Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Tác phẩm 13 PHẬT GIÁO ĐẠI CƯƠNG
Nghiệp là pháp luật của sự hiểu biết rõ rệt nhân và quả trong đường tâm
Sự hiển nhiên về vấn đề nghiệp
Phật thuyết về sự hiển nhiên của nghiệp
Đức Phật biểu hiện và tán dương sự trú ngụ trong nơi yên lặng
---
Nhớ đến đức đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả của Phật đối với tất cả mọi loài sinh vật, chúng tôi tuy tài hèn sức kém soạn lục quyển ‘Phật giáo đại cương’ đây, để kỷ niệm Phật nhập Niết-bàn ngày rằm tháng tư này (24-5-56) và cung kính hoan hô Phật giáo được thịnh hành đến hôm nay (2.500 năm).
Quyển kinh này giải quyết vấn đề Phật giáo với các tôn giáo khác ở chỗ cái nghiệp. Các tôn giáo dạy rằng sự hành vi của người được kết quả ra sao, đều do ở một cái có quyền lực tối cao sáng tạo. Họ gọi cái đó là Thượng đế hay Đấng Tạo hóa.
Trái lại Phật giáo chỉ dẫn rằng chúng sanh là những kẻ tạo nghiệp, nghiệp là luật thiên nhiên của đời, nó là cái cho quả theo cách hành động của mỗi người, là một nguyên tắc bất biến. Sự vãng lai của nó thí dụ như bánh xe xoay tròn vậy, chúng sanh sinh ra là những kẻ đã gây nghiệp. Cái quả của nghiệp phân hạng người khác nhau. Nghiệp lành quả cũng lành, nghiệp dữ quả cũng dữ.
Các nhà bác học hiện thời nhìn nhận sự hành vi và cái sức phản động tự nhiên của nghiệp có quả báo đồng nhau.
Nghiệp và quả là bằng chứng để biện minh chân lý vậy.
Chúng tôi chỉ hy vọng cho tất cả nhân loại đồng nhau nhận thức pháp cứu khổ chơn chánh của Đấng Từ phụ Thích Ca Muni, xem nhau như tình ruột thịt, đồng tâm ở trong bầu không khí êm đềm, hòa thuận, ngõ hầu đạt đến trạng thái hòa bình thế giới, đồng hưởng hạnh phúc bền lâu đến ngày vô sinh bất diệt.
Vansarakkhita bikkhu Hộ Tông tỳ khưu. ---
Đức Thích Ca Muni thưở chưa đắc Phật quả, là một vị đông cung, giáng sanh ngày rằm tháng sáu, năm Tuất, tại kinh đô Hapilabastu, trong xứ trung bắc Ấn Độ, thuộc lãnh thổ Népal hiện thời, phụ thân Ngài là vua Suddhodana, mẫu hậu Ngài là Māya hoàng hậu. Đến năm 16 tuổi Ngài phối hợp lương duyên với công chúa Yasodharā, và sanh một hoàng tử đặt tên là Rahula.
Suốt 13 năm sống trong xa hoa, rực rỡ, với đặc tính trầm tư mặc tưởng và lòng từ bi vô hạn của Ngài, Ngài không thể mê mải trong vòng vật chất không bền. Trong đền vua lộng lẫy, Ngài không phải chịu khổ cực chi cả, và vẫn có lòng thương xót sâu xa tất cả chúng sanh đang khổ não. Giữa sự vui thú phồn hoa ấy, Ngài quả quyết rằng: sự khổ này đến cho tất cả mọi loài sanh vật trong thế gian. Sự sang cả quyến rũ và làm mê hoặc trong đường đời, chẳng phải là nơi thích hợp để ta giác ngộ Phật quả.
Nhận định rằng hạng thường nhân mất giá trị cũng vì đắm say nhục dục, bậc trí tuệ được quí trọng cũng vì dám từ bỏ khí quyền[1] (vì cho thế gian mới là đúng lý thích hợp), Ngài bèn dứt lìa tất cả mọi xa hoa ở đời. Ngài chỉ mặc một bộ y vàng, làm đạo sĩ độc thân, không dính dáng với sự sản chi, quyết chí đi tìm chân lý.
Ngài đi tìm chánh pháp với các vị đạo sư trong thời đó, nhưng chẳng có ai chỉ bảo được vừa lòng. Các cách tu khổ hạnh, Ngài đã từng thực hành rồi, nhưng vô hiệu quả. Nhớ đến thuở còn bé, Ngài đã có lần nhập định được chơn chánh, Ngài cho rằng đó là chánh pháp. Ngài bèn bỏ cách tu khổ hạnh, trở lại dùng mỗi ngày một bữa ăn như thường lệ và chuyên tu giới, định, tuệ cho được chơn chánh. Đào bứng tất cả phiền não, ái dục, Ngài thấy rõ chân lý, các pháp bằng trực giác, rồi được tỏ ngộ bậc Chánh đẳng Chánh giác ngày rằm tháng tư năm Dậu, năm 35 tuổi.
Với đức tính thanh cao và giác ngộ, Ngài truyền bá giáo lý bằng trí tuệ, thích hợp với lòng đại bi của Ngài. Ngài bổ túc Phật sự không ngừng nghỉ. Suốt 45 hạ lìa tâm ích kỷ, Ngài đã đem hạnh phúc yên vui cho tất cả mọi loài. Ngài tịch diệt vào ngày rằm tháng tư năm tỵ, hưởng thọ được 80 tuổi.
Nhập Niết-bàn không người kế nghiệp, Ngài chỉ khuyến khích các bậc Thinh văn tôn thờ pháp luật của Ngài, như chính đức giáo chủ của mình vậy.
Lòng quả quyết, tâm bác ái lan rộng đến tất cả chúng sanh, sự dứt bỏ khí quyền, đức tính thanh khiết và sanh mạng thanh cao của Ngài, tất cả những điều đó ‒ với phương pháp khuôn mẫu của sự truyền bá giáo lý của Ngài và những kết quả mỹ mãn thích hợp ‒ đều là những yếu tố làm cho nhân loại sùng bái, tôn Ngài làm đấng giáo chủ tối cao trên đời.
Hệ thống luân lý và triết học, mà Ngài giảng dạy và để lại là Pháp bảo, thông thường gọi là Phật giáo. Theo sát nghĩa văn tự, Phật giáo không phải là tôn giáo (sāsaṇā) vì Phật giáo không phải đặt trên tín ngưỡng và sự sùng bái nơi một đấng tối cao. Phật giáo là nhân giúp cho người thực hành trở thành xuất thế và đưa người đạt đến sự giải thoát khỏi tất cả thống khổ.
