TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 35
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI - ĐẠI DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

2. GUHAṬṬHAKASUTTANIDDESO - DIỄN GIẢI KINH NHÓM TÁM VỀ HANG

 

2 - 1

 

“Bị dính mắc ở hang (thân xác), bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm),

trong khi tồn tại, con người bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục).

Người thuộc hạng như thế ấy quả thật cách xa sự viễn ly,

bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ.”

 

Bị dính mắc ở hang (thân xác), bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm): Satto (với ý nghĩa ‘chúng sanh’) quả đã được nói đến. Hơn nữa, là lúc nên nói về từ guhā: Guhā được nói đến thân. ‘Thân’ hay là ‘hang,’ (hay là ‘thân thể’), hay là ‘thân hình,’ hay là ‘con thuyền,’ hay là ‘cỗ xe,’ hay là ‘lá cờ,’ hay là ‘ổ mối,’ hay là ‘thành phố,’ hay là ‘cái tổ,’ hay là ‘cái cốc,’ hay là ‘mụt nhọt,’ hay là ‘cái chum,’ (hay là ‘con voi), cái này là tên định đặt cho thân.[1]

 

Bị dính mắc ở hang (thân xác): là bị dính mắc, bị dính liền, bị dính vào, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở hang (thân xác). Giống như gói hàng bị dính mắc, bị dính liền, bị dính vào, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở chốt gắn trên tường hoặc ở móc ngà voi, tương tợ y như thế là bị dính mắc, bị dính liền, bị dính vào, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở hang (thân xác).

 

Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

“Này Rādha, quả vậy mong muốn nào, luyến ái nào, niềm vui nào, tham ái nào, các sự dính líu và chấp thủ nào ở sắc là sự quyết định-sự thiên về-sự nương tựa của tâm; bị dính mắc (satto) vào đó, bị dính liền (visatto) vào đó, vì thế được gọi là ‘satto’ (chúng sanh). Này Rādha, quả vậy mong muốn nào, luyến ái nào, niềm vui nào, tham ái nào, các sự dính líu và chấp thủ nào ở thọ —như trên— ở tưởng —như trên— ở các hành —như trên— ở thức là sự quyết định-sự thiên về-sự nương tựa của tâm; bị dính mắc (satto) vào đó, bị dính liền (visatto) vào đó, vì thế được gọi là ‘satto’ (chúng sanh).[2]

 

‘Satto’ là tên định đặt cho sự vướng vào. ‘Bị dính mắc ở hang (thân xác)’ là thế ấy.

 

Bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm) là bị che đậy bởi nhiều ô nhiễm: bị che đậy bởi luyến ái, bị che đậy bởi sân hận, bị che đậy bởi si mê, bị che đậy bởi giận dữ, bị che đậy bởi thù hằn, bị che đậy bởi gièm pha, bị che đậy bởi ác ý, bị che đậy bởi ganh tỵ, bị che đậy bởi bỏn xẻn, bị che đậy bởi xảo trá, bị che đậy bởi bội bạc, bị che đậy bởi bướng bỉnh, bị che đậy bởi hung hăng, bị che đậy bởi ngã mạn, bị che đậy bởi kiêu căng, bị che đậy bởi đam mê, bị che đậy bởi xao lãng, bị che đậy, bị che đậy lên, bị bao bọc, bị bao kín, bị bao trùm, bị che lại, bị che kín, bị đậy kín bởi tất cả ô nhiễm, bởi tất cả việc làm ác, bởi mọi sự lo lắng, bởi mọi sự bực bội, bởi mọi sự nóng nảy, bởi mọi sự tạo tác bất thiện. ‘Bị dính mắc ở hang (thân xác), bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm)’ là thế ấy.

 

Trong khi tồn tại, con người bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục) - Trong khi tồn tại, con người: Lúc đang tồn tại, con người luyến ái tồn tại với tánh luyến ái, sân hận tồn tại với tánh sân hận, si mê tồn tại với tánh si mê, bảo thủ tồn tại với tánh ngã mạn, cố chấp tồn tại với tánh tà kiến, lãng mạn tồn tại với tánh phóng dật, không dứt khoát tồn tại với tánh hoài nghi, vững chải tồn tại với tánh tiềm ẩn; ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.

 

Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

“Này các tỳ khưu, có các sắc được nhận thức bởi mắt là đáng mong, đáng yêu, đáng mến, đáng quý, liên hệ đến dục, gợi tình, nếu vị tỳ khưu thích thú điều ấy, tán thưởng, bám lấy rồi tồn tại. Này các tỳ khưu, có các tiếng được nhận thức bởi tai —như trên— các hương được nhận thức bởi mũi —như trên— các vị được nhận thức bởi lưỡi —như trên— các xúc được nhận thức bởi thân —như trên— các pháp được nhận thức bởi ý là đáng mong, đáng yêu, đáng mến, đáng quý, liên hệ đến dục, gợi tình, nếu vị tỳ khưu thích thú điều ấy, tán thưởng, bám lấy rồi tồn tại;” ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.

 

Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

“Này các tỳ khưu, hoặc là có sự tiếp cận với sắc, trong khi tồn tại, thức tồn tại có đối tượng là sắc, có chỗ nâng đỡ là sắc, có sự rải rắc niềm vui, thì đạt đến sự phát triển, sự tăng trưởng, sự lớn mạnh. Này các tỳ khưu, hoặc là có sự tiếp cận với thọ, —như trên— Này các tỳ khưu, hoặc là có sự tiếp cận với tưởng, —như trên— Này các tỳ khưu, hoặc là có sự tiếp cận với các hành, trong khi tồn tại, thức tồn tại có đối tượng là các hành, có chỗ nâng đỡ là các hành, có sự rải rắc niềm vui, thì đạt được sự phát triển, sự tăng trưởng, sự lớn mạnh;” ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.

 

Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

“Này các tỳ khưu, nếu ở đoàn thực mà có sự ái luyến, có sự vui mừng, có sự tham ái, thì ở nơi ấy thức được thiết lập, được tăng trưởng. Ở nơi nào thức được thiết lập, được tăng trưởng, ở nơi ấy có sự hạ sanh của danh sắc. Ở nơi nào có sự hạ sanh của danh sắc, ở nơi ấy có sự phát triển của các hành. Ở nơi nào có sự phát triển của các hành, ở nơi ấy có sự sanh ra và hiện hữu lần nữa trong tương lai. Ở nơi nào có sự sanh ra và hiện hữu lần nữa trong tương lai, ở nơi ấy có sanh-già-chết trong tương lai. Ở nơi nào có sanh-già-chết trong tương lai, này các tỳ khưu, ta nói rằng việc ấy có sầu muộn, có buồn phiền, có lo âu;” ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.

 

“Này các tỳ khưu, nếu ở xúc thực —như trên— “Này các tỳ khưu, nếu ở tư niệm thực —như trên— “Này các tỳ khưu, nếu ở thức thực mà có sự ái luyến, có sự vui mừng, có sự tham ái, thì ở nơi ấy thức được thiết lập, được tăng trưởng. Ở nơi nào thức được thiết lập, được tăng trưởng, ở nơi ấy có sự hạ sanh của danh sắc. Ở nơi nào có sự hạ sanh của danh sắc, ở nơi ấy có sự phát triển của các hành. Ở nơi nào có sự phát triển của các hành, ở nơi ấy có sự sanh ra và hiện hữu lần nữa trong tương lai. Ở nơi nào có sự sanh ra và hiện hữu lần nữa trong tương lai, ở nơi ấy có sanh-già-chết trong tương lai. Ở nơi nào có sanh-già-chết trong tương lai, này các tỳ khưu, ta nói rằng việc ấy có sầu muộn, có ưu phiền, có lo âu;” ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.

 

Bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục) - Các sự say mê được gọi là năm loại dục: Các sắc được nhận thức bởi mắt là đáng mong, đáng yêu, đáng mến, đáng quý, liên hệ đến dục, gợi tình, các tiếng được nhận thức bởi tai —như trên— các hương được nhận thức bởi mũi —như trên— các vị được nhận thức bởi lưỡi —như trên— các xúc được nhận thức bởi thân —như trên— các pháp được nhận thức bởi ý là đáng mong, đáng yêu, đáng mến, đáng quý, liên hệ đến dục, gợi tình. Vì lý do gì mà các sự say mê được gọi là năm loại dục? Phần nhiều chư Thiên và loài người mê mờ, mê đắm, mê mệt, bị mê mờ, bị mê đắm, bị mê mệt, bị vô minh làm mù, bị bao bọc, bị bao kín, bị bao trùm, bị che lại, bị che kín, bị đậy kín trong năm loại dục; vì lý do ấy mà các sự say mê được gọi là năm loại dục. Bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục) là bị đắm chìm, bị đắm xuống, bị chìm xuống trong sự say mê (ngũ dục). ‘Trong khi tồn tại, con người bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục)’ là thế ấy.

