Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Tác phẩm 11 CẤP CÔ ĐỘC ‒ KHUYẾN DỤ KINH
GIẢI VỀ PHÁP NÊN SUY NGHĨ TRONG CƠN BỆNH NẶNG
SAMVEJANIYA GATHĀ ‒ KỆ ĐỘNG TÂM
---
Nhận thấy bài pháp “Cấp Cô Độc khuyến dụ kinh” thật là cần thiết đặc biệt, chúng tôi dịch ra quốc văn, nguyện giúp cho hạng sơ cơ học Phật thành tâm mộ đạo.
Nên nhìn nhận rằng: trong cơn trọng bệnh, chúng ta rất khó chịu vì những cơn đau đớn, nên chỉ thường hay rên siết, đến nỗi hôn mê, không nhớ được câu niệm Phật, như thể ắt phải sa trong 4 ác đạo, không sai. Xem coi, như ông Cấp Cô Độc là bậc thánh nhân mà cũng còn kêu rêu than khổ trong giờ hấp hối, huống chi chúng ta là kẻ phàm nhân. Bài kinh này dạy chúng ta phải học tập kỹ càng rồi trong mỗi đêm, sau khi ngồi thiền, nhứt là trong cơn bệnh nặng, chú tâm quán tưởng “10 phép luyện tập”, hẳn sẽ thấy phát tâm phỉ lạc, có thể làm cho bệnh hoạn được thuyên giảm, mà nếu phải chết, nhất định sẽ thọ sanh trong nhàn cảnh.
Xét đoán, thấy bài kinh này rất có giá trị, chư quý thiện nam, tín nữ chùa Bửu Quang -
Thủ Đức - xin xuất bản để làm việc pháp thí, chỉ mong cho chúng sinh khỏi khổ được vui.
Vaṅsarakkhita Bhikkhu ‒ Hộ Tông tỳ khưu
---
Namatthu Ratanattay Assa
Khi mang bệnh nặng, chúng ta nên nghĩ đến cái chi? Trong lúc đó, chúng ta có rất nhiều ý tưởng như: nhớ đến của cải, con, vợ, thân quyến, bố thí, trì giới, tham thiền hoặc các điều lành khác. Những cái đó, không có thể sửa chữa sự khổ của chúng ta được chơn chánh: một ít pháp làm cho cái khổ càng tăng gia, là sự xét nghĩ đến con, vợ, của cải. Về phần niệm sự bố thí, trì giới, tham thiền hoặc các điều tốt của kẻ khác, có lẽ làm cho tiêu diệt sự khổ được, song cũng chưa hay bằng các pháp sẽ giải sau đây.
Xin chư Phật tử hãy niệm tưởng như vầy. Phật ngôn: “Evamne sutaṃ ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthīyaṃ viharati je’avane anāthapindikassa ārāme v.v. sādhu sādhu Ananda yāvakataṃ kho Ananda takkāya pattabbam anuppattaṃ tayā anāthapiṇḍiko so devaputta nānno.” Dịch: Tôi là Ananda, đã được nghe nhự vầy: một thuở nọ, đức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên tịnh xá, gần kinh đô Savatthī. Thuở đó, ông triệu phú Cấp Cô Độc mang trọng bệnh, phải chịu đau đớn nặng nề, có cho một người nam đi vào bạch cho Phật rõ, rồi xin thỉnh Đức Xá Lợi Phất (Sarīputtathera), Đức Xá Lợi Phất và đức Ananda cũng có đến viếng và hỏi về tình trạng chứng bệnh của ông ra sao. Ông Cấp Cô Độc trình bày rằng “Gió siết đầu tôi như bị người xoáy bằng khoan, hoặc mắc phải kẻ niềng đầu bằng dây mây; gió thắt chặt dữ dội, bụng tôi như người thái bằng dao; thân thể, tứ chi của tôi nóng như bị nằm trên lò than đỏ”. Rồi ông Cấp Cô Độc bạch rằng: “Tôi đau khổ rất nặng nề!” Đức Xá Lợi Phất an ủi rằng: “Vì thế, ông triệu phú này, ông phải luyện tập suy nghĩ như vầy:
10 phép luyện tập
1. Ta không giữ vững mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm; như vậy thức nương mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm mới không có đến ta.