Trong Phật giáo không có sự mê tín, chỉ có đức tin chơn chánh theo trí tuệ thôi. Dù là hàng Phật tử nương theo Đức Phật, tin chắc Ngài là bậc hướng đạo và là đấng Giáo chủ, họ cũng chẳng làm nô lệ cho Ngài. Phật tử chẳng phải là nô lệ cho sách khoa học hoặc khái luận, mà cũng chẳng phải là nô lệ cho ai cả. Họ trọng quyền tự do suy nghĩ của họ, họ thực tiễn theo thiện ý của họ. Họ tự rèn luyện trí tuệ để thêm tiến triển cho đến khi giác ngộ thành Phật, vì mọi người đều có thể đạt được Phật quả. Căn bản trọng yếu của Phật giáo là sự tin tưởng theo ‘nền tảng nhân quả’. Dầu sự dâng cúng bên ngoài (như hương, đăng) vẫn được chỉ giảng trong hàng Phật tử, nhưng họ không tôn sùng Ngài như là một đấng Tạo hóa.
Thật ra, dù lúc hiện tiền, Ngài được tối thượng tôn thờ, song không bao giờ Ngài tự nhận là một vị trời, Ngài chỉ là một bậc phi thường nhơn thôi. Nhưng ta cũng nên chú ý rằng, chưa từng có vị Giáo chủ nào lìa khỏi đức Thượng đế[2] như Ngài, và cũng chưa từng có một giáo chủ nào như Ngài vậy.
Những điều mà Đức Phật trong mong nơi các hàng Thinh văn là các đệ tử của Ngài không nên tin Ngài thái quá và cần nhất là phải cố gắng thực hành chơn chánh theo giáo huấn của Ngài: “Người nào thực hành pháp tức lời dạy bảo của Như Lai, bằng cách chân chánh cực điểm, người ấy mới gọi là tôn thờ Như Lai bằng cách tối cao”, đó là lời thức tỉnh của Đức Phật.
Vả lại, lời khẩn cầu, mong mỏi lợi danh theo phàm tình, chỉ gây thêm sanh sự ngã chấp.
Vì thế, Ngài nhấn mạnh vào pháp ‘chánh định’ để cho chúng sanh lưu ý hơn hết. Chánh định là phương pháp dẫn người đạt đến sự chế chỉ[3] lòng tham, làm cho tâm dơ bẩn trở nên trong sạch, để được giác ngộ Niết-bàn.
“Trong Phật giáo không có đấng Thượng đế mà hàng Phật tử phải lo sợ đâu. Thay thế sự tiêu trừ đấng Tạo hóa có quyền lực trên tất cả vạn vật mà không ai xem thấy, Ngài lấy giá trị đức tính loài người để phát biểu. Ngài dạy rằng: nhân loại nếu có được giả thoát đều do ở sự cố gắng đặc biệt của mỗi người, chẳng phải nhờ đức Thượng đế hoặc người trung gian nào cả. Phật giáo không có qui tắc bắt buộc người phải mê tín, không có lý tưởng ép người phải tôn thờ theo lòng tín ngưỡng mà không quan sát nhân quả, không có nghi thức làm bằng sự say mê hoặc khờ dại, và sự hy sinh loài vật để cúng tế”.
Nếu tôn giáo có ý nghĩa là phương pháp hộ đời cho được giải thoát, thì Phật giáo tự nhiên là tôn giáo của các tôn giáo. Cơ sở của Phật giáo tức là Tứ diệu đế, dính dáng với cái mà chúng ta gọi là chúng sanh. Đức Phật tuyên bố rằng: đời, nhân sanh đời, sự diệt đời và đạo đi đến sự diệt. “Như Lai phát biểu hoàn toàn trong thân thể dài một dung tích đó, bao hàm cả tâm và ý tưởng”, lời tuyên bố đáng chú ý; trong đoạn này nói về Tứ diệu đế mà tự Ngài đã phát giác bằng trí tuệ và rèn tập viên mãn.
1) Đế thứ nhứt nói về sự khổ.
Tất cả chúng sanh, tự nhiên, tránh không khỏi sự sanh, sự già, sự bệnh và sự chết trong lúc cuối cùng, cả bốn điều đó. Kể cả sự cầu mà không toại, đều là sự khổ. Tóm tắt, thân thể này là nguồn của sự khổ.
Khổ đế đầu tiên quan hệ lẫn nhau, mỗi phần bao hàm với sự vật, từng bậc của sanh mạng, cần phải điều tra, quan sát một cách vi tế và thận trọng. Như thế đó, sẽ giúp cho ta hiểu biết theo chân lý.
2) Đế thứ nhì nói về ái dục.
Nhân sanh sự khổ là ái dục hoặc thủ là diệu đế thứ nhì. Ái dục đây là quyền lực của tâm, khó nhận thấy được, nhưng là cái có một mãnh lực ngấm nhầm trong tâm của tất cả hạng phàm nhân. Nó là cái giếng sanh nhiều loại hiện tượng và thực thể khác nhau. Diệu đế này chỉ sự sanh trong quá khứ, hiện tại và vị lai.
Nếu hiểu biết chơn chánh diệu đế thứ nhứt, ta sẽ đào bứng được nguồn cội các ái dục, là diệu đế thứ nhì.
Đứng về tâm lý học của thường nhân, có sự dính líu thân thiết, tìm tòi cảnh giới, không dứt sự di chuyển lục nhập được. Các ái dục thô hiển và vi tế dẫn cho sanh diệt, diệt sanh mãi mãi, vì là nhân sanh khổ của sanh mạng. Đó là sức mạnh có nhiều mãnh lực, lôi cuốn; để đàn áp nghịch pháp đó, ta phải cầu cứu đến tám sức mạnh có quyền lực đồng nhau (bát chánh đạo).
3) Diệu đế thứ ba nói về diệt khổ.
Là sự dập tắt hoàn toàn khổ, là quả dính dáng với sự đào bứng nguồn cội tất cả loại ái dục không để dư sót, và đấy cũng là Niết-bàn, là điểm lợi ích tối cao trong Phật giáo, mà người tìm kiếm có thể đạt được trong kiếp này bằng cách rèn tập cái tâm cho thích hợp đến mức định.
Lấy tự lực làm căn bản, diệu đế thứ ba đây cũng là đặt trên sự tìm tòi nhân quả theo luân lý học (attaravacaka), vì cũng là phép xuất thế, nó không giống hai loại đầu, riêng, chỉ về phần thế gian thôi.