 

Người thuộc hạng như thế ấy quả thật cách xa sự viễn ly - Sự viễn ly: Có ba sự viễn ly: thân viễn ly, tâm viễn ly, sanh y viễn ly.

 

Thế nào là thân viễn ly? Ở đây, vị tỳ khưu thân cận chỗ trú ngụ vắng vẻ, khu rừng rậm, gốc cây, sườn núi, thung lũng, khe núi, bãi tha ma, khu rừng thưa, đồng trống, đống rơm, và sống cô quạnh về thân. Vị ấy đi một mình, đứng một mình, ngồi một mình, nằm một mình, đi vào làng để khất thực một mình, đi trở về một mình, ngồi cô độc một mình, quyết định kinh hành một mình, thực hành một mình, sống, cư xử, vận hành, bảo hộ, duy trì, nuôi dưỡng một mình. Đây là thân viễn ly.

 

Thế nào là tâm viễn ly? Đối với vị thể nhập sơ thiền, tâm được viễn ly các pháp che lấp. Đối với vị thể nhập nhị thiền, tâm được viễn ly tầm và tứ. Đối với vị thể nhập tam thiền, tâm được viễn ly hỷ. Đối với vị thể nhập tứ thiền, tâm được viễn ly lạc và khổ. Đối với vị thể nhập không vô biên xứ, tâm được viễn ly sắc tưởng, bất bình tưởng, dị biệt tưởng. Đối với vị thể nhập thức vô biên xứ, tâm được viễn ly không vô biên xứ tưởng. Đối với vị thể nhập vô sở hữu xứ, tâm được viễn ly thức vô biên xứ tưởng. Đối với vị thể nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ, tâm được viễn ly vô sở hữu xứ tưởng. Đối với vị Nhập Lưu, tâm được viễn ly sự nhận thức sai trái về thân, sự hoài nghi, sự bám víu vào giới và nghi thức, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm, và các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy. Đối với vị Nhất Lai, tâm được viễn ly sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, và các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy. Đối với vị Bất Lai, tâm được viễn ly sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, và các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy. Đối với vị A-la-hán, tâm được viễn ly ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, (hữu ngủ ngầm,) vô minh ngủ ngầm, các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy, và mọi hiện tướng ở bên ngoài. Đây là tâm viễn ly.

 

Thế nào là sanh y viễn ly? Sanh y được nói đến các ô nhiễm, các uẩn, và cách hành. Sanh y viễn ly được nói đến Bất Tử, Niết Bàn, là sự yên lặng của tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt tận tham ái, sự lìa khỏi luyến ái, sự tịch diệt, Niết Bàn. Đây là sanh y viễn ly.

 

Thân viễn ly là đối với các vị có thân đã lui về nơi ẩn dật, đã thích thú trong việc xuất ly; tâm viễn ly là đối với các vị có tâm hoàn toàn thanh tịnh, đã đạt đến sự trong sạch tối cao; và sanh y viễn ly là đối với các cá nhân không còn mầm mống tái sanh, đã xa lìa các pháp tạo tác.

 

Quả thật cách xa sự viễn ly: Người nào bị dính mắc ở hang (thân xác), như vậy, và bị che đậy bởi nhiều ô nhiễm như vậy, bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục) như vậy, người ấy là cách xa thân viễn ly, cách xa tâm viễn ly, cách xa sanh y viễn ly, cách xa hẳn, cách xa lắm, không ở gần, không ở bên cạnh, không ở kề cận, ở nơi ẩn dật. Thuộc hạng như thế: là giống như thế, được tồn tại theo lối ấy, có kiểu cách ấy, tương tự cái ấy; người ấy bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục); ‘người thuộc hạng như thế ấy quả thật cách xa sự viễn ly’ là thế ấy.

 

Bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ - Các dục: theo sự phân hạng thì có hai loại dục: vật dục và ô nhiễm dục.

 

Các loại nào là vật dục? Các sắc hợp ý, các thinh hợp ý, các hương hợp ý, các vị hợp ý, các xúc hợp ý, các vật trải lót, các vật đắp, các tôi trai và tớ gái, dê cừu, gà heo, voi bò ngựa lừa, ruộng, vườn, tiền vàng, vàng khối, làng, phố, kinh thành, lãnh thổ, xứ sở, khu trại, nhà kho, bất cứ vật gì đưa đến sự luyến ái là vật dục.

 

Thêm nữa là các dục quá khứ, các dục vị lại, các dục hiện tại, các dục nội phần, các dục ngoại phần, các dục nội và ngoại phần, các dục hạ liệt, các dục trung bình, các dục cao quý, các dục thuộc địa ngục, các dục thuộc loài người, các dục thuộc cõi Trời, các dục được hiện hữu, các dục được tạo ra, các dục được người khác tạo ra, các dục không được tạo ra, các dục thuộc sở hữu, các dục không thuộc sở hữu, các dục thuộc cá nhân, các dục không thuộc cá nhân, tính luôn tất cả các pháp Dục Giới, tất cả các pháp Sắc Giới, tất cả các pháp Vô Sắc Giới, các dục có nền tảng là tham ái, có cảnh giới là tham ái, với ý nghĩa là đưa đến sự ham muốn, với ý nghĩa là đưa đến sự luyến ái, với ý nghĩa là đưa đến sự say đắm. Các điều này được gọi là các vật dục.

 

Ô nhiễm dục là các loại nào? Mong muốn là dục, luyến ái là dục, mong muốn và luyến ái là dục, suy tầm là dục, luyến ái là dục, suy tầm và luyến ái là dục, là sự mong muốn về dục, sự luyến ái về dục, niềm vui về dục, sự tham ái về dục, sự thương yêu về dục, sự nồng nhiệt về dục, sự mê mẩn về dục, sự ràng buộc về dục, sự lôi cuốn về dục, sự gắn bó với dục, sự chấp thủ về dục, sự che lấp do mong muốn về dục ở các dục.

 

“Này dục, ta đã nhìn thấy gốc rễ của ngươi. Này dục, ngươi sanh lên từ sự suy tầm.

Ta sẽ không suy tầm về ngươi nữa. Này dục, như vậy ngươi sẽ không hiện hữu.”

Các điều này được gọi là ô nhiễm dục.

 

Ở thế gian: ở thế gian của khổ cảnh, ở thế gian của loài người, ở thế gian của chư Thiên, ở thế gian của các uẩn, ở thế gian của các giới, ở thế gian của các xứ. Bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ: Bởi vì các dục ở thế gian khó dứt bỏ, khó từ bỏ, khó từ bỏ hẳn, khó đè nén, khó tháo gỡ, khó tháo bỏ, khó vượt lên, khó vượt hẳn, khó vượt qua, khó kháng cự; ‘bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ’ là thế ấy.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Bị dính mắc ở hang (thân xác), bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm),

trong khi tồn tại, con người bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục).

Người thuộc hạng như thế ấy quả thật cách xa sự viễn ly,

bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ.”

 

2 - 2

 

Có ước muốn là căn nguyên, bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu,

đang mong ước về sau này hoặc luôn cả trước đây,

đang tham muốn chính các dục này đây hoặc ngay trước đây,

những kẻ ấy là khó giải thoát, đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát.

 

Có ước muốn là căn nguyên, bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu: Ước muốn được gọi là ái, nghĩa là luyến ái, luyến ái mãnh liệt, say đắm, thuận thảo, niềm vui, niềm vui và luyến ái, sự luyến ái mãnh liệt của tâm, ước muốn, mê mẩn, bám víu, đeo bám, đeo cứng, quyến luyến, đắm chìm, níu kéo, xảo quyệt, liên quan tái sanh, hoàn toàn liên quan tái sanh, sự tạo ra khổ, kết vào, có lưới bẫy, cuốn trôi, vướng mắc, sợi chỉ trói, sự lan rộng, có sự ra sức, bạn đời, mầm tái sanh, lối dẫn di tái sanh, cầu xin, bám lấy đối tượng, gắn bó, thương yêu, mong ước, thân mật, mong mỏi, khát vọng, trạng thái mong mỏi, mong mỏi về sắc, mong mỏi về thinh, mong mỏi về hương, mong mỏi về vị, mong mỏi về xúc, mong mỏi về lợi lộc, mong mỏi về tài sản, mong mỏi về con trai, mong mỏi về mạng sống, tham muốn, khởi tham muốn, tham muốn tột độ, biểu hiện tham muốn, trạng thái tham muốn, tham lam, biểu hiện tham lam, trạng thái tham lam, xao xuyến, ham muốn vật vừa ý, luyến ái sai pháp, tham thất thường, đeo đuổi, khao khát, ước nguyện, mong cầu, ước nguyện tốt đẹp, dục ái, hữu ái, phi hữu ái, ái cõi Sắc giới, ái cõi Vô sắc giới, ái Niết Bàn, ái cảnh sắc, ái cảnh thinh, ái cảnh khí, ái cảnh vị, ái cảnh xúc, ái cảnh pháp, dòng nước lũ, sự ràng buộc, cột trói, chấp thủ, che ngăn, che lấp, phủ lấp, trói buộc, làm ô nhiễm, tiềm ẩn, thâm nhập, quấn lấy, ham hố, cội nguồn của khổ, căn nguyên của khổ, nguồn sanh khổ, cạm bẫy của Ma Vương, lưỡi câu của Ma Vương, độc tố của Ma Vương, ái ví như dòng sông, ái ví như tấm lưới, ái ví như dây xích, ái ví như biển, tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.

