Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Toàn tập TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Tác phẩm 7 NHỰT HÀNH CỦA NGƯỜI TẠI GIA TU PHẬT (TRAYAPRANĀMA SAṂKHEPA GIHIVANAYA SAṂKHEPA)
Lễ cúng Tam bảo ‒ Ratanattayapūjā
Buddharatanapaṇnāma - Lễ bái Phật bảo
Buddha attapaṭiññā - Lời bố cáo quy y Phật bảo
Buddha khamāpana - Sám hối Phật bảo
Dhaṃmaratanapanāma - Lễ bái Pháp bảo
Dhamma attapaṭiññā - Lời bố cáo quy y Pháp bảo
Dhamma khamāpana - Sám hối Pháp bảo
Saṅgharatanapaṇāma - Lễ bái Tăng bảo
Saṅgha attapaṭiññā - Lời bố cáo quy y Tăng bảo
Saṅgha khamāpana - Sám hối Tăng bảo
3. Kinh tụng rải tâm bác ái đến tất cả các hướng ‒ Sabbadisāsu mettāpharaṇaṃ
4. Kinh hồi hướng ‒ tilokavijayarājapattidānagāthā
5. Vô thường - khổ não - vô ngã
Phần II. LUẬT CƯ SĨ TÓM TẮT ‒ GIHIVINAYAṂKHEPA
1. Phép tu bước đầu ‒ Pubbabhāgapaṭipatti
4. Phép thọ bát quan trai giới
7. Tứ thập nghiệp (kammapatha)
8. Giải về 14 phép dâng cúng vật thực
9. Nếu dâng cúng ca-sa đến chư tăng thì đọc:
10. Phương pháp dâng cúng vật dụng
11. Bài thỉnh pháp sư ‒ Dhamma desanāyācanagāthā
12. Kệ thỉnh chư tăng tụng kinh cầu an ‒ parittabhāsanāyācanagāthā
13. Bài thỉnh Chư thiên ‒ Sagge kāme
14. Những pháp nên suy xét hằng ngày
1. Giải về tích nhân quả tóm tắt
2. Pháp thường tự hóa (Attānusāsanī)
5. Giải về tích thọ trì ngũ giới
8. Giải về cái phước cho quả đến người đã tạo
---
Quyển kinh này pháp sanh do các bậc thiện tín Saigon có tâm tín thành trong sạch mong làm việc pháp thí, là một điều phước rất cao quý, nên cầu tôi soạn dịch để chia phát cho những nhà mộ đạo xem xét, cho thấy rõ chơn lý nhà Phật, hầu thiệt hành theo, ngõ hưởng hạnh phúc thanh cao trong đời này và kiếp sau.
Quyển kinh này đã diễn ra quốc âm rồi, nay tái bản lại, có duyệt chánh và thêm pháp trích lục trong các kinh, nhất là hạnh phúc kinh (maṅgalasūtra).
Do quả phước của pháp thí này, cầu cho tất cả chúng sanh đừng có sự thù oán lẫn nhau, đừng có sự làm hại lẫn nhau, đừng có sự khổ não, hãy cho có sự hòa hảo nhau, thương yêu nhau và cho được sự an vui lâu dài, cho có chánh kiến, xu hướng theo Phật pháp, mau đến Niết-bàn, dứt khỏi sanh tử luân hồi hưởng quả vô sanh bất diệt.
Mong thay
Bhikkhu Vaṅsarakkhita - Tỳ khưu Hộ Tông.
---
Vấn: Vì sao phải tu Phật? Đáp: Đạo Phật là con đường để cho tinh thần của chúng sanh nương theo, hầu đi đến mục đích thoát ly sông mê biển khổ. Trong thế gian có nhiều sự khổ kể không xiết, nên Phật gọi là biển khổ: sanh khổ, già khổ, đau khổ, chết khổ; muốn mà không được, khổ; thương mà phải lìa, khổ; ghét mà phải hợp, khổ; thương tủi, khổ; thất vọng, khổ; sanh ly tử biệt, khổ, v.v… Đã biết bị trầm luân khổ hải, lẽ cố nhiên phải tìm đường thoát khổ; con đường ấy là đạo Phật vậy. Cho nên, chúng ta cần phải xu hướng theo hầu dứt khỏi thống khổ luân hồi.
Vấn: Tu, cớ sao phải thọ tam quy? Đáp: Tam quy, bước đường tối liên của người học Phật, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng cũng gọi là quy y Tam bảo.
Bạc vàng, san hô, hổ phách, xa cừ, xích châu, mã não là bảy báu thế gian, tuy quý thật nhưng chẳng có năng lực tiếp độ chúng sanh ra khỏi vòng sanh tử, chỉ có Phật-Pháp-Tăng mới cứu vớt chúng sanh hết khổ đến vui được, nên gọi là Tam bảo, ba món báu quý trọng hơn hết. Quy y Phật là nương theo Phật, Phật là bậc tỉnh giấc vô minh, thấu suốt 3 cõi, thông cả bao đời, đã chứng quả vô sanh bất diệt. Chúng sanh muốn được giải thoát các thông khổ, lẽ đương nhiên phải nương theo Ngài, đi trên con đường Ngài đã đi, thì sẽ đạt mục đích như Ngài chẳng sai.
Quy y Pháp là phải nương theo lời Phật dạy, có ghi chép trong Tam tạng Pháp bảo (kinh, luật, luận). Xem Tam tạng và học hỏi theo bậc thiện trí thức, để suy cứu cho chu đáo, lời nào hữu lý mới nên thật hành theo, chẳng vì nghe thấy mà vội tin, e phải lầm đường lạc nẻo. Phật có dặn đại đức A-Nan-Đa rằng: “A-Nan-Đa này! Sau khi Nha Lai nhập diệt, nếu có ai nói ta nghe Phật giảng giải cách này, hoặc thế kia, các ngươi chớ nên vội tin mà cũng đừng vội bỏ; nghe rồi phải xét, lời nào đúng theo chơn lý là lời của Như Lai; bằng không, là lời bịa đặt, các ngươi nên cần thận, dè dặt”.
Quy y Tăng nà nương theo tăng. Tăng là một nhóm thầy tỳ khưu, từ 4 vị trở lên, hòa thuận ở chung cùng nhau, ăn theo Phật[1], ở theo Phật[2], mặc theo Phật[3], nghiêm trì giới luật theo Phật[4]. Các ngài siêng năng học hỏi Tam tạng, nhứt là phải thông thuộc tạng luật để thọ trì cho tinh nghiêm, hầu để cảm hóa người đời y theo chí nguyện hoằng pháp lợi sanh của Phật. Tăng là những bậc tu hành chân chánh, xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, hạnh kiểm trang nghiêm đáng làm mô phạm cho quần sinh, nên chi ta cần nương theo để bước lên con đường giải thoát.
Vấn: Vì sao phải niệm Phật? Đáp: Vì bị ngũ trần lôi cuốn làm cho tâm lu lờ điên đảo, nan phân lẽ chánh điều tà nên chúng ta tạo ra nghiệp báo sâu dày, do đó phải bị luân chuyển trong sáu đường, từ vô lượng kiếp, đến nay vẫn còn mắc trong vòng khốc hại. Nếu muốn được sáng suốt, trước trì giới cho nghiêm, sau định tâm cho vững, thu thúc lục căn, ngăn ngừa lục trần thì tâm sẽ dần dần thanh tịnh, suốt thông mọi lẽ, phân biệt chánh tà, lánh các sự dữ, làm những điều lành, như thế sẽ hết khổ được vui. Ví như nước giữa gió, thường hay xao động, nên xem trong nước nào thấy rõ vật chi. Nếu đem nước đựng vào nơi kín đáo, sóng lặng nước trong, vật chi trong nước cũng hiện bày tỏ rõ, chúng ta biết nước tốt mà dùng, biết nước dơ mà bỏ, ắt sẽ được thỏa mãn.
Cho nên niệm Phật, tham thiền là một phương pháp tối cao, làm cho tâm xao xuyến trở nên thanh tịnh, tâm mờ ám ra sáng suốt, mà thấu biết bao tướng thế giới là vô thường, khổ não, vô ngã, chẳng có vật chi là của ta, cho đến thân tứ đại mà ta lầm tưởng là ta, cũng chẳng phải ta; ngoài ra có cái chi là ta, là của ta. Đối trước thái trạng ấy, chẳng còn chi làm cho ta phải quyến luyến, thương yêu ham muốn. Hễ không quyến luyến thương yêu, ham muốn thì có chi là khổ, tức là được tiêu diêu tự tại vậy.
Kinh Pháp cú có nói: “Cái nhân của các việc khổ là lòng thương yêu, ham muốn; bằng dứt lòng thương yêu, ham muốn, cái khổ không trổ sanh vậy”. Chúng ta vì khổ mà phải tu, nếu niệm Phật mà dứt khổ, còn lo ngài gì không thành tâm đêm ngày niệm Phật đặng thoát khổ tìm vui.
Vấn: Quan sát các sở hành có lợi ích chi? Đáp: Vì không quan sát hoặc quan sát không chu đáo những hành vi tạo tác nên ta hay tưởng lầm là quấy, cho giả là thiệt, lấy khổ làm vui, nên gây ra nghiệp báo dẫy đầy, mà cũng chưa biết tự hối. Cớ ấy nên Phật dạy các đệ tử: “Phải xem xét việc làm, lời nói và ý tưởng cho nhặt nhiệm, bằng không thì sự tu hành khó bề tấn hóa”. Thường hồi ức quan sát mới có thể tự thấy lỗi mình, rồi thành tâm sám hối ngay thì thân tâm sẽ trở nên trong sạch, tu hành mau có hiệu quả. Sám hối ăn năn chừa cải những lỗi đã phạm trước và nguyện sau này chẳng dám tái phạm, Sự ăn năn không cũng chưa đủ trừ tội, phải làm lành thêm, làm nhiều hơn cái lỗi mà mình đã phạm mới được. Vấn: Thờ Phật, lễ Phật và cúng Phật có ý nghĩa thế nào? Đáp: Thờ Phật để cho ta thường được chiêm ngưỡng đức hạnh cao siêu của Phật mà thức tỉnh thân tâm, tu hành theo chánh pháp của Ngài. Thờ Phật phải chọn chỗ quý trọng. Phật là bậc chí tôn chí thanh, thầy cả ba giới, từ phụ bốn loài, chỗ thờ Ngài phải chí cao, chí trọng mới là phải. Lễ Phật, cúng Phật vì lòng kính mến ân đức của Phật. Ngài có tròn phạm hạnh từ, bi, hỷ, xả, siêu xuất tam giới, đáng cho chúng sanh lễ bái, chiêm ngưỡng. Khi dâng hương đăng, hoa cúng Phật nên thành tâm niệm tưởng chí nguyện tự giác giác tha của Ngài. Thuở còn ở địa vị Bồ tát, Ngài thấy chúng sanh hằng bị khổ sanh tử trọng đại, cho đến thân Ngài cũng không tránh khỏi số phận ấy; nhân đó Ngài đành lìa ngôi vua, trốn cha lánh vợ, xa con vào non Tuyết lãnh tu khổ hạnh 6 năm để tìm đạo giải thoát. Khi được chứng quả Niết-bàn rồi mà cũng chưa vội nhập diệt. Ngài đi thuyết Pháp trọn 45 năm, mong tiếp độ chúng sanh thoát ly khổ hải thì Ngài mới mãn nguyện. Ân đức ấy, trời cao khó sánh, biển thẳm không bì nên không nên chi khi lễ Phật, cúng Phật, chúng ta phải nhớ đến ân đức cao thâm ấy, rồi chuyên trì theo đạo hạnh của Ngài, nguyện xu hướng theo chủ nghĩa từ, bi, bác, ái, tự giác, giác tha, thế mới gọi là lễ Phật, cúng Phật bằng cách chơn chánh cao thượng.
Trong sách Minh Tâm có mấy câu này rất đúng chơn lý:
Lễ Phật giả, kỉnh Phật chi đức Nghĩa là: Lạy Phật ấy, kỉnh đức của Phật
Niệm Phật giả, cảm Phật chi ân Tưởng Phật ấy, cảm tạ ơn của Phật
Khán kinh giả, minh Phật chi lý Xem kinh ấy, rõ lẽ của Phật
Tọa thiền giả, đăng Phật chi cảnh. Ngồi thiền ấy, lên cõi của Phật
Xin chư quý vị thiện tín hãy lưu tâm đến.
Vấn: Tu cần phải ăn chay hay không? Đáp: Ăn cách nào tu cũng được, nếu ăn chay tùy duyên mà ăn cho vừa có đủ sức lực đặng sống để hành đạo cho tinh tấn. Ăn chay mà thân thể xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất hại; đường đạo đã không được tiến hóa mà còn phải thối chuyển, như thế thì trở ngại cho sự tu hành. Nếu ăn chay như thế, thà là ăn mặn, ăn theo câu “ăn mà sống, chớ chẳng phải sống mà ăn”, và phải nguyện cử 3 món kể sau này, dầu không ăn nó mà phải chết cũng chẳng nên ăn: thú mà vì riêng phần ta, người cố ý giết để cho ta ăn, và khi người giết nó ta đã có nghe tiếng nó kêu la; thú mà vì riêng phần ta, người cố ý giết để cho ta ăn, và khi người giết nó ta đã có thấy; thú mà ta biết hoặc nghi người giết có ý để cho ta ăn. Ba thứ thịt ấy gọi là tam tịnh nhục.
Đây, tôi xin trích đoạn mấy điều xin của ông Đề Bà Đạt Đa. Ông Đề Bà Đạt Đa là đệ tử nghịch Phật, một ngày kia vào bạch với Phật như vầy: “Bạch Đức Thế Tôn, cầu xin Đức Thế Tôn nhận chịu mấy lời đề tử xin sau này. Xin Đức Thế Tôn buộc các thầy tỳ khưu phải ở nơi rừng đến trọn đời, phải khất thực mà ăn đến trọn đời, phải ăn chay trường đến trọn đời, phải mặc y may bằng vải dơ lượm đến trọn đời, phải tu gần cội cây đến trọn đời”. Phật bèn đáp: “Đề Bà Đạt Đa này! Như Lai không thể thuận theo lời của người xin đó đâu. Các thầy tỳ khưu được phép tu ở rừng, ở núi hoặc ở chùa; phải khất thực ăn nhưng khi có thí chủ thỉnh thì được phép đi dự trai tăng; ăn chay hoặc ăn mặn theo tam tịnh nhục (là 3 món đã kể trên); phải mặc y may bằng vải dơ lượm được[5] nhưng khi có thí chủ dâng cúng y thì được phép thọ lãnh và mặc; được phép tu ở tịnh thất.” Sự giải thoát chẳng phải chỗ ăn chay hoặc mặn mà ở chỗ tịnh tam nghiệp: thân không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; khẩu không nói dối, không chửi rủa, không đâm thọc, không nói lời vô ích; ý không tham, không sân, không tà kiến. Ăn chay mà thân khẩu không lành, ý chưa gươm đao, giới luật không giữ thì đâu gọi là chay. Chay là lành, là trong sạch toàn cả thân, khẩu, ý.
Trong Phật học đại tự điển có giải rằng: trai giả, khiết giả, trang giả, cung giả. Chữ trai ấy nghĩa là: sạch vậy, nghiêm vậy, kỉnh vậy. Tẩy tâm viết trai: rửa lòng trong sạch gọi là trai vậy.[6]
Ông PierreSalet, dịch giả cuốn Les paroles du Bouddha có trích diễn câu này: Ce qui nous rend impur, ce n’est pas manger de la viande, mais c’est la haine, I’intempérance, I’antêtement, la bigoterie, la fourberie, I’envie, I’orgueil, la complaisance pour les hommes injustes. Nghĩa là: những điều làm cho chúng ta bất tịnh không phải là sự ăn thịt (ăn mặn) mà là lòng oán hận, không tiết độ, ngang ngạnh, mê tín, gian xảo, tật đố, kiêu căng, chìu lòng theo kẻ bất chánh.
---
Imehi dīpadhūpādisakkārehi BuddhaṃDhammaṃ Saṅghaṃ abhipūjayāmi mātāpitādīnaṃ guṇavantānañca mayhañca dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. |
Tôi xin dâng các lễ vật này, nhứt là nhang đèn để cúng Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo, ngưỡng cầu cho các bậc ân nhân, nhứt là cha mẹ tôi và tôi đều được sự tấn hóa, sựlợi ích, sự bình an lâu dài. (Lạy) |
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (đọc 3 lần, lạy 1 lạy) |
Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Phá-gá-qua (đó), Ngài là bậc Á-rá-hăn cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Trido Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy. |
Yo sannisinno varabodhimūle māraṃsasenaṃ mahatiṃ vijeyyosambodhimāgacchi anantañāṇolokuttamotaṃ paṇamāmi buddhaṃ. |
Đức Phật tham thiền về số tức quan, ngồi trên bồ đoàn, dưới bóng cây bồ đề quý báu và đắc thắng toàn bọn Ma vương mà thành bậc Chánh đẳng Chánh giác. Ngài là bậc tối thượng hơn cả chúng sanh, tôi xin đem hết lòng thành kính mà làm lễ Ngài. (Lạy) |
Ye ca buddhā atītā ca ye ca buddhā anāgatāpaccuppannā ca ye buddhā ahaṃ vandāmi sabbadā. |
Chư Phật đã thành Chánh giác trong kiếp quá khứ, Chư Phật sẽ thành Chánh giác trong kiếp vị lai, Chư Phật đang thành Chánh giác trong kiếp hiện tại này, tôi xinđem hết lòng thành kính mà làm lễ Chư Phật trong Tam thế ấy. (Lạy) |
Itipi so Bhagavā |
Đức Thế Tôn |
1) Arahaṃ (Tàu dịch là Ứng Cúng) |
Hiệu Á-rá-hăn, bởi ngài đã xa lìa các tội lỗi và tiền khiên tật rồi nên thân và khẩu của Ngài đều được trọn lành. |
2) Sammāsambuddho (Chánh Biến Tri). |
Hiệu Xam-ma-xam-bút-thô, bởi Ngài đã thành bậc Chánh đẳng Chánh giác, tự Ngài ngộ lấy không thầy chỉ dạy. |
3) Vijjācaraṇasampanno (Minh Hạnh Túc). |
Hiệu Quích-cha-chá-rá-ná-xam-banh-nô,bởi Ngài toàn đắc cái giác, 8 cái giác và 15 cái hạnh. |
4) Sugato (Thiện Tuệ). |
Hiệu Xú-gá-tô, bởi Ngài đã đi đến nơi an lạc, bất sanh bất diệt Đại Niết-bàn. |
5) Lokavidū (Thế Gian Giải). |
Hiệu Lô-cá-quí-đu, bởi Ngài đã thông suốt tam giới. |
6) Anuttaro (Vô Thượng Sĩ). |
Hiệu Á-nút-tá-rô, bởi Ngài có đức hạnh không ai bì. |
7) Purisadammasārathi (Điều Ngự Trượng Phu) |
Hiệu Bú-rí-xá-đam-má-xa-ra-thi, bởi Ngài là đấng tế độ những người hữu duyên nên tế độ. |
8) Satthādevamanussānaṃ (Thiên Nhơn Sư) |
Hiệu Xát-thá-đê-quá-má-nú-xa-nan, bởi Ngài là thầy cả Chư thiên và nhân loại. |
9) Buddho (Phật). |
Hiệu Bút-thô, bởi Ngài thông thấu lý TứDiệu đế và đem ra giáo hóa chúng sanh cùng biết với. |
10) Bhagavā’ti (Thế Tôn). |
Hiệu Phá-gá-qua, bởi Ngài đã siêu xuất tam giới tức là Ngài không còn luân hồi lại nữa. (Lạy) |
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ buddho me saraṇaṃ varaṃ etena saccavajjena hotu me jayamaṅgalaṃ. |
Chẳng có (vật) chi đáng cho tôi phải nương theo chỉ có Đức Phật là quý báu, nên tôi phải hết lòng thành kính mà nương theo, đặng cầu sự an lạc đến cho tôi, y như lời chân thật này. (Lạy) |
Uttamaṅgena vandehaṃ pādapaṃsuṃvaruttamaṃ buddhe yo khalito dosobuddho khamatu taṃ mamaṃ |
Tôi xin đem hết lòng thành kính cúi đầu làm lễ vi trần dưới chơn Đức Phật, là Đấng Chí Tôn Chí Thánh. Các tội lỗi mà tôi đã vô ý phạm đến Phật Bảo, cúi xin Phật Bảo xá tội lỗi ấy cho tôi. (Lạy) |
Aṭṭhaṅgikāriyapatho janānaṃmokkhappavesāya ujū ca maggo dhammo. Ayaṃ santikaro paṇīto nīyyāniko taṃpaṇamāmi dhammaṃ. |
Các Pháp đúng theo đạo Bát chánh, là conđàng đi của bậc Thánh nhơn, là con đàng chánh, dẫn người hữu chí nhập Niết-bàn được. Pháp ấy là pháp trừ diệt các sự lao khổ và các điều phiền não, Pháp bảo là pháp chỉ dẫn chúng sanh thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi, tôi xin đem hết lòng thành kính mà làm lễ Pháp ấy. (Lạy) |
Yeca dhamamā atītā ca ye ca dhammā anāgatā paccuppannā ca ye dhammā ahaṃvandāmi sabbadā |
Các Pháp của Chư Phật đã có trong kiếp quá khứ, các Pháp của Chư Phật sẽ có trong kiếp vị lai, các Pháp của Chư Phật đang giáo truyền trong kiếp hiện tại này, tôi xin đem hết lòng thành kính mà làm lễcác pháp trong Tam Thế ấy. (Lạy) |
1. Svākkhāto Bhagavatā |
S-quát-kha-tô phá-gá-quá-ta, nghĩa là Tam tạng Pháp bảo của Đức Thế Tôn đã khẩu truyền theo Chánh pháp. |
2. Dhammo |
Tham-mô, là pháp Thánh có 9 hạng: 4 đạo, 4 quả và 1 Niết – Bàn. Xanh – đích-thi-cô, là Pháp mà Chư Thánh đã thấy chắc, biết chắc bởi nhờ kiến-tánh, chẳng phải vì tin kẻ nào khác, nghĩa là mình thấy rõ Chơn – lý. |
3. Sandiṭṭhiko |
Xanh-đích-thi-cô, là Pháp mà Chư Thánh đã thấy chắc, biết chắc bởi nhờ kiến tánh, chẳng phải vì nghe, vì tin kẻ nào khác, nghĩa là tự mình thấy rõ chơn lý. |
4. Akāliko |
Á-ca-lí-cô, là Pháp độ cho đắc quả không chờ ngày giờ, là khi nào đắc đạo thì đắc quả không chậm trễ. |
5. Ehipassiko |
Ê-hí-bá-xí-cô, là Pháp của Chư Thánh đã đắc quả rồi, có thể ứng hóa cho kẻ khác biết được. |
6. Opanayiko |
Ô-bá-ná-dí-cô, là Pháp của Chư Thánh đã có trong mình do nhờ phép thiền định. |
7. Paccattaṃ veditabbo viññūhīhi |
Bá-chá-tăn-quê-dí-táp-bô-quinh-nhu-hí, là Pháp mà các vị thiện trí thức nhứt là bậc thượng trí được biết, được thấy tự nơi tâm. (Lạy) |
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ dhammo me saraṇaṃ varaṃ etena saccavajjena hotu me jayamaṅgalaṃ. |
Chẳng có (vật) chi đáng cho tôi phải nương theo chỉ có đức Pháp là quý báu, nên tôi phải hết lòng thành kính mà nương theo, đặng cầu sự an lạc đến cho tôi, y như lời chân thật này. |
Uttamaṅgena vandehaṃ dhammañca duvidhaṃ varaṃ dhamme yo khalito dosodhammo khamatu taṃ mamaṃ |
Tôi xin hết lòng thành kính, cúi đầu làm lễ hai hạng Pháp bảo là Pháp học và Pháp hành. Các tội lỗi mà tôi đã vô ý phạm đến Pháp bảo, cúi xin Pháp bảo xá tội lỗi ấy cho tôi. (Lạy) |
Saṅgho visuddho varadakkhiṇeyyosantindriyo sabbamalappahīnoguṇehinekehi samiddhipatto anāsavo taṃpaṇamāmi saṅghaṃ. |
Chư Thánh Tăng đã được trong sạch quý báu là bậc đáng cho người dâng lễ cúng dường, vì lục căn của các Ngài đã thanh tịnh, lòng tham muốn đã dứt trừ, là Tăng đã thoát ly trần tục, tôi xin đem hết lòng thành kính mà làm lễ Chư Thánh Tăng ấy.(Lạy) |
Ye ca saṅghā atītā ca ye ca saṅghā anāgatāpaccuppannā ca ye saṅghā ahaṃ vandāmi sabbadā. |
Chư Tăng đã đắc đạo cùng quả trong kiếp quá khứ. Chư Tăng sẽ đắc đạo cùng quảtrong kiếp vị lai. Chư Tăng đang đắc đạo cùng quả trong kiếp hiện tại này, tôi xin đem hết lòng thành kính mà làm lễ Chư Thánh Tăng trong tam thế ấy. (Lạy) |
1) Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho |
Xú-bá-tí-banh-nô Phá-gá-quá-tô xa-quácá-xăn-khô: Tăng là các bậc Thinh văn đệtử Phật, các ngài đã tu hành chín chắn y theo Thánh pháp. |
2) Ujupaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho |
Ú-chú-bá-tí-banh-nô Phá-gá-quá-tô xaquá-cá-xăn-khô: Tăng là các bậc Thinh văn đệ tử Phật, các ngài đã tu hành y theo Chánh pháp. |
3) Ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho |
Nha-dá-bá-tí-banh-nô Phá-gá-quá-tô xaquá-cá-xăn-khô: Tăng là các bậc Thinh văn đệ tử Phật, các ngài tu hành để giác ngộNiết-bàn, là nơi an lạc dứt khỏi các sựthống khổ. |
4) Sāmīcipaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho |
Xa-mi-chí-bá-tí-banh-nô Phá-gá-quá-tô xa-quá-cá-xăn-khô: Tăng là các bậc Thinh văn đệ tử Phật, các ngài đã tu theo phép giới định tuệ. |
5) Yadidaṃ cattāri purisayugāni |
Dá-đi-đăn, cha-ta-rí bú-rí-xá-du-ga-ni: Tăng nếu đếm đôi thì có 4 bậc: Tăng đã đắc đạo cùng quả Tu-đà-huờn, Tăng đã đắc đạo cùng quả Tư-đà-hàm, Tăng đã đắc đạo cùng quả A-na-hàm, Tăng đã đắc đạo cùng quả A-la-hán. |
6) Aṭṭha purisapuggalā |
Át-thá bú-rí-xá-búch-gá-la: Tăng nếu đếm theo chiếc thì có 8 bậc: Tăng đã đắc đạo Tu-đà-huờn, Tăng đã đắc quả Tu-đà-huờn, Tăng đã đắc đạo Tư-đà-hàm, Tăng đã đắc quả Tư-đà-hàm, Tăng đã đắc đạo A-nahàm, Tăng đã đắc quả A-na-hàm, Tăng đã đắc đạo A-la-hán, Tăng đã đắc quả A-lahán. |
7) Esa bhagavato sāvakasaṅgho |
Ê-xá Phá-gá-quá-tô xa-quá-cá-xăn-khô: Chư tăng ấy là các bậc Thinh văn đệ tửPhật. |
8) Āhuṇeyyo |
A-hú-nay-dô: Các ngài đáng thọ lãnh 4 món vật dụng của tín thí, ở phương xa đem đến dâng cúng cho những người có giới hạnh. |
9) Pāhuneyyo |
Ba-hú-nây-dô: Các ngài đáng thọ lãnh của tín thí mà họ dành để cho thân quyến cùng bậu bạn ở các nơi, nhưng họ lại đem đến dâng cúng cho các ngài. |
10) Dakkiṇeyyo |
Đắc-khí-nây-dô: Các ngài đáng thọ lãnh của tín thí, tin lý nhân quả đem đến dâng cúng. |
11) Añjakaraṇīyo |
Anh-chá-lí-cá-rá-ni-dô: Các ngài đáng cho chúng sanh lễ bái. |
12) Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’ti |
Á-nút-tá-răn bung-nhá-khét-tăn lô-cá-xá: Các ngài là phước điền của chúng sanh không đâu bì kịp. (Lạy) |
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ Saṅgho me saraṇaṃ varaṃ etena saccavajjena hotu me jayamaṅgalaṃ. |
Chẳng có (vật) chi đáng cho tôi phải nương theo, chỉ có Đức Tăng là quý báu, nên tôi phải hết lòng thành kính mà nương theo, đặng cầu sự an lạc đến cho tôi, y như lời chân thật này. (Lạy) |
Uttamaṅgena vandehaṃ saṅghañca duvidhottamaṃ saṅghe yo khalito dososaṅgho khamatu taṃ mamaṃ. |
Tôi xin hết lòng thành kính, cúi đầu làm lễhai bậc Tăng bảo là Phàm tăng và Thánh tăng, các tội lỗi mà tôi đã vô ý phạm đến tăng bảo, cúi xin tăng bảo xá tội lỗi ấy cho tôi. (Lạy) |
‒ Dứt pháp lễ bái Tam bảo ‒
(Tụng đêm 14, 15 và 30 mỗi tháng)
Cúi đầu lạy trước bửu đài
Con xin sám hối từ rày ăn năn
Xưa nay lỡ phạm điều răn,
Do thân, khẩu, ý bị màn vô minh
Gây ra nghiệp dữ cho mình,
Sát sanh hại vật chẳng tình xót thương.
Giết ăn hoặc bán không lường,
Vì lòng tham lợi quên đường thiện nhân.
Oan oan tương báo cõi trần,
Trầm luân biển tối chịu phần khổ lao.
