TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 35
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI
- ĐẠI DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
Giờ Diễn Giải Kinh về vị Pasūra được nói đến:
Họ nói rằng: ‘Chính ở đây là trong sạch.’
Họ đã nói sự thanh tịnh không có ở các giáo pháp khác.
Điều mà họ nương tựa, họ nói điều ấy là tốt đẹp,
Phần đông đã đi theo những chân lý riêng biệt.
Họ nói rằng: ‘Chính ở đây là trong sạch’ - Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ diễn giải, họ diễn tả về sự trong sạch, về sự thanh tịnh, về sự hoàn toàn trong sạch, về sự thoát khỏi, về sự giải thoát, về sự hoàn toàn thoát khỏi ở chính nơi đây. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ diễn giải, họ diễn tả về sự trong sạch, về sự thanh tịnh, về sự hoàn toàn trong sạch, về sự thoát khỏi, về sự giải thoát, về sự hoàn toàn thoát khỏi rằng: ‘Thế giới là thường còn, thế giới là không thường còn, thế giới là có giới hạn, thế giới là không có giới hạn, mạng sống là vật ấy thân thể là vật ấy, mạng sống là vật khác thân thể là vật khác, đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết, đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết, đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết, đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không;’ ‘họ nói rằng: Chính ở đây là trong sạch’ là như thế.
Họ đã nói sự thanh tịnh không có ở các giáo pháp khác - Họ quăng bỏ, ném bỏ, vất bỏ tất cả các học thuyết khác, ngoại trừ bậc đạo sư, pháp thoại, hội chúng, quan điểm, lối thực hành, đạo lộ của bản thân. Họ đã nói như vầy: ‘Bậc đạo sư ấy không là đấng Toàn Tri, giáo pháp ấy không khéo được thuyết giảng, tập thể ấy đã không thực hành tốt đẹp, quan điểm ấy không tốt đẹp, lối thực hành ấy đã không khéo được quy định, đạo lộ ấy không dẫn dắt ra khỏi, ở nơi ấy không có sự trong sạch, hay sự thanh tịnh, hay sự hoàn toàn trong sạch, hay sự thoát khỏi, hay sự giải thoát, hay sự hoàn toàn thoát khỏi, không có ở nơi này những người được trong sạch, hay được thanh tịnh, hay được hoàn toàn trong sạch, hay được thoát khỏi, hay được giải thoát, hay được hoàn toàn thoát khỏi, là thấp hèn, hèn kém, hèn mọn, thấp kém, thấp thỏi, tồi tệ, nhỏ nhoi,’ họ nói như vậy, họ thuyết như vậy, họ phát ngôn như vậy, họ diễn giải như vậy, họ diễn tả như vậy; ‘họ đã nói sự thanh tịnh không có ở các giáo pháp khác’ là như thế.
Điều mà họ nương tựa, họ nói điều ấy là tốt đẹp - Điều mà họ nương tựa là bậc đạo sư, pháp thoại, hội chúng, quan điểm, lối thực hành, đạo lộ nào mà họ đã nương vào, đã phụ thuộc vào, đã bám vào, đã tiến vào, đã bám chặt, đã hướng đến. Điều ấy là về quan điểm của mình, về sự chấp nhận của mình, về sự ưa thích của mình, về lập luận của mình. Họ nói là tốt đẹp là học thuyết tốt đẹp, học thuyết lịch sự, học thuyết sáng suốt, học thuyết vững chắc, học thuyết đúng đắn, học thuyết nhân (quả), học thuyết rõ rệt, học thuyết gương mẫu, học thuyết vững chắc theo lập luận của mình. ‘Điều mà họ nương tựa, họ nói điều ấy là tốt đẹp’ là như thế.
Phần đông đã đi theo những chân lý riêng biệt - Phần đông các Sa-môn và Bà-la-môn đã đi theo, đã thiết lập, đã bám vào, đã tiến vào, đã bám chặt, đã hướng đến những chân lý riêng biệt của cá nhân. Họ đã đi theo, đã thiết lập, đã bám vào, đã tiến vào, đã bám chặt, đã hướng đến rằng: ‘Thế giới là thường còn; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không;’ họ đã đi theo, đã thiết lập, đã bám vào, đã tiến vào, đã bám chặt, đã hướng đến rằng: ‘Thế giới là không thường còn, ―như trên― đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không;’ ‘phần đông đã đi theo những chân lý riêng biệt’ là như thế.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Họ nói rằng: ‘Chính ở đây là trong sạch.’
Họ đã nói sự thanh tịnh không có ở các giáo pháp khác.
