ra, mới gọi là hạnh phúc thực sự.
Sự ước mong cao nhất của con người là hạnh phúc tinh túy, không phải cái vui tạp nhạp như đã giải. Nguyện vọng cao tột của loài người là mục đích đi đến hạnh phúc duy nhất, đến đó sự mong ước sẽ tắt hoàn toàn, hết nguyện vọng tức khắc. Những người tìm thú vui nương với tiền bạc, của cải, hoặc sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp thế gian (lợi lộc, quyền thế ca tụng v.v…) là cái vui không trong sạch, cái vui lẫn lộn với cái khổ. Đối với hạng đã từ bỏ gia tài, sự nghiệp và pháp thế gian, các Ngài đã gặp hạnh phúc hoàn toàn và sự mong muốn của các Ngài đã dập hẳn. Hạnh phúc ấy là hạnh phúc ngoài thế tục, không trộn lộn với các cảnh giới, sự nguyện vọng cao tột của loài người là thế.
Tất cả nhân loại trên hoàn vũ này đều mong cầu hạnh phúc, nhưng chẳng có một ai được hoàn toàn vui sướng.
Đức Phật có giảng thuyết: “Kẻ nào nghĩ rằng hạnh phúc ở chỗ vàng bạc, lợi lộc, quyền thế và ngũ dục, kẻ ấy không bao giờ đi đến mục đích dập tắt được lòng ham muốn”. Mong được vàng ròng rồi cố gắng tìm kiếm, nhưng chưa từng phân biệt vàng giả hay thiệt, gặp vàng pha lầm tưởng mà thỏa thích và cố tìm cho kỳ được vàng ấy. Khi sự mong muốn chưa đầy đủ thì cái vui cũng chưa tột cùng, vì lòng ham muốn là mẹ sanh của sự khổ.
Như thế, ta nên nhận thức rằng cái vui về thế tục luôn luôn túc trực và ám ảnh ta, trong khi ta đang tìm và mong mỏi được cái vui hoàn toàn.
Đức Phật Tổ và chư Thinh văn giác là những bậc đã gặp được hạnh phúc cao tột. Các Ngài đã dứt sự vọng móng, vì các ngài đã gặp được hạnh phúc tinh túy. Sự nguyện vọng cao tột không phải ở chỗ tìm được vàng bạc, của cải hay ở ngũ dục (sắc, thinh, hương, vị, xúc) cũng không phải ở lợi quyền, ca tụng, vui thú v.v… mà cũng chẳng phải ở chỗ trộn lộn với phiền não; nếu “tham” sanh thì phải có vật dụng để phụng sự cho lòng tham; “sân” sanh thì vung văng mới toại chí v.v… vì là cái vui nương lẫn phiền não, nên không phải là hạnh phúc hoàn toàn. Hạnh phúc duy nhất của con người tức là hạnh phúc không tạp nhạp với cái chi cả. Nó phát sanh từ cái tâm yên lặng, khỏi tất cả những cái vui của ngũ dục v.v… đó là hạnh phúc tinh túy, hạnh phúc ngoài thế tục, tức là hạnh phúc hoàn toàn vậy.
Sự nguyện vọng của ta không phải ở chỗ vàng bạc, ngũ dục, hoặc thế gian pháp v.v… Khi các pháp ấy không có trong quyền sở hữu, ta sẽ không tham lam, khao khát cho đến quên mình và bảo vệ ta không say mê, dể duôi trong đường tội lỗi. Có sanh tất phải có diệt. Như thế ta không nên phiền muộn, nhớ tiếc thái quá, đến nỗi bỏ ăn quên ngủ, ta nên hiểu rằng đó không phải là hạnh phúc tối cao, hoặc không có chi là quyền sở hữu thì ta khỏi bị khích động lòng tham, sân, làm cho ta phải phá giới.
Cái tâm an tĩnh trên đường đạo mà không có sự quyến luyến trong vật dục, phiền não dục, đó là hạnh phúc duy nhất trong Phật giáo.
Nhưng phương pháp đã diễn giải trên gọi là sự nguyện vọng tối cao của con người, vì chúng ta không quan tâm đến nó, nên chúng ta không nhận thức được cái chi là nguyện vọng cao nhất của con người. Nếu ta không tìm ra được hạnh phúc tinh túy thì bao giờ ta thấy rõ ánh sáng để thoát ly trần tục.
Sau khi nhận định thế nào là hạnh phúc, người tu Phật nên chọn lấy một con đường chân chánh để tiến hành, ta sẽ thấy chân giá trị của con người ta thay đổi hẳn. Như thế mới mong đem mình ra khỏi bể trầm luân, không sợ bị thế gian pháp đầu độc trước cái đẹp ảo huyền cám dỗ của vật chất. Chỉ có tinh thần sáng suốt trên phương diện thoát ly vật chất mà hàng Phật tử đã thu hoạch được sau thời gian đầy kinh nghiệm.
1-Yo ca vassasataṃ jive apassaṃ udayabbayaṃ ekāhaṃ jivitaṃ seyyo passato udayabbayaṃ ‒ Kẽ nào không thấy sự sanh và diệt (của ngũ uẩn) dù sống đến 100 năm cũng không bằng người nhận ra sự sanh, diệt (của ngũ uẩn) sống trong 1 ngày.