Xét ra nhơn vật khác nào,
Hại nhơn, nhơn hại mắc vào trả vay.
Lại thêm trộm sản cướp tài,
Công người cực nhọc hằng ngày làm ra.
Lòng tham tính bảy lo ba,
Mưu kia, kế nọ, lấy mà nuôi thân.
Hoặc nuôi quyến thuộc xa gần,
Làm cho người phải lắm lần than van.
Tà dâm tội nặng muôn ngàn,
Liệu toan chước sách làm đàng chẳng ngay.
Vợ con người phải lầm tay,
Mất trinh thất tiết phải tai tiếng đời.
Xấu cha hổ mẹ nhiều lời,
Xa lìa chồng vợ rã rời lứa đôi.
Vọng ngôn giả dối ngoài môi,
Chuyện không nói có, có rồi nói không.
Dụng lời đâm thọc hai lòng,
Phân chia quyến thuộc, vợ chồng, anh em.
Mắng nhiếc chửi rủa pha gièm,
Xóm làng cô bác chị em không chừa.
Nói lời vô ích dây dưa,
Phí giờ quí báu hết trưa đến chiều.
Uống rượu sanh hại rất nhiều,
Ham ăn mê ngủ nói điều chẳng kiêng.
Say sưa ngã gió đi xiên,
Nằm bờ té bụi như điên khác nào.
Loạn tâm cuồng trí mòn hao,
Nhiều người vì rượu biết bao hư nhà.
Xan tham những của người ta,
Mong sang đoạt được lòng tà mới ưng.
Nết sân nóng giận không chừng,
Toan làm hại chúng bâng khân trong lòng.
Si mê tin chạ chẳng phòng,
Nghe đâu theo đó không thông chánh tà.
Chẳng tin Phật Pháp cao xa,
Thậm thâm vi diệu bao la trên đời.
Nếu tôi cố ý phạm lời,
Hoặc là vô ý lỗi thời điều răn.
Hoặc xúi kẻ khác bạo tàn,
Hoặc nghe thấy ác lòng hằng vui theo.
Phạm nhằm ngũ giới thập điều.
Vì chưng thân, khẩu, ý, nhiều lần sai.
Lỗi từ kiếp trước lâu dài,
Đến kiếp hiện tại miệt mài lắm phen
Hoặc vì tà kiến đã quen,
Khinh khi Tam bảo lòng bèn chẳng tiṇ
Cho rằng người chết hết sinh
Phạm vào đoạn kiến tội tình nặng thay.
Hoặc phạm thường kiến tội dày,
Sống sao đến thác, sanh lai như thường.
Tội nhiều kể cũng không lường,
Vì con ngu dốt không tường phân minh
Dể duôi Tam bảo hại mình,
Bởi chưng không thấu vô minh nghiệp tà.
Cho nên chơn tánh mới là,
Tối tăm chẳng rõ sai ngoa thuở đầu.
Hóa nên khờ dại đã lâu
Để cho hoàn cảnh mặc dầu kéo xoay
Khác nào bèo bị gió quay
Linh đinh giữa biển dật dờ bờ sông
Xét con tội nặng chập chồng
Kiếp xưa cho đến hiện trong kiếp này
Tôi xin sám hối từ đây
Nguyện cầu Tam bảo đức dày độ cho
Tội xưa chẳng hạn nhỏ to
Tôi nguyền dứt cả chẳng cho thêm vào
Tâm lành dốc chí nâng cao
Cải tà quy chánh chú vào Phật ngôn
Cho con khỏi chốn mê hồn
Đến nơi cõi Phật Thế Tôn gần kề
Thoát vòng khổ não tối mê
Hưởng miền cực lạc mọi bề thảnh thơi
Từ đây dứt bỏ việc đời
Căn lành gieo giống chẳng rời công phu
Mặc ai danh lợi bôn xu
Con nguyền giữ hạnh người tu thoát trần
Trước là độ lấy bổn thân
Sau giúp quyến thuộc được phần tiêu diêu
Sám hối tội lỗi đủ điều
Duyên lành đều cũng ít nhiều kết xây
Tôi xin hồi hướng quả này
Thấu đến quyến thuộc nơi đây cho tường
Cùng là thân thích tha phương
Hoặc đã quá vãng hoặc thường hiện nay
Chúng sanh ba giới bốn loài
Vô tưởng hữu tưởng chẳng nài đâu đâu
Nghe lời thành thật thỉnh cầu
Xin mau tụ hội lãnh thâu quả này
Bằng ai xa cách chưa hay
Cầu xin Thiên chúng mách ngay với cùng
Thảy đều thọ lãnh hưởng chung
Dứt rồi tội lỗi thát vòng nạn tai
Nguyện nhiều Tăng chúng đức tài
Đạt thành Thánh quả hoằng khai đạo lành
Nguyện cho Phật Pháp thạnh hành
Năm ngàn năm chẵn phước lành thế gian.
(Khi có sự lo sợ hoặc tối, trước giờ ngủ nên thường tụng bài này, để rải tâm bác ái đến tất cả chúng sanh, ắt sẽ hết lo sợ, được yên vui)
Sabbe puratthimāya disāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng đông, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe puratthimāya anudisāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng đông nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe dakkhiṇāya disāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe dakkhiṇāya anudisāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng tây nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe pacchimāya disāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng tây, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe pacchimāya anudisāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng tây bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe uttarāya disāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe uttarāya anudisāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng đông bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe uparimāya disāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng trên, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe heṭṭhimāya disāya sattā averā sukhī hontu ‒ Xin cho tất cả chúng sanh trong hướng dưới, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.
Sabbe sattā averā hontu, sukhitā hontu, niddukkhā hontu, abyāpajjhā hontu, anīghā hontu, dīghāyukā hontu, arogā hontu, sampattīhi samijjhantu sukhī attānaṃ pariharantu, dukkhappattā ca niddukkhā, bhayappattā ca nibhayā, sokappattā ca nissokā hontu sabbepi pāṇino ‒ Xin cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng có khổ, hãy cho được sống lâu, đừng có bịnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được sự yên vui. Tất cả chúng sanh đến khổ rồi, xin đừng cho có khổ, đến sự kinh sợ rồi, xin đừng cho kinh sợ, đến sự thương tiếc rồi, xin đừng cho thương tiếc.
Yaṃ kiñci kusalakammaṃ, kattabbaṃ kiriyaṃ mama, kāyena vācāmanasā, tidase sugataṃ kataṃ, ye sattā saññino atthi, ye ca sattā asaññino, kataṃ puññaphalaṃ mayhaṃ, sabbe bhāgī bhavantute, ye taṃ kataṃ suviditaṃ, dinnaṃ puññaphalaṃ mayā, ye ca tattha najānanti, devā gantvā nivedayuṃ, sabbe lokamhi ye sattā, jīvantāhārahetukā, manuññaṃ bhojanaṃ sabbe, labhantu mamacetasāti.
Phước căn tôi đã tạo thành
Do thân, khẩu, ý tu hành gieo nên
Đều là phước báu vững bền
Có thể tiếp chúng độ lên thiên đàng
Cung trời Đạo Lợi thọ nhàn
Chúng sanh hữu tưởng nhơn gian ta bà
Chư thiên, Phạm thiên cùng là
Bậc trời vô tưởng được mà hưởng an
Phước tôi hồi hướng dâng ban
Chúng sanh hay biết hoàn toàn lãnh thâu
Bằng ai chưa rõ lời cầu
Xin cùng Thiên chúng đến hầu mách ngay
Có người làm phước được rày
Lại đem hồi hướng hiện nay khắp cùng
Chúng sanh hoan hỷ lãnh chung
Hưởng được phước quý ung dung thanh nhàn
Chúng sanh thế giới các hàng
Bởi nhờ thọ thực sanh an mạng trường
Xin thâu phước báu cúng dường
Hóa thành vật thực mùi hương thoải lòng.
Mỗi khi làm xong việc tài thí hoặc pháp thí rồi cầu phải đọc câu nguyện sau đây để dứt bỏ lòng ham muốn: Idaṃ vata me dānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hontu anāgate ‒ Xin cho phước thí mà tôi đã trong sạch làm đây, hãy là món duyên lành để dứt khỏi những điều ô nhiễm ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai.
Biển trần khổ sóng bồng lai láng,
Kiếp phù sanh đáng chán biết bao
Tấm thân chìm đắm dạt dào.
Mịt mờ chưa biết đời nào thoát ly,
Cõi giả tạm ích gì sự thế.
Uổng tâm tư tìm kế miên trường,
Trần hoàn vạn vật vô thường,
Khổ não, vô ngã đầy đường chông gai.
Do báo nghiệp lưu lai từ trước,
Các pháp hành, tạo được thân duyên,
Pháp hành kế tục nhau liền,
Diệt, sanh, sanh, diệt triền miên không ngừng.
Người hay thú đồng chung số phận,
Hễ có thân ngũ uẩn, không bền.
Chịu điều biến đổi đảo điên,
Sanh, già, đau, chết không yên lúc nào,
Thể vật chất không sao giữ nổi,
Sức vô thường phá mỗi sát na,
Xét cùng đâu phải thân ta.
Khó ngăn tóc bạc không cầm răng long.
Lửa ái dục đốt lòng từ phút,
Vấy ưu phiền, chẳng chút nào nguôi,
Dễ chi đặng tạm an vui,
Suy mòn vì nhuộm nặng mùi trần ai.
Chừng thân chết nảy hơi hôi hám,
Người, ai ai chẳng dám lại gần,
Gớm ghê, dầu bậc chí thân,
Đều sợ xui, lụy, hương lân, cửa nhà.
Chọn một chốn rừng già hoang vắng,
Đem thây thi, an táng cho xong,
Địa táng, hỏa táng chẳng đồng,
Tùy duyên, tùy lực, vẫn không quản gì.
Đưa xác chết, người đi đông đúc,
Kẻ thân nhân uất ức, khóc than.
Hình hài ba khúc rã tan,
Thanh danh tiêu diệt họ hàng cách xa.
Khổ tử biệt thiết tha nung nấu,
Biệt gia tài, của báu, tình yêu,
Tấm thân ngũ uẩn đã tiêu,
Đất, nước, gió, lửa, về nhiều căn nguyên.
Thân đã chẳng, thiên diên ngày tháng.
Buổi chia lìa ngao ngán đau thương.
Chúng sanh ba cõi vô thường,
Nên vun cội phước, tìm đường siêu sanh.
Lựa các thứ nhân lành gieo giống,
Quả kết trong kiếp sống về sau,
Mở lòng bố thí dồi dào,
Học kinh, trì giới, khá mau tu hành,
Kẻo rồi phải điêu linh, sa đọa,
Vào bốn đường ác đạo khó khăn
Vô cùng khốn khổ thân tâm,
Đời đời kiếp kiếp trầm luân không về
Thân khẩu ý giữ gìn trong sạch,
Dẫn trên đường thanh bạch mà đi,
Dầu cho chuyển kiếp đến kỳ,
Cũng còn trông ngóng thoát ly khổ sầu,
Ráng hối quá quay đầu hướng thiện,
Ác nghiệp trần đoạn tuyệt chớ gieo.
Tâm đừng xu hướng, vui theo,
Thiện duyên gầy dựng, trần lao dứt lần.
Các phương pháp, yên tâm tịnh trí,
Chúng sanh cần tìm kiếm học hành,
Cho lòng chán nản phát sanh,
Cội nguồn tội khổ hiểu rành sâu xa,
Pháp chán nản dạy ta suy xét,
Khổ cõi đời, số cát sông Hằng,
Tám điều khổ não ghi bằng,
Đây lần lượt giải, ngọn ngành như sau.
Cõi trần thế ra vào há dễ,
Luật tuần hoàn nào kể chi ai,
Thân ta chẳng lựa gái trai,
Cũng đều mắc phải đọa đày khổ sanh.
Khi nghiệp đến pháp hành cấu tạo.
Thác sanh vào lòng mẹ thành phôi,
Nguyên tố nhỏ nhít vô hồi,
Vốn là chất lỏng, giống dầu mà trong,
Giọt dầu ấy dính lông con thú,
Ta cầm lên rảy đủ bảy lần,
Chỉ còn chút ít dính gần,
Đó nguyên chất khởi nên thân con người.
Bảy ngày đầu còn tươi trong vắt.
Rồi lần lần biến sắc đổi màu,
Đến tuần thứ bảy về sau,
Biến thành một chất trông vào đáng ghê
Đỏ dợt dợt, mỡ pha lẫn máu,
Bởi nguyên hành cứ tạo thêm ra,
Lại đến bảy bữa thứ ba,
Hóa thành chất đặc, như là thịt dư,
Trong bụng mẹ an cư một chỗ,
Miếng thịt thừa tội khổ xiết chi,
Tuy hình huờn kết thế ni
Nhưng mềm mại, như chì rã tan.
Tưởng tượng đến trăm ngàn ghê sợ.
Phôi bây giờ tương tợ trứng gà,
Phôi này còn yếu chưa già,
Tuần tự thay đổi, bảy ngày thứ tư.
Bảy ngày nữa từ từ biến hóa
Bắt đầu chia tất cả năm nhành,
Tuy hình chưa hẳn thật thành
Nhưng đã có dạng đầu, mình, chơn, tay.
Pháp hành vẫn tạo hoài không dứt.
Tuần thứ năm thất nhựt vừa qua,
Nhỏ to hình dáng đẩy đà
Ba lăm ngày ấy đã ra hình hài
Ngoài ba tháng thành thai cứng cát
Thai loài người, nào khác thú đâu.
Cũng đều khổ não âu sầu,
Ở trong bụng mẹ co đầu, rút chơn,
Ngồi chồm hổm còn hơn ràng buộc
Trên đồ ăn vừa được tiêu tan,
Hai tay nắm lại đỡ cằm,
Mặt day lưng mẹ, tối tăm mịt mờ.
Quanh mình vấy chất dơ, hôi thúi
Đầu đội đồ, mẹ mới ăn vào,
Vừa dơ, vừa ngộp xiết bao
Nên hằng giãy giụa thân nào đặng yên.
Nếu mẹ chẳng cữ kiêng ăn uống,
Mặc đói no, nuốt bướng nhai càn,
Nóng, cay, nguội, lạnh, không màng,
Miễn vừa khẩu dục ngó ngàng chi con,
Vật thực trúng da non của trẻ,
Nóng giật mình, lạnh sẽ phát run,
Đau thương khổ não khôn cùng.
Như chim bị trận bão bùng mưa sa.
Lại giống khỉ, trải qua mưa gió,
Nằm co ro, một xó rét run,
Kinh hoàng sợ sệt hết lòng,
Chẳng kham nỗi khổ, day tầm đôi bên.
Hoặc kiếm ở phía trên, hay dưới,
Hoặc là nơi mấy bụi gần đây
Chừng nào tìm được bộng cây,
Chui vào ẩn náu thân này mới an.
Đủ mười tháng vẹn toàn thân thể.
Gần kỳ sanh lòng mẹ chẳng vui
Lo âu dạ luống ngùi ngùi
Sợ sự tai hại trong hồi khai hoa,
Mãn toan tính đắn đo, cân nhắc,
Biển mênh mông chưa chắc đặng qua,
Quanh quẩn công chuyện trong nhà,
Dể duôi nào dám đi xa bấy giờ,
Kịp đến lúc ngồi chờ hoa nở,
Quyến thuộc vầy kẻ đỡ người nưng
Chịu điều đau khổ từng cơn,
Dầu kiên gan mấy, cũng sờn nỗi đau,
Người cả thảy, không sao tránh thoát,
Bỗng dường như, bão tạt vào thai
Hài nhi, như chớp, đã day,
Theo đường kinh huyết ra ngoài sản môn.
May được lúc lâm bồn yên tịnh.
Cả mẹ tôi khỏe mạnh vuông tròn,
Ấy nhờ hồng phúc nhà còn,
Chúng sanh kiếp trước gây nhiều thiện căn
Nếu phước báu không bằng tội ác,
Khi sanh ra chịu các khó khăn,
Dẫu còn sống sót nữa chăng?
Gật gờ dường phải đôi lần dứt hơi!
Vì nhân ác đến hồi trả quả,
Chúng sanh này, thảm họa chết non.
Chết ngộp, hoặc chết mỏi mòn,
Chết ngoài bụng mẹ, hoặc còn trong thai
Ngán ngẫm, kiếp sanh lai tất tửi!
Từ thác sanh đến buổi lọt lòng,
Mạng căn nào biết chắc không.
Nhưng đều phải chịu trong vòng khổ lao
Suy nghĩ chán xôn xao tất dạ,
Xét khổ sanh, buồn bã âu sầu,
Đây là hết khổ đặng đâu,
Có thân còn phải lãnh thâu khổ già!
Sự khổ già thân ta hằng chịu,
Dầu gái trai tiều tụy như nhau.
Đổi thay chẳng trước thì sau,
Suy mòn từ lúc tốn hao từ giờ!
Buổi niên thiếu ngây thơ, đầy đặn,
Sắc xinh tươi đủ vẹn mười phân
Dáng điệu đẹp đẽ tốt lành,
Dương dương đắc ý, tuổi xanh thường tình,
Độ trẻ trung vóc hình tráng kiện,
Hằng phô bày thể diện đáng yêu,
Thế gian ai cũng ưa chìu,
Gái trai đều có tự kiêu thuở này,
Mê muội tưởng đẹp hoài không giảm,
Quá lạc lầm quí mến thân ta,
Sắm đồ trang sức, xa hoa,
Điểm tô cho đặng, đẹp ra tuyệt trần.
Dụng kính, lược, dự phần chải gỡ,
Giồi phấn son, sặc sỡ thêm duyên,
Chẳng vừa sở tạo, tự nhiên.
Lấp mùi hám trược, ướp liền nước thơm.
Công trang điểm, sớm hôm không dứt,
Dáng bên ngoài đến cực kỳ xinh,
Đủ các tư cách gợi nhìn,
Thật ra nào khác như hình trái sung.
Xác ô uế, đều cùng nam nữ,
Túi đựng đầy những thứ đồ dơ,
Lại còn biến đổi dường mơ,
Chậm, mau, rồi cũng có ngày tiêu tan!
Hữu tình đến vội vàng tuổi hạc,
Mái tóc xanh trắng bạc như bông,
Dầu cho cạn trí hết lòng.
Cản ngăn nó cũng vẫn không nghe nào.
Tay chơn thảy mòn hao, gầy yếu,
Lần lần còn xương chịu lấy da,
Thôi thời tráng kiện đã qua,
Vô thường xô đuổi, tuổi già đến thay.
Mắt sáng suốt những ngày rực rỡ.
Chưa bao lâu đã trở nên lờ,
Trông xa các vật tờ mờ
Nhãn quan suy kém có chờ cho đâu,
Đồng thời phát khổ sầu tai điếc,
Lóng mà nghe chẳng thiệt tiếng tăm,
Nghe lầm, ắt nói lại lầm,
Nhĩ quan đã hẳn âm thầm hoại tiêu.
Cuộc biến đổi rất nhiều cơ sở,
Đây trưng ra mấy cớ thật gần,
Như răng, phải rụng lần lần,
Đó là triệu chứng tấm thân đã già.
Tham luyến sống, cũng là phải chết,
Thân hữu hình, chưa hết bao lâu,
Thế rằng “Sanh tử quan đầu”.
Ta nên lấy nó làm câu răn mình.
Cũng có kẻ quá tin sức khỏe.
Tâm trẻ con, thân thể đã già.
Có ai kêu thử ông, bà
Dầu không oán giận, cũng là không vui
Nghe tiếng gọi ngậm ngùi không dĩ,
Trái lại kêu bằng chị hay anh,
Tưởng mình đương độ xuân xanh,
Vui mừng thỏa mãn, làm lành thêm lên,
Hạng người thế không nên ái truất,
Người chẳng thông kinh luật khuyên răn,
Hạng này hay có làm xằng
Ai thân cận lắm, ắt hằng nhơ lây,
Nghĩ chín chắn thân này ắt hoại.
Đã nhớp nhơ mà lại không bền,
Khổ già đeo đuổi một bên,
Khổ đau liên tiếp cho thêm não nề,
Ôi! Thảm khốc, nhắc về bịnh khổ,
Một cơn đau phát lộ đến ta,
Do nhiều bịnh chứng hà sa,
Toàn thân rũ riệt thiết tha lắm hồi.
Bệnh suyễn mệt, nói thôi không xiết,
Bịnh ho lao, bịnh kiết, ung thư,
Ghẻ chốc, tê, bại cốt hư,
Đàn ông cũng phải chịu như đàn bà,
Bịnh cùi, lác thúi da, lầy lụa.
Những lang ben ăn túa châu thân,
Nhức đầu, xổ mũi, rút gân,
Phù thủng sưng khắp tay chân, mặt mày,
Lưng gối mỏi, thiên thời, gió rét,
Bịnh đau răng, mũi nghẹt, trái, ban,
Sưng phổi, cạn mật, héo gan,
Những bệnh hư, thiệt, nhiệt, hàn cũng lo,
Cử đôi bịnh, nghiệm cho ra lẽ,
Dầu bịnh cơ nặng nhẹ khác nhau,
Nhưng mà đã phải vương đau,
Khổ thân chẳng biết tả sao cho cùng,
Đời hay nói “Đau chân hả miệng”,
Ngoài thuốc thang còn chuyện dị đoan
Nhờ thầy bố trận, lập đàn,
Ông này, bà nọ cầu an đêm ngày,
Sợ có sự nạn tai dồn dập,
Cầu hỏi cho đặng gặp cơ duyên,
Hết lòng khấn vái Chư thiên,
Hộ căn bịnh ấy, giảm thuyên từ rày,
Vong cha mẹ trên mây, ngoài gió,
Hoặc ông bà, mà có hiển linh,
Xin về độ bịnh mạnh lành,
Sửa sang tế vật, lòng thành dâng cho
Bởi lầm lạc chẳng lo kinh kệ
Mãi chuyên cần, tế lễ cầu xin.
Bịnh do nghiệp chướng của mình,
Há vì cúng quảy bịnh tình thoát sao,
Thân đã có, nguồn đau phải có,
Mãi tối tăm chẳng rõ hiệp tan,
Chúng sanh trong cõi thế gian,
Nặng nhẹ đều phải vương mang bịnh trần
Chỉ tránh khỏi có phần La-hán,
Cảnh Niết-bàn dứt nạn khổ đau,
Còn trong ba cõi trần lao,
Những sự chết, sống ốm đau là thường
Thấy bịnh hoạn cảm thương thân thế,
Cũng toan lo, tìm kế giải sầu,
Khổ đau càng thấm càng lâu,
Rồi đến khổ chết bắt đầu dấn theo.
Khi khổ chết đã gieo mầm dữ,
Thân chúng sanh mất sự thăng bằng,
Trẻ già đều phải hãi hùng,
Nhưng gần đến chết thì lòng hay quên,
Cơn hấp hối, run lên không dứt,
Khắp thân mình, thịt giựt, gân thun,
Tay chơn chuyển động vẫy vùng,
Ruột, gan, dao cắt vô cùng đớn đau,
Ngày tận số, lâu, mau đã tới,
Cái thức thần lìa với xác dơ,
Rồi thân ba khúc nằm trơ,
Toàn thây lạnh buốt, cứng rờ như cây,
Quyến thuộc vẫn trông thây than tiếc,
Người chết rồi còn biết là chi,
Thân kia đã gọi thây, thi.
Con người ấy gọi là đi qua đời.
Khi đã chết không nhờ của cải,
Cùng vợ chồng, con cái, mẹ cha,
Anh em, quyến thuộc, gần xa,
Khó trông dìu dắt, cõi ma, một mình,
Thậm chí đến, đồng trinh cắc bạc,
Để trong môi, người thác theo lề,
Cũng không đem được dựa kề,
Cõi trần để lại, ra về hồn không!
Quỷ vô thường, vô song quyền thế
Giết chúng sanh bất kể gái trai,
Giết người chẳng lựa cho hay,
Dầu Chư thiên cũng bị tay giày vò,
Đời sanh sống làm cho tiêu diệt,
Sát sanh linh chẳng biết xót than!
Chỉ trừ một cõi Niết-bàn
Vô thường chẳng dám lộn hàng đến đây,
Bởi chưng ở cảnh này tịch tịnh,
Đầy yên vui chẳng dính bụi trần,
Phước báu to lớn muôn phần,
Chẳng hư, chẳng hại là thân vàng ròng,
Tưởng chết sống, sanh lòng phiền não,
Muốn khỏi thì ráng tạo phước duyên,
Cố công trì giới, tham thiền
Đặng có kết quả, về miền an vui
Chớ hờ hững dể duôi sự ác,
Đừng để cho lầm lạc càng tăng,
Tỉnh liền, vun tưới thiện căn,
Nghiệp theo chẳng kịp, khi thăng Niết bàn
Nếu lần lựa, muộn màng sanh hại,
Cũng đừng nên ỷ lại vào ai,
Bút thô (Buddho) một tiếng tăng bày,
Trong cơn hấp hối, niệm sai, lạc đường.
Ta nên nhớ vô thường, khổ não
Đừng đợi cho nghiệp báo đến nơi.
Đọa đày, vừa lúc tắt hơi,
Bốn đường ác đạo đời đời khó ra,
Sự khổ chết, nguyên là nghiệp dữ,
Luật luân hồi, tử tử, sanh sanh.
Còn khổ quả báo sẵn dành,
Chính ta gây kết đã thành từ lâu,
Vô minh đã gieo sâu nhân ác,
Nhân đến hồi kết các quả sầu,
Do câu “thiện ác đáo đầu”
Về sau phải chịu, vui rầu chẳng sai.
Vì lầm lạc giữ hoài tâm ác,
Cõi trần này giết thác sanh linh.
Mà không một chút niệm tình,
Cứ làm việc dữ, tự mình không lo,
Vật có chủ, không cho cũng cắp,
Vợ tôi người, mê hoặc tà dâm
Tính toan mưu kế âm thầm
Chẳng kiên luật pháp, tối tăm làm liều,
Nói dối cũng một điều rất dữ,
Lòng phát ra miệng cứ nói đùa
Có người uống rượu say sưa,
Dầu ai thức tỉnh, không chừa thói quen.
Cõi hiện tại, nhúm nhen, ngũ nghiệp
Tánh xấu xa chẳng kịp đổi thay,
Chết rồi phải bị đọa đày,
Xuống nơi địa ngục chịu hoài nạn tai,
Các tội ác, không sai một bước,
Bóng theo hình, cái trước, cái sau,
Nhân nào quả nấy, liền nhau
Mình gây mình chịu, ai vào giúp ta,
Bị quỷ sứ hành hà đánh đập,
Kéo lôi bừa, bầm dập chẳng thương,
Lửa phiền thiêu đốt thịt xương.
Chết sống, sống chết luôn luôn không ngừng.
Sự khổ cực bởi chưng ác báo,
Gái hay trai, đã tạo phải mang,
Cảnh này ác quả đã tan,
Sanh làm ngạ quỉ nhẹ nhàng đôi phân.
Giống ngạ quỉ toàn thân ghê tởm,
Đói khát khao, hôm sớm nhe nanh,
Ăn ròng máu mủ hôi tanh.
Hết kiếp ngạ quỉ tái sanh lên đời.
Loài súc vật trên bờ dưới nước.
Lớn nhỏ, vì từ trước dể duôi,
Đành cam số phận hẩm hiu,
Làm những vật thực để nuôi mạng người,
Bắt giết hại mấy mươi chẳng tiếc,
Tàn sát cho đáng nghiệp hồi xưa,
Hành hình thảm khốc mới vừa,
Đó là quả báo có chừa chi ai,
Cũng có kẻ đầu thai thần quỉ
A tu-la, ngạ quỉ khác chi,
Cũng đều đói khát nhiều khi,
Chịu chẳng biết mấy tăng kỳ[7]
kiếp lâu
Kiếp quá khứ rất giàu tội khổ,
Tội khổ này chẳng bỏ sót ai,
Chúng sanh khắp hết bốn loài,
Thấp hóa, không hạn, noãn thai chẳng trừ,
Nhận ác đã gieo từ vô thỉ,
Quả xấu xa trực chỉ gieo mình,
Làm cho tất cả chúng sanh,
Mỗi kiếp phải chịu khổ hình như trên.
Cõi giả tạm dường tên thắm thoát,
Kiếp này qua, kiếp khác đến thay,
Rồi trong những kiếp vị lai.
Cũng là khổ não, nạn tai dẫy đầy
Sự khổ não bao vây liền sát,
Khiến chúng sanh lầm lạc thêm hoài.
Vì chưa thoát khỏi trần ai.
Nên những nghiệp dữ không ngày nào xa.
Đây ta thử xét qua hiện tại.
Chẳng khổ nào sánh lại khổ ăn,
Vì chưng đói khát, khó khăn,
Muốn cho no đủ, nên hằng phải lo,
Nghèo sạch đất, giàu to cũng thế.
Nhọc ưu tư, nào kể ngày đêm.
Có rồi lại muốn có thêm,
Bằng người chưa có cũng tìm cho ra,
Nếu biếng nhác ở nhà thong thả,
Ăn không lo, lỡ cả núi sông,
Mối ăn nặng cánh bên lòng.
Mãn nuôi mạng sống, dày công liệu lường,
Già chí trẻ vẫn thường làm lụng,
Làm kiếm ăn phải dụng tấm thân,
Xác thịt lẫn với tinh thần,
Khó khăn cũng chịu, nhọc nhằn cũng cam,
Bịnh đói khát hằng làm vất vả,
Thuốc dầu hay, chẳng đã tật này,
Không được ăn uống, ốm gầy,
Càng lâu ắt phải bỏ thây cõi trần,
Ăn hay gấp mấy lần diệu dược,
Có ăn rồi, bịnh được giảm thuyên,
Chúng sanh dầu biếng cũng siêng,
Không sao tránh khỏi phải quyền sanh nhai.