Niết-bàn là trạng thái giác ngộ chơn lý, nói về pháp hiểu biết được bằng Phật nhãn (heddha-cakkhu) và sự giải thoát chơn chánh. Chẳng phải chỉ dứt bỏ những cái bên ngoài mà thôi, lại còn là giải thoát lòng quyến luyến, ái mộ, cảm tình ở bên trong, tức là phiền não ngấm ngầm trong tâm. Thế nên, Phật giáo không nhận sự có sanh mạng, bản ngã kiên cố. Về vấn đề Niết-bàn, Đức Phật có dạy rằng: “Có trạng thái bất sanh (ajāta), trạng thái vô nguyên khởi (abhuta), trạng thái không có người phá hủy (akate), trạng thái vô vi (asankhata); nếu không có trạng thái nguyên khởi, không có trạng thái người phá hủy, trạng thái vô vi, rồi, sự khổ của người, có sanh, có nguyên khởi, có người làm, hữu vi, thế nào có được?
4) Diệu đế thứ tư
Đạo có 8 chi ấy là trung đạo, tức là đường giữa, là đạo chơn chánh tối cao. Bát chánh đạo có 8 chi đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Trong sự giao chiến với ái dục là phiền não, có mãnh lực về đường tội lỗi, ta phải tùy sức của thiện tâm ủng hộ tất cả các chi đó. Bát thánh đạo kể là: giới, định, tuệ, áp dụng, gồm vào kệ ngôn vắn tắt sau đây:
Sabbapāpassa akaraṇam: không làm tất cả điều ác.
Kusalasūpasampadā: làm đều đủ việc lành.
Sacittapariodapanaṃ: lau chùi tâm mình cho trong sạch.
Etaṃ buddhānasāsanaṃ: đó toàn là giáo huấn của chư Phật.
3 diệu đế đầu nói về pháp tối cao của Đức Phật, diệu đế thứ 4 chỉ về sự thực hành theo trí tuệ.
Phật giáo là phương pháp, căn bản của luân lý học và triết lý học, và chứng minh cho thấy rõ tận mắt được, theo sức thuần thục của mỗi người. Nhân đó, Phật giáo mới là tôn giáo hợp lí, có nhân quả, đáng cho mình thi hành theo, chẳng phải là bí truyền giáo, ép buộc, và cuồng tín giáo. Chúng ta có thể nói rằng: trong khoảng 2500 năm, Phật giáo đã trải qua, chưa từng có giọt máu chảy trong danh Phật giáo, cũng chẳng có sự cải biến tâm người cho xu hướng tôn thờ, do sự dùng sức bắt buộc hoặc bằng cách thức bất mãn.
Phật giáo có nguyên tắc tự do trong sự tín ngưỡng và cách thực hành đều đủ phương pháp, là căn bản truyền bá đến tất cả mọi người nam nữ. Chính Đức Phật là bậc cố gắng lần đầu tiên, trong sử ký của đời mà chúng ta đã rõ. Ngài đã chế trừ, thủ tiêu tình trạng nô lệ là điều xấu xa, hèn hạ. Ngài phản đối hăng hái hệ thống giai cấp xã hội làm bế tắc sự tấn bộ của nhân loại, và Ngài thừa nhận sự quyền ngang nhau cho tất cả, không phân biệt giai cấp, màu da hay đẳng cấp xã hội. Ngài sáng lập tăng già để duy trì tướng phạm hạnh cho phe nam và phái nữ có đức tính xứng đáng. Ngài bào cử tăng già làm lớn trong sự duy trì. Ngài chuyển nhượng cho tăng già là lớn trong sự ban phát lễ vật. Ngài khuyên bảo cho các phụ nữ nhận thức rằng: họ cũng có phận sự trọng yếu, quan hệ trong xã hội như nhau. Ngài cấm chế không cho sát sanh để làm việc cúng tế. Ngài dạy các bậc Thinh văn của Ngài đồng nhau đi truyền pháp bác ái, cho chúng sanh được hạnh phúc an vui. Bác ái pháp trong Phật giáo (bấy nhiêu đó) có thể phá hoại, khiển trách sự chia rẽ nhau và kích thích điều hòa hảo xã hội.
Về phần hàng Phật tử, sẽ không có người xa kẻ gần, bọn nghịch hoặc ngoại quốc, phản đảng, bội giáo hoặc hèn hạ, vì lòng bác ái rải rộng, lan tràn, phổ thông trong đời. Cho nên mới hiểu được rằng: do pháp bác ái mà tình huynh đệ được củng cố đến tất cả chúng sanh. Người chơn tu, tín đồ Phật giáo là công dân thế giới.
Nhân đó, Phật giáo mới gọi là tôn giáo duy nhất, điều trọng yếu hơn hết là do ở chỗ Phật giáo có nhân quả, là tôn giáo có thể dùng để thực hành được, là giáo lý có thể gây nên quả vui đến người thựt hành được và là đạo lý mở rộng, phổ biến trong thế gian. Trong tất cả thế lực dắt dẫn nhân loại cho quang minh vào ‘nhất trí’ cùng nhau, Phật giáo là tối thượng, Phật giáo là con đội[4] duy nhất có thể dắt dẫn cho thoát khổ, cho có sự yên vui trong Niếtbàn. Ngoài Tứ diệu đế là yếu điểm của Phật giáo, còn có lời dạy về nghiệp và sự tái sanh. Cả hai điều đó đã có trong xứ Ấn Độ trước thời kỳ Phật giáo, nhưng Đức Phật chỉ rõ rệt đức tín ngưỡng đó, cho có qui tắc thêm đều đủ.
Theo đại cương ý nghĩa cuối cùng của nghiệp, nghiệp tức là thiện và ác tâm sở. Điều này bao hàm đến hành vi trong quá khứ và hiện tại. Do một ý nghĩa, chúng ta là kết quả của nghiệp mà ta đã tạo, chúng ta sẽ là kết quả của cái mà ta sẽ làm, ta đã gieo giống gì thì ta sẽ gặt giống ấy, nếu không phải trong kiếp quá khứ thì là trong kiếp hiện tại, chắc chắn. Nghiệp là pháp luật ở nó, nó có tác dụng trong phạm vi của nó, không có người giám thị, chúa tể nào vào can thiệp được. Pháp luật của nghiệp đây tự nhiên, biện minh vấn đề khổ não. Sự bí ẩn của số mạng và sự tiền định của các tôn giáo khác, những điều phi thường khác phát sanh đến hài nhi và trọng yếu hơn hết là tâm hồi tưởng lại dĩ vãng thấp cao của nhân loại.