 

Có ước muốn là căn nguyên - Có ước muốn là căn nguyên: có ước muốn là nhân, có ước muốn là duyên, có ước muốn là lý do, có ước muốn là nguồn phát khởi; ‘có ước muốn là căn nguyên là thế ấy.’

 

Bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu: Một lạc thú ở hiện hữu: cảm thọ lạc. Hai lạc thú ở hiện hữu: cảm thọ lạc và sự việc được ước muốn. Ba lạc thú ở hiện hữu: tuổi trẻ, sức khỏe, mạng sống. Bốn lạc thú ở hiện hữu: lợi lộc, danh tiếng, lời khen, hạnh phúc. Năm lạc thú ở hiện hữu: các sắc hợp ý, các thinh hợp ý, các hương hợp ý, các vị hợp ý, các xúc hợp ý. Sáu lạc thú ở hiện hữu: sự thỏa mãn của mắt, sự thỏa mãn của tai, sự thỏa mãn của mũi, sự thỏa mãn của lưỡi, sự thỏa mãn của thân, sự thỏa mãn của ý. Bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu: bị dính mắc, bị trói buộc vào cảm thọ lạc, vào sự việc được ước muốn, bị trói buộc vào tuổi trẻ, bị trói buộc vào sức khỏe, bị trói buộc vào mạng sống, bị trói buộc vào lợi lộc, bị trói buộc vào danh tiếng, bị trói buộc vào lời khen, bị trói buộc vào hạnh phúc, bị trói buộc vào các sắc hợp ý, các thinh - các hương - các vị hợp ý, bị trói buộc vào các xúc hợp ý, bị trói buộc vào sự thỏa mãn của mắt, bị trói buộc vào sự thỏa mãn của tai, bị trói buộc vào sự thỏa mãn của mũi - lưỡi - thân - ý, bị trói chặt, bị trói vào, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại; ‘có ước muốn là căn nguyên, bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu’ là thế ấy.

 

Những kẻ ấy là khó giải thoát, đương nhiên không được giải thoát bởi những người khác: Các sự việc lạc thú ở hiện hữu ấy là khó giải thoát, hay là chúng sanh khó được giải thoát khỏi sự việc ấy.

 

Các sự việc lạc thú ở hiện hữu ấy là khó giải thoát nghĩa là thế nào? Cảm thọ lạc là khó giải thoát, sự việc được ước muốn là khó giải thoát, tuổi trẻ là khó giải thoát, sức khỏe là khó giải thoát, mạng sống là khó giải thoát, lợi lộc là khó giải thoát, danh tiếng là khó giải thoát, lời khen là khó giải thoát, hạnh phúc là khó giải thoát, các sắc hợp ý là khó giải thoát, các thinh - các hương - các vị - các xúc hợp ý là khó giải thoát, sự thỏa mãn của mắt là khó giải thoát, sự thỏa mãn của tai - mũi - lưỡi - thân - ý là khó giải thoát, khó được giải thoát, khó được phóng thích, khó tháo gỡ, khó tháo bỏ, khó vượt lên, khó vượt hẳn, khó vượt qua, khó vượt bứt. Các sự việc lạc thú ở hiện hữu ấy là khó giải thoát nghĩa là như vậy.

 

Chúng sanh khó được giải thoát khỏi sự việc ấy nghĩa là thế nào? Chúng sanh là khó được giải thoát khỏi cảm thọ lạc, khó được giải thoát khỏi sự việc được ước muốn, khó được giải thoát khỏi tuổi trẻ, khó được giải thoát khỏi sức khỏe, khó được giải thoát khỏi mạng sống, khó được giải thoát khỏi lợi lộc, khó được giải thoát khỏi danh tiếng, khó được giải thoát khỏi lời khen, khó được giải thoát khỏi hạnh phúc, khó được giải thoát khỏi các sắc hợp ý, khó được giải thoát khỏi các thinh - các hương - các vị - các xúc hợp ý, khó được giải thoát khỏi sự thỏa mãn của mắt, khó được giải thoát khỏi sự thỏa mãn của tai - mũi - lưỡi - thân - ý, khó được phóng thích, khó nâng lên, khó nâng bổng, khó nhấc lên, khó nhấc bổng, khó tháo gỡ, khó tháo bỏ, khó vượt lên, khó vượt hẳn, khó vượt qua, khó vượt bứt. Chúng sanh khó được giải thoát khỏi sự việc ấy nghĩa là như vậy.

 

Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát: Những kẻ ấy, tự thân đã bị lún ở bãi lầy, không thể nâng lên kẻ khác đã bị lún ở bãi lầy.

 

Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

“Này Cunda, thật vậy kẻ ấy, tự thân đã bị lún ở bãi lầy, sẽ nâng lên kẻ khác đã bị lún ở bãi lầy, sự kiện này không thể có được. Này Cunda, thật vậy kẻ ấy, tự thân không được thuần phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn tịch diệt, sẽ thuần phục, sẽ huấn luyện, sẽ giúp cho kẻ khác hoàn toàn tịch diệt, sự kiện này không thể có được.” ‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy. Hoặc là, không có kẻ nào khác là người giúp cho giải thoát. Nếu họ có thể giải thoát, thì có thể giải thoát bằng sức mạnh của mình, bằng năng lực của mình, bằng tinh tấn của mình, bằng nỗ lực của mình, bằng sức mạnh con người của mình, bằng năng lực con người của mình, bằng tinh tấn con người của mình, bằng nỗ lực con người của mình, trong khi tự thân thực hành sự thực hành đúng đắn, sự thực hành phù hợp, sự thực hành không trái ngược, sự thực hành đưa đến lợi ích, sự thực hành đúng pháp và thuận pháp.’ ‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy.

 

Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

1. “Này Dhotaka, Ta sẽ không có khả năng trong việc giải thoát

cho kẻ nào ở thế gian có nỗi hoài nghi.

Nhưng trong khi biết rõ Giáo Pháp tối thượng,

như vậy ngươi có thể vượt qua dòng lũ này.”

‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy.

 

Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

2. “Việc ác đã được làm bởi chính bản thân, trở thành ô nhiễm bởi bản thân.

Việc ác đã không được làm bởi bản thân, trở thành trong sạch bởi chính bản thân.

Trong sạch (hay) không trong sạch liên quan đến cá nhân, không ai có thể làm cho người khác trở thành trong sạch.” ‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy.

 

Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

“Này Bà-la-môn, tương tợ y như thế, Niết Bàn quả là có thật, con đường đưa đến Niết Bàn là có thật, ta là người chỉ dẫn là có thật, và hơn nữa các đệ tử của ta, trong khi được ta giáo huấn như vậy, trong khi được chỉ dạy như vậy, một số đệ tử đạt đến mục đích tối hậu là Niết Bàn, một số không đạt đến. Này Bà-la-môn, ở đây ta làm được điều gì? Này Bà-la-môn, Như Lai là người chỉ đường. Đức Phật chỉ ra con đường. Chúng sanh, trong khi tự thân thực hành, thì có thể giải thoát.” ‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy. ‘Những kẻ ấy là khó giải thoát, đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ là thế ấy.

 

Đang mong ước về sau này hoặc luôn cả trước đây: Sau này được gọi là tương lai. Trước đây được gọi là quá khứ. Thêm nữa, so sánh với quá khứ, tương lai và hiện tại là sau này; so sánh với tương lai, quá khứ và hiện tại là trước đây.

