NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN 1
TAM BẢO
(Ratanattaya)
CHƯƠNG I
BA NGÔI CAO CẢ
(TIYAGGA)
Phật-giáo có ba ngôi cao cả là:
* Đức-Phật (Buddha)
* Đức-Pháp (Dhamma)
* Đức-Tăng (Saṃgha)
Đức-Phật dạy trong kinh Aggappasādasutta
(1) có đoạn rằng:
- “Này chư tỳ-khưu! Có bao nhiêu loài chúng-sinh: chúng-sinh không có chân,
có hai chân, có bốn chân, có nhiều chân, chúng-sinh hữu sắc, vô sắc, chúng-sinh
hữu tưởng, vô tưởng, phi-tưởng-phi-phi-tưởng. Trong các loài chúng-sinh ấy,
Như-lai là Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, gọi là Đức-Phật cao
cả nhất.
- Này chư tỳ-khưu! Trong tất cả các pháp-hữu-vi, Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là
chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn,
chánh-niệm, chánh-định, gọi là Đức-Pháp cao cả nhất.
Trong tất cả pháp-hữu-vi và pháp-vô-vi, thì Niết-bàn gọi là
Đức-Pháp cao cả nhất.
- Này chư tỳ-khưu! Trong tất cả các đoàn, các nhóm, chỉ có chư
Thánh-Tăng, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật gọi là Đức-Tăng cao
cả nhất.”
* Đức-Phật (Buddha) đó là
Đức-Phật Gotama, là Bậc tự chính mình đã chứng ngộ chân-lý
tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4
Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được tất cả mọi phiền-não, mọi tham-ái không
còn dư sót, đặc biệt diệt tận được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở
thành bậc Thánh A-ra- hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, nên gọi là
Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị,
có danh hiệu Đức-Phật Gotama.
Đức-Phật có khả năng chế định ra ngôn ngữ để thuyết
pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, cũng chứng ngộ chân-lý tứ
Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4
Thánh-quả, Niết-bàn, tùy theo năng lực các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-
chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp- chủ, định pháp-chủ, tuệ
pháp-chủ, theo hạnh nguyện của mỗi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
* Đức-Pháp (Dhamma) đó là chánh-pháp mà Đức-
Phật đã thuyết giảng, giáo huấn tế độ chúng-sinh có phước-duyên được hiểu rõ,
biết rõ, rồi thực hành đúng theo chánh-pháp của Đức-Phật, để đem lại sự
lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại, những kiếp vị-lai và đặc
biệt có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4
Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba
giới bốn loài.
Chánh-pháp có 10 pháp là:
- Pháp-học chánh-pháp (Pariyattidhamma).
- 9 Pháp siêu-tam-giới (Navalokuttaradhamma).
(4 Thánh-đạo + 4 Thánh-quả + 1 Niết-bàn).
* Đức-Tăng (Saṃgha) đó là chư Thánh thanh-văn
đệ-tử của Đức-Phật, đã lắng nghe chánh-pháp của Đức- Phật, rồi đã thực hành đúng
theo chánh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng
đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của
Đức-Phật, gọi là Đức-Tăng.
Trong Phật-giáo, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo
tâm siêu-tam-giới).
4 đôi: Thánh-đạo, Thánh-quả tương xứng
- Nhập-lưu Thánh-đạo --> Nhập-lưu Thánh-quả.
- Nhất-lai Thánh-đạo --> Nhất-lai Thánh-quả.
- Bất-lai Thánh-đạo --> Bất-lai Thánh-quả.
- A-ra-hán Thánh-đạo --> A-ra-hán Thánh-quả.
8 bậc Thánh: 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả:
- Bậc Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga).
- Bậc Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga).
- Bậc Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga).
- Bậc A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).
- Bậc Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala).
- Bậc Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala).
- Bậc Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala).
- Bậc A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).
Bậc Thánh-nhân (Ariyapuggala) có 4 bậc
- Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
- Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
- Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).
- Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).
Trong Phật-giáo, mỗi bậc Thánh-nhân là kết quả của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5
pháp-chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ,
tuệ pháp-chủ đã được tích lũy ở trong tâm từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá-khứ
cho đến kiếp hiện-tại.
Trong những kiếp quá-khứ, mỗi vị đã từng gieo phước-duyên với Đức-Phật quá-khứ,
hoặc với chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật quá-khứ.