Chính nghiệp tạo sự tái sanh: nghiệp quá khứ gây ra ngũ uẩn trong kiếp này. Nghiệp hiện tại kết hợp với nghiệp quá khứ dựng lên ngũ uẩn trong vị lai. Sự hiện thực của hiện thời không cần sự thử thách vì là điều hiển nhiên. Quá khứ phải do ở trí nhớ và sự điều tra. Phần vị lai phải tùy theo sự đã mưu định trước và sự suy lý trong giáo lý. Về vấn đề luân hồi trong Phật giáo, ta nên hiểu khác nhau với sự thác sanh, vì Phật giáo không nhận sự tồn tại của lẽ luân hồi, vĩnh cửu của tâm hồn gây dựng do ở Thượng đế, và sự hướng dẫn di chuyển bản ngã của người chết đi thọ sanh, đó là nền tảng có trong tôn giáo khác. Phật giáo không nhìn nhận bản ngã lâu bền đi thọ sanh trong nơi khác là cái tự ngã mà đức Thượng đế đã tạo thành.
Phật giáo phân chia cái có sanh mạng ra làm hai loại: danh và sắc, là pháp biến đổi mãi mãi. Sự tiến triển rõ rệt lý do của thân và tâm, sanh diệt, diệt sanh, luôn luôn đó Đức Phật chỉ danh là thì giờ, là thời gian rằng ta hoặc bản ngã, nhưng nó chỉ là sự phát triển thôi, chẳng có chân tướng đâu. Trong khoảng từ sanh đến tử và từ tử đến sanh, có một cái xoay tròn rất trộn lộn, càng sanh thì càng tử, sanh rồi tử, tử rồi sanh, tái diễn, tả không xiết. Cái đó rất lẫn lộn, không thấy chung thủy của nó. Nếu ta lìa tuệ nhãn, hiểu lầm rằng, nó pha lộn, vô nhân quả, không có quy tắc, vô điều quy định. Khi đã lầm hiểu như thế đó, ta phải bị nó mặc sức lôi kéo trong nẻo luân hồi sanh tử mãi mãi; nhân đó, mà muôn vàn sanh mạng phải chịu khổ não, nạn tai dồn dập, đắm chìm trong biển khổ. Chính cái đó gọi là nghiệp. Nghiệp đó là tạo hóa dẫn chúng sanh luân hồi lên xuống vô lượng kiếp, trong vòng sanh tử, tử sanh.
Vấn đề nghiệp là một pháp vô tư giải cho ta thấy rõ rằng: tất cả cái chi trong đời đều có nhân quả, người gây nghiệp là nhân, sẽ phải chịu quả là thọ (vui, khổ) mãi mãi; nhân đó, mới gọi vấn đề nghiệp là pháp luật của sự thọ quả theo chân lý.
1) Kammaṃ satte vibhajati Yadidaṃ hinappaṇīttāya. |
Nghiệp tự nhiên phân loại chúng sanh. Nghĩa là cho hèn hạ hoặc cao sang (khác nhau). |
2) Yadisaṃ vabate bijaṃTādisaṃ labṅate phalaṃKalyānakārī kalyānaṃPāpakāri ca pāpakaṃ. |
Người gieo giống nào tự nhiên được quảđó. Người tạo nghiệp lành tự nhiên thọ quả vui. Người gây nghiệp dữ tự nhiên chịu quả khổ. |
3) Sacce pubbe katahetuSukhadukkhaṃ nigacchatiPorānakaṃ kataṃ pāpaṃTameso muñcate iṇaṃ. |
Nếu người được vui hoặc gặp khổ do nhân phước hay tội đã làm từ kiếp trước, người đó gọi là trả tội cũ đã tạo, như người trả nợ vậy. |
4) Māvamaññetha pāpassaNa mattaṃ āgamissatiUdabinduṇipātenaUdakumbhopi pūratiPūrati pālo pāpassaThokaṃ thokaṃpi acinnaṃ. |
Người không nên khinh miệt rằng: tội nhẹkhông cho quả; nồi có thể hứng đầy nước nhỏ từng giọt được, thế nào kẻ si mê thường quen làm tội, dầu mỗi lần mỗi ít tự nhiên đầy nước (tội) như thế đó. |
5) Māvamaññetha puññassaNa mattaṃ āgamissatiUdabindutipātenaUdakumbhopiPūrati dhīre puññassaThokaṃ thokaṃpi acinnaṃ |
Người chẳng nên khinh hốt phước rằng: phước chút ít không cho quả, nồi (có thể) hứng đầy từng giọt nước nhỏ thế nào, bậc có trí tuệ thường hay làm phước mỗi lầm mỗi ít, tự nhiên, đầy phước được như thếđó. |
6) Na antalikkhe na samuddamajjheNa pabbatānaṃ vivaraṃ parissaNa vijjate so jagatippadesoYatratthito muccyya pāpakammā. |
Người đã làm ác trốn trong thinh không cũng chẳng khỏi nghiệp ác được, lánh trong giữa biển to cũng chẳng khỏi, ẩn trong kẹt đá cũng chẳng khỏi nghiệp dữđược, vì quả trái đất mà họ cư trú đó, cũng chẳng lìa khỏi nghiệp ác đó. |
7) Sukhakāmāni bhutani yo daṇḍena vihīsati attano sukhamesāno pecca so na labhante sukhaṃ. |
Chúng sanh đã sinh rồi toàn là người mong mỏi hạnh phúc; kẻ nào mong tìm hạnh phúc cho mình, nhưng đánh đập kẻkhác phải đau đớn, khổ sở, người đó sau khi lìa cõi này, tự nhiên chẳng đặng yên vui. |
8) Idha modati pecca modatiKatapuñño ubhayattha modatiSo modati so pamodatiDisvā kammavisuddhimattamo. |
Người đã làm phước tự nhiên được vui thích trong đời này, từ biệt cõi này rồi, cũng vẫn tươi cười, là được hạnh phúc trong cả hai cõi, (vì) đã thấy rõ rệt cái nghiệp của họ, họ hằng hoan hỷ và thường được yên vui. |
9) Sukārami asādhuni attano ahitāni cayaṃ ve hitāca sādhuñca taṃ ve paramadukkaraṃ. |
Những nghiệp không lành và vô ích đến mình, mình dễ làm; nghiệp nào có ích lợi và lành, nghiệp ấy khó làm được lắm. |
10) Sukaraṃ sādhūnā sādhu sādhu pāpena dukkaraṃ pāpaṃ pānena sukaraṃ pāpamariyehi dukkaraṃ. |
Nghiệp lành, người lành dễ làm; nghiệp lành, kẻ dữ khó làm được; nghiệp ác, kẻác dễ làm; các bậc Thánh nhân chẳng làm nghiệp ác đâu. |
11) Nataṃ kammaṃ kataṃ sādhumYam katvā anutappatiYassa assamukho rodaṃVipākaṃ patisevati. |
Người đã làm nghiệp nào rồi tự nhiên hối hận trong ngày sau, là người có sắc mặt tiều tụy, than van (vì) đã thọ quả của nghiệp nào, nghiệp mà người đã tạo đó, là nghiệp không chơn chánh. |
12) Tañca kammaṃ kataṃ sādhuYaṃ katvā nānutappatiYassa pātīto sumanoVipākaṃ patisevati. |
Người đã làm nghiệp nào, tự nhiên không hối hận trong ngày sau, có tâm vui thích tươi cười vì thọ quả của nghiệp nào, nghiệp mà người đã tạo đó, là nghiệp chơn chánh. |
Trong kinh có chép lời ông Anan nói: “Ta thiệt có nghe như vầy: có một lúc kia Phật ngự nơi tịnh xá, trong đám cây ông Kỳ Đà thái tử, trong vườn ông Cấp Cô Độc, gần thành Xá Vệ, có một người thiếu niên tên Subha, con ông Todeyya đi đến chỗ Phật ngự, vào đảnh lễ và bạch rằng: ‘Bạch Đức Thế Tôn, do duyên cớ nào mà con người sanh ra: có kẻ chết sớm, người lại sống dai; có kẻ bệnh nhiều, người lại bệnh ít; có kẻ xấu tướng, người lại đẹp xinh; có kẻ thế cô, người lại quyền lớn; có kẻ bần cùng, người lại phú túc; có kẻ thấp hèn, người lại cao sang; có kẻ bất tài, người lại trí thức. Bạch Đức Thế Tôn, tại duyên cớ nào mà con người sanh ra lại có bực sang hèn khác nhau như vậy?’