Có kẻ ráng cấy cày, đào, cuốc,
Luống chuyên cần, rẫy bái ruộng nương,
Kẻ thì làm mướn, bán buôn.
Biết bao khổ cực, luôn luôn một đời.
Người giàu có, thảnh thơi đôi chút.
Bởi từ xưa quả phúc vo tròn.
Cõi trần, hái trái ngọt ngon
Khỏe thân, nhưng cũng vẫn còn khổ tâm
Những khổ não đã lần lượt giải
Vắn tắt đây, đại khái tám điều
Chúng ta lấy đó làm nêu,
Gái trai cũng phải chịu điều khổ lao
Biết rõ khổ, ta mau thức tỉnh
Ráng tu hành, giới định làm căn.
Mong cầu giải thoát trối trăng
Trần khổ xa tách, nhẹ thăng Niết-bàn.
---
Những người có lòng tin tưởng đến ân đức Tam bảo và muốn quy y làm thiện nam (upāsaka) hoặc tín nữ (upāsikā) là phép tu bước đầu cho đặng chín chắn theo bổn phận người cư sĩ, trước hết phải tỏ lòng sám hối giữa Tam bảo (đối trước tượng Phật hoặc trước tháp thờ Xá Lợi hoặc trước một, hai, ba vị tỳ khưu hoặc trước mặt tăng chúng là bốn vị tỳ khưu trở lên mà sám hối cũng được). Trước phải làm phép sám hối, rồi sau mới thọ tam quy đặng làm thiện nam hoặc tín nữ trong đạo Phật mới đúng theo luật tại gia cư sĩ, xong rồi phải thọ trì ngũ giới cho đến trọn đời. Nếu có lòng tín thành sốt sắng hơn nên thọ trì bát quan trai giới theo ngày đã định thì càng được thêm nhiều phước.
‒ Nếu chỉ có 1 người nam hoặc 1 người nữ làm phép sám hối thì đọc như sau này:
Accayo mam bhante accagamā yathā bālam yathā mūḷhaṃ yathā akusalaṃ. |
Bạch Đức Thế Tôn[8], vì tôi là người dốt nát, lầm lạc và không minh mẫn nên đã phạm các tội lỗi. |
Yo’haṃ[9] bhante kāyena vā vācāya vā manasā vā bhagavato[10] vā dhammassa vā shaṅghassa vā agāravaṃ akāsiṃ tassa[11] me bhante bhagavā[12] accayaṃ. |
Bạch Đức Thế Tôn, sợ e tôi đã dể duôi, không đem lòng thành kính do thân, khẩu, ý của tôi bất tịnh mà phạm đến Phật, Pháp, Tăng. |
Accayato paṭiggaṇhātu[13] āyatiṃ saṃvarāya. |
Bạch Đức Thế Tôn. Cầu xin Đức Thế Tôn, xá các tội lỗi ấy cho tôi, bởi các tội lỗi ấy là điều quấy thật, cho tôi làm những việc lành từ nay về sau. |
Xong rồi thầy tỳ khưu hoặc chư tăng chứng minh nơi ấy phải nhậm lời bằng tiếng “sādhu”, nghĩa là phải rồi, đúng rồi.
‒ Nếu có nhiều thiện tín, từ 2 người trở lên đồng lòng xin sám hối một lượt thì đọc:
Accayo no bhante accagamā yathābāle[14] yathā mūḷhe[15] yathā akusale[16]. Ye[17] mayaṃ bhante kāyena vā vācāya vā manasā vā bhagavato buddhassa vā dhammassa vā saṅghassa vā agāravam akasimhā tesaṃ[18] no bhante bhagavā,[19] accayaṃ accayato paṭigganhātu[20] āyatiṃ saṃvarāya.
Nghĩa giải y như trước, chỉ khác nhau là đổi “tôi” ra “chúng tôi”.
Khi đã làm lễ sám hối giữa Tam bảo rồi nên xin thọ trì tam quy (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng) mới đúng theo phép tu của thiện nam, tín nữ trong Phật Pháp.
Phép quy y đối trước tượng Phật, hay trước mặt 1, 2, 3 thầy tỳ khưu, hoặc giữa tăng chúng đều được cả.
‒ Nếu chỉ có 1 người nam hoặc 1 người nữ làm phép quy y trước thầy tỳ khưu hoặc giữa tăng chúng thì phải đọc như vầy:
Esāhaṃ bhante suciraparinibbutampi taṃbhagavantaṃ saraṅaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. |
Bạch Đại đức, chư Đại đức, Đại đức tăng. Tôi cầu xin phép quy y Phật đã nhập Niếtbàn, cầu xin thọ xin phép quy y Pháp, cầu xin thọ xin phép quy y Tăng. |
Upāsakaṃ[21] mam, ayyo[22] dhāretu[23], ajjatagga pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ. |
Cầu xin Đại đức[24], nhận biết cho tôi là người thiện nam[25], đã quy y Tam bảo từ nay cho đến trọn đời. |
Xong rồi thầy tỳ khưu hoặc chư tăng chúng phải nhận lời bằng tiếng “sādhu”.
‒ Nếu có nhiều thiện tín, từ 2 người trở lên đồng lòng xin thọ phép quy y thì đọc:
Ete[26] mayaṃ bhante suciraparinibbutampi taṃ bhagavantaṃ saraṅaṃ gacchāma dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsake[27] no, ayyo[28] dhāretu[29] ajjatagge pāṇupete[30] saraṅaṃ gate[31].
‒ Nếu 1 người nam hoặc nữ đối trước tượng Phật hoặc trước tháp thờ Xá Lợi mà làm phép quy y thì đọc:
Esāhaṃ bhante bhagavantaṃ saranaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca.
Upāsakaṃ[32] maṃ bhagavā dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṅaṃ gataṃ.
‒ Dứt phần phép tu bước đầu ‒
Những người có pháp hiệu gọi là thiện nam hoặc tín nữ là bởi đã quy y tam bảo y theo lời của Đức Thế Tôn đã thuyết cho Đại đức Mahānāmasakyarāja rằng: “Mahānāma này! Những cư sĩ nào đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng thì được gọi tên là thiện nam hoặc tín nữ”. Phạn ngữ có nói: “Ratanattayaṃ upāsatīti upāsako”, nghĩa là: người nào vào ngồi gần Tam bảo thì được gọi là thiện nam.
Chú giải: tiếng upāsaka là chỉ về cái ý, nếu có người nào ở xa, nhưng ý hằng tưởng đến Tam bảo, nương theo Tam bảo thì cũng gọi là người ngồi gần Tam bảo; vào ngồi gần mà ý không tin tưởng đến Tam bảo thì gọi là người ở xa Tam bảo, như thế, không phải là người thiện nam.
Giới của thiện nam và tín nữ
Phạn ngữ có nói: “Pañcavirati cetanā”, nghĩa là: “cái tác ý chửa cải năm điều oan kết, gọi là giới luật thiện tín”, y theo lời của Đức Thế Tôn đã giải cho Mahānāmasakyarāja rằng: Mahānāma này, người nào chừa cải: sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu thì người ấy gọi là thiện-nam, tín nữ có giới.
• Phép chánh mạng của thiện nam và tín nữ
Sự tránh khỏi năm nghề buôn bán tà và ở theo phép nuôi mạng chơn chánh gọi là phép Chánh mạng của thiện tín. Theo lời của Đức Thế Tôn đã giải cho các thầy tỳ khưu rằng: “Các thầy tỳ khưu này! Những người thiện tín không nên phạm đến năm điều buôn bán tà là: nghề buôn bán khí giới (satthavaṇijjā) tự mình làm, hoặc biểu kẻ khác làm, hoặc có khí giới ấy vì một cớ nào, rồi đem đi bán; nghề buôn bán người (sattavaṇjjā); nghề buôn bán thịt thú[33] (maṃsavaṇjjā); nghề buôn bán rượu (majjavaṇjjā); nghề buôn bán thuốc độc (visavaṇjjā). Những người thiện tín tránh khỏi nghề buôn bán tà ấy, và nuôi mạng được chơn chánh gọi là ở theo phép chánh mạng.
• Điều hại của thiện tín
Những việc làm cho giới luật và chánh mạng của thiện tín hư hại có năm điều: không tin tưởng ân đức Tam bảo (asaddho hoti); phá giới (dussīlo hoti); không quyết định (kotuhalamaṅgaliko hoti); chấp kẻ có tà thuật cho sự tội phước, không tin tội, phước do nơi nghiệp mà sanh ra (maṅgalam pacceti no kammam); chỉ tìm làm phước nơi người ngoại đạo (ito ca bahiddhā dakkhiṇeyyaṃ gavesati tattha ca pubbakāraṃkoroti). Những người thiện tín đã phạm nhầm một trong năm điều đã kể trên, thì gọi là người thiện tín đáng cho các bậc Thiện trí thức khinh bỉ.
• Việc lợi của thiện tín
Những việc làm cho giới luật và chánh mạng của thiện tín được lợi ích có năm điều: có đức tin chắc trong Đức Tam bảo (saddho hoti); có giới luật (sīlavā hoti); có tâm quyết định (na kotuhalamaṅgaliko hoti); tin lý nhân quả: không tin kẻ có tà thuật ngoại đạo (kammaṃ pacceti nomaṅgalaṃ); không xu hướng theo kẻ tà đạo, và chỉ tìm làm phước nơi bậc dakkhineyyapuggalā, là bậc tu có giới trong sạch, đáng thọ lãnh vật thí của người tin lý nhân quả đem dâng cúng (na ito bahiddhā dakkhiṇeyyaṃ gavasati idha ca pubbakāraṃ karoti).
Những người thiện tín đã tu hành theo năm điều lợi ích này gọi là: thiện tín cao thượng ví như hồng liên (upāsakapaduma) hoặc gọi là thiện tín như bạch liên vậy (upāsakapuṇḍarika).
• Đức của thiện tín
Phép để cho thiện nam tín nữ tu hành, tăng thêm đạo đức có 10 điều: thiện tín chia vui, chia khổ với tăng; thiện tín có thân và khẩu trong sạch; thiện tín lấy pháp làm trọng, nghĩa là mỗi khi làm công việc gì đều phải lấy pháp là lớn, là gốc, là bằng cứ, không khi nào sai lạc; hay ưa mến sự bố thí tùy sức mình; nghĩa là có ít bố thí ít; có nhiều bố thí nhiều, không để cho lòng bỏn xẻn làm chủ; siêng năng trong việc học hỏi cho thấu rõ lý đạo của Phật đã giáo truyền; có chánh kiến, nghĩa là có trí huệ thấy biết điều phải lẽ quấy; tránh xa những người không có ý quyết định, và không tin kẻ có tà thuật cho họa phước, chỉ tin lý nhân quả, làm lành được quả vui, làm dữ mang quả khổ; không quên Tam bảo, dầu có gặp nạn đến nỗi hại mình, cũng không hề xu hướng theo kẻ khác và kính họ làm thầy, cho họ là cao thượng hơn Tam bảo; ưa mến sự đồng ý cùng nhau; tu hành chín chắn theo Phật Pháp.
Các thiện tín phải hết lòng theo 10 phép ấy, là đạo làm cho mình mau được kết quả mỹ mãn, mà cũng là duyên lành của Niết-bàn vậy.
Những người đã thọ phép tam quy rồi được gọi là thiện nam, tín nữ nếu muốn thọ ngũ giới, phải xin thọ nơi thầy tỳ khưu hoặc sa di.
Trước hết phải đọc bài “Lễ bái Tam bảo” tưởng đến ân đức Phật, Pháp, Tăng rồi mới nên đối trước mặt thầy tỳ khưu hoặc sa di mà xin thọ ngũ giới bằng lời sau này:
Ukāsa ahaṃ[34] bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni cho yācāmi[35] |
Bạch hóa Đại đức, tôi[36] xin thọ trì ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo được sự lợi ích. |
Dutiyampi ahaṃ bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi. |
Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ nhì. |
Tatiyampi ahaṃ bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi. |
Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ ba. |
Xong rồi vị Sư chứng minh nơi ấy phải đọc bài này 3 lần: “Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa ‒ Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Bhagavā đó, Ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy”.
Ông thầy đọc tiếp bài quy y Tam bảo, người thọ giới phải đọc theo:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. |
Tôi đem hết lòng thành kính xin quy y Phật |
Dutiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. |
Tôi ………… xin quy y Phật, lần thứ nhì. |
Tatiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. |
Tôi ………… xin quy y Phật, lần thứ ba. |
Ông thầy đọc: “Tisaraṇaggahanaṃ paripuṇṇaṃ ‒ Phép quy y Tam bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu”.
Người thọ tam quy phải đọc lời sau: “Āma bhante” nghĩa là “Dạ, vâng” Ông thầy đọc (người thọ ngũ giới phải đọc theo):
1) Paṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự giết thác loài sanh mạng. |
2) Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp. |
3) Kāmesumicchācārā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm. |
4) Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối. |
5) Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu. |
Ông thầy đọc:
Imāni pañca sikkhāpadāmi sādhukaṃ katvā appamādena niccakālaṃ sammārakkhitabbaṃ. |
Người (hoặc các người) nên thọ trì ngũ giới này cho được trong sạch, phải vâng giữ hành theo cho đến trọn đời, chẳng nên dể duôi. |
Người thọ giới đọc: “Āma bhante” nghĩa là “Dạ, vâng”
Ông thầy giải về quả báo trong việc trì giới:
Sīlena sugatiṃ yanti sīlena bhogasampadā sīlena nibbutiṃ yanti tasmā sīlaṃ visodhaye. |
Các chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát nhập Niết-bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên người (hoặc các người) phải ráng thọ trì giới luật cho trong sạch, đừng nên để lấm nhơ. |
Người thọ trả lời: “Sādhu” (phải rồi).
Những người thiện tín cầu xin thọ bát quan trai, trước ngày hạn kỳ thọ giới, phải sắp đặt cho xong xuôi công nghệ của mình làm trong ngày thường, đặng sáng ra xin thọ giới cho được trong sạch, khỏi bị việc trần ràng buộc.
Đến kỳ, sáng phải thức cho sớm, dọn mình cho sạch sẽ rồi mới nên đi thọ giới, nếu đi được trong lúc rạng đông thì tốt, bằng không có thể đi thọ được, phải ngồi trước kim thân mà phát nguyện như sau:
Ajja uposatho imañca rattiṃ imañca divasaṃ uposathiko[37] bhavissāmi. |
Nay là ngày phải thọ trì giới bát quan trai, tôi là người thọ trì giới bát quan trai, trọn ngày nay và đêm nay. |
Nếu không thuộc tiếng Phạn thì phát nguyện bằng tiếng Việt Nam cũng được.
Sau khi phát nguyện xong rồi, phải giữ một lòng không nên phạm điều học mà mình đã phát nguyện. Sau khi phát nguyện, nếu tiện thì phải đi xin thọ giới nơi thầy tỳ khưu hoặc sa di, dầu đi khi mặt trời đã lên cao rồi mà mình mới đi thọ giới, thì cũng cho rằng mình được trọn một ngày một đêm vậy bởi vì mình cũng đã có phát nguyện rồi, phước báu cũng bằng nhau.
Khi đối trước mặt thầy tỳ khưu và sa di, mà xin thọ giới bát quan trai, trước hết phải đọc bài lễ bái Tam bảo, sau mới xin thọ giới.
Xin thọ bát quan trai phải đọc như sau này:
Ukāsa ahaṃ[38] bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāmi[39] |
Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì bát quan trai giới nơi tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích. |
Dutiyampi ahaṃ bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāmi. |
Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì bát quan trai giới nơi tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích lần thứ nhì. |
Tatiyampi ahaṃ bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāmi. |
Bạch hóa Đại đức, tôi xin thọ trì bát quan trai giới nơi tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích lần thứ ba. |
Xong rồi ông thầy truyền giới đọc bài Namo 3 lần và đọc luôn bài tam quy, mình phải đọc theo y như trong phép thọ ngũ giới có giải.
Bát quan trai giới:
1. Paṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự giết thác loài sanh mạng. |
2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp. |
3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thông dâm. |
4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối. |
5. Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu. |
6. Vikālabhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xasự ăn sái giờ. |
7. Naccagītavāditavisūkadassanamālā gandhavilepanadhāranamandaṇavibhū-sanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa hát, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa. |
8. Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī sikkhapadaṃ samādiyāmi. |
Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm và ngồi nơi quá cao và xinh đẹp. |
Xong rồi người xin thọ gới đọc:
Imaṃ aṭṭhaṅgasamannāgataṃ buddhappaññattaṃ uposathaṃ imañca rattiṃ imañca divasaṃ sammadeva abhirakkhituṃ samādiyāmi |
Tôi xin thọ trì bát quan trai giới trọn đủ tám điều của Đức Phật đã giáo truyền, hầu để vâng giữ hành theo cho được trong sạch trọn ngày nay và đêm nay, mong cầu gieo được giống lành để thấy rõ Niết-bàn trong ngày vị lai. |
Xong rồi ông thầy truyền giới đọc bằng lời sau này để nhắc nhở cho mình ghi nhớ:
Imāni aṭṭha sikkhāpadāni uposatha sīlavasena imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammā rakkhitabbaṃ. |
Người nên thọ trì bát quan trai giới cho trong sạch trọn ngày nay và đêm nay không nên dể duôi. |
Người xin thọ giới đọc: “Āma bhante” (Dạ, xin vâng).
Xong rồi ông thầy giải về quả báo trì giới: “Sīlena sugatiṃ yanti sīlena bhogasampadā sīlena nibbutiṃ yanti tasmā sīlaṃ visodhaye”. Nghĩa như chương trước.
Người thọ trả lời: “Sādhu” (Phải rồi).
· Chi của ngũ giới
‒ Giới sát sanh có 5 chi: 1) chúng sanh có thức tánh (pāṇo); 2) biết chúng sanh có thức tánh (pāṇasaññitā); 3) tính giết (vadhakacittaṃ); 4) ráng sức giết (upakkamo); 5) chúng sanh chết bởi sự ráng sức ấy (tenamaranaṃ).
‒ Giới trộm cắp có 5 chi: 1) vật có chủ gìn giữ (parapariggahitaṃ); 2) biết rằng vật có chủ gìn giữ (parapariggahitasaññitā); 3) tính trộm cắp (theyyacittaṃ); 4) ráng sức trộm cắp (upakkamo); 5) trộm cắp được bởi ráng sức ấy (tenaharanaṃ).
‒ Giới tà dâm có 4 chi: 1) người nữ không nên tà dâm, nghĩa là gái có người gìn giữ
(agamanīyaṭṭhānaṃ); 2) tính tà dâm với gái đó (tasmiṃsevanācittaṃ); 3) ráng sức tà dâm (upakkamo); 4) đã tà dâm (maggena maggappaṭī pādanaṃ).
‒ Giới nói dối có 4 chi: 1) điều không thật (atathaṃ vatthu); 2) tính nói dối (visaṃvādanacittaṃ); 3) ráng sức nói dối (tajjovāyāmo); 4) đã làm cho người tin chắc lời nói dối ấy (parassa tadatthavijānanaṃ).
‒ Giới ẩm tửu có 4 chi: 1) rượu (majjanīyavatthu); 2) tính uống (pātukaṃyatācittaṃ); 3) ráng sức uống rượu ấy (tajjovāyāmo); 4) đã uống rượu ấy khỏi cổ (tassa pānaṃ).
· Chi của giới bát quan trai
Các chi trong giới sát sanh, trộm cắp, nói dối, uống rượu đều giống trong ngũ giới.
‒ Giới thông dâm có 4 chi: 1) trong 30 khiếu[40] (bhedanavatthu); 2) tính thông dâm
(sevanacittaṃ); 3) ráng sức thông dâm (tajjovāyāmo); 4) đã thông dâm (maggena maggappatipādanaṃ).
‒ Giới ăn sái giờ có 3 chi: 1) sái giờ (là từ chinh xế đến mặt trời mọc) (vikālo); 2) vật thực được phép ăn trong giờ (yāvakālikaṃ) (từ mặt trời mọc đến đứng bóng); 3) đã ăn khỏi cổ (ajjhoharanaṃ).
‒ Giới múa hát, đờn kèn, xem múa hát, nghe đờn kèn, điểm trang nhan sắc, nhứt là xức dầu thơm, dồi phấn, đeo tràng hoa có 6 chi: 1) múa hát, đờn kèn (naccagītādi); 2) tính làm
(kattukamyatācittaṃ); 3) đi nghe hoặc xem và đã nghe hoặc đã xem
(sutadassanaṭṭhāyagamanaṃ); 4) vật để điểm trang nhứt là tràng hoa (mālādi); 5) cố ý dùng đồ trang điểm nhan sắc (dhāranacchandatā); 6) đã dùng đồ trang điểm mà trang sức (tassa dhāranaṃ).
‒ Giới nằm ngồi chỗ quá cao và xinh đẹp có 3 chi: 1) nơi nằm ngồi quá cao và xinh đẹp (uccāsayanamahāsayanaṃ); 2) tính nằm hoặc ngồi (paribhogacittaṃ); 3) đã nằm hoặc đã ngồi (paribhogakaranaṃ).
Khi thiện tín đã phạm trọn đủ chi trong mỗi giới gọi là dứt giới, bằng phạm chưa đủ chi thì chưa gọi là phá giới, chỉ gọi là giới bất tịnh.
• Hạn kỳ trong phép thọ giới bát quan trai
Nếu luận về ngày kỳ, thì giới bát quan trai chia ra làm hai cách: 1) phép bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm (pakatiuposatha); 2) phép bát quan trai thọ trì thêm ngày rước và ngày đưa (paṭijāgara uposatha).
Bát quan trai thọ trì trong một ngày, một đêm có 8 ngày trong mỗi tháng: ngày 5, 8, 14, 15, 20, 23, 29, 30, tháng thiếu thì ngày 28 và 29. Bát quan trai thọ thêm ngày rước và ngày đưa, có 12 ngày trong mỗi tháng: ngày 1, 4, 6, 7, 9, 13, 16, 19, 21, 22, 24, 28 (tháng thiếu ngày 27); trong 12 ngày ấy đều là ngày trước và sau liên tiếp 8 ngày bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm.
• Giải tóm tắt về hai cách thọ trì bát quan trai
Trong bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm ấy, thiện tín phải đối trước mặt thầy tỳ khưu hoặc sa di, mà xin thọ giới mỗi khi đến ngày kỳ. Trong bát quan trai thọ trì thêm ngày đưa và ngày rước, thiện tín phải trau giồi đức tánh, tưởng nhớ tám điều học, trong 12 ngày đưa rước, chỉ phải giữ mình, lánh xa ngũ trần để chờ ngày đặng xin thọ trì bát quan trai 1 ngày, 1 đêm cho thêm sự tinh khiết, không buộc phải đi thọ giới nơi thầy tỳ khưu hoặc sa di. Phép bát quan trai thọ trì 1 ngày 1 đêm, dạy phải đối trước mặt thầy tỳ khưu hoặc sa di mà xin thọ trì tám điều học; đến khi mãn một ngày một đêm ấy, chỉ phải giữ gìn không cho phạm đến tám điều học, nhưng không buộc phải xin thọ giới.
Khi Phật còn tại thế có truyền phép bát quan trai 6 ngày trong mỗi tháng, là ngày 8, 14, 15, 29, 30, (tháng thiếu thì 28, 29).
Sau khi Phật tịch diệt được 4 tháng, có cuộc đại hội nhóm 500 vị A-la-hán. Đại đức Maha Ca Diếp làm tọa chủ để kết tập kinh luật, thấy còn cách khoảng (từ 15 đến 23, từ 30 tới mùng 8), các ngài định thêm ngày 5 và 20 để làm phép bát quan trai trong mỗi tháng có tám ngày.
• Việc nên làm
Thiện nam, tín nữ đã xin thọ giới bát quan trai 1 ngày 1 đêm, trong mỗi kỳ, nếu muốn được trọn phước thì phải giữ gìn thân và khẩu cho trong sạch, y như lời Phật đã truyền răn. Muốn cho thân được tinh khiết phải tránh xa các nghiệp nghệ trong ngày ấy, nhứt là nghề ruộng rẫy, mua bán, vì là việc làm cho giới bất tịnh.
Muốn cho khẩu được trọn lành, phải ngăn ngừa những lời nói vô ích, nói đến thế sự; nhứt là biện luận về cơm, gạo, tốt, hay xấu, xứ này xứ kia có nước đục hay trong, y phục dày hay mỏng, nam nữ nhiều hay ít, v.v...; phải nói về điều lành là biện luận về phép thọ ngũ giới, bát quan trai giới, và món quả báo của sự trì giới, tham thiền, trí huệ và nghe thuyết pháp. Trước khi niệm Phật tham thiền phải suy nghĩ về các tội của ngũ dục bằng cách sau này: Sắc, thinh, hương, vị, xúc năm món trần ấy, đều làm cho mình mắc phải nhiều sự phiền não luôn luôn. Hoặc suy gẫm về cái thân ngũ uẩn, cho thấy rõ là vô thường, khổ não, vô ngã; nó sẽ bị tan rã do nhiều duyên cớ, nhứt là bị thời tiết; nó chỉ làm cho mình phải lao khổ, nó sẽ tan rã tự nhiên, nó chẳng có chi là quí trọng cả; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng đều là vô thường, khổ não, vô ngã như sắc uẩn vậy.
Lại suy gẫm thêm về phép kinh cảm: Tất cả chúng sanh trong vũ trụ, chẳng có một ai mà mình nương nhờ được dầu là cha mẹ, vợ chồng, con trai, con gái, bậu bạn hoặc gia tài cũng đều là khổ, đều là không chỗ nhờ, không có một ai chia sự vui, sự buồn hoặc thay thế cái đau, cái chết cho mình được.
Nếu mình đã tạo nhân dữ, thì mình phải mang quả khổ; bằng làm lành thì được hưởng quả vui, cái khổ hoặc cái vui nó chỉ đến cho một mình ta; dầu có của cải bao nhiêu cũng không thể đem theo được, nếu suy gẫm như thế đó rồi, thì sẽ thấy cả trong vũ trụ đều không có chỗ nhờ; chỉ có ân đức Phật, Pháp, Tăng; chỉ có phép bố thí, trì giới, tham thiền, trí tuệ, là đáng cho mình nương theo, thì mình sẽ được tiếp dẫn trong kiếp vị lai chẳng sai vậy. Nếu đã suy gẫm như vậy rồi ắt sẽ được tỏ ngộ, cảm mến đến ân đức Tam bảo, dùng 10 hiệu của Phật để niệm tưởng. Đức Phật có dạy cách niệm như sau này: phải tìm nơi thanh vắng ngồi kiết già hoặc bán già cho ngay và thong thả, xây mặt ngay phía trước, tâm cho thanh tịnh mà niệm.
Phép niệm Phật có ba cách:
1 - Phải tưởng “Itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho” cho đến “bhagavā” rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối, cho đủ 10 hiệu Phật. Tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt; nhưng tùy sức của mình (Xem hiệu Phật nơi chương ân đức Phật Bảo).
2 - Phải tưởng “So bhagavā itipi arahaṃ, so bhagavā itipi sammāsambuddho” cho đến “so bhagavā itipi bhagavā” rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối cho đủ 10 hiệu của Phật; tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 lần hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt, nhưng tùy sức của mình.
3 - Phải tưởng một hiệu Arahaṃ, hoặc Sammāsambuddho, hoặc Buddho, hoặc Bhagavā. Trong 10 hiệu, niệm hiệu nào cũng được, tưởng như vậy là chỉ tưởng một hiệu mà thôi, tưởng được nhiều càng thêm tốt, nhưng tùy sức mình. Song niệm thì phải hiểu nghĩa mỗi hiệu mới được (xem ở chương ân đức Phật Bảo).
Niệm đặng thanh tịnh thì sẽ thấy 5 pīti (phỉ, lạc, vui sướng, no lòng, không biết đói khát) phát sanh ra trong mình như sau này: cách no vui, da và lông đều nổi ốc (khuddakāpīti); cách no vui, như thấy trời chớp (khaṇikāpīti); cách no vui, hiển hiện như lượng sóng dội nhằm mình (okkantikāpīti); cách no vui nhiều, có thể làm cho thân bay bổng trên hư không (ubengāpīti); cách no vui, làm cho mát mẻ thân tâm (pharaṇāpīti). Nếu có một trong 5 cách no vui nào phát sanh ra thì được kết quả gần vào bậc sơ định.
Phép niệm Phật không có kết quả đến bậc sơ định được, bởi ân đức của Phật là vô lượng vô biên, khó thấu cho cùng tột được. Người thường năng niệm Phật thì tham, sân, si không phát khởi lên đặng: năm phép chướng ngại (tham sắc, giận hờn, nghi nan, buồn ngủ, phóng tâm) cũng đều yên lặng. Người niệm Phật phải hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi của mình, tưởng như thấy có Phật hằng ở trước mắt mình vậy.
Cho nên dầu ít căn lành, cũng được sự hạnh phúc, sẽ sanh làm người phú túc, cao sang, hoặc làm bậc trời trong kiếp vị lai; cớ ấy, các bậc thiện trí thức không nên khinh rẻ phép niệm Phật: phép này có nhiều phước báu, y theo lý đạo đã giải trên.
‒ Thân có 3 nghiệp: sát sanh (pānātipāto), trộm cắp (adinnādānaṃ), tà dâm (kāmesu micchācāro).
‒ Khẩu có 4 nghiệp: nói dối (mūsāvādo), nói hai lưỡi (pisuṇāvācā), nói độc ác (pharusavācā), nói vô ích (samphappalāpo).
‒ Ý có 3 nghiệp: tham muốn (abhijjhā), thù oán (byāpādo), thấy lầm (micchādiṭṭhi). Các chi của nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối đã có giải ở chương ngũ giới và bát quan trai rồi.