2. Ông nên nhận rằng ta không giữ vững sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp giới, như vậy sự hiểu biết do ở sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp giới mới không có đến ta.
3. Phải suy nghĩ rằng: ta không giữ vững sự thâu nhận theo mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm như vậy sự biết được phát sanh trong đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm mới không có đến ta.
4. Ta không giữ vững sự tiếp xúc trong đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm như vậy điều hiểu biết tùy ở tâm tiếp xúc trong đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm mới không có đến ta.
5. Phải niệm rằng: ta không giữ vững cái thọ phát sanh theo sự tiếp xúc trong đường mắt, tai, mũi, lưỡi, dựa vào cái thọ phát sanh vì sự tiếp xúc trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm, như vậy sự biết rõ mới không có đến ta.
6. Ta không giữ vững đất, nước, lửa, gió, hư không, thức thì như vậy sự nhận theo đất, nước, lửa, gió, hư không, thức, mới không có đến ta.
7. Ta không giữ vững sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì như vậy sự hiểu biết dính dáng vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức mới không có đến ta.
8. Ta không giữ vững ākāsānañcāyatana hư không vô biên thiền, vinñānañcāyatana thức vô biên thiền, ākiñcaññāyatana vô hữu sở thiền, nevasaññānānsaññāyatana phi phi tưởng thiền thì như vậy sự phân biệt mới không có đến ta.
9. Ta không giữ vững thế gian nầy và thế giới khác thì như vậy sự hiểu biết dựa vào cõi đời nầy và đời khác mới không có đến ta.
10. Tất cả cái chi mà ta đã thấy đã nghe, đã rõ, đã hiểu, đã tìm tòi đã trải đi bằng tâm, những cái đó ta cũng không giữ vững, như vậy sự nhận thức tùy ở các cái đó, mới không có đến ta.
Nầy ông triệu phú! Ông nên luyện tập, tưởng niệm như đã giải đó.
Khi Đức Xá Lợi Phất giảng dạy, xong, ông triệu phú Cấp Cô Độc bèn khóc òa. Nhân khi đó, Đức Ananda hỏi: - Ông triệu phú nầy! Ông còn quyến luyến chăng? Còn đắm chìm chăng?
- Bạch, tôi không còn quyến luyến, không còn đắm chìm, nhưng tôi đã vào bầu Phật và chư Đại đức tỳ khưu lâu rồi, mà tôi chưa từng được nghe các pháp như thế đâu.
- Nầy, ông triệu phú! Các pháp đó, tự nhiên, không rõ rệt đến hạng cư sĩ, chỉ minh bạch đến bậc xuất gia thôi.
- Tôi cầu xin đức Xá lợi Phật cho các pháp ấy rõ rệt đến chúng cư sĩ với, vì trong chư thiện tín cũng có người ít phiền não, hạng nầy ắt sẽ bất hạnh, nếu họ không được nghe pháp như thế.
Sau khi đức Xá Lợi Phất và đức Ananda từ giã trở về, ông triệu phú Cấp Cô Độc mạng chung, đi thọ sanh trong cung trời Đầu Xuất Đà (Dusita) thành một vị trời Anāthapiṇdikadevaputta. Vào lúc nửa đêm, vị trời đó xuống đảnh lễ Phật, tán dương công đức chư tăng rồi tỏ lời hoan hỉ về Kỳ Viên tịnh xá, mà mình đã tạo, và bạch như vầy: “Người tự nhiên, được trong sạch, bằng sự: hành vi, hiểu biết, nghe pháp, trì giới. Chẳng phải tinh khiết do ở dòng dõi hoặc của cải. Nhân đó, bậc trí tuệ, khi đã nhận thấy điều lợi ích của mình, nên chọn lựa, dò xét, điều tra, sưu tầm cái pháp cho chơn chính rồi thực hành theo mới trở nên tinh khiết được”. Bạch như thế, rồi bái biệt.