‒ Người thiếu niên này! Ấy cũng bởi nhân quả mà ra, cái nhân lành mà con người đã tạo, thì con người hưởng lấy; cái nhân dữ mà con người đã gây, thì con người mang lấy. Cái nhân là mẹ sanh ra con người cao sang hay hèn hạ vậy.
‒ Bạch Đức Thế Tôn, Ngài nói vắn tắt thế ấy tôi chưa được trọn hiểu cái lý nhân quả cao siêu; cúi xin Đức Thế Tôn giảng giải rộng thêm cho tôi được rõ lý nhân quả, bằng một cách dễ dàng hơn.
‒ Người thiếu niên này! Vậy người hãy ráng lóng nghe Như Lai nói. ‒ Bạch Ngài, tôi hết lòng xin nghe.
Phật bèn giải rằng:
1) Người yểu tử.
Đây là người thiếu này! Kẻ nào, trai hay gái, ham sự chém, giết, quen thói sát sanh, không lòng nhơn từ đối với loài động vật, bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, nên phải đọa địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác, không sa địa ngục, tái sanh lại làm người phải bị yểu tử.
2) Người trường thọ.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, không lòng chém giết, giữ giới sát sanh, tay không cầm khí giới, hằng sợ tội lỗi, có lòng nhơn từ cùng loài động vật, người đó, bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do nhân lành đã gieo, nên được sanh trong thượng giới, nếu tái sanh lại làm người thì được trường thọ.
3) Người nhiều tật.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, tánh tình hung dữ, thường đánh đập những loài động vật bằng tay, hoặc bằng cây, hoặc bằng khí giới, người đó, bởi cách hành động chăng lành ấy sau khi thác, do nhân dữ đã gieo nên phải đọa địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác không sa địa ngục, tái sanh lại làm người thì thường hay đau ốm.
4) Người thường mạnh khỏe.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, tâm tánh hiền từ, không hay đánh đập những loài động vật bằng tay, hoặc bằng cây, hoặc bằng khí giới, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác do nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác, không sanh trong thượng giới, tái sanh lại làm người thì được khỏe mạnh.
5) Người xấu tướng.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, lòng hay nóng giận, bất bình, hét la, mỗi chút mỗi gắt gỏng, người đó bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do nhân dữ đã gieo phải đọa địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác, không đọa địa ngục, tái sanh lại làm người thì hay buồn bực, mặt mày xấu xa.
6) Người xinh đẹp.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, không lòng nóng giận, chẳng dạ bất bình, hét la, trợn dộc, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do nhân lành đã gieo được sanh trong thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác, không thăng thượng giới, tái sanh lại làm người, thì sắc mặt thường hay vui vẻ, xinh đẹp.
7) Người thế cô.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, thấy người khác giàu sang, danh tiếng, được thiên hạ kiên vì, yêu mến, tùng phục, mà sanh lòng ganh gổ, người đó bởi cách hành động không lành ấy, sau khi thác, do nhân dữ đã gieo, phải đọa địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác không đọa địa ngục mà tái sanh lại làm người, thì phải chịu thế cô, quyền yếu. 8) Người quyền lớn.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, không lòng ganh gổ, thấy người khác giàu sang, danh tiếng, được thiên hạ kính vì, yêu mến, tùng phục, mà lòng không ao ước, ghét ghen, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác không sanh trong thượng giới, tái sanh lại làm người thì được quyền cao thế trọng.
9) Người bần cùng.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, không lòng bố thí, vật ăn, thức uống, thuốc men, y phục, giường nằm, chỗ ở, dầu, đèn, cho các bậc sa-môn hay bà-lamôn, người đó bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do nhân dữ đã gieo phải đọa địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác, không vào địa ngục, tái sanh lại làm người thì phải chịu bần cùng, khỗ não.
10) Người phú túc.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, thường hay bố thí, vật ăn, thức uống, thuốc men, y phục, nơi nằm, chỗ ở cho các bậc sa-môn hay bà-la-môn, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác, không sanh trong thượng giới mà tái sanh lại làm người thì được giàu có.
11) Người hèn hạ.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, có lòng khinh rẻ, không chào hỏi những người đáng chào, không nhường chỗ cho những người đáng nhường, không nhường đàng đi cho những người đáng nhường, không kính trọng những người đáng kính trọng; người đó, bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác do nhân dữ đã gieo phải đọa địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác, không đọa địa ngục, tái sanh lại làm người thì phải chịu bề hèn hạ.
12) Người cao sang.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, không lòng khinh hết, hay chào hỏi những người đáng chào, tiếp rước những người đáng tiếp rước, nhường chỗ ngồi cho những người đáng nhường, nhường đàng đi cho những người đáng nhường, kính trọng những người đáng kính trọng; người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác, không sanh trong thượng giới, tái sanh lại làm người thì được sang cả.
13) Người bất tài.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, không tìm kiếm các thầy sa-môn hay bà-la-môn để học hỏi như vầy: Bạch thầy, đạo đức là thế nào? Lành là thế nào?