‒ Nghiệp nói 2 lưỡi có 4 chi: người mà ta đâm thọc (bhinditabboparo), cố ý nói đâm thọc người ấy (bhedanapurekkhāratā), ráng sức nói đâm thọc người ấy (tajjovāyāmo), làm sao cho người ấy biết rõ cách đâm thọc đó (tassa tadatthavijānānaṃ).
‒ Nghiệp nói độc ác có 3 chi: người mà ta đã mắng chửi (akkositabbo paro), lòng nóng giận (kuppitacittaṃ), đã mắng chửi (akkosanā).
‒ Nghiệp nói lời vô ích có 2 chi: lời nói vô ích nhứt là nói về việc đánh giặc của vua Mahābhārada và nói về chuyện Rābaṃ cướp nàng Sitā (bhāratayuddhasitaharanādiniratthakathā), đã nói lời vô ích có trạng thái như thế ấy (tathārūpīkathākathanaṃ).
‒ Ý tham muốn có 2 chi: tài vật của người (parabhaṇḍaṃ), tính muốn đem về làm của mình (attano parināmanaṃ).
‒ Ý thù oán có 2 chi: người khác (ngoài mình ra) (parasatto), tính chờ làm hại người ấy (tassa taṃ taṃ vināsacintā).
‒ Ý thấy lầm có 2 chi: ý biến đổi theo điều lầm lạc, nhứt là không tin tam bảo (vatthuno ca gahitākaravipāritatā), ý thấy lầm lạc ấy hiểu lầm cách nào và chấp theo sự hiểu lầm ấy cho là phải (yathā ca naṃ ganhāti tathăbhāvena tassū paṭṭhanaṃ).
Trong 10 nghiệp dữ đã giải, khi đã phạm đều đủ chi trong mỗi nghiệp, thì người phạm tội phải mang quả khổ trong đời này và đời sau. Nếu trong đời hiện tại mà chưa bị hành phạt, là bởi cái quả dữ ấy chưa đến kỳ, qua đời vị lai sẽ bị hành phạt chẳng sai.
‒ Thân có 3 nghiệp: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
‒ Khẩu có 4 nghiệp: không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói độc ác, không nói vô ích.
‒ Ý có 3 nghiệp: không có ý muốn được tài vật của người về làm của mình, không có ý thù oán mong làm hại người, thấy chánh rồi càng thêm tin lẽ chánh ấy.
Người nào hành theo 10 nghiệp lành đã giải trên, thì sẽ được hưởng quả vui trong đời hiện tại và vị lai chẳng sai.
‒ Giết loài động vật: mình giết loài động vật, bảo kẻ khác giết loài động vật, vui trong sự giết loài động vật, khen sự giết loài động vật.
‒ Trộm cắp: mình trộm lấy của người, bảo kẻ khác trộm lấy của người, vui trong sự trộm lấy của người, khen sự trộm lấy của người.
‒ Tà dâm: mình làm sự tà dâm, bảo kẻ khác làm sự tà dâm, vui trong sự tà dâm, khen sự tà dâm.
‒ Nói dối: mình nói dối, bảo kẻ khác nói dối, vui trong lời nói dối, khen lời nói dối.
‒ Nói đâm thọc: mình nói lời đâm thọc, bảo kẻ khác nói lời đâm thọc, vui trong lời đâm thọc, khen lời nói đâm thọc.
‒ Nói dữ: mình nói lời dữ, bảo kẻ khác nói lời dữ, vui trong lời nói dữ, khen lời nói dữ.
‒ Nói lời vô ích: mình nói lời vô ích, bảo kẻ khác nói lời vô ích, vui trong lời nói vô ích, khen lời nói vô ích.
‒ Tham muốn của người: lòng mình tham muốn của người về làm của mình, bảo kẻ khác tham muốn của người, vui trong việc tham muốn của người, khen việc tham muốn của người.
‒ Thù oán: lòng mình thù oán mong hại người, bảo kẻ khác thù oán hại người, vui trong việc thù oán hại người, khen việc thù oán hại người.
‒ Thấy quấy: mình thấy quấy (giả cho là thiệt, tà cho là chánh), bảo kẻ khác thấy quấy, vui trong việc thấy quấy, khen việc thấy quấy.
Trong 40 nghiệp này, nếu phạm vào một nghiệp nào, thì gọi là nghiệp ác.
Nếu thiện nam, tín nữ có lòng tín thành sốt sắng, muốn dâng cúng vật thực đến tăng chúng hoặc tỳ khưu, sa di, thì nên làm theo 14 phép sau này:
1. Phép dâng cúng vật thực đến tăng chúng (saṅghabhattaṃ).
2. Phép dâng cúng vật thực đến 1, 2 hoặc 3 thầy tỳ khưu (uddhesabhattaṃ).
3. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu mà mình thỉnh đến (nimantanabhattaṃ).
4. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu mà mình bắt thăm (salākabhattaṃ).
5. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, trong một ngày nào không nhứt định, trong thượng huyền hoặc trong hạ huyền (pakkhikabhattaṃ).
6. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng trong một ngày bát quan trai (uposathikabhattaṃ).
7. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, trong một ngày mùng 1 hoặc ngày 16 (paṭipadikabhattaṃ).
8. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, ở xa mới đến (āgantukabhattaṃ).
9. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng có việc phải đi nơi khác (gamikabhattaṃ).
10. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng có bịnh (gilānabhattaṃ).
11. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, dưỡng bịnh cho tỳ khưu, tăng cùng nhau (gilānupaṭṭhākabhattaṃ).
12. Phép dâng cúng vật thực thường thường đến thầy tỳ khưu, tăng (niccabhattaṃ).
13. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng, tại chỗ ở, nhứt là tại thất (kuṭikabhattaṃ).
14. Phép dâng cúng vật thực đến thầy tỳ khưu, tăng và theo phiên mà mình đã hứa chịu cúng (vārakabhattaṃ).
‒ Trong 14 phép dâng cúng vật thực này, nếu thí chủ muốn dâng cúng theo phép nào, thì phải nêu cái hiệu phép ấy bằng tiếng Phạn và nghĩa vào chỗ dấu (...) móc đầu câu, mà đọc, để dâng cúng:
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (đọc ba lần)
Ayaṃ no bhante piṇḍapāto dhammiko dhammaladdho dhammeneva uppādito mātāpituādike guṇavante uddissa imaṃ (...) saparikkhāraṃ buddhappamukkhassa saṅghassa dema te gunavantādayo imaṃ (...) attano santakaṃ viya maññamānā anumodantu anumoditvāna yathicchitasampattīhi samijjhantu sabbadukkhā pamuñcantu iminā nissandena. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ: những vật thực này của chúng tôi làm, hiệp theo lẽ đạo, được cũng hiệp theo lẽ đạo, chúng tôi xin hồi hướng cho các vị ân nhân của chúng tôi, nhứt là cha mẹ chúng tôi, chúng tôi dâng những vật thực này gọi là lễ (... tên cái lễ) có cả món ăn phụ tùng, dâng cúng đến Chư Tăng, xin Phật chứng minh. Xin cho các vị ân nhân của chúng tôi, nhứt là cha mẹ chúng tôi, hay biết rằng lễ cúng này gọi là lễ (… tên cái lễ) về phần các vị đó, và xin các vị đó được phép thọ hưởng tùy ý. Khi thọ hưởng rồi, thì được thoát khỏi những điều lao khổ và được kết quả làm người, quả trời cùng quả Niết-bàn, và cho được như ý muốn của các vị ân nhân của chúng tôi, nhứt là cha mẹ chúng tôi, do theo phước báu chảy vào không dứt. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
‒ Nếu dâng cúng bốn món vật dụng đến chư tăng thì đọc:
Mayaṃ bhante ime cattāro paccaye idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho ime cattāro paccaye paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem cả bốn món vật dụng này đến đây để dâng cũng đến chư tăng. Bạch Đại đức Tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh bốn món vật dụng này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
‒ Nếu dâng bốn món vật dụng đến thầy tỳ khưu thì đọc:
Mayaṃ bhante ime cattāro paccaye idhānetvā āyasmato dema sādhu bhante āyasmā ime paccaye patiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi
...
Nghĩa: Bạch Đại đức được rõ, chúng tôi đem cả bốn món vật dụng này đến đây, để dâng cúng đến Đại đức. Cầu xin Đại đức nhận lãnh các món vật dụng này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
Imaṃ dussaṃ kaṭhinacivaraṃ saṅghassa dema. Dutiyampi, tatiyaṃpi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi xin dâng ca-sa này để làm lễ cúng ca-sa đến Đại đức Tăng. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
Nếu dâng cúng những vật phụ tùng trong lễ cúng ca-sa thì đọc: Yenamhākaṃ kathinaṃ gahitaṃ kathinānisaṃ sāni tasseva dema. Dutiyampi, tatiyampi. Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, ngài nào đã nhận lãnh lễ cúng ca-sa của chúng tôi, thì chúng tôi xin dâng cúng các món phụ tùng theo lễ ca-sa đến ngài đó. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
Mười thứ y mà Đức Thế Tôn đã cho phép các vị Sa-môn dùng là: 1) tam y (này): imaṃ ticivaraṃ; 2) y tắm (này): imaṃ vassikasātikaṃ; 3) tọa y (này): imaṃ nisīdanaṃ 4) ngọa y (này): imaṃ paccattharaṇaṃ; 5) vải rịt ghẻ (này): imaṃ ganduppaṭicchādiṃ; 6) khăn lau mặt (này): imaṃ mukhapuñchanacolaṃ; 7) y phụ tùng (này): imaṃ parikkhāracolaṃ; 8) vải lược nước (này): imaṃ parissāvanaṃ; 9) y tắm mưa (này): imaṃ vassāvāsikaṃ; 10) y dâng cúng gấp (này): accekacivaraṃ (10 thứ y này dâng từ ngày 16 tháng 9 đến rằm tháng 10, ngày lễ Kaṭhina).
Mười thứ y này, nếu thí chủ muốn dâng cúng một thứ nào đến chư tăng, phải để hiệu y ấy bằng tiếng Phạn, và nghĩa thêm vào chỗ dấu (...) mà đọc:
Mayaṃ bhante imaṃ (...) idhanetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imaṃ (...) paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem (…) đến nơi đây để dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh (…) cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
Trong 10 thứ y ấy, nếu thí chủ muốn dâng cúng thứ nào đến chư tăng; nếu y ấy có nhiều thứ thì phải đọc hiệu y ấy bằng tiếng Phạn và nghĩa như sau này: 1) tất cả tam y này: (imāni ticīvarāni); 2) tất cả y để tắm này: (imāni vassikasāṭikāyo); 3) tất cả tọa y này: (imāni nisīdanāni); 4) tất cả ngọa y này: (imāni paccattharaṇāni); 5) tất cả y rịt ghẻ này: (imāni ganduppaticchādīni); 6) tất cả khăn lau mặt này: (imāni mukhapuñchanacolāni); 7) tất cả y phụ tùng này: (imāni parikkhāracolāni); 8) tất cả vải lược nước này: (imāni parisāvanāni); 9) tất cả y tắm mưa này: (imāni vassāvāsikāyo); 10) tất cả y dâng cúng gấp này (accekacivaraṃ) (là y dâng từ ngày 16 tháng 9 cho đến rằm tháng 10, ngoài lễ Kaṭhina.) Trong 10 thứ y ấy, nếu thí chủ muốn dâng cúng một thứ nào, phải để hiệu y ấy bằng tiếng Phạn và nghĩa thêm vào chỗ dấu (...) mà đọc.
‒ Nếu dâng cúng y tắm mưa đến chư tăng thì đọc:
Mayaṃ bhante imāni (vassikasāṭikāyo) idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imā (vassikasāṭikāyo) paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukkhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem các y tắm mưa này đến đây dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức Tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh (các y tắm mưa này) cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
‒ Nếu dâng cúng vật thực đến chư tăng thì đọc:
Mayaṃ bhante imāni khādanīyabhojanīyadīni sajjetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni khādanīyabhojanīyādīni paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukkhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi sắp đặt những vật thực nhứt là các món ăn mặn và ngọt này, đem dâng cúng đến chư tăng. Bạch hóa Đại đức Tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh tất cả vật thực nhứt là các món ăn mặn và ngọt này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
‒ Nếu dâng cúng vật thực, đến một vị tỳ khưu thì đọc:
Mayaṃ bhante imāni khādanīyabhojanīyādīni sajjetvā sīlavato dema sādhu bhante sīlavā imāni khādanīyabhojanīyādīni paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức được rõ, chúng tôi sắp đặt những vật thực, nhứt là các món ăn mặn và ngọt này, đem dâng cúng đến đại đức. Bạch Đại đức, cầu xin đại đức là người có giới hạnh nhận lãnh những vật thực, nhứt là các món ăn mặn và ngọt này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba ‒ Nếu dâng cúng gạo đến chư tăng thì đọc:
Mayaṃ bhante imāni taṇdulāni idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni taṇdulāni paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem gạo này, đến nơi đây, để dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức Tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh gạo này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
‒ Nếu dâng cúng các thứ trái cây đến chư tăng thì đọc:
Mayaṃ bhante imāni nānāphalāni idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni nānāphalāni paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức được rõ, chúng tôi đem các thứ trái cây này đến nơi đây, để dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh các thứ trái cây này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba. ‒ Nếu dâng cúng tịnh xá (chùa) thì đọc:
Mayaṃ bhante imaṃ (uposathāgāraṃ) kāretvā uposathapavāraṃ ādisaṅghakammakaraṇetthāya cātuddisassa bhikkhu saṅgghassa dema sādhu bhante bhikkhu saṅgho imaṃ (uposathāgāraṃ) paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi lo cất tịnh xá này để dâng cúng đến tỳ khưu, tăng hành đạo, nhứt là để làm lễ phát lồ và phép cấm phòng. Bạch Đại đức tăng, xin chư Tăng nhận lãnh tịnh xá này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
‒ Nếu dâng cúng nhà mát, trường học đạo thì đọc: “Imaṃ sālaṃ” nhà mắt này.
‒ Dâng cúng tịnh thất đã làm xong, thì đọc: Imaṃ kappiyakutiṃ.
‒ Dâng cúng cốc nhỏ thì đọc: imaṃ kuṭiṃ.
‒ Dâng cúng cốc lớn thì đọc: imaṃ vihāraṃ.
‒ Dâng cúng nhà xí thì đọc: imaṃ vaccakuṭiṃ.
‒ Dâng cúng của tăng thì đọc: Mayaṃ bhante imaṃ garubhaṇḍaṃ idhānetvā bhikkhusaṅghassa dema sādhu bhante bhikkhusaṅgho imaṃ garubhaṇḍaṃ paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem của tăng đến nơi đây hầu dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh của tăng này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
‒ Nếu dâng cúng mật ong, thì đọc: Mayaṃ bhante imaṃ madhuṃ idhānetvā bhikkhusaṅghassa dema sādhu bhante bhikkhusaṅgho imaṃ (madhuṃ) paṭiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi, tatiyampi.
Nghĩa: Bạch Đại đức Tăng được rõ, chúng tôi đem mật ong này đến nơi đây, hầu dâng cúng đến chư tăng. Bạch Đại đức tăng, cầu xin chư tăng nhận lãnh mật ong này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Lần thứ nhì, lần thứ ba.
‒ Nếu dâng cúng dầu thì đọc: Imaṃ telaṃ.
‒ Nếu dâng cúng nước mía, thì đọc: Imaṃ phāṇiṭaṃ.
‒ Nếu dâng nước thốt nốt, thì đọc: Imaṃ tālodakaṃ.
‒ Nếu dâng thuốc chữa bịnh, thì đọc: Imaṃ gilānabhesajjaṃ.
Những người thiện tín, nếu có lòng thành kính đem lễ vật dâng cúng đến chư tăng, trước phải thông hiểu phép ấy, và vâng giữ làm y theo, mới được trọn phước.
Trong luật này có dạy thầy tỳ khưu, nếu thọ lãnh vật dụng của thiện nam, tín nữ đem dâng cúng phải hiệp theo 5 lẽ sau này: 1) Những vật dụng của thiện tín bố thí, nếu thầy tỳ khưu muốn cần dùng, chỉ được phép thọ lãnh nhiều lắm là đủ sức cho người bực trung gánh vác nổi thôi; 2) Thí chủ phải vào quì dâng xa thầy tỳ khưu một hắc, hoặc 1 hắc 1 gang; 3) Trong lúc dâng cúng, kẻ thí chủ phải nghiêng mình cung kính; 4) Những kẻ thí chủ là Trời, hoặc người, chẳng phải người hoặc thú; 5) Thầy tỳ khưu tự mình thọ lãnh, bằng tay hoặc dùng khăn, hoặc y tắm đưa ra để thọ lãnh.
Những vật thực sắm để bố thí đến chư tăng để dâng qua ngày sau, chẳng nên dâng cúng đến tay tăng, nhưng được phép giao cho người coi tài vật cho tăng, dâng cúng thế cho mình, mình cũng được phước vậy.
Về cách thọ trái cây, Đức Phật có cho phép các thầy tỳ khưu dùng trái cây của thí chủ dâng theo cách sau này: 1. trái cây đã đốt, nướng, hoặc nhúng vào nước sôi, nước nóng: là trái cây có hột, như ớt, rau dừa, rau muống, v.v...; 2. trái cây đã gọt, bấm, xâm bằng cây nhọn (trái trâm); 3. trái cây mà hột không có thể gieo được (trái tươi); 4. trái cây đã chặt, gọt, xẻ (ổi, lựu, tầm ruột) xoài, v.v....
Lời chú giải: Nếu trái cây nhỏ nhỏ nhiều thì phải ngắt bỏ đầu đít ít trái để trên mặt rồi dâng cúng cũng được, hay là ngắt ngọn hết càng tốt.
Brahmā ca lokādhipatī sahampatī katañjalī andhivaraṃ ayācatha santīdha sattāpparajakkhajātikā desetu dhammaṃ anukampimaṃ pajaṃ saddhammabheriṃ vinayañca kāyaṃ suttañca bhandhaṃ abhidhammacammaṃ ākoṭayanto catusaccadaṇḍaṃ pabbodha neyye parisāya majjhe. Evaṃ sahampatī brahmā bhagavantaṃ ayācatha tuṇhībhāvena taṃ buddho kāruññenādhivāsaya tamhā vuṭṭhāya pādena migadāyaṃ tato gato pañcavakyādayo neyye amaṃ pāyesi dhammato tato pabhūti sambuddho anūnā dhammadesanaṃ māghavāssāni desesi sattānaṃ atthasidhakaṃ tena sādhu ayyo bhante desetu dhammadesanaṃ sabbāyidha parisāya anukampampi kātave.
Thuở Phật mới đạt thành quả vị
Có Xá-ham-bát-tí Phạm thiên
Cả trong thế giới các miền
Thanh cao quán chúng cần chuyên đạo mầu
Hiện trước Phật đê đầu đảnh lễ
Bạch xin Ngài tế thế độ nhơn
Chúng sanh trong khắp cõi trần
Tối mê điên đảo không phân tội tình
Cầu Phật tổ cao minh át truất
Hiển oai linh tỉnh thức dắt dìu
Hoằng khai đạo pháp cao siêu
Tu hành theo đặng kết nhiều thiện duyên
Thế Tôn được mãn viên đao quí
Tôi hết lòng hoan hỷ tán dương
Nhưng vì hoàn cảnh đáng thương
Không đành bỏ mặc, lạc đường làm thinh
Chúng sanh vốn đa tình lắm bậc
Không thông đâu chơn thật giả tà
Vô thường, khổ não, chấp ta
Ngày nay sơ bộ thiết tha nhờ Ngài
Xin mở lượng cao dày răng dạy
Chuyển pháp luân diễn giải diệu ngôn
Chúng sanh nghe đặng pháp môn
Thát vòng khổ não dập dồn bấy lâu
Giải thoát những nguồn sầu câu thúc
Diệt tham lam ái dục bao vòng
Tối tăm sẽ được sáng trong
Phát sanh trí tuệ hiểu thông tinh tường
Thông thấu lẽ vô thường vắn giỏi
Ba tướng trong ba cõi mỏng manh
Vô minh duyên của nhân hành
Cội căn dắt dẫn chúng sanh luân hồi
Biển trần khổ nổi trôi chìm đắm
Bị ngũ ma vày nắm chuyển đi
Vậy nên cầu đấng Từ Bi
Tạo thuyền bát nhã trải đi vớt người
Đưa qua chốn tốt tươi yên tịnh
Bờ Niết-bàn chẳng dính trần ai
Như đèn rọi suốt trong ngoài
Chiếu tia sáng khắp các loài hân hoan
Pháp ví trống khải hoàn rầm rộ
Luật ví như đại cổ hoằng dương
Kinh như dây buộc trên rường
Luận như mặt trống vẹt đường vô minh
Tứ diệu đế có hình dùi trống
Gióng khua tan giấc mộng trần gian
Chúng sanh tất cả bốn hàng
Như sen trong nước minh quang luống chờ
Trời lố mọc đặng nhờ ánh sáng
Trổ hoa lành rải tản mùi hương
Pháp màu ánh sáng phi thường
Chiếu khắp ba cõi rõ đường an vui
Phạm Thiên vẫn ngậm ngùi khẩn khoản
Phật nhậm lời nhưng chẳng dĩ hơi
Quyết lòng mở đạo dạy đời
Nhắm vườn Lộc Giả Ngài dời chân sang
Thuyết Pháp độ các hàng đệ tử
Có năm thầy thính dự Pháp từ
Đó là nhóm Kiều Trần Như
Được nếm hương vị Hữu dư Niết-bàn
Rồi từ đó mở mang giáo Pháp
Bốn mươi lăm hạ giáp vẹn toàn
Một lòng chẳng thối không mòn
Những điều lợi ích hằng còn lâu năm
Cả tam giới thừa ân phổ cập
Đám mưa lành rưới khắp thế gian
Bởi nhân cớ tích rõ ràng
Thỉnh Ngài thuyết Pháp noi đàng từ bi
Chúng sanh ngồi khắp chốn ni
Tối mê cầu được trí tri vẹn toàn.
Vipattippaṭibāhāya sabbasampattisiddhiyā sabbadukkhavināsāya parittaṃ brūtha maṅgalaṃ, vipattippaṭibāhāya sabbasampattisiddhiyā sabbabhayavināsāya parittaṃ brūtha maṅgalaṃ. Vipattippaṭibāhāya sabbasampattisiddhiyā sabbarogavināsāya parittaṃ brūtha maṅgalaṃ.
Cầu xin các Đại đức tụng kinh cầu an để ngăn ngừa, tránh khỏi các điều rủi ro tai hại, cho đặng thành tựu những hạnh phúc, khiến cho tất cả khổ não, kinh sợ và bịnh hoạn đều tiêu tan.
Sagge kāme ca rūpe girisikharataṭe cantalikkhe vimāne dīpe raṭthe ca gāme taruvanagahane gehavatthumhi khette bhummā cāyantu devā jalathalavisame yakkhagandhabbanāgā tiṭṭhantā santike yaṃ munivaravacanaṃ sādhavo me suṇantu. Dhammassavanakālo ayambhadantā. Dhammassavanakālo ayambhadantā. Dhammassavanakālo ayambhadantā.
Xin thỉnh Chư thiên ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới; Chư thiên ngự trên đỉnh núi, núi không liền, hoặc nơi hư không; ngự nơi cồn bãi đất liền hoặc các châu quận; ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn; Chư Dọa xoa, Càn thác bà cùng Long vương dưới nước trên bờ hoặc nơi không bằng phẳng gần đây, xin thỉnh hội họp lại đây. Lời nào là kim ngôn cao thượng của Đức Thích Ca Mâu Ni mà chúng tôi tụng đây, xin các bậc hiền triết nên nghe lời ấy. Xin các ngài đạo đức, giờ này là giờ nên nghe Pháp bảo. Xin các ngài đạo đức, giờ này là giờ nên nghe Pháp bảo. Xin các ngài đạo đức, giờ này là giờ nên nghe Pháp bảo.
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có nói: “Thương yêu sanh ra lo, thương yêu sanh ra sợ. Không thương yêu thì không lo, không sợ. Ham muốn sanh ra lo, ham muốn sanh ra sợ. Không ham muốn thì không lo, không sợ”.
Mà lo sợ là khổ. Bởi đâu có thương yêu ham muốn? Bởi vô minh. Vô Minh (avijjā) nghĩa là không biết, là không biết thiệt, không biết giả, thiệt nói là giả, giả nói là thiệt, như ba điều này: vạn vật trong tam giới đều không bền vững lâu dài, nay dời mai đổi (aniccaṃ) mà mình lại cho là bền vững; nếu vạn vật không bền vững thì là khổ (dukkhaṃ), mà mình lại cho là vui; chẳng có một vật gì là thật của ta (anattā) mà mình lại cho là của ta (vợ ta, con ta, của cải ta). Bởi cái lầm tưởng ấy nên mình mới có lòng sa mê theo cảnh trần giả dối. Có sa mê mới có chịu khổ đến ngày nay vậy.
Chúng sanh trong sáu đường (trời, người, a tu la, ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục) nào có ai được bền vững lâu dài đâu; nay còn mai mất; nay tạo mai diệt; nay dời, mai đổi; nay hiệp mai tan. Xem coi cha mẹ ta, chồng ta, vợ ta, con ta, sanh ra rồi thì lật bật kế già, đau, chết, nào có ai trẻ hoài mà không già, đến khi già thì lo sợ, lo sợ là khổ. Nào có ai sống hoài mà không chết, đến khi gần chết thì lo sợ, lo sợ là khổ. Nào có ai hiệp hoài mà không lìa, đến khi lìa thì lo sợ, lo sợ là khổ. Nào có ai thạnh hoài mà không suy, đến khi suy thì lo sợ, lo sợ là khổ. Thật vậy, chẳng có một ai tránh khỏi các sự khổ ở đời.
Bởi có vô minh mới có tưởng lầm, làm quấy, cho cái giả là thật, cho cái khổ là vui, mới có thương yêu ham muốn, sa mê theo ngũ trần dục lạc là: mắt hay tìm xem sắc tốt, tai hay tìm nghe tiếng hay, mũi hay tìm ngửi mùi thơm, lưỡi hay tìm nếm vị ngon, thân hay ưa sự rờ rẫm, vuốt ve rồi cho đó là thú vị tuyệt vời, ngoài ra chẳng còn một vật gì là khoái lạc hơn nữa.
Than ôi! Thiệt là lầm thay, ấy cũng vì mình sa đắm trong năm món trần đó, cho nên chơn tánh mới lu lờ, tinh thần mới ám muội, tạo nên nghiệp ác sâu dày, mắc phải trầm luân khổ hải, từ đời vô thủy nhẫn lại đây, chẳng biết bao nhiêu kiếp mà kể cho xiết.
Nếu muốn thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi thì phải trừ cái vô minh. Nếu muốn trừ cái vô minh, thì phải dứt cái lòng ái dục (taṇhā). Nếu muốn dứt cái lòng ái dục thì: mắt chẳng nên luyến theo sắc trần, tai chẳng nên luyến theo tiếng trần, mũi chẳng nên luyến theo mùi trần, lưỡi chẳng nên luyến theo vị trần, thân chẳng nên luyến theo xúc trần. Phải hồi quang phản chiếu để xem xét câu niệm Phật, tham thiền về cái kiếp phù sanh chóng qua, vóc ảo chẳng chắc, đều phải hư hoại. Cái thân tứ đại giả hiệp, từ đầu chí chơn, ở trong có đủ 36 vật trược: tóc, lông, móng, răng, da, tủy, tim, gan, sọ, bầy nhầy, thịt, gân, xương, tỉ, phổi, phèo, cật, ruột non, ruột già, đồ ăn mới, phẩn, óc, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, dầu, nước mắt, phèn, nước miếng, nước mũi, nước tiểu, cứt ráy, lá lách, như vậy thường chạy theo cửu khiếu. Nếu căn không luyến theo trần và hồi quang phản chiếu được như vậy rồi thì đâu có sự tiếp xúc, lãnh chịu, đâu có thương yêu ham muốn, đâu có lo sợ, thì cái khổ do đâu mà sanh được?
Kinh Pháp Hoa cũng có nói: “Cái nhân trong các việc khổ, là gốc bởi lòng tham muốn, bằng dứt lòng tham muốn thì cái khổ không chỗ sanh vậy”. Đức Tông Bổn nói: “Các nhơn giả thử xem người trên đời, ai chẳng yêu sắc dục, chẳng ưa rượu thịt, chẳng tham danh lợi, chẳng muốn giàu sang, ta biết các việc ấy là cội khổ, luân hồi, cho nên ta không lo cầu vậy”. Than ôi! Người đời chẳng biết sự khổ, hay làm nhiều điều rối rắm, chẳng ngay thảo, chẳng nghĩa nhân, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ sang áp hèn, ỷ giàu khinh nghèo, theo vạy bỏ ngay, ỷ lớn hiếp nhỏ làm những việc quấy như vậy, nên mới nổi chìm trong biển khổ.
Các nhơn giả này! Phải biết cái đau, cái chết khi đến rồi, thì không ai thay thế cho mình đặng. Dầu ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, con cháu, cùng là công danh sự nghiệp, cũng đều không chỗ nhờ, chỉ phải mình gắng hết sức tu hành thì mới mong thoát khỏi đặng. Huống chi thiều quang thấm thoát, ngày chẳng chờ người, cơn sống thác vô thường, cuộc phù sanh đâu chắc. Bởi vậy, lời Tiên Đức có nói rằng: “Thôi, thôi, thôi, kíp sớm tu, trời nắng chẳng chịu đi, chờ mưa đến ướt đầu”. Lời ấy rất phải lắm vậy.