 

Thế nào là tiến hành sự mong ước về trước đây? ‘Ta đã có sắc như vầy vào thời quá khứ, ’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy. ‘Ta đã có thọ như vầy —như trên— ‘Ta đã có tưởng như vầy —như trên— ‘Ta đã có hành như vầy —như trên— ‘Ta đã có thức như vầy vào thời quá khứ,’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy; như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về trước đây. Hoặc là - ‘Mắt của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các sắc đã là như vầy,’ thức bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái về điều ấy. Do trạng thái bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái của thức, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về trước đây. Hoặc là - ‘Tai của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các thinh đã là như vầy,’ —như trên— ‘Mũi của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các mùi đã là như vầy,’ —như trên— ‘Lưỡi của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các vị đã là như vầy,’ —như trên— ‘Thân của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các xúc đã là như vầy,’ —như trên— ‘Ý của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các pháp đã là như vầy,’ thức bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái về điều ấy. Do trạng thái bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái của thức, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về trước đây. Hoặc là người ấy có các việc cười hớt, chuyện trò, đùa giỡn với người nữ lúc trước đây, rồi khoái cảm điều ấy, khao khát điều ấy, và do điều ấy đạt được sự vui lòng. Như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về trước đây.

 

Thế nào là tiến hành sự mong ước về sau này? ‘Ta sẽ có sắc như vầy vào thời vị lai,’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy. ‘Ta sẽ có thọ như vầy —như trên— ‘Ta sẽ có tưởng như vầy —như trên— ‘Ta sẽ có hành như vầy —như trên— ‘Ta sẽ có thức như vầy vào thời vị lai,’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy; như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về sau này. Hoặc là - ‘Mắt của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các sắc sẽ là như vầy,’ rồi chuyên chú tâm vào việc đạt được điều chưa đạt được. Do duyên chuyên chú của tâm, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về sau này. Hoặc là - ‘Tai của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các thinh sẽ là như vầy,’ —như trên— ‘Mũi của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các mùi sẽ là như vầy,’ —như trên— ‘Lưỡi của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các vị sẽ là như vầy,’ —như trên— ‘Thân của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các xúc sẽ là như vầy,’ —như trên— ‘Ý của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các pháp sẽ là như vầy,’ rồi chuyên chú tâm vào việc đạt được điều chưa đạt được. Do duyên chuyên chú của tâm, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về sau này. Hoặc là - ‘Với giới này, hay với phận sự này, hay với sự khắc khổ này, hay với Phạm hạnh này, ta sẽ trở thành Thiên Vương hoặc một Thiên nhân nào đó,’ rồi chuyên chú tâm vào việc đạt được điều chưa đạt được. Do duyên chuyên chú của tâm, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về sau này; ‘đang mong ước về sau này hoặc luôn cả trước đây’ là thế ấy.

 

Đang tham muốn chính các dục này đây hoặc ngay trước đây - Chính các dục này đây: Trong khi ước muốn, trong khi ưng thuận, trong khi ước nguyện, trong khi tham muốn tột độ năm loại dục trong hiện tại. Đang tham muốn (các dục) ngay trước đây: Trong khi tham muốn, trong khi khởi tham muốn, trong khi tham muốn tột độ năm loại dục ở quá khứ; ‘đang tham muốn chính các dục này đây hoặc ngay trước đây’ là thế ấy.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Có ước muốn là căn nguyên, bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu,

đang mong ước về sau này hoặc luôn cả trước đây,

đang tham muốn chính các dục này đây hoặc ngay trước đây,

những kẻ ấy là khó giải thoát, đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát.”

 

2 - 3

 

Bị thèm khát ở các dục, bị đeo níu, bị mê đắm,

là những người thấp kém, họ đã đi theo lối sai trái.

Bị dẫn đến khổ đau, họ than vãn:

‘Vậy chúng ta sẽ trở thành cái gì sau khi đã chết từ nơi đây?

 

Bị thèm khát ở các dục, bị đeo níu, bị mê đắm - Các dục: theo sự phân hạng thì có hai loại dục: các vật dục và các ô nhiễm dục. —như trên— Các điều này được gọi là các vật dục. —như trên— Các điều này được gọi là các ô nhiễm dục. Thèm khát được gọi là tham ái, nghĩa là luyến ái, luyến ái mãnh liệt, —như trên— tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện. Bị luyến ái, bị thèm khát, bị cột trói, bị mê mẫn, bị gần gũi, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở ô nhiễm dục, ở các vật dục, ‘bị thèm khát ở các dục’ là thế ấy.

 

Bị đeo níu: Những kẻ nào tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các dục, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, thọ nhận các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— thọ nhận các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, thọ hưởng các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— thọ hưởng các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Giống như người tạo ra sự cãi cọ thì bị đeo níu ở sự cãi cọ, người làm công việc thì bị đeo níu ở công việc, người đang sống ở nơi sinh sống thì bị đeo níu ở nơi sinh sống, người có thiền thì bị đeo níu bởi thiền, tương tợ như thế ấy những kẻ nào tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các dục, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục.

 

--Những kẻ nào, do tác động của tham ái, tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, thọ nhận các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— thọ nhận các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, thọ hưởng các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— thọ hưởng các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục.

 

Bị mê đắm: Phần nhiều chư Thiên và loài người mê mờ, mê đắm, mê muội, mê mệt, bị mê mờ, bị mê đắm, bị mê muội, bị mê mệt, bị vô minh làm mù, bị bao bọc, bị bao kín, bị bao trùm, bị che lại, bị che kín, bị đậy kín trong năm loại dục, ‘bị thèm khát ở các dục, bị đeo níu, bị mê đắm’ là thế ấy.

 

Là những người thấp kém, họ đã đi theo lối sai trái - Những người thấp kém: ‘Những người đi xuống’ là những người thấp kém, những người bỏn xẻn được gọi là những người thấp kém, ‘những người không tiếp thu lời nói, lời giải thích, lời thuyết giảng, lời giáo huấn của chư Phật, của chư Thinh Văn của đức Phật’ là những người thấp kém.

 

‘Những người đi xuống’ là những người thấp kém nghĩa là thế nào? ‘Những người đi xuống’ là những người đi đến địa ngục, [đi đến thai bào của loài thú,] đi đến cảnh giới ngạ quỷ, ‘những người đi xuống’ là những người thấp kém nghĩa là như vậy.

 

Những người bỏn xẻn được gọi là những người thấp kém nghĩa là thế nào? Có năm loại bỏn xẻn: bỏn xẻn về chỗ ở, bỏn xẻn về gia tộc, bỏn xẻn về lợi lộc, bỏn xẻn về danh tiếng, bỏn xẻn về Pháp; bỏn xẻ với hình thức như vầy là biểu hiện của bỏn xẻn, trạng thái của bỏn xẻn, sự hám lợi, keo kiệt, tính chất bủn xỉn, trạng thái nắm giữ của tâm, điều này được gọi là bỏn xẻn. Còn nữa, bỏn xẻn về uẩn cũng là bỏn xẻn, bỏn xẻn về giới cũng là bỏn xẻn, bỏn xẻn về xứ cũng là bỏn xẻn, sự nắm lấy, điều này được gọi là bỏn xẻn. Do sự bỏn xẻn này, loài người bị xao lãng, không biết đến lời giảng huấn, ‘những người bỏn xẻn được gọi là những người thấp kém’ nghĩa là như vậy.

 

‘Những người không tiếp thu lời nói, lời giải thích, lời thuyết giảng, lời giáo huấn của chư Phật, của chư Thinh Văn của đức Phật’ là những người thấp kém nghĩa là thế nào? ‘Những người không tiếp thu, không lắng nghe, không để tai, không lập tâm để hiểu lời nói, lời giải thích, lời thuyết giảng, lời giáo huấn của chư Phật, của chư Thinh Văn của đức Phật, là những người không nghe theo, không làm theo lời dạy, có hành vi nghịch lại, quay mặt về hướng khác. ‘Những người không tiếp thu lời nói, lời giải thích, lời thuyết giảng, lời giáo huấn của chư Phật, của chư Thinh Văn của đức Phật’ là những người thấp kém nghĩa là như vậy, ‘những người thấp kém’ là thế ấy.

 

Họ đã đi theo lối sai trái - Theo lối sai trái: Họ đã đi theo lối sai trái về thân nghiệp, đã đi theo lối sai trái về khẩu nghiệp, đã đi theo lối sai trái về ý nghiệp, đã đi theo lối sai trái về việc trộm cắp, đã đi theo lối sai trái về tà hạnh trong các dục, đã đi theo lối sai trái về việc nói dối, đã đi theo lối sai trái về việc nói đâm thọc, đã đi theo lối sai trái về việc nói độc ác, đã đi theo lối sai trái về việc nói nhảm nhí, đã đi theo lối sai trái về tham lam, đã đi theo lối sai trái về sân hận, đã đi theo lối sai trái về tà kiến, đã đi theo lối sai trái về các hành, đã đi theo lối sai trái về năm loại dục, đã đi theo lối sai trái về năm pháp che lấp, đã đi theo vào, đã thiết lập, đã bám vào, đã tiến vào, đã bám víu, đã chú trọng, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại, ‘là những người thấp kém, họ đã đi theo lối sai trái’ là thế ấy.