Dữ là thế nào? Điều nào đáng chê? Việc nào đáng khen? Cái chi nên làm? Những gì không nên làm? Nghiệp nào cho tôi được trong sạch và yên vui? Người đó, bởi cánh hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do nhân dữ đã gieo, phải đọa địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác, không đọa địa ngục, tái sanh lại làm người thì phải chịu bề dốt nát.
14) Người trí hóa.
Đây, người thiếu niên này! Kẻ nào trai hay gái, có lòng tìm kiếm học hỏi với các bậc sa-môn hay bà-la-môn như vầy: Đạo đức là thế nào? Lành là thế nào? Dữ là thế nào? Điều nào đáng khen? Điều nào đáng chê? Nghiệp nào nên làm? Nghiệp nào làm cho tôi trong sạch và được yên vui? Người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do nhân lành đã gieo được thăng thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác không thăng thượng giới, tái sanh lại làm người thì được thông minh trí tuệ.
Người thiếu niên này! Chúng sanh tạo nhân lành thì được hưởng quả lành; bằng gây nhân dữ ắt mang quả khổ; nhân là mẹ của chúng sanh. Chúng sanh được cao sang hay bị hèn hạ cũng do ở cái nghiệp mà ra vậy.
Nghe Đức Thế Tôn giải xong rồi, người thiếu niên Subha, con ông Todeyya, bèn bạch cùng Phật rằng: “Hoàn toàn thay, Đức Thế Tôn, cũng như người bị trói mà được mở, như kẻ lầm đàng mà gặp nẻo chánh, như kẻ mù mà được sáng, như nơi tối mà có đèn. Bạch Đức Thế Tôn nhờ Ngài chỉ dạy lý nhân quả rất phân minh nên tôi mới được rõ thông đàng ngay nẻo dạy, tôi tình nguyện quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, xin Đức Thế Tôn nhận biết cho tôi là thiện nam kể từ nay cho đến trọn đời”.
Lấy đó mà xét, chúng ta phải tin chắc rằng có nhân tức là có quả, làm lành chắc gặp lành, làm dữ ắt gặp dữ, một mảy chẳng sai. Quả của nghiệp phát khởi từ nơi sự hành vi của mình. Khi mình làm lành quả vui sẽ báo ứng, nếu tạo dữ quả khổ sẽ tự nhiên trả lại chẳng sai. Nhân đó, mình không nên tìm hạnh phúc ở nơi khác hay ở kẻ khác ngoài mình. Các bậc trí tuệ có giảng rằng: sự toại nguyện mà chúng sanh mong mỏi phát sinh là đức tin chân chánh, lòng từ bi hoặc lẽ công bình, chỉ phải tìm ở trong mình; nếu kiếm bằng cách khẩn cầu nơi khác, là cái rất khó khăn. Vì các pháp đó, tự nhiên nảy ra ở trong mình, chẳng có ai chia nhau được. Lời kêu cứu hay cầu xin là điều không chánh đáng.
Lại nữa, thiện với ác không lựa chỗ, chọn giờ, người có thể tạo lành hoặc gây dữ được trong mỗi nơi, mỗi giờ. Với những việc lành mà mình hy vọng đó, cũng không nên làm từng người một, vì trong đời có rất nhiều thiện pháp đáng làm. Người tạo nhân lành sẽ được quả vui chắc chắn. Nếu mọi người đồng cùng nhau xây dựng thiện pháp thì mọi người đồng hưởng hạnh phúc, xứ sở sẽ thịnh vượng, thế giới sẽ hòa bình yên ổn.
Khi vừa đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Ngài có tuyên bố rằng: “Sukho viveko tuṭṭhassa sutadhammassa passako. Abyāpajjhaṃ sukhaṃ loke pāṇabhudesu saññamo sukhā virāgatā loke kāmānaṃ samatikkamo asmimānassa vinayo etaṃ pe paramaṃ sukhaṃ”. Xin diễn dịch các kệ ngôn đó như vầy. Sukho viveko tuṭṭhassa sutadhammassa passako: an tĩnh tức là nơi nương ngụ yên lặng, là vui, là nguyên nhân đem sự an lạc đến người đã ưa thích, nghĩa là người thấy xác thật các pháp mà mình đã được nghe. Abyāpajjhaṃ sukhaṃ loke pāṇabhudesu saññamo: không hại tức là có sự thu thúc, không làm khổ chúng sanh có thức tính, là điều vui trong đời. Sukhā virāgatā loke kāmānaṃ samatikkamo: thoát ly tình dục, nghĩa là người đã ra khỏi sự ham muốn ngũ dục, là điều vui trong đời. Asmimānassa vinayo etaṃ pe paramaṃ sukhaṃ: đem cái tâm cố chấp, giữ vững ý kiến rằng ‘là ta, là người’, ra cho tiêu mất, là cực vui. Lời công bố của Đức Phật chỉ có bấy nhiêu.
Xin giải rộng thêm cho dễ hiểu, ngõ hầu giúp ích cho các hàng Phật tử. Sukho vivero tuṭṭhassa sutadhammassa pasako: an tĩnh tức là nơi nương ngụ yên lặng, là vui, là nguyên nhân đem sự an lạc đến người đã ưa thích, nghĩa là người thấy xác thật cái pháp mà mình đã được nghe. Giải rằng: An tĩnh nói về ba chỗ yên lặng: tĩnh thân: gọi là thân yên lặng (kāyaviveka); tĩnh tâm: gọi là tâm yên lặng (cittaviveka); tỉnh kết phiền não: gọi là yên lặng khỏi phiền não thắt buộc (upadhiviveka).
Tỉnh thân nói về chỗ ở vắng vẻ, xa khỏi đảng phái, bậu bạn lối 500 cây cung (1.000m) gọi là lâm tuyền (āraññika), nơi bóng cây xa khỏi chòm nhà, vắng tiếng ồn ào, gọi là dưới ảnh thọ, rukhamala khoảng vắng hiệp với phép chỉ quán, gọi là tĩnh thất (suññagāra). Cả ba chỗ quạnh hiu đó đều là miền đất vắng lặng. Người trú trong nơi như vậy gọi là có thân yên lặng, là nhân làm cho phát sanh sự tĩnh tâm. Nghĩa là khi đã ngụ trong nơi vắng vẻ rồi chú tâm hành pháp chỉ quán, thông tuệ thì tâm đứng yên trong một cảnh giới gọi là nhứt tâm (ekaggatāraṃmaṇa).
Tâm xa khỏi tham, oán, hôn, phóng, nghi gọi là tĩnh tâm và là nguyên nhân cho đắc ‘tĩnh kết phiền não’.