Phật có nói: Thảm thay cho con người, đã sanh ra rồi mà còn phải bị cái khổ già, không sao tránh khỏi. Thảm thay cho con người, đã sanh ra rồi, mà còn phải bị cái khổ đau, không sao tránh khỏi. Thảm thay cho con người, đã sanh ra rồi, mà còn phải bị cái khổ chết, không sao tránh khỏi.
Bị ba cái khổ trọng đại ấy, mà con người không sớm tìm đàng thoát ra cho khỏi. Thảm thay, thảm thay! Ấy cũng vì chúng ta quá si mê, lầm tưởng cho chúng ta còn trẻ chưa già, còn mạnh chưa đau, còn sống lâu chưa chết, quên câu: Mạng bất khả diên, thời bất khả đãi (Mạng chẳng khá chờ, giờ chẳng khá đợi). Lại có câu: Một hậu trầm luân, nhứt thất nhơn thân vạn kiếp bất phục (Chết rồi đọa lạc, một thuở mất thân, muôn kiếp chẳng đặng lại), cho nên chúng ta phải sớm tua thức tỉnh, chớ nên say mê theo ngũ trần dục lạc làm cho bổn tánh lu lờ, tinh thần điên đảo, gây nên nghiệp báo sâu dày, mắc phải trầm luân khổ hải, thì biết bao giờ, mới thoát khỏi đặng. Nếu chúng ta thường nhớ mà suy xét đến cái cảnh khổ già, đau, chết bằng cách này: Tất cả chúng sanh trai hoặc gái chẳng hạn, từ vua chí dân, đều phải mang ba cái khổ trọng đại đó, chẳng có một ai tránh khỏi được. Suy xét thường thường như vậy, thì chúng ta mới mau được tự tỉnh ăn năn, hồi tâm hướng thiện, quy y Tam bảo, mới có thể thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi đặng.
Đức Phật có giảng giải như vầy. Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở thân ngươi, nên chế phục thân ngươi, nên trừ tuyệt những điều tội lỗi ở thân ngươi và dùng thân ngươi để làm việc đạo đức. Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở miệng ngươi, nên chế phục miệng ngươi, nên từ tuyệt những điều tội lỗi ở miệng ngươi và dùng miệng ngươi để nói lời đạo đức. Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở ý ngươi, nên chế phục ý ngươi, nên trừ tuyệt những điều tội lỗi ở ý ngươi và dùng ý ngươi để tưởng về đạo đức.
Bậc Thánh nhân nhờ tịnh được tam nghiệp (thân, khẩu, ý) nên ngài mới làm chủ lấy ngài. Lời nói chơn thật là điều cần yếu thứ nhứt; lời nói hòa nhã là điều cần yếu thứ nhì; lời nói hiền lành là điều cần yếu thứ ba; lời nói hữu ích là điều cần yếu thứ tư.
Phải nhẫn nhục để trừ giận hờn. Phải nhân từ để trừ hung dữ. Phải chơn thật để trừ giả dối. Phải bố thí để trừ tham lam.
Trước khi Phật nhập Niết-bàn, ông A Nan và ông Ưu Bà Ly hỏi Phật như vầy: Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Ngài diệt độ, chúng tôi phải lấy ai làm thầy? Phật dạy phải lấy Pháp luật làm thầy. Theo lẽ ấy, nếu tu không trì giới thì cũng như tu không thầy. Nếu đã tu không thầy thì không sao nên đặng. Giới ví như trái đất nếu không trái đất thì tất cả nhơn vật chẳng biết nương dựa vào đâu. Giới ví như vách nhà, nếu nhà không vách thì lấy chi ngăn ngừa đạo tặc. Giới cũng như chiếc thuyền để độ người qua biển, nếu không thuyền không sao qua biển đặng. Cho nên các bậc tu Phật, nếu muốn cho chắc được khỏi khổ mà không giữ giới, thì dầu có hết lòng thành tín đi nữa, cũng phải bị gió trần nhiễm ô, đã bị nhiễm ô, thì tâm thần phải điên đảo, không thế nào hết khổ được.
Kinh Lăng Nghiêm có nói: Những người tu hành mà không dứt đường dâm dục, sát sanh, trộm cắp, nói dối, mà muốn nên đạo Phật, ví như kẻ nấu cát làm cơm, nấu đến vô lượng kiếp cũng chẳng nên cơm đặng.
Trong kinh Ba La Đề Mộc Xoa (Patimokkha), Đức Phật Thích Ca có làm bài kệ. Ngài gom cả tinh thần lý đạo, tôi xin diễn ra sau đây:
Giữ thân trong sạch hạnh phúc biết bao,
Giữ miệng trong sạch hạnh phúc biết bao,
Giữ ý trong sạch, hạnh phúc biết bao,
Thân cùng khẩu ý trọn lành
Xa rồi tội lỗi gắn cành hoa sen;
Ai mà thân khẩu ý rèn,
Giữ theo thiện nghiệp, thân bèn đặng an.
Ba nghiệp hằng đặng rảnh rang,
Thác thời nhập thánh là đàng xưa nay.
Bị mắng chửi, lòng chẳng phai,
Với người tham lẫn, giận gay chẳng sờn;
Giữ mình thanh tịnh là hơn.
Dầu ai gây dữ oán hờn mặc ai.
‒ Dứt luật cư sĩ ‒ ---
Trong kinh có chép lời ông A-Nan nói: Ta thiệt có nghe như vầy: Có một lúc kia Phật ngự nơi tịnh xá, trong đám cây ông Kỳ Đà thái tử, trong vườn ông Cấp Cô Độc, tại thành Xá Vệ, có một người thiếu niên tên Subha, con của ông Todeyya đi đến chỗ Phật ngự, vào làm lễ và bạch rằng:
‒ Bạch Đức Thế Tôn, tại duyên cớ nào mà con người sanh ra, có kẻ chết sớm, người lại sống dai; có kẻ bịnh nhiều, người lại bịnh ít; có kẻ vô duyên, người lại hữu duyên; có kẻ thế cô, người lại quyền lớn; có kẻ bần cùng, người lại phú túc; có kẻ thấp hèn, người lại cao sang; có kẻ bất tài, người lại tri thức. Bạch Đức Thế Tôn, tại duyên cớ nào mà con người sanh ra, lại có bực sang hèn khác nhau như vậy?
‒ Người thiếu niên này! Ấy cũng bởi nhân quả mà ra, cái nhân lành mà con người đã tạo, thì con người hưởng lấy, cái nhân dữ mà con người đã gây, thì con người mang lấy. Cái nhân là mẹ sanh ra con người cao sang hay là hèn hạ vậy.
‒ Bạch Đức Thế Tôn, Ngài nói vắn tắt thế ấy tôi chưa được trọn hiểu cái lý nhân quả cao siêu; cúi xin Đức Thế Tôn giảng giải rộng thêm cho tôi được tột rõ lý nhân quả, bằng một cách dễ dàng hơn.
‒ Người thiếu niên này! Vậy ngươi ráng lắng nghe Như Lai nói.
‒ Bạch Ngài, tôi hết lòng xin nghe.
Phật bèn giải rằng:
1) Người yểu tử. Đây, người thiếu niên này, kẻ nào trai hay gái, ham sự chém giết, quen thói sát sanh, không lòng nhơn từ cùng loài động vật, bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, nên phải đọa vào địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác, không sa địa ngục, mà tái sanh lại làm người thì phải bị yểu tử.
2) Người trường thọ. Đây, người thiếu niên này! Trái lại kẻ nào trai hay gái, không lòng chém giết, giữ giới sát sanh, tay không cầm khí giới, hằng sợ tội lỗi, có lòng nhơn từ cùng loài động vật, người đó, bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, nên được sanh trong thượng giới, nếu tái sanh lại làm người thì được trường thọ.
3) Người nhiều tật. Đây, người thiếu niên này, kẻ nào trai hay gái tánh tình hung dữ, thường đánh đập những loài động vật bằng tay hoặc bằng cây, hoặc bằng khí giới, người đó, bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, nên phải đọa vào địa ngục, nhưng nếu sau khi thác không sa địa ngục mà tái sanh lại làm người, thì thường hay đau ốm.
4) Người thường mạnh khỏe. Đây, người thiếu niên này! Trái lại kẻ nào trai hay gái, tâm tánh hiền từ, không hay đánh đập những loài động vật bằng tay, hoặc bằng cây, hoặc bằng khí giới, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác, không sanh trong thượng giới, mà tái sanh lại làm người, thì thường được mạnh khỏe.
5) Người vô duyên. Đây, người thiếu niên này, kẻ nào trai hay gái, lòng hay nóng giận, bất bình, hét la, mỗi chút mỗi gắt gỏng, người đó bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục, nhưng nếu sau khi thác, không đọa vào địa ngục, mà tái sanh lại làm người, thì thường hay buồn bực, mặt mày xấu xa. 6) Người hữu duyên. Đây, người thiếu niên này! Trái lại kẻ nào trai hay gái, không lòng nóng giận, chẳng dạ bất bình, hét la, cằn nhằn, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới, nhưng nếu sau khi thác, không phi thăng thượng giới, mà tái sanh lại làm người, thì sắc mặt thường hay vui vẻ xinh đẹp. 7) Người thế cô. Đây, người thiếu niên này, kẻ nào trai hay gái thấy người khác giàu sang, danh tiếng, được thiên hạ kiên vì, yêu mến, tùng phục, mà sanh lòng ao ước ganh gổ, người đó bởi cách hành động không lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục; nhưng nếu sau khi thác không đọa vào địa ngục, mà tái sanh lại làm người, thì phải chịu thế cô quyền yếu.
8) Người quyền lớn. Đây, người thiếu niên này! Trái lại kẻ nào trai hay gái, không lòng ganh gổ, thấy người khác giàu sang, danh tiếng, được thiên hạ kính vì, yêu mến, tùng phục mà không ao ước, ghét ghen, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới, nhưng nếu sau khi thác không sanh trong thượng giới, mà tái sanh lại làm người thì được quyền cao thế trọng.
9) Người bần cùng. Đây, người thiếu niên này, kẻ nào trai hay gái, không lòng bố thí vật ăn, nước uống, thuốc men, y phục, giường nằm, chỗ ở, dầu đèn cho các bậc Sa-môn hay Bà-la-môn, người đó bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác, không đọa vào địa ngục, mà tái sanh lại làm người, thì phải bị bần cùng khổ não.
10) Người phú túc. Đây, người thiếu niên này, kẻ nào trai hay gái, thường hay bố thí vật ăn, nước uống, thuốc men, y phục, nơi nằm, chỗ ở cho các bậc Sa-môn hay Bà-la-môn, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác không sanh trong thượng giới, mà tái sanh lại làm người thì được giàu có.
11) Người hèn hạ. Đây, người thiếu niên này, kẻ nào trai hay gái có lòng khinh rẻ, không chào hỏi những người đáng chào, không nhường chỗ ngồi cho những người đáng nhường, không nhường đàng đi cho những người đáng nhường, không kính trọng những người đáng kính trọng, người đó bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác không đọa vào địa ngục, mà tái sanh lại làm người thì phải chịu bề hèn hạ.
12) Người cao sang. Đây, người thiếu niên này, kẻ nào trai hay gái, không lòng khinh rẻ, hay chào hỏi những người đáng chào, tiếp rước những người đáng tiếp rước, nhường chỗ ngồi cho những người đáng nhường, nhường đàng đi cho những người đáng nhường, kính trọng những người đáng kính trọng, người đó, bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác không sanh trong thượng giới, mà tái sanh lại làm người thì được sang cả.
13) Người bất tài. Đây, người thiếu niên này, kẻ nào trai hay gái, không tìm kiếm các thầy Sa-môn hay là Bà-la-môn để học hỏi như vầy: Bạch thầy, đạo đức là thế nào? Lành là thế nào? Dữ là thế nào? Điều nào đáng chê? Điều nào đáng khen? Điều nào nên làm? Điều nào không nên làm? Điều nào cho tôi được trong sạch và yên vui? Người đó, bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục. Nhưng nếu sau khi thác, không đọa vào địa ngục, mà tái sanh lại làm người, thì phải chịu bề dốt nát.
14) Người trí hóa. Đây, người thiếu niên này, trái lại, kẻ nào trai hay gái, có lòng tìm kiếm học hỏi với các bậc Sa-môn hay Bà-la-môn như vầy: Đạo đức là thế nào? Lành là thế nào? Dữ là thế nào? Điều nào đáng khen? Điều nào đáng chê? Điều nào nên làm? Điều nào làm cho tôi trong sạch và được yên vui? Người đó, bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được thăng thượng giới. Nhưng nếu sau khi thác, không thăng thượng giới, mà tái sanh lại làm người thì được thông minh trí huệ.
Người thiếu niên này, chúng sanh tạo nhân lành thì được hưởng quả lành; bằng tạo nhân dữ thì phải mang quả khổ, cái nhân là mẹ của chúng sanh. Chúng sanh được cao thăng hay bị sa đọa cũng do nơi cái nhân mà ra vậy.
Nghe Đức Thế Tôn giải xong rồi, người thiếu niến Subha, con của ông Todeyya, bèn bạch cùng Phật rằng: “Hoàn toàn thay, Đức Thế Tôn, cũng như kẻ bị trói mà được mở, như kẻ lầm đàng mà được thấy nẻo chánh, như kẻ mù mà được sáng, như nơi tối mà được đèn. Bạch Đức Thế Tôn, nhờ Ngài chỉ dạy cái lý nhân quả rất phân minh nên tôi mới được rõ thông đàng ngay nẻo vạy, tôi tình nguyện qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng, xin Đức Thế Tôn nhận chịu cho tôi là kẻ thiện nam kể từ nay cho đến ngày cùng của tôi”.
Lấy đó mà xét, thời chúng ta phải tin chắc rằng có nhân tức là có quả, làm lành ắt gặp lành, làm dữ ắt gặp dữ, một mảy chẳng sai.
Vậy nếu đã có tin nhân quả báo ứng thì chúng ta nên mau mau hồi tâm hướng thiện qui y Tam bảo cho kịp thời.
‒Dứt tích nhân quả tóm tắt‒
Đức Phật có giải trong kinh Saṃyutta nikāya rằng: Nathi attasamaṃ pemaṃ. Nghĩa là:
Không thương cái chi cho bằng thương cái ta. Tiếng gọi là ‘ta’ ấy, phạm ngữ gọi là ‘atta’ hay là ‘atmaṃ’ là để chỉ về cái tâm vậy. Bởi tâm nương theo thân, nên mới có suy nghĩ đến điều quấy sự phải, biết lẽ tà điều chánh. Thân và tâm nương lẫn nhau mới hay cử động được, nhơn đó mới hiệp thân và tâm lại gọi là ‘ta’ vậy.
Lẽ thường, thiên hạ thường thương cái ta hơn cả mọi vật, chẳng có một ai là người mến yêu nhân vật nào khác cho bằng hoặc hơn cái ta. Chẳng cần nói đến người có nhan sắc xinh đẹp, dầu là kẻ tàn tật (cùi, phun, mù, điếc) họ cũng vẫn thương cái ta hơn hết; cho đến chồng vợ, con cháu, vàng bạc, châu báu, đều là cái đáng thân thiết lắm, mà họ cũng chẳng thương hơn cái ta của họ vậy.
Tất cả mọi người trên thế gian đều làm đủ các công nghệ, là họ chỉ để mong được lợi ích cho cái ta. Như kẻ làm mướn, thầy thuốc chữa bịnh, thông ngôn, ký lục, làm việc cho nhà nước, trong các ty, các sở, thì họ cũng đều trông được sự ích lợi cho cái ta trước.
Cho nên Đức Phật Thích Ca có giải rằng: Không thương vật chi cho bằng thương cái ta, là lẽ như vậy.
Con người làm những việc gì, là chỉ mong mỏi được sự hạnh phúc cho cái ta. Nhưng phần đông hằng để ý chuyên những điều danh lợi nhãn tiền, không lòng lo xét đến sự lợi ích hậu lai. Có kẻ đã chẳng tìm làm việc phước đức, nhứt là không bố thí, trì giới, mà lại còn để cho thân khẩu ý xu hướng theo nghiệp dữ, nên phải chịu mang quả khổ tự đời này, qua đến kiếp sau, mà cũng vẫn chưa tự tỉnh. Cách hành động như thế ấy, thì sao gọi là thương cái ta cho được. Dường ấy Đức Phật gọi là ghét cái ta vậy.
Cho nên các bậc thiện trí thức, khi đã rõ rằng: Nếu ta thật thương ta, thì ta phải sớm mau hồi đầu hướng thiện, bỏ dữ về lành, tránh xa tam độc là tham, sân, si không nên để cho lấm nhơ đến tâm trí ta vậy. Vả lại sanh mạng của con người và súc sanh vẫn không bền vững lâu dài; cái đau, cái già, cái chết hằng ở trước mắt. Nếu ta dể duôi hoặc tà kiến lầm tưởng rằng: Ta chưa chết sớm, thì làm cho ta lại càng chiều theo cái vọng tâm, thi hành những nghiệp dữ chẳng sai. Nếu trong lúc ta dể duôi lầm lạc ấy mà nhằm ngày mạng chung, dầu ta có muốn tạo việc lành đi nữa, cũng khó làm cho kịp được (bởi cái tâm chưa quen tạo nghiệp lành). Lại nữa cái chết là một cái khổ lớn nhứt. Bởi trước khi chết hằng có sự đau nhức quá lắm, rồi mới chết. Như vậy lẽ nào ta còn dể duôi, không lo tìm con đàng để tránh trước, là không bố thí, trì giới, tham thiền, hoặc niệm Phật cho tinh tấn, trong lúc hiện thời đây, đến khi cái chết nó đến, thì ta ắt phải loạn động, vì sự đau nhức; mà nếu loạn động thì cái thân người ắt mất, phải bị đọa trong một con đường dữ (súc sanh, a-tu-la, ngạ quỉ, địa ngục) chẳng sai, khó trở lại làm người lần nữa được. (Hiệp theo trong nho có câu: Nhứt thất nhơn thân, vạn kiếp nan tái phục). Lẽ ấy ta phải nên hết lòng thương tiếc đến ta cho lắm, phải nhớ đến câu: Vạn kiếp nan sanh đắc cá nhơn (muôn kiếp khó sanh đặng làm người). Cho nên Đức Phật có giải trong kinh Khuddanikāya rằng: Kicchomanussa paṭilābho, kicchaṃ maccānajīvitaṃ, kicchaṃ saddhammassavanaṃ, kiccho buddhānamuppādo, nghĩa là: được luân hồi lại làm người là sự khó, được nghe Phật Pháp là sự khó, được sanh ra gặp Đức Phật là sự khó.
Về bốn điều khó trên đây Đức Phật có giải rằng: Khó được sanh ra làm người; Sanh ra làm người rồi khó được sống lâu; Được sống lâu rồi, khó được nghe Phật Pháp; Khó được gặp Đức Phật.
Chỗ nói khó được sanh ra làm người ấy có giải rằng: Chúng sanh được đầu thai làm người, thật là chẳng dễ, thật là rất khó. Chỉ phải một lòng tinh tấn làm việc phước đức cho nhiều, thì mới có thể trở lại làm người nữa được. Đã sanh ra làm người rồi, mà cũng khó được toàn vẹn, bởi con người có bốn hạng: manussanerayiko là người như kẻ địa ngục; manussapeto là người như ngạ quỉ; manussatiracchāno là người như súc sanh; manussabbhūto hay manusso là người thật.
Người như kẻ địa ngục là bởi kiếp trước làm việc chẳng lành, nhứt là phạm tội sát sanh bị cắt tay hoặc cụt chơn, phải chịu điều khổ não hằng ngày. Hạng người như đây, gọi là như chúng sanh trong địa ngục, là người cũng có thân thể như ai, nhưng phải chịu lao khổ như kẻ ở địa ngục.
Hạng người không thể hưởng vật thực ngon ngọt được, là do kiếp trước đã có làm nhiều nghiệp dữ, nên hay bị đói khát khó khăn, cùng cực, không nơi nương dựa. Hạng người như đây gọi là như ngạ quỉ, là người cũng có thân thể như ai, nhưng hằng bị đói khát, khổ cực như quỉ đói.
Lại có người để dùng về việc khiêng, gánh, kéo, vác nặng nề cho kẻ khác, làm những điều tội lỗi, hằng bị người nạt nộ, đánh chửi, bị sự mệt nhọc, buồn lo, không phân biệt phải quấy, không lòng hổ thẹn, lánh dữ làm lành. Hạng người như đây gọi là như súc sanh, là người cũng có thân thể như ai, nhưng phải làm những việc tội lỗi không lòng hổ thẹn ăn năn, chẳng khác nào súc vật.
Hạng người thông rõ gốc ngọn, điều tội việc phước, tin lý nhân quả, vì hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, có lòng từ bi, tránh xa nghiệp dữ, một lòng tinh tấn tu theo thập thiện. Người mà hành động như đã nói đây, mới gọi là người thật, đã có thân hình đều đủ, mà lại còn biết bố thí trì giới v.v…
Bởi có nhiều duyên cớ khó sanh ra đặng làm người cho vẹn toàn, nên Đức Phật có nói: Kicchomanussapaṭilābho. Nghĩa là: Được sanh ra làm người là một sự rất khó, dầu là sanh ra làm người trọng hạng nào, cũng đều phải chịu khổ cực để nuôi sống, vì sanh mạng của người và cầm thú rất là mỏng manh, thân mình rất mau hư hoại, tuy cố gắng làm việc siêng năng, tiết kiệm, thì cái sống ấy cũng chẳng đặng lâu dài.
Lại nữa, dầu có sống lâu cũng khó mà nghe được giáo pháp của bậc thiện trí thức giảng giải lẽ chánh lời ngay. Rất khó được dịp may mà gặp Phật ra đời, chẳng có cái khó nào sánh bằng. Vì người tu hành cho đến bậc Chánh giác, phải chí công chí đức, tu tròn đủ 10 pháp thập độ.
Phương pháp chứng đắc bậc Phật Toàn giác có ba hạng: Paññādhika, do nhiều trí huệ, tu 4 a-tăng-kỳ và 100.000 kiếp mới chứng quả; Saddhādhika, do nhiều đức tin, tu 8 a-tăngkỳ và 100.000 kiếp mới chứng quả; Viriyādhika, do nhiều tinh tấn, tu 16 a-tăng-kỳ và 100.000 kiếp mới chứng quả. Chỗ nói kiếp là chỉ về cái hiệu tuổi của trái đất. Phật có giải cho các thầy tỳ khưu rằng: Các thầy tỳ khưu này! Tiếng nói kiếp ấy chẳng phải đếm trăm hoặc ngàn năm mà được đâu, chỉ phải hiểu bằng cách thí dụ mới đặng. Các thầy tỳ khưu này! Ví như một đống hột cải cao lớn một do tuần, vuông vức bốn góc bằng nhau, đến 1.000 năm mới có một người đến lấy một hột cải trong đống ấy ra, như vậy cho đến hết, mới gọi là một kiếp. Bốn atăng-kỳ = một đại a-tăng-kỳ.
Trong kinh Paramatthadīpani atthakathācariyā piṭaka có giải phân minh. Đây chỉ nói tóm tắt cho biết thời kỳ có một vị Phật tổ ra đời chẳng phải là dễ, thật là vô lượng vô biên kiếp mới có. Chỉ phải cố gắng tu hành cho tinh tấn, trọn đủ phép thập độ, mới có thể chứng quả Phật được, bằng tu còn thiếu sót một chút xíu cũng khó thành bậc Chánh đẳng Chánh giác. Như lúa trong ruộng, nếu chưa đến kỳ thì cũng chưa có thể trổ bông, sanh hột được. Cho nên Đức Thế Tôn có thuyết rằng: Kiccho buddhānamuppādo, nghĩa là cách ra đời của vị Phật tổ là một sự khó.
Nay chúng ta sanh ra làm người, đã được mạnh khỏe, còn thêm gặp Phật Pháp (Tam Tạng), là Phật ngôn rất quí báu nữa, ví như mình gặp được Đức Phật vậy, tức là mình đã khỏi 4 điều khó đã kể trên, là mình rất hữu phước. Đó là một thời kỳ rất cao quí cho chúng ta sớm mau hướng thiện: bố thí, trì giới, tham thiền, niệm Phật, học hỏi chơn lý cho chu đáo, hầu trau dồi thân tâm trong lúc hiện thời, cho kịp kỳ, chớ nên say mê theo lục dục làm cho mất cái thân người đi, thì ắt khó kiếm lại được. Ví như người có thuyền bè xe cộ, không lẽ để cho nó hư mục, tan rã, phải nên dùng nó chở chuyên hàng hóa đi buôn lấy lời, cũng như chúng ta có cái thân người không lẽ để cho nó già, để chết vô ích, cần phải dùng nó làm việc lợi ích, nghĩa là chúng ta phải sớm mau tỉnh ngộ, hồi đầu hướng thiện, lánh dữ làm lành, bố thí, trì giới, hầu hưởng cái quả vui cho đời này và kiếp sau.
Lại nữa, những người có làm việc lành như là bố thí, trì giới mới đáng gọi là người biết thương ta.
Đức Phật có giải rằng: Attānañce piyaṃ jaññā rakkheyyanaṃ surakkhitaṃ tiṇṇamaññtaraṃ yāmaṃ paṭijaggaeyya paṇdito. Nghĩa là: Nếu bậc thiện hữu trí thức đã biết thương cái ta, thì phải gìn giữ cái ta cho được trong sạch.
Hỏi: Nếu muốn cho cái ta được trong sạch phải làm thế nào? Đáp: Người tại gia phải tu hạnh bố thí, trì ngũ giới, bát giới, tùy theo sức mình. Bậc xuất gia phải hành trọn phận sự, là học kinh luật cho nhuần nhã và vâng giữ làm theo, mới gọi là trau dồi thân tâm trong sạch.
Kinh Saṃyuttanikāya có nói lúc Đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Xá Vệ, có đức vua Pasenadikosala ngự đến làm lễ Phật và bạch rằng: “Tôi có suy nghĩ rằng, những người hành theo tam nghiệp tội (thân, khẩu, ý ác) thì không gọi là thương cái ta đâu, dầu họ có nói thương cái ta, thì cũng gọi là ghét cái ta. Trừ ra những người hành theo thập thiện, thì mới đáng gọi là thương cái ta cho”. Đức Thế Tôn đáp: “Phải rồi, đại vương ôi! Phải như vậy rồi, chúng sanh nào hành theo thân, khẩu, ý ác thì chúng sanh đó đều là người chẳng phải thương cái ta, phải gọi là ghét cái ta vậy. Dầu là họ nói là thương cái ta, thì cũng gọi là ghét cái ta thật. Những chúng sanh nào hành theo thập thiện, mới nên gọi là thương cái ta thật”.
Cớ ấy, những bậc thiện hữu trí thức, nếu đã biết thương cái ta, thì phải tránh xa nghiệp dữ, tu theo thiện nghiệp cho tinh tấn, hầu hưởng sự hạnh phúc trong đời này và đời sau. Kinh Khuddakanikāya có nói: Nagaraṃ yathā paccantaṃ guttaṃ santarabāhiraṃ evaṃ gopetha attānaṃ khanomāvoupaccagā khanātitā hi socanti nirayamhi samappitā. Nghĩa là: Con người phải trau dồi thân tâm cho được trọn lành, cũng như nhà vua cai trị cả nội địa và ngoại biên chí, giải bày cho nghiêm nhặt.
Giải rằng: Chỗ nói trau dồi thân tâm cho lành, như nhà vua sửa trị trong nước ấy, có so sánh và thí dụ như sau này:
Lẽ thường nhà vua (lúc xưa) ngăn ngừa đạo tặc trong nước do theo 7 cách: esikā: đống cột cừ cho sâu, cho thật chắc; parikkhāro: đào hào chung quanh cho sâu; anupariyāyapatho: làm tường theo trong lũy cho dày và cao, cho binh núp để cự giặc; bahuṃāvudhaṃ: tích trữ khí giới cho nhiều; bahubalakāyo: mộ binh cho đông; dovāriko: cơ lính canh gác cửa thành luôn khi; pākāro: đắp lũy chung quanh. Xứ nào mà nhà nước cai trị theo 7 điều ấy, thì nhơn dân sẽ được an cư, không bị giặc giã khuấy rối, lại thêm đầy đủ bốn món vật thực như sau này: có cây trái nhiều; có lúa nếp nhiều; có mè đậu nhiều; có sữa đặc, sữa tươi, dầu, mật ong, nước mía nhiều. Ví như các bậc tu Phật, nên trau dồi thân tâm theo 7 phép là: saddho: đức tin Tam bảo; hirimā: hổ thẹn nghiệp dữ; ottappī: ghê sợ nghiệp dữ; bahussuto: học hỏi và rõ thông Phật pháp cho nhiều; āraddhavīriyo: tinh tấn trong việc lành; satimā: ghi nhớ việc lành để trau dồi thân tâm cho thanh tịnh; paññavā: trí huệ xem thấy lẽ hiệp tan của ngũ uẩn. Nếu bậc tu Phật hành theo 7 phép ấy thì sẽ được an vui, không bị phiền não khuấy loạn hằng đắc tứ định (sơ định, nhị định, tam định, tứ định).
Chỗ nói không nên bỏ qua khỏi thời kỳ ấy, là chỉ về 4 thời kỳ quí báu là: thời kỳ Đức Phật chứng quả; thời kỳ mình được sanh nơi trung ương Ấn Độ; thời kỳ có chánh kiến; thời kỳ mình có đủ lục căn.