Xin chư Phật tử hãy lưu ý đến cái pháp nên suy nghĩ, đáng niệm tưởng, trong giờ mang bệnh nặng, nghĩa là trong lúc trọng bệnh phải tưởng nhớ như đã giải đó, cho đến khi không còn nhận biết cái chi là của ta, cho rõ rằng tất cả muôn loài cũng chẳng phải của ta.
Cho nên, khi còn mạnh khỏe phải tập tưởng rằng: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm chẳng phải của ta; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, giới cũng chẳng phải của ta; sự nhận thức trong đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm cũng chẳng phải của ta; sự tiếp xúc trong đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm cũng chẳng phải của ta; cái thọ phát sanh bởi sự tiếp xúc trong đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm cũng chẳng phải của ta; đất, nước, lửa gió, hư không, thức, cũng chẳng phải của ta; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải của ta; thế gian nầy, thế giới khác cũng chẳng phải của ta; cái mà ta đã thấy, đã nghe, đã hiểu, đã nhận biết, đã tìm tòi, đã suy nghĩ cũng chẳng phải của ta, cả thảy.
Phải tập niệm tưởng, duy trì như thế cho quen. Trong giờ trọng bệnh, nhớ khi đến, không cho cảm giác sự khổ, rồi tâm cũng sẽ trong sáng, an lạc, mát mẻ, làm cho bệnh hoạn phải tiêu tan, mau lẹ, nếu phải chết, nhứt định sẽ được sinh trong cõi vui (cõi trời hoặc người) như ông Cấp Cô Độc vậy.
– Dứt Cấp Cô Độc khuyến dụ kinh –
---
1) Na tattha hatthīnaṃ bhūmi na rathānaṃ na pattiyā na cāpi mantayuddhena sakkā jetuṃ dhanena vā tasmā hi paṇḍito poso sampassaṃ hatthamattano buddhe dhamme ca sanghe ca dhīrosaddhaṃ nivesa ye yo dhammacārī kāyena vācāya da cetasa idhevanaṃ pasaṃsanti peeca sagge pamodati ‒ Tất cả chúng sanh không có thể chiến đấu với tử thần được, vì sự chiến đấu ấy chẳng phải là khả năng của voi binh, chẳng phải là khả năng của xa binh, chẳng phải là khả năng của bộ binh, hoặc dùng bùa chú hay của cải để chiến thắng được. Cho nên bậc trí tuệ, khi đã thấu rõ điều lợi ích của mình cần phải làm cho phát sanh sự tín ngưỡng vững chắc trong Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng. Vì người có thân, khẩu và ý trong sạch, trong thế gian nầy, hằng được các đấng hiền minh ngợi khen vô cùng, đến khi mệnh chung, hẳn được an vui trong cõi thiên đường.
2) Sabbe sattā marissanti maranantaṃ hi jīvitaṃ yathākammaṃ gamissanti puññapāpaphalūpagā nirayam pāpakammantā puññakammā ca sugatiṃ tasmā kareyya kalyānaṃ nicayaṃ samparāyikaṃ puññāni paralokasmiṃ patitthā honti pāninaṃ ‒Tất cả chúng sanh chỉ sẵn dành để chịu chết đều nhau, vì sanh mạng chúng sanh chỉ có sự chết là nơi cuối cùng.
Tất cả chúng sanh toàn phải nhận lấy quả phước và quả tội vừa với cái nghiệp của mình đã tạo, rồi đi thọ sanh trong kiếp sau. Chúng sanh nào làm nghiệp dữ, phải chịu khổ trong địa ngục; chúng sanh nào gây việc lành được thọ vui trong nhàn cảnh. Nhân đó, người đời cần phải hối hả làm việc phước đức mà bậc trí tuệ hằng ngõ hầu làm của để dành, dính theo trong đời vị lai, vì các điều hạnh phúc là nơi nương nhờ của khắp cả chúng sanh trong ngày vị lai.