Trong kiếp hiện-tại, mỗi vị đến hầu Đức-Phật, hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của
Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Ngài, rồi thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn
đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn
từ thấp đến cao theo tuần tự như sau:
* Bậc thiện-trí phàm-nhân thuộc hạng người
tam-nhân thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng
ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập- lưu Thánh-đạo,
Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được hai loại phiền-não là
tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở
thành bậc Thánh Nhập-lưu, mới là bậc Thánh-nhân thứ
nhất trong Phật-giáo.
* Bậc Thánh Nhập-lưu tiếp tục thực hành pháp-hành
thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc
Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được một loại
phiền-não là sân (dosa) loại thô, trở thành
bậc Thánh Nhất-lai, là bậc Thánh-nhân thứ nhì trong Phật-giáo.
* Bậc Thánh Nhất-lai tiếp tục thực hành pháp-hành
thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc
Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được một loại
phiền-não là sân (dosa) loại vi-tế không còn dư sót, trở
thành bậc Thánh Bất-lai, là bậc Thánh-nhân thứ ba
trong Phật-giáo.
* Bậc Thánh Bất-Lai tiếp tục thực hành pháp-hành
thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc
A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não
còn lại là tham (lobha), si (moha),
ngã-mạn (māna), buồn- chán (thīna), phóng-tâm
(uddhacca), không biết hổ- thẹn tội-lỗi (ahirika),
không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trở thành
bậc Thánh A- ra-hán, là bậc Thánh-nhân thứ tư cao
thượng nhất trong Phật-giáo.
Để trở thành mỗi Thánh-nhân bậc nào là do năng lực của 10 pháp-hạnh
ba-la-mật đã được tích lũy ở trong tâm từ nhiều đời nhiều kiếp trong
quá-khứ và 5 pháp- chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-
chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ, cao thấp khác nhau của mỗi bậc Thánh
thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
Khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết- bàn, giải thoát khổ
tử sinh luân-hồi trong tam-giới đều giống nhau cả thảy.
Ý nghĩa Buddha
Buddha nghĩa là gì?
Buddhā'ti catusaccasambodhena Buddhā.
Buddha nghĩa là giác-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế,
chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc
Thánh-nhân, gọi là Buddha.
Trong bộ Chú-giải Udāna phân loại Buddha có 3 hạng:
1- Sammāsambuddha: Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.
2- Paccekabuddha: Đức-Phật Độc-Giác.
3- Sāvakabuddha: Bậc Thánh Thanh-văn-giác.
Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác hoặc Đức- Phật Độc-Giác
hoặc Bậc Thánh Thanh-văn-giác, mỗi Đức-Bồ-tát cần phải thực hành các
pháp-hạnh ba-la-mật của mình cho đầy đủ trọn vẹn.
* Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì Đức-
Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải thực hành đầy đủ 30 pháp-hạnh
ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10
pháp-hạnh ba-la- mật bậc thượng.
* Để trở thành Đức-Phật Độc-Giác thì Đức-Bồ-tát
Độc-Giác cần phải thực hành đầy đủ 20 pháp-hạnh ba- la-mật: 10
pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung.
* Để trở thành bậc Thánh Thanh-văn-giác thì Đức-
Bồ-tát Thanh-văn-giác cần phải thực hành đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật
bậc hạ.
10 pháp-hạnh ba-la-mật
1- Bố-thí ba-la-mật (Dānapāramī).
2- Giữ-giới ba-la-mật (Sīlapāramī).
3- Xuất-gia ba-la-mật (Nekkhammapāramī).
4- Trí-tuệ ba-la-mật (Paññāpāramī).
5- Tinh-tấn ba-la-mật (Vīriyapāramī).
6- Nhẫn-nại ba-la-mật (Khantipāramī).
7- Chân-thật ba-la-mật (Saccapāramī).
8- Phát-nguyện ba-la-mật (Adhiṭṭhānapāramī).
9- Tâm-từ ba-la-mật (Mettāpāramī).
10- Tâm-xả ba-la-mật (Upekkhāpāramī).
Mỗi pháp-hạnh ba-la-mật có ba bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:
1- Bố-thí ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
2- Giữ-giới ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
3- Xuất-gia ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
4- Trí-tuệ ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
5- Tinh-tấn ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
6- Nhẫn-nại ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
7- Chân-thật ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
8- Phát-nguyện ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
9- Tâm-từ ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
10- Tâm-xả ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
Như vậy, 10 pháp-hạnh ba-la-mật trở thành 30 pháp- hạnh ba-la-mật:
- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ.
- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung.
- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng.
Cách thực hành pháp-hạnh ba-la-mật mỗi bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc
thượng hoàn toàn khác nhau.
1- ĐỨC-PHẬT CHÁNH-ĐẲNG-GIÁC
Sammāsambuddha: Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là Bậc tự
mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4
Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu
tiên trong toàn cõi- giới chúng-sinh, nên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác
(Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị.
Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có ba hạng
- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt
(Sammāsambuddha paññādhika) nghĩa là Đức-Phật có trí-tuệ nhiều
năng lực hơn đức-tin và tinh-tấn.
- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt
(Sammāsambuddha saddhādhika) nghĩa là Đức-Phật có đức-tin nhiều
năng lực hơn trí-tuệ và tinh-tấn.
- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt
(Sammāsambuddha vīriyādhika) nghĩa là Đức-Phật có tinh-tấn nhiều
năng lực hơn trí-tuệ và đức-tin.
1- Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí- tuệ siêu-việt như
thế nào?
Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt
(Sammāsambuddha paññādhika) thì Đức-Bồ- tát Chánh-Đẳng-Giác
(Sammāsambodhisatta) ấy cần phải thực hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh
ba-la-mật:
- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ (Pāramī)
Khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy thực hành pháp- hạnh ba-la-mật
bậc hạ nào, cần phải hy sinh những gì thuộc về bên ngoài thân mình
như của cải, tài sản, ngôi báu, thậm chí cả vợ con nữa, để thành tựu
pháp-hạnh ba- la-mật bậc hạ ấy.
- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung (Upapāramī)
Khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy thực hành pháp- hạnh ba-la-mật
bậc trung nào, cần phải hy sinh những bộ phận nào trong thân thể của
mình, để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung ấy.
- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng (Paramattha- pāramī)
Khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy thực hành pháp- hạnh ba-la-mật
bậc thượng nào, cần phải hy sinh sinh-mạng của mình, để thành-tựu
pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng ấy.
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy cần phải thực hành
các pháp-hạnh ba-la-mật trải qua ba thời-kỳ:
- Thời-kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-
tuệ siêu-việt phát-nguyện ở trong tâm, có ý-nguyện muốn trở thành một
Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, để mong tế độ cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển
khổ trầm luân, rồi thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời
gian suốt 7 a-tăng-kỳ.
- Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-
tuệ siêu-việt phát-nguyện ra bằng lời nói, để cho chúng- sinh biết ý nguyện
muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Đức-Bồ-tát, rồi phải
thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ.
Dù đã trải qua hai thời-kỳ trên, Đức-Bồ-tát Chánh- Đẳng-Giác có trí-tuệ
siêu-việt vẫn còn là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác bất-định
(Aniyatabodhisatta) nghĩa là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy
có thể thay đổi ý nguyện của mình, không muốn trở thành Đức-Phật
Chánh-Đẳng-Giác mà chỉ muốn trở thành Đức-Phật Độc-Giác hoặc
bậc Thánh Thanh-văn-giác mà thôi.
Nếu như Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy vẫn giữ ý
nguyện, tiếp tục thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật thì sẽ dẫn đến thời-kỳ cuối.
- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-
tuệ siêu-việt ấy được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên thọ ký xác định
thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, sẽ
trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.
Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu- việt ấy trở thành
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí- tuệ siêu-việt cố-định
(Niyatabodhisatta). Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy tiếp tục thực
hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn trong suốt khoảng thời gian
ấy cho đến kiếp chót.
Trong suốt thời-kỳ cuối, 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất,
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt thực hành bồi bổ cho đầy đủ
trọn vẹn 30 pháp- hạnh ba-la-mật, mỗi khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác
nào xuất hiện trên thế gian, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng- Giác có trí-tuệ
siêu-việt ấy đến hầu Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác ấy và được Đức-Phật
thọ ký xác định thời gian còn lại.
Đến kiếp chót, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí- tuệ siêu-việt ấy chắc
chắn tái-sinh làm người trong thời- kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác
nào xuất hiện trên thế gian. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt
ấy xuất gia, rồi thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ
chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả,
Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, đặc biệt diệt tận được mọi
tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn
cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác
(Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh.
Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy có khả năng đặc biệt chế
định ra ngôn ngữ, để thuyết pháp tế độ chúng-sinh có phước-duyên cũng chứng
ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả,
Niết-bàn, tùy theo năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ và 5
pháp-chủ: tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ
của mỗi chúng- sinh đã được tích lũy ở trong tâm từ vô số kiếp quá-khứ cho đến
kiếp hiện-tại.
2- Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt như
thế nào?
Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt
(Sammāsambuddha saddhādhika) thì Đức-Bồ- tát
Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt (Sammā- sambodhisatta) ấy cần phải
thực hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật giống như Đức-Bồ-tát Chánh-
Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, nhưng về thời gian trải qua ba thời-kỳ của
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt thì mỗi thời-kỳ cần
phải thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt thời gian gấp đôi thời gian của
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt như sau:
- Thời-kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có
đức-tin siêu-việt phát-nguyện ở trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành một
Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, để mong tế độ cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi
biển khổ trầm luân, rồi thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian
suốt 14 a-tăng-kỳ.
- Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có
đức-tin siêu-việt phát-nguyện ra bằng lời nói, để cho chúng-sinh biết ý
nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Đức-Bồ-tát, rồi
phải thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 18
a-tăng-kỳ.
Dù đã trải qua hai thời-kỳ trên, Đức-Bồ-tát Chánh- Đẳng-Giác có đức-tin
siêu-việt vẫn còn là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác bất-định
(aniyatabodhisatta), nghĩa là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy có thể
thay đổi ý nguyện của mình, không muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác
mà chỉ muốn trở thành Đức-Phật Độc-Giác, hoặc bậc Thánh thanh-văn-giác mà thôi.
Nếu như Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt ấy vẫn giữ ý
nguyện, tiếp tục thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật thì sẽ dẫn đến thời-kỳ cuối.
- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có
đức-tin siêu-việt ấy được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên thọ ký
xác định thời gian còn lại là 8 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái
đất nữa, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.
Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt ấy trở thành
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt cố-định
(Niyatabodhisatta). Đức-Bồ- tát Chánh-Đẳng-Giác ấy tiếp tục thực
hành 30 pháp- hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn trong suốt khoảng
thời gian ấy cho đến kiếp chót.
Trong suốt thời-kỳ cuối, 8 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất,
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt thực hành bồi bổ cho đầy đủ
trọn vẹn 30 pháp- hạnh ba-la-mật, mỗi khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác
nào xuất hiện trên thế gian, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng- Giác có đức-tin
siêu-việt ấy đến hầu Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác ấy và được Đức-Phật
thọ ký xác định thời gian còn lại.
Đến kiếp chót, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức- tin siêu-việt ấy chắc
chắn tái-sinh làm người nam trong thời- kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác
nào xuất hiện trên thế gian. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt
ấy xuất gia, rồi thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ
chân-lý tứ Thánh-đế không có thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả,
Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, đặc biệt diệt tận được mọi
tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn
cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác
(Sammāsambuddha)
độc nhất vô nhị trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh.
Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy…
(Phần còn lại giống như Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt.)
3- Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt như thế
nào?
Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt (Sammāsambuddha
vīriyādhika) thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt
(Sammāsam- bodhisatta) ấy cần phải thực hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh
ba-la-mật giống như Đức-Bồ-tát Chánh- Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt,
nhưng về thời gian trải qua ba thời-kỳ của Đức-Bồ-tát
Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt thì mỗi thời-kỳ cần phải thực hành
các pháp-hạnh ba-la-mật suốt thời gian gấp đôi thời gian của Đức-Bồ-tát
Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt như sau:
- Thời-kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có
tinh-tấn siêu-việt phát-nguyện ở trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành một
Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, để mong tế độ cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi
biển khổ trầm luân, rồi thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian
suốt 28 a-tăng-kỳ.
- Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có
tinh-tấn siêu-việt phát-nguyện ra bằng lời nói, để cho chúng-sinh biết ý
nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Đức-Bồ-tát, rồi
phải thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 36
a-tăng-kỳ.
Dù đã trải qua hai thời-kỳ trên, Đức-Bồ-tát Chánh- Đẳng-Giác có tinh-tấn
siêu-việt vẫn còn là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác bất-định
(aniyatabodhisatta) nghĩa là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác
ấy có thể thay đổi ý nguyện của mình, không muốn trở thành Đức-Phật
Chánh-Đẳng-Giác mà chỉ muốn trở thành Đức-Phật Độc-Giác, hoặc bậc Thánh
thanh-văn-giác mà thôi.