Nay hai thời kỳ trên đã qua rồi, nhưng chúng ta cũng còn hữu duyên lắm, là chúng ta gặp được Phật Pháp, mà gặp Phật Pháp tức là gặp Phật vậy. Tuy Phật đã nhập Niết-bàn, nhưng Ngài còn để giáo pháp lại. Pháp là lời Phật ngôn đã giáo truyền trong khi Ngài còn tại thế, cho nên nói ‘Pháp’ tức là Phật vậy. Dầu chúng ta không được sanh nơi Trung Ấn Độ, thì cũng ví như được sanh trong xứ ấy, vì xứ ta nay có đủ Tam Tạng (Kinh, Luật, Luận).
Phần đông chúng ta đều tín ngưỡng nơi Phật pháp, ấy gọi là chúng ta có chánh kiến, thêm có lục căn tròn đủ, thì chúng ta đều là người rất hữu phước. Vậy phải nên trau dồi thân tâm cho trong sạch, chẳng nên dể duôi bỏ qua việc lành. Phải tu thân, khẩu, ý cho thanh tịnh, cũng như nhà vua sửa trị nhân dân, được an cư, có đào hầm đắp lũy, tích trữ khí giới, v.v…
Lại nữa, nếu chúng ta là người biết thương cái ta, và muốn được hưởng quả Niết-bàn, là nơi cực lạc trong đời vị lai, thì phải trau dồi thân tâm, là phải dứt bỏ việc dữ, hành theo điều lành mới có thể hưởng an vui cho, y theo lời Phật có dạy rằng: Dunniggahassa lahuno yattha kāmanipātino cittassa damatho sadhu cittaṃ dantaṃ sukhāvahaṃ. Nghĩa là: Pháp tu cái tà tâm, là cái tâm rất khó sửa dạy, là cái tâm hay sa mê sắc dục, cho trở nên chơn tâm, là cái tâm đã trau dồi thì hằng được an vui đời đời, kiếp kiếp.
Giải rằng: Cái tâm của chúng ta vẫn trong sạch, nhưng nếu có ô nhiễm phát khởi lên, nhứt là điều ham muốn thì nó trở nên bất tịnh. Ví như miếng vải trắng còn mới mà nếu để cho lấm nhơ (than bụi), thì vải ấy ắt mất sự tinh anh. Tâm mà bị sự chẳng lành, nhứt là điều thương mến đã phát khởi lên, thì nghiệp dữ ắt sanh, nhứt là phạm sát sanh, nói dối, hành ác, hoặc nói dữ, ắt bị mang quả khổ trong đời này và đời sau. Dầu quả báo chưa đến kịp trong kiếp hiện tại, nó cũng sẽ đến trong kiếp vị lai chẳng sai. Ví như con chó săn đuổi theo kịp con thịt rừng giờ nào, nó sẽ ăn tươi giờ ấy; ví như bánh xe lăn theo chân con bò kéo xe vậy, y như Đức Phật có giải trong kinh Khuddhakanikaya rằng: Manopubbaṇgamā dhammā manosetthā manomāyā manasā ce paduṭṭhena bhāsati vā karoti vā tato naṃ dukkhamanveti cakkaṃ va vahato padaṃ. Nghĩa là: Tâm là chủ, tâm là lớn, tâm làm nên mọi việc, thân, khẩu, ý làm những việc gì đều do nơi tâm đã nhứt định trước, nếu con người đã có tâm ác, thì ắt làm hoặc nói lời ác chẳng sai. Những hạng này hằng phải mang quả khổ, cũng như bánh xe lăn theo chân bò kéo xe vậy. Người nào được học hỏi, thông rõ nghĩa lý Phật Pháp và đã thọ trì theo, thì việc làm hoặc lời nói của người ấy đều là lành cả. Người ấy hằng được quả vui chẳng dứt, y theo lời Phật ngôn rằng: Manopubbaṇgamā dhammā manoseṭṭhā manomayā manasā ce pasannena bhāsati vā karoti vā tato naṃ sukhamanveti chāyava anupāyinī. Nghĩa là: Tâm là chủ, tâm là lớn, tâm làm nên mọi việc, thân, khẩu, ý làm những việc gì đều do nơi tâm đã nhứt định trước, nếu con người đã có tâm lành, thì ắt làm được hoặc nói việc lành chẳng sai. Những người hạng này hằng được những quả vui cũng như bóng tùy hình vậy. Cho nên những bậc thiện hữu trí thức hằng chuyên cần trau dồi tánh nết ở theo chánh pháp, cho thân, khẩu, ý thường được trong sạch, nếu tâm đã trong sạch thì thân và khẩu cũng đều trong sạch, ví như người cầm lái thuyền sáng trí lẹ làng thì có thể làm cho thuyền được đi ngay thẳng và mau đến bến, bằng một cách dễ dàng không sợ lầm lạc. Nhưng sửa trị cái tâm cho ngay lành là một sự rất khó. Bởi cái tâm hằng vay trở xao động bề này thế kia, cho nên nói sự tu tâm chẳng dễ vậy. Y theo lời Phật dạy rằng: Phandanaṃ capalaṃ cittaṃ durakkhaṃ dunnivārayaṃ ujuṃ karoti medhāvī usukākova tejanaṃ. Nghĩa là: Các bậc thiện hữu trí thức hằng tu cái vọng tâm, là cái tâm khó gìn giữ, khó ngăn cấm, khó sửa trị cho trở nên chơn tâm được. Ví như anh thợ làm tên, khó uốn sửa cây tên cho ngay thẳng được.
Giải rằng: Đức Thế Tôn có giảng giải về cái tâm rằng: Thật là rất khó trị cái tâm của chúng sanh, bởi cái tâm hằng xao động, tráo trở, quyến luyến theo lục trần cho nên khó gìn giữ, ngăn ngừa làm cho nó yên lặng được. Dầu muốn cho nó ở yên trong một nháy mắt cũng khó đặng. Ví như đứa trẻ em vừa mới biết ngồi, vừa biết đi, biết chạy, thì khó mà gìn giữ cho nó ở yên trong một oai nghi được lâu dài, hoặc ví như con bò không thuần, hay ăn lúa mạ nơi đàng chật hẹp, thì khó cho người chủ ngăn ngừa, chăn giữ không cho nó ăn lúa mạ được. Tuy rằng cái tâm rất khó sửa trị, như đã nói trên, nhưng các bậc thiện hữu trí thức tu cái tâm ấy được trở nên ngay lành, do nhiều phương pháp khác nhau. Ví như anh thợ làm cung tên, đi vào rừng đốn cây, lột vỏ xong đem về ngâm nước cơm, hoặc cho cây ăn dầu rồi đem hơ lửa cho cây ấy mềm mại mới đi đóng nọc, để uốn sửa cây ấy trở nên ngay thẳng được, làm thành cây cung xinh đẹp, bắn đâu trúng đó, làm cho tiếng đồn thấu đến tai nhà vua, nghe danh anh thợ ấy có tài, làm cung tên rất khéo, bắn rất hay. Nhà vua bèn ngợi khen và trọng dụng anh thợ ấy và phong cho quờn cao tước cả. Việc này cũng giống như bậc thiện hữu trí thức có tài trí thông rõ Phật Pháp để sửa trị cái vọng tâm, bỏ dữ về lành, dứt lòng phiền não, nương theo phép đầu đà, ẩn tu nơi rừng núi, thanh vắng, dùng đức tin, lòng từ bi và sự tinh tấn mà tu phép thiền định và trí tuệ để sửa trị cái tâm trở nên ngay lành, cùng suy cứu cho thấu rõ các sắc tướng đều là vô thường, khổ não, vô ngã, để vét sạch cái màn vô minh, tà kiến, đoạt ba cái giác (đắc lục thông) chứng quả bồ đề, là bậc đáng cho tất cả chúng sanh, trời, người v.v... lễ bái cúng dường, ấy mới đáng là nhà tu Phật vậy. Phương pháp tu cái tâm cho trở nên trong sạch, thật là quí báu. Bởi cái tâm của con người hằng quyến luyến theo năm phép cái (nivaranadhamma): tham dục, ngũ trần (kāmachanda), oán hận (byāpāda), giải đãi (thīnamiddha), phóng túng (uddhaccakukkucca), hoài nghi (vicikicchā).
Lẽ thường vàng y, nếu có 1 trong 5 vật: sắt, đồng, kẽm, chì, và bạc lộn vào rồi, thì làm cho mất sự tinh anh của chất vàng đi. Cũng ví như cái tâm con người trước kia đủ sáng láng, thanh tịnh, đến khi bị 1 trong 5 phép cái mới giải trên nhiễm vào thì cái tâm bất tịnh, làm những việc gì đều chẳng được chơn chánh, hiền lành. Tuy vậy, các bậc thiện hữu trí thức, chẳng khi nào mỏi lòng về việc sửa trị cái tâm theo 40 phép thiền định.
Các bậc hành giả muốn tu phép ấy, trước hết phải chọn 1 trong 40 phép, cho hạp đặc tính của mình mà tham cứu, ví như người có bịnh nếu muốn uống thuốc cho lành, trước phải nên chọn lựa vị thuốc cho nhằm chứng bịnh rồi mới nên uống thì ắt sẽ được mau lành mạnh.
Lại nữa, chẳng phải một vị thuốc mà cứu chữa cả thứ bịnh, cũng như một pháp thiền định chẳng phải hạp với đặc tính của người. Cớ ấy, bậc hành giả cần phải học cho thông suốt 40 đề mục thiền định cho rõ đề mục nào hạp với đặc tính mình, hầu chọn lấy 1 đề mục, để quán tưởng mới có thể sửa trị cái tâm mau được trở nên trong sạch.
Tiếc vì phạm vi quyển sách này không thể chứa đủ sự giải thích 40 phép thiền định, mặc dầu là giải tóm tắt cho vừa đủ chi tiết để giúp ích về việc suy cứu của chư thiện tín. Nếu muốn tu thiền định nên xem Pháp chánh định đã xuất bản rồi.
Dānaṃ nāma tīni lakkhaṇāni cāgacetanānañca viratidānañca deyyadhammadānañcātīti. Giải rằng: Sự cho có ba tướng là: tác ý dứt bỏ đem cho (cāgacetanādāna), rứt của ra đem cho (viratidāna), vật cho (deyyadhammadāna). Tác ý dứt bỏ đem cho là nói về những người có đức tin trong sạch, tính đem của ra cho rồi, cho. Rứt của đem cho là nói về người có đức tin trong sạch, có sự hổ thẹn (hiri) và ghê sợ tội lỗi (ottappa), tránh xa 5 điều oan nghiệt (pancavera) tức là không sát sanh, không trộm cắp v.v... Vật cho, là nói về cơm, nước, y phục v.v... Cả ba phép cho ấy phát sanh trong tâm người, đều nhờ nương theo trí tuệ chơn chánh và tâm không xan tham (alobha).
Giải rằng: Người có trí tuệ xét thấy tội phước, lợi ích, vô ích, nghĩa là hiểu rằng: bố thí, trì giới, tham thiền, v.v... được phước hằng đem sự yên vui đến cho, như thế gọi là trí tuệ chơn chánh. Người mà rõ ràng có tội, nghĩa là: sát sanh, trộm cướp v.v... thì phải mang quả khổ, như vậy, gọi là trí tuệ chánh kiến. Nhờ có trí tuệ chánh kiến và tác ý không tham xan (alobhacetanā) đều đủ cả hai nhân đó rồi mới tính bỏ của ra đem cho.
Cho mà được phước nhiều là do ba tác ý là: tác ý trong sạch đầu tiên, tính cho các vật dụng nhứt là cơm, nước (pubbacetanā); tác ý trong sạch trong khi đương cho (muñcanacetanā); tác ý trong sạch sau khi đã cho rồi (aparāparacetanā) tâm thường vui thích. Cả ba tác ý đó gọi là đều đủ tác ý (cetanāsampadā). Đều đủ vật dụng (vatthusampadā) là nói về cơm, nước, thuốc men, chỗ ngủ mà thí chủ đã tìm được theo lẽ đạo, nghĩa là: không vì sát sanh, không vì trộm cắp được mà cho.
Thí chủ, người cho, có hai chi: đều đủ tác ý, đều đủ vật dụng. Thọ chủ, người lãnh, có hai chi: quả đều đủ (phalasampadā) tức là bậc A-la-hán, đức dư đều đủ
(guṇātirekasampadā) tức là bậc mới xuất định. Sự cho đều đủ cả bốn chi là: người cho hai chi, người thọ hai chi, thì được quả phước trong kiếp hiện tại; không đều đủ bốn chi, thì sẽ được quả vui trong kiếp sau.
Lại nữa, sự cho đều đủ theo 6 chi, sẽ được nhiều phước là: tác ý về cá thể (puggalika: riêng một thể) có 3 chi, tác ý cho về đoàn thể (saṇgha: nhiều người kết hợp thành đoàn) có
3 chi. Cá thể thí là (paṭipuggalikatadāna) cho theo ý muốn mình. Đoàn thể thí (saṅghadāna) là dâng cúng đến tăng.
Cá thể thí có 14 cách: 1) Cho đến loài cầm thú; 2) Cho đến người không có giới hoặc phá giới; 3) Cho đến người có giới (cư sĩ); 4) Cho đến đạo sĩ (vị chán nản cuộc đời giả tạm mà tu)[41]; 5) Dâng cúng đến 10 bậc Thánh nhân (từ bậc Tu-đà-huờn đạo đến Đức Phật Toàn giác). Cá thể thì được nhiều phước, cần phải có đủ 6 chi là: thí chủ, người cho, có đủ 3 tác ý. Thọ chủ, người lãnh có tâm không tham, không sân, không si, hoặc có sự tinh tấn tu hành để dứt tham, sân, si.
Đoàn thể thí là dâng cúng đến 7 bậc Tăng: 1) dâng cúng đến tỳ khưu tăng, tỳ khưu ni tăng, có đức Phật tọa chủ; 2) dâng cúng đến tỳ khưu tăng và tỳ khưu ni tăng; 3) dâng cúng đến tỳ khưu tăng; 4) dâng cúng đến tỳ khưu ni tăng; 5) xin thỉnh 1, 2, 3 vị tỳ khưu tăng và tỳ khưu ni tăng; 6) xin thỉnh 1, 2, 3 vị tỳ khưu tăng; 7) xỉn thỉnh 1, 2, 3 vị tỳ khưu ni tăng. Lại nữa, người dâng đến tăng đó, cần phải chủ tâm hướng ngay đến bậc Thánh nhơn, đừng tưởng đến phàm tỳ khưu. Khi đã thỉnh Tăng rồi, dầu được vị cao hạ hoặc thấp hạ, hoặc sa di, cũng đừng bất bình buồn trách, phải giữ tâm bình đẳng, bực trung. Nếu bất bình buồn trách, thì không gọi là tăng thí. Đoàn thể thí là phép tăng thí được nhiều phước báu hơn.
Đức Phật có giảng thuyết đến Đại Đức Ananda thong kinh Dakkhināvibhagasūtra, trong dịp bà Kīsāgodamī có tâm trong sạch, đem một cặp y dâng đến Đức Phật, Ngài không thọ lãnh, mà có tâm thương xót dạy bảo dâng cúng đến tăng. Bà Kīsāgodamī than khóc, đi tìm Đại Đức Ananda. Ananda mới mới vào bạch cầu xin Phật thọ cấp y. Đức giáo chủ bèn giải rằng: Này Ananda! Tăng thí có phước nhiều hơn các sự thí, dầu là đến thời mạt pháp, chỉ còn có Gotrabhū Tăng, là tăng chỉ có mang y theo tay hoặc buộc cổ làm nghề ruộng rẫy, mua bán, có vợ con. Song, các thí chủ có đức tin làm việc tăng thí, đến thỉnh từ 4 vị trở lên, chủ tâm hồi hướng đến Thánh tăng, thì cũng gọi là tăng thí, được nhiều phước báu, kể a-tăng-kỳ Asankheyyakappa khó tưởng tượng được. Này Ananda! Ngươi cho 100 lần đến loài cầm thú cũng không bằng quả phước 1 lần cho đến người phá giới; cho 100 lần đến người phá giới cũng không bằng quả phước cho 1 lần đến người có giới; cho 100 lần đến người có giới cũng không bằng quả phước cho 1 lần đến bậc xuất gia trong sạch; cho 100 lần đến bậc xuất gia trong sạch cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc Tu-đàhuờn (Sotā); cúng 100 lần đến bậc Tu-đà-huờn cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc Tư-đà-hàm (Sakidāgā); cúng 100 lần đến bậc Tư-đà-hàm cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc A-na-hàm (Anāgā); cúng 100 lần đến bậc A-na-hàm cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc A-la-hán (Arahanta); cúng 100 lần đến bậc A-la-hán cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc Độc giác Phật (Paccekabuddha); cúng 100 lần đến bậc Độc giác Phật cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến Đức Phật Toàn giác (Sabbaññūbuddha); cúng 100 lần đến Đức Phật Toàn giác cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến chư tăng. Tăng thì có rất nhiều phước báu như thế ấy.
Có lời hỏi rằng: Vì sao tăng thí được phước nhiều hơn hết? Đáp: Đức Thế Tôn xét thấy rằng, tăng học hành tiếp nối nhau thọ trì Phật Pháp đến 5000 năm. Cớ ấy, Ngài mới giảng tăng thí có nhiều phước báu.
Lại nữa, dâng đến tăng thì hằng phổ thông đến tất cả tỳ khưu tăng, từ Đức Phật cho đến vị tỳ khưu và sa di mới xuất gia.
Pháp thí lại chia ra nữa có nhiều cách là: 1) tài thí (āmisadāna) là cho của cải; 2) pháp thí (dhammadāna) là nói pháp cho người nghe; thí theo thời là: dâng y tắm, y tắm mưa, y ca-sa sau khi chư tăng ra hạ, thí của trong cơn đói kém, thí cơm gạo, trái cây mới có đầu mùa, thí thực phẩm đến người từ nơi xa mới đến, đến người đi đường xa, đến tỳ khưu, sa di bịnh. Về người thí, có chia ra làm ba hạng: 1) nô bộc thí (dānadāso), là hạng người tự mình dùng vật quí, đẹp, mà đem những vật hèn mọn ra cho (nô bộc thí thì kiếp sau được vật hèn mọn); 2) bằng hữu thí (dānasahāyo), là hạng người tự mình dùng vật thế nào, thì đem vật thế ấy ra cho (bằng hữu thí thì kiếp sau được vật bực trung); 3) chủ thí (dānapati, dānasāmīci, dānajeṭṭhaka), là hạng người tự mình dùng vật hèn mà đem vật quí ra cho (chủ thí thì kiếp sau được vật quí trọng).
Vấn: Cho được phước nhiều do cái chi? Đáp: Do có giới trong sạch, thí chủ là người cho có giới trong sạch, thọ chủ là người lãnh cũng có giới trong sạch. Sự thí mà được phước nhiều là nhờ thế lực của quả báo, nghĩa là: dâng cúng đến tăng, cần phải chủ tâm hướng đến 8 bậc Thánh.
Chư Phật thường giảng thuyết về phép bố thí, trì giới, tham thiền vì sự bố thí là nhân dứt lòng tham, trì giới là nhân trừ giận, tham thiền là nhân diệt si mê. Lại nữa, người bố thí, trì giới, tham thiền hãy nên mong mỏi thiêu hủy cái lòng tham, sân, si để chứng Niếtbàn dập tắt điều thống khổ, nếu cầu được làm người, hoặc trời thì hằng bị cái khổ sanh, già, đau, chết trong vòng luân hồi, hết kiếp này sang kiếp khác, vô cùng vô tận.
Sự bố thí hằng đem quả vui trong cõi người là: 1) được làm bậc Chuyển luân vương (Paramacakra Batrādhirāja) có 7 vật báu: voi báu, ngựa báu, xe báu, ngọc báu, nữ báu, tướng soái báu và tổng tài chánh báu; 2) được làm vị hoàng đế; 3) được làm bậc triệu phú gia; 4) được làm bậc nhà giàu; 5) được làm người no đủ.
Đức giáo chủ có giải về 5 quả báo của sự bố thí cho quan Thủ tướng Siṇha nghe rằng, thí chủ: thường được quần chúng thương yêu, thường được nhiều người thân cận, thường được người và Chư thiên khen ngợi, thường được quyền thế và nhiều kẻ tùy tùng, thường không e sợ, có sự dạn dĩ trong chỗ hội hợp. Năm quả báo trên đây, hằng được thành tựu đến thí chủ trong đời này, do dứt lòng bỏn xẻn đem của ra cho.
Lại nữa, những người mong tìm điều yên vui trong cõi người, trời và Niết-bàn hãy nên làm việc bố thí, sau khi mạng chung sẽ được thọ sanh trong nhàn cảnh, như tích đức hoành đế Asoka sau này:
· Tích giải về tiền kiếp của hoàng đế Asoka
Trong thời quá khứ, tại thành Bārāṇasī, có người bán mật ong nơi chợ. Thuở đó, có một vị Độc giác Phật (Paccekabuddha) mang bịnh ghẻ. Đức Độc giác Phật khác đi tìm mật ong để làm thuốc trị bịnh, Ngài bèn từ núi Gandhamādana đi đến thành Bārānasī. Có một cô tớ gái đi xuống bờ sông gánh nước, thấy đức Độc giác Phật đi đến, bèn hỏi thăm, rồi đưa tay chỉ quán bán mật ong rằng: người bán mật ong ở trong chỗ kia, xin Ngài đến đó đi. Cô lại suy nghĩ: Nếu người bán không chịu cúng, ta sẽ đi đến lấy mật ong dâng cho được, sau sẽ tìm của trả cho họ, rồi cô vẫn đứng chờ, Đức Phật Độc giác đi đến trong chợ, người bán mật xem thấy liền tỏ lòng hoan hỉ, dâng mật ong cho đến đầy bát, rồi chú tâm nguyện rằng: Bạch Ngài, do sự phước thí này, xin cho tôi sẽ được làm một vị hoàng đế, có thế lực cao đến một do tuần (yojana) thấu trên hư không, một do tuần thấu dưới đất. Đức Phật Độc giác đáp: Này người thiện nam! Cái quả nguyện vọng của người hãy được thành tựu như thế đi; xong rồi trở về núi Gandhamādana. Về phần cô tớ gái gánh nước, thấy vị Độc giác trở về, bèn bạch hỏi: Ngài được mật ong chăng? Đức Phật Độc giác đáp: Ātmā được mật ong rồi, người bán mật có dâng đến Ātmā rồi, họ nguyện sẽ thành một vị hoàng đế trong Nam Thiện bộ châu (Jambūdvīpa). Cô tớ gái nghe nói như thế, bèn đem cái khăn dâng đến Đức Phật Độc giác, để lược mật ong, rồi nguyện cầu sẽ thành vị chánh hậu của hoàng đế đó.
Do sự phước thí và lời nguyện vọng của người bán mật và cô tớ gái đó, sau khi mạng chung rồi, cả hai đều được sanh trong cõi trời Đạo Lợi, ngự trong điện toàn bằng bảy báu, có ngọc nữ hầu hạ rất đông. Hưởng phước rất lâu, qua đến giáo pháp Đức Phật Thích Ca chúng ta đây, người bán mật giáng sanh làm vị đông cung tên Asokakumāra trong số 101 vị hoàng tử của đức vua Bindusāra tại kinh đô Pātaliputra. Sau khi vua cha thăng hà, đức đông cung lên làm hoàng đế trong châu Nam Diêm Phù Đề. Thưở Phật lịch được 218 năm, đức hoàng đế Asoka (A-dục vương) có thế lực rất lớn (do cái nghiệp lành bố thí của ngài đã tạo từ kiếp trước) thấu trên hư không một do tuần, dưới đất một do tuần, có Chư thiên từ núi Tuyết Sơn đem 16 thùng nước cùng các thứ trái cây quí, đến dâng mỗi ngày, đem y ngũ sắc, y màu vàng, vải để lau tay, cùng nước tự nhiên trên thiên cung, các vật thơm để tắm, dồi, thoa và thuốc để trị bịnh quí giá, từ cõi Long vương đến dâng; loài két tha lúa mọc tự nhiên trong ao Chadda 3.000 cỗ xe đến dâng mỗi ngày, v.v…
Về phần cô tớ gái, cũng giáng sanh làm vị chánh hậu của hoàng đế Asoka, tên là Asandhimittā, mấy chỗ khớp xương tay và chơn của bà bằng thẳng trong sạch, không rõ rệt như thường nhơn (trừ ra khi bà co vô), đó là nhờ việc phước mà bà đã tạo trong kiếp làm cô tớ gái gánh nước, chưn đi, tay chỉ người bán mật ong cho Đức Phật Độc giác.
Trong thuở bà hưởng ngôi chánh hậu, đức hoàng đế Asoka vào cung thấy bà đương dùng mía của Chư thiên đem dâng, miệng nhai mía mà vẻ mặt càng thêm tươi tốt, đức hoàng đế Asoka phán hỏi rằng: Hậu có biết mía của ai mà hậu dùng đó chăng? Bà tâu mía của hạ thần. Đức hoàng đế Asoka nghe rồi phán: Nhờ trẫm có nhiều phước báu, nên Chư thiên mới đem đến dâng cho. Chánh hậu tâu: Đó là phước của hạ thần, nào phải của hoàng thượng. Đức hoàng đế bất bình mà rằng: Nếu hậu nói là phước của hậu, vậy ngày mai này trẫm sẽ dâng phẩm thực đến 500 vị tỳ khưu tăng, hậu phải có đủ 500 bộ tam y cho trẫm dâng cúng, bằng không sẽ bị trẫm hành hình. Bà nghe đức hoàng đế phán như vậy bèn kinh hãi, vì đức vua không bao giờ nói chơi, nếu lo không đủ ngày mai ắt bị tội không sai. Tối đêm đó bà trằn trọc không an giấc, đến khuya nghe Chư thiên mách rằng: Bà đừng lo, sự bố thí cái khăn đến Đức Độc giác Phật để lược mật ong trong tiền kiếp của bà, nó sẽ đem sự an vui đến cho bà, bà hãy an giấc, sáng ra gần bên mình bà sẽ có cái hộp đựng y, trong đó bà muốn bao nhiêu cũng có đủ. Bà chánh hậu nghe Chư thiên mách bảo, bèn an giấc, sáng thức dậy thấy có cái hộp gần bên, kéo cái y này rồi, thì ra cái khác, bà biết rằng sẽ được như ý muốn. Đến giờ đức hoàng đế thỉnh 500 vị tỳ khưu tăng ngọ thực, bèn bảo chánh hậu đem y dâng cúng, bà bèn rút y trong hộp ra, hết cái này đến cái khác, dâng đều đủ mà cũng vẫn còn hoài không hết y. Đức hoàng đế thấy vậy mới rõ rằng bà là người đại phước, bèn gia tăng quyền tước thêm cho bà, rất yêu chuộng bà hơn khi trước.
Cả hai vị đức hoàng đế Asoka và bà chánh hậu Asandhimittā nhớ trong tiền kiếp đã có tâm tín thành, trong sạch làm việc bố thí, nên mới được thọ quả vui trong cõi trời và cõi người như đã giải.
(Giải thích này cho thiện tín dùng trí tuệ suy xét và ghi nhớ rằng: sự bố thí không luận là ít hay nhiều, chỉ vì tâm trong sạch hoan hỉ, thành kính cúng dâng, thì chắc được phước báu khó tưởng tượng được).
· Tích Jāṇusoṇi Brāhmaṇa
Bhante bho gotama kira: Đã có nghe như vầy:
Có một người Bà-la-môn tên là Jānusoṇi đến bạch hỏi Đức Phật như vầy: Chúng tôi lo làm các việc lành, nhứt là bố thí, trì giới rồi hồi hướng đến những quyến thuộc (cha mẹ, ông bà, v.v…) đã quá vãng, các quyến thuộc chúng tôi đó, đến thọ lãnh quả phước đó được chăng? Đức Phật đáp: Thāne kho athāne kho brāhmaṇa ‒ này người Bà-la-môn đáng được cũng có, không đáng được cũng có:
1) Chúng sanh đã làm nghiệp dữ do thân, khẩu, ý, đến khi tan rã ngũ uẩn, thì phải đi thọ sanh trong địa ngục, chịu nhiều điều khổ não nặng nề, vì ác quả đó, nên không có thể đến thọ lãnh được phước của thân quyến hồi hướng cho.
2) Chúng sanh đã làm tội do thân, khẩu, ý, sau khi mạng chung phải bị luân hồi làm cầm thú, có thực phẩm riêng theo loài của chúng nó, chúng nó cũng không thọ hưởng được phước của thân quyến hồi hướng cho.
3) Chúng sanh không làm tội do thân, khẩu, ý, sau khi thác được sanh trong cõi trời, sẵn có thực phẩm tự nhiên, không cần thọ phần phước, thân quyến bố thí hồi hướng cho cũng không thành tựu.
4) Chúng sanh đã làm tội bằng thân, khẩu, ý, sau khi quá vãng đầu thai trong loài ngạ quỉ, hằng chịu đói cơm, khát nước, phải đi lãnh phần phước, khi có thân quyến bố thí hiệp theo lẽ đạo, rồi hồi hướng cho, ngạ quỉ hoan hỉ thọ lãnh, vật thí đó biến thành thực phẩm, hưởng rồi được sự an vui, dứt khỏi đường ngạ quỉ, đi thọ sanh trong nhàn cảnh (cõi người và cõi trời).
Đức Phật vừa thuyết xong về cách đáng thọ lãnh cùng không đáng thọ lãnh, người Bàla-môn bèn bạch hỏi thêm rằng: Nếu người đã làm phước hồi hướng mà các ngạ quỉ không được lãnh, cái phước đó trú nơi nào? Là của ai? Ai đem đi?