Yên lặng khỏi phiền não thắt buộc đó, nói về cái ý tưởng đầu tiên (saññā atīta) vào ẩn sâu trong tâm. Như tưởng rằng: danh, sắc (nāmarūpa), nguyên tố (dhātu), uẩn (khandha), lục nhập (āyatana), hoặc tóc, lông, móng, răng, da v.v…đều có trong ta là những phiền não nhỏ nhen, không rõ rệt là tội hay phước, tuy nhiên chính thế là nguyên nhân, là căn duyên gây các phiền não thô thiển khác, nhứt là khổ vì sự thương tiếc, buồn rầu, than khóc v.v… cho nên phải cần có tâm yên tịnh, là trau dồi cái tâm cho được trong sạch trước, rồi mới nên dùng cái tâm tinh khiết đó để xem xét trong toàn thân thể theo quy tắc ‘thập nhị duyên khởi’ (paṭiccasamuppāda), dùng vô minh làm chủ đề nghĩa là thân thể gọi là vô minh. Vô minh dịch là không biết, nghĩa là không biết rằng chính mình là chi? Chỉ biết được 12 ảnh hưởng của vô minh là: hành (sankhāra), thức (viññāna), danh-sắc (nāmarūpa), lục nhập (āyatana), xúc (phassa), thọ (vedāna), ái (taṅhā), thủ (upadāna), cõi hoặc nghiệp (bhaba), sanh (jāti), già (jāra), chết (marana). Cái tưởng đầu tiên chôn sâu trong mình là ‘tập đế’ (samudaya). Tập đế đó che án một cách khít khao không cho thấy rõ toàn thể thân thể là cái chi, ví như đám mây đen yểm mặt nhựt. Đến khi hành giả có tâm yên lặng, tu cái tâm cho trong sạch, rồi thẩm ta mới biết rõ nhân và duyên. Nhân là hành, thức v.v… là 12 ảnh hưởng đó hiệp theo Phật ngôn rằng: ‘Yato pajānāti sa hetudhammaṃ’. Giờ nào bà-la-môn[5] lặng xét thấy rõ pháp và nhân, giờ đó sự hoài nghi của bà-la-môn đó tự nhiên tiêu mất. Duyên chỉ có một là vô minh. Nhân và duyên khác nhau. Nhân là chủ trì[6], duyên là người hộ trợ. Cớ đó, khi tuệ kiến (ñanadassana) sanh thì vô minh diệt, lìa duyên giúp đỡ thì hành, thức cho tới già, chết cũng mất theo. Nếu không có duyên trợ lực thì nhân cũng hết, đúng theo lời Phật công bố rằng: ‘Yato khayaṃ paccānaṃ avedī’: Giờ nào bà-la-môn tinh tấn quán tưởng được biết rõ sự tiêu tan của duyên, giờ đó tâm hoài nghi của bà-la-môn cũng dứt. Nhân và duyên tắt gọi là diệt (nirodha) thì tâm được sáng suốt chẳng còn dính mắc, sự cố chấp (upadāna) cũng tuyệt, hiệp theo Phật ngôn rằng: ‘Vidhūpayaṃ titthati marasenaṃ surova obhāsayamanlikhaṃ’: trong lúc bà-la-môn tinh tấn dò xét, khi đã diệt trừ ma vương và quân ma được rồi thì tỏa sáng ví như ánh sáng mặt nhựt trong thinh không vậy. Đó gọi là lặng phiền não kết buộc (upadhiviveka).
Nên hiểu ba pháp tĩnh như đã giải trên đó.
Nói tóm lại, giới gọi là thân tĩnh, nghĩa là thân yên lặng khỏi tội lỗi; định gọi là tâm tĩnh, nghĩa là tâm yên lặng khỏi ngũ dục; tuệ gọi là kết phiền não tĩnh, nghĩa là người tâm yên lặng khỏi phiền não kết buộc.
Điều nói rằng: ‘Người thấy pháp mà mình đã nghe’ đó nên hiểu như vầy: người thấy pháp gọi là thấy Niết-bàn, là cái kết quả của sự lặng phiền não kết buộc, tức là thấy ‘toàn thân thể’ này là ‘pháp đầu tiên, là căn bản tự nhiên’ (sabhāva dharma) chung với cái nhân là hành, thức cho đến già, chết. Khi duyên diệt, nhân cũng tiêu theo với nhau, chỉ còn sót ‘xuất thế pháp’ (lokuttaradharma), gọi là người biết rõ sự tận diệt của các duyên; tâm nghi ngờ trong cõi, sanh và ma phiền não hết thế lực, không còn theo phá hại nữa được. Hành giả đắc thông tuệ như ánh sáng mặt nhựt trong bầu trời vậy.
Trong câu thứ nhì nói: ‘Abyāpājjihaṃ sukhaṃ loke pāṇabhudesu saññamo’: không hại tức là sự thu thúc không làm khổ chúng sanh có thức tánh là điều vui trong đời. Trong điều này, nên hiểu tóm tắt như vầy: lẽ thường, người đã thấy pháp tự nhiên, có sự thay đổi pháp nương nhờ mới, tức là Phật duyên (Buddhanissaya) là đức tin cao quý, tức là bi đức (karuṇāguṅa), tuệ đức (paññaguṅa), tịnh đức (visuddhiguṅa), vào làm chủ vĩnh viễn trong tâm. Người bậc này chỉ có tâm thỏa thích trong Tam bảo thôi. Người mà không bị ác tâm sở (akusalacetasika) đè nén, tự nhiên có sự an vui. Người không có tâm làm hại chúng sanh, Đức Phật mới gọi là vui trong đời như thế đó.
Trong câu thứ ba rằng: ‘Sukhā virāgatā loke kāmānaṃ samatikkamo’: xa lánh tình dục nghĩa là người đã thoát ly sự ham muốn, là điều vui trong đời, nên hiểu theo lời đã giải trên. Người tháy pháp, người đắc pháp xuất thế bực cao, là người đã lìa sự ưa thích ngũ dục, đã lướt qua khỏi dòng đại hồng thủy (ogha). Thế thường chúng sanh bị lòng dục làm chủ nên Phật chỉ danh là ma vương. Nếu đã khỏi tay ma vương thời mới được yên vui. Chúng sanh trong đời hằng có sự nóng nảy khó chịu, do cái chi? Chăng phải vì lòng tham dục chăng? Lòng dục đốt mình, phải bắt làm cái công việc mỗi ngày, như làm nghề sĩ, nông, công, thương không xiết kể được. Sự lo bảo tồn đảng phái, chủng tộc, lo cấp dưỡng thân quyến ngày đêm, từ trẻ đến già cũng chưa tròn phận sự. Những điều khổ não, bất bình, tranh cãi, xung đột, giết hại lẫn nhau toàn là do ở lòng dục vọng mà sanh ra cả. Nếu diễn giải cái tội của lòng ham muốn, thì không giấy mực nào tả cho cùng được. Người vui ngũ dục như kẻ bị trùng vi vậy. Cớ đó, Đức Phật khi đã khỏi tay ma vương rồi, Ngài mới tuyên ngôn rằng: ‘Sukhā viragatā loke kāmānaṃ samāttikkamo’: xa lánh tình dục, nghĩa là người đã thoát ly sự ham muốn là điều vui trong đời.