Điều mà họ nương tựa, họ nói điều ấy là tốt đẹp,
Phần đông đã đi theo những chân lý riêng biệt.”
Mong muốn tranh luận, những kẻ ấy sau khi chen vào hội chúng,
từng đôi, chúng đánh giá qua lại lẫn nhau là ngu dốt.
Dựa dẫm vào người khác, chúng nói lời bàn cãi,
mong muốn lời ca ngợi, chúng nói (học thuyết) là tốt lành.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Mong muốn tranh luận, những kẻ ấy sau khi chen vào hội chúng,
từng đôi, chúng đánh giá qua lại lẫn nhau là ngu dốt.
Dựa dẫm vào người khác, chúng nói lời bàn cãi,
mong muốn lời ca ngợi, chúng nói (học thuyết) là tốt lành.”
Kẻ gắn bó với sự phát biểu ở giữa hội chúng,
trong khi ước muốn lời ca ngợi, thì trở nên lo lắng.
Hơn nữa, khi bị bác bỏ thì trở nên xấu hổ,
kẻ ấy bực tức vì sự chê bai, có sự tìm kiếm điểm thiếu sót.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Kẻ gắn bó với sự phát biểu ở giữa hội chúng,
trong khi ước muốn lời ca ngợi, thì trở nên lo lắng.
Hơn nữa, khi bị bác bỏ thì trở nên xấu hổ,
kẻ ấy bực tức vì sự chê bai, có sự tìm kiếm điểm thiếu sót.”
Họ đã nói rằng cuộc tranh luận của người này là hèn mọn,
những vị xem xét câu hỏi đã bác bỏ.
Người có cuộc tranh luận thấp hèn than vãn, sầu muộn,
kể lể rằng: ‘Kẻ ấy đã vượt hẳn tôi.’
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Họ đã nói rằng cuộc tranh luận của người này là hèn mọn,
những vị xem xét câu hỏi đã bác bỏ.
Người có cuộc tranh luận thấp hèn than vãn, sầu muộn,
kể lể rằng: ‘Kẻ ấy đã vượt hẳn tôi.’”
Những sự tranh cãi này đã sanh khởi giữa các vị Sa-môn,
ở những việc này có sự hưng phấn và chán nản.
Sau khi nhìn thấy luôn cả điều này, nên xa lánh sự bàn cãi,
bởi vì không có lợi ích nào khác ngoài việc đạt được lời ca ngợi.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Những sự tranh cãi này đã sanh khởi giữa các vị Sa-môn,
ở những việc này có sự hưng phấn và chán nản.
Sau khi nhìn thấy luôn cả điều này, nên xa lánh sự bàn cãi,
bởi vì không có lợi ích nào khác ngoài việc đạt được lời ca ngợi.”
Hoặc hơn nữa, kẻ được ca ngợi ở nơi ấy,
sau khi đã nói lên lời tranh luận ở giữa hội chúng,
kẻ ấy cười về điều ấy, hãnh diện vì điều ấy,
sau khi đã đạt được mục đích ấy theo như ý định đã có.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Hoặc hơn nữa, kẻ được ca ngợi ở nơi ấy,
sau khi đã nói lên lời tranh luận ở giữa hội chúng,
kẻ ấy cười về điều ấy, hãnh diện vì điều ấy,
sau khi đã đạt được mục đích ấy theo như ý định đã có.”
Cái nào là sự kiêu hãnh, cái ấy đối với kẻ này là vùng đất tiêu diệt.
Hơn nữa, kẻ này nói một cách ngã mạn và ngã mạn thái quá.
Sau khi nhìn thấy luôn cả điều này, không nên tranh cãi,
các bậc thiện xảo nói sự trong sạch hiển nhiên là không do việc ấy.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Cái nào là sự kiêu hãnh, cái ấy đối với kẻ này là vùng đất tiêu diệt.
Hơn nữa, kẻ này nói một cách ngã mạn và ngã mạn thái quá.
Sau khi nhìn thấy luôn cả điều này, không nên tranh cãi,
các bậc thiện xảo nói sự trong sạch hiển nhiên là không do việc ấy.”
Giống như vị dũng sĩ, được chu cấp với thức ăn của nhà vua,
đi đến, la hét, ước muốn có dũng sĩ đối địch,
này dũng sĩ, ngươi hãy đi đến nơi kẻ (dũng sĩ đối địch) ấy,
quả thật trước đây đã không còn (ô nhiễm) gì để mà chiến đấu.