Đức Phật đáp rằng: Này người Bà-la-môn Ye sattā, chúng sanh nào còn bị xoay vần trong vòng luân hồi, thì không khỏi sa đọa trong đường ngạ quỉ, chúng sanh đó sẵn lòng hoan hỉ thọ lãnh phần phước, vì còn phải chuyển sanh nhiều đời nhiều kiếp, thì hằng luân hồi làm thân quyến cùng nhau, vô cùng vô tận kiếp… Nếu quả bố thí không thấu đến hạng ngạ quỉ, thì về phần thí chủ, vì thí chủ đã có tác ý trong sạch khi cho. Cớ ấy, thí chủ là người được hưởng quả lành trước hết tất cả ngạ quỉ. Lại nữa, những ngạ quỉ thọ lãnh phần phước là hàng ngạ quỉ Tubajivi, có tâm hoan hỉ trong việc phước, các hàng khác không có thể thọ lãnh được.
Về phần ngạ quỉ Paradattūpajīvī đáng thọ lãnh cũng phải hiệp theo 3 chi: 1) thí chủ phải dâng cúng đến tăng hoặc bậc tu hành trong sạch; 2) khi đã thí vừa rồi, cần phải chú tâm hồi hướng phần phước đến hàng ngạ quỉ; 3) ngạ quỉ phải hoan hỉ thọ lãnh phần phước đó.
Vấn: Phải hồi hướng trong lúc nào? Đáp: Ngay trong khi dâng cúng vừa rồi, nếu hồi hướng trong thời khác, không được kết quả, vì trong lúc đó hàng ngạ quỉ sẵn chờ để thọ lãnh, ví như những người nghèo đói đến xin ăn mà chủ không cho, khi họ bỏ ra đi khỏi, dầu có cho cũng không có người lãnh.
Lại nữa, bố thí đến người phá giới, giới không trong sạch, hoặc không giữ giới, cũng không được thành tựu đến ngạ quỉ. Vả lại, đã dâng cúng đến bậc có phẩm hạnh, có ngạ quỉ đến chờ, mà thí chủ không hồi hướng, thì hàng ngạ quỉ cũng không có thể thọ được, như trong tích ngạ quỉ quyến thuộc của đức vua Bimbisāra (Tần-Bà-Sa), ngài đã dâng cúng đến chư tăng. Trong ngày đầu mà quên hồi hướng, quả phước cũng không thành tựu đến ngạ quỉ được. Qua ngày thứ nhì, được nghe Đức Phật giảng thuyết xong, bố thí thêm, rồi hồi hướng, các hàng ngạ quỉ mới hoan hỉ thọ lãnh được.
Trích dịch trên đây cho thiện tín suy xét để làm phước đến những quyến thuộc đã quá vãng, cho đúng theo lời Phật dạy, hầu được thành tựu đến hàng ngạ quỉ.
Sự bố thí có hai phép nữa là: cho bằng cách tế độ (saṅgahavasena), cho bằng cách cúng dường (pūjāvasena).
Cho bằng cách tế độ, là cho đến kẻ nghèo hèn, đói khát, không nơi nương tựa, hoặc người mang bịnh tật, hoặc loài cầm thú, do lòng thương xót, mong giúp người trong cơn tai nạn. Người cho đến cầm thú hằng được quả báo 100 kiếp nghĩa là: được sống lâu, có sắc đẹp, được sự yên vui, có sức mạnh, có trí tuệ. Năm quả báo đó hằng phát sanh đến thí chủ trong mỗi kiếp. Cho đến người phá giới, không có giới được quả báo đó trong 10.000 kiếp. Cho đến người có giới được quả báo 1.000.000 v.v…
Cho bằng cách cúng dường, nghĩa là cung cấp, phụng dưỡng mẹ cha, ông bà, ông thầy có thi ân đức đến mình, hoặc dâng cúng đến các bậc sa-môn, bà-la-môn tu hành chơn chánh, đến người trì giới trong sạch, đều gọi là cúng dường cả.
Vấn: Cho bằng cách cúng dường và tế độ cách nào phước nhiều hơn? Đáp: Cách cúng dường được phước nhiều hơn vô số kể.
Vấn: Cái chi là vật thí? Đáp: Của cải, nhứt là cơm, nước, y phục là vật thí, tác ý tính dứt của ra (cāga) là nhân, đem cho (dāna) là quả.
Vấn: Bố thí được quả báo thế nào? Đáp: Được hai quả báo, trong kiếp này và trong đời sau.
Phật có giải cho đức Đế Thích (Kosiya amarindrādhirāja) nghe rằng: Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti sabbarasaṃ dhammaraso jināti sabbaratiṃ dhammarati jināti taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti. Nghĩa: Pháp thí thắng tất cả sự thí, vị của pháp thắng tất cả vị, ưa thích pháp thắng tất cả sự ưa thích, dứt lòng tham muốn thắng tất cả thống khổ.
Lời chú giải: Nếu người dâng cúng y quí giá, đến Đức Phật Toàn giác, đức Độc giác Phật và chư A-la-hán, hội họp nhau đông đúc, ngồi kề nhau đầy đủ trong khắp cả thế giới, cho đến cõi trời Phạm thiên, quả báu của sự bố thí đó, cũng không sánh bằng pháp sư thuyết 4 câu kệ. Sự thí y đó không bằng một phần kệ ngôn mà người chia ra 16 phần, rồi lấy mỗi phần chia ra 16 phần nữa. Sự thuyết pháp hoặc dạy pháp hoặc nghe pháp là điều cao thượng như thế. Người nào làm đầu dắt dẫn trong sự nghe pháp, thì được quả báu rất nhiều, vô số kể, không sai. Pháp thí, dầu chỉ có tâm hoan hỉ theo 4 câu kệ cũng còn quí trọng hơn tài thí mà người đem thực phẩm quí giá để đầy trong bát dâng đến bậc A-la-hán, hơn thí thuốc (sữa, dầu…), hơn thí chỗ ngụ (nhà, tịnh thất, chùa…) như ông triệu phú gia Cấp Cô Độc, đã tạo Bố Kim tự dâng đến chư tăng có Đức Phật tọa chủ. Cớ sao? Vì người làm phước như thế, chỉ mong được nghe pháp, nếu không, cũng không làm. Lẽ thật là, nếu chúng sanh không được nghe pháp, dầu là một muỗng cháo, một giá cơm cũng không có thể thí được, cho nên gọi pháp thí là cao thượng hơn tất cả sự thí.
Lại nữa, trừ ra Đức Phật Toàn giác và Độc giác, tất cả chư tỳ khưu, nhứt là Đại đức XáLợi-Phất (Sārīputta) có nhiều trí tuệ, có thể đếm giọt mưa từ trên hư không rớt xuống trong một kiếp, mà cũng không chứng đạo quả được; nhờ nghe pháp của Đại đức Assaji rồi mới đắc Tu-đà-huờn quả, sau khi nghe thêm pháp của Đức Phật mới chứng đắc A-la-hán quả. Cớ ấy, Đức Thế Tôn giải rằng: Pháp thí thắng tất cả sự thí.
Lại nữa, dầu là những vị thực phẩm rất quí của Chư thiên, cũng đều là cái duyên dắt dẫn chúng sanh say đắm trong đường sanh tử, phải chịu nhiều điều khổ não thôi.
Về phần vị của pháp, như 37 pháp bồ đề (Bodhipakkhīyadharma) hoặc 9 pháp thánh đều là quí trọng hơn cả. Nhơn đó Đức Thế Tôn thuyết rằng: Vị của pháp thắng tất cả vị.
Sự ưa thích nhiều lẽ, như ưa thích vợ con, ưa thích gái đẹp, trai xinh, ưa thích đờn kèn, uyển sáo v.v… Các sự ưa thích đó đều là cái duyên níu kéo chúng sanh trong nẻo luân hồi, phải mang quả khổ vô cùng vô tận. Trái lại, sự ưa thích phát sanh trong tâm của pháp sư, hoặc trong người nghe pháp, làm cho thân tâm bay bổng, cả châu thân nhẹ nhàng, mát mẻ, cả mình mọc óc cũng có, sự ưa thích đó tức là điều phỉ lạc, có thể đem người ra khỏi vòng sanh tử được; ưa thích như thế gọi là quí trọng hơn tất cả sự ưa thích, cho nên Đức Phật giải rằng: Sự ưa thích trong pháp, thắng tất cả sự ưa thích.
Lại nữa, chư vị A-la-hán gọi là cao quí hơn cả, vì không còn phải chịu mang khổ luân hồi nữa, lẽ đó Đức Thế Tôn mới thuyết: Sự dứt bỏ lòng ham muốn, thắng tất cả khổ não. Thí pháp chia ra có hai phần nữa là:
1) Thí pháp ở trong đời (Lokiya dhammadāna), là thuyết pháp chỉ dạy con đường người và trời thì được phước ít, vì là pháp dắt dẫn chúng sanh xoay vần trong biển khổ. 2) Thí pháp ra khỏi đời (Lokuttaradhammadāna) là thuyết về ba cái tướng (Trayalakkhaṇa) cho chúng sanh thấy rõ đời là vô thường (aniccaṃ), khổ não (dukkhaṃ), vô ngã (anattā), nhứt là cái thân ngũ uẩn, sanh ra rồi phải già, bịnh, chết, chẳng có một ai tránh khỏi cái khổ ấy được, hoặc giảng về pháp Tứ diệu đế: khổ đế (có cái thân này là khổ), tập đế (tâm ham muốn là nguyên nhân sanh ra các sự khổ), diệt đế (dứt cái lòng ham muốn để đến Niết-bàn là nơi hết khổ), đạo đế (là con đường đi đến nơi hết khổ, tức là Bát chánh đạo). Thí pháp như thế, được vô lượng vô biên.
Giải rằng: Người nghe cần phải hết lòng thành kính mà nghe, nghe rồi phải tìm hiểu bằng trí tuệ chơn chánh để thật hành theo, như thế mới gọi là hữu ích.
Vấn: Cái chi gọi là pháp? Đáp: Trí tuệ chánh kiến gọi là pháp.
Vấn: Trí tuệ chánh kiến nói về cái chi? Đáp: Là trí tuệ hiểu biết đúng đắn, tin chắc rằng cái nghiệp lành hoặc dữ mà mình đã tạo, nó là của mình, mình phải chịu ảnh hưởng của các nghiệp đó. Nghĩa là: Nếu đã làm lành thì sẽ hưởng quả vui, làm dữ thì sẽ mang quả khổ, vui hoặc khổ cũng do nơi mình, chẳng có một ai xuống phước hay là cho tội được cả.
Lại nữa, thí chủ đừng vì lòng ham muốn mà cho, nghĩa là đừng mong sẽ được tái sanh làm người cao sang quyền thế hoặc được thọ sanh trong cõi trời, chỉ phải cầu nguyện ra khỏi vô minh, ái dục là điều ô nhiễm buộc trói chúng sanh dính mắc trong sông mê biển khổ, vô cùng vô tận. Cho nên trong khi bố thí, hãy nên chú tâm nguyện rằng: Idaṃ vata me dānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu anāgate.
Xin cho phước thí mà tôi đã trong sạch làm đây, hãy là món duyên lành, để dứt khỏi điều ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, trong ngày vị lai.
(Chư thiện tín nên suy xét theo chơn lý để tìm làm việc thí pháp cho thường và nhớ câu phát nguyện giải thoát trên đây, ngõ hầu mau được dứt khỏi các điều thống khổ).
Sambahulā kira samuddavānijā nāvāya samuddaṃ pakkhandiṃsu.
Được nghe rằng: Có đoàn người buôn biển đem nhau xuống thuyền đi ra biển, buồm gặp gió, ghe lướt tới, mau như tên bắn. Được 7 ngày bị trận bão ở giữa biển, gió to song lớn, thuyền hư, nước vào gần đầy. Khi chiếc thuyền gần chìm, phần đông người đều khấn vái Chư thiên, mong cầu cứu vớt, rồi chỉ la khóc mà chịu. Có một người suy nghĩ: Trong lúc kinh hãi này, ta có nơi nào nương tựa chăng? Liền nhớ đến trước khi ra đi, ta đã có thọ qui giới trong sạch, bèn ngồi bán già ở giữa đám đông người đó, ví như hành giả ngồi công phu thiền định, kẻ khác trông thấy tìm hỏi cái nhân không lo sợ đó. Người nọ đáp: Này các anh! Trong ngày xuống thuyền đi đây, tôi được dâng cúng đến chư tăng, đã có thọ giới hoàn toàn, nên tôi mới không lo sợ. Các người kia bèn hỏi: Thưa ông qui và giới đó dâng đến người khác được chăng? Đáp: Cũng đáng vậy.
‒ Vậy xin ông từ bi cho đến chúng tôi với.
Người đó bèn chia ra làm 7 đoàn, mỗi đoàn 100 người, rồi đọc qui giới cho tất cả người đó thọ trì. Đoàn thứ nhứt thọ trì qui giới trong khi nước ngập đến chưn; đoàn thứ nhì nước đến đầu gối; đoàn thứ ba nước đến háng; đoàn thứ tư nước đến rún; đoàn thứ năm nước đến ngực; đoàn thứ sáu nước đến vai; đoàn thứ bảy nước sắp vào miệng. Khi cho qui giới đều đủ rồi, người đó bố cáo lên rằng: Ngoài qui giới ra các anh chẳng có cái chi làm nơi nương dựa đâu, chỉ phải nên niệm tưởng đến qui giới đi. Cả thảy 700 người phải thác trong nơi giữa biển, đều được thọ sanh trong cõi trời Đạo Lợi, vì nhờ được thọ trì qui giới trong lúc sắp mạng chung, các cung điện liền phát sanh lên cho Chư thiên đó. Điện cao 100 do tuần cho vị trời Acarya ở chính giữa, các điện Chư thiên kia, thấp hơn hết bề cao 12 do tuần. Tất cả Chư thiên, đều nhớ tưởng tìm xét về nguyên nhân đi thọ sanh, liền hiểu rằng: Cái phước mà ta được đây, đều nhờ nơi ông thầy dắt dẫn, rồi đồng nhau xuống đảnh lễ Phật, để tỏ lời ngợi khen công đức của ông thầy, tích này có giải trong kinh Devāsaṃyutta.
Tiếp theo tích trên đây, trong quyển Pāli sabbhisūtra devatāsaṃyutta, rút trong kinh Saṃyuttaṇikāyā có giải rằng: Chư thiên đó có hào quang chói lòa, làm cho trọn cả Kỳ Viên sáng ngời, rực rỡ, trong giữa đêm vào đảnh lễ Phật, rồi đứng nơi phải lẽ. Vị trời thứ nhứt bạch với Đức Phật bằng kệ ngôn rằng: Sabbhireva samāsetha sabbhi kubbetha santhavaṃ sataṃ saddhammamaññāya seyyo hoti na pāpiyo ‒ Người nên ngồi chung với bực thiện trí thức, nên có sự ưa thích chung với các bậc thiện thí thức, sự tốt lành tiến hóa sẽ đến người đó, không có sự xấu xa xảy đến đâu, vì người đó được biết rõ các pháp, tức là ngũ giới của các bậc thiện trí thức.
Vị trời thứ nhì đọc tiếp bài kệ này trước Đức Phật: Sabbhireva samāsetha sabbhi kubbetha santhavaṃ sataṃ saddhammamaññāya paññaṃ labhati nāññato ‒ Người nên ngồi chung với bậc thiện trí thức, nên có sự ưa thích chung với bậc thiện trí thức, người đó hằng có trí tuệ, vì được rõ các pháp, tức là ngũ giới của các bậc thiện trí thức, chẳng phải được nơi người khác đâu.
Vì trời thứ ba đọc bài kệ này: Sabbhireva samāsetha sabbhi kubbetha santhavaṃ sataṃ saddhammamaññāya sokamajjhe na socati ‒ Người nên ngồi chung với các bậc thiện trí thức, nên có sự ưa thích chung với bậc thiện trí thức người đó hằng không buồn rầu, trong giữa hạng người có sự buồn rầu, vì được biết rõ các pháp, tức là ngũ giới của các bậc thiện trí thức.
Vị trời thứ tư có đọc bài kệ này: Sabbhireva samāsetha sabbhi kubbetha santhavaṃ sataṃ saddhammamaññāya ñātimajjhe virocati ‒ Người nên ngồi chung với bậc thiện trí thức, nên có sự ưa thích chung với bậc thiện trí thức, người đó hằng có sự phát đạt trong giữa hàng quyến thuộc vì được biết rõ các pháp, tức là ngũ giới của bậc thiện trí thức.
Vị trời thứ năm có đọc bài kệ này: Sabbhireva samāsetha sabbhi kubbetha santhavaṃ sataṃ saddhammamaññāya sattā gachanti sugatiṃ ‒ Người nên ngồi chung với bậc thiện trí thức, nên có sự ưa thích chung với bậc thiện trí thức, chúng sanh được biết rõ các pháp tức là ngũ giới của các bậc thiện trí thức, thì hằng đi đến nơi nhàn cảnh.
Vị trời thứ sáu có đọc bài kệ này: Sabbhireva samāsetha sabbhi kubbetha santhavaṃ sataṃ saddhammamaññāya sattā tiṭṭhanti sātataṃ ‒ Người nên ngồi chung với bậc thiện trí thức, nên có sự ưa thích chung với bậc thiện trí thức, chúng sanh được biết rõ các pháp, tức là ngũ giới của các bậc thiện trí thức, rồi hằng được yên vui lâu dài.
Kế tiếp có vị trời khác bạch hỏi Đức Thế Tôn, cầu Ngài từ bi giải rõ trong các lời chúng tôi đó, lời nào thanh nhã hơn.
Phật đáp: Tất cả lời của các ngươi đều là lời thanh nhã hết, tùy theo cách điệu, nhưng các ngươi chờ nghe, xem lời Như Lai một lần, rồi Ngài ngâm kệ rằng: Sabbhireva samāsetha sabbhi kubbetha santhavaṃ sataṃ saddhammamaññāya sabbadukkhā pamuñcati ‒ Người nên ngồi chung với bậc thiện trí thức, nên ưa thích chung với bậc thiện trí thức, người được biết rõ các pháp tức là ngũ giới của các bậc thiện trí thức rồi hằng được thoát khỏi tất cả thống khổ.
Lại, trong trung giác thời (majjhimabodhikāla), Đức Phật ngự tại quận Pātali, Ngài có giải về 5 quả báo của ngũ giới, ở giữa phần đông thiện tín trong quận Pātali đó (kinh Mahāparinibbānasūtra dīghanikāya mahāvagga) rằng: Pañcime gahapatayo ānisañsā sīlavato sīlasampadāya ‒ Này các ông trưởng giả! Quả báo của người trì giới, có giới đều đủ có 5 là: 1) hằng được nhiều của cải, vì nguyên nhân không dể duôi; 2) hằng có danh thơm tiếng tốt đồn đến khắp nơi; 3) dầu là đến nơi hội hợp, có vua hoặc bà-la-môn, hoặc phú trưởng giả, hoặc sa-môn, cũng hằng được dạn dĩ, tươi tỉnh, không e sợ chút nào; 4) không lầm lạc, mê loạn trong giờ mạng chung; 5) khi tan rã ngũ uẩn, hằng đi thọ sanh trong cõi vui.
(Chư thiện tín nên suy xét về quả phước của sự trì giới trên đây, hầu thành tâm hoan hỉ trong phép thọ trì giới cho trong sạch để hưởng quả vui trong kiếp này và trong đời vị lai).
Niệm Phật là để lòng ghi nhớ danh hiệu Phật[42], không tưởng nghĩ đến sự chi khác, chỉ thâu nhiếp cái vọng tâm đừng cho năm phép cái[43] ám muội, mà đèn tâm phải lu mờ, không nảy sanh cái thắng lực của chánh định được.
Bởi chưng cái tâm hằng bị năm phép cái làm cho nó phải lay động, khó nổi an trú trong cảnh giới thiền định, nên không nhớ việc nào được đúng đắn, không thấu việc chi được rõ rệt, ví như nước hằng xao động vì gió, nên xem chẳng bao giờ thấy được tỏ rõ.
Phép niệm Phật là phép thâu tâm, gom ý cho yên lặng, vững vàng không cho duyên theo ngũ trần, lục dục, để lần lần bước vào con đường chánh định, là đường sẽ dắt dẫn ta ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Niệm Phật giờ khắc nào cũng được, song ở chốn đô hội, ban ngày không yên tịnh, khó cho tâm an trú, chỉ có ban đêm thanh vắng mới tiện bề cho hành giả công phu. Ban đêm lúc nào niệm Phật cũng được, nhứt là mấy giờ sau đây: đầu hôm, sau thời tụng kinh tối. như trong mình mệt mỏi thì ngồi niệm 5, 10 phút đồng hồ, rồi nằm niệm cho đến khi ngủ quên; lúc canh tư, canh năm, khoảng 3, 4, 5 giờ sáng (sau khi nghỉ một giấc đã khỏe).
Khi ngồi niệm Phật, trước hết:
1) Phải suy xét 10 tội ngũ trần như lời Phật giải sau đây:
- Ngũ trần ví như khúc xương bỏ rơi trên đất. Người sa mê ngũ trần cũng như con chó gặm khúc xương ấy, nó chỉ liếm lấy nước miếng nó, đã chẳng được sự lợi ích mà còn thêm mệt sức.
- Ngũ trần ví như miếng thịt thúi, người sa mê ngũ trần cũng như bầy quạ đậu trên thây ma trôi từ trong sông ra biển khơi. Bầy quạ đậu trên thây ma, có thịt ăn, nước uống; mải mê theo sự ăn uống không quan tâm sự hại sẽ tới, khi cái thây ma bên dưới bị nước biển đánh rã, trên thì quạ ăn hết thịt chỉ còn lại bộ xương. Bộ xương nặng chìm xuống đáy biển, bầy quạ bây giờ giựt mình dòm lại thì ô hô! Nào thấy bờ bực là đâu, chỉ bay chơi vơi chốc lát, rồi cũng phải theo số phận bộ xương mà sa xuống biển làm mồi cho con cá.
- Ngũ trần ví như cây đuốc rơm, người sa mê ngũ trần cũng như kẻ cầm cây đuốc rơm đang cháy mà đi ngược gió, bị lửa táp cháy tay mà không chịu rời cây đuốc ra, thật rất khổ sở.
- Ngũ trần ví như lò lửa đang cháy, người sa mê ngũ trần cũng như kẻ bị té vào lò lửa, phải bị phỏng mình, cháy da đau đơn vô cùng.
- Ngũ trần ví như giấc mộng bởi nó hằng biến đổi vô thường.
- Ngũ trần ví như vật mượn của người, bởi vật mượn của người nên không dùng được lâu dài.
- Ngũ trần ví như trái cây có chất độc, người sa mê ngũ trần cũng như kẻ ăn lầm trái độc phải bị chất độc hành đau đớn vô cùng.
- Ngũ trần ví như dao với thớt, bởi dao bằm xuống thớt lâu ngày, cả dao và thớt đều bị mòn và sứt mẻ. Người sa mê ngũ trần cũng như kẻ bị phạm khí giới, mỗi ngày đau đớn không xiết kể.
- Ngũ trần ví như kim và lao, bởi dùng nó có ngày phải lụy vì nó. Người sa mê ngũ trần như kẻ bị thương tích nặng, nếu không đến nỗi thác thì cũng đau khổ, rên xiết như trong cơn hấp hối.
- Ngũ trần ví như đầu con rắn độc, người sa mê ngũ trần cũng như kẻ bị rắn cắn, nếu không thiệt mạng thì cũng bị nọc hành nhức nhối không xiết kể.
Người sa mê ngũ trần hằng chịu tiếng xấu xa là kẻ thấp hèn. Ngũ trần là phép để cho kẻ thấp hèn lợi dụng. Ngũ trần ví như phẩn để cho dòi đục, như nước thúi để cho heo tẩm. Suy xét như vậy thì thấy rõ ngũ uẩn chỉ có lợi rất ít, mà điều khổ lại nhiều. Chẳng nên quyến luyến và phải đem cả tinh thần nghị lực để đạt đến bực nhập định.
2) Phải tham cứu ba đề mục thiền định là:
- Niệm tâm đại từ: nguyện cho Chư thiên, các gia quyến và tất cả chúng sanh ở chung quanh ta đều được an vui, chẳng có sự chi khổ não cả.
- Niệm sự tử: “ta sẽ chết, chắc như vậy, hoặc là sự chết sẽ đến cho ta chẳng sai”. - Niệm sự dơ nhớp: tử thi (xác chết).
Niệm tâm đại từ để trừ lòng sân hận, niệm sự tử để tránh khỏi tà mạng và tu hành được tinh tấn, niệm sự dơ nhớp để trừ xan tham.
Trong ba đề mục trên đây, ta nên lựa một đề mục nào tùy sở thích đặng niệm mỗi ngày (độ 10 phút đồng hồ) trước khi niệm Phật, hầu cho nó thâm nhập vô tâm, cho ta lần lần có đức từ bi, cùng cho ta thấy rõ lý vô thường và lần lần hết ưa mến và tưng trọng cái thân tứ đại giả hiệp mà phải bị ngũ trần lôi cuốn.
· Cách niệm phật
Niệm Phật phải lựa 1 trong 10 hiệu Phật (coi nơi chỗ kinh tụng) mà niệm trong tâm, niệm hiệu nào phải hiểu nghĩa nấy cho rõ rệt. Muốn niệm cả 10 hiệu Phật liên tiếp nhau cũng tốt vậy. Thí dụ: “Á-rá-hăn”… Tâm niệm, trí phải nhớ nghĩa hiệu ấy như vầy: “Đức Thế Tôn hiệu Á-rá-hăn vì Ngài đã xa lìa các tội lỗi, và tiền khiên tật rồi nên thân và khẩu của Ngài đều được trọn lành. Ngài đáng cho chúng sanh lễ bái cúng dường và Ngài không khuất lấp làm việc tội lỗi”. Hành giả nhớ niệm đức của Phật, tâm sẽ dần dần xa lìa phiền não, an trú theo đức của Phật và luôn cả năm phép cái là: tham sắc, oán giận, hôn trầm, phóng tâm, hoài nghi, cũng do đó mà êm lặng. Trước hết tập niệm độ nửa giờ rồi lần lần tăng lên một, hai giờ (lâu chừng nào càng tốt).
Hành giả chánh niệm[44] được tinh tấn thì triệu chứng ‘tầm, sát, hỉ’ sẽ lần lần phát sanh, làm cho thân tâm không còn quyến luyến theo thế sự, tâm của hành giả sẽ khắng khít theo hiệu Phật mà vào bậc ‘gần nhập định’.
Triệu chứng tức là năm cách vui vẻ phát sanh ra trong mình sau này: cách no vui: da thịt đều nổi óc, như thấy trời chớp hoặc ánh sáng, như sóng tát vào mình, rất khoái lạc trong tâm thân có thể bay bổng trên hư không, Mát lạnh và nhẹ nhàng cả thân tâm. Nếu có năm cách no vui nói trên đây, thì hành giả được gần vào bậc sơ định.
· Chỗ ngồi niệm Phật
Hoặc trước bàn Phật, hoặc dưới cội cây, hoặc trong một căn phòng vắng vẻ và có thanh khí, hoặc tại nơi chỗ nghỉ riêng của hành giả.
· Cách ngồi niệm Phật
Cách nào cũng được, cốt yếu là ngồi sao cho thong thả thân mình và tay chơn. Trong các cách ngồi, chỉ có ngồi bán già và kiết già là được bền lâu hơn hết.
Ngồi bán già thì chơn mặt để trên chơn trái, bàn tay mặt lật ngửa để trên bàn tay trái. Thân mình cho ngay thẳng tự nhiên, đừng cho sụm xuống, để cho hơi thở điều hòa. Đầu đừng ngước lên cùng dòm xuống quá, thì khỏi mỏi cổ. Ngồi niệm Phật phải nhắm mắt cho khỏi hao thần và phải tắt đèn. Như không ngồi trước bàn Phật thì nên day mặt về hướng đông là hướng có sanh khí.
Khi mỏi, có thể nằm mà niệm Phật, nằm nghiêng phía tay mặt thì tốt. Đầu gác trên tay mặt cho lỗ tai khỏi bị gối bít thì không mê. Mình cho ngay thẳng, tay trái để xuôi theo hông, hai chơn cũng phải cho ngay thẳng, chơn trái trên chơn mặt.
Ngồi kiết già thì chơn mặt gác trên chơn trái, rồi kéo chơn trái để tréo trên chơn mặt cho hai bàn chơn lật ngửa lên. Tay và thân mình giữ y như cách ngồi bán già.
· Tóm tắt về cách niệm Phật
Sau khi tụng kinh buổi tối rồi, hoặc khi thức giấc đặng niệm Phật tham thiền, phải chõi hỏi, súc miệng rửa mặt rồi đi ngay lại chỗ mình định trước đặng ngồi niệm Phật. (Trước khi niệm Phật nên đốt ba cây hương, lạy Phật ba lạy càng tốt).
1) Ngồi bán già hay kiết già cho ngay thẳng tự nhiên chắp tay lạy xá một xá, niệm “nam mô Phật”; một xá thứ hai niệm “nam mô Pháp”; một xá thứ ba niệm “nam mô Tăng”.
2) Xong rồi sửa mình và tay lại cho thong thả, rồi suy xét về 10 tội ngũ trần.
3) Kế đó lựa một trong ba đề mục thiền định mà niệm. Thí dụ: Tôi cầu cho Chư thiên cùng gia quyến và tất cả chúng sanh ở chung quanh tôi đều được sự an vui, chẳng có sự khổ não chi cả.
Đồng thời lấy ý tưởng rải đều đủ 10 hướng theo kinh từ bi cho đến khi thấy tất cả chúng sanh đều được yên vui, không có khổ rồi sẽ niệm Phật.
Trong khi niệm, như có thấy triệu chứng phát hiện thì hành giả chớ nên sợ hoặc vui mừng cùng để ý xem triệu chứng ấy, chỉ phải chủ tâm niệm hiệu Phật cho khắng khít đừng cho gián đoạn. Hành giả cũng chẳng nên để ý trông cho triệu chứng phát sanh. Nếu để ý trông thì làm cho triệu chứng tiêu tan hoặc trở thành tà niệm.