Nếu như Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt ấy vẫn giữ ý
nguyện, tiếp tục thực hành các pháp-hạnh ba-la-mật thì sẽ dẫn đến thời-kỳ cuối.
- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có
tinh-tấn siêu-việt ấy được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên thọ
ký xác định thời gian còn lại là 16 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất
nữa, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.
Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt ấy trở thành
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt cố-định
(niyatabodhisatta). Đức-Bồ- tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn
siêu-việt ấy tiếp tục thực hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn
vẹn trong suốt khoảng thời gian ấy cho đến kiếp chót.
Trong suốt thời-kỳ cuối, 16 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất,
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh- tấn siêu-việt thực hành bồi bổ cho đầy
đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, mỗi khi có Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác
nào xuất hiện trên thế gian, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn
siêu-việt ấy đến hầu Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy và được Đức-Phật
thọ ký xác định thời gian còn lại.
Đến kiếp chót, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh- tấn siêu-việt ấy
chắc chắn tái-sinh làm người nam trong thời-kỳ không có Đức-Phật
Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác
có tinh- tấn siêu-việt ấy xuất gia, rồi thực hành pháp-hành thiền- tuệ dẫn đến
chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không có thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4
Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, đặc biệt diệt tận
được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A- ra-hán đầu tiên trong
toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác
(Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh.
Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy có khả năng đặc biệt chế
định ra ngôn ngữ, để thuyết pháp tế độ chúng-sinh có phước-duyên cũng chứng
ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả,
Niết-bàn, tùy theo năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ và
5 pháp-chủ: tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ
pháp-chủ của mỗi chúng- sinh đã được tích lũy ở trong tâm từ vô số kiếp
quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại.
Mỗi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian là một điều vô
cùng hy hữu. Thật vậy, theo lịch sử Đức-Phật Gotama trong bộ
Jinakālamālī và bộ Chú-giải Buddhavaṃsa dạy:
Trong quá-khứ, có khi trải qua thời gian 1 a-tăng-kỳ đại-kiếp trái đất
thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên
thế gian gọi là Suññakappa, nghĩa là vô số đại-kiếp trái đất không có Đức-Phật
Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian.
Thật vô cùng diễm phúc, trong kiếp trái đất mà chúng ta đang sống gọi là
Bhaddakappa: đại-kiếp trái đất có đến 5 Đức-Phật
Chánh-Đẳng-Giác tuần tự xuất hiện trên thế gian trong cùng đại-kiếp trái
đất này.
* Trong thời quá-khứ tuần tự xuất hiện như sau:
- Đức-Phật Kakusandha xuất hiện trên thế gian trong
thời-kỳ con người có tuổi thọ 40.000 năm.
- Đức-Phật Koṇāgamana xuất hiện trên thế gian trong
thời-kỳ con người có tuổi thọ 30.000 năm.
- Đức-Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian trong
thời-kỳ con người có tuổi thọ 20.000 năm.
* Trong thời hiện-tại, Đức-Phật Gotama của chúng ta đã
xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ con người có tuổi thọ 100 năm.
Đức-Phật thuyết-pháp tế độ chúng- sinh 45 năm.
Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn tròn 80 tuổi, giải
thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, cách nay 2.564 năm.
Song giáo-pháp của Đức-Phật Gotama vẫn còn được lưu
truyền trên thế gian này cho đến hết 5.000 năm tuổi thọ của Phật-giáo, rồi cũng
sẽ bị mai một, bị tiêu hoại hoàn toàn trên cõi người, bởi vì các hàng thanh-văn
đệ- tử không còn một ai biết đến Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng
nữa.
* Trong thời vị-lai, Đức-Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên
thế gian trong thời-kỳ con người có tuổi thọ 80.000 năm, cùng trong kiếp trái
đất Bhaddakappa này.
Thời vị-lai, Đức-Phật Metteyya sẽ tịch diệt Niết-bàn,
giáo-pháp của Đức-Phật Metteyya cũng sẽ bị mai một, bị tiêu hoại hoàn
toàn trên cõi người.
Về sau, kiếp trái đất này sẽ bị tiêu hoại hoàn toàn.
(1) Aṅguttaranikāya, Catukanipāta, kinh
Aggappasādasutta.
Mục lục quyển 1 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | Phụ lục
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10