 

Bị dẫn đến khổ đau, họ than vãn - Bị dẫn đến khổ đau: đã đi đến khổ đau, đã đạt đến khổ đau, đã tiến vào khổ đau, đã đi đến Ma Vương, đã đạt đến Ma Vương, đã tiến vào Ma Vương, đã đi đến sự chết, đã đạt đến sự chết, đã tiến vào sự chết. Họ than vãn: họ kể lể, lảm nhảm, sầu muộn, mệt mỏi, than vãn, khóc nức nở, đi đến sự mê muội, ‘bị dẫn đến khổ đau, họ than vãn’ là thế ấy.

 

Vậy chúng ta sẽ trở thành cái gì sau khi đã chết từ nơi đây? nghĩa là sau khi chết từ nơi đây, chúng ta sẽ trở thành cái gì? Chúng ta sẽ trở thành người địa ngục? Sẽ trở thành hạng sanh vào thai bào của loài thú? Sẽ trở thành người ở cảnh giới ngạ quỷ? Sẽ trở thành loài người? Sẽ trở thành chư Thiên? Sẽ trở thành hữu hình? Sẽ trở thành vô hình? Sẽ trở thành hữu tưởng? Sẽ trở thành vô tưởng? Sẽ trở thành phi tưởng phi phi tưởng? Chúng ta sẽ hiện hữu trong thời vị lai? Sẽ không hiện hữu trong thời vị lai? Sẽ trở thành cái gì trong thời vị lai? Sẽ hiện hữu trong thời vị lai như thế nào? Sau khi trở thành cái gì rồi chúng ta sẽ trở thành cái gì trong thời vị lai? Họ bị rơi vào hoài nghi, bị rơi vào phân vân, bị sanh lên mâu thuẫn, họ kể lể, lảm nhảm, sầu muộn, mệt mỏi, than vãn, khóc nức nở, đi đến sự mê muội, ‘vậy chúng ta sẽ trở thành cái gì sau khi đã chết từ nơi đây?’ là thế ấy.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

Bị thèm khát ở các dục, bị đeo níu, bị mê đắm,

là những người thấp kém, họ đã đi theo lối sai trái.

Bị dẫn đến khổ đau, họ than vãn:

‘Vậy chúng ta sẽ trở thành cái gì sau khi đã chết từ nơi đây?

 

2 - 4

 

Chính vì điều ấy, con người ở ngay tại đây nên học tập

nên biết bất cứ điều gì là ‘sai trái’ ở thế gian,

không nên làm điều sai trái do nhân của điều ấy,

bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi.

 

Chính vì điều ấy, con người ở ngay tại đây nên học tập - Vì điều ấy: Vì điều ấy là bởi lý do ấy, bởi nhân ấy, bởi duyên ấy, bởi căn nguyên ấy, trong khi nhìn thấy điều bất lợi này ở các dục, ‘vì điều ấy’ là thế ấy. Nên học tập: Có ba sự học tập: học tập về tăng thượng giới, học tập về tăng thượng tâm, học tập về tăng thượng tuệ.

 

Cái gì là sự học tập về tăng thượng giới? Ở đây, vị tỳ khưu là vị có giới sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học. Nhóm giới nhỏ, nhóm giới lớn, giới là nền tảng, phần khởi đầu, sự thực hành, sự chế ngự, sự thu thúc, sự mở đầu, sự dẫn đầu nhằm chứng đạt các thiện pháp. Điều này là tăng thượng giới.

 

Cái gì là sự học tập về tăng thượng tâm? Ở đây, vị tỳ khưu sau khi từ bỏ năm pháp che lấp này là các tùy phiền não của tâm làm tuệ trở nên yếu đuối, ngay sau khi tách ly các dục, tách ly các bất thiện pháp, đạt đến và trú thiền thứ nhất có tầm có tứ có hỷ lạc sanh lên do sự tách ly; do sự vắng lặng của tầm và tứ, đạt đến và trú thiền thứ nhì có sự tĩnh lặng ở nội phần, có trạng thái chuyên nhất của tâm, không tầm không tứ, có hỷ lạc sanh lên do định; do sự không còn luyến ái ở hỷ, an trú xả, có niệm và có sự nhận biết rõ, và cảm nhận lạc bằng thân, đó là điều mà các bậc Thánh gọi là: ‘Có xả, có niệm, có sự trú vào lạc,’ đạt đến và trú thiền thứ ba; và do sự từ bỏ lạc, do sự từ bỏ khổ (ở thân), do sự biến mất của hỷ và ưu ở tâm (đã có) trước đây, đạt đến và trú thiền thứ tư có sự thanh tịnh của xả và niệm, không khổ không lạc. Điều này là tăng thượng tâm.

 

Cái gì là sự học tập về tăng thượng tuệ? Ở đây, vị tỳ khưu là vị có tuệ, thành tựu về tuệ dẫn đến sự sanh diệt, góp phần vào sự thấu triệt cao thượng, dẫn đến việc cạn kiệt hoàn toàn của khổ đau. Vị ấy nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là các lậu hoặc,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nguyên nhân của các lậu hoặc,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận các lậu hoặc,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.’ Điều này là tăng thượng tuệ.

 

Đối với ba sự học tập này, vị đang nghĩ đến nên học tập, vị đang biết nên học tập, vị đang thấy nên học tập, vị đang quán xét lại nên học tập, vị đang phát nguyện nên học tập, vị đang thiên về đức tin nên học tập, vị đang ra sức tinh tấn nên học tập, vị đang thiết lập niệm nên học tập, vị đang tập trung tâm nên học tập, vị đang nhận biết bằng tuệ nên học tập, vị đang biết rõ các pháp cần được biết rõ nên học tập, vị đang biết toàn diện các pháp cần được biết toàn diện nên học tập, vị đang dứt bỏ các pháp cần được dứt bỏ nên học tập, vị đang tu tập các pháp cần được tu tập nên học tập, vị đang chứng ngộ các pháp cần được chứng ngộ nên học tập, nên thực hành, nên thực hành đúng đắn, nên tiếp nhận và duy trì.

 

Ở tại đây: ở quan điểm này, ở sự chấp nhận này, ở sự ưa thích này, ở sự nắm giữ này, ở Pháp này, ở Luật này, ở Pháp và Luật này, ở giáo lý này, ở Phạm hạnh này, ở này, ở lời dạy của bậc Đạo Sư này, ở bản ngã này, ở thế giới loài người này, vì thế được gọi là ‘ở tại đây.’ Con người là chúng sanh, đàn ông, —như trên— nhân loại. ‘Chính vì điều ấy, con người ở ngay tại đây nên học tập’ là thế ấy.

 

Nên biết bất cứ điều gì là ‘sai trái’ ở thế gian - Bất cứ điều gì: tất cả theo mọi hình thức, tất cả theo mọi nơi, không thiếu sót, toàn thể, điều này là lối nói phóng đại. ‘Bất cứ điều gì’ là thế ấy. Nên biết là ‘sai trái’: Nên biết thân nghiệp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết khẩu nghiệp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết ý nghiệp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc giết hại mạng sống sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc trộm cắp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết tà hạnh trong các dục sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc nói dối sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc nói đâm thọc sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc nói độc ác sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc nói nhảm nhí sai trái là ‘sai trái,’ nên biết tham lam sai trái là ‘sai trái,’ nên biết sân hận sai trái là ‘sai trái,’ nên biết tà kiến sai trái là ‘sai trái,’ nên biết các hành sai trái là ‘sai trái,’ nên biết năm loại dục sai trái là ‘sai trái,’ nên biết năm pháp che lấp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết, nên hiểu biết, nên nhận thức, nên thừa nhận, nên thấu triệt. Ở thế gian: ở thế gian của khổ cảnh, —như trên— ở thế gian của các xứ. Nên biết bất cứ điều gì là ‘sai trái’ ở thế gian là thế ấy.

 

Không nên làm điều sai trái do nhân của điều ấy: Không nên làm điều sai trái do nhân của thân nghiệp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của khẩu nghiệp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của ý nghiệp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc giết hại mạng sống sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc trộm cắp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của tà hạnh trong các dục sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc nói dối sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc nói đâm thọc sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc nói độc ác sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc nói nhảm nhí sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của tham lam sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của sân hận sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của tà kiến sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của các hành sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của năm loại dục sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của năm pháp che lấp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của ý định sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của ước nguyện sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của quyết tâm sai trái, không nên thực hành, không nên thực hành đúng đắn, không nên tiếp nhận và duy trì. ‘Không nên làm điều sai trái do nhân của điều ấy’ là thế ấy.