3) Upaniyati jīvitamappamāyuṃ jarūpanītassa na santi tānā etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkha māno puññāni kayirātha sukhāvahani ‒ Tuổi thọ của chúng sanh rất ít, cái già hằng dẫn đi tìm cái chết, chúng sanh bị sự già dẫn đi tìm sự chết, rồi chẳng có chi làm nơi nương nhờ được cả. Nếu người đời đã thấy điều kinh sợ trong sự chết như thế, chỉ nên chuyên cần làm những phước thiện là các điều lành, nó sẽ đem sự an vui đến cho.
Accenti kālā tarayanti rattiyo vayogunā anupubbaṃ jahanti etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkha māno puññāni kayirātha sukhāvahāni ‒ Thì giờ chỉ thoáng qua ngày và đêm hằng thấm thoát, thời gian của các niên cấp[1] chỉ hao mòn thì lần. Nếu người đời được xem thấy sự chết trong niên cấp như thế, cần phải cố gắng làm việc phước đức, nó sẽ đem sự yên vui đến cho.
4) Upaniyati loko adhuvo atāno loko ana bhissaro assako loko sabbaṃ pahāya gamanīyaṃ ūno loko attito tanhādāso ‒ Chúng sanh không bền vững lâu dài, sự già hằng dẫn tìm sự bệnh, sự bệnh hay dẫn tìm sự chết; Chúng sanh không có chi cấm ngăn, đón ngừa được, chẳng có ai cứu giúp, gìn giữ được chúng sanh. Chúng sanh, tự nhiên, có sự thiếu thốn, không biết no đủ, toàn là nô lệ của lòng ham muốn.
5) Sabbe sattā maranti na mariṃsu ca marissare tathevāhaṃ marassāmi natthi me ettha saṃsayo ‒ Tất cả chúng sanh mới chết hiện tại hoặc đã chết qua rồi, hoặc sẽ chết trong ngày vị lai, thế nào thì ta đây ắt sẽ chết, như thế không sai. Tâm nghi ngờ trong sự chết ấy, chẳng có đến ta đâu.
6) Animittamanannātaṃ maccānaṃ idha jīvitaṃ kasiranca parittan ca tanca dukkhena samyuttaṃ ‒ Sanh mạng của chúng sanh trong thế gian nầy, chẳng bao giờ tìm người phân biện cho biết được: “Ta phải sống hết thời gian, chừng nầy hoặc chừng ấy đâu và sự sống còn càng cực nhọc, càng vắn vỏi, có cả sự khổ (nhiều thứ) nữa.
7) Na hi so upakkamo atthi yena jātā na miyyare jarampi patvā maranaṃ evaṃ dhammā hi pānino ‒ Tất cả chúng sanh đã sanh ra rồi, ngăn ngừa không cho chết bằng sự tinh tấn nào, sự tinh tấn ấy chẳng có đâu (dầu chúng sanh cầu khẩn rằng “Đừng cho chết, hoặc chờ đến già sẽ chết” như thế cũng chẳng đặng). Vì, tất cả chúng sanh, tự nhiên phải chịu sự già và sự chết, là thường sự.
8) Yathāpi kumbhakārassa katā mattikabhājanā sabbe bhedaparìyantā evaṃ maccāna jīvitaṃ ‒ Các thứ đồ đựng mà thợ gốm đã làm rồi, đến cuối cùng đều lủng bể cả thảy, thế nào, sự sống của tất cả chúng sanh (cũng đều có sự chết đón chờ phía trước), cũng như thế ấy.
9) Daharā ca mahantā ca yebālā yecapaṇḍitā sabbe maccuvasaṃ yanti sabbe maccūparāyanā ‒ Tất cả chúng sanh, dầu trẻ hay già, ngu hoặc trí tất cả chúng sanh ấy, đều mắc trong quyền lực của sự chết, cả thảy.
10) Jīvitaṃ byādhi kālo ca dehanikkhepanaṃ gati pañcete jīvalokasmini animittā na nāyare ‒ Sanh mạng là mạng sống của chúng sanh, bệnh là sự đau ốm của chúng sanh, thì giờ xác định sự chết của chúng, nơi mà chúng sanh phải chết, cõi mà chúng sanh phải đi đầu thai trong ngày vị lai, tất cả năm điều ấy, chẳng có một ai, trong thế gian biết chắc được.