Nếu có cảnh nào phát sanh ra khác hẳn với năm cách no vui đã giải nơi trương trước thì phải biết ấy là Ma vương. Như ai lâm vào cảnh ấy thì cũng chẳng nên sợ sệt, phải lấy ý tưởng quyết định cho cảnh ấy là giả, là tà, thì tự nhiên cảnh ấy biến mất.
Nếu ai chánh niệm được tinh tấn thì triệu chứng mau phát sanh, và khi có triệu chứng phát sanh, hành giả ngồi bao lâu cũng không mỏi mệt; trái lại cả tinh thần và thân thể đều được thơ thới, khỏe khoắn tươi tỉnh khác thường, trí tuệ sẽ do đó mà phát sanh.
Chánh định là phương pháp tối cao để thâu nhiếp cái vọng tâm an trú vào một cảnh giới lành, dẹp vọng tưởng, gom cả lục căn cho yên lặng, ấy là nguyên nhân phát sanh trí tuệ. Sự thâu nhiếp cái tâm buộc vào một chỗ, cần phải nương theo phép chỉ quán[45] và phép minh sát[46]. Nhưng buộc vào hai phép ấy thì cái tâm thường hay loạn động, vọng chuyền. Tuy nhiên, hành giả chẳng nên vì đó mà thối chí, ngã lòng; chỉ phải nhứt tâm tinh tấn, buộc chặt nó vào đề mục chánh định cho đến khi nó an trú, thì sự giải thoát ở ngay trước mắt. Chỉ vì năm pháp cái ngăn trở một cách mãnh liệt, nên cái thắng lực của thiền định không phát triển ra được, nếu hành giả không trì chí thì công phu phải dở dang, đạo tâm phải thối chuyển đến đổi bán đồ nhi phế và xu hướng theo thiên ma ngoại đạo mà tự mình không ngờ. Năm pháp cái ấy là một sự trở ngại rất lớn lao cho bước đường xu hướng bồ đề. Năm pháp cái là: 1) tham muốn (kāmācchanda) là lòng ưa thích, quyến luyến, ngũ dục (sắc, thinh, hương, vị, xúc); 2) oán giận (byāpāda) là lòng hờn giận muốn làm hại người; 3) hôn trầm (thīnamiddha) làm sự tối tăm trầm trệ, biếng nhác, buồn ngủ; 4) phóng tâm (uddhaca kukkucca) là cái tâm hay vọng tưởng, không yên tịnh; 5) hoài nghi (vicikicchā) lòng không tin chắc, dụ dự không quyết định.
Nếu biết năm pháp cái ấy mà không rõ nguyên nhân của nó cũng khó diệt trừ được, không khác nào muốn phá giặc mà chẳng biết chỗ đồn binh của giặc, thì chẳng bao giờ đánh tan quân nghịch đặng.
Nguyên nhân năm pháp cái là: 1) sự thấy sắc mà cho là xinh đẹp, là nhân sanh tham dục; 2) sự thấy cảnh nghịch mà cố giận, là nhân sanh oán hận; 3) sự không vui, lười biếng, không thay đổi oai nghi, ham ăn và giải đãi là nhân sanh hôn trầm; 4) lòng không an tịnh, là nhân sanh phóng tâm; 5) sự không xem xét và ghi nhớ, là nhân sanh hoài nghi.
· Đối trị
- Trừ tham dục có sáu phép: 1) phải học phép thiền định về vật bất tịnh[47]; 2) phải chăm chỉ tưởng nhớ vật bất tịnh; 3) phải thu thúc lục căn; 4) phải tiết chế sự ăn uống; 5) phải năng thân cận cùng bậc thiện trí thức; 6) phải hằng nói lời dịu ngọt.
- Trừ oán hận có sáu phép: 1) phải học đề mục thiền định về lòng bác ái[48]; 2) phải cố gắng niệm đề mục thiền định bác ái; 3) phải xem cho thấy rõ tất cả chúng sanh đều có nghiệp báo riêng[49]; 4) phải tinh tấn xem xét cho thường mấy điều kể trên; 5) phải năng thân cận cùng bậc thiện trí thức; 6) phải hằng nói lời dịu ngọt.
- Trừ hôn trầm có sáu phép: 1) phải ghi nhớ và xem xét sự ăn uống không cho quá độ; 2) phải thay đổi oai nghi cho vừa được an vui; 3) phải ghi nhớ tìm xem ánh sáng; 4) phải ở nơi khoảng khoát; 5) phải năng thân cận cùng bậc thiện trí thức; 6) phải hằng nói lời dịu ngọt.
- Trừ phóng tâm có sáu phép: 1) phải thông hiểu kinh luật cho nhiều; 2) phải siêng năng học hỏi điều phải, lẽ quấy; 3) phải thuộc nằm lòng giới luật; 4) phải xu hướng theo bực lão thành, nhứt là đại đức tỳ khưu; 5) phải năng thân cận cùng bậc thiện trí thức; 6) phải hằng nói lời dịu ngọt.
- Trừ hoài nghi có sáu phép: 1) Phải thông hiểu kinh luật cho nhiều; 2) Phải siêng năng học hỏi điều phải, lẽ quấy; 3) Phải học thuộc nằm lòng giới luật; 4) Phải có đức tin cho nhiều; 5) Phải năng thân cận cùng bậc thiện trí thức; 6) Phải hằng nói lời dịu ngọt. Thiền định là cái thể trạng của tâm lành an trú trong một cảnh giới, nếu cảnh giới tham luyến trong ba cõi (cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc) thì gọi là phàm định. Nếu cảnh giới ấy nương theo thánh đạo thì gọi là thánh định.
Còn nhiều thứ thiền định, nhưng đây không thể giải ra cho hết vì phạm vi sách này eo hẹp, xin xem Pháp chánh định.
Những hành giả muốn học phép thiền định trước hết phải nghiêm trì giới luật, bởi ‘giới năng sanh định, định năng phát tuệ’. Phải tìm một vị thiền sư là một bậc thiện trí thức để học hỏi cho thông thuộc 40 đề mục thiền định, rồi lựa lấy một đề mục cho hạp theo tính nết mình mà hành. Phải lánh xa chỗ nghịch, tìm ở cảnh thuận, xong rồi chủ tâm niệm tưởng đề mục thiền định, y theo chánh pháp[50].
· Giải về tích niệm Phật, tham thiền (Parinibbute Bhagavati)
Giải rằng: Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn (Parinibbute Bhagavati) đức hoàng đế Ajātasastrū (A-Xà-Thế vương) thỉnh xá lỵ được rồi, tạo thánh tháp, hành đại lễ mai táng, để sùng bái cúng dường.
“Ekā upasikā”. Thuở ấy, có cô tín nữ ở trong kinh đô Rajariha (Vương Xá thành) tính đến lễ bái xá lỵ; sáng sớm tắm rửa sạch sẽ, cầm 4 cành hoa mướp đi cúng thánh tháp thành tâm tưởng Phật, không để ý xem chừng điều rủi ro theo đường đi. Lúc đó có bò cái dắt con kiếm ăn bên đường, vụt chạy báng nhằm cô tín nữ cách mau lẹ, cô bất ngờ nên phải bị hại. Nhờ cô không xao lãng, nhứt tâm niệm tưởng đến Đức Phật, nên mới được sanh trong cõi trời Đạo Lợi.
Trong khi đó, Đức Đế Thích ngự đi giải muộn đến vườn hoa, có các ngọc nữ tùy tùng, Ngài bèn phán hỏi: Này nàng thiên nữ có sắc đẹp và y phục sáng rỡ như vàng ròng, nét mặt tròn, tươi ánh như trăng rằm, có đủ sự trang sức chói lọi, khắp cả châu thân, cho đến cung điện, chỗ nằm, nơi ngồi cũng đều có sắc vàng rực rỡ. Này cô thiên nữ, sắc mặt nghiêm trang trong sạch, trong kiếp nàng ở cõi người, nàng đã tạo nghiệp lành chi, mà nay được lên cõi này hưởng đều đủ sự cao sang như vậy? Cái quả lành đó do đâu mà có? Trẫm mong mỏi được biết phần phước của nàng, vậy nàng hãy tỏ cho trẫm nghe? Vị thiên nữ đó, bèn tâu bày tất cả nghiệp lành mà mình đã tạo trong cõi người cho Đức Đế Thích nghe rằng: Tâu hoàng thượng, tôi chỉ có đem 4 cành hoa mướp đi cúng dường thánh tháp có táng xá lỵ Đức Thế Tôn, tâm tôi trong sạch, thành kính niệm tưởng Đức Phật, không dè bị bò cái báng nhầm, phải thác nơi giữa đường, nên mới được sanh trong đền của Bệ hạ, nhờ tôi chú tâm niệm Phật, song cũng chưa đi đến tận nơi, mà cũng được quả báo như vầy; nếu tôi đi đến tận nơi cúng dường thánh tháp, ắt sẽ được hạnh phúc quí trọng hơn đầy đủ hơn. Tâu Hoàng thượng, tôi được làm bạn với các thiên nữ, trong đền của Hoàng thượng đây là do cái nghiệp lành đem hoa mướp cúng thánh tháp, chiêm ngưỡng Đức Phật mà chưa đi đến nơi, chỉ có thành tâm niệm Phật mà được phước báu như vậy, nếu được đến tận nơi cúng dường rồi, thì sẽ được quả báo cao thượng hơn nữa không sai.
Đức Đế Thích nghe vị thiên nữ bày tỏ đều đủ cái nghiệp lành của nàng đã tạo, bèn phán rằng: Passa mātali accheraṃ cittaṃ kammaphalaṃ idaṃ. Nghĩa là: Này Mātāli! Người nên tin cái quả phước cao thượng của sự bố thí, trì giới, tham thiền mà người có tâm trong sạch đã làm. Vật thí đem cho, chẳng lựa là nhiều hay ít (puññaṃ mahapphalaṃ hoti) hằng được quả nhiều, (citte pasannamhi) khi có đức tin trong sạch, sự bố thí đó chẳng ít phước đâu, (Sambuddhe ca satthā gati). Lại nữa, người có tâm trong sạch, cúng dường đến các bậc giáo chủ hoặc các vị thinh văn thì được phước báu vô lượng, dầu là khi Đức Phật còn tại thế hoặc Ngài đã nhập Niết-bàn rồi cũng vậy, hễ người có tâm bình đẳng trong sạch đồng nhau, thì phước báu cũng đồng nhau, không ít cũng không giảm hơn đâu. Thật vậy, người được thọ sanh trong nhàn cảnh, cũng do sự chủ tâm trong sạch trong điều phước thì được hạnh phúc vô lượng vô biên.
Uppajjanti tatthā gate: Chư Phật ra đời, ban điều lợi ích an vui, cho sự thạnh lợi rất nhiều, đều đủ đến tất cả chúng sanh. Saggam gacchanti dāyakā: Chúng sanh đi thọ sanh trong cõi trời, được khỏi khổ cũng do cái tâm trong sạch. Đức Thế Tôn giải xong bèn lui ra khỏi nơi đó, ngự đến tháp Cūlāmanī[51] để làm lễ cúng dường trọn 7 ngày. Khi đã làm đại lễ xong, có Đại đức Nāradamahathera nhập thiền bay đến lễ bái tháp Cūlāmanī, Đức Đế Thích bèn bạch cho ngài rõ cuộc đại lễ từ đầu đến cuối, rồi Đại đức Nārada từ giã về cõi người.
Đến khi chư đại A-la-hán kết tập Tam tạng kỳ nhứt mới đem tích này ghi vào Tạng Kinh.
Các bậc trí tuệ nên ghi nhớ cho thấy rõ rằng, người có tâm chăm chỉ, vững chắc trong điều phước (bố thí, trì giới, tham thiền) thì hằng được thọ sanh trong cõi trời, như vị thiên nữ Kosātakī đó, đến khi có thiện duyên đầy đủ, sẽ chứng đạo quả Niết-bàn. Cho nên Đức Giáo chủ mới giảng giải về phép thiền định, là cái pháp thanh cao, quí trọng hơn hết. Ngài khép vào phần pháp bồ đề (Bodhi pakkhiyadharma) là cái pháp làm cho giác ngộ Niết-bàn, dập tắt cả điều thống khổ.
· Pháp của đức Đế Thích giải cho Chư thiên nghe
Đã có nghe như vầy: Một thuở nọ có đức Đế Thích[52] ngự ra khỏi thiên cung, đưa tay lên bái đủ 10 hướng. Vị trời hộ giá tên Mātalīdevaputta thấy, bèn quì tâu rằng: Lịnh Hoàng thượng lễ bái 10 hướng là cớ sao?
Sakko devarājā: Đức Đế Thích phán rằng: Này Mātalī, đó là ta lễ bái 10 hạng người: 1) hạng người có đức tin làm phước bố thí, để bát và dâng 4 vật dụng đến bậc có giới trong sạch; 2) hạng người tu thập thiện (thân, khẩu, ý lành); 3) hạng người kính trọng cha; 4) hạng người kính trọng mẹ; 5) hạng người có qui y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) là nơi đáng cúng dường; 6) hạng người thọ trì 5 giới, 8 giới hoặc 10 giới; 7) hạng người đã làm việc lành, rồi hồi hướng đến chư thiên và những quyến thuộc đã quá vãng; 8) hạng người tôn kính ông thầy, bậc trưởng thượng và các vị có giới hạnh trang nghiêm; 9) hạng người biết tế độ vợ con bằng tâm thương xót; 10) hạng phụ nữ không dể duôi, ngày đêm hằng kính trọng chồng. Mười hạng người đó có nhiều ân đức, thường đem điều yên vui và sự tiến hóa đến mình cùng đến kẻ khác, cho nên ta mới lễ bái.
Khi được nghe đức Đế Thích giảng thuyết, như thể “Taṃ sutvā mātalī”. Vị trời Mātalī bèn phát tâm ưa thích, tâu rằng: Ngài là chúa tất cả Chư thiên, Ngài tôn kính hạng người nào, tôi cũng tôn kính hạng người đó. “Tato patthāya”, từ đây tất cả Chư thiên, đồng nhau hằng bảo hộ, che chở và đem điều yên vui, đến 10 hạng người đó, cho đến ngày nay.
Những người mong lánh khổ tìm vui, cần phải phát tâm hoan hỉ thật hành theo lời giảng giải của Đức Đế Thích trên đây, cho Chư thiên ủng hộ, mới chắc được hưởng điều hạnh phúc thanh cao, y như ý nguyện.
Toát yếu
Chư thiện tín đã làm phước để trong tâm, khi được nghĩ xét đến sự hành vi lành thân, khẩu, ý rồi thấy toàn là điều lành thì sẽ phát tâm vui thích rằng: “Ta đã có làm việc chơn chánh rồi”, lúc nào nhờ đến thì có lòng hoan hỉ. Trong giờ hấp hối mà nhớ thấy như vậy, thỏa thích vừa lòng, dạn dĩ, không kinh sợ đối với cái chết đến rõ rệt trước mắt, vì tin chắc rằng: nhờ ảnh hưởng của cái phước mà ta đã tạo để dành ấy, dầu có chết ta cũng được thọ sanh trong cõi vui chẳng sai. Nếu có đức tin chắc như thế, thì có trí nhớ không mê loạn quên mình, đến giờ lâm chung, có tâm yên lặng, thì sẽ hưởng quả vui chẳng sai.
Cái phước là món phù phép hay đặc biệt
Bậc thiện trí thức đã tu tập việc phước trong tâm, được gọi là người biết phù phép giỏi nhứt. Vì những người vừa lòng trong sự tu tập điều lành hằng là nơi thương yêu của Chư thiên và nhơn loại.
Thật vậy, kẻ nào mong được phần đông công chúng hoan nghinh, ở bên cạnh mà làm việc sai lầm, không tạo nghiệp lành, chỉ gây việc dữ, trái với chơn lý, thì không đáng cho kẻ khác yêu vì, dầu là có học phù phép, hoặc đi cầu thầy biết bùa chú giỏi đến yếm đổi, cũng chẳng có ảnh hưởng chi.
Những bậc thiện trí thức không cần học phù phép chi, hoặc nương dựa nơi ông thầy cao đệ, các ngài chỉ tinh tấn làm các phước đức, là bố thí, trì giới, niệm Phật, hối nhiên được quần chúng tùy tùng giao thiệp, mong được biết, được thấy mặt. Cho nên gọi phước là món phù phép hay đặc biệt.
Những lẽ đã giải trên, vạch cho thấy rằng: Các phước mà người đã làm rồi gọi là cái đức, nó hằng đem sự vui đến cho, từ kiếp này tới các đời sau, nó đưa điều hạnh phúc đến trong giờ hấp hối, đem chúng sanh thọ sanh trong nhàn cảnh.
Trong nơi cuối cùng, xin hồi hướng quả phước phát sanh do sự soạn dịch quyển kinh này, đến tất cả Chư thiên và nhơn loại, đồng hoan hỉ thọ lãnh, cho được sự tấn hóa sự lợi ích và sự yên vui lâu dài, đến Niết-bàn thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi. Mong thay!
Tỳ khưu Hộ Tông ‒ Bhikkhu Vaṅsarakkhita
---
(Phiên dịch và trích các kinh Pāli)
1) Tất cả chúng sanh, chẳng có một ai là tay đối thủ của Ma vương (tử thần). Mặc dầu mãnh lực của các con voi, mãnh lực của các thứ xe, mãnh lực của quân binh, hoặc các phép thần thông cùng của cải, cũng không chiến thắng nổi Ma vương.
Nên chi các bậc trí tuệ, khi đã xét thấy rõ rệt như thế, cần phải gieo sâu đức tin trong Đức Phật, Đức Pháp, và Đức Tăng, nguyện không thối chuyển. Cho nên hành giả khi đã trau dồi thân, khẩu, ý, ở theo thập thiện thì được các bậc hiền triết ngợi khen, và đến ngày mạng chung chắc sẽ phi thăng nhàn cảnh.
2) Tất cả chúng sanh, chẳng sót một ai, đều ở trong tay của vị tử thần, vì sang mạng của loài hữu hình đều có sự chết là nơi cuối cùng.
Chúng sanh phải thọ quả phước hoặc quả tội theo cái nghiệp mà tự mình đã gây ra. Sau khi chết, tùy nghiệp lực mà phải luân hồi; chúng sanh nào đã tạo nhân dữ, thì phải mang quả khổ ở địa ngục; chúng sanh nào đã tạo nhân lành thì được hưởng quả vui ở thiên đàng. Chúng sanh nên sớm mau hồi đầu hướng thiện làm những việc lành mà các bậc tiên hiền hằng hoan hỉ, vì sau khi chết chỉ có cái quả phước nó tiếp dẫn chúng sanh đến cảnh vui, trong kiếp vị lai.
3) Tuổi thọ của chúng sanh rất ngắn ngủi, sự già hằng dắt dẫn tìm đến sự chết. Chúng sanh mà bị sự già dắt dẫn tìm sự chết rồi, thì nào có chi làm chỗ nương nhờ được. Cho nên chúng sanh khi đã xem thấy điều lo sợ trong sự chết như thế, phải cần tìm tu tập các việc lành, nó sẽ đem đến sự yên vui.
4) Ngày giờ qua mau thấm thoát, mặt nhựt mọc hướng đông, chỉ lặn về hướng tây. Tuổi thọ chúng sanh ngày càng hao mòn. Nếu chúng sanh xem thấy có điều lo sợ trong sự chết như thế rồi, phải nên tinh tấn làm những việc lành, nó sẽ tiếp độ đến nơi nhàn cảnh.
5) Tuổi thọ, hơi nóng (chất lửa) và thần thức khi đã lìa bỏ xác thân giờ nào, thì người đem dập dưới đất giờ nấy, cũng như đóng tro tàn chẳng có sự lợi ích chi cả.
6) Chúng sanh trong tam giới không thường trú lâu dài. Sự già hằng dắt dẫn tìm sự bịnh, sự bịnh hằng dắt dẫn tìm sự chết, mà trong thế gian chẳng một ai tự ngăn ngừa được, chẳng một ai trốn lánh được. Chúng sanh chẳng có vật chi gọi là của mình được, đều phải dứt bỏ của cải, chia lìa thân quyến, trong khi chết.
7) Chúng sanh thọ mạng trong thế gian này, dầu cố gắng tìm phương pháp để ngăn ngừa sự chết, cố gắng tìm đến đâu cũng luống công. Dầu có van vái cho khỏi chết, hoặc cho chết già, cầu khẩn như thế nào có được.
Bởi chúng sanh phải chịu sự già, sự bịnh và sự chết theo luật thiên nhiên. Tất cả chúng sanh, hoặc trẻ hoặc già, hoặc ngu hoặc trí, đều phải chịu dưới quyền của sự chết, hằng bị sự chết đón ngăn phía trước.
8) Sự khổ chẳng phải phát sanh ngoài lòng ái dục. Sự khổ chỉ phát sanh nơi lòng ái dục. Lòng ái dục là nhân sanh khổ vậy.
9) Nếu chúng sanh dùng trí tuệ suy xét thấy rõ vạn vật là vô thường trong giờ nào, thì ắt chán nản sự khổ trong giờ ấy. Đó là con đường thanh bạch cao thượng.
10) Nếu chúng sanh dùng trí tuệ suy xét thấy rõ vạn vật là khổ não trong giờ nào, thì ắt chán nản sự khổ trong giờ ấy. Đó là con đường thanh bạch cao thượng vậy.
11) Nếu chúng sanh dùng trí tuệ suy xét thấy rõ vạn vật là vô ngã trong giờ nào, thì ắt chán nản sự khổ trong giờ ấy. Đó là con đường thanh bạch cao thượng vậy.
12) Tất cả vạn vật là vô thường biến đổi, có tánh cách sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, vì cái nhân sanh diệt, diệt sanh ấy, mới có khổ não hằng ngày. Chỉ có Niết-bàn là nơi tịch tịnh, thoát ly cái nhân sanh diệt, ấy mới có sự yên vui tuyệt đối.
Con người thường bị lòng tham nó dục, nên chạy chỗ này, chỗ kia, như con dê, bị chúng rượt. Một phen đã bị cái tham nó buộc rồi, thì nạn khổ nó dồn dập trên mình mãi lâu. Nhà học đạo, muốn giữ mình trong sạch, phải đuổi xa sự tham.
Ở đâu có ngay thật là có đạo đức, ở đâu có đạo đức là có ngay thật, và đạo đức của người ngay thật với sự ngay thật của người đạo đức đều là sự ngay thật và đạo đức quí báu hơn hết ở đời này.
Không nên dòm lỗi người, không nên xem họ làm cái chi hay họ quên cái chi, mình hãy lấy mắt dòm lại lỗi mình, dòm coi mình làm những việc gì và quên những điều gì. Phật dạy: Này các tỳ khưu! Dầu các trò vì lẽ gì mà khổ, các trò cũng chẳng nên làm khổ kẻ khác.
Bước từng bước, làm từng việc, giữ từng giờ, đấng hiền nhân hằng dọn mình cho thật trong sạch, dứt bỏ sự dơ bẩn (tội lỗi) cũng như người thợ bạc thếp vàng vậy.
Nhà học đạo, giờ khắc nào cũng phải dè dặt, cẩn thận và để ý coi chừng lời nói, việc làm và tư tưởng mình luôn. Dầu cho là ngày chót của kiếp mình, mình cũng giữ làm tròn phận sự.
Lời nói ngay thật là điều cần yếu thứ nhứt, lời nói hòa nhã là điều cần yếu thứ nhì, lời nói hiền lành là điều cần yếu thứ ba, lời nói hữu ích là điều cần yếu thứ tư.
Sự ham muốn và lòng luyến ái nó nảy sanh ra nơi mình và toan lấn lướt mình, mình phải đánh ngã nó ngay, lúc nó mới phát sanh lên.
Nghĩ đến cái chết, đến cái đời mơ hồ, không biết mình sống bao lâu và không biết thời thế nó xảy ra cho mình thế nào, nghĩ như vậy, khiến mình ở theo chân lý. Nghĩ rằng: nhân quả liên tiếp nhau không bao giờ sai chạy, nghĩ như vậy khiến mình lánh xa những điều tội lỗi. Nghĩ đến chỗ giả dối, đến sự ngắn ngủi của đời, mình đem so với các đời sau, khiến mình lo mà giải thoát. Nghĩ rằng: chúng sanh chất chứa trong lòng những mối dục vọng xấu xa, những sự bất công giả trá. Nghĩ rằng: rất khó mà chặt đứt tình dục, nghĩ rằng như vậy, khiến mình tham thiền nhập định để đạt đến chân lý.
Tánh nết có chỗ chê, mà mình không chịu sửa, thì mình rất lỗi lầm.
Nhìn chúng sanh bằng cặp mắt vô tư tỏ ra người cao thượng.
Bao giờ mình bỏ nơi ở chung chạ với đời, đi ở yên trong nơi êm tịnh thì mình nên mừng.
Không thật có ý chỉ thì gây thêm nhiều điều lầm lạc và làm cho sự đã lầm lạc từ trước trở lại; còn thật có ý chí thỉ chẳng những khỏi lầm lạc thêm mà còn dứt được các lầm lạc từ trước nữa.
Giữa cơn dông tố, mấy hòn núi cao vẫn đứng vững; người hiền cũng thế, mặc ai khen chê, mình vẫn tự nhiên.
‒ Dứt tác phẩm Nhựt hành của người tại gia tu Phật (Pl. 2497 – Dl.1954) ‒
[1] Phật ngọ thực.
[2] Ngài hằng ngự nơi thanh vắng rừng núi trừ ra trong 3 tháng hạ thì Ngài mới ngự nơi tịnh xá.
[3] Ngài mặc tam y, trì bình khất thực.
[4] Giới luật tinh nghiêm.
[5] Rồi giặt sạch.
[6] Chữ trai tục thường gọi là chay.
[7] Nói cho đủ a-tăng-kỳ, nghĩa là vô số.
[8] Hay Đại đức, các Đại đức, Đại đức tăng.
[9] Số nhiều đọc yā’haṃ
[10] Hau đọc: buddhassa
[11] Số nhiều đọc tassā
[12] Hay đọc là ayyo, 2, 3 vị tỳ khưu trở lên đọc là ayyā, 4 vị trở lên đọc saṅgho
[13] Số nhiều đọc là paṭiggaṇhantu hay paṭiggaṇhaṭu
[14] Số nhiều đọc yathābālā
[15] Số nhiều đọc yathāmūḷhā.
[16] Số nhiều đọc akusalā.
[17] Số nhiều đọc yā
[18] Số nhiều đọc tāsaṃ
[19] Hay đọc: ayyo, 2, 3 vị tỳ khưu đọc là ayyā, 4 vị trở lên đọc saṅgho
[20] Số nhiều đọc là paṭiggaṇhantu
[21] Nếu là nữ thì đọc: upāsikaṃ.
[22] 2, 3 vị tỳ khưu đọc là ayyā, 4 vị trở lên đọc: saṅgho.
[23] Số nhiều dhārentu hay dhāreṭu.
[24] Hoặc chư Đại đức, Đại đức tăng.
[25] Nếu là nữ thì đọc: tín nữ.
[26] Nếu là nữ thì đọc: etā.
[27] Nếu là nữ thì đọc: upāsikāyo.
[28] 3 vị tỳ khưu đọc là ayyā, 4 vị trở lên đọc: saṅgho.
[29] Số nhiều dhārentu hay dhāreṭu.
[30] Số nhiều: pāṇupetā.
[31] Số nhiều: gatā.
[32] Nếu là nữ thì đọc: upāsikaṃ.
[33] Và nuôi thú để bán.
[34] Nhiều người thì đọc: mayaṃ.
[35] Nhiều người thì đọc: chúng tôi.
[36] Nhiều người thì đọc: yācāma.
[37] Nếu là nữ thì đọc: uposathikā.
[38] Nếu nhiều người đọc: mayaṃ - chúng tôi.
[39] Nếu nhiều người đọc: yācāma.
[40] Xem trong luật xuất gia quyển nhất, chỗ “hành dâm” (điều học bất cộng trụ thứ nhứt).
[41] Đạo sĩ xưa kia chỉ giữ có 6 giới (ngũ giới và giới không ăn quá ngọ).
[42] Xin xem kinh Tam Bảo nơi chương Ân đức Phật.
[43] Cũng gọi là 5 phép che lấp con đường chánh định là: tham sắc, oán giận, hôn trầm, phóng tâm và hoài nghi. Sẽ giải nơi mục thiền định.
[44] Niệm y theo lời trước.
[45] Chỉ quán là phép chánh định tham thiền.
[46] Minh sát là phép suy xét về 3 tướng của vạn vật và nhứt là quán tưởng về sự vô thường của ngũ uẩn.
[47] Vật bất tịnh là: 32 vật trược trong thân thể và 10 đề mục tử thi.
[48] Đề mục thiền định về lòng bác ái là: rải tâm đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả đến tất cả chúng sanh.
[49] Những cái chi xảy ra đều do nơi cái nghiệp mình đã gây ra từ trước, biết suy xét như vậy thì không uất ức oán giận.
[50] Xem pháp chánh định.
[51] Tháp Cūlāmanī là tháp táng trâm và tóc của đức Bồ tát, khi Ngài trốn ra khỏi thành Kapilavastu, đến sông Anoma, cắt tóc liệng lên hư không. Đức Đế Thích lấy đồ đựng bằng vàng hứng đem táng để cúng dường mỗi ngày, trên cung trời Đạo Lợi.
[52] Đế Thích là đức vua trời trên cung Đạo Lợi, Ngài là một vị hộ pháp thường xuống hầu Phật, hỏi đạo rồi đem giải cho Chư thiên nghe.