 

Bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi - Mạng sống: là tuổi thọ, sự tồn tại, sự nuôi sống, sự duy trì, sự di chuyển, sự duy trì, sự bảo hộ, mạng sống, mạng quyền. Thêm nữa, mạng sống là ít ỏi vì hai lý do: mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của sự tồn tại, hoặc là mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của phẩm chất. Mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của sự tồn tại nghĩa là thế nào? Người đã sống vào chập tâm ở quá khứ thì không thể ‘đang sống’ ở hiện tại, không thể ‘sẽ sống’ ở tương lai; người sẽ sống vào chập tâm ở tương lai thì không thể ‘đang sống’ ở hiện tại, không thể ‘đã sống’ ở quá khứ; người đang sống vào chập tâm ở hiện tại thì không thể ‘đã sống’ ở quá khứ, không thể ‘sẽ sống’ ở tương lai.

 

1. Mạng sống, bản ngã, và toàn bộ hạnh phúc và đau khổ được gắn liền với một (sát-na) tâm; và sát-na (tâm) trôi qua một cách nhanh chóng.[3]

 

2. Các vị Thiên nhân nào tồn tại 84.000 kiếp, tuy nhiên cũng không có trường hợp các vị ấy sinh tồn với hai tâm đã được kết hợp lại (trong cùng một sát-na, mà sinh tồn theo từng sát-na tâm một).

 

3. Các uẩn nào của người đã chết hoặc đang tồn tại ở thế gian này mà đã bị hoại diệt, hết thảy tất cả các uẩn ấy là tương tợ nhau, đã đi đến sự không thể kết hợp lại.

 

4. Và các uẩn đã bị tan rã liền trước đó, các uẩn sẽ bị tan rã ở tương lai, ở khoảng giữa của chúng và của các uẩn bị hoại diệt ở hiện tại, không có trạng thái không bằng nhau về tướng trạng.

 

5. Với uẩn chưa sanh khởi thì chưa được sanh ra. Con người sống với uẩn hiện tại. Do sự tan rã của tâm mà con người bị chết, là biểu hiện của ý nghĩa tuyệt đối.

 

6. Nước di chuyển đến các chỗ thấp như thế nào, thì con người bị thay đổi vì sự mong muốn như thế ấy. Các dòng chảy (của tâm) không bị đứt đoạn vận hành do duyên của sáu xứ.

 

7. Các uẩn không đi đến việc lưu trữ, chúng bị tan rã. Không có sự tích lũy của các uẩn ở tương lai. Chúng tồn tại ngay khi vừa được sanh lên, tương tự như hạt cải ở đầu mũi kim.

 

8. Và đối với các pháp đã được sanh lên, sự tan rã của chúng là ở phía trước. Các uẩn có trạng thái tiêu hoại, chúng tồn tại không bị trộn lẫn với các uẩn trước đó.

 

9. Chúng đi đến không được nhìn thấy, bị tan rã chúng ra đi không được nhìn thấy. Chúng sanh lên và diệt đi tựa như sự xuất hiện của tia chớp ở không trung.

 

Mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của sự tồn tại nghĩa là như vậy.

 

Mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của phẩm chất nghĩa là thế nào? Mạng sống được gắn liền với hơi thở vào, mạng sống được gắn liền với hơi thở ra, mạng sống được gắn liền với hơi thở vào và hơi thở ra, mạng sống được gắn liền với tứ đại, mạng sống được gắn liền với vật thực ăn uống, mạng sống được gắn liền với hơi nóng, mạng sống được gắn liền với thức, hơn nữa nguồn gốc của các pháp này là yếu ớt, nhân đầu tiên của các pháp này cũng là yếu ớt, các duyên (hỗ trợ) cũng là yếu ớt, các nguồn phát sanh cũng là yếu ớt, các pháp có cùng nguồn phát sanh với các pháp này cũng là yếu ớt, các pháp liên kết với các pháp này cũng là yếu ớt, các pháp đồng sanh của các pháp này cũng là yếu ớt, các pháp tiếp nối cũng là yếu ớt, các pháp này luôn yếu ớt giống như nhau, các pháp này không trụ lại cùng nhau, các pháp này tiêu hoại giống như nhau, không có sự bảo vệ giữa chúng với nhau, và các pháp này cũng không duy trì lẫn nhau, cái nào sản sinh ra (cái khác) thì nó không tồn tại nữa.

 

10. “Và không có cái nào bị loại trừ bởi cái nào, bởi vì toàn bộ những cái này đều đạt đến sự tan rã. Do những cái trước mà những cái này được tạo ra, những cái là nguồn phát sanh trước đó rồi cũng bị chết đi, thậm chí những cái trước và luôn cả những cái sau không bao giờ nhìn thấy lẫn nhau.”

 

Mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của phẩm chất nghĩa là như vậy.

 

Thêm nữa, so sánh với mạng sống của chư Thiên ở Tứ Đại Thiên Vương thì loài người có mạng sống ngắn ngủi, có mạng sống ít ỏi, có mạng sống nhỏ nhoi, có mạng sống chút ít, có mạng sống đơn sơ, có mạng sống chóng qua, có mạng sống không lâu dài, có mạng sống không tồn tại lâu. So sánh với mạng sống của chư Thiên ở cõi Đạo Lợi —như trên— của chư Thiên ở cõi Dạ Ma —như trên— của chư Thiên ở cõi Đẩu Suất —như trên— của chư Thiên ở cõi Hóa Lạc Thiên —như trên— của chư Thiên ở cõi Tha Hóa Tự Tại —như trên— của chư Thiên ở tập thể Phạm Thiên thì loài người có mạng sống ngắn ngủi, có mạng sống ít ỏi, có mạng sống nhỏ nhoi, có mạng sống chút ít, có mạng sống đơn sơ, có mạng sống chóng qua, có mạng sống không lâu dài, có mạng sống không tồn tại lâu.

 

Và điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

“Này các tỳ khưu, tuổi thọ này của loài người là ngắn ngủi, sẽ phải đi đến thế giới khác. Nên làm cho giác ngộ nhờ vào trí tuệ, nên làm việc thiện, nên thực hành Phạm hạnh. Đối với người đã được sanh ra không có sự không chết. Này các tỳ khưu, người sống lâu hoặc ít hơn hoặc nhiều hơn một trăm năm.

 

11. Tuổi thọ của loài người là ngắn ngủi, người khôn ngoan nên xem thường điều ấy, nên thực hành như là người có cái đầu bị cháy rực. Việc không xảy đến cái chết là không có.

 

12. Ngày và đêm trôi qua, mạng sống tàn lụi dần. Tuổi thọ của những con người bị cạn kiệt, tựa như nước của những con rạch nhỏ.

 

Bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi - Các bậc sáng trí: ‘Có trí hiểu biết’ là các bậc sáng trí, ‘thành tựu trí hiểu biết’ là các bậc sáng trí, ‘nhờm gớm việc ác’ là các bậc sáng trí. Sáng trí được gọi là tuệ, là sự nhận biết, kiến thức, sự chọn lựa, sự khám phá, sự chọn lựa pháp, sự quan sát, sự suy xét, sự phân biệt, sự thông thái, sự thông thạo, sự khôn khéo, sự thông suốt, sự cân nhắc, sự có trí, sự rõ ràng, sự hiểu biết rộng rãi, pháp dẫn đầu, sự thấy rõ, sự tỉnh giác, vật xuyên thủng, tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ là vũ khí, tuệ là lâu đài, tuệ là ánh sáng, tuệ là hào quang, tuệ là cây đèn, tuệ là báu vật, không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến, trạng thái thành tựu với tuệ ấy là sáng trí. Thêm nữa, sáng trí về uẩn, sáng trí về giới, sáng trí về xứ, sáng trí về tùy thuận duyên khởi, sáng trí về việc thiết lập niệm, sáng trí về chánh cần, [sáng trí về nền tảng của thần thông,] sáng trí về quyền, [sáng trí về lực,] sáng trí về chi phần đưa đến giác ngộ, sáng trí về Đạo, sáng trí về Quả, sáng trí về Niết Bàn.