Giống như vị dũng sĩ, được chu cấp với thức ăn của vua - Vị dũng sĩ: Vị dũng sĩ là vị anh hùng, người chiến sĩ, không sợ hãi, không kinh sợ, không sợ sệt, không trốn chạy. Được chu cấp với thức ăn của vua: được chu cấp, được nuôi dưỡng, được đạt đến, được tăng trưởng nhờ vào vật thực cứng của nhà vua, nhờ vào vật thực mềm của nhà vua; - ‘giống như vị dũng sĩ, được chu cấp với thức ăn của nhà vua’ là như thế.
Đi đến, la hét, ước muốn có dũng sĩ đối địch: Vị ấy đi đến, tiếp cận, đi đến gần, vừa kêu la, vừa la lên, vừa la hét, trong khi ước muốn, trong khi ưng thuận, trong khi ước nguyện, trong khi mong cầu, trong khi tham đắm có dũng sĩ đối địch, có người nam đối địch, có kẻ thù đối địch, có võ sĩ đối địch; - ‘đi đến, la hét, ước muốn có dũng sĩ đối địch’ là như thế.
Này dũng sĩ, ngươi hãy đi đến nơi kẻ (dũng sĩ đối địch) ấy: Kẻ dẫn dắt đến tà kiến ấy hiện ở nơi nào, thì ngươi hãy đi đến nơi ấy, hãy tiến đến nơi ấy, hãy đến gần nơi ấy, hãy tiến về nơi ấy. Kẻ ấy là dũng sĩ đối địch, người nam đối địch, kẻ thù đối địch, võ sĩ đối địch của ngươi; - ‘Này dũng sĩ, ngươi hãy đi đến nơi kẻ (dũng sĩ đối địch) ấy’ là như thế.
Quả thật trước đây đã không còn (ô nhiễm) gì để mà chiến đấu - Quả thật trước đây ở gốc cây Bồ Đề, những ô nhiễm có hành động đối kháng, có hành động đối nghịch, có hành động chống đối, có hành động đối lập là không có, không hiện diện, không tìm thấy, không tồn tại, đã được dứt bỏ, đã được trừ tuyệt, đã được vắng lặng, đã được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã bị thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ. Để mà chiến đấu: tức là nhằm mục đích chiến đấu, nhằm mục đích cãi cọ, nhằm mục đích xung đột, nhằm mục đích tranh luận, nhằm mục đích tranh cãi, nhằm mục đích gây gỗ; - ‘Quả thật trước đây đã không còn (ô nhiễm) gì để mà chiến đấu’ là như thế.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Giống như vị dũng sĩ, được chu cấp với thức ăn của nhà vua,
đi đến, la hét, ước muốn có dũng sĩ đối địch,
này dũng sĩ, ngươi hãy đi đến nơi kẻ (dũng sĩ đối địch) ấy,
quả thật trước đây đã không còn (ô nhiễm) gì để mà chiến đấu.”
Những kẻ nào sau khi học hỏi tà kiến, rồi tranh cãi và nói rằng: ‘Chỉ mỗi điều này là sự thật.’ Ngươi hãy nói với những kẻ ấy rằng: ‘Khi cuộc nói chuyện sanh khởi, người đối kháng với ngươi ở đây thật sự không có.’
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Những kẻ nào sau khi học hỏi tà kiến, rồi tranh cãi và nói rằng: ‘Chỉ mỗi điều này là sự thật.’ Ngươi hãy nói với những kẻ ấy rằng: ‘Khi cuộc nói chuyện sanh khởi, người đối kháng với ngươi ở đây thật sự không có.’”
Hơn nữa, sau khi tiêu diệt đạo binh (ô nhiễm), những vị nào sống không chống đối quan điểm (này) bằng các quan điểm (khác), này Pasūra, ngươi có thể đạt được cái gì ở những vị ấy, ở đây là đối với những vị mà điều được ôm giữ là tối thắng (hoàn toàn) không có?
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Hơn nữa, sau khi tiêu diệt đạo binh (ô nhiễm), những vị nào sống không chống đối quan điểm (này) bằng các quan điểm (khác), này Pasūra, ngươi có thể đạt được cái gì ở những vị ấy, ở đây là đối với những vị mà điều được ôm giữ là tối thắng (hoàn toàn) không có?”
Giờ ngươi đã đi đến sự suy xét,
trong khi dùng ý suy nghĩ về các tà kiến.
Có sự gặp gỡ sánh đôi với vị đã rũ sạch,
ngươi quả không có khả năng để đi cùng.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Giờ ngươi đã đi đến sự suy xét,
trong khi dùng ý suy nghĩ về các tà kiến.
Có sự gặp gỡ sánh đôi với vị đã rũ sạch,
ngươi quả không có khả năng để đi cùng.”
Diễn Giải Kinh Pasūralà thứ tám.
--ooOoo--
[Mục lục][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16]
[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]