11) Nasanti puttā tānāya na pitā napi bandhavā antakenā thipannassa natthinātīsutānataetamathavasaṃ ñatvā paṇḍitosila saṃ vuto nibbānagamanaṃ maggaṃ khippameva visodhaye ‒ Người bị sự chết đàn áp rồi, các con đến phòng ngừa cũng chẳng đặng, cha mẹ đến ngăn cấm cũng chẳng đặng. Sự đề phòng của tất cả thân quyến chẳng có khả năng đâu. Cho nên bậc trí tuệ, khi đã được quyền lực phải điều lợi ích là sự trì giới rồi, cần phải ức chế, gìn giữ giới luật, cần phải luyện tập đạo tâm để đi đến Niết-bàn cho mau chóng, không nên hứa hẹn đâu.
12) Tam vinā nāññato dukkhaṃ na hoti na ca antato dukkhahetuniyāmena iti saccaṃ ‒ Cái khổ chẳng phải phát sanh vì nguyên nhân nào khác, ngoài lòng ham muốn, cái khổ ấy hẳn chỉ phát sanh do lòng ham muốn thôi, cho nên đức Thế Tôn có giảng rằng: “Lòng ham muốn tức là cái nhân sanh khổ”
13) Nāññā nibbānato santi santaṃ na ca na taṃ yato santabhāvaniyā menā tato saccamidaṃ mataṃ ‒ Các đức khác, ngoài Niết-bàn chẳng phải là pháp diệt khổ được. Niết-bàn chính là pháp diệt khổ đặng. Cớ ấy, đức Thế Tôn có giảng rằng “Niết-bàn là một điều thực, đúng theo trạng thái diệt khổ được”.
14) Maggā annaṃ na niyyānaṃ aniyyāno cāpi so acchaniyyānabhāvattā itisosaccasammato ‒ Các đức khác, ngoài đạo (bát chánh) chẳng phải là phương tiện dẫn chúng sanh ra khỏi khổ được. Chỉ có đạo (bát chánh) nầy thôi, mới là phương pháp có thể đưa chúng sanh ra khỏi khổ. Nhân đó, đức Thế Tôn mới giảng rằng “Đạo (bát chánh) ấy chỉ danh là một điệu thật, vì là một phương pháp dẫn chúng sanh ra khỏi khổ được. 15) Sabbe sankhārā aniccati yadā paññāyapassati atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyā ‒ (Nếu người đời) được quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng tất cả tập hợp toàn là không thường như thế, trong giờ nào, chắc sẽ chán nản lánh khỏi cái khổ trong giờ ấy. Đó là con đường của sự trong sạch cao thượng.
16) Sabbe sankhārā dukkhāti yadā paññāya passati atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyā ‒ (Nếu người đời) được quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng tất cả tập hợp toàn là khổ như thế, trong giờ nào, chắc sẽ chán nản, lánh khỏi cái khổ trong giờ ấy. Đó là con đường của sự trong sạch cao thượng.
17) Sabbe dhammā anattāti yadā paññāya passati atha nibbindati dakkhe esa maggo visuddhiyā ‒ Nếu người đời được quán tưởng thấy rõ bằng trí tuệ rằng tất cả các pháp chẳng phải là của ta, như thế, trong giờ nào, chắc sẽ chán nản, lánh khỏi cái khổ trong giờ ấy; đó là con đường trong sạch cao thượng.
Aniccā vata sankhārā upādavaya dhammino uppajittvā nirujjhanti tesam vūpasamo sukho ‒ Tất cả những tập hợp không thường đâu, sanh lên và diệt lại là tự nhiên; bao giờ sanh lên rồi cũng diệt lại; sự đình chỉ của các tập hợp ấy mới là yên vui.
‒ Dứt tác phẩm Cấp Cô Độc (Pl.2500 – Dl.1956) ‒