 

Các bậc sáng trí ấy đã nói như vầy: ‘Loài người có mạng sống ngắn ngủi, có mạng sống ít ỏi, có mạng sống nhỏ nhoi, có mạng sống chút ít, có mạng sống đơn sơ, có mạng sống chóng qua, có mạng sống không lâu dài, có mạng sống không tồn tại lâu.’ Các vị đã nói như vậy, thuyết giảng như vậy, thốt ra như vậy, giảng giải như vậy, phát ngôn như vậy. Bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi’ là thế ấy.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Chính vì điều ấy, con người ở ngay tại đây nên học tập

nên biết bất cứ điều gì là ‘sai trái’ ở thế gian

không nên làm điều sai trái do nhân của điều ấy,

bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi.”

 

2 - 5

 

Ta nhìn thấy con người này, bị nhiễm tham ái trong các cõi, đang chao đảo ở thế gian. Những người thấp hèn, chưa xa lìa tham ái ở hữu và phi hữu, rên rỉ ở cửa miệng Tử Thần.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

Ta nhìn thấy con người này, bị nhiễm tham ái trong các cõi, đang chao đảo ở thế gian. Những người thấp hèn, chưa xa lìa tham ái ở hữu và phi hữu, rên rỉ ở cửa miệng Tử Thần.

 

2 - 6

 

Hãy nhìn xem những kẻ đang chao động ở trạng thái chấp là của tôi tựa như những con cá ở chỗ ít nước, ở dòng chảy bị cạn kiệt. Và sau khi nhìn thấy điều ấy, nên sống không chấp là của tôi, không tạo nên sự vướng bận ở các hữu.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Hãy nhìn xem những kẻ đang chao động ở trạng thái chấp là của tôi tựa như những con cá ở chỗ ít nước, ở dòng chảy bị cạn kiệt. Và sau khi nhìn thấy điều ấy, nên sống không chấp là của tôi, không tạo nên sự vướng bận ở các hữu.”

 

2 - 7

 

Nên dẹp bỏ sự mong muốn ở cả hai thái cực, sau khi biết toàn diện về xúc thì không còn thèm muốn, bản thân chê trách điều nào thì không làm điều ấy, người sáng trí không nhơ bẩn ở những điều đã được thấy đã được nghe.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Nên dẹp bỏ sự mong muốn ở cả hai thái cực, sau khi biết toàn diện về xúc thì không còn thèm muốn, bản thân chê trách điều nào thì không làm điều ấy, người sáng trí không nhơ bẩn ở những điều đã được thấy đã được nghe.”

 

2 - 8

 

Sau khi biết toàn diện về tưởng, có thể băng qua dòng lũ,

bậc hiền trí không bị vấy bẩn ở các sự chấp giữ,

có mũi tên đã được lấy ra, không bị xao lãng trong khi hành xử,

không mong ước đời này và đời khác.

 

Sau khi biết toàn diện về tưởng, có thể băng qua dòng lũ - Tưởng: dục tưởng, hận tưởng, hại tưởng, xuất ly tưởng, vô hận tưởng, vô hại tưởng, sắc tưởng, thinh tưởng, khí tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng; sự nhận biết, sự tự nhận biết, trạng thái tự nhận biết có hình thức như thế được gọi là tưởng. Sau khi biết toàn diện về tưởng: Sau khi biết toàn diện về tưởng với ba trường hợp biết toàn diện: biết toàn diện về điều đã được biết, biết toàn diện về sự quyết đoán, biết toàn diện về sự dứt bỏ.

 

Biết toàn diện về điều đã được biết là những gì? Biết về tưởng. Biết rằng, thấy rằng: “Cái này là dục tưởng, cái này là hận tưởng, cái này là hại tưởng, cái này là xuất ly tưởng, cái này là vô hận tưởng, cái này là vô hại tưởng, cái này là sắc tưởng, cái này là thinh tưởng, cái này là khí tưởng, cái này là vị tưởng, cái này là xúc tưởng, cái này là pháp tưởng;” điều này là sự biết toàn diện về điều đã được biết.

 

Biết toàn diện về sự quyết đoán là những gì? Sau khi thực hiện điều đã được biết như thế, thì quyết đoán về tưởng, quyết đoán là vô thường, là khổ, là cơn bệnh, là mụt ghẻ, là mũi tên, là tai ương, là tật nguyền, là không sai khiến được, là tiêu hoại, là tai họa, là bất hạnh, là sợ hãi, là nguy hiểm, là thay đổi, là mảnh mai, —như trên— là nhân sanh khởi, là sự tiêu hoại, là sự khoái lạc, là sự bất lợi, là sự thoát ra; điều này là sự biết toàn diện về sự quyết đoán.

 

Biết toàn diện về sự dứt bỏ là những gì? Sau khi quyết đoán như vậy thì dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu sự mong muốn và luyến ái ở tưởng.

 

Bởi vì, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

“Này các tỳ khưu, cái gì là sự mong muốn và luyến ái ở tưởng, các ngươi hãy dứt bỏ cái ấy. Như vậy tưởng ấy sẽ được dứt bỏ, có rễ được cắt lìa, như cây thốt nốt bị bứng gốc, khiến cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai;” điều này là sự biết toàn diện về sự dứt bỏ.

 

Sau khi biết toàn diện về tưởng: Sau khi biết toàn diện về tưởng với ba trường hợp biết toàn diện. Có thể băng qua dòng lũ: có thể vượt, có thể vượt lên, có thể vượt hẳn, có thể vượt qua, có thể vượt bứt dòng lũ (ngũ) dục, dòng lũ của hữu, dòng lũ tà kiến, dòng lũ vô minh. ‘Sau khi biết toàn diện về tưởng, có thể băng qua dòng lũ’ là thế ấy.

 

Bậc hiền trí không bị vấy bẩn ở các sự chấp giữ - Các sự chấp giữ: có hai sự chấp giữ: sự chấp giữ do tham ái và sự chấp giữ do tà kiến. —như trên— Điều này là chấp giữ do tham ái. —như trên— Điều này là chấp giữ do tà kiến. Bậc hiền trí: bản thể hiền trí được gọi là trí, tức là tuệ, là sự nhận biết, —như trên— không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến, được thành tựu với trí ấy bậc hiền trí đạt đến bản thể hiền trí.

 

Ba hạnh của hiền trí: hiền trí hạnh về thân, hiền trí hạnh về khẩu, hiền trí hạnh về ý.

 

Hiền trí hạnh về thân là điều nào? Sự dứt bỏ ba loại ác hạnh về thân là hiền trí hạnh về thân, ba loại thiện hạnh về thân là hiền trí hạnh về thân, trí ở đối tượng thân là hiền trí hạnh về thân, sự biết toàn diện về thân là hiền trí hạnh về thân, Đạo đồng hành với sự biết toàn diện là hiền trí hạnh về thân, sự dứt bỏ mong muốn và luyến ái ở thân là hiền trí hạnh về thân, sự chứng đạt tứ thiền có sự diệt của thân hành là hiền trí hạnh về thân. Điều này là hiền trí hạnh về thân.

 

Hiền trí hạnh về khẩu là điều nào? Sự dứt bỏ bốn loại ác hạnh về khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, bốn loại thiện hạnh về khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, trí ở đối tượng khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, sự biết toàn diện về khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, Đạo đồng hành với sự biết toàn diện là hiền trí hạnh về khẩu, sự dứt bỏ mong muốn và luyến ái ở khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, sự chứng đạt nhị thiền có sự diệt của khẩu hành là hiền trí hạnh về khẩu. Điều này là hiền trí hạnh về khẩu.

 

Hiền trí hạnh về ý là điều nào? Sự dứt bỏ ba loại ác hạnh về ý là hiền trí hạnh về ý, ba loại thiện hạnh về ý là hiền trí hạnh về ý, trí ở đối tượng tâm là hiền trí hạnh về ý, sự biết toàn diện về tâm là hiền trí hạnh về ý, Đạo đồng hành với sự biết toàn diện là hiền trí hạnh về ý, sự dứt bỏ mong muốn và luyến ái ở tâm là hiền trí hạnh về ý, sự chứng đạt diệt thọ tưởng có sự diệt của tâm hành là hiền trí hạnh về ý. Điều này là hiền trí hạnh về ý.

 

1. (Chư Phật) đã nói bậc hiền trí về thân, bậc hiền trí về khẩu, bậc hiền trí về ý, bậc không còn lậu hoặc,

bậc hiền trí thành tựu hiền trí hạnh là bậc có sự dứt bỏ tất cả.

 

2. (Chư Phật) đã nói bậc hiền trí về thân, bậc hiền trí về khẩu, bậc hiền trí về ý, bậc không còn lậu hoặc,

bậc hiền trí thành tựu hiền trí hạnh là bậc có điều ác đã được rửa sạch.