2-Yathāpi ruciram pupphaṃ vaṇṇavantaṃ aganthakaṃ evaṃ subhāsitā vācā aphalaṃ hoti akubbato yathāpi ruciraṃ pupphaṃ vaṇṇavantaṃ saganthakaṃ evaṃ subhāsitā vācā saphalaṃ hoti sukubbato ‒ Hoa có màu sắc xinh đẹp mà không thơm, khác chi lời nói chân chánh mà không có quả tốt đến người không thực hành theo. Hoa có màu sắc đẹp và thơm thế nào, lời nói chân chánh thường có quả tốt đến người quan tâm thực tiểm như thế ấy.
3-Nidhīnaṃ va pavattāraṃ yaṃ passe vajjadassinaṃ niggayhavādiṃ nudhāviṃ tādisaṃ paṇḍitaṃ bhaje tādisaṃ bhajamānassa seyyo hoti na pāpiyo ‒ Người nên thân cận bậc hiền minh nào có trí tuệ, dám rầy la, khiển trách, chỉ dẫn cho biết tội lỗi, như trỏ hầm của cải cho. Người cần gần gũi bậc hiền minh, vì sự thân mật với bậc như thế là vô tội và sẽ đem đến cho ta nhiều lợi ích.
4-Na tāvatā dhammadharo yāvatā bahu bhāsati yo ca appaṃpi sutvāna dhammaṃ kāyena passati sa ve dhammadharo hoti ye dhammaṃ nappamajjati ‒ Kẻ nói được nhiều đến đâu cũng không gọi là người thông suốt Pháp, người nào dù ít được nghe mà thấy Pháp mới đáng gọi là bậc thông hiểu Pháp.
5-Sududdasaṃ sunipunaṃ yattha kāmanipātinaṃ cittaṃ rakhetha nudhāvi cittaṃ guttaṃ sukhāvahaṃ ‒ Bậc có trí tuệ nên duy trì cái tâm rất tinh vi, khó thấy được, là cái tâm thường hay chiều theo lòng ham muốn trong các cảnh giới. Tâm của người đã trau dồi chân chánh hằng được nhiều hạnh phúc.
6-Na paressaṃ vilomāni na paresaṃ katā kataṃ attanova avekkheyya katāni akatāni ca ‒ Chẳng nên quan tâm đến những hành vi của kẻ khác và nhìn xem công việc họ đã làm hay chưa. Chỉ nên quan sát cho biết rõ ta đã làm tròn phận sự hay chưa.
7-Natthi rāgasamo aggi natthi dosasamo kạli natthi khandhasamā dukhā natthi santipraṃ sukhaṃ.
Chẳng có lửa nào bằng ái tình Chẳng có hạnh phúc nào bằng (tâm) yên Chẳng có tội nào bằng sân hận lặng.
Chẳng có khổ nào bằng ngũ uẩn
8-Ārogyaparamā lābhā santutthiparamaṃ dhanaṃ vissāsaparamā ñati nibbāna paramaṃ sukhaṃ.
Lợi quý nhất là vô bịnh
Của cải quý nhất là tri thức
Thân quyến quý nhất là người đáng tín nhiệm
Hạnh phúc quý nhất là Niết-bàn.
9-Yoca vassasalạm jive duppañño asamāhito ekāhaṃ jivitaṃ seyyo paññavantassa jhãyino ‒ Người vô trí tuệ, không tham thiền, dù là sống đến 100 năm cũng chẳng bằng bậc có trí tuệ thường hay trầm mặc tư tưởng.
10- Tasmā hi te sukhino vitasokā ye mātugāmehi carnati nissatā etaṃ sīvaṃ uttamāmābhipatthayaṃ na mātugāmehi kareyya santhavaṃ ‒ Những người không chung chạ cùng phụ nữ là bậc có hạnh phúc, khỏi phiền não. Sự hành vi không lẫn lộn với phụ nữ là một đức tính đem đến hạnh phúc. Những người mong được an toàn cao quý, không bao giờ thân thiết, yêu chuộng phụ nữ đâu.
11- Sabbe saṅkhārā aniccāti yadā paññãya passati atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyā ‒ (Nếu người) quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng: Tất cả những tập hợp toàn là tạm thời, như thế sẽ chán nản sự khổ, đó là con đường trong sạch cao thượng vậy.
12- Sabbe saṅkhārā dukkhāti yadā paññāya passati atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyā ‒ (Nếu người) quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng: Tất cả những tập hợp toàn là khổ não, như thế sẽ chán nản sự khổ, đó là con đường trong sạch cao thượng vậy.
13- Sabbe dhammā anattā ti yadā paññāya passati atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyā ‒ (Nếu người) quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng: Bất kể cái chi đều là vô ngã, như thế sẽ chán nản sự khổ, đó là con đường trong sạch cao thượng vậy.
14- Yato yato sammasati khandānaṃ udayabbayaṃ labhati pītipāmojjaṃ amattaṃ taṃ vijānataṃ ‒ Lúc nào tỳ khưu quán tưởng đến sự sanh và diệt của tất cả những tập hợp rồi, khi đó tỳ khưu chắc chắn có phỉ lạc và an lạc; phỉ lạc và an lạc ấy là pháp bất diệt của các bậc thông minh.
15- Attā have jitaṃ seyyo yā cāyaṃ itarā pajā attadantassa posassa niccaṃ saṇṇatacārino neva devo na gandhabbo na māro saha brahmunā jittaṃ apajitaṃ kayirā tathārūpassa khantuno ‒ Sự thắng mình ấy là cao quý hơn thắng kẻ khác, vì sự thắng của người đã tự đàn áp và tự chế ngự được, thì Trời, Càng-thát-bà, Ma vương và Phạm thiên không sao làm cho thất bại được.
‒Dứt tác phẩm Nguyện vọng cao nhất của con người (Pl.2501-Dl.1961)‒