Câu thứ tư: ‘Asmimānassa vinayo etaṃ ve paramaṃ sukhaṃ’: đem cái tâm cố chấp ra cho tiêu mất, là cực vui. Tiếng ‘cố chấp’ là giữ vững ý kiến rằng: ta giàu, ta sang, ta như vầy, như kia v.v…đó gọi là cố chấp, nhân đó, mới lầm lạc theo lòng ham muốn, rồi phải chịu sự thống khổ, rầu buồn, than khóc, rên la, thương tiếc v.v… Lẽ đó, Đức Phật khi trừ dứt được tâm cố chấp rồi, mới công bố rằng: ‘Asmimānassa vinayo etaṃ ve paramaṃ sukhaṃ’: sự đem tâm cố chấp ra cho tiêu mất là điều cực vui trong đời.
Ba câu sau chỉ rõ cái quả phước của câu trước nghĩa là khi cắt đứt tâm phá hoại tình dục do A-na-hàm đạo, trừ hết cố chấp do A-la-hán đạo, mà được kết quả mỹ mãn đều nhờ thế lực của sự ưa thích trong nơi yên lặng, được thấy pháp mà mình đã nghe. Pháp mà mình đã nghe đó, chỉ được nghe, chớ chưa hiểu biết xác thật.
Đến lúc trú ngụ trong chỗ thanh vắng rồi mới thấy biết, khi sự hiểu biết phát sanh lên rõ rệt, nghĩa là trí tuệ đoạn tuyệt phiền não kết buộc, thì tâm phá hoại, dục vọng và cố chấp cũng dứt, đó là quả báo của sự tiêu tan phiền não kết buộc.
‒ Hết ‒
1. Attā have ītaṃ seyyoYā cāyaṃ itarā pajāAttadantassa posassaNiccaṃ saññatacārinoNeva devā na gandhabbaNā māro saha brahmanāDhitaṃ apakhitaṃ kayirāTathārūpassa khantuno. |
Sự thắng mình là tốt hơn sự thắng kẻkhác, xuất chúng thế nào? Vì sự thắng của người đã tự hóa và tự chê được thường rồi, trời, càn thác bà, ma vương cùng với phạm thiên không làm cho hóa ra bại được. |
2. Dīghā jāgarato rattiDīghaṃ santassa yojanaṃDīgho bālāna saṃsāroSaddhammaṃ avijjhānataṃ. |
Đêm rõ rệt rằng lâu đến người thức; đường một dặm minh bạch rằng dài đến kẻ mỏi mệt; sự luân hồi tự nhiên rõ ràng, kéo dài đến những hạng si mê, không hiểu Chánh pháp. |
3. Na tāvatā dhammadharoYāvatā bahu bhāsatiYo appaṃ pi sutvānaDhammaṃ kāyena passatiSa ve dhammadharo hotiYo dhammaṃ nappamajjati. |
Người không gọi là bậc thông pháp chỉ vì nói được nhiều; hạng nghe chút ít (học thuyết) mà hiểu rõ chân lý và chú ý đứng đắn theo thực tế, người đó gọi là thấu rõ giáo lý. |
4. Sabbe saṅkhārā aniccā tiYadā paññaya pasatiAttha nibbindati dukkheEsa maggo visuddhiyā. |
(Nếu người) quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng: tất cả những tập hợp toàn là tạm thời, như thế sẽ chán nản sự khổ, đó là đạo tinh khiết. |
5. Sabbesaṅkhāra dukkhā tiYadā paññaya passatiAttha nibbindati dukkheEsa maggo visuddhiyā. |
(Nếu người) quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng: tất cả những cái tập hợp toàn là khổ não như thế, sẽ kinh sợ sự khổ, đó là đạo tinh khiết. |
6. Sabbe dhammā anattā tiYadā paññaya passatiAttha nibbindati dukkheEsa maggo visuddhiyā. |
(Nếu người) quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng: bất cứ cái chi cũng là vô ngã, như thế, sẽ kinh sợ sự khổ, đó là đạo tinh khiết. |
7. Yato yato sammasatiKhandhānaṃ udayabbayaṃLabhati pītipāmojjaṃAmattaṃ taṃ vījānnatani. |
Lúc nào tỳ khưu quán tưởng đến sự sanh và sự diệt của tất cả những tập hợp, lúc đó tỳ khưu chắc chắn có phỉ lạc và an lạc, sự phỉ lạc và sự an lạc đó là pháp bất diệt của các bậc thông minh. |
Dịch ra anh văn
1. One’s own sefl conquered is better than all other people, not even a god, a gandhabba not màra with brahman could change into defeat, the victory of a man what has vanquished himself and always lives under restrain.
2. Long is the night to him, who is awake; long is a smile to him who is tired; long is life to the foolish who su not the true law.
3. He is not versed in the dhamma merely because he speaks much. He who hears little (of a teaching), but sees the true mentaily, and observes it well, in deep, he is called “versed in the dhamma”
4. All compounded things are transient; when one sees this with wisdom, then one becomes disgusted of the painful. This is the Path of Purity.
5. All compounded things are franght with fain when in wisdom one sees this, then he aweary of the painful. This is the Path of Purity.
6. All things whatsoever are soul-less when in wisdom one sees this, then he is aweary of the painful. This is the Path of Purity.
7. Whenever he reflects ou the rise and fall of aggregates he assuredly experiences joy and happiness. To the discerning, this is as nectar.
‒ Dứt tác phẩm Phật giáo đại cương (Pl.2500 ‒ Dl.1956-57) ‒
[1] Khí quyền: quyền thế.
[2] Lìa khỏi ý niệm một đức thượng đế có quyền sanh, tử, thưởng, phạt đối với tất cả mọi loài.
[3] Chế chỉ nghĩa là ngăn bớt lại.
[4] Khí cụ dùng để đội, nhắc vật nặng lên.
[5] Bà-la-môn (brahmana) có nghĩa là bậc tu phạm hạnh.
[6] Chủ trì, quản lí đứng đầu xem sóc các công việc.