 

Được thành tựu ba pháp hiền trí hạnh này là sáu hạng hiền trí: các bậc hiền trí tại gia, các bậc hiền trí xuất gia, các bậc hiền trí Hữu Học, các bậc hiền trí Vô Học, các bậc hiền trí Độc Giác, các bậc hiền trí đích thực. Các bậc hiền trí tại gia là các hạng nào? Những người tại gia đã thấy Niết Bàn, đã nhận thức Giáo Pháp, là các bậc hiền trí tại gia. Các bậc hiền trí tại gia là các hạng nào? Những người xuất gia đã thấy Niết Bàn, đã nhận thức Giáo Pháp, là các bậc hiền trí xuất gia. Bảy hạng Hữu Học là các bậc hiền trí Hữu Học. Các vị A-la-hán là các bậc hiền trí Vô Học. Các vị Phật Độc Giác là các bậc hiền trí Độc Giác. Các đức Như Lai, A-la -hán, Chánh Đẳng Giác là các bậc hiền trí đích thực.

 

3. Kẻ có dáng vẻ khờ khạo, ngu dốt, dầu với trạng thái im lặng cũng không trở thành bậc hiền trí.

Nhưng người nào, tựa như người nắm lấy cái cân rồi chọn lấy vật quý giá, là người sáng trí.

 

4. Người lánh xa hẳn các điều ác, người ấy là bậc hiền trí, do việc ấy người ấy trở thành bậc hiền trí.

Người nào hiểu rõ cả hai thế giới, do việc ấy được gọi là bậc hiền trí.

 

5. Sau khi biết được pháp của những kẻ xấu và của những người tốt,

nội phần và ngoại phần, ở tất cả thế giới,

vị nào, được cúng dường bởi chư Thiên và nhân loại,

đã vượt qua sự ràng buộc và mạng lưới (tham ái và tà kiến), vị ấy là hiền trí.

 

Nhơ bẩn - có hai sự nhơ bẩn: Nhơ bẩn do tham ái và nhơ bẩn do tà kiến. ―như trên― Điều này là nhơ bẩn do tham ái. ―như trên― Điều này là nhơ bẩn do tà kiến. Bậc hiền trí sau khi dứt bỏ nhơ bẩn do tham ái, sau khi xả bỏ nhơ bẩn do tà kiến, không nhơ bẩn ở các sự chấp giữ, không nhiễm bẩn, không vấy bẩn. Không bị nhơ bẩn, không bị nhiễm bẩn, không bị vấy bẩn, đã đi ra ngoài, đã được rời ra, đã được thoát khỏi, không bị ràng buộc, sống với tâm đã được làm trở thành không còn giới hạn. ‘Bậc hiền trí không bị vấy bẩn ở các sự chấp giữ’ là thế ấy.

 

Có mũi tên đã được lấy ra, không bị xao lãng trong khi hành xử - Mũi tên: Có bảy mũi tên: luyến ái là mũi tên, sân hận là mũi tên, si mê là mũi tên, ngã mạn là mũi tên, tà kiến là mũi tên, sầu muộn là mũi tên, ác hạnh là mũi tên. Đối với người nào những mũi tên này là được dứt bỏ, được trừ tuyệt, được an tịnh, được yên lặng, không thể sanh khởi nữa, đã bị thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ, người ấy được gọi là có mũi tên đã được lấy lên, có mũi tên đã được lấy ra, có mũi tên đã được nhổ lên, có mũi tên đã được nhổ ra, có mũi tên đã được rút lên, có mũi tên đã được rút ra, có mũi tên đã được từ bỏ, có mũi tên đã được ói ra, có mũi tên đã được giải thoát, có mũi tên đã được dứt bỏ, có mũi tên đã được xả bỏ, không còn thèm khát, được tịch tịnh, có trạng thái mát lạnh, có sự nhận biết lạc, sống với trạng thái cao thượng tự thân. ‘Có mũi tên đã được lấy ra’ là thế ấy.

 

Trong khi hành xử: là đang hành xử, đang sống, đang cư xử, đang vận hành, đang bảo hộ, đang duy trì, đang nuôi dưỡng.

 

Không bị xao lãng: là có sự thực hành nghiêm trang, có sự thực hành liên tục, có sự thực hành không dừng lại, có thói quen không biếng nhác, không buông bỏ mong muốn, không buông bỏ bổn phận trong các thiện pháp. Trong trường hợp ấy, cái gì là sự mong muốn, tinh tấn, nỗ lực, gắng sức, không thối chí, niệm, sự nhận biết rõ, sự năng nỗ, cần mẫn, quyết tâm, chuyên cần, không xao lãng trong các thiện pháp rằng: ‘Bằng cách nào ta có thể làm đầy đủ giới uẩn chưa được đầy đủ, hoặc bằng trí tuệ có thể bảo vệ giới uẩn đã được đầy đủ tại chỗ này chỗ này?’ ―như trên ― trong các thiện pháp rằng: ‘Bằng cách nào ta có thể làm đầy đủ định uẩn chưa được đầy đủ, hoặc bằng trí tuệ có thể bảo vệ định uẩn đã được đầy đủ tại chỗ này chỗ này?’ Trong trường hợp ấy, cái gì là sự mong muốn, tinh tấn, nỗ lực, gắng sức, không thối chí, niệm, sự nhận biết rõ, sự năng nỗ, cần mẫn, quyết tâm, chuyên cần, không xao lãng trong các thiện pháp rằng: ‘Bằng cách nào ta có thể làm đầy đủ tuệ uẩn chưa được đầy đủ, ―như trên ― giải thoát uẩn ―như trên ― có thể làm đầy đủ tri kiến giải thoát uẩn chưa được đầy đủ, hoặc bằng trí tuệ có thể bảo vệ tri kiến giải thoát uẩn đã được đầy đủ tại chỗ này chỗ này?’ Trong trường hợp ấy, cái gì là sự mong muốn, tinh tấn, nỗ lực, gắng sức, không thối chí, niệm, sự nhận biết rõ, sự năng nỗ, cần mẫn, quyết tâm, chuyên cần, không xao lãng trong các thiện pháp rằng: ‘Bằng cách nào ta có thể biết toàn diện về Khổ chưa được biết toàn diện, hoặc có thể dứt bỏ Tập chưa được dứt bỏ, hoặc tu tập Đạo chưa được tu tập, hoặc chứng ngộ Diệt chưa được chứng ngộ?’ ‘Có mũi tên đã được lấy ra, không bị xao lãng trong khi hành xử’ là thế ấy.

 

Không mong ước đời này và đời khác - Không mong ước đời này tức là bản ngã của bản thân, không mong ước đời khác tức là bản ngã ở đời khác, không mong ước đời này tức là sắc thọ tưởng hành thức của bản thân, không mong ước đời khác tức là sắc thọ tưởng hành thức ở đời khác, không mong ước đời này tức là sáu nội xứ, không mong ước đời khác tức là sáu ngoại xứ, không mong ước đời này tức là thế giới loài người, không mong ước đời khác tức là thế giới chư Thiên, không mong ước đời này tức là dục giới, không mong ước đời khác tức là sắc giới, vô sắc giới, không mong ước đời này tức là dục giới, sắc giới, không mong ước đời khác tức là vô sắc giới, không mong ước, không ước muốn, không ưng thuận, không ước nguyện, không mong cầu, không quá tham muốn cảnh giới tái sinh, sự tái sinh, sự nối liền tái sanh, sự hiện hữu, sự luân hồi, hoặc sự xoay vòng. ‘Không mong ước đời này và đời khác’ là thế ấy.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Sau khi biết toàn diện về tưởng, có thể băng qua dòng lũ,

bậc hiền trí không bị vấy bẩn ở các sự chấp giữ,

có mũi tên đã được lấy ra, không bị xao lãng trong khi hành xử,

không mong ước đời này và đời khác.”

 

Diễn Giải Kinh Nhóm Tám về Hang là thứ nhì.

 

--ooOoo--



[1] Các từ guhā, deho, sandeho, nāvā, ratho, dhajo, vammiko, nagaraṃ, nīḍaṃ, kuṭi, gaṇḍo, kumbho, nāgo đã được đức Phật sử dụng để ví von với cái thân (kāyo) này.

[2] Từ Pāḷi ‘satto’ là quá khứ phân từ của sajjati với ý nghĩa ‘bị dính mắc,’ ‘satto’ còn có ý nghĩa là ‘chúng sanh.’ Đoạn văn trên giải thích rằng chúng sanh vì bị dính mắc (satto) ở xác thân ngũ uẩn nên từ ‘satto’ trở thành tên định đặt cho ‘chúng sanh.’

[3] Đa phần các câu kệ ở đây được dịch dựa theo Chú Giải (ND).


[Mục lục][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16]


[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]